Wednesday, March 3, 2021

Lời chào mừng bài pháp thoại đầu tiên trở lại giữa Đại Dịch Covid-19: Giới thiệu sách mới


Lời chào mừng bài pháp thoại đầu tiên trở lại giữa Đại Dịch Covid-19: Giới thiệu sách mới

Lời dẫn: Kính dâng Thầy bài viết về những gì con được nghe trong pháp thoại sáng nay. Kính tri ân Thầy… bài pháp thoại quá tuyệt vời mà con nghĩ khó có người diễn đạt nếu không có một trí thông tuệ căn bản. Kính chúc sức khỏe Thầy. 


Trái với sự háo hức chờ đón những bài pháp thoại về các 40 thiền sư trong tông phái Lâm Tế.... như TT Thích Nguyên Tạng - Trụ Trì Tu viện Quảng Đức có hứa (trong lời chúc Tết Tân Sửu vào mùng ba) hôm nay tôi lại được thông báo trước hai giờ pháp thoại bắt đầu với đề tài dành cho buổi đầu tiên trở lại ... đó là “Giới thiệu sách mới”.


Vì ít vào xem các trang Facebook nên khi mở máy để vào online tôi mới đọc được một tin trên Trang nhà Quảng Đức Facebook, Thầy cám ơn Huynh trưởng Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ về hai thùng sách gửi tặng từ trước Tết và tôi tự suy đoán… có lẽ sẽ giới thiệu những tác phẩm này chăng dù chưa biết nội dung sách mới này nói gì....? 


Tôi tự nghĩ thầm... cũng hay vì bây giờ trên YouTube các vị có tâm với Phật  Pháp dường như biết  nhu cầu thị hiếu ngày nay của chúng sinh bận rộn trong đời thường rất lười đọc sách mà chỉ thích nghe hơn vì có thể (một công hai chuyện) dù đang lái xe hay nấu ăn hoặc đang làm những việc thường ngày.


Thế  nên  ngày nay trên YouTube có rất nhiều sách nói online mà phần  lớn các đề tài được thâu lại từ của những video cũ mà không thấy giới thiệu sách mới ngoại trừ một vài tác phẩm best seller của những  tác giả mà tên tuổi đã quá quen thuộc với đọc giả hoặc với mục đích ca tụng một tài nhân  đã nổi tiếng từ lâu. 


Quả đúng như sự dự đoán của tôi, qua lời giới thiệu  đầu tiên, Thầy đã đề cập ngay về 40 tập sách gửi tặng từ thư viện Phật Việt và Lotus Media (nơi lưu trữ và ấn tống các tác phẩm của nền Phật Giáo Việt Nam từ quê hương và hải ngoại đã trải dài xuyên suốt từ 1964 đến ngày nay)  do hai huynh trưởng trong Gia Đình Phật Tử tại Hoa Kỳ đó là Tiến sĩ/Huynh Trưởng Tâm Thường - Định Bạch Xuân Phẻ (chùa Kim Quang tại Sacramento) và Huynh Trưởng Quảng Pháp Trần Minh Triết vừa được layout các PDF rồi gửi đến server của Amazon rất tiện lợi. Bạn đọc có thể theo link để order và được in ra, gửi đến tận nhà. 

Chúng ta sẽ nói về tiểu sử của cư sĩ Tâm Thường Định khi lướt qua các tác phẩm mà vị ấy đã ấn hành. 

Điều tôi hoan hỷ có được trong suốt 1:54:12 giờ pháp thoại, tự thấy mình đã nhận được từ nơi Giảng Sư, tôi cũng có nhiều điều trùng hợp và tâm đắc như: 


- điều lợi ích của việc đọc sách và nhất là 

 - hơn 50 % các tác phẩm trong 40 tập sách đó tôi đã đọc qua trên Trang nhà Quảng Đức và một số sách (hơn 10 quyển có trong thư viện nhà mình)! 

Nhưng với biện tài "Thuyết thông mà Tông cũng thông" nên Thầy đã lồng vào những sự hiểu biết của mình và tài ngâm thơ nên những lời giới thiệu của Thầy sẽ làm cho người nghe vội vàng đi tìm những sách trên. 


Thầy đã gửi gấm một thông điệp cho hành giả trên đường tu tập để tìm về cội nguồn tâm linh và giác ngộ là phải tập cho được một thói quen là Đọc sách.


Hơn thể nữa phải tự nhủ thầm "Một ngày mà không đọc sách sẽ giống như một gương mặt chưa được rửa sạch". 


Với những gương ẩn dụ từ cố Tổng Thống Mỹ J.F. Kennedy (rất thích đọc sách và đọc rất nhanh) Thầy đã cho biết thêm người giữ kỷ lục Guiness về đọc sách nhanh nhất hơn 31 năm nay là Howard Stephen Burr trong một phút có thể đọc được 25 ngàn từ và đã được mời đi khắp nơi trên thế giới để truyền cảm hứng. 


Thật ra cũng có nhiều vị bẩm sinh đã có sự thao luyện này có lẽ trong nhiều kiếp quá khứ mà ta chưa biết nhưng qua kinh nghiệm của Giảng Sư mình cũng có thể tập luyện  nếu có được bộ óc nhớ dai như Thầy Nguyên Tạng nghĩa là chỉ đọc tên sách và mục lục thì nó đã nằm trong bộ nhớ rồi...


Nào cùng nhau chúng ta  thụ hưởng 10 điều lợi ích của việc đọc sách mà Thầy đã chia sẻ nhé: 


1- Giúp giảm stress 

2- Mở rộng vốn từ vựng của mình 

3- Để hiểu được thêm người khác (vì văn tức là người) 

4- Nuôi dưỡng được ước mơ 

5- Làm mở rộng kiến thức 

6- Cải thiện khỏe năng tập trung 

7- Cải thiện viết lách 

8- kích thích trí não 

9- Là một loại hình giải trí mà ít tốn kém nhất 

10- Là viên thuốc ngủ


Giảng Sư cũng đã đưa lời khuyên cho  những người thích sưu tầm những loại sách quý (nghĩa về giá trị tinh thần ) đến từ nhà văn, nhà thơ, quản thủ thư viện và đã được giải thưởng Nobel về văn chương  năm 1924 đó là Ngài Anatole Frank (1844-1924) rằng: "Đừng bao giờ cho bất kỳ ai mượn sách" vì Ông thú nhận như sau: những quyển sách quý mà Ông đang lưu giữ đều mượn  và không chịu trả lại... của một người bạn nào đó! 


Là một người rất thích đọc sách từ thuở nhỏ nên tôi rất thích lời dạy của Thầy dành cho những ai cứ tự chữa thẹn rằng mình rất bận và không có thì giờ, nhưng cũng hối tiếc cho mình là kinh Phật thì chỉ mới đọc được full time 15 năm còn cần đến 50 năm mới bắt kịp với minh triết của các pháp môn tu... và thời gian còn lại có lẽ chờ đến kiếp sau! 


Phần lớn trong 40 tác phẩm mới này tôi thấy có 10 tập nói về một Danh tăng của GHPGVNTN - Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ mà hầu hết các tác phẩm và các bài thơ đã từ lâu được online trên các trang mạng Phật Giáo tại hải ngoại và Việt Nam và vì một lý do khác là tôi ưa chép lại làm tài liệu nên từ lâu rồi tôi chiêm ngoạn và ngâm nga thường xuyên chẳng hạn như các bài thơ mà Giảng Sư đã ngâm trong bài pháp thoại hôm nay như KHUNG TRỜI CŨ (trong Giấc mơ Trường Sơn) MỘT THOÁNG CHIÊM BAO (1976) tại rừng Vạn Giã, TÔI VẪN ĐỢI (1978) tại Saigon và QUÁN TRỌ NGÀN SAO (1979) tại trại giam Phan đăng Lưu. 


Theo Giảng Sư cho biết từ ngày được đệ tử của HT Tuệ Sỹ là Cô Tâm Minh - Vương Thuý Nga cấp Dũng trong Gia đình Phật Tử tại Mỹ trong những năm 1992 và  huynh trưởng Tâm Thường Định một thành viên, nên từ đấy Ngài Tuệ Sỹ là người gây cảm hứng cho Anh và Anh phát tâm in lại những tác phẩm của Ngài và những tác phẩm Anh  viết và sưu tầm  là để cúng dường Ngài Tuệ  Sỹ. Trước khi đi vào tiểu sử Hòa Thượng Tuệ sỹ và Huynh Trưởng Tâm Thường Định xin được liệt kê những sách vừa được layout và có trên tủ sách Amazon vừa được gửi tặng  đến Giảng Sư và đó là lý do có bài pháp thoại nầy. 


1. Sức Mạnh của Lòng Từ - Ngài Đạt Lai Lạt Ma - TT. Thích Nguyên Tạng dịch

2. Tuệ Sỹ Vị Thầy của bốn chúng - Tập sách song ngữ (tác phẩm mà Tâm Thường Định biên soạn để cúng dường nhân ngày sinh nhật của HT Tuệ Sỹ có hai bài thật cảm động : 

A- Tâm thư gửi Tăng sinh Huế ngày 28/10/2013

B- Suy nghĩ về đường hướng giáo dục Đạo Phật cho giới trẻ (Ngài đã gửi gấm những suy nghĩ về hiện thời để cho giới trẻ thấy rõ đường đi lối về

C- Những bài thơ của Ôn Tuệ Sỹ được Tâm Thường Định dịch ra Anh Ngữ 

D- Những bài thơ song ngữ của Htr. Tâm Thường Định về Thầy Tuệ Sỹ như Vị Thầy tiêu biểu: HT Thích Tuệ Sỹ  (mời xem tiểu sử Hòa Thượng Tuệ Sỹ do Giảng Sư tóm tắt rất hay và cảm động đến rơi nước mắt).

- Đôi mắt thần tiên  do Tâm Thường Định viết 

- Thiên nhãn do Tâm Thường Định viết 

- Mùa Xuân nhớ Thầy Tuệ Sỹ do Tâm Thường Định viết 


3. Thong dong khắp mọi nẻo đường (dầy 361 trang đúc kết về giáo dục) do Tâm Thường Định viết. 

Đấy chỉ là những sách  tiếng Việt,  Tâm Thường Định có thêm những tác phẩm viết bằng Anh Ngữ  như sau: 

4. Only Love can save us from climate change. (Đặc San Hoa Đàm - Tâm Thường Định chủ biên)

5.  Mindful Leadership - Learning Through the Practices of Mindfulness and Compassion 

6. Xuân Hỷ Xả dầy 514 trang với 52 bài của Chư Tôn Đức mà quan trọng nhất là Ý THỨC VỀ NGUỒN -- thông điệp của Đệ nhất Tăng Thống Đại Lão Hoà Thượng Thích Tịnh Khiết và những tim óc của Chư Tôn Đức.

7. Kinh Thắng Man và  diễn giải của Tuệ Sỹ 

8. Tuệ Sỹ - Đạo Sư, Thơ và Phương Trời Mộng (Tập 2) - Thích Nguyên Siêu 

9. Du già Bồ Tát Giới  của Tuệ Sỹ

10. Tô Đông Pha, những phương trời viễn mộng - Tuệ Sỹ 

11-Những đoản văn viết trong 25 năm qua của HT Thích Như Điển

12-Vua là Phật- Phật là Vua ( tác phẩm mới nhất ) HT Thích Như Điển

13- Đặc san Văn Hoá Phật Giáo ( chùa Viên Giác ) ấn hành vào 6/2020

14- Chiến tranh và Bất Bạo Động của Tổng Thống thứ hai của Ấn Độ Rajendra Prasad 

15- Thoát vòng tục lụy nguyên tác của HT Tinh Vân và được HT Thích Quảng Độ dịch Việt. Tác phẩm này được làm thành phim rất ăn khách tại Trung Hoa và Việt Nam 



gioi thieu sach 2

gioi thieu sach

gioi thieu sach

gioi thieu sach 4
Huynh Trưởng Tâm Thường Định, HTr Tâm Định & TT Nguyên Tạng
(Hình chụp ngay tại Tu Viện Quảng Đức vào ngày 26/12/2020 trong dịp 2 anh đến thăm Tu Viện Quảng Đức)
 
gioi thieu sach 3
Huynh Trưởng Tâm Thường Định & TT Nguyên Tạng
(Hình chụp ngay tại Tu Viện Quảng Đức vào ngày 26/12/2020 trong dịp anh đến thăm Tu Viện Quảng Đức,
anh và anh Tâm Định tổ chức buổi ra mắt sách lưu động chớp nhoáng để giới thiệu bạn độc khắp nơi)
gioi thieu sach 5
Huynh Trưởng Tâm Thường Định, Htr Tâm Định & TT Nguyên Tạng
(Hình chụp ngay tại Tu Viện Quảng Đức vào ngày 26/12/2020 trong dịp 2 anh đến thăm Tu Viện Quảng Đức)

16- Hướng đi của thời đại của HT Thích Đức Nhuận  chánh thư ký GHPGVNTN dưới thời Đệ Nhất  Tăng Thống Thích Tịnh Khiết và là Thầy Y Chỉ của Giảng Sư Thích Nguyên Tạng 

17- Ước nguyện Phật Việt đang dỡ của HT Thích Hạnh Tuấn (đề tựa bài viết của TT Thích Nguyên Tạng trong tập kỷ yếu của HT Thích Hạnh Tuấn ) 

18- Chết và Tái Sinh / Thích Nguyên Tạng

19- Hoàng Đế Trần Nhân Tông - với các bài viết của Tiến sĩ Lê Mạnh Thát và Ngài Tuệ Sỹ và Thích Phước An. 

20- Đức Phật trên cõi phù du - Thích Phước An 

21- Hiu hắt quê hương ngọn cỏ hồng - Thích Phước An 

22- Giải thích những vần thơ của các vị Thiền Sư (Cư sĩ Như Hùng) 

23-Lời ca của gã cùng tử (đúc kết những lời ngỏ và lời bạt của Cư sĩ Tâm Quang -Vĩnh Hảo)

24- Cảm Đức Từ Bi (tản mạn về giáo lý và thơ ca ) của Cư sĩ Tâm Huy- Huỳnh Kim Quang 

25- Đêm nghe Sông Hằng Hát (nhà văn Trần Trung Đạo) 

26- Phổ Hương tình Thầy (Thích Từ Lực)

27- Chánh niệm trong đời thường (Tâm Diệu - Nguyên Giác - Tâm Thường Định chủ biên)

28-Viết từ phương xa (Nguyên Giác) 

29- Tu Bụi (Nguyên Thọ Trần kiêm Đoàn) 

30- Cuối đời lọc những tinh sương (Cư Sĩ Tâm Tấn) 

31- Những bước thăng trầm của HT Maha Narmada do Phạm Kim Khánh dịch 

32-Thầy Tăng Giữ Nước - Nguyễn Quỳnh 

33- Phật giáo với Dân tộc - Hoa Đàm Số 5 - Nhiều tác giả

34- Văn minh gửi cát bụi về mai sau (Tưởng niệm thi sĩ Nguyễn Đức Sơn) - Hoa Đàm Số 11 - Nhiều tác giả

35-Trước sự nô lệ của con người (HT Thích Minh Châu)

36- Bát cơm Hương Tích /Thích Nguyên Tạng


Và 3 tác phẩm Anh Ngữ do Cô Thục Nga Quảng Tịnh Hạnh đã  thỉnh và cúng dường Giảng Sư mà theo Giảng Sư đây là những sách rất có giá trị như: 


38- The Fresh Factor 

39- The Patience / Lama Zopa Rinpoche

40- Buddhist heritage of Pakistan 


Theo thiển ý tôi, Giảng Sư TT Thích Nguyên Tạng quá từ bi và luôn khiêm cung lễ độ với mọi người, đặc biệt với trí tuệ thông biện và từng đi hoằng pháp khắp nơi, giao tiếp đủ giới lại được may mắn có những bậc minh sư làm y chỉ, giáo thọ  nên chỉ có Thầy mới có thể biết từng vai trò, khả năng và hướng đi của mỗi tác giả trong 40 quyển sách này . 


Tôi chợt nhớ lại về Tử Vi thì có lẽ Thầy có cùng ngày sinh 5/12 với Ngài Kim Triệu của Nam Tông và vị Vua Phật Giáo của Thái Lan rất nổi tiếng là Bhumibol Adulyadej nên đã có một trí tuệ siêu phàm dù chưa đạt được Vô Sư Trí như Ngài Tuệ Sỹ chăng?


 Và cũng có thể ta bắt chước theo Ngài Milarepa là "người tu đạo chẳng cần gấp rút chứng đạo mà chỉ lo hành đạo suốt đời" thì Thầy Nguyên Tạng đã giúp ta trên con đường tâm linh ấy, các bạn nhỉ! 


Nào bây giờ bước vào tiểu sử của Ngài Tuệ Sỹ theo lời TT. Thích Nguyên Tạng trong pháp thoại này, các bạn nhé! 


Hòa Thượng Tuệ Sỹ (1943- ) sanh tại Pakse thuộc nước Lào nhưng thân sinh có gốc Quảng Bình là một nơi gọi là địa linh nhân kiệt ( cùng quê với HT Thích Trí Quang).


Năm 7 tuổi đã xuất gia và là đệ tử của H T Thích Trí Thủ có pháp hiệu là Thích Nguyên Chứng 


Ngài được cho là đã được VÔ SƯ TRÍ và được xem là một LIVING DICTIONARY vì cuộc đời Ngài đã gây cảm hứng cho biết bao người từ xuất thế gian cho đến thế gian thường tình. 

-Năm 1960 tốt nghiệp cao đẳng Phật học, 

-1965 tốt nghiệp Đại  học Vạn Hạnh và được mời trở lại làm Giảng Sư cho Viện  Đại học Vạn Hạnh và là tổng thư ký của tạp chí Tư tưởng Vạn Hạnh, một niềm hào của thời chấn hưng Phật học Việt Nam .


-1984 bị bắt vào tù chung với HT Thích Đức Nhuận, Tiến sĩ Lê Mạnh Thát, Ni Sư Thích Nữ Trí Hải và nhiều nhân vật tôn giáo khác .


- Năm 1988 bị tuyên án tử hình nhưng nhờ Phật giáo hải ngoại và hội nhân quyền Liên Hiệp  Quốc áp lực, Ngài được giảm xuống Chung thân khổ sai và đến 1998 thì được phóng thích. 


Trong thời gian trong tù Ngài có làm bài thơ mà ai nghe qua đều không cầm nổi nước mắt, nào mời các bạn cùng nghe PHỤNG THỬ NGỤC TÙ PHẠN được HT Thích Viên Lý dịch như sau: 


"Hai tay nâng chén cơm tù 

Dâng lên Từ Phụ, bậc Thầy Nhơn, Thiên

Thế gian huyết hận triền miên 

Ôm bình cơm độn lặng yên lệ trào "


Đặc biệt  trong thời gian tại  tù, khi được  thăm nuôi Ngài chỉ xin được cung cấp các sách kinh và nhất là sách về IT nhờ đó mà khi ra tù Ngài đã sử dụng thành thạo Computer.


Còn nhiều và nhiều tư liệu khác nữa mà Giảng Sư muốn tuôn trào cho chúng đệ tử được nghe thêm nhưng thì giờ buổi pháp thoại không cho phép nên chúng tôi chỉ biết trân trọng tri ân Giảng Sư và quyết giữ mãi trong lòng những điều được nghe và ôm ấp trong tim những lời dạy Thánh Hiền như sau: 

-Tuổi trẻ học Phật phải có mục đích, niềm tin không bị lung lay để tự thực tập khả năng tư duy bén nhạy và linh hoạt để có lập trường vững vàng cho bản thân 


-Đừng làm một hạt giống chưa nẩy mầm mà đã mục rã 


Thế hệ trẻ phải đứng vững trên đôi chân và cặp mắt sáng để làm nguồn mạch vẫn ngấm ngầm tuôn chảy vô tận...

-Thật ra kiến thức Phật học không khác với kiến thức thế gian nhưng chỉ cần đừng phục vụ cho quyền lợi cá nhân và phải có tinh thần tỉnh thức.


Tôi đã rưng rưng nước mắt khi nghe Thầy nhắc lại câu nói sau đây: 

"Bản chất thực của chiến tranh VN là một bi thảm của dân tộc mà đau khổ chỉ ngập đầu người dân.

Về nguồn là hoàn thành sứ mệnh giữ nước như một thời oanh liệt của tiền nhân Lý Trần thế kỷ thứ 9-13.

Về nguồn là xóa đi hận thù trên một ý thức hệ cảm thông và tình yêu chân thực" 


Bây giờ tôi mới thấy trân quý hai chữ VỀ NGUỒN làm sao và trong lòng đang lên nỗi cảm xúc khó tả! 


Vâng cũng như Thầy đã cám ơn nhã ý của Huynh Trưởng Tâm Thường Định - Bạch Xuân Phẻ và đã tóm tắt hành trạng của Anh từ ngày qua định cư tại Mỹ năm 1991 với tuổi đời chưa đến 50.  (Sinh năm 1976) tại Quy Nhơn Anh đã đóng góp vào nền tảng Phật giáo tại Hải ngoại với Thư viện Phật Việt, với Lotus Media và với khả năng trình độ tốt nghiệp cao học, tiến sỹ về giáo dục và giảng dạy hóa học cho học sinh trung cấp. Tuy có gia đình và 2 con nhưng anh đã giảng dạy Thiền Chánh Niệm và là huynh trưởng Gia đình Phật tử của chùa Kim Quang Sacramento.  Kính tán dương công đức hai anh  Cư Sĩ Tâm Thường Định - Bạch Xuân Phẻ và Cư Sĩ Quảng Pháp - Trần Minh Triết.


Lời kết: 


Kính bạch Giảng Sư TT Thích Nguyên Tạng, kính tri ân Ngài đã phổ biến và giới thiệu những sách mới và quý hiếm đã có sẵn trên tủ sách Amazon và như con học được "Thầy phải là một chỗ nương dựa vững chắc nào đó mới quy tụ được những bậc tài danh tìm đến" 


"Kính chúc sức khỏe Ngài và kính chúc Ngài luôn tịnh lạc miên viễn 

Kính tán dương chúc phúc người Tuệ Trí! 

Tư tưởng, ngôn ngữ, hành động hướng về Chân, Thiện, Mỹ, 

Phụng hiến thế gian theo nghĩa nhiệm mầu 

Tự nguyện hội nhập đời sống chứa mọi khổ đau 

Với Tâm Bồ Để, phát triển Từ Bi, Hy sinh, Nhân Ái!" 


Huệ Hương,

Melbourne 2/3//2021 

Nguồn: Quảng Đức 

Tuesday, March 2, 2021

Thích Nguyên Siêu: Lời tòa soạn, sắp ra mắt tập san văn hóa PHẬT VIỆT

 



Chứng Minh: THÍCH THẮNG HOAN | Thích Tuệ Sỹ

Chủ Nhiệm | Chủ Bút: Thích Như Điển | Thích Nguyên Siêu
Thư Ký Tòa Soạn: Tâm Thường Định | NGUYÊN KHÔNG
Kỹ Thuật: Nhuận Pháp | Uyên Nguyên

ĐỊA CHỈ TOÀ SOẠN
Chủ Bút: 4333 30th St, San Diego, CA 92104 | Điện thoại: 619.416.9520
Email: thichnguyensieu_thgl@yahoo.com

Thư Ký Tòa Soạn: 3119 Alta Arden Expy Sacramento, CA 95825 | Điện thoại: 916.607.4066

Email: Tâm Thường Định: phexbach@gmail.com | Nguyên Không: hopthutuankhanh@gmail.com

                                  Thư Tòa Soạn

Thời gian như đến rồi đi, như trồi rồi hụp, thiên thu bất tận, không đợi chờ ai và cũng chẳng nghĩ đến ai. Cứ thế, nó đẩy lùi mọi sự vật về quá khứ và luôn vương bắt mọi sự vật ở tương lai, mà hiện tại nó không bao giờ đứng yên một chỗ. Chuyển động. Dị thường. Thiên lưu. Thiên biến. Từ đó, con người cho nó như vô tình, như lãng quên, để rồi mất mát tất cả… Đến hôm nay, bổng nghe tiếng nói của các bạn hữu, các nhà tri thức hữu tâm, có cái nhìn đích thực rằng: “Đạo Phật và Tuổi Trẻ.” “Phật Việt Trong Lòng Tộc Việt.” “Dòng Chảy của Phật Giáo Việt Nam” hay “Khởi Đi Từ Hôm Nay.” Tiếng vang từ những lời nói ấy, đánh động nhóm người chủ trương, đặt bút viết tâm tình này.

Đạo Phật có mặt trên quê hương Việt Nam hai ngàn năm qua, đã chung lưng đấu cật theo vận nước lênh đênh, khi lên thác, lúc xuống ghềnh, luôn đồng hành với dân tộc. Khi vua Lê Đại Hành hỏi Thiền sư Pháp Thuận về vận nước như thế nào, dài ngắn, thịnh suy? Thì Thiền sư Pháp Thuận đã thấy được vận nước của quê hương mà trả lời rằng:
“Vận nước như dây quấn
Trời Nam mở thái bình
Vô vi trên điện các
Xứ xứ hết đao binh.”

Đây là một chứng minh Đạo Phật cùng song hành với dân tộc.

Đến triều đại nhà Lý, Thiền sư Vạn Hạnh cũng như các thức giả, sĩ phu đương thời đã lập Lý Công Uẩn – Lý Thái Tổ lên ngôi để giữ yên bờ cõi. Trước giờ thị tịch Thiền sư Vạn Hạnh đã để lại bài kệ chứng đắc:
“Thân như bóng chớp chiều tà
Cỏ xuân tươi tốt thu qua rụng rời
Thịnh suy, suy thịnh việc đời
Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành.”

Vua Lý Nhân Tông đã có lời truy tán Thiền sư Vạn Hạnh như sau:
“Vạn Hạnh thông ba cõi
Thật hợp lời sấm xưa
Quê nhà tên Cổ Pháp
Gậy chống giữ nghiệp vua.”

Thiền sư đã cùng vua giữ gìn sơn hà xã tắc ngày một âu ca thái bình hơn một trăm năm. Đến triều đại nhà trần, có vua Trần Nhân Tông bỏ ngai vàng điện ngọc lên núi Yên Tử ẩn tu, chứng ngộ đạo Thiền, thành Thiền Tổ Trúc Lâm Yên Tử mà người đời tôn xưng là Điều Ngự Giác Hoàng Phật Tổ.

“Dòng chảy của Phật Giáo Việt Nam” tiếp tục vượt qua tất cả mọi chướng ngại, thịnh suy của cuộc đời, đến thời cận đại có Bồ tát Thích Quảng Đức đã vị Pháp thiêu thân, bằng ngọn lửa Từ Bi và trái tim bất diệt để bảo vệ Đạo Pháp trong cơn hoạn nạn tự do tín ngưỡng và giữ vững nền tự do dân chủ nước nhà.

Trên là một vài chứng minh: “Phật Việt Trong Lòng Tộc Việt” suốt dòng lịch sử Phật Giáo Việt Nam trên quê hương.

Vấn đề còn lại là: “Đạo Phật và Tuổi Trẻ.” Chúng ta phải làm gì? Và làm gì trong giá trị: “Khởi Đi Từ Hôm Nay.” Chúng ta nhất quán, cùng nhìn về một hướng để góp sức, chung lòng cho “tuổi trẻ” có phương tiện trau dồi Phật Pháp, học hỏi tiếng Mẹ đẻ và tuổi trẻ đi bằng đôi chân của chính nó. Tạo ý thức. Gây hiểu biết xây dựng quê hương, yêu thương dân tộc, giống nòi như các thế hệ cha ông đã từng trải. Có được như thế thì quả thật vai trò của “Phật Việt” hôm nay mới đúng nghĩa, trên hướng đi, “Đạo Phật Việt Nam.”

Thẩm định bằng giá trị bởi chính nó, cho nên nhóm chủ trương tiếp tục vực dậy những gì đã bỏ lửng trong nhiều năm qua, nay xin được tiếp tục, ước mong, chư vị thiện hữu tri thức góp lời và đồng hành với “Phật Việt” ngày thêm tốt đẹp hơn trên tiến trình phụng sự Đạo Pháp và Tuổi trẻ hay rộng ra là thế giới con người.

Tư duy mà không “Khởi Đi Từ Hôm Nay” thì cũng chưa thực nghiệm để có được trải nghiệm trên tiến trình phụng sự, mà trong nhà Phật có nói là “hạ thủ công phu.”

Nền văn hóa trí tuệ được đầu tư bởi nhiều chất xám, của nhiều cây bút gạo cội, của nhiều tấm lòng ưu tư về nhiều thế hệ mai sau, để nuôi lớn những gì đang cần nuôi lớn, để duy trì, tiếp nối cái truyền thống của Cha Ông. “Phật Việt” ở giữa lòng “Tộc Việt.”

Trân Trọng

Thích Nguyên Siêu

"Danh sách tác giả cộng tác số báo có thể sẽ được cập nhật thêm trước ngày phát hành"

DVTGP: Tranh Luận và Khoan Dung: Th.19 Giáo điều, nguồn gốc tranh chấp

Tranh Luận và Khoan Dung

Th.19 Giáo điều, nguồn gốc tranh chấp

Những bài kệ sau đây trích từ bốn bài kinh của một phần trong Kinh Tập (Sutta-nipāta) gọi là Phẩm Tám (Aṭṭhaka- vagga). Phần này là một bản kinh có rất sớm, vì được trích dẫn trong một số kinh điển sơ kỳ khác; đặc biệt nhấn mạnh việc không bám chấp vào các quan điểm và ý kiến.

Nhiều người nói lên với ác ý, những người khác nói ý chân thật. Mâu-ni không dự phần tranh cãi, do vậy Mâu-ni không chướng ngại.

Làm sao tự mình vượt tà kiến,[1] bị dục lôi kéo bám sở thích, tự mình tư duy thành định kiến, tuyên thuyết giáo điều như tư duy.

Những ai do vọng tưởng phân biệt, tôn sùng hành bất tịnh hữu vi, thấy đó có lợi cho tự thân, bám chặt những gì không ổn định.

Tỳ-kheo tu tối thắng tịch diệt, không khoe ta có giới như vậy, không đề cao những gì trong thế gian, những điều thiện nhân chê phi thánh.

Những ai bám chặt vào các pháp, không dễ siêu việt các kiến chấp, cho nên kẻ nào trụ trong đó, người ấy xả chánh, thủ tà pháp.

Họ nói duy chỉ đây thanh tịnh, trong các pháp khác không thanh tịnh, y chỉ điều này nói đây tịnh, mỗi mỗi tự nói thuyết ta tịnh.[2]

Vào giữa đại chúng muốn thuyết lý, chúng đối địch nhau, gọi nhau ngu; y chỉ tự tông mà tranh luận, tự khen tự nói ta thiện xảo.

Ta bằng, ta hơn, hoặc ta kém: ai nghĩ như vậy khởi đấu tranh; ai không dao động ba thứ này, không nghĩ ta bằng, hay hơn, kém.

Bà-la-môn nói gì đều đúng? Hay sai? Vì vậy gây đấu tranh. Với ai không nghĩ bằng, không bằng, người ấy do đâu gây tranh luận?

Những ai lìa tưởng, không hệ phược, những ai tuệ giải thoát không si.

Những kẻ chấp tưởng và chấp kiến, đi khắp thế gian để tranh cãi.

Mỗi mỗi chấp riêng kiến giải mình, kẻ khéo tranh cãi, quyết nhiều lý: “Ai nói như vầy là biết pháp. Ai chê, người ấy không rốt ráo.”

Như vậy chấp riêng rồi tranh cãi, chê người khác ngu, không thiện xảo.

Tất cả đều nói ta thiện xảo, vậy ai trong đó thuyết như thật? Không khứng nhận pháp của người khác, chê ngu, thấp kém, tuệ hạ liệt

Tất cả đều ngu, tuệ hạ liệt. Tất cả chấp riêng kiến giải mình.

Nếu theo kiến riêng mà thanh tịnh, trí giả thiện xảo tuệ cực tịnh; thế thì không ai tuệ hạ liệt, vì mọi kiến giải đều rốt ráo. Ta không nói điều này như thật, hỗ tương đối địch gọi nhau ngu. Mỗi chấp kiến riêng là sự thật, nên nói kẻ khác là ngu si. Điều mà người này nói như thực, người khác cho là hư ngụy, dối. Như vậy chúng tranh chấp tranh luận; sao các sa-môn không nhất trí?

Sự thật chỉ một không có hai, trong đó biết rõ, không tranh cãi. Tự khen chân lý thành lắm loại; vì vậy sa-môn không nhất trí.[3]

Tự xưng thiện xảo các luận thuyết, sao nói sự thật có lắm loại? Phải chăng sự thật nhiều sai biệt, hay chỉ tùy niệm theo suy lý?

Trong đời, sự thực vốn thường hằng, không nhiều sai biệt, trừ do tưởng[4]. Suy lý vọng tưởng trong các kiến, phân biệt thành hai: đúng, hoặc sai.

The DuṭṭhaṭṭhakaPasūraMāgandhiya and a-viyūha SuttasSutta-nipāta 780–787, 824–825, 842–847, 878–886dịch Anh P.D.P.

_______________________________________

[1] Chữ Pāli diṭṭhi, Anh dịch: dogmatic view: quan điểm giáo điều (đây được dịch là ‘tà kiến’). Phật dùng từ này để chỉ cho tất cả những quan điểm tư biện được biết đến trong thời đại của Ngài. Kinh Phạm Võng (Brahmajāla Sutta) của Trường Bộ (Dīgha-nikāya) nêu tất cả có sáu mươi hai (hay đúng hơn là 62 cơ sở cho các quan điểm thuộc tầm mức thấp hơn), nhằm liệt kê đầy đủ các giáo điều biện luận về nguồn gốc của tồn tại (sáng thế vũ trụ luận) và định mệnh cuối cùng của chúng sanh (thế mạt luận).
[2] Ý kiến chủ quan mà người ta thường có xu hướng bám chấp, coi như sự thật khách quan.
[3] Cần lưu ý ở đây rằng tuyên bố của đức Phật rằng có một chân lý (sự thực, hoặc thực tại: sacca) và không có cái thứ hai, không có ý định khẳng định chân lý tuyệt đối, mà là để chứng minh rằng chứng ngộ Niết-bàn tịch tĩnh, từ tri kiến của Phật, là một thực tại có thể thấy được, thế thì không có gì để tranh luận.
[4] saññā: Anh dịch: perception (tri giác). Căn nguyên giác quan của nhiều cấu trúc (phân biệt) về chân lý được ghi chú ở đây, chỉ ra rằng ngoại trừ do tưởng (saññā) không thể có nhiều thứ chân lý (sự thực) khác nhau. Saññā đại biểu cho minh giải chủ quan của những gì được đưa ra ngang qua các quan năng nhận thức giác quan; để có hiểu biết chân thật, saññā cần được hướng dẫn tường tận bởi minh trí.

 

__________________________________

THỈNH SÁCH
PHẬT ĐIỂN PHỔ THÔNG
DẪN VÀO TUỆ GIÁC PHẬT

Chủ Biên:
LÊ MẠNH THÁT | TUỆ SỸ

Đức Đạt Lai Lạt Ma 14: Cây Che chở của Duyên khởi: Sự Quán Chiếu cuả Tu sĩ Phật giáo về Trách nhiệm Sinh thái

 

Trong những chuyến công du của tôi đến các quốc gia trên khắp thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, tôi thấy những người ham mê lạc thú, và những người khổ đau. Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ dường như đã đạt được ít hơn nhiều so với cải tiến số; sự phát triển thường mang một chút ý nghĩa là; càng ngày càng có nhiều ngôi biệt thự ở trong nhiều thành phố. Kết quả là sự cân bằng sinh thái – nền tảng chính của cuộc sống trên trái đất – đã bị ảnh hưởng rất nhiều.

Mặc khác, trước đây người Tạng sống một cuộc sống hạnh phúc trong những điều kiện thiên nhiên, không ô nhiễm. Ngày nay, toàn thế giới – bao gồm cả Tây Tạng – sự suy thoái sinh thái đang nhanh chóng vượt quá giới hạn. Tôi hoàn toàn tin rằng, nếu tất cả chúng ta không nỗ lực phối hợp, với một trách nhiệm bao quát, chúng ta sẽ thấy sự suy thoái dần dần của hệ sinh thái mong manh yểm trợ cho chúng ta, dẫn đến một sự suy thoái không thể thay đổi được và không thể thu hồi được của Trái Đất – hành tinh của chúng ta.

Đây là những vần thơ đã được sáng tác ra để nhấn mạnh mối quan tâm sâu sắc của tôi, và để kêu gọi mọi người quan tâm liên tục nỗ lực bảo tồn và cứu chữa sự suy thoái môi trường của chúng ta.

1. Kính lễ Đức Như Lai
Sanh từ họ Iksva-ku
Quy mạng Vô Thượng Tôn
Chứng nhập pháp giới tánh
Thấu rõ tánh duyên khởi
Giữa hữu tình, vô tình
Sanh tử và Niết Bàn
Tán loạn và bất động.
Vì từ bi, nhân đức
Dạy pháp cho chúng con
Và cả cõi thế gian.

2. Kính lễ Đức Quan Âm
Hiện thân của từ bi
Của tất cả chư Phật
Chúng con xin cầu Ngài
Giúp con tinh tấn mãi
Trên bước đường tu học
Chứng nhập thực tánh pháp
Thoát khỏi vòng vô minh.

3. Tâm chúng con nhiễm nặng
Chấp chặc tự ngã kia
Từ vô thỉ kiếp trước.
Vì nghiệp chướng si mê
Của tất cả chúng sanh
Hủy hoại và tàn phá,
Làm ô nhiễm môi trường.

4. Những ao hồ trong mát,
Dần bị ô nhiễm nặng.
Màn trời trong tự nhiên (tầng Ozon)
Bị cháy ở nhiều nơi,
Chúng sanh khổ vì bệnh
Chưa từng thấy trước đây.

5. Những núi tuyết bất diệt,
Lộng lẫy và huy hoàng,
Tan dần thành nước xiết.
Những đại dương hùng vĩ,
Mất cân bằng mãi mãi,
Nhấn chìm những đảo xanh.

6. Thủy tai cùng phong tai,
Tàn phá không giới hạn.
Sức nóng làm khô cằn
Những cánh rừng tươi tốt.
Môi trường bị nhiễm mặn,
Từ đại dương mênh mông.

7. Dù người có giàu sang,
Cũng không mua được khí
Trong lành như thuở xưa.
Mưa và sông suối thảy,
Cũng bị ô nhiễm luôn,
Nguồn nước cũng bị nhiễm
Khó mà khôi phục lại.

8. Loài người và vô lượng,
Chúng sanh trên đất liền,
Cũng như ở dưới nước,
Quay cuồng trong khổ đau,
Do bệnh tật quái ác.
Tâm chúng mờ lu dần,
Với hôn trầm, thùy miên,
Và vô minh nặng nề.
Niềm hỷ lạc giải thoát,
Vẫn còn xa, xa lắm.

9. Chúng ta làm nhiễm ô
Không cần sự che chở
Của người mẹ thiên nhiên.
Đốn sạch sẽ cây cối,
Nuôi lòng tham hạn hẹp
Biến đất đai màu mỡ
Thành sa mạc khô cằn.

10. Các công trình nghiên cứu
Y học và thiên văn
Cũng đã chứng minh rằng
Bản chất nội tâm ta,
Có quan hệ mật thiết
Với môi trường xung quanh.

11. Trái đất là nhà chung
Của muôn loài chúng sanh,
Bình đẳng không thiên vị
Dù hữu tình, vô tình.
Chính Đức Phật đã thuyết,
Lời chân chánh như vậy
Với trước sự chứng minh
Của Quả đất – Đại Địa.

12. Đức Phật – bậc cao quý
Thấy được lòng từ mẫn
Của mẹ thiên nhiên kia
Và tỏ lòng biết ơn
Với trái đất vĩ đại
Nơi bình đẳng dưỡng nuôi
Chúng hữu tình, vô tình.
Chính nơi này nên được
Chăm sóc với tấm lòng
Yêu thương và quan tâm.

13. Xả rác làm nhiễm ô,
Tứ đại trong tự nhiên,
Và hủy hoại sự sống
Của nhân loại đang có.
Cần phải chú ý đến
Những hành động của mình
Để mang lại lợi ích
Cho muôn loài chúng sanh.

14. Đức Phật bậc đại giác,
Đản sanh dưới gốc cây,
Cũng chính dưới bóng cây,
Ngài vượt mọi tham ái,
Và đạt được giác ngộ,
Ngài cũng nhập Niết Bàn,
Trong rừng cây Sa-la.
Đức Phật đã bày tỏ
Lòng quý trọng cây cối.

15. Nơi đây Đức Văn Thù
Đã hóa thân thị hiện,
Thân rực rỡ của Ngài
La-ma Tông Khách Ba
Biểu thị cho cây trầm
Có hàng trăm ngàn tượng
Của Đức Phật vĩ đại.

16. Hàng thiên nhân xuất thế
Cùng chư thần địa phương,
Và hương linh vô hình
Thường sống tại thân cây.

17. Dưỡng cây cối xum xuê
Sẽ có không khí sạch
Duy trì cuộc sống này.
Mỗi khi thấy cây xanh
Tâm ta an lạc hơn.
Dưới bóng cây mát đó
Là nơi nghỉ tuyệt vời.

18. Trong Luật tạng Phật dạy:
Chư Tỳ Kheo chăm sóc
Cả những cây mỏng manh.
Từ đây ta học được,
Công đức của việc trồng
Và chăm sóc cây xanh.

19. Đức Phật đã ngăn cấm
Chư Tỳ Kheo tự mình,
Hay sai người cắt cây,
Phá hủy những hạt giống,
Làm cỏ xanh khô héo.
Chính điều này giúp ta
Yêu thương và bảo vệ
Môi trường của chúng ta.

20. Các cõi trời thường nói,
Cây phát ra phước đức
Của Phật Đà Thích Ca,
Cũng phát vi diệu âm,
Những pháp môn vi diệu
Như giáo pháp vô thường.

21. Chính cây mang mưa đến
Giữ phì nhiêu cho đất.
Cây Kal-pa-ta-ru,
Viên mãn những mong cầu,
Cho chúng sanh muôn loài,
Thực sự trụ nơi này
Trái đất của chúng ta.

22. Vào thuở xa xưa đó,
Tổ tiên ta ăn quả,
Mặc lá của cây rừng,
Dùng cây rừng cọ xát
Để lấy lửa sử dụng,
Sống dưới tán lá cây
Để tránh những hiểm nguy.

23. Thậm chí trong thời nay,
Thời khoa học công nghệ,
Cây cung cấp nhà ở,
Ghế cho ta an tọa,
Và giường cho ta nằm.
Khi tâm bị bốc cháy
Bởi ngọn lửa sân hận,
Gây các cuộc xung đột.
Thì cây mang mát mẻ,
Khiến tâm kia tỉnh lại.

24. Trong cây có âm vang
Của muôn loài chúng sanh
Sống trên quả đất này.
Khi trái đất tan biến,
Cõi đất được đặt tên
Theo giống cây Diêm Phù,
Lúc đó sẽ chỉ có
Cảnh hoang mạc tồi tàn.

25. Không gì thân yêu bằng
Mạng sống của chúng sanh.
Nhận thấy được điều này,
Trong Luật tạng Phật dạy,
Không dùng nước có trùng.

26. Ở những nơi hẻo lánh
Ở Hy Mã Lạp Sơn
Vùng đất của Tây Tạng.
Từ thuở xưa đã có
Cấm săn bắn, câu cá
Và trong các thời kỳ,
Thiết kế những công trình,
Các truyền thống thế này
Lại trở nên cao quý,
Vì nó đã bảo trì,
Trân quý bao sinh mạng,
Của những loài yếu đuối,
Bất lực, không tự vệ.

27. Chơi đùa với mạng sống
Của loài hữu tình khác
Như hoạt động thể thao
Săn bắn và câu cá,
Là bạo lực với chúng.
Điều này không cần thiết
Vì vi phạm quyền lợi
Của tất cả chúng sanh.

28. Ân cần với thiên nhiên
Và tất cả sinh vật,
Nương tựa nhau mà sống
Cả hữu tình, vô tình.
Ta không nên lơ là
Phải luôn luôn nỗ lực
Giữ gìn và bảo tồn
Năng lượng của tự nhiên.

29. Ta nên tổ chức hội
Trồng cây trong mỗi năm.
Với tinh thần trách nhiệm
Phụng sự cho chúng sanh
Đem lại những lợi ích,
Và an lạc rộng lớn
Cho tất cả chúng sanh.

30. Nguyện việc tốt lành này
Làm giảm những việc ác,
Và những điều sai trái,
Nuôi dưỡng và làm tăng
Phồn vinh cho thế giới.
Nguyện điều này tiếp thêm
Năng lượng cho hữu tình,
Và giúp chúng thành công.
Nguyện vô lượng an lạc,
Và vô lượng kiết tường,
Rải đều khắp muôn phương

Bài thơ này được phổ biến nhân dịp Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma tặng một tượng Phật cho nhân dân Ấn Độ và để đánh dấu ngày khai mạc Hội nghị Quốc tế về Trách nhiệm Sinh thái: Cuộc Đối thoại với Đạo Phật ngày 02 tháng 10 năm 1993 tại New Delhi ( Một quyển thơ, bằng tiếng Tạng và tiếng Anh được phát hành bởi Tibet House, New Delhi)

Nguồn: VĂN PHÒNG THÁNH ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

COMMON BUDDHIST TEXT: GUIDANCE AND INSIGHT FROM THE BUDDHA: 7b. PART I: THE BUDDHA | CHAPTER 1: THE LIFE OF THE HISTORICAL BUDDHA | Conception, birth and early life

 

Chief Editor: Venerable Brahmapundit
Editor: Peter Harvey

Translators: Tamás Agócs, Peter Harvey | Dharmacārī Śraddhāpa | P.D. Premasiri
G.A Somaratne | Venerable Thich Tue Sy

PART I: THE BUDDHA

 CHAPTER 1: THE LIFE OF THE HISTORICAL BUDDHA

Conception, birth and early life

L.2    Prediction of his future greatness

This passage tells of how the gods informed a sage of the birth of the bodhisatta, and how he eagerly went to see him, and predicted his future attainment of awakening.

The seer Asita saw King Sakka[1] and the host of the Thirty gods[2] who were joyful and happy and in their clean garments, praising exceedingly, having held up a cloth.

Seeing the gods were pleased in mind and cheerful, having paid his respects, he said this there: ‘Why is the community of gods extremely happy? What do they celebrate holding up a cloth?’

Even when there was a battle with the demi-gods, the victory went to the gods (and) the demi-gods were defeated. Even then there was no such excitement. Having seen what marvel are the Maruts (the gods) elated?

The gods shout, sing, and play music; they slap their arms, and dance. I ask you the

inhabitants of the Meru’s crest:[3] Sirs, please dispel my doubt quickly.’

‘The bodhisatta, excellent jewel, incomparable, has been born in the village of the Sakyans, in the Lumbinī country, in the human world for our benefit and happiness. So we are jubilant, exceedingly pleased.

He is the best of all beings, the topmost person, the human bull, the greatest among all people. Roaring like a mighty lion, the overlord of animals, he will cause the wheel (of Dhamma) to turn in the grove named after the seers.’[4]

Having heard the utterance, he descended hastily and arrived at the dwelling of Suddhodana.[5] Having sat down there the seer said to the Sakyans:  ‘Where is the young boy? I too wish to see him.’

The Sakyans then showed the child, the young boy, who was resplendent with glory, perfect in complexion, like burning gold burnished by an incredibly skilful smith in the very mouth of the furnace, to the one called Asita.

Seeing the young boy blazing like fire, purified like the lord of stars going in the sky, like the glittering sun released from clouds in autumn, he, being joyful, experienced abundant rapture.

The Maruts held in the sky an umbrella with many ribs and a thousand circles. Yak-tail fans with golden handles fluttered up and down; but the holders of the umbrella and the fans were not seen.

The seer called Kaṇhasiri (Asita), the one with matted locks, having seen (the young boy) like a golden ornament on a pale red blanket, and the white umbrella being held above his head, with gladdened mind, cheerful, received him.

Having received the Sakyan bull, examining him, he, an expert in marks and mantras, raised his voice with confidence: ‘This one, incomparable, is supreme among the two legged (humans).’

Then, reflecting on his own departure, being dejected, he shed tears. Seeing the seer wailing, the Sakyans said: ‘Surely, there will not be any danger to the young boy’?

Seeing the Sakyans unhappy, the seer said: ‘I do not see any harm destined for the young boy. Nor will there be any danger for him. This is not an inferior being. Be pleased.

This boy will reach the peak of awakening. Seeing what is supremely purified, having sympathy for the benefit of the great majority, he will turn the wheel of the Dhamma.44 His holy life45 will be widely known.

Little of my life here remains; then there will be death for me. I shall not hear the Dhamma of the peerless one; so I am afflicted, overwhelmed by disaster, miserable.

Nālaka Sutta: Sutta-nipāta 679–694, trans. G.A.S.

______________________________________________

[1] Sakka, king of gods as he is called, is the ruler of the group of the Thirty-three, a heaven in the realm of sensual desire. In the Vedic religion, he is known as Indra, a forceful and sometimes intoxicated god, but in Buddhism he is transformed into a virtuous heavenly king, called sakka, able or capable, understood to be a follower of the Buddha. Interestingly he is married to Sujā, from the opposing demi-gods!
[2] A round figure reference to thirty three gods.
[3] Meru, also known as Sumeru (excellent Meru) is the tallest mountain in the Indian mythology.
[4] This refers to the Isipatana grove in Varanasi, where the Buddha’s gave his first discourse.
[5] Suddhodana, the Sakyan ruler of Kapilavatthu, is the father of the bodhisatta.