Showing posts with label Bilingual. Show all posts
Showing posts with label Bilingual. Show all posts

Saturday, May 30, 2020

If George’ Floyd’s death is still too raw for you… Nếu cái chết của George vẫn còn quá thô đối với bạn...


If George’ Floyd’s death is still too raw 

for you…


I get it. I had to work through my anger with a poem. It’s rough. But maybe it was meant to be.


Spirit of America



Words

in action and deed

mean two different 

things


Sweet land of 

liberty

(for you not me)

Of thee I sing

(a voice for one

not many)

We hold these truths

(it’s recorded on my phone)

I lift my lamp

(but will you see?)


And they yelled

“Freedom! Liberty!”

with guns at their side

Crowded in a white capitol


And I gasped

“Justice!

Unarmed face down

On black asphalt


Freedom, Liberty, Justice

on the page  

Justice will be delivered!

All Men are created Equal

Justice will be served!

Yearning to breathe free

And when it finally came

“I can’t breathe”

I was already dead.


--Keith Carmona

May 29 

Written By Keith Carmona



Nếu cái chết của George vẫn còn quá thô đối với bạn...

Tôi hiểu rồi. Tôi đã phải hành hoạt qua cơn giận của mình bằng một bài thơ. Nó thô thiển. Nhưng có lẽ nó có nghĩa từ trái tim. 

  
Tinh Hoa của nước Mỹ

Từ ngữ
trong hành động và chứng thư
có hai nghĩa 
khác nhau

Vùng đất ngọt ngào của
tự do
(cho bạn, không phải cho tôi)
Những điều, chúng ta thường hát
(một giọng nhất như
không nhiều)
Chúng tôi giữ vững sự thật này
(nó được ghi lại trên điện thoại)
Tôi nâng đèn
(nhưng bạn có thấy?)

Và họ hét lên
"Tự do! Tự do!
với súng đạn ở bên cạnh họ
Chật cứng trong một thủ phủ Mỹ trắng


Và tôi thở hổn hển
"Công lý!
Tay không, mặt mình bị đè xuống đất
Trên con đường nhựa đen

Tự do, Tự do, Công lý
trong hiến chương
Công lý sẽ được chuyển giao!
Tất cả chúng ta đều công bằng, như nhau
Công lý sẽ được phục vụ!
Hổn hển để được thở 
Và cuối cùng đến
"Tôi không thở được"

Tôi, ta đã chết!

--Keith Carmona
29 tháng 5, 2020.

Viết bởi Keith Carmona
Dịch bởi Phe Bach

Monday, March 23, 2020

VŨ KHÍ GIẢI CỨU MEKONG: CHẤT XÁM VÀ TIẾNG NÓI


VŨ KHÍ GIẢI CỨU MEKONG: 

CHẤT XÁM VÀ TIẾNG NÓI 


Ngô Thế Vinh đứng bên chân con đập Mạn Loan 1,500 MW, con đập dòng chính đầu tiên trong chuỗi đập bậc thềm Vân Nam trên sông Lancang-Mekong. [photo by NVH 2002] (Read English here)


Lời Giới Thiệu:  Đã tới năm 2020, mà vẫn còn một số bài viết mới phát tán trên mạng, và tác giả bài viết ấy chỉ dựa vào con số 16% lượng nước sông Mekong đổ xuống từ Trung Quốc, để bảo rằng ảnh hưởng chuỗi đập khổng lồ Vân Nam là không đáng kể, đó như một biện minh che chắn cho những việc làm sai trái của Bắc Kinh trên dòng Mekong trong suốt hơn 3 thập niên qua. Xây chuỗi đập bậc thềm Vân Nam, Trung Quốc đã khởi đầu phá hủy sự cân bằng bền vững của toàn hệ sinh thái lưu vực sông Mekong. Dung lượng các hồ chứa Vân Nam ngoài khả năng giữ hơn 30 tỉ mét khối nước [thời điểm 2016], còn chặn lại một trữ lượng rất lớn phù sa không cho xuống tới hạ lưu. Thiếu nguồn nước ngọt, thiếu phù sa lại thêm ngập mặn với nước biển dâng, cả một vùng châu thổ phì nhiêu ĐBSCL, cái nôi của một nền văn minh miệt vườn, có tương lai trở thành một vùng đất chết do sa mạc hóa. Đó là tình cảnh bi thương của 20 triệu cư dân 13 tỉnh Miền Tây 3 tháng đầu năm 2020 hiện nay. Bài "Phỏng vấn Bs Ngô Thế Vinh - người đi dọc 4,800 km sông Mekong" được phóng viên môi trường Lê Quỳnh thực hiện, đã được đăng trên báo in Người Đô Thị [25/ 04/ 2016] với tiêu đề: “Vũ khí giải cứu Mekong: chất xám và tiếng nói”, bài phỏng vấn đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự, cũng để trả lời quan điểm sai trái cho rằng Cửu Long Cạn Dòng không phải do Trung Cộng xây chuỗi đập thuỷ điện trên thượng nguồn. [Viet Ecology Foundation]


Phỏng vấn Ngô Thế Vinh – người đi dọc 4.800 km sông Mekong





LTS. Gần 20 năm tâm huyết với các vấn đề trên dòng Mekong cũng như đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), bác sĩ Ngô Thế Vinh không chỉ là một nhà văn với hai tác phẩm Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng và Mekong – dòng sông nghẽn mạch, ông còn là một nhà hoạt động môi trường bền bỉ. Ông đã có những chuyến đi dọc dòng Mekong dài 4.800km, từ Tây Tạng đổ xuống Biển Đông. Người Đô Thị có cuộc phỏng vấn ông Ngô Thế Vinh về các vấn đề nóng bỏng hiện nay trên dòng Mekong và ĐBSCL. 


*
Thưa, dù đã 17 năm trôi qua, từ những chuyến đi dọc dòng sông Mekong dài 4.800km, bức tranh sống động mà ông “phác họa” về những tác hại khủng khiếp do các con đập thủy điện gây ra cho đời sống người dân lưu vực sông Mekong đến nay vẫn nóng hổi tính thời sự. Từ những dự cảm rất sớm về những hậu quả do các đập thủy điện gây ra trên dòng Mekong và cho ĐBSCL nói riêng, ông nhận định gì về thực trạng hiện nay?
Năm 2000, khi nói “Cửu Long cạn dòng”, nhiều người xem đó là phát biểu “nghịch lý” bởi đó là năm có lụt lớn ở miền Tây. Một vị tu sĩ đang tất bật lo việc cứu trợ, mới nghe tên cuốn sách đã phát biểu: “Đang lũ lụt ngập trời với nhà trôi người chết mà lại nói “Cửu Long cạn dòng” là thế nào?” Nhưng cần hiểu rằng lũ và hạn tương ứng với mùa mưa và mùa khô là chu kỳ tự nhiên đã có hàng ngàn năm trên dòng Mekong và các vùng châu thổ, và đến nay thì mức độ càng trầm trọng và gay gắt. Chúng ta không thể đổ lỗi hết cho “thiên tai”, mà cần can đảm gọi cho đúng tên những yếu tố “nhân tai” bởi do chính con người gây ra qua suốt quá trình phát triển không bền vững và có tính tự hủy từ nhiều thập niên qua, đã làm gãy đổ sự cân bằng của cả một hệ sinh thái vốn phức tạp nhưng cũng hết sức mong manh của dòng Mekong.
Một chuỗi những tai ương do chính con người gây ra đó là: (1) Phá hủy tự sát những khu rừng mưa trong toàn lưu vực. Những khu rừng mưa này có tác dụng như những tấm bọt biển khổng lồ giữ nước trong mùa mưa, xả nước trong mùa khô với chức năng điều hoà lưu lượng nước của dòng sông trong suốt hai mùa khô lũ, thì nay không còn nữa. (2) Xây các con đập thủy điện không chỉ trên dòng chính mà ngay trên khắp các phụ lưu sông Mekong từ thượng nguồn xuống tới hạ lưu, và đáng kể nhất là chuỗi những con đập bậc thềm (Mekong Cascades) Vân Nam của Trung Quốc. Hồ chứa các con đập ấy không những chỉ giữ nước mà còn ngăn chặn phù sa như một dưỡng chất xuống vùng châu thổ ĐBSCL. Nguồn thủy điện cũng đưa tới kỹ nghệ hóa, đô thị hóa với trút đổ các chất phế thải xuống sông gây ô nhiễm nguồn nước sông Mekong. (3) Còn phải kể tới kế hoạch Trung Quốc cho nổ mìn phá các ghềnh thác khai thông lòng sông Mekong để mở thủy lộ từ Vân Nam xuống xa tới Vạn Tượng, Trung Quốc đã làm biến dạng toàn dòng chảy, gây xói lở trầm trọng các khu ven sông. (4) Cộng thêm những sai lầm về các kế hoạch thủy lợi tự phát ngay nơi ĐBSCL như be bờ ngăn đập rồi tới nạn “cát tặc” ngày đêm nạo vét lòng sông…
Tình trạng này gây thảm họa nhãn tiền: nếu lụt thì sẽ rất lớn ngay mùa mưa, hạn hán sẽ gay gắt hơn trong mùa khô và nạn ngập mặn ngày càng lấn sâu vào trong đất liền. Như vậy chủ yếu là do các nguyên nhân nhân tai, nay cộng thêm với biến đổi khí hậu, El Nino… là phần thiên tai cộng thêm vào. Không gọi đúng tên, đổ hết cho thiên tai là một thái độ chối bỏ nguy hiểm của giới chức Việt Nam hiện nay.
Trên dòng chính Mekong, Trung Quốc đã và vẫn tiếp tục xây đập thủy điện trên thượng nguồn, Lào xây đập dưới hạ nguồn, còn Thái Lan dẫn nước từ dòng Mekong vào ngay cả mùa khô… Trong tình hình ấy, điều ông lo ngại nhất là gì?
Bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, sau khi Trung Quốc hoàn tất hai con đập lớn nhất: Nọa Trác Độ (Nuozhadu) 5.850MW và Tiểu Loan (Xiaowan) 4.200MW, về tổng thể Bắc Kinh hầu như đã hoàn thành kế hoạch thủy điện của họ trên suốt nửa chiều dài con sông Lan Thương (Lancang – tên Trung Quốc của sông Mekong). Theo Fred Pearce, Đại học Yale, con sông Mekong nay đã trở thành tháp nước và là nhà máy điện của Trung Quốc. Philip Hirsch, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu sông Mekong thuộc Đại học Sydney nhận định: “Hai con đập khổng lồ Nọa Trác Độ và Tiểu Loan sẽ ảnh hưởng trên suốt dòng chảy của con sông Mekong xuống tới tận ĐBSCL của Việt Nam”. Chỉ với sáu con đập dòng chính hoàn tất, Trung Quốc đã đạt được công suất 15.150MW – nghĩa là hơn một nửa toàn công suất tiềm năng thủy điện của con sông Lan Thương. Với 8 dự án đập còn lại, và có thể sẽ còn thêm nhiều dự án mới nữa, Trung Quốc sẽ dễ dàng dứt điểm sớm trong vòng mấy thập niên đầu thế kỷ XXI.
Chúng ta không thể chỉ dựa vào một con số 16% lượng nước sông Mekong đổ xuống từ Trung Quốc, để bảo rằng ảnh hưởng chuỗi đập Vân Nam là không đáng kể. Xây chuỗi đập Vân Nam, Trung Quốc đã khởi đầu phá hủy sự cân bằng bền vững của toàn hệ sinh thái lưu vực sông Mekong. Dung lượng các hồ chứa Vân Nam ngoài khả năng giữ hơn 30 tỉ mét khối nước còn chặn lại một trữ lượng rất lớn phù sa không cho xuống tới ĐBSCL. Thiếu nước, thiếu phù sa lại thêm ngập mặn với nước biển dâng, cả một vùng đất phì nhiêu ĐBSCL, cái nôi của một nền văn minh miệt vườn, có tương lai trở thành một vùng đất chết do sa mạc hóa.
Điều gì đáng lo ngại nhất hiện nay? Rõ ràng Việt Nam đã mất cảnh giác và thiếu chuẩn bị trong cuộc chiến môi sinh “không tuyên chiến” của Trung Quốc. Lời kêu gọi Trung Quốc xả nước từ hồ chứa Vân Nam để cứu hạn cho ĐBSCL đã nói lên tình thế bị động của Việt Nam. Lẽ ra giới lãnh đạo phải tiên liệu nguy cơ này từ nhiều năm trước. Nay lại thêm 9 dự án đập dòng chính hạ lưu của Lào và 2 của Campuchia sẽ khiến bài toán cứu nguy ĐBSCL khó khăn và phức tạp hơn nhiều, mà Việt Nam thì chưa có một chiến lược đối phó.
Hiệp định Mekong 1995 được xem là một cơ sở kiểm soát bảo vệ dòng Mekong, tuy nhiên Trung Quốc từ chối tham gia. Tương tự, Công ước Liên Hiệp Quốc 1997 về sử dụng các nguồn nước liên quốc gia, Việt Nam thuận ký năm 2014, được biên soạn đặc biệt nhằm bổ sung và hạn chế những bất cập trong các hiệp định lưu vực hiện có như Hiệp định Mekong 1995, cũng thiếu tên Trung Quốc. Trong diễn tiến đó, Trung Quốc nay lại khởi xướng một diễn đàn mới: Hợp tác Lancang – Mekong ra mắt tháng 11.2015. Ông nhận định như thế nào về cơ chế này? Cơ hội của Việt Nam cũng như các nước trên lưu vực tham gia có thể là gì? Theo ông, liệu Trung Quốc có động cơ gì đằng sau đó không?
Uỷ ban Sông Mekong (MR Committee) được Liên Hiệp Quốc thành lập từ 1957, nhưng mọi dự án phát triển hầu như bị tê liệt do cuộc chiến tranh Việt Nam. Sau 1975, bước vào thời bình, con sông Mekong trở lại là mục tiêu khai thác của các quốc gia trong lưu vực. Nhu cầu phục hồi một tổ chức điều hợp liên quốc gia tương tự Ủy ban Sông Mekong trước đây là cần thiết. Ngày 5.4.1995, bốn nước hội viên gốc thuộc lưu vực hạ lưu Mekong đã họp tại Chiang Rai – Bắc Thái, để cùng ký kết Hiệp ước Hợp tác phát triển bền vững hạ lưu sông Mekong và đổi sang một tên mới là Ủy hội Sông Mekong (MR Commission).
Đại diện Việt Nam đặt bút ký vào Hiệp định Mekong 1995 là Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm với chấp nhận một thay đổi cơ bản trong hiệp ước mới: thay vì như trước, mỗi hội viên trong Ủy ban sông Mekong (1957) có quyền phủ quyết bất cứ một dự án nào bị coi là có ảnh hưởng tác hại tới dòng chính sông Mekong, nay theo nội quy mới (1995), không một quốc gia nào có quyền phủ quyết. Phát biểu trong Hội nghị Mekong 1999 tại Nam California (Mỹ), chúng tôi nhận định đây là khởi điểm một bước sai lầm chiến lược của Việt Nam, vì là quốc gia ở cuối nguồn.
Sáu nước lưu vực sông Mekong đang đứng trước nhiều vấn đề bức thiết liên quan đến kinh tế, xã hội cũng như bảo tồn môi trường sinh thái. Tuy nhiên, những khác biệt về yếu tố địa chính trị lại là rào cản không nhỏ trong tiến trình hợp tác, và đặt ra bài toán phải giải quyết hài hòa lợi ích của mỗi quốc gia. Theo ông, diễn biến chính trị ảnh hưởng như thế nào trong vấn đề hợp tác vùng và phát triển vùng trên dòng Mekong? Viễn cảnh phát triển Mekong sẽ là như thế nào trong bối cảnh biến đổi khí hậu?
Nhắc tới sự kiện Trung Quốc mới đây cho thành lập khối Hợp tác Lancang – Mekong, một cơ chế bao gồm 6 nước cùng sử dụng sông Mekong, nhiều người vội lạc quan cho rằng đó có thể là một phương tiện tốt để buộc Trung Quốc quan tâm nhiều hơn đến lợi ích của các nước hạ nguồn. Mối lạc quan đó có thể đúng có thể không. Nhưng cần nhận thức rõ một điều: từ 1995, Trung Quốc chọn đứng ngoài Ủy hội Sông Mekong chỉ gồm 4 nước hạ lưu: Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam. Tới nay với 6 con đập dòng chính, về tổng thể, Trung Quốc đã hoàn tất kế hoạch thủy điện trên khúc sông Mekong 2.200km của họ.
Nay nếu có mở ra thêm khối Hợp tác Lancang – Mekong thì đó cũng chỉ là một bước chiến lược của Trung Quốc, tạo cho mình một hình ảnh hữu nghị nhưng thực tế là nhằm tăng cường ảnh hưởng đưa tới khống chế toàn bộ lưu vực sông Mekong. Trung Quốc sẵn có khả năng kỹ thuật, có nguồn tài chính hầu như vô hạn, Bắc Kinh thừa sức để gạt ảnh hưởng của Hoa Kỳ và Nhật Bản ra khỏi lưu vực sông Mekong, cũng như họ đã đánh sập thế thượng phong của Đệ thất hạm đội Hoa Kỳ trên Biển Đông bằng các đảo chiếm của Việt Nam rồi mở rộng xây dựng căn cứ quân sự trên đó.
Tương lai khối Hợp tác Lancang – Mekong ra sao, vẫn tùy thuộc thiện chí rất đáng ngờ của Trung Quốc. Những ai từng theo dõi cách hành xử của Trung Quốc trong bao năm nay, cũng nhận thấy là Bắc Kinh chưa hề có Hồ sơ theo dõi tốt (Good track records).
Nhưng rồi cũng phải kể tới tiềm năng “chất xám” mỗi quốc gia thành viên khi tham dự khối Hợp tác Lancang – Mekong, và quan trọng hơn hết là liệu có được một mẫu số chung đoàn kết của các nước nhỏ hay không. Thiếu một “tinh thần sông Mekong” nơi các quốc gia hạ lưu như hiện nay (vẫn cái cảnh “đồng sàng dị mộng”), lại thêm ác ý như từ bao giờ (Trung Quốc luôn luôn chia để trị), thì khối Hợp tác Lancang – Mekong chỉ là chiếc dù tạo thêm ảnh hưởng quyền lực của Trung Quốc trên mỗi quốc gia hạ nguồn.
Nếu Trung Quốc có thực tâm, phải đòi hỏi Bắc Kinh đi đến một Hiệp ước Lancang – Mekong theo đó mỗi quốc gia thành viên phải được tôn trọng và đối xử bình đẳng, có thể xem đây như một Ủy hội Sông Mekong mở rộng bao gồm thêm Trung Quốc và Myanmar.
Điểm qua tình hình hiện nay: Thủ tướng Campuchia Hunsen gần như hậu thuẫn vô điều kiện chính sách của Trung Quốc; Lào thì bất chấp mọi khuyến cáo vẫn từng bước thực hiện xây 9 con đập dòng chính Mekong (đang xây hai đập Xayaburi và Don Sahong); Thái Lan không ngừng lấy nước từ sông Mekong cung cấp cho các vùng khô hạn của họ; Myanmar thì không phải là yếu tố quan trọng khi chỉ tiếp cận một khúc sông Mekong vùng Tam giác vàng; riêng Việt Nam gần như bị động và chưa có “một chiến lược trên bàn cờ Mekong” khi quyết định tham dự khối Hợp tác Lancang – Mekong.
Điều cần làm ngay, là cấp thiết di chuyển Ủy ban Mekong Việt Nam từ Hà Nội về ĐBSCL để cùng bắt tay hình thành một phân khoa Mekong nơi Đại học Cần Thơ, giúp phái đoàn Việt Nam có một hồ sơ Mekong mang tính chiến lược, có cơ sở pháp lý khi họ tới dự những hội nghị thượng đỉnh Mekong. Mekong Delta SOS phải là ưu tiên số một trong nghị trình của Hội đồng Chính phủ, của Quốc hội và cả của Bộ Chính trị. Thảm hoạ đại hạn nơi ĐBSCL nếu cần phải đưa ra trước Diễn đàn Liên Hiệp Quốc.
Ông đánh giá thế nào về vai trò của tiếng nói cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ (NGO) trong bối cảnh các quốc gia lưu vực sông Mekong còn nhiều quan điểm khác biệt? Ở Việt Nam, theo ông, vai trò tiếng nói này hiện nay thế nào, và cần như thế nào?
Khi nhìn chung vào lưu vực 5 nước sông Mekong hạ nguồn (thêm Myanmar), một ký giả ngoại quốc nhận xét: tiếng nói của các cộng đồng dân sự, các mạng xã hội Việt Nam về vấn đề sông Mekong được kể là “khá hiếm” so với những tiếng nói của cư dân Bắc Thái Lan, người dân Lào và ngay cả dân Campuchia. Điều này hầu như lại càng rất hiếm thấy nơi cộng đồng 20 triệu cư dân ĐBSCL. Cũng dễ hiểu, đa số nông dân bị thiếu học với một nền giáo dục thấp hơn cả Tây nguyên, lại thêm bị bưng bít thông tin thì làm sao bảo họ có tiếng nói ngoài thái độ cam chịu. Tiếng nói của những “tổ chức được gọi là NGO” thì luôn luôn luôn bị kiểm soát và định hướng bởi Nhà nước, và những định hướng thiển cận như hiện nay đã triệt tiêu mọi sáng kiến từ các nguồn trí tuệ. Nhưng dẫu sao, quan sát từ bên ngoài, đã thấy ánh sáng cuối đường hầm, đang có những nỗ lực tích cực từ trong nước để hình thành những cộng đồng dân sự xã hội thực sự có tiếng nói, nhưng dĩ nhiên có một cái giá phải trả cho những bước tiên phong ấy. Đó là một tiến trình không thể đảo nghịch và cũng đã đến lúc Nhà nước ý thức được rằng họ không thể tạo nút chặn cho cả một xu thế thời đại.
Cảm nhận của ông như thế nào về vai trò của các nhà khoa học Việt Nam hiện nay trong “bài toán” sông Mekong nói chung và ĐBSCL nói riêng? Họ cần có “cơ chế” gì để tiếng nói thực sự đạt hiệu quả?
Tuy chưa có dịp được gặp hết, chúng tôi vẫn theo dõi sinh hoạt của các nhà khoa học Việt Nam từ những năm qua. Họ đã và đang phải làm việc trong những điều kiện vô cùng khó khăn, nhưng nỗ lực của các anh chị ấy để cất tiếng nói bảo vệ một hệ sinh thái lành mạnh cho Việt Nam, tuy thầm lặng, đã được nhiều người biết đến. Từ bên ngoài, chúng tôi luôn quan niệm “bài toán” sông Mekong và cứu nguy ĐBSCL phải từ các nhà khoa học và giới trẻ trong nước. Việt Nam không hề thiếu chất xám nhưng giới khoa học ấy không có phương tiện, không có tự do hoạt động ngay cả trong môi trường đại học. Có thể đi tới một kết luận: “dân chủ và môi sinh” phải là bộ đôi không thể tách rời.
Tôi cũng cho rằng, cứu vãn được nhịp đập của “trái tim Biển Hồ” là giải pháp khả thi cứu nguy cho các vùng châu thổ Tonle Sap của Campuchia và ĐBSCL của Việt Nam, dĩ nhiên với cái giá rất cao mà Việt Nam không thể không hợp tác với Campuchia đầu tư vào.
Ông có một kho dữ liệu quý về văn hóa, lịch sử, môi trường… liên quan đến 4,800 km dòng Mekong, từ Tây Tạng đổ xuống Biển Đông, nơi hơn 65 triệu cư dân sinh sống. Đó là những tư liệu chuyên ngành chẳng liên quan gì đến nghề bác sĩ của ông cả. Nên nếu được tự nói về mình, ông nhận mình là một bác sĩ, nhà văn, nhà báo, hay là một nhà khoa học?
Tốt nghiệp Y khoa Sài Gòn năm 1968, hành nghề y khoa trong nước rồi ra hải ngoại hơn 40 năm, y khoa đã như một phần đời sống không dễ tách rời của tôi. Khi còn là sinh viên, tôi viết văn, làm báo, hoạt động xã hội cùng với những người trẻ đồng trang lứa. Thế hệ chúng tôi không chỉ có học tập mà còn rất quan tâm tới các vấn đề đất nước, riêng tôi về sau này còn có mối quan tâm đặc biệt tới các vấn đề môi sinh, trong đó có con sông Mekong và ĐBSCL. Cùng với nhóm Bạn Cửu Long, chúng tôi đã thực sự khởi đầu hoạt động từ 1995, đến nay cũng đã 21 năm rồi. Tôi đã được gán cho nhiều căn cước khác nhau, nhưng một cách khái quát, nói như ký giả Long Ân, có lẽ đúng nhất tôi chỉ là con người xanh của môi sinh.


BS. Ngô Thế Vinh: Tốt nghiệp Y khoa Sài Gòn, làm báo sinh viên Tình thương, y sĩ Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù, bác sĩ nội trú các trường đại học New York, hiện là bác sĩ điều trị tại một bệnh viện Nam California, Mỹ. Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng là một dữ kiện tiểu thuyết liên quan tới môi sinh và phát triển lưu vực sông Mekong và ĐBSCL. Nối tiếp sau đó là ký sự Mekong dòng sông nghẽn mạch ra đời; bên cạnh bản tiếng Việt, ký sự này được dịch sang tiếng Anh, thu hút khá nhiều quan tâm của giới khoa học, nhà báo, nhà hoạt động môi trường thế giới…
 LÊ QUỲNH thực hiện
Người Đô Thị, tháng 4.2016
 (*) Tên bài trên bản báo giấy: “Vũ khí giải cứu Mekong: chất xám và tiếng nói”.
(Read English here)

Friday, March 13, 2020

“Mắc kẹt trong Bảo tháp”

“Mắc kẹt trong Bảo tháp”
Thích Nhất Hạnh
Ngoc-Tram Hoang chuyển ngữ

Hơn mười năm trước, một trong những đệ tử của tôi ở Việt Nam đã xây một bảo tháp – một ngôi đền Phật giáo – để chứa tro cốt của tôi. Tôi nói với cô ấy rằng tôi đã không cần một bảo tháp cho tro cốt của tôi. Tôi không muốn bị mắc kẹt trong một bảo tháp. Tôi muốn ở khắp mọi nơi.
“Tuy nhiên”, cô ấy đã phản đối, “bảo tháp đã xây xong rồi!”
“Trong trường hợp đó”, tôi đã nói rằng, “con phải đặt một dòng chữ ở mặt trước của bảo tháp, nói rằng, ‘Tôi không có ở đây’ “. Thực sự là vậy. Tôi sẽ không ở trong bảo tháp. Ngay cả khi cơ thể của tôi được hỏa táng và tro cốt được đặt trong đó, tro đó vẫn không phải là tôi. Tôi không ở trong đó. Tại sao tôi lại muốn ở bên trong đó khi bên ngoài đẹp đến thế?
Nhưng trong trường hợp một số người hiểu lầm, tôi nói với cô ấy rằng họ có thể cần thêm một dòng chữ khác, nói rằng, “tôi cũng không ở bên ngoài kia”. Mọi người sẽ không tìm thấy tôi bên trong hoặc ngoài bảo tháp. Tuy nhiên, họ vẫn có thể hiểu lầm. Vì vậy, có thể cần phải có một dòng chữ thứ ba với nội dung, “Giả hoặc tôi được tìm thấy ở bất cứ nơi đâu, đó là trong cách thở và đi bộ yên bình của bạn”. Đó là sự tiếp nối của tôi. Mặc dù chúng ta có thể chưa bao giờ gặp nhau trực tiếp, nhưng, khi bạn hít vào, bạn thấy sự bình yên trong hơi thở của mình, tôi ở đó với bạn.
Thích Nhất Hạnh, trích trong cuốn “The art of living”
Chuyển ngữ: Ngoc-Tram Hoang
*
Over ten years ago, one of my disciples in Vietnam had a stupa – a Buddhist shrine – built for my ashes. I told her that I didn’t need a stupa for my ashes. I don’t want to be stuck in a stupa. I want to be everywhere.
“But,” she protested, “it’s already built!”
“In that case,” I said, “you’ll have to put an inscription on the front, saying, ‘I am not in here.’” It’s true. I won’t be there in the stupa. Even if my body is cremated and the ashes are put in there, they aren’t me. I won’t be in there. Why would I want to be in there when outside it is so beautiful?
But in case some people misunderstand, I told her they might need to add another inscription, saying, “I am not out there either.” People won’t find me inside or outside the stupa. Yet they may still misunderstand. So there may need to be a third inscription that reads, “If I am to be found anywhere, it is in your peaceful way of breathing and walking.” That is my continuation. Even though we may never have met in person, if, when you breathe in, you find peace in your breathing, I am there with you.
Thich Nhat Hanh, in “The Art of Living”.

Thursday, March 12, 2020

THÔNG ĐIỆP và SỨ GIẢ

THÔNG ĐIỆP và SỨ GIẢZen Fables for Today / Đạo Sinh dịch

Trong một lớp huấn luyện giảng sư Thiền tông, một vị Thiền sư lỗi lạc đã cho lời khuyên như thế này:
“Các thầy hãy xăm lời nhắc nhở này vào trong mí mắt mình: ‘Tôi là người Hoằng Pháp, chứ không phải Pháp. Tôi chỉ như mọi người khác’.”
Các thiền sinh hỏi: “Thưa, để làm gì ạ?”
Thiền sư nói: Tôi sẽ bắt đầu bằng câu chuyện về một thành phố bị bao vây. Quân địch sẽ giết hết cư dân nếu không được cứu viện. Ngay khi mọi thứ đều tỏ ra vô vọng thì một sứ giả lọt được qua hàng rào địch, với thông điệp là quân đội của Shogun sẽ tấn công vào sớm mai để đánh đuổi quân xâm lăng. Tin tức này khiến dân chúng vui mừng đến độ xem sứ giả như một người hùng. Sau khi quân đội của Shogun rời thành, dân chúng đã bầu sứ giả làm người cai quản thành phố. Mặc dù rất được lòng người, nhưng vị sứ giả đã tỏ ra quá kém cỏi trong công việc điều hành, và chẳng bao lâu đã bị đuổi đi không luyến tiếc.
Bài học ở đây là đừng bao giờ nhầm lẫn Chánh Pháp—vốn là quà tặng quý giá của đức Phật—với người hoằng truyền Chánh Pháp. Các thầy chỉ là người hoằng Pháp. Khi các thầy khiến cho thính chúng phải kinh ngạc trước nội hàm đầy trí tuệ của một bài Pháp, khi đệ tử của các thầy giao phó cho các thầy công việc hình thành tâm thức của họ, khi các thầy được đối đãi như một người đặc biệt, các thầy hãy tập trung vào thông điệp bên trong mí mắt:
“Tôi là người Hoằng Pháp, chứ không phải Pháp. Tôi chỉ như mọi người khác.”
Zen Fables for Today
————-

“Tattoo inside your eyelids this reminder: ‘you are the messenger, not the message. You are just like everyone else.’ ”
This was the advice given by a charismatic Zen teacher to a class of Zen teachers-in-training.
“What do you mean?” they asked her.
“I’ll begin with a story about a besieged town that was surrounded by enemies who would slaughter all the inhabitants if help didn’t arrive. Just when things looked hopeless, a messenger slipped through enemy lines with the message that the army of the Shogun would attack in the morning and drive off the invaders.
“The townspeople were so enraptured with this news that they treated the messenger like a hero. And after the Shogun’s army left, they elected the messenger mayor.
Though a pleasant fellow, the messenger turned out to be a thoroughly inept leader and was soon sent away in disgrace.
The lesson here is never confuse the message–which is the precious gift of Buddha–with the messenger. You are only a messenger.
“When you stun an audience with the wisdom of a lecture, when your students cede to you the molding of their minds, when you are treated as someone special, focus on the message inside your eyelids: You are the messenger, not the message. You are just like everyone else.”

Saturday, January 25, 2020

Đạt Lai Lạt Ma: Sống Cuộc Đời Từ Bi - Living the Compassionate Life

Tuấn Anh và La Sơn Phúc Cường Việt dịch
Đạt Lai Lạt Ma: Sống Cuộc Đời Từ Bi 
- Living the Compassionate Life
Những chia sẻ của Đức Đạt Lai Lạt Ma giúp mỗi người hiểu vì sao thực hành chính niệm và nuôi dưỡng từ bi tâm tất yếu dẫn đến sự tự tin và lòng nhân ái nơi mỗi người.
dalai lamaLà con người, tất cả chúng ta đều có tiềm năng để trở thành người hạnh phúc và tràn đầy từ bi tâm, nhưng đồng thời chúng ta cũng có thể làm tổn hại và mang lại những khổ đau cho người khác. Tất cả những xu hướng này tiềm ẩn nơi thân tâm mỗi người.
Nếu chúng ta muốn được hạnh phúc, thì điều quan trọng là hãy biết nuôi dưỡng những mầm thiện và năng lực lợi lạc nơi mỗi người, nỗ lực giảm thiểu những xu hướng xấu ác. Làm những việc xấu ác, chẳng hạn như ăn cắp và nói dối, đôi khi có vẻ mang lại sự hài lòng trước mắt, nhưng về lâu dài, chúng sẽ gây nên những khổ đau khôn cùng.
Các việc thiện, xuất phát từ tâm chân thành luôn mang lại cho chúng ta sức mạnh nội tâm. Khi ấy, chúng ta tự tin hơn, bớt lo âu và dễ mở lòng biết quan tâm tới lợi lạc của tha nhân dù cho có những khác biệt về tôn giáo, văn hóa hay bất kỳ rào cản nào. Biết hướng nội tâm, quan sát, nuôi dưỡng những mầm thiện và tránh xa những thứ xấu ác tiềm ẩn trong thân tâm ta là rất quan trọng. Bạn cần trau dồi năng lực nội tâm, biết quan sát, phân tích một cách cẩn trọng và kỹ càng.
Tôi gọi đây là thúc đẩy giá trị con người. Tâm nguyện của tôi là làm thế nào để chúng ta có sự hiểu biết về giá trị con người một cách sâu sắc hơn. Những giá trị như từ bi tâm, lòng nhân ái và kỷ luật là không thể thiếu nếu bạn mong muốn có niềm hạnh phúc đích thực được dù cho bạn có theo tôn giáo nào, có đức tin gì.
Chúng ta cần từ bi tâm và lòng nhân ái không chỉ để tồn tại mà đây là nguồn cội của những thành công trong đời sống.
Từ bi tâm và lòng nhân ái là nền tảng cho sự thành công của chúng ta trong đời này và những tăng trưởng trên đạo lộ tâm linh, và cao hơn là đạt tới toàn giác. Do vậy, từ bi tâm không phải chỉ là tâm nguyện khi khởi đầu mà cần luôn được nuôi dưỡng, phát triển trong mọi nơi, mọi lúc, không bị giới hạn ở bất kỳ thời gian, địa điểm hay giới hạn chỉ trong cộng động tâm linh, Phật giáo hay bất kỳ tôn giáo nào.
Là con người, chúng ta cần từ bi tâm và lòng nhân ái để tồn tại trên cõi đời này. Sự ích kỷ tự lợi không chỉ làm tổn hại người, mà còn ngăn cản chính hạnh phúc bản thân chúng ta. Vậy thì đã đến lúc mỗi người chúng ta cần biết suy nghĩ một cách khôn ngoan hơn, quý vị có nghĩ vậy không? Tôi tin tưởng như vậy.

Khai triển từ bi tâm

Trước khi có thể phát khởi từ bi tâm và lòng bi mẫn, chúng ta cần biết những phẩm chất đó là gì. Nói một cách đơn giản, từ bi và lòng bi mẫn có thể được hiểu là những dòng tâm thiện, những cảm xúc làm khởi sinh niềm hy vọng, can đảm, quyết tâm và sức mạnh nội tâm. Trong truyền thống Phật giáo, từ bi có hai phương diện: mong cho chúng sinh thoát khổ và mong cho chúng sinh được hạnh phúc đích thực.
Vậy làm thế nào để tăng trưởng từ bi tâm và lòng bi mẫn nơi mỗi người. Nói cách khác, có những phương tiện nào để tăng trưởng những phẩm chất này và giảm bớt sự sân giận, hận thù, và ghen tỵ? Chắc chắn có. Dù nhiều người không hoàn toàn đồng ý câu trả lời của tôi cho điều này nhưng dứt khoát là “Có!” Dù bạn không đồng ý với tôi ngay lúc này, thì cũng hãy để mở khả năng phát triển như vậy cho bản thân. Chúng ta hãy cùng nhau thực hiện một số thử nghiệm; sẽ thấy một số câu trả lời.
Có thể sắp xếp các loại hạnh phúc và đau khổ thành hai mức độ: tâm thức và thân thể. Hạnh phúc hay khổ đau về tâm có ảnh hưởng to lớn hơn nhiều. Trừ khi chúng ta bị mắc căn bệnh hiểm nghèo hoặc quá thiếu thốn các nhu cầu cơ bản, tình trạng của thân hầu như đóng một vai trò thứ yếu trong cuộc sống. Nếu thân chúng ta thoải mái, chúng ta hầu như không để tâm tới. Tuy nhiên, dòng tâm thức ghi lại mọi sự kiện, dù vụn vặt đến mức nào. Do đó chúng ta nên dành những nỗ lực nghiêm túc nhất của mình để mang lại niềm an bình cho nội tâm thay vì những thú vui của thân xác.

Có thể chuyển hóa được các dòng tâm

Từ kinh nghiệm còn hạn hẹp của riêng mình, tôi tin rằng thông qua rèn luyện tâm liên tục, chúng ta thực sự có thể nuôi dưỡng sự an bình và niềm an lạc. Thái độ tích cực của chúng ta, các suy nghĩ, và tri kiến có thể được tăng cường, và có thể giảm được các phóng chiếu tiêu cực. Mỗi khoảnh khắc của ý thức phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, và khi chúng ta thay đổi những yếu tố bên ngoài đó, tâm chúng ta cũng thay đổi. Đây là một sự thật đơn giản về bản chất của tâm.
Ban trải từ bi tâm tới tha nhân, những khổ đau của ta sẽ bị tận diệt
Thứ mà ta gọi là “tâm” rất đặc biệt. Đôi khi tâm rất bướng bỉnh và luôn kình chống sự thay đổi. Tuy nhiên, với những nỗ lực không ngừng nghỉ và với niềm tin dựa trên sự suy tư sâu sắc, ta phát hiện ra bản chất tâm là sinh động, linh hoạt và có thể được chuyển hóa thông qua rèn luyện.
Chỉ ngồi cầu nguyện thôi sẽ không biến đổi được tâm chúng ta; mỗi người cần có sự suy tư sâu sắc và những kinh nghiệm của riêng mình. Bạn sẽ không dễ dàng chuyển hóa tâm của bạn qua một đêm; thói quen cũ, đặc biệt là những thói quen tinh thần, luôn có xu hướng chống lại các giải pháp vội vàng. Nhưng với nỗ lực qua thời gian và những suy tư sâu sắc, bạn chắc chắn sẽ chuyển hóa tâm thức mình.
Để có cơ sở vững chãi cho rèn luyện tâm, chúng ta cũng cần thấu hiểu rằng chừng nào ta còn tồn tại trên thế giới này, ta không nên mong chờ những khó khăn chướng ngại sẽ ngay lập tức được tận trừ. Nếu những thách thức đến mà ta bi quan, mất phương hướng thì thách thức càng lấn áp. Nếu ta luôn ghi nhớ rằng không chỉ riêng mình ta mà rất nhiều người khác đều đang phải trải qua những khổ đau khôn cùng, ta sẽ mạnh mẽ hơn, đỡ cô độc hơn, quyết tâm hơn và tự tin hơn vượt qua những khổ đau, chướng ngại. Khi biết hướng tâm tới những khổ đau của người khác, lòng bi mẫn trong ta nảy sinh, khổ đau của ta cũng sẽ dễ dàng giảm thiểu. Như thế trước mỗi thử thách là cơ hội quý giá cho ta nuôi dưỡng, rộng mở lòng từ. trước mỗi hoàn cảnh mới, lòng từ của ta ngày một nảy nở hơn, ta chân thành hướng tâm tới nỗi khổ đau của tha nhân và mong nguyện giúp họ vượt thoát khổ đau cũng to lớn và vững chãi hơn. Kết quả là sức mạnh nội tâm, sự buông xả nơi thân tâm ngày một vững chãi hơn.

Làm thế nào để nuôi dưỡng từ bi tâm

Ích kỷ ngăn cản chúng ta hướng tâm tới mọi người, tất nhiên ai cũng ít nhiều còn bị ảnh hưởng như thế. Để có hạnh phúc, chúng ta cần một nội tâm an bình và trạng thái thái cần phải được nuôi dưỡng bằng từ bi tâm. Làm thế nào chúng ta có thể nuôi dưỡng từ bi tâm? Rõ ràng, việc chúng ta chỉ đơn giản tin rằng lòng bi mẫn là quan trọng và suy nghĩ về sự tốt đẹp nơi những phẩm chất này là không đủ! Chúng ta cần nhiều nỗ lực để nuôi dưỡng, điểm quan trọng là dùng ngay các trải nghiệm hàng ngày của bản thân để chuyển hóa lối suy nghĩ và tập tính của mình.
Trước hết, cần minh định rõ các phương diện của từ bi tâm. Bởi nhiều phương diện của từ bi thường bị lẫn lộn với tâm tham muốn và chấp trước. Ví dụ, tình yêu thương mà cha mẹ giành con cái thường gắn liền với nhu cầu tình cảm của riêng họ, vì vậy đó không phải là từ bi thật nghĩa. Thông thường khi chúng ta quan tâm đến một người bạn thân, chúng ta gọi đây là lòng từ bi, nhưng sự quan tâm thường gắn với tham ái, với mong muốn này kia. Ngay cả trong hôn nhân, tình cảm chồng vợ – đặc biệt là lúc ban đầu, khi mỗi người có thể chưa biết rõ tính cách sâu sắc của người khác – phụ thuộc vào những chấp trước và luyến ái hơn tình yêu thương đích thực.
Hôn nhân chỉ kéo dài một thời gian ngắn vì họ thiếu lòng bi mẫn; chúng được tạo ra bởi sự bám chấp về tình cảm dựa trên những dự đoán và kỳ vọng, và ngay khi các dự đoán ban đầu không như ý, sự gắn bó lập tức không còn.
Mong muốn của chúng ta có thể mạnh mẽ đến mức ta xem người mà gắn bó dường như hoàn hảo, trong khi trên thực tế, người đó có thể vẫn còn những khiếm khuyết này kia. Thêm nữa, chấp trước làm cho ta phóng đại những năng lực của người bạn đời. Khi điều này xảy ra, nó cho thấy rằng tình yêu thương của chúng ta được thúc đẩy bởi nhu cầu cá nhân hơn là sự quan tâm, sẻ chia đích thực cho người.
Từ bi không chấp trước là hoàn toàn có thể nuôi dưỡng nơi mỗi người. Cần sự minh định giữa từ bi và sự bám chấp. Từ bi tâm đích thực không chỉ là một phản ứng cảm xúc mà là một nguyện lực vững chắc được thiết lập trên những suy tư sâu sắc về bản thân và đời sống. Nhờ nền tảng vững chắc này, từ bi tâm với tha nhân vẫn mãi ban trải và tăng trưởng dù cho đối phương có hành xử tốt hay xấu với bản thân mình. Lòng bi mẫn thực sự không dựa trên dự đoán và kỳ vọng cá nhân, mà dựa theo nhu cầu của mọi người: bất kể ai là thân hay thù đều không có khác biệt, bởi một sự thật họ đều mong muốn có được hạnh phúc, sự an bình, vượt qua khổ đau, dựa trên suy tư sâu sắc này, chúng ta hướng tâm làm lợi ích cho con người.
Đây là lòng bi mẫn thực sự. Phật giáo là sự thực hành vô ngã, vị tha, nuôi dưỡng từ bi tâm vô điều kiện, mang lại hạnh phúc, niềm an lạc cho tha nhân, cho chúng sinh khắp vô tân. Tất nhiên, phát triển tâm từ bi vô điều kiện cần nhiều nỗ lực, cũng không hề dễ!
Cho dù người có thân thể đẹp đẽ hay không, thân thiện hay hiểm ác, điểm trên hết ta cần biết họ cũng là con người, không khác ta. Cũng giống như chính bản thân ta, họ mong muốn được một đời sống hạnh phúc, chẳng ai muốn đau khổ cả. Hơn nữa, họ cũng bình đẳng với ta về quyền được vượt hoát đau khổ và có hạnh phúc.
Như thế bạn nhận thức được rằng tất cả chúng sinh đều như nhau, đều mong muốn hạnh phúc và đều có quyền được ân hưởng hạnh phúc, sự đồng cảm và chân thành trong bạn sẽ hiện khởi. Rèn luyện một tâm thức như vậy, bạn phát triển năng lực đảm nhận sống có trách nhiệm với mọi người; bạn thực sự mong muốn giúp họ tích cực khắc phục những khó khăn trong đời sống. Mong muốn này không có tính phân biệt mà ban trải đều như nhau tới tất thảy chúng sinh. Chừng nào mọi người còn trải nghiệm niềm vui và những nỗi khổ đau giống như bạn, thì thật không hợp lý chút nào để khởi tâm phân biệt người này với người kia.
Một số người, đặc biệt là những người cho rằng mình là rất thực tế, đôi khi quá thực tế và bị ám ảnh bởi chúng. Họ có thể nghĩ, “Ý tưởng mong muốn hạnh phúc của tất cả chúng sinh, mong muốn điều tốt lành nhất tới với mọi người, là không thực tế và quá lý tưởng. Một ý tưởng phi thực tế như vậy không thể đóng góp gì cho việc chuyển hóa tâm thức hoặc đạt được một loại kỷ luật tâm thần nào bởi vì hoàn toàn không thể thực hiện được.”
Tất cả chúng ta đều chia sẻ một nhu cầu giống nhau về tình yêu thương, và trên nền tảng của tính tương đồng này, có thể cảm thấy rằng bất cứ ai chúng ta gặp, trong bất cứ hoàn cảnh nào, đều là bằng hữu.
Trong suy nghĩ cho rằng cần khép kín một số đối tượng mà mình chỉ nên tương tác, nhiều người cho cho rằng đơn giản là không cần hướng tâm đến tất thảy chúng sinh, vì chúng sinh là vô hạn. Họ có thể cảm nhận được những liên hệ với một số người trong cuộc đời này, nhưng lại thấy rằng hằng hà sa số chúng sinh trong vũ trụ không liên quan gì đến trải nghiệm của cá nhân mình. Họ có thể đặt câu hỏi “Cố gắng dung chứa vô số chúng sinh khi nỗ lực rèn luyện tâm có ý nghĩa gì?”
Ở phạm vi của người thực hành nuôi dưỡng từ bi tâm. Có một kinh nghiệm nhỏ cho những ai mới bước vào ngưỡng cửa thực hành. Ở ngưỡng ban đầu, nên suy tư về những khổ đau lan tràn khắp các cõi luân hồi, và nên hướng tâm tới những mong nguyện có được hạnh phúc, bình an ở tất cả mọi người, như thế sẽ dễ dàng mở rộng lòng hướng tới chúng sinh mà không bị bám chấp vào một đối tượng cụ thể. Với những người sơ cơ nếu chỉ chăm chăm cầu nguyện, hướng tâm tới một đối tượng cụ thể sẽ rất dễ bị những tâm tham luyến, ái chấp chi phối.
Với sự kiên nhẫn và những nỗ lực không dừng nghỉ, ta chắc chắn sẽ lan tỏa được từ bi tâm ngày một rộng lớn hơn. Tất nhiên những ngã mạn nơi tâm ta, niềm tin kiên cố vào cái tôi bất biến làm ngăn cản sự nuôi dưỡng từ bi tâm. Thật vậy, chỉ khi nào sự bám chấp bản ngã như thế được tận trừ thì lòng bi mẫn mới thực sự được lan tỏa và mở rộng. Nhưng không có nghĩa là chúng ta phải đợi chờ khi ấy thì mới bắt đầu nuôi dưỡng từ bi tâm.
Vì lòng từ bi và trái tim nhân hậu được phát triển thông qua sự nỗ lực không ngừng và tỉnh thức. Do đó, điều quan trọng là chúng ta phải sống một cuộc đời luôn trong chính niệm và tỉnh thức. Khi ta biết chính niệm trong mọi nơi, mọi lúc, ta có thể dễ dàng nhận biết được những thuận lợi để tăng trưởng phẩm chất nhân từ của chính chúng ta hay những nghịch cảnh đang hạn chế từ bi tâm và lòng nhân ái.
Từ bi tâm toàn cầu
Tôi tin rằng ở mọi cấp độ của xã hội như gia đình, quốc gia và rộng hơn là quốc tế, chìa khóa cho một thế giới phát triển và an bình hơn là sự lan tỏa của từ bi tâm. Chúng ta không nhất thiết phải có tôn giáo, cũng không cần phải tin vào một ý thức hệ cụ thể nào đó. Điều cần thiết là mỗi chúng ta phát triển các nhân cách cao đẹp nơi chính thân tâm mình. Tôi tin tưởng rằng mỗi cá nhân nếu biết nuôi dưỡng niềm an lạc nơi thân tâm mình sẽ có thể đóng góp một cách sâu sắc và hữu hiệu tới toàn bộ cộng đồng nhân loại rộng lớn.
Là con người, tất cả chúng ta đều chia sẻ một nhu cầu giống nhau về lòng nhân ái, từ bi tâm, và trên nền tảng của sự tương đồng này, chúng ta có thể cảm nhận được rằng bất cứ ai chúng ta gặp, trong bất cứ hoàn cảnh nào, đều là những con người đáng tôn trọng. Bất kể chúng ta có khuôn mặt thế nào, trang phục hay hành xử khác nhau ra sao thì không có sự khác biệt đáng kể giữa người với người. Thật dại dột khi ôm khư khư định kiến về sự khác biệt bên ngoài, bởi vì bản chất tự nhiên của con người chúng ta là như nhau.
Lợi ích của việc vượt qua những khác biệt bề ngoài như vậy trở nên rõ ràng khi chúng ta nhìn vào hiện thực trên toàn cầu ngày nay. Nhân loại là một và hành tinh nhỏ bé này là ngôi nhà chung duy nhất của chúng ta. Nếu chúng ta biết cùng chung tay bảo vệ ngôi nhà, mỗi chúng ta sẽ có niềm an vui, lòng vị tha và từ bi tâm rộng lớn. Chỉ có những phẩm chất này này mới có thể loại bỏ những động cơ tự ngã khiến mọi người lừa dối và lạm dụng lẫn nhau. Nếu bạn có một trái tim chân thành và cởi mở, bạn tự nhiên sẽ thấy sự tự trọng và đáng tin cậy, và không cần phải lo âu hay sợ hãi bất kỳ ai khác.
Sự cần thiết có một bầu không khí cởi mở và hợp tác ở cấp độ toàn cầu đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Trong thời đại hiện đại này, khi nói đến việc đối phó với các biến động trong lĩnh vực kinh tế, chắc chắn không còn ranh giới trong phạm vi gia đình hay thậm chí một quốc gia nữa. Từ quốc gia này đến quốc gia khác, từ lục địa này đến lục địa khác, thế giới liên kết ngày một chặt chẽ với nhau hơn. Mỗi quốc gia phụ thuộc chặt chẽ vào những quốc gia khác khác. Một quốc gia, để phát triển nền kinh tế của chính mình, buộc phải cân nhắc nghiêm túc các điều kiện kinh tế của các quốc gia khác. Trong thực tế, cải thiện kinh tế ở các nước khác cuối cùng dẫn đến cải thiện kinh tế trong đất nước của chính mình.
Lòng từ bi, lòng nhân từ, lòng vị tha, và tình bằng hữu và tình cảm nhân loại là chìa khóa không chỉ cho sự phát triển của nhân loại mà còn là sự tồn vong của cả hành tinh.
Nếu xét những sự kiện này trên khắp thế giới hiện đại, chúng ta đang cần một cuộc cách mạng toàn diện về tư duy và thói quen cũ. Mỗi ngày càng cho thấy rõ ràng hơn rằng một hệ thống kinh tế khả thi phải dựa trên ý thức thực sự về trách nhiệm toàn cầu. Nói cách khác, những gì chúng ta cần là một cam kết thực sự với các nguyên tắc của tình bằng hữu và sự tôn trọng lẫn nhau. Điều này rất rõ ràng, phải không? Đây không chỉ là một lý tưởng thánh thiện, đạo đức hay thuộc về tôn giáo mà đúng hơn là thực tế liên quan tới tồn vong và phát triển của toàn thể nhân loại.
Nếu bạn hướng tâm tới nhiều lĩnh vực hơn, bạn sẽ thấy điều hiển nhiên rằng chúng ta cần lòng từ bi và lòng vị tha rộng lớn hơn ở khắp mọi nơi. Giá trị quan trọng của điều này ta thấy bằng cách quan sát tình trạng hiện tại các lĩnh vực trên thế giới, cho dù trong các lĩnh vực kinh tế hiện đại hay chăm sóc sức khỏe, hay trong các tình huống chính trị và quân sự. Bên cạnh vô số các cuộc khủng hoảng xã hội và chính trị, thế giới cũng đang phải đối mặt với một chu kỳ thiên tai gia tăng chưa từng có. Năm này qua năm khác, chúng ta đã chứng kiến sự dịch chuyển cực đoan các các kiểu khí hậu toàn cầu dẫn đến hậu quả nghiêm trọng: lượng mưa quá mức ở một số quốc gia đã gây ngập lụt nghiêm trọng, thiếu mưa ở các quốc gia khác đã dẫn đến nạn hạn hán.
May mắn thay, mối quan tâm về sinh thái và môi trường đang tăng lên nhanh chóng ở khắp mọi nơi. Chúng ta đang bắt đầu hiểu rõ giá trị của vấn đề bảo vệ môi trường – một vấn đề liên quan trực tiếp tới sự tồn tại của chúng ta trên hành tinh này. Là con người, chúng ta cũng phải biết tôn trọng các thành viên trong gia đình nhân loại của mình: hàng xóm, bạn bè, người thân v. v… Lòng từ bi, lòng nhân từ, lòng vị tha, và cảm giác về sự trân trọng, thân thuộc là chìa khóa không chỉ cho sự phát triển của con người mà còn là sự sống còn của nhân loại.
Sự thành công hay thất bại của nhân loại trong tương lai phụ thuộc chủ yếu vào ý chí và quyết tâm của thế hệ hiện tại. Nếu bản thân chúng ta không sử dụng các ý chí và tri thức của mình, không có ai khác có thể đảm bảo tương lai của chúng ta và của thế hệ kế tiếp sẽ là an bình, phát triển. Đây là một thực tế chẳng ai sáng tạo ra trước được.
Chúng ta không thể đơn giản đổ lỗi tất cả cho các chính khách hay những người được cho là phải chịu trách nhiệm trực tiếp gây nên các khủng hoảng; chúng ta trước hết cũng phải chịu trách nhiệm với cá nhân mình. Chỉ khi mỗi cá nhân biết chấp nhận trách nhiệm riêng mình thì người đó mới bắt đầu có sáng kiến. Chỉ phàn nàn và chỉ trích thôi không đủ. Một sự thay đổi đích thực trước tiên phải đến từ nội tâm mỗi cá nhân, khi ấy cá nhân đó có thể cố gắng đóng góp đáng kể cho nhân loại. Lòng vị tha không chỉ đơn thuần là một lý tưởng tôn giáo; nó là một giá trị, một phẩm chất không thể thiếu của toàn thể nhân loại.

Living the Compassionate Life

By THE DALAI LAMA
Lion’s Roar | OCTOBER 23, 2016
This teaching by the Dalai Lama explains how the Buddhist teachings of mindfulness and compassion lead inevitably to feelings of self-confidence and kindness.
As human beings we all have the potential to be happy and compassionate people, and we also have the potential to be miserable and harmful to others. The potential for all these things is present within each of us.
If we want to be happy, then the important thing is to try to promote the positive and useful aspects in each of us and to try to reduce the negative. Doing negative things, such as stealing and lying, may occasionally seem to bring some short-term satisfaction, but in the long term they will always bring us misery. Positive acts always bring us inner strength. With inner strength we have less fear and more self-confidence, and it becomes much easier to extend our sense of caring to others without any barriers, whether religious, cultural, or otherwise. It is thus very important to recognize our potential for both good and bad, and then to observe and analyze it carefully.
This is what I call the promotion of human value. My main concern is always how to promote an understanding of deeper human value. This deeper human value is compassion, a sense of caring, and commitment. No matter what your religion, and whether you are a believer or a nonbeliever, without them you cannot be happy.
We need compassion and human affection not only to survive; they are the ultimate sources of success in life.
Kindness and a good heart form the underlying foundation for our success in this life, our progress on the spiritual path, and our fulfillment of our ultimate aspiration: the attainment of full enlightenment. Hence, compassion and a good heart are not only important at the beginning but also in the middle and at the end. Their necessity and value are not limited to any specific time, place, society or culture.
Thus, we need compassion and human affection not only to survive; they are the ultimate sources of success in life. Selfish ways of thinking not only harm others, they prevent the very happiness we ourselves desire. The time has come to think more wisely, hasn’t it? This is my belief.

Developing Compassion

Before we can generate compassion and love, it is important to have a clear understanding of what we understand compassion and love to be. In simple terms, compassion and love can be defined as positive thoughts and feelings that give rise to such essential things in life as hope, courage, determination and inner strength. In the Buddhist tradition, compassion and love are seen as two aspects of same thing: compassion is the wish for another being to be free from suffering; love is wanting them to have happiness.
The next matter to be understood is whether it is possible to enhance compassion and love. In other words, is there a means by which these qualities of mind can be increased, and anger, hatred, and jealousy reduced? My answer to this is an emphatic, “Yes!” Even if you do not agree with me right now, let yourself be open to the possibility of such development. Let us carry out some experiments together; perhaps we may then find some answers.
For a start, it is possible to divide every kind of happiness and suffering into two main categories: mental and physical. Of the two, it is the mind that exerts the greatest influence on most of us. Unless we are either gravely ill or deprived of basic necessities, our physical condition plays a secondary role in life. If the body is content, we virtually ignore it. The mind, however, registers every event, no matter how small. Hence we should devote our most serious efforts to bringing about mental peace rather than physical comfort.

The Mind Can Be Changed

From my own limited experience, I am convinced that through constant training we can indeed develop our minds. Our positive attitudes, thoughts, and outlook can be enhanced, and their negative counterparts can be reduced. Even a single moment of consciousness depends on so many factors, and when we change these various factors, the mind also changes. This is a simple truth about the nature of mind.
By feeling compassion for others, our own suffering becomes manageable.
The thing that we call “mind” is quite peculiar. Sometimes it is very stubborn and very resistant to change. With continuous effort, however, and with conviction based on reason, our minds are sometimes quite honest and flexible. When we truly recognize that there is some need to change, then our minds can change. Wishing and praying alone will not transform your mind; you also need reason—reason ultimately grounded in your own experience. And you won’t be able to transform your mind overnight; old habits, especially mental ones, resist quick solutions. But with effort over time and conviction grounded in reason, you can definitely achieve profound changes in your mental attitudes.
As a basis for change, we need to recognize that as long as we live in this world we will encounter problems, things that obstruct the fulfillment of our goals. If, when these happen, we lose hope and become discouraged, we diminish our ability to face these difficulties. If, on the other hand, we remember that not just we but everyone has to undergo suffering, this more realistic perspective will increase our determination and our capacity to overcome troubles. By remembering the suffering of others, by feeling compassion for others, our own suffering becomes manageable. Indeed, with this attitude, each new obstacle can be seen as yet another valuable opportunity to improve our mind, another opportunity for deepening our compassion! With each new experience, we can strive gradually to become more compassionate; that is, we can develop both genuine sympathy for others’ suffering and the will to help remove their pain. As a result, our own serenity and inner strength will increase.

How to Develop Compassion

Self-centeredness inhibits our love for others, and we are all afflicted by it to one degree or another. For true happiness to come about, we need a calm mind, and such peace of mind is brought about only by a compassionate attitude. How can we develop this attitude? Obviously, it is not enough for us simply to believe that compassion is important and to think about how nice it is! We need to make a concerted effort to develop it; we must use all the events of our daily life to transform our thoughts and behavior.
First of all, we must be clear about what we mean by compassion. Many forms of compassionate feeling are mixed with desire and attachment. For instance, the love parents feel for their child is often strongly associated with their own emotional needs, so it is not fully compassionate. Usually when we are concerned about a close friend, we call this compassion, but it too is usually attachment. Even in marriage, the love between husband and wife—particularly at the beginning, when each partner still may not know the other’s deeper character very well—depends more on attachment than genuine love. Marriages that last only a short time do so because they lack compassion; they are produced by emotional attachment based on projection and expectation, and as soon as the projections change, the attachment disappears. Our desire can be so strong that the person to whom we are attached appears to be flawless, when in fact he or she has many faults. In addition, attachment makes us exaggerate small, positive qualities. When this happens, it indicates that our love is motivated more by personal need than by genuine care for another.
Compassion without attachment is possible. Therefore, we need to clarify the distinctions between compassion and attachment. True compassion is not just an emotional response but a firm commitment founded on reason. Because of this firm foundation, a truly compassionate attitude toward others does not change even if they behave negatively. Genuine compassion is based not on our own projections and expectations, but rather on the needs of the other: irrespective of whether another person is a close friend or an enemy, as long as that person wishes for peace and happiness and wishes to overcome suffering, then on that basis we develop genuine concern for their problem. This is genuine compassion. For a Buddhist practitioner, the goal is to develop this genuine compassion, this genuine wish for the well-being of another, in fact for every living being throughout the universe. Of course, developing this kind of compassion is not at all easy! Let us consider this point more closely.
Whether people are beautiful or plain, friendly or cruel, ultimately they are human beings, just like oneself. Like oneself, they want happiness and do not want suffering. Furthermore, their right to overcome suffering and to be happy is equal to one’s own. Now, when you recognize that all beings are equal in both their desire for happiness and their right to obtain it, you automatically feel empathy and closeness for them. Through accustoming your mind to this sense of universal altruism, you develop a feeling of responsibility for others; you wish to help them actively overcome their problems. This wish is not selective; it applies equally to all beings. As long as they experience pleasure and pain just as you do, there is no logical basis to discriminate between them or to alter your concern for them if they behave negatively.
One point I should make here is that some people, especially those who see themselves as very realistic and practical, are sometimes too realistic and obsessed with practicality. They may think, “The idea of wishing for the happiness of all beings, of wanting what is best for every single one, is unrealistic and too idealistic. Such an unrealistic idea cannot contribute in any way to transforming the mind or to attaining some kind of mental discipline because it is completely unachievable.”
We all share an identical need for love, and on the basis of this commonality, it is possible to feel that anybody we meet, in whatever circumstances, is a brother or sister.
A more effective approach, they may think, would be to begin with a close circle of people with whom one has direct interaction. Later one can expand and increase the parameters of that circle. They feel there is simply no point in thinking about all beings, since there is an infinite number of them. They may conceivably be able to feel some kind of connection with some fellow human beings on this planet, but they feel that the infinite number of beings throughout the universe have nothing to do with their own experience as individuals. They may ask, “What point is there in trying to cultivate the mind that tries to include within its sphere every living being?”
In other contexts, that may be a valid objection. What is important here, however, is to grasp the impact of cultivating such altruistic sentiments. The point is to try to develop the scope of our empathy in such a way that we can extend it to any form of life with the capacity to feel pain and experience happiness. It is a matter of recognizing living organisms as sentient, and therefore subject to pain and capable of happiness.
Such a universal sentiment of compassion is very powerful, and there is no need to be able to identify, in specific terms, with every single living being in order for it to be effective. In this regard it is similar to recognizing the universal nature of impermanence: when we cultivate the recognition that all things and events are impermanent, we do not need to consider individually every single thing that exists in the universe in order to be convinced of it. That is not how the mind works. It is important to appreciate this point.
Given patience and time, it is within our power to develop this kind of universal compassion. Of course our self-centeredness, our distinctive attachment to the feeling of a solid “I,” works fundamentally to inhibit our compassion. Indeed, true compassion can be experienced only when this type of self-grasping is eliminated. But this does not mean that we cannot start to cultivate compassion and begin to make progress right away.
Since compassion and a good heart are developed through constant and conscious effort, it is important for us first to identify the favorable conditions that give rise to our own qualities of kindness, and then to identify the adverse circumstances that obstruct our cultivation of these positive states of mind. It is therefore important for us to lead a life of constant mindfulness and mental alertness. Our mastery of mindfulness should be such that whenever a new situation arises, we are able to recognize immediately whether the circumstances are favorable or adverse to the development of compassion and a good heart. By pursuing the practice of compassion in such a manner, we will gradually be able to alleviate the effects of the obstructive forces and enhance the conditions that favor the development of compassion and a good heart.

Global Compassion

I believe that at every level of society—familial, national and international—the key to a happier and more successful world is the growth of compassion. We do not need to become religious, nor do we need to believe in a particular ideology. All that is necessary is for each of us to develop our good human qualities. I believe that the cultivation of individual happiness can contribute in a profound and effective way to the overall improvement of the entire human community.
We all share an identical need for love, and on the basis of this commonality, it is possible to feel that anybody we meet, in whatever circumstances, is a brother or sister. No matter how new the face or how different the dress or behavior, there is no significant division between us and other people. It is foolish to dwell on external differences because our basic natures are the same.
The benefits of transcending such superficial differences become clear when we look at our global situation. Ultimately, humanity is one and this small planet is our only home. If we are to protect this home of ours, each of us needs to experience a vivid sense of universal altruism and compassion. It is only this feeling that can remove the self-centered motives that cause people to deceive and misuse one another. If you have a sincere and open heart, you naturally feel self-worth and confidence, and there is no need to be fearful of others.
The need for an atmosphere of openness and cooperation at the global level is becoming more urgent. In this modern age, when it comes to dealing with economic situations there are no longer familial or even national boundaries. From country to country and continent to continent, the world is inextricably interconnected. Each country depends heavily on the others. In order for a country to develop its own economy, it is forced to take seriously into account the economic conditions of other countries as well. In fact, economic improvement in other countries ultimately results in economic improvement in one’s own country.
Compassion, loving-kindness, altruism, and a sense of brotherhood and sisterhood are the keys not only to human development, but to planetary survival.
In view of these facts about our modern world, we need a total revolution in our thinking and our habits. It is becoming clearer every day that a viable economic system must be based on a true sense of universal responsibility. In other words, what we need is a genuine commitment to the principles of universal brotherhood and sisterhood. This much is clear, isn’t it? This is not just a holy, moral or religious ideal. Rather, it is the reality of our modem human existence.
If you reflect deeply enough, it becomes obvious that we need more compassion and altruism everywhere. This critical point can be appreciated by observing the current state of affairs in the world, whether in the fields of modern economics and health care, or in political and military situations. In addition to the multitude of social and political crises, the world is also facing an ever-increasing cycle of natural calamities. Year after year, we have witnessed a radical shifting of global climatic patterns that has led to grave consequences: excessive rain in some countries that has brought serious flooding, a shortage of precipitation in other countries that has resulted in devastating droughts. Fortunately, concern for ecology and the environment is rapidly growing everywhere. We are now beginning to appreciate that the question of environmental protection is ultimately a question of our very survival on this planet. As human beings, we must also respect our fellow members of the human family: our neighbors, our friends, and so forth. Compassion, loving-kindness, altruism, and a sense of brotherhood and sisterhood are the keys not only to human development, but to planetary survival.
The success or failure of humanity in the future depends primarily upon the will and determination of the present generation. If we ourselves do not utilize our faculties of will and intelligence, there is no one else who can guarantee our future and that of the next generation. This is an indisputable fact. We cannot place the entire blame on politicians or those people who are seen as directly responsible for various situations; we too must bear some responsibility personally. It is only when the individual accepts personal responsibility that he or she begins to take some initiative. Just shouting and complaining is not good enough. A genuine change must first come from within the individual, then he or she can attempt to make significant contributions to humanity. Altruism is not merely a religious ideal; it is an indispensable requirement for humanity at large.