Showing posts with label Giới thiệu tác phẩm. Show all posts
Showing posts with label Giới thiệu tác phẩm. Show all posts

Saturday, October 28, 2023

Thông báo: Về việc phát hành Kỷ Yếu Tri Ân HT Thích Tuệ Sỹ

 

THÔNG BÁO

Về việc phát hành Kỷ Yếu Tri Ân HT Thích Tuệ Sỹ

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni,
Kính thưa chư vị thức giả, văn thi hữu, cùng Phật tử trong nước và hải ngoại,

Như quý vị đã biết, trước bệnh tình nguy ngập của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, chúng tôi, những pháp lữ và những người học trò trực tiếp hay gián tiếp thọ nhận sự giáo huấn của Người, đã cố gắng trong một thời gian rất ngắn để thực hiện tập Kỷ Yếu này. Do hạn chế về thời gian, Kỷ Yếu chỉ là một tuyển tập đơn sơ gồm những sáng tác văn thơ, nhạc, họa, của chư Tôn Đức và văn thi hữu nhằm biểu lộ niềm tri ân đối với bậc Thầy lãnh đạo nòng cốt còn lại của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, một học giả Phật học uyên thâm hiếm có của Phật giáo Việt Nam. Và cũng chính từ giới hạn đó, chúng tôi đã không kịp nhận được đầy đủ bài vở của chư Tôn Đức, văn thi hữu cùng quý Phật tử có lòng quý kính gửi dâng Hòa thượng Tuệ Sỹ.

Nhân đây, chúng tôi xin cáo lỗi cùng một số tác giả đã gửi bài đóng góp nhưng vì trễ hạn hoặc nội dung không phù hợp nên không được đăng tải vào Kỷ Yếu.

Chúng tôi ước mong những bài vở được tuyển đăng nơi Kỷ Yếu này có thể thay mặt quý vị, nói lên cảm xúc và niềm tri ân vô hạn đối với Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ.

Tập Kỷ Yếu đang được tiến hành in ấn một số ít tại Việt Nam và phần lớn được in tại California, Hoa Kỳ. Số lượng in giới hạn, một phần vì thời gian cấp bách, phần khác vì ấn phí và cước phí không nhỏ (với tập sách khổ lớn, in offset 4 màu, dày hơn 500 trang), chúng tôi chủ yếu hoàn thành tập Kỷ Yếu với tất cả tấm lòng để cúng dường dâng lên Hòa thượng Tuệ Sỹ tường lãm, chứ không có nhu cầu thương mại, và cũng không có khả năng tặng sách miễn phí cho đại chúng khắp nơi trên thế giới. Vì vậy, quý vị nào có nhu cầu muốn có một tập Kỷ Yếu để tìm hiểu sâu hơn về cuộc đời và hành trạng của HT Tuệ Sỹ, để chia sẻ xúc cảm và ân tình của mình đối với bậc Ân sư, xin vui lòng đặt sách trên hệ thống Amazon Books (chỉ trả ấn phí và cước phí):

https://www.amazon.com/K%E1%BB%B7-y%E1%BA%BFu-tri-Th%C3%ADch-Tu%E1%BB%87/dp/B0CLZ5BLGG/ref=sr_1_1

hoặc đặt từ hiệu sách Barnes & Noble:

https://www.barnesandnoble.com/w/book/1144290440?ean=9798886660654

hoặc tùy hỷ ủng hộ và liên lạc với các tự viện sau đây khi có thông báo chính thức sách in đã hoàn tất:

a) Chùa Phật Đà, 4333 30th Street, San Diego, CA 92104 – U.S.A. Tel. (619) 283-7655

b) Chùa Phổ Từ, 17327 Meekland Ave, Hayward, CA 94541 – U.S.A. Tel.: (510) 481-1577

c) Trung Tâm Văn Hóa Pháp Vân, 420 Traders Blvd E, Mississauga, Ontario, L4Z 1W7, Canada. Tel.: (905) 712-8809

d) Chùa Viên Giác, Karlsruher Str. 6, 30519 Hannover, Germany. Tel.: +49 511 879 630

e) Tu Viện Quảng Đức, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia | Tel.: +61 481 169 631

Nguyện cầu hồng ân chư Phật từ bi gia hộ Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ được tiêu tai diên thọ để tiếp tục lãnh đạo Giáo Hội và dẫn đạo công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam.

Ban Phát Hành Kỷ Yếu kính ghi.

Nguồn: https://hoangphap.org/thong-bao-ve-viec-phat-hanh-ky-yeu-tri-an-ht-thich-tue-sy/

Monday, June 12, 2023

GIẤC MƠ TRƯỜNG SƠN của Tuệ Sỹ - Món Quà Văn Học Đặc Sắc Của Việt Nam Dành Cho Phương Tây

GIẤC MƠ TRƯỜNG SƠN của Tuệ Sỹ

- Món quà Văn học Đặc sắc của Việt Nam dành cho Phương Tây


  Chúng tôi thật vinh dự khi được Giáo sư Nguyễn Bá Chung đề nghị giới thiệu tác phẩm đặc biệt này của một trong những bậc Thầy Phật Giáo được kính ngưỡng nhất hiện nay. Tác phẩm có tựa “DREAMING THE MOUNTAIN – GIẤC MƠ TRƯỜNG SƠN” của Tuệ Sỹ, người mà tôi có đại nhân duyên được gặp gỡ, học hỏi, và hân hạnh được Thầy hướng dẫn nhiều Phật sự. Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ là một nhà thơ tiếng tăm, một giáo sư lỗi lạc, một ẩn sĩ, một học giả đáng kính, một nhà “bất đồng chính kiến” với lãnh đạo của nhà nước hiện nay. Hòa Thượng cũng là một trong những gương mặt tiêu biểu của nền văn học và văn hóa Việt Nam hiện đại. Những bài thơ của Thầy được tuyển chọn và biên soạn chu đáo để đăng trong tác phẩm song ngữ “DREAMING THE MOUNTAIN – GIẤC MƠ TRƯỜNG SƠN”, đã được nhà thơ danh tiếng người Mỹ, Martha Collins và giáo sư Nguyễn Bá Chung chuyển ngữ, đồng thời Nhà xuất bản Seedbank phát hành lần đầu tiên tại Bắc Mỹ, vào tháng 6 năm 2023. Tôi rất hoan nghênh và cảm ơn những nỗ lực của giáo sư Nguyễn Bá Chung, nhà thơ Martha Collins cũng như nhà xuất bản Seedbank (Milkweed Editions) trong việc biên soạn và ấn bản tác phẩm này một cách rộng rãi và trang trọng. Đây là một tác phẩm giá trị đối với nhiều thế hệ muốn tiếp cận về văn học Việt Nam. 

Trong phần giới thiệu của cuốn sách, tiểu sử tóm tắt của Thầy như sau:

“Tuệ Sỹ, sinh năm 1943, vào thiền môn lúc mười tuổi và sau này trở thành một học giả Phật giáo lỗi lạc, một giáo sư, một thi sĩ, một dịch giả. Giáo sư Phạm Công Thiện đã gọi Thầy là ‘một thiền sư lỗi lạc nhất, thông minh nhất, uyên bác nhất, trong sạch nhất tại Việt Nam hiện nay.’ Ông đã kiên quyết chống lại ý kiến cho rằng Phật giáo có thể dùng làm công cụ cho bất kỳ ý thức hệ nào, và ông nổi tiếng ở Hoa Kỳ và những nơi khác về sự bất đồng chính kiến của mình, cũng như ở Việt Nam, nơi ông đang sống. Hai lần vào tù, một lần hai năm, lần nữa mười bốn năm, có lúc bị kết án tử hình. Nếu coi đây là một tiểu sử khác thường, thì thơ Tuệ Sỹ, phần nhiều viết trong một đất nước bị chiến tranh tàn phá, cũng không kém phần khác thường.”

Tác phẩm được chia thành nhiều mục, dựa trên các khung thời gian. Ở đây tôi xin được giới thiệu hai bài thơ điển hình mà tôi rất yêu thích: 

1. Cánh Đồng Mộng Xa: Trước 1975

Khung Trời Cũ - Một Mảnh Trời Xưa (tr. 2, 3)

Hận Thu Cao - Noble Autumn Rancor (tr. 14, 15)

2. Mộng Trường Sơn: 1975–1977

Một Bóng Trăng Gầy - A Slender Moon (pg. 24, 25)

Tống Biệt Hành - Nghỉ Phép (tr. 50, 51)

3. Mộng Trường Sơn: 1978–1984

Tôi Vẫn Chờ - I Still Wait (trang 54, 55)

Nằm Giữa Bãi Tha Ma - Ngồi Trong Nghĩa Địa (tr. 62, 63)

4. Những Bài Thơ Sau

Tịnh Thất - Thiền Phòng (tr. 90, 91)

Những Điệp Khúc Cho Dương Cầm - Refrains For Piano (pg. 110, 111)


Thật vô cùng ngoạn mục nếu chúng ta đặt mình trong bối cảnh cuộc sống của chính tác giả rồi lắng lòng đọc những bài thơ này.   

Thơ của Thầy soi sáng cuộc sống của chính mình, bao gồm cả sự đấu tranh, ước mơ và ước nguyện với quê hương Việt Nam. 

Thầy có một kiến thức vô song về Phật Pháp, một trí tuệ rộng lớn và lòng từ bi vô bờ bến. Những công trình sáng tác và dịch thuật của thầy xác định thế đứng vững vàng của Tuệ Sỹ trong dòng văn học Việt Nam. Thế đứng này lại được xác định đậm nét hơn khi tuyển tập được dịch qua tiếng Anh lần đầu tiên để giới thiệu độc giả Phương Tây. 

Tuyển tập được Rachel Adams mô tả trên Tricycle Review “là giàu sức hút, trữ tình và phức tạp một cách thâm trầm” mang đến một cái nhìn thoáng qua về tâm hồn và về “tác phẩm của một nhân cách phi thường” cho các độc giả Anh ngữ.

  Tác phẩm này giới thiệu khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của học giả, nhà thơ, dịch giả Phật giáo Việt Nam, Tuệ Sỹ, qua phương tiện thi ca. Cuộc đời từ lúc xuất gia thông qua các công trình nghiên cứu, giảng dạy về Phật giáo của Thầy đều có ảnh hưởng đáng kể đến thi ca của Thầy, thường phản ánh thế giới tự nhiên, truyền cảm hứng cho hy vọng và có ý nghĩa Thiền sâu sắc. Chiến tranh Việt Nam, thời gian Tuệ Sỹ ở trong tù và các trung tâm “cải tạo”, cuối cùng được trả tự do và những năm sau này của Thầy đều được mô tả một cách chi tiết. Những bài thơ được thảo luận cho thấy Tuệ Sỹ có lòng trắc ẩn, từ bi, sự kiên trì và cống hiến cho các hoạt động tinh thần và nghệ thuật. Tuyển tập này nêu lên tầm quan trọng của thơ Tuệ Sỹ trong việc phản ánh lịch sử Việt Nam và ý nghĩa truyền thống tâm linh trong thời kỳ giao thời.

  Trong thơ Tuệ Sỹ, từ các yếu tố thiên nhiên như gió, nắng, rêu, mây, thác nước… đến mắt biếc, vẻ đẹp, quán trọ, chùa chiền, trần gian… đều đóng vai trò tượng trưng, nhân cách hoá, là ý nghĩa sâu xa xuyên suốt các bài thơ. Các danh lam thắng cảnh cụ thể mà tác giả đã viết được làm nổi bật, đặc biệt là ở Vạn Giã, Nha Trang, Việt Nam, cũng như dãy Trường Sơn như một biểu tượng. Trong tác phẩm của mình, Tuệ Sỹ khám phá chủ đề giấc mơ, bao gồm các khái niệm tưởng tượng, khát vọng, tuyệt vọng, ảo ảnh, cũng như suy tư của Thầy về vòng sinh tử luân hồi và khát vọng giải thoát. Khả năng điều hướng giữa thực tại vật chất và thời gian, giữa có và không, giữa còn và mất, giữa khổ đau và hạnh phúc, giữa phiền não và bồ-đề của nhà thơ được ca ngợi. Cuốn sách cũng bàn về sự khảo nghiệm của Tuệ Sỹ về khổ đau, tình người và con đường thoát tục niết bàn.

  Có lẽ “Giấc Mơ Trường Sơn” là bức chân dung cảm động về một tâm hồn đang tìm kiếm tự do và trí tuệ rộng lớn trong một thế giới hỗn loạn. Nó làm nổi bật chất thơ của Tuệ Sỹ về những quan sát sâu sắc, về sự cống hiến cho sự giải thoát và sự tương tác giữa thực tại tối hậu và trần tục. Tuyển tập đã được mô tả là gợi cảm, “trữ tình và phức tạp một cách thâm trầm”, mang đến một cái nhìn thoáng qua về tâm trí, trái tim và ý tưởng phi thường của nhà thơ. 


Xin hân hạnh giới thiệu tác phẩm “Giấc Mơ Trường Sơn” vì chính nó là sự thể hiện của một tâm trí lớn, một tâm hồn bao la. Tâm trí ấy, tâm hồn ấy, đang tìm kiếm sự  an nhiên và tự do trong một thế giới hỗn loạn, không ngừng thay đổi.


Cuối cùng, tôi xin chúc mừng các dịch giả và nhà xuất bản. Xin mời tất cả quý vị cùng thưởng thức tập thơ này. Hãy để những từ ngữ thấm sâu vào tâm thức và trái tim rộng mở của bạn. Hãy đọc nó thật chậm rãi. Hãy nhẹ nhàng và vui thú với nó. Chỉ cần tận hưởng là đủ. Cầu mong tất cả chúng ta được bình an, khỏe mạnh và hạnh phúc.

Bạch X. Phẻ

Tác giả của hai cuốn sách:

  1. AWAKEN: Buddhism, Nature, and Life: A Vision of Poems for West and East  

  2. Mindful Leadership: Learning Through the Practices of Mindfulness and Compassion

Tâm Thường Định lược dịch từ bài viết bằng tiếng Anh. DREAMING THE MOUNTAIN of Tuệ Sỹ – A Special Literature Gift from Vietnam to the West 


Chú ý: Xem thông tin ở trang Amazon.com và mua sách tại đây. 

https://www.amazon.com/Dreaming-Mountain-Poems-Tu%E1%BB%87-Seedbank/dp/1639550186/ref=sr_1_1


The North American debut of Tuệ Sỹ—poet, monk, scholar, dissident, and one of the great cultural figures of modern Vietnam—and a new bilingual edition to the Seedbank series.


In addition to being a preeminent scholar of world philosophy and a Zen master, Tuệ Sỹ is one of Vietnam’s most celebrated poets. He is a survivor of sixteen years of imprisonment and an eloquent witness to the tumult, tragedy, and resilience of his country over the last sixty years—and a full-length translation of his work into English is long overdue.


Assembled and co-translated by Vietnamese poet and essayist Nguyen Ba Chung and acclaimed American poet Martha Collins, Dreaming the Mountain reflects a lifetime of creation, crisis, and commitment. With poems presented on facing pages in Vietnamese and English, this volume includes the early imagism of Tuệ Sỹ’s Zen studies as a scholar and critic, midlife work that represents his attempted retreat from the devastation of war and subsequent years of imprisonment, and late, elliptical poems that give intensely lyrical expression to a lifetime of profound experience. From the “fleeting dream of red blood at dusk” to the quiet determination of one who sets out to “repaint the dawn,” these poems reflect the journey of an artist who speaks for his country, who captures its darkness and its light.


At once personal and universal, coolly observant and deeply compassionate, the poems of Tuệ Sỹ bring singular attention to a fleeting, painfully beautiful world.


Product details

Publisher ‏ : ‎ Milkweed Editions; Bilingual edition (June 13, 2023)

Language ‏ : ‎ English

Paperback ‏ : ‎ 168 pages

ISBN-10 ‏ : ‎ 1639550186

ISBN-13 ‏ : ‎ 978-1639550180

Item Weight ‏ : ‎ 7.2 ounces

Dimensions ‏ : ‎ 5.5 x 0.75 x 8.5 inches

UNSPSC-Code : 55101500 (Printed publications)


Thursday, December 15, 2022

LỜI GIỚI THIỆU: Tác phẩm MINDFULNESS - CHÁNH NIỆM; Chất liệu Tỉnh Giác trong Cuộc sống và Học đường của Tâm Thường Định và Tâm Nhuận Phúc.

                                           LỜI GIỚI THIỆU

Tác phẩm MINDFULNESS - CHÁNH NIỆM; Chất liệu Tỉnh Giác trong Cuộc sống và Học đường của Tâm Thường Định và Tâm Nhuận Phúc.


Chưa bao giờ chữ Thiền Định được nói nhiều trong xã hội Tây phương như trong vòng thập niên lại đây. Chỗ nào người ta cũng nói đến Thiền! Ở Chùa, ở các Trung tâm Tu học Phật giáo đã đành, mà cả trong nhà thờ Thiên Chúa hay Tin Lành, trong các Thánh đường Hồi giáo, trong các Hội thể thao, các phòng tập thể dục thẩm mỹ… đâu đâu cũng nghe nói đến. Thậm chí các công sở, hãng xưởng còn tổ chức các buổi tập thiền cho công nhân viên.

Nhưng, họ nghĩ khác mình! Nghĩ khác, vì họ có lý do truyền thống của họ. Truyền thống Tây phương gọi chữ Thiền Định của Phật Giáo là Meditation. Kỳ thực, chữ Meditation lại chỉ nói lên một phần rất nhỏ của ý nghĩa Thiền Định. Nguyên ngữ gốc từ La Tinh chữ “Mediatio” nghĩa là: suy nghĩ, suy ngẫm, xem xét. Thiền định Phật giáo bắt nguồn từ chữ “dhyāna” của Sanskrit. Chữ này tiếng Pāli viết là Jhāna lại có ý nghĩa khác trong triết lý Du Già (Yoga), nó có nghĩa là đốt cháy, chiếu sáng. Theo Hòa thượng Tuệ Sỹ, lần đầu tiên chính Ngài Huyền Trang đã dịch chuẩn được từ dhyāna sang Hán tự là tĩnh lự.

Bởi vậy, tuy nói về thiền định, tuy thực tập thiền định nhưng nội dung và phương pháp thực tập lại khác nhau, có khi còn lại mâu thuẫn với nhau. Đốt cháy, suy ngẫmtĩnh lự thì quả là có khác nhau thật.

Thêm vào đó, cuộc sống của xã hội phương Tây hiện nay lại quá khác với nếp sống tĩnh mặc của xã hội Á Đông thời xưa (ấy là nói thời xưa chứ bây giờ thì Á Đông thì cũng xô bồ chẳng kém). Giới trẻ ngày nay lại càng phải lao đầu vào các sinh hoạt với một tốc độ kinh khủng của các phương tiện khoa học kỹ thuật tân tiến. Cuộc sống thì ngày càng tăng tốc trong khi nhịp tim con người vẫn cứ đều đều lắc lư từ 60 đến 100 nhịp đập mỗi phút. Đập nhanh hơn là bệnh, là đến ngay bác sĩ. Đây là một mâu thuẫn giữa hai đối cực trong thời đại hiện nay. 

Văn hào Hermann Hesse người Đức từng viết trong tác phẩm Siddhartha: Người đời hầu hết kéo lê cuộc sống như một chiếc lá rơi, cứ để gió cuốn xoay tròn trong không khí, rồi lắc lư rơi xuống đất Die meisten Menschen sind wie ein fallendes Blatt, das weht und dreht sich durch die Luft, und schwankt, und taumelt zu Boden. 

Vậy làm sao tìm được một mức quân bình khả dĩ trong cuộc sống xô bồ này, đặc biệt nhất là với giới trẻ.

Hai tác giả Tâm Thường Định và Tâm Nhuận Phúc trong tác phẩm “MINDFULNESS - CHÁNH NIỆM; Chất liệu Tỉnh Giác trong Cuộc sống và Học đường” này đã thành công khi đề nghị được một đáp án cho bài toán khó đó. Họ đã giúp đưa ra được những luận thuyết và những bài thực tập giá trị trong cuộc sống thường nhật, ngay giữa thế kỷ 21 này.

Ngay từ bài 1: LÃNH ĐẠO TRONG CHÁNH NIỆM – 5 NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO CHO HÀNG HUYNH TRƯỞNG, tác giả viết: Còn lãnh đạo, theo định nghĩa của chúng tôi là hướng dẫn người khác trong tinh thần cho đi mà không nhận lại, giúp ích cho mình và giúp người khác không có tính phân biệt.

Với cách hành văn dễ hiểu, họ còn kể xen kẽ vào những câu chuyện dí dỏm, ví dụ chuyện ông Tổng thống dạy sinh viên trong một Học viện Quân đội; chuyện em bé trong nhà trẻ, chuyện Khổng Tử – Nhan Hồi..., tất cả là những câu chuyện thú vị ấy đều chuyên chở được những ý nghĩa thực tiễn cho cuộc sống thường nhật.

Bài 2: TẠI SAO CHÚNG TA KHÔNG DẠY BẠN CHÁNH NIỆM, họ viết: Chánh niệm là nền tảng cho mọi việc học khác, cho tất cả thành công bạn sẽ có trong suốt cuộc đời.

(…) Hiện nay, Trường đại học Oxford có bằng Thạc Sĩ về Chánh Niệm. Đây không phải là tôn giáo; đây không phải kiểu ‘hippie’ vô nghĩa; đây không phải là một vài ý tưởng ngẫu nhiên mà tôi tự nghĩ ra ở sau vườn nhà. Đây là khoa học. Có hàng nghìn nghiên cứu cho thấy rằng thực hành chánh niệm làm giảm trầm cảm, lo lắng và căng thẳng; làm tăng cảm giác hạnh phúc, an lạc, sự tập trung, sự chú tâm, và khả năng đạt thành tích tốt trong học vấn.

Bài 3: PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH CHÁNH NIỆM TRONG LỚP HỌC (MINDFULNESS-BASED APPROACH IN THE CLASSROOM)

Vân vân và vân vân.

Trong các bài tiếp theo đó, hai tác giả đã ghi lại những bài viết hay các bài thuyết trình khác, hướng dẫn cách thực tập tỉnh thức tại các đại học, học viện, trường học, sinh hoạt thanh niên (như Hướng đạo, Gia Đình Phật Tử). Đó là những phương pháp thực tập rất tiện ích, thích hợp cho đời sống bận rộn hiện nay, nhất là cho giới trẻ. Một ví dụ nhỏ như họ đề ra ba chữ viết tắt PBS, là các chữ đầu của từ Pause = ngừng lại; Breath = thở; Smile = Cười. Hoặc họ áp dụng những bài ca thiền để học viên dễ ghi nhớ.

Điểm đặc biệt khác của tác phẩm này là tác phẩm viết bằng song ngữ Việt – Anh. Nghĩa là nếu ai yếu tiếng Anh thì đọc ngay phần tiếng Việt. Các cháu trẻ ở thế hệ thứ ba, thứ tư ở tất cả các nước trên thế giới cũng đều có thể đọc được phần tiếng Anh. Các độc giả ở Việt Nam biết cả hai thì có thể đối chiếu hai ngôn ngữ để trau dồi thêm ngoại ngữ. Thật là lợi lạc mọi bề.

Hai tác giả Tâm Thường Định và Tâm Nhuận Phúc, một người là nhà giáo, người kia là nhà báo và nhạc sĩ đã phối hợp nhịp nhàng với nhau làm được việc hữu ích ấy. Cả hai lại là những Phật Tử thuần thành, thâm hiểu và tinh tấn thực hành Phật Pháp. Quý hóa hơn, họ tâm nguyện mang những tri thức ấy chia sẻ với người đời, nhất là tới giới trẻ ở trường học, nơi tập trung để phát triển trí tuệ đầu đời. Họ như những người làm vườn giỏi, không những chỉ chăm sóc các đóa hoa trong mảnh vườn tâm của mình mà còn phát tâm hướng dẫn những người mới học nghề (hay mới vào nghề) vun trồng những đóa hoa tươi cho đời.

Có thể họ chính là những con người, mà ở đoạn tiếp theo của câu văn chúng tôi đã trích dẫn bên trên của văn hào Hermann Hesse: 

Người đời hầu hết kéo lê cuộc sống như một chiếc lá rơi, cứ để gió cuốn xoay tròn trong không khí, rồi lắc lư rơi xuống đất. Số khác, và số này rất ít, họ giống như những vì sao, họ đi theo một con đường cố định, không ngọn gió nào có thể chạm tới họ; tự trọng bản thân họ có quy luật và hướng đi của họ Die meisten Menschen sind wie ein fallendes Blatt, das weht und dreht sich durch die Luft, und schwankt, und taumelt zu Boden. Andre aber, wenige, sind wie Sterne, die gehen eine feste Bahn, kein Wind erreicht sie, in sich selber haben sie ihr Gesetz und ihre Bahn.

Thật đáng tán thán!

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tác phẩm MINDFULNESS - CHÁNH NIỆM, Chất liệu Tỉnh Giác trong Cuộc sống và Học đường đến mọi độc giả gần xa, nhất là với các bạn trẻ.



Mùa Vu Lan PL 2565 (DL 2021)

Hòa Thượng Thích Như Điển

& Cư sĩ Nguyên Đạo


Saturday, September 10, 2022

Tuệ Sỹ: GIỚI THIỆU: Chánh niệm - Chất liệu Tỉnh Giác trong Cuộc sống và Học đường

Bìa: Quảng Pháp

GIỚI THIỆU

(Chánh niệm - Chất liệu Tỉnh Giác trong Cuộc sống và Học đường
của Htr. Tâm Thường Định Bạch X. Phẻ và Nhà báo Doãn Quốc Hưng)

Một người, do bất cẩn, gây ra tai nạn chết người. Người ta nói, người ấy hành động vô ý thức. Mỗi năm có vô số hành động vô ý thức gây tai nạn chết người như vậy trên khắp thế giới. Đó là chưa nói đến những tai hại nhỏ mà hầu như nhiều người trong chúng gây ra cho chính mình và cũng gây ra cho những người chung quanh mình không ít trong sinh hoạt thường nhật vì những hành động được nói là vô ý thức ấy.

Tuy vậy, nói rằng “vô ý thức” chỉ là một cách nói. Không có hành động nào, từ nói năng cho đến những cử động tay chân, mà không có sự tham dự của thức. Duy có điều, hỏi cái gọi là thức ấy là gì, thì từ các nhà thần học trong các tôn giáo, các nhà triết học, tâm lý học hay tâm học, não học, đều mơ hồ, dù các vị này có quả quyết “nó là gì” hay “nó như cái gì”, hoặc nó không là gì cả; những quả quyết ấy không hoàn toàn được chấp nhận một cách cách phổ biến. Vậy thì nói “thức là gì?”, đây không phải là câu hỏi mà chúng ta cần phải trả lời, nhưng cũng nên thận trọng khi áp đặt điều được nói là “hành động vô ý thức.”

Quả thực, một điều vẫn xảy ra hằng ngày cho mọi hành động của chúng ta mà ai cũng thừa nhận, đó là “mọi hành động hữu ích đều được hướng dẫn bởi phán đoán đúng.” Phán đoán đúng có nghĩa là nhận thức đúng. Nhận thức đúng, nếu nguồn thông tin được tiếp thu đúng. Nguồn thông tin đúng nếu các cơ quan nhận thức (căn-cảnh-thức) trong điều kiện tốt và không bị chi phối bởi những xúc cảm nguy hại (destructive emotions). Điều này có nghĩa là mọi nhận thức đều bắt đầu bằng sự giao tiếp nội và ngoại giới, và lộ trình nhận thức (the pathway of recognition) tiến đến giai đoạn quyết định là ký ức được truy xuất để nhận biết đối tượng đang được bắt nắm này là gì, là ai, và kế tiếp, tập trung trên đó để phán đoán: “ta sẽ/ phải làm gì?” Nếu phán đoán bị tác động bởi những xúc cảm nguy hại thì nó sẽ dẫn đến hành động gây tai họa.

Trên đây tóm tắt lộ trình nhận thức dẫn đến hành động gây tai họa hay cho kết quả tốt đẹp như ý. Khâu quan trọng quyết định trong lộ trình này, nói theo dụng ngữ Phật học, đó là niệm, định, và huệ. Niệm trong đây, Pāḷi nói là sati, Sanskrit nói là smṛti, mà trong ý nghĩa tốt đẹp ta thường được nghe nói là chánh niệm. Điều mà trong tâm lý học học là ký ức (memory).

Không có nhận thức nào diễn ra với phán đoán và quyết định mà vắng mặt yếu tố ký ức. Với hành động hầu như phản xạ tự nhiên, cũng nên biết đó là ký ức ẩn súc (implicit memory). Những hành vi tức thời, làm rồi quên, cũng cần đến loại ký ức đang hành động (working memory). Khi mà những xúc cảm nguy hại tác động lên khả năng phán đoán, bấy giờ nó kích động các chức năng tâm lý, như là những phần mềm được cài sẵn trong bộ vi xử lý, tức thì tai họa lớn hay nhỏ sẽ xảy ra. Các chức năng này thuộc nhóm gây nhiễu loạn nhận thức mà cuối cùng trong số đó được kể là thất niệm, tán loạn, bất chánh tri; chúng làm đảo lộn quá trình phán đoán của nhận thức với những chức năng tâm lý tương ứng là niệm, định, và huệ.

Cho nên, khi chúng ta nói, những hành động bất cẩn, hay những hành động vô ý thức, đấy là muốn nói đến nhận thức bị tác động bởi xúc cảm nguy hại khiến kích hoạt các chức năng tâm lý thất niệm, tán loạn, bất chánh tri.

Thất niệm, quên lãng quên khuấy điều ta đang làm, không nhớ ta đang làm gì. Nói rằng “Nó không biết nó đang làm gì”, câu nói này chính xác nên hiểu rằng “Nó quên nó đang làm gì.” Đây là nhận thức hướng dẫn hành động trong từng sát-na. Có thể nhà khoa học não đo đạc thấy nó xảy ra trong 180 cho đến 200 mili giây. Nhận thức dẫn đến hành động tức thời này, với nhà tâm lý học hay nhà khoa học não, nó được gọi là ký ức đang hành động (working memory). Tất nhiên, nhiều khi nhận thức được chi phối bởi những xúc cảm tăng ích (constructive emotions), mà yếu tố quan trọng trong số đó là bất phóng dật: không buông lung, không buông thả, không phóng túng. Như Đức Phật đã nói: Trong các loại dấu chân, dấu chân voi lớn nhất. Cũng vậy, trong các pháp thiện, không buông lung (bất phóng dật) là tối thắng.

Người thợ mộc hay thợ hồ thận trọng không buông lung, nghĩa là chú ý một cách khả dĩ gọi là vô thức, với ký ức đang hành động, sẽ không gây tai họa cho mình và cho những người gần gũi mình. Cũng vậy mà, không buông lung cũng sẽ không gây tai nạn chết người.

Thế nhưng, không phải lúc nào nhận thức cũng khống chế được những cảm xúc nguy hại và hành động với các cảm xúc tăng ích. Có rất nhiều xúc cảm nguy hại, từ các nguồn thông tin ngoại giới, thông qua mắt, tai, các thứ, vượt ngoài tầm kiểm soát của ý, để cho tâm viên ý mã hoạt động buông lung qua lộ trình điên đảo của nhận thức: thất niệm, tán loạn, bất chánh tri.

Tập sách này, được viết bởi Bạch Xuân Phẻ, cùng với các cộng sự trong ngành giáo dục, bằng kinh nghiệm tu tập bản thân, cùng với kinh nghiệm hướng dẫn các đồng nghiệp, các học sinh của mình, cho đến những nạn nhân của bất công xã hội và ức chế dẫn đến cảnh tù tội; với những kết quả có được, giới thiệu để được chia sẻ với với những người mong muốn tự làm chủ xúc cảm bản thân trong giới hạn có thể và hướng giúp các thế hệ tương lai tự làm chủ bản thân, tự xác định hướng đi của chính mình, tự tìm thấy giá trị của sự sống trong hiện tại, để không dẫn đến những quyết định sai lầm tai hại.
Tập sách không phải tập hợp một mớ lý thuyết, mà dẫn dụng những ứng dụng cụ thể và những kết quả đạt được, hoặc lớn hoặc nhỏ, rất đáng khích lệ.
Đối với các huynh trưởng Gia Đình Phật tử, với tâm nguyện, với trách nhiệm tự nhận, ước mong hướng dẫn các đoàn sinh, các đàn em của mình, trưởng thành trong Chánh pháp; bằng nhận thức và hành động được tu dưỡng, được tài bồi, của Phật pháp trong nhiều năm, tập sách này là tư liệu tham khảo cần thiết để tăng trưởng nhận thức, phát huy những tinh hoa trong Phật pháp trao truyền cho các thế hệ đàn em, vì một xã hội hài hòa, an lạc, một dân tộc bao dung nhân ái trong một đất nước thanh bình.
Tiết Nhi đồng Việt Nam 2021
Tuệ Sỹ


FOREWORD

Due to carelessness, a person caused a deadly accident. He was said to have acted without consciousness. Each year, all over the world, there are innumerable cases of unconscious acts that cause human deaths. Not to mention the small accidents that many of us mostly have caused to ourselves and to others around us during our daily activities. More than a few of them have been caused by those same acts described as lack of consciousness.

However, “lack of consciousness” is just an expression. No acts, no language, no limb movements can be made into use without consciousness. Yet, if asked to define “what is consciousness”, all experts, from theologists, to philosophers, psychologists, neurologists, or psychiatrists will stumble over vagueness. Even if they can affirm “what it is”, “what it looks like”, or that it is nothing at all, their assertions can never be widely accepted. So the question “What is consciousness?” is not one you need to answer in this respect. But you do need to be cautious when judging an act as “done with lack of consciousness”.

In fact, there is one thing that happens to all of our actions that we can all agree to: “all useful acts are guided by right judgment (good assessments)”. Good assessments mean the right view (good recognition). A right view (good recognition) comes from accurate sources of information. A good source of information can be identified if the recognition senses are of good quality and void of destructive emotions. This means all consciousness starts from inner and outer communications, then the pathway of recognition will lead to a decisive stage when memory can access the object, identify what it is, who it is, and then focus on it to assess: “what will I do?”, “what must I do?” If this assessment is affected by destructive emotions, it will lead to destructive actions.

Above is the summary of the path of recognition that leads to either damaging or beneficial actions. The important, decisive factors on this path, according to Buddhist terms, are memory, concentration, and recognition. The term “memory” (sati in Pali, smriti in Sanskrit) is often mentioned in its best state as “mindfulness”. In psychology studies, it is called memory.

No recognition together with assessment and decisions could happen without memory. As to actions that take place as natural reflexes, be aware that it’s due to implicit memory. Instant actions, done and instantly forgotten, are results of working memory. When destructive emotions affect someone’s judgment (assessment skills), they put into action psychological factors readily set in small processes, and large or small destructions will instantly take place. Those mental functions belong to the psychological category that disturbs the mind, the last of which are considered to be forgetfulness, disturbance, and unrightful knowledge; they turn upside down the assessment process of consciousness that matches with mindfulness, attentiveness, and recognition.

Therefore, when we note that certain actions are careless or without consciousness, we mean that our sense of recognition has been affected by destructive emotions, which activates the psychological sense of forgetfulness, distraction, and inattentiveness.

Forgetfulness, lack of memory, forgetting what one is doing. The statement “He does not know what he is doing” actually means “He forgets what he is doing.” This is the recognition that guides one’s actions in each fraction of time. The brain scientist who measures it may find that it happens for 180 to 200 milliseconds. To the psychologist or brain scientist, this recognition leading to instant actions can be identified as working memory. Evidently, recognition is often dominated by constructive emotions, among which the most important factors are indulgence: no free reins to emotions, no self-indulgence. In Buddha’s words, among all footprints, those of elephants are the biggest. Similarly, among the merits, that of vigilance is the ultimate.

The cautious carpenter or mason does not give free reins to emotions; that is, he subconsciously gives attention to working memories that will not cause harm to himself or to others who are surrounding him. In this way, not giving free reins to emotions means not causing deadly accidents.

However, it is not always possible for the sense of recognition to dominate destructive emotions and act in accordance with constructive emotions. There are many destructive emotions coming from outer sources of information, via the human eyes and ears, that go beyond the human mind’s control, allowing the mind to move restlessly like a monkey or gallop like a horse, thus acting without restraints along the crazy path of recognition: no thoughts, disorders, no righteous knowledge.

Being aware of this situation is not uncommon in theology, philosophy, and psychology research works; however, not many training exercises or religious cultivations have been devised to efficiently keep it under control. Over 2500 years ago, Buddha gave instructions for a rather easy method that had proved to be quite efficient. Since the early stages of Buddhism in our country, Master Khuong Tang Hoi recommended the method that focuses on one’s breath, keeps mindfulness on one’s breath, and prevents immediate memory from being dominated by destructive emotions, leading to the psychological situations of thoughtlessness, disorders, and misconceptions.

This book was authored by Phe Xuan Bach and his collaborators in the education field. It was based on his personal cultivation, his experience guiding his colleagues, as well as his own students, and his experience dealing with victims of social injustice and frustrations that led to imprisonment. Now that he has acquired some results, Phe Xuan Bach would like to share them with anyone who would acquire a sense of self control, the ability to determine one’s life direction, to find the value of one’s existence in the present life so that no wrong decisions would be made.

This collection does not comprise a series of theories, but demonstrates specific applications and results. All the results, no matter big or small, deserve encouragement.

To Vietnamese Buddhist Youth Family leaders, we are willing to take responsibility in guiding our youths, so they grow up in Buddha’s wisdom and guidance, and spend many years cultivating a sense of recognition and a path of actions enlightened by Buddha’s teachings.  This collection will serve as the necessary reference for developing a sense of recognition and conveying the essence of Buddhism to the young generations. It will also contribute to the building of a harmonious and happy society and a peaceful nation with ideals of generosity and humanitarianism.

Vietnamese Children’s Festival, 2021
Tue Sy




Thursday, September 1, 2022

Tuệ Sỹ - GIỚI THIỆU (Chánh niệm - Chất liệu Tỉnh giác trong Cuộc sống và Học đường)

 GIỚI THIỆU
(Chánh niệm - Chất liệu Tỉnh Giác trong Cuộc sống và Học đường
của Htr. Tâm Thường Định Bạch X. Phẻ và Nhà báo Doãn Quốc Hưng)


Một người, do bất cẩn, gây ra tai nạn chết người. Người ta nói, người ấy hành động vô ý thức. Mỗi năm có vô số hành động vô ý thức gây tai nạn chết người như vậy trên khắp thế giới. Đó là chưa nói đến những tai hại nhỏ mà hầu như nhiều người trong chúng gây ra cho chính mình và cũng gây ra cho những người chung quanh mình không ít trong sinh hoạt thường nhật vì những hành động được nói là vô ý thức ấy.

Tuy vậy, nói rằng “vô ý thức” chỉ là một cách nói. Không có hành động nào, từ nói năng cho đến những cử động tay chân, mà không có sự tham dự của thức. Duy có điều, hỏi cái gọi là thức ấy là gì, thì từ các nhà thần học trong các tôn giáo, các nhà triết học, tâm lý học hay tâm học, não học, đều mơ hồ, dù các vị này có quả quyết “nó là gì” hay “nó như cái gì”, hoặc nó không là gì cả; những quả quyết ấy không hoàn toàn được chấp nhận một cách cách phổ biến. Vậy thì nói “thức là gì?”, đây không phải là câu hỏi mà chúng ta cần phải trả lời, nhưng cũng nên thận trọng khi áp đặt điều được nói là “hành động vô ý thức.”

Quả thực, một điều vẫn xảy ra hằng ngày cho mọi hành động của chúng ta mà ai cũng thừa nhận, đó là “mọi hành động hữu ích đều được hướng dẫn bởi phán đoán đúng.” Phán đoán đúng có nghĩa là nhận thức đúng. Nhận thức đúng, nếu nguồn thông tin được tiếp thu đúng. Nguồn thông tin đúng nếu các cơ quan nhận thức (căn-cảnh-thức) trong điều kiện tốt và không bị chi phối bởi những xúc cảm nguy hại (destructive emotions). Điều này có nghĩa là mọi nhận thức đều bắt đầu bằng sự giao tiếp nội và ngoại giới, và lộ trình nhận thức (the pathway of recognition) tiến đến giai đoạn quyết định là ký ức được truy xuất để nhận biết đối tượng đang được bắt nắm này là gì, là ai, và kế tiếp, tập trung trên đó để phán đoán: “ta sẽ/ phải làm gì?” Nếu phán đoán bị tác động bởi những xúc cảm nguy hại thì nó sẽ dẫn đến hành động gây tai họa.

Trên đây tóm tắt lộ trình nhận thức dẫn đến hành động gây tai họa hay cho kết quả tốt đẹp như ý. Khâu quan trọng quyết định trong lộ trình này, nói theo dụng ngữ Phật học, đó là niệm, định, và huệ. Niệm trong đây, Pāḷi nói là sati, Sanskrit nói là smṛti, mà trong ý nghĩa tốt đẹp ta thường được nghe nói là chánh niệm. Điều mà trong tâm lý học học là ký ức (memory).

Không có nhận thức nào diễn ra với phán đoán và quyết định mà vắng mặt yếu tố ký ức. Với hành động hầu như phản xạ tự nhiên, cũng nên biết đó là ký ức ẩn súc (implicit memory). Những hành vi tức thời, làm rồi quên, cũng cần đến loại ký ức đang hành động (working memory). Khi mà những xúc cảm nguy hại tác động lên khả năng phán đoán, bấy giờ nó kích động các chức năng tâm lý, như là những phần mềm được cài sẵn trong bộ vi xử lý, tức thì tai họa lớn hay nhỏ sẽ xảy ra. Các chức năng này thuộc nhóm gây nhiễu loạn nhận thức mà cuối cùng trong số đó được kể là thất niệm, tán loạn, bất chánh tri; chúng làm đảo lộn quá trình phán đoán của nhận thức với những chức năng tâm lý tương ứng là niệm, định, và huệ.

Cho nên, khi chúng ta nói, những hành động bất cẩn, hay những hành động vô ý thức, đấy là muốn nói đến nhận thức bị tác động bởi xúc cảm nguy hại khiến kích hoạt các chức năng tâm lý thất niệm, tán loạn, bất chánh tri.

Thất niệm, quên lãng quên khuấy điều ta đang làm, không nhớ ta đang làm gì. Nói rằng “Nó không biết nó đang làm gì”, câu nói này chính xác nên hiểu rằng “Nó quên nó đang làm gì.” Đây là nhận thức hướng dẫn hành động trong từng sát-na. Có thể nhà khoa học não đo đạc thấy nó xảy ra trong 180 cho đến 200 mili giây. Nhận thức dẫn đến hành động tức thời này, với nhà tâm lý học hay nhà khoa học não, nó được gọi là ký ức đang hành động (working memory). Tất nhiên, nhiều khi nhận thức được chi phối bởi những xúc cảm tăng ích (constructive emotions), mà yếu tố quan trọng trong số đó là bất phóng dật: không buông lung, không buông thả, không phóng túng. Như Đức Phật đã nói: Trong các loại dấu chân, dấu chân voi lớn nhất. Cũng vậy, trong các pháp thiện, không buông lung (bất phóng dật) là tối thắng.

Người thợ mộc hay thợ hồ thận trọng không buông lung, nghĩa là chú ý một cách khả dĩ gọi là vô thức, với ký ức đang hành động, sẽ không gây tai họa cho mình và cho những người gần gũi mình. Cũng vậy mà, không buông lung cũng sẽ không gây tai nạn chết người.

Thế nhưng, không phải lúc nào nhận thức cũng khống chế được những cảm xúc nguy hại và hành động với các cảm xúc tăng ích. Có rất nhiều xúc cảm nguy hại, từ các nguồn thông tin ngoại giới, thông qua mắt, tai, các thứ, vượt ngoài tầm kiểm soát của ý, để cho tâm viên ý mã hoạt động buông lung qua lộ trình điên đảo của nhận thức: thất niệm, tán loạn, bất chánh tri.

Nhận biết điều này không phải là điều hiếm thấy trong các nghiên cứu thần học, triết học, tâm lý học; nhưng làm thế nào để khống chế nó một cách hiệu quả, thì có thể thấy có rất ít phương pháp luyện tập, tu dưỡng, được đề nghị. Trên 2500 trước, Đức Phật đã chỉ dẫn rất rõ một phương pháp không khó thực hành mà hiệu quả thấy được khá lớn. Trong lịch sử Phật giáo nước ta, ngay từ những ngày đầu tiên của lịch sử, Tổ Sư Khương Tăng Hội đã từng giới thiệu phương pháp Sổ tức niệm, chánh niệm tập trung trên hơi thở, không để cho ký ức tức thời bị khống chế bởi các xúc cảm nguy hại dẫn đến hiện tượng tâm lý thất niệm, tán loạn, bất chánh tri.

Tập sách này, được viết bởi Bạch Xuân Phẻ, cùng với các cộng sự trong ngành giáo dục, bằng kinh nghiệm tu tập bản thân, cùng với kinh nghiệm hướng dẫn các đồng nghiệp, các học sinh của mình, cho đến những nạn nhân của bất công xã hội và ức chế dẫn đến cảnh tù tội; với những kết quả có được, giới thiệu để được chia sẻ với với những người mong muốn tự làm chủ xúc cảm bản thân trong giới hạn có thể và hướng giúp các thế hệ tương lai tự làm chủ bản thân, tự xác định hướng đi của chính mình, tự tìm thấy giá trị của sự sống trong hiện tại, để không dẫn đến những quyết định sai lầm tai hại.

Tập sách không phải tập hợp một mớ lý thuyết, mà dẫn dụng những ứng dụng cụ thể và những kết quả đạt được, hoặc lớn hoặc nhỏ, rất đáng khích lệ.

Đối với các huynh trưởng Gia Đình Phật tử, với tâm nguyện, với trách nhiệm tự nhận, ước mong hướng dẫn các đoàn sinh, các đàn em của mình, trưởng thành trong Chánh pháp; bằng nhận thức và hành động được tu dưỡng, được tài bồi, của Phật pháp trong nhiều năm, tập sách này là tư liệu tham khảo cần thiết để tăng trưởng nhận thức, phát huy những tinh hoa trong Phật pháp trao truyền cho các thế hệ đàn em, vì một xã hội hài hòa, an lạc, một dân tộc bao dung nhân ái trong một đất nước thanh bình.

Tiết Nhi đồng Việt Nam 2021

Tuệ Sỹ


FOREWORD


Due to carelessness, a person caused a deadly accident. He was said to have acted without consciousness. Each year, all over the world, there are innumerable cases of unconscious acts that cause human deaths. Not to mention the small accidents that many of us mostly have caused to ourselves and to others around us during our daily activities. More than a few of them have been caused by those same acts described as lack of consciousness.


However, “lack of consciousness” is just an expression. No acts, no language, no limb movements can be made into use without consciousness. Yet, if asked to define “what is consciousness”, all experts, from theologists, to philosophers, psychologists, neurologists, or psychiatrists will stumble over vagueness. Even if they can affirm “what it is”, “what it looks like”, or that it is nothing at all, their assertions can never be widely accepted. So the question “What is consciousness?” is not one you need to answer in this respect. But you do need to be cautious when judging an act as “done with lack of consciousness”.


In fact, there is one thing that happens to all of our actions that we can all agree to: “all useful acts are guided by right judgment (good assessments)”. Good assessments mean the right view (good recognition). A right view (good recognition) comes from accurate sources of information. A good source of information can be identified if the recognition senses are of good quality and void of destructive emotions. This means all consciousness starts from inner and outer communications, then the pathway of recognition will lead to a decisive stage when memory can access the object, identify what it is, who it is, and then focus on it to assess: “what will I do?”, “what must I do?” If this assessment is affected by destructive emotions, it will lead to destructive actions.


Above is the summary of the path of recognition that leads to either damaging or beneficial actions. The important, decisive factors on this path, according to Buddhist terms, are memory, concentration, and recognition. The term “memory” (sati in Pali, smriti in Sanskrit) is often mentioned in its best state as “mindfulness”. In psychology studies, it is called memory.


No recognition together with assessment and decisions could happen without memory. As to actions that take place as natural reflexes, be aware that it’s due to implicit memory. Instant actions, done and instantly forgotten, are results of working memory. When destructive emotions affect someone’s judgment (assessment skills), they put into action psychological factors readily set in small processes, and large or small destructions will instantly take place. Those mental functions belong to the psychological category that disturbs the mind, the last of which are considered to be forgetfulness, disturbance, and unrightful knowledge; they turn upside down the assessment process of consciousness that matches with mindfulness, attentiveness, and recognition.


Therefore, when we note that certain actions are careless or without consciousness, we mean that our sense of recognition has been affected by destructive emotions, which activates the psychological sense of forgetfulness, distraction, and inattentiveness.


Forgetfulness, lack of memory, forgetting what one is doing. The statement “He does not know what he is doing” actually means “He forgets what he is doing.” This is the recognition that guides one’s actions in each fraction of time. The brain scientist who measures it may find that it happens for 180 to 200 milliseconds. To the psychologist or brain scientist, this recognition leading to instant actions can be identified as working memory. Evidently, recognition is often dominated by constructive emotions, among which the most important factors are indulgence: no free reins to emotions, no self-indulgence. In Buddha’s words, among all footprints, those of elephants are the biggest. Similarly, among the merits, that of vigilance is the ultimate.


The cautious carpenter or mason does not give free reins to emotions; that is, he subconsciously gives attention to working memories that will not cause harm to himself or to others who are surrounding him. In this way, not giving free reins to emotions means not causing deadly accidents.


However, it is not always possible for the sense of recognition to dominate destructive emotions and act in accordance with constructive emotions. There are many destructive emotions coming from outer sources of information, via the human eyes and ears, that go beyond the human mind’s control, allowing the mind to move restlessly like a monkey or gallop like a horse, thus acting without restraints along the crazy path of recognition: no thoughts, disorders, no righteous knowledge.


Being aware of this situation is not uncommon in theology, philosophy, and psychology research works; however, not many training exercises or religious cultivations have been devised to efficiently keep it under control. Over 2500 years ago, Buddha gave instructions for a rather easy method that had proved to be quite efficient. Since the early stages of Buddhism in our country, Master Khuong Tang Hoi recommended the method that focuses on one’s breath, keeps mindfulness on one’s breath, and prevents immediate memory from being dominated by destructive emotions, leading to the psychological situations of thoughtlessness, disorders, and misconceptions.


This book was authored by Phe Xuan Bach and his collaborators in the education field. It was based on his personal cultivation, his experience guiding his colleagues, as well as his own students, and his experience dealing with victims of social injustice and frustrations that led to imprisonment. Now that he has acquired some results, Phe Xuan Bach would like to share them with anyone who would acquire a sense of self control, the ability to determine one’s life direction, to find the value of one’s existence in the present life so that no wrong decisions would be made.


This collection does not comprise a series of theories, but demonstrates specific applications and results. All the results, no matter big or small, deserve encouragement.


To Vietnamese Buddhist Youth Family leaders, we are willing to take responsibility in guiding our youths, so they grow up in Buddha’s wisdom and guidance, and spend many years cultivating a sense of recognition and a path of actions enlightened by Buddha’s teachings.  This collection will serve as the necessary reference for developing a sense of recognition and conveying the essence of Buddhism to the young generations. It will also contribute to the building of a harmonious and happy society and a peaceful nation with ideals of generosity and humanitarianism.


Vietnamese Children’s Festival, 2021

Tue Sy


Nếu độc giả muốn mua ủng hộ cuốn sách này, hãy liên lạc tác giả, Bạch X. Phẻ, tại tamthuongdinh@gmail.com. Mọi tiền ủng hộ đều chuyển đến Chương trình Cùng Em Đến Trường ở Việt Nam.