Monday, May 12, 2014

Tâm Tình Của Một Người Con

Book cover is designed by Uyên Nguyên

THAY LỜI BẠT
Tâm Tình Của Một Người Con

Hai chúng tôi sinh ta từ hai vùng quê nghèo khổ nhất của Quận Tuy Phước, Tỉnh Bình Định, miền Trung. Phẻ lớn lên ở vùng biển, cực Đông, xã Phước Lý. Tôi sinh ra ở vùng núi, cực Tây, xã Phước Thành. Tuổi hai chúng tôi cách nhau gần 2 con giáp, lưu lạc và tình cờ gặp nhau ở xứ người. Cả hai đều có những điểm chung: theo đạo Phật, học khoa học, thích thơ văn thi phú, thích giao du với bằng hữu, và nhất là rất quan tâm đến tình hình và nên giáo dục ở quê nhà. Phẻ làm nghề giáo, cái nghề mà tôi đã chọn nhưng không theo được từ những năm còn ở Việt Nam. Tôi làm việc nghiên cứu khoa học. May mắn nhờ có nhiều cơ hội ở xứ người, cả hai được đi trọn con đường học vấn, thì giờ rảnh chúng tôi nói chuyện thơ văn. Phẻ viết rất khỏe, viết văn, làm thơ, nghị luận cả tiếng Việt, tiếng Anh. Tôi thì lười hơn, chỉ thích đọc thơ văn bằng hữu. Đấy là lý do tôi xin phép Phẻ để được viết những lời tâm tình này cho tuyển tâp Tưởng Niệm và Tri Ân, với một mục đích duy nhất: tôi muốn khen em một lời.

Tôi không khen em ở văn tài, vì trong toàn tuyển tập, không thấy bóng dáng của những câu chữ bóng bẩy, sử dụng những điển tích khó hiểu hay nói bóng gió để đánh đố người đọc. Phẻ lại càng cố gắng không viết theo đúng một thể loại nào, thích gì viết nấy, nghĩ sao viết vậy, viết như hơi thở, như bước đi, như đang tâm tình, như đang kể chuyện. Phẻ kể chuyện nhà, chuyện nước. Em quan tâm đến những người tù lương tâm, những người dân cùng khổ, những cảnh sai trái bất công, tương lai mịt mù bao trùm thế hệ trẻ quê nhà, và trong văn phong đậm chất thật thà, không trau chuốt đấy, Phẻ đã làm cho người đọc rơi nước mắt. Phẻ viết không phải để khoe, hay để che. Em bộc bạch viết như để thay cho lời nói.

Tôi cũng không khen em ở cách hư cấu câu chuyện để mua vui, vì em kể chuyện thật, câu chuyện nhà, những câu chuyện lần đầu em đưa lên trang sách cho mọi người xem: gia đình em là thế đấy, con người em là thế đấy, bạn bè em là thế đấy... tất cả là một tấm lòng giải bày thật trong sáng mà không cần đánh bóng.

Em không là nhà văn, lại không là một thi sĩ. Viết với em là kể chuyện bằng con chữ, gởi gắm những tâm tình cô đọng, trong sâu thẳm Phẻ muốn nói, nhưng không nói được bằng lời, hay ghi lại những lời nói ấy để cho người ở xa không nghe mà biết, không nhìn mà thấy, không chứng kiến mà hiểu hết, vì em không dấu điều gì.

Qua tuyển tập Tưởng Niệm và Tri Ân này, tôi muốn khen em: Em đã làm đúng bổn phận của một người con: con của đất nước, con của gia đình và con của Nhà Phật. Em đã đóng trọn vai người sĩ phu thời đại qua tâm tình và mơ ước. Bút thay cho đao kiếm, câu văn thay cho súng đạn, em kêu gọi bao dung lượng thứ, em đòi công lý bình đẳng cho mọi người. Em muốn dùng lời dạy của Phật Tổ để cảm hóa con người, con người đang đắm chìm trong bể khổ của tham, sân, si và ngụp lặn trong thế giới ta bà, hỗn mang đầy tội lỗi. Với lý tưởng thanh cao, trong sáng, Phẻ luôn tìm những giải pháp đẹp nhất cho mọi tình huống, mọi vấn đề. Vấn đề nào, khó khăn mấy, nếu ta có lòng, có tâm, có tài là đều có thể giải quyết được hết một cách tốt đẹp.

Phẻ trân qúi tình bằng hữu, những cái duyên gặp gỡ ngoài đời hay trong thơ văn. Phẻ đến với mọi người bằng tấm lòng bao dung, rộng mở. Luôn tìm tòi, khám phá để trau dồi học hỏi cho dù em đã là một thầy giáo giỏi. Em vẫn tiếp tục học cho dù việc học ở trường đã đi đến đích. Học với Phẻ không phải chỉ để biết cái mới mà học để bổ túc cho cái cũ, để nhìn thấu vào chân trời xa dù chân trời mọi ngày ta vẫn nhìn thấy. Học để nhìn người, để thấy mình rõ hơn. Học, chỉ vì Phẻ ham học, ham đọc, vì đời là ngôi trường không bao giờ đóng cữa, thế thôi!

Chân trời ấy tưởng đã khép lại khi cậu bé ham học năm 12 tuổi không được cắp sách đến trường phổ thông cơ sở địa phương. Rồi may mắn đến với gia đình, năm 15 tuổi, Phẻ cùng gia đình được đến vùng đất tự do, và con chim đã vỗ cánh đại bàng, tung bay, bay vút lên cao. Nếu năm ấy không được ra đi, không biết giờ này nơi vùng biển nghèo khó đó, người thanh niên 38 tuổi đang làm gì nhỉ? Chắc ngày qua ngày, nhìn những cánh buồm lướt sóng, những chiếc ghe máy đánh cá ngược xuôi, Phẻ có nằm mơ cũng không dám nghĩ đến giảng đường đại học, những trung tâm nghiên cứu... ở bên kia bờ Thái Bình Dương, vùng đất hứa cho những người có chí, chịu khó, đem hết nổ lực, lợi dụng hết những cơ hội để đi đến đích và được thành danh. Phẻ dành hết những thành qủa đó cho gia đình, cho công ơn của Mẹ, Cha, của gia đình vợ và người đàn bà đã sát cánh bên cạnh qua bao khó nhọc để em đạt được những mơ ước đời người.

Trong tuyển tập, người đọc sẽ thấy bàng bạt trong đó là chắc lọc những tâm tình đậm sâu mà tác gỉa dành cho người thân thuộc của mình. Trong hơn 150 trang sách, mỗi trang chứa không biết bao nhiêu lời thấm đẫm tình yêu thương, ơn sâu, nghĩa nặng. Viết như gợi nhớ cho  chính mình, không cho phép mình quên, cho bằng hữu hiểu con người mình, và gởi lại cho hai đứa con trai biết về cội nguồn, người thân, quê hương và bằng  hữu. Qua những câu văn, câu thơ ta dễ dàng nhận thấy Phẻ là một người con có hiếu, một người chồng có nghĩa, một người cha có tình, và hơn hết là một công dân có trách nhiệm. Với đất nước cưu mang mình, Phẻ dành những lời tri ân cao cả và nguyện đem hết sở tài làm sở dụng để đóng góp phần mình. Với đất nước nơi sinh ra, Phẻ luôn trăn trở suy tư về hiện tại bất trắc và tương lai mờ mịt.  Phẻ đau nỗi đau của hàng triệu người Việt tha phương, ngày ngày mỏi mắt trông về trời Tây nơi có hàng triệu người dân cùng khổ, cố ngoi lên nhưng đã mất hết hy vọng ở ngày mai. Phẻ nghĩ đến những em học sinh nơi quê nhà, cũng như mình năm xưa, không được cắp sách đến trường.

Viết để trước là để Tưởng Niệm, sau là Tri Ân, và như để đánh dấu một cột mốc trong đời mình. Năm nay ông Nghè Phẻ vừa hoàn thành xong học vị cao qúi nhất, cũng là năm kỷ niệm "10 năm yêu em" với người bạn đời. Nhân dịp này, vợ chồng Anh Chị chúc Chú Em tiếp tục đi đến đích con đường đã vạch, cùng với vợ và hai con. Những lời tâm tình trên đây coi như món qùa tinh thần Anh dành tặng cho Phẻ, một người bạn, một người Em, một thân hữu và hơn hết là người đồng hương Bình Định. Trước khi ngừng ở đây anh xin được gởi tặng Em mấy câu thơ anh đã viết trong bài "Con Đường Các Anh Về"  trong cuốn bút ký "Con Đường Trước Mặt" xuất bản 20 năm về trước:

"... Đêm Huế buồn cỏ cây ngậm ngùi, thổn thức
Chiều Qui Nhơn biển gợi sóng ai về
Anh bước đi, đi lại con đường quê
Cứ đi mãi sẽ có ngày anh đến đích..."

Thân qúi,

Nguyên Lương

Horsham, PA, ngày 30 tháng 4 năm 2014

Wednesday, May 7, 2014

A WAY OF LIFE IN LANCASTER COUNTY, PA



The AMISH's way of life. Photos: BXK

A WAY OF LIFE IN LANCASTER COUNTY, PA

The rolling hills -
Green and beautiful
The fresh spring air on Lancaster County
Still plowing soil by horses and living frugal lives
A way of life, the stripped farming
A peace scene with much charming
The message of human being over human doing
Echoing
And reflecting in the universe
Timeless.

Thursday, May 1, 2014

ĐÊM NGUYỆT THỰC

THE  BOAT  PEOPLE  SOULS - " Mảnh Hồn Thuyền Nhân" Oil on Canvas by Xuan Thi
ĐÊM NGUYỆT THỰC
Trăng tháng tư sao ửng hồng như thế
Mắt lệ đã khô nước mắt sông dài
...Quê hương thương yêu nghìn năm muôn thuở
Đến/có và đi/không! vằng vặc một vầng trăng.

Rằm Tháng Tư dương lịch, 2014.

Sunday, April 27, 2014

MỘNG ĐẸP DƯỚI TRĂNG

Redeo Beach, San Francisco, CA - Photo: BXK

MỘNG ĐẸP DƯỚI TRĂNG

Vầng trăng sáng có màu đen trong đó
Có vui/buồn, tròn/khuyết, có hợp/tan
Có tỉnh/mê, ai say đắm, hững hờ
Từng hơi thở, đôi bàn chân thanh thản.

Tháng 4, 2014

Wednesday, April 16, 2014

CHERRY BLOSSOM FESTIVAL

A view from Potomac River - Photo: BXK
CHERRY BLOSSOM FESTIVAL


A golden sunny day with gentle wind,
We walk along the mellow and romantic Potomac River,
Millions of cherry flower blossoms 
amongst countless sparkling smiles.
  
Its scent is flying by,
Stroking and kissing the thin mantles. 
Its petals are soft, white and elegant,
Loving this experience, beauty and attraction,
we sit here with our legs dangling. 
Flutters in the east wind direction, 
Oh, how many realms of gloominess 
dissolve in the emptiness.
  
Cherry flowers 
serve as messengers 
of mutual respect, understanding and love, 
For it’s true beauty and meaning forever-lasting with hope,  
We now ought to plant the seeds of kindness.


Washington D.C., April 12th, 2014.





All pictures are captured by Nguyen Luong
THĂM XỨ HOA ĐÀO WASHINGTON

Trời nắng vàng gió nhẹ
Potomac dịu êm
Triệu hoa đào lấp lánh
Lung linh bao nụ cười

Mùi hương nào bay xa
Vuốt ve tà áo mỏng
Cách mềm trắng kiêu xa
Thương em như trứng mỏng

Ai ngồi đây chân thõng
Ngất ngây theo gió chiều
Bao nhiêu cõi đìu hiu
Hòa tan theo mây khói

Hoa Đào như sứ giả
Kết tình thương yêu nhau
Cho vẻ đẹp ngàn sau
Hãy vun bồi hạnh tốt.




Sunday, April 13, 2014

ĐÊM NẰM NHỚ...






Cherry Blossom Flower Festival in Washington, DC - Photo BXK.
ĐÊM NẰM NHỚ...

Đêm chưa ngủ nghe dòng thác đổ
Nghiêng bờ vai nghe tiếng muôn trùng
Nghe tiếng khóc của bầy con trẻ
Nghe bình minh tràn ngập mùa xuân

Thấy dòng thác là mây là nước
Thấy thời gian biền biệt trôi qua
Nếu cuộc sống dài như hơi thở
Ta làm gì giữa hơi thở trong ta?

Thư Pháp Võ Việt Tuấn


Sunday, April 6, 2014

HÓA THÂN DUY-MA-CẬT

Tranh thiền - Nguyên Giác Phan Tấn Hải

HÓA THÂN DUY-MA-CẬT 
“Người qua tôi cũng đi qua
Người dừng tôi cũng qua loa tạm dừng.” 

Thiên tài* trở lại trần gian
Từ bi hoá độ muôn vàn chân nhân
Trí Bát Nhã đã bao lần
Liễu Không, thuần Giác hiện thân đầu đà
Nụ cười xoa dịu sơn hà
Thiền môn khép kín bao la nhiệm mầu
Bùi Tiên sinh mãi về sau
Cửa không 
Tĩnh
      Tịch 
             Tỉnh 
                    Đau 
Lạ thường.


*"Em về trúc thạch mốt mai
Sẽ nhìn thấy mãi thiên tài chết điên." Thơ Bùi Giáng
Trích từ: Chánh Pháp



Friday, April 4, 2014

MỘT NHÀ THƠ VIỆT NAM TRÌNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ VỀ HÀNH TRẠNG CỦA CÁC TU SĨ PHẬT GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI TẠI ĐẠI HỌC DREXEL

HOA ÐÀM - CHÚC MỪNG TÂM THƯỜNG ÐỊNH

BẠCH XUÂN PHẺ với phu nhân (trái) và các giáo sư trong ngày bảo vệ và chúc mừng luận án tiến sĩ, 4 tháng Tư, 2014. Ảnh: Daniel Gilbert Valencia
MỘT NHÀ THƠ VIỆT NAM TRÌNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ VỀ HÀNH TRẠNG CỦA CÁC TU SĨ PHẬT GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI TẠI ĐẠI HỌC DREXEL
Hôm thứ Sáu 4 tháng 4, 2014 vừa qua, nhà thơ Bạch Xuân Phẻ đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với chủ đề nghiên cứu rất đặc biệt: Mindful Leadership - A Phenomenological Study of Vietnamese Buddhist Monks in America with Respect to their Spiritual Leadership Roles and Contributions to Society” (Lãnh đạo bằng chánh niệm -- Một cuộc nghiên cứu có tính hiện tượng về các tăng sĩ Việt Nam tại Hoa Kỳ về vai trò lãnh đạo tâm linh và đóng góp cho xã hội).
Nhà thơ Bạch Xuân Phẻ sinh ngày 7 tháng Sáu, 1976 tại Vũng Nồm, Phước Lý, Quy Nhơn, Bình Định nhưng lớn lên ở Hoa Kỳ từ 1991.
Sau khi tốt nghiệp trung học tại thành phố Lincoln, Nebraska , Bạch Xuân Phẻ theo học nhiều trường đại học tại Mỹ và tốt nghiệp nhiều bằng cấp trong đó có Cử Nhân Khoa Học Sinh Học (Bachelor of Science in Biology with minor in Chemistry/Psychology) tại University of Nebraska, 1998; Cao Học Hóa Học (Master’s Degree Program in Chemistry) tại University of California, Davis, 2001;  Cao Học Giáo Dục về Lãnh Đạo và Nghiên Cứu Chính Sách (Master’s Degree in Education in Leadership and Policy Studies)  tại California State University, Sacramento 2005.
Ngoài ra, Bạch Xuân Phẻ đã hoàn thành rất nhiều nghiên cứu giá trị về khoa học, giáo dục, quản trị và lãnh đạo. Anh đã được thưởng nhiều học bổng giá trị như  Sacramento Leadership Fellowship của thành phố Sacramento, Ronald E. McNair Project Scholarship, Papadakis Public Service Fellowship, UC Davis fellowship. Nhà thơ cũng là tác giả của các thi phẩm Mẹ, Cảm Xúc và Em (2004), Hương Lòng - Perfume of the Heart (2007). Bạch Xuân Phẻ cũng là tác giả của nhiều tâm bút, tiểu luận hướng về tuổi trẻ bằng tiếng Việt và tiếng Anh đăng trên nhiều tạp chí.
Bạch Xuân Phẻ hiện là giáo viên giảng dạy môn hóa học tại trung học Mira Loma High School tại Sacramento từ 2002 và đồng thời là một Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử Kim Quang Sacramento. Ngoài ra, Bạch Xuân Phẻ còn là thành viên tích cực của đề án từ thiện Buddhist Pathways Prison Project,  một tổ chức thiện nguyện nhằm chuyển tải tinh thần từ bi của Phật Giáo đến đời sống đầy bạo động của tù nhân tại các nhà tù California.
Mỗi năm, hàng trăm sinh viên gốc Việt tốt nghiệp tiến sĩ tại các trường đại học danh tiếng Mỹ nhưng có thể nói đây là lần đầu tiên một luận án tập trung nghiên cứu về hành trạng của các tăng sĩ Phật Giáo Việt Nam trên đường hoằng dương Phật Pháp đầy khó khăn và nhiều vấn nạn tại hải ngoại sau 1975. Dù sao, theo nhà thơ Bạch Xuân Phẻ “Sự có mặt và phát triển của Phật Giáo, trong đó có Phật Giáo Việt Nam, đã góp phần quan trọng cho sự hòa bình, hưng thịnh, nhân cách con người và trái đất mẹ”.
Hoa Đàm xin chúc mừng Huynh trưởng Tâm Thường Định và kính chúc anh sớm hoàn thành tâm nguyện mang tinh thần Phật Giáo vào đời sống “bằng Chánh niệm, lãnh đạo bằng thân giáo, bằng hành động, sự dấn thân”.
HOA ĐÀM
Source:
http://www.hoadamnews.com/2014/04/hoa-am-chuc-mung-tam-thuong-inh.html

Monday, March 31, 2014

WAKE UP

Thay Thich Nhat Hanh's calligraphy
WAKE UP

At dawn, everything is just about to wake up
The wind howls in the stillness of this earthy place
The ocean is forever powerful
The waves crash into the shore,
The foams are as white as the clouds.
The ocean is vast, immense and sacred
It is as deep and wide as the love of our father
It is vast and limitless as the love of our mother
Looking at the ocean, I realize how tiny we really are
We are but a small stream, flowing into the big sea
A sea of compassion, a sea of wisdom and a sea of awakening
Life is beautiful and ever-changing,
Like today's rain following yesterday's sunshine
Life is a constant change and as fragile as a drop of dew, as sea foam or as evening clouds
But we are lucky because we have all the basic conditions for happiness
From your feet, your breath, your lips to your eyes
From your brain, your heart, your mind to your healthy hands
From the hope and encouragement of your friends and family
From the everlasting care and love from your parents and ancestors, 
Embedded with much pride, virtues and traditions
We must live to nourish our mind and heart
We must live to cultivate understanding, compassion and courage
We must live to make this world a better place for all.


Photos: from Tien Thach's fb.

For Vietnamese, click here. Đọc tiếng Việt bài thơ này ở đây.

Tuesday, March 25, 2014

Một lối nhìn của người Bạn về Tâm Thư "Dậy Sóng" của người Nhật gửi Việt Nam

Hình minh họa - From the email
Lời dẫn:
Hôm qua, anh bạn Ngô Tín chuyển bài "Cư dân mạng 'dậy sóng' với tâm thư của người Nhật gửi Việt Nam".  Sau đó, anh bạn Nguyên Lương chia sẻ tâm sự của mình.  Nhận thấy rằng, đây là những điều chung đáng suy nghĩ, cho nên xin được chia sẻ cùng bạn đọc.

Bài viết của cô du học sinh Nhật đã nói lên một sự thật mà không chỉ có người ngoại quốc thấy mà chúng ta những người ý thức trong nước vẫn thấy và những người Việt hải ngoại quan tâm đều thấy. Chúng ta đã thấy gì nào?
Chúng ta nhận thấy ở một số đông người Việt, nhất là người Việt trẻ hôm nay (không dám quơ đũa cả nắm) có những vấn đề rất đau lòng:

- Sống vô trách nhiệm, trách nhiệm với bản thân, gia đình và đất nước.
- Sống ỷ lại, ỷ lại vì gia đình, ỷ lại ở xã hội và ỷ lại ở nhà nước
- Sống vô lương tâm, vô đạo đức, vô giáo dục.
- Sống tự hào qúa đáng, tự cao qúa độ và có đôi lúc thì tự ti mặc cảm qúa thấp.
- Vọng ngoại, không có tinh thần xây dựng, tinh thần dâng hiến, tinh thần phụng sự
- Thích a dua, thích chê bai, thích bài bác nhưng không tìm ra được cái tốt để vinh danh, noi gương
- Không biết mình là ai, có tài gì, và đất nước mình đang đứng ở đâu sau 40 năm thống nhất

Tại sao ra nông nỗi này? Trước khi đổ lỗi cho nền giáo dục hiện nay ta hãy nhìn lại thế này:

- Giới Cha Mẹ của thế hệ trẻ, từ 60t trở lên, trưởng thành trong thời chiến. Học kỹ thuật chiến tranh, học chính trị để đối đầu với quân địch chứ không có thì giờ học đạo đức, học làm người công dân, nên sau chiến tranh không biết dạy con như thế nào cho phải đạo. 

- Cấp quốc gia thì sau hơn 30 năm chiến tranh chỉ lo kiến thiết xứ sở thời hậu chiến không dành nhiều ưu tiên cho giáo dục, nhất là giáo dục đạo đức làm người. 

- Giới Cha Mẹ của thế hệ con nít, từ 40t trở lên, trưởng thành trong thời đói nghèo bao cấp rồi đến thời mở cữa bùng phát những ảnh hưởng ngoại lai. Vì mãi lo làm giàu, đạp đổ hết những chướng ngại để vươn lên làm giàu vì ám ảnh thời 10 năm đói khổ nên phải làm giàu bằng mọi cách. Lại có tính tự mãn vì những tuyên truyền không dúng với khả năng thật, tự cho mình là đỉnh cao của trí tuệ nên không cần phải học hỏi ai, không cần noi gương người nào mà tự ta, tự chính ta đã là con người vĩ đại, không thua kém dân tộc nào trên thế giới vì ta đã thắng hết những tên giặc sừng sỏ nhất thế giới.

Những lời dạy ấy vô tình in trong đầu giới trẻ những ý nghĩ tự mãn, huyênh hoang, phách lối và vô kỷ luật. Tự vỗ về, khen tặng nhau những giá trị ảo để khỏa lấp mặc cảm, những tự ti hèn yếu khi nhìn lại bản thân. Tự an ủi, tự nhủ cho được yên phận. Đạo đức cách mạng không đi đôi với làm giàu là vinh quang. Muốn làm giàu mà không có tài thì chỉ có ăn bẩn mới có. Chính quyền đã noí lên nhiều những điều như thế nhưng có làm gì được ai đâu. Những con sâu vẫn còn đầy ra đó, càng lúc càng sinh sôi nẩy nở ai đã làm gì được chúng đâu. Đúng là giặc ngoài thì dễ giết, giặc trong rất khó diệt là đây.

Chỉ hy vọng một điều là 20 năm sau, đám con cái của thế hệ 20t bây giờ, ý thức được được những khiếm khuyết sai lầm của thế hệ Cha, Ông mà khá hơn. Muốn thế chúng nó phải biết khiêm nhường, biết cung kính, biết mình yếu nên tự rèn luyện, biết mình dốt nên tự học và biết mình còn thiếu nhiều nên phải trau dồi. Khi nào mà trong đầu chúng nó không còn  nghĩ mình là đỉnh cao nhờ đã thắng hết những tên giặc sừng sỏ nhất thế giới thì lúc đó tự nó đã là một công dân hãnh diện của nước Việt và một con người tốt của thế giới. Lúc đó chắc đa số chúng ta sẽ không còn để nhìn thấy nữa. Hiện tại thì thất vọng nhưng nhìn đến tương lai thì còn nhiều hy vọng. Con cháu chúng ta sẽ làm được điều này.
Mong lắm.
NL
-------------------------------------------------------
 Những điều cô viết quá  tinh tế, quá hay, quá đúng, quá chính xác. Nhưng dó không phải hoàn toàn là lỗi của người dân Việt mà là hậu quả của một nền giáo dục chắp vá, cóp nhặt, tàn lọng, dù cán. Bằng tiến sĩ mua bằng tiền chứ không phải do học hành mà có, thì thử hỏi còn điều gì không được định giá bằng tiền? Kể cả giá trị và nhân phẩm của con người. Xin cảm ơn bạn du học sinh từ Nhật đã có bài viết  có cái nhìn thật sâu, thật chính xác. Hy vọng rằng những người có trách nhiệm có lương tri khi đọc bài viết này, may ra có thay đổi được gì chăng??

Chân thành cảm ơn cô du học sinh người Nhật nhiều lắm.
---------------------------------------------------------------------------

Cư dân mạng "dậy sóng" với tâm thư của người Nhật gửi Việt Nam 08:56:13 ngày 24-03-2014
Một bạn trẻ người Nhật từng du học ở Việt Nam vừa có bài viết gửi giới trẻ Việt Nam khiến dư luận xôn xao.

Nội dung bài viết như sau:
"Việt Nam – nhà giàu và những đứa con chưa ngoan
Tôi đang là một du học sinh Nhật, có hơn 4 năm sinh sống tại Việt Nam. Với ngần ấy thời gian, tôi đã kịp hiểu một đạo lý giản đơn của người Việt: “Sự thật mất lòng”. Song không vì thế mà tôi sẽ ngoảnh ngơ trước những điều chưa hay, chưa đẹp ở đây. Hy vọng những gì mình viết ra, không gì ngoài sự thật, như một ly cà phê ngon tặng cho mảnh đất này, tuy đắng nhưng sẽ giúp người ta thoát khỏi cơn ngủ gục - ngủ gật trước những giá trị ảo và vô tình để những giá trị thật bị mai một.

Tôi có một nước Nhật để tự hào
Tôi tự hào vì nơi tôi lớn lên, không có rừng vàng biển bạc. Song, “trong đêm tối nhất, người ta mới thấy được, đâu là ngôi sao sáng nhất". Thế đấy, với một xứ sở thua thiệt về mọi mặt, nghèo tài nguyên, hàng năm gánh chịu sự đe dọa của hàng trăm trận động đất lớn nhỏ lại oằn mình gánh chịu vết thương chiến tranh nặng nề, vươn lên là cách duy nhất để nhân dân Nhật tồn tại và cho cả thế giới biết “có một nước Nhật như thế”.
Tôi tự hào vì đất nước tôi không có bề dày văn hiến lâu đời nên chúng tôi sẵn sàng học hỏi và tiếp nhận tinh hoa mà các dân tộc khác “chia sẻ”. Từ trong trứng nước, mỗi đứa trẻ đã được học cách cúi chào trước người khác. Cái cúi chào ấy là đại diện cho hệ tư tưởng của cả một dân tộc biết trọng thị, khiêm nhường nhưng tự trọng cao ngời.
Tôi tự hào vì đất nước tôi được thử thách nhiều hơn bất kỳ ai. Khi thảm họa động đất sóng thần kép diễn ra, cả thế giới gần như “chấn động”. Chấn động vì giữa hoang tàn, đổ nát, đói khổ và biệt lập, người ta chỉ nhìn thấy từng dòng người kiên nhẫn xếp hàng nhận cứu trợ và cúi đầu từ tốn cảm ơn. Không có cảnh hôi của, lên giá, cướp bóc, bạo lực nào diễn ra giữa sự cùng khổ. Chỉ chưa đầy một năm sau khi hàng loạt thành phố bị xóa sổ hoàn toàn, sự sống lại bắt đầu hồi sinh như chưa từng có biến cố nào đã xảy ra. Thế đấy, không có những thành tích to lớn để nói về nước Nhật nhưng thương hiệu “made in Japan”, là thương hiệu uy tín vượt trên mọi khuôn khổ, tiêu chuẩn khắt khe, được toàn cầu tôn trọng nhất mà tôi từng biết.

Bạn cũng có một nước Việt để tự hào
Nói Việt Nam là một “nhà giàu”, quả là không ngoa. Giàu tài nguyên, giàu truyền thống, giàu văn hóa… Nhưng con cháu của nhà giàu, sẽ phải đối mặt với những vấn đề nan giải của nhà giàu. Và không phải ai cũng biết cách sống có trách nhiệm trong sự giàu có ấy.
Thật đáng tự hào nếu bạn được lớn lên ở một đất nước được thiên nhiên ưu đãi với rừng vàng biển bạc. Đáng xấu hổ nếu xem đó là khoản thừa kế kếch xù, không bao giờ cạn. Thật tiếc đó lại là những gì tôi thấy. Tại các thành phố, chỉ cần nhà mình sạch sẽ là được, ngoài phạm vi ngôi nhà, bẩn đến đâu, không ai quan tâm. Ở các nhà máy, nếu không biết dồn rác thải ở đâu, họ sẽ cho chúng ra ngoài đường, sông suối, biển cả vì đó là “tài sản quốc gia” – đã có quốc gia lo, không phải việc của mỗi người dân. Tại một đất nước mà 80% dân số sống bằng nghề nông, đất đai, nước ngầm hầu như đã bị nhiễm độc, đến nỗi, người ta nói vui trong năm nữa thôi sẽ là thời đại của ung thư vì ăn gì cũng độc, không ít thì nhiều, không thể khác. Vì sao nên nỗi?
Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường. Thật buồn vì đó cũng là điều tôi thấy mỗi ngày.
Hãy chỉ cho tôi thấy rằng tôi đã sai nếu nói: Người Việt không biết xếp hàng, xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiểu học; người Việt không biết tự hào về người Việt, nếu không thì Flappy Bird đã không phải chết yểu đau đớn; người Việt chửi hay còn hơn hát, cứ xách ba lô ra tới thủ đô một chuyến thì sẽ được mục sở thị; người Việt vẫn còn luyến tiếc văn hóa làng xã, giai cấp nếu không phải thế thì họ đã không đứng thẳng người chửi đổng và cúi rạp mình trước quyền lực bất công mà chẳng dám lên tiếng; người Việt có đôi mắt siêu hạng nhất vì nhìn đâu cũng thấy cơ hội để mánh mun, lọc lừa.
Tôi chưa từng thấy đất nước nào mà các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành để sau này là bác sỹ, phi công, thuyền trưởng… mà xuất phát không vì đam mê mà vì phong bì nhiều, đút lót dễ, giàu sang mấy hồi… Vì đâu nên nỗi?
Người Việt có một nền di sản độc đáo, một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, ai cũng nhìn thấy, chỉ có người Việt là không thấy hoặc từ chối nhìn thấy. Vì sao nên nỗi?
Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt – khó lắm! Thật vậy sao?"


 Inline image 2

Kèm theo bài viết trên, Dưa Leo cũng đưa ra ý kiến của riêng mình: “Tuy đọc xong nhiều bạn chắc sẽ thấy khó chịu, nhưng thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng. Người ta nói đúng, mình mà chịu nghe chịu sửa thì mới thiệt là người giỏi người tài. Ai không chịu nổi thì cứ tưởng tượng Đôrêmon đang nói đi ha”.
Không riêng Dưa Leo mà rất nhiều dân mạng Việt cũng đồng tình với quan điểm của người viết bài.
Bạn Nhân Mã: “Phát biểu chuẩn như dân Nhật. Like mạnh!
Duy Khanh: “Chẳng thấy khó chịu, chỉ thấy vui vì có người nói đúng ý của mình. Người việt tự sướng về bản thân quá nhiều”.
Bạn Sandy Axiang: “Quá hay và chính xác anh ạ”.
Bạn Miu Điên Loạn: “Nói chứ đa số người Việt hay sân si và thích cuộc sống ảo tưởng như vậy mà luôn tránh né sự thật. Cám ơn anh/chị du học sinh Nhật đã góp ý thẳng thắng”.
Bạn Thao Desinger: “Sao không thấy cái hay để học, cái dở để sửa? Một người Nhật mới sống có 4 năm ở Việt Nam mà họ nhìn thấu cái xấu cái dở, trong khi những con người đầy lòng tự tôn dân tộc, con lạc cháu hồng thì không chịu hiểu và không muốn hiểu. Cứ đi ra bờ hồ mà xem khách du lịch tới Việt Nam vì đất nước này có giao thông kỳ lạ nhất thế giới”.
Bạn LadyCat Cat: “Đúng mà, ra ngoài rồi, tiếp xúc và sống ở nước ngoài rồi mới thấy rõ VN mình lạc hậu kém phát triển như thế nào. Thật sự là người VN không có văn hoá xếp hàng chán lắm, ra ngoài người ta hỏi đến từ đâu, trả lời đến từ VN xong thì người ta thay đổi thái độ liền, buồn lắm”.

 Inline image 3

Dù cũng có ý kiến phản bác lại những gì mà du học sinh Nhật viết song rất hiếm hoi.
Có thể thấy, nội dung bài viết này như tâm sự “thay lời muốn nói” cho rất nhiều người Việt đang cảm thấy không hài lòng với lối sống của chính con người Việt.

Thursday, March 20, 2014

A BOOK REVIEW - AWAKEN: Buddhism, Nature, and Life - Phê Bình Sách: TỈNH THỨC: Phật giáo, Thiên nhiên, và Cuộc sống

A BOOK REVIEW (by Helen Alexander)


AWAKEN: Buddhism, Nature, and Life
From a young man who began life in Vietnam and matured in America, we receive a precious gift.  Phe X. Bach, a high school teacher in Sacramento, CA, has written a book of poetry. This book is the synthesis of his background in Buddhism, his observations of two distinct cultures, and his life in two families.
From his background in Vietnam, we see through the eyes of a growing boy in a loving family. He sees garbage on the streets. He learns Buddhism as he grows.  He comes to America.
Here, he develops his own family, with wife and children. He sees injustices and inequality.  He also sees the beauty of nature, and the love of people. He notes the distinctions between the heights of Buddhist ideals and the daily lives of himself and others he loves.
Regardless of our faith backgrounds, we, too, can see through Phe’s eyes. Regardless of our ethnicities, we, too, can see the unity of all persons.  We share his ideals of universal compassion, family love, and appreciation of the simple beauties of nature.  We want to share the simple, loving, viewpoint from which he centers his life.
Read this book of poems.  You will be entranced by their simplicity. You will be spellbound by their beauty. You will be encompassed by their love. Whatever your faith or your position in life, these poems will speak to you!
Helen Alexander
4-16-12
Phê Bình Sách 
TỈNH THỨC: Phật giáo, Thiên nhiên, và Cuộc sống
(chuyển ngữ, Diệu Tánh)
Tiếng chuông Thiền ngân nhẹ,
đi vào trong cuộc đời,
giữa thiên nhiên cỏ dại,
thơ tỉnh thức… thảnh thơi!

Đó là một chàng thanh niên trẻ, sinh ra và lớn lên ở Việt Nam - trên vùng đất thân thương và quê hương yêu dấu; Anh đã trưởng thành tại xứ Hoa kỳ, và hôm nay chúng ta đang đón nhận một món quà quý báu-- một tinh hoa bổ ích cho đời sống tâm linh của mỗi chúng ta.  Bạch X. Phẻ, là một thầy giáo, hiện đang dạy cấp trung học ở thủ phủ Sacramento, CA.  Trong tập thơ mới của anh, co đọng những quan điểm tổng hợp, có tính cách bao quát về nguồn gốc của anh với đạo Phật; về lãnh vực xã hội giữa hai nền văn hóa; và về hai cuộc sống của anh: cuộc sống gia đình và cuộc sống tâm linh…
Quay về nguồn cội của anh nơi vùng đất Việt, chúng ta có thể thấy được qua ánh mắt của một chàng trai, trưởng thành trong tình thương ấm áp của gia đình.  Anh nhận thấy những cái không đẹp trong đường đời. Anh tìm về đạo Phật. Anh đến Hoa kỳ…
Và nơi đây, anh đã xây dựng mái ấm gia đình, vợ và các con anh. Anh nhìn thấy sự bất công và không bình đẳng; rồi anh lại thấy vẻ đẹp của thiên nhiên, và tình thương nhân loại.  Anh phân biệt được cái giá trị đích thực giữa bản sắc của Phật giáo và cuộc sống hàng ngày của anh và của những người anh thương…
Mặc cho chúng ta có khác niềm tin, chúng ta cũng có thể rung cảm qua ánh mắt của Phẻ; Mặc cho sắc tộc chúng ta là gì, chúng ta cũng đều nhìn thấy sự đoàn kết trong mỗi con người.  Chúng ta cùng đồng cảm với lý tưởng của anh về lòng từ bi, về tình thương gia đình, và về sự tri ân tri kỷ với những loài cỏ dại thiên nhiên.  Chúng ta muốn được hòa đồng với nét giản dị, với tình thương, với quan điểm mà anh đã lấy đó làm trung tâm trong cuộc sống.
Khi bạn cầm trên tay tập thơ này, từng trang thơ được lật qua, hẳn bạn sẽ cảm nhận như bạn được quay về với bản chất mộc mạc, hồn nhiên một thuở; hẳn bạn sẽ đắm say với nét đặc thù riêng của nó. Bạn sẽ thấy được tình yêu quanh bạn, mặc cho niềm tin hay địa vị của bạn có khác, bạn cũng sẽ thấy trong lời thơ có hình ảnh của riêng mình!