Showing posts with label Ngôn ngữ xứ Nẫu. Show all posts
Showing posts with label Ngôn ngữ xứ Nẫu. Show all posts

Wednesday, September 27, 2017

XỨ NẪU- TẠI SAO CÓ TÊN GỌI THẾ? và Ngôn ngữ xứ Nẫu



Eo Gió - Nhơn Lý
Bãi Bấc - Nhơn Lý
Một số hình ảnh qua cầu Thị Nại về thăm quê hương Nhơn Lý (Phước Lý) - Ảnh: BXK


XỨ NẪU - TẠI SAO CÓ TÊN GỌI THẾ?

Sinh viên của chúng tôi đi sưu tầm phần nhiều là từ các tỉnh Bắc Trung bộ đến vùng Nam trung bộ này lại gặp trở ngại về phương ngữ rất khó nghe khó ghi chép.  Một trong những số đó là vấn đề "nậu", "nẫu"...

Sưu tầm bài viết dưới đây:
"Xứ Nẫu"- Tại sao có tên gọi thế?

Bạn bè phương xa hay gọi Phú Yên quê tôi là xứ Nẫu. Một lần đồng nghiệp phương Nam du thuyền trên biển Vũng Rô vui miệng hỏi rằng: "Vì sao quê ông được gọi là xứ Nẫu. Nẫu có nghĩa là sao?".....
Ba Đà Rằng tôi toát mồ hôi hột lúng túng như gà mắc tóc định bụng giải thích ấm ớ cho qua thế nhưng mồm miệng cứ lúng búng lùng bùng như ngậm hột thị bởi chưng quá bí nói chẳng nên lời. Vậy là đành cất công tìm hiểu một từ phương ngữ đặc trưng của quê mình và cũng vỡ ra đôi điều. Xung quanh chữ Nẫu dài lắm xin tóm lược như sau:

....Năm 1558 chúa Nguyễn Hoàng được vua Lê cử vào nhận trọng trách Tổng đốc Thuận Quảng (Thuận Hóa Quảng Nam) ra sức củng cố cơ nghiệp đất phương Nam theo lời dạy của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: "Hoành Sơn nhất  vạn đại dung thân" (Một dải hoành sơn đủ để tạo cơ nghiệp muôn đời). Lúc ấy Thừa Tuyên (đơn vị hành chính cấp tỉnh) Quảng Nam kéo dài từ nam đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông. Năm 1578 chúa Nguyễn Hoàng cử Phù nghĩa hầu Lương Văn Chánh làm Trấn biên quan đưa lưu dân (người nghèo không sản nghiệp) khai khẩn vùng đất mới từ nam đèo Cù Mông đến đèo Cả. Sau 33 năm khai phá vùng đất mới hình thành làng mạc năm 1611 chúa Nguyễn Hoàng thành lập phủ Phú Yên (trực thuộc Thừa Tuyên Quảng Nam) gồm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa. Năm 1629 chúa Nguyễn Phúc Nguyên (chúa Sãi) nâng cấp phủ Phú Yên thành dinh Trấn Biên (đơn vị hành chính cấp tỉnh. Cả xứ Đàng Trong từ Quảng Bình vào Phú Yên có bảy dinh). Do đặc điểm của vùng đất mới còn hoang hóa dân cư thưa thớt nên các đơn vị hành chính của vùng biên viễn có những nét đặc thù. Dưới cấp huyện có cấp Thuộc dưới Thuộc là các đơn vị hành chính nhỏ hơn như phường nậu man.

Phường là các làng nghề có quy mô như phường Lụa phường Sông Nhiễu. Nậu là tổ chức quản lý một nhóm nhỏ cùng làm một nghề người đứng đầu gọi là đầu nậu. Sách Đại Nam Thực Lục (tiền biên) ghi rõ: "Nậu nguyên nghĩa là làm cỏ ruộng rồi chỉ làng xóm và sau nữa thành tên một đơn vị hành chính quản lý một nhóm người có cùng một nghề".

Ví dụ: "Nậu nguồn" chỉ nhóm người khai thác rừng "Nậu nại" chỉ nhóm người làm muối "Nậu rổi" chỉ nhóm người bán cá "Nậu rớ" chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ "Nậu cấy" chỉ nhóm người đi cấy mướn "Nậu vựa" chỉ nhóm người làm mắm...

Do sự phát triển của xã hội Đàng Trong năm 1726 chúa Nguyễn Phúc Chú (1697-1738) cử Đại ký lục chính danh Nguyễn Đăng Đệ quy định phạm vi chức năng của các đơn vị hành chính. Các đơn vị hành chính như "Thuộc" "Nậu" bị xóa bỏ. Khái niệm thành tố chung cấp hành chính "Nậu" được biến nghĩa dùng để gọi người đứng đầu trong đám người nào đó và sau này dùng để gọi đại từ nhân xưng ngôi thứ ba. Từ "Nậu" không xuất hiện độc lập mà chỉ có mặt trong các tổ hợp danh ngữ:

Ví dụ: - Chiều chiều mây phủ Đá Bia Đá Bia mây phủ chị kia mất chồng Mất chồng như nậu mất trâu Chạy lên chạy xuống cái đầu chôm bơm. - Tiếc công anh đào ao thả cá Năm bảy tháng trời nậu lạ tới câu. - Ai về nhắn với nậu nguồn Mít non gởi xuống cá chuồn gởi lên.

Từ chữ "Nậu" ban đầu phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi.

Ví dụ: Ông ấy bà ấy được thay bằng: "ổng" "bả". Anh ấy chị ấy được thay bằng: "ảnh" "chỉ". Và thế là "Nậu" được thay bằng "NẪU .

NẪU đã đi vào ca dao Bình Định Phú Yên khá mượt mà chân chất: Thương chi cho uổng công tình Nẩu về xứ nẩu bỏ mình bơ vơ. Phương ngữ Thuận Quảng (Thuận Hóa - Quảng Nam) với "mô tề răng rứa chừ" vượt qua đèo Bình Đê (ranh giới Bình Định - Quảng Ngãi) được đổi thành "đâu kia sao vậy giờ". Và đặc trưng ngữ âm của vùng Nam Trung bộ (Bình Định - Phú Yên) không phân biệt rạch ròi cách phát âm dấu hỏi và dấu ngã. Đặc biệt bà con vùng biển từ Hoài Nhơn (Bình Định) đến Gành Đỏ (Sông Cầu-Phú Yên) các âm dấu ngã đều phát âm thành dấu hỏi. Riêng đồng bằng Tuy Hòa khi phát âm không phân biệt được dấu hỏi và dấu ngã.

Bởi vậy "NẨU" hay được phát âm là "Nẫu". Đồng bằng Tuy Hòa trù phú nhiều nhà giàu trong vùng cho con cái đi học chữ phương xa. Các vị có chữ nghĩa viết chữ "Nẩu" theo phát âm quen miệng thành chữ "Nẫu". Một thời cơ cực thành ngữ "buồn nẫu ruột" "trái cây chín nẫu" (chín úng)... cũng góp phần hóa thân chữ "Nẩu" thành chữ "Nẫu". Vậy là chữ "Nẫu" theo kiểu phát âm phương ngữ trở thành từ cửa miệng đi vào thơ ca báo chí.

Đặc biệt chữ "Nẫu" chết tên với vùng đất Phú Yên khi nhạc sĩ Phan Bá Chức ký âm bài Trách phận (còn gọi là "Nẫu ca") dân ca Phú Yên theo điệu Xuân Nữ của dân ca bài chòi Khu V do Nguyễn Hữu Ninh sưu tầm trong dân gian được thể hiện bởi nghệ sĩ Hoài Linh - Việt kiều gốc Phú Yên. Hồi còn tỉnh chung Phú Khánh Ba Đà Rằng này làm thư ký giúp việc cho nhà thơ Văn Công (quyền chủ tịch tỉnh) theo ông về các địa phương thúc giục chuyện nghĩa vụ "lúa lang lợn lạc" cho tỉnh. Tỉnh quá xa địa phương nào cũng có nhu cầu phát triển riêng của mình tìm mọi cách giữ lại chút ít để "lo phận mình" tỷ như xây dựng trụ sở UBND thị xã Tuy Hòa năm 1985 bị quy chụp là cục bộ. Bà con không buồn phiền gì chuyện đó và bào chữa thật dễ thương: Tỉnh dài huyện rộng xã to Nẫu lo phận nẫu mình lo phận mình. Còn nếu cán bộ cấp trên về ép việc này việc nọ thì cũng có câu phản kháng nhẹ nhàng: Nẫu dìa (về) thì mược nẫu dìa Lăng xăng lít xít nẫu chê nẫu cười. Còn Ba Đà Rằng này tài sơ trí thiển Nẫu nói gì mược Nẫu (người ta nói gì mặc người ta) cũng bạo gan trao đổi đôi điều về "Nậu-Nẩu-Nẫu" như một nhàn đàm vui đón xuân. Rất mong các bậc cao minh vui lòng chỉ giáo để sáng tỏ thêm một từ phương ngữ đặc trưng của Nam Trung bộ.

Người Bình Định Phú Yên được gọi là người xứ Nẫu hẳn nhiên vì "đại từ nhân xưng" "nẫu" (bọn họ người ta...) đã trở nên quá phổ biến với chất giọng nằng nặng thô ráp nhưng chân thật không lẫn vào đâu được.

Ngôn ngữ của người xứ Nẫu có nhiều từ nhiều câu rất độc đáo cũng không lẫn vào đâu được đã trở thành phương ngữ xứ Nẫu. Chẳng hạn "nẫu" "dẫy ngheng" (vậy nghen) "dẫy á" (vậy đó) "dẫy na"(vậy à?) "chu cha" (có tính chất cảm thán kiểu như "trời ơi")... Đã nghe "nẫu" "dẫy ngheng" "dẫy á"... vài lần người ta có thể nhớ mãi như ngấm vào máu thịt không quên được bởi "nẫu" "dẫy ngheng" "dẫy á"... có quá nhiều ngữ nghĩa sắc thái tâm tư tình cảm - đương nhiên tùy theo ngữ cảnh.

Quãng năm 1997-1998 tôi có về công tác tại một xã ven biển Phù Mỹ (Bình Định). Ở đó tôi đã chứng kiến một chuyện tình thật đẹp thật cảm động giữa một anh bị khuyết tật đôi chân với một thôn nữ hiền lành. Thương anh ngày ngày lê lết ở bến cá để xin cá nhặt cá rơi vãi mỗi khi thuyền về chị chấp nhận về nâng khăn sửa túi cho anh lại còn phải cáng đáng thêm một bà mẹ chồng đã lọm khọm. Chị nghèo gia đình anh cũng vậy lại là thân nhân liệt sĩ nên nương tựa vào nhau để sống. Tôi hỏi lý do tại sao chị lại dũng cảm lấy một người chồng khuyết tật chị ậm ừ giải thích vài câu rồi thẹn thùng "kết luận": "Dẫy á!".

Cái câu "dẫy á" của chị tuy chỉ hai từ nhưng trong ngữ cảnh này mới đắt làm sao. "Dẫy á" đã nói lên được bao điều và tôi không cần hỏi gì thêm cũng hiểu được tấm lòng của chị.

Gần đây vào giữa trưa lúc đang thiu thiu ngủ thì chuông điện thoại bàn reo  tôi bật dậy. Bực mình nhưng tôi vẫn phải "A lô...". Đầu dây là một giọng nói đậm chất Nẫu: "Anh Bảy hé anh Bảy. Ủa không phải na? Cho tui gặp anh Bảy chút coi!". "Dạ đây không phải nhà anh Bảy có lẽ chị nhầm số". "Ủa lộn số hén? Thâu (thôi) dẫy ngheng". Rồi cúp máy.

Cái câu "dẫy ngheng" rất tròn vành rõ chữ lại kéo dài âm "eng" như một lời xin lỗi mong được thông cảm. Tan giấc nghỉ trưa nhưng tôi cũng chẳng còn cảm giác bực mình bởi dư vị của hai chữ "dẫy ngheng" cứ ngọt ngào trong tâm tưởng.

Một năm đôi ba bận tôi lại về quê - một làng nhỏ ven sông Côn - để cúng giỗ dẫy mã.  Các anh chị tôi ở quê làm nông là chủ yếu. Nghe tôi kể chuyện phố phường thỉnh thoảng họ lại "dẫy na?" ngạc nhiên một cách hết sức hồn nhiên. Còn tôi thì sau mỗi lần như thế lại "dẫy á" để khẳng định lại điều mình vừa nói vừa kể.

Trong những lúc trà dư tửu hậu nhiều người xứ Nẫu vẫn đem câu "Yêu không yêu thì thâu nói dứt phát" (Yêu không yêu thì thôi nói (để) dứt khoát) ra để tếu táo với nhau rồi tự trào rằng người xứ Nẫu mình có một câu nói hay đáo để.

Sử chép: Ngày 1 tháng 3 năm Hồng Đức thứ 2 (1471) nước Đại Việt mở đất đến núi Thạch Bi (Phú Yên). Đến tháng 7 năm 1471 vua Lê cho lập phủ Hoài Nhơn gồm 3 huyện là: Bồng Sơn Phù Ly và Tuy Viễn. Từ đó người Việt bắt đầu tiến vào sinh sống trên vùng đất Bình Định Phú Yên ngày nay.

535 năm đã trôi qua. Trải qua bao bể dâu biến thiên của lịch sử; trải qua bao cuộc giao lưu hợp lưu giữa các nền văn hóa cái lắng đọng lại chắt lọc lại chính là văn hóa và con người xứ Nẫu trong đó có ngôn ngữ xứ Nẫu. Có thể nói ngôn ngữ xứ Nẫu là tinh hoa của văn hóa xứ Nẫu. Ở Việt Nam các nhà ngôn ngữ học đã chia ra 3 vùng chính: Phương ngữ Bắc Bộ phương ngữ Trung Bộ và phương ngữ Nam Bộ. Trong phương ngữ Trung Bộ đương nhiên có phương ngữ xứ Nẫu.

Lâu nay các sách ngôn ngữ học thường giới thiệu tiếng Việt như một thực thể nhất dạng. Trong thực tế tiếng Việt rất đa dạng và luôn luôn biến đổi với những sắc thái địa phương khác nhau. Tiếc rằng những sắc thái đó thông thường chỉ được cảm nhận mà chưa được phân tích lý giải tường tận.

Cũng vậy đối với phương ngữ xứ Nẫu. Hình như Bình Định Phú Yên đã có khá nhiều bộ địa chí những công trình văn nghệ dân gian nhưng chưa có (hoặc có nhưng rất ít) đề cập đến phương ngữ xứ Nẫu với những lý giải phân tích cặn kẽ tận tường.

Văn hóa Bình Định văn hóa Phú Yên - văn hóa xứ Nẫu - không chỉ thể hiện qua những tháp Chàm trầm mặc rêu phong qua câu hát bội thô mộc chất phác qua điệu bài chòi mượt mà sâu lắng qua lời than thân trách phận rền rĩ ai oán... mà còn thể hiện rõ nét qua ngôn ngữ. Giá như có một công trình nghiên cứu về phương ngữ xứ Nẫu như Huế đã có phương ngữ xứ Huế thì "chu cha" hay biết bao.

Sưu tầm


Người Bình Định, Phú Yên được gọi là người xứ Nẫu, hẳn nhiên vì "đại từ nhân xưng" "Nẫu" (bọn họ, người ta...) đã trở nên quá phổ biến với chất giọng nằng nặng, thô ráp nhưng chân thật không lẫn vào đâu được.
Ngôn ngữ của người xứ Nẫu có nhiều từ, nhiều câu rất độc đáo, cũng không lẫn vào đâu được, đã trở thành phương ngữ xứ Nẫu. Chẳng hạn, "nẫu", "dẫy ngheng" (vậy nghen), "dẫy á" (vậy đó), "dẫy na"(vậy à?), "chu cha" (có tính chất cảm thán, kiểu như "trời ơi")... Đã nghe "nẫu", "dẫy ngheng", "dẫy á"... vài lần người ta có thể nhớ mãi, như ngấm vào máu thịt, không quên được bởi "nẫu", "dẫy ngheng", "dẫy á"... có quá nhiều ngữ nghĩa, sắc thái, tâm tư tình cảm - đương nhiên tùy theo ngữ cảnh.
Quãng năm 1997-1998, tôi có về công tác tại một xã ven biển Phù Mỹ (Bình Định). Ở đó, tôi đã chứng kiến một chuyện tình thật đẹp, thật cảm động giữa một anh bị khuyết tật đôi chân với một thôn nữ hiền lành. Thương anh ngày ngày lê lết ở bến cá để xin cá, nhặt cá rơi +++ mỗi khi thuyền về, chị chấp nhận về nâng khăn sửa túi cho anh, lại còn phải cáng đáng thêm một bà mẹ chồng đã lọm khọm. Chị nghèo, gia đình anh cũng vậy, lại là thân nhân liệt sĩ, nên nương tựa vào nhau để sống. Tôi hỏi lý do tại sao chị lại dũng cảm lấy một người chồng khuyết tật, chị ậm ừ giải thích vài câu rồi thẹn thùng "kết luận": "Dẫy á!".
Cái câu "dẫy á" của chị tuy chỉ hai từ nhưng trong ngữ cảnh này mới đắt làm sao. "Dẫy á" đã nói lên được bao điều và tôi không cần hỏi gì thêm cũng hiểu được tấm lòng của chị.
Gần đây, vào giữa trưa, lúc đang thiu thiu ngủ thì chuông điện thoại bàn réo, tôi bật dậy. Bực mình nhưng tôi vẫn phải "A lô...". Đầu dây là một giọng nói đậm chất Nẫu: "Anh Bảy hé anh Bảy. Ủa, không phải na? Cho tui gặp anh Bảy chút coi!". "Dạ, đây không phải nhà anh Bảy, có lẽ chị nhầm số". "Ủa, lộn số hén? Thâu (thôi), dẫy ngheng", rồi cúp máy.
Cái câu "dẫy ngheng" rất tròn vành rõ chữ, lại kéo dài âm "eng" như một lời xin lỗi, mong được thông cảm. Tan giấc nghỉ trưa nhưng tôi cũng chẳng còn cảm giác bực mình bởi dư vị của hai chữ "dẫy ngheng" cứ ngọt ngào trong tâm tưởng.
Một năm đôi ba bận tôi lại về quê - một làng nhỏ ven sông Côn - để cúng giỗ, dẫy mả. Các anh chị tôi ở quê làm nông là chủ yếu. Nghe tôi kể chuyện phố phường, thỉnh thoảng họ lại "dẫy na?" ngạc nhiên một cách hết sức hồn nhiên. Còn tôi thì sau mỗi lần như thế, lại "dẫy á" để khẳng định lại điều mình vừa nói, vừa kể.
Trong những lúc trà dư tửu hậu, nhiều người xứ Nẫu vẫn đem câu "Yêu không yêu thì thâu, nói dứt phát" (Yêu không yêu thì thôi, nói (để) dứt khoát) ra để tếu táo với nhau rồi tự trào rằng người xứ Nẫu mình có một câu nói hay đáo để.
Sử chép: Ngày 1 tháng 3 năm Hồng Đức thứ 2 (1471), nước Đại Việt mở đất đến núi Thạch Bi (Phú Yên). Đến tháng 7 năm 1471, vua Lê cho lập phủ Hoài Nhơn gồm 3 huyện là: Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn. Từ đó người Việt bắt đầu tiến vào sinh sống trên vùng đất Bình Định, Phú Yên ngày nay.
535 năm đã trôi qua. Trải qua bao bể dâu, biến thiên của lịch sử; trải qua bao cuộc giao lưu, hợp lưu giữa các nền văn hóa, cái lắng đọng lại, chắt lọc lại chính là văn hóa và con người xứ Nẫu, trong đó có ngôn ngữ xứ Nẫu. Có thể nói, ngôn ngữ xứ Nẫu là tinh hoa của văn hóa xứ Nẫu. Ở Việt Nam, các nhà ngôn ngữ học đã chia ra 3 vùng chính: Phương ngữ Bắc Bộ, phương ngữ Trung Bộ và phương ngữ Nam Bộ. Trong phương ngữ Trung Bộ, đương nhiên có phương ngữ xứ Nẫu.
Lâu nay, các sách ngôn ngữ học thường giới thiệu tiếng Việt như một thực thể nhất dạng. Trong thực tế, tiếng Việt rất đa dạng và luôn luôn biến đổi với những sắc thái địa phương khác nhau. Tiếc rằng, những sắc thái đó thông thường chỉ được cảm nhận, mà chưa được phân tích, lý giải tường tận.
Cũng vậy đối với phương ngữ xứ Nẫu. Hình như Bình Định, Phú Yên đã có khá nhiều bộ địa chí, những công trình văn nghệ dân gian nhưng chưa có (hoặc có nhưng rất ít) đề cập đến phương ngữ xứ Nẫu với những lý giải, phân tích cặn kẽ, tận tường.
Văn hóa Bình Định, văn hóa Phú Yên - văn hóa xứ Nẫu - không chỉ thể hiện qua những tháp Chàm trầm mặc rêu phong, qua câu hát bội thô mộc chất phác, qua điệu bài chòi mượt mà sâu lắng, qua lời than thân trách phận rền rĩ ai oán... mà còn thể hiện rõ nét qua ngôn ngữ. Giá như có một công trình nghiên cứu về phương ngữ xứ Nẫu, như Huế đã có phương ngữ xứ Huế, thì, "chu cha", hay biết bao.
* * *
Có lần Nắng thắc mắc hỏi mẹ tại sao người ta gọi mình là dân Nẫu? Mẹ kể chuyện rằng, "Ngày xưa có người con gái quen lính Sài Gòn ra miền Trung đóng đô, khi quân dịch dời ngũ nẫu lại bỏ đi". Người con gái mới có những câu hò "Nẫu dìa quê nẫu bỏ quên ta!" và còn biết bao nhiêu bài dân ca than trách nẫu thành ra người nghe gọi chọc dân miền Nẫu.
Thật buồn cười trách Nẫu để thành hổng biết Nẫu là ai? Là người ta hay là mình? Chữ Nẫu có nghĩa là người ta nhưng người ta nghe chữ nẫu hoài lại đặt chất giọng đó là "dân người Nẫu". Dân Nẫu thật thà dể chịu nên ai cho gì cũng thích mà làm gì dám trách! Hahah

Lê Huy sưu tầm
Nguồn: Diễn Đàn Sinh Viên Cao Đẳng Xây Dựng Số 3 / Tuy Hòa - Phú Yên