Showing posts with label Đạt Lai Lạt Ma. Show all posts
Showing posts with label Đạt Lai Lạt Ma. Show all posts

Tuesday, March 2, 2021

Đức Đạt Lai Lạt Ma 14: Cây Che chở của Duyên khởi: Sự Quán Chiếu cuả Tu sĩ Phật giáo về Trách nhiệm Sinh thái

 

Trong những chuyến công du của tôi đến các quốc gia trên khắp thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, tôi thấy những người ham mê lạc thú, và những người khổ đau. Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ dường như đã đạt được ít hơn nhiều so với cải tiến số; sự phát triển thường mang một chút ý nghĩa là; càng ngày càng có nhiều ngôi biệt thự ở trong nhiều thành phố. Kết quả là sự cân bằng sinh thái – nền tảng chính của cuộc sống trên trái đất – đã bị ảnh hưởng rất nhiều.

Mặc khác, trước đây người Tạng sống một cuộc sống hạnh phúc trong những điều kiện thiên nhiên, không ô nhiễm. Ngày nay, toàn thế giới – bao gồm cả Tây Tạng – sự suy thoái sinh thái đang nhanh chóng vượt quá giới hạn. Tôi hoàn toàn tin rằng, nếu tất cả chúng ta không nỗ lực phối hợp, với một trách nhiệm bao quát, chúng ta sẽ thấy sự suy thoái dần dần của hệ sinh thái mong manh yểm trợ cho chúng ta, dẫn đến một sự suy thoái không thể thay đổi được và không thể thu hồi được của Trái Đất – hành tinh của chúng ta.

Đây là những vần thơ đã được sáng tác ra để nhấn mạnh mối quan tâm sâu sắc của tôi, và để kêu gọi mọi người quan tâm liên tục nỗ lực bảo tồn và cứu chữa sự suy thoái môi trường của chúng ta.

1. Kính lễ Đức Như Lai
Sanh từ họ Iksva-ku
Quy mạng Vô Thượng Tôn
Chứng nhập pháp giới tánh
Thấu rõ tánh duyên khởi
Giữa hữu tình, vô tình
Sanh tử và Niết Bàn
Tán loạn và bất động.
Vì từ bi, nhân đức
Dạy pháp cho chúng con
Và cả cõi thế gian.

2. Kính lễ Đức Quan Âm
Hiện thân của từ bi
Của tất cả chư Phật
Chúng con xin cầu Ngài
Giúp con tinh tấn mãi
Trên bước đường tu học
Chứng nhập thực tánh pháp
Thoát khỏi vòng vô minh.

3. Tâm chúng con nhiễm nặng
Chấp chặc tự ngã kia
Từ vô thỉ kiếp trước.
Vì nghiệp chướng si mê
Của tất cả chúng sanh
Hủy hoại và tàn phá,
Làm ô nhiễm môi trường.

4. Những ao hồ trong mát,
Dần bị ô nhiễm nặng.
Màn trời trong tự nhiên (tầng Ozon)
Bị cháy ở nhiều nơi,
Chúng sanh khổ vì bệnh
Chưa từng thấy trước đây.

5. Những núi tuyết bất diệt,
Lộng lẫy và huy hoàng,
Tan dần thành nước xiết.
Những đại dương hùng vĩ,
Mất cân bằng mãi mãi,
Nhấn chìm những đảo xanh.

6. Thủy tai cùng phong tai,
Tàn phá không giới hạn.
Sức nóng làm khô cằn
Những cánh rừng tươi tốt.
Môi trường bị nhiễm mặn,
Từ đại dương mênh mông.

7. Dù người có giàu sang,
Cũng không mua được khí
Trong lành như thuở xưa.
Mưa và sông suối thảy,
Cũng bị ô nhiễm luôn,
Nguồn nước cũng bị nhiễm
Khó mà khôi phục lại.

8. Loài người và vô lượng,
Chúng sanh trên đất liền,
Cũng như ở dưới nước,
Quay cuồng trong khổ đau,
Do bệnh tật quái ác.
Tâm chúng mờ lu dần,
Với hôn trầm, thùy miên,
Và vô minh nặng nề.
Niềm hỷ lạc giải thoát,
Vẫn còn xa, xa lắm.

9. Chúng ta làm nhiễm ô
Không cần sự che chở
Của người mẹ thiên nhiên.
Đốn sạch sẽ cây cối,
Nuôi lòng tham hạn hẹp
Biến đất đai màu mỡ
Thành sa mạc khô cằn.

10. Các công trình nghiên cứu
Y học và thiên văn
Cũng đã chứng minh rằng
Bản chất nội tâm ta,
Có quan hệ mật thiết
Với môi trường xung quanh.

11. Trái đất là nhà chung
Của muôn loài chúng sanh,
Bình đẳng không thiên vị
Dù hữu tình, vô tình.
Chính Đức Phật đã thuyết,
Lời chân chánh như vậy
Với trước sự chứng minh
Của Quả đất – Đại Địa.

12. Đức Phật – bậc cao quý
Thấy được lòng từ mẫn
Của mẹ thiên nhiên kia
Và tỏ lòng biết ơn
Với trái đất vĩ đại
Nơi bình đẳng dưỡng nuôi
Chúng hữu tình, vô tình.
Chính nơi này nên được
Chăm sóc với tấm lòng
Yêu thương và quan tâm.

13. Xả rác làm nhiễm ô,
Tứ đại trong tự nhiên,
Và hủy hoại sự sống
Của nhân loại đang có.
Cần phải chú ý đến
Những hành động của mình
Để mang lại lợi ích
Cho muôn loài chúng sanh.

14. Đức Phật bậc đại giác,
Đản sanh dưới gốc cây,
Cũng chính dưới bóng cây,
Ngài vượt mọi tham ái,
Và đạt được giác ngộ,
Ngài cũng nhập Niết Bàn,
Trong rừng cây Sa-la.
Đức Phật đã bày tỏ
Lòng quý trọng cây cối.

15. Nơi đây Đức Văn Thù
Đã hóa thân thị hiện,
Thân rực rỡ của Ngài
La-ma Tông Khách Ba
Biểu thị cho cây trầm
Có hàng trăm ngàn tượng
Của Đức Phật vĩ đại.

16. Hàng thiên nhân xuất thế
Cùng chư thần địa phương,
Và hương linh vô hình
Thường sống tại thân cây.

17. Dưỡng cây cối xum xuê
Sẽ có không khí sạch
Duy trì cuộc sống này.
Mỗi khi thấy cây xanh
Tâm ta an lạc hơn.
Dưới bóng cây mát đó
Là nơi nghỉ tuyệt vời.

18. Trong Luật tạng Phật dạy:
Chư Tỳ Kheo chăm sóc
Cả những cây mỏng manh.
Từ đây ta học được,
Công đức của việc trồng
Và chăm sóc cây xanh.

19. Đức Phật đã ngăn cấm
Chư Tỳ Kheo tự mình,
Hay sai người cắt cây,
Phá hủy những hạt giống,
Làm cỏ xanh khô héo.
Chính điều này giúp ta
Yêu thương và bảo vệ
Môi trường của chúng ta.

20. Các cõi trời thường nói,
Cây phát ra phước đức
Của Phật Đà Thích Ca,
Cũng phát vi diệu âm,
Những pháp môn vi diệu
Như giáo pháp vô thường.

21. Chính cây mang mưa đến
Giữ phì nhiêu cho đất.
Cây Kal-pa-ta-ru,
Viên mãn những mong cầu,
Cho chúng sanh muôn loài,
Thực sự trụ nơi này
Trái đất của chúng ta.

22. Vào thuở xa xưa đó,
Tổ tiên ta ăn quả,
Mặc lá của cây rừng,
Dùng cây rừng cọ xát
Để lấy lửa sử dụng,
Sống dưới tán lá cây
Để tránh những hiểm nguy.

23. Thậm chí trong thời nay,
Thời khoa học công nghệ,
Cây cung cấp nhà ở,
Ghế cho ta an tọa,
Và giường cho ta nằm.
Khi tâm bị bốc cháy
Bởi ngọn lửa sân hận,
Gây các cuộc xung đột.
Thì cây mang mát mẻ,
Khiến tâm kia tỉnh lại.

24. Trong cây có âm vang
Của muôn loài chúng sanh
Sống trên quả đất này.
Khi trái đất tan biến,
Cõi đất được đặt tên
Theo giống cây Diêm Phù,
Lúc đó sẽ chỉ có
Cảnh hoang mạc tồi tàn.

25. Không gì thân yêu bằng
Mạng sống của chúng sanh.
Nhận thấy được điều này,
Trong Luật tạng Phật dạy,
Không dùng nước có trùng.

26. Ở những nơi hẻo lánh
Ở Hy Mã Lạp Sơn
Vùng đất của Tây Tạng.
Từ thuở xưa đã có
Cấm săn bắn, câu cá
Và trong các thời kỳ,
Thiết kế những công trình,
Các truyền thống thế này
Lại trở nên cao quý,
Vì nó đã bảo trì,
Trân quý bao sinh mạng,
Của những loài yếu đuối,
Bất lực, không tự vệ.

27. Chơi đùa với mạng sống
Của loài hữu tình khác
Như hoạt động thể thao
Săn bắn và câu cá,
Là bạo lực với chúng.
Điều này không cần thiết
Vì vi phạm quyền lợi
Của tất cả chúng sanh.

28. Ân cần với thiên nhiên
Và tất cả sinh vật,
Nương tựa nhau mà sống
Cả hữu tình, vô tình.
Ta không nên lơ là
Phải luôn luôn nỗ lực
Giữ gìn và bảo tồn
Năng lượng của tự nhiên.

29. Ta nên tổ chức hội
Trồng cây trong mỗi năm.
Với tinh thần trách nhiệm
Phụng sự cho chúng sanh
Đem lại những lợi ích,
Và an lạc rộng lớn
Cho tất cả chúng sanh.

30. Nguyện việc tốt lành này
Làm giảm những việc ác,
Và những điều sai trái,
Nuôi dưỡng và làm tăng
Phồn vinh cho thế giới.
Nguyện điều này tiếp thêm
Năng lượng cho hữu tình,
Và giúp chúng thành công.
Nguyện vô lượng an lạc,
Và vô lượng kiết tường,
Rải đều khắp muôn phương

Bài thơ này được phổ biến nhân dịp Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma tặng một tượng Phật cho nhân dân Ấn Độ và để đánh dấu ngày khai mạc Hội nghị Quốc tế về Trách nhiệm Sinh thái: Cuộc Đối thoại với Đạo Phật ngày 02 tháng 10 năm 1993 tại New Delhi ( Một quyển thơ, bằng tiếng Tạng và tiếng Anh được phát hành bởi Tibet House, New Delhi)

Nguồn: VĂN PHÒNG THÁNH ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

Đức Đạt Lai Lạt Ma 14: Phương Thuốc Của Lòng Vị Tha

 

Ở Tây Tạng, chúng tôi nói rằng nhiều căn bệnh có thể được chữa trị bằng một loại thuốc của tình yêu thương và lòng từ bi. Những phẩm chất này là nguồn gốc tối hậu của hạnh phúc con người, và nhu cầu của chúng nằm ở ngay trong tâm khảm của chúng ta. Thật không may, tình thương yêu và lòng từ bi đã bị bỏ qua trong quá nhiều lĩnh vực tương tác xã hội quá lâu. Thường chỉ giới hạn trong gia đình và dòng tộc, việc thực hành trong cuộc sống cộng đồng được xem là không khả thi, thậm chí là ngây thơ khờ khạo. Đây là bi kịch. Theo quan điểm của tôi, thực hành từ bi không chỉ là một triệu chứng của chủ nghĩa lý tưởng phi thực tế mà còn là cách hiệu quả nhất để theo đuổi sự quan tâm tốt nhất đối với người khác cũng như cho chính chúng ta. Chúng ta càng là một quốc gia, một nhóm hay là cá thể – phụ thuộc vào người khác, thì chúng ta càng phải có sự quan tâm tốt nhất để đảm bảo cho sự hạnh phúc của họ.

Thực hành vị tha là nguồn gốc thực sự của sự thỏa hiệp và hợp tác; chỉ nhận ra nhu cầu của chúng ta đối với sự hài hòa không thôi là chưa đủ. Một cái tâm cam kết đối với từ bi giống như một bể chứa tràn ngập – một nguồn năng lượng dồi dào không dứt, sự quyết tâm và lòng tốt. Đây như là một hạt giống; Khi được gieo trồng, sẽ phát sinh nhiều phẩm chất tốt khác, như là sự tha thứ, lòng khoan dung, sức mạnh nội tâm và sự tự tin để vượt qua sợ hãi và bất an. Tâm bi mẫn giống như thuốc tiên; Nó có khả năng chuyển hóa tình huống xấu thành những lợi ích. Vì thế, chúng ta không nên hạn chế tình cảm đối với gia đình và bạn bè. Lòng từ bi không chỉ là trách nhiệm của hàng giáo phẩm, nhân viên chăm sóc sức khoẻ và các nhà hoạt động xã hội. Đó là nhiệm vụ cần thiết của mọi thành phần trong cộng đồng nhân loại.

Cho dù sự mâu thuẫn nằm trong lĩnh vực chính trị, kinh doanh hay tôn giáo, thì phương pháp vị tha luôn là cách duy nhất để giải quyết nó. Đôi khi chính những quan niệm mà chúng ta sử dụng để suy ngẫm về mối bất hòa lại là nguyên nhân của vấn đề. Vào những thời điểm đó, khi một giải pháp dường như bất khả thi, cả hai bên nên nhớ lại bản chất con người cơ bản để kết hợp họ lại. Điều này sẽ giúp phá vỡ bế tắc, và về lâu dài, giúp dễ dàng hơn cho tất cả mọi người đạt được mục tiêu. Cho dù không có bên nào hoàn toàn hài lòng, nếu cả hai cùng nhượng bộ, thì ít nhất nguy cơ xung đột sẽ được ngăn chặn. Chúng ta đều biết rằng hình thức thỏa hiệp này là cách hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề – vậy thì tại sao chúng ta không sử dụng nó thường xuyên hơn?

Khi tôi xem xét sự thiếu hợp tác trong xã hội loài người, tôi chỉ có thể kết luận rằng nó bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về bản chất phụ thuộc lẫn nhau của chúng ta. Tôi thường cảm động bởi ví dụ về những loài côn trùng nhỏ, chẳng hạn như loài ong. Quy luật tự nhiên cho thấy rằng, ong làm việc cùng nhau để tồn tại. Kết quả là, chúng có một ý thức bản năng trách nhiệm xã hội. Chúng không có hiến pháp, pháp luật, cảnh sát, tôn giáo hay huấn luyện đạo đức, nhưng vì bản chất tự nhiên, chúng cùng nhau làm việc một cách trung thành. Thỉnh thoảng chúng có thể đánh nhau, nhưng nhìn chung toàn bộ lãnh thổ tồn tại trên cơ sở hợp tác. Nói cách khác, con người có hiến pháp, có hệ thống pháp lý rộng lớn và lực lượng cảnh sát; chúng ta có tôn giáo, trí thông minh đáng kể và một trái tim có khả năng yêu thương tuyệt vời. Nhưng mặc dù có nhiều phẩm chất phi thường, trong thực tế chúng ta tụt lại phía sau những con côn trùng nhỏ bé; trong vài khía cạnh, tôi cảm thấy chúng ta nghèo nàn hơn những con ong.

Ví dụ, hàng triệu người sống cùng nhau ở các thành phố lớn trên thế giới, mặc dù có sự gần gũi này, nhưng nhiều người vẫn cô đơn. Một số không có ai để chia sẻ cảm xúc sâu sắc nhất của họ, và sống trong một trạng thái bối rối triền miên. Điều này thật đáng buồn. Chúng ta không phải là những động vật đơn độc chỉ kết hợp để lấy nhau. Nếu thế, tại sao chúng ta xây dựng các thành phố và thị trấn lớn? Nhưng mặc dù chúng ta là động vật xã hội buộc phải chung sống với nhau, thật không may, chúng ta thiếu ý thức trách nhiệm đối với con người đồng loại của mình.Có phải lỗi nằm trong kiến trúc xã hội của chúng ta – cấu trúc cơ bản của gia đình và cộng đồng hỗ trợ xã hội của chúng ta? Có phải là phương tiện bên ngoài – máy móc, khoa học và công nghệ của chúng ta? Tôi không nghĩ vậy.

Tôi tin rằng bất chấp những tiến bộ nhanh chóng tạo nên bởi nền văn minh trong thế kỷ này, nguyên nhân trực tiếp nhất của tình trạng khó xử hiện nay của chúng ta là sự coi trọng không chính đáng của chúng ta đối với việc chỉ phát triển vật chất. Chúng ta đã quá say mê theo đuổi nó mà thậm chí ta không biết điều đó, chúng ta đã bỏ bê việc nuôi dưỡng những nhu cầu cơ bản nhất của con người về tình yêu thường, lòng tử tế, sự hợp tác và chăm sóc. Nếu chúng ta không biết ai hoặc không tìm thấy một lý do nào khác vì cảm thấy không liên quan đến một cá nhân hoặc một nhóm cụ thể nào đó, thì đơn giản chúng ta chỉ cần bỏ qua. Nhưng sự phát triển của xã hội loài người đều dựa hoàn toàn trên sự giúp đỡ lẫn nhau. Một khi chúng ta đã mất đi nhân tính thiết yếu đó là nền tảng của mình, thì có nghĩa lý gì đâu để chúng ta chỉ theo đuổi sự cải thiện về vất chất.

Đối với tôi, thật rõ ràng là: một trách nhiệm thực sự có thể đưa đến kết quả nếu chúng ta phát triển lòng từ bi. Chỉ có cảm giác tự phát khởi về lòng cảm thông đối với người khác thì mới thực sự có thể thúc đẩy chúng ta hành động nhân danh họ.

Nguồn: VĂN PHÒNG THÁNH ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

Sunday, April 19, 2020

14th Dalai Lama: A Special Message from His Holiness the Dalai Lama


My dear brothers and sisters,

I am writing these words in response to the repeated requests from many people around the world. Today, we are passing through an exceptionally difficult time due to the outbreak of the coronavirus pandemic.

In addition to this, further problems confront humanity such as extreme climate change. I would like to take this opportunity to express my admiration and gratitude to governments across the world, including the Government of India, for the steps they are taking to meet these challenges.

Ancient Indian tradition describes the creation, abiding and destruction of worlds over time. Among the causes of such destruction are arms and disease, which seems to accord with what we are experiencing today. However, despite the enormous challenges we face, living beings, including humans, have shown a remarkable ability to survive.

No matter how difficult the situation may be, we should employ science and human ingenuity with determination and courage to overcome the problems that confront us. Faced with threats to our health and well-being, it is natural to feel anxiety and fear. Nevertheless, I take great solace in the following wise advice to examine the problems before us: ‘If there is something to be done—do it, without any need to worry; if there’s nothing to be done, worrying about it further will not help.

Everyone at present is doing their best to contain the spread of the coronavirus. I applaud the concerted efforts of nations to limit the threat. In particular, I appreciate the initiative India has taken with other SAARC countries to set up an emergency fund and an electronic platform to exchange information, knowledge and expertise to tackle the spread of Covid-19. This will serve as a model for dealing with such crises in future as well.

I understand that as a result of the necessary lockdowns across the world, many people are facing tremendous hardship due to a loss of livelihood. For those with no stable income life is a daily struggle for survival. I earnestly appeal to all concerned to do everything possible to care for the vulnerable members of our communities.

I offer special gratitude to the medical staff—doctors, nurses and other support personnel—who are working on the frontline to save lives at great personal risk. Their service is indeed compassion in action.

With heartfelt feelings of concern for my brothers and sisters around the world who are passing through these difficult times, I pray for an early end to this pandemic so that your peace and happiness may soon be restored.

With my prayers,

Dalai Lama

Thekchen Choeling
Dharamsala, HP, India
March 30, 2020

_______

Nguyên Không Tuấn Khanh lược dịch ý chính:

“Tôi có được sự an ủi lớn lao, nhờ vào lời khuyên trí tuệ để quán sát những vấn đề trước chúng ta: “Nếu việc gì có thể làm được-thì hãy làm, không cần lo lắng; Nếu không làm gì được nữa, lo lắng sẽ không giúp ích gì”

Mọi người hiện đang cố gắng hết sức để ngăn chặn sự lây nhiễm coronavirus. Tôi hoan nghênh những nỗ lực phối hợp của các quốc gia để hạn chế mối đe doạ. Đặc biệt, tôi cảm kích Ấn Độ khởi đầu liên kết với các quốc gia SAARC khác để thành lập quỹ khẩn cấp và trạm điện để trao đổi thông tin, kiến thức và chuyên môn nhằm khắc phục sự lây lan của Covid-19. Đây sẽ phục vụ như một mô hình để đối phó những khủng hoảng như vậy trong tương lai.

Tôi biết rằng hậu quả của việc cần thiết phong tỏa – lockdowns toàn thế giới, dẫn đến nhiều người đang đối mặt với những khốn khó to tát do mất sinh kế. Đối với những người không có cuộc sống thu nhập ổn định, họ phải chống chọi từng ngày để sống còn. Tôi tha thiết kêu gọi tất cả những ai quan tâm hãy làm bất cứ điều gì có thể làm để chăm sóc những thành viên yếu kém dễ bị tổn thương trong cộng đồng của chúng ta.

Tôi đặc biệt tri ân các nhân viên y tế-bác sĩ, y tá và các nhân viên trợ giúp khác, những người đang làm việc trên tuyến đầu cứu sinh mạng có nguy cơ lớn đối với cá nhân họ. Tinh thần phục vụ cống hiến của họ thực sự là hành động đong đầy tình thương đáng xúc động.

Với cảm xúc chân thành thương lo cho anh chị em trên khắp thế giới đang trải qua thời kỳ gian khó này, Tôi cầu nguyện đại dịch này sớm kết thúc. Mong sớm khôi phục bình an và hạnh phúc của các bạn.

Lời cầu nguyện của tôi”

(SAARC: South Asian Association for Regional Cooperation – Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á)

Monday, April 13, 2020

Đức Đạt Lai Lạt Ma/Thích Trí Chơn dịch: Tình Thương và Con Người - Compassion and the Individual

Nguyên Tác: Đức Đạt Lai Lạt Ma – 
Dịch Giả: H.T. Thích Trí Chơn (1933-2011)
Trích Từ Cuốn Sách “Compassion and Individual”
MỤC ĐÍCH CỦA CUỘC SỐNG
Mục đích của đời sống là gì? Đó là câu hỏi quan trọng mà tôi nghĩ mỗi người trong chúng ta, dù trí thức hay bình dân, giàu nghèo sang hèn vẫn thường nghĩ tới. Theo tôi, sống ở đời ai cũng mong có được hạnh phúc. Từ khi mới lọt lòng mẹ cho đến lúc già chết, tất cả mọi người đều mơ ước được sống cuộc đời hạnh phúc và không ai thích gặp khổ đau.
Hiện nay nhân loại sống trên trái đất này, đang phải đối đầu với một vấn đề nan giải là bằng cách nào chúng ta có thể giúp đỡ mọi người sống có hạnh phúc. Do đó, muốn chấm dứt nổi khổ đau triền miên của kiếp người, chúng ta cần phải tìm hiểu làm sao con người có thể tạo dựng mang lại hạnh phúc cho nhau.
LÀM SAO CÓ ĐƯỢC HẠNH PHÚC?
Trước hết chúng ta nhận thấy hạnh phúc hay đau khổ đều có hai loại: thể xác và tinh thần. Trong cả hai loại này, tâm của chúng ta vẫn làm chủ, ảnh hưởng nhiều đến chúng ta. Trừ khi thân thể chúng ta bị đau ốm hoặc quá thiếu thốn, còn không thì đời sống thể xác vẫn đóng vai trò thứ yếu trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Khi thân thể chúng ta khỏe mạnh và cuộc sống vật chất tương đối đầy đủ thì chúng ta cảm thấy phần nào có hạnh phúc. Tuy nhiên nếu tinh thần chúng ta bị khủng hoảng, thiếu đói dù ít hay nhiều, việc nhỏ hay lớn, chúng ta liền cảm thấy rất đau khổ. Và trong lúc cuồng trí, không làm chủ được tinh thần; có thể dẫn chúng ta đến hành động tự sát, hủy hoại đời mình một cách oan uổng. Do đó, tôi nghĩ việc tìm kiếm một sự sáng suốt, bình an nơi tâm hồn thực hết sức quan trọng. Muốn thân tâm an lạc, chúng ta cần phát triển tình yêu thương và lòng từ bi.
Chúng ta nên nghĩ đến hạnh phúc của kẻ khác, đừng gây đau khổ cho bất cứ ai. Khi chúng ta ban bố tình thương, cứu giúp tha nhân tức là chúng ta đã tự giúp mình có được chân hạnh phúc. Thực hành đức tánh khoan dung, tha thứ và mở rộng lòng yêu thương mọi người, tức khắc tâm hồn chúng ta sẽ cảm thấy thanh tịnh và an lạc. Điều này cũng giúp chúng ta tận diệt hết mọi nổi lo âu, bất an và phiền não. Nó mang lại cho chúng ta sức mạnh tinh thần, lòng tự tin để khắc phục, vượt qua những nổi khó khăn, bất như ý mà chúng ta thường gặp phải trong cuộc đời.
Sống ở thế gian này, có ai trong chúng ta chỉ gặt hái thành công mà không thất bại, gặp toàn chuyện may chứ không có điều rủi? Trong mọi hoàn cảnh, mỗi người đều phải đối phó với những khó khăn riêng. Khi gặp gian truân nếu chúng ta không cố gắng khắc phục vượt qua, chúng ta sẽ thất bại và đâm ra tuyệt vọng, chán nản. Muốn thành công, trái lại chúng ta nên nghĩ rằng không riêng chúng ta mà tất cả mọi người trên thế gian đều gặp phải những điều bất hạnh. Nhờ ý thức được như vậy mà tâm hồn chúng ta cảm thấy vơi bớt đi phần nào niềm đau khổ, và tinh thần chúng ta trở nên vững mạnh với quyết tâm chiến thắng mọi gian lao thử thách để thành tựu sự nghiệp vẻ vang trong cuộc sống. Khi nhận thức được sự đau khổ của người khác như của chính mình chúng ta sẽ cố gắng tu tập, phát triển lòng từ bi, thương yêu giúp đỡ tất cả đồng loại thoát khỏi mọi khổ đau, và do đó tâm hồn chúng ta cảm thấy an lạc và hạnh phúc.
CHÚNG TA CẦN TÌNH THƯƠNG
Tại sao tình thương mang lại cho con người nguồn hạnh phúc lớn lao nhất? Lý do đơn giản vì bản chất của chúng ta là hâm mộ, yêu chuộng tình thương và không thích sự ganh ghét, oán thù. Nhân loại cần đến tình thương để tồn tại. Con người cần sự giúp đỡ, nương tựa vào nhau để sống còn. Cá nhân nam hoặc nữ, dù có khả năng tài giỏi đến đâu, nếu bỏ họ một mình, họ cũng không thể tự sống được. Trong bất cứ hoàn cảnh, tình huống nào; giàu sang phú quý hay thiếu thốn nghèo hèn, khi trẻ trung mạnh khỏe hay già nua đau ốm, con người vẫn phải sống nhờ vào sự giúp đỡ của kẻ khác.
Cho nên, tinh thần tương thân tương trợ rất cần thiết cho mọi người trong xã hội. Không những con người mà ngay cả loài vật vẫn phải sống hợp quần. Tất cả những cảnh vật ngoại giới, từ hạt bụi nhỏ bé đến quả đất to lớn chúng ta đang sống; từ sông ngòi biển cả đến núi rừng đồng ruộng; từ đám mây trên trời đến những cành hoa trong vườn đều có sự tương quan, tương duyên với nhau. Nếu không có sự hổ tương, liên hệ nhân quả, vạn vật sẽ không thể phát sanh hay tồn tại. Vì con người cần nương vào sự giúp đỡ của kẻ khác để sống còn, do đó tình thương là chất liệu thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta. Và chúng ta có trách nhiệm trong hành động tạo nên hạnh phúc hoặc gây đau khổ cho mọi kẻ khác.
Chúng ta nên tìm hiểu bản chất thực sự của chúng ta là gì. Chúng ta không phải là sản phẩm của máy móc. Nếu chúng ta là những vật dụng máy móc thì các đồ dùng máy móc này có thể thỏa mãn mọi nhu cầu và dứt trừ được hết nổi khổ đau của chúng ta. Bởi lẻ chúng ta không phải là những sinh vật được cấu tạo thuần túy bằng vật chất cho nên thực là điều sai lầm nếu chúng ta mong tìm hạnh phúc của mình ở bên ngoài con người, mà trái lại muốn có hạnh phúc chân thật, chúng ta cần thấu hiểu nguồn gốc và bản chất đích thực về con người để chúng ta có thể khám phá ra điều mà chúng ta ước mong có được.
Chúng ta hãy tạm gác qua một bên câu hỏi quá phức tạp khó giải đáp về sự diển tiến cũng như tạo dựng nên thế giới của chúng ta đang sống; nhưng chúng ta có thể đồng ý với nhau rằng mỗi chúng ta là chính do cha mẹ của chúng ta sinh ra. Như vậy, sở dỉ có chúng ta không phải chỉ hoàn toàn do lòng ham muốn thỏa mãn dục tình mà còn bởi cha mẹ chúng ta thực sự mong muốn có một đứa con. Nói khác, trước khi sanh con thì cha mẹ đã ý thức rõ trách nhiệm là phải yêu thương, chăm sóc và dạy dỗ đứa con của mình nên người, chứ không thể bỏ mặc để cho nó hư hỏng. Cho nên chính do tình thương của cha mẹ đã dẫn đến sự ra chào đời của mỗi chúng ta. Hơn nữa ngay từ lúc còn ở trong bào thai, chúng ta đã cần đến sự chăm sóc của người mẹ. Và theo các nhà khoa học thì thai nhi không những chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi thể xác mà còn về mặt tinh thần của bà mẹ. Nếu trong lúc mang thai, người mẹ gặp những chuyện phấn khởi vui vẻ hay lo lắng buồn phiền đều gây ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến tinh thần của em bé sắp sinh ra sau này.
Ngay vừa lúc mới lọt lòng, đứa trẻ cũng rất cần thiết đến tình thương của bà mẹ. Em bé nhờ sữa mẹ lúc ban đầu mà lớn lên. Mặc dù ngày nay có sữa bột để nuôi con, sữa mẹ vẫn là nguồn sống căn bản tự nhiên của các hài nhi. Đứa nhỏ ngậm vú mẹ lúc sơ sinh nói lên tình thương con thật lai láng “như nước trong nguồn chảy ra”. Nếu người mẹ không thực lòng thương yêu con mình hay nổi cơn giận dữ khi con khóc phá thì dòng sữa mẹ sẽ ảnh hưởng bị tắt nghẻn không chảy ra bình thường được. Lại nữa, cơ thể và nhất là bộ óc của em bé trong thời gian từ lúc mới sinh cho đến khi được ba hay bốn tuổi, sự chăm sóc kỷ lưởng của bà mẹ thực hết sức quan trọng để giúp cho thân thể đứa trẻ được lớn mạnh và phát triển đầy đủ. Nếu thiếu sự chăm sóc, yêu thương và nuôi dưỡng của bà mẹ, thân thể em bé có thể chậm lớn, nhất là bộ óc của nó không thể phát triển bình thường được. Lý do bởi đứa trẻ rất khó lớn khôn nếu không có sự chăm sóc của người lớn, cho nên tình thương của mẹ là chất liệu nuôi dưỡng quan trọng nhất, sức khỏe và hạnh phúc của các trẻ em hoàn toàn tùy thuộc vào tình yêu thương nuôi nấng và dạy dỗ tận tình của các bà mẹ.
Trong xã hội Âu Mỹ ngày nay, có nhiều đứa trẻ đã lớn lên trong những gia đình thiếu hạnh phúc. Một khi đứa trẻ thiếu sự chăm sóc, hướng dẫn của người lớn; và cha mẹ không biết yêu thương con cái mình; kết quả là chúng cũng sẽ không bao giờ nghĩ tưởng đến cha mẹ. Từ hành động không biết chăm sóc, thương yêu cha mẹ, những đứa trẻ sau này lớn lên vào đời, chúng cũng sẽ không có lòng thương yêu đồng loại. Thực là điều đáng buồn. Trẻ em lớn lên được cha mẹ gửi đến trường học, lúc ấy đứa trẻ cần sự giáo dục, hướng dẩn của thầy giáo. Ngoài sự dạy dỗ kiến thức phổ thông, nếu giáo sư biết rèn luyện cho học sinh có những đức tính tốt như tánh ngay thẳng, tự tin và giúp đỡ người khốn cùng v..v.. thì các học sinh này sẽ biết ơn, kính mến và giữ một ấn tượng tốt lâu dài trong tâm hồn của mình về ông thầy giáo đó. Trái lại, nếu vị giáo sư tỏ ra không hết lòng yêu thương, chăm sóc dạy dổ các em học sinh thì sự mến thương tình cảm giữa chúng với người thầy giáo cũng chóng phai lạt.
Tương tự như thế, nếu một bệnh nhân trong nhà thương được chăm sóc hết lòng, tận tình chữa trị của vị bác sĩ thì chính tình thương này của ông ta sẽ là liều thuốc hữu hiệu nhất giúp cho người bệnh chóng lành, mặc dù ông không hẳn là một bác sĩ giỏi. Trái lại, cho dù một bác sĩ có tài, nhưng thiếu đạo đức, không thương yêu tận tụy khi chữa trị cho bệnh nhân, khiến người đau bịnh buồn phiền tức giận; do đó họ không thể chóng bình phục được. Cho nên tình thương, sự hết lòng cứu chữa bênh nhân của vị thầy thuốc sẽ góp phần lớn trong việc giúp người đau bệnh chóng lành.
Trong cuộc sống giao tế hằng ngày, người ta thích nghe lời nói hòa nhã êm dịu cho dù câu chuyện của người trình bày không hay, ngược lại, một đề tài dù hấp dẫn bao nhiêu đi nữa mà người phát biểu dùng ngôn từ nặng nề, thiếu lễ độ nhả nhặn thì chẳng ai muốn nghe. Do đó, mọi việc ở đời, từ nhỏ đến lớn; lòng thương yêu, kính mến kẻ khác là điều căn bản tạo nên hạnh phúc cho mọi chúng ta. Gần đây, tôi gặp một nhóm khoa học gia Hoa Kỳ, họ cho biết rằng hiện nay có khoảng mười hai phần trăm dân số ở Mỹ đang mắc bệnh tâm thần. Nguyên nhân chính không phải vì thiếu thốn vật chất mà do bởi cuộc sống giữa con người với nhau thiếu thông cảm và tình thương. Cho nên, như tôi đã trình bày ở trên mặc dù quý vị có nhận thức rõ điều đó hay không, thì vào lúc chúng ta ra chào đời, tình thương vẫn là chất liệu cần thiết như máu huyết nuôi dưỡng sự sống của chúng ta. Ngay cả tình thương ấy phát xuất từ nơi một con vật, hay kẻ thù của chúng ta thì trẻ nhỏ và người lớn vẫn đều cần đến nó.
SỰ PHÁT TRIỂN TÌNH THƯƠNG
Một số người bảo tình thương và lòng từ bi là những đức tính cao quý, nhưng rất khó thực hiện. Bởi lẽ thế giới ngày nay, họ lập luận cho rằng không phải là môi trường thuận lợi cho chúng phát triển. Mà bản tính con người vốn thích làm những việc ác và lòng người chứa đầy sự thù hận và tham sân. Tôi không đồng ý như vậy.
Nhân loại xuất hiện trên quả đất hiện nay đã có từ hàng trăm nghìn năm trước. Tôi nghĩ rằng trong khoảng thời gian này nếu tâm con người hoàn toàn độc ác hung dữ thì dân số trên thế giới đã giảm sút. Nhưng trái lại, mặc dù xảy ra nhiều cuộc chiến tranh, ngày nay dân số toàn cầu đã tăng lên rất nhiều. Điều này chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng lòng từ bi và tình thương đã ngự trị thắng thế trên thế giới.
Tình thương đã mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích tinh thần và lành mạnh thể xác. Điều rõ ràng ai cũng thấy là khi tâm mình an vui sẽ giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh. Sự giận dữ, ưu phiền dễ khiến con người sinh ốm đau. Trái lại, tâm thanh tịnh và an lạc giúp chúng ta tránh được nhiều bệnh tật. Muốn có hạnh phúc chân thật, con người cần trải lòng yêu thương tất cả, không nuôi dưỡng tâm ganh ghét, oán thù ai. Chúng ta không chỉ nhận thức tình thương là đức tính tốt, cao quý mà nên thực hành phát triển nó trong cuộc sống hằng ngày.
Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ về ý nghĩa đích thực của tình thương. Tình cảm yêu thương lắm khi pha lẫn với dục tình và sự tham đắm. Chẳng hạn, cha mẹ thương yêu con cái là thứ tình cảm vị kỷ đối với người thân của mình, khác hẳn với lòng từ bi rộng lớn. Trong hôn nhân, sự đắm say tình dục giữa hai vợ chồng hay tình yêu cuồng nhiệt giữa đôi trai gái hoàn toàn không phải là thứ tình thương đích thực. Lòng thương nặng tính chất đam mê ái nhiểm này khiến chúng ta thường hay mù quáng nghĩ tưởng rằng người mà ta yêu thương luôn có những đức tính tốt, nhưng đôi khi họ lại mang nhiều thói hư tật xấu.
Tình thương nhằm mục đích ích kỷ, tình thương ấy khó tồn tại lâu dài và dễ tan biến khi nó không mang lại ích lợi gì cho con người. Cho nên tình thương chân chính không xây dựng trên tình cảm so đo toan tính lợi hại cho bản thân mà hoàn toàn đặt nền tảng trên lòng vị tha quên mình vì hạnh phúc cho chúng sanh. Hẳn nhiên phát triển lòng từ bi rộng lớn này không phải là điều dễ dàng. Muốn thành tựu, chúng ta cần sáng suốt nhận thức rõ các sự thực sau đây:
Tất cả chúng ta dù tốt hay xấu, giàu nghèo sang hèn, đều là con người như nhau. Ai cũng mong sống trong hạnh phúc và không thích khổ đau. Họ có quyền khắc phục, chống lại sự đau khổ để có được hạnh phúc. Khi bạn hiểu rằng mọi người đều bình đẳng trong ý muốn đi tìm và có quyền đạt tới hạnh phúc, tự nhiên bạn thấy có thiện cảm và gần gủi với họ. Khi tâm bạn có được tình thương nhân loại phổ quát, bạn sẽ thấy có trách nhiệm cần giúp đỡ kẻ khốn cùng vượt qua những khó khăn của họ.
Bạn làm việc cứu khổ này với tâm bình đẳng, không chọn lựa và phân biệt kẻ thân người sơ, thù hay bạn, sang trọng hay thấp hèn, khi chúng ta biết rằng là con người, họ có những niềm vui và đau khổ như chúng ta; cho nên không thể có sự kỳ thị, phân chia giữa người này với người kia mà chúng ta cần có lòng từ bi thương xót cứu độ tất cả.
Muốn thành công trong việc phát triển lòng từ bi, chúng ta cần phải trải qua một thời gian dài kiên nhẫn tu tập. Khi chúng ta còn nghĩ đến bản ngả nhỏ nhen, cái “Ta” tham lam ích kỷ, đam mê thú vui trần tục, không dám hy sinh quyền lợi cá nhân cho hạnh phúc của kẻ khác thì rất khó để thực hành tình thương rộng lớn này. Mặc dù không dễ làm ngay tức khắc, điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể bắt đầu luyện tập từ từ để dẫn đến kết quả được.
CHÚNG TA KHỞI SỰ THỰC TẬP NHƯ THẾ NÀO?
Trước hết chúng ta cần diệt trừ những trở ngại lớn lao cho sự phát triển lòng từ bi là tâm oán thù và sân hận. Đây là hai ác tính độc hại nhất thường nằm sẵn trong tâm mọi người, nhưng chúng ta có thể kiểm soát chúng. Muốn chế ngự tâm sân hận, chúng ta không những chỉ cần có lòng từ bi mà còn phải có trí tuệ và hạnh nhẫn nhục. Chúng là những phương thuốc hữu hiệu nhất có thể chửa trị, đoạn diệt lòng sân hận nơi tâm chúng ta. Nhưng rất tiếc, nhiều người đã nhận thức sai lầm cho rằng thực hiện các đức tánh trên là dấu hiệu của yếu hèn và nhu nhược. Trái lại, tôi vẫn tin nhẫn nhục là điều rất khó làm, đòi hỏi nơi hành giả một ý chí dũng mảnh. Bản chất của lòng từ bi mặc dù là hiền lành mềm mỏng và dịu dàng, nhưng nó cũng là một sức mạnh.
Thêm nữa, thiếu nhẫn nhục con người sẽ sống trong tình trạng lo âu và bất hạnh. Do đó, khi phát khởi tâm sân hận, theo tôi, là dấu hiệu của sự yếu kém. Cho nên khi gặp chuyện bất hòa, xung đột với ai, bạn nên cố gắng kiềm chế sự nóng giận, hết sức bình tĩnh, giải quyết vấn đề với lòng từ bi để tránh sự đổ vở. Ngay trường hợp kẻ có tâm xấu ác muốn làm hại bạn cũng sẽ không thành công mà kết quả là họ tự chuốc lấy sự thất bại mà thôi. Cho nên muốn diệt trừ tánh vị kỷ, đố kỵ, chúng ta cần phải thực hiện lòng từ bi để giúp cho người khác tránh được sự đau khổ do hậu quả gây nên bởi việc làm sân hận của họ. Do đó, nhờ biết thực hành hạnh nhẫn nhục mà chúng ta tránh được sự lo âu, phiền não; có được sự an lạc và hạnh phúc.
BẠN VÀ THÙ
Nếu chúng ta chỉ nghĩ đến lòng từ bi không thôi thì chưa đủ, mà chúng ta cần mong gặp hoàn cảnh thuận lợi để thực hiện, phát triển tình thương rộng lớn đó. Và ai là người sẽ giúp chúng ta tạo cơ hội ấy? Không phải bạn mà là kẻ thù của chúng ta. Chính họ là những người đã gây khó khăn nhiều nhất cho chúng ta. Do đó, nếu muốn học hỏi, thực hành hạnh từ bi, chúng ta nên xem họ như những người bạn và là thầy của chúng ta. Muốn trải tình thương rộng lớn đến mọi chúng sanh, chúng ta nên thực hành đức tánh khoan dung, từ bi và hỷ xả; do đó, chúng ta cần đến các kẻ thù. Bởi vậy chúng ta hãy cảm ơn những kẻ thù vì họ đã giúp chúng ta giữ được cái tâm thanh tịnh an lạc. Và trong nhiều trường hợp, cá nhân cũng như tập thể, khi chúng ta thay đổi hoàn cảnh sinh sống, kẻ thù có thể trở thành bạn.
Cho nên tánh nóng giận và lòng sân hận luôn luôn là những ác tính độc hại, và trừ khi chúng ta điều phục làm chủ được cái tâm của mình để diệt trừ, còn không thì chúng sẽ tiếp tục gây phiền não và ngăn chận mọi nổ lực tu tập mang lại sự an lạc cho chúng ta. Bởi vậy, sự giận dữ và lòng sân hận chính là kẻ thù của chúng ta. Chúng là những ác tính chúng ta cần khắc phục và loại bỏ, không chỉ nhất thời, mà phải thường xuyên liên tục trong suốt cả cuộc đời của chúng ta.
Hẳn nhiên là tất cả chúng ta ai cũng muốn có nhiều bạn. Và tôi thường hay nói đùa rằng nếu bạn ích kỷ muốn thủ lợi riêng cho mình thì bạn nên có lòng vị tha. Bạn hãy thương yêu kẻ khác, phục vụ và giúp đỡ cho họ. Bạn cần giao hảo, vui cười và kết thân với mọi người. Được vậy thì khi bạn gặp khó khăn, bạn sẽ có người giúp đỡ. Trái lại, nếu chúng ta không bao giờ nghĩ đến hạnh phúc của kẻ khác thì về lâu dài, chúng ta sẽ bị mất mát và thua lổ. Không bao giờ những sự cải vả, giận dữ, tranh chấp và đố kỵ có thể mang lại tình bạn thân hữu giữa con người. Mà chỉ có lòng khoan dung, tha thứ và hỷ xả mới giúp chúng ta kết thân, gần gủi và thương yêu nhau.
Trong xã hội vật chất ngày nay, nếu chúng ta có tiền và quyền lực, chúng ta sẽ có nhiều bạn. Nhưng chúng không phải là bạn chân thật mà là bạn của tiền bạc và thế lực của chúng ta. Khi chúng ta nghèo khổ, mất hết địa vị uy quyền, những người bạn đó sẽ bỏ rơi chúng ta. Trong cuộc sống, nếu không có biến cố hay tai nạn gì xảy ra, con người thường nghĩ rằng mình có thể tự lo được, không cần đến ai; nhưng khi hữu sự gặp khó khăn, thiếu thốn hay bệnh tật, con người cảm thấy cô đơn và cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của kẻ khác. Do đó, để chuẩn bị cho giờ phút lâm nguy ngặt nghèo sẽ có người chăm sóc giúp đỡ cho mình thì ngay hôm nay, chúng ta nên kết bạn thân, đối xử tốt và có lòng vị tha, cứu giúp mọi người.
Đôi lúc, người ta cười chế nhạo khi nghe tôi nói tôi muốn có nhiều bạn thân hơn, và tôi yêu nụ cười của thiên hạ. Cho nên tôi phải biết nghệ thuật sống cách nào để có thêm bạn bớt thù và làm sao tôi có thể giữ mãi nụ cười trên môi khi tiếp xúc với mọi người, đặc biệt là nụ cười hỷ xả của tình thương. Trong cuộc sống giao tiếp hằng ngày, chúng ta bắt gặp nhiều nụ cười khác nhau của thiên hạ: có nụ cười chua chát, giả dối hay xả giao. Đôi khi nụ cười bày tỏ sự bất mãn, gây nên nghi ngờ hay sợ hãi cho kẻ khác. Tuy nhiên cũng có những nụ cười mang lại niềm vui của sự an lạc và giải thoát: đó là nụ cười từ bi hỷ xả của chư Phật và Bồ Tát. Đây là những nụ cười mà chúng ta nên cố gắng thực hiện để mang lại hạnh phúc cho mọi người.
TÌNH THƯƠNG VÀ THẾ GIỚI
Vì chúng ta cần chia xẻ tình thương với tất cả mọi người, cho nên bất cứ ai chúng ta gặp, dù trong hoàn toàn cảnh nào chúng ta đều xem như những bậc cha mẹ và anh chị hay em của chúng ta. Chúng ta không quan tâm về khuôn mặt của họ là mới hay củ; lạ hay quen, họ mặc y phục như thế nào, đẹp hoặc xấu, rẻ hay đắc tiền; và tánh tình của họ ra sao, hiền lành hay dữ tợn, chúng ta vẫn thấy không có gì sai khác giữa họ và chúng ta. Thật là điều sai lầm khi chúng ta có óc kỳ thị, phân biệt giữa chúng ta với mọi người; hoặc giữa người này với người kia, vì như đức Phật đã dạy rằng tất cả mọi người chúng ta đều có Phật tánh, hay khả năng thành Phật giống nhau.
Sau hết, toàn thể nhân loại là một và quả đất nhỏ chúng ta đang sống là ngôi nhà chung của chúng ta. Nếu chúng ta muốn bảo vệ căn nhà nhân loại này, mỗi chúng ta cần thực hiện tình yêu thương con người trên toàn thế giới. Được vậy, chúng ta mới có thể diệt trừ hết lòng tham, tánh vị kỷ nơi con người, nguồn gốc gây ra mọi khổ đau cho nhân loại qua những cuộc xung đột, xâm lăng và chiến tranh vì quyền lợi của con người. Nếu các bạn có một tấm lòng thành thực và rộng mở, chẳng bao giờ gây oán thù với ai thì tâm bạn sẽ bình an không lo sợ bất cứ người nào làm hại đến mình.
Tôi tin rằng mọi người sống trong xã hội, cho dù ở phạm vi gia đình, bộ tộc, quốc gia hay quốc tế, chìa khóa hay bí quyết mang lại cho thế giới con người có đời sống tốt đẹp, an lạc và hạnh phúc hơn hiện nay, là sự áp dụng, thực hành và phát triển của tình thương. Chúng ta không cần phải theo một tôn giáo, ý thức hệ hay chủ thuyết chính trị nào; điều căn bản là chúng ta nên tu tập và thực hành các tánh thiện nơi mỗi con người chúng ta. Tôi thường cố gắng đối xử với bất cứ người nào tôi mới gặp họ lần đầu tiên đều giống như một người bạn cũ tâm tình thân quen. Điều này đã mang lại cho tôi một nguồn hạnh phúc vô biên. Đó là sự thực hành đức tánh từ bi hỷ xả của đức Phật.

                       Compassion and the Individual
Tenzin Gyatso; The Fourteenth Dalai Lama
The purpose of life

ONE GREAT QUESTION underlies our experience, whether we think about it consciously or not: What is the purpose of life?  I have considered this question and would like to share my thoughts in the hope that they may be of direct, practical benefit to those who read them.

His Holiness the Dalai Lama poses for photos after his interactive session with students at Princeton University's Chancellor Green Library in Princeton, New Jersey on October 28, 2014. (Photo by Denise Applewhite)
His Holiness the Dalai Lama poses for photos after his interactive session with students at Princeton University's Chancellor Green Library in Princeton, New Jersey on October 28, 2014. (Photo by Denise Applewhite)

I believe that the purpose of life is to be happy.  From the moment of birth, every human being wants happiness and does not want suffering.  Neither social conditioning nor education nor ideology affect this.  From the very core of our being, we simply desire contentment.  I don't know whether the universe, with its countless galaxies, stars and planets, has a deeper meaning or not, but at the very least, it is clear that we humans who live on this earth face the task of making a happy life for ourselves.  Therefore, it is important to discover what will bring about the greatest degree of happiness.
How to achieve happiness
For a start, it is possible to divide every kind of happiness and suffering into two main categories: mental and physical.  Of the two, it is the mind that exerts the greatest influence on most of us.  Unless we are either gravely ill or deprived of basic necessities, our physical condition plays a secondary role in life.  If the body is content, we virtually ignore it. The mind, however, registers every event, no matter how small. Hence we should devote our most serious efforts to bringing about mental peace.
 
From my own limited experience I have found that the greatest degree of inner tranquility comes from the development of love and compassion.
 
The more we care for the happiness of others, the greater our own sense of well-being becomes. Cultivating a close, warm-hearted feeling for others automatically puts the mind at ease. This helps remove whatever fears or insecurities we may have and gives us the strength to cope with any obstacles we encounter. It is the ultimate source of success in life.
 
As long as we live in this world we are bound to encounter problems. If, at such times, we lose hope and become discouraged, we diminish our ability to face difficulties. If, on the other hand, we remember that it is not just ourselves but every one who has to undergo suffering, this more realistic perspective will increase our determination and capacity to overcome troubles. Indeed, with this attitude, each new obstacle can be seen as yet another valuable opportunity to improve our mind!
 
Thus we can strive gradually to become more compassionate, that is we can develop both genuine sympathy for others' suffering and the will to help remove their pain. As a result, our own serenity and inner strength will increase.
 
Our need for love
Ultimately, the reason why love and compassion bring the greatest happiness is simply that our nature cherishes them above all else. The need for love lies at the very foundation of human existence. It results from the profound interdependence we all share with one another. However capable and skillful an individual may be, left alone, he or she will not survive. However vigorous and independent one may feel during the most prosperous periods of life, when one is sick or very young or very old, one must depend on the support of others.

His Holiness the Dalai Lama comforting a young survivor during his visit to the Tsunami devastated region of Sendai, Japan on November 5, 2011. (Photo by Tenzin Choejor/OHHDL)
His Holiness the Dalai Lama comforting a young survivor during his visit to the Tsunami devastated region of Sendai, Japan on November 5, 2011. (Photo by Tenzin Choejor/OHHDL)

Inter-dependence, of course, is a fundamental law of nature. Not only higher forms of life but also many of the smallest insects are social beings who, without any religion, law or education, survive by mutual cooperation based on an innate recognition of their interconnectedness. The most subtle level of material phenomena is also governed by interdependence. All phenomena from the planet we inhabit to the oceans, clouds, forests and flowers that surround us, arise in dependence upon subtle patterns of energy. Without their proper interaction, they dissolve and decay.
 
It is because our own human existence is so dependent on the help of others that our need for love lies at the very foundation of our existence. Therefore we need a genuine sense of responsibility and a sincere concern for the welfare of others.
 
We have to consider what we human beings really are. We are not like machine-made objects. If we are merely mechanical entities, then machines themselves could alleviate all of our sufferings and fulfill our needs.
 
However, since we are not solely material creatures, it is a mistake to place all our hopes for happiness on external development alone. Instead, we should consider our origins and nature to discover what we require.
 
Leaving aside the complex question of the creation and evolution of our universe, we can at least agree that each of us is the product of our own parents. In general, our conception took place not just in the context of sexual desire but from our parents' decision to have a child. Such decisions are founded on responsibility and altruism - the parents compassionate commitment to care of their child until it is able to take care of itself. Thus, from the very moment of our conception, our parents' love is directly in our creation.
 
Moreover, we are completely dependent upon our mothers' care from the earliest stages of our growth. According to some scientists, a pregnant woman's mental state, be it calm or agitated, has a direct physical effect on her unborn child.
 
The expression of love is also very important at the time of birth. Since the very first thing we do is suck milk from our mothers' breast, we naturally feel close to her, and she must feel love for us in order to feed us properly; if she feels anger or resentment her milk may not flow freely.
 
Then there is the critical period of brain development from the time of birth up to at least the age of three or four, during which time loving physical contact is the single most important factor for the normal growth of the child. If the child is not held, hugged, cuddled, or loved, its development will be impaired and its brain will not mature properly.

His Holiness the Dalai Lama blessing an expectant mother as he leaves his hotel in Narita on his way to Osaka, Japan on May 9, 2016. (Photo by Tenzin Choejor/OHHDL)
His Holiness the Dalai Lama blessing an expectant mother as he leaves his hotel in Narita on his way to Osaka, Japan on May 9, 2016. (Photo by Tenzin Choejor/OHHDL)

Since a child cannot survive without the care of others, love is its most important nourishment. The happiness of childhood, the allaying of the child's many fears and the healthy development of its self-confidence all depend directly upon love.
 
Nowadays, many children grow up in unhappy homes. If they do not receive proper affection, in later life they will rarely love their parents and, not infrequently, will find it hard to love others. This is very sad.
 
As children grow older and enter school, their need for support must be met by their teachers. If a teacher not only imparts academic education but also assumes responsibility for preparing students for life, his or her pupils will feel trust and respect and what has been taught will leave an indelible impression on their minds. On the other hand, subjects taught by a teacher who does not show true concern for his or her students' overall well-being will be regarded as temporary and not retained for long.
 
Similarly, if one is sick and being treated in hospital by a doctor who evinces a warm human feeling, one feels at ease and the doctors' desire to give the best possible care is itself curative, irrespective of the degree of his or her technical skill. On the other hand, if one's doctor lacks human feeling and displays an unfriendly expression, impatience or casual disregard, one will feel anxious, even if he or she is the most highly qualified doctor and the disease has been correctly diagnosed and the right medication prescribed. Inevitably, patients' feelings make a difference to the quality and completeness of their recovery.
 
Even when we engage in ordinary conversation in everyday life, if someone speaks with human feeling we enjoy listening, and respond accordingly; the whole conversation becomes interesting, however unimportant the topic may be. On the other hand, if a person speaks coldly or harshly, we feel uneasy and wish for a quick end to the interaction. From the least to the most important event, the affection and respect of others are vital for our happiness.
 
Recently I met a group of scientists in America who said that the rate of mental illness in their country was quite high-around twelve percent of the population. It became clear during our discussion that the main cause of depression was not a lack of material necessities but a deprivation of the affection of the others.
 
So, as you can see from everything I have written so far, one thing seems clear to me: whether or not we are consciously aware of it, from the day we are born, the need for human affection is in our very blood. Even if the affection comes from an animal or someone we would normally consider an enemy, both children and adults will naturally gravitate towards it.

His Holiness the Dalai Lama stops to talk to a group of school children on his way to the Provincial Offices in Bolzano, South Tyrol, Italy, on April 10, 2013.(Photo by Jeremy Russell/OHHDL)
His Holiness the Dalai Lama stops to talk to a group of school children on his way to the Provincial Offices in Bolzano, South Tyrol, Italy, on April 10, 2013.(Photo by Jeremy Russell/OHHDL)

I believe that no one is born free from the need for love. And this demonstrates that, although some modern schools of thought seek to do so, human beings cannot be defined as solely physical. No material object, however beautiful or valuable, can make us feel loved, because our deeper identity and true character lie in the subjective nature of the mind.
 
Developing compassion
Some of my friends have told me that, while love and compassion are marvelous and good, they are not really very relevant. Our world, they say, is not a place where such beliefs have much influence or power. They claim that anger and hatred are so much a part of human nature that humanity will always be dominated by them. I do not agree.
 
We humans have existed in our present form for about a hundred-thousand years. I believe that if during this time the human mind had been primarily controlled by anger and hatred, our overall population would have decreased. But today, despite all our wars, we find that the human population is greater than ever. This clearly indicates to me that love and compassion predominate in the world. And this is why unpleasant events are news, compassionate activities are so much part of daily life that they are taken for granted and, therefore, largely ignored.
 
So far I have been discussing mainly the mental benefits of compassion, but it contributes to good physical health as well, According to my personal experience, mental stability and physical well-being are directly related. Without question, anger and agitation make us more susceptible to illness. On the other hand, if the mind is tranquil and occupied with positive thoughts, the body will not easily fall prey to disease.
 
But of course it is also true that we all have an innate self-centeredness that inhibits our love for others. So, since we desire the true happiness that is brought about by only a calm mind, and since such peace of mind is brought about by only a compassionate attitude, how can we develop this? Obviously, it is not enough for us simply to think about how nice compassion is! We need to make a concerted effort to develop it; we must use all the events of our daily life to transform our thoughts and behavior.
 
First of all, we must be clear about what we mean by compassion. Many forms of compassionate feeling are mixed with desire and attachment. For instance, the love parents feel of their child is often strongly associated with their own emotional needs, so it is not fully compassionate. Again, in marriage, the love between husband and wife -  particularly at the beginning, when each partner still may not know the other's deeper character very well - depends more on attachment than genuine love. Our desire can be so strong that the person to whom we are attached appears to be good, when in fact he or she is very negative. In addition, we have a tendency to exaggerate small positive qualities. Thus when one partner's attitude changes, the other partner is often disappointed and his or her attitude changes too. This is an indication that love has been motivated more by personal need than by genuine care for the other individual.

His Holiness the Dalai Lama greeting a young girl during his visit to Vancouver, BC, Canada on October 22, 2014. (Photo by Jeremy Russell/OHHDL)
His Holiness the Dalai Lama greeting a young girl during his visit to Vancouver, BC, Canada on October 22, 2014. (Photo by Jeremy Russell/OHHDL)

True compassion is not just an emotional response but a firm commitment founded on reason. Therefore, a truly compassionate attitude towards others does not change even if they behave negatively.
 
Of course, developing this kind of compassion is not at all easy! As a start, let us consider the following facts:

Whether people are beautiful and friendly or unattractive and disruptive, ultimately they are human beings, just like oneself. Like oneself, they want happiness and do not want suffering. Furthermore, their right to overcome suffering and be happy is equal to one's own. Now, when you recognize that all beings are equal in both their desire for happiness and their right to obtain it, you automatically feel empathy and closeness for them. Through accustoming your mind to this sense of universal altruism, you develop a feeling of responsibility for others: the wish to help them actively overcome their problems. Nor is this wish selective; it applies equally to all. As long as they are human beings experiencing pleasure and pain just as you do, there is no logical basis to discriminate between them or to alter your concern for them if they behave negatively.
 
Let me emphasize that it is within your power, given patience and time, to develop this kind of compassion. Of course, our self-centeredness, our distinctive attachment to the feeling of an independent, self-existent �I�, works fundamentally to inhibit our compassion. Indeed, true compassion can be experienced only when this type of self- grasping is eliminated. But this does not mean that we cannot start and make progress now.
 
How can we start
We should begin by removing the greatest hindrances to compassion: anger and hatred. As we all know, these are extremely powerful emotions and they can overwhelm our entire mind. Nevertheless, they can be controlled. If, however, they are not, these negative emotions will plague us - with no extra effort on their part! - and impede our quest for the happiness of a loving mind.
 
So as a start, it is useful to investigate whether or not anger is of value. Sometimes, when we are discouraged by a difficult situation, anger does seem helpful, appearing to bring with it more energy, confidence and determination.
 
Here, though, we must examine our mental state carefully. While it is true that anger brings extra energy, if we explore the nature of this energy, we discover that it is blind: we cannot be sure whether its result will be positive or negative. This is because anger eclipses the best part of our brain: its rationality. So the energy of anger is almost always unreliable. It can cause an immense amount of destructive, unfortunate behavior. Moreover, if anger increases to the extreme, one becomes like a mad person, acting in ways that are as damaging to oneself as they are to others.

His Holiness the Dalai Lama joining students in a exercise talking about gratitude at John Oliver School in Vancouver, Canada on October 21, 2014. (Photo by Jeremy Russell/OHHDL)
His Holiness the Dalai Lama joining students in a exercise talking about gratitude at John Oliver School in Vancouver, Canada on October 21, 2014. (Photo by Jeremy Russell/OHHDL)

It is possible, however, to develop an equally forceful but far more controlled energy with which to handle difficult situations.
 
This controlled energy comes not only from a compassionate attitude, but also from reason and patience. These are the most powerful antidotes to anger. Unfortunately, many people misjudge these qualities as signs of weakness. I believe the opposite to be true: that they are the true signs of inner strength. Compassion is by nature gentle, peaceful and soft, but it is very powerful. It is those who easily lose their patience who are insecure and unstable. Thus, to me, the arousal of anger is a direct sign of weakness.
 
So, when a problem first arises, try to remain humble and maintain a sincere attitude and be concerned that the outcome is fair. Of course, others may try to take advantage of you, and if your remaining detached only encourages unjust aggression, adopt a strong stand, This, however, should be done with compassion, and if it is necessary to express your views and take strong countermeasures, do so without anger or ill-intent.
You should realize that even though your opponents appear to be harming you, in the end, their destructive activity will damage only themselves. In order to check your own selfish impulse to retaliate, you should recall your desire to practice compassion and assume responsibility for helping prevent the other person from suffering the consequences of his or her acts.
 
Thus, because the measures you employ have been calmly chosen, they will be more effective, more accurate and more forceful. Retaliation based on the blind energy of anger seldom hits the target.
 
Friends and enemies
I must emphasize again that merely thinking that compassion and reason and patience are good will not be enough to develop them. We must wait for difficulties to arise and then attempt to practice them.
 
And who creates such opportunities? Not our friends, of course, but our enemies. They are the ones who give us the most trouble, So if we truly wish to learn, we should consider enemies to be our best teacher!
 
For a person who cherishes compassion and love, the practice of tolerance is essential, and for that, an enemy is indispensable. So we should feel grateful to our enemies, for it is they who can best help us develop a tranquil mind! Also, itis often the case in both personal and public life, that with a change in circumstances, enemies become friends.
 
So anger and hatred are always harmful, and unless we train our minds and work to reduce their negative force, they will continue to disturb us and disrupt our attempts to develop a calm mind. Anger and hatred are our real enemies. These are the forces we most need to confront and defeat, not the temporary enemies who appear intermittently throughout life.

His Holiness the Dalai Lama exchanging greetings with his old friend Archbishop Desmond Tutu on the Archbishop's arrival at the airport in Dharamsala, HP, India on April 18, 2015. (Photo by Tenzin Choejor/OHHDL)
His Holiness the Dalai Lama exchanging greetings with his old friend Archbishop Desmond Tutu on the Archbishop's arrival at the airport in Dharamsala, HP, India on April 18, 2015. (Photo by Tenzin Choejor/OHHDL)


Of course, it is natural and right that we all want friends. I often joke that if you really want to be selfish, you should be very altruistic! You should take good care of others, be concerned for their welfare, help them, serve them, make more friends, make more smiles, The result? When you yourself need help, you find plenty of helpers! If, on the other hand, you neglect the happiness of others, in the long term you will be the loser. And is friendship produced through quarrels and anger, jealousy and intense competitiveness? I do not think so. Only affection brings us genuine close friends.
 
In today's materialistic society, if you have money and power, you seem to have many friends. But they are not friends of yours; they are the friends of your money and power. When you lose your wealth and influence, you will find it very difficult to track these people down.
 
The trouble is that when things in the world go well for us, we become confident that we can manage by ourselves and feel we do not need friends, but as our status and health decline, we quickly realize how wrong we were. That is the moment when we learn who is really helpful and who is completely useless. So to prepare for that moment, to make genuine friends who will help us when the need arises, we ourselves must cultivate altruism!
Though sometimes people laugh when I say it, I myself always want more friends. I love smiles. Because of this I have the problem of knowing how to make more friends and how to get more smiles, in particular, genuine smiles. For there are many kinds of smile, such as sarcastic, artificial or diplomatic smiles. Many smiles produce no feeling of satisfaction, and sometimes they can even create suspicion or fear, can't they? But a genuine smile really gives us a feeling of freshness and is, I believe, unique to human beings. If these are the smiles we want, then we ourselves must create the reasons for them to appear.
 
Compassion and the world
In conclusion, I would like briefly to expand my thoughts beyond the topic of this short piece and make a wider point: individual happiness can contribute in a profound and effective way to the overall improvement of our entire human community.
 
Because we all share an identical need for love, it is possible to feel that anybody we meet, in whatever circumstances, is a brother or sister. No matter how new the face or how different the dress and behavior, there is no significant division between us and other people. It is foolish to dwell on external differences, because our basic natures are the same.
 
Ultimately, humanity is one and this small planet is our only home, If we are to protect this home of ours, each of us needs to experience a vivid sense of universal altruism. It is only this feeling that can remove the self-centered motives that cause people to deceive and misuse one another.
 
If you have a sincere and open heart, you naturally feel self- worth and confidence, and there is no need to be fearful of others.
 
I believe that at every level of society - familial, tribal, national and international - the key to a happier and more successful world is the growth of compassion. We do not need to become religious, nor do we need to believe in an ideology. All that is necessary is for each of us to develop our good human qualities.
 
I try to treat whoever I meet as an old friend. This gives me a genuine feeling of happiness.  It is the practice of compassion