Saturday, August 28, 2021

Tâm Quảng Nhuận: The Conversation | Academic rigor, journalistic flair: Thinking like a Buddhist about coronavirus can calm the mind and help us focus

 

Tâm Quảng Nhuận | Tu thư Sen Trắng lược dẫn: Đại dịch coronavirus đang thách thức sức khỏe, công việc, gia đình, thực phẩm và niềm vui của chúng ta. Nó cũng làm quấy nhiễu sự yên tâm và buộc chúng ta phải đặt những câu hỏi hiện sinh, về sự tồn tại của chính mình.

Trong khi những nhà khoa học đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp y tế, thì thực hành giáo lý Phật giáo có mang lại cho chúng ta nguồn an ủi nào nhằm giúp giảm thiểu hoặc ngăn chận sự căng thẳng, khủng hoảng?
Câu trả lời là hãy tập trung vào các sự kiện hiện sinh, trước tiên nhắm đến sự hiểu biết và sau đó là thực hành thiền định. Một cách ơn giản hơn, là giữ chánh niệm. Thứ nhất, việc thực hành chánh niệm như vậy có thể giúp chúng ta bắt đầu cuộc sống hàng ngày của mình một cách có kỷ luật hơn và an toàn hơn, điều mà chúng ta có thể thấy là vô cùng quý giá trong hoàn cảnh khủng hoảng như ngày nay.
Khi ta ý thức về hành vi của chính mình, chúng ta sẽ cẩn thận ngay cả với những gì chúng ta chạm vào hoặc không chạm vào (bao gồm cả khuôn mặt của chúng ta). Nó sẽ giúp chúng ta có ý thức vệ sinh tay thường xuyên và quan tâm đến những người xung quanh để chúng ta cẩn thận cho bất kỳ cơ hội lây truyền vi trùng nào.
Thiền, chánh niệm còn giúp chúng ta bớt hoặc không còn hoảng sợ khi đánh giá về sự vô thường, sự suy tàn và cái chết không thể tránh khỏi trong cuộc nhân sinh, từ đó có thể hướng chúng ta đến một thái độ sống đơn giản hóa với những nhu cầu cơ bản, để thật sự hạnh phúc.

Thinking like a Buddhist
about coronavirus can calm the mind
and help us focus

 

The coronavirus pandemic is challenging our health, work, family, food and fun. It’s also disturbing our peace of mind and forcing us to question our own existence.

We are each asking our own existential questions: Why is this happening to me? Why can’t I go on with my usual life? Who created the problem and why?

While scientists are working hard to find medical solutions, concepts from Buddhism can provide us with some solace for our overburdened minds. The Buddha’s answer would be to focus solely on the existential facts, aiming first for understanding and then to adopt a pragmatic meditation practice.

A troubling disciple

Consider the case of Mālunkyaputta, a disciple who kept troubling the Buddha some 2,500 years ago in ancient India. Mālunkyaputta prompted him to answer a series of complex questions.

One particular day, he walked up to the Buddha and insisted he needed to be given the answers.

The Buddha responded with an anecdote of a man wounded with a poisonous arrow coming to see a physician for medication. The man insisted that he would not let the arrow be taken out until he knew who shot him and how. The Buddha said by the time all the answers had been given the man would be dead.

The Buddha defined this teaching as eschewing answers to philosophical questions and dealing only with the existential facts: “there is birth […] ageing […] dying […] grief, sorrow, suffering, lamentation, and despair” and their “suppression […] here and now”.

What this means for us is that although it is natural to have such questions, worrying about the answers may only bring more suffering. We would be wiser to work to reduce our own suffering and that of others.

Three marks of existence

What remains in this core Buddhism is the pure existentialism of dispassionate detachment from the space-time world that results in nirvana. This state is defined simply as the absence of greed, hatred, and delusion.

Buddhism teaches us the coronavirus is causing us to experience some heightened forms of the three marks of our existence (tilakkhaṇa). They are the impermanence (aniccā), the un-satisfactoriness or suffering (duḥkha) and the non-self (anatta).

The pandemic’s sudden encroachment on our society, causing death and misery, reminds us of that impermanence. It shows us the inevitable nature of our own death and the associated suffering, leading us to do some soul-searching.

The little things

Buddhism teaches meditation practices with deep introspection. These are designed to make us mindful of nature and help relieve us from sufferings, as described in several Buddhist suttas – the records that hold the Buddha’s original utterings.

The process involves loosening our grasp – those things we cling to that are governed by our desires – on both tangible and intangible things in life by realising their true nature – relating them back to three tilakkhaṇa. Meditation invites us to be happy with the simplest and most basic things in life.

The meditation steps taught in the suttas can guide our mind, calm our body and help our senses find peace and delight. It is hoped that meditation bring about our inherent yet dormant happiness without relying on our body or our dispositions, which are impermanent.

The big picture

While these deliberations, because of their psychological effect, can bring in peace, happiness and even health benefits to the individual, there are other benefits.

Firstly, such mindful practice can help us get on with our day-to-day life in a more disciplined and safer manner, which as we can see is extremely valuable in a crisis situation such as today.

Meditation might help us not to panic (or panic buy), to be conscious of our own behaviour so that we will be careful even with what we touch, or not touch (including our face). It would help us to be conscious of cleaning our hands regularly and mindful of others around us so that we are careful about any chances of passing on germs.

Many believe meditation can help the rest of the world as well, because of the thoughtfulness it creates. The pandemic can affect rich and poor (although there are also concerns it may increase inequity). Our meditation practices can help us evaluate the impermanence, decay and inevitable death of our existence, against any privileges we may have. Meditation can direct us to consider the possibility of living a happy life by meeting basic needs alone. For some, this can make us reevaluate what we see as our misfortunes.

Buddhism may be seen as yet another of the world’s religions, with its own rituals around praying to deities and sending away demons. But the Buddha can also be seen as simply an insightful thinker and teacher. He proposed a natural outlook, providing solutions that do not appeal to any supernatural force.

Coupled with the psychological solutions and health benefits meditation can bring, we may find it is possible to adopt Buddhist concepts into a framework for contemplation – one geared for salvation from our current crisis.

___________________________________

Source: The Conversation | Academic rigor, journalistic flair

Friday, August 27, 2021

Tâm Quảng Nhuận | Tu thư Sen Trắng: Ý nghĩa, Tinh Thần Tu Học và Hành Trì của Người Huynh Trưởng | Kỳ 2: Suy nghĩ và định hướng việc cải tiến


Thượng Tọa Thích Từ Lực và Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu
chứng minh lễ kết khóa Huyền Trang 5, GĐPT Việt Nam tại Hoa Kỳ

2. Suy nghĩ và định hướng
việc cải tiến chương trình tu học
của GĐPT Việt Nam tại Hoa Kỳ

Phần này, chỉ trình bày giới hạn trong phạm vi tu học của GĐPT, khi ta nghĩ đến việc cải tiến chương trình tu học tức mặc nhiên chấp nhận một thực tại giẫm chân lâu ngày, và rồi sự dừng lại này biểu hiện một tình trạng chung là đi xuống rõ rệt thì việc cải tiến là một nhu cầu cấp thiết mang ý nghĩa mở ra một vận hội mới tốt đẹp hơn. Song, sự cải tiến phải được thực hiện theo một trình tự, nhân sự tổ chức và thực hiện trước hết, phải nắm vững xuyên suốt một quá trình lịch sử xây dựng tổ chức nói chung và đề cương tu học huấn luyện huynh trưởng đoàn sinh nói riêng chứ không thể hành động dựa vào cảm năng cá nhân nhất thời. Nó là một công trình trí tuệ tập thể bảo đảm đem lại thành quả giáo dục chất lượng (Quality Education) bằng “nội dung Phật chất” chứ không phải thuần tuý những kiến thức chạy theo thị hiếu thế gian, thế thời.

Việc nói bằng danh từ nào, “chấn hưng”; “canh cải”; “cập nhật”; “tu chính” hay “san định”…v.v, không quan trọng. Quan trọng việc làm cần hội đủ những thiện duyên, thời gian và nhân sự am tường chuyên môn đảm trách. Khi đặt ra vấn đề nhân sự cốt lỏi, là đòi hỏi những anh chị trưởng thật sự phải được đào luyện để có đủ khả năng khai triển dự án xây dựng đề cương tu học và huấn luyện, theo đường hướng và phương pháp giáo dục truyền thống, đồng thời bắt kịp những nguyên lý giáo dục thời đại. Điều này rõ ràng là không thể dựa vào thành phần Huynh trưởng của 4 Cấp, 4 Bậc, và 4 trại huấn luyện (444) như nhận định của Trưởng Nguyên Túc: “phần giáo dục nào GĐPT làm được? phần nào cần tương tác với những chuyên gia giáo dục tuổi trẻ? Công tác xã hội nào GĐPT làm tốt được? Phần nào cần tương tác với các tổ chức giáo dục khác?” Cũng vậy, trong việc soạn thảo đề cương tu học và huấn luyện, chúng ta cần phải thấy giới hạn của Huynh Trưởng ở đâu và cần mở rộng ra những phần thiện tri thức nào trong việc xây dựng đề cương giáo dục như đã đề cập.

Nhìn quanh, vậy thì để bắt đầu một đề án huyết mạch sinh tồn của tổ chức, việc cần làm ngay là tổ chức đào tạo một bộ phận nhân sự bảo đảm đủ khả năng đảm trách, trong nội bộ. Và mở rộng thỉnh mời những chuyên gia mọi lãnh vực giáo dục, cùng tham gia, ngoài tổ chức. Trên hết những anh chị được tuyển chọn đào tạo phải nắm biết rốt ráo các vấn đề cương yếu của tổ chức, ngoài kiến thức 444 đã có, theo đuổi cho trọn dự án, vừa thụ huấn, vừa thực hành. Năng học và hành trì trong mọi thời nghi, tự nó đã bao trùm ý nghĩa làm tươi mới hơn cuộc sống bản thân và trong sinh hoạt đoàn thể, cộng đồng xã hội.

Khóa sinh Huyền Trang 5, GĐPT Việt Nam tại Hoa Kỳ kết khóa

Trên có Thầy Tăng, có các cấp Hướng Dẫn, bên có Thiện Tri Thức, anh chị em đồng lòng, và với nhiệt tình, sự kham nhẫn chúng tôi tin Phật sự rồi cũng chóng thành.

Như chúng tôi đã trình bày ở phần dẫn nhập, đây là tư liệu hội thảo của GĐPT Miền Quảng Đức  năm 2001, do Ban Thường Vụ chủ trì, tức khi mà tổ chức chúng ta chưa rơi vào tình huống phân rã như hiện nay. Giá như mọi điều được tiếp tục thực hiện kỳ cùng như những dự án đã đề ra trước đó trên mọi lãnh vực sinh hoạt, có lẽ giảm bớt phần nào những ưu tư khắc khoải của tập thể anh chị em chúng ta. Mỗi một lần thay phiên nhau, kế vị, là một lần san lấp những giá trị vốn có và vốn rất cần tiếp nối để giữ sự phát triển cân bằng và ổn định. Đó chính là một trong nhiều những nguyên nhân xa mà chúng ta luôn bị động hơn là chủ động.

Những kỳ tới, chúng ta bắt đầu bàn thảo sâu hơn, đúng ra là thâm nhập toàn bộ nguyên lý đề cương tu học Huynh trưởng của GĐPTVN, vốn đã được các bậc tiền bối hữu công xây dựng như thế nào. Vì sao phải học bao nhiêu bài, và vì sao phải học bài này mà không bài khác…v.v.

Trên hết, Huynh trưởng GĐPT, bất luận thế nào phải theo đuổi và hoàn tất 4 bậc học cơ bản, truyền thống Kiên-Trì-Định và Lực, là điều quan thiết. Cấp bậc Tập, Tín-Tấn và Dũng, như lời dạy của Hòa Thượng Thích Thái Hòa, chỉ mang tính khoa học tổ chức trong đoàn thể, nhưng đó, nhất định “không phải là Tinh Hoa của GĐPT.”

Mong là quý trưởng tự tạo điều kiện trong mỗi hoàn cảnh của mình, tham gia đào luyện qua các bậc học lẫn trại huấn luyện đã và đang được các cấp Hướng dẫn vất vã để duy trì với nỗi trông mong sẽ có những nhân tố mới, làm mới cho Tổ chức mai sau.

BHDHK: Thông Tư Khóa Tu Học Huynh Trưởng, Bậc Định

________________________________

(Kỳ tới: 3. Tinh thần tu học Phật thể hiện tròn sáng qua hành trì tu Phật của người Huynh Trưởng)

Wednesday, August 18, 2021

Mindfulness Practices for an Equitable, Emotionally Safe Classroom

Mindfulness Practices for an Equitable, Emotionally Safe Classroom

Phe Bach, Ed.D, 
Chemistry teacher at Mira Loma High School
pbach@sanjuan.edu  
Teresa Sanchez Tolbert, M.A., 
English teacher at Rio Americano High School


Intended Audience is teachers, counselors, nurses, classified employees, coaches, administrators, or anybody who is employed by the district and wants to learn about Mindfulness Practices.


Session Summary:

 Mindfulness transforms lives, rewires the brain, provides a relief from physical and emotional pain and enhances learning. Mindful practices in the classroom brings about a more respectful, tolerant and peaceful learning environment that is essential for the best quality teaching and learning for all students and even for those who might be struggling with conflict, trauma, or depression. Teaching our students how to live a mindful life and how to practice meditation gives them a lifelong skill for coping with the pressures of modern life in a turbulent world. 


Alignment to conference theme: Leading for Equity

Our sessions are aligned with the themes of fostering a Literate, Joyful and Stabilized Class which is well-suited to the needs of newcomers and refugees.  Mindfulness practices, such as meditation do not require any adherence to a religious value system or sophisticated communication skills.  Anybody, regardless of their language or ethnic background can meditate and live a mindful life.   Meditation in the classroom prior to the beginning of lessons or a stressful assessment relaxes students, and studies show, it helps them improve focus while diminishing anxiety.  A mindful classroom is joyful and stabilized as students learn to relax, feel appreciated, and relinquish anxiety about their lives outside of the classroom and/or about their academic tasks.  Teachers who show their student's mindful practices can incorporate short readings and writing assignments in their lessons, which we will show in the sessions. 

AGENDA (2 THREE-HOUR SESSIONS)

1.  Icebreaker (15 minutes)
Participants will quietly write about what they already know about mindfulness and meditation and how it can change the quality of life in or out of the classroom.  Then participants will find two people to share their ideas with and then we will share them out as a group.

2.   Next, we will do a guided meditation for 5 minutes as a whole group.  This will be led by Phe Bach. 

3.    Then we will go throughout PowerPoint with various pauses for reflecting, turning and talking, questions and answers, as well as ideas for how to apply or implement the mindful practices in the classroom.  We will pay special attention to Special Education and EL classroom applications in the course of the presentation, discussion, and reflection portions.  (1 hour)
 We will give participants a 10-minute break.

4. The first activity after the break will be another 7-minute guided meditation, more suited to older students (9--12th grades) and led by Teresa Tolbert. 

5.  Next, we will guide participants through a mindful eating exercise which can be done in any class with children from Kindergarten to 12th grade.   There is a written reflection portion of this as well, and participants will be asked to share their reflections aloud.  We will have time for questions about how to implement this activity with EL and Special Ed students, too.   (20 minutes)

6. Next, we will hand out excerpts from the book Teach, Breath, Learn: Mindfulness In and Out of the Classroom.   Participants will read the articles in pairs and annotate them, then participate in discussion with others about how to implement the practices in their own classrooms. We will also discuss how to use the article itself as part of a lesson in a high school classroom, or how to modify the article for use in a middle school classroom. There are also portions of the book with activities for elementary school students, and participants will have the option of choosing those portions.  (25 to 30 minutes) 

7. Participants will be given 20 minutes to form a small group and create a T-chart that represents what they've learned about mindfulness and what practices they plan to implement in their classrooms.   Charts will be posted and groups will be encouraged to go view other groups' T-charts as they're completed and posted.

8.  We will ask participants to complete a short feedback form to turn in as they leave. 

9.  We will end the three-hour session with a 10-minute guided meditation suitable and modifiable for students of all ages. 

Objectives: 

The engagement strategies we will use think, pair, share; written reflection and sharing out; annotating the readings and T-charting.   During the PowerPoint, Phe will show some kinesthetic activities for younger students being trained in mindfulness.  These activities are also suitable for students with special needs and ELLs.  The beauty of mindfulness curriculum is that it is accessible to all students, regardless of color, special needs and/or level of language acquisition.   Mindfulness is a skill set that everybody already has; the skills just need to be honed with guidance.  Refugee students recovering from traumatic experiences can really benefit from mindful practices, which can be learned with limited ability to speak, write, or read English. 

Resources Needed: 
We will need the following items for our presentation:  a projector and screen, speakers, chart paper, pens, Post-Its, and small pieces of fruit for the mindful eating exercise. (Cuties work great because they are easy to peel and not messy.)

Dates we are available to present:
November 9th 8:30-3:30 or January 8th 8:30-3:30





Thursday, August 12, 2021

Điếu thi:Thủy Mộ Quan - Viên Linh - Funeral Oration: The Gate of the Ocean Grave By Viên Linh

 Điếu thi:Thủy Mộ Quan - Viên Linh 

(để tưởng nhớ những oan hồn uổng tử trên Biển Đông) 


Trên Huyết Hải thuyền trôi về một chiếc 

Chiều bầm đen trời rực rỡ đau thương 

Thân chìm xuống băng tuyền giờ tận biệt 

Sóng bạc đầu hối hả phủ trùng dương 


Thấp thoáng trần gian
Mịt mù bóng đảo
Trôi về tây về bắc về đông
Trôi về đâu bốn bề thủy thảo 

Về đâu kiếp đắm với thân trầm. 


Hồn ơi dương thế xa dần
Hồn đi thôi nhé thủy âm là nhà
Hồn về trong cõi hà sa
Sống không trọn kiếp chết là hồi sinh. 

Xong rồi một cỗi u minh
Ngựa Hồ chim Việt biến hình mà đi. 


Hồn vẫn ở la đà Ðông Hải
Hồn còn trôi mê mải ngoài khơi
Hồn còn tầm tã mưa rơi
Tháng Tư máu chảy một trời sương tan. 


Thân chìm đắm cõi điêu tàn nước cũ
Những lâu đài thành quách những vàng son 

Những tân thư kỳ mặc những linh đường 

Những rực rỡ của một thời dựng nước
Bao mắt mở bao tóc sầu dựng ngược
Bao tay cùm bao ngực vỡ hôm qua 

Trong rêu xanh ngần ngật bóng sơn hà 

Lướt hải phận về dưới trời cố quốc. 


Nhắm hướng hôi tanh
Chia bày trận mạc
Hồn binh tàn hỗn chiến Thủy Mộ Quan. 

Ðêm rơi thời hết vận tàn
Ô y cầu nhỏ người sang Lạc Hà (1) 

Thác rồi thân hóa phù sa
Mon men trở lại quê nhà mỗi đêm. 


Về đâu đêm tối 

Hương lửa lung linh 

Những ai còn bóng 

Những ai mất hình 


Những ai vào kiếp phù sinh
Hóa thân hồ hải làm binh giặc trời 

Khi nào hết quỉ ngoài khơi
Ta vào lục địa ta hồi cố hương. 


Cùng nhau ta dựng lại nguồn
Chẻ tre đẵn gỗ vạch mương xây đình. 

Ông Nghè về lại trong dinh
Tướng quân giữ ải thư sinh dưới đèn. 

Từ Thức lại trở về tiên
Sĩ phu giảng huấn người hiền bình văn 

Nương dâu trả lại con tằm
Ruộng xanh trả bác nông dân cần cù. 

Ngựa ông trả lại thằng cu
Nhà chung trả Chúa chùa tu trả Thày 

Quạt mo tao trả lại mày
Các cô yếm thắm trả bày trai tơ. 


Việt Nam dựng lại sơn hà
Móng rồng năn [năm] lượt Quê Nhà phục hưng. 

Ðã tỉnh sầu u thương tiếc hết
Bình minh lên nghe, hoàng hôn biết 

Chim lạnh về Nam sông núi ta 

Không nói không cười chân trở bước. 

Nỏ thần thủa trước
Gươm bén hồ xưa
Tràn lên như nước vỡ bờ
Lạc Long lại đón Âu Cơ về thuyền. 

Các con từ dưới biển lên
Từ trên núi xuống hai miền gặp nhau. 

Năm nghìn năm lại bắt đầu
Chim nào tha đá người đâu vá trời (2) 

Chúng ta rời bỏ xứ người
Loài chim trốn tuyết qui hồi cố hương. 

_____________________________________

1. Lạc Hà hay Nại Hà, là nếu ai qua cầu đó là đi vào thế giới bên kia. “Bia đề rằng Nại Hà Kiều, Kẻ nào có phước quỉ đều dắt qua.” (Nguyễn Ðình Chiểu, Dương Từ Hà Mậu). 

2. Kiếp trước của chim Tinh Vệ là công chúa con gái vua Viêm Ðế, đi chơi ngoài biển chẳng may chết đuối, nàng tức giận biến thành con chim tha đá, quyết lấp cho đầy biển, đặng không còn ai chết đuối nữa. Nàng Nữ Oa là em gái vua Phục Hy, thấy trời có những khoảng trống, nàng nghĩ rằng vòm trời bị thủng, bị vỡ, nên tha đá ngũ sắc lên vá trời, đặng vòm trời sẽ liền lại. Xin khỏi chú thích các huyền thoại khác như Từ Thức, Thằng Bờm và cái quạt mo, hay Ông Nghè, Sĩ phu. (Chú thích của V.L.) 

_________________________________



Funeral Oration: The Gate of the Ocean Grave

By Viên Linh

(To remember those lost souls in the Eastern Sea)




On the ocean of blood floating is a boat

The evening bruised black, the heavens flaring with angst

The body at expiration is sinking into darkness 

With foaming waves hurriedly the ocean was covered 


Looming indistinctly somewhere on earth

a dusky shadow of an island

floating to the West, to the North, then the East

Floating where ? Everywhere is covered with sea tangle

To the whereabouts where karmas descend and corpses sink


Oh, soul! The earth moves farther and farther away

Depart and take the fathomless ocean grave as home

The soul is returning to the state of multiple lives

Death is reincarnation from karma uncompleted 

It’s over, nothing left but a tenebrous abode

The Ho horse, the Viet bird have transfigured into evanescencea


The soul is still hovering over the Eastern Sea

mesmerizingly wafting offshore

pounded on by torrential rain

April bleeds, discoloring the misty skies


The body is descending onto the ruins of the former land

adorned with the castles, fortresses of the golden times

and sophisticated, novel literary works; and sacred altars

in the glories of the nation building period

Many eyes open, zillions of sorrowful hairs stand on end

So many hands handcuffed, so many breasts impaled yesterday

Amidst the green moss appears bleary Motherland

They glide over the territorial waters to return under the sky of the country of old


Moving towards a putrid direction

for battleground positioning

The souls of the remaining defeated army were scuffling at the Gate of the Ocean Grave.


Night falls, time stops, destiny ends

Burdened with a besmirched existenceb, they made their way across Lạc Hà1

Their souls fading into the multiple worldsc after death

faltering back to their homeland every night.


Where to in the dark night

Amidst the quivering incense sticks

Those who still have a shadow

Those who have lost their appearance.


Those who entered this ephemerous life

and transformed into drifters to join the heavenly host

Whenever demons no longer reside offshore

Let’s go to the mainland and return to our country of yore.


Together we restore our life’s root:

Splitting bamboos, cutting wood, digging ditches, and building our community house.

The Laureate back to his station

The General to the frontier, the student to his study

Từ Thức back to his fairies

The scholars back to teaching, the literati to literary critique

The mulberry farms to the silkworms

The green rice fields to the industrious peasant

The magistrate’s horse back to the buffalo boy

The cloister to God, the pagoda to the bonze

The areca spathe fan I give back to thee

The lovely girls to the pretty boys.


Việt Nam is reinstating its nation

Five times kings restored Motherland

The blue devils disappear, starts the mourning dove call

Dawn listens to and Dusk knows about

the cold bird moving South, our native land

Not a single word nor laughter, steps are staken to return

to the magic crossbow of the yesteryears

the sharp sword from the lake

Rushing with the fury of a swollen river

Lạc Long welcomes Âu Cơ back to the boat

Children rising from the sea and those

Descending from the mountains to meet one another.


Five thousand years start again

Which bird carries stones, who patches the sky2


We are leaving the foreign soil

Like birds shunning snow to return to their homeland.



Translated by Nguyễn văn Thái

______________________________


NOTES BY AUTHOR


1Lạc Hà or Nại Hà is a bridge that leads to the Netherworld. ““Bia đề rằng Nại Hà Kiều, Kẻ nào có phước quỉ đều dắt qua.” [inscriptions on the stele say whoever lucky enough to cross Nại Kiều Bridge will be lead by the demons] By Nguyễn Đình Chiểu in Dương Từ Hà Mậu.


2The previous karma of the Tinh Vệ Bird was a princess, daughter of King Viêm Đế, who happened to drown while on a promenade by the sea. She was angry and reincarnated in a bird carying stones to fill up the sea so nobody would drown again. Lady Nữ Oa, sister of King Phục Hy, saw empty spaces in the firmament and thought the celestial dome was perforated and decided to carry five-colored stones to patch the sphere. Excuses for not providing notes on myths about Từ Thức, Bờm and the areca spathe fan, Ông Nghè, Sĩ phu (remarks by viên Linh)



NOTES BY TRANSLATOR


a“Ngựa Hồ, chim Việt biến hình mà đi” [The Ho horse, the Viet bird have transformed into evanescence] has its origin in the verse from “Cổ thi thập cửu thủ” (Nineteen famous ancient poems): “Hồ mã tê Bắc phong, Việt điểu sào Nam chi” [胡馬依北風, 越鳥巢南枝: The Ho horse neighs at the Northern wind, the Viet bird nests in the South], implying lovers are missing each other. In Viên Linh’s verse, “Ngựa Hồ, chim Việt biến hình mà đi” [The Ho horse, the Viet bird have transformed into evanescence] means at death, love no longer exists; only impermanence.


b “ô y” (translated as burdened with a besmirched existence). In Buddhist conceptualization, “ô y” means “unpure conditions of existence”. “Ô”=dirty, besmirched; “y”= basic foundation of life. It is unlikely that the author refers to the anecdote of the “ô y” area in Jiang Ning (Nanjing today) where rich people of reputation all wore black clothes.


c “multiple worlds” is the translation of the analogy “hà sa” that comes from “Hằng hà sa số”: Hằng hà=the Ganges River; Sa số= number of grains of sand. Buddhism conceives of existence as composed of an infinite number of worlds that can be compared to the number grains of sand on the Ganges basin.