Giáo dục tuổi trẻ Phật Giáo - Stories for Young Children



MỘT CON TÀU

Một con tàu sau những tháng ngày rong ruổi trên đại dương, nó đã đem theo bên mình hàng tấn con hà bám chặt vào thân tàu, và con tàu đứng trước nguy cơ bị đắm. Có nhiều cách để giải quyết vấn đề trên nhưng đơn giản nhất là  neo con tàu vào vùng nước ngọt một thời gian, các con hà sẽ chết và rơi ra  khỏi thân tàu.
Con người cũng vậy, cũng có những gánh nặng là những lỗi lầm, oán trách từ quá khứ tưởng như không thể chịu đựng được nữa, và đã đến lúc cần rũ bỏ tất cả những thứ ấy để tìm một cơ hội, một cơ may khác.
Hãy tha thứ cho bản thân mình, bạn không cần hoàn hảo ngay ngày mai, quá khứ không thể là hiện tại. Hãy cho bản thân bạn thời gian để rũ bỏ tất cả và bước tiếp, chúng ta cần học tập từ chính lỗi lầm của bản thân mình nhưng cũng cần phải biết yêu thương bản thân mình.
"Một trong những cách đến với hạnh phúc là biết loại bỏ ký ức xấu và biết hướng đến tương lai tốt đẹp hơn…”

THE SHIP

Time after time, the ship travels the immense ocean. The algae and barnacles cling to its bottom while the ship is at risk of sinking. There are many ways to solve this problem, but the simplest is by having the ship anchored in fresh water for some time. The algae will then die and the barnacles will fall out of the hull.

Humans, too, are making mistakes. Do not blame the unbearable past. Instead, learn from it. It is time to get rid of the anguished past to find a new window of opportunity and a better chance to a renewed beginning.

Forgive yourself, you do not need to be perfect tomorrow for the past cannot be the present. Give yourself some time to shake it off and move on. We should learn from our past mistakes; embrace them and love ourselves for a better future.

One way to cultivate happiness is to erase all the bad memories and learn to look forward to a bright future.”

Translated by Phe Bach



The Three Carts and the Burning House 

One day, a fire broke out in the house of a wealthy man who had many children. The wealthy man shouts at his children inside the burning house to flee. However, the children are absorbed in their games. They cannot understand his warning, though the house is being consumed by flames. Then, the wealthy man devises a practical way to lure the children from the burning house. Knowing that the children are fond of interesting playthings, he calls out to them, “Listen! Outside the gate are the carts you have always wanted: carts pulled by goats, carts pulled by deer, and carts pulled by oxen. Why don't you come out and play with them?"

The playthings are irresistible to his children. The children immediately race outside to get into the carts and are greeted by the wealthy man, safely getting them further away from the burning house. 

The children demand the carts they have been promised. Instead, the wealthy man gives them a much finer and larger cart — one that runs as swiftly as the wind — adorned with many jewels and drawn by a great white ox. This cart is called the Great White Ox Cart.

Explanation
The wealthy man can be compared to the Buddha and the children to the people. The burning house indicates the real world where sufferings abound. The goat, deer, and ox carts represent the early teachings of Buddhism. In those previous teachings, the goal was to attain the levels of Learning, Realization, or Bodhisattva.

Once those levels were reached, the Buddha’s followers were then ready to hear about the Lotus Sutra's highest teaching. The Great White Ox Cart is compared to the teaching of the Lotus Sutra, which opens the direct way to Buddhahood.  

(from the Hiyu chapter of the Lotus Sutra)




                                               RỪNG MẮM 

            Đất nước Việt-nam cứ mỗi năm dài thêm ra được độ chừng 20 thước vì được bồi bởi đất phù sa của giòng sông Cửu-Long tại vùng Năm Căn, Cà Mau...
            Vùng đất mới được bồi thêm vì quá gần Biển Đông nên đất còn chứa nhiều "nước mặn phèn chua" vì vậy không một loại cây nào có thể sống được ngoại trừ cây Mắm.
            Cây Mắm làm nhiệm vụ hút hết "nước mặn phèn chua" rồi gục chết và làm phân bón cho một loài cây khác là cây Tràm.
            Cây Tràm làm tiếp nhiệm vụ được giao là hút sạch "nước-mặn + phèn-chua còn sót lại" và giữ nước do những cơn mưa mùa và nước ngọt từ giòng sông Cửu-long + biển-hồ Tonlésap chảy ngang qua trước khi xuôi giòng ra biển.
            Vài trăm năm sau những người di dân đã đến vùng đất này, thấy đất đã thuần có thể trồng trọt được nên kéo nhau đến định cư và bắt đầu khai-hoang chặt bỏ cây Tràm để trồng trọt sinh sống.
            Dân khai hoang lúc đầu lưa thưa, năm ba người, nhưng càng về sau càng đông và những Ruộng Lúa + Vườn Cây ăn trái đã thành Trù-phú như hôm nay chúng ta đã thấy...
            Trước năm 1975, khi đi hành quân ngang qua cánh đồng mênh mông lúa chín và xa xa là những vườn cây ăn quả, tôi lặng người sửng sờ trước một cái trũng nước rộng đường kính độ chừng vài chục thước, và thấy còn sót lại năm ba cây Mắm bên cạnh  gần chục cây Tràm dưới đáy trũng nước u buồn, xa xa là vườn cây xanh mát, xung quanh là cánh đồng lúa chín reo vui và tôi ngậm ngùi cất bước ... ./.

Tâm Nghĩa - Lê Hữu Đàng


THE FRONTIER FOREST

Vietnam, our beloved homeland, gets a bit longer every year, about 20 meters or so, because of alluvial deposits from the Mekong River in Ca-Mau - the Southernmost part of the country.

Due to its close proximity to the East Sea, the new land contains high levels of "alum salt water" or salinity level and cannot sustain plant life, except for Cây-Mắm.

Cây-Mắm extracts the “alum salt” or salinity from the water and then dies to become fertilizer for other crops – Cây-Tràm.

Cây-Tràm then does the remaining task of cleaning up the leftover salty water. It also holds rainwater and stores freshwater from the Mekong River. This freshwater originates from Tibet For hundreds of years afterward, immigrants encountering this land saw that it was tillable, settled there and began chopping down the Cây-Tràm for more profitable farming.

The settlers were few at first being four or five persons, but many went later to plant prosperous rice fields and orchards seen today.

In the 1970s, I was marching through the vast fields of grains and viewing the orchards. From a distance, I saw a still pond had a few CâyMắm with a dozen or so CâyTràm side by side.-It was standing endless in time. Nowadays, the land is as green as a mat, surrounded by orchards and dancing rice fields. I mournfully walk by- such is the way of life.


Câu chuyện của Sư Tử và Chó Rừng 
Bạch Xuân Phẻ dịch

Thời xa xưa ở Ấn Độ, có một con sư tử khổng lồ sống trong khu rừng già ở Hy Mã Lạp Sơn. Mặc dù khỏe mạnh, sư tử này không bao giờ ăn hiếp các loài động vật khác mà không có lý do. Một ngày nọ, sau khi hạ một con trâu và có một bữa ăn bổ dưỡng, sư tử trở về hang động của mình. Trên đường về đã gặp một con chó rừng; chó nói với sư tử: Hỡi chúa tể sơn lâm. “Xin hãy nhận tôi làm người đầy tớ khiêm tốn để phục vụ cho người.”  Sư tử đã từ ái nói rằng: “mong muốn đó được thành sự thật."   Chó rừng rất là thông minh tinh xảo, bởi vì nó biết nó sẽ không còn phải đi săn mòi nữa, và sẽ ăn mòi còn sót lại của sư tử.
Từ ngày đó, chó rừng phục vụ cho sư tử và ngược lại luôn luôn có một bữa ăn đầy đủ từ thức ăn thừa. Chó rừng đã được thực sự hạnh phúc vì nó không bao giờ phải đi tìm kiếm thức ăn trong rừng rậm. Kể từ đó, từ một con chó rừng đói đã trở thành béo phì và mạnh mẽ. Các loài động vật khác trong rừng bắt đầu lo vì nó đã gần sư tử. Chó rừng thậm chí sẽ đi vào rừng và bắt nạt các loài động vật nhỏ lớn như nhau.  Biết là không thể làm gì, con vật nhỏ bắt đầu tôn trọng chó rừng.  Nhận thấy các con vật có cảm giác sợ hãi mình, chó rừng nghĩ rằng, "Ta thật sự mạnh mẽ. Tất cả các động vật đang sợ hãi. Chỉ có sư tử mới mạnh hơn ta trong toàn bộ khu rừng già này mà thôi. "
Một ngày hôm nọ, chó rừng thấy một con voi đơn độc trong rừng. Chó rừng chỉ về hướng con voi ở xa và nói: "Hỡi chúa tể, tôi sẽ hạ con voi kia làm thịt. Cho đến nay, tôi đã được ăn đồ dư của người, nhưng ngày này người sẽ ăn đồ dư của tôi."  Sư tử lấy làm ngạc và cảnh báo chó rừng đừng làm hại đến con voi. Chó rừng đầy niềm tự hào, chạy xuống đồi và tấn công con voi. Con voi tức giận dùng vòi đâm chó rừng và nện nó vào thân cây. Chó rừng chết ngay tại chổ. Con sư tử kia là một trong những tiền thân của Đức Phật.
Ngụ ý câu chuyện: Những niềm tự hào giả tạo hay chủ quan quá đáng luôn luôn dẫn đến sự rắc rối.


The Tale of the Lion and the Jackal

In ancient India, a huge lion lived in the forest of the Himalayan mountain range.

Although he was strong, he never troubled other animals without reason. One day, after hunting a buffalo and having a hearty meal, the lion was returning to his cave. He met a jackal on the way, who came to him and said, “O King, you are the mightiest of all animals. Please accept me as your humble servant.”
The lion was kind and said, “As you wish O' jackal.”

The jackal was smart because he knew he would not have to hunt anymore, and he will live on the leftovers of the lion's meals.
From that day on, jackal served the lion and, in return, always had a full meal from the leftovers. The jackal was indeed happy, as he never had to go in search of food in the dense forest. Soon, the starving jackal became fat and strong. The other animals in the forest started to fear him because he was close to the lion. The jackal would even go to the forest and bully the small and big animals alike. As there was nothing they could do, the animals started respecting the jackal. Seeing the animals feeling scared of him, the jackal thought, “I am getting powerful. All animals are scared of me. Only the King is stronger than I am in the entire forest.”

The next day, the jackal saw a lonely elephant in the forest. He pointed to the distant elephant and said, “O' King, I will hunt down the elephant for you. So far, I have been feeding on your leftovers, but today you will feed on mine.” The lion was shocked at what he heard, but he warned the jackal to leave the elephant alone. The jackal, filled with false pride, ran down the hill and pounced upon the elephant from above. The angry elephant lifted the jackal in his trunk and banged him against a tree. The jackal died at once. The wise lion was none other than the Buddha himself.


Chuyện anh em nhà họ Khỉ
       Xưa thật xưa,  một trong những chuyện tiền thân của Đức Phật. Ngài là con khỉ tên Nandaka. Ở khu rừng già trong dãy Hy Mã Lạp Sơn, Nandaka sống với người em trai của mình, Chullanandaka. Cả hai anh em cùng sống với 84,000 con khỉ, bên cạnh mẹ già mù lòa của mình. Vì biết cách lãnh đạo tốt, toàn bộ loài khỉ sống trong an bình và hòa hợp.
        Một lần, trong khi tìm kiếm thêm thức ăn, cả hai anh em đi xa thật xa. Nhưng, họ thường xuyên gửi gắm thức ăn cho mẹ già  mù loà bằng cách gởi thức ăn cho những khỉ khác mang về nuôi mẹ. Những con khỉ ấy đã bất cẩn và không nhạy cảm với nhu cầu của khỉ mẹ bị mù. Chúng không lưu tâm và quên mớm ăn cho mẹ khỉ mù lòa, và càng ngày con khỉ già trở  nên yếu đuối và bị bệnh. Khi Nandaka và Chullanandaka trở về nhà, họ đã bị rung động khi gặp mẹ ở trạng thái bị bỏ quên như vậy.  Buồn, vì họ biết mẹ không được chăm sóc chu đáo, hai anh em quyết định ra đi và sống một cuộc sống ẩn dật. Một cây đa to, vùng sâu trong rừng, trở thành ngôi nhà mới của mình.
        Một ngày nọ, có một Bà La Môn từ trường Takshila, từ bỏ tất cả các lời dạy đạo đức, đi vào rừng để săn bắn. Ông nhắm mũi tên của mình vào khỉ mẹ; khi ông định bắn, Nandaka xuất hiện và yêu cầu hãy giết mình và hãy tha cho mạng sống của mẹ. Người Bà La Môn đó giết chết Nandaka, nhưng một lần nữa nhắm mũi tên vào con khỉ mẹ. Chullanandaka nhảy đến trước người Bà La Môn cũng van xin thay thế thân mình và cầu xin tha cho mẹ được sống.  Nhưng ông quyết không tha, giết chết Chullanandaka và cuối cùng giết luôn con khỉ mẹ.
        Vui mừng vì được mòi săn lớn, ông tưởng vợ và con sẽ đánh giá cao về sự thông minh và gan dạ của mình. Nhưng tiếc thay, khi về đến làng, dân chúng cho hay là  nhà ông bị sấm sét đánh vỡ. Vợ và con của ông đã thiệt mạng trong đám cháy. Người Bà La Môn đó đã phát điên với nỗi đau khổ mất mát cả gia đình.
        Lời bàn: Luật nhân quả không trừ  một ai. Khi bạn làm điều tàn ác với người khác, sự trừng phạt thường là những điều tàn nhẫn.

The Tale of Monkey Brothers
         
A long time back, in one of his earlier births, Buddha was born a monkey named Nandaka. The forest of the Himalayas was his abode, where he lived with his younger brother, Chullanandaka. Both brothers together had a band of eighty-four thousand monkeys, besides their old blind mother. Since they were kind leaders, the entire band lived in peace and harmony.

Once, while looking for more food, both brothers traveled far away from their abode. But, they sent back food for their blind mother regularly through other monkeys. The monkeys were careless and insensitive to the needs of the blind monkey. They did not feed her, and soon the old monkey became weak and sick. When Nandaka and Chullanandaka returned home, they were shaken to see their mother in such a neglected state. Sad, as they were upon learning that their followers did not feed her at all, the two brothers decided to leave the band and live a reclusive life. A banyan tree, deep in the forest, became their new home.

One day, a Brahmin from the Takshila school, abandoning all moral teachings, entered the forest to hunt animals. He aimed his arrow at the mother monkey, and just as he was about to shoot her, Nandaka appeared before the Brahmin and requested to kill him and let his mother go. The Brahmin killed Nandaka but again aimed the next arrow at the mother monkey. Chullanandaka jumped before the Brahmin and begged to let his mother go, offering his life instead. The Brahmin killed him, and finally, the mother monkey too.
Pleased as punch with his prize, he imagined that his wife and kids would appreciate his smartness and brave deed. Upon reaching his village, people informed him that his house was struck with lightning from the sky. His wife and children were killed in the fire. The Brahmin went mad with grief, as he had lost his entire family.
Moral
When you are cruel to others, fate punishes you with cruelty.



THONG DONG KHẮP MỌI NẺO ĐƯỜNG
Giáo Dục – Quê Hương - Đạo Pháp – Văn Học Nghệ Thuật

BẠCH XUÂN PHẺ (TÂM THƯỜNG ĐỊNH)
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation 

LỜI GIỚI THIỆU

Thong Dong Khap Moi Neo Duong Cover 2 LRS2


Tác phẩm “Thong Dong Khắp Mọi Nẻo Đường” chỉ dài khoảng 360 trang, nhưng chứa đựng rất nhiều tâm lực – đó là những suy nghĩ của tác giả Bạch Xuân Phẻ (Tâm Thường Định) từ nhiều năm đứng dạy trong trường học Hoa Kỳ và nhiều thập niên hoạt động trong cương vị Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử. Đó cũng là những chiều dài địa lý, qua những đại dương trên địa cầu, những nơi tác giả đã đi thật xa trên đường tìm học Thiền và rồi cũng đi thật xa trên đường hoằng pháp. Nói như người xưa là, cuốn sách quý độc giả đang cầm trên tay đã được viết từ người cư sĩ đã  đi mòn biết bao nhiêu đôi giày và đã ngồi mòn biết bao nhiêu bồ đoàn để thâm nhập Phật pháp, và rồi hoằng pháp.
Trong Lời Giới Thiệuchúng ta sẽ chỉ nói về tuyển tập các bài viết của Tâm Thường Định, người có lai lịch được nhà văn Trần Kiêm Đoàn kể lại trong bài "Tuổi Trẻ Đem Đạo Vào Đời" in cuối sách này. Không ai viết hay hơn cư sĩ Trần Kiêm Đoàn, khi nhìn về những chặng đường tìm học và hoạt động của tác giả Tâm Thường Định từ cương vị một huynh trưởng Gia Đình Phật Tử cho tới khi hoàn tất Tiến sĩ về Phật học Ứng dụng, và nhà văn họ Trần đã viết: "...hy vọng vẫn đang dấy lên khi có những tấm lòng tuổi trẻ Phật tử đượm duyên lành đem Đạo vào đời, tạo khả năng làm cho đạo Phật càng ngày càng sáng tỏ hơn..."
Nơi đây, xin mời độc giả cùng đi lướt qua nội dung sách này, trước khi lên mạng Amazon đăt mua  sách để cả nhà cùng đọc, và cũng để khuyến tấn giới trẻ.
Tác giả Tâm Thường Định chia tuyển tập "Thong Dong Khắp Mọi Nẻo Đường" làm bốn phần: Giáo Dục, Quê Hương, Đạo Pháp, và Văn Học Nghệ Thuật.
Trong bài đầu tuyển tập, Tâm Thường Định trình bày về Thiền pháp của Dòng Thiền Trúc Lâmcụ thể là phương pháp của Hòa Thượng Thích Thanh Từ đang truyền dạy ở Thiền Viện Diệu Nhân, Bắc California, nơi tác giả Tâm Thường Định tham dự một số Thiền khóa – nơi Thiền sinh sẽ thức dậy từ 4:45AM để ngồi thiền và tu học tới 9:30PM, trong đó buổi trưa chỉ nghỉ một giờ (rất mực gian nan khi nhìn thấy thời biểu đó, nhưng sẽ cực kỳ hạnh phúc như chúng ta nhận ra qua dòng ký sự của Tâm Thường Định). Đối với các độc giả chưa biết về Dòng Thiền Trúc Lâm, bài này giúp hiểu một số cách tập căn bản về thiền phái lớn nhất tại VN này, và sẽ là căn bản để về sau sẽ tìm hiểu sâu hơn về một cội nguồn lớn của Phật giáo VN.
Trong bài thứ nhì, Tâm Thường Định nói về nhu cầu thân giáo, nghĩa là một người hoằng pháp có khi không cần dạy bằng lời nói, nhưng là dạy qua hành động thể hiện trên bản thân, và người khác sẽ dần dần nhận ra lời Phật dạy qua việc mình làm. Tác giả viết: “Mỗi người con Phật, dù là xuất gia hay tại gia, trai hay gái, già hay trẻ, trong tổ chức GĐPT hay không, đều phải học và thực hành cách chuyển hóa…” Như thế, nói theo người xưa, có thể gọi thân giáo là vô ngôn mà thông suốt.
Tới đây, một câu hỏi sẽ được tác giả chuyển sang bài kế tiếp, rằng thân giáo là cho người thân cận, nhìn thấy và nghe được. Nhưng cõi này bây giờ phần lớn là thế giới bàn phím. Tức là “thời đại @” (đọc theo kiểu VN là “thời đại a còng”). Tác giả đề nghị ra một vài phương châm khi lên thế giới ảo, dựa theo giáo lý nhà Phật. Và tuyệt vời là khi mình sống an lạc và giúp người an lạc.
Bài thứ tư trong sách này là “Nhật Ký Giáo Dưỡng Tuổi Trẻ: 5 Cách Thực Hành Để Xoa Dịu Những Cơn Giận” – nơi đây Tâm Thường Định trình bày về cách đối trị cơn giận. Giận thì ai cũng từng nổi giận, nhưng đối trị cơn giận bằng chánh niệm đã được tác giả trình bày rất minh bạch và khả dụng. Bên cạnh đó, tác giả cũng nói về các lời khuyên y học từ cách ăn, làm việc, thể dục, nghỉ ngơi…
Bạn là giáo viên, đang dạy một lớp mẫu giáo, tiểu học, trung học hay đại học? Tác giả sẽ giúp bạn nhiều hơn một giáo trình sư phạm. Bài thứ năm trong sách là “Phương Pháp Thực Hành Chánh Niệm Trong Lớp Học (Mindfulness-Based Approach In The Classroom)” – là bài Tâm Thường Định (trong cương vị Tiến sĩ Phe X. Bach) thuyết trình cho ngày Hội nghị thượng đỉnh Giáo viên ở California (California Teachers Summit 2015) tại Đại học CSUS ngày 31 tháng 7/ 2015, hướng dẫn gần 400 giáo viên, hiệu phó, hiệu trưởng của những trường học K-12 (từ mẫu giáo tới lớp 12) tại Bắc California. Tác giả đưa ra phương pháp PEACE. Bài này không chỉ có lợi cho các giáo viên, nhưng các bậc phụ huynh cũng nên sử dụng với các con em, vì gia đình cũng là một lớp học phức tạp.
Thứ sáu là “Bài Thuyết Trình Cho Trại Vạn Hạnh:  Đạo Phật Và Tuổi Trẻ” nơi đây tác giả nói về Phật giáo và những người Mỹ gốc Việt dưới 40 tuổi. Độc giả sẽ đọc thấy số lượng huynh trưởng và đoàn sinh Gia Đình Phật Tử, cùng với một nan đề nêu ra rằng vì sao giới trẻ gốc Việt tại Hoa Kỳ ít tới với các sinh hoạt của Phật giáo và GĐPT. Tác giả nêu ra và tìm cách trả lời câu hỏi: “Chúng ta cần/nên/phải dạy các em những gì?”
Bài thứ bảy là “Nhật Ký Giáo Dưỡng Tuổi Trẻ: Đem Chánh Niệm Và Tình Thương Vào Nhà Tù Tiểu Bang California.” Độc giả sẽ biết rằng tác giả Tâm Thường  Định trong nhóm một số Phật tử thiện nguyện vào hướng dẫn Thiền tập và giáo pháp trong nhà tù Folsom State Prison (B-yard) – nơi giam 3.300 tù nhân và là nơi người thiện nguyện được các viên chức trại giam dặn dò là, “Trong mọi trường hợp, không bao giờ chạy, vì hễ chạy là có thể bị bắn.”
Bài thứ tám là “Nhật Ký Giáo Dưỡng Tuổi Trẻ: Đi Nghe Diễn Giải Của Tiến Sỹ Nguyễn Tường Bách” – kể lại một buổi đi nghe TS Nguyễn Tường Bách nói chuyện về Phật pháp với “hai cửa của Nghe và Nhìn. ‘Mở toang’ là buông bỏ những gì đã biết, giữ tâm chú ý, rỗng rang, không chủ động, không dụng công, không mong chờ, chỉ chú ý trống rỗng…” Về nhà, thi sĩ Tâm Thường Định đã làm một bài thơ, với hình ảnh “Thiền môn vô trụ đi về tánh không”…
Bài kế tiếp là một kinh nghiệm đặc biệt trong đời được tác giả ghi vào “Nhật Ký Giáo Dưỡng Tuổi Trẻ: Nghe Em Nói Muốn Tự Tử,” sau khi một nữ sinh tuổi teen tới thưa rằng em đã từng tự tử nhưng được cứu sống, và bây giờ sống với rất nhiều phiền não. Nhà văn Tâm Thường Định đã viết, “…em nhắc lại vết thương lòng của tôi, nghề giáo ở Mỹ, vì trong cuộc đời làm thầy giáo bao lâu này, đã có 3 em quyên sinh, hai em tự bắn chết và một em tự treo cổ.” Nhà văn sẽ nói gì, làm gì? Đây là bài rất nên quan tâmđối với phụ huynh và giới trẻ. Thống kê được tác giả ghi lại, cho thấy ở tuổi đại học, tự vận (quyên sinh) là nguyên nhân đứng thứ hai trong danh sách tử vong ở các trường đại học tại Hoa Kỳ.
Đối với độc giả cư ngụ ở Bắc California, muốn tìm một nơi tu họctác giả kể trong bài kế tiếp về “Trung Tâm Tu Học Phổ Trí” của Thầy Thích Từ Lực, một nhà sư thuộc thế hệ trưởng thành tại Hoa Kỳ -- đa năng, giỏi hoằng pháp và hướng dẫn tu học cho nhiều thành phần khác nhau, dù Việt hay Hoa Kỳ.
Bạn đã từng trực tiếp nghe thuyết pháp và tập Thiền từ Thiền sư Nhất Hạnh? Tâm Thường Định kể lại qua bài “Tường Thuật Khóa Tu Học  Mở Cửa Trái Tim” sau khi đưa cả gia đình dự một buổi như thế ở Lộc Uyển, San Diego.
Một khóa tu học ba ngày bằng song ngữ, trong đó riêng buổi pháp đàm thuần bằng Anh ngữ đã được tác giả ghi lại qua bài “Chút Hy Vọng Cho Tuổi Trẻ  Phật Giáo Tại Hoa Kỳ” – nơi đây tuổi trẻ nêu lên với quý Thầy về các thắc mắc thường gặp trong xã hội Hoa Kỳ, như hôn nhân đồng tính, thuyết tiến hóa, cần sa, bình đẳng nam nữ (kể cả Tăng – Ni), tiếp cận với tôn giáo khác, khi gặp bất công… Đó là những đề tài rất lớn.
Bài kế tiếp là “Nhật Ký Giáo Dưỡng Tuổi TrẻTứ Tất Đàn - Một Phương Pháp Giáo Dục Trong Phật Giáo” – nơi đây tác giả ghi về bốn phương tiện thiện xảo trong giáo dục Đức Phật đã dạy nhằm  và "chúng ta cũng nên tùy theo căn cơ trình độ và bối cảnh xã hội khác của đoàn sinh / học sinh / đối tượng v.v… để thích nghi làm lợi lạc cho quần sanh và xã hội."
Bạn dạy Phật pháp thế nào cho giới trẻ? Trong bài “Phương Thức Giáo Dục  Tuổi Trẻ Phật Giáo -  Hãy Gieo Ba Hạt Giống Lành,” Tâm Thường Định đề ra ba phương thức: Xây dựng (Build), Chuyển hóa(Transform), Hành động (Act). Trong bài đưa ra các thí dụ cụ thể về từng phương thức này.
Bài kế tiếp được Tâm Thường Định viết trong kinh nghiệm của một thầy giáo dạy môn hóa học, đề ra, “5 Biện Pháp Giảm Tác Hại Trong Nghề Nail” – một lĩnh vực kinh doanh đã và đang nuôi sống rất nhiều người Việt tại Hoa Kỳ. Tác giả trực tiếp gặp một số người làm nail, nói chuyện, quan sát và suy nghĩcách để giúp đồng hương.
Một bài rất đặc biệt, viết chung với Ni Sư Thích Nữ Thuần Tuệ, với đề tài “Lãnh Đạo Trong Chánh Niệm- 5 Nghệ Thuật Lãnh Đạo Cho Hàng Huynh Trưởng” – tuy nói là huấn luyện huynh trưởng Gia Đình Phật Tử nhưng cũng có thể áp dụng cho tất cả mọi người trong cương vị của bậc trưởng thượng, dù trong gia đình hay ngoài xã hội. Trong bài cũng dẫn ra lời dạy của Hòa Thượng Trúc Lâm.
Trong ba phần sau của tác phẩm -- Quê Hương, Đạo PhápVăn Học Nghệ Thuật – tác giả Tâm Thường Định sử dụng bút pháp có tính văn học nhiều hơn, trong đó có dịch sang Anh văn một số bài thơ của các vị tôn túc. Trong đó, tác giả viết về mẹ, về ba, về biển, về những ngày về thăm quê hương, về Ôn Già Lam, về HT Thích Thiện Trì, HT Thích Minh Đạt, về Tu Viện Kim Sơn, về Phạm Duy, Phạm ThiênThư, Trịnh Công Sơn, về Minh Đức Triều Tâm Ảnh…
Tâm Thường Định cũng đưa ra một số quan tâm về cách dịch thơ Thiền sang tiếng Anh. Trong bài “Bài Thơ Cư Trần Lạc Đạo Của Tổ Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam,” vâng lời Ni sư Thích Nữ Thuần Tuệ, tác giảđối chiếu một số cách dịch bài thơ nổi tiếng đó từ nhiều dịch giả -- trong đó có Võ Đình, Công Huyền Tôn Nữ Nha Trang, Nguyên Giác… -- và rồi huynh trưởng họ Bạch dịch tổng hợp, một lần thấy chưa như ý, lại dịch lần hai sang Anh văn. Giới trẻ tại Hoa Kỳ chỉ hiểu qua bản Anh văn, và do vậy, bài này là cơ duyên để độc giả trẻ đối chiếu, hiểu sâu hơn về Thiền Việt Nam.
Tương tự, trong bài khác, Tâm Thường Định dẫn ra nhiều cách dịch bài thơ Xuân Vãn của Trần Nhân Tông (Niên thiếu hà tằng liễu sắc không, Nhất xuân tâm sự bách hoa trung…) trong đó nói rằng vua khi còn trẻ, vua không hiểu lẽ sắc và không, nên khi xuân tới, tâm rộn ràng với trăm hoa. Và sau khi hiểu tột cùng, thấy mặt Chúa Xuân (Như kim khám phá Đông hoàng diện), mới chỉ đơn giản ngắm hồng rơi thôi (khán trụy hồng). Đây là lời của người đã thấu tột cùng Bát Nhã Tâm Kinh, khi Trân Nhân Tông lìa cả sắc và không để thấy tận mặt Gương Tâm Chiếu Sáng Rỗng Rang, nơi tất cả các sắc hồng của xuân đều rơi xuống (hiểu là, tất cả sắc-uẩn và phi-sắc-uẩn, của hoa nở và hoa tàn, của hoa và không-hoa đều tan vào biển tịch diệt của Niết Bàn Diệu Tâm)… Cũng là vị vua họ Trần khi dạy “hữu vô câu bất lập,” nghĩa là, có với không đều chẳng nên lập.
Danh tăng Tuệ Sỹ trong bài thơ "Một Thoáng Chiêm Bao" khởi đầu với câu: Người mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn... Tâm Thường Định và GS Nguyễn Văn Thái nhận định rằng chữ “mắt biếc” rất khó dịch, vì không thuần chỉ màu sắc, mà còn mang ẩn nghĩa “trinh nguyên và ngây thơ.” Thơ của Thầy Tuệ Sỹ hay là một chuyện, nhưng hàm nhiều nghĩa mới là gian nan cho người dịch. Bản Anh dịch đưa ra trong sách này sẽ giúp giới trẻ tại Hoa Kỳ tiếp cận với một nhà thơ lớn của dân tộc VN đương thời, cũng là một nhà sư đi giữa những gian nan lịch sử với tâm hồn trong trắng như câu thơ Thầy viết, “Như cò trắng giữa đồng xanh bất tận.”
Độc giả sẽ thấy rằng tác phẩm này của Tâm Thường Định nên được đọc kỹ, đọc nhiều lần -- cũng y hệt như Tâm Thường Định khi dịch sang Anh văn một số thơ Thiền, đã ghi trong sách này nhiều bản dịch khác nhau, và riêng tác giả đưa ra có khi 2 bản dịch để nêu lên minh bạch mà, có khi một bản dịch không chở hết ý. Tuyển tập này cần có trong mọi gia đình, cho mọi lứa tuổi cùng đọc, để cùng thâm cảm về Phật pháp. Cũng như cần cho tất cả các giáo viên, các huynh trưởng GĐPT, tất cả các giới trẻ. Nơi đây, Tâm Thường Định đã nỗ lực gói trọn tinh hoa suy nghĩ của anh, những kinh nghiệm trong nghề giáo và trong cương vị người dạy Thiền Chánh Niệm trong các khóa hội thảo giáo viên California,  và đã ghi xuống cả những cảm xúc về dòng suối Thiền Tông Việt Nam chảy trong lịch sử dân tộc và đang lưu truyền ra hải ngoại.
Xin trân trọng kết thúc Lời Giới Thiệu bằng mấy dòng thơ trao tặng Tâm Thường Định và tất cả quý độc giả:
Mở sách đọc từng chữ
thấy hoa bay giữa dòng
ướp thơm lời chánh ngữ
kết bè dể qua sông.

Miệt mài từng năm tháng

tu trí tuệtừ bi
khắp trời tâm gương sáng
vin chánh niệm mà đi.
NGUYÊN GIÁC



Chú thích:

Độc giả trong Việt Nam không mua trực tiếp từ Amazon được, nhưng có thể mua sách trên Amazon thông qua một trong 3 Công ty sau đây. Xin độc giả trực tiếp liên lạc và tìm hiểu quy trình cũng như giá cả trước khi tự mình quyết định có xử dụng dịch vụ nầy hay không. Thông tin nầy chỉ có tính cách tham chiếu mà thôi:


MỤC LỤC / TABLE OF CONTENTS


Thong Dong Khap Moi Neo Duong Cover 2LRS
Dedication / Thành Kính Tri Ân / Acknowledgments
Lời Giới Thiệu Sách “Thong Dong Khắp Mọi Nẻo Đường”
I. GIÁO DỤC
11. Chút Hy Vọng Cho Tuổi Trẻ  Phật Giáo Tại Hoa Kỳ

II. QUÊ HƯƠNG
9. Đời Mẹ

III. ĐẠO PHÁP
2. Đường Đi Vô Hạn,  Nhớ Lời Xưa…

IV. VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
About The Author

No comments:

Post a Comment