Sunday, July 19, 2020

FACTS AND VIEWS - SỰ THẬT VÀ QUAN ĐIỂM


FACTS AND VIEWS
Letter from the Editor. No. 104, July-2020
By Vinh Hao

People nowadays are becoming increasingly lazy and passive, especially since we entered the era of Information Technology (IT) and online communication. IT has connected people around the globe to be close to each other; however, in just a short period, it was abused by people to distort and deform the real facts for the unrighteous goals of individuals and factions.

The global industry of Information Technology in the 21st century has provided a fast and favorable means for people. On the negative side, people not only auto-trust, borrow others' speech, actions, and thoughts, but also easily let others speak for them, act for them, and even think for them. Indeed, they don't need to review the online information, do fact-checking, and validate if others' actions are real and trustworthy.

When they feel that information is not in accordance with their opinions or beliefs, they immediately reject and consider fake news without checking. When they feel that the information is in accordance with their thoughts and beliefs, they believe it immediately, without knowing if it is reasonable or not.

They are getting lazy in speaking or writing; when they feel good and legitimized when listening/reading to others, they then repeat the others unconsciously. All they do is move their mouse, use the index finger to click on the emoji symbol, and instantly share with hundreds or thousands of others the information that has just been posted by their friends or relatives. Sometimes they do not read, listen, or watch but still hit "like" and share because they believe that their friends, organizations, and parties have read and thought things and then posted them online. 

Therefore, the habit creates a "herd effect" and "sheep behavior" (1) in cyberspace, negatively impacting the actual life of the family and society.

Society becomes chaotic, divided, separated into sides, groups, automatically pulled together by the impulse and calls from so-called appropriate voices. The "herd effect" personality and psychology have been abused in many forms, from crude to subtle, to entice masses for religious, political, social, and economic goals.

The wise do not let themselves be led by public opinions or the opinions of the crowd. They do not rush to believe information, rumors, and public opinions; they evaluate facts scientifically and logically; they do assessments to determine if the topic is an urgent matter to learn the source of truth; know the difference between facts and views (2). They know what is true, accept the fact; do not try to assign it a fake personality to make it unrealistic. 

As for the views, perspectives, or ideologies of the individuals and collectives, it is difficult to conclude whether something is true or false. 

Whether our particular perspective, through practical experience, can prove to be relatively true; we cannot force others to accept and be in agreement with us. Because it is an idea, not all people who are from different cultural backgrounds and knowledge think and act the same way. Indeed, people will argue and conflict with each other for life. It is unlikely that there is a common denominator to end the conflict. We may even pass on that conflict to generations to come.

In today's world, Buddhists, who practice the Eightfold Path in their daily life:
  • Thanks to the Right Understanding, avoid falling into the wrong view, prejudice, and evil thoughts;
  • Thanks to the Right Thought, contemplate, search for the truth, are not drawn by rumors, fake news, and fabricated lying statements;
  • Thanks to the Right Speech, avoid saying lies, evil words, luring words, conflicting terms.

We practice living honestly, living with a conscience, and we do not accept or agree to untruthful matters and lies, and we especially do not support unorthodox individuals or groups.

No evil cause can lead to good outcomes.
No deceiving seed can sprout Truth and Happiness.

Live amid this chaotic life, do not rush to believe anyone, but understand that good seeds will grow good fruit. Tomorrow's world will become better because of the goodness each person is planting today: right thoughts, right actions, and right speech, starting from the heart of metta to all. 

Translated by Sung Nguyen, Ph.D.

References (suggested by the Translator)


SỰ THẬT VÀ QUAN ĐIỂM

Thư tòa soạn số 104, tháng 07.2020

Có vẻ như con người thời nay càng lúc càng trở nên lười biếng, thụ động; nhất là từ khi nhân loại bước vào kỷ nguyên tin học, truyền thông liên mạng. Tin học đã đem con người khắp hành tinh gần lại với nhau, nhưng chỉ trong khoảng thời gian ngắn, chính nó bị con người lạm dụng để bóp méo, biến dạng sự thực cho những mục tiêu bất chính của cá nhân, bè phái.

Kỹ nghệ thông tin toàn cầu ở thế kỷ 21 đã cung cấp phương tiện nhanh chóng và thuận lợi cho người dùng đến nỗi từ lời nói, hành động, cho đến ý nghĩ... người ta phó mặc hoặc mượn người khác nói giùm, làm giùm, thậm chí suy nghĩ giùm. Nghĩa là khỏi cần phải xét lại xem thông tin trên mạng có đúng không, lời nói của người kia có đáng tin không, hành động của người nọ có thật không. Thông tin nào không thuận với ý kiến, quan điểm của mình thì lập tức bác bỏ, cho rằng tin giả, không cần kiểm tra sự thật; thông tin nào hợp ý nghĩ, lập trường của mình thì tin ngay, khỏi cần biết có hợp lý hay không trên thực tế.

Nói hay viết đã lười, vì nghe/đọc của người khác thấy hay và hợp ý rồi, chỉ cần lặp lại một cách vô thức; làm thì chỉ có mỗi một động tác là nhích con chuột, dùng một ngón tay trỏ, bấm chọn biểu trưng cảm giác của mình, rồi chia sẻ ngay với hàng trăm, hàng ngàn người khác cái thông tin mà thân/bằng hữu của mình vừa đăng lên. Có khi không đọc, không nghe mà vẫn cứ bấm thích và truyền đi, vì tin rằng bạn bè, tổ chức, đảng phái của mình đã đọc và suy nghĩ rồi mới phóng lên mạng. Cứ thế, tạo nên một thứ “hiệu ứng bầy đàn,” và “hành vi của bầy cừu” (1) trên không gian mạng, ảnh hưởng ngược vào đời sống thực tế của gia đình, xã hội.

Xã hội trở nên rối loạn, phân hóa, tách ra thành từng mảng, từng nhóm, tự động kéo nhau theo sự thúc đẩy và mời gọi của những tiếng nói hợp ý, hợp tình. Tính cách và tâm lý bầy đàn đã bị lạm dụng bằng nhiều hình thức từ thô thiển đến tinh tế, để lôi kéo quần chúng cho mục tiêu tôn giáo, chính trị, xã hội và cả kinh tế.

Người có trí thì không để bị dẫn dắt bởi dư luận hay bởi ý kiến đám đông; không vội vàng tin vào những thông tin, lời đồn, dư luận; đánh giá sự việc một cách khoa học, có luận lý; lượng định một vấn đề có tính thời sự, cấp thiết thì phải tìm hiểu nguồn gốc sự thật; phân biệt đâu là sự thực khách quan và đâu là quan điểm, ý kiến chủ  quan (2). Biết cái gì là sự thực rồi thì hãy chấp nhận là sự thực, không cố gắng gán ghép cho nó một tính cách giả dối nào đó để biến nó thành không thực. Còn những gì là quan điểm, ý kiến, ý thức hệ (của cá nhân, tập thể), cũng khó mà kết luận là đúng hay sai. Cho dù một quan điểm nào đó của mình, qua kinh nghiệm thực tế có thể chứng minh được là đúng thì cũng chỉ là cái đúng tương đối, không thể buộc người khác phải chấp nhận tin theo; vì đã là ý kiến thì không phải mọi người (với bối cảnh văn hóa và tri thức sai biệt) đều suy nghĩ và nhận định như nhau. Người ta sẽ bàn cãi, xung đột với nhau về quan kiến suốt cả đời không chắc đã tìm ra mẫu số chung, mà có thể còn truyền cả sự xung đột ấy cho nhiều thế hệ sau.

Trong thế giới điên đảo ngày nay, người con Phật áp dụng Bát Chánh Đạo (3) vào đời sống thường nhật, sẽ nhờ chánh kiến mà không bị rơi vào tà kiến, thiên kiến, ác kiến; nhờ chánh tư duy mà biết chiêm nghiệm, truy tìm sự thật, không bị lôi kéo bởi các tin đồn, tin giả, và những tuyên bố bịa đặt, dối trá; nhờ chánh ngữ mà tránh nói những lời hư dối, lời ác, lời thêu dệt đãi bôi, lời hai chiều chia rẽ.

Sống chân thực, sống với lương tri thì không thể chấp nhận, tán thành những điều ngoa ngụy, điêu trá; và nhất là không thể cổ vũ hay ủng hộ bất kỳ cá nhân hay tập thể bất chánh nào.

Không có nhân xấu/ác nào có thể đưa đến kết quả tốt/lành.

Không có hạt giống hư dối nào có thể nẩy mầm chân thực, an vui.

Sống giữa cõi đời hỗn mang này, đừng vội tin ai, nhưng hãy tin rằng nhân lành mới trổ quả lành. Thế giới ngày mai ra sao là do nơi nhân lành của mỗi người hôm nay gieo xuống: từ ý nghĩ lành, tác động lên lời nói và hành động lành, khởi từ lòng yêu thương, hướng về khắp tất cả.

California, ngày 25 tháng 6 năm 2020

Vĩnh Hảo
____________

(1)  Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý, xã hội và kinh tế học, có một thành phần rất đông trong xã hội dễ bị chăn dắt, hướng dẫn (như đàn cừu) bởi những người khôn ngoan hơn (như sói). Những người này khá thụ động, ít suy nghĩ, không chịu xét đoán, nặng về bản năng, thường a dua theo đám đông (vì nghĩ rằng không lẽ nhiều người làm như vậy mà lại sai lầm!), cứ hành động và hô hoán ồn ào theo đàn nhóm mà không cần biết hậu quả ra sao, tương lai thế nào. Càng nhiều người bị dẫn về một hướng thì hiệu quả càng lớn, càng mạnh hơn, kéo theo hàng chục, hàng trăm lần những người và đàn nhóm khác cùng tin theo, làm theo. Đây gọi là hiệu ứng tâm lý bầy đàn, hành vi bầy đàn, tâm lý đám đông, bản năng bầy đàn (herd effect/herd behavior/psychology of crowd/herd instinct).

(2)  Sự thật (fact), là điều thực tế có thể chứng minh được bằng chứng cớ, dù ở quốc gia này hay quốc gia kia, đảng phái này hay đảng phái kia (ví dụ: con người cần phải ăn uống để sinh tồn. – Đây là một sự thật không thể chối cãi). Quan điểm, ý kiến, quan niệm (opinion) là cái người ta tin, nghĩ hoặc cảm giác nhưng không thể chứng minh được là đúng hay sai; hoặc có thể đúng với người này nhưng không đúng với người kia (ví dụ: những người có màu da như vậy là những người thông minh, cao quý nhất. – Đây chỉ là ý kiến, quan điểm của cá nhân hay một tầng lớp người, không phải là sự thật tuyệt đối với tất cả mọi người). Fact vs. Opinion được dạy từ cấp tiểu học ở Mỹ. Không nhớ chương trình giáo dục ở Việt Nam trước năm 1975 và sau năm 1975 có dạy cho trẻ em phân biệt được giữa fact (sự thực) và opinion (quan điểm) hay không; nhưng nhìn thực tế xã hội hiện nay, có vẻ như những người Việt lớn tuổi ở nước ngoài khi tham gia sinh hoạt liên mạng, đã không biết đâu là thực, đâu là giả — luôn tin hoàn toàn vào những gì nghe, thấy qua thông tin mà phe cánh của mình đưa ra; và hoàn toàn không tin vào những gì do những người thuộc phe cánh khác nói. Gần đây, các nhà giáo dục và xã hội nhận thấy cần thiết phải đưa ra những hướng dẫn cụ thể để giúp học sinh, sinh viên, cũng như người dân trong nước tránh những ngộ nhận về các thông tin có thể là bịa đặt (hoax), tuyên truyền (propaganda), báo cáo cẩu thả về một sự kiện hay một tuyên bố gây hiểu lầm (sloppy reporting of an event or statement, causing misunderstanding), trình bày thiên vị về một tình huống phức tạp (a biased presentation of a situation that is not very simple), bằng cách: kiểm tra nguồn (source) từ đâu, có đáng tin cậy không, có thiên vị không, có phải là châm biếm không. Để tìm ra một cách nhanh chóng các thông tin và thông báo lừa bịp, có thể kiểm tra với: www.factcheck.org; kiểm tra tuyên bố chính trị của một nhân vật hay đảng phái:  www.politifact.com; kiểm tra một bức ảnh được sử dụng với một câu chuyện gán theo rất đáng nghi ngờ, hãy vào: www.tineye.com; nghi ngờ một ý kiến hay sự kiện được nêu ra trên truyền thông có thiên vị hay không: www.allsides.com (nếu là ý kiến – opinion, thì sự thật hỗ trợ cho nó /facts used to support the opinion/ là gì, từ nguồn nào), hãy kiểm chứng với www.factcheck.com; để kiểm tra các tình huống, quang cảnh và các chủ đề truyền thông thay đổi liên tục, hãy vào www.snopes.com; để biết một sự kiện hay câu nói là nghiêm túc hay chỉ là châm biếm mỉa mai, hãy vào: www.realorsatire.com; để tìm ra câu chuyện tin tức có thật hay không, hãy vào: www.factitious.com. Tất nhiên, trong những cái thật có khi cũng bị sai sót vì lý do nào đó, nhưng nếu kiểm tra kỹ, biết đối chiếu các nguồn vô tư đáng tin cậy ở trên, sẽ giúp tìm ra sự thật một cách nhanh chóng, dễ dàng.

(3)  Bát Chánh Đạo, hay Bát Thánh Đạo, là con đường tám nhánh (gồm chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định) dẫn đến giải thoát, niết-bàn.

TINH THẦN THÍCH THIỆN HOA VỚI GIA ĐÌNH PHẬT TỬ

TINH THẦN THÍCH THIỆN HOA VỚI GIA ĐÌNH PHẬT TỬ

Vào hồi 6 giờ 5 phút sáng nay (20 tháng Chạp Nhâm Tý, tức 23/1/1973), Tổng thống Lyndon Johnson qua đời và Hòa Thượng Thích Thiện Hoa đã viên tịch. Hai tin lớn được loan cùng một lúc trên đài phát thanh ngoại quốc. Tiếng nói trong máy vẫn đều đều nhưng tôi không còn nghe gì nữa. Tôi không buồn, không khóc nhưng một thứ tâm tư nặng nhọc đè xuống khoảng trí óc bơ vơ như nhìn lên mặt trăng bị đám mây chì che khuất. Tôi ngạc nhiên tột độ. Có bao giờ Tào-A-Man lại tắt thở cùng lúc với Gia Cát Vũ Hầu! Từ lâu, tôi không tin HT. Thiện Hoa sống lâu, nhưng cũng không ngờ Thầy lại ra đi sớm như vậy. Từ ngót hai mươi năm nay, không lúc nào thân Thầy không có bệnh. Rồi những năm gần đây, khi cụ thân mẫu của Thầy quá vãng, cộng thêm Phật sự chồng chất, tình thế dồn dập, tôi chắc Thầy rất khó sống lâu.
Tin Thầy viên tịch đã gây xúc động lớn. Hằng triệu người khóc, hàng ngàn người phúng điếu, hàng vạn người đi tiễn đưa. Và chắc chắn giờ này có sử gia bắt đầu ghi chép lịch sử đời Ngài.
Từ hồi Thầy lên chức vị Viện Trưởng tôi không hay lui tới. Thầy đau không đến thăm. Thầy mất không đưa tiễn. Nhưng phải đâu tôi là kẻ vô tâm. Đối với tôi, Hòa Thượng Thiện Hoa hiện hữu trong trí không phải với hình ảnh Ngài Viện Trưởng mà chính là “Cố Trưởng Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử Việt Nam”. Bởi vậy, những dòng hồi ký sau đây là một tài liệu thiết thực do một nhân chứng ghi lại để bổ túc vào cuộc đời hoa gấm của Ngài.
Từ năm 1958, Gia Đình Phật Tử tại miền Nam vẫn còn yếu kém. Chỉ có Gia Đình Chánh Đạo ở chùa Xá Lợi là tương đối vững vàng hơn cả. Chưa mấy ai biết Gia Đình Phật Tử là cái gì. Nhưng tại miền Trung đã có cơ sở khắp các tỉnh, so đoàn viên lên tới 6,7 chục ngàn người, đang phát triển mạnh mẽ dưới tầm khủng bố hèn hạ của Ngô Triều. Anh Trưởng Ban Hướng Dẫn bị giam và tuyệt thực. Rút cuộc vì nhiều lý do, anh phải tạm lánh mặt vào Sài Gòn. Thế là mỗi tuần một lần vào tối thứ Năm, chúng tôi chỉ có độ mười anh em cốt cán họp nhau tại Chùa Ấn Quang để tìm mọi cách củng cố và phát triển phong trào.
Trong những buổi họp ấy, thỉnh thoảng chúng tôi lại mời TT. Thiện Hoa vào bàn họp với chúng tôi để thỉnh thị ý kiến của Thượng Tọa: Thầy tỏ ý buồn, là phong trào Gia Đình Phật Từ tại miền Nam còn quá yếu. Thầy vẫn nói: “Lãnh đạo do ở Tăng già nhưng không có cư sĩ thì Phật sự khó bành trướng được. Nhưng nếu muốn có hàng Phật tử thuần thành thì tốt nhất phải gieo mầm đạo từ thời thơ ấu. Do đó, tổ chức và lý tưởng Gia Đình Phật Tử phải được quảng bá tích cực”. Anh em chúng tôi âm thầm làm việc. Kịp đến năm 1961, chúng tôi đã hoàn thành được Nội quy mới và triệu tập Đại Hội toàn quốc tại chùa Xá Lợi. Sau mấy ngày hội họp tích cực, đầu óc địa phương, chính kiến hoàn toàn dẹp bỏ và mọi sự đều thu được kết quả mỹ mãn. Đến buổi họp chót để bầu Ban Hướng Dẫn Trung Ương, anh em chúng tôi bị bế tắc. Bởi lẽ anh Trưởng Ban cũ không thể làm công khai được. Vì lý do an ninh cá nhân cũng như sự sinh tồn của đoàn thể, ảnh khó chấp nhận sự đề cử dù có uy tín vẹn toàn. Thật sự, lãnh đạo thanh niên thì ai cũng thích nhưng cũng ngán. Rút cuộc, Đại hội kéo nhau đi cung thỉnh Thượng Tọa Thích Thiện Hoa. Thật tội nghiệp cho Thầy. Âu đây cũng là tiền định. Có lẽ suốt đời Thầy phải nhận các nhiệm vụ bất đắc dĩ. Dịp đó, Thầy viện đủ lý do để từ chối và rút cuộc vì cảm thương lũ chúng sanh trẻ tuổi lạc loài, Thầy phải nhận lời. Anh em còn nhớ rõ lời nhắn nhủ của Thầy khi phát nguyện tựu chức.
“Thú thật với anh em, vì đại sự tôi phải đảm nhận một việc cổ kim chưa từng có. Với chức vụ này và trong giai đoạn tế nhị hiện tại, chúng ta nên nhắm kỹ cả hai mặt rộng và sâu. Về chiều rộng, ta phải cố gắng phát triển phong trào cho rộng lớn. Và để duy trì phần lượng to lớn ấy, chúng ta phải chú ý về phẩm. Mà cái phẩm to lớn nhất của người Phật tử là phải tu học".
Thành thật mà nói, Thượng Tọa Thiện Hoa chỉ nhận chức vụ để đối diện với chính quyền, còn mọi việc thì anh em chúng tôi đều phải cáng đáng như cũ. Thế nhưng, Thầy luôn luôn theo dõi và khuyến khích anh em hoạt động. Tôi dám quả quyết rằng: Nhờ có Thầy Thiện Hoa giúp đỡ, Gia Đình Phật Từ hồi đó mới tránh gãy đổ. Và sau này, những Quách Thị Trang, Yến Phi... với bao thanh niên Phật tử quả cảm khác, xuất hiện hùng dũng trong mùa Pháp nạn, đều chính nhờ đã thấm nhuần sâu sắc lý tưởng của Gia Đình Phật Tử, mà trong đó TT. Thiện Hoa là người đã đặt viên đá lớn và gắn bó nhất. Hòa giải là bản tính của Thầy. Trước mặt Thầy, không ai có tâm chia rẽ hay xung đột. Mọi sự dù khó tới đâu, hễ có Thầy nhìn tới là trôi chảy.
Ròng rã suốt mấy năm âm thầm sinh hoạt, lá cờ màu lá mạ, hoa sen trắng đã lần lượt tung bay khắp cơ sở Phật giáo không phân biệt môn phái, từ miền Đông qua suốt miền Tây và lan xuống cực Nam của nước Việt. Trong thời gian đó, công việc Gia Đình Phật Tử không làm cho việc nghiên cứu và trước tác của Thầy bị cản trở. Có một điều chưa bao giờ tôi thấy Thầy dùng chữ “phải" trong ngôn từ. Lệ thường, phần đông các bậc trưởng thượng khi nói với thanh niên thì cứ “các anh phải thế này, phải thế nọ”. Trong lời khuyên bảo của Thầy, vắng hẳn các ngôn từ chỉ thị đó. Bên trong lời nhẹ nhàng ấy, bao hàm một sức mạnh vô lượng, khiến cho ai được kêu gọi đến cũng đều tuân phục mà không chướng ngại. Sự hiểu biết về thanh niên của Thầy vượt xa mọi người. Thầy rất chịu khó tìm hiểu, rất chịu khó hòa đồng. Cho nên trước sau đối với Thầy, anh em trong Gia Đình Phật Tử cần ghi khắc vào tim hình ảnh của vị Trưởng Ban Hướng Dẫn cao cả đó.
Năm 1963, dù bận rộn với chức vụ trong Ủy Ban Liên Phái, Thầy cũng không xa chúng tôi. Trong cơn dầu sôi lửa đỏ, Thầy vẫn an nhiên tự tại khiến mọi người vững lòng. Thật khó tìm ở Thầy những gì ồn ào, hấp tấp, mà ở đó sự trầm tĩnh luôn luôn là một áng từ vân bao phủ và lúc nào cũng sẵn sàng đổ xuống những trận Hoa Đàm. Mùa Hè năm 1964, nhiệm vụ trong Ủy Ban Liên Phái hoàn thành! Thầy lui về trọn vẹn với công tác trước thuật. Trước Đại hội Gia Đình Phật Tử toàn quốc ở trường Gia Long, khi bàn giao công tác cho anh Trưởng Ban Hướng Dẫn mới nhất và cũ nhất. Thầy tươi cười nói: “Tôi hân hoan trả lại chức Trưởng Ban bất đắc dĩ cho anh em”. Đại hội bùi ngùi luyến tiếc, vì với chức vụ bất đắc dĩ, Thầy lại làm việc tích cực hơn cả những người bao giờ cũng tự cho rằng mình là con người quan trọng nhất không thể thiếu được.
Bây giờ thì vinh quang đã đến với Thầy. Chín phẩm hoa sen đã nâng bước chân Thầy về Cực Lạc. Thầy ra đi khi hòa bình vừa tới. Nhiều người lo sợ Phật giáo sẽ phải điêu linh. Tôi không tin như vậy. Trước tinh thần hòa giải cực độ của Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, tôi quả quyết không một ai còn chút đạo tâm lại dám đi ngược lại con đường trước mắt Thầy đã vạch. Tinh thần ấy là khung kính lớn để mọi người soi mặt.
Nhìn vào đó, đa số có thể minh tâm kiến tánh, nhưng đó cũng có thể hóa thành quái vật trước tấm “kính chiếu yêu”. Bản chất chân thật của mỗi một người không thể che giấu được dưới ánh sáng chiếu diệu đó. Tinh thần hòa giải còn, mọi sự chỉ sẽ như bóng tối tiêu tan trước vầng thái dương.
Ngày nay, phương danh của Hòa Thượng Thiện Hoa chói lòa trong chức vụ Viên Trưởng. Mỗi giới tìm ở Thầy chỗ dựa. Từ ông bà chính khách cho tới bậc tu hành, hết thảy đều tìm thấy ở đó một niềm tin. Và niềm tin ấy đã phảng phất trong tâm hồn người thanh niên tin Phật một cách tế nhị và vô vụ lợi. Có người chiêm ngưỡng Thầy với vóc dáng của một bậc Chân tu. Có người lại coi đó là một chính khách lỗi lạc. Tất cả đều thấy Thầy qua tâm tư của họ. Có người muốn nhuộm Thầy màu sắc địa phương. Và có lẽ ít ai chịu nhìn nhận ở Thầy cái vóc dáng một lãnh tụ thanh niên chân chính. Bởi hoàn cảnh đặc biệt, phần đông những người mới tới chùa sau ngày Pháp nạn đều không biết rõ một giai đoạn hoạt động đặc biệt trong đời Thầy. Người ta xưng tán công lao dựng chùa, dịch kinh, đào tạo Tăng tài, lãnh đạo Giáo Hội và không mấy ai biết tới vị cố Trưởng Ban Hướng Dẫn của Gia Đình Phật Tử Việt Nam. Thế nhưng xưa nay “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Một chữ, nửa chữ đem dạy cho cũng đủ để cho ta gọi bằng Thầy, huống chi nhờ có Thầy mà tổ chức Gia Đình Phật Tử mới vượt được khó khăn để tồn tại, thì công lao ấy hẳn vô lượng vô biên, bất khả tư nghì. Hẳn nhiên lòng sùng kính của Phật tử bốn phương đối với Thầy dù ở nhãn quan nào cũng đáng cho ta chia sẻ. Nhưng lòng sùng kính ấy phải toàn vẹn và chung thủy. Từ ngày thành lập Gia Đình Phật Tử đã có bao nhiêu vị Tăng làm cố vấn giáo lý nhưng mấy ai còn giữ được tấm lòng chung thủy như Thầy. Nghĩ tới Thầy, chúng ta thấy bớt cô đơn. Thầy mất đi như đốm lửa cuối cùng đã tắt. Nhưng đốm lửa ấy đã bay lên cao, thật cao và trở thành một vì sao chiếu rọi vào những tâm hồn hướng thượng. Lẽ thường, khóc một người đã mất là khóc cho chính mình. Chúng ta không có những giọt nước mắt đó. Thầy chỉ hóa thân chứ không bao giờ chết. Sự chết không đến với những danh nhân bất diệt. Đức Phật nhập Niết Bàn là sự khởi đầu của một tôn giáo vĩ đại. Thầy chúng ta siêu thoát thì muôn vàn tâm hồn khác phải vươn lên.
Chắc chắn những ngày tới đây, Gia Đình Phật Tử sẽ còn gặp nhiều trở ngại nữa. Bên trong và bên ngoài ám khí vẫn còn đó. Nếu không tự tin và dũng mãnh, chắc chắn chúng ta sẽ khó vượt qua. Gia Đình Phật Tử không hề hò hét đòi làm cách mạng, cũng không ồn ào mưu toan cải tạo cả xã hội loài người. Toàn thể lý tưởng là sự trầm tĩnh tột độ. Một tiếng hét dù to tới đâu cũng phải trở về hư vô, mà sự trầm lặng thì sâu xa vĩnh viễn, vô cùng. Bây giờ đây nhiều tiếng hét đã trở thành lạc lõng. Người gầm thét đang ngỡ ngàng với cả chính mình. “Vô thanh thắng hữu thanh” lẽ đó bao giờ cũng hiện thực.
Cho nên tưởng niệm tinh thần Thích Thiện Hoa, Gia Đình Phật Tử nên theo gương tĩnh mặc của Thầy. Đối với một Phật tử, tôn sùng cá nhân là điều tối kỵ, nhưng tưởng niệm tới công lao của một Thầy thì mới vẹn tròn chung thủy. Và có thủy chung trong tâm niệm cũng chưa đủ, người thanh niên phải thể hiện cho bằng được ý nguyện cao đẹp của tiền nhân.

Sài Gòn năm 1973

Lữ Hồ - Người Áo Lam
Nguồn: Bodhi Media

Thursday, July 16, 2020

Tại sao Phật tử Việt nay theo đạo Chúa?

Tại sao Phật tử Việt nay theo đạo Chúa?
Nguyễn Hữu Liêm

Gần đây theo một thống kê tín đồ tôn giáo ở Việt Nam thì con số tín đồ Phật giáo nay đứng thứ hai sau Công giáo (*). Tôi có ít nhất là 10 người bạn tri thức, từ các gia đình là gốc Phật giáo lâu đời, lớn lên từng là đoàn viên Gia Đình Phật tử thuần thành, nay cải đạo theo Thiên Chúa Giáo (cả Tin lành lẫn Công giáo). Thân nhân, bạn hữu, và ngay cả chính họ, tôi nghĩ, cũng không hiểu tại sao. Mười năm trước, trên diễn đàn talawas, tôi có giải thích vấn đề nầy từ góc độ tôn giáo với bài, “Tính Không và Thượng đế.”(**) Ở đây, tôi thử đưa ra một giải thích từ góc độ triết học siêu hình. Trong cuốn “Một triết học cho lịch sử thế giới” (2020), tôi đã viết như vầy. Xin trích một vài đoạn. Tôi gọi hiện tượng cải đạo của Phật tử Việt sang đạo Chúa là một nỗ lực tìm lại cái nhục cảm tinh thần vốn bị phủ định bởi Phật giáo - a recovery attempt of the spiritual sensuality negated by Buddhism).(Xin lỗi các độc giả không quen với ngôn ngữ triết nếu thấy phức tạp, dài dòng).  

# 249: Điều nầy, Peter Hodgson (phiên giải Hegel) nói về sự xuất hiện của Đạo lý Thiên Chúa như vầy:
Công việc của chúng ta ở đây là diễn tả được sự xuất hiện của một Ý Niệm, một sự thể mà Thời Ý đã được hiện thực hóa. Khi các phạm trù của Hữu hạn và Vô hạn bị chia rẽ, một bên là cái Hữu hạn tuyệt đối của thế giới Roman, của nô lệ tàn bạo, của nguyên lý cá thể trừu tượng, của cái nầy – mà hiện thân là vị Hoàng đế nay như là Thượng đế cho thế gian nầy. Phạm trù kia là của Tự do vô hạn, từ nguyên lý Đại thể trừu tượng, vốn xuất hiện trong triết học Khắc kỷ và trong Không gian bất tận của tôn giáo Á Đông. Không gian bất tận nầy, theo Hegel, đã trở nên siêu cảm nhận ở nơi Thiên Chúa của Do Thái vốn bị tước bỏ phần nhục cảm và chỉ có thể được biết đến qua tư duy. Ở đây, lần đầu tiên, trong tôn giáo Do Thái, bản sắc Chúa Trời là Nhất thể – the One – đã trở thành Nguyên lý Sử tính thế giới. Cả hai, cái vô hạn của Nhất thể và cái hữu hạn của cá thể chủ quan, đều là hai phạm trù của Tự ý thức cho Thời đại nầy. “Trong sự tách biệt chúng là khiếm diện… nhưng trong Chân lý thì cả hai là một. Sự dung hợp giữa Đông và Tây, và sự dung hóa giữa hai Nguyên lý, đã được hiện thực ở thế giới La Mã.” (Thể thái Tự do: 120).

# 271: Để so sánh trên bình diện tỷ giảo giữa hai hành trạng của Thích Ca và Jesus, chúng ta hãy đọc hai đoạn kinh, một từ Tân Ước, hai là từ Lankavatara (Lăng Già Kinh). Chương John 1:
Khi mọi thứ bắt đầu, thì Logos/Lời/Word đã là. Logos – ngôi Lời – ở với Chúa và Chúa là gì thì Logos là như vậy. Ngôi Lời đã ở cùng Chúa (Trời) tự khởi thủy và qua Ngài mà mọi thứ được sáng thành; không có gì được sinh ra nếu không có Chúa. Tất cả những gì có sự sống đều đến từ đời sống của Chúa vốn là ánh sáng cho con người. Ánh sáng chiếu vào bóng tối và bóng tối không hiểu được. Và rồi có người tên John (the Baptist), sứ thần của Chúa, đến làm chứng cho ánh sáng để cho mọi người trở thành tín hữu như Ngài (John). Ngài không phải là ánh sáng, chỉ đến làm nhân chứng cho ánh sáng. Ánh sáng đích thực vốn soi sáng cho mỗi người đang trên đường bước chân vào thế gian. Ngài ở trên thế gian, nhưng thế gian dù có được là nhờ Ngài, không nhận ra Ngài. Ngài bước vào cõi riêng và cõi đó không nhận Ngài. Nhưng với những ai tiếp nhận Ngài, những ai thuần phục Ngài, Ngài ban cho quyền năng trở thành con của Chúa, không sinh ra bởi con người hay từ ái dục của người cha nhân loại, nhưng được sinh ra từ chính Chúa. Và vì thế Logos trở thành thân xác; Ngài (Jesus) đến sống giữa chúng ta và chúng ta nhận ra sự vinh hiển của Ngài, và Vinh hiển đó là của con Một của Chúa Cha, đầy ân phước và sự Thật. Và đây là lời của nhân chứng John: Ngài John kêu to, “Đây chính là con người mà ta đã nói đến khi ta tuyên bố rằng, ‘Ngài (Jesus) đến sau ta nhưng với ngôi vị cao cả hơn ta, bởi vì trước khi ta sinh ra, Ngài (Jesus) đã hiện hữu.” Từ kho tàng tràn đầy nầy mà chúng ta nhận được ân điển; dù rằng Quy Luật (Logos) đã đến với Moses, nhưng Ân điển và Chân lý thì đến với Chúa Jesus. Không ai nhìn thấy Chúa Trời, nhưng qua đứa con Một của Chúa Trời ở gần với trái tim của Cha vốn mặc khải cho chúng ta biết đến Chúa Jesus. (Dịch bởi NHL)

Bây giờ ta đọc đến Lăng Già:
Trực giác tự bản sắc là cùng một thể tính với Trí năng Đại thể (Universal Mind) hay là tính Biết thường hằng, bởi lý do là nó tham dự và liên thông với Trí Huệ Siêu việt (Arya-jnana) – Chân Tâm – và cũng đồng bản chất với hệ tri thức khi nó thấu hiểu được các bình diện tri kiến khác nhau (vijnana). Trực giác không có hình dáng riêng cũng không có biểu hiện gì để có thể phân loại. Trí năng Đại thể là nguyên nhân và chân đứng của nó nhưng lại được chuyển động trên năng lực Ngã thức và những thuộc tính liên đới để từ đó trực giác bám vào và phản chiếu. Xuyên qua trí năng trực giác, vốn là sự pha trộn giữa chủ thể và cảm quan mà Trí Năng Đại thể được khai sáng và trở nên hiện thực. Trực giác cũng như là Trí năng Tuyệt đối không phải là nguồn gốc của sai lầm. Tri kiến phân biệt là một vũ nữ và tên làm xiếc trên sân khấu thế gian. Trí năng trực giác là chàng hề Trí tuệ cùng đi chung với tên làm xiếc để phản chiếu sự trống rỗng và vô thường của trò hề thế gian. Trí năng Đại thể lưu giữ hồ sơ tất cả, biết hết những gì Sẽ Phải Là và Có Thể Là. Bởi vì từ Tri kiến phân biệt mà sai lầm khởi sinh trong một thế gian tiến hóa, mà từ đó, năng thức Tự-Ngã được kiến lập. Chỉ khi Tri kiến phân biệt nầy được phá bỏ thì tất cả những hệ tri thức của thế gian mới chấm dứt hành hoạt và Trí năng Đại thể sẽ là tính thể duy nhất tồn tại. (NHL dịch)

272 – Nếu đọc kỹ hai đoạn văn trên với một góc độ trực giác về kinh điển – chúng ta sẽ thấy cả hai đều nói lên một Đạo lý chung và đồng nhất qua hai thể loại câu chuyện. Của John trong Tân Ước là một hệ trình nhân thể hóa trong một cấu trúc Bản thể luận về sự tác động của Chân Tâm đối với năng thức tự-Ngã mà con người ở thế gian đang bị chìm đắm trong bóng tối Vô minh để rồi không còn nhận ra đâu là tinh hoa của cái ta hữu hạn. Ở đó, John là Trí năng Đại thể, một nhân chứng cho sự sáng thành của TA, qua Ta, tức là Chúa Jesus, tức là Trí Huệ Siêu việt, đứa con Một của Chúa Cha, tức là Chân Tâm. Mọi tinh hoa, ý nghĩa, ân điển, vinh hiển đến và có được là từ Chân Tâm mà Ta qua chức năng của Chúa Jesus đã đem đến cho thế gian. Mặc dù quy luật Nhân-Quả được tiết lộ cho Moses – người làm Luật cho thế gian – nhưng Chúa Jesus mới là ánh sáng Chân lý vì Ngài là năng lực Liên đới giữa cá nhân và Chúa Trời, giữa ta với TA. Khi Logos, ngôi Lời, biến thành Thân xác con người và vật chất, chính là lúc năng lực Kenosis tự ngoại thân hóa Chân Tâm vào trong cõi Không/Thời nhằm cứu độ chúng sinh.

273 – Còn Lăng Già diễn tả một hệ thức Bản thể luận về sự sáng thành của thế giới qua ngôn ngữ thuần mô tả của Tri thức luận (epistemology) hoàn toàn không mang văn ngữ nhân cách hóa. Chúng ta ở đây, hãy nhân cách hóa theo ngôn từ của John cho đoạn văn Lăng Già ở trên: “Tự khởi thủy, trước khi mọi sự và vạn vật cùng vũ trụ bắt đầu thì Trí Huệ Chân Tâm siêu nghiệm và Tuyệt Đối đã hiện hữu trong tính thể vĩnh hằng vượt qua võng lưới Không/Thời. Tất cả mọi Tri kiến đều đến từ Trí năng Trực giác nhưng Tri kiến của ta lại không biết đến, dù Trực giác là ánh sáng đến từ Chân Tâm. Và Chân Tâm – TA – nay trở thành Thân xác Ta và hiện hữu với ta nhưng ta vẫn không ý thức được. Cho những ai khai sáng được năng thức của TA trong sự sống đời thường sẽ được ban ân phước và vinh hiển đến từ TA. Con lộ Đạo lý từ TA đến với ta là độc đạo, là đứa con Một duy nhất từ Chân Tâm. Và người đến sau Trí năng Đại thể chính là năng thức Trực giác – là Ta, hay Chúa Jesus. Trực giác chính là mối liên thông, là Holy Spirit, là Chánh Pháp, nối liền Chân Tâm với tri kiến phân biệt và đầy sai lầm của ta. Không ai có thể đến với Chân Tâm, tức là Cha Ta, mà không qua con đường duy nhất của Trực giác, tức là Ta, là Jesus. Cho đến khi tất cả mọi sai lầm phát xuất từ cái ta với tri kiến phân biệt được xóa bỏ, thì cái còn lại duy nhất chính là Chân Tâm, là TA. Tức là, khi Chúa Jesus chịu đóng đinh chết trên Thánh giá của tâm phân biệt thì Trực giác, tức Thánh linh từ Ngài, trở nên sự Sống thường hằng, tức Chân Thức vĩnh cửu. Không ai có thể nhìn thấy Chân Tâm ngoại trừ phải qua chức năng Trực giác của Ta mà TA đã mặc khải cho ta được nhận chân ra Ngài. Khi năng lực Tự-Ý thức được soi sáng bởi Chân Thức thường hằng, lúc đó con thuyền cái ta Ngã thể tìm ra bến đỗ, sóng gió và Khổ đau sẽ không còn nữa, Thiên đường đã hiện thực, ta sẽ cùng ngồi trên ngai vàng bên cạnh TA. Lúc đó, ta đã trở về với TA, và Chân lý được hoàn tất.

274 – Khi ngôn ngữ – Ngôi Lời – của Đạo lý đi vào võng lưới Tri kiến phân biệt, nó biến hóa thành một hệ thức Khái niệm mang bản sắc thuần trí thức – như giáo lý nhà Phật đã rơi vào – thì một hệ thức tín điều phải được khai mở qua văn phong huyền thoại được nhân cách hóa – như câu chuyện mang Sử tính của Cựu và Tân Ước. Chân Tâm nay là Thiên Chúa qua hình ảnh một nhân thể mang nhân cách Do Thái với tất cả thuộc tính con người đối với những hệ lụy thế gian. Và Trực giác, hay Thánh linh, được nhân cách hóa qua câu chuyện mang Sử tính của Chúa Jesus, nay là con trai Một của Chúa Cha, khi huyền thoại về Linh thiêng hiện thân ra với thế gian bằng một nhân thể chịu sinh tử trong võng lưới Không/Thời. Đây là bước đi của “Khi mà ngôi Lời đã trở thành thân xác để Ngài sống với chúng ta.” Như Phật Thích Ca đã nói, rằng giáo lý phải được rao giảng tùy theo căn cơ chúng sinh. Cũng như Chúa Jesus luôn nói chuyện với các môn đồ về Đạo lý bằng ngôn ngữ biểu tượng – parables. Khi Chân lý qua ngôn ngữ trí thức vượt quá tầm mức hiểu biết của chúng sinh, đối tượng cần phải tỉnh thức, thì phải đi theo quy tắc bệnh nào thuốc ấy. Như Chúa Jesus đã cảnh cáo, “Đừng trao cho con chó cái gì linh thiêng, đừng đưa ngọc cho bầy heo vì chúng sẽ giẫm lên rồi xé nát thân ngươi.” (Matthew 7). Với trình độ tâm thức bị chìm đắm trong vọng tưởng Ngã thức chủ quan, trong Thời quán Ngã mạn của Đế quốc La Mã, Chân lý qua ngôn ngữ trí thức của nhà Phật sẽ giống như vàng ngọc khi được quẳng cho bầy heo để rồi sẽ bị chế nhạo và giẫm nát. Lúc đó là Thời điểm Đạo lý phải được tái phối trí bằng con đường nhân cách hóa Chân lý để thích hợp cho trình độ căn cơ của khối dân chúng ở đó. Sự bước xuống của ngôn ngữ Đạo lý từ nhà Phật đến nhà Chúa là bước giáng thế của Chúa Jesus vào bình diện Thân xác để cùng chịu chết nhằm cứu rỗi nhân loại. Có lẽ mảng Đạo lý bị hiểu lầm nhiều nhất giữa hai tôn giáo đó, là vị trí bản thể của Chúa và Phật trong liên hệ đến cá nhân. Ai cũng biết, theo Phật Thích Ca thì “Phật tại Tâm” – một tính thể khai mở và Giác ngộ Chân Tâm từ trong năng lực Tự-Ý thức duy chủ quan. Tuy nhiên, theo sự hiểu lầm của đa số khi nói về Chúa thì phần lớn nhân cách hóa Chúa Trời và Chúa Jesus là hai đối thể nhân cách tách biệt khỏi năng lực Tinh thần nội tại của cá thể. Nhưng khi chúng ta đọc kỹ Tân ước – ngay cả tín đồ Thiên Chúa giáo cũng ít khi làm chuyện nầy – sẽ thấy rằng thông điệp về Chúa giống như của Phật. Hãy đọc Luke 17: “Vương quốc Chúa Trời ở ngay trong Tâm ngươi” – The Kingdom of God is within you. Cao đồ Paul trong thư gởi cho dân Corinthians cũng minh định, “Các bạn phải biết rằng con người là đền thờ của Chúa, và Tinh thần Chúa Trời ngự trị trong Tâm chúng ta.” (Corinthians 6, 13). Hay khi đám dân Do Thái muốn giết Chúa Jesus, cáo buộc Ngài, “Ngươi là người mà tự cho là con Chúa.” Jesus trả lời, “Có phải điều đã viết trong luật (Do Thái giáo) rằng, ‘tất cả các ngươi đều là chúa (gods)’.” (John 10). Phần lớn các bản dịch sang Việt ngữ dịch chữ “gods” là “thần” – một sai lỗi căn bản về thần học. Đây là tiền đề quan yếu nhất của Phật và Chúa: Ta là Phật đã thành, các ngươi và chúng sanh là những vị Phật sẽ thành. Cũng vậy, Chúa Jesus đã tuyên ngôn một Chân lý tương tự: Ta là con Một của Chúa Trời cũng như các ngươi – tất cả chúng ta là Chúa Sẽ-Là. Đây là gốc rễ của mọi sai lỗi về giáo lý cho các tín đồ Thiên Chúa giáo khi họ gởi đức tin huyền nhiệm vào tính Chúa/tâm Phật như một đối thể khách quan, tách biệt khỏi cái ta một chủ thể Tự-Ý thức. Thông điệp đã rất rõ và không còn nghi ngờ gì nữa: Chúa và Phật là Chân Tâm ở trong năng lực Tự-Ý thức của Ngã thể cá nhân. Ta là TA ở trong ta. Đó là Chân lý vĩnh hằng trong ý niệm Tam ngôi nhất thể – Trinity – của tất cả các tôn giáo.

# 314: Giáo lý từ Phật Thích Ca là một hiện thân Đạo lý từ Chân Tâm cho một trình độ Ngã thức đã được tiến hóa – như tầng lớp Brahman ưu việt của văn minh Ấn Độ vốn đã sinh nghiệm và từng trải qua một chiều dài lịch sử Đạo học siêu hình và đời sống Tâm linh sâu sắc. Nhưng khi chuyển hóa vào tầng lớp quần chúng căn cơ thấp kém và trần tục thì Phật giáo chia ra hai khuynh hướng. Một là sự bình dân và phổ thông đại chúng hóa qua bình diện Tịnh độ, nhằm đáp ứng với khối Ngã thể chưa có năng lực Tinh thần tương xứng – như nền tảng Đức tin trong tình cảm tôn giáo của Thiên Chúa giáo và Hồi giáo. Hai là, khuynh hướng trí thức hóa cao độ để rồi những gì Phật dạy, hay cho là lời Phật, đều trở thành thể loại Siêu hình học thuần trừu tượng phức tạp, vi diệu và cao siêu, vượt qua khả thể lãnh hội của hầu hết quần chúng. Ngày nay, như ở Việt Nam chẳng hạn, khối Phật tử Á Đông tự cho là học giả giáo lý nhà Phật, họ chỉ như một thứ trang điểm trí thức và một kiến lập căn cước tính cá nhân bằng lý luận triết học. Đây là khối tín đồ nhà Phật không có Đức tin tôn giáo như của Thiên Chúa giáo hay Hồi giáo. Khi tôn giáo mất hết chất men Đức tin từ trái tim thì nó giống như bức tượng thần đế không còn linh hồn, không chuyên chở linh thiêng hay mang tác động thuần phục siêu hình. Trong khi đó, khối bình dân Phật tử đi vào con lộ mê tín thuần-Tịnh-độ trộn lẫn các hình thái tín ngưỡng nhân gian tôn thờ những Thần đế hoang đường và hạ cấp. Đó là hiện trạng đạo Phật ngày nay ở Á Đông. Vấn đề xuống cấp của Thiên Chúa giáo ở Âu Mỹ và và Hồi giáo ở các quốc gia Trung Đông cũng đang trầm trọng không khác. Hiện nay, đầu thế kỷ 21, ở Tây Âu và Bắc Mỹ, truyền thống Thiên Chúa giáo nhất là qua phân nhánh Công giáo, đang đi vào con lộ thoái trào, vì tầng lớp tiến hóa cao cấp ở đó không còn tin – literally – vào những giáo lý từ Cựu và Tân Ước một cách thô thiển như giới fundamentalists tin vào Kinh thánh như một thiên sử ký thực hữu. Tuy nhiên, đây là câu chuyện cả hai ngàn năm sau. Chúng ta ở đây đang bàn đến vai trò Sử tính của Thiên Chúa giáo và chức năng của Chúa Jesus trong Thời quán chuyển hóa cho một khối nhân loại ở Không và Thời của Đế quốc La Mã.

# 328: Hay nói theo ngôn ngữ khác: Đạo Chúa Jesus là sự tiêu hóa, chấm dứt, hoàn thành – the ultimate and concrete consummation – của Đạo Phật Thích Ca. Khởi đi từ Khổ đế như một Chân lý cho Ngã thể, Phật Thích Ca đưa ra một hệ tín điều như là phương tiện, Pháp, nhằm giải cứu chúng sinh ra khỏi biển Khổ trầm luân. Tuy nhiên, như đã trình bày từ những trang trước, hệ thống siêu hình nhà Phật đi vào con đường siêu hình học đầy huyền bí, quá vi diệu sâu sắc, vượt qua trình độ thông thường của quần chúng. Thêm vào đó, đạo Phật khai mở một hệ thống Bản thể luận mà cứu cánh tính tối hậu là cái gì không thể nghĩ bàn – ngoại trừ một tính thể Phủ định từ cơ sở tư duy Lý tính. Nirvana, Niết Bàn, Tịch diệt, tánh Không, không phải là một đối thể cho Tri thức mà là những Khái niệm nói về thể trạng đạt được từ một thần nghiệm siêu hình – một thể loại Chánh định – samadhi/ecstasy/satori – chỉ có vài tu sĩ có thể chứng nghiệm được bởi công trình tu luyện cộng them bối cảnh duyên nghiệp tiến hóa cao cấp. Thể trạng Giác ngộ ở tầm mức huyền bí nầy không chỉ có trong truyền thống nhà Phật. Giác ngộ là một tính trạng huyền bí vốn là bản thể trong các truyền thống bí truyền khác, từ Ấn giáo sang Lão giáo hay Platonism, Thiên Chúa hay Hồi giáo. Từ Plotinus của Hy Lạp đến Augustine hay Theresa, Eckhart… trong dòng sống đạo Chúa, đều cùng nói đến tính thể chứng ngộ, hay hòa mình vào nước Chúa, bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Khởi thủy của Hồi giáo – Islam – là minh chứng rõ nhất về tính thể chứng ngộ, và mặc khải huyền bí nầy qua câu chuyện nhà tiên tri giáo chủ Mohammed. Tuy nhiên, giáo lý nhà Phật khi đi vào tầm căn cơ của giới cư sĩ trí thức và bình dân trung bình, các Khái niệm về tính thể Giác ngộ huyền bí trở thành những Khái niệm phủ định, để rồi làm mất đi chất men tình cảm cho Đức tin tôn giáo. Mà tôn giáo là gì nếu không phải là những Tín lý nhằm khai động và đánh thức Đức tin từ con tim các tín đồ. Từ đó, chúng ta có thể nhận ra vấn đề của nhà Phật. Phật tử không thể năng động trên thế gian qua cái ta Ngã thể đầy khiếm khuyết và Vô minh mà lại mang cứu cánh tính về chữ Không, hay Tịch tịnh, hay Không-Là. Theo suy tư thông thường, tôn giáo là con đường xác định thay vì phủ định, vinh hiển thay vì lu mờ, khẳng định thay vì từ chối, khai mở cái Hữu thay vì đi tìm cái Không. Đối với quần chúng trung bình chỉ cần cái phao Tịnh độ, chứ không cần thiết hay biết đến chiếc thuyền Trí tuệ siêu việt. Đạo lý nào cũng vậy, xưa đến nay, Đông sang Tây, đều nhắm đến sự cứu độ cho số đông trung bình với căn cơ yếu đuối và thấp kém – chứ không chỉ dành cho thiểu số thượng tầng elite nào. Vì Sử tính chuyển động theo mệnh lệnh Tiến hóa tùy thuộc vào tâm điểm trọng lực Tinh thần của nền văn minh liên hệ – Historicity moves and evolves from the gravitational center of the Spiritual state of a specific civilization. Đạo Phật tự nó quá cao siêu, đã đánh mất tâm điểm Tinh thần của số đông – và khi nó cố đáp ứng và thay đổi theo nhu cầu Tịnh độ cho tâm điểm đa số nầy, thì Đạo lý vi diệu đó trở nên một thể dạng bình dân nửa vời, vừa trí thức siêu hình vừa nghi ngờ thần linh, thờ Phật nhưng cùng lúc từ chối tính linh thiêng của Phật, nghi thức phức tạp và rườm rà nhưng trong thâm tâm lại coi thường tất cả mọi thể dạng hình thức. Cái linh thiêng trong Đạo lý nhà Phật đã bị lý tính hóa, để rồi chỉ còn cái vỏ ngoài của nghi lễ và triết luận rỗng không. Trong Cựu Ước có nói rằng, Thiên Chúa (theo hình ảnh Do Thái giáo) chấp nhận cái cực đoan, hoặc nóng hoặc lạnh, chứ không nguội – God loves either hot or cold but not lukewarm. Trong khi đó, con nhà Phật ở giới trung bình, nhất là giới trí thức nửa vời, là những kẻ “dở dở ương ương” không có chọn lựa dứt khoát cho con đường tu học – chỉ đứng lưng chừng, nửa thì trí tuệ, nửa kia tín ngưỡng thần linh, cuối cùng mất tất cả, không có cả trần gian lẫn thiên đường. Vì thế, trong giới trí thức ngày nay, nhất là thế kỷ 21 nầy, ở Việt Nam và Á Đông chẳng hạn, giáo lý nhà Phật chỉ còn được giới trí thức xem như một hệ thống siêu hình học ngang hàng hay cùng thể loại với các hệ thống siêu hình học khác – ngoại trừ một thiểu số rất nhỏ với trình độ tri thức và căn cơ Ngã thức đã được trưởng thành khá cao, như ở Âu Mỹ, thì câu chuyện Đạo Phật trở thành một cơ duyên Tiến hóa mới – mà chúng ta sẽ bàn đến ở chương cuối cùng.

# 329: Đạo lý nhà Phật và nhà Chúa cả hai đều điều hướng mũi tên Ngã thức ra khỏi trần gian Hữu hạn để khai mở chân trời Vô hạn trong Niết Bàn hay nước Chúa. Do đó, phủ định tính là mẫu số chung cho cả hai hệ Tín lý. Tuy nhiên, sự khác biệt căn bản giữa hai hệ Giáo lý là, trong khi nhà Chúa cho một đối thể xác định về Cứu cánh nước Chúa – ít nhất là bằng hệ biểu tượng Hiện thân – một cách rõ rệt; thì trái lại, nhà Phật chỉ cho tín đồ một khả thể Giác ngộ mà Tri thức bình thường không thể minh định được. Hình ảnh Chúa Trời như vị cha già – tóc bạc, khắt khe, nhưng đầy quyền năng, biết hết tất cả các ngõ ngách suy tư của tín đồ – là một hình ảnh gần gũi dễ nắm bắt, rất thực hữu cho kinh nghiệm thường nhật đối với đại đa số con người Tây Âu. Và khi vị Cha già đó vì yêu thương chúng sanh mà phải đưa đứa con Một xuống chịu chết thay cho nhân loại, nhằm cứu rỗi họ ra khỏi vòng tội lỗi, thì hình ảnh này trở nên một câu chuyện dễ nắm bắt và thông cảm. Những tâm hồn ngây thơ hay dù phức tạp nhưng đầy cảm xúc thiếu niên dễ bị tổn thương bởi ẩn dụ, khi đọc Tân Ước sẽ cảm nhận được một năng lực cảm xúc rất mạnh mẽ để họ cho đó là ân phước Thánh linh từ Chúa đã ban cho mình. Hãy đọc những trang cáo phó của người Việt trên các báo Việt ngữ ở hải ngoại để thấy sự khác biệt về tính thể thực hữu chắc chắn, hữu hình, cho người theo Đạo Chúa – “Được Chúa gọi về! Được hưởng nhan thánh Chúa” – khác với cái trừu tượng mơ hồ dành cho Phật tử – “Sớm siêu thoát! Về cõi Cực lạc.” Kinh nghiệm về chữ nghĩa cũng thế. Con người trí thức mức trung bình thích đọc truyện tiểu thuyết nói lên những triết lý về cuộc đời hay lịch sử hơn là đọc cuốn sách triết học cũng về đề tài đó. Vì sao? Tại vì tiểu thuyết nhân cách hóa khái niệm thành những nhân vật mà độc giả có thể nắm bắt được để cảm thông, chia sẻ. Còn sách triết trừu tượng không có cái chân thực để tư duy nắm bắt – nhất là trên bình diện cảm xúc, người đọc rơi vào khoảng trống khi không có thực tại tính của Con người và Lịch sử làm chất xúc tác tác động. Đó là lý do sơ đẳng nhất, tại sao Đạo Chúa qua nhân cách Chúa Trời và Chúa Jesus bám rễ vào tâm thức người Tây Âu dễ dàng. Dĩ nhiên, đối với giới trí thức tinh hoa, hình ảnh biểu tượng về Thiên Chúa theo Cựu Ước hay Tân Ước thì họ không chấp nhận, vì những biểu tượng đó chỉ dành cho giới bình dân với trình độ căn cơ còn thiếu niên chưa trưởng thành. Vì thế, Thiên Chúa giáo, nhất là phân nhánh Công giáo La  Mã, đang tàn lụi rất nhanh ở các quốc gia tiên tiến Tây Âu và Bắc Mỹ, chỉ còn phổ thông nơi các quốc gia đệ tam như Việt Nam, Phi Luật Tân, Châu Mỹ Latin. Ngay cả ở những nước thuộc Nam châu Mỹ, đạo Công giáo đã là tôn giáo cho tuyệt đại đa số, chẳng hạn như Argentina hay Colombia, Brazil, Chile… số tín đồ đi nhà thờ, đọc và tin Kinh Thánh cũng hiện đang sút giảm trầm trọng. Có lẽ, cơ đồ biểu tượng và nhân cách hóa vào trong Thực tại tính của quần chúng vốn đã là nền tảng cho đời sống Tinh thần cho giáo dân Thiên Chúa suốt hai ngàn năm nay, từ khi Chúa Jesus bước chân trên trái đất, nay bắt đầu hết chất men linh thiêng nội dung của nó. Từ khi Thiên Chúa giáo chia nhiều ngã rẽ, trong đó hai nhánh chính Tin Lành và Công Giáo, thì nhánh sau, Công Giáo, vẫn còn trĩu nặng với tính chất biểu tượng nhân cách. Người Âu có câu, “Dân Tin lành thì ăn ngon; dân Công giáo thì ngủ ngon,” hàm nghĩa (Tin Lành) khi từ giã bản sắc thiếu niên nặng về biểu tượng nhân cách thì dân tộc đó phát triển kinh tế chính trị và trở nên thịnh vượng vật chất; còn các quốc gia Công giáo vẫn mê đắm trong cơ đồ nhân cách hóa như câu chuyện có thật trong Lịch sử, thì bị nghèo đói lạc hậu, nhưng vì có niềm tin sâu sắc, và có biểu tượng, nên họ ngủ ngon giấc hơn.

# 333: Muốn đưa cái ta yếu đuối chưa trưởng thành qua sông Bát Nhã, TA từ Chân Tâm phải có một mệnh lệnh Đạo lý cho ta, như theo truyền thống Ấn giáo và đạo Chúa. Đó là cái ta Ngã thể phải Quy y, Phục tòng một Ngã thể cao hơn, vững chắc hơn, ở nơi một vị đạo sư chân thực và tỉnh thức. Vấn đề ở đây thuộc về giới tăng lữ Phật giáo. Mệnh lệnh quy y Tam Bảo của nhà Phật dành cho giới cư sĩ đã nắm được tinh hoa Đạo lý tùy thuộc nầy – nếu giới tăng sĩ Phật giáo xứng đáng là các nhân thể hiện thân cho cái Ta tỉnh thức. The novice’s will has to be surrendered to a higher will to advance. Ý chí của ta – của chú tiểu – phải đầu hàng và tuân phục hoàn toàn vào một Ý chí cao cấp, để có thể tiến bước. Ý chí cao cấp nầy là của một vị Đạo sư đã trải qua một nghiệm trình tu chứng tiến bộ và chân thực. Ngay cả trong môi trường tu viện Phật giáo, khi một chú tiểu non nớt tuổi đời, thiếu chín chắn về nhận thức, tri kiến chưa khai mở; thì với một Ngã thể yếu đuối khi bị mất lòng tin vào tăng sĩ chung quanh, trong khi Chánh Pháp lại quá cao siêu và khó khăn, cái ta của chú tiểu sẽ bị đắm vào gian nguy. Nếu không có sự phục tòng, quy y của ta vào một cái Ta cao hơn để được uốn nắn, dẫn dắt, điều chỉnh, giáo hóa huân tập đúng phương pháp và quy trình, hệ quả sẽ rất là tiêu cực. Cái ta non nớt sẽ cứ thế lớn lên, và bởi sự hấp thụ sai lạc, trở thành chức sắc tăng lữ với cái ta đầy ngã mạn, hãnh tiến, ngu dốt và vọng tâm. Tức là họ đã không có cơ hội được trưởng thành. Đây là lý do tại sao trong giới tăng sĩ Phật giáo ở Á Đông, phần đông tu sĩ đều mang khuyết điểm ngã mạn vì sự khiếm khuyết vừa nêu trên.

#334: Theo G. I. Gurdjieff, một huyền nhân gốc Armenia vào đầu thế kỷ 20, ông có nói đến sự phân loại các con đường tu luyện thân tâm. Theo đó có ba con đường chính: Fakir, Tu sĩ (monk), và Yogi. Các nhà fakirs tu luyện về phương diện Thể xác; tu sĩ về Tình cảm, Đức tin; và Yogi thì về Trí tuệ. Các fakirs trui luyện sức chịu đựng và phát huy kỹ năng cơ thể như các nhà võ sĩ, lực sĩ điêu luyện, biểu diễn nhiều tài nghệ như phép lạ, nhưng đối với các lãnh vực trí thức, cảm xúc, thì không phát triển và bị bỏ quên. Các fakirs là những võ sư ngu xuẩn với tánh tình con nít. Các nhà tu thì phát huy Đức tin, bồi đắp cảm tính tôn giáo, chân thành trong đời sống, nhưng ở hai bình diện Thân thể thì yếu đuối, Trí tuệ thì không phát triển, Tri kiến thì rất giới hạn. Tu sĩ là tín đồ ngu xuẩn với cơ thể yếu đuối. Con lộ thứ ba là của các yogi – Đạo sĩ – vốn phát huy khả năng Tri thức và Trí tuệ. Tu sĩ Phật giáo mang trọng tâm vào con lộ nầy vì đạo Phật tự tinh hoa là sự cải tạo và nối dài của truyền thống yogi Ấn Độ. Người yogi mở mang trí tuệ nhưng thân thể yếu đuối và tình cảm (emotion) thiếu trưởng thành. Như thế, có ba giới: fakir ngu đần, tu sĩ khờ khạo, yogi bất lực – ignorant fakir, naïve monk, and impotent yogi. Ở đây chúng ta đang bàn đến giới tăng lữ nhà Phật. Họ là những yogi theo Đạo lý Trí tuệ qua phương pháp hành thiền và giới luật. Tuy nhiên, như sơ đồ phân loại của Gurdjieff nói trên, họ là nhân thể với cái ta Ngã thể yếu đuối về cảm xúc, với nhiều bất cập trên bình diện thân thể. Điều nầy, theo truyền thuyết về Bồ Đề Đạt Ma đã truyền dạy cho các tu sĩ Trung Hoa ở tu viện Thiếu Lâm môn võ thuật nhằm phát huy bình diện Thân thể, nhằm quân bình lại phương pháp Thiền định bất động có thể gây hại cho sức khỏe cơ thân. Đây là thêm một cái nhìn để biết được tại sao tu sĩ nhà Phật phần lớn mang phẩm chất tánh khí như giới thiếu niên, thiếu trưởng thành, dễ bị thương tổn, đầy tự ái. Nguyên ủy của vấn đề là sự tu tập và phát triển một chiều, không đồng đều và không cân bằng, mà họ phải trải qua. Ngay cả năng lực phát huy Trí tuệ trong truyền thống nhà Phật cũng tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó sức khỏe Thân thể, Ngã thể (ego) vững mạnh, cảm tính trưởng thành là những yếu tố và điều kiện cần thiết không thể thiếu. Nói như Gurdjieff, muốn phát huy và thăng tiến Tri kiến và Trí tuệ thì bản sắc cá nhân – being – cần phải phát triển trước. Change in knowledge and wisdom requires a change in one’s being. Đối với đại đa số khối quần chúng Á Đông, như dân tộc Việt Nam xưa nay, trình độ Tiến hóa của họ – their beings – còn khá phôi thai, non yếu, nên Chánh Pháp vi diệu khó khăn của nhà Phật làm cho tập thể của cái ta Ngã thể ở thổ ngơi đó không tiến xa nhiều được. Họ cần có một cú sốc văn minh, và tôn giáo mới, để đánh thức Ngã thể yếu đuối của họ. Đó là nguyên ủy siêu hình trên cơ đồ Tiến hóa từ Sử tính ở đầu thế kỷ 18, khi người Tây Âu xâm chiếm và đô hộ Việt Nam gần thế kỷ, đem đến dân tộc nầy một nền văn hóa nặng về Ngã thức (egoism) cùng với hệ đức tin Công giáo.
NHL

Wednesday, July 15, 2020

A Vietnamese American/diasporic reading list by Nguyen Thanh Viet

A Vietnamese American/diasporic reading list

I often get asked what books people should read from Vietnamese American authors. Here's an annotated list, not comprehensive, along with some other diasporic authors thrown in. Big limit: everything is in English or translation. This rules out what people have been writing in Vietnamese. The American publishing industry only puts out about 3% of what it publishes as translations, which is a terrible ratio, and what's worse is that it's all translations of foreign literature. This ignores the many Americans writing in other languages, including Vietnamese people. We have work to do to get these works translated into English.

In reverse, very little Vietnamese American or diasporic literature is translated into Vietnamese. It’s a shame. I think that could help Vietnamese in Vietnam understand the diaspora better.

This list is far, far from complete. You can add your own suggestions in the comments.

I'm really, really amazed by what Vietnamese American and diasporic writers have accomplished. This is only a partial list. We have done our best, fought to get our voices heard, put out a wide range of writing across different genres, and we've been doing it since the 1970s. If we're not heard, it's not our fault.

Amy Quan Barry, She Weeps Each Time You're Born. One of the great underusing novels about wartime and postwar Vietnam. I loved it; it does exactly what I think an ethical fiction about war should do.

Le Ly Hayslip, When Heaven and Earth Changed Places. A moving memoir about a young girl caught between both sides of the war in Vietnam. I couldn't put it down when I read it in college. Still the only account we have written by a Vietnamese peasant. It's ironic that the war was fought in the name of the peasantry, but almost everyone who gets to speak about the war comes from elite or educated backgrounds.

le thi diem thuy, The Gangster We're All Looking For. A short, poetic, lyrical novel about the refugee experience and the losses that haunt refugees.

Ocean Vuong, On Earth We're Briefly Gorgeous and Night Sky with Exit Wounds. Like Barry, Vuong is both poet and fiction writer. Read both books. Intense accounts of refugee queer life and emotion.

Andrew X. Pham, Catfish and Mandala and The Eaves of Heaven. Nonfiction accounts of southern Vietnamese life. C&M is set during Vietnam's opening to a market economy in the 1990s, and Eaves is about his father, a southern Vietnamese officer. It's the best account I've read about an ARVN soldier's life.

Nam Le, The Boat. Le is Australian, and many of the stories in the book have nothing to do with Vietnamese people, as Le shows what he can do. But the book, from a Vietnamese point of view, is worth it just for the title story and especially for the legendary story "Love and Pity and Honor and Compassion and Sacrifice," just mind-blowingly good about what it means to write about Vietnamese refugee life.

Thi Bui, The Best We Could Do. Comic book memoir about refugee life, gripping from its opening scenes, delving into the lives of two generations. The paperback edition features a short dialogue between Thi and me, in comic book style.

GB Tran, Vietnamerica. Another comic book memoir about war, trauma, generations, the return to Vietnam, the search for history, truth, origins.

Linh Dinh, Love Like Hate. A scathing satire of both Vietnam and the United States, from wartime to postwar capitalism for both countries. Dinh doesn't let up on anyone or any side.

Nguyễ Phan Quế Mai (most Vietnamese American authors don't use the diacritical marks in their names, but she's an international author, born in VN and living in Indonesia), The Mountains Sing. An epic novel that spans the great famine of the 1940s, the land reform of the 1950s, and the American bombing of Hanoi of the 1970s. Also a poet. Truly an amazing read, a Grapes of Wrath for the Vietnamese.

Mai Elliot, The Sacred Willow. A family autobiography that also serves as a history of 20th century Vietnam. Very informative about this history for those who don't want to read actual histories.

Bao Phi, Sông I Sing. A slam poet and political activist, Bao Phi brings the fire and the rage with these poems of Vietnamese American life. Catch him in person if you can. He's a great reader.

Aimee Phan, We Should Never Meet. Moving short stories set in Little Saigon, California, about the orphan experience.

Dao Strom, The Gentle Order of Girls and Boys. Not all Vietnamese American literature is about the war, and it shouldn't be. These are four novellas about the lives of Vietnamese American women, focused on intimacy and emotions rather than history or politics.

Kim Thuy, Ru. Short, fragmentary, lyrical evocation of refugee life in Canada and the return to Vietnam. Deeply immersive, a sensational read, a literary triumph in Canadian literature.

Linda Le, Slander. Le is the best-known of the French authors of Vietnamese descent, and this is an intense depiction of the experience of colonialism, exile, and madness.

Monique Truong, The Book of Salt. Poetic, imagistic, imaginative account that begins from a fact: Alice B. Toklas and Gertrude Stein had a Vietnamese cook in 1920s Paris. What was his life like? Who was he? Truong's novel gives us answers.

If you can see them in the theater, catch Qui Nguyen's plays, Vietgone and Poor Yella Rednecks. They're funny, sexy hip hop musical dramedies, with lots of obscenities, about the Vietnamese refugees who went to Arkansas. Thoroughly enjoyable.

And for pure fun, don't miss Ali Wong's memoir, Dear Girls, which is vulgar, funny, and insightful, like her comedy. The chapter on returning to Vietnam is one of the best I've read about that experience.

Or read Phuc Tran's Sigh, Gone, a memoir about growing up in Pennsylvania, becoming a skate-boarding punk rocker who loves literature, and then turning into a teacher of classical languages and a tattoo artist. Unlikely and very funny.

Then there's Helen Hoang's highly readable The Kiss Quotient, a romance novel about a go-getting young woman with Asperger's who falls in love with her half-Vietnamese, half-Swedish male escort. He's the sexiest Vietnamese man ever put into words. Don't read if you don't like hot sex.

Others recommended: 
Dragonfish, which made the NY Times 100 notable books for 2015 by Vu Tran
Oanh Ngo's memoir, OF MONKEY BRIDGES AND BANH MI SANDWICHES.
Diana Khoi Nguyen and her book Ghost Of and poetry and fiction by Vi Khi Nao
Nguyen Qui Duc's Where the Ashes Are. Andrew LaM's Birds of Paradise Lost