Monday, April 27, 2020

Viên Linh: Tuệ Sỹ, Tù Đày và Quê Nhà

Nhà thơ Viên Linh (Ảnh: Uyên Nguyên)

Trong các nhà tu hành trẻ tuổi hồi thập niên ’70, khuôn mặt của Tuệ Sỹ, vóc dáng của một hiền giả, nhìn vào, nói tới, là nhìn vào, nói tới một tinh thần, một phong cách sáng lạn. Hồi ấy, ảnh hưởng truyện kiếm hiệp Kim Dung còn mạnh, Võ Lâm Ngũ Bá từ Anh Hùng Xạ Điêu thấy xuất hiện ngoài đời. Những phụ nữ tác xác được gọi là Kim Bà Bà, Ghen tuông lườm nguýt thành Triệu Minh, Chu Chỉ Nhược, Đào hoa vợ nọ con kia thành Đoàn Chính Thuần. Ngốc Tử gặp may thành Đoàn Dự. Hèn hạ nịnh nọt len vào chốn cao sang thành Vi Tiểu Bảo. Năm vị anh hùnh trấn võ lâm, đem vào gia phả Vạn Hạnh, có Trung Thần Thông Vương Trùng Dương Thượng Tọa Minh Châu, Viện trưởng; Bắc Cái Hồng Thất Công Bùi Giáng; Nam Đế Ngô Trọng Anh; Tây độc Phạm Công Thiện, và Đông tà Tuệ Sỹ.
Những lần lui tới Vạn Hạnh, tôi tiếp xúc với hầu hết chư vị tăng ni ở đây, người nào trong mắt nhìn của một ký giả, tôi cũng có thể đùa rỡn, ngoại trừ Đông tà. Trong ngũ bá Vạn Hạnh, tôi kính trọng Thầy Minh Châu, anh Ngô Trọng Anh, giao du với Tây độc Phạm Công Thiện, nhưng với Đông tà Tuệ Sỹ, lòng tôi cứ trùng xuống, nói năng nhẹ đi, và cái nhìn của tôi không còn sắc cạnh nữa. Đi tu như Sân Đại đức, tôi dư sức thành chánh quả. Hành thiền như Si phương trượng, tôi không có hạnh Bồ tát, song cũng không hèn mà không trụ trì nổi một cảnh chùa nhỏ ven sông. Tuệ Sỹ vượt lên trên những tăng chúng thường gặp. Con người ấy là con người thật, và còn vượt hơn cả cái thật của con người. Con người ấy, tuy vậy, một lần giận tôi, ngồi mãi ở Tòa soạn Thời Tập mà nói, chỉ vì tôi đã đăng một bài thơ anh dịch chưa xong, mà coi như xong rồi.
Lúc ấy, cùng với các anh Đỗ Khánh Hoan, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Hữu Hiệu, Cao Huy Khanh, Lê Tài Điển, và Trùng Dương, Tuệ Sỹ đứng trong bộ Biên Tập của Thời Tập, hậu thân của Khởi Hành các năm trước.
Khoảng 1984, lúc ở Hoa Kỳ, nghe tin Hà Nội vây hãm chùa Già Lam, nghìn trùng xa cách, tôi biết ngay Tuệ Sỹ lâm nạn. Ngày 30 tháng 9, 1988, vị chân tu ấy bị họ lên án tử hình, cùng học giả Trí Siêu Lê Mạnh Thát, các cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Phan Văn Trí, Tôn Thất Kỳ, và 17 vị khác thuộc Mặt Trận Nhân Quyền Việt Nam và Lực Lượng Việt Nam Tự Do. Tôi nhờ giáo sư Đỗ Đình Tuân dịch cho một bài thơ của bạn tôi qua tiếng Anh, Mười Năm Cuộc Lữ, thực hiện ngay một bản tin bằng tiếng Anh, và mang lên đọc trong một Đại hội của Văn Bút Hoa Kỳ ở Los Angeles. Tôi đọc nguyên văn bản của Tuệ Sỹ, và anh Trịnh Y Thư sau đó đọc bản dịch Anh ngữ. Văn Bút Quốc tế qua tài liệu do bà Jeanne-Leedom Arckeman, lúc ấy là Chủ tịch Văn Bút Hoa Kỳ ở Miền Tây chuyển lên giùm, đã can thiệp tích cực vào vụ Chùa Già Lam. Cũng vụ này, Tạp Chí Văn Học làm một số đặc biệt vào ba tháng sau, và tôi đã dành lấy việc trình bày cái bìa, và làm ba đoạn thơ cảm khái, với nhan đề Trí, Tuệ.
Nhà Lý Văn Lang Công Uẩn ôi!
Bao nhiêu thế kỷ đã qua rồi?
Thăng Long rồng hiện xem bờ cõi
Cửa mở Già Lam thả phượng chơi.
Mỏng mảnh như mây gió thổi về
Vén tầm vô hạn xuống bờ mê
Gác chuông Trí, Tuệ kinh vừa giảng
Dưới đáy trần gian quỉ kéo đi.
Vẫn tiếng sông sầu róc rách trôi
Bến Vàng lớp lớp mộng lôi thôi
Vung tay Sỹ hận hề, tung sách
Chữ nghĩa nghìn trang, Trí vá trời.
(Viên Linh, Văn Học, số 35.12.1988 – tr18)
Trong cuộc sống xô bồ với giấy mực của tôi, Tuệ Sỹ như một băng hồ. Băng hồ ấy có thể đóng đá, song lại bốc hơi. Hơi ấm của băng hồ. Nói nhỏ nhẹ, nói như viết, anh không nói thừa. Anh cũng không cao giọng, dù trong lòng không vui.
– Anh đọc lại đi. Tôi đã dịch xong đâu.
Tuệ Sỹ ngồi im, hai tay đặt lên hai thành ghế, cả người lọt thỏm trong chiếc ghế gỗ màu gụ của Tòa soạn Thời Tập, cũng là văn phòng nhà in Phúc Hưng của anh em chúng tôi ở đường Nguyễn Trãi, Chợ Lớn.
– Tôi nghĩ xong rồi. Xong rồi anh mới đưa tôi đăng chứ?
– Tôi đưa anh đọc.
– Tôi thấy hay thì đăng.
Câu này hình như làm cho tác giả TRIẾT HỌC VỀ TÁNH KHÔNG giận. Một lần nữa anh bảo tôi đọc lại đi, xem có phải là thơ không, mà tôi đem đăng lên Thời Tập.
Trong quan điểm một Chủ bút, tôi vẫn chủ trương thơ của các tác giả vô danh, thì phải hay mới đăng được, còn bài của những người có tên tuổi, thì có làm sao, tôi vẫn đăng, trừ phi nguệch ngoạc quá tay (vì các tác giả có tên tuổi sẽ chịu trách nhiệm về bài biết của họ, còn với tác giả vô danh, người chịu trách nhiệm chính là người chọn bài đăng.) Cho nên nếu lấy thơ loại B mà ký Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, tôi vẫn đăng. Và Bài Vua Tần Uống Rượu Tuệ Sỹ dịch thơ Lý Hạ, không lý gì tôi không đăng. Khoảng 1973, 74, Tuệ Sỹ đã rất có uy tín.
Đọc lại, quả có thấy thiếu vần. Đoạn một, tôi nói có thể coi là có vần trắc, do hai chữ cực và chữ biếc, nghe tương tự đồng âm. Đoạn hai chắc chắn có vần, do hai chữ tình ở câu trên, và sênh ở câu dưới. Đoạn ba tôi đồng ý không có vần, nhưng nối với đoạn hai, thì chữ canh đi với chữ sênh, coi là đồng âm. Đoạn bốn tôi đồng ý không có vần, nhưng không sao. Còn hai câu kết…
Tuệ Sỹ giận lắm. Tôi thấy hai bàn tay anh nổi xanh trên tay ghế. Anh nói gì đó không còn nhớ nguyên văn, song đại ý là như thế mà coi là có vần được à. Tôi nói như không có vần thì có điệu, coi như thơ tự do. Toàn bài, đối với anh chưa hoàn tất, nhưng đối với tôi, tôi thấy hay. Tôi thấy anh tức giận thực sự, ngồi im bặt thật lâu.
Nguyễn Đức Sơn từng nổi giận tại Tòa soạn Thời Tập, la hét như người kinh phong, đi qua đi lại, hai đầu gối nhấc cao, làm cho tà áo lam gẫy khúc, khi tôi đăng thơ anh dọc theo chiều gáy tờ báo, nghĩa là phải quay 90 độ mới đọc được, song Tuệ Sỹ giận thì như mặt hồ đóng băng. Im lặng. Tĩnh chết. Một lúc sau anh đứng dậy ra về, không nói gì hết. Giận vậy thôi, trước là Khởi Hành (1969-1972) và sau là Thời Tập (1973-1975) vẫn là hai tờ tạp chí đăng tải nhiều sáng tác nhất của Tuệ Sỹ, trong có ít nhất là hai bài thơ hay: Sơ Huyền (Tang thương một giải tóc thề), Mơ Tuổi Vàng (Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ / bài thơ làm Bùi Giáng choáng váng) và ba truyện ngắn, tùy bút xuất sắc: Truyện Chuyến Xe Đò Cao Nguyên về một “cuộc lữ nhỏ” trên đường Pleiku; truyện Sư Thiện Chiếu về “cuộc lữ lớn” của một nhà sư dựng nước; hay Quỉ Thi của Lý Hạ…
Nhà Đại Đức về rồi, tôi ngồi đọc lại bài Vua Tần Uống Rượu, quả có thấy là chưa hoàn tất, nhưng nhất định hay thì vẫn hay. Tháng 4.1998, tôi lên Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ sao lại bài này, lúc về lại California thì bị mất cắp ở phi trường Fort Worth, Texas. Tháng 12.1998, tôi trở lại Hoa Thịnh Đốn sao chép một lần thứ hai, và bản sao thu nhỏ như phía trên. Với tôi giờ này đọc lại, vẫn thấy hay như thường.
Dịch thơ, là dịch cho nổi ý tác giả; dịch đúng vần mà không đạt ý thì đâu phải là dịch hay? Đó là thơ mình mượn ý của người. Tần Vương kỵ hổ du bát cực mà dịch là Vua Tần cưỡi cọp chơi tám cực thì hay quá rồi còn gì nữa. Vừa đối chữ, vừa chỉnh thanh. Kiếm quang chiếu không không tự bích. Ánh kiếm chỉ trời trời tự biếc thì hết ý, ai có thể dịch hay hơn? Hai chữ không không dịch thành hai chữ trời trời, đâu phải ai cũng dịch được? Hy Hòa xao nhật pha lê thanh dịch là Hy Hòa rung mặt nhật rộng tiếng pha lê thì đúng nghĩa, tuy rằng phải them chữ mặt và chữ rộn.
Câu dưới, Kiếp hôi phi tận mà dịch là Kiếp tro bay hết thì còn gì hay hơn? Cổ kim bình thì ta không cần dịch cũng được, cứ để cổ kim bình, ai mà không biết? Nhà tu này thật khó tính.
Để xem trong những bài khác, Tuệ Sỹ dịch như thế nào.
Bài Thu Lai của Lý Hạ:
Đồng phong kinh tâm tráng sĩ khổ
Suy đăng lạc vĩ đề hàn tố
Thùy khan thanh giản nhất thiên thơ
Bất khiển hoa trùng phấn không đố
Tư khiên kim dạ trường ưng trực
Vũ lãnh hương hồn điếu khách thơ
Thu phần quỉ xướng bảo gia thi
Hận huyết thiên niên thổ trung bích
Tuệ Sỹ dịch nghĩa:
Gió heo may rợn hồn tráng sĩ
Lạnh se da, dế rỉ đèn lu.
Dở trang bóng chữ lờ mờ
Mấy rây mọt phấn ơ hờ điểm hoa.
Buồn ray rứt kéo ra ruột thẳng
Khóc người thơ, mưa lạnh hồn ma
Tanh hôi giọng quỉ trên gò
Máu hờn thiên cổ xanh mồ cỏ thu.
(Tuệ Sỹ, Thời Tập, 1973)
Như dịch giả ghi chú, đây chỉ là dịch nghĩa. Dịch giả dùng thể song thất lục bát, hai câu bảy, rồi một câu lục một câu bát. Câu thứ ba có hai chữ tuyệt vời: Bóng Chữ. Phải chăng nhà thơ Lê Đạt ở Hà Nội đã đọc bài này trước khi in tập thơ Bóng Chữ cách đây vài năm?
Ta làm kẻ rong chơi từ hỗn độn
Treo gót hài trên mái tóc vào thu…
(Tuệ Sỹ, Mười Nam Trong Cuộc Lữ)
Cho tới nay, kể cả những bài thơ đầu tiên đăng trên Tạp chí Tư Tưởng, năm 1970, Tuệ Sỹ chỉ mới cho phổ biến được khoảng dưới 10 bài thơ. Thời gian ở tù, ông có chuyển ra ngoài một số bài, song ít người được đọc.
Dâng nhúm cơm tù phạm
Cúng dường Đấng Tối Cao
Cõi Đời đằmmáu hận
Nâng chén nước mắt trào.
(Tuệ Sỹ, Cúng Dường)
Thơ Tuệ Sỹ giai đoạn đầu cho người đọc thấy một pha trộn kỹ thuật của người đã đọc nhuần nhuyễn VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH của Nguyễn Du và CUNG OÁN NGÂM KHÚC của Nguyễn Gia Thiều. Cũng có cả CHINH PHỤ NHÂM của Đặng Trần Côn. Đó là những Truyện Thơ. Thơ có chuyện để kể.
Các nhà thơ Miền Nam thập niên ’70 ít người dùng đến thể thơ truyện, như tám chữ hay song thất lục bát; Tuệ Sỹ dùng một đôi lần thể song thất, phần lớn dùng thể tám chữ. Trong 10 bài đã phổ biến của ông, ta hãy đọc:
Này đêm rộng như khe rừng cửa biển
Hai bàn tay vén lại tóc xa xưa
(Không Đề – Tạp chí Tư Tưởng bộ mới, số 8, 12.1970)
Ta làm kẻ rong chơi từ hỗn độn
Treo gót hài trên mái tóc vào thu.
(Mười Năm Trong Cuộc Lữ, Tư Tưởng)
Tôi vẫn đợi những đêm xanh khắc khoải
Màu xanh xao trong tiếng khóc ven rừng
(Tôi Vẫn Đợi)
Chuyện đã kể rồi hồng hoang lững thững
Vẫy tay chào nối gót chẳng buồn trông
(…)
Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi (trên) đồi hoang.
(Mơ Tuổi Vàng, Khởi Hành)
Thơ tám chữ, bản chất là thơ kể. Bài thơ tám chữ được nhắc nhở nhiều nhất thời Tiền chiến là bài Nhớ Rừng của Thế Lữ:
Gậm một mối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
(Thi Nhân Việt Nam, Hoài Thanh Hoài Chân, Hoa Tiên, 1968)
Sau 1954, Đinh Hùng là vua thơ tám chữ ở Miền Nam:
Lòng đã khác, ta trở về Đô Thị
Bỏ thiên nhiên huyền bí của ta xưa.
(Bài Ca Man Rợ)
Ta thường có từng buổi sầu ghê gớm
Ở bên Em-Ôi biển sắc rừng hương!
(Kỳ Nữ)
Nhà thơ Viên Linh và Thầy Hạnh Viên đang trò chuyện,
nhắc lại những kỷ niệm về Thầy Tuệ Sỹ
 
(Ảnh: Uyên Nguyên)
Trong lớp các thi sĩ lúc ấy, Tuệ Sỹ nổi lên với những bài thơ tám chữ mênh mang, kể những chuyện từ tâm thức hồng hoang xáo trộn với thời thế nhiễu nhương, trong đó những hình ảnh bát ngát nhất là núi rừng, dòng sông cạn, triều dâng, nước chảy, nước lũ, bờ bến lạ, ghềnh đá dựng, suối trăng, tóc xa xưa, tóc huyền, tóc vào thu, tóc cũ, tóc trắng, nói mộng, viễn mộng, cuộc lữ… Nếu thơ Phạm Thiên Thư đầy màu xanh hoa vàng của một thiên nhiên êm đềm thì thơ Tuệ Sỹ phiêu hốt hùng vĩ với màu đá, màu rừng già khô lạnh, thác ghềnh, và một mái tóc sơ huyền. Đó là những thiên nhiên khác.
Thơ tám chữ không ẻo lả như lục bát. Tuệ Sỹ nhỏ người, mà rất cứng cỏi. Lời thơ ông không là lời nói xuông xẻ, êm tai, mà là khối tâm sự ngổn ngang. Trước hết, nghĩ về mình, có thể ông nghĩ như sau:
Như cánh hải âu cuối trời biển lộng
Bồng bềnh bay theo cánh mỏng ngàn đời…
Cánh hải âu ấy hay bay lượn trên một bờ biển hoang vu, tìm nét hồng trong đá xám, kiếm huyền nhiệm trong biểu dâu hưng phế:
Chiều lắng đọng thênh thang ghềnh đá dựng
Những nỗi buồn nhân tế cũng phôi pha.
Màu nhiệm nào đằng sau bao hủy diệt
Mà nụ hồn vừa nở thắm ven khe.

Nếu cho mình là cánh chim, thì cánh chim Tuệ Sỹ thấy thiên nhiên đất trời vô cùng khắc nghiệt:
Hàng thạch thảo dọc thiên đường tàn úa
Tháng ngày qua thoáng hắt bóng trên đồi
Con chim sớm bay tìm từng hạt lúa…

Một buổi sáng nghe chim buồn đổi giọng
Người thấy ta xô dạt bong thiên thần.
Tuệ Sỹ Phạm Văn Thương sinh ngày 15 tháng 2, 1943 tại Paksé, Lào, nguyên quán Quảng Bình, Trung phần, Việt Nam, qui y Phật từ thuở đồng nhi, tốt nghiệp Viện Cao Đẳng Phật Học Sàigòn năm 1964 và Viện Đại Học Vạn Hạnh năm 1965, phân khoa Phật học. Được đặc cách bổ nhiệm Giáo sư thực thụ Viện Đại Học Vạn Hạnh từ năm 1970 nhờ những công trình nghiên cứu và những khảo luận Triết học có giá trị hết sức cao, như ĐẠI CƯƠNG VỀ THIỀN QUÁN, TRIẾT HỌC VỀ TÁNH KHÔNG (Sunyavada), (An Tiêm Saigon, 1970). Rất giỏi chữ Hán, rành chữ Pháp, chữ Anh, đọc được chữ Pali và chữ Phạn. Ông cũng đọc hiểu tiếng Đức, nghiên cứu kỹ Heideger và Hoelderlin. Cuốn THIỀN LUẬN nổi tiếng của D.T Suzuki bản Việt ngữ là do ông dịch.
Tuệ Sỹ là một học giả uyên bác về Phật giáo nguyên thủy và Đại thừa, đọc và nghiên cứu Tô Đông Phap từ nguyên tác, để lại một tác phẩm chan hòa tính thơ: TÔ ĐÔNG PHA, NHỮNG PHƯƠNG TRỜI VIỄN MỘNG (Ca Dao Saigon, 1973). Những lúc rảnh, ông chơi dương cầm. Ông làm nhiều thơ, viết một số truyện ngắn đặc sắc, phần lớn đăng trên Tạp chí Khởi Hành (1969-1972) và Thời Tập (1973-1975), khi đứng tê trong Bộ Biên Tập tạp chí này. Ông cũng là Chủ bút Tạp chí Tư Tưởng của Viện Đại Học Vạn Hạnh.
Vào ngày 1 tháng 4, 1984, Thượng Tọa Tuệ Sỹ bị nhà cầm quyền Hà Nội bắt giữ cùng giáo sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát và 19 Tăng ni, sĩ quan cũ của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, bị kết án mưu võ trang lật đổ chính quyền và trong phiên tòa kéo dài nhiều ngày cuối tháng 9,1988, ngày 30 ông bị lên án tử hình cùng giáo sư Lê Mạnh Thát. Cộng sản nói có tìm thấy võ khí trong Chùa Già Lam.
Do sự tranh đấu tích cực của các Cơ quan Nhân quyền Quốc tế, trong có Hội Ân Xá Quốc Tế và Văn Bút Thế Giới, cũng như Ủy ban Tranh đấu cho Quyền Làm Người Việt Nam v.v.., Hà Nội phải giảm án xuống còn chung thân khổ sai, đem giam Tuệ Sỹ tại trại A.20 tại Phú Yên. Tháng 10, 1994, cùng 200 tù nhân, ông tham gia biểu tình đòi gặp phái đoàn Liên Hiệp Quốc và thực hiện các quyền khác, nên bị Hà Nội đày ra Bắc.
Những lời tuyên bố của người tù lương tâm Tuệ Sỹ, tại Tòa Án, cũng như khí phách kiên cường lúc trong tù, là gương sang chói lọi, và niềm tự hào của Phật giáo: “Lập trường của chúng tôi là lập trường của Phật giáo, là lập trường của toàn khối dân tộc”. (trích theo Hòa Thượng Thích Mãn Giác). Năm 1998, Hà Nội thả Thượng tọa, cùng với một số người khác. Trước đó, ông tuyệt thực trong tù. Trước khi thả, họ muốn Tuệ Sỹ ký vào lá đơn Xin Khoan Hồng để gởi lên ông Chủ tịch Nước Trần Đức Lương, Tuệ Sỹ trả lời: “Không ai có quyền xét xử tôi, không ai có quyền ân xá tôi”. Họ nói không viết đơn thì không thả. Tuệ Sỹ không viết, và tuyệt thực. Họ phải thả ông, sau 10 ngày tuyệt thực. Hôm đó là ngày 1.9,1998.
Sáng hôm sau, lúc 10 giờ 45, Thượng tọa Tuệ Sỹ được đưa lên tàu hỏa về Nam. Thượng Tọa ngồi suốt 36 tiếng đồng hồ trên tàu thì không thể chịu đựng thêm, vì rất yếu sau 10 ngày không ăn ở trong tù. Ông xuống Nha trang, vào Phật học viện Hải Đức.
Thượng Tọa Tuệ Sỹ tuyệt thực một mình, không có tổ chức, báo chí không biết. Ông tuyệt thực “để khẳng định mình”. Như ông nói. Ít lâu sau, Hà Nội lại ra lệnh ông phải về chốn cũ, là Chùa Già Lam ở Gia Định, chứ không được ở lại Hải Đức. Ông từ chối, viết một lá thư gửi nhà cầm quyền Hà Nội, nói một là ở Hải Đức, hai là vào tù trở lại. Tin này có loan trên báo chí hải ngoại.
Trước sau, tác giả Những Phương Trời Viễn Mộng đã bị giữ trong nhà tù Cộng sản 14 năm. Giữa tháng 4.1999, Hòa thượng Quảng Độ đề cử Thượng Tọa Tuệ Sỹ làm Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo.
Hình bóng thiên nhiên khắc nghiệt, mà hình bóng con người cũng không hơn. Chia xa, mất hút. Kể cả con người ấy là mẹ:
Mẹ già thôi khóc cho thân phụ
Lại khóc cho đời ta phiêu linh
Con người trong thơ Tuệ Sỹ không được thể hiện bằng vóc dáng, dung nhan, cặp môi, khoé mắt, tiếng cười, giọng nói. Con người trong thơ Tuệ Sỹ chỉ là mái tóc. Có cả năm bảy mái tóc trong tâm thức Ðông tà:
Tang thương một giải tóc huyền
Bãi dâu ngàn suối mấy miền hoang vu.
Gởi thân gió cuốn sa mù
Áo xanh cát trắng trời thu muộn màng
Chênh vênh hoa đỏ nắng vàng
Gót xiêu dốc núi vai mang mây chiều
Tóc huyền loạn cả nguyên tiêu
Lãng du ai ngỡ cô liêu bạc đầu
(Sơ Huyền, Khởi Hành)
Xưa xanh lên tóc huyền sương nặng
Trong giấc mơ lá dạt xa bờ.
(Mùa Mưa Cao Nguyên, Khởi Hành)
Bờ bến lạ chút tự tình với bóng
Mây lạc loài ôi tóc cũ ngàn năm
Nào đâu nữa tóc em như gió cuốn
Người ra đi tâm sự với hoàng hôn
Tượng đồng tạc bóng cô liêu
Trời xanh tóc trắng bao nhiêu chuyện rồi
Này đêm rộng như khe rừng cửa biển
Hai bàn tay vén lại tóc xa xưa
(Không Ðề, Tư Tưởng)
Mái tóc trong thơ Tuệ Sỹ phải chăng là bờ môi nhục cảm trong thơ Xuân Diệu, vì Xuân Diệu không sợ tiếp xúc; phải chăng là con mắt đắm đuối của Hàn Mặc Tử, vì Hàn Mặc Tử không thể đụng chạm; hay đó là bàn tay trong thơ Lưu Trọng Lư, vì Lưu Trọng Lư ngại chia phôi?
Mái tóc trong thơ Tuệ Sỹ phải chăng là bờ vai của Huy Cận, vì Huy Cận muốn tựa đầu; là xiêm áo của Bích Khê, vì Bích Khê suốt đời mong một dáng tầm xuân, một tấm thân kiều diễm? Mái tóc của Tuệ Sỹ phải chăng là bàn chân của Ðinh Hùng, vì Ðinh Hùng luôn luôn quì dâng, sùng bái? Là lưng mềm của Vũ Hoàng Chương, bởi Vũ Hoàng Chương thích riết đôi tay, tiến đôi chân? Mái tóc ấy là gì? Một thục nữ? Một giai nhân? Những câu hỏi ấy đêm nay tôi chẳng thể trả lời, chỉ biết mái tóc trong thơ Tuệ Sỹ chưa chắc là có thật, mà có thật; chưa hẳn là không, mà vẫn không. Mái tóc ấy, biết đâu chẳng phải là một phương trời viễn mộng, cái viễn mộng thanh cao của một thị giả thích ngắm nhìn đất đỏ, áo xanh, cỏ vàng, đêm đen, nụ hồng, và tóc? Mái tóc ấy nhất định là người, song là ai? Hay chẳng là ai cả, mà chỉ là những đổi thay trong Cuộc Lữ, từ lúc mưa xanh tới nắng hạ, từ hồng hoang tới tàn úa thiên đường?
Và, tâm thức ấy, vì sao lại nhìn thấy tù ngục, như trong bài Tôi Vẫn Ðợi:
Tôi vẫn đợi những đêm xanh khắc khoải
Màu xanh xao trong tiếng khóc ven rừng
Trong bóng tối hận thù tha thiết mãi
Một vì sao bên khóe miệng rưng rưng.
Tôi vẫn đợi những đêm đen lặng gió
Màu đen huyền ánh mắt tự ngàn xưa
Nhìn hun hút cho dài thêm Lịch Sử
Dài con sông tràn máu lệ Quê Cha…
Tôi vẫn đợi suốt đời quên sóng vỗ
Quên những người xuôi ngược Thái Bình Dương
Người ở lại với bàn tay bạo chúa
Cọng lau gầy trĩu nặng bóng tà dương.
Rồi trước mắt ngục tù thân bé bỏng
Ngón tay nào gõ nhịp xuống tường rêu
Rồi khép lại hàng mi về cõi mộng
Như sương mai như bóng chớp mây chiều.
Bài thơ trên quả là Một lần định như sao ngàn đã định. Ðịnh từ một Cái định của ngàn sao, của không hư. Của 14 năm tù đày. Cho Quê Hương và Ðạo Pháp.
5.1999
VIÊN LINH
Khởi Hành

Sunday, April 26, 2020

Buddhist Contribution to Good Governance and Development in Vietnam


Ven. Prof. Le Manh That – Buddhist Contribution to Good Governance and Development in Vietnam

Vice Rector
Vietnam Buddhist University

Since the introduction of Buddhism into Vietnam, Buddhist teachings are not only for monks and nuns, but also for the society as a whole including the majority of men and women of every class of life. Actually, the first Buddhist work still extant in Vietnam written by Mâu Tử about the year 198 A.D. under the name Lý hoặc luận (Righting the wrong) states clearly what role Buddhism can play in any society, especially the society of Vietnam of Mâu Tử’s time: “The Buddhist way, when applied to the family is for: serving the parents; when applied to the nation is for: helping the people; when applied to one’s own life is for: perfection of oneself” (道之為物 居家可以事親 宰國可以治民 獨立可以治身 Đạo chi vi vật, cư gia khả dĩ sự thân, tể quốc khả dĩ trị dân, độc lập khả dĩ trị thân).[1] So, from a very early period in Vietnam history, Buddhism already put out a theory of good governance and development and showed a strong interest in the application of that theory. In this paper, we wish to present three case studies of this application in the history of Vietnam.
Pháp Thuận’s theory
The first case is the theory of good state governance and development proposed by Zen Master Pháp Thuận (915-990). In a poem entitled Quốc tộ (National destiny 國祚), in response to the question by Emperor Lê Đại Hành (reigned 980-1005) about the destiny of the Vietnamese nation, recorded in Thiền uyển tập anh (Collection of Outstanding Figures in Zen Garden 禪苑集英), Pháp Thuận said:[2]
“Quốc tộ như đằng lạc                       國祚如藤絡
Nam thiên lý thái bình                      南天裏太平
Vô vi cư điện các                                 無為居殿閣
Xứ xứ tức đao binh”                           處處息息刀兵
Nation’s destiny is just like a bunch of intertwined rattan
Peace reigns over the southern sky
No-action stays in the palace
War will be stopped everywhere
In this poem, Pháp Thuận discusses war and peace and the method for stopping war, enabling peace to be maintained – forever in Vietnam. These are the words that the Vietnamese people of Pháp Thuận’s time aspired towards and fervently desired to be present in their country after the resistance war for national independence in 939 A.D., and during the war between the warlords from 944 to 968. The key issue here is how to stop war and bring peace to the people and the Nation’s destiny depends upon the answer to that question. In Pháp Thuận’s views, for the war to be stopped, the first and foremost requirement is to have “no-action staying in the palace”. What does the word no-action in this context mean? In Buddhist terminology, the Chinese word no-action (wu wei 無為) is used to translate the Sanskrit asamkṛta which means “the absolute” in Buddhist epistemology and ontology and has nothing to do with the term no-action in that poem.
In the collection of the sūtras on Six Paramitās, there is a definition of no-action which has some social and ethical bearing, which reads as follows: “Careful but not haughty is the character of a learned man, to give away the ideas of dirty love and not to be contaminated with the dust of six sentiments, not to let those dirty loves even small as a strand of hair to be camouflaged in our hearts, then every thought will become extinct, that is no-action”.[3] But then, this definition is not fit quite well in the context of the above poem.
We have to look another place for the meaning of no-action. In the Chinese literature, this term appears quite frequently, especially in the works of Lao Tzu (老子) and Confucius. In the Book of the Way, Lao Tzu is believed to have said: “The sages manage affairs with no-action, carry out teaching without speech… Act by no-action, then, nothing is not in order”.[4] But, what the term no-action means, Lao Tzu does not state clearly. Therefore, it is very difficult to specify the content of that concept, and there are different explanations of it in the history of Chinese thought.
On the contrary, in the Book of Sayings, Confucius is said to have the following statement: “Governance with no-action, only Emperor Shun did it. How could that be done? It needs only to be serious about himself and facing southwards”[5] (子曰無為而治者其舜也歟夫何為哉恭己正南面而已矣 Tử viết: Vô vi nhi trị giả, kỳ Thuấn giả dư? Phù hà vi tai? Cung kỷ chính nam diện nhi dĩ hĩ). Although the concept of no-action here is used to define the governance and is said to be the way of the governance of Emperor Shun, but the content is not clearly specified, except the property of being serious about himself (恭己). Such a specification evidently is not sufficient to define the way of governance of Emperor Shun. Fortunately, there are two other places where Conficius is reported to describe Emperor Shun’s way of governance.
The first place is a statement in the section 31 entitled The Middle (中庸) of the Book of Rites (禮記): “Is Emperor Shun a great wise man? Emperor Shun likes to inquire and discuss in order to speak, hide people’s bad sides and show their goodness, maintain two extremes, but use the Middle for the good of people. Is it because of this that he became Emperor Shun?” (子曰舜其大智者歟? 舜好問而好察以言,隠惡而揚善執其兩端,用其中於民,其斯以為舜乎).[6] The other place is also in the Book of the Middle: “Is Emperor Shun a man of great filial piety? He is morally good to be a saint, aristocratic to be a Son of the Heaven, wealthy spreading to four seas, honored in the Palace, and having children to continue on. Therefore, if the virtue is great, he will get the place, will have the enumeration, will enjoy the fame and will have longevity. So, the Heaven gives birth to all things and treats them depending upon their case. In consequence, if they are good, Heaven will strengthen them and if they are not, It will throw away… That is why man of great virtue will receive the mandate from Heaven”. (子曰舜其大孝者 與德為聖人 尊為天子富有四海之內宗廟饗之子孫保之故大德必得其名必得其壽故天之生物必因其材而篤焉故栽者培之傾者覆之詩曰嘉樂君子憲憲栽令德宜民宜人受祿于天保佑命之自天申之故大德者受命).[7]
Through these two statements by Confucius about Emperor Shun and how he got the mandate from Heaven to be leader during his lifetime, we know now that his way of governance by no-action requires that the leader should have two necessary qualities in carrying out his mission of leading the people, that is, the wisdom and the virtue. Shun possesses these two qualities, so he becomes the Emperor of China at his time. From this, we presently could understand what the term no-action in the above poem by Pháp Thuận means. It means that if the Vietnamese of his time have a leader who possesses the wisdom and virtue, then the country will have a peaceful life.
Therefore thus, as a whole, Pháp Thuận’s poem clearly states his Buddhist view on good governance and development in the vietnam of 10thcentury. At the junction of history, when Vietnam is facing an imminent war from the rising Sung Dynasty of China, the question of the national existence comes into forefront. So, the answer to that question is that in order to keep peace, the Vietnamese should be in great solidarity, just like a bunch of intertwined rattan, and in order to stop the war, they should have a leader who possesses wisdom and virtue. So, quite early in the history of Buddhism in Vietnam, the Vietnamese Buddhists, through the case of Zen Master Pháp Thuận, have known how to exploit the Buddhist theory of good governance and development to apply to the Vietnamese political and social reality.
Viên Thông’s theory
Nearly one century after Pháp Thuận passing away, Zen Master Viên Thông (1080-1151) was born and he became our second case study of Buddhist theory of good governance and development in Vietnam. He grew up in a peaceful Vietnam and the country already became a Great Viet (大越). The leadership of the nation started to show signs of separating from the people and the mass began to ask for their rights. In this circumstance, Viên Thông, as a royal adviser, has proposed a new theory of good governance and development. Again, in this theory, the question of how to keep peace and stop the war is dealt with, but there already appears a shift in the emphasis from war to peace. I n a conversation with Emperor Lý Thần Tông in the year 1130 A.D., which Thiền uyển tập anh recorded, in response to Lý Thần Tông’s question about the principles of political order and upheaval, of prosperity and decline in the world, Viên Thông said: “The people is like an instrument. Put them in a safe place, they are safe; put them in a perilous place, they are peril. It all depends on how the leader of the people behaves himself. If his benevolence is in harmony with the hearts and minds of the people, then they will love him as a parent and look up to him like the sun and the moon. This is putting people in a safe place.” (天下猶器也 置諸安則安置諸危則危願在人主所行何如耳好生之德合于民心故民愛之如父母仰之如日月是置天下得之安者也).[8]
Through this answer, a shift clearly appears in the theory of good governance and development from war to peace. And here, the question of the behavior of the leader becomes a hot spot which must be analyzed to find out what such a behavior should be composed of. Of course, a good leader must possess wisdom and virtue, but how these qualities are put into practice should be inquired. So, Viên Thông went on to say:“Order or chaos rests with the officials. If they can win the people over, then there is political order; if they lose the people’s support, then there is upheaval. I have observed Emperors and Kings of former time, no one succeeded without employing true gentlemen, or failed unless he employed petty men.When we trace how these things come about, it does not happen overnight, but develops gradually. Just as heaven and earth cannot abruptly produce cold and hot weather, but must change gradually through the seasons like spring and autumn, etc., Kings cannot suddenly bring about prosperity or decline, but rather it is a gradual process depending on their good or bad activities. The wise Kings of old knew this principle, so they molded themselves on Earth and never ceased to rely on virtue to cultivate themselves; they molded themselves on Earth and never ceased to rely on virtue to pacify the people. To cultivate oneself means to be cautious within, as cautious as if one were walking on thin ice. To pacify people means to respect those who are below, to be as respectful as one riding a horse holding worn-out-reins. If one can be like that, one cannot but succeed; if otherwise, one cannot but fail. The gradual process of prosperity or decline depends on this.”[9]
Here, Viên Thông expounds a new theory of good governance and development by emphasizing upon what we with our modern science of business management call the question of personnel, the question of employing appropriate men for appropriate works. The leader is now not reserved only for the king or the Emperor, or the head of a state but also for the officials in the governing bureaucracy of a country. In other words, if the working of a state machinery runs smoothly with good officials, then, the country will be in great peace. Otherwise, it will fall into chaotic state. Thus, there is an expansion of the notion of leadership from one man to a group of people who are responsible for the working of a state machinery. This is a new contribution of Viên Thông’s theory of good governance and development.
Trần Thái Tông’s theory
Hundred years after Viên Thông’s death, Vietnam underwent many changes. Even with his advice, the leadership of the Lý dynasty could not reverse the course of history and the country fell into a chaotic state. Warring factions fought each other and finally appeared a new dynasty whose leader was a new young man under the name Trần Cảnh (1218-1278), later on, widely known under the title Trần Thái Tông. In the year 1236 A.D., due to the coercion by Trần Thủ Độ, the imperial head of government, to accept his brother’s wife, Trần Cảnh fled to Yên Tử mountain from the capital Thăng Long. There, he met Zen Master Phù Vân and of course, Trần Thủ Độ got after him, asking him to be back to the capital. After many requests and not receiving the acquiescence from Trần Cảnh, Trần Thủ Độ decided to make the mountain into a new capital. Phù Vân intervened, saying to Trần Cảnh: “To be the leader of the people, one should take the wish of the people to be his wish, the heart of the people to be his heart, now, that the people wish to welcome Your Majesty back to the capital, then how can Your Majesty not come back?” (凡為人君者 以天下之欲為欲以天下之心為心今天下欲迎陛下歸之則陛下安得不歸哉).[10]
With this statement, Phù Vân again gives us a new look on the theory of good governance and development in Vietnam of 13th Century when the Vietnamese began to deal with the rising power of the Mongolian empire in the north under the leadership of Genghis Khan (1162-1227). Actually, this new theory for the first time discusses about the desire and the will of people in relation to the governance and development of the state in its clearest term and content. The governance and development of a state totally depends upon the desire and the will of people and reflects this desire and will. Thus, a new and most important element is introduced into the theory of state governance and development, which Pháp Thuận’s and Viên Thông’s theories do not explicitly state or marginally deal with, that is, the desire and the will of people. The leader of the nation will act according to that desire and will.
We can say this is a new contribution of the Vietnamese buddhist theory of state governance and development of the 13th century which still has a great bearing upon our time. this is because this theory emphasizes the role of the people in the running of a country and demands that any state policy should reflect faithfully their desire and will. This explains why the Vietnamese of the 13th century successfully defended their country against three military invasions of Genghis Khan’s successor, Kublai Khan (1215-1294) in the years 1258, 1285 and 1287.
Some Observations
We hope, in the discussion of the three case studies of buddhists contribution to the theory of state governance and development in Vietnam, we will realize how from a general buddhist theory, three Vietnamese buddhists exploit and develop into  new theories of state governance and development still applicable to Vietnam, with many concepts still open for discussion. These Buddhists were all active political leaders and personally took part in the political advisers and leaders of the country. Therefore, what they were discussing was the policy they were trying to apply, so that the people’s welfare could benefit from their realizations. The people here are all those whom the modern science of human resource management would call: “stakeholders” with a small difference in that these stakeholders are not limited to the members of a corporation, but belonging to the whole society and their welfare should be taken care of, or managed, by good leadership.
L.M.T.
[1] Lê Mạnh Thát, Nghiên cứu về Mâu Tử, Nhà xuất bản Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2006, p.414.
[2] Lê Mạnh Thát, Nghiên cứu về Thiền uyển tập anh, Nhà xuất bản Phương Đông, 2005, p.289&823. Cf. Cuong Tu Nguyen, Zen in Medieval Vietnam, Honolulu: University of Hawaii Press, 1997, p.171; Nguyễn Duy, Kevin Bowen, Nguyễn Bá Chung, Zen Poems from Early Vietnam, Saigon Cultural Publishing House, 2005, p.17.
[3] Lê Mạnh Thát, Khương Tăng Hội toàn tập 1, Saigon: Vạn Hạnh University Press, 1975, p.516.
[4] Ellen M. Chen, The Tao Te Ching, New York: Paragon House, 1989: 54-58.
[5] Lun yu 15. 2a5-6, Ssu pu pi yao.
[6] Li chi 16. 2a5-6, Ssu pu pi yao (Cheng’s Annotations)
[7] Li chi 16. 5b2-10, Ssu pu pi yao (Cheng’s Annotations)
[8] Lê Mạnh Thát, Nghiên cứu về Thiền uyển tập anh, Nhà xuất bản Phương Đông, 2005, pp. 329-330. Cf. Cuong Tu Nguyen, Zen in Medieval Vietnam, Honolulu: University of Hawaii Press, 1997, p. 201.
[9] Lê Mạnh Thát, Nghiên cứu về Thiền uyển tập anh, Nhà xuất bản Phương Đông, 2005, p.330. Cf. Cuong Tu Nguyen, Zen in Medieval Vietnam, Honolulu: University of Hawaii Press, 1997, p. 201.
[10] Lê Mạnh Thát, Toàn tập Trần Thái Tông, Nhà xuất bản Tổng hợp Tp. Hồ chí Minh, 2004, p.376&588.

Viên Linh: Tuệ Sỹ, Giữa Mùa Thay Đổi

Tác giả Viên Linh, một nhà báo Quân Đội VNVH trước 1975. Chủ bút nguyệt san Khởi Hành
và Thầy Hạnh Viên tại An Tiêm Studio, California 
(Ảnh: Uyên Nguyên)

Từ giữa năm 1963, tại Miền Nam Việt Nam xuất hiện những cây bút viết từ cửa chùa, đặc biệt từ 1964, họ ào ạt đưa ra ánh sáng những sáng tác thơ văn, những biên khảo triết học mang sinh lực đông phương trầm hùng vào giữa không khí Đời Sống, Tuổi Trẻ và Văn Nghệ lúc ấy đã rất chán chường với ảnh hưởng phương tây. Có thể kể Phạm Thiên Thư, Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, Chơn Pháp Nguyễn Hữu Hiệu, Chơn Hạnh,… trong số đó, Tuệ Sỹ đặc biệt sâu sắc.
KHỞI HÀNH: Đây là bài nói chuyện về Nhà Thơ, Nhà Văn học giả Tuệ Sỹ trong Bàn Tròn An Tiêm / Đàm Trường Văn Nghệ hôm chủ nhật 26.10.03 tại Phòng Sinh Hoạt Nhật Báo Viễn Đông. Chủ đề được chọn nhân vụ công an cộng sản chận đoàn xe của các Tăng sĩ Phật giáo ở đèo Rù Rì, Lương Sơn, hôm 8 tháng 10, mà đúng hôm có cuộc nói chuyện, từ trong nước, Thượng tọa Tuệ Sỹ cho đưa lên mạng lưới thông tin một bài dài 16 trang đánh máy nhan đề Sự Biến Lương Sơn, tường thuật về sự việc. Bài này chỉ nói đan thanh về Tuệ Sỹ trong Văn Học Miền Nam trước 1975.
Trong tờ báo nhiều năm nay, có những bài viết trên mấy tờ báo văn học thiên tả, xuất bản ở Paris và đăng lại, vọng lại trên một hai tờ báo loại phó-bản, hay tương cận, xuất bản ở Quận Cam, rằng Nền Văn Học Miền Nam Việt Nam – Nền Văn Học từ 1945 đến 1975 – là một Nền Văn Học sa đọa, thấp kém; sản sinh bởi những tác giả và tạo ra những tác phẩm phù phiếm, phục vụ giải trí, làm băng hoại tinh thần và nếp sống tuổi trẻ, v.v…, và do đó, Văn Học Việt Nam Hải Ngoại chỉ là phần nối dài của các sự việc và con người, của xã hội và thể chế xấu xa thời đó.
Những luận điệu ấy không phải là không có tác dụng; nếu có ai lưu tâm một chút tới những lối suy nghĩ, những bài viết ấy sẽ thấy chúng được phản ảnh lại qua những câu chê bai Miền Nam, từ Tinh thần đến Con người, rằng Miền Nam thua là phải, rằng đó là những kẻ còn múa may trong hoang tưởng về dĩ vãng, rằng người thức thời thì nên quên hết những gì là Việt Nam Cộng Hòa đi, nên lột xác đi, [ nên xóa bỏ từ quốc ca đến quốc kỳ đi ], nên xóa bỏ hận thù đi, để xây dựng một Đất nước mới đi theo sự chỉ đường của họ.
Sáng nào ta cũng phải nhìn vào tấm gương. Có khi nào, có ai đó chăng, không muốn nhìn mình trong gương nữa? Có ai đó chăng sợ tấm gương? Có ai đó chăng lại muốn lật phía sau ra, nhìn vào mặt thủy của tấm gương?
Tấm gương phản chiếu khuôn mặt ta, chân dung ta, những gì ở xung quanh ta. Nếu ta thấy mình có những nét không vừa ý, thì không phải là đừng soi tấm gương ấy nữa, hay đập tan tấm gương ấy đi. Không phải thế. Mặt thủy của tấm gương có gì, là gì? Đó chỉ là một mặt nhám, sù sì có tác dụng ngăn chặn ánh sáng, và phản chiếu ánh sáng cho ta nhìn thấy mình. Đập vỡ gương đi là đập vỡ mình. Đập vỡ gương đi, bạn cũng không nhìn thấy bóng ai đâu.
Người khác đôi khi cũng là mặt thủy của tấm gương. Người khác phản chiếu mình. Nếu bạn nhìn thấy qua họ những cái không vừa ý về mình, bạn cũng “không nên” đập tan người khác. Tôi không nghĩ bạn có thể làm được dù đôi khi hay lắm khi bạn muốn làm.
Thế nhưng lúc nào cũng có kẻ xui ta làm việc ấy. Quên Miền Nam đi, quên quá khứ ấy và Nền Văn Học ấy đi… Họ có thể thành công trong một giai đoạn ngắn dài tùy trường hợp, giờ đây người ta có thể thấy, ngay tại Miền Nam, sách báo cũ của Tiền Chiến và của hơn Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam đã và đang được in lại, chính thức hay bán chính thức, để tên tác giả cũ hay xóa tên tác giả cũ đi, thay vào bằng những cái tên của họ. Báo chí Hải ngoại, trong có tờ Khởi Hành, đã loan tin nhiều trường hợp có tên tuổi chứng minh.
Như thế là làm sao? Nó quá rõ ràng: Miền Nam dù cho có những bất toàn bất cập của nó trong tiến trình sinh lập, song đó vẫn là một Miền Đất Nước Hiến Định, với đầy đủ các cơ chế của một Quốc gia, từ Lập Hiến tới Lập Pháp và các guồng máy điều hành hay Giám sát mà rồi chóng hay chầy, Việt Nam ngày nay hay ngày mai, sẽ phải đi lại con đường ấy. Lịch sử sẽ diễn lại, chỉ có thời gian là chậm lại năm ba chục năm. Tuệ Sỹ là gì trong bối cảnh ấy?
Ai đào tạo ra Con Người ấy?
Tại sao hôm nay ta nói về Tuệ Sỹ?
Thưa, Tuệ Sỹ là người được Miền Nam đào tạo. Tuệ Sỹ là sản phẩm của Miền Nam. Tuệ Sỹ là tấm gương trí thức thao thức về vận Nước sáng nhất tôi được biết trong Thời Thế chúng ta.
Nhà văn nhà thơ Viên Linh đang giới thiệu đặc san Văn Học,
số đặc biệt chủ đề Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát.

Bìa do ông trình bày, bố cục bằng chữ thư pháp của chính ông. (Ảnh: Uyên Nguyên)
Cố Hòa Thượng Thích Đức Nhuận, trong một bài viết năm 2001, sẽ dùng làm Tựa cho một cuốn sách do Chơn Pháp Nguyễn Hữu Hiệu sẽ xuất bản về Tuệ Sỹ, viết như sau:
“Trải qua trên hai phần ba thế kỉ trong cuộc sống, kiểm điểm lại đời mình tôi nhận thấy: Trên lãnh vực văn học nghệ thuật, và cả ý chí nữa, tôi đặc biệt lưu tâm tới hai người trẻ tuổi: Tuệ Sỹ và…” [Chúng tôi tạm không nói tên người thứ hai này, vì hôm nay chỉ nói về Tuệ Sỹ]
“Tôi thương yêu và tin tưởng hai học giả nghệ sĩ này chẳng những vì tài hoa xuất chúng, học vấn uyên thâm, quán triệt đông tây kim cổ, đạo và đời của họ, mà còn là vì, nhất là vì chí khí ngất trời,…” “thời gian lặng lẽ trôi, đặc biệt từ 26 năm qua, từ ngày cả dân tộc đất nước Việt Nam bị chìm đắm trong cơn bão táp oan khiên nhất của lịch sử thời đại, dưới sự thống trị của chủ nghĩa cộng sản tàn bạo phi nhân, càng chứng tỏ tình thương và lòng tin của tôi đã đặt đúng chỗ, đúng người.” (Bài tựa cho cuốn sách về Tuệ Sỹ, chưa xuất bản)
Hòa thượng Mãn Giác, trong dịp trò chuyện với các học trò cũ tại Đại học Vạn Hạnh, mà ông là Phó Viện Trưởng và Tuệ Sỹ là Phân khoa trưởng Phật học, đã nói: “Tuệ Sỹ đã tu từ ngàn kiếp trước, Phật giáo VN phải đợi đến 350 năm mới có được một Thiền sư uyên bác như Tuệ Sỹ! (Theo Quảng Đức, cựu sinh viên Vạn Hạnh. Bài Quảng Đức đăng trong số này)
Năm 1974, Tuệ Sỹ đưa cho báo Thời Tập cái truyện ngắn nhan đề Piano Sonata 14. Truyện đã đăng ngay, và ở Hải Ngoại đã được đăng lại trên Khởi Hành số 29. Trong lời giới thiệu, Viên Linh viết: “Truyện Piano Sonata 14 của Tuệ Sỹ đáng kể là một trong những truyện ngắn hay nhất của Việt Nam” (Khởi Hành 29.3.1997)
Thi sĩ quá cố Bùi Giáng nói về Tuệ Sỹ: “Nhưng ai có ngờ đâu nhà sư kính đáo e dè kia, không hề bao giờ có vướng lụy, lại còn mang một nguồn thơ Việt phi phàm? Một bài thơi KHÔNG ĐỀ của ông đủ khiến ta khiếp vía, mất ăn mất ngủ: Mới nghe 4 câu thôi, tôi đã cảm dạ. Tôi hoảng vía đề nghị: Đại sư nên gác bỏ viết sách đi. Và làm thơ tiếp nhiều cho. Nếu không thì nền thi ca Việt mất đi một thiên tài quá lớn.” (Bùi Giáng, Đi vào Cõi Thơ Tuệ Sỹ)
Dịch giả Huỳnh Kim Quang là môn sinh của Tuệ Sỹ, mà cũng là người dịch cuốn sách Lão Tử ra Việt ngữ, nhưng dịch theo một bản Thiền, và nhan đề là Kinh Đức Đạo chứ không phải Đạo Đức Kinh như ta thường biết. Anh Huỳnh Kim Quang đã dịch những bài Thơ Trong Tù của Tuệ Sỹ ra Việt Ngữ. Phần lớn thơ trong tù của Tuệ Sỹ viết bằng Hán văn, trong tập gọi là Ngục Trung Mỵ Ngữ. Anh viết: “Trong giới Phật học không ai xa lạ gì tài năng ưu việt của Thầy Tuệ Sỹ về chữ Hán. Mấy bài thơ chữ Hán mà người viết đề cập trong bài này được Thầy sáng tác hầu hết ở trong tù từ 1979-1980 và từ 1984 đến nay. Đây là một bài:
CÚNG DƯỜNG
Phụng thử ngục tù phạn
Cúng dường Tối Thắng Tôn
Thế gian trường huyết hận
Bỉnh bát lệ vô ngôn.
Dịch giả bình giải cho thấy tâm thức Tuệ Sỹ qua 20 chữ ấy:
Dâng chén cơm tù này
Cúng dường lên Đức Thế Tôn Tối Thắng
Nghĩ đến thế gian máy lửa triền miên
Nên vừa bưng chén cơm mà nghẹn ngào đẫm lệ.
“Bài thơ diễn tả Một hình ảnh thật thiêng liêng va cảm động: Vị tu sĩ ở trong tù đến giờ ăn trưa vẫn cử hành nghi thức thọ trai một cách nghiêm cẩn. Hai tay nâng bát cơm lên để cúng dường Đức Phật trước khi vị ấy thọ thực. Vừa nâng bất cơm lên vừa quán tưởng đến sự khổ đau của chúng sanh, của dân tộc mà bậc đại sỹ cảm nghe thương xót ngậm ngùi. Khi chúng sanh hết khổ đau thì bậc đại sỹ mới hết đau xót. Đó là tấm long Từ Bi của Bồ Tát vậy.” (Huỳnh Kim Quang, Đọc thơ Tù Chữ Hán của Thầy Tuệ Sỹ, Chân Nguyên số 30, 132-142)
Nhà Văn Vĩnh Hảo, tác giả trên 10 cuốn truyện dài và truyện ngắn, xuất bản từ 1989 đến 2002, trong có những cuốn như Mẹ, Quê Hương và Nước Mắt, Thiên Thần Quét Lá, Cởi Trói, tập 1 và 2, viết như sau trong bài “Đọc Thơ Tuệ Sỹ”: “Ngoài những điều xưng tụng về trí tuệ thâm viễn và quảng bác của ông trong chốn Thiền môn cũng như bên ngoài xã hội, thực sự cái điều khiến tôi “mê” Tuệ Sỹ nhất là tâm hồn nghệ sĩ của ông. Dù ông đang đạo mạo trang nghiêm nơi đạo tràng hay bục giảng, tôi vẫn cứ thấy được cái “thơ” thoát ra từ con người ông như thường. Cõi thơ Tuệ Sỹ Dị Thường Sâu Thẳm. Cõi ấy không có lối đi bằng chân. Chỉ có thể thả hồn mình vào đó mà thôi.” (Vĩnh Hảo, Khởi Hành 73.3.2002)
Dù chỉ tồn tại hơn Hai Mươi Năm, Nền Văn Nghệ Miền Nam Việt Nam sẽ được ghi nhận đánh giá, nghiên cứu không thua gì Giai đoạn Văn Nghệ Tiền Chiến, mà Tiền Chiến cũng chỉ kéo dài mạnh mẽ từ tháng 3, 1932 – là ngày tờ Phụ Nữ Tân Văn số 122 đăng bài “Một Lối Thơ Mới Trình Chánh Giữa Làng Thơ” trong có Bài thơ Tình Già của Phan Khôi. Giai đoạn này chấm dứt vào tháng 8.1945, là ngày cuộc Kháng chiến chống Pháp khởi sự, chấm dứt giai đoạn Tiền chiến, một giai đoạn trước sau có 13 năm, 5 tháng (tính theo sinh kỳ của những tờ báo Quốc ngữ có ảnh hưởng nhất). Sự ảnh hưởng của giai đoạn Tiền chiến không chấm dứt tức khắc, vì ngày nay tuy không mấy người còn viết theo lối đó, nhưng người đọc thì còn mãi mãi. Cũng vậy, Văn Học Miền Nam không chấm dứt vào 30 tháng 4, 1975. Ảnh hưởng của nó còn lâu dài về sau. Báo chí Miền Nam, và Văn Học Miền Nam đã ảnh hưởng ngược lại ra Bắc. Như chúng ta đều biết.
Số đặc biệt báo Văn Học, chủ đề Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát.
Bìa do ông trình bày, bố cục bằng chữ thư pháp của chính ông. (Ảnh: Uyên Nguyên)
Còn phía người đọc, tôi tin rằng hầu hết người đọc Việt Nam hiện nay là người đọc của Tiền Chiến xưa cộng với người đọc của Thời Kỳ Kháng Chiến Chống Pháp 9 năm, và người đọc của Văn Học Miền Nam. Những người đọc đã từ khước Văn học cộng sản. Tôi không thấy các nhà sách quốc doanh trong nước in lại thơ truyện cách mạng đấu tố, cải cách ruộng đất viết bởi những Tố Hữu, Nguyễn Công Hoan, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, mà chỉ thấy đầy rẫy thơ văn của Lãng Mạn Tiền Chiến, đến thơ Kháng Chiến Quang Dũng, Hữu Loan, Hoàng Cầm…
Tuệ Sỹ không được các nhà phê bình Văn Học Miền Nam nói đến đầy đủ, chỉ bởi chúng ta, Miền Nam, chưa đào tạo được bao nhiêu nhà phê bình văn học. Chỉ có vài người, đáng kể nhất là Cao Huy Khanh, tác giả loạt bài 15 năm Văn Xuôi Miền Nam đăng trên Khởi Hành và Thời Tập trước 1975 [Khi đăng trên Thời Tập sau đó, loạt bài đã sửa lại là 20 Năm Văn Xuôi]. Nói đến Tuệ Sỹ trước 1975 cũng chỉ có vài người, trong có Bùi Giáng, Nguyễn Hữu Hiệu và chúng tôi. Chủ yếu, Thơ Văn Tuệ Sỹ khởi đăng báo ở Miền Nam, ngoài tờ Tư Tưởng của Vạn Hạnh do chính Tuệ Sỹ chủ biên ra, chỉ đăng trên Khởi Hành và Thời Tập. Sau đó có đăng trên tờ Vấn Đề do Vũ Khắc Khoan chủ trương.
Tinh hoa của Thơ Văn Miền Nam, cộng với Trí Tuệ của vị chân tu thi sĩ, thể hiện rỡ ràng trong Thơ Truyện Tuệ Sỹ. Vần điệu Tuệ Sỹ chứa chan tình cảm, mà lạ thay không phải tình cảm yêu đương. Câu văn Tuệ Sỹ nồng nàn tuổi trẻ, mà lạ thay không phải tuổi trẻ nam nữ. Thơ Văn ông là kết đọng của sương mai buổi sớm, nắng gió ban trưa, và tiếng thu không của chuông chùa khi chiều tối. Nó thanh nhã, êm đềm, trầm tư, tự tại, bao la, mênh mông. Và giữa những thứ ấy là bóng dáng của một trang kinh Phật nguyên thủy. Xa xa là bước chân phiêu bạt băng ngàn vượt suối của một lão trượng nào đó, và bóng Mẹ mờ mờ phía một ngôi chùa ở Thượng Lào, nơi Tuệ Sỹ đã ôm bình bát khất thực cùng một đoàn Tăng sĩ, và đôi chân rất nhỏ đi một đôi dép rất mỏng ấy đã vượt Trường Sơn về Quê Mẹ, vào lúc 11 tuổi. Tôi tin rằng Tuệ Sỹ sẽ còn vượt Trường Sơn nữa, và vượt ngược Trường Sơn, dựng lại Đất Nước.
VIÊN LINH