Saturday, January 9, 2016

Chánh Niệm Tốt cho Sức Khỏe Tim Mạch và Vòng Eo của Bạn - Mindfulness Is Good for Your Heart—and Your Waistline

Chánh Niệm Tốt cho Sức Khỏe Tim Mạch và Vòng Eo của Bạn
Hai nghiên cứu mới đây cho thấy rằng những người thực hành chánh niệm ít có nguy cơ béo phì và mắc bệnh tim mạch.

       Trong một đất nước mà dễ dàng để tìm món gà chiên hơn sản phẩm tươi sống và lối sống ít vận động đã trở thành tiêu chuẩn, việc ăn uống đúng cách có chừng mực và hoạt động cơ thể là một cuộc đấu tranh liên tục. Ngay bây giờ, nhiều người đang đưa ra mục tiêu cho năm mới là trở nên khoẻ mạnh hơn trong các năm sắp tới.
       Nhưng nghiên cứu mới từ các nhà khoa học tại Đại học Brown đã chứng minh rằng những cá nhân nào chánh niệm tự nhiên có xu hướng có trái tim khỏe mạnh và giảm nguy cơ béo phì. Đối mặt với sự cám dỗ ăn đồ ăn vặt và ngồi ở trước ti vi cả ngày, họ có vẻ như đã chọn một con đường khỏe mạnh mà tất cả chúng ta có thể noi theo.
       Nói chung, những người chánh niệm có ý thức hơn về thời điểm hiện tại và quan sát những suy nghĩ, cảm xúc, và hành vi của mình mà không phán xét họ là tốt hay xấu. Họ có xu hướng không đồng ý với những câu như "Tôi cảm thấy khó khăn để tập trung vào những gì ở lại đang xảy ra trong hiện tại" hoặc "Tôi có thể gặp một số cảm xúc và không nhận thức được gì về nó cho đến một thời gian sau đó."
       Trong nghiên cứu mới này, dẫn đầu bởi phó giáo sư về dịch tễ học Eric Loucks, nhóm nghiên cứu khảo sát chánh niệm gần 400 người lớn và đánh giá mối quan hệ của nó đối với sức khỏe tim mạch của những người này, được đo bằng mức độ hút thuốc, chỉ số khối cơ thể (BMI), tổng số cholesterol, lượng đường glucozơ nhanh, huyết áp, trái cây và tiêu thụ rau, và hoạt động thể chất. Để được xem xét trong chương trình "Sức khỏe tim mạch tốt" do Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, bạn cần phải ở trong phạm vi lành mạnh bốn trong số bảy chỉ số.
       Kết quả của họ, được công bố trên Tạp chí Quốc tế về y học hành vi, chỉ ra rằng những người chánh niệm có 86% nhiều khả năng là có sức khỏe tim mạch tốt hơn cá nhân ít chánh niệm, ngay cả sau khi điều chỉnh về tuổi, giới tính và chủng tộc. Cụ thể hơn, người tham gia chánh niệm hút thuốc ít hơn, tập luyện nhiều hơn, và hiển thị chỉ số BMI và đường huyết lúc đói nồng độ thấp hơn đáng kể so với những người tham gia có khuynh hướng ít chánh niệm.
       Các nhà nghiên cứu đề xuất rằng chánh niệm có thể giúp mọi người đạt được sự rõ ràng hơn về những suy nghĩ, cảm giác của họ, và những cảm xúc, qua đó thúc đẩy ý thức kiểm soát tốt hơn và cho phép họ có những lựa chọn về sức khỏe tốt hơn. Ví dụ, một người nào đó có thể sử dụng chánh niệm để nhận thức rõ hơn về cách họ cảm nhận trước, trong, và sau khi hoạt động thể chất để thúc đẩy mình đi đến phòng tập thể dục nhiều hơn. Thật vậy, một phần quan trọng của liên kết giữa chánh niệm và sức khỏe tim mạch là do mọi người chánh niệm cảm thấy một cảm giác kiểm soát tốt hơn và ít trầm cảm, những điều này được cho là dẫn tới những hành vi nhân ái hơn.
       Và các hiệp hội tích cực của chánh niệm không dừng lại ở đó. Trong một nghiên cứu riêng biệt, nhóm nghiên cứu cũng so sánh chánh niệm với nồng độ chất béo xung quanh dạ dày và bụng, chất làm cho mọi người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim dù cho BMI của họ như thế nào. Họ phát hiện ra rằng những người tham gia ít chánh niệm có một pound chất béo bụng thêm so với những người cùng đặc điểm có chánh niệm cao, thậm chí sau khi tính đến một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến kết quả, chẳng hạn như độ tuổi của người tham gia, giới tính, chủng tộc, cân nặng khi sinh, hoặc tình trạng kinh tế xã hội thời thơ ấu.
       Nhưng chánh niệm giúp trái tim của chúng ta được khỏe mạnh và dạ dày của chúng ta được mỏng? Những nghiên cứu này không thể chứng minh điều đó, mặc dù các nhà nghiên cứu có lý do để tin rằng đó là một yếu tố góp phần. Ví dụ, người lớn trong nghiên cứu thứ hai, người đã vượt qua béo phì khi còn nhỏ và trở nên khỏe mạnh cân đối hơn thì chánh niệm hơn những người lớn đã được khỏe mạnh cân đối trong toàn bộ cuộc sống của họ.
       Loucks đưa ra giả thuyết rằng các cá nhân chánh niệm nhiều hơn ít có khả năng để cho cảm giác thèm ăn mạnh mẽ điều khiển hành vi ăn uống của họ. Ví dụ, một người nào đó với một chiếc răng ngọt có thể sử dụng chánh niệm để nhận thức thèm muốn ăn kem của họ, nhưng họ sẽ không ăn.
        "Não của chúng ta được thiết lập để thèm béo, mặn, thức ăn có đường vì những lý do tốt cho đến gần đây trong lịch sử tiến hóa của chúng ta, nó không dễ dàng như vậy để cấp đủ calo để nuôi chúng ta," ông nói. "Với nhận thức về những suy nghĩ, cảm giác và cảm xúc xung quanh chế độ ăn uống tăng lên, chúng ta có thể biết rằng cảm giác thèm ăn của chúng ta chỉ là những suy nghĩ mà cuối cùng sẽ vượt qua được, điều đó có thể giúp trong việc giảm béo phì."
       Loucks và nhóm của ông đang làm việc để tạo ra các chương trình chánh niệm tùy biến trong quần thể có huyết áp cao. Tin tốt cho những người dễ bị phân tâm và có một thời gian khó khăn để tập trung vào thời điểm hiện tại là chánh niệm có thể được cải thiện thông qua đào tạo. Nếu bạn nhận thấy nó khó khăn để thay đổi chế độ ăn uống và thói quen tập thể dục của bạn bằng trực tiếp, chánh niệm có thể giúp đỡ và nó có thể bảo vệ tim của bạn về lâu về dài.

Tâm Thường Định và Thuỳ Trang lược dịch

Bài gốc / Source:
http://greatergood.berkeley.edu/article/item/mindfulness_is_good_for_your_heart_and_your_waistline

Mindfulness Is Good for Your Heart—and Your Waistline
By Adam Hoffman 
Two new studies suggest that mindful people have a lower risk of obesity and cardiovascular disease.

       In a country where it is often easier to find fried chicken than fresh produce and sedentary lifestyles have become the norm, eating right and staying active can be a constant struggle. Right now, many people are making New Year’s resolutions to become healthier and more fit in the upcoming year.
       But new research from scientists at Brown University has demonstrated that individuals who are naturally mindful tend to have healthier hearts and a reduced risk of obesity. In the face of temptations to eat junk food and sit in front of the TV all day, they seem to have chosen a healthier path that we all could emulate. 
In general, mindful people are more aware of the present moment and observe their thoughts, feelings, and behaviors without judging them as good or bad. They tend to disagree with statements like “I find it difficult to stay focused on what’s happening in the present” or “I could be experiencing some emotion and not be conscious of it until some time later.”
       In this new study, led by assistant professor of epidemiology Eric Loucks, the research team measured mindfulness in nearly 400 adults and assessed its relationship to their cardiovascular health, as measured by levels of smoking, body mass index (BMI), total cholesterol, fasting glucose, blood pressure, fruit and vegetable consumption, and physical activity. In order to be considered in “good cardiovascular health” by the American Heart Association, you need to be in the healthy range for four of these seven indicators.
       Their results, published in the International Journal of Behavioral Medicine, indicated that highly mindful individuals were 86 percent more likely to be in good cardiovascular health than individuals low in mindfulness—even after adjusting for age, gender, and race. More specifically, mindful participants smoked less, exercised more, and displayed significantly lower BMI and fasting glucose levels than participants with less mindful dispositions.
       The researchers propose that mindfulness might help people gain more clarity about their thoughts, sensations, and emotions, thereby promoting a greater sense of control and allowing them to make better health choices. For example, someone could use mindfulness to be more aware of how they feel before, during, and after physical activity in order to motivate themselves to go to the gym more. Indeed, a significant part of the link between mindfulness and cardiovascular health was attributable to mindful people feeling a greater sense of control and less depression, which is thought to lead to more heart-friendly behaviors.
       And the positive associations of mindfulness don’t stop there. In a separate study, the research group also compared mindfulness with fat levels around the stomach and abdomen, which put people at risk for diabetes and heart disease no matter what their BMI. They found that less mindful participants had a pound of extra belly fat compared to their highly mindful peers, even after taking into account several other factors that might have influenced the results, such as the participants’ age, gender, race, birth weight, or childhood socioeconomic status.
        But is mindfulness causing our hearts to be healthy and our stomachs to be slim? These studies can’t prove it, although researchers have reason to believe that it’s a contributing factor. For example, adults in the second study who had overcome childhood obesity and become fit were more mindful than adults who had been fit all their lives.
       Loucks hypothesizes that more mindful individuals are less likely to let powerful cravings dictate their eating behaviors. For example, someone with a sweet tooth might use mindfulness to become aware of their craving for ice cream, but not act on it.
“Our brains are set up to crave fatty, salty, sugary foods for good reason—up until recently in our evolutionary history, it wasn’t so easy to come across enough calories to feed us,” he says. “With increased awareness of thoughts, sensations, and emotions around diet, we can know that our cravings are just thoughts that will eventually pass, which may help in reducing obesity.”
       Loucks and his team are now working to create customized mindfulness programs in populations with high blood pressure. The good news for those who are easily distracted and have a hard time focusing on the present moment is that mindfulness can be improved through training. If you find it hard to change your diet and exercise habits directly, mindfulness might help—and it might protect your heart in the long run. 

Source:
http://greatergood.berkeley.edu/article/item/mindfulness_is_good_for_your_heart_and_your_waistline
 

Friday, January 8, 2016

Tiễn đưa Họa sĩ Đinh Cường - Farewell to Artist Dinh Cuong


Buddha pointing at the moon


Phật chỉ trăng
Oil on paper, 18”x18” - Photo from: www.dinhcuong.com
Tiễn đưa Họa sĩ Đinh Cường 


Người họa sĩ tài ba
Với tấm lòng vô hạn
Mạch nước ngầm trong sáng
Vẽ tranh vẽ cuộc đời

Giữa cuộc sống chơi vơi
Anh từ bi gieo hạt
Giữa đồng xanh bát ngát
Anh cò trắng thong dong

Giữa hội họa mênh mông
Anh thủy tinh trầm mặc
Giữa cuộc đời huyễn hoặc
Anh nhẹ gót ra đi

Tranh có phải xuân thì
Mà hương bay ngào ngạt
Đến và đi đâu khác
Sanh tử cũng không hai!

Tuesday, January 5, 2016

Some Resources for Mindfulness-based workshop for educators

Zen Master Thich Nhat Hanh's calligraphy
Dear fellow educators,
  Here are the 10 video that you might find helpful in our mindfulness-based workshop. Please check it out.  I also include the music for meditation with beautiful picture of Vietnam, Meditation Music.
Have a great day.
Phe

1. MINDFULNESS IN EDUCATION - Jon Kabat-Zinn  

2. The Power of Mindfulness: Home Nguyen at TEDxTeachersCollege

3. Mindfulness in Education, Learning from the Inside Out: Amy Burke

4. The Practice of Mindfulness - Diana Winston, TEDxSunsetPark 

5. How mindfulness meditation redefines pain, happiness & satisfaction | Dr. Kasim Al-Mashat | TEDxSFU 

6. Mindfulness and Neural Integration: Daniel Siegel, MD at TEDxStudioCityED





Sunday, January 3, 2016

NGHỀ NAIL - PHƯƠNG TIỆN và CỨU CÁNH CỦA NHIỀU NGƯỜI VIỆT NAM MỚI ĐẾN HOA KỲ (5 BIỆN PHÁP GIẢM SỰ TÁC HẠI TRONG NGHỀ NAIL)

Calligraphy by Zen Master Thich Nhat Hanh
Nhật Ký Giáo Dưỡng: NGHỀ NAIL - PHƯƠNG TIỆN và CỨU CÁNH CỦA NHIỀU NGƯỜI VIỆT NAM MỚI ĐẾN HOA KỲ (5 BIỆN PHÁP GIẢM SỰ TÁC HẠI TRONG NGHỀ NAIL)

Bạch X. Phẻ *[1]

         Thật là nhẹ nhõm, sạch sẽ, và có cảm giác đẹp đẽ hơn. Đó là cảm giác của tôi khi được đi làm móng chân xong. Quý Chị yêu dấu của tôi cũng như một số nữ giới mà tôi hỏi, "Xin cho cảm giác của mình khi làm nail xong". Những câu trả lời đều có hàm ý của chị Út, đó là họ cảm thấy sạch sẽ, đúng mốt (trend), hợp thời trang, tự tin hơn, quý phái và sang trọng hơn mỗi khi làm móng tay chân. Bài viết này nhằm tìm hiểu thêm về thực trạng nghề làm nail tại Hoa Kỳ và chúng tôi đưa ra năm biện pháp làm giảm sự tác hại khi hành nghề nail.
            Có thể nói, thông thường người Ấn Độ có việc như làm chủ tiệm xăng, người Đại Hàn là chủ tiệm giặt ủi, còn người Việt Nam thì làm chủ tiệm nail hoặc làm nail.  Đa số những phụ nữ Việt Nam mới qua Hoa Kỳ đều chọn làm nghề nghiệp này vì tương đối dễ dàng kiếm tiền giúp đỡ gia đình mà không cần tiếng Anh nhiều. Có lẽ ai trong chúng ta, ít nhiều đều quen biết những người đã hoặc đang làm nail.   Có người trong chúng ta cũng có người thân mới qua Hoa Kỳ, đang hành nghề này, trong đó có nhiều người trẻ không thông thạo tiếng Anh. Theo tài liệu nghiên cứu của cô Quách và đồng nghiệp làm việc tại Northern California Cancer Center đã được phát hành trong Journal of community health vào năm 2008 *[2], ở tiểu Bang California có 300,000 người làm thợ nail, trong đó có khoảng 59-80% là người phụ nữ Việt Nam (chưa kể đàn ông?).
            Theo bài nghiên cứu này, họ phỏng vấn 201 nhân viên Việt Nam làm móng tay trong 74 tiệm. Những người phụ nữ Việt Nam phải đối mặt với những rào cản ngôn ngữ, văn hóa và xã hội để làm việc mặc cho sự an toàn và sức khỏe nguy hại của chính mình. Đa số những người làm thợ nail lo ngại về sức khỏe của mình khi tiếp xúc với hóa chất tại nơi làm việc.
            Vì lợi ích của nhiều người và có nhiều lần có người nhờ tôi nên viết về đề tài này, nên tôi trình bày những gì mình biết và trải nghiệm. Mặc dầu tôi cũng đã từng làm nail cho Mẹ, chỉ là cắt móng tay sơ sài vậy thôi, làm kiểu tài tử nên có lần tôi đã viết bài thơ dưới, khi chăm sóc móng tay của Mẹ. Bài thơ này được anh bạn Nguyên Quang phổ nhạc:


cắt móng tay cho mẹ
đôi tay gầy xanh xao
bao yêu thương thuở nào
đều dành cho con cháu

bao nỗi khổ niềm đau
mẹ truân chuyên lo gánh
nuôi cho con đủ cánh
bay khắp những tầm xa

nay con mẹ một nhà
thương yêu và đùm bọc
ở mẹ con được học
từ bi sao bao la

tình mẹ dãi ngân hà
mênh mông và bất diệt
cắt móng tay cho mẹ
Pháp Hoa kinh ngân xa

Tâm Phật ở trong ta
Kim Cương kinh - tay Mẹ.

          Mặc dù là vậy, nhưng làm sao tôi có thể viết về một cái nghề “khó mà dễ, dễ mà khó” này. Tôi quan niệm rằng, không ai có thể viết trung thực được nếu mình chưa bao giờ được trải nghiệm đi làm móng tay hoặc chân của mình.  Thế rồi, duyên cũng đến, tôi đi Florida để thăm người thân và chủ động đi tiệm nail để được làm ‘chân tay nước’, nhưng chỉ muốn được chăm sóc móng chân thôi vì tay cần phải phỏng vấn người làm thợ làm Nail.  Tiệm này tương đối khang trang và mới mẻ; Tiệm có tên là Amy's Nail 2. Đây là tiệm nail thứ 2 của gia đình, chồng đang làm một tiệm nail khác và vợ đang làm tiệm nail này. Khi vừa bước vào ấn tượng đầu tiên là mùi khó chịu của hóa chất mà tôi cảm thấy không quen và ngột ngạt. Nhưng thầm nghĩ đây là nồi cơm, tương lai và hy vọng của rất nhiều người Việt Nam trong và ngoài nước, nên tôi tôn trọng và khắc phục để được ngồi trải nghiệm làm móng chân hầu giúp số đông người làm nail bằng cách viết bài này.
          Tôi, vốn là nhà giáo dạy hóa học từ trường Trung học đến Đại học, nên tôi biết những hoá chất có tiềm năng độc hại này. Cô gái trẻ Jannet N., Tuổi 20, đang học college ở Tampa, FL, nở nụ cười trên môi khi tiếp tôi. Trong khi đó, chúng tôi trò chuyện và em Jannet đã tâm sự và chia sẻ nên tôi học hỏi nhiều điều về em. Em mới có 20 tuổi thôi và đã đi ‘làm nail’ rất nhuần nhuyễn và chuyên nghiệp.  Em bảo rằng em thích đi làm hơn là đi học vì học ‘khó vô’; Em vừa tâm sự và vừa bỏ một chất gì đó lên chân, vì không có thấy nhãn hiệu gì hết, nên tôi hỏi em là em biết những loại hoá chất này tên gì và có công hiệu như thế nào không, em lắc đầu không biết. Theo cái biết của tôi thì những hóa chất thường được sử dụng trong tiệm Nail bao gồm: Acetone, isopropyl alcohol (thuốc tẩy nước sơn móng), Acetonitrile (chất tháo keo dán móng giả), Ethyl methacrylate (nước làm móng giả), Formaldehyde (chất làm cứng móng), Methacrylic Acid (nước lót primer cho móng giả), Methyl Methacrylate (nước làm móng giả), Ortho-phenylphenol, Quaternary Ammonium Compounds (thuốc khử trùng), Phthalates (nước sơn móng), Toluene (nước sơn móng, keo dán móng giả), Benzoyl peroxide (Bột làm móng tay giả), Ethyl cyanoacrylate (Keo dán móng tay), v.v…
          Tất cả những hóa chất này có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua ba hình dạng chính như hít thở hóa chất, thấm qua đường da, hoặc bị lỡ nuốt hoá chất đó. Nhưng nặng nhất là người thợ nail vì phải làm nhiều giờ trong tiệm vì phải hít thở không khí không được trong lành đó. Những hóa chất này có thể gây ra các bệnh da, nhức đầu, choáng váng, nổi mề đay, phổi, nguy cơ ung thư vú v.v...; thông thường nhất là da nổi mụn; mắt, mũi, và cổ họng khó chịu; chóng mặt; và nhức đầu. Các hóa chất này có thể gây ra bệnh tình nặng hơn như dị ứng da, nhức đầu, bệnh phổi, nguy cơ ung thư vú v.v.. nếu làm và tiếp xúc hoá chất lâu năm.
          Làm nail tương đối có tiền nhanh. Thợ nail đa phần nhận lương bổng theo kiểu 60/40. Thợ được 60% còn chủ được 40%. Có người được bao lương hằng tháng, và lương bổng trung bình, tuỳ nơi tuỳ tiệm, có được khoảng $2500 - $4000 tháng, tương đương với lương giáo chức như chúng tôi thuở mới bắt đầu. Tuy nhiên trong số lương bổng này có khoảng một nửa  chỉ trả bằng tiền mặt và một nửa  trả bằng tiền check. Ngoài ra, người thợ được nhận tiền “T” hay tips riêng. Nói chung, sự chấp nhận rủi ro và trao đổi sức khỏe của mình để hành nghề nail là có thật. Lương bổng tương đối cao, nhưng sự chấp nhận rủi ro về sức khoẻ và cái nghề lương thiện này cần phải được tôn trọng và trân quý.  Trong giới làm nail, có một số là đấng mày râu, trong số đó chúng tôi phục những người đã vượt qua được cái ngã, sự cố chấp, và sự tự ái để tìm thấy sự trao đổi cao cả hơn.
          Tuy có những cái không hay trong nghề làm nail của người Việt mình, như hiện tượng phá giá của chủ tiệm nail, giành giật khách  hoặc thời gian rảnh rỗi, không có khách thì hơi ‘nhàn cư sanh bất thiện’, đôi khi nhiều chuyện, thị phi, cờ bạc, v.v… nhưng đa phần những người thợ nail làm cực nhọc, hy sinh và tận tụy để lo cho mình, cho gia đình và bà con thân bằng quyến thuộc.
           Cũng như bao nhiêu công nhân Việt Nam khác, thợ làm nail làm việc cần cù, chăm chỉ và khéo tay. Ở trong dịch vụ làm đẹp, họ cắt tỉa giũa móng tay móng chân. Thợ nail còn đang làm việc xoa bót những bàn tay, bàn chân của khách hàng. Họ làm cho khách hàng cảm thấy dễ chịu và đẹp thêm khi rời ‘văn phòng’ của mình. Họ còn thực tập những tính nết đáng quý trong đời như sự không phân biệt, ai họ cũng làm mà không từ chối. Họ kiên nhẫn lắng nghe những nỗi niềm, đôi khi là khó chịu và thiếu văn hóa, của khách hàng.
        Trở lại việc làm móng chân của tôi, qua đó tôi chứng nghiệm và biết được những điều khá thú vị.  Cô gái Jannet N., người cho phép chúng tôi dùng hình ảnh và những lời tâm sự, bảo rằng đối với cô nghề nail có thể là một công việc tạm thời hay là một sự nghiệp. Cô hỏi tôi có lời khuyên gì không khi phải gặp phải khách hàng khó tính, nhất là những người có mùi hôi như đang hút thuốc ‘bậy bạ’.  Tôi bảo là làm nail, em phải có khả năng đổi cách nhìn của mình, vì hãy xem chính em là một vị bác sỹ đang chăm sóc cho một người cần sự giúp đỡ của em; nếu ai đó khó chịu hay khó tính đi nữa, thì em hãy xem người khách đó là những bệnh nhân của chính em và họ đang cần sự giúp đỡ. Em hãy cố gắng giúp đỡ  tận tình, em hãy thực hành câu kinh: “Sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người bớt khổ”. Em hãy làm việc bằng với sự tận tuỵ và yêu thương của mình.  Cô bé Jannet vui vẻ và chăm sóc cho móng chân của tôi, từ cắt tỉa, xoa bóp, paraffin wax, thoa lotion. Cô còn định cúi xuống mang tất (socks) lại, nhưng tôi đã từ chối vì mình có thể làm điều đó. Chúng tôi trả tiền $25 cho việc làm nail và thêm $15 tiền tip và ra về trong niềm hoan hỷ với nhau.
        Sau gần 45 phút, mùi hôi của hoá chất vẫn còn đó nhưng tôi đã quen rồi và không còn cảm thấy thấy khó chịu nữa. Tuy nhiên với một người dạy hoá học, tôi xin góp ý xây dựng các thợ nail cần phải đề phòng và bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Sau đây là 5 biện pháp có thể giảm sự tác hại trong nghề làm nail:

1. Tạo môi trường có không khí trong lành – Giảm thiểu nguy cơ hít hoá chất
 ·   Bảo đảm cho tiệm hoặc nơi làm việc sạch sẽ
 ·   Ra ngoài tiệm, thở không k trong lành sau mỗi 30 phút hoặc khi làm xong một khách hàng.
 ·    Cần phải có hệ thống có máy hút (ventilation) tốt và hệ thống hút khí gần bàn làm việc. Để không khí trong lành vào ra bằng cách mở rộng các cửa nếu được.
  ·   Nếu những nơi lạnh hoặc nóng quá, hệ thống thông gió bình thường (HVAC: Heating, Ventilation, Air-conditioning) cần phải chạy suốt thời gian làm việc.
 ·    Cần phải có đủ ánh sáng cho thợ.

2. Cần áp dụng những thói quen tốt – ngăn ngừa nguy cơ nuốt phải hoá chất
·  Mang bao tay và áo tay dài khi làm việc
·  Luôn có nhãn hiệu, đọc và làm theo đúng sự chỉ dẫn khi sử dụng hoá chất, tránh bỏ nhiều hơn sự cho phép (Nhiều không có nghĩa là tốt).
·   Cất trữ những hóa chất cẩn trọng và đúng chỗ, nhớ ghi nhãn rõ ràng và đóng nút lại nếu không sử dụng.
·   Thùng rác phải được đậy lại và thường xuyên đổ rác vì bông gòn có chất acetone và isopropyl alcohol.
·   Phải rửa tay trước và sau khi làm cho khách hoặc sau khi sử dụng hóa chất trong tiệm.
·   Không được ăn uống gần hoá chất hoặc bàn làm việc.

3. Phải sử dụng đúng loại trang bị bảo vệ cá nhân  – giảm thiểu nguy cơ da bị dính hoá chất
·  Mang áo tay dài, mang bao tay và sử dụng đúng loại. Ví dụ, bao tay nitrile thì tốt hơn latex hoặc vinyl. Bao tay nitrile bảo vệ chống lại chất độc trong hóa chất. Hơn nữa, nó giúp bạn phòng ngừa bụi acrylic dính lên tay và bàn tay.
·  Mang áo tay dài, che mặt, v.v… khi chiết hóa chất (chia ra những chai nhỏ) hoặc khi đánh bóng, giũa móng, v.v…

4. Chọn hóa chất an toàn hơn nếu được.
·   Các hoá chất sơn móng tay chân chứa dibutyl phthalate, formaldehyde (chất giữ thịt, xác người, trái cây v.v… cho lâu hư), hoặc toluene nguy hiểm và độc hại hơn, hiện đang có các nước sơn móng tay an toàn hơn.
·   Đừng có dùng hoá chất quá trọng lượng hoặc quá concentrated; phải biết cách pha loãng (dilute).

5. Chọn sự lành mạnh khi về nhà.
·   Khi về nhà, thay quần áo liền và giặt quần áo đi làm riêng để phòng ngừa bụi và hóa chất ở tiệm mang về nhà hoặc lan qua quần áo khác, bạn phải nên cẩn trọng việc này.
·   Không nên ôm con trong quần áo mới đi làm về.
·   Bỏ việc thị phi, khó chịu, bực bội ở tiệm, không mang về nhà hoặc chia sẻ với những trẻ con.

            Nói tóm lại, nghề nail là nghề nuôi sống hai ba thế hệ của người Việt Nam. Một nghề tương đối dễ làm vì không cần học tiếng Anh nhiều, nếu chịu khó thì làm ra tiền rất nhanh. Nhưng thợ nail làm có tiền để làm gì, để lại cho con cho cháu, giúp đỡ những người thân bên nhà. Có thể nói họ là những người có lòng vị tha, nhân ái, biết đùm bọc và thương yêu gia đình, bà con, quê hương và giống nòi. Vì thế thợ nail cần có được sự cảm thông và nâng đỡ của cộng đồng người Việt khắp nơi. Hơn ai hết, chúng ta là người Việt Nam cần phải học hỏi điều căn bản này là: Nếu chúng ta không thể giúp bất cứ việc gì tốt hơn, thì ít nhất là không làm gì phiền lòng hay tổn thương nhau. 

Tài liệu tham khảo:
1.  Quach, T., Nguyen, K. D., Doan-Billings, P. A., Okahara, L., Fan, C., & Reynolds, P. (2008). A preliminary survey of Vietnamese nail salon workers in Alameda County, California. Journal of community health, 33(5), 336-343.
2.  Bạch, Phẻ X., Cắt Móng Tay Cho Mẹ. http://phebach.blogspot.com/2012/01/cat-mong-tay-cho-me.html
3.  California Healthy Nail Salon Collaborative, Bản hướng dẫn về “Bộ Ba Độc Tố”, có tại http://www.cahealthynailsalons.org/wp-content/uploads/2010/07/Toxic_Trio_Brochure_Viet.pdf
4.  California Healthy Nail Salon Collaborative, “Nail Polish Wallet Guide,” có tại www.cahealthynailsalons.org
5.  Tài liệu hướng dẫn nơi làm việc Cal/OSHA (sắp phát hành), sẽ có tại http://www.dir.ca.gov/dosh/
6.  University of Connecticut Health Center, “Tôi Có Mang... Làm Sao Để Tôi Bảo Vệ Bản Thân và Bào Thai Nếu Tôi Vẫn Tiếp Tục Làm Việc tại Tiệm Móng Tay?”, có tại http://nailsalonalliance.org/nail-salon-reports/
7.  U.S. Environmental Protection Agency, “Bảo Vệ Sức Khỏe Cho Nhân Viên Tiệm Móng Tay,” có tại http://www.epa.gov/dfe/pubs/projects/salon/nail_salon_workers_guide_vietnam-ese.pdf
8.  Best Social Services Jobs, Nail Technician. http://money.usnews.com/careers/best-jobs/nail-technician





[1] TS Bạch X. Phẻ là nhà giáo dục ở vùng Sacramento và là tác giả tự do.

[2] Abstract

In recent decades, the nail salon industry has been one of the fastest growing in the U.S. California has over 300,000 workers licensed to perform nail care services. Though little is known about their health, these workers routinely handle cosmetic products containing carcinogens and endocrine disruptors that may increase a woman’s breast cancer risk. Additionally, an estimated 59–80% of California nail salons are run by Vietnamese women who face socio-cultural barriers that may compromise their workplace safety and health care access. In a pilot project designed to characterize Vietnamese nail salon workers in Alameda County, California in order to inform future health interventions and reduce occupational exposures, we conducted face-to-face surveys with a convenience sample of 201 Vietnamese nail salon workers at 74 salons. Of the workers surveyed, a majority reported that they are concerned about their health from exposure to workplace chemicals. Additionally, a sizeable proportion reported having experienced some health problem after they began working in the industry, particularly acute health problems that may be associated with solvent exposure (e.g. skin and eye irritation, breathing difficulties and headaches). Our findings highlight a critical need for further investigation into the breast cancer risk of nail salon workers, underscored by the workers’ routine use of carcinogenic and endocrine-disrupting chemicals, their prevalent health concerns about such chemicals, and their high level of acute health problems. Moreover, the predominance of Vietnamese immigrant women in this workforce makes it an important target group for further research and health interventions.

Keywords

Vietnamese Nail salons Occupational exposure Health surveys Breast cancer

Friday, January 1, 2016

CHIỀU 31 THÁNG 12, 2015 - NEW YEAR EVE OF 2016

My Love - Photo BXK
CHIỀU 31 THÁNG 12, 2015
Trời chiều gió lạnh đồng hoang
Đôi bàn tay ấy nắng loang nhiệm mầu
*
Giữa thanh vắng ta thấy mình thanh thản
Nghe nhịp tim hoà quyện với hư vô

NEW YEAR EVE OF 2016
It is a cold and windy New Year Eve in the wilderness
Hand in hand were stained with sunset, majestic.
*
In the quietness, we feel at peace.
Listening to our heartbeats, we merge with the universe.

Sunday, December 27, 2015

Tiễn biệt Mẹ (Trần Trung Đạo)


Lời dẫn: Hôm nay, cúng 100 ngày của Mẹ tại Chùa Kim Quang, cũng là ngày giỗ Đại Tường của Cụ Đặng Thị Rõ, pháp danh Nguyệt Sanh Phát. Bác là bạn thân của Mẹ. Quý Thầy ở Chùa Kim Quang cúng rất chu đáo và thành kính. Nên xin chia sẻ bài viết ngắn của anh Trần Trung Đạo chia sẻ khi được tin Mẹ mất cách đây gần 100 ngày.

                             Tiễn biệt Mẹ
         Mẹ ra đi vào ngày đầu thu. Sáng nay lá trở vàng. Trời lạnh hơn hôm qua nhiều. Con nhớ là có chụp một vài tấm hình có Mẹ trong đó nhưng sáng giờ tìm chưa thấy. Lúc tiễn đưa con ra xe, Mẹ chắp tay chào, miệng mỉm cười như Phật. Mẹ hỏi đi hỏi lại có quên gì không. Con trả lời không nhưng giờ mới nhớ ra là có: Con quên ôm mẹ lần cuối ở cõi Ta Bà này. 
         Con qua chùa thắp hương cầu hương linh Mẹ sớm vãng sang Cực Lạc. Mẹ sẽ vãng sanh về Tây Phương Tịnh Độ. Con tin thế vì lòng Mẹ bao la và sáng như ngọn đèn không bao giờ tắt của bà lão nước La-Duyệt-Kỳ cúng dường lên Đức Phật vẫn soi rọi khắp mười phương sau bao nhiêu cơn bão lớn của cuộc đời.
         Con ở với Mẹ hai ngày và trong hai ngày đó chỉ ngồi với Mẹ dăm ba phút. Buổi tối Mẹ ghé vào phòng chào trước khi về phòng ngủ riêng và sáng sớm khi con thức Mẹ đã thức dậy rồi và lại hỏi han giấc ngủ tối hôm qua. Mẹ lại mỉm cười như Phật. Thương nhớ Mẹ.

Trần Trung Đạo