Showing posts with label Thơ Thiền. Show all posts
Showing posts with label Thơ Thiền. Show all posts

Wednesday, December 24, 2014

TẤM LÒNG CỦA MỘT NGƯỜI CHA XA XỨ



Và niềm vui nữa của Ba...ảnh: BXK
TẤM LÒNG CỦA MỘT NGƯỜI CHA XA XỨ
Sáng tinh mơ, Ba vẫn thường lặng lẽ, ngồi thiền trước bàn thờ Phật và Ông Bà Tổ Tiên. Những lúc như thế nhìn Ba mà lòng cảm thấy nhẹ nhàng thanh thản. Ba sinh ra và lớn lên trên bán đảo Phương Mai, miền duyên hải hữu tình và thơ mộng dọc Miền Trung trong một gia đình ngư dân và thương gia. Năm nay Ba đã ở cái tuổi “Bát thập đắc hi hỉ” thế mà tinh tấn chuyên cần với những việc thường ngày như thế, trong đó có nghe tin tức bên Việt Nam và tìm mọi cách để giúp đỡ những người còn lại. Thậm chí, khi đi mua áo ấm tặng Ba, Ba cũng luôn nghĩ về những người thiếu thốn ở Việt Nam, nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đây là một ví dụ đẹp điển hình trong bài thơ mà chúng tôi đã viết nói lên tấm lòng của Ba về quê hương đất nước cũng như những lời dạy bảo của người.
ÁO BA LÀM ẤM QUÊ HƯƠNG
Mùa Đông lạnh cùng Ba đi mua áo
Ba tươi cười làm con cũng vui theo
Nhưng rồi lại, “Con ơi sao đắc quá!”
Số tiền này con hãy gởi về quê
Giúp người nghèo khổ, thiếu cơm những tháng Đông về
Hay giúp người thân quen, còn ngặt nghèo khó nhọc
Hay cho cháu chắc có tiền đi học
Thân Ba già ăn mặc có bao nhiêu
Nhưng lời Ba đã dạy con đủ điều
Đất nước điêu linh
Vẫn còn nhiều người dân thống khổ
Bụi bặm cuộc đời, chùi rửa đi! Lời Ba thố lộ
Ích kỷ lộng hành đâu giúp nổi quê hương!
Cái gì lợi mình hại người thì càng tang thương
Cái gì thiếu đạo đức là hại luôn dân tộc
Cái gì thiếu nhân bản là mất luôn tình nghĩa
Sống vui vẻ và thanh tao để đời không mai mỉa
Này con yêu ơi! Con hãy sống an lành
Sống vị tha và tha thứ vì đời vốn mong manh
Sống bình dị, biết yêu thương con nhé!
Lời Ba dạy như chút phước sương nhỏ bé
Mang từ bi gieo hạt đợi mong
Mùa Đông lạnh, nuôi mầm Xuân hy vọng
Hạnh phúc nào đi mua áo cùng Ba!
(From http://phebach.blogspot.com/2014/12/ao-ba-lam-am-que-huong.html)
Ba tôi đó, một người giản dị và hài hoà. Ba vốn là một con người chất phát, hiền lành, và mộc mạc.  Thuở thiếu thời, như bao đứa trẻ khác trong làng, Ba thất học khi lên lớp ba lớp bốn và bắt đầu đi Biển để giúp kinh tế trong gia đình.  Ở tuổi thiếu niên, vì lăn lộn dầm mưa dãi nắng rất sớm, nên Ba là người khỏe mạnh.  Thân hình rắn chắc, nước da ngâm, và là một người bơi lặn rất giỏi.  Ngoài ra, Ba làm lưới, làm biển thì số một.  Ba đã thành thạo tay nghề và được sự tín nhiệm của Ông Nội với các nghề lưới Đăng Cước, lưới Đăng Đen, lưới Quát, mành Chiếc, mành Ruốt, Rút Chì, và mành Tè v.v… Một con người dân dã như Ba vẫn dạy chúng tôi lẽ sống, phải đầy đủ Nhân-Lễ-Nghĩa-Trí-Tín khi còn trẻ và bây chừ thì phải sống và làm việc theo tinh thần Phật giáo.  Ba, một ngư dân bình thường, như trí tuệ của Ba như bao người Cha khác, rất thật và thực tiễn. Ba luôn nhấn mạnh rằng rằng:
“…Ích kỷ lộng hành đâu giúp nổi quê hương!
Cái gì lợi mình hại người thì càng tang thương
Cái gì thiếu đạo đức là hại luôn dân tộc
Cái gì thiếu nhân bản là mất luôn tình nghĩa…”
Có vậy mới thấy được tấm lòng cao cả của những người Cha lo lắng và yêu thương đến con cái, quê hương và cho cả tha nhân. Chúng tôi rất hân hạnh được còn Ba, còn Mẹ, chúng tôi trân quý là “Còn Cha gót đỏ như son” hay cảm thông được “Con không Cha như nhà không nóc). Nhân ngày Lễ Cha của chùa Quang Nghiêm mà Hoà thượng Thích Minh Đạt tổ chức 18 năm qua vào dịp rằm tháng 10, ngày thị tịch của Đại đệ tử đức Phật, ngài Xá Lợi Phất, con viết vài hàng về Ba để biết ơn và cảm niệm ân đức của người.
Sacramento, một ngày mưa bão.

Wednesday, November 26, 2014

OUR MOTHER'S FEET


Our parents with the humor, beauty and happiness of losing the first adult teeth!


OUR MOTHER'S FEET

Our mother's feet are pale and fragile.
What she has left is just skin and bones,
which wilt our hearts.

All of her life she
Sacrifices,
Nurtures,
Protects,
and Loves
her children and grandchildren forever.

Our mother's feet are aged—displace a color of adventure,
A sign of being weathered, wisdom, and compassion.
Looking at these nameless tendons and bones,
in our heart, we shed the tears of love.

Looking at these signs,
we realize our life is a passing dream,
We see life take its course in its immense and endless flow,
Even though we are embracing and accepting life as it is,

The rhythm of our hearts has the sound of true emptiness.

For Vietnamese, please click here.

Friday, November 21, 2014

HÃY TỈNH DẬY --- WAKE UP–THE AWAKENING FROM WITHIN

Khung trời kỷ niệm - Eo Gió, Nhơn Lý, Quy Nhơn.

HÃY TỈNH DẬY - WAKE UP - THE AWAKENING FROM WITHIN

Hừng đông, vạn vật bắt đầu thức dậy
Gió hú trong cõi vắng
giữa sự tĩnh lặng của cõi trần
Đại dương muôn đời hùng vĩ
Sóng xô bờ bọt trắng như mây
Biển mênh mông sóng vỗ ngất ngây
Biển sâu rộng như tình Cha ngây ngất
Biển êm ả, mênh mang, vô tận
Và dạt dào như tình Mẹ đong đầy.
Nhìn ra biển, bao la và vời vợi
Ta thấy mình bé nhỏ, hạt cát lơi

Ta dòng suối ngọt đang chảy về biển lớn
Biển từ bi, biển trí tuệ, biển chân như
Cuộc sống vốn miên trường thay đổi,
như mưa hôm nay và nắng gắt hôm qua
Ôi đời sống có thịnh suy, vui buồn, sướng khổ
Giọt vô thường bọt biển mây chiều
Nhưng may quá, chúng ta có tất cả
điều kiện tự do hạnh phúc bao la
Từ bước chân, hơi thở đến mắt ngà
Từ khối óc, trái tim đến đôi bàn tay lành mạnh
Từ hy vọng, vỗ về và động viên của bạn bè gia thạnh
Và ân tình, bảo bọc, un đúc của Mẹ Cha
Từ tổ tiên truyền thống nòi giốn
g sơn hà
Ta phải sống để nuôi dưỡng tình thương và hiểu biết
Ta phải sống để nuôi dưỡng lòng từ bi và dũng cảm
Phải làm lành, tránh dữ, giữ sạch tâm
Ta phải sống để cuộc sống tinh anh
Ta phải sống để làm đời thêm đẹp

...Hãy yêu thương và hãy sống cho tha nhân.

For English version, click here.

Friday, November 7, 2014

ĐÔI CHÂN MẸ - OUR MOM'S FEET

Đôi Chân Mẹ - Our Mom's feet. Photo: BXK

ĐÔI CHÂN MẸ

Đôi chân Mẹ xanh xao gầy guộc
Còn xương da, ruột héo tim con
Cuộc đời Mẹ hy sinh thống thuộc
Mãi thương con và cháu mỏi mòn

Đôi chân Mẹ trắng ngà phiêu bạc
Màu phong sương, trí tuệ, yêu thương
Nhìn gân xương như chân cò cánh hạc
Nghe trong tim bao giọt lệ thương

Nhìn chân Mẹ, thấy nhân gian mộng mị
Thấy dòng đời trôi chảy mênh mông
Vẫn biết đó cuộc đời như thị
Sao lòng ai trầm lặng giọt hư không.

For English, please click here.

Friday, October 24, 2014

TỚI ĐÂY - ĐỨNG ĐÓ - RA VỀ

Mùa thu và Áo trắng -  Photo: Kbt Foto

TỚI ĐÂY - ĐỨNG ĐÓ - RA VỀ

Gió heo may 
mùa thu vàng chín
tới đây rồi
uống cạn bãi cỏ xanh 
Em đứng đó uyên nguyên
tay vẫy gọi 
hạt sương nào 
và đá cuội 
thuyết 
Lăng nghiêm.

Monday, October 20, 2014

NỤ CƯỜI VÔ SỰ - SỰ NỐI TIẾP NHIỆM MẦU

Sư Ông Làng Mai - Hình: Thầy TTL gởi.
NỤ CƯỜI VÔ SỰ 

Trời xanh vàng nắng trắng áng mây
Thong dong vô trụ y như Thầy
Vẫn bước khoan thai lòng thanh thản
Vạn pháp uyên nguyên giọt sương mai

Thầy luôn cười thở rất nhẹ nhàng
Nụ cười Ca Diếp, người mãi đang
Truyền trao Nến Ngọc bao thế hệ
Thạch trụ Già lam đẹp vô vàn

Thầy vẫn ung dung giữa sắc không
Từ bi thắm nhuận bao tấm lòng
Pháp Hoa bàng bạc trầm hương toả
Tịnh Độ hiện tiền cõi mênh mông. 



Thursday, September 18, 2014

VƯỜN NHÀ TÌNH TA

'Nhà tôi' - Photo BXK

VƯỜN NHÀ TÌNH TA

Êm đềm trong nắng thu loang
Gió say khóm trúc bên con cùng nàng 
Hương chi thanh thoát mơ màn 
Rau răm, hương tóc hoà tan tiếng cười
Mắt nhìn như tuổi đôi mươi...

Saturday, September 13, 2014

RỔ RAU CỦA MẸ


Rổ Rau Của Mẹ

Vườn xanh mơn mởn
Rổ rau đong đầy
Thấy cả đám mây
Nụ cười thanh thản

Tuesday, August 5, 2014

BẤT CHỢT


Reflection - Photo: BXK
BẤT CHỢT

Giữa không gian vắng lặng
Ta làm gì ở đây
Đời trầm luân bể khổ
Vui chi ánh sao gầy

UCLA, California. August, 2014.

Tuesday, May 27, 2014

GIỚI THIỆU - AWAKEN: Buddhism, Nature, and Life: A Vision of Poems for West and East


INTRODUCTION

Phe X. Bach is the living reflection of the Bodhisattva, in both his daily life, and in his poetry. In life, he is an unassuming man. He meets with others socially: his face eager with anticipation to interact with them, his smile encouraging to others, and his hug a warm welcome to them.
When Phe lectures or teaches, his topic is often Buddhism.  He lets others know about the basics of Buddhism, as well as the importance of leadership, and the value of a lifelong education.  Phe actively educates in his high school teaching job, as well as in his guidance of young Buddhist students, and in his lectures to adults in the community.
The poems you will discover in this book reflect the Phe I know in the world.  He bases his life on the principles of Buddhism.  He follows the example of Buddhist leaders, in his everyday experience.  He explains Buddhist principles to others, at their levels of understanding.  He writes poetry based on Buddhism, as well.  Even the proceeds of this book go toward the furtherance of Buddhist practice and education.
The poetry reflects Phe’s background in the Vietnamese culture. Many poems describe aspects of his family, and of his hometown in Vietnam. Several compare and contrast the virtues and the vices of both cultures. Phe particularly describes, with exquisite visual imagery in words, his impressions of the two cultures in which he has developed.
The poems reflect Phe’s encounters with himself within nature.  Phe lets us picture his world through his words.  We see the impermanence of floating clouds, the perfection of a dewdrop, the vision of the full moon. We see the forest, in its unsullied natural condition, and after humankind has left it less beautiful.
Phe shows us, through his poems, the worldview of the Bodhisattva: one who rejects the calm of nirvana, in order to assist other people to discover Buddhism in this world.  Phe particularly emphasizes his distaste of our societies, both East and West, as we toss garbage into our environment.  He compares that to the way in which our corporate society treats individuals as garbage, as well.  His abhorrence of this practice is evident, which goes along with his personal development of karuna, or compassion.
At the same time, Phe is not exclusive in his attitude.  To a Buddhist, he is a member of the sangha.  To a Hindu, he is a householder yogi.  To a Christian, he is a loving and compassionate individual.  To a secular humanist, he is a sensitive man.  These poems can be read by people of any religious persuasion.  Only a few poems will be incomprehensible, due to their emphasis on more advanced Buddhism.
Enjoy these poems!  They reveal in delicate, visual and tactile imagery the simple but full life of a loving and compassionate man—a man who values family, nature, community, and a desire for unity with life’s source.  By savoring these poems you, too, will appreciate your world more fully!

Helen Alexander, Sacramento, CA

GIỚI THIỆU
(tạm chuyển ngữ, Diệu Tánh)

Bạch Xuân Phẻ, là sự phản chiếu thực tiễn của trái tim Bồ Tát, được thể hiện qua nếp sống và trong thơ văn của anh. Trong xã hội, anh là một người khiêm tốn; Anh thường gặp gỡ và giao thiệp với mọi người; tấm lòng thiết tha của anh được cùng họ chuyện trò, trao đổi; nụ cười của anh là sự khuyến tấn họ; dành cho họ sự thân thiện mật thiết khi đến với nhau…
Anh thường chọn những đề tài liên quan đến Phật Giáo để giảng dạy và hướng dẫn. Anh muốn giúp họ hiểu về nền tảng căn bản của đạo Phật, bên cạnh đó, anh còn giúp mọi người hiểu về chiều hướng lãnh đạo và giá trị của sự giáo dục.  Ngoài sự năng động trong công việc rèn luyện và giáo dục học sinh ở trường trung học có kiến thức cao rộng; anh còn hướng dẫn các đoàn sinh Gia Đình Phật Tử; và giảng dạy cho cộng đồng bên ngoài…
Những khúc thơ bạn sẽ đón đọc trong tập thơ này phản ảnh qua con người của Phẻ. Anh dựa trên nguyên lý của đạo Phật để xây dựng đời sống tâm linh và đi theo con đường của các vị tiền bối và chư vị thiện tri thức Phật giáo.  Anh luôn tận tình chú giải cho mọi người hiểu về tôn chỉ của đạo Phật tùy theo trình độ của mỗi người.  Thơ anh viết cũng dựa vào khía cạnh của Phật giáo.  Và sự lợi nhuận của tập thơ này, anh đi sâu hơn nữa, đó là chút đóng góp tịnh tài để giúp mọi người, nhất là giới trẻ bước tiến xa hơn sự huân tập và hành trì trong đạo Phật…
Lối thơ của Phẻ phản ảnh qua nguồn cội của anh.  Anh diễn đạt qua nhiều khía cạnh sống của gia đình anh và quê hương thân yêu của mình.  Anh so sánh, những tương đồng và tương phản về đạo đức con người và những suy đồi truỵ lạc của hai nền văn hóa.  Anh khéo mô tả những hình ảnh rất cụ thể và rõ rệt bằng ngôn từ trong sáng; những ấn tượng của anh về hai nền văn hóa mà anh đã khai triển…
Những khúc thơ này, như là sự hạnh ngộ của tâm hồn anh cùng với thiên nhiên. Anh vẽ cho chúng ta một bức tranh để chúng ta tự mường tượng thế giới của anh qua lời thơ anh viết, như sự vô thường của những áng mây; sự hình thành của hạt sương; sức tưởng về vầng trăng toàn bích.  Chúng ta có thể hình dung rằng núi rừng vốn dĩ thiên nhiên tạo, không một vết nhơ, và sau khi loài người đến với nó, ra đi với nó, nó lại ít đẹp hơn…
Phẻ vạch cho chúng ta thấy được thế giới của Bồ Tát qua những dòng thơ của anh đơn thuần của anh, ví như các Bồ Tát đã không chịu vào Niết Bàn để có thể len lõi trong cuộc đời cứu độ chúng sanh.  Anh chẳng lấy làm thú vị; ngược lại anh nhận thấy xã hội doanh nghiệp đương thời từ Đông sang Tây có quá nhiều ô nhiễm về môi sinh; và đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con người. Từ những bằng chứng ghê sợ đó, song song với sự hành trì hạnh từ bi của anh, đã đem lại sự lợi lạc cho chính anh và cho nhân loại xung quanh anh; đó là bước chân, là hạnh nguyện của Bồ tát không chịu vào Niết bàn để cứu độ chúng sanh.
Tuy nhiên, anh đã không xa rời với thế gian pháp.  Với tín đồ Phật giáo, anh là một Phật tử thuần thành; với Ấn Độ giáo, anh là người yogi tuyệt vời; với Thiên Chúa giáo, anh là một người đầy lòng nhân ái; với thế gian, anh là một người nhạy cảm, từ bi.  Cho nên, bất kỳ ai, cũng có thể hòa đồng được với những khúc thơ anh viết. Chỉ đâu đó, vài đoản thơ, anh đưa ta vào chiều sâu của Phật giáo để ca ngợi những vị lãnh đạo Phật giáo đã công phu hành trì cứu độ chúng sanh trong thế giới này.
Mời bạn đón đọc những khúc thơ đượm đầy chất vị quê hương, chút thanh nhã qua cái nhìn phóng khoáng, với tình thương và lòng nhân ái của Phẻ; một con người, hiền hòa, yêu thương nhân loại; trân quý nền tảng gia đình, đồng cảm với thiên nhiên, giúp đỡ cộng đồng, và ước mong sự đoàn kết trong cuộc đời này.  Đọc qua những khúc thơ này, bạn, cũng sẽ đồng cảm và tri ân hơn thế giới của riêng bạn….

Monday, May 12, 2014

Tâm Tình Của Một Người Con

Book cover is designed by Uyên Nguyên

THAY LỜI BẠT
Tâm Tình Của Một Người Con

Hai chúng tôi sinh ta từ hai vùng quê nghèo khổ nhất của Quận Tuy Phước, Tỉnh Bình Định, miền Trung. Phẻ lớn lên ở vùng biển, cực Đông, xã Phước Lý. Tôi sinh ra ở vùng núi, cực Tây, xã Phước Thành. Tuổi hai chúng tôi cách nhau gần 2 con giáp, lưu lạc và tình cờ gặp nhau ở xứ người. Cả hai đều có những điểm chung: theo đạo Phật, học khoa học, thích thơ văn thi phú, thích giao du với bằng hữu, và nhất là rất quan tâm đến tình hình và nên giáo dục ở quê nhà. Phẻ làm nghề giáo, cái nghề mà tôi đã chọn nhưng không theo được từ những năm còn ở Việt Nam. Tôi làm việc nghiên cứu khoa học. May mắn nhờ có nhiều cơ hội ở xứ người, cả hai được đi trọn con đường học vấn, thì giờ rảnh chúng tôi nói chuyện thơ văn. Phẻ viết rất khỏe, viết văn, làm thơ, nghị luận cả tiếng Việt, tiếng Anh. Tôi thì lười hơn, chỉ thích đọc thơ văn bằng hữu. Đấy là lý do tôi xin phép Phẻ để được viết những lời tâm tình này cho tuyển tâp Tưởng Niệm và Tri Ân, với một mục đích duy nhất: tôi muốn khen em một lời.

Tôi không khen em ở văn tài, vì trong toàn tuyển tập, không thấy bóng dáng của những câu chữ bóng bẩy, sử dụng những điển tích khó hiểu hay nói bóng gió để đánh đố người đọc. Phẻ lại càng cố gắng không viết theo đúng một thể loại nào, thích gì viết nấy, nghĩ sao viết vậy, viết như hơi thở, như bước đi, như đang tâm tình, như đang kể chuyện. Phẻ kể chuyện nhà, chuyện nước. Em quan tâm đến những người tù lương tâm, những người dân cùng khổ, những cảnh sai trái bất công, tương lai mịt mù bao trùm thế hệ trẻ quê nhà, và trong văn phong đậm chất thật thà, không trau chuốt đấy, Phẻ đã làm cho người đọc rơi nước mắt. Phẻ viết không phải để khoe, hay để che. Em bộc bạch viết như để thay cho lời nói.

Tôi cũng không khen em ở cách hư cấu câu chuyện để mua vui, vì em kể chuyện thật, câu chuyện nhà, những câu chuyện lần đầu em đưa lên trang sách cho mọi người xem: gia đình em là thế đấy, con người em là thế đấy, bạn bè em là thế đấy... tất cả là một tấm lòng giải bày thật trong sáng mà không cần đánh bóng.

Em không là nhà văn, lại không là một thi sĩ. Viết với em là kể chuyện bằng con chữ, gởi gắm những tâm tình cô đọng, trong sâu thẳm Phẻ muốn nói, nhưng không nói được bằng lời, hay ghi lại những lời nói ấy để cho người ở xa không nghe mà biết, không nhìn mà thấy, không chứng kiến mà hiểu hết, vì em không dấu điều gì.

Qua tuyển tập Tưởng Niệm và Tri Ân này, tôi muốn khen em: Em đã làm đúng bổn phận của một người con: con của đất nước, con của gia đình và con của Nhà Phật. Em đã đóng trọn vai người sĩ phu thời đại qua tâm tình và mơ ước. Bút thay cho đao kiếm, câu văn thay cho súng đạn, em kêu gọi bao dung lượng thứ, em đòi công lý bình đẳng cho mọi người. Em muốn dùng lời dạy của Phật Tổ để cảm hóa con người, con người đang đắm chìm trong bể khổ của tham, sân, si và ngụp lặn trong thế giới ta bà, hỗn mang đầy tội lỗi. Với lý tưởng thanh cao, trong sáng, Phẻ luôn tìm những giải pháp đẹp nhất cho mọi tình huống, mọi vấn đề. Vấn đề nào, khó khăn mấy, nếu ta có lòng, có tâm, có tài là đều có thể giải quyết được hết một cách tốt đẹp.

Phẻ trân qúi tình bằng hữu, những cái duyên gặp gỡ ngoài đời hay trong thơ văn. Phẻ đến với mọi người bằng tấm lòng bao dung, rộng mở. Luôn tìm tòi, khám phá để trau dồi học hỏi cho dù em đã là một thầy giáo giỏi. Em vẫn tiếp tục học cho dù việc học ở trường đã đi đến đích. Học với Phẻ không phải chỉ để biết cái mới mà học để bổ túc cho cái cũ, để nhìn thấu vào chân trời xa dù chân trời mọi ngày ta vẫn nhìn thấy. Học để nhìn người, để thấy mình rõ hơn. Học, chỉ vì Phẻ ham học, ham đọc, vì đời là ngôi trường không bao giờ đóng cữa, thế thôi!

Chân trời ấy tưởng đã khép lại khi cậu bé ham học năm 12 tuổi không được cắp sách đến trường phổ thông cơ sở địa phương. Rồi may mắn đến với gia đình, năm 15 tuổi, Phẻ cùng gia đình được đến vùng đất tự do, và con chim đã vỗ cánh đại bàng, tung bay, bay vút lên cao. Nếu năm ấy không được ra đi, không biết giờ này nơi vùng biển nghèo khó đó, người thanh niên 38 tuổi đang làm gì nhỉ? Chắc ngày qua ngày, nhìn những cánh buồm lướt sóng, những chiếc ghe máy đánh cá ngược xuôi, Phẻ có nằm mơ cũng không dám nghĩ đến giảng đường đại học, những trung tâm nghiên cứu... ở bên kia bờ Thái Bình Dương, vùng đất hứa cho những người có chí, chịu khó, đem hết nổ lực, lợi dụng hết những cơ hội để đi đến đích và được thành danh. Phẻ dành hết những thành qủa đó cho gia đình, cho công ơn của Mẹ, Cha, của gia đình vợ và người đàn bà đã sát cánh bên cạnh qua bao khó nhọc để em đạt được những mơ ước đời người.

Trong tuyển tập, người đọc sẽ thấy bàng bạt trong đó là chắc lọc những tâm tình đậm sâu mà tác gỉa dành cho người thân thuộc của mình. Trong hơn 150 trang sách, mỗi trang chứa không biết bao nhiêu lời thấm đẫm tình yêu thương, ơn sâu, nghĩa nặng. Viết như gợi nhớ cho  chính mình, không cho phép mình quên, cho bằng hữu hiểu con người mình, và gởi lại cho hai đứa con trai biết về cội nguồn, người thân, quê hương và bằng  hữu. Qua những câu văn, câu thơ ta dễ dàng nhận thấy Phẻ là một người con có hiếu, một người chồng có nghĩa, một người cha có tình, và hơn hết là một công dân có trách nhiệm. Với đất nước cưu mang mình, Phẻ dành những lời tri ân cao cả và nguyện đem hết sở tài làm sở dụng để đóng góp phần mình. Với đất nước nơi sinh ra, Phẻ luôn trăn trở suy tư về hiện tại bất trắc và tương lai mờ mịt.  Phẻ đau nỗi đau của hàng triệu người Việt tha phương, ngày ngày mỏi mắt trông về trời Tây nơi có hàng triệu người dân cùng khổ, cố ngoi lên nhưng đã mất hết hy vọng ở ngày mai. Phẻ nghĩ đến những em học sinh nơi quê nhà, cũng như mình năm xưa, không được cắp sách đến trường.

Viết để trước là để Tưởng Niệm, sau là Tri Ân, và như để đánh dấu một cột mốc trong đời mình. Năm nay ông Nghè Phẻ vừa hoàn thành xong học vị cao qúi nhất, cũng là năm kỷ niệm "10 năm yêu em" với người bạn đời. Nhân dịp này, vợ chồng Anh Chị chúc Chú Em tiếp tục đi đến đích con đường đã vạch, cùng với vợ và hai con. Những lời tâm tình trên đây coi như món qùa tinh thần Anh dành tặng cho Phẻ, một người bạn, một người Em, một thân hữu và hơn hết là người đồng hương Bình Định. Trước khi ngừng ở đây anh xin được gởi tặng Em mấy câu thơ anh đã viết trong bài "Con Đường Các Anh Về"  trong cuốn bút ký "Con Đường Trước Mặt" xuất bản 20 năm về trước:

"... Đêm Huế buồn cỏ cây ngậm ngùi, thổn thức
Chiều Qui Nhơn biển gợi sóng ai về
Anh bước đi, đi lại con đường quê
Cứ đi mãi sẽ có ngày anh đến đích..."

Thân qúi,

Nguyên Lương

Horsham, PA, ngày 30 tháng 4 năm 2014