Thursday, September 1, 2022

Tuệ Sỹ - GIỚI THIỆU (Chánh niệm - Chất liệu Tỉnh giác trong Cuộc sống và Học đường)

 GIỚI THIỆU
(Chánh niệm - Chất liệu Tỉnh Giác trong Cuộc sống và Học đường
của Htr. Tâm Thường Định Bạch X. Phẻ và Nhà báo Doãn Quốc Hưng)


Một người, do bất cẩn, gây ra tai nạn chết người. Người ta nói, người ấy hành động vô ý thức. Mỗi năm có vô số hành động vô ý thức gây tai nạn chết người như vậy trên khắp thế giới. Đó là chưa nói đến những tai hại nhỏ mà hầu như nhiều người trong chúng gây ra cho chính mình và cũng gây ra cho những người chung quanh mình không ít trong sinh hoạt thường nhật vì những hành động được nói là vô ý thức ấy.

Tuy vậy, nói rằng “vô ý thức” chỉ là một cách nói. Không có hành động nào, từ nói năng cho đến những cử động tay chân, mà không có sự tham dự của thức. Duy có điều, hỏi cái gọi là thức ấy là gì, thì từ các nhà thần học trong các tôn giáo, các nhà triết học, tâm lý học hay tâm học, não học, đều mơ hồ, dù các vị này có quả quyết “nó là gì” hay “nó như cái gì”, hoặc nó không là gì cả; những quả quyết ấy không hoàn toàn được chấp nhận một cách cách phổ biến. Vậy thì nói “thức là gì?”, đây không phải là câu hỏi mà chúng ta cần phải trả lời, nhưng cũng nên thận trọng khi áp đặt điều được nói là “hành động vô ý thức.”

Quả thực, một điều vẫn xảy ra hằng ngày cho mọi hành động của chúng ta mà ai cũng thừa nhận, đó là “mọi hành động hữu ích đều được hướng dẫn bởi phán đoán đúng.” Phán đoán đúng có nghĩa là nhận thức đúng. Nhận thức đúng, nếu nguồn thông tin được tiếp thu đúng. Nguồn thông tin đúng nếu các cơ quan nhận thức (căn-cảnh-thức) trong điều kiện tốt và không bị chi phối bởi những xúc cảm nguy hại (destructive emotions). Điều này có nghĩa là mọi nhận thức đều bắt đầu bằng sự giao tiếp nội và ngoại giới, và lộ trình nhận thức (the pathway of recognition) tiến đến giai đoạn quyết định là ký ức được truy xuất để nhận biết đối tượng đang được bắt nắm này là gì, là ai, và kế tiếp, tập trung trên đó để phán đoán: “ta sẽ/ phải làm gì?” Nếu phán đoán bị tác động bởi những xúc cảm nguy hại thì nó sẽ dẫn đến hành động gây tai họa.

Trên đây tóm tắt lộ trình nhận thức dẫn đến hành động gây tai họa hay cho kết quả tốt đẹp như ý. Khâu quan trọng quyết định trong lộ trình này, nói theo dụng ngữ Phật học, đó là niệm, định, và huệ. Niệm trong đây, Pāḷi nói là sati, Sanskrit nói là smṛti, mà trong ý nghĩa tốt đẹp ta thường được nghe nói là chánh niệm. Điều mà trong tâm lý học học là ký ức (memory).

Không có nhận thức nào diễn ra với phán đoán và quyết định mà vắng mặt yếu tố ký ức. Với hành động hầu như phản xạ tự nhiên, cũng nên biết đó là ký ức ẩn súc (implicit memory). Những hành vi tức thời, làm rồi quên, cũng cần đến loại ký ức đang hành động (working memory). Khi mà những xúc cảm nguy hại tác động lên khả năng phán đoán, bấy giờ nó kích động các chức năng tâm lý, như là những phần mềm được cài sẵn trong bộ vi xử lý, tức thì tai họa lớn hay nhỏ sẽ xảy ra. Các chức năng này thuộc nhóm gây nhiễu loạn nhận thức mà cuối cùng trong số đó được kể là thất niệm, tán loạn, bất chánh tri; chúng làm đảo lộn quá trình phán đoán của nhận thức với những chức năng tâm lý tương ứng là niệm, định, và huệ.

Cho nên, khi chúng ta nói, những hành động bất cẩn, hay những hành động vô ý thức, đấy là muốn nói đến nhận thức bị tác động bởi xúc cảm nguy hại khiến kích hoạt các chức năng tâm lý thất niệm, tán loạn, bất chánh tri.

Thất niệm, quên lãng quên khuấy điều ta đang làm, không nhớ ta đang làm gì. Nói rằng “Nó không biết nó đang làm gì”, câu nói này chính xác nên hiểu rằng “Nó quên nó đang làm gì.” Đây là nhận thức hướng dẫn hành động trong từng sát-na. Có thể nhà khoa học não đo đạc thấy nó xảy ra trong 180 cho đến 200 mili giây. Nhận thức dẫn đến hành động tức thời này, với nhà tâm lý học hay nhà khoa học não, nó được gọi là ký ức đang hành động (working memory). Tất nhiên, nhiều khi nhận thức được chi phối bởi những xúc cảm tăng ích (constructive emotions), mà yếu tố quan trọng trong số đó là bất phóng dật: không buông lung, không buông thả, không phóng túng. Như Đức Phật đã nói: Trong các loại dấu chân, dấu chân voi lớn nhất. Cũng vậy, trong các pháp thiện, không buông lung (bất phóng dật) là tối thắng.

Người thợ mộc hay thợ hồ thận trọng không buông lung, nghĩa là chú ý một cách khả dĩ gọi là vô thức, với ký ức đang hành động, sẽ không gây tai họa cho mình và cho những người gần gũi mình. Cũng vậy mà, không buông lung cũng sẽ không gây tai nạn chết người.

Thế nhưng, không phải lúc nào nhận thức cũng khống chế được những cảm xúc nguy hại và hành động với các cảm xúc tăng ích. Có rất nhiều xúc cảm nguy hại, từ các nguồn thông tin ngoại giới, thông qua mắt, tai, các thứ, vượt ngoài tầm kiểm soát của ý, để cho tâm viên ý mã hoạt động buông lung qua lộ trình điên đảo của nhận thức: thất niệm, tán loạn, bất chánh tri.

Nhận biết điều này không phải là điều hiếm thấy trong các nghiên cứu thần học, triết học, tâm lý học; nhưng làm thế nào để khống chế nó một cách hiệu quả, thì có thể thấy có rất ít phương pháp luyện tập, tu dưỡng, được đề nghị. Trên 2500 trước, Đức Phật đã chỉ dẫn rất rõ một phương pháp không khó thực hành mà hiệu quả thấy được khá lớn. Trong lịch sử Phật giáo nước ta, ngay từ những ngày đầu tiên của lịch sử, Tổ Sư Khương Tăng Hội đã từng giới thiệu phương pháp Sổ tức niệm, chánh niệm tập trung trên hơi thở, không để cho ký ức tức thời bị khống chế bởi các xúc cảm nguy hại dẫn đến hiện tượng tâm lý thất niệm, tán loạn, bất chánh tri.

Tập sách này, được viết bởi Bạch Xuân Phẻ, cùng với các cộng sự trong ngành giáo dục, bằng kinh nghiệm tu tập bản thân, cùng với kinh nghiệm hướng dẫn các đồng nghiệp, các học sinh của mình, cho đến những nạn nhân của bất công xã hội và ức chế dẫn đến cảnh tù tội; với những kết quả có được, giới thiệu để được chia sẻ với với những người mong muốn tự làm chủ xúc cảm bản thân trong giới hạn có thể và hướng giúp các thế hệ tương lai tự làm chủ bản thân, tự xác định hướng đi của chính mình, tự tìm thấy giá trị của sự sống trong hiện tại, để không dẫn đến những quyết định sai lầm tai hại.

Tập sách không phải tập hợp một mớ lý thuyết, mà dẫn dụng những ứng dụng cụ thể và những kết quả đạt được, hoặc lớn hoặc nhỏ, rất đáng khích lệ.

Đối với các huynh trưởng Gia Đình Phật tử, với tâm nguyện, với trách nhiệm tự nhận, ước mong hướng dẫn các đoàn sinh, các đàn em của mình, trưởng thành trong Chánh pháp; bằng nhận thức và hành động được tu dưỡng, được tài bồi, của Phật pháp trong nhiều năm, tập sách này là tư liệu tham khảo cần thiết để tăng trưởng nhận thức, phát huy những tinh hoa trong Phật pháp trao truyền cho các thế hệ đàn em, vì một xã hội hài hòa, an lạc, một dân tộc bao dung nhân ái trong một đất nước thanh bình.

Tiết Nhi đồng Việt Nam 2021

Tuệ Sỹ


FOREWORD


Due to carelessness, a person caused a deadly accident. He was said to have acted without consciousness. Each year, all over the world, there are innumerable cases of unconscious acts that cause human deaths. Not to mention the small accidents that many of us mostly have caused to ourselves and to others around us during our daily activities. More than a few of them have been caused by those same acts described as lack of consciousness.


However, “lack of consciousness” is just an expression. No acts, no language, no limb movements can be made into use without consciousness. Yet, if asked to define “what is consciousness”, all experts, from theologists, to philosophers, psychologists, neurologists, or psychiatrists will stumble over vagueness. Even if they can affirm “what it is”, “what it looks like”, or that it is nothing at all, their assertions can never be widely accepted. So the question “What is consciousness?” is not one you need to answer in this respect. But you do need to be cautious when judging an act as “done with lack of consciousness”.


In fact, there is one thing that happens to all of our actions that we can all agree to: “all useful acts are guided by right judgment (good assessments)”. Good assessments mean the right view (good recognition). A right view (good recognition) comes from accurate sources of information. A good source of information can be identified if the recognition senses are of good quality and void of destructive emotions. This means all consciousness starts from inner and outer communications, then the pathway of recognition will lead to a decisive stage when memory can access the object, identify what it is, who it is, and then focus on it to assess: “what will I do?”, “what must I do?” If this assessment is affected by destructive emotions, it will lead to destructive actions.


Above is the summary of the path of recognition that leads to either damaging or beneficial actions. The important, decisive factors on this path, according to Buddhist terms, are memory, concentration, and recognition. The term “memory” (sati in Pali, smriti in Sanskrit) is often mentioned in its best state as “mindfulness”. In psychology studies, it is called memory.


No recognition together with assessment and decisions could happen without memory. As to actions that take place as natural reflexes, be aware that it’s due to implicit memory. Instant actions, done and instantly forgotten, are results of working memory. When destructive emotions affect someone’s judgment (assessment skills), they put into action psychological factors readily set in small processes, and large or small destructions will instantly take place. Those mental functions belong to the psychological category that disturbs the mind, the last of which are considered to be forgetfulness, disturbance, and unrightful knowledge; they turn upside down the assessment process of consciousness that matches with mindfulness, attentiveness, and recognition.


Therefore, when we note that certain actions are careless or without consciousness, we mean that our sense of recognition has been affected by destructive emotions, which activates the psychological sense of forgetfulness, distraction, and inattentiveness.


Forgetfulness, lack of memory, forgetting what one is doing. The statement “He does not know what he is doing” actually means “He forgets what he is doing.” This is the recognition that guides one’s actions in each fraction of time. The brain scientist who measures it may find that it happens for 180 to 200 milliseconds. To the psychologist or brain scientist, this recognition leading to instant actions can be identified as working memory. Evidently, recognition is often dominated by constructive emotions, among which the most important factors are indulgence: no free reins to emotions, no self-indulgence. In Buddha’s words, among all footprints, those of elephants are the biggest. Similarly, among the merits, that of vigilance is the ultimate.


The cautious carpenter or mason does not give free reins to emotions; that is, he subconsciously gives attention to working memories that will not cause harm to himself or to others who are surrounding him. In this way, not giving free reins to emotions means not causing deadly accidents.


However, it is not always possible for the sense of recognition to dominate destructive emotions and act in accordance with constructive emotions. There are many destructive emotions coming from outer sources of information, via the human eyes and ears, that go beyond the human mind’s control, allowing the mind to move restlessly like a monkey or gallop like a horse, thus acting without restraints along the crazy path of recognition: no thoughts, disorders, no righteous knowledge.


Being aware of this situation is not uncommon in theology, philosophy, and psychology research works; however, not many training exercises or religious cultivations have been devised to efficiently keep it under control. Over 2500 years ago, Buddha gave instructions for a rather easy method that had proved to be quite efficient. Since the early stages of Buddhism in our country, Master Khuong Tang Hoi recommended the method that focuses on one’s breath, keeps mindfulness on one’s breath, and prevents immediate memory from being dominated by destructive emotions, leading to the psychological situations of thoughtlessness, disorders, and misconceptions.


This book was authored by Phe Xuan Bach and his collaborators in the education field. It was based on his personal cultivation, his experience guiding his colleagues, as well as his own students, and his experience dealing with victims of social injustice and frustrations that led to imprisonment. Now that he has acquired some results, Phe Xuan Bach would like to share them with anyone who would acquire a sense of self control, the ability to determine one’s life direction, to find the value of one’s existence in the present life so that no wrong decisions would be made.


This collection does not comprise a series of theories, but demonstrates specific applications and results. All the results, no matter big or small, deserve encouragement.


To Vietnamese Buddhist Youth Family leaders, we are willing to take responsibility in guiding our youths, so they grow up in Buddha’s wisdom and guidance, and spend many years cultivating a sense of recognition and a path of actions enlightened by Buddha’s teachings.  This collection will serve as the necessary reference for developing a sense of recognition and conveying the essence of Buddhism to the young generations. It will also contribute to the building of a harmonious and happy society and a peaceful nation with ideals of generosity and humanitarianism.


Vietnamese Children’s Festival, 2021

Tue Sy


Nếu độc giả muốn mua ủng hộ cuốn sách này, hãy liên lạc tác giả, Bạch X. Phẻ, tại tamthuongdinh@gmail.com. Mọi tiền ủng hộ đều chuyển đến Chương trình Cùng Em Đến Trường ở Việt Nam.

Wednesday, August 31, 2022

Tuấn Khanh: Người Đi, Linh Hồn Ở Lại

Chúng tôi chọn những ngày cuối năm để leo lên ngọn đồi lịch sử Charlie, bởi vào lúc này thời tiết không quá khắc nghiệt để lần mò được đến nơi. Mang theo trong chuyến đi, những thứ quan trọng nhất là rượu, hoa và nhang: quà cho những người mà thế hệ chúng tôi chưa từng biết mặt.

Máu xương người Việt…

Khác với việc thắp nhang ở nghĩa trang quân đội Biên Hòa, nay nằm trong địa phận tỉnh Bình Dương, đường đi nghĩa trang không khó nhưng lại phải chịu sự dòm ngó và hạch hỏi của nhóm gác cổng do công an địa phương cắt đặt, còn đường đi đến đồi Charlie chỉ có núi rừng, vài tấm bảng chỉ đường phủ đầy bụi đỏ. Thi thoảng trên đường có bắt gặp vài người dân tộc Jarai hay Sedang.

Thầy An Trú, đến từ Huế, đang thắp nhang và cầu nguyện cho những linh hồn trên ngọn đồi Charlie

Charlie là một chóp đồi cao nằm giữa ba huyện Sa Thầy, Đắk Tô và Ngọc Hồi, thuộc tỉnh Kon Tum. Đường đi đến đó cheo leo và trắc trở. Chúng tôi đoán là trước năm 1975, hầu hết cuộc chuyển quân đều dựa trên không vận mới có thể nhanh và an toàn. Người Việt trong vùng gọi là Sạc-Li, dựa theo âm tiếng Anh, mà trong chiến tranh Việt Nam, cứ điểm cao 900m so với mặt nước biển được quân đội đặt tên, tạo thành tuyến phòng thủ và quan sát khu vực ngã ba Đông Dương. Nơi đây còn là vùng bảo vệ cho sân bay quân sự Phượng Hoàng và bản doanh bộ Tư lệnh Hành quân Sư đoàn 22 Bộ binh ở Tân Cảng của miền Nam.

Việc đặt tiểu đoàn 11 nhảy dù Quân lực Việt Nam Cộng Hòa trấn giữ ở đồi Charlie là một sự khó chịu vô cùng đối với quân Bắc Việt, vì mọi cuộc chuyển quân ở ngã ba Đông Dương hay từ Bắc vào, qua ngã này, đều có thể bị phát hiện. Cho nên, trong cuộc tổng tiến công năm 1972 của quân đội Bắc Việt, cùng với một phần của Mặt trận Giải phóng miền Nam, đồi Charlie là mục tiêu cần phải bị xóa sổ. Cái gai cần phải nhổ cho đường tiến quân thuận tiện từ Tây Nguyên xuống đồng bằng miền Nam.

Mùa hè 1972, người ta gọi đó là mùa hè đỏ lửa. Đỏ lửa là bởi sự nóng bức của thiên nhiên, cộng thêm súng đạn bay khắp nơi trong một cuộc tương tàn nhân danh giải phóng của chủ nghĩa cộng sản. Không có số liệu chính xác nào nói về thương vong của cả hai bên ở đồi Charlie, nhưng dựa trên phần sử liệu được công bố thì phía Việt Nam Cộng Hòa có tiểu đoàn 11 Song kiếm Trấn ải (tạm tính khoảng hơn 600 người) đối đầu với quân của sư đoàn 320 Bắc Việt (tạm tính khoảng gần hơn 7,000 người), chưa kể phía lực lượng Mặt trận Giải Phóng Miền Nam không được công bố, thì con số ít nhất thiệt mạng sau khi máy bay B-52 bỏ bom rải thảm tái chiếm, những thanh niên Việt Nam của cả hai bên thiệt mạng, ít ra cũng phải là 4,000 đến 5,000 người trong trận đó.

Điều đó, có nghĩa rằng chuyến đi mất gần ba tiếng di chuyển lên đến đỉnh đồi của chúng tôi, nơi đâu cũng có máu xương người Việt. Từng viên đá, từng khúc quanh, từng ngọn cây… chắc đều giữ lại phần bí mật nhất chưa bao giờ được kể lại về số phận không chỉ của từng con người, mà của một dân tộc phải chịu điêu linh vì cuộc chiến tranh màu lý tưởng cộng sản.

Ngọn đồi Charlie xanh mướt và lặng lẽ giữa thông xanh, trời mây và gió se sắt lạnh. Đầu ngõ vào cầu treo dẫn đến chân đồi, chính quyền địa phương đến hôm nay cũng chưa dám ghi rõ ràng về cuộc chiến này, mà chỉ đơn giản là “Di tích lịch sử của điểm cao 1015 Charlie và 1049 Delta” – khác với giọng điệu thường đắc thắng và kiêu ngạo sau 1975, khi mà những di tích thường có thêm các tấm bia ngợi ca sự anh dũng của quân đội Bắc Việt. Nhưng ở Charlie, mất mát quá lớn có thể là điều nhà cầm quyền ngại ngùng không muốn nhắc tới.  Hàng năm không chỉ có những chuyến xe từ Bắc vào Charlie để viếng người thân sinh Bắc tử Nam, mà chính người miền Nam đứng trên ngọn đồi ấy cũng ngậm ngùi: Ai, điều gì… đã xô đẩy khiến cho máu xương Việt Nam chia lìa và chôn vùi thảm khốc đến vậy?


Đường dẫn vào chân đồi Charlie với tấm bảng do nhà cầm quyền dựng nên nhưng mô tả sơ sài

“Đi thăm ông Trung tá Bảo à?”

Chúng tôi đi xe máy, sáu người chở nhau và tận dụng mọi sức lực tay chân để có thể đến đỉnh đồi, trước khi trời sụp tối. Có đoạn phải vừa nổ máy xe, vừa đẩy, có đoạn vứt bớt đồ lại vì quá mệt, mang vác không nổi. Đoạn đường vừa tạm hết lầy sau mùa mưa, lại khô, trơn và nhiều ổ gà và đá vụn. Mọi người trong đoàn có lúc mệt đến mức hoa mắt, tay chân bủn rủn, thở không được vì không khí ngày càng loãng. Anh B., người khỏe nhất trong nhóm, có lúc đứng lại chắp tay và cầu nguyện “Đã đến được đây, mấy anh phải giúp tụi em đến nơi thắp hương mời rượu cho mấy anh”.

Đã 45 năm rồi. Những ngôi mộ, nếu có, thì giờ cũng đã um tùm cỏ lau. Thịt xương cũng đã là rêu bụi. Chiến địa đã trở thành rừng xanh bao phủ trên núi, ôm kín mọi nỗi lòng. Đó là chưa nói nhiều thế hệ đã đi qua, không biết, hoặc bị tuyên truyền bóp méo tin tức về những người lính Việt Nam Cộng Hòa ở đây. Vậy mà mấy lần, gặp một người Jarai hay Sedang, thấy chúng tôi hồng hộc thở trên đường, họ cười thân thiện và hỏi “đi thăm ông Trung tá Bảo à?”.

Lạ lùng. Sao họ lại biết Trung tá Bảo nhỉ? Thậm chí bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh có tên Người ở lại Charlie cũng không nhắc gì về tên của người chỉ huy tiểu đoàn Song kiếm Trấn ải này. Dù sau khi tử trận ở Charlie, Trung tá Nguyễn Đình Bảo (1936-1972) được truy phong đại tá, nhưng dân trong vùng vẫn nhớ về một vị Trung tá, giữa hàng ngàn người đã gửi lại hình hài ở nơi này.

Người ở lại Charlie

Trận chiến Charlie diễn ra trong một tuần, dữ dội. Quân đội Bắc Việt được điều động tiến vào Nam, số trang bị và nhân lực được kể là gấp sáu lần quân Việt Nam Cộng Hòa trấn giữ. Một người lính miền Nam phải chống cự với 6-7 người lính miền Bắc. Pháo kích và tiến công biển người diễn ra cấp tập trong ba ngày đầu. Đạn pháo kích đã khiến Trung tá Nguyễn Đình Bảo tử trận vào ngày thứ hai (12-4-1972), các chỉ huy nối nhau thay quyền kiểm soát cũng tử trận liên tục.

Không chỉ tấn công mà mục tiêu của sư đoàn 320 còn là tiêu diệt cho được tiểu đoàn Song Kiếm Trấn Ải (theo nhà văn Phan Nhật Nam thì sau trận đồi Charlie, tiểu đoàn này mất 400 quân nhân) nên quân Bắc Việt bao vây và chặn đường mọi ngã. Thậm chí súng phòng không  Bắc Việt còn được chuẩn bị để ngăn không cho trực thăng tiếp viện. Sau khi không còn đạn dược và lương thực, những quân nhân Việt Nam Cộng Hòa còn lại đã rút lui, nhường đường cho tốp máy bay B-52 bỏ bom hủy diệt toàn bộ phần Sư đoàn 320 đang tràn lên ở đây. Charlie phút chốc thành bình địa, kể cả những bộ đội từ Bắc vào, cho đến những thân xác còn nằm lại của những quân nhân Việt Nam Cộng Hòa.

Mọi nỗ lực tấn công hao tổn về con người và súng đạn của phía quân chính quy Bắc Việt hoàn toàn thất bại. Có lẽ vì vậy mà trong wikipedia Việt ngữ nói về Sư đoàn 320, chiến sử Charlie đã không được ghi lại cũng như cũng cố ý không nhắc tới, trong các mục viết ca ngợi danh tiếng của Sư đoàn này.

Nói về trận đánh đó, vùng đất đó, nhà văn Phan Nhật Nam có viết trong bài Người ở lại Charlie: “Bi kịch không riêng đối với những người lính Tiểu Đoàn 11 Dù, qua lần đi khuất của Cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo – Nhưng cũng là bi kịch của mỗi thân phận Người Miền Nam hiện thực qua hy sinh xả kỷ của Người Lính, sự chịu đựng âm thầm của Người Vợ-Đứa Con Người Lính. Nỗi Đau kia hằng mới vì Nỗi Đau Luôn Là Nỗi Đau Chung, cùng với những dấu tích kỳ diệu miên viễn của Tình Yêu trong đời sống trần thế giới hạn của nhân sinh”. (trích)

Cuối năm 1972, quân đội Việt Nam Cộng Hòa có tổ chức dựng bia tưởng niệm trên đỉnh đồi để tưởng các quân nhân đã hy sinh trong cuộc chiến, và ghi nhớ nơi tử trận của Đại tá Nguyễn Đình Bảo. Nhưng rồi sau 1975, chính quyền địa phương theo lệnh từ Hà Nội đã cho đập phá tất cả. San bằng mọi thứ. Nhưng đáng ngạc nhiên, là chính nhà cầm quyền Bắc Việt cũng không hề dựng bất kỳ bia tưởng niệm nào cho hàng ngàn người lính của họ đã thiệt mạng ở nơi này.

Mãi cho đến giữa thập niên 1990, những đoàn thân nhân từ miền Bắc vào để viếng, nơi con em của họ đã để lại tuổi xuân trên ngọn đồi Charlie mới góp tiền cùng nhau dựng một bàn thờ, hương khói. Còn về những người miền Nam, không biết ai đó đã ùn một đống đất, tựa như một gò nhỏ, hay có thể là một nấm mộ tượng trưng cho những ai lên thắp hương cho Đại tá Nguyễn Đình Bảo và những quân nhân Việt Nam Cộng Hòa. Và dù rất khiêm tốn, không có bia hay chữ ghi chú nào, nhưng mọi người đều biết nếu thắp nhang cho những người miền Nam, thì đến đó.

Từ đỉnh đồi Charlie nhìn bao quát xuống phía dưới. Tháng Tư năm 1972, hàng ngàn quân Bắc Việt giấu mình để từ đó tấn công lên đỉnh đồi

Giải oan cho cuộc biển dâu này

Khi cả nhóm loay hoay trên ngọn đồi, lúc chiều xuống đậm rồi, vẫn không biết là nơi nào để hướng đến, thì chính một người trẻ tuổi địa phương bất ngờ có mặt xuất hiện trên đó chỉ giúp, “nơi của ông Bảo”, hay nơi để viếng những người cùng ông ngã xuống, cũng vậy.

Hương bay theo gió, những cánh hoa vàng phất phơ trên cỏ. Tôi chợt nhớ đến phần cuối trong Đồi gió hú của Emily Bronte, rằng “dưới những cành hoa phất ấy, những người nằm dưới nấm mộ ấy có thật sư yên nghỉ không?”. Không có ai trả lời tôi suy nghĩ đó, chỉ có tiếng gió rít qua từng hồi như tiếng thở than.

Con đường xuống núi nguy hiểm và khó khăn hơn cả lúc đi lên, vì chung quanh là bóng tối, đường lầy với cát khô và đầy khúc quanh đốc xuống thẳng đứng. Nhưng bên cạnh chuyện việc lo lắng đi ra, ai cũng mang theo một cảm giác kỳ lạ. Trận chiến Charlie lại sống động như mới hôm qua, những người Việt Nam nổ súng vào nhau như vẫn còn nghe tiếng đạn bay. Rừng núi âm u như vẫn chực chờ những cái chết vô định. Chúng tôi cảm nhận được hết mọi thứ và ngồi lại, kể với nhau khi ra đến bên ngoài.

Ký ức thường rồi dần sẽ phai mờ, sự khốc liệt của chiến tranh, máu và nước mắt rồi cũng khô cạn. Nhưng anh hùng tử, khí hùng bất tử, cái chết vì chính nghĩa bảo vệ miền đất tự do của những thanh niên miền Nam Việt Nam quyết bảo vệ vùng đất của mình vẫn được nhớ đến, vẫn phảng phất trong hương gió núi vùng Dakto, trong lời hát, bất ngờ hiện ra vào chiều sẩm tối ở đồi Charlie, khiến chúng tôi gai người – sự linh thiêng của núi sông là đây, của cha anh là đây, của nghịch cảnh tương tàn vì tham vọng cơ đồ là đây.

V., một người trong nhóm thắp hương trên đỉnh đồi vào lúc chiều tà, từng người trong nhóm đi viếng đều có lời cầu nguyện riêng của mình trong phút giây thiêng liêng đó

Đi trong đoàn có hai sư thầy trẻ, vừa là bạn tín ngưỡng, vừa là người đồng chí hướng. Nhang được đốt lên, hoa được đặt xuống mặt đất bằng. Chai rượu trắng được rót xuống cùng những lời cầu nguyện khác nhau. Anh V., đứng thẳng dáng gầy, tay chắp nhang ngang mày im lặng. Sự tôn nghiêm của anh làm hơi rượu như nồng hơn, sẻ chia như những vần thơ của Tô Thùy Yên:

Ta về như lá rơi về cội
Bếp lửa nhân quần ấm tối nay
Chén rượu hồng đây xin rót xuống
Giải oan cho cuộc biển dâu này

Giờ thì không có ai là kẻ thù, cần diệt trừ và không có nơi chốn nào, cần phải bị giải phóng. Chỉ có những con người nằm lại với nhau, xương thịt nằm lại trên cùng một mảnh đất, cùng ngửa mặt lên bầu trời đêm của ngọn đồi Charlie để thấy thương đau là tên gọi chung của tất cả. Tất cả thịt xương Việt Nam đã đến, đã hư không, chỉ còn linh hồn ở lại.

Chắc chắn rồi chúng tôi sẽ trở lại, rót rượu cho mọi người, không phân biệt là ai. Vì như có một lời hứa âm vang trong tim với những con người đã đến, thân xác ra đi nhưng linh hồn mãi mãi ở lại Charlie. Những người anh em Việt Nam đã chết trên đất nước, đem lại những điều quý giá. Có những người dạy cho thế hệ sau biết chính nghĩa quốc gia là gì, và có những người lại dạy cho chúng tôi biết cuộc tương tàn ấy đau đớn thế nào trong tham vọng chủ nghĩa.

Tháng 12-2020

__________________________________

*Bài đăng trên giai phẩm Xuân báo Người Việt (California) 2021

Monday, August 8, 2022

Jen Schleif | Tâm Thường Định phỏng dịch: Lòng từ là năng lượng làm việc với tuổi trẻ | Self-Compassion is a Youth Work Superpower

 

theo Chương trình đào tạo đặc biệt cho những người làm việc với tuổi trẻ
Exceptional training for people who work with youth.

 

Lòng từ bi là nguyên tắc cơ bản nhưng sâu sắc, trước hết để đối xử tốt với chính bản thân. Đó cũng không phải là vấn đề thương hại hay ràng buộc mà là một mối giao hảo của chúng ta với những người trẻ mà mình đang hướng dẫn hay hoạt động chung một cách tử tế và nhân ái.

Lòng từ bi cũng đồng nghĩa với sự bao dung bảo bọc. Khi chúng ta là một người đang hướng dẫn thanh thiếu niên và thực sự quan tâm đến những người trẻ, đôi lúc mức độ quan tâm sâu sắc như vậy cũng khiến chúng ta có nguy cơ kiệt sức. Sự kiệt sức và mệt mỏi này chính là “cái giá phải trả cho sự quan tâm” đối với công việc như vậy, vì nó đòi hỏi sự đồng cảm, tử tế, thấu hiểu và nhiều năng lượng. Ngoài tình trạng căng thẳng kiệt sức, đường dài có thể làm mai một khả năng thực hành lòng từ bi của chúng ta.

Chăm sóc người khác quá chu đáo mà không dành thời gian để phục hồi sức khỏe bản thân có thể dẫn đến các triệu chứng như mất ngủ, khó tập trung, chậm chạp và có xu hướng đỗ lỗi và trách khứ người.

Song, những người trẻ mà chúng ta đang phục vụ luôn cần sự có mặt trọn vẹn của mình. Nuôi dưỡng và thực hành lòng từ giúp bạn xây dựng những mối quan hệ lành mạnh khi quan tâm nhiều hơn cho tha nhân.

3 yếu tố cốt lõi của lòng từ

Thực hành lòng từ trông có vẻ khác nhau đối với mỗi người. Tiến sĩ Kristin Neff, nhà nghiên cứu về nghệ thuật, khoa học và thực hành lòng từ bi cho thấy cách thực hành của bạn bao gồm:

  1. Tự nhận thức về bản thân / Chánh niệm: Thực hành chậm lại một ngày của bạn đủ để nhận ra khi bạn cảm thấy không khỏe. Nhận biết khi nào bạn chủ quan về hoàn cảnh của một người trẻ và nhận biết khi nào bạn nảy sinh những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực.
  2. Chúng sanh là một: Một khi bạn nhận thức được mình đang suy nghĩ và cảm xúc như thế nào, hãy nhớ rằng bạn không đơn độc. Tất cả chúng ta đều là một phần của trải nghiệm chung của con người. Không phải lúc nào các kế hoạch cũng ăn khớp với nhau như chúng ta hy vọng, đặc biệt là đối với công việc thanh niên, và điều đó không sao cả!
  3. Lòng tốt: Hãy nhẹ nhàng với bản thân, không phán xét và tích cực kiềm chế những suy nghĩ tiêu cực của bạn. Bạn có quyền tự do lựa chọn những suy nghĩ mà bạn tin tưởng.

Đặt câu hỏi xây dựng sự hiểu biết từ bi

Đặt câu hỏi liên quan đến ba thành phần cốt lõi về lòng từ bi của Tiến sĩ Kristin Neff cho phép thanh niên xem xét cảm xúc của chính họ và thực hiện công việc. Vai trò của bạn không phải là làm công việc cho họ, mà là giữ không gian và đặt ra các câu hỏi. Hãy tìm hiểu với họ để giúp họ hiểu rõ hơn về bản thân. Càng hiểu rõ bản thân, bạn càng có thể hiểu rõ hơn về các mẫu hành vi mà giới trẻ đang thể hiện.

  • “Điều tôi nhận thấy bạn đang nói là…”
  • “Bạn cảm thấy sao về việc ấy?”
  • “Cách khác để xem xét vấn đề này là gì?”

Đặt câu hỏi sẽ giúp thanh niên sống chậm lại và nhận ra khi nào họ đang bị tổn thương để thay vào đó, họ có thể chọn đối xử tốt với bản thân.

Có rất nhiều hoạt động bạn có thể tìm thấy trên mạng, nhưng cách tốt nhất để thể hiện và dạy lòng từ bi cho những người trẻ tuổi là hãy tự mình sống và hít thở nó.

Bạn được chọn làm công việc này bởi vì bạn quan tâm nhiều như thế nào. Bạn cố gắng đối xử với tất cả những người trẻ tuổi bằng sự tôn trọng, ấm áp và đồng cảm. Song, hãy nhớ mở rộng lòng tốt đó cho chính bạn.

Những người trẻ tuổi chú ý đến mọi thứ bạn làm, đó là lý do tại sao việc thể hiện lòng từ của bản thân có thể rất hiệu quả trong việc hướng dẫn người trẻ.

Thursday, July 28, 2022

6th Kim Quang Charity Golf Classic Tournament

 Lincoln Hills Golf Course - Lincoln, CA. 

6th Kim Quang Charity Golf Classic Tournament 

July 24th, 2022 

Dear Friends, Supporters and Sponsors: 

On Sunday, October 2​nd 2022 from 12:00 PM – 6:30 PM at ​Lincoln Hills Golf Course, Kim Quang Buddhist Youth Association will host the 6th Kim Quang Golf Classic Tournament to benefit our youth. This year's event is the primary fundraising effort to raise over $5,000 to cover the cost of our field trip in Southern California.  With any extra funds, we will donate to GĐPT Kim Quang's Enrichment Program. We are writing to you with an opportunity to support our youth by becoming a sponsor. 

Our mission is to empower, educate and enrich youth to reach their full potential through positive relationships that foster excellence in mind, body and soul. The program provides youth the opportunity to engage in social and recreational activities that develop and promote confidence, leadership, self-expression and cultural pride and awareness. 

We are seeking sponsorships, especially for each hole on the 18-hole golf course. 

Platinum Sponsor: $1000, Includes Gold and Team entry (4 players)

Diamond Sponsor: $500, Includes Gold and 2 player entry

Gold Sponsor: $300. The sponsor rate for each hole is $200. The deadline for sponsorship is September 25th​, 2022. ​This is also the early bird discount for 16 or younger at $120 and/or anyone for $175 at the door. 

In recognition of your support, we’re offering you the following benefits: 

  • Signage advertised on golf tee box

  • Corporate recognition in the event program 

  • Recognition on KQ website, social media and public mention in speeches.

  • Corporate logo on our website (if wished)

  • Opportunity to elevate your profile in the community 

  • Recognition in Youth Group Annual Yearbook publication.

If you are interested in becoming a sponsor or are interested in playing in the tournament ($150/player including refreshments, dinner, gift bag, and prizes) and/or if you have any questions, please do not hesitate to call any of us at: Phe Bach: (916) 607-4066, Khanh Le: (916) 803-8781 or Tue Le: (916) 717-9117. Thank you for your time, consideration, and support! 


Respectfully yours, 

Kim Quang Golf Classic Fundraising Committee Representatives and Organizers 




Dear Parents and BHT
Greetings and wishing you well. It has been 4 years since we last hosted our golf tournament. This is the flyer for our 6th Kim Quang Charity Golf Tournament. I hope that you can join us by playing, supporting or sponsoring. Please spread the words to your friends, families and co-workers and on social media. Here is the link.

6th Kim Quang Charity Golf Classic Tournament
Benefiting (GĐPT) Kim Quang Youth Group

Our mission is to empower, educate and enrich youth to reach their full potential through positive relationships that foster excellence in mind, body, and soul. The program provides youth the opportunity to engage in social and recreational activities that develop and promote confidence, leadership, self-expression and cultural pride and awareness.

Sunday, October 2nd, 2022.
12:30 AM SHOTGUN START
12:00 AM Registration and 12:15AM - Putting Contest
Time: 12:00AM - 6:30PM at Lincoln Hills Golf Course, 1005 Sun City Blvd, Lincoln, CA 95648. 916.543.9200

Registration fee: $150/person with Golf cart, gift bags, practice balls, BBQ Dinner. 
DRESS CODE: Shirts with collars, slacks or suitable length shorts, Soft spikes only.
FORMAT: Four men best ball. Reservations: Limit to 100, first come basis. 
ACTIVITIES: Putting Contest, Longest Drive, Closest to Pin, Raffles, Prizes, Awards Ceremony. 
SPONSORSHIPS:
Platinum Sponsor: $1000, Include Gold and Team entry (4 players)
Diamond Sponsor: $500, Include Gold and 2 player entry
Gold Sponsor: $300

Sponsorship Perks: Signage advertise on hole - Recognition on website - Recognition on social media - Certificate of Donation - Opportunity to elevate your profile in the community - Recognition in Youth Group Annual Yearbook publication.

Contact persons:  Phe Bach, 916.607.4066 and Khanh Le, 916.803.8781. For more information, please visit: https://www.gdptkimquang.org or call any of us.

Kính thưa quý vị Phụ huynh và BHT, 

Vào Chủ Nhật, ngày 2 tháng 10 năm 2022 từ 12:00 PM - 18:30 PM tại sân gôn Lincoln Hills, Gia đình Phật tử Kim Quang sẽ tổ chức Giải Golf Cổ điển Kim Quang lần thứ 6 nhằm mang lại lợi ích cho đơn vị GĐPT Kim Quang.  Giải Gôn gây quỹ này nhằm quyên góp khoảng $5,000 để trang trải chi phí cho chuyến đi  du ngoạn ở Nam California vừa qua. Nếu còn dư, chúng tôi sẽ tặng cho Chương trình làm giàu kỹ năng của GĐPT Kim Quang. 
Vậy xin mời quý vị chơi Golf / Gôn gây quỹ của đơn vị Kim Quang. Xin hãy ghi danh chơi gôn, hoặc bảo trợ và chuyển đến những bạn bè thân hữu hay những ai mà quý vị biết chơi golf / gôn. 
Giá chơi cho mỗi người là $150 bao gồm cả tiền sân, xe, quà, ăn cơm BBQ chiều. Còn bảo trợ thì có 3 khoảng sau.
Platinum Sponsor: $1000, Include Gold and Team entry (4 players)
Diamond Sponsor: $500, Include Gold and 2 player entry
Gold Sponsor: $300

Hy vọng được sự tham gia, ủng hộ hay bảo trợ của quý vị và quý anh chị em. Xin thành thật cảm ơn.
Cầu chúc an lành.
Thay mặt BTC
Khoẻ và Khánh




Chia sẻ bài vở từ trang Hội Đồng Hoằng Pháp và Thư Viện Phật Việt 07.28.22

Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni
Kính thưa quý pháp hữu,
Chúng con/chúng em xin được mạn phép chia sẻ những bài mới của trang nhà Hội Đồng Hoằng Pháp và trang nhà Thư Viện Phật Việt. Đồng thời kính nhờ quý vị chuyển tiếp/chia sẻ cho đạo tràng hay thân hữu của mình.

Để Pháp Phật được lan truyền rộng như vết dầu loang, kính mong quý vị "Like" hai trang nhà này, chia sẻ cùng đạo tràng của mình, bạn bè hoặc người thân để FB tính logarithm chuyển tải Giáo lý Phật Đà một cách hiệu quả hơn.

Chúng con/chúng em xin dự định sẽ chia sẻ những bài khi thời gian cho phép, nếu không muốn nhận email này, thì cho chúng con/em hay để lấy ra khỏi email listing hoặc muốn thêm ai thì cũng xin cho hay.

Khi chia sẻ trên các trang nhà khác, xin hãy ghi nguồn xuất phát từ 2 trang nhà HĐHP và Phật Việt.



Từ trang nhà HỘI ĐỒNG HOẰNG PHÁP

1. HT Thích Như Điển: Diễn văn khai mạc Lễ giới thiệu công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam
https://hoangphap.org/ht-thich-nhu-dien-dien-van-khai-mac-le-gioi-thieu-cong-trinh-phien-dich-dai-tang-kinh-viet-nam/

2. HT Thích Nguyên Siêu: Bản đúc kết thành tựu sơ bộ công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam
https://hoangphap.org/ht-thich-nguyen-sieu-ban-duc-ket-thanh-tuu-so-bo-cong-trinh-phien-dich-dai-tang-kinh-viet-nam/

3. Chương trình Lễ giới thiệu Thành tựu sơ bộ Công trình Phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam
https://hoangphap.org/chuong-trinh-le-gioi-thieu-thanh-tuu-so-bo-cong-trinh-phien-dich-dai-tang-kinh-viet-nam/

4. Nguyên Hạnh – Nhã Ca: Kính mừng “Đại Tạng Kinh Việt Nam”
https://hoangphap.org/nguyen-hanh-nha-ca-kinh-mung-dai-tang-kinh-viet-nam/

5. Huệ Hương: Tường thuật nhanh lễ “Giới thiệu công trình phiên dịch và ấn hành Đại Tạng Kinh Việt Nam”
https://hoangphap.org/hue-huong-tuong-thuat-nhanh-le-gioi-thieu-cong-trinh-phien-dich-va-an-hanh-dai-tang-kinh-viet-nam/

6. Tâm thư: Ấn hành Đại Tạng Kinh Việt Nam
https://hoangphap.org/tam-thu-an-hanh-dai-tang-kinh-viet-nam/

7. GHPGVNTN Hoa Kỳ: Thông Bạch Vu Lan 2022
https://hoangphap.org/ghpgvntn-hoa-ky-thong-bach-vu-lan-2022/

8. GHPGVNTN Âu Châu: Thông bạch Vu Lan PL 2566
https://hoangphap.org/ghpgvntn-au-chau-thong-bach-vu-lan-pl-2566/

9. Hạnh Phương: Nguồn suối tình thương
https://hoangphap.org/hanh-phuong-nguon-suoi-tinh-thuong/

10. HT Thích Thái Hòa: Vu Lan – Mùa mở những sợi dây treo ngược
https://hoangphap.org/ht-thich-thai-hoa-vu-lan-mua-mo-nhung-soi-day-treo-nguoc/

11. Minh Đức Triều Tâm Ảnh: Mẹ
https://hoangphap.org/minh-duc-trieu-tam-anh-me/

12. Viên Giác Tùng Thư xuất bản: Đặc san Văn hóa Phật Giáo 2022 “Tôi Học Phật”
https://hoangphap.org/vien-giac-tung-thu-xuat-ban-dac-san-van-hoa-phat-giao-2022-toi-hoc-phat/

13. Ban Truyền bá Giáo lý Âu Châu: Khóa tu tập tháng Tám
https://hoangphap.org/ban-truyen-ba-giao-ly-au-chau-khoa-tu-tap-thang-tam/

14. Đạo Sinh: Chuyển hóa tâm thức
https://hoangphap.org/dao-sinh-chuyen-hoa-tam-thuc/

15. Ban Truyền bá Giáo lý Hoa Kỳ: Khóa tu tập tháng 7, 8, 9

Từ trang nhà Thư Viện Phật Việt


1. Nhất Hạnh: Vị trí đạo Phật trong văn hóa
https://thuvienphatviet.com/nhat-hanh-vi-tri-dao-phat-trong-van-hoa/

2. Tâm Phương: Đại Thừa Đăng với những Cao Tăng Việt-Hoa
https://thuvienphatviet.com/tam-phuong-dai-thua-dang-voi-nhung-cao-tang-viet-hoa/

3. Tâm Hương: Theo bước chân Thầy
https://thuvienphatviet.com/tam-huong-theo-buoc-chan-thay/

4. (VP Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma): Khánh thành Thư viện & Trung tâm Học tập Thiksey
https://thuvienphatviet.com/vp-thanh-duc-dat-lai-lat-ma-khanh-thanh-thu-vien-trung-tam-hoc-tap-thiksey/

5. Thích Nhuận Thịnh: Tìm hiểu Thành Thật Luận
https://thuvienphatviet.com/thich-nhuan-thinh-tim-hieu-thanh-that-luan/

6. Chiêu sinh khoá Phạn ngữ sơ cấp trực tuyến tháng 10, 2022
https://thuvienphatviet.com/chieu-sinh-khoa-phan-ngu-so-cap-truc-tuyen-thang-10-2022/

7. Diệu Trân: Huyền thoại Duy-ma-cật hóa giải mọi băn khoăn của tôi
https://thuvienphatviet.com/dieu-tran-huyen-thoai-duy-ma-cat-hoa-giai-moi-ban-khoan-cua-toi/

8. Thích Như Điển: Tuệ Sỹ – Vị Thầy của bốn Chúng
https://thuvienphatviet.com/thich-nhu-dien-tue-sy-vi-thay-cua-bon-chung/

9. Huỳnh Kim Quang: Đọc sách “Thiền Định Phật Giáo, Khởi nguyên và Ảnh hưởng” của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ
https://thuvienphatviet.com/10407-2/

10. Thuần Hiếu: Vài nét về Phật giáo Lý – Trần
https://thuvienphatviet.com/thuan-hieu-vai-net-ve-phat-giao-ly-tran/

11. Khải Tuệ: Quảng Nghiêm thiền sư và bài kệ thị tịch
https://thuvienphatviet.com/khai-tue-quang-nghiem-thien-su-va-bai-ke-thi-tich/

12. Phổ Đồng: Mất Mẹ
https://thuvienphatviet.com/pho-dong-mat-me/

13. Tâm Huy Huỳnh Kim Quang: Thiện duyên hy hữu
https://thuvienphatviet.com/tam-huy-huynh-kim-quang-thien-duyen-hy-huu/

14. BUDDHISM WITH YOUTH
https://thuvienphatviet.com/ngoai-van/buddhism-with-youth/


Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát

Tâm Thường Định