Friday, April 9, 2021

BBT Sen Trắng Hoa Kỳ: ĐIỂM TIN TRONG NGÀY 09 THÁNG TƯ, 2021

Chân Văn Đỗ Quý Toàn: Nền Tảng Kiên Cố 

CHAN VAN DO QUY TOAN 16.jpg


Tiếng Việt Nam ngày nay dùng rất nhiều chữ Hán Việt khiến ngay cả người mình cũng có khi lầm, nghĩ rằng ngôn ngữ của mình đã Hán hóa cả rồi. Thực ra, mức độ Hán hóa trong từ vựng, tức là các tiếng lẻ để dùng trong tiếng Việt, không cao hơn trong tiếng Nhật Bản, một nước suốt lịch sử chưa bao giờ bị người Hán cai trị. Sống bên cạnh nền văn minh Trung Hoa, thấy những cái hay của họ, dân tộc nào cũng muốn học. Học rất nhiều, nhưng vẫn không mất gốc, đó mới là thành tựu đáng kể.
Bây giờ thì người mình không lo tiếng Việt “chết” nữa. Nhưng có thể tưởng tượng trong một ngàn năm Bắc thuộc chắc tiếng nói của tổ tiên mình đã bị áp lực rất mạnh của giống dân đến cai trị mình. Chắc có nhiều lúc tiếng Việt bị đe dọa đến mức có thể tiêu vong. Nếu dân Việt bị đồng hóa thì tiếng Việt có may mắn sống sót cũng chỉ còn là một ốc đảo thổ ngữ trong nước Trung Hoa rộng lớn. Một phép lạ là sau hơn một ngàn năm Bắc thuộc, tiếng Việt vẫn tồn tại cho tới bây giờ mà không “chết.” Nói “phép lạ” thì cũng hơi ngoa. Vì khi quan sát hiện tượng các ngôn ngữ đã chết, hoặc dù bị tấn công vẫn không chết, chúng ta có thể giải thích và hiểu được tại sao tiếng Việt không chết.
Nói chung, các ngôn ngữ có thể “chết,” giống như các sinh vật khác. Khi những người cuối cùng nói một ngôn ngữ qua đời thì ngôn ngữ đó chết. Trên thế giới hiện nay có khoảng sáu đến bảy ngàn tiếng nói khác nhau; trong đó có hơn 3,000 tiếng nói rất ít người sử dụng; đó là những ngôn ngữ đang “trên giường bệnh,” đang lo sẽ chết. Hiện nay, trung bình cứ nửa tháng lại có một ngôn ngữ biến mất luôn trên mặt đất. Ngay tại khu đô thị New York ở Mỹ, trong số 800 ngôn ngữ do di dân từ khắp thế giới về đó sử dụng, có khoảng một trăm ngôn ngữ sắp biến mất, vì chỉ còn một vài cụ già nói thông thạo. Các sinh viên ngữ học ở New York đang có một đề tài để đua nhau làm luận án! Đó là những cái chết “tự nhiên,” không phải vì bị “bức tử.” Trong thời Bắc thuộc, tiếng Việt cũng có thể chết một cách tự nhiên, nếu không được tổ tiên chúng ta giữ gìn... | https://sentrangusa.com/2021/04/09/chan-van-do-quy-toan-nen-tang-kien-co/

THICH TU LUC 4.jpg


Theo tâm nguyện chung và với tinh thần xây dựng, tôi ước mong các Chúng, một cách thực tế hơn nữa, hãy vận dụng việc tìm hiểu Kinh Kim Cang trong việc phá chấp, thấy được chân tánh và làm lợi cho Tổ chức. Chúng ta hãy thử lấy tinh thần Tu tập Bát Chánh đạo và Lục Hòa để phá trừ ngũ dục thế gian, tức là tài, sắc, danh, thực, thùy, vốn là những yếu tố khiến con người bị lôi cuốn, vướng mắc vào tranh chấp, tạo nên khó khăn, nghi kỵ nhau. Tiến trình tu tập này gồm có 3 nội dung, và chúng ta có thể thực tập trong Trại Vạn Hạnh vào tháng 4 tới đây tại Trung tâm:
- Bước đầu, khuyến thỉnh Huynh trưởng các cấp phát tâm thọ Thập Thiện giới nhằm bày tỏ lòng tha thiết muốn cầu giới tu tập và việc này có ý nghĩa tiến thêm một bước trong việc xác định con đường tu tập.
- Đề nghị đặt trọng tâm quán chiếu vào năm thứ dục lạc trong đó yếu tố DANH là chính yếu. Hiện tình cho thấy vấn đề Danh đã chi phối và ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần hoạt động chung đồng thời đem lại hậu quả không hay cho tổ chức. Danh phát sinh tâm phân biệt và là nguyên ủy của mọi vọng động phương hại đến tinh thần đoàn kết của một tập thể. Khi chúng ta có ý thức cống hiến, dấn thân PHỤNG SỰ cho xã hội, cho tha nhân thì ở phương vị nào chúng ta cũng sống, làm việc Hài Hòa với nhau.
- Yêu cầu tất cả Trại Sinh thực tập và thực thi sâu rộng Chánh Niệm và hạnh Lục Hòa trong một ngày trại Vạn Hạnh.
Dùng Chánh niệm làm chủ sáu căn. Gìn giữ ngôn ngữ, thái độ, hành động và cả suy nghĩ không làm tổn thương nhau.
Áp dụng hạnh Lắng Nghe, tập nói lời Ái Ngữ để nuôi dưỡng tình Lam. Cuối ngày, dành một vài giờ thảo luận về đề tài thực tập trên và tìm ra kinh nghiệm học hỏi đáng ghi nhận... | https://sentrangusa.com/2021/04/09/thich-tu-luc-thu-goi-anh-quang-quy-huynh-kim-lan-ban-ham-thu-trai-van-hanh/

Bài Mới Cập Nhật, 9 tháng Tư, 2021:

1. BHDTƯGĐPTVN | Trại Đào Tạo Huấn Luyện Viên | Phú Lâu Na | Đề tài 3: Con Người “Huấn Luyện Viên” | https://sentrangusa.com/2021/04/09/bhdtugdptvn-tai-lieu-huan-luyen-trai-huan-luyen-vien-phu-lau-na-de-tai-3-con-nguoi-huan-luyen-vien/

2. Quang Minh Thich | FSU Library: Vietnamese Buddhism in America | 3-CHAPTER 1: The Transmission of Buddhism to Vietnam | Part 2 | https://sentrangusa.com/2021/04/09/quang-minh-thich-fsu-library-vietnamese-buddhism-in-america-3-chapter-1-the-transmission-of-buddhism-to-vietnam-part-2-a-brief-history-of-vietnamese-buddhism/

3. Thích Nhất Hạnh: Từ Bi Là Hành Động | Trích “Trái tim của Bụt – Bài 23: Tu tập từ quán” | https://sentrangusa.com/2021/04/09/thich-nhat-hanh-tu-bi-la-hanh-dong-trich-trai-tim-cua-but-bai-23-tu-tap-tu-quan/

4. Fukuzawa Yukichi | Phạm Hữu Lợi dịch Việt: Tự Do Không Phải Chỉ Biết Là Có Tôi, Cho Riêng Tôi | https://sentrangusa.com/2021/04/09/fukuzawa-yukichi-pham-huu-loi-dich-viet-tu-do-khong-phai-chi-biet-la-co-toi-cho-rieng-toi/

5. Tâm Chánh Đạo Ngô Văn Thi | Tiểu Luận Kết Khóa Vạn Hạnh I: Giáo Dục Phật Giáo Trong Thời Hiện Đại Cho GĐPT | Liên quan đến sinh hoạt GĐPT Việt Nam tại Hoa Kỳ | https://sentrangusa.com/2021/04/09/tam-chanh-dao-ngo-van-thi-tieu-luan-ket-khoa-van-hanh-i-giao-duc-phat-giao-trong-thoi-hien-dai-cho-gia-dinh-phat-tu-lie%cc%82n-quan-den-sinh-hoat-gia-dinh-phat-tu-viet-nam-tai-hoa-ky/
6. Human Rights Watch (2009): The Resistance of the Monks | Buddhism and Activism in Burma | IX. International Networks | https://sentrangusa.com/2021/04/09/human-rights-watch-2009-the-resistance-of-the-monks-buddhism-and-activism-in-burma-ix-international-networks/

7. Buddhism For Kids: BASIC BUDDHISM | FACTS ABOUT BUDDHISM FOR KIDS: Buddhist Holidays & Festivals | https://sentrangusa.com/2021/04/09/buddhism-for-kids-basic-buddhism-facts-about-buddhism-for-kids-buddhist-holidays-festivals/

8. Duncan Ryūken Williams | Interview | BCBS: Wings of Wisdom and Compassion: Lessons of Freedom from Japanese American Internment in WWII | https://sentrangusa.com/2021/04/09/duncan-ryuken-williams-interview-bcbs-wings-of-wisdom-and-compassion-lessons-of-freedom-from-japanese-american-internment-in-wwii/

9. Justin Whitaker | Nguyên Giác (dịch): The Birth of an American Form of Buddhism: The Japanese-American Buddhist Experience in World War II | Phật Giáo Hoa Kỳ Thời Chiến | https://sentrangusa.com/2021/04/09/justin-whitaker-nguyen-giac-dich-the-birth-of-an-american-form-of-buddhism-the-japanese-american-buddhist-experience-in-world-war-ii-phat-giao-hoa-ky-thoi-chien/

10. Thị Nghĩa Trần Trung Ðạo: Những Cánh Chim Oanh Vũ Trong Sân Chùa Ấn Quang | https://sentrangusa.com/2021/04/10/thi-nghia-tran-trung-dao-nhung-canh-chim-oanh-vu-trong-san-chua-an-quang/

Justin Whitaker | Nguyên Giác (dịch): The Birth of an American Form of Buddhism: The Japanese-American Buddhist Experience in World War II | Phật Giáo Hoa Kỳ Thời Chiến

Nói “thời chiến” nơi đây là nói về thời Đệ Nhị Thế Chiến. Có một phần chưa được khảo sát tận tường, chưa được biết rộng rãi trong lịch sử Đạo Phật tại Hoa Kỳ: đó là một thời chiến tranh trong thế kỷ 20, và chính phủ Mỹ đã nhìn Phật Giáo như một cộng đồng khả nghi và không thân thiện.

Sau đây là bản dịch bài “The Birth of an American Form of Buddhism: The Japanese-American Buddhist Experience in World War II” (Sự Ra Đời của một Phật Giáo Có Sắc Thái Hoa Kỳ: Kinh Nghiệm Phật Tử Mỹ Gốc Nhật Bản trong thời Thế Chiến 2) của nhà bình luận Justin Whitaker trên tạp chí Buddhistdoor Global, ấn bản ngày 9 tháng 5/2019.

*

Đối với nhiều người, câu chuyện về Phật Giáo tại Hoa Kỳ khởi sự với các nhà thơ Beat trong thập niên 1950s, hay các trí thức hip-pi trong các thập niên 1960s và 1970s. Thực tế, Phật Giáo đã vào vùng đất Hoa Kỳ ít nhất một thế kỷ trước đó với các di dân Châu Á từ khắp bờ Thái Bình Dương. Năm 1893, các tu sĩ đầu tiên của tông phái Jodo Shinshu (Tịnh Độ Chân Tông) vào San Francisco, thiết lập cơ sở rồi sẽ trở thành giáo hội Buddhist Churches of America. Và, theo học giả và tác giả Duncan Ryuken Williams, bước đi đó nằm trong các kinh nghiệm của Tịnh Độ Chân Tông và các Phật tử Nhật Bản khác trong Thế Chiến 2 rồi từ đó một Phật Giáo Hoa Kỳ độc đáo được hình thành.

Câu chuyện khởi sự từ sau trận Nhật Bản tấn công Pearl Harbor (Trân Châu Cảng) ngày 7 tháng 12/1941, khi căn cước Mỹ của người Mỹ gốc Nhật, đặc biệt với Phật Tử Mỹ gốc Nhật, bị nêu lên thành nghi vấn.

Khoảng hai tháng sau đó, vào ngày 19 tháng 2/1942, trong nỗ lực ráo riết tham chiến, Tổng Thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt ký sắc lệnh Executive Order 9066, cho phép giam khoảng 120,000 người Mỹ gốc Nhật. (Người Dịch: cần ghi chú cho rõ thêm, Wikipedia cho biết từ sắc lệnh này, 10 trại tập trung thiết lập tại 6 tiểu bang Hoa Kỳ, giam khoảng 112,000 người gốc Nhật, cả nam nữ và trẻ em, trong đó 2/3, khoảng 70,000 người là công dân Mỹ; cùng với khoảng 11,000 người gốc Đức và 3,000 người gốc Ý, và một số tỵ nạn gốc Do Thái.)

Trong cuốn sách mới ấn hành, nhan đề “American Sutra: A Story of Faith and Freedom in the Second World War” (NXB Harvard University Press 2019), tác giả Duncan Ryuken Williams — giáo sư về tôn giáo, văn hóa và ngôn ngữ Đông Á, và là giám đốc trung tâm USC Shinso Ito Center for Japanese Religions and Culture – kể lại câu chuyện người Mỹ gốc Nhật trong Thế Chiến 2, đặc biệt tập trung vào vai trò Phật Giáo ảnh hưởng. Ông khảo sát về ý nghĩa của cương vị vừa là người Mỹ, vừa là Phật Tử đối với người Mỹ gốc Nhật trong thời chiến tranh, và về thái độ kỳ thị và thành kiến bộc phát trở lại.

(ND: nhan đề sách trên có thể dịch là “Kinh Hoa Kỳ: Chuyện Về Niềm Tin và Tự Do trong Thế Chiến 2” – tác giả chơi chữ, vì “Sutra” có nghĩa là Kinh Phật tông phái Đại Thừa. Từ đây, sách này sẽ viết tắt là American Sutra.)

Như Janis Hirohama đã viết:
Toàn bộ cộng đồng Mỹ gốc Nhật chịu thiệt hại trong thời chiến, nhưng như tác phẩm American Sutra cho thấy, Phật Tử đặc biệt trở thành đối tượng bị nhắm vào. Các giới chức chính phủ và quân sự Hoa Kỳ xem Phật Giáo như là không-phải-Mỹ và xem Phật Tử nhiều phần là không trung thành với Hoa Kỳ. Hầu hết các tu sĩ Phật Giáo đã sớm bị bắt và tống giam sau trận đánh Trân Châu Cảng, và các hạn chế gay gắt đưa ra đối với việc hành đạo của Phật Giáo tại Hawaii và lục địa Mỹ.” (The North American Post)

Quan ngại về việc người Nhật hành đạo Phật Giáo phù hợp với nỗi lo đối với các tôn giáo không-Ky-Tô trong lịch sử Hoa Kỳ, “từ nghi ngờ lan rộng của cái gọi là ‘heathen Chinee’ (có thể dịch theo ý nghĩa: người Tàu tà ma ngoại đạo) [chữ này phổ biến rộng bởi nhà văn Mỹ Bret Harte trong nỗ lực không thành công chế giễu kiểu chống người Trung Hoa thời đó] trong cuối thế kỷ 19, cho tới cảnh giác khẩn về một ‘‘Hindoo peril’ (hiểm họa Ấn Độ Giáo) đầu thế kỷ 20, tới kiểu Islamophobia (kỳ thị ghét bỏ Hồi Giáo) trong thế kỷ hiện nay. Ngay cả trước khi tuyên chiến với Nhật Bản, các Phật Tử cũng đã bị thiếu tin tưởng tương tự.” (Smithsonian.com)

Williams viết về kinh nghiệm của Phật Tử Mỹ gốc Nhật tại Hawaii:
Đợt bắt giam sớm các nhà lãnh đạo Phật Giáo, dù là công dân Mỹ hay không, là một tín hiệu của trận bố ráp rộng lớn hơn nhắm vào các tôn giáo không-Ky-Tô trên các đảo Hawaii. Theo lệnh thiết quân luật, thành kiến sai lệch rằng giáo dân Thiên Chúa Giáo Mỹ gốc Nhật trung thành với Hoa Kỳ hơn ngày càng hiện rõ, và thái độ kỳ thị lịch sử đối với Phật Giáo và Thần Đạo (Shinto) càng gay gắt hơn.

Do vậy, trong mấy năm đầu cuộc chiến, Phật Tử và người theo Thần Đạo bị hạn chế, không cho hành đạo, và phải thỉnh nguyện với Sở Tình Báo Lục Quân G-2 để xin phép, hầu hết là bị từ chối, khi xin tụ tập ở các chùa và đền của họ. Nhiều ngôi đền Thần Đạo, như đền Izumo Taisha tại Honolulu, đã bị chính quyền tịch thu và tuyên bố là “quà tặng” cho thành phố và quận Honolulu. Trên đảo Kauai, Phòng Thống Đốc Quân Sự điều hợp việc đóng cửa các trường dạy tiếng Nhật trên đảo cùng với việc giải thể các ngôi chùa Phật Giáo. Tận cùng, 13 trong 19 ngôi chùa Phật Giáo trên đảo bị xóa sổ.” (American Sutra: A Story of Faith and Freedom in the Second World War)

Đời sống nơi các trại tập trung đầy gian nan. Nhiều người bị giam trong đó được cho vài giờ đồng hồ rời nhà vào trại chỉ với đồ đạc mang theo trên lưng họ. Tuy nhiên, Phật Tử Mỹ gốc Nhật đã kiên trì gìn giữ bản sắc tôn giáo của họ và việc hành trì.

Tù nhân trong trại giam ở Fort Lincoln, North Dakota, đã đón mừng Đại Lễ Hanamatsuri [Đại Lễ Phật Đản] bằng cách rót cà phê pha ngọt lên pho tượng Phật đản sanh gọt cắt từ một củ cà rốt. Các Phật Tử trẻ sanh tại Hoa Kỳ trở thành các lãnh đạo trong các trại tập trung, với các YBA (Hội Phật Tử Trẻ) tổ chức các sinh hoạt xã hội và tụ họp làm lễ Phật Giáo  để giúp tăng sinh lực cho các tăng đoàn của họ.” (The North American Post)

Williams viết trong cuốn American Sutra:
Đức Phật dạy rằng căn cước là vô thường, và cũng không tách rời thực thể của các căn cước khác. Từ điểm nhìn này, Hoa Kỳ là một quốc gia luôn luôn chuyển biến năng động – một đất nước đang hình thành, các phần từ kết hợp và đặc tính liên tục chuyển hóa bởi các làn sóng di dân từ nhiều nơi trên thế giới, từ lời hứa của nó được hiển lộ không bởi một khẳng định của một căn cước tôn giáo và chủng tộc ưu thắng nào, nhưng là bởi sự công nhận các thực thể tương thông và tương tác của một phức thể gồm các sắc dân, các nền văn hóa và các tôn giáo mà phức thể đó làm phong phú cho tất cả mọi người.”

Và như thế, trong bóng tối chiến tranh và kỳ thị chủng tộc trong một “đất nước Thiên Chúa Giáo,” Williams cho thấy Phật Tử Mỹ gốc Nhật đã thiết lập nên Phật Giáo Hoa Kỳ. Chính là trong một trại tập trung, nơi có tên là trại Topaz War Relocation Center ở Utah, tổ chức Buddhist Missions of North America (Phật Tử Hoằng Pháp Tại Hoa Kỳ) đổi tên thành Buddhist Churches of America (Giáo Hội Phật Giáo Hoa Kỳ). Các chuyển biến khác từ lúc đó, có cả việc ngâm hát các bài kệ (thơ hay ca khúc Phật Giáo), sách về các nghi lễ PG tiếng Anh, và việc thiết lập các lớp Phật Học Chủ Nhật.

Williams viết rằng những thay đổi đó, và các thay đổi khác, trong và sau thời chiến, khai sinh ra một Phật Giáo với một căn cước Hoa Kỳ độc đáo. Ông cho thấy các trở ngại đã làm tăng thêm tín tâm  cho Phật Tử và các Phật Tử Mỹ gốc Nhật đã khẳng định quyền của họ “để tự xác minh như là một người Mỹ và là một Phật Tử, và hình thành một hình thức Mỹ chân thực cho Phật Giáo.”  (North American Post)

Williams kể lại trong sách về cuộc đời nhiều người bị rung chuyển vì biến đổi gay gắt và trong các chuyện đời đó đã tìm thấy một hòa lẫn của trí tuệ Phật Giáo và kinh nghiệm Hoa Kỳ: “Những chuyện bỏ quên từ lâu về các Phật Tử gốc Nhật nỗ lực xây dựng một Hoa Kỳ tự do – không phải là một quốc gia Thiên Chúa Giáo, nhưng một quốc gia của tự do tôn giáo – không chứa đựng những câu trả lời tận cùng, nhưng các chuyện này dạy chúng ta về sức năng động của chuyển hóa: những gì mang ý nghĩa trở thành Hoa Kỳ — và Phật Tử — như một phần của một thế giới chuyển biến năng động và tương liên.”

Sách đã lưu hành từ ngày 19 tháng 2/2019, được nhiều nhà bình luận và quần chúng ca ngợi trong khi Williams đi nhiều nơi cho các buổi ra mắt sách. Ngày lưu hành sách cũng là Day of Remembrance (Ngày Tưởng Nhớ), ngày để tưởng niệm việc tống giam người Mỹ gốc Nhật trong thời Thế Chiến 2.

(Dịch theo: https://www.buddhistdoor.net/features/the-birth-of-an-american-form-of-buddhism-the-japanese-american-buddhist-experience-in-world-war-ii)

Thursday, April 8, 2021

BBT Sen Trắng Hoa Kỳ: ĐIỂM TIN TRONG NGÀY 08 THÁNG TƯ, 2021

THÍCH NHẤT HẠNH: Tái lập truyền thông và đem lại sự hòa giải là chuyện có thể làm được...

 hoa-dam-2-truyen-thong-phat-giao.jpg

Tái lập truyền thông và đem lại sự hòa giải là chuyện có thể làm được. Sự thực tập ái ngữ và lắng nghe giúp cho chúng ta thiết lập lại truyền thông và đưa tới sự hòa giải. “Anh ơi, em biết là anh có rất nhiều khổ đau trong những năm vừa qua. Em đã không giúp gì được cho anh mà còn làm cho tình trạng trở nên tệ hại hơn. Em xin lỗi anh! Em không cố ý làm cho anh khổ. Nhưng em đã không thấy và không hiểu được nỗi khổ niềm đau trong anh, vì vậy anh phải giúp cho em. Anh phải nói cho em biết những gì trong lòng anh, những khó khăn và những khổ đau của anh. Em tin chắc rằng nếu hiểu được khổ đau trong anh thì em sẽ không hành xử như em đã từng làm những năm qua. Anh phải giúp cho em. Anh phải nói cho em biết những gì chất chứa trong lòng. “Đó là ái ngữ, là chìa khóa để mở cửa trái tim của người kia. Sự thực tập này rất là hiệu nghiệm, cho dù là giữa hai người đã có khó khăn trong 5 năm rồi. Người kia sẽ nói cho ta biết những gì trong trái tim họ và bây giờ ta có thể thực tập như Bồ tát Avalokiteshvara (Bồ tát Quán Thế Âm): Chỉ lắng nghe thôi và lắng nghe với tâm từ bi. Lắng nghe với tâm từ bi có mục đích: Giúp cho người kia trải hết lòng ra để cho họ bớt khổ.

Nếu người kia có những cái thấy sai lầm thì ta cũng không nên cắt ngang. Ta phải để cho người kia nói. Sau này, nếu có thì giờ thì ta sẽ cung cấp vài dữ kiện để người kia thấy được tri giác sai lầm đó, nhưng bây giờ thì chưa. Bây giờ là lúc mình thiết lập lại truyền thông và hòa giải với nhau. | Pháp thoại của Sư Ông Làng Mai ngày 27. 10. 2014 trong khóa tu chánh niệm dành cho thầy cô giáo và các nhà giáo dục được tổ chức tại Làng Mai từ ngày 25/10 – 1/11/2014 | https://sentrangusa.com/2021/01/12/hoa-dam-2-nghi-ve-truyen-thong-phat-giao/

DVTGP - Hòa bình, bạo lực, và tội ác.jpg

DẪN VÀO TUỆ GIÁC PHẬT | Hòa bình, bạo lực, và tội ác:
Chuyện kể trong đây cho thấy mối liên hệ giữa đạo đức và các điều kiện kinh tế của dân chúng. Nó chỉ ra rằng nguyên nhân chính cho sự suy giảm dần đạo đức là nghèo đói, chênh lệch kinh tế, và đói kém. Nó cũng cho thấy rằng thông qua sự phục hồi các tiêu chuẩn đạo đức trong xã hội mà một trật tự xã hội thịnh vượng cũng được khôi phục. Đoạn đầu kể theo một câu chuyện quá khứ xa xôi, nhưng sau đó được mở rộng vào tương lai xa xôi, khi đức Phật kế tiếp, đức Di-lặc/ Từ Thị Tôn (Metteyya), sẽ xuất hiện (mặc dù một thời đại hoàng kim tương lai như vậy sẽ tự nó đến một lúc cũng suy vong). Chuyện kể hàm ý rằng tuổi thọ của loài người tăng giảm tỷ lệ với đạo đức tổng thể. | https://sentrangusa.com/2021/04/08/dvtgp-hoa-binh-bao-luc-va-toi-ac-peace-violence-and-crime-th-32-ngheo-kho-va-bat-binh-dang-tai-san-la-nguyen-nhan-xa-hoi-bat-an-va-suy-doi-dao-duc-th-32-poverty-and-disparity-in-wealth-as-a/

BÀI MỚI CẬP NHẬT, 8 THÁNG TƯ, 2021 [ gồm các bài Việt ngữ, Song ngữ và Anh Ngữ ]

1. Nguyễn Hưng Quốc: Chuyện dạy tiếng Việt như một ngôn-ngữ-một-rưỡi | https://sentrangusa.com/2021/04/08/nguyen-hung-quoc-chuyen-day-tieng-viet-nhu-mot-ngon-ngu-mot-ruoi/

2. Hồi Ký Nguyễn Xuân Thu: Chương 2: Những chặng đường học tập | Chapter 2: My Education Journey | https://sentrangusa.com/2021/04/08/hoi-ky-nguyen-xuan-thu-chuong-2-nhung-chang-duong-hoc-tap-chapter-2-my-education-journey/

3. David Loy | Rocky Mountain Ecodharma Retreat Center | CJBS: Ecodharma: a new Buddhist path? | https://sentrangusa.com/2021/04/08/david-loy-rocky-mountain-ecodharma-retreat-center-ecodharma-a-new-buddhist-path/

4. Sen Trắng: Mừng Sinh Nhật H.Tr Nguyên An Tôn Thất Thái | https://sentrangusa.com/2021/04/08/sen-trang-mung-sinh-nhat-h-tr-nguyen-an-ton-that-thai/

5. Kobayashi Issa ( 小林一茶, Tiểu Lâm Nhất Trà) | Pháp Hoan dịch Việt: 51 bài Haiku | https://sentrangusa.com/2021/04/08/kobayashi-issa-%e5%b0%8f%e6%9e%97%e4%b8%80%e8%8c%b6-tieu-lam-nhat-tra-phap-hoan-dich-viet-51-bai-haiku/

6. Matty Weingast | BCBS: The First Free Women: Poems of the Early Buddhist Nuns | https://sentrangusa.com/2021/04/08/matty-weingast-bcbs-the-first-free-women-poems-of-the-early-buddhist-nuns/

7. Quảng Tịnh Nguyễn Chí Thanh | Tiểu Luận Kết Khóa Vạn Hạnh I: Vai Trò Huynh Trưởng | https://sentrangusa.com/2021/04/08/quang-tinh-nguyen-chi-thanh-tieu-luan-ket-khoa-van-hanh-i-lam-moi-sinh-hoat-gia-dinh-phat-tu-viet-nam-tai-hoa-ky/

8. Tâm Hảo Hồ Phùng: Ai là tác giả huy hiệu Hoa Sen Trắng và bài ca Dây Thân Ái? | https://sentrangusa.com/2021/04/08/tam-hao-ho-phung-ai-la-tac-gia-huy-hieu-hoa-sen-trang-va-bai-ca-day-than-ai/

Kobayashi Issa ( 小林一茶, Tiểu Lâm Nhất Trà) | Pháp Hoan dịch Việt: 51 bài Haiku

 

Ôi cõi Ta Bà
trong góc phố nhỏ
anh đào đơm hoa.

*
Hoa anh đào rơi
đời tôi cũng thế
đã xế bóng rồi.

*
Trong buổi chiều tà
chuyến đi thường lệ.
núi đồi đơm hoa.

*
Trong buổi chiều tà
quỷ kia thổn thức
trước nghìn bông hoa.

*
Bụi kia vướng rồi
tăng nhân đứng đó
trước nghìn hoa tươi.

*
Chốn nào hiện ra
Quan Âm Bồ Tát
anh đào đơm hoa.

*
Mưa gió đầy trời
trong đêm nằm thức
đếm cánh đào rơi.

*
Chạm cánh hoa thôi
đủ khiến tim tôi
thổn thức.

*
Người đi hội hè
trong mưa đứng dưới
một tàng cây che.

*
Trong buổi chiều tà
trên đầu chiếc quạt
núi A-sa-ma.

*
Hơi khói trà xông
cánh đồng của Phật
cũng vừa gieo xong.

*
Lũ ngựa tả tơi
dường như uống thuốc
mưa mùa thu rơi.

*
Ốc nhỏ kia ơi
làm gì để sống?
mưa mùa thu rơi.

*
Không Mộc đơm hoa
cả mày và ta
là đệ tử Phật.

*
”Đến Phật Di Đà
cùng nhau ca tụng.”
bỉ ngạn đơm hoa.

*
Gió mùa xuân qua
trong đêm chợt thấy
ngôi nhà của ta.

*
Trong ánh trăng vàng
nơi vịt làm tổ
tuyết trắng vừa tan.

*
Hạnh phúc chan hoà
nhạn kia có đủ
cả mẹ và cha.

*
Chim trĩ khóc than
hiện lên trước mắt
núi non bạt ngàn.

*
Ông bố đăm đăm
nhìn thứ gì đó
trong màn sương giăng.

*
Đồng thảo đơm hoa
trà mi mấy độ
theo mùa đi xa.

*
Trước cổng nhà ta
trong màn sương mỏng.
một bầy hạc qua.

*
Ở A-sa-ku-sa
đằng sau ngôi nhà nhỏ
Phú Sĩ và sơn ca.

*
Cánh hoa mận vừa rơi
và theo sau là cả
một tràng sương rạng ngời.

*
”Hãy lớn nhanh, lớn nhanh
này những quả dưa hấu!”
tiếng ong bầu bay quanh.

*
Ánh mắt Phật xa xăm
nhìn về phía cây măng
trong bụi tre vừa mọc.

*
Ngỗng hoang cuối trời xa
chỉ dạy cho chúng ta
cách tụng ca Đức Phật.

*
Ôi ve sầu trên cao
phải chăng mi cũng nhớ
đến mẹ mi thuở nào?

*
Quay về phía bờ ao
để đón cơn gió mát
chú ve sầu trên cao.

*
Mẫu đơn đã nở rồi
lũ sẻ kia ríu rít
suốt cả ngày không thôi.

*
Này cú ơi, xin đừng
nói cho lũ muỗi biết
rằng ta không có mùng.

*
Vừa mới lợp xong thôi!
trên mái diên vĩ dại
nhạn kia đã về rồi.

*
Tiếng chim trĩ khóc than
xa xa làn khói mỏng
bay lên từ thảo am.

*
Ôi buổi chiều của tôi
tiếng một con chó sủa
và chim trĩ bên đồi.

*
Nhanh lên, nhanh lên thôi
bay vào màn sương mỏng
cánh chim tự do rồi.

*
Buổi chiều đã đến rồi
và tiếng kêu ảo não
của chim nhạn mồ côi.

*
Ca lên, ca lên thôi
sao mà im ắng thế
hỡi chú nhạn mồ côi.

*
Trong đêm trăng mập mờ
làm ơn để lũ hến
ói ra hết bùn nhơ.

*
Vầng trăng sáng giữa trời
lũ ốc kia than khóc
ở bên trong chiếc nồi.

*
Chỉ vừa nhú lên thôi
cỏ ở trong núi đã
bị rao bán cả rồi.

*
Kìa những ngọn cỏ cao
lúc vẫn còn mơn mỡn
bầy sẻ non bám vào.

*
Những đoá bồ công anh
cũng phủi đi mái tóc
trong ngày hội mùa xuân.

*
Trước đồng cải bạt ngàn
một nàng du nữ nhỏ
sợ tay áo nhuốm vàng.

*
Cơn mưa tháng thứ năm
trên ngực tôi là núi
Chi-chi-bu xa xăm.

*
Khi anh túc đơm hoa.
đó đây những chấm đỏ
trên đồng lúa bao la.

*
Ôi thế giới con người—
lão nông kia cũng cúi
trước hoa mận xinh tươi.

*
Hoa nở khắp núi đồi
trong tôi, con quỷ dữ
cũng muốn thoát ra ngoài.

*
Gió thổi từ trên cao
vướng vào trong khố vải
những cánh hoa anh đào.

*
Trong mưa gió bão bùng
trên anh đào, đổ xuống
tiếng gióng chuông đại hùng.

*
Vào buổi sáng mát lành
đôi giọt sương rụng xuống
từ tán cành thông xanh.

*
Trong buổi chiều mát lành
hạnh phúc sao được thấy
đôi giọt sương trên cành.

_____________

Pháp Hoan dịch từ bản dịch tiếng Anh.
Nguyên tác thơ của Kobayashi Issa 

( 小林一茶, Tiểu Lâm Nhất Trà).
Nguồn: http://haikuguy.com/issa/search.php…