Showing posts with label Phe Bach. Show all posts
Showing posts with label Phe Bach. Show all posts

Tuesday, March 17, 2020

Free Online Materials and Resources


Tài liệu và tài nguyên giảng dạy trực tuyến miễn phí dành cho mọi người

All subjects and grades

CDC Free Educational Resources for Distance Learning



Khan Academy
Sacramento Public Library (live homework help, online courses, etc.)
○ Folder with Help Document in multiple languages for accessing students’ free
online accounts
OER (Open Educational Resources) Commons
BrainPop
● Open List of Education Companies Offering Their Tools for Free During School Closures
● Call/ Video Chat or text through - Google Hangout
Talking to students about the Coronavirus
Coping With Stress During Infectious Disease Outbreaks
Talking to Children About COVID-19 (Coronavirus) A Parent Resource
* Mindfulness in the Classroom's resources and information.

Grades TK-2:
● Math

○ Online Math Help & Learning Resources

http://www.mrmathblog.com/
https://www.ixl.com/
https://pbskids.org/games/math/
i-Ready.com/AtHome
● ELD:
      ○ https://www.starfall.com/h/
      ○ Online books: https://www.tumblebooklibrary.com/Home.aspx?categoryID=77
      ○ Brainpop ELL: https://ell.brainpop.com/ (free stuff)
● ELA/ELD: 2nd Kahan Beta https://www.khanacademy.org/ela
      ○ ReadWriteThink
      ○ UnboundEd
      ○ OpenLibrary
● Science
       ○ Ask Doug videos: https://mysteryscience.com/mini-lessons
● Counseling
      ○ Personal Social
           ■ Find resources
           ■ Anonymous options for calling and texting
      ○ College/ Career
           ■ California Career Resource Network
● Physical Education
      ○ GoNoodle
      ○ Cosmic Kids
      ○ Open PhysEd
● Music
      ○ Classics for Kids
      ○ Sing and Move with Ms. Lorentzen
      ○ Carnegie Hall Activities
      ○ Chrome Music Lab
● Art
      ○ Art for Kids hub

Grades 3-5:
● Math - Online Math Help & Learning Resources
      ○ http://www.mrmathblog.com/
      ○ https://www.ixl.com/
      ○ https://pbskids.org/games/math/
      ○ Learn Zillion
      ○ i-Ready.com/AtHome
● Science
       ○ Ask Doug videos: https://mysteryscience.com/mini-lessons
● ELD
       ○ Online Books from Tumblebook Library
       ○ BrainPop ELL
       ○ https://www.learningchocolate.com/
● ELA
       ○ CommonLit
       ○ ELA/ELD: 3-5th Khan Beta https://www.khanacademy.org/ela
       ○ LearnZillion
       ○ ReadWriteThink
       ○ UnboundEd
       ○ i-Ready.com/AtHome
       ○ OpenLibrary
       ○ ManyBooks
● History-Social Science
       ○ Ted-ED Videos
       ○ SchoolYard Rap
● Physical Education
       ○ GoNoodle
       ○ Cosmic Kids
       ○ Open PhysEd
● Music
       ○ Classics for Kids
       ○ Carnegie Hall Activities
       ○ Dr. Selfridge Music
       ○ Chrome Music Lab
● Art
       ○ Art for Kids hub
● Counseling
        ○ Personal Social
             ■ Find resources
             ■ Anonymous options for calling and texting
        ○ College/ Career
             ■ California Career Resource Network

Grades 6-8
● Math - Online Math Help & Learning Resources
          ○ http://www.mrmathblog.com/
          ○ https://www.ixl.com/
          ○ https://www.desmos.com/
          ○ Learn Zillion
● ELD:
         ○ https://www.usalearns.org/
         ○ Learn English Teens
● Science
         ○ Amplify Science (students access through their San Juan Portal login)
         ○ https://www.khanacademy.org/
         ○ http://www.bozemanscience.com/
● World languages:
         ○ Practice tools:
             ■ Listening: FluentKey
             ■ Reading: Edji (to create reading practice after you select a reading, or click “Discover” to find and use readings that have already been created); Ideas for authentic materials from Fluent U
             ■ Writing: Padlet
             ■ Speaking: Seesaw or FlipGrid
● ELA
        ○ CommonLit
        ○ LearnZillion
        ○ ReadWriteThink
        ○ UnboundEd
        ○ OpenLibrary
        ○ ManyBooks
● History-Social Science
       ○ Ted-ED Videos
       ○ Digital Public Library of America (DPLA)
       ○ SchoolYard Rap
● Physical Education
        ○ GoNoodle (up to age 12)
        ○ Darebee Fitness Videos
● Music
        ○ Music Lessons
        ○ Dr. Selfridge Music
        ○ SmartMusic
        ○ Music Tech Teacher
● Art
        ○ The virtual instructor (sketchbook)
● Counseling
        ○ College career
               ■ Naviance- Available on student portal or staff log in.
Description of expanded free resources available in Naviance
               ■ California Career Resource Network
         ○ Personal Social
               ■ Find resources
               ■ Anonymous options for calling and texting

Grades 9-12
● Math - Online Math Help & Learning Resources
     ○ http://www.mrmathblog.com/
     ○ https://www.ixl.com/
     ○ https://www.desmos.com/
     ○ LearnZillion
● ELD:
      ○ https://www.usalearns.org/
      ○ Learn English Teens
● Science:
      ○ https://www.khanacademy.org/
      ○ http://www.bozemanscience.com/
● World Languages:
      ○ Practice tools:
          ■ Listening: FluentKey
          ■ Reading: Edji (to create reading practice after you select a reading, or click “Discover” to find and use readings that have already been created); Ideas for authentic materials from Fluent U
          ■ Writing: Padlet
          ■ Speaking: Seesaw or FlipGrid
ELA
      ○ CommonLit
      ○ LearnZillion
      ○ Jim Burke’s Digital Textbook
      ○ ReadWriteThink
      ○ UnboundEd
      ○ OpenLibrary
      ○ ManyBooks
● History-Social Science
      ○ Georgia Virtual Learning
      ○ Ted-ED Videos
      ○ Digital Public Library of America (DPLA)
      ○ SchoolYard Rap
● Physical Education
      ○ Darebee Fitness Videos
● Music
      ○ Music Lessons/ Music Theory
      ○ SmartMusic
      ○ Music Tech Teacher
● Art
      ○ The virtual instructor (sketchbook)
● Counseling
      ○ College/Career
            ■ Naviance- Available on student portal or staff log in.
Description of expanded free resources available in Naviance
            ■ California Career Resource Network
       ○ Personal Social
            ■ Find resources
            ■ Anonymous options for calling and texting



Other Resources


Instructional Materials and Glossaries (NY)

I. Free Online Courses Websites:

  1. https://www.coursera.org - Coursera provides universal access to the world’s best education, partnering with top universities and organizations to offer courses online.
  2. https://www.udacity.com - Free Online Courses & Nanodegree Programs
  3. http://ureddit.com - University of Reddit
  4. https://www.edx.org - EdX offers the highest quality courses from different institutions

II. World Languages Website / Ngoại Ngữ:
duolingo.com
memrise.com
livemocha.com
busuu.com
verbling.com

III. Math Website / Toán Học:
wolframalpha.com
projecteuler.net
mathrun.net

IV. Website lập trình:
codeacademy.com
learncodethehardway.com
net.tutsplus.com
htmldog.com
trypython.org

V. Other: Chuyển tiếng Việt thành không dấu.
http://tienich.bambu.vn/towiac.aspx



6. 8 Travel Grants and Fellowships for Educators


Covid-19 statistics information
Another good site to monitor this pandemic. Developed by a 17-year-old computer whiz from Seattle. It’s an interactive map to keep the world updated on the COVID-19 pandemic. The website has been visited by 12 million people since it was launched by Avi Schiffmann in December, according to The Times of Israel.

https://ncov2019.live/data

https://www.boredpanda.com/17-year-old-builds-website.../...

A few other sites worth visiting are mentioned in this article

https://thehill.com/.../487469-here-are-some-of-the-best...

Friday, February 7, 2020

Đôi Mắt Thần Tiên - Spiritual and Holy Eyes

Painting by Đinh Trường Chinh

Đôi Mắt Thần Tiên
  Kính tặng Thầy Tuệ Sỹ

Đôi mắt ấy long lanh
Như sao đêm sâu thẳm
Bờ môi người thầm lặng
Nụ cười hiền trăm năm.  

Cõi phù du Người đến
Hiện hữu giữa hư không
Bao triệu người thương mến
Tròn khuyết một tấm lòng.

Vẫn im lặng sấm sét
Vẫn hiên ngang nhẹ nhàng
Vẫn từ bi rõ nét
Bồ Tát Địa thênh thang.

Đôi mắt ấy long lanh
Niềm vui và hy vọng
Hạt sương gầy vừa đọng
Mặn ngọt cõi yêu thương!

Tâm Thường Định



Spiritual and Holy Eyes
  For Zen Master Thich Tue Sy

Those glittering eyes
emulate dark night stars;
Those taciturn lips
betray an everlastingly gentle smile. 

In this ephemeral world He arrives.
In the Void He exists,
Beloved by millions
in unanimity without fail.

Always thunderously silent,
Always magnificently ethereal,
and yet distinctly compassionate,
He incarnates Bodhisattva.

Those glittering eyes
bring joy and hope:
A frail dew perches
upon the sweetness of love.

Phe X. Bach

Nhạc: Đôi Mắt Thần Tiên


Friday, January 24, 2020

NẠN DỊCH VÀ TẬP KHÍ ĂN UỐNG - CƠ HỘI QUÁN CHIẾU LẠI CHÍNH MÌNH

Wuhan virus map - Google Image


NẠN DỊCH VÀ TẬP KHÍ ĂN UỐNG

- CƠ HỘI QUÁN CHIẾU LẠI CHÍNH MÌNH



Hiện nay, cả thế giới đang lo sợ và đối phó với một loại vi khuẩn coronavirus, còn có tên là 2019-nCoV. (official name is Covid-19). Vi khuẩn coronavirus xuất phát từ Vũ Hán (Wuhan), Trung Quốc và tiếp tục lan rộng khắp châu Á và trên toàn thế giới. Ngay thời điểm của bài viết này, 30 Tết bên Mỹ, có 41 người Trung Hoa đã chết, và có hơn 900 người bị nhiễm vi khuẩn coronavirus tại Trung Hoa. Hàng chục triệu người ở Vũ Hán cấm di chuyển. Các điểm du lịch, Disneyland, McDonalds, Vạn Lý Trường Thành phải đóng cửa và ngay cả cửa hàng McDonald ở năm thành phố của Trung Hoa cũng đóng cửa, ngoài ra các nước láng giềng cũng đóng cửa khẩu trừ Việt Nam. Thêm vào đó, theo Asiatime, Reuters and CNN, có gần 25 trường hợp đã được xác nhận, ngoài Trung Quốc, bị nhiễm vi khuẩn chưa có cách trị liệu này, đó là: Thái Lan - 5, Singapore - 3, Đài Loan - 3, Hồng Kông - 2, Nam Hàn - 2, Nhật Bản - 2, Việt Nam - 2,  Hoa Kỳ - 2, Pháp -2, Úc -1 . Nguyên nhân chính do việc nhiễm dịch này là do thái độ ăn uống không lành mạnh của con người. Virus này bắt nguồn từ việc con người ăn thú vật (thịt động vật hoang dã) như rắn, dơi, v.v…



Cho nên chúng ta cần phải biết về những loại thức ăn lành mạnh nhằm giúp gia đình và xã hội. Mỗi con người đều có cả thân lẫn tâm. Thức ăn cho thân thể chỉ có một lối để vào, đó là lỗ miệng. Còn thức ăn cho tâm trí thì có đến 6 ngỏ để vào, đó là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý. Vì thế, chúng ta phải cẩn trọng và quán chiều mình đang cho thân và tâm ta ăn hay tiêu thụ những gì.


Theo nhà Phật, trong kinh Tạp A Hàm số 373, có 4 loại thức ăn mà Phật đã dạy cho hàng Tăng sĩ và đại chúng. Ngài dạy, “Có bốn loại thức ăn giúp các loài sinh vật lớn lên và sống còn. Bốn loại thức ăn đó là gì? Thứ nhất là đoàn thực, thứ hai là xúc thực, thứ ba là tư niệm thực và thứ tư là thức thực.”  Bài viết này chúng tôi chỉ nhấn mạnh vào loại thức ăn thứ nhất, bằng miệng, và những lợi ích liên quan mà thôi. Các loại thức ăn kia chúng tôi chỉ trình bày sơ lược và quý vị có thể tìm hiểu thêm.


Loại thức ăn thứ nhất là Đoàn Thực. Loại thức ăn ‘nắm' hay ‘vắt' đưa vào miệng.


Loại thức ăn thứ hai là Xúc Thực. Đó là những cảm xúc và cảm thọ mà khi chúng ta tiêu thụ qua sáu Căn tiếp xúc với sáu Trần, đó là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý tiếp xúc với hình ảnh, âm thanh, mùi vị, nhiệt độ, và nghĩ suy. Cảm thọ là những hỉ-nộ-ái-ố, mừng vui, giận dữ, thương yêu, thù ghét, sầu bi, khổ não, say đắm, v.v... 


Loại thức ăn thứ ba là Tư Niệm Thực: Thức ăn này còn được gọi là Ý Chí Thực, Ý Nguyện Thực hay Nguyện Thực, đó cũng chính là lý tưởng của Bồ Tát Hạnh và Bồ Tát Đạo vậy. 


Loại thức ăn thứ tư là Thức thực. Cũng theo Thầy Phước Tịnh, “Thức thực được ví như dòng nước chảy ngầm trong đời sống. Nó có năng lực duy trì thọ mạng và nghiệp thức trong hiện đời để di chuyển vào đời sau. Nếu nó xuất hiện trên bề mặt thì trở thành tư niệm thực; và nếu cạn hơn nữa thì là xúc thực. Niềm vui, nỗi buồn, cơn giận, nỗi bất an đều có nền là tâm thức sinh diệt. Tâm thức nầy là một dòng chảy miên man, chưa bao giờ ngừng nghĩ, nhưng các bậc minh triết sẽ cảm nhận được. Khổng Tử một lần đứng bên bờ sông đã buộc miệng nói rằng: “thệ giả như tư phù, bất xã trú dạ,” có nghĩa là “chảy mãi như thế nầy chưa dừng ngày đêm.” Ông không phải chỉ nói dòng sông trôi chảy, mà còn ám chỉ dòng chảy bên trong ta.”
Nói chung thức ăn nào cũng có khả năng nuôi dưỡng hay tàn hại thân thể và tâm hồn chúng ta.  (Xin đọc thêm Kinh Bốn Loại Thức Ăn của Làng Mai phía dưới.)


Trở lại loại thức ăn thứ nhất: Đoàn thực.  Theo Thầy Thích Phước Tịnh, “Trong từ Hán Việt, “đoàn” có nghĩa là “vắt” hay “nắm,” như người mình thường nói là nắm cơm hay vắt cơm, vì nó khởi nguồn từ văn hóa dùng tay viên thức ăn đưa vào miệng của người Ấn Độ ngày xưa. “Thực” có nghĩa là ăn. Hiểu theo nghĩa rộng, đoàn thực là loại thức ăn ở thể đặc hay thể lỏng, được đưa vào miệng. Nếu có chánh kiến, khi đưa thức ăn, thức uống vào miệng, ta biết nó bổ dưỡng hay tàn phá thân thể. Thức ăn cầu kỳ thì dễ mất đi dưỡng chất, lại làm cực công người nấu nướng. Có những thức ăn, mà sau khi thọ dụng, sẽ làm cho thân thể ta trì nặng, uể oải, tâm không còn tỉnh táo để thiền tập. Nếu có chút công phu thực tập, ta có thể chiêm nghiệm được điều nầy.”


Tất cả thức ăn đưa vào miệng có thể là dinh dưỡng cho thân thể ta, nhưng cũng có thể là tàn hại ta. Mỗi ngày trung bình, thân thể con người chỉ cần 2000 calories (hàm lượng calo), và khi chúng ta dùng nhiều hơn số lượng calories đó, chúng ta sẽ bị mập phì và dễ đưa đến những bệnh khác. Chúng ta nên tiêu thụ những thực phẩm có lợi cho sức khoẻ của chúng ta. Và nếu được, thì nên dùng thực phẩm mà tôn trọng sự sống của các loài động vật. Những ai có ý thức, có chánh niệm, thường dùng việc ăn uống như là phương tiện để làm việc lợi cho thân tâm, có lợi cho mình và lợi người, ngay hiện tại và cho cả tương lai. Họ dùng thực phẩm là phương tiện để phát tâm từ bi đến với mọi loại, nên không có giết chết sự sống của các loại động vật. 


Nhà Phật, gọi đó là ăn chay, ăn lạc hay trai giới. Ăn chay là một lối sống giản dị, ăn uống có chừng mực, chỉ gồm những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như rau củ, hạt, trái cây... Không ăn những thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt, cá, cua, v…


Ăn Chay có rất nhiều lợi ích. Nó rất tốt cho sức khỏe. Theo các nhà khoa học, ăn chay giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Khi ăn nhiều rau, hoa, củ quả, chúng cung cấp một lượng lớn chất xơ, sắt và nhiều chất dinh dưỡng khác giúp máu lưu thông, tốt cho tim và động mạch. Những nghiên cứu khác, bảo rằng: “Ăn chay có thể làm chậm sự thay đổi của các tế báo ung thư.” vì các món ăn chay giàu chất xơ, chất oxy hóa và ít chất béo (fatty acid). 


Ăn chay còn là phương tiện để cứu vớt địa cầu. Biến đổi khí hậu và hâm nóng địa cầu đang xảy ra và đang phá huỷ địa cầu. Việc ăn chay, không ăn thịt, làm chậm lại số lượng khí độc gây hiệu ứng nhà kính (greenhouse gases) như methane, carbon dioxide, v.v… Theo Medical Daily, chuyển từ ăn mặn sang ăn chay sẽ giúp giảm các loại khí độc từ 63-70% phóng thải ra môi trường. Ở các nước Nam Mỹ, như Brazil, họ phải phá rừng để có đất để nuôi bò, v.v… Ăn chay cũng góp phần bảo vệ chiếc phổi xanh của thế giới. 

Cuối cùng, theo quan điểm nhà Phật, ăn chay tạo phước lành cho chúng sinh, cho mình và cho gia đình. Ăn chay là một thái độ, hành động sống với lòng từ bi sẵn có ở trong mình. Ăn chay là một phương tiện để giúp chúng ta đến với Chân-Thiện-Mỹ, đến gần với cái hay cái đẹp và ngày càng đến gần bờ giác.

Vậy ăn chay như thế nào cho phải lẽ? Đừng nên ăn thịt, cá hay các loại động khác. Chúng cũng tham sống và sợ chết như ta. Nhất là không ăn những động vật “lạ" như dơi, rắn, khỉ, bò cạp, v.v… mà có thể hại đến nhiều người như thảm họa coronavirus hiện nay. Nên ăn rau quả, đậu hũ, và những thức có chất đạm, dinh dưỡng cho thân. Chúng ta có thể ăn chay 2, 4, 8, hay 10 ngày trong một tháng. Hoặc là chọn ăn chay một ngày trong tuần, chẳng hạn như ngày thứ 4 mỗi tuần, hay Meatless Monday, ngày không ăn thịt. Nếu bất tiện, có thể ăn chay bán phần. Chọn một buổi ăn chay và một buổi ăn mặt trong ngày, ví dụ: Chiều chay, trưa mặn. Còn nếu giỏi hơn thì có thể ăn chay trường, ăn chay mỗi ngày thì càng tốt. 

Trở lại nạn dịch hiện nay, đây là một cơ hội tốt để chúng ta quán chiếu và nhìn lại tập khí ăn uống của chúng ta. Nếu bạn muốn có một cuộc sống an vui, lợi ích cho  sức khỏe mà còn mang lại hạnh phúc cho mình và những người thân yêu, thì ăn chay có thể là giải pháp. 

Chúng tôi cũng đã phát nguyện ăn chay từ đầu năm Dương lịch cho đến tháng Tư vì muốn giữ thân khẩu ý thanh tịnh để góp phần cho một công trình Giác Hoàng Trần Nhân Tông thành tựu viên mãn. Chỉ mới gần một tháng thôi, mà chúng tôi cảm thấy thân thể vẫn khỏe mạnh, nhẹ nhàng và giảm được vài pounds. Vậy, xin được trân trọng kính mời quý độc giả và các bạn thử ăn chay vài tháng xem sao. 

Nhân dịp năm mới, chúng tôi cũng cầu chúc cho tất quý vị và gia quyến một năm mới vui vẻ, hạnh phúc, thành tựu, an khang, thịnh vượng và thảnh thơi trong cuộc sống. 


Tâm Thường Định
Sacramento, ngày 24 tháng 1, 2020.

 

Kinh Bốn Loại Thức Ăn

Ðây là những điều tôi đã được nghe vào một thời mà Bụt còn đang ở tại vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Ðộc gần thành Xá Vệ. Hôm ấy, Bụt bảo các thầy khất sĩ: “Có bốn loại thức ăn giúp các loài sinh vật lớn lên và sống còn. Bốn loại thức ăn ấy là gì? Thứ nhất là đoàn thực, thứ hai là xúc thực, thứ ba là ý tư thực và thứ tư là thức thực.
“Này các vị khất sĩ! Vị khất sĩ phải quán chiếu về đoàn thực như thế nào? Ví dụ có một cặp vợ chồng kia có một đứa con trai nhỏ, thường chăm sóc nuôi dưỡng nó với rất nhiều thương yêu, một hôm muốn đem con (đến xứ khác sanh sống) đi qua một vùng sa mạc đầy nguy hiểm và tai nạn. Giữa đường hết lương thực, sa vào tình trạng đói khát cùng cực, không có cách nào giải quyết, họ mới bàn với nhau: “Chúng ta chỉ có một đứa con mà chúng ta thương yêu hết mực. Nếu ăn thịt nó thì ta sẽ sống sót và vượt qua khỏi cơn hiểm nạn này, còn nếu không thì cả ba người sẽ cùng chết”. Bàn tánh như vậy xong, họ giết đứa con, xót thương rơi lệ và gắng gượng ăn thịt con để sống còn mà vượt qua miền sa mạc.
“Này các thầy, các thầy có nghĩ rằng cặp vợ chồng kia ăn thịt con vì muốn thưởng thức hương vị của thịt ấy hoặc vì muốn cho thân thể họ có nhiều chất bổ dưỡng mà trở thành xinh đẹp thêm?
“Các thầy khất sĩ đáp: “Bạch đức Thế Tôn, không”. Bụt lại hỏi: “Có phải cặp vợ chồng ấy bị bắt buộc ăn thịt con để có thể sống sót mà vượt qua khỏi chặng đường hiểm nguy và hoang vắng?” Các thầy khất sĩ đáp: “Bạch đức Thế Tôn, đúng như vậy.”
Bụt dạy: “Này các thầy, mỗi khi tiếp nhận đoàn thực, ta phải tập quán chiếu như thế. Quán chiếu như thế thì sẽ đạt tới được cái thấy và cái hiểu rạch ròi (đoạn tri) về đoàn thực. Có được cái thấy và cái hiểu rạch ròi như thế về đoàn thực rồi thì tâm vướng mắc vào ái dục sẽ được tiêu tán. Tâm vướng mắc đã được tiêu tán thì không còn một kiết sử nào về năm đối tượng ái dục mà không tiêu tán trong con người của vị thánh đệ tử có tu có học. Còn kết sử trói buộc thì mới còn phải trở lại trong cõi đời này.
“Này các thầy khất sĩ! Vị khất sĩ phải quán chiếu về xúc thực như thế nào? Ví dụ có một con bò bị lột da và đi đâu con bò ấy cũng bị các loài côn trùng sống trong đất cát, bụi bặm và cây cỏ bám vào và rúc rỉa. Nằm trên đất thì nó bị các loài côn trùng ở đất bám vào mà ăn, đi xuống dưới nước thì nó bị các loài côn trùng ở dưới nước bám vào mà ăn, đứng ở trong không nó cũng bị các loài côn trùng trong hư không bám vào mà ăn, nằm xuống hay đứng lên nó cũng cảm thấy bức xúc, đau đớn nơi thân thể. Này các thầy, khi tiếp nhận xúc thực, ta cũng phải thực tập quán chiếu như thế. Quán chiếu như thế thì sẽ đạt tới cái thấy và cái hiểu rạch ròi như thế về xúc thực. Có được cái thấy và cái hiểu rạch ròi như thế về xúc thực rồi thì ta hết còn bị vướng mắc vào ba loại cảm thọ. Không còn bị vướng mắc vào ba loại cảm thọ thì các vị thánh đệ tử có học có tu đâu còn phải dụng công gì nữa, bởi vì tất cả những gì cần làm đã được làm xong.
“Này các thầy khất sĩ! Vị khất sĩ phải quán chiếu về ý tư thực như thế nào? Ví dụ có một đô thị hay một thôn làng gần bên bốc cháy, cháy cho đến khi không còn thấy khói lửa. Lúc bấy giờ có một trang sĩ phu thông minh, có trí tuệ, không muốn đi về phía khổ đau chỉ muốn đi về phía an lạc, không muốn đi về nẻo chết, chỉ muốn hướng về nẻo sống. Người ấy nghĩ rằng: nơi chốn kia có cháy lớn, tuy không còn khói, không còn ngọn lửa nhưng nếu ta không tránh mà lại đi vào trong chốn ấy thì chắc chắn sẽ chết, không còn nghi ngờ gì nữa. Suy tư như thế, người kia quyết định bỏ đô thị hoặc thôn làng ấy mà đi. Về ý tư thực, vị khất sĩ cũng phải quán chiếu như thế. Quán chiếu như thế thì sẽ đạt được cái thấy và cái hiểu rạch ròi như thế về ý tư thực. Ðạt được cái thấy và cái hiểu rạch ròi như thế về ý tư thực rồi thì ba loại tham ái sẽ được đoạn trừ. Ba loại tham ái đoạn trừ rồi thì vị thánh đệ tử có tu có học kia đâu còn phải lao tác gì nữa, vì cái gì cần làm đã được làm xong.
“Này các thầy khất sĩ! Vị khất sĩ quán chiếu về thức thực như thế nào? Ví dụ quân lính canh tuần của vị quốc vương kia vừa bắt được một tên đạo tặc, trói người ấy lại và điệu tới nơi vua. Vì tội trộm cướp, kẻ đạo tặc bị phạt bằng cách để cho người ta đâm qua thân hình mình ba trăm mũi giáo, đau đớn khổ sở suốt cả đêm ngày. Về thức thực vị khất sĩ cũng phải quán chiếu như thế. Quán chiếu như thế thì sẽ đạt được cái thấy và cái hiểu rạch ròi về thức thực. Ðạt được cái thấy và cái hiểu rạch ròi về thức thực rồi thì cũng sẽ đạt được cái thấy và cái hiểu rạch ròi về danh sắc. Ðạt được cái thấy và cái hiểu rạch ròi về danh sắc rồi thì vị thánh đệ tử có tu có học kia đâu còn phải dụng công gì nữa, vì cái gì cần làm đã được làm xong.”
Bụt nói kinh này xong, các vị khất sĩ đều hoan hỷ phụng hành.
Tham Khảo: 
  1. What we know so far about Wuhan Virus Outbreak, https://www.cnn.com/asia/live-news/coronavirus-outbreak-hnk-intl-01-25-20/index.html

  1. “Cõi Phật Hương Tích,” Kinh Duy Ma Cật của Thầy Thích Phước Tịnh. (Tinh Tấn Magazine số 2) https://thuvienhoasen.org/a31091/bon-loai-thuc-an

Sunday, January 5, 2020

CHÁNH NIỆM TRONG ĐỜI THƯỜNG - LỜI NÓI ĐẦU; Foreword - Mindfulness in Everyday Life


LỜI NÓI ĐẦU, CHÁNH NIỆM TRONG ĐỜI THƯỜNG (Cư sĩ Tâm Diệu, Nguyên Giác và Tâm Thường Định biên tập, cúng dường Ngày Đức Phật Thành Đạo, PL 2563) - Sắp ra mắt.

Foreword

For those who are still not acquainted with Mindfulness in its true essence, its practice and popularity might seem like part of another fad. However, Buddhists have been practicing it for countless time, for wonderful reason and for the greater good. Mindfulness grants its practitioner the ability to be in true contact with the people and situations at hand; it is awareness, which is obtained by paying attention on purpose, in the present moment, and without any judgement.

The practice of mindfulness on a daily basis, in everyday situations, can help us be more alert and in turn it can assist us to make more conscious and less reactive decisions. It can help us analyze our reactions in certain situations, so that we can respond in the best way possible at all moments. It gives a clarity of mind that so many of us are needing right now. Its benefits are so great, many therapists are currently using Mindfulness to help clients cope with anxiety, stress, or depression.This informative and practical collection will guide you through the concept of Mindfulness in everyday life, in leadership, and will also provide examples of its practice throughout many areas, ranging from the lives of spiritual masters, to how it could positively impact our current, hectic world. Bringing Mindfulness into each of our lives, be it that we are religious or not, will prove to offer benefits that can enrichen our own lives, and those of everyone who surrounds us.      

Views, thoughts, and  opinions expressed in each article belong solely to their author, and  not necessarily to others  and the editors.

 May all be safe
May all be well
May all be at ease
May all be happy.

From  your publishers


LỜI NÓI ĐẦU
Với những người chưa quen thuộc với Chánh Niệm trong ý nghĩa chơn chánh, việc thực tập và tính phổ biến của Thiền pháp này như dường một phần của cơn sốt phong trào. Tuy nhiên, Phật tử đã tu tập pháp này từ rất xa xưa, vì những lý do tuyệt vời và lợi ích lớn lao. Chánh niệm cho người tu tập khả năng tiếp xúc chơn thực với người và cảnh chung quanh; đó là ý thức đạt được bằng sự chú tâm vào mục tiêu, trong khoảnh khắc hiện tại, và không đưa ra phán đoán nào.
Tập Chánh niệm hàng ngày, trong các cảnh đời hàng ngày, giúp chúng ta tỉnh giác hơn, và như thế sẽ có nhận biết rõ hơn, giảm các quyết định có tính phản ứng. Nó có thể giúp phân tích các phản ứng của chúng ta trong các hoàn cảnh nào đó, để chúng ta có thể đáp ứng trong cách tốt nhất trong mọi khoảnh khắc. Nó làm tâm ý thức rõ ràng hơn, điều mà nhiều người đang cần hiện nay. Lợi ích Chánh niệm quá lớn: nhiều bác sĩ trị liệu đang dùng Chánh niệm giúp bệnh nhân đối phó với lo âu, căng thẳng, hay trầm cảm.
Tuyển tập các bài viết thực dụng và nhiều thông tin này sẽ giúp độc giả ứng dụng Chánh niệm trong đời sống hàng ngày, trong lãnh đạo, và cũng sẽ đưa ra các mô thức thực tập trong nhiều lĩnh vực, từ đời sống của các vị thầy tâm linh, cho tới cách nó có thể ảnh hưởng tốt vào thế giới đầy dao động của chúng ta hiện nay. Đưa Chánh niệm vào trong từng cuộc đời chúng ta, cho dù chúng ta có tôn giáo hay không, sẽ dẫn tới lợi ích làm phong phú chính cuộc đời chúng ta, và lợi ích cho cả những người quanh ta.
Quan điểm, suy nghĩ và ý kiến trong các bài viết là của riêng từng tác giả, không nhất thiết của những người khác và của nhóm biên tập.
Nhóm biên tập trân trọng gửi lời chúc an lành tới tất cả độc giả.