Friday, December 27, 2019

SHORT POEMS ABOUT FLOWERS



SHORT POEMS ABOUT FLOWERS
1.
Emotions flooded
The snow forms and melts 
Flowers blooming and fading 


2.
Look at the magnificent Magnolia dancing in the sun
What a lovely and charismatic form
Haves and have-nots, how much more bitterness?


3. 
Oh, the lotus ponds, with so many beautiful flowers
Out of the mud, their essences are so profound
The virtues of my Buddhist brothers and sisters.


Phe Bach

Trân trọng giới thiệu: Thơ và Đá - Thơ NGUYỄN ĐỨC SƠN


PR 12/05/2019

SÁCH MỚI

Trân trọng giới thiệu:
Thơ và Đá

Thơ NGUYỄN ĐỨC SƠN


Văn Học Press xuất bản, 12/2019

200 trang, giá bán $15.00


Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường.

Tựa: Tuệ Sỹ
Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật

Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên

Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung
Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo


Tìm mua trên:

BARNS & NOBLE
Search Keywords: tho va da hoặc nguyen duc son
Hoặc bấm vào đường dẫn sau:

@@@
… Tôi không thể nói gì về thơ Sơn, cũng không thể nói gì về bi kịch tồn sinh ấy. Bởi, đời sống thực của Sơn là những chuỗi nghịch lý của thương và ghét, yêu và hận.


Đọc thơ Sơn, như người điên mất trí nhớ ném từng viên sỏi vào hồ nước để nhìn những đợt sóng lăn tăn. Tôi thật vô cảm với những chữ thơ khô khan như sỏi đá vô tri, tự bộc lộ thơ thành đá, đá thành thơ, hay thơ là đá, đá là thơ. Sỏi đá vô tri thì chìm xuống đáy nước, và những gợn sóng nhấp nhô trên mặt nước gợi hứng cho cảm xúc lãng mạn một cách phù phiếm…


(Trích đoạn TỰA của Tuệ Sỹ).

Thursday, December 19, 2019

Thế Nào Là Phê Bình?

Nguyên Tánh Phạm Công Thiện: Thế Nào Là Phê Bình?

trích Tư Tưởng Số 4, Tiếng Nói của Viện Đại Học Vạn Hạnh.
Bộ Mới – Năm Thứ Ba. Ngày 1 tháng 9 năm 1970.
Chủ đề thảo luận: PHẬT GIÁO và NIETZCHE
PHÊ BÌNH VÀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM
Trong một nước chiến tranh liên tục, những việc làm quan trọng nhất và đáng lưu ý nhất vẫn là những hành động có tính cách thực tiễn hợp thời, những việc gì có tính cách hữu hiệu mang đến những kết quả rõ ràng hữu ích. Tạp chí Tư tưởng thường mang tiếng là “quá trí thức”, “xa lìa quần chúng”, “xa vời”, “không thực tiễn”, “không đi sát thực tế”. Giọng điệu “phê bình” trên rất hợp lý.
Chúng tôi lại không muốn theo “sự hợp lý” kia, vì chính “sự hợp lý” ấy là hậu quả của “tinh thần duy thực duy nghiệm”, cái tinh thần tai hại đã mang chiến tranh đến Việt Nam. Chiến tranh Việt Nam là sự bùng vỡ của hai khuynh hướng duy nghiệm phát xuất từ Tây phương. Chúng tôi không “thực tiễn”theo Tây phương mà cũng không “duy tâm duy nghiệm”. Kinh nghiệm của Đông phương về “hữu” và kinh nghiệm của Phật giáo về “thực tế” (Bhutakoti) còn có tính cách toàn triệt “thực tiễn” hơn cả mọi thực tế thực tiễn của Tây phương. Paul Mus, giáo sư ở đại học đường Yale, người đã từng sống ở Đông dương trên 60 năm, đã hiểu nhiều và viết nhiều về Việt Nam, đã phải nhận rằng dân tộc Việt Nam còn có tinh thần “thực dụng” triệt để trọn vẹn hơn cả những vị tổ khai sinh ra thuyết thực dụng ở Mỹ như Charles Peirce và William James (Paul Mus, Cultural Backgrounds of Present Problems, Asia, No 4, 1966, pp. 10. 21).
Người dân quê Việt Nam là kẻ chịu nhiều thảm kịch tàn nhẫn nhất, nhưng họ không bao giờ phê bình, hoặc họ kiên nhẫn im lặng hoặc họ hành động ngay lập tức. Nhưng hạng trí thức sống ở thành phố thì luôn luôn sẵn sàng “tỏ thái độ lập trường” bằng cách “phê bình” và chống đối lại tất cả những gì đi ngược lại nếp tư tưởng nô lệ của họ. Họ không dám làm cách mạng bằng hành động mà ngay đến cách mạng tư tưởng thì họ lại cố tìm đủ mọi cách né tránh. Chúng tôi không dám tự nhận là “những nhà cách mạng tư tưởng”, nhưng ít nhất chúng tôi muốn đánh thức và tố cáo rằng phần lớn hạng trí thức thành phố hiện nay đều là hạng người chạy theo Tây phương và ngay đến những kẻ tự nhận là “chống Tây phương” thì cũng lý luận bằng tinh thần và ngôn ngữ Tây phương: Làm gì có thể chống lại cho tuyệt hết cái mà chính cái đó tạo ra sự chống đối? Máu kêu gọi máu, lý luận kêu gọi lý luận.
Chúng tôi không chống Tây phương, vì Tây phương không cần phải chống đối. Chính Tây phương đang tự chống đối, đang tự hủy diệt, đang tự tan rã và sụp đổ. Trái chín vàng bị sâu đục khoét; Chúng tôi chỉ muốn là một cơn gió nhẹ thoáng qua. Tư Tưởng là một ngọn gió nhẹ.
2. CHỐNG ĐỐI CHIẾN TRANH VÀ CHIẾN  TRANH CHỐNG ĐỐI
Trong quyển Trước Sự Nô Lệ Của Con Người của Thượng Tọa Viện trưởng Thích Minh Châu, một quyển sách được coi như chỉ nam ý thức cho tòa soạn Tư Tưởng, T.T. Thích Minh Châu có trích dẫn một câu nói của Herbert Marcuse, lý thuyết gia bậc thầy của phong trào nổi loạn sinh viên thế giới:
“Phải chăng sự đe dọa của hiểm họa nguyên tử, hiểm họa khả dĩ quét sạch loài người, phải chăng chính sự đe dọa ấy cũng khiến cho thiên hạ dùng để duy  trì chính những thế lực lưu tồn mối hiểm họa này?”(Does not the thread of an atomic catastrophe, which could wipe out the human race also serve to protect the very forces which perpetuate this danger?) (Herbert Marcuse, One-Dimensional Man, tr. IX)
T.T. Thích Minh Châu giải thích câu trên; “Câu hỏi này của Herbert Marcuse thật là bất ngờ và đã đặt ngón tay trỏ đúng vào trái tim của sự mâu thuẫn cùng tột ở thế kỷ XX. Thiên hạ muốn tẩy trừ hiểm họa diệt vong bằng cách duy trì chính hiểm họa diệt vong ấy, nói như thế cũng không hết nghĩa câu nói của Herbert Marcuse, nói gọn lại cho dễ hiểu hơn: Vì sợ chiến tranh cho nên thiên hạ cũng duy trì chiến tranh khốc liệt hơn nữa, hay nói một cách trắng trợn hơn chính ý nghĩ hòa bình là nguyên nhân của chiến tranh thảm khốc nhất, hay nói cách tiêu cực toàn triệt hơn: muốn trừ bỏ tất cả mọi ham muốn là một ham muốn khó từ bỏ nhất. Chính phật giáo đã ý thức lý luận trên một cách triệt để nhất trong việc lập thuyết ly tứ tuyệt bách phi để thoát ra ngoài vòng suy luận luẩn quẩn của con người. Chính sự suy luận luẩn quẩn ấy hiện nay đang thống trị toàn thế giới, thế giới càng lúc càng đen tối hơn khi thiên hạ hăm hở ráo riết tìm kiếm những giải pháp tay đôi, tay ba, tay tư, vân vân. Những giải pháp về hòa bình càng nhiều thì đó lại là nguyên nhân cho chiến tranh càng lúc càng trở lên khốc liệt . Chiến tranh và hòa bình không phải là vấn đề, vấn đề căn bản là tinh thần của con người khi sử dụng hai danh từ đấy. Tinh thần ấy có phải là tinh thần của con người tự do hay tinh thần của kẻ nô lệ; tinh thần của con người sống bằng sự thật hay tinh thần của kẻ bị nô lệ vào chính ngôn ngữ thời thượng, sáo ngữ của thời đại? Tinh thần thời đại là tinh thần gì? bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu tinh thần thông thường của con người thời đại hiện nay. Tinh thần ấy chúng tôi gọi là tinh thần ngoại tính, tinh thần ly tính, vọng ngoại” (T.T.Thích Minh Châu, Trước sự nô lệ của con người, tr.239-240-241)
Cũng theo tinh thần của T.T.Viện trưởng và cùng lập luận ra điệu Herbert Marcuse, chúng tôi muốn nêu lên câu hỏi:
Làm gì có thể chống lại cho dứt hẳn cái mà chính cái đó tạo ra sự chống đối?
Câu trên có ý nghĩa dứt khoát sau đây:
1. Muốn chống chiến tranh thì chúng ta phải chống đối bằng tinh thần vượt ra ngoài chiến tranh, đó là tinh thần căn bản của Đông phương:
2. Chiến tranh là sản phẩm của tinh thần Tây phương, nhất là thứ chiến tranh quốc tế hiện đại lại là hậu quả rõ ràng của sự thống trị Văn hóa Tây phương, trên toàn mặt đất.
3. Chống chiến tranh mà chống bằng tinh thần Tây phương, thì chỉ gián tiếp tiếp lực cho tinh thần Tây phương ngự trị ở Việt Nam một cách nguy hiểm tàn bạo hơn nữa, vì không có sự nô lệ dễ sợ nào cho bằng sự nô lệ tinh thần và nô lệ tư tưởng: toàn thể đất nước Việt Nam có thể bị tiêu diệt nhưng khi nào tinh thần Việt Nam và tư tưởng Việt Nam còn tồn tại thì sự hồi sinh của đất nước nhất định sẽ được thực hiện một cách quyết liệt hơn nữa;
4. Người ta có thể bài bác: “xác Việt Nam bị tiêu diệt thì tinh thần Việt Nam và tư tưởng Việt Nam cũng bị tiêu diệt theo”. Lý luận bài bác này là lý luận bị nô lệ vào tư tưởng Tây phương: vì chỉ có Tây phương mới phân chia: hồn /xác/ tinh thần/vật chất; còn đối với Đông phương thì hồn xác và tinh thần vật chất chỉ là một: khi cái nguyên khí của Việt Nam còn tồn tại thì thể chất Việt Nam vẫn tốt đẹp hình hài;
5. Người ta có thể bài bác lại: “chiến tranh đang tàn phá dân tộc và điều quan trọng là phải hành động, đừng có lý thuyết và lý luận suông, dù lý luận của các ngài có thần tình đến đâu đi nữa thì các ngài vẫn không thể lý luận vững vàng trước một đứa trẻ thơ vô tội bị đạn bắn chết trong một thôn làng quê hương”. Chúng tôi không muốn lý luận, nhưng chúng tôi ý thức dứt khoát rằng chính những kẻ gây ra chiến tranh và duy trì chiến tranh ở Việt Nam là những kẻ đã đặt kế hoạch và chính sách của họ bằng một hệ thống lý luận, bằng một thứ luận lý học tối tân của Tây phương, gọi là “luận lý học biểu tượng” “tân luận lý học”, “luận lý học toán học”; cả hai ý thức hệ Anh-Mỹ-Nga-Tàu đều sử dụng tinh thần duy nghiệm thực dụng hiệu năngmột cách quá đáng và tinh thần này là đứa con trung thành của bước tiến tối thượng của văn hóa Tây phương;
6. Lý luận Tây phương là động cơ phát động chiến tranh; chống lại chiến tranh thì chỉ có hai cách:
a) Lý luận theo kiểu Tây phương hơn cảchính lý luận Tây phương và đẩy lý luận Tây phương đến chỗ bế tắc giới hạn của nó: đi sâu vào lòng Tây phương và đánh từ trong ra ngoài;
b) Nhảy ra ngoài lý luận Tây phương (nhân minh của Ấn Độ và danh lý của Trung hoa là phương tiện mà cứu cánh vẫn là Vô Nhị), đứng vững trên căn cứ địa của mình và đánh từ ngoài vào trong.
Muốn có được điều kiện thứ nhất (a) thì phải ý thức được đâu là những thế lực ý niệm đã chỉ huy bản tính của văn hóa Tây phương khả dĩ giúp cho Tây phương điều động những sức mạnh như chính trị, giáo dục, kinh tế, xã hội, kỹ nghệ, cơ khí, khoa học, luật pháp, tổ chức, vân vân? Đồng thời cũng ý thức rằng những cái gọi là sức mạnh của họ (nhà chính trị, giáo dục, kinh tế, xã hội, kĩ thuật, cơ khí, vân vân)
hiện đang rơi vào mâu thuẫn xung đột khủng hoảng bế tắc (bất cứ một người trí thức nào có trình độ theo dõi sinh hoạt văn hóa Tây phương hiện nay đều thấy ngay rằng một cuộc khủng hoảng đồ sộ hiện đang lay chuyển toàn thể cơ sở ý thức Tây phương. Xin giới thiệu một số sách cho những người muốn đọc. Xem chú thích dưới đây)[1].
Còn có được điều kiện thứ hai (b) thì như chúng tôi trình bày tạm đầy đủ trong Lời Tòa Soạn của tạp chí Tư Tưởng bộ mới số 2 (trang 3-22) và chúng tôi khỏi cần lặp lại nơi đây.
3. TỪ PHÊ BÌNH CHIẾN TRANH CỦA NOAM CHOMSKYĐẾN TINH THẦN THỰC DỤNG CỦA TÂY PHƯƠNG
Chúng tôi vừa đọc quyển American Power and the New Mandarinscủa Noam Chomsky, quyển sách dày đến 404 trang và chúng tôi xin giới thiệu cho những độc giả muốn phê bình chiến tranh Việt Nam, đây là một quyển sách thuộc loại “phản chiến” tích cực triệt để chưa từng thấy trong tất cả sách chống chiến tranh ở thế giới hiện nay. Không có người trí thức nào ở Tây phương mà không biết tên của tác giả, vì Noam Chomsky là một nhà bác học nổi danh đã làm cuộc cách mạng về cơ cấu bác ngữ học, giáo sư tại Viện Cơ khí Massachusetts (M.I.T.), cái lò tạo ra thông thái hạng nặng của nền văn minh hiện đại.
Trong quyển American Power and the New Mandarins (trang 271), chúng tôi có đọc một câu rất cảm động như sau: “Điều quan trọng không phải là những lời những chữ mà là thực chất: trả lại nước Việt Nam cho người Việt Nam” (What is important is not the words but the substance: the return of Vietnam to the Vietnamese)
Noam Chomsky đã phân tích và lý luận chặt chẽ đủ mọi sắc thái bình diện về trận chiến tranh Việt Nam, nhất là đặt nặng trách nhiệm vào giới lãnh đạo trí thức của nền văn minh tân tiến. Thể cách và nội dung phê bình của Noam Chomsky làm cho chúng tôi suy nghĩ rất nhiều, nhưng có một điều mà chúng tôi cứ mãi mãi thắc mắc: không biết những tâm hồn chân thành như Bertrand Russell, Jean-Paul Sartre và Noam Chomsky có bao giờ tự hỏi: trận chiến tranh hiện nay ở Việt Nam mà họ là những kẻ chống đối chỉ trích quyết liệt nhất lại chính là trận chiến tranh đã đặt nền tảng trong một lề lối tư tưởng Tây phương do chính Bertrand Russell, Jean-Paul Sartre và Noam Chomsky khai sinh tạo dựng ra?
Bertrand Russell là ông tổ khai sinh ra luận lý học mới và tinh thần phân tích luận lý và duy nghiêm luận lý; còn Jean-Paul Sartre thì là một lãnh tụ hùng hồn phát động lối phân tích biện chứng pháp hiện sinh khác liệt nhất và Noam Chomsky là người đã khai tạo ra một cơ cấu mới cho lối phân tích ký hiệu ảnh hưởng lớn lao đối với giới phê bình gia học giả Tây phương. Đằng sau lưng Bertrand Russell, Sartre và Chomsky, người ta thấy bóng dáng của Hume, Leibuiz, Hegel và Descartes (một quyển sách của Chomsky có nhan đề là “Cartesian Linguistics”, 1966)
Lý luận gây ra chiến tranh Việt Nam cũng lại là càng một thực chất với lý luận chống lại chiến tranh Việt Nam: hai bàn tay lót đường ý thức hệ để gây ra chiến tranh Việt Nam cũng chính là hai bàn tay đã viết lên những lời những chữ chống lại chiến tranh Việt Nam.
Nếu Bertrand Russell, Sartre và Chomsky biết lý luận đến nơi đến chốn, cho đến chỗ hợp lý cuối cùng thì điều có ý nghĩa quan trọng nhất là họ phải đốt bỏ hết những tác phẩm toán học, triết học, ngôn ngữ học mà họ đã viết ra, vì tất cả những công trình khảo cứu ý thức của họ đều là củng cố sự thống trị của Văn hóa Tây phương trên mặt đất này.
Họ chỉ chống đối chiến tranh Việt Nam nơi ngọn, nơi mặt ngoài, nơi hậu đề, còn riêng đối với tiền đề căn bản thì họ vẫn giữ lại: chỉ có một sự chống đối có ý nghĩa, đó là chống đối ngay gốc rễ, ngay suối nguồn, ngay  căn bản, ngay tiền đề: lấy ngón tay trỏ vào con sâu thực dụng, duy nghiệm, biện chứng đang đục khoét ý thức Tây phương và đang tàn phá toàn thể thế giới với những trận chiến tranh tàn bạo nhất trong lịch sử con người.
Biện chứng pháp duy vật và biện chứng pháp hiện sinh cũng chỉ là sản phẩm của Tây phương, dù biện chứng pháp có chống lại duy nghiệm đi nữa thì chính biện chứng pháp và chủ nghĩa thực dụng chỉ là hai anh em cùng một dòng máu, dòng máu độc tôn của da trắng mà Jacques Derrida đã tố cáo qua hai ý niệm “logocentrisme” và “ethnocentrisme”trong hai tác phẩm gây chấn động ở Âu Châu: De la Grammatologie và L’ Écriture et la Différence. Jacques Derrida đã cho chúng ta thấy rằng ngay cả những nhà trí thức Tây phương chống đối lại Tây phương đi nữa thì họ lại bị kẹt vào cái “écríture” của chính Tây phương, nghĩa là họ chống lại chính sự chống lại của họ bằng sự “đóng khép” (“clóture”) của hình thái văn tự của họ, còn những nhà nhân chủng tiến bộ của Tây phương chống lại sự độc tôn của da trắng thì lại tiếp nhận trở vào cửa hậu những tiền đề của chủ nghĩa độc tôn chủng tộc da trắng (l’ethnologue accueille dans son discoursles prémisses de l’ ethnocentrisme au moment même òu il le dênoncé. L’Écriture et la Différence, tr. 414).
Nói dễ hiểu hơn: Berlrand Russell, Sartre và Chomsky chống đối chiến tranh Việt Nam, thế mà ngay lúc chống đối ấy thì họ lại tiếp nhận lại những tiền đề của việc gây ra chiến tranh Việt Nam.
Nơi trang 6, phần mở đầu quyển American Power and the New Mandarins, Noam Chomsky có trích dẫn lời của Randolph Bourne:
“Những môn đệ của Dewey đã học quá rõ ràng cái thái độ dụng lợi đối với đời sống và vì họ vô cùng thông minh và hăng hái nồng nhiệt, cho nên họ đang tự chuyển dụng thành những dụng cụ hữu hiệu lợi ích cho kỹ thuật chiến tranh…” (Dewey’s disciples have learned all too literally the instrumental attitude toward life, and, being immensely intelligent and energetic, they are making themselves efficient instruments of the War technique…)
Câu trên đã thành sự thật, những người gọi là có “trách nhiệm” đối cuộc chiến tranh Việt Nam hiện nay đều là những môn đệ của John Dewey, ông tổ của chủ nghĩa thực dụng thế giới (đứng cùng với Charles Peirce và William James).
Câu trích dẫn trên nói về Dewey cũng có thể dùng để nói về những môn đệ của Chomsky: chỉ cần đổi từ ngữ “the instrumental attitude” (thái độ dụng lợi, dụng năng) thành ra từ ngữ “the transformational attitude” (thái độ chuyển năng, chuyển hành). Noam Chomsky đã lập ra lý thuyết gọi là “transformationalism” để chống lại những khuynh hướng duy nghiệm của thế kỷ XX (ef.
Qu’est ce que le Structuralisme, Du Seuil, trang 90-94), nhưng Noam Chomsky lại sử dụng lại tiền đề của mọi thứ duy nghiệm khi ông dùng lại hệ thống chuyển hành (système de transformations), tức là “cơ cấu toán học” (structure mathématique), gồm những quy luật và có những đặc điểm cố định (như “totalites”, “transformation” và “auto-réglage”). (cf. Diogène N° 51, 1965, trang 14).
Trở lại câu hỏi của Chomsky trích dẫn ở trên:
“Điều quan trọng không phải là những lời những chữ mà là thực chất: trả lại nước Việt Nam cho người Việt Nam” (What is important is not the words but the substance: the return of Việt Nam to the Vietnamese)
Câu nói trên, rất cảm động, nhưng nếu chúng ta mở tai nghe, lắng nghe tiếng vọng lại từ suốt dòng truyền thống văn minh Tây phương thì câu trên đã tự phản nghĩa: bênh vực cho cái điều mà chính lời lẽ bênh vực kia phá hủy.
“Không phải lời lẽ, chữ nghĩa mà thực chất” (not the words but the substance), nhưng đau đớn thay, chính chữ “thực chất”(SUBSTANCE )lại là một chữ, một lời, một tiếng (word). Chính vì cái chữ “thực chất” này đã gây chiến tranh tại Việt Nam, đã đưa nước Việt Nam ra ngoài người Việt Nam, đã đuổi người Việt Nam xa lìa quê hương Việt Nam. Chữ “thực chất” (thực thể bản chất, bản thể, chất, chất thể) là chữ dịch từ chữ “substance” mà Chomsky dùng ở đoạn trên. Chữ “substance” là một ý niệm thống trị toàn thể văn hóa Tây phương, chính chữ này đã đưa đến sự thành tựu thể hiện của khoa học cơ khí và tinh thần duy thực, duy nghiệm thực dụng của Tây phương: gốc Hy lạp của “substance” là “ousia”, rồi “ousia” được chuyển hình thành chữ La tinh là “substantia”, chữ “substantia” thống trị thời Trung cổ Tây phương và thời cận đại cho mãi đến thời hiện nay và chữ “fonction”, “function” (tác dụng, cơ năng, hàm số) chỉ là một hóa thể toán học (mathemalical variant) của “substantia” (xin đọc lại Heidegger, Einfuehrung in die Metaphysik, trang 148: “Der Haupttitee, d. h. die massgebende Auslegung des Seins des Seienden ist die ousia.Das Wort bedeutet als philosophisher Begriff die staendige Anwesenheit… Alsbald begann die Umdeutung der ousia zur substantia.In dieses Bedeutung bleibt siedem Mitlelalter und des Neuzeit bis heute gelauefig…) Heidegger đã giúp cho chúng ta thấy rằng sự hiểu sai xuyên tạc ý nghĩa — “xuyên tạc đảo lộn từ căn bản nền tảng” (vod Grund ans verfaelscht) — những ý niệm Hy Lạp (như hiểu sai ý niệm “ousia” của Hy Lạp thành ra “substantia” của La tinh và Tây phương hiện nay) đã đưa đến sự thịnh trị của cơ khí kỹ thuật và sự sụp đổ của thế giới hiện nay.
Nếu chúng ta chịu có cái nhìn tận nền tảng, tận gốc, tận căn bản (von Grund) thì chúng ta thấy rằng Noam Chomsky đã bênh vực cho Việt Nam (trả nước Việt Nam cho ngưừi Việt Nam) nhưng tận nền tảng chính lời lẽ bênh vực kia đã rước vào cửa hậu tất cả những tiền đề xô đẩy người Việt Nam ra ngoài Việt Nam: “Không phải những lời những chữ mà là thực chất” (not the words but the Substance) nhưng “Thực chất” (Substance) chính là một chữ, một lời và chính chữ ấy lời ấy, đã diều động toàn thể văn hoá Tây phương và đưa đến sự thành tựu của một trận chiến tranh thảm khốc ở Việt Nam.
Ở trang 286 trong quyển American Power and the New MandarinsNoam Chomsky có trích dẫn một đoạn văn dài của Heidegger và Chomsky có ý chỉ trích Heidegger đã từng thiên Đức quốc xã (luận điệu chụp mũ Heidegger là Đức quốc xã đã được Jean-Miehel Palmier phanh phui trong quyển Les Écrits politiques de Heidegger, L’Herne, 1968; chính Jean-Michel Palmier đã cho ta thấy rằng Heidegger tự rút ra khỏi Đức quốc xã và chính Heidegger đã công kích Đức quốc xã và bị những nhà lý thuyết gia Đức quốc xã tấn công bài bác kịch liệt, và kể từ năm. 1934, lớp dạy của Heidegger đã bị mật thám Đức quốc xã theo dõi, of. op. cit, trang 99)
Bây giờ đã trên 80 tuổi, sống cô độc âm thầm ở ngọn đồi Rừng Đen Đức quốc, Heidegger không bao giờ lên tiếng cho Việt Nam, nhưng chính toàn thể sự nghiệp tư tưởng của Heidegger là sự phá vỡ toàn thể văn hóa Tây phương và chỉ nội việc ấy thôi cũng là một sự quyết định trầm trọng tận nền tảng cho hướng đi của lịch sử Việt Nam trong hiện tại và tương lai. Trái lại, những người chân thành như Bertrand Russell, Sartre và Chomsky đã cực lực lên tiếng cho Việt Nam nhưng đằng sau những lời lẽ cảm động trầm thống kia thì lại là cả những tiền đề cố định của ý thức Tây phương, những tiền đề (prémisses) của một thứ chủ nghĩa hư vô (nihilisme) khả dĩ xô đẩy toàn thể vận mệnh của Việt Nam đi vào sự diệt vong.
“Không phải những lời lẽ, chữ, tiếng mà phải là thực chất”, và thực chất hiểu theo Chomsky, Sartre, Russell chỉ là Thực chất trong ý nghĩa Tây phương!
4. TRẢ LẠI NƯỚC VIỆT NAM CHO NGƯỜI VIỆT NAM
Chính chúng ta, người Việt Nam, phải tự nói câu trên, không phải nói bằng ý nghĩa Tây phương mà bằng ý nghĩa Việt Nam, bằng tinh thần Việt Nam, bằng ý thức Văn hóa Việt Nam.
Trí thức Việt Nam hiện nay đang vong bản, và vong bản nhất là lúc họ kêu gọi “dân tộc tính” bằng ý niệm Tây phương, kêu gọi “quốc hồn”“quốc túy”“dân tộc”“truyền thống” bằng tất cả ý niệm tiền đề của Tây phương. Hạng trí thức ái quốc Việt Nam thì lại ái quốc bằng tinh thần được nuôi dưỡng bằng ý thức hệ Tây phương (cái ý thức thực dụng biện chứng, duy nghiệm thực tiễn) đã tàn phá tổ quốc.
Tinh thần Phật giáo Thiền tông đã kiến tạo nên ý thức quốc gia căn bản đầu tiên của dân tộc, căn bản tinh thần của đời Lý Trần là Thiền tông và chính một sử gia duy vật như giáo sư Lê Thành Khôi cũng phải nhận sự thành lập nền móng quốc gia Việt Nam(fondation de L’Etat) là ở đời Lý (cf. Lê Thành Khôi, Le Viêt Nam, Histoire et Civilisation,Les Éditions de Minuit, 1655, trang 135-169: “La dynastie des Ly avait duré 216 ans. Elle avait défin-itivement constitué L’ Etat Vietnamien, assuré son indépendance et inagvuré sa marche grandiose vers le Sud”). Nền móng tinh thần của đời Lý là đạo Phật Thiền tông (Zencủa Nhật), chính đời Lý đã tạo ra tất cả cơ sở văn hóa Việt Nam (cuốn sách in đầu tiên, khoa thi đầu tiên, cái đê đầu tiên, chữ Nôm đầu tiên, chính sách Nam tiến đầu tiên, cơ sở quốc gia đầu tiên vân vân). Chính đạo Phật Thiền tông đã cung ứng nuôi dưỡng sức sống tinh thần cho toàn thể dân tộc, để rồi từ Lý cho đến Trần và cho mãi đến những triều đại kế tiếp thì đạo Phật Thiền tông thắm nhuộm vào đất đai hào khí của quê hương: bản tính của Thiền là không để lại dấu vết (càng tiến về phương Nam  thì Thiền lại càng mang tính cách “đốn” ), càng tiến mạnh thì Thiền càng ẩn giấu và không lộ liễu và làm thành cái hồn của cả một dân tộc (trong Tam giáo thì chỉ có Thiền tông là hợp chất nhất với tâm hồn người dân Việt Nam, vì Thiền chối bỏ trí thức uyên bác và thuận theo tính chất tự nhiên, mộc mạc, hồn nhiên, chất phác của dân quê (giữa một thiền sư Việt Nam và một người dân quê Việt Nam thì khó lòng ai phân biệt nổi, vì suốt trong truyền thống Thiền tông thì thiền sư vẫn là người dân quê tỉnh thức). Thiền của Việt Nam mạnh hơn Thiền của Trung hoa và Nhật bản là nhờ nằm ở địa lý phương Nam (Việt Nam vốn là “Nam quốc” ở hướng cực Nam của Tàu Thiền ở Bắc nước Trung Hoa thì tích cực và không hoàn đúng nghĩa Thiền ở phương Nam của Huệ Năng, càng đi về phương Nam thì Thiền càng lộ chất Thiền đúng nghĩa, tức là “vô tướng”“vô tâm” “vô niệm” “không để lại đặc tính, không để lại hình thù, dấu vết gì cả”). Sức mạnh của đạo Phật Việt Nam là tiềm ẩn, Thiền của Việt Nam chỉ hiển lộ cho ta thấy sức mạnh tâm linh phi thường trong những trường hợp mà chúng ta tưởng như là đạo Phật Việt Nam yếu thế nghèo nàn nhất. Đạo Phật Việt Nam càng nghèo, càng yếu, càng bị chà đạp thì khả tính của đạo Phật càng được tích tụ và nuôi dưỡng và sẽ bùng nổ lúc nào không ai đoán được. Trái lại đạo Phật Việt Nam càng được giàu sang phú quí, càng được “thiên hạ chạy theo” thì đạo Phật Việt Nam càng trở nên mất mát về mặt tâm linh.
Đạo Phật Việt Nam bị chà đạp vào suốt thời gian thực dân Pháp và thời độc tài “nhân vị” nhưng không ai ngờ năm 1963, sức mạnh của Thiền đã tích tụ lại và bùng vỡ lên một ngọn lửa cháy rực cả thế giới (với đại nguyện thành tựu của Hòa thượng Thích Quảng Đức). Đạo Phật Việt Nam năm 1970 bị phân hóa, phân của, bị lợi dụng thao túng, bị ngạo báng khinh cười, nhưng hãy coi chừng! Lúc đạo Phật Việt Nam có vẻ như là sắp dẫy chết thì lúc ấy là lúc sức mạnh của Thiền đang tích tụ lại và sẽ bùng vỡ lên những lúc bất ngờ nhất. Khi thế giới bên ngoài càng lúc càng tán thì sức mạnh của Thiền càng lúc càng tụ.
Khi một người dân quê Việt Nam bỗng nhiên lầm lì câm lặng, thì phải hiểu rằng “sự im lặng như sấm nổ” (mặc như lôi) của truyền thống Thiền tông Việt Nam đang nhập vào hồn họ. Và có ai ngờ được lúc nào sấm sẽ nổ? Và khi sấm nổ thì đó là một thứ sấm chẻ! “sấm chẻ”, “sấm cắt”, “sấm chặt đứt”, đó cũng là ý nghĩa chỉ Phạn của kinh Kim Cang: Vajracchedika Sutra,kinh Kim Cang cũng là kinh căn bản của truyền thống Thiền tông Việt Nam)
Trời đất của quê hương Việt Nam đang vần vũ mây đen. Chúng ta hãy tiêu diệt mọi sợ hãi và im lặng chờ đợi.
Những làn chớp đang rạch nát cả bầu trời quê hương, và SẤM CHẺ sẽ nổ vào lúc bất ngờ nhất, lúc ấy con Rồng Việt Nam sẽ lượn vòng ngang dọc từ đầu ải Nam Quan cho đến cuối Cà Mau. Có ai trong chúng ta còn đủ tai lắng nghe tiếng nồ âm thầm của sự cựa mình từ lòng đất Việt Nạm và sự chuẩn bị rạn vỡ của không khí từ trời cao bão tố?
Nguyên Tánh Phạm Công Thiện
_______________________________________
[1] Về Kinh tế học, quyển mới nhất là The New Industrial State của John Kenneth Galbraith (trang 304-329, trang 332-349 trang 350-360), về Chủ nghĩa dân chủ, xin đọc Democracy in Jonesville của W. LLoyd Warner (xin đọc chương 16, trang 287-298), vềChính trị học xin đọc A Nation of Sheepcủa William J. Lederer (trang 73-100 và trang 137-142-144), vềXã hội học xin đọc White Collarcủa C. Wright Mills (chương 2 và chương 3), The New Sociology do I.L. Horowitz biên tập (trang 3-47, trang 66-75, trang 162-177); về Luật học, xin đọc quyển The Meeting of East and Westcủa F.S.C. Northrop (trang 256-261); về Giáo dục, xin đọc Pourquoi des professeurscủa Georges Gusdorf (trang 118-141, trang 231-238), về đại học, xin đọc L’université en questioncủa Georges Gusdorf (trang 141-157-179), về Trí thức, xin đọc The House of Intellectcủa Jacques Barzun (trang 145-199, trang 216-246), về Tâm lý học và phân tâm học, xin đọc The Doctor and the Soal của Viktor E. Frank (trang IX-XXI, trang 3-22), xin đọc quyển Man’s Search for Himself của Rollo May (trang 13-65) về Đường huớng giáo dục, xin đọc Two modes of Thoughtcủa James Bryant Conant (trang 89-90, trang 91-95), về Sự tiến bộ của văn minh tân tiến, xin đọc the Lonely Crowdcủa David Ricsman (trang 113-120, trang 130-174), vềCơ khí khoa học kỹ nghệ, xin đọc The Revolution of Hopecủa Erich Fromm (trang 26-57), ngoài ra còn vô số sách khác nói lên sự sụp đổ của ý thức Tây phương mà chúng tôi không muốn làm mệt mắt người đọc.

Đường đời có khi ta phải tựa vai nhau…

Uyên Nguyên: Đường đời có khi ta phải tựa vai nhau…

Tượng Thiên Thần của một vị ân nhân, Sơ Sen, tặng (Ảnh: Uyên Nguyên)
 UYÊN NGUYÊN, (viết cho Lưu Ly):
Hôm trước tôi có gắn lên tường nhà mình clip những ông Noel thật dễ thương, trong mắt tôi, họ là những ông Bụt, và hao hao giống Phật Di Lặc, cũng bụng phệ, cũng một túi nải đi ban phát niềm vui.
Dưới nền giáo dục Pháp, Bố Mẹ tôi từng học trường Dòng, đọc kinh Thánh thuộc như kinh Phật. Ấy vậy mà đã trải qua bao nhiêu năm thăng trầm trong cuộc sống ở những hoàn cảnh môi trường khác nhau, tôi không thấy có một chút phân vân về sự chọn lựa tín ngưỡng của mình. Điều khiến tôi không bỏ Đạo mình và dễ dàng gần gũi với các tôn giáo bạn, đơn giản nhờ giáo lý Phật giáo, phần nào tôi nhìn thấy bản chất của mỗi vấn đề, để hành xử theo từng trường hợp, giai đoạn hoàn cảnh của sự việc. Đêm Christmast tôi vẫn hoan hỷ đến nhà thờ theo lời mời của bạn để dự hết buổi Cầu Nguyện và nghe hết một buổi Thánh Ca trầm bổng du dương. Nhưng ở đây không có nghĩa là tôi theo Chúa, bỏ Phật. (Mặc dù có thể bây giờ hai Vị đang ngồi đánh cờ tướng trên Thiên Đàng:-)))). Và tất nhiên là tôi không xếp hàng để xưng tội, uống rượu vang và ăn bánh Thánh:-)
Dù sao, tôi vẫn nghĩ mình là Phật tử, học giáo lý khai phóng thì không nên đặt chuyện “nên hay không nên mừng Lễ Giáng Sinh?” Ở đây nên chọn một thái độ hòa chung niềm vui của tín ngưỡng trong nhân loại, và làm gì cho có ý nghĩa trong dịp này qua vai trò một Phật tử?

Mỗi tuần đưa đón cháu đến chùa sinh hoạt, tôi luôn say mê nhìn ngắm, lắng nghe các em vui chơi, học tập, tụng kinh, hát hò… Tôi thấy một khoảnh sáng của tương lai Phật giáo nằm ở nơi các đoàn sinh GĐPT. Mai sau, tất nhiên các em sẽ theo duyên mà đến với nơi nào thuận lợi nhất—biết đâu lại gắn bó với một tôn giáo khác; nhưng ít ra hạt giống Phật cũng đã được chăm bón kỹ lưỡng ở tuổi thiếu thời, rồi sẽ đơm hoa kết trái vào một lúc nào đó, trong không gian nào đó, dù còn chiếc áo lam hay không. ~ Vĩnh HảoCảm Ơn Gia Đình Phật Tử
Nhiều bạn, là Phật tử đã hỏi tôi có mừng lễ Giáng Sinh không? Tôi hỏi lại rằng bạn có muốn những người bạn Thiên Chúa Giáo, Đạo khác cũng mừng Lễ Phật Đản của Đạo mình không? Vậy thì vấn đề không ở chỗ mình mừng Lễ Giáng Sinh hay là gì hết, mà là tín tâm đối với tín ngưỡng của bạn như thế nào để mà phải lo lắng việc hòa chung niềm vui với Đạo khác là một điều khó khăn như vậy. Có thể câu trả lời của tôi không làm bạn hài lòng hoặc bâng khuâng, nhưng chắc một điều trong những dịp lễ lớn như vậy, giữa các luồng văn hóa tín ngưỡng, có rất nhiều sinh hoạt mà điểm gặp nhau là lòng nhân từ.
Hôm trước tôi có gắn lên tường nhà mình clip những ông Noel thật dễ thương, trong mắt tôi, họ là những ông Bụt, và hao hao giống Phật Di Lặc, cũng bụng phệ, cũng một túi nải đi ban phát niềm vui.
Dưới nền giáo dục Pháp, Bố Mẹ tôi từng học trường Dòng, đọc kinh Thánh thuộc như kinh Phật. Ấy vậy mà đã trải qua bao nhiêu năm thăng trầm trong cuộc sống ở những hoàn cảnh môi trường khác nhau, tôi không thấy có một chút phân vân về sự chọn lựa tín ngưỡng của mình. Điều khiến tôi không bỏ Đạo mình và dễ dàng gần gũi với các tôn giáo bạn, đơn giản nhờ giáo lý Phật giáo, phần nào tôi nhìn thấy bản chất của mỗi vấn đề, để hành xử theo từng trường hợp, giai đoạn hoàn cảnh của sự việc. Đêm Christmast tôi vẫn hoan hỷ đến nhà thờ theo lời mời của bạn để dự hết buổi Cầu Nguyện và nghe hết một buổi Thánh Ca trầm bổng du dương. Nhưng ở đây không có nghĩa là tôi theo Chúa, bỏ Phật. (Mặc dù có thể bây giờ hai Vị đang ngồi đánh cờ tướng trên Thiên Đàng:-)). Và tất nhiên là tôi không xếp hàng để xưng tội, uống rượu vang và ăn bánh Thánh:-)
Dù sao, tôi vẫn nghĩ mình là Phật tử, học giáo lý khai phóng thì không nên đặt chuyện “nên hay không nên mừng Lễ Giáng Sinh?” Ở đây nên chọn một thái độ hòa chung niềm vui của tín ngưỡng trong nhân loại, và làm gì cho có ý nghĩa trong dịp này qua vai trò một Phật tử?
Tôi thấy có nhiều người đi phát áo ấm, chăn ấm và thức ăn cho người vô gia cư chẳng hạn. Điều mà tôi nghĩ các bạn Phật tử nên làm những việc từ thiện xã hội như vậy nhiều hơn vào mùa Phật Đản, Thành Đạo hay Vu Lan v.v…
Tóm lại với riêng tôi, vui Giáng Sinh, đơn giản như là việc mừng sinh nhật của bạn, bất luận bạn theo tín ngưỡng nào, tôi vẫn chúc bạn “sáu thời thường an lạc”, đó là nét văn hóa Phật giáo, cách mà tôi bày tỏ nét văn hóa ấy và bạn thường thấy ở những người Phật tử với đức tin Ba Ngôi Tam Bảo chúc an cho nhau.
Ngày mai Chúa sinh ra đời! Bạn thật sự là người hạnh phúc vì tin có Chúa. Đó không phải là điều tôi mong muốn khi thấy bạn thật sự được hạnh phúc sao?
Nên mừng bạn cũng có Ba Ngôi để nương tựa!
Happy bạn ta! Đường đời, có khi ta phải tựa vai nhau kia mà…
19 tháng 12, 2019
Uyên Nguyên

WE ARE IN DEBT OF EACH OTHER


WE ARE IN DEBT OF EACH OTHER
  Praying for the 39 lost souls in the Essex truck incident in UK


We owe you
one breath
like many previous generations
Dreamers of freedom, an urge for a better life, find a way to escape Vietnam
and those who find a free shore, the shore of opportunity and liberty at last.
The attempt failed, and you were suffocating
with many people dying.
The autumn afternoon Sun became so cold
the country, the people, or ourselves are stunned and numb
or emotionless at the great tragic loss, we're mourning.
Life is so fragile, like drops of dew.
39 lives of Vietnamese, Chinese, or any human beings
have passed away
died
dead.
Please offer sympathy, a prayer for all.
For you, for me, for the countrymen
or for people of the same red blood and sweaty tears
or just human beings
the cases of human trafficking are
inhuman
greedy.
The people of Vietnam are facing the economic asylum, political asylum, education, or food asylum
our country, is it still there or just lost?
In my mind
I owe you
We owe you
one breath.
Breathing in, I know you're suffocating
breathe out, I know you are living in me.
I owe you
one breath!

Phe Bach

Monday, December 16, 2019

TIỂU SỬ CÁC VỊ TỔ ĐẶT TÊN CHO CÁC MIỀN TRONG TỔ CHỨC GĐPT VIỆT NAM TẠI HOA KỲ





TIỂU SỬ THÁNH TỬ ĐẠO PHẬT GIÁO VIỆT NAM

BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC

1897 – 1963

I/ THỜI KỲ THIẾU NIÊN:
Hòa Thượng Thích Quảng Đức sinh năm 1897, tại làng Hội Khánh, quận Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, Trung Việt; thế danh Lâm Văn Tuất; Pháp danh Thị Thủy; Pháp tự Hành Pháp; Pháp hiệu Quảng Đức.
Lên 7 tuổi, Ngài được song thân cho xuất gia học đạo, thọ giáo với Hòa Thượng Thích Hoằng Thâm. Năm 15 tuổi, Ngài thọ giới Sa Di, năm 20 tuổi thọ giới Tỳ Kheo. Sau khi thọ giới, Ngài ở tu 3 năm tại núi Ninh Hòa. Sau đó, chuyên tu hạnh Đầu Đà, một mình với chiếc bình bát đi hóa đạo khắp nơi, rồi về nhập thất tại chùa Thiên Ân, Ninh Hòa, Nha Trang.
II/ THỜI KỲ TRUNG NIÊN:
Năm 1932, Chi Hội An Nam Phật Học tại tỉnh Ninh Hòa thỉnh Ngài làm Chứng Minh Đạo Sư và Giáo Hội Tăng Già Trung Việt mời Ngài làm chức Kiểm Tăng ở tỉnh Khánh Hòa. Trong thời gian hành đạo ở miền Trung, Ngài đã kiến tạo và trùng tu được tới 14 ngôi chùa.
Năm 1943, Ngài vào Nam đi hóa đạo tại các tỉnh Sài gòn, Gia Định, Bà Rịa, Long Khánh, Định Tường, Hà Tiên, rồi đến Nam Vang 3 năm chuyên nghiên cứu kinh điển chữ Pali.
Hai mươi năm hành đạo ở miền Nam, Ngài đã khai sơn và trùng tu được 17 ngôi chùa. Như thế là Hòa Thượng Quảng Đức đã có công trùng tu và khai sơn tất cả 31 ngôi chùa. Ngài thường ở chùa Long Vĩnh, nên được người đời gọi là Hòa Thượng Long Vĩnh.

Một di ảnh của Bồ Tát thời trung niên.
III/ THỜI KỲ LÃO THÀNH:
Năm 1953, Giáo Hội Tăng Già Nam Việt mời Ngài nhậm chức Trưởng Ban Nghi Lễ. Và theo lời thỉnh cầu của Hội Phật Học Nam Việt, Ngài nhận chủ trì chùa Phước Hòa, Bàn Cờ, Sài Gòn – trụ sở của Hội.
Đến năm 1963, chứng kiến chế độ tàn bạo độc tài âm mưu tiêu diệt Phật Giáo của Ngô triều, Ngài phát nguyện thiêu thân để cứu nguy cho dân tộc và đạo pháp.
IV/ THỜI KỲ SẮP VIÊN TỊCH:
Vào ngày 20 tháng 4 (nhuận) năm Quý Mão (nhằm ngày 11.6.1963), sau buổi lễ cầu siêu tại chùa Phật Bửu, hàng ngàn Tăng Ni đang diễn hành trên các đường phố để đòi chính phủ thực thi 5 nguyện vọng chân chính của Phật Giáo Việt Nam và đòi phải chấm dứt chính sách kỳ thị tôn giáo. Khi đi đến ngã tư đường Phan Đình Phùng – Lê Văn Duyệt, Ngài từ trên xe ung dung bước xuống, đến ngồi kiết già tại giữa ngã tư, rồi tự tay mình quẹt lửa châm vào y hậu. Sau khi ngọn lửa bắt xăng bốc cháy cao phủ kín cả thân người trên 15 phút, Ngài vẫn ngồi kiết già lưng thẳng như tượng đồng đen, tay còn bắt Ấn Tam Muội. Đến lúc lửa hạ ngọn, Bồ Tát gật đầu 3 lần như cúi chào vĩnh biệt, rồi ngã ngửa xuống.

Bức ảnh lịch sử do phóng viên Hoa Kỳ Malcolm Browne chụp đúng thời điểm Bồ Tát tự thiêu.
Trước giờ thị tịch, Bồ Tát thốt ra những lời tâm huyết như sau:
“Trước khi tôi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng gởi lời cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm, nên lấy lòng từ bi, bác ái mà đối xử với quốc dân và thi hành chính sách bình đẳng tôn giáo, để giữ vững nước nhà muôn thuở”.
Và Ngài không quên nhắn nhủ Tăng Ni và Phật Tử:
“Tôi thiết tha kêu gọi chư Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni và Phật Tử nên đoàn kết nhất trí, hy sinh để bảo tồn Phật Pháp”.
Kim thân của Bồ Tát Quảng Đức quàn lại chùa Xá Lợi 5 ngày. Đến ngày 16.6.1963, Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo cùng đông đảo Tăng Ni và Phật Tử đưa Ngài về An Dưỡng Địa cử hành trọng thể lễ Trà Tỳ.
Sau khi hỏa thiêu suốt ngày, xương thịt đều tiêu hết nhưng trái tim Bồ Tát vẫn còn y nguyên, mặc dù đã thiêu bằng lửa điện trên 6 tiếng đồng hồ. Hiện nay trái tim Bồ Tát tôn thờ tại chùa Ấn Quang trụ sở tạm của Giáo Hội Phật Giáo Việt-Nam Thống Nhất(*).

Trái tim được thiêu đốt nhiều lần với nhiệt độ cao vẫn còn nguyên vẹn.
Sự thị tịch của Bồ Tát, có 2 điều huyền diệu:
1. Khi lửa cháy phủ người mà Ngài vẫn ngồi như tượng đồng đen, tay bắt ấn tam muội, chân ngồi kiết già, không hề lay chuyển.
2. Khi trà tỳ, xương thịt cháy hết, trái tim vẫn còn y nguyên. Sự huyền diệu này làm cho Tăng Ni và Phật Tử trong ngoài nước đều vô cùng khâm phục.
Linh cốt Bồ Tát, được tôn thờ tại các chùa như sau:
3. Việt Nam Quốc Tự, trụ sở Viện Hóa Đạo.
4. Chùa Ấn Quang, trụ sở Giáo Hội Tăng Già toàn quốc.
5. Tháp Đa Bảo, chùa Phước Hậu, Trà Ôn.
6. Chùa Từ Nghiêm, trụ sở Ni Bộ Bắc Tông,
7. Chùa Quán Thế Âm (Phú Nhuận), nơi di tích cuối cùng của Bồ Tát.
Tóm lại, Bồ Tát dùng nhục thân làm ngọn đuốc đốt lên để phá tan mây mù vô minh hắc ám của Ngô triều, làm chấn động năm châu, tất cả các nước trên thế giới đều lên tiếng bênh vực phong trào tranh đấu chân chánh của Phật Giáo Việt Nam lúc ấy.
Nhờ ngọn lửa từ bi của Bồ Tát mà cứu nguy được cả Dân tộc và Đạo pháp, làm cho Liên Hiệp Quốc phải tận tâm chú ý đến nước Việt Nam bé nhỏ và cử một phái đoàn đến can thiệp; cả thế giới đều kính phục sự can đảm anh dũng của dân tộc Việt Nam nói chung và của Phật Giáo Việt Nam nói riêng.
Bồ Tát tuy viên tịch, nhưng ngọn lửa Đại Hùng, Đại Lực, Đại Từ Bi của Bồ Tát vẫn còn sáng chói mãi trong lòng người Phật Tử trong và ngoài nước đến muôn đời chẳng hết.
NAM MÔ ĐẠI HÙNG, ĐẠI LỰC, ĐẠI TỪ BI QUẢNG ĐỨC BỒ TÁT


Đài tưởng niệm Bồ Tát ở góc ngả tư ngài tự thiêu.

CHÚ THÍCH:
(*Bản tiểu sử này viết từ thời gian trước. Hiện trái tim bất tử đang được ký thác tại ngân hàng Việt Nam.
NGUỒN GỐC – XUẤT XỨ TÀI LIỆU:
 – Chấp bút: Sa Môn Thích Thiện Hoa.
– Nguồn: 50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam (1920-1970).
– Sưu tập – Hiệu chỉnh – Chú thích – Trình bày: Quảng Mẫn.



TIỂU SỬ TỔ LIỄU QUÁN - Sơ Tổ Thiền Phái Liễu Quán

TIỂU SỬ

TỔ LIỄU QUÁN(1667-1742)

Sơ Tổ Thiền Phái Liễu Quán

oOo
Tổ họ Lê, húy Thiệt Diệu, hiệu Liễu Quán, sinh vào giờ Thìn ngày 18 tháng 11 năm Đinh Mùi (1667) tại làng Bạc Mã, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên (nay là xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên). Ngài xuất thân từ một gia đình nghèo khó, năm 6 tuổi mẹ mất, ở với phụ thân; năm 12 tuổi (1678) ngài phát tâm xuất gia, được thân phụ đưa đến chùa Hội Tôn thọ giáo với Hòa Thượng Tế Viên (người Trung Hoa), được 7 năm thì Hòa Thượng viên tịch.
Tuổi đời còn nhỏ, tuổi đạo chưa cao, với quyết tâm cầu đạo, Ngài không quản ngại gian lao tìm đường ra đất Thuận Hóa, đến núi Hàm Long, chùa Thiên Thọ (Báo Quốc) cầu học với Giác Phong Lão Tổ (người Trung Hoa), đó là năm Canh Ngọ (1690).
Vừa tròn một năm, đến năm Tân Mùi (1691), Ngài phải bái biệt Giác Phong Lão Tổ để trở về quê hương phụng dưỡng cha già đau yếu. Hàng ngày, Ngài phải lên núi đốn củi đem về chợ đổi gạo nuôi cha, chạy thầy, lo thuốc, chăm sóc phụ thân được 4 năm thì thân phụ qua đời.
Năm Ất Hợi (1695), ngài trở ra Thuận Hóa để tiếp tục việc tu học, cũng trong năm này Ngài gài thọ Sa-di giới với Hòa Thượng Thạch Liêm (người Trung Hoa). Năm Đinh Sửu (1697), ngài thọ đại giới với Hòa Thượng Từ Lâm (người Trung Hoa).
Năm Kỷ Mão (1699), ngài bắt đầu cuộc hành trình tham vấn cầu đạo khắp các thiền lâm, trải qua biết bao sự khó khăn khổ nhọc.
Đến năm Nhâm Ngọ (1702), ngài đến núi Long Sơn, chùa Ấn Tôn (Từ Đàm) bái yết Tử Dung Hòa Thượng cầu dạy pháp tham thiền. Hòa Thượng dạy Ngài tham vấn câu: “Muôn pháp về một, một về chỗ nào?” Ngài ngày đêm tham cứu đến bảy, tám năm mà chưa lãnh hội, trong lòng tự lấy làm hổ thẹn. Một hôm, nhân đọc Truyền Đăng Lục đến câu: “Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ”, thoạt nhiên Ngài được tỏ ngộ, nhưng vì núi sông cách trở, Ngài không thể đến Ngài Tử Dung để trình sở ngộ được. Mãi đến mùa xuân năm Mậu Tý (1708), Ngài mới trở ra Long Sơn cầu Hòa Thượng Tử Dung ấn chứng. Ngài đem chỗ công phu của mình mỗi mỗi trình bày, đoạn nói đến câu “Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ”, Hòa Thượng liền bảo:
– Bờ thẳm buông tay, tự nhận đảm đang. Chết rồi sống lại, dối người chẳng được.
Ngài liền vỗ tay cười ha hả!
Hòa Thượng bảo:
– Chưa nhằm.
Ngài nói:
– Trái cân vốn là sắt (bình thùy nguyên thị thiết).
Hòa Thượng bảo:
– Chưa nhằm.
Hôm sau Hòa Thượng gọi Ngài đến bảo:
– Chuyện hôm qua chưa xong, nói lại xem!
Ngài thưa:
– Sớm biết đèn là lửa, cơm chín đã lâu rồi.
Bấy giờ, Hòa Thượng Tử Dung mới chấp nhận và khen ngợi.
Mùa hạ năm Nhâm Thìn (1712), Hòa Thượng vào Quảng Nam dự lễ Toàn Viện(?), Ngài đem trình bài kệ Dục Phật (tắm Phật).
Hòa Thượng hỏi:
– Tổ Tổ truyền nhau, Phật Phật trao nhau, chẳng biết truyền trao cái gì?
Ngài thưa:
– Búp măng trên đá dài một trượng; phất tử lông rùa nặng ba cân.
Hòa Thượng nói:
– Thuyền chèo trên núi cao; ngựa đua dưới đáy bể.
Ngài đáp:
– Cây đàn không dây trọn ngày gảy; trâu đất gãy sừng rống suốt đêm.
Ngài biện tài lanh lẹ, tâm cơ ứng biến như nước với sữa rất phù hợp. Hòa Thượng rất vui mừng ấn khả.
Sau đó, Ngài Liễu Quán vào núi Thiên Thai lập am tu thiền. Hằng ngày Ngài sống khắc khổ đạm bạc bằng vật thực mọc ở ven hồ, chẳng cần lương thực gì khác.
Trú xứ hóa duyên của ngài rất rộng, Ngài thường xuyên ra vào Huế, Phú Yên để hóa đạo. Từ năm Canh Dần (1710) đến năm Tân Sửu (1721), Ngài đã chống tích trượng đi khắp nẻo làng quê của đất Phú Yên, từ hòn Mõ ra tận hòn Chuông để hoằng hóa chánh pháp, tiếp Tăng độ Chúng, khai lập chùa chiền. Ngài đã khai sơn chùa Bảo Tịnh tại Tuy Hòa.
Đến năm Nhâm Dần (1722), Ngài trở ra Huế cùng với vị đệ tử út tên là Tế Vĩ trụ tại Thiên Thai Huyền Tôn Tự tiếp tục việc hoằng hóa ở đất Thần Kinh.
Năm Quý Sửu (1733), năm Giáp Dần (1734) và năm Ất Mão (1735), Ngài được sự thỉnh cầu của Chư Tăng trong tông môn cùng các tể quan, cư sĩ ở Huế, chứng minh bốn Đại Giới Đàn tại đây.
Năm Canh Thân (1740), Ngài tấn đàn Long Hoa phóng giới cho đàn hậu tấn. Thời ấy chúa Võ Vương – Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) rất mến đạo hạnh của Ngài nên thường đến chùa Viên Thông đàm đạo và thỉnh Ngài vào cung để bàn luận Phật Pháp nhưng Ngài thường từ chối khéo không vào.
Mùa xuân năm Nhâm Tuất (1740), Ngài làm Hòa Thượng Đàn Đầu cho Đại Giới Đàn tại chùa Viên Thông.
Mùa thu năm ấy, Ngài an trú ở chùa Viên Thông. Cuối mùa thu đó, Ngài bị bệnh nhẹ, gọi môn đồ đến di huấn rằng:
– Nhân duyên đã hết, ta sắp về quê xưa.
Các môn đồ đều khóc, Ngài lại dạy rằng:
– Các ngươi khóc lóc mà làm gì? Chư Phật xuất thế cũng đều nhập Niết-bàn. Ta nay đi đến đâu rõ ràng, về đã có nơi, các ngươi không nên khóc và đừng nên buồn thảm lắm.
Tháng 11, vài ngày trước khi tịch, Ngài ngồi dậy vững vàng, bảo thị giả mang giấy viết đến, tự tay cầm bút viết bài kệ rằng:
Thất thập dư niên thế giới trung
Không không sắc sắc duyệt dung thông
Kim triêu nguyện mãn hoàn gia lý
Hà tất bôn man vấn Tổ Tông.
Nghĩa:
Hơn bảy mươi năm trong thế giới
Không không sắc sắc thảy dung thông
Sáng nay mãn nguyện về quê cũ
Nào phải bôn ba hỏi Tổ Tông.
Sau khi viết bài kệ xong, Ngài bảo môn đồ rằng:
– Lời sau cùng lão tăng nói gì đây? Vòi vọi nguy nga, sáng lạn rực rỡ, xưa đến nay đi. Muốn hỏi việc đến đi thế nào? Trời xanh biếc lặng trong, trăng thu vằng vặc, đại thiên thế giới nhiều như cát đều hiển lộ toàn thân. Sau khi ta đi, các ngươi phải nhớ: Vô thường mau chóng, phải siêng năng tu học Bát-nhã (tham thiền), hãy tinh tấn. Chớ quên lời ta!
Ngày 22 tháng 11 năm Nhâm Tuất (1742), niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ ba, sau khi cúng ngọ và thọ trai xong, Ngài vẫn cùng ngồi uống trà và đàm đạo với các đệ tử. Bất ngờ Ngài hỏi:
– Bây giờ là giờ gì?
Đồ chúng thưa:
– Bạch Thầy, giờ Mùi.
Ngài ngồi kiết già, an nhiên thị tịch, thọ 76 tuổi. 43 hạ lạp.
Chúa Võ Vương – Nguyễn Phúc Khoát nghe tin, sắc ban bia ký và thụy hiệu cho Hòa Thượng Thiệt Diệu – Liễu Quán là Chánh Giác Viên Ngộ Hòa Thượng. Lễ nhập tháp được cử hành ngày 19 tháng 2 năm Quý Hợi (1743).
Tổ Liễu Quán có hàng ngàn đệ tử xuất gia và cư sĩ, trong đó có 49 đệ tử nối truyền tông pháp.
Trước kỳ viên tịch, Ngài phú pháp cho hàng đệ tử với bài kệ truyền pháp phái như sau:
Thiệt tế đại đạo
Tánh hải thanh trừng
Tâm nguyên quảng nhuận
Đức bổn từ phong
Giới định phước tuệ
Thể dụng viên thông
Vĩnh siêu trí quả
Mật khế thành công
Truyền trì diệu lý
Diễn xướng chánh tông
Hành giải tương ưng
Đạt ngộ chơn không.
Bài kệ truyền phái từ Tổ Liễu Quán lập thành phái thiền Liễu Quán còn truyền đến ngày nay. Tăng Ni, Tín Đồ Phật Giáo miền Trung và miền Nam hiện nay hầu hết là thuộc dòng Lâm Tế, pháp phái Liễu Quán mà Ngài chính là Tổ Sư và là bậc Cao Tăng có công khai hóa hơn cả. Ngài cũng là Tổ khai sơn chùa Thiên Thai Thiền Tôn ở Huế.
Tổ Sư Liễu Quán đã làm cho thiền phái Lâm Tế trở thành một tông phái đặc thù và linh động, có một nền móng vững chắc ở Đàng Trong (tức là từ Thanh Hóa trở vào). Trước khi Tổ Liễu Quán xuất hiện, thiền phái Lâm Tế ảnh hưởng của Trung Quốc (vì có các Ngài Nguyên Thiều, Thạch Liêm, Tử Dung v.v…) Chính Tổ Liễu Quán đã Việt hóa tất cả từ văn hóa, kiến trúc và nghi lễ…
Ngài có bốn vị đệ tử lớn là các Ngài Tổ Huấn, Trạm Quan, Tế Nhân và Từ Chiếu. Bốn vị này đã tạo lập bốn trung tâm hoằng dương chánh pháp lớn khắp đó đây ở Đàng Trong, và từ thế kỷ thứ 18 trở về sau này danh xưng Thiền Phái Liễu Quán của Phật Giáo Việt Nam quả đã thật rỡ ràng, sáng lạn.
Nhục thân Tổ Liễu Quán hiện an trí tại bảo tháp ở tổ đình Thuyền Tôn, núi Thiên Thai, thuộc vùng rừng thông của làng An Cựu, huyện Hương Trà, thành phố Huế. Ngôi bảo tháp được chúa Nguyễn sắc làm bia và xây dựng kiên cố đến nay đã trải qua thời gian hơn hai thế kỷ mà vẫn giữ vẻ uy nghiêm mỹ lệ./.

Nguồn: http://thuviengdpt.info/kho-tai-lieu-tong-hop/su-lieu/su-lieu-chu-to-phat-giao-viet-nam/tieu-su-to-lieu-quan/


TIỂU SỬ

TỔ KHÁNH HÒA(1877-1947)

Sơ Tổ Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo Miền Nam

oOo
Hòa Thượng Khánh Hòa thế danh là Lê Khánh Hòa, pháp hiệu Như Trí, sinh ngày 22 tháng 4 năm Mậu Dần (1877), quê quán làng Phú Lễ, tổng Ba Tri, huyện Kiến Hòa, tỉnh Gia Định (địa danh Phú Lễ có thời gian thuộc tổng Bảo An, quận Ba Tri, và nay là huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre). Ngài sinh trong một gia đình trung lưu có nề nếp Nho học, từ nhỏ đã được tiếng thông minh và nết hạnh. Là người anh cả, sau Ngài còn có hai em, một trai, một gái. Người em trai kế cũng xuất gia tu học sau này, người em gái đã mất lúc còn nhỏ.
Hòa Thượng là một nhà sư có học vấn uyên thâm, am tường Phật Pháp, cũng là một giảng sư có tài thuyết phục người nghe. Ngài còn là người tiến bộ, cánh chim đầu đàn trong phong trào Chấn Hưng Phật Giáo tại Nam Bộ Việt Nam.
Năm Ất Mùi (1895), khi 19 tuổi, Ngài đến chùa Long Phước, Ba Tri (có tài liệu ghi là chùa Khải Tường) xin xuất gia học đạo. Sau đó đến tham học tại chùa Kim Cang, tỉnh Tân An, nơi đây được Hòa Thượng Long Triều trực tiếp giảng dạy. Thời gian này Ngài rất chăm chỉ học đạo, nên nghe đâu có bậc thạc đức thì Ngài luôn tìm đến cầu học, không ngại gian khó, chẳng nài xa cách. Nhờ tinh thần tiến thủ đó mà Ngài đi đến đâu cũng đều được các bậc trưởng thượng quý mến.
Năm Giáp Thìn (1904), Ngài nhập hạ đầu tiên tại chùa Long Hoa, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định. Nơi đây, được sự khuyến khích của Chư Tôn Đức, Ngài đã giảng kinh Kim Cang Chư Gia, rất được các vị Pháp Sư và đại chúng ở trường hạ quý mến. Từ đó về sau mỗi lần nhập hạ, Ngài đều có giảng kinh. Nhờ đó mà bảo hiệu Khánh Hòa đã sớm vang khắp nơi.
Năm Bính Thìn (1916), lúc này Ngài đang trụ trì chùa Tuyên Linh, tỉnh Bến Tre. Với trình độ thâm đạt Phật lý và đức tính ôn hòa, Ngài luôn trăn trở trước viễn cảnh ngôi nhà chánh pháp có nguy cơ sụp đỗ, thường hay than rằng: “Phật Pháp suy đồi, Tăng-đồ thất học và không đoàn kết”, do đó Ngài quyết tâm thi hành nhiệm vụ của một sứ giả Như Lai, mong muốn thực hiện thống nhất Phật Giáo và chỉnh đốn Tăng-già. Mong muốn rất to lớn và chính đáng này, trong hoàn cảnh trung thời bấy giờ, không phải ai cũng có.
Biết được Ngài đang ôm ấp hoài bão thiết tha đó, một vị Hòa Thượng hỏi Ngài với đại ý việc cổ động chấn hưng Phật Giáo ấy có mấy người đồng tình, đồng tâm hưởng ứng và tại sao nhiều chùa giàu có không đứng ra chung lo với Ngài? Ngài từ tốn đáp rằng: “Ở đời, vàng bạc bao giờ cũng ít, ngói đá lúc nào cũng nhiều. Chúng ta dù ít nhưng cố gắng sẽ thành công. Khó gì bằng lìa bỏ tình yêu cha mẹ vợ con và đời sống cao sang quyền quý, vùi thân trong núi tuyết, rừng già mà Đức Bổn Sư ta còn bỏ được và làm được thay!”
Năm Canh Thân (1920), Ngài cùng quý Hòa Thượng khác lập ra Hội Lục Hòa. Đó là mục tiêu ban đầu nằm trong hoài bão, nhằm tạo sự đoàn kết, tương thân theo đúng pháp Phật trong giới Tăng Sĩ. Ngài còn lo mở trường “gia giáo” để đào tạo Tăng tài hầu đảm nhiệm trọng trách hoằng dương chánh pháp, dìu dắt người sau. Bên cạnh đó Ngài cần mẫn dịch Kinh, Luật, Luận ra chữ quốc ngữ để phổ cập được trong mọi tầng lớp quần chúng.
Năm 1927, Ngài cử Sư Thiện Chiếu ra Bắc Bộ để vận động chấn hưng Phật Giáo. Không thành công, năm 1928 Sư Thiện Chiếu về Sài Gòn.
Năm 1928, Ngài cùng các vị Thiện Chiếu, Từ Nhẫn, Chơn Huệ và Thiện Niệm lập Thích Học Đường và Phật Học Thư Xã tại chùa Linh Sơn (Cầu Muối, Sài Gòn). Cùng năm này, Chư Tôn đức tỉnh Bình Định mở trường hạ tại Tổ đình Long Khánh (Quy Nhơn), đã cung thỉnh Ngài làm Pháp Sư chủ giảng suốt 3 tháng tại đây.
Tháng giêng năm Kỷ Tỵ (1929), khi trở lại quê nhà, vẫn không nản lòng với ước nguyện cao cả, Ngài quyết định đi cổ động chấn hưng Phật Giáo khắp các tỉnh Nam Bộ, kêu gọi sự đồng tình, ủng hộ với ba phương châm:
  1. Chỉnh đốn Tăng-già.
  2. Kiến lập Phật Học Đường.
  3. Diễn dịch và xuất bản kinh sách Việt ngữ.
Tâm lực cao cả đó là hành trang theo Ngài trên mọi nẻo đường từ tỉnh này sang tỉnh khác. Ngài đem hết can tràng tha thiết chỉ rõ sự suy đồi và nguy cơ bị tiêu diệt của Phật Giáo nếu không sớm CHẤN HƯNG. Tuy nhiên chỉ có các vị Huệ Quang, Kim Huê, Vạn An, Liên Trì, Viên Giác… tỏ ra đồng tình ủng hộ triệt để và hết lời ca ngợi việc làm cao đẹp này. Ngoài ra, hầu hết chỉ nghĩ đến tông môn mình, chùa mình và từ chối thoái thác cộng tác. Đôi khi Ngài còn bị những người ấy công kích, hủy báng hết sức thậm tệ. Có lúc Ngài tự than rằng: “Ôi! Phật Pháp suy vi, Tăng-đồ hủ bại đến thế là cùng. Rồi đây, họ sẽ bị trào lưu đào thải!” Nhưng Ngài vẫn không nản chí, mà ngược lại càng nhẫn nại và sáng suốt hơn bao giờ hết.
Để đẩy mạnh việc truyền bá Phật Pháp, Ngài cùng các Hòa Thượng khác cho xuất bản tập san Phật học bằng chữ quốc ngữ tên là Pháp Âm. Số đầu tiên ra ngày 13/8/1929. Sau đó là tập san Phật Hóa Tân Thanh Niên ra đời năm 1930 cũng bằng chữ quốc ngữ nhưng có nội dung tiến bộ hơn, nhắm vào hàng Cư Sĩ trí thức và Tăng Sĩ trẻ. Không lâu sau, nhiều nội ngoại chướng dồn dập, hai tập san đều ngưng hoạt động.
Năm Tân Mùi (1931), Ngài cùng nhiều vị Tôn Đức và các Cư Sĩ học giả thành lập Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học đặt Hội quán tại chùa Linh Sơn, Sài Gòn; sau đó cho xuất bản tạp chí Từ Bi Âm (1932). Ngài được cử làm Đệ Nhất Phó Hội Trưởng kiêm Chủ Nhiệm báo Từ Bi Âm. Ngài đã cổ động hàng Cư Sĩ Phật Tử tỉnh Trà Vinh thỉnh và hiến cúng Tam Tạng Kinh Điển cho Hội để có tài liệu nghiên cứu và diễn dịch.
Bước đầu tiên Hội không có tài chánh để xây thư viện hầu lưu trữ Tam Tạng Kinh, Ngài bèn về chùa Tuyên Linh thương lượng với bổn đạo hiến ngôi chánh điện cho Hội để xây Pháp Bảo Phường, lưu trữ Pháp Bảo Tam Tạng Kinh. Hiện Tam Tạng Kinh và Pháp Bảo Phường vẫn còn tại chùa Linh Sơn, Sài Gòn.
Thế rồi sau hai năm hoạt động, Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học đang có chiều hướng tiến triển thì có sự độc tài của một vài cá nhân kỳ thị, khuynh loát Thích Học Đường không khai giảng được. Nhận thấy nguy cơ không có khả năng chỉnh đốn lại nên Ngài cùng Tổ Huệ Quang lui gót trở về Lục Tỉnh.

Hòa Thượng Khánh Hòa
năm 54 tuổi.
Năm Quý Dậu (1933), vẫn không nản lòng, Ngài cùng các Tổ Huệ Quang, Pháp Hải, Khánh Anh… thành lập Liên Đoàn Phật Học Xã nhằm tiếp tục con đường đào tạo Tăng tài. Tổ chức này có hình thức di động, không trú xứ, luân phiên mỗi chùa 3 tháng phải chu toàn, đài thọ các mặt hoạt động của Liên Đoàn, sau đó lại đến chùa khác. Tổ chức này ra đời bằng nghi thức khai Gia Giáo, bắt đầu từ chùa Từ Hòa (chùa Tổ Huệ Quang) thuộc làng Long Hòa, huyện Tiểu Cần; rồi đến khai giảng tại chùa Thiên Phước, quận Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long;, sau đó đến chùa Viên Giác, tỉnh Bến Tre. Nhưng công việc đang hanh thông giữa chừng thì lại gặp chướng duyên, xem như gãy đổ hoàn toàn (năm 1934).
Năm Giáp Tuất (1934), Ngài lại cùng các Tổ Huệ Quang, Khánh Anh, Pháp Hải… và các Cư Sĩ tỉnh Trà Vinh thành lập Hội Lưỡng Xuyên Phật Học do Ngài làm Pháp Sư. Ngài cho xuất bản tạp chí Duy Tâm và thỉnh Đại Tạng, Tục Tạng để làm tài liệu nghiên cứu và dịch giảng. Bên cạnh đó Ngài còn kiến tạo Phật Học Đường và khóa đầu tiên được khai giảng năm Ất Hợi (1935) với số lượng Học Tăng ba mươi vị. Trong số đó có các Ngài Thiện Hòa, Thiện Hoa, Hành Trụ… Hội Lưỡng Xuyên Phật Học và tạp chí Duy Tâm tồn tại cho đến chi chiến tranh xảy ra năm 1945.
Thời gian sau, do sức khỏe có phần suy giảm, Ngài tạm thời lui về chùa Vĩnh Bửu, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre để tịnh dưỡng chuyên tu. Những ngỡ Ngài đã phần nào yên lòng với những thành công nhất định đã đạt được và những thất bại đã trải qua để dừng chân ngơi nghỉ. Nào ngờ, nơi đây Ngài lại cho mở Ni Trường Phật Học để chuyên chú cho Ni giới. Các Ni Sư tốt nghiệp trường này có Diệu Ninh (thường gọi là Ni Sư Vĩnh Bửu, sau là Quản Lý trụ sở Ni Bộ chùa Từ Nghiêm, Chợ Lớn).
Trong thời trứ xứ tại chùa Vĩnh Bửu, Ngài cùng Chư Tôn Đức khác đã hết lòng sát cánh bên Ngài tổng kết quá trình phấn đấu cho tương lai Phật Giáo. Riêng Ngài, trong lịch sử phôi thai của công cuộc Chấn Hưng Phật Giáo đáng nhớ, đã nổi bật lên ba đức tính làm gương soi cho các thế hệ đi sau làm bài học tiến thủ không ngừng, đó là:
– Mỗi lần thất bại là mỗi lần cố gắng đứng lên, kiên tâm nhẫn nại, cương quyết như sắt đá, không hề thối chí nản lòng.
– Suốt đời hy sinh, hiến thân cho đạo pháp, không nề gian lao, chẳng từ khó nhọc, hy sinh cả tài sản của chùa mình để sung vào của công, góp phần chấn hưng, không màng danh lợi, quyền tước và danh vọng.
– Thân già nhiều bệnh nhưng chí hướng không già, lúc nào cũng tỏ ra hăng hái trước mọi việc, không chán nản với Phật sự.
Sau đó, Ngài trở lại chùa Tuyên Linh tiếp tục tịnh dưỡng. Năm Đinh Hợi (1947), thời gian nước nhà bị chiến tranh loạn lạc, Ngài đã ghi lại những hàng di chúc đầy tha thiết chứng tỏ ước nguyện lớn lao của Ngài:
“Phật Giáo đang hồi suy vi, nước nhà vào cảnh loạn ly mà tôi không làm được việc gì, nên sau khi tịch rồi, chỉ tẩn liệm tôi với bộ y hậu vải thường, không nên dùng gấm lụa, đừng làm long vị sơn son thếp vàng, vì cần phải tiết kiệm để bố thí cho người nghèo. Còn ngôi chùa tôi khai sáng thì phải giao cho thầy Tỳ-kheo đủ tài đức, giới hạnh tinh nghiêm trụ trì kế nghiệp. Bao nhiêu tài sản của chùa, phải đem ra nuôi Chúng Tăng tu học, không được dành làm của riêng. Đệ tử nào không y theo lời di chúc, thì không phải là môn đồ của Phật Giáo.”
Năm ấy, Ngài viên tịch vào ngày 19 tháng 6 năm Đinh Hợi (1947), tại chùa Tuyên Linh (Bến Tre), hưởng thọ 70 tuổi đời, 40 tuổi đạo.
Năm Ất Mùi (1955). Tổ Huệ Quang (lúc này đang là Pháp Chủ Giáo Hội Tăng Già Nam Việt) hướng dẫn phái đoàn về Bến Tre hợp cùng môn đồ pháp quyến Tổ đình Tuyên Linh làm lễ trà tỳ linh cốt Ngài vào các ngày 10-11-12 tháng 5 năm Ất Mùi. Sau đó tro xá lợi được tôn thờ các nơi như Tổ đình Tuyên Linh (trú xứ), chùa Long Phước (trụ sở Hội Lưỡng Xuyên Phật Học), chùa Ấn Quang (trụ sở Giáo Hội Tăng Già Nam Việt), Tháp Đa Bảo (chùa Phước Hậu, Trà Ôn), chùa Vĩnh Bửu (Phật Học Ni Trường), chùa Từ Nghiêm (trụ sở Ni Bộ Bắc Tông).

Bức di ảnh cũ của Tổ Khánh Hòa
Nguồn tài liệu: TVGĐPT tu chỉnh từ PhatGiaoTraVinh


TỔ THẬP THÁP – QUỐC SƯ PHƯỚC HUỆ

TIỂU SỬ

TỔ THẬP THÁP – QUỐC SƯ PHƯỚC HUỆ(1869-1945)

Quốc Sư Việt Nam
Chứng Minh Ðạo Sư Hội Phật Giáo Trung Phần

oOo
Hòa Thượng thế danh là Nguyễn Tấn Giao, sinh năm Canh Ngọ (1870) tại làng Phú Thành, phủ An Nhơn, nay là ấp Phú Thành, xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Nguyên quán thôn Bình Thành, tổng Xuân An, huyện Phù  Cát. Thân phụ là cụ Nguyễn Chánh Niệm, tự Hòa Bình, thân mẫu là cụ Nguyễn Thị Lãnh, pháp danh Chơn Hóa, ông bà đều là những Phật Tử thuần thành.
Năm 13 tuổi (1881), Ngài được cha mẹ cho phép xuất gia tại chùa Thập Tháp, thọ giới với Hòa Thượng Chí Tịnh hiệu Minh Lý, pháp danh Ngộ Thiệu, trụ trì Tổ Đình Thập Tháp, được ban pháp hiệu là Phước Huệ. Năm 14 tuổi, Ngài được Bổn Sư cho tới chùa Tịnh Lâm ở huyện Phù Cát, Bình Định theo học với Tổ Pháp Hỷ, trụ trì chùa Từ Quang (Đá Trắng), tỉnh Phú Yên và sau đó thọ Sa-di giới. Năm 19 tuổi, Ngài trở về giữ chức Thủ Khố của Tổ Đình Thập Tháp. Năm 20 tuổi, Ngài lại vào chùa Từ Quang ở Đá Trắng, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên theo học với Hòa Thượng Luật Truyền (Pháp Chuyên). Ngài thọ đại giới năm 1889 tại giới đàn ở Tổ Đình Long Khánh, Quy Nhơn, Bình Định và đắc pháp năm 1892 với Hòa Thượng Luật Truyền.
Khi Bổn Sư viên tịch, Ngài trở về Tổ Đình Thập Tháp thọ tang rồi ở lại tham học cùng sư huynh là Tăng Cang Vạn Thành vừa mới được suy cử tân trụ trì tổ đình này.
Sau mười năm chuyên tâm tu học, phát huy đạo tâm và trí tuệ sẵn có, Ngài đã bác thông kinh luận Tam Tạng giáo điển, lại thông suốt cả Bách Gia Chư Tử, và có khả năng giáo hóa nhuần nhuyễn, đạo vị vào bậc nhất thời bấy giờ, nên người đương thời tặng Ngài mỹ hiệu “Phật Pháp Thiên Lý Câu” (Con ngựa tinh thông Phật Pháp chạy được ngàn dặm).
Năm 26 tuổi (1894), Ngài được cử là trụ trì chùa Phổ Quang ở huyện Tuy Phước, nay ở xã Phướng Thuận. Chùa này là ngôi cổ tự do Đại Sư Minh Giác – Kỳ Phương (đệ tử Tổ Nguyên Thiều) khai sơn từ đời chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Thái (1687-1691). Năm 37 tuổi Ngài được cung thỉnh làm trụ trì Tổ Đình Thập Tháp. Năm 39 tuổi (1901 – Tân Sửu) Ngài được triều đình ban cho giới đao độ điệp làm Tăng Cang cho chùa Thập Tháp. Năm Duy Tân thứ 2 (1908) Ngài được mời ra Hồng Cung thuyết pháp, đồng thời cũng để khai mở một khóa giảng kinh tại chùa Trúc Lâm. Các vua Thành Thái, Duy Tân và Khải Định đều mời Ngài vào cung giảng pháp. Vì vậy Ngài được triều đình, sơn môn đồ chúng tôn xưng Hòa Thượng Quốc Sư.
Năm 52 tuổi (1920), Ngài mở các lớp nội điển tại chùa Thập Tháp và Long Khánh. Năm 62 tuổi (1930) Hòa Thượng Giác Tiên mở Phật Học Đường tại chùa Trúc Lâm ở Huế, vào tận chùa Thập Tháp mời Ngài ra làm chủ giảng. Từ đó, năm nào Ngài cũng được thỉnh về chùa Trúc Lâm để giảng dạy cho Tăng Sinh. Các đệ tử của Hòa Thượng Giác Tiên là các Sư Mật Khế, Mật Nguyện, Mật Hiển và Mật Thể đều theo học với Ngài và sau này đều trở thành những sứ giả Như Lai trụ cột cho phong trào Chấn Hưng Phật Giáo. Về hàng Cư Sỹ theo học tại Trúc Lâm, nổi bật nhất có Bác Sỹ Tâm Minh – Lê Đình Thám.
Năm 64 tuổi (1932), Hòa thượng cùng với các bậc tôn túc và Bác Sỹ Tâm Minh Lê Đình Thám ở đất thần kinh thành lập Hội An Nam Phật Học và xuất bản tờ báo Viên Âm, cổ xúy “phong trào Chấn Hưng Phật Giáo”, mời Ngài làm Chứng Minh Đạo Sư cho Hội, từ đó ở Huế nhiều Phật Học Đường từ tiểu học đến đại học được mở ở các chùa Trúc Lâm, Tây Thiên, Kim Sơn, Báo Quốc, Diệu Đức v.v… Cuối năm 1934, một lớp đại học mở tại chùa Trúc Lâm do Đại Sư Giác Tiên làm Giám Đốc và một lớp trung học mở tại chùa Tường Vân do Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết trông nom. Hòa thượng được cử làm Đốc Giáo giảng dạy cả hai lớp này. Lớp trung học có nhận những Học Tăng trong Nam do Hội Lưỡng Xuyên Phật Học gửi ra như các vị Thiện Hòa, Thiện Hoa, Hiển Thụy, Hiển Không, Chí Thiện v.v…
Năm 69 tuổi (1937), sau khi Tăng Cang Vạn Thành liễu đạo, sơn môn đồng lòng cung thỉnh Hòa Thượng về Tổ Đình Thập Tháp, chủ giảng Phật Học Đường Long Khánh. Năm 70 tuổi (1938), Ngài ở hẳn tại Bình Định, không ra Huế giảng dạy nữa, phần vì tuổi cao sức yếu, phần vì phải đảm nhận làm Đốc Giáo cho Phật Học Đường cấp trung đẳng mở tại chùa Long Khánh do Hội Phật Học Bình Định thiết lập. Chính vì vậy mà nhiều Học Tăng lớp đại học ở Huế, trong đó có cả các vị do Hội Lưỡng Xuyên Phật Học gửi ra, cùng theo vào tiếp tục học nơi Phật Học Đường Long Khánh, Bình Định.
Về các Phật sự khác, Hòa Thượng trùng tu lại Tổ Đình Thập Tháp được khang trang, tạo nơi đây thành một trung tâm Phật Giáo của tỉnh Bình Định. Ngài khai sơn chùa Phước Long tại thị trấn Phú Phong thuộc xã Bình Phú, huyện Bình Khê, nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
Hòa Thượng Phước Huệ là cây đại thụ của nền Phật Giáo không chỉ ở Trung Kỳ mà còn tỏa bóng xuống phần đất Nam Kỳ nữa. Chính Ngài là vị giảng sư nòng cốt của các trường Đại Học Phật Giáo ở Huế và Bình Định trước và sau thời điểm khởi xướng phong trào Chấn Hưng Phật Giáo ở miền Trung.
Sau bao năm cống hiến tài năng, sức lực và tâm huyết cho công cuộc xây dựng tòa lâu đài Phật Giáo, ngày 22 tháng giêng năm Ất Dậu (1945), Hòa thượng viên tịch tại chùa Phước Long, sau đó đệ tử và môn đồ tứ chúng cung nghinh kim quan Quốc Sư trở về Tổ Đình Thập Tháp an nhập bảo tháp. Ngài thọ 76 tuổi đời, được 56 giới lạp.
TƯỞNG NIỆM:
Đồ chúng và thiện tín xây tháp trong vườn chùa để tôn thờ Ngài. Bấy giờ Hòa Thượng Trí Hải trụ trì chùa Bích Liên (Bình Định) đề 4 câu thơ tại tháp Ngài như sau:
魏  然  一  高  塔
獨  坐  圖  盤  東
外  示  有  為  相
中  藏  無  相  翁
Phiên âm:
Nguy nhiên nhất cao tháp
Độc tọa Đồ Bàn đông
Ngoại thị hữu vi tướng
Trung tàng vô tướng Ông.
Nguồn tài liệu: Chư Tôn Thiện Đức & Cư Sĩ Hữu Công Phật Giáo Thuận Hóa
(Tập 1) Tác giả: Thích Trung Hậu, Thích Hải Ấn.



TIỂU SỬ

CỐ HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN HOA

(1918-1973)


I-THẾ TỘC:
Hòa thượng húy Trần Thiện Hoa, pháp danh Thiện Hoa, hiệu Hoàn Tuyên, sanh ngày 7-8 năm Mậu Ngọ (1918), tại làng Tân Quy (sau đổi tên là An Phú Tân), quận Cầu Kè, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Trà Vinh). Hòa thượng là con út (thứ chín) trong gia đình. Thân phụ Hòa thượng huý Trần Văn Thê, pháp danh Thiện Huệ, thân mẫu húy Nguyễn Thị Sáu, pháp danh Diệu Tịnh. Toàn thể gia đình Hòa thượng đều quy y với tổ Chí Thiền chùa Phi Lai núi Voi, Châu Đốc. Pháp danh Thiện Hoa do Tổ đặt cho Hòa thượng.
Sau khi thân phụ quá cố, Hòa thượng theo thân mẫu đi chùa Phước Hậu, làng Đông Hậu, quận Trà Ôn làm lễ cầu siêu trong 7 tuần thất. Duyên xưa gặp lại, mặc dù lúc ấy Hòa thượng chưa biết đạo lý là gì, mà nằn nằn quyết một đòi ở chùa. Bởi gia đình mộ đạo, nên cụ bà không từ chối nguyện lành của con. Năm ấy Hòa thượng vừa lên 7 tuổi, xuất gia tại chùa Phước Hậu. Sau đó, Hòa thượng được gởi đến chùa Đông Phước, làng Đông Thành, quận Cái Vồn (hiện giờ là quận Bình Minh), theo học với tổ Khánh Anh.
Trong gia đình chẳng những một mình Hòa thượng xuất gia, mà trước vài năm đã có người chị thứ bảy xuất gia. Đó là Sư bà Diệu Kim trụ trì chùa Bảo An, Cần Thơ, xuất gia lúc 17 tuổi. Người anh thứ tám đồng thời xuất gia với Hòa thượng hiện nay là Thượng tọa trụ trì chùa Phật Quang Trà Ôn, pháp danh Tịnh Tâm (Thiện Tâm), hiệu Hoàn Tâm (Hoàn Triều). Kế đó, người anh thứ năm pháp danh Thiện Minh cũng xả tục xuất gia, sau trụ trì chùa Linh Quang tại Rạch Sung, Trà Ôn. Sau này, lại có những người cháu kêu Hòa thượng bằng chú như Tịnh Nghiêm, Tịnh Thuận và kêu bằng cậu như Bửu Châu, Hoàn Phú cũng lần lượt xuất gia.
Có thể nói rằng đây là một gia đình có nhiều người xuất gia nhất ở vùng này.
II. – THỜI HỌC ĐẠO:
a) Học các trường gia giáo:
Hòa thượng cầu pháp với tổ Khánh Anh được hiệu là Hoàn Tuyên. Từ đó, Tổ được mời dạy những trường gia giáo nơi nào, Hòa thượng đều theo đó học tập, từ chùa Đông Phước lần lượt đến các nơi, sau cùng là chùa Long An. Năm 1931, tổ Khánh Anh lãnh chùa Long An ở Đồng Đế Trà Ôn và khai gia giáo nơi đây. Năm ấy, Hòa thượng đã 14 tuổi, nhập chúng tu học tại chùa này 3 năm.
b) Phật học đường Lưỡng Xuyên:
Đầu mùa hạ năm 1935, Phật học đường Lưỡng Xuyên khai giảng, Hòa thượng xin nhập học tại đây, lúc đó được 17 tuổi và ngay năm ấy, Hòa thượng thọ giới Sa-di. Từ đây Hòa thượng chính thức vào Phật học đường sống theo nếp mẫu mực đạm bạc của đời Tăng sinh tươi trẻ. Sau 3 năm mãn lớp Sơ đẳng nơi đây, Tăng sinh muốn tiến lên phải vận động ra Huế học. Với chí hiếu học và óc cầu tiến, Hòa thượng nài xin Ban giám đốc Phật học đường Lưỡng Xuyên chấp nhận giới thiệu, và vận động thí chủ ủng hộ tài chính. Kết quả Hòa thượng được mãn nguyện, lo khăn gói lên đường với các pháp hữu: Thiện Hòa, Hiển Thụy, Hiển Không, Chí Thiện, Bửu Ngọc, Giác Tâm. Thế là năm 1938, Hòa thượng được ra Huế học, lúc ấy được 20 tuổi.
c) Phật học đường Báo Quốc:
Sau khi ra Huế, quý Ngài dự học tại Phật học đường Tây Thiên hai năm. Kế đó vào Quy Nhơn ở chùa Long Khánh để đến học Phật pháp với tổ Phước Huệ ở chùa Thập Tháp hết một năm tròn. Các Ngài lại trở ra Huế dự học tại Phật học đường Báo Quốc ngót bốn năm. Sau trường Báo Quốc dời đến tòng lâm Kim Sơn năm 1945. Lớp học tại đây vừa mãn thì chiến tranh dồn tới. Trường Kim Sơn không duy trì được, nên Hội An Nam Phật Học ủy thác cho quý Thượng tọa Trí Tịnh và Thiện Hoa v.v… mang một số học Tăng vào Nam. Thế là, ngót tám năm dài (1938 – 1945), quý Thượng tọa chịu nhọc nhằn cần mẫn học tập ở đất Thần kinh. Khi trở về mang một hoài bão “Hoằng pháp lợi sinh”, để rồi miền Nam bừng sáng do các Ngài mồi ngọn đuốc từ chốn cố đô.
III.- THỜI HÀNH ĐẠO:
1) Khai Giảng Phật Học Đường Phật Quang:
Năm 1945 Hòa thượng hợp tác cùng Hòa thượng Trí Tịnh khai giảng Phật học đường Phật Quang, tại rạch Bang Chang, xã Thiện Mỹ, quận Trà Ôn. Số Tăng sinh đến dự học trên 30 vị. Năm 29 tuổi Hòa thượng thọ giới Tỳ kheo và Bồ-tát tại giới đàn Kim Huê Sa Đéc.
Đến năm 1946 và 1947 thấy tình cảnh chiến tranh của đất nước, thấy Tăng sĩ một phần đã cởi áo cà-sa mặc chiến bào, Hòa thượng Trí Tịnh quyết định dời về Sài Gòn. Phật học đường Phật Quang đã khó khăn lại gặp khó khăn hơn. Một mình Hòa thượng vừa lo dạy học, vừa lo đối phó với hoàn cảnh.
Đối nội, Hòa thượng vẫn kiên trì giữ vững lớp học. Dù gặp nhiều khó khăn, nào chùa bị đốt, học chúng bị phân tán, Hòa thượng vẫn thản nhiên duy trì phần còn lại. Hòa thượng thường nói: “Dù chỉ còn một Tăng sinh hiếu học tôi vẫn dạy đầy đủ như lúc ba mươi người”. Quả thật, đến năm 1950, học chúng chính thức của lớp này không quá bốn người. Thế nhưng Hòa thượng vẫn dạy đều như thuở trước.
Đối ngoại, xã hội hiện thời đòi hỏi người dân phải làm công tác thật nhiều. Để bảo bọc cho Tăng chúng yên tâm tu học, Hòa thượng mở những lớp học trẻ con, do Tăng sinh đảm trách. Đồng thời Hòa thượng mở trạm y tế, để Tăng Ni thay nhau thuốc men giúp đỡ đồng bào. Mỗi ngày Tăng chúng làm công tác dạy học, chích thuốc trọn buổi sáng, buổi chiều tất cả đều vào lớp học kinh điển.
Hòa thượng lại mở những lớp học “Bình dân” dạy ban đêm để “chống nạn mù chữ”. Lớp học này chỉ trong vòng 15 hôm, là học viên đọc và viết được. Sự học có kết quả nhanh chóng ấy là do Hòa thượng có sáng kiến soạn tập sách “Vần Chữ O”.
Đích thân Hòa thượng chích thuốc, dạy lớp “Bình dân”. Thế mà Hòa thượng vẫn thấy chưa đủ, Ngài lại xoay qua học chẩn mạch cho toa. Hòa thượng bảo học chúng: “Chúng ta cần đem Tứ Nhiếp Pháp và Ngũ Minh để giáo hóa chúng sinh, nhất là trong hoàn cảnh này”.
2) Cộng tác Phật Học Đường Nam Việt Ấn Quang:
Đầu mùa Xuân năm 1953, Hòa thượng cùng tám đệ tử mang hành lý đến Phật học đường Nam Việt (trong số đó có thầy Thanh Từ) nhằm ngày mùng 8 tháng giêng âm lịch. Sau cuộc họp của Giáo Hội Tăng Già Nam Việt, quý Hòa thượng đã đồng tình cử Hòa thượng giữ chức vụ Trưởng Ban giáo dục Giáo Hội Tăng Già Nam Việt kiêm Đốc giáo PHĐNV và chức Trưởng Ban Hoằng Pháp Giáo Hội Tăng Già Nam Việt.
a) Về phần Giáo Dục:
Với trách nhiệm đốc giáo PHĐNV, Hòa thượng đã tận tâm giảng dạy cho hai lớp Cao đẳng và Trung đẳng nơi đây. Đồng thời, Hòa thượng cũng dạy lớp Trung đẳng Ni chúng mở tại chùa Từ Nghiêm, sau dời về Phật học Ni trường Dược Sư.
Kết quả, hai lớp ở PHĐNV tại chùa Ấn Quang đã lần lượt ra trường. Những Tăng sinh lớp Cao đẳng ra trường đầu tiên là: Thầy Bửu Huệ, Thiền Tâm, Tắc Phước, Tịnh Đức và Đạt Bửu. Lớp kế tiếp ra trường có những vị: Thầy Thiện Định, Huyền Vi, Thanh Từ, Từ Thông, Chánh Tiến, Quảng Long, Hoàn Quan v.v… Và những lớp sau này tiếp tục ra trường như Thầy Thắng Hoan, Đức Niệm, Liễu Minh, Long Nguyệt, Trí Quảng, Huệ Thới, Minh Thành v.v…
Tại Ni trường Dược Sư đã đào tạo nên một số Ni chúng khả dĩ gánh vác được Phật sự đáng kể như: Sư cô Như Huyền, Hải Triều Âm, Diệu Hoa, Minh Ngọc, Giác Nhẫn, Trí Hòa, Trí Định, Tịnh Thường v.v…
Đến năm 1957 Hòa thượng lại chủ xướng mở những khóa huấn luyện trụ trì lấy tên là Như Lai Sứ Giả. Tăng giới đặt tại chùa Pháp Hội, Ni giới đặt tại chùa Dược Sư. Mỗi khóa ba tháng trong mùa hạ hoặc mùa đông. Kết quả, bên Tăng đã đào tạo năm mươi hai vị như: Thầy Trường Lạc, Bửu Lai, Trí Châu, Nhật Long, Hồng Tịnh, Hồng Đạo, Hoằng Thông, Huyền Quý, Hiển Pháp, Thiện An, Huệ Thành v.v… Ni giới được ba mươi vị: Ni sư Vĩnh Bửu, Như Hoa, Phật Bửu, Giác Thiên, Như Huy, Như Chí v.v…
Với trách nhiệm Trưởng Ban Giáo Dục trong Giáo Hội Tăng Già Nam Việt, Hòa thượng đã khuyến khích mở trường Phật học ở các tỉnh như trường Phật học tại chùa Bình An Long Xuyên (1956), trường Phước Hòa ở Vĩnh Bình, trường Giác Sanh ở Phú Thọ, trường Biên Hòa và Phật Ân ở Mỹ Tho v.v…
Có thể nói hầu hết Tăng Ni miền Nam đương thời đều chịu ân giáo dục của Hòa thượng, hoặc nhiều hoặc ít, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp.
b) Về phần Hoằng Pháp:
Hòa thượng nhận chức Trưởng Ban Hoằng Pháp Giáo Hội Tăng Già Nam Việt và Hội Phật Học Nam Việt năm 1953. Đích thân Hòa thượng huấn luyện Tăng Ni sinh tại các Phật học đường để trở thành những giảng sư thật sự. Đồng thời, Hòa thượng cũng huấn luyện các vị trụ trì Tăng Ni đều có thể thành giảng viên trên lãnh vực của mình và đi diễn giảng các nơi khác. Chẳng những đào tạo Tăng Ni, Hòa thượng còn huấn luyện số cư sĩ đã chịu khó theo học các lớp giảng tại chùa Ấn Quang, khả dĩ đi diễn giảng các nơi được.
Hòa thượng mở các lớp giảng cho cư sĩ tại chùa Ấn Quang (trụ sở GHTGNV) và chùa Phước Hòa (Bàn Cờ) sau dời về chùa Xá Lợi (trụ sở Hội PHNV) hằng tuần vào chiều chủ nhật. Chương trình Học Phật Phổ Thông do Hòa thượng chủ trương được một số chư Tăng góp sức lần lượt ra đời. Kế đó, mở lớp giảng tại chùa Giác Tâm Chi Hội Phật Học tỉnh Gia Định, chùa Dược Sư của Hội Phụ Nữ Phật Tử. Những nơi giảng này, Hòa thượng phân công những giảng sư do Hòa thượng huấn luyện thay nhau giảng dạy. Đích thân Hòa thượng thì giảng dạy Phật tử vào tối thứ năm hằng tuần tại chùa Ấn Quang.
Phong trào học Phật miền Nam trỗi dậy như cơn vũ bão, khắp các tỉnh Giáo hội và Hội Phật học đều gởi thơ về Trung ương xin mở lớp Học Phật Phổ Thông tại trụ sở mình. Thế là Hòa thượng phải phân phối giảng sư đi giảng dạy mỗi chỗ mười hôm, căn cứ theo mười bài Phật Học Phổ Thông, một năm giảng hai kỳ. Quả thật sinh khí đã len vào mọi tâm hồn Phật tử, khiến họ hăng say học Phật. Cứ như thế mãi ngót tám năm trời (1955 – 1962).
Năm 1956, sau cuộc Đại hội kỳ hai của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Sài Gòn, Hòa thượng lại giữ chức vụ Ủy viên Hoằng Pháp Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, tổ chức phát thanh Phật Giáo hằng tuần trên đài phát thanh Sài Gòn.
c) Trước tác và phiên dịch:
Từ năm 1953 đến năm 1965, Hòa thượng soạn xong 12 khóa Phật Học Phổ Thông, hay gọi là Cây Thang Giáo Lý. Hòa thượng còn soạn Bản Đồ Tu Phật (10 tập), Duy Thức Học (6 tập), tám quyển sách quý: Tu Tâm, Dưỡng Tánh, Nhơn Quả Luân Hồi, Ngũ Đình Tâm Quán, Tứ Diệu Đế, Từ Bi Trong Đạo Phật, Chữ Hòa Trong Đạo Phật và Năm Yếu Tố Hòa Bình.
Về phiên dịch, Hòa thượng đã dịch được:
  1. Đại Cương Kinh Lăng Nghiêm.
  2. Kinh Viên Giác.
  3. Kinh Kim Cang.
  4. Tâm Kinh.
  5. Luận Đại Thừa Khởi Tín.
  6. Luận Nhơn Minh.
Hòa thượng chủ trương một Phật Học Tòng Thư phân làm 8 loại:
  1. Phật Học Phổ Thông 12 khóa.
  2. Bản Đồ Tu Phật 10 tập.
  3. Duy Thức Học 6 quyển.
  4. Phật Học Giáo Khoa các trường Trung Học Bồ Đề từ Đệ Thất đến Đệ Nhất.
  5. Giáo Lý Dạy Gia Đình Phật Tử.
  6. 6. Nghi Thức Tụng Niệm.
  7. Tạp Luận.
  8. Sự Tích.
Các loại sách này gồm có 80 thứ.
Hòa thượng lại chịu trách nhiệm xuất bản đề tên nhà sách Hương Đạo.
Hòa thượng đã có sáng kiến quý báu, công trình trước tác, phiên dịch đáng kể. Ngài đã đóng góp cho nền văn hóa Phật giáo nói riêng, quốc gia nói chung, một phần rất quan trọng.
IV. THỜI LÃNH ĐẠO:
Thời pháp nạn dưới trào Ngô 1963, Hòa thượng đã tích cực tranh đấu cho Đạo pháp, lãnh chức vụ Phó Chủ tịch Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo. Cuộc tranh đấu được thành công, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời. Nhiệm kỳ thứ nhất của Viện Hóa Đạo, Hòa thượng nhận chức Đệ nhất Phó Viện Trưởng, kế đến nhận chức trụ trì Việt Nam Quốc Tự.
Sau pháp nạn 1966, Hòa thượng đảm nhận chức vụ Viện trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN. Trong nhiệm kỳ này, con thuyền Phật giáo Việt Nam gặp nhiều sóng gió. Thế nhưng Hòa thượng vẫn nắm vững tay lái hướng thẳng theo con đường Bảo vệ đạo pháp và cứu nước cứu dân, lấy sự tồn tại của đạo pháp, trong sự tồn tại của dân tộc và nhân loại làm ngọn hải đăng.
Đến nhiệm kỳ III (1968) của Viện Hóa Đạo, Hòa thượng cũng được toàn thể đại biểu trong nước bỏ thăm lưu nhiệm. Thời gian này bịnh tình của Hòa thượng càng ngày càng tăng, mà trách nhiệm của Giáo hội lại càng nặng nề. Với thân nhiều bệnh hoạn, lại gánh vác trọng trách quá nặng, đa số môn đồ trông thấy đều sốt ruột, đồng cầu xin Hòa thượng từ chức, về chùa Phước Hậu tịnh dưỡng. Nhưng Hòa thượng bảo: “Tôi đặt đời tôi làm ba giai đoạn, giai đoạn thứ nhất chuyên học Phật pháp, giai đoạn thứ hai nỗ lực truyền bá, giai đoạn thứ ba tịnh dưỡng chuyên tu”. Nhưng “đạo pháp đang trong thời kỳ sóng gió, mọi người đang tin cậy tôi, tôi đâu nỡ buông tay để về ngồi yên tịnh dưỡng”. Môn đệ nghe những lời dạy này, đành cam nuốt lệ chớ không dám van nài.
Chính Hòa thượng đã từng dạy Tăng Ni: “Chỗ nào chúng sanh mời thì mình đến, chỗ nào đạo pháp cần thì mình đi, không kể gian lao chẳng từ khó nhọc”. Và Hòa thượng cũng thường quở trách Tăng Ni không chung lo Đạo pháp, chỉ bo bo giữ chùa riêng, bổn đạo riêng, bằng câu nói: “Một con trâu cũng tốn một thằng chăn, cả bầy trâu cũng chỉ một thằng chăn. Tại sao khuôn mình trong chỗ hẹp mà quên việc to lớn?”. Những lời dạy bảo này thực phát xuất từ đáy lòng của Bồ-tát, nói lên bởi tâm lợi tha không bờ bến, lòng mến đạo không chừng ngằn.
Có lần Sư bà Bảo An được quý Ni sư thỉnh giữ trọng trách trong Ni bộ. Sư Bà đến hỏi ý Hòa thượng, được Hòa thượng đáp: “Gánh vác Phật sự là việc tốt, nhưng khi lãnh nhiệm vụ lớn, phải tự xem mình như đứa con nít. Dù bị người chê khen khinh trọng vẫn không nao núng. Đừng nhớ mình có chùa to, có đệ tử nhiều, gặp việc trái ý là xách gói về chùa. Tâm niệm được như thế, mới nên đảm đang đại sự”. Sư bà nghe qua, rồi lặng lẽ cáo lui.
Những Phật tử trong Ban Từ Thiện Ấn Quang, lắm khi ra làm Phật sự gặp nhiều điều khó khăn, về chùa than thở với Hòa thượng thì Hòa thượng dạy: Phật sự lúc nào làm được nên cố gắng mà làm, đến khi thiếu duyên dù có muốn làm cũng không thể làm được. Nên nhẫn nhục thông qua thì mới viên mãn công đức.
Trong thời gian này, những Phật sự tại miền Nam Tăng Ni hay cư sĩ làm được điều gì đều nhờ sự khuyến khích an ủi của Hòa thượng. Phật Học Viện Huệ Nghiêm được thành hình và tồn tại đến nay, cũng nhờ ơn Hòa thượng đôn đốc và ủng hộ. Cô Nhi Viện Diệu Quang được thành lập cũng bởi Hòa thượng thúc đẩy, vì bản ý của Hòa thượng muốn cho Ni chúng sau này vừa tu học vừa làm công tác xã hội. Hòa thượng thấy Phật Học Viện Huệ Nghiêm phát triển mạnh, hy vọng ở đây mai này sẽ có nhiều vị Tăng ra giảng dạy Phật pháp. Cho nên Hòa thượng cố tình tạo thành Cô Nhi Viện Diệu Quang để làm cơ sở cho Ni chúng trẻ tuổi có đủ hai điều kiện học đạo và công tác xã hội. Học đạo thì gần Huệ Nghiêm thỉnh chư Tăng đến dạy, công tác xã hội thì mỗi ngày thay nhau săn sóc các em cô nhi.
Đến như Ban Từ Thiện Ấn Quang, làm được những công tác từ thiện hay Phật sự nào đều có sự khuyến khích, nhắc nhở của Hòa thượng cả. Hoặc xây cất Niệm Phật Đường trong khám Chí Hòa, cất chùa trong Dưỡng Trí Viện Biên Hòa v.v… cũng do Hòa thượng cùng Hòa thượng Thiện Hòa đôn đốc.
Tóm lại, từ năm 1964 đến năm 1972, mọi Phật sự đáng kể ở miền Nam đều được Hòa thượng trợ giúp, hoặc trực tiếp hay gián tiếp.
V.- VIÊN TỊCH:
Hòa thượng khởi bệnh từ tối đêm 17 tháng 11 năm Canh Tý, sau ngày lễ vía Đức Phật A Di Đà, Ngài được đưa vàobệnh viện Đồn Đất điều trị. Bác sĩ cho biết bệnh của Hòa thượng cần phải được giải phẫu. Hòa thượng thường nói với các đệ tử đến thăm viếng: “Nếu kỳ đau này tôi phải chết, tôi rất hài lòng, vì đối với sự hoằng hóa tôi đã làm tròn nhiệm vụ. Đối với Đạo Pháp tôi đã gánh vác được một giai đoạn khó khăn”.
Sau khi giải phẫu, bệnh của Hòa thượng càng ngày càng nhẹ, ai cũng tin rằng không bao lâu Hòa thượng sẽ bình phục trở về chùa. Một phóng viên báo Điện tín đến vấn an, hỏi về cảm nghĩ của Hòa thượng trong thời gian ở bệnh viện. Hòa thượng đáp: Tôi không mong ước gì hơn sớm có ngưng bắn, để cho dân tộc Việt Nam được hưởng một mùa Xuân thanh bình.
Một hôm, Hòa thượng Thiện Hòa vào thăm Hòa thượng. Tuy cảm thấy bệnh tình đã nhẹ rồi, mà Hòa thượng vẫn dặn dò mọi việc, cho đến kinh sách hiện còn, đều giao cả cho Hòa thượng Thiện Hòa. Thấy điều lạ, Hòa thượng nói: “Nằm ít hôm nữa bệnh lành rồi về, nói chi chuyện ấy”.
Bất thần, ngày 17 tháng 12 âm lịch, Hòa thượng trở bệnh. Đến đêm 19 tháng 12 âm lịch, Hòa thượng thấy mệt, biết mình không qua khỏi nên gọi các môn đệ đến bảo: “Các con niệm Phật cho Thầy vãng sanh, Thầy mệt quá rồi”. Từ giờ phút ấy tiếng niệm Phật đều đều vang lên trong gian phòng hồi sinh. Từ đó Hòa thượng lặng lẽ dần dần đến 06 giờ 5 phút, sau một hơi thở dài rồi im lìm theo Phật!
Hòa thượng đã an lành viên tịch vào sáng ngày 20 tháng Chạp năm Nhâm Tý nhằm ngày 23 tháng giêng năm 1973, thọ 55 tuổi và được 26 tuổi hạ.
Hòa thượng xong việc ra đi, nhưng để lại cho hàng Giáo phẩm trong Giáo hội bao nhiêu niềm mến tiếc. Tăng Ni cảm thấy bơ vơ hết chỗ tựa nương, hàng Phật tử mất đi một bậc Thầy hiền kính ái. Ngôi nhà Đạo pháp đã thiếu đi một cây thạch trụ chịu đựng!
Môn đồ pháp quyến đồng bái soạn
Nguồn: www.quangduc.com

Công viên – đài tưởng niệm nơi khu vực Bồ Tát tự thiêu.


TIỂU SỬ

CỐ HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN MINH

(1922-1978)


Hòa thượng Thích Thiện Minh, thế danh Đỗ Xuân Hàng, pháp danh Thiện Minh, pháp hiệu Trí Nghiễm. Sinh ngày 21 tháng 4 năm 1922(1) – Nhâm Tuất – tại làng Bích Khê, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ngài xuất gia năm 12 tuổi, đệ tử của Ðại Lão Hòa Thượng Thích Giác Nhiên (Thuyền Tôn), Đệ Nhị Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
Gia đình Ngài thuộc tầng lớp thức giả, thân phụ là ông Đỗ Xuân Quang, có làm việc làng, được phong Cửu Phẩm Văn Giai. Thân mẫu là bà Hoàng Thị Nhơn. Ngài là người con thứ năm trong tám anh chị em(2).
(2) Theo gia phả Chi 5, Phái II, Họ Đỗ Khắc, làng Bích Khê, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, 8 anh em là: Xuân Tiềm, Thị Tiến, Xuân Khôi (chết năm 1917), Thị Diệu, Xuân Hàng (1922-1978), Xuân Tú, Xuân Uyển, Thị Danh. (Nguồn: http://gdpthaingoai.org).
Năm Tân Mùi (1931), khi mới 10 tuổi, Ngài được song thân cho phép xuất gia tu học. Khi ấy phong trào Chấn Hưng Phật Giáo đang được phát động rầm rộ tại Trung Kỳ và Hội An Nam Phật Học được thành lập tại Huế năm 1932. Do đó, Ngài thừa hưởng được những thuận duyên để vun bồi cho sự tu học ngay từ bước đầu.
Năm Giáp Tuất (1934), Hòa Thượng Giác Tiên cùng đệ tử thân tín của Hòa Thượng là ngài Mật Khế đứng ra tổ chức, thành lập trường An Nam Phật Học tại chùa Trúc Lâm, thu nhận chỉ 50 Học Tăng được tuyển chọn rất kỹ từ nhiều nơi, trong đó có Ngài.(2)
(2) Đoạn này có tài liệu ghi: Năm 1936, Ngài bắt đầu theo học lớp Sơ Ðẳng Phật Học tại chùa Tuy Ba, cùng lớp với Thầy Võ Tường (tức Thích Thiện Siêu), Nguyễn Bình (tức Thích Trí Tịnh), Phạm Quang (tức Thích Trí Quang), Trần Trọng Thuyên (tức Thích Trí Thuyền). Ðến năm 1943, tốt nghiệp Trung Ðẳng Phật Học, nhưng chưa thọ đại giới đàn Bảo Quốc để theo đuổi chương trình Ðại Học Phật Giáo (Nguồn: Thư Viện Lam).

Hình ảnh Thầy Thiện Minh với giới trí thức, sinh viên, học sinh…
Vốn có tư chất thông minh lại tinh tấn tu học, suốt thời gian theo học tại trường An Nam Phật Học, từ bậc Tiểu học, lên Cao đẳng và Đại học Phật Giáo, Ngài đều gặt hái được kết quả tốt đẹp. Nơi đây, tài hùng biện thu hút người nghe của Ngài được bộc lộ mỗi khi Ngài đăng đàn diễn thuyết nên Ngài được chư tôn đức Giám Quản luôn khen ngợi.
Năm Quý Mùi (1943), Ngài tốt nghiệp Đại học Phật Giáo, chuẩn bị nhận lãnh trọng trách hoằng pháp lợi sanh thì tình hình trong nước có biến động dồn dập. Đảo chính Nhật (9.3.1945) rồi Cách Mạng Tháng Tám; Nam Bộ Kháng Chiến (23.9.1945)… Tất cả các hoạt động của Phật Giáo cũng chịu nhiều ảnh hưởng phải ngưng hoạt động. Không ít trí thức, Tăng sĩ và Phật Tử đã lao vào cuộc kháng chiến chống thực dân cứu nước của toàn dân. Các Học Tăng tốt nghiệp xuất sắc cùng khóa với Ngài có các ngài Trí Quang, Trí Thuyên… cũng không ngần ngại dấn thân vào các tổ chức cứu nước. Ngài hăng hái phụ trách Ủy Ban Phật Giáo Cứu Quốc tại tỉnh Quảng Trị. Nhờ tri kiến uyên thâm và tài hùng biện vô ngại, Ngài đã vận động được sự ủng hộ từ nhiều phía đóng góp nhân tài vật lực cho cuộc kháng chiến.
Năm Bính Tuất (1946) đến năm Đinh Hợi (1947), nhiều tổ chức kháng chiến tại Huế tan vỡ, quân viễn chinh Pháp tràn ra Quảng Trị, Quảng Bình, gây nhiều tang tóc bi thương. Ngài bị Pháp bắt giam một thời gian. Sau đó vội vàng về Huế, Ngài cùng với nhiều vị khác khôi phục lại các hoạt động Phật Giáo.
Năm Đinh Hợi (1947), sau khi trợ duyên cùng ngài Trí Thủ khai giảng Phật Học Đường Trung Việt tại chùa Báo Quốc (Huế), Ngài cũng kịp lúc góp sức cùng các ngài Mật Hiển, Mật Nguyện vận động thành lập Sơn Môn Tăng Già Trung Việt.
Năm Mậu Tý (1948), sau khi thọ Sa Di giới, Ngài lấy Pháp danh là Thích Trí Nghiễm và đến năm Kỷ Sửu (1949), Ngài được phân công đi vào nhận công tác Phật sự tại vùng Cao Nguyên và phía Nam Trung Việt, khôi phục và thành lập lại các Tỉnh hội, làm Chánh Hội Trưởng Hội Phật Học Ðà Lạt và là giảng sư của Hội tại cao nguyên Lâm Viên. Suốt 4 năm tại đây, Ngài đã ra công xây dựng những Chi Hội; xây dựng được nhiều cơ sở vững chắc cho Hội An Nam Phật Học tại các tỉnh Lâm Viên, Đồng Nai Thượng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận; lập nhiều đơn vị Gia Ðình Phật Tử, xuất bản tờ Hướng Thiện, rồi tờ Liên Hoa và Sen Hồng.
Năm Tân Mão (1951), Giáo Hội Tăng Già Trung Việt được thành lập tại Huế. Đây là nơi gặp gỡ thường xuyên của các vị lãnh đạo để bàn bạc những vấn đề thiết yếu cho Phật Giáo. Và chỉ một năm sau, tại chùa Quán Sứ (Hà Nội), Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc được thành lập. Tại Đại Hội quan trọng này, Ngài được bầu vào Chủ Tọa Đoàn điều khiển các cuộc thảo luận.
Năm Nhâm Thìn (1952), Giáo Hội cử Ngài về làm giảng sư những tỉnh miền Nam Trung Việt. Lúc đó, Ngài đổi Pháp danh là Thích Thiện Minh. Cũng như ở vùng cao nguyên, tại đây, nhờ phương pháp tổ chức, nhờ đức kiên nhẫn của Ngài, Phật Giáo tại miền thùy dương đã vươn cao chưa từng thấy.
Ðến năm 1956, Thượng Tọa Thiện Minh cùng các Cao Tăng ở Bắc về Trung Phần, nhất là có sự tiếp tay của cụ Chánh Trí – Mai Thọ Truyền, đã đứng ra tổ chức Ðại Hội Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam kỳ II. Sau Ðại Hội, Thượng Tọa trở về công tác tại Nha Trang một thời gian rồi lại trở về Huế, điều hành Tổng Hội Phật Giáo Trung Phần.
Trong thời gian làm Phật sự tại miền Nam Trung Việt và Cao Nguyên. Ngài thường xuyên viết bài cộng tác với Tạp Chí Viên Âm do Hòa Thượng Trí Quang làm chủ bút và tiếp tục làm chủ nhiệm Tạp Chí Hướng Thiện xuất bản tại Đà Lạt năm 1950. Trong thời gian tại Khánh Hòa, Ngài làm Trị Sự Trưởng Tỉnh Giáo Hội một thời gian dài, đã đóng góp rất nhiều trong việc xây dựng các cơ sở Chi Hội tại các quận và các Khuôn Hội tại thị xã Nha Trang. Đặc biệt, Khuôn Hội Linh Thứu gồm đa số đồng bào di cư ở khu Xóm Mới đã được Ngài trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt trong những ngày đầu. Từ nơi này, Ngài cũng có công sức rất lớn cho việc nuôi dưỡng và hình thành Phật Học Viện Hải Đức, Nha Trang (về sau tức là Phật Học Viện Trung Phần).
Năm Kỷ Hợi (1959), tại Đại Hội của Tổng Hội Phật Giáo Trung Phần được tổ chức tại Huế, Ngài được suy cử làm Trị Sự Trưởng Tổng Hội cho đến năm 1962 thì Hòa Thượng Trí Quang lên thay để Ngài lãnh trọng trách khác.
Năm Nhâm Dần (1962), chính sách kỳ thị tôn giáo của nhà cầm quyền bắt đầu bịểu hiện những trấn áp mãnh liệt. Bằng những hồ sơ chính xác, Thượng Tọa gởi lên chính quyền yêu cầu đưa ra ánh sáng những vụ bắt bớ, thủ tiêu Phật Giáo Đồ.
Năm Quý Mão (1963), sau vụ triệt hạ cờ Phật Giáo; vụ thảm sát tín đồ và đồng bào tại Ðài Phát Thanh Huế trong dịp đại lễ Phật Ðản, tình hình Phật Giáo ngày càng trở nên sôi động và phức tạp. Đây là thời điểm mà bất kỳ một Tăng sĩ hay Phật Tử nào có nhiệt tâm, mến đạo đều ưu tư và chung lo góp phần mình trong công cuộc chống kỳ thị tôn giáo của chính thể Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Ngài đã cùng Ban Trị Sự Tổng Hội, dưới sự lãnh đạo tối cao của Đại Lão Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết, phát động phong trào đấu tranh, đòi thực thi 5 nguyện vọng đã lập thành Tuyên Ngôn đề ngày 10.5.1963. Sau đó, Ngài cùng Hòa Thượng Trí Quang cung thỉnh Hòa Thượng Hội Chủ vào Sài Gòn để chuyển cuộc đấu tranh trực tiếp với chính thể Tổng Thống Ngô Đình Diệm, và tại nơi này, Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo được thành lập, đòi chính quyền đương thời hủy bỏ đạo dụ số 10, thỏa mãn 5 nguyện vọng chân chính của Phật Giáo. Ngài là một trong năm thành viên ở ngôi vị cố vấn chủ chốt của Ủy Ban Liên Phái.
Sau khi Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng – Lê Văn Duyệt, chính thể Tổng Thống Ngô Đình Diệm hốt hoảng, yêu cầu Ủy Ban Liên Phái cử phái đoàn đến để thương thuyết. Ngài được cử làm Trưởng Phái Đoàn trong lần thương thuyết này. Trước sự việc còn đang gây nên nhiều làn sóng đấu tranh, phẫn uất, Bà Trần Lệ Xuân lại còn mô tả hành động tự thiêu của ngài Quảng Đức với những lời lẽ khiếm nhã, Ngài bình tĩnh, khôn ngoan đối chất với Ủy Ban Liên Bộ, dùng khả năng hùng biện, lý lẽ vững chắc, Ngài đã thẳng thừng lên án chính phủ, dồn họ vào thế phải ký bản Thông Cáo Chung, mặc dù bản Thông Cáo Chung này chỉ là kế hoãn binh để chính quyền Tổng Thống Ngô Đình Diệm chuẩn bị một kế hoạch thâm độc hơn, đó là kế hoạch “Nước Lũ” và nó đã được thực hiện vào đêm 20 rạng sáng 21.8.1963. Rất nhiều chùa chiền trên toàn quốc bị bao vây, đập phá và nhiều chư tôn Giáo Phẩm bị bắt bớ, đánh đập, tù đày, trong đó có Đại Lão Hòa Thượng Hội Chủ Thích Tịnh Khiết, Ngài cũng cùng chung số phận ngay trong đêm đáng nhớ ấy và chỉ được thả sau ngày 1 tháng 11 năm 1963.

Thượng Tọa Thiện Minh và phái đoàn Ủy Ban Liên Phái trong cuộc họp với Ủy Ban Liên Bộ năm 1963.

Phái đoàn Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo (1963).

Thượng Tọa Thích Thiện Minh (ngồi giữa – hàng đầu).
Ngày 1-11-1963, Tướng Dương Văn Minh cùng các tướng lãnh quân đội nổi dậy lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm, lúc bấy giờ mọi tai họa dành riêng cho một tôn giáo lớn của dân tộc mới hoàn toàn chấm dứt.
Năm Giáp Tuất (1964), một ngày lễ Phật Đản huy hoàng chưa từng có tại Việt Nam được thể hiện bằng lễ đài hùng vĩ ngay tại Bến Bạch Đằng Sài Gòn. Và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập. Trong tổ chức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất này, Thượng Tọa Thiện Minh được suy cử làm Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo kiêm Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên.
Với cương vị mới mẻ và quan trọng này, Ngài đã vận động từ mọi nơi, xây dựng nên Trung Tâm Quảng Đức ở số 294 đường Công Lý , Sài Gòn. Đây là trụ sở của Tổng Vụ Thanh Niên và trụ sở của các Vụ trực thuộc như Gia Đình Phật Tử, Thanh Niên Phật Tử, Sinh Viên Phật Tử, Học Sinh Phật Tử, Hướng Đạo Phật Giáo, Thanh Niên Thiện Chí Phật Tử… Nơi đây còn là Trung Tâm Văn Hóa – Xã Hội hoạt động rất sôi nổi của Giáo Hội. Đồng thời còn là nơi xuất phát nhiều cuộc đấu tranh đòi dân chủ trong nửa cuối thập niên 60. Cũng chính Thượng Tọa đã đứng ra điều động tổ chức Ðại Hội Huynh Trưởng Gia Ðình Phật Tử lịch sử tại trường Gia Long, Sài Gòn năm 1964. Khi vừa hoàn thành xong công trình (Trung Tâm Quảng Đức) to lớn này, Ngài được Giáo Hội ủy cử làm Trưởng Đoàn Phật Giáo Việt Nam đi dự Hội Nghị Phật Giáo Thế Giới được tổ chức tại Nhật Bản.
Những năm cuối thập niên 60, phong trào đấu tranh đòi thực hiện Quốc Hội Lập Hiến, Dân Chủ Dân Sinh bùng nổ khắp mọi nơi  do chính quyền thời ấy trở lại chế độ “quân nhân trị”, bè phái, đàn áp Phật Giáo và các tổ chức đối lập một lần nữa. Những nhà lãnh đạo Phật Giáo trong số đó có Thượng Tọa Thiện Minh lại đứng ra bảo vệ tự do tín ngưỡng và tự do dân chủ..
Ở miền Trung (Đà Nẵng) vào ngày 15 tháng 5 năm 1966 trước làn sóng đấu tranh của Phật Giáo, 2.000 lính dã chiến đã bao vây chùa chiền. Cuộc đổ máu đã diễn ra bởi sự đàn áp của quân đội từ Sài Gòn ra với các cánh quân địa phương. Hơn 600 Tăng Ni, Phật Tử chết và trên 1.000 người khác bị thương. Trước tình hình đó, Hòa Thượng Trí Quang hô hào tiến hành cuộc đấu tranh bất bạo động để hỗ trợ cho cuộc đối đầu của Ngài Thiện Minh ở Sài Gòn.
Nhân danh Chủ Tịch các lực lượng đấu tranh và Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên, ngày 28.5.1966, Ngài đã gặp trực tiếp hai tướng Thiệu-Kỳ đưa ra những yêu sách đấu tranh. Riêng Ngài sau một buổi báo cáo kết quả cùng Viện Hóa Đạo và các Phong Trào do Ngài làm Chủ Tịch vào ngày 1 tháng 6 năm 1966, một mình đi bằng taxi về, Thượng Tọa đã bị mưu sát ngay trước Trung Tâm Quảng Ðức. Ngài vừa đặt chân xuống lề đường trước cổng Trung Tâm thì một quả lựu đạn nổ ngay chỗ Ngài vừa bước ra. Rất may Ngài chỉ bị thương ở chân. Từ cuộc ám sát đó, sức khỏe Ngài giảm sút thấy rõ. Mọi hoạt động của Ngài như mất dần kết quả nguyên vẹn. Tuy nhiên, Ngài vẫn không kém quyết liệt trước mọi tình huống, vẫn tiếp tục lãnh đạo Giáo Hội cùng chư tôn đức khác.
Ngày 17 tháng 3 năm 1969, Thượng Tọa bị Tòa Án Quân Sự Mặt Trận kết án 15 năm tù khổ sai cấm cố. Khắp trong và ngoài nước vô cùng công phẩn. Tại Sài Gòn, một “Ủy Ban Vận Động Đòi Hủy Bỏ Bản Án Thích Thiện Minh” ra đời, trong đó có đủ thành phần tôn giáo; nghị sĩ; dân biểu; chính trị gia; sinh viên, học sinh… Dưới áp lực quá mạnh mẽ, chính quyền ra quyết định phóng thích Thượng Tọa ngày 1 tháng 11 năm 1969.

Thầy Thiện Minh chú nguyện thả bồ câu cầu nguyện hòa bình.
Năm 1970, Thượng Tọa lên đường tham dự Hội Nghị Tôn Giáo Và Hòa Bình Thế Giới tại Tokyo, Nhật Bản. Tại đây, Thượng Tọa đã đọc bản tham luận nổi tiếng nhan đề ”Quan điểm của Phật Giáo về bất bạo động”.
Năm 1971, Ngài được cử làm Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo. Đây là giai đoạn Viện Hóa Đạo bị phân hóa trầm trọng, Ngài đã góp phần ổn định, lèo lái vượt qua, ngay cả đó là những năm ác liệt nhất của chiến tranh.
Năm 1972, khi Hòa Thượng Thích Thiện Hoa viên tịch, Ngài phải ra đảm đương chức vụ Quyền Viện Trưởng Viện Hóa Đạo cho đến khi tổ chức được Đại Hội Phật Giáo kỳ IV, Hòa Thượng Thích Trí Thủ nhận chức Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, Ngài mới rút về làm Cố Vấn cho Viện Hóa Đạo mà thôi.
Năm 1973, Thượng Tọa trong cương vị Quyền Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo ra Thông bạch gởi toàn thể Tăng Ni, Phật Tử toàn quốc phải nổ lực xây dựng, chung tay hàn gắn vết thương chiến tranh khi hòa bình vãn hồi. Nhưng Hiệp Định Ngưng Bắn Và Tái Lập Hòa Bình Tại Việt Nam ký kết tại Paris đã không được các bên tham chiến nghiêm chỉnh thi hành.
Thời gian sau đó, vì sức khỏe, Ngài phải hạn chế hoạt động, trao lại chức vụ Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên – dù chưa có người thay – do đó Viện Hóa Đạo đã đặc cách Quyền Tổng Vụ Trưởng cho Đại Đức Thích Giác Đức cho đến năm 1975.
Sau đại hội kỳ VII của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vào năm 1976, Ngài được cung thỉnh làm Cố Vấn Ban Chỉ Đạo Viện Hóa Đạo.
Ngày 9 tháng 6 năm 1977, Giáo Hội ra Thông Ðiệp kêu gọi Bảo Vệ Nhân Quyền ở Việt Nam. Thông Ðiệp lưu hành vô cùng khó khăn, ai bắt gặp có Thông Ðiệp, thì lập tức bị giam. Ngày 15 tháng 6 năm 1977, Thượng Tọa Thích Mãn Giác rời nước ra đi bằng đường biển, mang theo Thông Ðiệp đó cùng nhiều tài liệu về đàn áp Phật Giáo. Nhà đương cuộc cho rằng chính Thượng Tọa Thiện Minh đã tổ chức, xếp đặt những biến cố trên nên ngày 28 tháng 3 năm 1978, Thượng Tọa bị trục xuất khỏi Trung Tâm Quảng Ðức, không cho phép chùa chiền nào chấp chứa.
Ngày 13 tháng 4 năm 1978, sau nhiều tháng lang thang, Thượng Tọa bị bắt giam tại Hàng Xanh, Sài Gòn. Người ta bắt Thượng Tọa phải cởi áo tu sĩ nhưng Thượng Tọa đã khẳng khái trả lời: ”Minh xuất gia từ năm 12 tuổi, đã quen mặc nâu sòng rồi, khó mặc thứ khác”.  Vì phản ứng và câu nói này, Thượng Tọa bị phạt 7 ngày đêm không quần áo.  Sức khỏe của Thượng Tọa suy giảm dần trong tù. Cuối cùng Thượng Tọa bị áp giải về trại cải tạo Hàm Tân, tỉnh Thuận Hải (nay trở lại là tỉnh Bình Thuận). Không biết chế độ đối xử thế nào mà ngày 17 tháng 10 năm 1978 thì Thượng Tọa tắt thở. Giáo Hội nghe tin, cử một phái đoàn ra Hàm Tân nhận diện một thi thể bị bọc kín, khuôn mặt tím bầm, mắt sâu hóm, râu và tóc ra dài che phủ cả mặt. Giáo Hội xin đưa về mai táng nhưng không được chấp thuận; xin tụng một thời kinh cầu siêu cũng bị chối từ. Sự kiện Ngài bị giam giữ và lưu đày nơi vòng lao lý cho đến nay vẫn còn là một nghi án chưa được làm minh bạch về cái chết của Ngài.
Hòa Thượng Thích Thiện Minh trụ thế được 56 năm với 36 năm hành đạo. Chùa Thuyền Tôn (Huế) đã lập tháp vọng thờ Ngài với ngày kỷ niệm tưởng nhớ công ơn Thượng Tọa là ngày 15 tháng 9 âm lịch hằng năm.
— oOo —
* Xuất xứ tài liệu: QUANG MAI sưu tập tư liệu, hình ảnh; tổng hợp & trình bày từ các nguồn tài liệu tham khảo:
– Website GĐPTVN TẠI HẢI NGOẠI.
– Website CỰU HUYNH TRƯỞNG – ĐOÀN SINH GĐPT KHÁNH HẠNH
– THƯ VIỆN LAM.
– VIỆT NAM PHẬT GIÁO TRANH ĐẤU SỬ – Tác giả Tuệ Giác.
* Chú thích:
– (1) Có tài liệu ghi Ngài sinh ngày 21.4.1921.
– Mới đây, trong dịp húy nhật lần thứ 35 ngày Cố Hòa Thượng thượng Thiện hạ Minh viên tịch tổ chức tại “Lam Linh Đường” tịnh thất Huyền Không (Thị trấn Phú Mỹ – 2013), tôi có nghe được thông tin là tại chùa Phước Quang, ấp Quảng Phú, thị trấn Phú Mỹ, huyện Long Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu – khu vực Đại Tòng Lâm Phật Giáo tại Bà Rịa Vũng Tàu – vừa tổ chức một buổi lễ cung nghinh di cốt Cố Hòa Thượng Thích Thiện Minh để ký tự phụng thờ. Cũng theo nguồn tin này thì Ngài là người “khai canh” làng Quảng Phú; khai sơn chùa Phước Quang; và sáng lập GĐPT Khánh Quảng (hiện trực thuộc Ban Hướng Dẫn GĐPT Bà Rịa Vũng Tàu).
Địa phương này tọa lạc tại khu vực Đại Tòng Lâm như nói trên, và theo chúng tôi được biết – cũng như qua một số tài liệu – thì “Đại Tùng Lâm Phật Giáo” trước đây (trước năm 1975) thuộc tỉnh Phước Tuy, miền Đông Nam Phần; được nhị vị Cố HT Thiện Hoa, Thiện Hòa đến khai sơn năm 1958. Sau đó, vào năm 1964,  Hòa Thượng Thiện Hòa với sứ mạng Trị Sự Trưởng Tăng Già Nam Việt trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất lập hồ sơ xin khai khẩn 100 mẫu đất hoang hóa tại xã Phú Mỹ, quận Long Lễ, tỉnh Phước Tuy (nay là thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), với dự án xây dựng thành một Tòng Lâm  danh tiếng của Phật Giáo Việt Nam. Hồ sơ được chính quyền đương thời duyệt thuận, cấp “sổ bộ” đất và nhiều đơn vị Quân Nhân Phật Tử đã về đây trợ lực khai khẩn khu đất “Đại Tòng Lâm Phật Giáo”.
Do nguồn tin về việc khai sơn và về linh cốt của Cố Hòa Thượng Thiện Minh chúng tôi chưa có thời gian xác thực nên xin sẽ thông tin sau và bổ sung vào tiểu sử Ngài nếu thông tin hoàn toàn chính xác.
* Ảnh tham khảo:

Thầy Thích Thiện Minh ban đạo từ trong lễ an vị Phật chùa Phước Quang (Quảng Phú, Đại Tòng Lâm) và công nhận chính thức GĐPT Khánh Quảng trong dịp lễ Thành Đạo năm DL 1973 (Chú thích của GĐPT Khánh Quảng).

Làng Quảng Phú do Cố TT Thiện Minh khai canh – Ảnh trên Facebook GĐPT Khánh Quảng.

TIỂU SỬ

Cư Sỹ Tâm Minh LÊ ĐÌNH THÁM(1897-1969)

TIỀN BỐI SÁNG LẬP VIÊN GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM

——oOo——
Cư sỹ Lê Đình Thám sinh năm Đinh Dậu (1897) tại làng Đô Mỹ (Phú Mỹ), tổng Phú Khương, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông xuất thân trong một gia đình quyền quý nhiều đời làm quan. Thân sinh là Binh Bộ Thượng Thư Lê Đỉnh ở triều Tự Đức.
Cùng với anh là y sỹ Lê Đình Dương trực tiếp học chữ Nho với thân phụ. Cả hai anh em đều tỏ ra thông minh xuất chúng ngay từ thuở niên thiếu. Riêng ông từ nhỏ, đã tỏ ra là người có năng khiếu văn chương thi phú.
Trong những năm theo học tại các trường tiểu học, trung học và đại học, ông đã chiếm được cảm tình cả thầy và bạn; luôn luôn dành vị thứ Thủ Khoa trong các kỳ thi tốt nghiệp cuối cấp.
Ông tốt nghiệp Y Sỹ Đông Dương (đậu Thủ Khoa) tại Hà Nội năm 1916 và ông đậu Y Khoa Bác Sỹ năm 1930, ngạch Pháp Quốc, tại Y Khoa Đại Học Đường Hà Nội.
Khi ra trường với danh hiệu y sĩ, đúng lúc phong trào Duy Tân khởi nghĩa bị thất bại, bào huynh y sĩ Lê Đình Dương bị Pháp tù đày tại Ban Mê Thuột. Ông bị tình nghi và luôn bị theo dõi.
Từ năm 1916 đến năm 1923, ông được bổ nhiệm và làm tại các bệnh viện Hội An, Bình Thuận, Sông Cầu, Quy Nhơn, Tuy Hòa. Chính trong thời gian này, ông nghiên cứu thêm về Phật học, ông được thọ tam quy – ngũ giới với Hòa Thượng Giác Tiên, Pháp danh là Tâm Minh, Pháp tự là Chiêu Hải.
Năm 1929, ông thọ học thêm với Hòa Thượng Phước Huệ chùa Thập Tháp, Bình Định. Hòa Thượng chỉ đạo ông nghiên cứu các bài giảng của ngài Thái Hư Đại Sư ở Trung Hoa về cách thức tổ chức Phật Giáo và suy nghĩ cải cách thế nào cho phù hợp với tình hình Phật Giáo nước nhà. Ông đã đề đạt ý kiến của mình lên chư Hòa Thượng Phước Huệ, Giác Tiên, Giác Nhiên, Tịnh Hạnh, Tịnh Khiết… và đã được các ngài chấp thuận.
Năm 1930, ông trở ra Hà Nội thi bằng Y khoa Bác sĩ ngạch Pháp. Khi trở về, ông vừa học Phật vừa làm ngành y mà vẫn vượt xa các bạn đồng học trong thời gian ắy.
Năm 1932, Hội An Nam Phật Học ra đời, do các vị Hòa Thượng và ông đứng ra chịu trách nhiệm gánh vác công cuộc hoằng dương chánh pháp. Trụ sở Hội đầu tiên đặt ở chùa Trúc Lâm, sau đó là chùa Từ Đàm. Ông làm Hội Trưởng và các Hòa Thượng trong Ban Chứng Minh là cố vấn cho Hội. Hội bắt đầu hoằng hóa với nhiều hình thức:
  • Thuyết pháp hằng mỗi nửa tháng cho tín đồ nghe tại chùa Từ Quang.
  • Mở trường đào tạo Tăng tài cho Giáo Hội sau này.
  • Mở thêm các Chi Hội để gánh vác trách nhiệm hoằng dương chánh pháp khắp các tỉnh.
  • Thành lập Đoàn Thanh Niên Phật Học Đức Dục.
  • Xuất bản tờ báo Phật Giáo: Nguyệt san Viên Âm.
  • Thiết lập các Tòng lâm để chư Tăng tu học và đào tạo Tăng tài.
Từ năm 1930, bắt đầu xuất hiện những bài báo của ông trên tờ nguyệt san Viên Âm. Ông tự tay viết cả chuyện ngắn (ký tên T.M), truyện dài (ký tên Châu Hải) và truyện hài hước (ký tên Ba Rảm).
Từ năm 1934 đến 1945 là những năm hoàn chỉnh các tổ chức của Phật Giáo và hệ thống đào tạo Tăng tài, các lớp Phật học cho thanh niên. Kết quả mà ông đã đóng góp được trong những năm tháng ấy, vẫn mãi mãi được ghi nhớ: Một thế hệ Tăng sĩ tài ba đã nở rộ, làm nền tảng tuyên truyền phát huy chánh pháp, đoàn kết Tăng Ni và Phật Tử, bảo vệ Phật Giáo trước những khó khăn lúc bấy giờ. Chùa Từ Quang, nơi làm giảng đường bước đầu để tuyên dương chánh pháp cũng đã thấy bóng dáng của ông trong chiếc áo dài màu đen và chiếc khăn đóng tươm tất, thành kính đảnh lễ chư Tăng trước khi bước lên pháp tòa để giảng kinh cho họ.
Năm 1946, cuộc chiến tranh chống Pháp bùng nổ, dân chúng Huế tản cư, ông cùng gia đình di tản về Quảng Nam.
Từ năm 1847 đến 1949 ông làm Chủ Tịch Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Miền Nam Trung Bộ. Tại Liên khu V của vùng kháng chiến, ông tập họp một số Đoàn Viên của Đoàn Phật Học Đức Dục có mặt trong vùng và thành lập tổ chức Phật Giáo Dân Chủ Mới tại Bồng Sơn – Bình Định.
Mùa hè năm 1949, ông tập kết ra Bắc. Sau đó được đề cử làm Chủ Tịch Phong Trào Vận Động Hòa Bình Thế Giới.
Năm 1956, ông và Hòa Thượng Trí Độ tham dự phái đoàn sang dự Đại Hội Phật Giáo Buddha Jayanti tại Ấn Độ.
Năm 1961, toàn bộ kinh Lăng Nghiêm mà ông đã dày công phiên dịch và chú giải trong nhiều năm đã được đăng trên báo Viên Âm trước đây được ông hoàn tất và xuất bản tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Sau đó, sách được gia đình ông tái bản lưu hành rộng rãi ở miền Nam.
Trong những năm ở Bắc, ngoài ngày giờ làm việc công, ông đến chùa Quán Sứ để dịch kinh và giảng kinh, hướng dẫn việc tu học giúp nhà chùa. Kết quả của những năm tháng dày công quả vì đạo pháp và dân tộc ấy còn được thể hiện qua các kinh sách uyên thâm do ông phiên dịch, trước tác như:
  • Kinh Thủ Lăng Nghiêm.
  • Nhân Minh Luận.
  • Đại Thừa Khởi Tín Luận.
  • Bát Thúc Quy Củ Tụng.
  • Phật Học Thường Thức.
  • Bát Nhã Tâm Kinh.
  • Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam Và Phật Tổ Thích Ca.
  • Tâm Minh Lê Đình Thám Tuyển Tập (5 tập).
Luận đời người là vô thường, ông đã ngộ lý ấy và đã bình thản ra đi ngày 23 tháng 4 năm 1969 (nhằm ngày 7 tháng 3 âm lịch, năm Kỷ Dậu) sau khi đã đàm đạo lần cuối cùng với Hòa Thượng Đôn Hậu tại bệnh viện Việt-Xô, Hà Nội. Hưởng thọ 73 tuổi và 42 năm phụng sự Tam Bảo.
Trong giai đoạn chấn hưng Phật Giáo giữa thế kỷ XX, Cư Sỹ Tâm Minh – Lê Đình Thám quả là bậc tiền bối hữu công sáng chói. Ông đã vượt qua ranh giới hình thức để tựu thành đạo nghiệp cao quý cho hàng hậu tấn ngưỡng vọng dù thuộc tầng lớp xuất gia hay tại gia.
— o0o —
NGUỒN GỐC – XUẤT XỨ TÀI LIỆU: 
Gia Đình Phật Tử Việt Nam.




TIỂU SỬ

TỔ VĨNH NGHIÊM(1840-1936)

Thiền Gia Pháp Chủ Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt

oOo
Ngài thế danh là Nguyễn Thanh Đàm(1) pháp hiệu là Thanh Hanh, sinh năm 1840 tại làng Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội) trong một gia đình thi lễ. Năm lên bảy tuổi, Ngài được gia đình cho theo học chữ Nho. Nhờ có sẵn thiên tư, lại được cha rèn thầy dạy, nên việc học của Ngài tiến bộ nhanh chóng. Tuy nhiên, Ngài lại không thích đời trần tục mà lại có ý muốn xuất gia.
Mặc dầu được cha mẹ thương yêu, nặng tình cốt nhục cố ngăn cản, Ngài vẫn một lòng xin song thân cho phép đi tìm cuộc sống thanh thoát nơi thiền gia. Cuối cùng Ngài được toại nguyện. Lên mười tuổi (1850), Ngài đến làm lễ xuất gia với vị Hòa Thượng họ Nguyễn ở chùa Hòe Nhai – Hà Nội.
Năm lên 18 tuổi (1858), Ngài được về chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang tiếp tục tu học dưới sự chỉ dẫn của Hòa Thượng Tâm Viên.
Năm 20 tuổi (1860), Ngài thọ Cụ-túc giới tại Đại Giới Đàn chùa Vĩnh Nghiêm. Sau đó Ngài vẫn tiếp tục ở lại chùa tu hành nghiên cứu giáo lý. Ngài tu học rất tinh tấn và trở thành một nhân vật rường cột của Tổ đình này.
Năm 30 tuổi (1870), nghĩa lý đã làu, đạo thiền đã thấu, Ngài được nghiệp sư cử vào tỉnh Ninh Bình giảng dạy Phật Pháp cho Tăng Ni, khi ở chùa Phượng Ban, lúc tới chùa Hoàng Kim, lại về chùa Phúc Tỉnh v.v… Đến chỗ nào, Ngài cũng chỉ thiết tha một niềm: lấy việc hoằng dương Chánh Pháp, giáo hóa Tăng Ni làm phận sự. Ngài luôn tâm niệm làm mọi việc lợi lạc cho tín đồ là sứ mệnh của người xuất gia. Ròng rã ba mươi năm Ngài làm Pháp Sư, đem đạo dạy đời. Trong thì Tăng Ni, ngoài thì thập phương Thiện Tín, ai cũng được thấm nhuần mưa pháp. Nhờ vậy mà đệ tử của Ngài nhiều người thành bậc đạo hạnh thuần nhã, tín căn kiên cố.
Năm Canh Tý (1900), Ngài 60 tuổi, sư huynh của Ngài là Hòa Thượng Thanh Tuyền viên tịch. Ngài trở về Tổ đình Vĩnh Nghiêm và được sơn môn suy cử vào ngôi kế đăng. Từ đó Tăng chúng và tín đồ thường gọi Ngài là Tổ Vĩnh Nghiêm.
Trong cương vị đứng đầu một ngôi Tổ đình lớn vào bậc nhất miền Bắc, công việc điều hành đa đoan, Ngài vẫn không sao nhãng việc hoằng dương Chánh Pháp, đào tạo Tăng tài, bồi dưỡng lớp kế thừa. Ngài thường xuyên lui tới trường Viễn Đông Bác Cổ ở Hà Nội, tìm tòi tam tạng kinh điển Đại Thừa, rồi xin phép Ban Giám Đốc cho đồ chúng đem bút giấy vào sao chép về, cho khắc ván ấn hành nhiều bản. Bước đi tiên phong của Ngài đã gây nên phong trào các sơn môn lớn trên đất Bắc đua nhau sao chép và in ấn kinh sách, giúp Tăng Ni và Cư Sĩ có tài liệu tham cứu. Nhờ đó mà các thiền môn có được những bộ kinh quý hiếm như kinh Hoa Nghiêm Sớ Tấu, kinh Đại Bát Nhã, kinh Đại Bảo Tích, kinh Duy Ma Cật, kinh Trường A Hàm, luật Tứ Phần Tu Trì, luật Trừng Trị Tục Khắc và các bộ luận về môn Duy Thức với bộ Phụ Giáo Biên v.v… Các bộ kinh, luật, luận ấy được khắc ván và in, đều có mang lời tựa và lời bạt của Ngài. Ngày nay chúng ta đọc lại những bài ấy sẽ thấy sức học của Ngài rất uyên thâm, sự hiểu biết sâu sắc, lòng vị chúng của Ngài rất thống thiết.
Ngài luôn quan tâm đến việc chấn hưng Phật Giáo, quy tụ các sơn môn về một mối. Hoạt động của Ngài và Tăng hữu cho mục đích cao cả đó đã vang dội tận miền Nam nên năm 1929, Hòa Thượng Khánh Hòa đã cử Thiền Sư Thiện Chiếu ra Bắc gặp các sơn môn để bàn việc thành lập Việt Nam Phật Giáo Tổng Hội nhưng vì cơ duyên chưa thuận, việc không thành. Sau đó miền Nam, rồi miền Trung lần lượt thành lập các Hội Phật Giáo. Miền Bắc đến ngày 5-12-1934, Bắc Kỳ Phật Giáo Hội mới chính thức được thành lập. Hội đã thỉnh cầu Ngài làm Thiền Gia Pháp Chủ. Tuy tuổi Ngài lúc đó đã 94, sức khỏe đã giảm sút nhiều nhưng vì ước nguyện mấy chục năm nay của Ngài đã thành sự thật, nên Ngài vẫn vui vẻ nhận lãnh nhiệm vụ nặng nề ấy. Trong lễ suy tôn tổ chức rất long trọng tại chùa Quán Sứ(2) Ngài đã kêu gọi Tăng sĩ theo nguyên tắc Lục Hòa của Phật dạy mà bỏ hết dị biệt của tông nọ phái kia để dốc lòng chấn hưng Phật Giáo.
Tuy vậy, sự bất đồng ý kiến của một số sơn môn với Bắc Kỳ Phật Giáo Hội vẫn xuất hiện. Đó là việc hai chùa Linh Quang (Bà Đá) và Hồng Phúc cho phát hành tờ Tiếng Chuông Sớm vào giữa năm 1935, lúc đó tờ Đuốc Tuệ, cơ quan ngôn luận của Hội Bắc Kỳ Phật Giáo chưa xuất hiện. Sự bất đồng ý kiến kéo dài từ giữa cho đến cuối năm 1935, nặng nề nhất là việc hai Tổ đình Linh Quang và Hồng Phúc phối hợp với các chùa chi nhánh tại Hà Nội và các tỉnh để tổ chức Bắc Kỳ Phật Giáo Cổ Sơn Môn. Trước tình trạng đó Hòa Thượng Thanh Hanh đã tìm mọi cách hòa giải, Ngài thường xuyên lui tới các Tổ đình trên để đả thông và thuyết phục. Nhờ vậy mà sự bất đồng ý kiến trước đó dần dần nhường chỗ cho sự cộng tác. Đầu tháng Chạp năm 1935, tờ Đuốc Tuệ ra mắt độc giả, báo Tiếng Chuông Sớm liền viết bài chào mừng và đăng những bài có tinh thần hòa giải và cởi mở.
Sau bao năm tận tụy phục vụ Đạo Pháp, đào tạo Tăng tài, góp sức cho phong trào Chấn Hưng Phật Giáo, hòa giải những ý kiến dị biệt, đưa các sơn môn miền Bắc về chung một mái nhà Phật Giáo, công đức của Ngài vô cùng to lớn. Đã đến lúc Ngài có thể trút bỏ thân tứ đại để trở về cõi Tây Phương Cực Lạc; ngày mùng 8 tháng 12 năm Bính Tý (1936), Ngài viên tịch tại chùa Vĩnh Nghiêm, hưởng thọ 96 tuổi đời, 86 tuổi đạo.
Ý nguyện hòa hợp Tăng-già, thạnh hưng Phật đạo để làm mẫu mực cho đời và hy vọng giải thoát chúng sanh của Ngài vẫn còn mãi mãi…
— oOo —
CHÚ THÍCH:
(1) Theo Nguyễn Lang trong Việt Nam Phật Giáo Sử Luận tập III (trang 149), Hòa Thượng Thanh Hanh thế danh là Nguyễn Thanh Đàm, nhưng theo tài liệu viết về Tổ Thuyền Gia Pháp Chủ (do Đại Đức Thích Gia Quang ở Phân Viện Nghiên Cứu Phật Học Hà Nội cung cấp) thì ghi rằng Ngài họ Bùi.
(2) Có sự khác biệt về thời gian tổ chức buổi lễ giữa một số tài liệu viết trước và sau này. Xin xem chi tiết buổi lễ này trong bài đọc thêm (nguyên văn) bên dưới.

BÀI ĐỌC THÊM:

Lễ suy tôn Sư Tổ Vĩnh Nghiêm lên ngôi vị
Thiền Gia Pháp Chủ Hội Phật Giáo Bắc Kỳ

(Theo NINH THỊ SINH – Tạp chí Nghiên Cứu Phật Học, số 1 năm 2016)
Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, dưới ảnh hưởng của phong trào Chấn Hưng Phật Giáo trên thế giới, từ Sri Lanka, Ấn Độ đến Trung Quốc, ở nước ta cũng xuất hiện cuộc vận động chấn hưng Phật Giáo, đưa đến sự ra đời của các tổ chức Phật Giáo trên lãnh thổ cả ba miền, tiêu biểu là Hội Nghiên Cứu Phật Học Nam Kỳ (1931), Hội Phật Học An-Nam (1932) và Hội Phật Giáo Bắc Kỳ (1934). Các tổ chức Phật Giáo này đều chủ trương gạt bỏ những yếu tố mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo, thực hiện tế độ chúng sinh thông qua các việc giảng pháp, dịch kinh sách Phật Giáo từ Hán ngữ ra quốc ngữ, xuất bản báo chí Phật Giáo, mở trường Phật học, chú trọng cứu tế xã hội, v.v…
Hội Phật Giáo Bắc Kỳ ra đời ngày 6/11/1934 theo quyết định số 4283 của Thống Sứ Bắc Kỳ, muộn hơn so với hai Hội Phật Học ở Trung Kỳ và Nam Kỳ nhưng lại phát triển nhanh chóng. Chỉ hơn một năm sau khi ra đời, các Chi Hội của tổ chức Phật Giáo này được thành lập khắp nơi trên địa bàn. Hội Phật Giáo Bắc Kỳ được thành lập là tâm huyết của các vị Tăng sĩ trẻ lúc bấy giờ cùng với các nhà trí thức, các cư sĩ mộ đạo liên kết với một số nhân vật chính quyền có thế lực được người Pháp tin cậy.
Phong trào Chấn Hưng Phật Giáo được đề cập trong một số cuốn sách viết về lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Trong số các tác phẩm đó, trước hết phải kể tới cuốn sách Việt Nam Phật Giáo Sử Lược của Thích Mật Thể. Trong tác phẩm này, phong trào Chấn Hưng Phật Giáo được trình bày ngắn gọn trong ba trang của chương X với tựa đề “Phật Giáo hiện đại”. Nội dung chấn hưng Phật Giáo được nói tới thông qua việc điểm qua một số thành tựu và hạn chế của phong trào nói chung, các tổ chức Phật Giáo ở ba kỳ nói riêng.
Sang đến cuốn sách Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam do Nguyễn Tài Thư chủ biên, người đọc hình dung cụ thể hơn và chi tiết hơn về phong trào Chấn Hưng Phật Giáo ở nước ta trong chương XVII cuốn sách này với tựa đề “Phong trào Chấn Hưng Phật Giáo trong các thập kỷ đầu thế kỷ XX”. Ở chương này, nội dung chấn hưng Phật Giáo được trình bày cụ thể hơn trên các phương diện như bối cảnh lịch sử, diễn biến, ý nghĩa, nội dung tư tưởng của phong trào. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ trình bày phong trào chung trong cả nước mà chưa đi sâu vào từng vùng miền.
Bộ sách Việt Nam Phật Giáo Sử Luận của Nguyễn Lang ghi nhận một bước tiến trong nghiên cứu phong trào Chấn Hưng Phật Giáo ở Việt Nam so với các công trình trước đó. Ngoài tình hình chung trong cả nước, tác giả bước đầu nghiên cứu phong trào Chấn Hưng Phật Giáo ở Nam Kỳ, Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Trong đó, Nguyễn Lang dành chương XXIX của tập III với tựa đề “Công cuộc chấn hưng Phật Giáo ở Bắc Kỳ” trình bày về phong trào này ở miền Bắc. Dựa trên những nguồn sử liệu có giá trị trên các tờ báo Đuốc Tuệ và Tiếng Chuông Sớm, tác giả đề cập tới chấn hưng Phật Giáo ở Bắc Kỳ thông qua một số sự kiện và nhân vật tiêu biểu như: cuộc họp Đại Hội Đồng ngày 18/11/1934, Thiền Sư Thanh Hanh, các Cư Sĩ Thiều Chửu – Nguyễn Hữu Kha, Đồ Nam Tử – Nguyễn Trọng Thuật, Ưu Thiên – Bùi Kỳ, v.v… Tuy nhiên, một vài sự kiện, niên biểu và cách gọi tên của tác giả chưa chính xác.
Dưới góc độ triết học và tư tưởng, chấn hưng Phật Giáo là đối tượng nghiên cứu của bài viết “Phong trào Chấn Hưng Phật Giáo và các vấn đề tư tưởng triết học mà phong trào ấy đã nêu lên ở nước ta trong thời kỳ lịch sử giữa hai cuộc chiến tranh thế giới” của Trần Văn Giàu đăng trên tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử, hai số 139 và 140 năm 1971; tác phẩm Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo Ở Miền Bắc (1924-1954) của Lê Tâm Đắc xuất bản năm 2012 tại Hà Nội.
Ngoài các công trình kể trên, một tác phẩm khác rất có giá trị khi nghiên cứu về phong trào Chấn Hưng Phật Giáo ở Bắc Kỳ là cuốn hồi ký Thành Lập Hội Phật Giáo Việt Nam của Thích Trí Hải, xuất bản năm 2004 tại Hà Nội. Với tư cách là một nhân vật tham dự phong trào Chấn Hưng Phật Giáo ở Bắc Kỳ ngay từ những ngày đầu, tác giả ghi lại nhiều thông tin có giá trị mà không dễ tìm thấy ở các nguồn tư liệu khác. Tuy nhiên, vì là hồi ký, ghi chép các nhân vật và sự kiện sau hơn 30 năm kể từ ngày Hội Phật Giáo Bắc Kỳ được thành lập, nên tác phẩm cũng không tránh khỏi một số nhầm lẫn.
Bên cạnh công trình của các nhà nghiên cứu trong nước, phong trào Chấn Hưng Phật Giáo ở nước ta cũng được đề cập trong tác phẩm của một số nhà nghiên cứu ở nước ngoài. Trong phần “L’engagement politique du bouddhisme au sud du Vietnam dans les années soixante” của tác phẩm Parcours d’un historien du Vietnam, xuất bản năm 2008, nghiên cứu về sự tham dự chính trị của Phật Giáo ở miền Nam Việt Nam trong thập niên 60 của thế kỷ XX, Nguyễn Thế Anh đã quan tâm tới chấn hưng Phật Giáo như một tiền đề của phong trào Phật Giáo những năm 1963-1966 ở địa bàn này. Trịnh Văn Thảo trong tác phẩm Vietnam du confucianisme au communism, tái bản năm 2007, đề cập tới phong trào Chấn Hưng Phật Giáo ở Việt Nam trong bối cảnh chung của cuộc đấu tranh của các nhà trí thức và các nhà tôn giáo làm khuấy động xã hội thời bấy giờ.
Trên cơ sở kế thừa nghiên cứu của những người đi trước, bổ sung thêm nguồn tài liệu mà chúng tôi mới khai thác được ở Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia I (Hà Nội, Việt Nam) và kho lưu trữ hải ngoại (Aix-en-Provence, Pháp), bài viết này trình bày rõ hơn một sự kiện quan trọng mở đầu cho công cuộc chấn hưng Phật Giáo ở Bắc Kỳ, đó là lễ suy tôn Sư Tổ Vĩnh Nghiêm lên ngôi vị Thiền Gia Pháp Chủ.
Phật Giáo Việt Nam nói chung, Phật Giáo Bắc Kỳ nói riêng, dưới thời Pháp thuộc được ghi nhận là thời kỳ suy đồi và mạt pháp. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng này, trong đó trước hết phải kể tới sự xuống cấp về đạo hạnh trong hàng ngũ Tăng-già, sự chia rẽ trong các sơn môn. Thời bấy giờ, ở Bắc Kỳ có chừng bốn trăm sơn môn; mỗi sơn môn có quy củ riêng, việc sơn môn nào thì sơn môn ấy biết. Nhận thức được mấu chốt của vấn đề, các vị nhiệt tâm chấn hưng Phật Giáo ở Bắc Kỳ thấy rằng, muốn vãn hồi tinh thần Phật Giáo, muốn duy trì thế đạo nhân tâm, trước tiên phải lo chỉnh đốn Tăng-già cho kỷ cương và trật tự. Điều này thể hiện ngay trong Điều Lệ xin phép lập Hội gửi tới Thống Sứ Bắc Kỳ, đề cập đến việc thành lập Ban Chứng Minh Đạo Sư. Ban này gồm các vị cao tăng thạc đức có vai trò “chỉ dẫn cho Hội về sự nghiên cứu đạo Phật”. Tiếp đó, trong Bản Quy Tắc riêng (được Đại Hội Đồng ngày 28/11/1934 chuẩn y) ghi rõ: “Ban Đạo Sư bầu lấy một vị Trưởng Ban hiệu là Thuyền Gia Pháp Chủ; bốn viên Cố Vấn để hợp tác với Ban Trị Sự của Hội, một Ban Thư Ký, một Ban Duy Na,… để giúp công việc Ban Đạo Sư”. Giảng kinh, thuyết pháp chẳng phải là việc dễ, không phải vị Tăng nào cũng có thể làm nổi, nhất là người đứng đầu Ban ấy phải là vị “cao đạo, từ bi, được Tăng Ni kính phục tài đức”. Xem xét trong các sơn môn toàn xứ Bắc Kỳ lúc bấy giờ chỉ có Sư Tổ Vĩnh Nghiêm, vì thế, Hội chủ trương thỉnh Sư Tổ Vĩnh Nghiêm giúp cho Ban ấy.
Sư Tổ Vĩnh Nghiêm, pháp hiệu là Thanh Hanh, sinh năm 1840 tại làng Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông; xuất gia từ năm mười tuổi, theo học một vị Hòa Thượng ở chùa Hòe Nhai, Hà Nội. Đến năm mười tám tuổi, ông theo học Sư Tổ chùa Vĩnh Nghiêm. Dốc lòng ham mến Phật Giáo từ nhỏ, tính tình thuần khiết, giới hạnh tinh nghiêm nên học lực của ông tinh tiến khác thường, kinh điển đều làu thông, khế ngộ hết giáo lý Phật Giáo. Năm ba mươi tuổi, ông được Sư Tổ chùa Vĩnh Nghiêm cử đi dạy học ở chùa Bích Động (Ninh Bình), tiếp đó lần lượt ở các tự viện trên địa bàn này như chùa Phượng Ban, chùa Hoàng Kim, chùa Phúc Chỉnh. Khi Sư Tổ Vĩnh Nghiêm qua đời, sơn môn rước ông về chùa Vĩnh Nghiêm kế thế trụ trì.
Ngày 23/12/1934 (tức ngày 17.11.1934 Âm lịch), Hội Phật Giáo Bắc Kỳ làm lễ vía Đức Phật A Di Đà, đón Sư Tổ Vĩnh Nghiêm từ chùa Đức La (Bắc Giang) về chùa Quán Sứ (Hà Nội) chứng kiến hội nghị bầu Ban Chứng Minh Đạo Sư. Buổi lễ có sự tham dự của hơn 300 vị cao tăng khắp các sơn môn trên toàn miền Bắc và hàng ngàn hội viên. Bốn giờ sáng ngày 23/12, đại diện Hội Phật Giáo Bắc Kỳ đi ô-tô lên chùa Vĩnh Nghiêm để đón Sư Tổ về. Khoảng 9g30, ba chiếc ô-tô đón Sư Tổ về đến Hà Nội, đỗ ở cửa chùa Hòe Nhai. “Sư Tổ đã 94 tuổi, người gầy hom hem, thực là tiên phong đạo cốt. Người bận áo vải nâu, giày lộn mũi”. Nghỉ ngơi chừng 15 phút ở chùa Hòe Nhai, Sư Tổ được rước về chùa Quán Sứ. Đám rước được tổ chức giản dị nhưng long trọng. Sư Tổ ngồi trên chiếc xe, hai bên xe có hai đạo đồng bận lối kim đồng ngọc nữ bưng hai lọ hoa đi hầu. Trong đám rước, đáng chú ý nhất là nhóm đạo đồng đưa từ chùa Cổ Lễ lên, cầm phướn vừa đi vừa niệm Phật. Đám rước qua phố Hàng Than, Sở Cẩm Hàng Đậu, phố Hàng Cót, phố Hàng Da, phố Richaud, về chùa Quán Sứ. Tại chùa Quán Sứ, các hội viên đứng chật cả sân chùa và vườn chùa. Trong chùa, đèn nến sáng trưng, khói nhang nghi ngút. Các ông Nguyễn Năng Quốc, Nguyễn Văn Ngọc, Lê Dư và nhân viên Ban Trị Sự ra tận cửa ngoài nghênh tiếp Sư Tổ. Sau khi Sư Tổ được đỡ ngồi vào trong cái đình trước chùa Quán Sứ, Chánh Hội Trưởng Nguyễn Năng Quốc đọc một bài diễn văn chào mừng Sư Tổ và bày tỏ mục đích chấn hưng Phật Giáo của Hội Phật Giáo Bắc Kỳ, kêu gọi sự đoàn kết của cả bên tăng lẫn bên tục để thực hiện cho được mục đích chấn hưng của Hội: “Tăng với tục đồng tâm hiệp lực, cố sức mở rộng đạo Phật ra, làm thành một tôn giáo có trật tự, có học vấn, khiến cho sự tín ngưỡng của nhân chúng được sở cứ vào chỗ chắc chắn vững vàng”. Sau khi Chánh Hội Trưởng đọc xong, Sư Tổ cảm tạ các vị trong Hội và để cho vị Tăng Cang chùa Phúc Chỉnh thay mặt đọc bài đáp từ. Trong bài đáp từ của mình, Sư Tổ Vĩnh Nghiêm ra lời kêu gọi “bỏ hết mọi sự hiềm khích của tông nọ phái kia, một lòng sùng bái Đức Phật chí tôn, ra công bảo trợ Hội Phật Giáo làm được hoàn toàn mọi việc, để Phật lý ngày một xương minh, cho quần sinh được vui vẻ nương nhờ dưới bóng Bồ-đề mà thoát khỏi vòng trầm luân khổ ải”, cùng nhau làm cho tiền đồ của cuộc chấn hưng mau được thành tựu. Sang buổi chiều, Hội Phật Giáo Bắc Kỳ họp Hội Đồng bầu Cố Vấn và Ban Chứng Minh Đạo Sư. Tại cuộc họp này, các vị Tăng Ni thỉnh Sư Tổ Vĩnh Nghiêm làm Trưởng Ban Chứng Minh Đạo Sư, cử 4 vị Tăng làm Cố Vấn chính thức trong Ban Quản Trị và 4 vị dự khuyết.
Ngày 23/12/1934, với sự tề tựu của các vị cao tăng thạc đức các sơn môn trong toàn xứ Bắc Kỳ dưới mái chùa Quán Sứ, đông đảo hội viên Hội Phật Giáo Bắc Kỳ đã thể hiện sự đoàn kết trong công cuộc chấn hưng Phật Giáo ở đất Bắc và “lấy làm mừng cho cái tiền đồ của cuộc chấn hưng Phật Giáo mà quý Hội theo đuổi từ đây”. Theo ghi nhận của báo chí đương thời, ngày 23/12/1934 thực sự là “một ngày đại hội cộng đồng của Phật Giáo” đánh dấu chính thức “sự phát khởi phong trào vận động chấn hưng Phật Giáo ở đất Bắc”.
Tiếp đó, trong cuộc họp ngày 24/12/1934 của Ban Quản Trị và Ban Chứng Minh Đạo Sư, cộng đồng đã duyệt y Bản Quy Tắc của Ban Đạo Sư. “Bản quy tắc này do các sư cụ trong xứ Bắc Kỳ hội họp ở chùa Quán Sứ, Hà Nội thảo nên. Trong quy tắc, các vị Tăng chúng suy tôn Sư Tổ Vĩnh Nghiêm làm Thiền Gia Pháp Chủ”.
Đến ngày 11 và 12/1/1936, Hội Phật Giáo Bắc Kỳ tổ chức lễ suy tôn Thiền Sư Thanh Hanh lên ngôi vị Thiền Gia Pháp Chủ. Thực ra, lúc đầu Hội xin phép Thống Sứ Bắc Kỳ tổ chức lễ suy tôn vào ngày 10/12/1936. Nhưng do ngày đó đức vua vừa băng hà, nên Hội lùi sang hai ngày 11 và 12/1/1936, tức là hai ngày 17 và 18/12/1935 Âm lịch.
Ngay từ ngày 11/1/1936, không khí trong chùa Quán Sứ đã trở nên nhộn nhịp, khác hẳn ngày thường. Hàng vạn hội viên tấp nập kéo về dự lễ. Buổi lễ tuy giản dị nhưng trang nghiêm và long trọng, với sự chứng kiến của Thống Sứ Bắc Kỳ Tholance, quan Võ Hiển Hoàng Trọng Phu, quan Đổng Lý Phủ Thống Sứ Douguet, Thống Sứ Hàm Tissot, Giám Đốc Trường Viễn Đông Bác Cổ Coedès, Hội Trưởng Hội Phật Học An Nam Nguyễn Khoa Tân nguyên Thượng Thư Bộ Hộ, các vị trong Ban Đạo Sư cùng “một ngàn Tăng Ni ở khắp Bắc Kỳ và hàng mấy ngàn Thiện Nam, Tín Nữ tới dự”. Buổi lễ suy tôn thu hút sự chú ý của báo giới đương thời. Báo L’Annam Nouveau số ra ngày 16/1/1936 đưa tin về lễ suy tôn Thiền Gia Pháp Chủ.
Đúng 9 giờ 30 sáng, sau khi các vị đại biểu có mặt đông đủ, lễ suy tôn chính thức bắt đầu. Sư Tổ Vĩnh Nghiêm xuất hiện với dáng vẻ tiên phong đạo cốt “da mồi tóc bạc, thân gầy mắt lõm, đeo cặp kính đồi mồi, mình bận chiếc áo rộng điều, đầu đội mũ ni”. Sau bài diễn văn của Hội Trưởng Nguyễn Năng Quốc; bài chúc mừng của các vị đại biểu; bài đáp từ của Sư Tổ; là phần chính của lễ suy tôn. Hai vị hội viên Hội Phật Giáo Bắc Kỳ bưng hai cái khay, một cái để chiếc mũ hoa sen nạm vàng, một cái để ấn Thiền Gia Pháp Chủ từ trên Phật điện xuống đặt ở cái bàn trước mặt Sư Tổ Vĩnh Nghiêm. Một vị Tăng sĩ từ trên Tam Bảo đi xuống kính cẩn cầm mũ đội cho Sư Tổ Vĩnh Nghiêm và phụng giao ấn tín. Sau đó, một bài tán bằng chữ Hán được đọc để chúc mừng Thiền Gia Pháp Chủ. Lễ suy tôn cáo thành, Thống Sứ Bắc Kỳ Tholance đến bắt tay và nói mấy câu chúc mừng Sư Tổ Vĩnh Nghiêm. Đến 12 giờ, Hội Phật Giáo Bắc Kỳ mời quan khách ăn trưa tại chùa Quán Sứ. Hơn 400 mâm cỗ chay được chuẩn bị để thiết khách. Nhân dịp này, Hội phát Kinh Thiện Sinh do Ban Khảo Cứu mới dịch ra quốc ngữ cho thiện tín thập phương.
Lễ suy tôn Thiền Gia Pháp Chủ là “một lễ rất trọng thể từ xưa đến nay mới có một ở trong Phật Giáo giới nước ta vậy”. Đối với Hội Phật Giáo Bắc Kỳ, việc lựa chọn hai chữ “Pháp Chủ” mà suy tôn Sư Tổ Vĩnh Nghiêm cho thấy mục đích rất chính đáng và ý nghĩa sâu xa. Suy tôn một vị Thiền Gia Pháp Chủ, với áo mũ cùng ấn tín, thể hiện mong muốn củng cố kỷ cương trật tự trong Phật Giáo Bắc Kỳ, quy tụ Tăng Sĩ và Cư Sĩ dưới một sự lãnh đạo thống nhất, “chính giáo thu về một mối”. Hơn nữa, buổi lễ cũng là dịp để củng cố mối liên lạc giữa các Phật Tử trong ngôi nhà chung Phật Giáo Bắc Kỳ. Đối với bên ngoài, buổi lễ là “khởi điểm cho mối tình liên lạc của tín đồ Phật Giáo hai kỳ”. Với những ý nghĩa như trên, ngày 12/1/1936 “thực là ngày rực rỡ vẻ vang cho Phật Giáo ở Bắc Kỳ”./.