Thursday, December 15, 2016

WHY WE ARE HERE - VÌ SAO TA CHỌN CHỐN NÀY

Spirit Rock Meditation Center 

WHY WE ARE HERE

An environment of non-harming, silence, and solitude
Always at ease and peaceful,
friendly and loving
without hostility, only nobility.
All come to practice with gentleness and relaxation,
cultivating loving-kindness, compassion, joy, and equanimity.
With hope, we continually engage in the practice
to change ourselves, others, communities and societies.

VÌ SAO TA CHỌN CHỐN NÀY
Một môi trường hoà-ái, im lặng, và cô đơn tĩnh mịch
Luôn thoải mái và yên bình
Thân thiện và yêu thương
Không có sự thù địch, chỉ có sự trân quý như Phật tánh
Tất cả đến đây để thực hành bằng sự dịu dàng và thư giãn
Trồng thêm yêu thương, nhân ái, từ bi, niềm vui và thanh thản
Với hy vọng tiếp tục dấn thân vào cuộc đời—
Thực hành
Thay đổi

Bản thân, gìa đình, cộng đồng và xã hội.

Friday, December 9, 2016

MÙA THU NHỚ ANH

Cây Hồng lá đổ sau nhà - Photo: BXK

MÙA THU NHỚ ANH

Thu về lá đổ miên man
Nhớ anh nắng sớm già ngang bóng mình
Tà dương mấy điệu lung linh
Ánh bình minh đã nhuộm tình đệ huynh

Wednesday, December 7, 2016

Giáo Viên và Học Sinh mang Chánh Niệm vào Lớp Học (Teachers, students bring mindfulness to the classroom)


24  giáo viên ngồi thành một vòng tròn, lưng thẳng và mắt nhắm khi một bản nhạc nhẹ vang lên. Một giọng nói giúp họ thanh lọc tâm hồn, "Hãy hít vào thật sâu, thật chậm và thở ra thật chậm".
Buổi thiền tập này được dẫn dắt bởi các giáo viên San Juan Unified, trong chương trình huấn luyện về thực tập chánh niệm.
"Xin hãy chú tâm và tận hưởng giây phút hiện tại, bây giờ và ở đây", anh Phẻ Bạch, một giáo viên hóa học tại trường Trung học Mira Loma, người đã tổ chức khóa đào tạo này đã hướng dẫn. "Hãy quan sát và cảm nhận những cảm xúc đang diễn ra xung quanh bạn, và bên trong bạn".
Các nhà giáo dục đã nghiên cứu và tìm tòi các tài liệu và phương pháp để giúp họ thực tập chánh niệm và để giúp các học sinh cùng thực hành chánh niệm.
Sharan Kaur là một giáo viên lớp 1 tại trường Tiểu học Charles Peck, nơi được biết đến là có nhiều học sinh cần sự giúp đỡ.  Đây là một môi trường khá căng thẳng, cô đã chia sẻ.  Là một giáo viên đã dạy được ba năm, cô đã đặt ra mục tiêu cá nhân trong năm nay là luôn ở trạng thái tích cực.
"Có chánh niệm trong mọi việc tôi đang làm, chú ý đến những việc tôi đang làm trong giờ phút hiện tại, và không phản ứng ngay", cô nói, "Hãy bình tâm và ngưng lại vài giây trước khi có phản ứng khi một điều gì đó xảy ra trong lớp học. Lối tư duy đó đã giúp rất nhiều".

Vào ngày thứ sáu vừa qua, cô đã ngồi xếp bằng trên sàn nhà với học sinh của mình trong một vòng tròn. Các em được yêu cầu chuyền một quả bóng đến người bên cạnh, và nhìn vào mắt nhau khi làm việc đó.
"Chúng ta để ý gì về đôi mắt của bạn mình?" Cô Kaur hỏi. "Hailey?"
"Họ đang nhìn…đang có cảm xúc", em học sinh trả lời.

Bài thực tập buổi sáng này đã giúp học sinh tập trung và tạo một không khí bình an trong lớp học của mình, cô Kaur nói. "Tất cả chúng ta đều cần sự cảm thông.  Khi về nhà, các em sẽ thực tập và thật sự để ý đến những cảm thọ của các em, các em đang cảm thấy thế nào? sáng nay các em đã cảm thấy thế nào?  Chúng ta cùng thực tập và cho người bạn của mình biết là họ đang hiện diện, chúng ta thật sự đang nhìn thấy họ”.
Cô Kaur cũng bắt đầu dạy cho học sinh của mình tập thiền bằng cách sử dụng một cái chuông nhỏ.

"Sẽ có 10.000 điều chúng ta phải nắm hết trong ngày", cô nói. "Cần dành thời gian để tiếp nhận mỗi điều và khai thác sâu vào”.

Anh Phẻ Bạch hy vọng rằng khi các giáo viên thực tập chánh niệm thì sẽ có một sự tác động hữu ích đến các trường học.

Anh Phẻ đã thực hành chánh niệm trong nhiều thập kỷ, nhưng bắt đầu học thiền định chuyên sâu hơn trong khi hoàn tất học vị tiến sĩ hai năm trước đây. Anh cũng hướng dẫn các khóa đào tạo chánh niệm trên toàn tiểu bang của Hiệp hội Giáo viên California. Anh Phẻ và những người cùng hỗ trợ, cô Teresa Tolbert, gặp nhau trong nhóm Thành viên Lãnh đạo Giảng dạy (Instructional Leadership Corps).

Cô Teresa dạy tiếng Anh tại trường Trung học Rio Americano và ca ngợi tác dụng của bài tập thở chánh niệm trong lớp học của mình - từ 60 giây tới ba phút.

"Ở trường tôi, các em là những học sinh có hiệu suất học tập cao. Họ chia sẻ với tôi về mức độ căng thẳng và lo âu cao của họ. Rất nhiều trong số các em chỉ ngủ bốn hoặc năm giờ một đêm ", cô nói. "Khi tôi thực hiện hơi thở chánh niệm trước các bài kiểm tra, rất nhiều em đã cho tôi thông tin phản hồi tích cực".

Trong một thế giới với nhịp độ nhanh chóng, cô hy vọng rằng việc học các phương pháp thực tập chánh niệm này sớm sẽ có tác dụng lâu dài cho các em.

"Tôi nghĩ rằng đó là một kỹ năng sống cho các em. Trẻ em có thể đuợc hướng dẫn lúc còn nhỏ để giúp chúng đối phó với những căng thẳng của đại học và công việc sau này”.

Dịch bởi: Thuỳ Trang
http://phebach.blogspot.com/2016/09/teachers-students-bring-mindfulness-to.html

Teachers, students bring mindfulness to the classroom
Two dozen teachers sat in a circle, their backs straight and eyes closed, as soft music played. A voice walked them through steps to clear their minds.

“Take a slow, deep breath in, and slowly exhale.”

This guided meditation was part of a recent training on mindfulness, led by and made for San Juan Unified teachers.

“You focus on the here and now,” explained Phe Bach, a chemistry teacher at Mira Loma High School who facilitated the training. “Self-cultivation and self-observation of what’s going on around you, and within you.”

Educators explored resources to develop their own mindfulness, as well as activities and strategies to help students practice mindfulness.

Sharan Kaur is a first-grade teacher at Charles Peck Elementary, a Title 1 school with many high-needs students. It can be a stressful environment, she said, and as a third-year teacher she set a personal goal this year of staying positive.

“It’s being present in whatever I’m doing. Paying attention to what I’m doing now, and not being reactive,” she said. “Just thinking and taking a second before responding when something happens in the classroom. That mindset helped a lot.”
On a recent Friday, she sat crossed-legged on the floor with her students in a circle. The children were asked to pass a ball to one another, pausing to look at each person in the eye.

“What are we noticing about their eyes?” Kaur asked. “Hailey?”

“How they’re looking...feeling,” the girl responded.

This morning exercise has helped students focus and sets a tone in her classroom, Kaur said. “We all need acknowledgment. They take that home and start to really look at What are they feeling? What kind of morning did they have? You’re acknowledging that the person is present and you’re seeing them.”

Kaur is also beginning to teach her students meditation using a small bell.

“There’s going to be 10,000 things we’ve got to cover in the day,” she said. “It’s taking the time to move through it and dig deep.”
Bach hopes that as more teachers embrace mindfulness, there will be a positive effect on school culture.

He has been practicing mindfulness for decades, but began to study meditation more intensively while completing his doctorate in education two years ago. He also leads statewide mindfulness trainings for the California Teachers Association. Bach and his co-facilitator, Teresa Tolbert, met as Instructional Leadership Corps members.
Tolbert teaches English at Rio Americano High School and praises the effects of mindful breathing exercises in her classroom — ranging from 60 seconds to three minutes.

“At my school, they’re high-performing students. They tell me of their high stress and anxiety levels. A lot of them are sleeping four or five hours a night,” she said. “When I implemented mindful breathing before tests, a lot of kids gave me positive feedback.”

In an increasingly fast-paced world, she hopes that learning these techniques early will have a lasting impact.

“I think it’s a life skill for them. Kids can learn early to help them cope with the stresses of college and the workforce.”

Monday, December 5, 2016

Cảm Nhận về Tập Thơ Tâm Trong



Cảm Nhận về Tập Thơ Tâm Trong
Những cơn gió lồng lộng đưa từng chiếc lá vàng rơi trước ngõ báo hiệu đến giao mùa, dù chưa kịp nắm bắt được những chiếc lá bay thì đã là cuối thu. Ngày tháng cứ trôi và đời người thoáng chốc như bóng câu. Đọc tập thơ Tâm Trong như nhìn lại những năm tháng thăng trầm, khúc quanh, ngã rẽ của dòng sông đời với rất nhiều trải nghiệm sâu sắc đầy tư duy và lắng đọng với hơn 160 thi phẩm.

Tâm Trong là vườn hoa văn chương, từng cánh hoa rạng nở, bao nhiêu vì tinh tú hội tụ về đây, Đạo và đời cùng hòa chung nhịp thở từ tâm thức của những trái tim Bồ Đề đã làm say mê độc giả trong suối nguồn tỉnh thức, hoa và nụ cười như câu chuyện Niêm Hoa Vi Tiếu.

Từ hố thẳm dội lên lời âm vọng
Bản lai về diện mục ở đâu đây
Trích bài Hát Trên Đỉnh Cô Phong - Hàn Long Ẩn
Nhẹ nhàng quét bụi trần gian
Vô minh tràn khắp gian nan cõi đời
Trích bài Quét Chùa - Bạch Xuân Phẻ

Nước theo dòng xuôi chảy
Ngăn hai bờ Giác-Mê
Dòng đời trôi lăn mãi
Hay không cõi đi-về?
Trích bài Sư đi Sư lại về - Huyền
Bên kia bờ đại dương là nghìn trùng xa cách, là quê hương, là cội nguồn của những người con viễn xứ. Từ mái trường thân yêu nơi ký ức luôn in dấu cho đến khi vào đời có  những chàng trai trẻ khoác áo lính đi vào tương lai trong chinh chiến của một quê hương, một đất nước không may mắn phải trầm mình lầm than trong những năm dài khói lửa.
Xưa ngồi làm thơ trên lá
Đứng nhìn lá rơi tóc ai
Ngày ấy có người đi giữa hai tà áo
Ta thấy thơ mình cùng, trước, sau, bay
Trích bài Về Trường Xưa - Phan Thanh Cương

Sau cuộc chiến tìm về nguồn lạnh vắng
Thơ không làm, lấy lá thả đời trôi.
Trích bài Trên Giòng Sông Trắng - Nguyễn Hoàng Lãng Du

Đêm nay ta chẳng cần căng võng
Giường đá, ba lô kê gối nằm
Bi đông nước suối nhấp từng ngụm
Gạo sấy, muối mè ăn dưới trăng.
Trích bài Người Lính Làm Thơ Trên Đỉnh Núi - Nguyễn Phúc Sông Hương
Làm sao lòng chúng ta không xao xuyến, trăn trở khi Biển Đông lại thêm một lần dậy sóng! Những người con tha hương cũng gửi gắm vào tập thơ Tâm Trong để chia sẻ gánh vác nỗi niềm đau thương của Mẹ Việt Nam
Mẹ đã sống suốt chiều dài lịch sử
Còng lưng gầy vai trĩu nặng đau thương
Trích bài Bà Mẹ Việt - Nguyễn Thanh Huy

Khi đất nước trái tim còn một hướng
Biển đất cùng chung một mẹ cha
Giấc mơ giặc không có đường biên giới
Thì biển đông còn đỏ sóng quê nhà
Trích bài Đất và Biển - Phan Thanh Cương

Dù nước biển mênh mông cũng không pha đủ mực để viết về ơn sinh thành dưỡng dục, về tình thiêng liêng phụ mẫu đã thể hiện qua nhiều thi phẩm trong tập thơ Tâm Trong

Nơi cuộc lữ cha là người khách lạ
Trong gian-nan khốn-khó vẫn tươi cười
.....
Người tiễn người, những vòng tay nối lại
Hát một lần..., lần nữa... tiễn Cha đi
Đời vốn có, vốn không, là cát bụi
Sao trong con chất-ngất lúc phân kỳ
Trích bài Nhớ Lúc Phân -Kỳ - Nguyễn Hoàng Lãng Du
Con còn Mẹ, cõi ba ngàn thông thuộc
Xả tóc này, như xả cõi xa xăm!
Trích bài Mẹ Xả Tóc - Bạch Xuân Phẻ
Tấm Lòng Mẹ bao la như biển rộng
Ôm trọn đời con, dù nắng mưa lận đận
Trích bài Thiên Thu Tình Mẹ - Hàn Long Ẩn

Hàng năm vào dịp rằm tháng 7 thì trên toàn thế giới người Việt chúng ta nô nức chào đón ngày lễ Vu Lan như mùa lễ tạ ơn Cha Mẹ từ những người con với tấm lòng đầy hiếu hạnh.
Người ta dẫu có trăm ngàn vạn ức
Đời thênh thang lớp lớp nối phù vân
Nhưng chỉ có một Mẹ hiền duy nhất
Sáu mươi hai nhớ Mẹ mùa Vu Lan
Trích bài Nhớ Mẹ Mùa Vu Lan - Trần Kiêm Đoàn
Ai trong chúng ta có bao lần cảm linh về Bồ Tát Quán Âm nhận ra được sự vi diệu đấng Mẹ hiền cao cả đã dìu dắt phổ độ cho chúng sanh khỏi cảnh lầm than trong bể khổ trầm luân.
Quan Âm Bồ Tát Nhiệm màu
Hiển Linh giữa chốn trần lao độ đời
Trích bài Dưới Nhành Liễu Xanh - Huyền

Chủ đề muôn thuở được nhắc đến rất nhiều trong thi ca đó là tình yêu. Tình yêu là sự kết nối giữa hai tâm hồn, là sự giao cảm thu hút con người gắn bó đến với nhau, những chân tình dạt dào nồng ấm và rung động là chất liệu sống cho cuộc đời được thể hiện qua những bài tình thơ.
Ta cần nhau hôm nay
Lan nở cần sương mai
Nụ hồng tươi nhờ nắng
Môi gần son không phai
Trích bài Ta Cần Nhau Em Ơi - Nguyên Lương

Tuổi thanh xuân qua bất ngờ
Yêu thương quá những dại khờ yêu thương
Trích bài Mừng Sinh Nhật 50 - Nguyên Lương

Nhắm mắt lại, tưởng nhớ người
Mở ra thấy cả một trời quạnh hiu
Bụm tay vớt lại nụ cười
Với tay níu lấy bóng người đã xa
Trích bài Tưởng Nhớ Người - Nguyên Lương

Ngôi Chùa là hình ảnh quen thuộc thân thương để nuôi dưỡng tâm linh và cũng là biểu tượng thiêng liêng với những người con Phật.  Sự thanh tịnh trầm mặc tôn nghiêm của ngôi tam bảo luôn đón đợi chở che cho người cõi thế. Nơi ấy an bình mà ai cũng có thể tìm về làm nơi nương tựa để trau dồi học hỏi tiến tu trong bước chân rời xa bến mê.

Áo em biếc cội mai gầy
Đồi xanh chim hót động ngày khói sương
Mắt xa trong cõi trầm hương
Pháp Hoa Kinh niệm thơm đường người đi.
Trích bài Trên Chùa - Nguyễn Hoàng Lãng Du
Mái chùa che chở giống nòi
Qua bao suy thịnh, giòng đời đục trong
Vẫn như kiếp bướm xoay vòng…
Chui ra cái kén, vào trong con tằm
Trích bài Mái Chùa - Tuệ Lạc

Tôi đi nhặt lá Bồ Đề
Treo lên để nhớ lối về của Tâm
Trích bài Nhặt Lá Bồ Đề - Tuệ Lạc
Đọc tập thơ Tâm Trong cho ta thấy cả bầu trời thi tứ dâng trào đến với thi nhân. Nguồn suối thi ca về đời sống mộng và thực đến tâm linh. Hoài niệm một thời đã qua, thương nhớ về cố hương lòng trĩu nặng xót xa. Thế nhưng, sự mạnh mẽ lạc quan như bó đuốc soi sáng con đường mình đang đi và sẽ đi. Bên bờ giác ngộ đưa ta trở về nơi cố quận, về với chính mình. Tâm Bồ Đề kiên cố rèn luyện Tánh Kiến để phủi đi những hạt bụi trần cho gương lại thêm trong và thêm sáng.
Tập thơ Tâm Trong là hiện thể tinh hoa xuất sắc được chuyên chở từ những vần thơ của 10 thi sĩ tha hương chan chứa sự đoàn kết, yêu thương để hình thành tác phẩm văn học với tất cả tâm hồn và trí tuệ.
Trân trọng,

Hoàng Thanh

Houston November 28, 2016
You can get a copy of Tâm Trong from an Author here: http://phebach.blogspot.com/p/tap-tho-huong-long.html or on Amazon by click on it.