Monday, March 23, 2020

Thông điệp sâu sắc (KHÔNG PHẢI)* của Bill Gates về vi-rút Corona

Thông điệp sâu sắc (KHÔNG PHẢI)* của Bill Gates về vi-rút Corona

Hình minh hoạ: Uyên Nguyên


Thông điệp sâu sắc (Không Phải) của Bill Gates về vi-rút Corona – Quan điểm của Bill Gate về vi-rút Corona / Covid-19 thực sự dạy chúng ta điều gì:
Tôi là một người tin tưởng mạnh mẽ rằng, luôn có một mục đích tâm linh đằng sau mọi thứ xảy ra, cho dù đó là những gì chúng ta cho là tốt hay xấu. Khi tôi suy ngẫm về điều này, tôi muốn chia sẻ với bạn những điều mà tôi thấy là virus Covid-19 đã mang đến cho loài người.

1) Nó nhắc nhở chúng ta rằng tất cả chúng ta đều bình đẳng với nhau, bất kể văn hóa, tôn giáo, nghề nghiệp, tình hình tài chính hay mức độ nổi tiếng. Bệnh này đối xử với tất cả chúng ta như nhau, có lẽ đó là điều chúng ta nên làm theo. Nếu bạn không tin tôi, hãy hỏi Tom Hanks.

2) Nó nhắc nhở rằng tất cả chúng ta đều kết nối với nhau và một điều gì đó ảnh hưởng đến một người có thể ảnh hưởng đến người khác. Nó nhắc nhở rằng các đường biên giới giả lập mà chúng ta đã tạo ra có rất ít giá trị, vì virus này không cần hộ chiếu. Nó đang nhắc nhở chúng ta, bằng cách áp bức chúng ta trong một thời gian ngắn, về thân phận của những con người bị áp bức suốt đời.

3) Nó nhắc nhở rằng sức khỏe của chúng ta quý giá như thế nào và chúng ta xem thường điều đó bằng cách tiêu thụ thực phẩm nghèo dinh dưỡng và nước uống đầy hóa chất. Nếu chúng ta không chăm sóc sức khỏe, tất nhiên chúng ta sẽ bị bệnh.

4) Nó nhắc nhở về sự ngắn ngủi của cuộc sống và điều quan trọng nhất mà chúng ta nên làm, đó là giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt cần giúp những người già hoặc bệnh tật. Mục đích của chúng ta không phải là lo đi vét giấy vệ sinh.

5) Nó nhắc nhở rằng xã hội của chúng ta đã trở nên vật chất hoá như thế nào và trong những thời khắc khó khăn, chúng ta sực nhớ rằng chúng ta chỉ cần rất ít những thứ thiết yếu để tồn tại (thực phẩm, nước, thuốc), chứ không phải là những thứ xa xỉ vô bổ.

6) Nó nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của gia đình lẫn đời sống điền viên và chúng ta đã bỏ bê điều này đến mức nào. Nó buộc chúng ta ở trong nhà để chúng ta có thể gầy dựng lại tổ ấm.

7) Nó nhắc nhở chúng ta rằng công việc thực sự của chúng ta khác với nghề nghiệp, đó là những gì chúng ta làm, không phải những gì chúng ta được tạo ra để làm. Công việc thực sự của chúng ta là chăm sóc lẫn nhau, bảo vệ lẫn nhau và mang lại lợi ích cho nhau.

8/ Nó nhắc nhở chúng ta nên biết tự vấn về bản ngã của mình. Cho dù chúng ta nghĩ chúng ta vĩ đại đến mức nào hay người khác nghĩ chúng ta tuyệt vời đến thế nào, một loại virus có thể khiến thế giới của chúng ta đứng yên.

9) Nó nhắc nhở rằng chúng ta có thể kiểm soát sức mạnh của ý chí. Chúng ta có thể chọn hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ, cho đi, hoặc chúng ta có thể chọn ích kỷ, tích trữ, chỉ chăm sóc bộ lông. Thật vậy, lửa thử vàng!

10) Nó nhắc nhở rằng chúng ta có thể bình tĩnh, hoặc chúng ta có thể hoảng loạn. Chúng ta nên hiểu rằng những tình huống như này đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử và rồi cũng qua, hoặc chúng ta có thể hoảng loạn và xem nó là sự kết thúc của thế giới và, do đó, gây hại cho bản thân.

11) Nó nhắc nhở rằng đây có thể là một kết thúc hoặc một khởi đầu mới. Đây có thể là thời gian suy ngẫm và hiểu biết, nơi chúng ta học hỏi từ những sai lầm của mình, hoặc nó có thể là khởi đầu của một chu kỳ sẽ mãi tiếp tục cho đến khi chúng ta cũng học được bài học nhất định.

12) Nó nhắc nhở rằng Trái đất này đang bị bệnh. Nó nhắc nhở rằng chúng ta cần xem xét mức độ phá rừng cũng đã khẩn cấp như tốc độ biến mất khỏi kệ của các cuộn giấy vệ sinh. Chúng ta mắc dịch vì ngôi nhà lớn của chúng ta đã đổ bệnh.

13) Nó nhắc nhở rằng sau mỗi khó khăn, sự dễ thở sẽ trở lại. Cuộc sống lặp đi lặp lại theo chu kỳ, và đây chỉ là một giai đoạn trong chu kỳ tuyệt vời này. Chúng ta không cần phải hoảng sợ; điều này cũng sẽ qua.

14) Trong khi nhiều người coi virus Covid-19 là một thảm họa lớn, tôi thích xem nó như là một * sự sửa chữa tuyệt vời -great corrector*.

Nó được gửi đến để nhắc nhở về những bài học mà chúng ta dường như đã quên, và điều quan trọng là liệu chúng ta có thực sự muốn học được gì từ chúng hay không.
——
P/S: Bài viết này được cho là của Bill Gates, ý hay, nên mình dịch nhanh cho cộng đồng đọc và ngẫm nhé! –  Sơn Đặng
Nguyên văn:
Bill Gates' views on the Covid-19 Virus….

What is the Corona/ Covid-19 Virus Really Teaching us?

I’m a strong believer that there is a spiritual purpose behind everything that happens, whether that is what we perceive as being good or being bad.
As I meditate upon this, I want to share with you what I feel the Corona/ Covid-19 virus is really doing to us:
– It is reminding us that we are all equal, regardless of our culture, religion, occupation, financial situation or how famous we are. This disease treats us all equally, perhaps we should to. If you don’t believe me, just ask Tom Hanks.
– It is reminding us that we are all connected and something that affects one person has an effect on another. It is reminding us that the false borders that we have put up have little value as this virus does not need a passport. It is reminding us, by oppressing us for a short time, of those in this world whose whole life is spent in oppression.
– It is reminding us of how precious our health is and how we have moved to neglect it through eating nutrient poor manufactured food and drinking water that is contaminated with chemicals upon chemicals. If we don’t look after our health, we will, of course, get sick.
– It is reminding us of the shortness of life and of what is most important for us to do, which is to help each other, especially those who are old or sick. Our purpose is not to buy toilet roll.
– It is reminding us of how materialistic our society has become and how, when in times of difficulty, we remember that it’s the essentials that we need (food, water, medicine) as opposed to the luxuries that we sometimes unnecessarily give value to.
– It is reminding us of how important our family and home life is and how much we have neglected this. It is forcing us back into our houses so we can rebuild them into our home and to strengthen our family unit.
– It is reminding us that our true work is not our job, that is what we do, not what we were created to do. Our true work is to look after each other, to protect each other and to be of benefit to one another.
– It is reminding us to keep our egos in check. It is reminding us that no matter how great we think we are or how great others think we are, a virus can bring our world to a standstill.
– It is reminding us that the power of freewill is in our hands. We can choose to cooperate and help each other, to share, to give, to help and to support each other or we can choose to be selfish, to hoard, to look after only our self. Indeed, it is difficulties that bring out our true colors.
– It is reminding us that we can be patient, or we can panic. We can either understand that this type of situation has happened many times before in history and will pass, or we can panic and see it as the end of the world and, consequently, cause ourselves more harm than good.
– It is reminding us that this can either be an end or a new beginning. This can be a time of reflection and understanding, where we learn from our mistakes, or it can be the start of a cycle which will continue until we finally learn the lesson we are meant to.
– It is reminding us that this Earth is sick. It is reminding us that we need to look at the rate of deforestation just as urgently as we look at the speed at which toilet rolls are disappearing off of shelves. We are sick because our home is sick.
– It is reminding us that after every difficulty, there is always ease. Life is cyclical, and this is just a phase in this great cycle. We do not need to panic; this too shall pass.
Whereas many see the Corona/ Covid-19 virus as a great disaster, I prefer to see it as a great corrector. It is sent to remind us of the important lessons that we seem to have forgotten and it is up to us if we will learn them or not.

Xin lưu ý: Hôm nay, ngày 25 tháng 3, 2020. Theo nhạc sỹ Hoàng Ngọc-Tuấn cho hay: "Nhiều người đang truyền bá một bức thư giả mạo của Bill Gates, có cả bản dịch tiếng Việt. :-) Hãy đọc bản tin này." Coronavirus: Fake Bill Gates ‘letter’ shared as Covid-19 misinformation circulates online
Trang nhà Tâm Thường Định xin lỗi cùng quý độc giả. Hãy đọc nội dung tích cực mà thôi, nhưng lời nói đó không phải là của Ông tỷ phú Bill Gates.

Sunday, March 22, 2020

Phù sa tuy có lở bồi, Sông Lam nào có chia phôi chúng mình?

Phù sa tuy có lở bồi, Sông Lam nào có chia phôi chúng mình?

Quảng Pháp - Trần Minh Triết
Ảnh minh họa: Uyên Nguyên
Mùa dịch cúm, đi đâu cũng nghe người ta kháo nhau “cách ly” (quanrantine) hoặc “giữ khoảng cách tiếp xúc” (Social Distancing)… Kỳ thật nhân loại tuy bước vào thế kỷ toàn cầu hóa vẫn có những khoảng cách rõ rệt hoặc vô hình, và nghịch lý là, chính những kỹ nghệ lẫn công nghệ  “social” (media) được chúng ta sử dụng đã góp một phần không nhỏ vào việc “social distancing” giữa xã hội, gia đình, không phải cho đến bây giờ, khi mà virus Covid-19 xuất hiện.
Đành rằng “giữ cho nhau một khoảng cách”, ở mỗi giai đoạn và mỗi hoàn cảnh có một ý nghĩa nhất định, nhưng khoảng cách mà chúng ta đã, đang giữ và không biết đến bao giờ là một khoảng cách chia bôi đầy buồn tủi. Lịch sử quê nhà cách ly là một dòng sông chảy dài chia đôi hai bờ sông Gianh, xuôi về Bến Hải rồi lạc trôi ra đại dương phương ngoại…
Trên kệ sách Mặc Cốc (Ảnh: Uyên Nguyên)
Sáng nay đọc nhiều tin nhắn của anh chị em, nhắc nhớ ngày Giỗ của Anh Hựu. Lại nghĩ cái nghĩa cách ly sinh tử vốn luôn sẵn chờ của kiếp phù hư thì mọi thứ, mọi việc lại trở nên nhẹ nhõm đi. Cách ly như thế, lại chẳng hơn gần như tình trạng của chúng ta bây giờ. Gần mà khoảng cách chao ôi là buồn!
Vài ngày trước, Nguyên Túc cho xem một tấm ảnh kỷ niệm thật dễ thương, buổi đó Nguyên Túc và Sư Huynh Phổ Hòa (tức Anh Tuân) ngồi vào một bàn cờ tướng. Ván cờ có phân tranh thắng bại không? Hay chỉ cốt huân tập cho nhau đức tính nhẫn nại và thận trọng. Tôi nhớ nhiều lần vì sốt ruột những việc làm khiến mình không ưng của anh này, chị kia…, tôi đem phàn nàn với Anh Hựu. Anh nói “cái gì còn nóng thì đừng thọc tay vào”, hoặc giả “ừ thì sửa từ từ…”. Nhiều lúc sửa chưa được, không được thì anh cũng… khóc! Vì Anh bình thường như bao người khác. Như Anh từng nhắn nhủ, cái thời Anh còn ngồi ghế quan tòa, hẳn cũng có lúc phạm sai lầm khi phán xét. Bởi tính tương đối, tương sinh quan. Bởi luật tính cũng là tình; và bởi sự đời vốn ảo hóa khôn lường, nghiệp vận xoay tròn không chừa một ai. Đúng ở chỗ này, với người này chưa hẳn đã tốt cho chỗ kia, người khác. Cái sự đợi luôn luôn đối nghịch nhưng lại là cặp đôi hình, bóng. Cho nên sự chia lìa là điều không thể tránh nếu mà mỗi chúng ta không nhận thấy sự “có mặt cho nhau” mà thôi, có mặt ngay cả khi mà mình đang gồng chịu một khoảng cách ly bấy bao.
Nguyên Túc và Sư Huynh Phổ Hòa đánh cờ tướng tại chùa Phổ Từ, 11 năm trước (Ảnh: Nguyên Túc Nguyễn Sung)
Lần đó tôi hỏi anh Tuân, sau đại hội toàn quốc 2004, sao Anh không về một phía cùng anh Hựu, mà một Anh thì về phía BHD “Anh Mai”, một bên ở lại BHD “Anh Tín”. Anh cười! Nụ cười trắc ẩn!
Người lớn, được gọi là Cả, vì do cái tâm lượng cả bao dung như thế! Như Mẹ Tiên đem con xuống biển là cho con thể nhập vào cái thế giới bao la đại dương tình thương; như Cha Rồng về núi là đem con lên đỉnh Thái Sơn cao để thấy cái tự tánh từ bi nhân gian muôn nhà là một. Chia để học bài học huyết thống và ý thức về nguồn.
Hôm nay Giỗ anh Hựu, nhiều bài học Anh nhắn nhủ cho đàn em vẫn còn là những đề án phật sự dang dở. Nhớ Anh, chi bằng cố gắng thực hiện cho hoàn thành.
Mùa dịch cúm đang hoành hành, những cách ly đắp bồi thêm đôi bờ của một dòng sông mang tên hiền hòa: “Sông Lam”. Nhưng lần cách ly này, phải chăng đang thắp “sáng lên tình thương” cho nhau. Hãy biến sự cách ly thương ghét hôm qua nếu có, thành sự cách ly trong  ý nghĩa “giữ đời cho nhau” như bây giờ.
Phù sa tuy có lở bồi, nhưng dòng sông nào có chia phôi chúng mình. Sông Lam vẫn chảy xuôi dòng từ thương nguồn huyết thống thương yêu, hãy cùng nhau về tắm gội một màu trăng dọi Từ quang.
Mặc Cốc, 22 tháng Ba, 2020
Uyên Nguyên
(Quảng Pháp Trần Minh Triết)

Phạm Công Thiện – Nỗi Cô Đơn Của Hoài Khanh

        Phạm Công Thiện – Nỗi Cô Đơn Của Hoài Khanh

Thơ Thân Phận của Hoài Khanh – Hương Tích Phật Việt xuất bản tại Hoa Kỳ, 2014

THAY LỜI TỰA: Nỗi cô đơn của Hoài Khanh


Thôi nước mắt đã ghi đời trên đá
Và cô đơn đã ghi dấu trên tay
217Chiều 30 Tết, sương mù xuống nhiều, hai người lang thang trên mấy nẻo đường ở Đà lạt…
Hoài Khanh bỏ Biên hòa và lên Đà lạt ăn Tết với tôi. Bạn bè dăm đứa hắt hiu cuối trời… Hôm đó, tôi đi vắng. Hoài Khanh bơ phờ đứng chờ tôi. Vừa bước về nhà, chợt thấy Khanh, tôi rưng rưng ôm anh mà hôn… Xa nhau bao ngày, bây giờ lại trùng phùng nơi cảnh trời thơ mộng vào ngày cuối năm. Ngày trước khi chia tay nhau chúng tôi có ngờ đâu lại gặp nhau trong một khung cảnh thiên đàng, giữa mùa hoa đung đưa, dưới bầu trờ đầy mây trắng lê thê trong hơi xuân mơ hồ của Đà lạt. Chúng tôi dẫn nhau lang thang trên những đường phố tối tăm nhất, lắng nghe tiếng chó sủa và lắng nghe tiếng lòng mình rạo rực đau khổ vì quá bơ vơ, vì quá lạc lõng giữa sa mạc loài người. Người này nắm tay người kia, dắt nhau đi, lê thê như hai người mù đi xin ăn giữa phố chợ: chúng tôi đi ăn mày một chút tình thương giữa con người, một chút giao cảm, một chút rộng lòng, một ánh lửa ấm áp giữa đêm lạnh nhất và đen tối nhất của ngày cuối năm. Người ta chết và không hạnh phúc.
Cuộc đời đã quá nhiều ngộ nhận. Đêm ba mươi Tết không mưa. Chúng tôi nhắc đến những người bạn khác, nhắc đến Bùi Giáng, Hoàng Trúc Ly, … Mỗi người bơ phờ ở một góc trời, ôm một nỗi lòng tha thiết, nồng nàn dâng trọn hồn mình cho đời.
Hoài Khanh ở với tôi được vài ngày, rồi không hiểu sao, tôi lại đuổi Khanh về Biên hòa… Tôi chịu anh không được. Ngày anh đến, tôi hôn anh. Ngày anh đi, tôi muốn anh đi cho phức mắt.
Mấy ngày anh ăn Tết với tôi ở Đà lạt, anh chỉ im lặng và ít nói. Chúng tôi thương nhau lắm. Thế mà chỉ nhìn nét mặt của anh và chỉ nghe sự im lặng của anh, tôi kinh hoàng đi. Tôi muốn đuổi anh đi ngay, tôi muốn đuổi một hình ảnh hãi hùng: tôi muốn được thanh bình trong tâm hồn trong những ngày này. Bởi vì đây là hình ảnh bi đát của Đời, của con người, của một kẻ bị đày giữa bãi đất hoang tàn của nghĩa địa trần gian. Nhìn nét mặt Khanh, tôi thấy sự Chết, tôi thấy Bệnh hoạn, Đau khổ, Quằn quại, Khắc khoải, Ray rức, Xao xuyến, Hãi hùng, Hoang liêu, Cô đơn; tôi thấy sự Chiến bại, sự Thất vọng của con người. Nghe sự im lặng của Khanh, tôi cảm thấy Thượng đế, tôi cảm thấy Quỷ ma, tôi cảm thấy Tiếng nói của một ngàn đêm, hai ngàn đêm, triệu ngàn đêm, tiếng nói của muôn triệu ngàn đêm vọng về hiu hiu trong lòng nhân thế. Tôi không muốn nghe, cũng như bao nhiêu người khác cũng không muốn nghe, bởi vì đó là tiếng nói của sự thật: Tiếng nói của dòng sông vạn ngàn năm chảy trôi về biển. Dòng sông kia cứ vẫn chảy xa mù…
Tôi muốn trốn thân phận con người, tôi không muốn nhìn hình bóng lẻ loi của một kẻ bị đày ở cuối trời miên viễn… Tôi lẩn trốn vì thấy mình không thể… không thể được. Không thể trốn. Chỉ còn cách tự tử như Hemingway trong một cơn khủng hoảng thác loạn. Nếu không làm thế thì đứng lại mà trừng mắt ngó nhìn nét mặt Khanh, lắng nghe sự im lặng của Khanh và đừng chạy trốn nữa.
Thế rồi cách đây một tuần, lúc về Sài gòn, tôi có ghé lại Biên hòa để gặp Khanh. Khanh chỉ ở một mình, trong một căn nhà tồi tàn, tôi nhìn lên vách và gặp những bức tranh của Michel Ange, của Van Gogh và Picasso, những bức ảnh của Pasternak, Evtushenko, Salinger, Hemingway và Camus, rồi tôi nhìn Khanh. Bỗng nhiên, tôi thấy tất cả sự vật ngừng lại, cả thế giới đứng lặng lờ và Hoài Khanh cũng đứng lặng lờ như một bức ảnh treo tường; tôi bay ra ngoài thế giới này và có cảm tưởng như là một hồn ma trở về viếng lại thế giới loài người, ngắm lại những hình ảnh bất di bất dịch của con người giữa dòng đời trôi chảy và trong một thoáng giây, tôi lắng nghe được tiếng nói miên man của sự im lặng đưa vọng ra từ đôi môi bất động của những bức ảnh kia và bỗng nhiên tôi thấy sống lại và không còn là hồn ma nữa, tôi nhìn mấy ngón tay, nhìn lại người mình đã mang lại xác người và tôi nhìn lại Hoài Khanh, tôi thấy anh không còn là một bức ảnh nữa. Anh cũng cử động như tôi và anh mở miệng cười. Tôi cũng mở miệng cười, nụ cười của một người mà linh hồn vừa mới thoát ly ra thể xác.
Đà lạt ngày 26 tháng 4 năm 1962
Phạm Công Thiện

Tuệ Sỹ: Lục Bát, thơ Hoài Khanh

Tuệ Sỹ: Lục Bát, thơ Hoài Khanh

Lục Bát,
Thơ Hoài Khanh
Hương Tích Phật Việt xuất bản lần thứ nhất tại Hoa Kỳ, 2014
Bìa: Uyên Nguyên
Tranh phụ bản: Dominique De Miscault
Hình: Sóng Nha Trang
Tác giả giữ bản quyền.
Th
ư quán Hương Tích Phật Việt được ủy quyền tái bản và phát hành.
Một thời xa xưa, đã qua rồi; tuổi thơ được nuôi lớn bằng lời ru của Mẹ. Những buổi trưa nhiệt đới, mặt trời nóng chảy, hoang vắng như tàn bạo, song đẹp một cách huyền ảo ngây người bởi giọng ru tha thiết theo nhịp tiếng võng đưa, quyện theo âm điệu bất chợt vang vọng xa vời.
Tuổi ấu thơ ấy, những ngày đầu tiên mới mở mắt chào đời ấy, không ai còn nhớ. Lớn lên một chút, tôi biết lắng nghe cô bé hàng xóm ru em, để mường tượng lời Mẹ ru khi mình còn tấm bé. Bé cũng bằng tuổi tôi thôi; còn bé lắm, chưa ẳm nổi em mười mấy tháng. Cô bé đưa võng em, những lời ru liên miên bất tận, không biết từ đâu, mà cô hát lên theo cảm hứng ngẫu nhiên, theo vần điệu tự nhiên. Cô bé không được đi học, không biết chữ. Thơ là hơi thở của Mẹ ru, đã thấm vào da thịt, thấm sâu vào tim. Vần điệu theo lời ru, như con gió qua đồng lúa chín rì rào, không vì sao, không vì ai. Sự sống được nuôi dưỡng, được lớn lên trong những chuyển động hồn nhiên như vậy.
Lời Mẹ ru, khi ta còn quá bé bỏng để nghe và nhớ. Cơ hồ như hoài niệm mông lung về một quá khứ huyền thoại hoang sơ, vừa thoáng qua trong khoảnh khắc mà thôi.  Một cái gì đó vô tình, hồn nhiên và tinh khiết, vẽ lên những ảnh tượng mơ hồ, không hình thù, không tên gọi, chập chờn theo nhịp sáu-tám, như à ơi theo tiếng võng đưa. Nó chập chờn trong tôi suốt cả một đời, thăng trầm theo sông nước.
Lớn lên theo năm tháng, như dòng suối trôi qua bến bờ hoang vu, tĩnh lặng, rồi bất chợt đổ xuống ghềnh thác, gào thét và bắn tung bụi nước, qua làng mạc, qua phố thị, ngập tràn khói lửa. Từ đó, trong giấc mơ, nghe lời Mẹ ru rơi trong tiếng khóc nghẹn ngào của chinh phụ. Một thế kỷ đảo điên, điệu lục bát bỗng nghe trong cung bậc lạc loài. Lời thơ thay đổi; điệu thơ thay đổi; một thế kỷ thi ca thay đổi. Nhưng những ai từng lớn lên trong tiếng Mẹ ru, làm sao quên được những câu thơ lục bát? Tôi biết mình không thể làm được một bài thơ lục bát; mà hồn thơ đã bị đẽo gọt qua những khúc quanh phố thị. Phố thị với những khủng hoảng cơ giới. Rồi những đêm, theo dõi bóng trăng mờ, tìm về “cây đa bến cũ, con đò năm xưa”, âm hưởng lục bát của Nguyễn Du chợt đẩy tâm tư vào những bước đường phiêu lưu của lịch sử. Tình cờ, những câu thơ lục bát của Hoài Khanh chợt khuấy động. Nó ngân vang từ phương trời đồng vọng của Nguyễn Du, ngay giữa dòng lịch sử cuồn cuộn sóng, hay bên lề cuộc Lữ tồn sinh. Ấy là âm vang đồng vọng trên những bước chân:
Ngược xuôi bao kẻ đi về
Tấm thân bé mọn bên lề tồn vong
Chuyện đời có có không không
Phù vân một áng bụi hồng xa xa
Cớ sao thiên hạ người ta
Vẫn chưa tròn một Quê-nhà-bao-dung?
Vẫn chưa tỉnh giấc hãi hùng?
Trong cơn-trường-mộng-vô-cùng-thời-gian
(Nhớ Nguyễn Du)
Nó hồn nhiên như lời ru của Mẹ, mà lại cay đắng như thân phận Thúy Kiều. Đó là ngữ điệu của nông dân chất phác, không văn hoa hay tráng lệ như các thể điệu cũ, mới, lại mang nặng trong nó trường thiên bi kịch lịch sử.
Lịch sử bồng bột như tấn kịch trên sân khấu ồn ào. Trong những lúc tỉnh cơn tàn mộng, ta cảm thấy mình như nghệ sĩ giữa đám khán giả cuồng nhiệt nhưng bạc tình. Để cho Thúy Kiều “Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh, giật mình mình lại thương mình xót xa.” Một ánh sao cô độc, mà vẫn chung thủy, chân tình muôn thuở. Song,
Chắc chi thiên hạ người ta,
Cũng thương cho một cành hoa héo tàn
(Theo Nguyễn Trãi)
Ta yêu người, sao người chối bỏ? Ta yêu đời, sao đời ruồng rẫy? Không đâu. Bóng thời gian đi qua, mấy ai không đầu bạc. Bởi vì con nước trôi xuôi cho nên bến bờ cô độc. Bởi vì thời gian hóa thân thành lịch sử, để cho mặt đất dậy lửa, và khung trời khói ám, người chơi vơi trong cuộc chiến tình-thù. Hãy chờ khi dứt cuộc chiến trong ta, khi mặt trời đổ màu xám xanh lên tử thi trên chiến địa, ta đi nhặt những ngôi sao đã tắt trong con mắt lịm của một thời, yêu và hận, sống và chết:
Một phương đã rực suối nguồn
Vai mang xiềng xích vẫn thương bạo tàn
(Cát và sông)
Ta hận người, vì bóng chiều tàn hoang dại. Ta vẫn yêu người trong hơi thở còn ấm giọng Mẹ ru. Vẫn lầm lì trên phố thị, cho hết buổi thanh xuân. Bỗng chốc, phố thị, điện đường, lâu đài, tất cả biến mất. Trong bóng tối mịt mù của ngày tận diệt, ta ngữa bàn tay, chờ đợi. Bất giác, long lanh một ánh sao rừng, như giọt sương ngưng tụ trong tinh thể tồn sinh. Ngày xưa, ta ngủ say trong lòng Mẹ, chợt thấy trên tóc Mẹ một đóa sao cài. Ngày sau, trong cuộc Lữ đi tìm tính thể tồn sinh trong tính thể hủy diệt, đâu đó mơ hồ một đóa sao cài:
Tóc em nửa đóa sao cài
Đã long lanh nỗi lạc loài sương vây
Và tôi hột cát xa mờ
Một đêm nào bỗng tình cờ sương tan
(Trong giọt sương tan)
Hai câu thơ đẹp kinh hồn. Làm sao ta có thể tĩnh lặng, âm thầm, lắng đọng, để nhìn thấy giọt sương lấp lánh trên tóc Ai? Giọt sương soi bóng ngôi sao nào đó lẻ loi, heo hút; giữa một trời sương lạnh buốt kinh người. Đấy thôi, tàn cuộc nhân sinh. Một trời sương bãng lãng. Một vì sao cô độc, lấp lánh, và long lanh như khóe mắt vương nỗi sầu thiên cổ, nỗi sầu trường mộng nhân sinh.
Rồi anh bước đi, và tôi cũng bước đi, từ giã nơi này, vô định, như hột cát xa mờ, để mà
Ngùi nghe trái đất thì thầm
Nhỏ dòng máu lệ kiếp trầm luân sâu.
Trong mỗi bài thơ, trong cả tập thơ, tôi nhặt từng hạt sương, mà chợt nghe lạnh buốt âm thầm, bởi đâu đó trong hoài niệm xa xôi, đôi mắt u huyền của một thời, một đoạn đời đã thành thiên cổ. Những hạt sương trong lòng tay chợt thoáng tan; dòng thời gian ngưng động, để đông cứng thành hạt bụi, ray rứt.
Còn gì nữa chăng?
Trong ta là núi là rừng
Là trăm tiếng hát đã dừng trên môi.
Vẫn còn ngân vang mãi đó, lời ru của Mẹ, trong vần thơ sáu-tám.
Tuệ Sỹ

HOÀI KHANH: Tương Tư đất, tặng Tuệ Sỹ


HOÀI KHANH (13/6/1933 - 23/3/2016)
Tương Tư đất, tặng Tuệ Sỹ

Người đi về đâu bóng đời hiu hắt
ngọn đèn xưa ai thắp sáng bên sông
nỗi niềm xưa ai canh cánh bên lòng
có phải vì ngọn gió thu đông thổi mạnh?
đêm nay cơn mưa dầm lại đến
đà một màu trăng trầm uất cũng bỏ ta rồi
kể từ ngày mây gió cũng pha phôi
em lãng đãng bên trời đông vắng quạnh
bạn bè quyến thân mỗi người mỗi mảnh
con sông dài sao chẳng nối tình nhau
ngọn đèn xưa ai thắp ở nơi nào
mà mối tình xưa sao vô cùng hiu hắt
có phải hồn ta hoang mang vì cơn gió bấc?
chợt thổi về từ biển lạnh ngàn năm
chợt thổi về từ núi đá âm thầm
chờ đợi mãi con người chưa xuất hiện
con người đi đâu đã tan đã biến
hay đã mất rồi trên mặt đất biển dâu
mặt đất biển dâu ngàn năm thỏ thẻ
xin gởi trao người ẩn ngữ: cuộc mong manh
mai kia đất có nói gì trầm trọng
chỉ cúi xin người thở lại chút dư thanh.

Saturday, March 21, 2020

Kiểm soát cảm xúc hiệu quả trong thời biến động




Nguyên tác: “Managing Emotions Effectively in Uncertain Times”, By Marc Brackett
Hồng Hà và Tâm Thường Định lược dịch
Cũng giống như bao người khác, chúng ta đang cảm giác căng thẳng và lo lắng tột độ và bị đe dọa bởi vi rút (virus) Corona. Việc kiểm soát cảm xúc của chúng ta càng trở trên khó khăn hơn.
Nhưng như thế nào để kiểm soát cảm xúc của mình cho hiệu quả?
Kiểm soát cảm xúc là cách chúng ta xử lý những trãi nghiệm cảm xúc qua từng giây, từng phút để có cuộc sống khỏe mạnh, xây dựng các mối quan hệ tích cực và đạt được mục tiêu mong muốn. Khi chúng ta cảm thấy thất vọng hay vui tươi, lo lắng hoặc thích thú, chúng ta làm gì để kéo dài hoặc thu ngắn những cảm xúc này? Chúng ta làm gì để giữ lại những cảm xúc này hay chuyển đến một cảm xúc khác? Quan trọng là, từ góc nhìn của trí thông minh cảm xúc (emotional intelligence), việc kiểm soát cảm giác liên quan đến việc chấp nhận rằng cảm giác đó đến và sẽ đi một cách tự nhiên, mà hầu như tất cả các cảm xúc đều như vậy. Vì thế chúng ta sẽ không cố níu giữ, phản ứng hoặc bị cuốn vào những cảm xúc đó.
Nó hữu ích khi trạng thái kiểm soát cảm xúc được chia thành hai phần: Mục đích và chiến lược.
Mục đích
Phần đầu tiên là Mục đích. Chúng ta đặt ra mục đích cho việc kiểm soát cảm xúc giống như đặt mục đích trong thể thao: chúng ta nhìn vào chiếc lưới hay khung thành mà quyết định hướng đi của bóng. Khi ta muốn bóng đi lên–giống như cảm giác phấn khích như chuẩn bị một bữa tiệc? hoặc khi ta muốn bóng đi xuống–như cảm giác lo lắng về khả năng kiểm soát môi trường sống quanh ta trong thời dịch bệnh Covid-19. Trong thể thao, chúng ta có hướng đi cụ thể cho quả bóng, ở đâu và sẽ đi đâu. Tương tự với cảm xúc, chúng ta tạo mục tiêu cụ thể bằng cách hỏi chính mình “tôi đang cảm giác gì, và tôi muốn cảm giác ra sao?”.
Chiến lược
Phần thứ hai của quản lý cảm xúc là ta quyết định sử dụng chiến lược nào. Ta biết khi nào nên đẩy bóng đi và làm cách nào ta đến được đích? Ta sẽ sút thẳng vào hay chuyền cho đồng đội. Đây là chiến lược. Chiến lược là cách thức giúp ta đạt được mục đích. Nếu chúng ta có cảm giác lo lắng về những gì đang diễn ra xung quanh, chúng ta rất muốn giảm sự lo lắng đó hoặc bình tĩnh hơn, chiến lược nào chúng ta sẽ áp dụng? Có lẽ chúng ta nên hít thở sâu vào lúc này?
Thở có chánh niệm (mindful breathing) có lẽ là một giải pháp phòng vệ tối ưu trong lúc này. Như chúng ta đã biết, thực hành mỗi ngày giúp duy trì khả năng trở về với thực tại, chấp nhận cảm xúc khi nó đến và đi, và không trở nên phản ứng thái quá hay bị cuống theo.
Một chiến lược đơn giản và hiệu quả khác là điều chỉnh suy nghĩ / tư duy của chúng ta. Việc này khá thuận tiện vì suy nghĩ diễn ra trong đầu, vì thế ta có thể thay đổi chúng bất cứ lúc nào và ở đâu. Khi chúng ta muốn ít lo lắng hơn, ta nên hỏi bản thân rằng: “có cách nào khác để nghĩ về trường hợp này? Hoặc ta có thể nghĩ điều tích cực hỗ trợ cho các suy nghĩ tiêu cực trong chính chúng ta.
Một cách khác có thể thực hành  là nghĩ trước những gì bạn sẽ nói với người bạn thân đang lo sợ. Hãy thử cách này, liệt kê 3-5 điều bạn muốn nói với người bạn đang lo lắng về dịch bệnh coronavirus. Bây giờ bạn thử ứng dụng cách này với chính mình xem sẽ như thế nào?.
Nhưng làm sao ta tiến bộ hơn ở phương pháp này?
Như trong thể thao, quản lý cảm xúc tốn thời gian và cần thực hành. Lần đầu tiên Lionel Messi ra sân cỏ, hay Wayne Gretzky bước vào sân băng, có lẽ họ họ cũng không biết phải làm gì. Có thể họ đã biết mục tiêu nhắm đến là tấm lưới. Họ chắc hẳn đã trượt rất nhiều lần trước khi trở nên chuyên nghiệp. Wayne Gretzky được biết đến từ một câu nói bất hủ: “(Nếu bạn không sút) bạn bỏ lỡ 100% cú sút bạn không nhận” đây là chiến lược của ông–đây là điều ông nói với chính mình khi ông cảm thấy thiếu động lực.
Điều nào khác có thể giúp?
  • Việc kiểm soát cảm xúc yêu cầu sức mạnh bộ não–nó gần như phụ thuộc vào những yếu tố không liên quan như chế độ ăn kiêng, tập thể dục, và giấc ngủ. Khi chúng ta ăn uống thất thường, trí não sẽ không vận hành thông suốt. Ăn quá nhiều đồ ngọt dẫn đến đường huyết tăng mạnh sau đó giảm đột ngột, sẽ ảnh hưởng đến chức năng nhận thức và tự chủ, và đặc biệt là ảnh hưởng đến một chế độ ăn uống khỏe mạnh. Vì vậy, đảm bảo bạn có một vài món ăn nhẹ lành mạnh trên bàn, hoặc lập chế độ nhắc nhở trên điện thoại để chắc chắn rằng bạn nhấm nháp mỗi 3 giờ.
  • Vận động quá ít cũng có tác động tiêu cực đến trí tuệ và tâm trạng của chúng ta. Trong một nghiên cứu về nhóm nhóm người đang chịu đựng stress, một nửa tham gia thể dục aerobic trong khi nửa còn lại thì không. Những người tập thể dục báo rằng họ cảm giác ít tiêu cực hơn nhiều so với nhóm còn lại. Thậm chí lo lắng và trầm cảm được giảm đi nhờ tập thể dục. Do vậy hãy chắc chắn rằng bạn vận động thường xuyên.
  • Giấc ngủ kém có tác hại tương tự đến cảm xúc của chúng ta. Khi chúng ta mệt mỏi, khả năng tự vệ của chúng ta giảm đi và khả năng vận hành trí nào chậm lại. Giấc ngủ giúp giữ chức năng lưu trữ. Khi chúng ta không ngủ đủ, hoặc ngủ quá nhiều, chúng ta sẽ có dấu hiệu của lo lắng và trầm cảm, mệt mỏi, và thù địch. Ngủ không đủ giấc cũng liên quan đến việc giảm sự kết nối giữa các vùng của bộ não phụ trách kiểm soát nhận thức và hành vi, và giảm khả năng sử dụng chức năng kiểm soát cảm xúc hiệu quả.
  • Làm việc bạn thích. Dành thời gian với gia đình và bạn bè, theo đuổi niềm đam mê và thú vui tiêu khiển, kết nối với đời sống tâm linh của bạn, chan hòa với thiên nhiên, đọc một cuốn sách hay, hoặc xem một cuốn phim hài hước. Bằng cách này chúng ta xây dựng khả năng nhận thức dự trữ, giúp chúng ta ổn định trong thời điểm đầy biến động về cảm xúc này. Chúng ta đã được “lập trình sẵn” tìm kiếm kết nối xã hội và hỗ trợ từ cộng đồng. Những người thiếu kết nối xã hội dẫn đến trạng thái hoang mang, trầm cảm, các bệnh về tim mạch. Cho nên, việc giữ khoảng cách trong giao tiếp nhằm giúp sự lan truyền của virus, nhưng không có nghĩa chúng ta sẽ hoàn toàn ngưng kết nối với xã hội.
Cuối cùng, trong thời điểm thử thách này, có một số việc bạn có thể làm. Và cụ thể là những việc giúp cho cái thực tại bạn và nhân loại đang đối mặt với virus.
  • Trước tiên, kiểm soát lượng thông tin bạn nhận vào.  Thi thoảng cần tạm ngưng đọc tin tức trên các trang mạng và mạng xã hội.
  • Hai là, đừng ngại khi nói “KHÔNG”. Thời điểm này việc từ chối ôm, hôn, hoặc bắt tay không có vấn đề gì. Nếu bạn không biết diễn đạt như thế nào, có thể sử dụng dấu hiệu namaste thay thế.
  • Kế đến, hãy hành động tốt nhất có thể khi giải quyết vấn đề kì thị và nỗi sợ hãi. Điều tốt đẹp nhất luôn là giành lòng trắc ẩn đến những ai ốm đau và những mạng sống bị xâm hại do virus hay do phản ứng của xã hội.
  • Cuối cùng, cố gắng giúp đỡ bạn bè, người thân, đồng nghiệp đang hoang mang, lo lắng trong tình thế hiện tại. Khi bạn giúp đỡ người khác, chúng ta không chỉ giúp họ mà còn giúp chúng ta cảm giác tốt hơn.
Marc Brackett, Ph.D., is the founding director of the Yale Center for Emotional Intelligence. Pieces of this article were excerpted from the new book Permission to Feel: Unlocking the Power of Emotions to Help Our Kids, Ourselves, and Our Society Thrive by Marc Brackett. Copyright © 2019 Marc Brackett. Reprinted with the permission of Celadon Books, a division of Macmillan Publishing, LLC.

NGỒI YÊN ĐỂ THỞ

Sau đây là một bài thực tập ngắn mà chúng ta có thể thực hành để làm giảm căng thẳng và tập kiểm soát cảm xúc của mình trong thời biến động bất thường.
  1. Chọn một chỗ yên lặng, ngồi thoải mái bất cứ tư thế nào.
  2. Thở vào thật sâu bằng mũi và thở ra thật chậm bằng miệng.
  3. Thở vào thầm nói, cầu mong cho tôi bình an.
  4. Thở ra thầm nói, cầu cho người (hay bất cứ ai đó…..) bình an
  5. Tiếp tục thực tập như vậy. Có thể 1 phút, 10 phút, hay 1 tiếng tuỳ theo thời gian của bạn cho phép.

Managing Emotions Effectively in Uncertain Times

By Marc Brackett
When we are overly stressed and worried, like many of us have felt lately with threats like the coronavirus, it becomes even more difficult to regulate our emotions with effective strategies.
But what exactly is effective emotion regulation?
Emotion regulation is how we deal with the feelings we experience from moment to moment to have wellbeing, build positive relationships, and achieve desired goals. When we’re feeling disappointed or joyful or anxious or motivated, what do we do to feel more or less of that feeling? What do we do to hang onto that feeling or shift to feeling something different? Importantly, from an emotional intelligence perspective, emotion regulation involves accepting feelings as they come and go – which they mostly do – so we are not overly attached, reactive or overwhelmed by them.
It’s helpful to think about emotion regulation in two parts: goals and strategies.
Goals
The first part is our goal. Goals we have for our emotions are like goals in many sports: we look at the net or goalposts, and we decide where we want the ball or puck to go. When we set a goal for regulating our emotions, we are deciding where we want our emotions to go. Do we want them to go up—like feeling even more joyful about a party we’re planning? Or, do we want our emotions to go down—like feeling less anxious about our ability to control what’s happening in our environment with the coronavirus. In sports, we have a goal that includes where the ball or puck is now and where we want it to be. With our emotions, we do the same—we set a goal by asking ourselves “what am I feeling now, and how do I want to feel?”
Strategies
The second part of managing emotions is the strategy we decide to use. We know where we want the ball or puck to go, but how will we get it there? Will we hit it straight in? Or will we pass it to another player first? That is our strategy. Strategies are how we will achieve our goals. If we’re feeling anxious or worried about what’s happening around us, and we really want to feel less nervous… or calmer, what would our strategy be? Maybe we could take some deep breaths?
Mindful breathing is perhaps the ultimate prevention strategy. As we’ve learned, daily practice enhances our ability to be present, accept feelings as they come and go, and not be overly reactive or overwhelmed by them.
An additional and very effective strategy is to simply adjust our thinking. It’s convenient because our thoughts happen in our head, so we can change them pretty much anytime and anyplace. When we want to feel less anxious, we can ask ourselves, “Is there another way to think about this situation? Or we can say something positive or supportive to ourselves in our heads.
One way to help you get better at this is to consider what you might tell a close friend or loved one who is feeling anxious. Try it. List out 3-5 things you might tell a friend who is feeling worried or anxious about the coronavirus. Now, can you apply those same strategies to yourself?
But how do we get good at it?
Just like in sports, managing our emotions takes time and practice. The very first time Lionel Messi stepped onto the field or Wayne Gretzky entered the rink, they probably weren’t really sure what to do. They may have known that they wanted to aim for the net but little else. They probably missed a lot of goals and tried a lot of strategies before they became pros. In fact, Wayne Gretzky is known for his famous quote, “You miss 100 percent of the shots you don’t take.” That’s his strategy–what he says to himself when he wants to feel less discouraged.
What else can help?
  • Because emotion regulation requires brainpower—it depends on seemingly unrelated factors such as diet, exercise, and sleep. When we eat poorly, our minds don’t function properly. Too much sugar causes our blood glucose to spike and then plummet, which affects cognitive functioning and self-control, especially around healthy eating. So make sure you have some healthy snacks in your desk at work or set a reminder on your phone to ensure you nibble every three hours or so.
  • Too little physical activity also has a negative effect on our mental capacity and moods. In one study, subjects were exposed to a stressor, and then half of the participants did aerobic exercise while the others did not. The exercisers reported feeling significantly less negative than the other group. Even anxiety and depression can be reduced by exercise. So make sure you are getting in some movement!
  • Poor quality or insufficient sleep has similar effects on our emotions—when we’re tired, our defenses are down and our ability to function mentally is low. Sleep serves a restorative function. When we don’t get enough, or we get too much, we show more symptoms of anxiety and depression, greater fatigue, and hostility. Inadequate sleep is associated with reduced connections between brain regions responsible for cognitive control and behavior and the use of effective emotion regulation strategies.
  • Do things you love. Spend time with family and friends, pursue passions and pastimes, get in touch with your spiritual side, immerse yourself in nature, read a good book, or watch a funny movie. We build up cognitive reserves that way, which can help us during these emotionally challenging times. We are hardwired to seek social contact and support—people who lack it are prone to anxiety, depression, and cardiovascular disease. Social distance, which we know will help spread the coronavirus does not mean we have to socially disconnect!
Finally, in these trying times, there are a few additional things you can do. And specifically, some things to help with situations you might face with coronavirus:
  • First, control the amount of information you take in. Take breaks from reading the news and social media.
  • Second, don’t be afraid to say no. It’s okay not to hug, kiss, or shake hands right now. If you’re at a loss for words, you can use the namaste symbol.
  • Third, be your “best self” when dealing with stigma and fears. It’s always best to have compassion for compassion for those who are ill and those whose lives have been disrupted by the virus or society’s response to it.
  • And finally, try your best to support friends, family members, and co-workers who are feeling anxious or worried. When we support others, we not only help them, but we feel better ourselves.
Marc Brackett, Ph.D., is the founding director of the Yale Center for Emotional Intelligence. Pieces of this article were excerpted from the new book Permission to Feel: Unlocking the Power of Emotions to Help Our Kids, Ourselves, and Our Society Thrive by Marc Brackett. Copyright © 2019 Marc Brackett. Reprinted with the permission of Celadon Books, a division of Macmillan Publishing, LLC.