Monday, January 31, 2022

Văn Phòng Viện Tăng Thống: LÁ THƯ NGÀY TẾT NHÂM DẦN


GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT VIỆN TĂNG THỐNG
Văn Phòng Viện Tăng Thống

Phật lịch 2565                                                                                Số 12/VTT/VP


Tuế thứ Tân Sửu 28.12 – Dương lịch 30.01.2022

LÁ THƯ NGÀY TẾT NHÂM DẦN

Nam-mô Long Hoa Hội, Đương lai Hạ sanh Di-lặc Tôn Phật

 

Kính gởi:
Chư Tôn Trưởng Lão, Chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng-già nhị bộ;
cùng Bốn Chúng Đệ tử.

Trong sát-na nhiệm mầu của tâm tịnh tín, khoảnh khắc khép lại quá khứ đen tối bi thương, hướng đến không gian biến mãn tâm từ vô lượng, bằng chút thiện căn công đức đã được gieo trồng trong quá khứ, kính dâng lên Đấng Chí Tôn Vô Năng Thắng, hồi hướng công đức này đến pháp giới chúng sinh đồng miễn trừ bệnh khổ.

Kính thưa Chư Hiền, cùng Bốn Chúng đệ tử.

Thời gian đến, thời gian đi. Thời gian nấu chín sinh vật. Thời gian hối thúc sinh loại. Thời gian thức tỉnh con người.

Thời gian, một năm qua, trôi nhanh theo âm thanh cuồng nộ của những đợt sóng kinh hoàng từ bóng ma đại dịch, vang vọng tiếng kêu thống thiết từ những đoàn người xuôi ngược đào vong trên chính trên quê hương của mình.

Trong cảnh tượng ấy, trong cảnh giới hàn băng địa ngục giữa cõi nhân sinh ấy, nơi mà tình người, được lịch sử nhầm lẫn trao tay cho thế lực cuồng vọng tham lam, đã đóng băng thành mặt nước đại dương rập rình hiểm họa.

Thế nhưng, trong thế giới địa ngục trần gian ấy, vẫn còn những tấm lòng nhân ái, giữ cho đốm lửa thiện căn từ giác tính uyên nguyên vẫn còn lấp lánh trong lịch sử tồn sinh của dân tộc. Chúng đệ tử Phật góp nhặt công đức thiện hành và tùy hỷ thiện tâm của những tấm lòng nhân ái tương thân tương trợ trong cảnh khốn cùng bức bách, để kết thành một đóa hoa mai tỏa sáng sắc hương tâm từ vô lượng, dâng lên cúng dường đức Từ Tôn Vô Năng Thắng, trang nghiêm ngày Hội Long Hoa, cho một thế giới an lành tịnh lạc trong chu kỳ thành trụ hoại không vô tận của vô biên thế giới.

Chúng đệ tử Phật, trong ngày hội truyền thống, cùng chung niềm vui chung của dân tộc, cùng cất đi gánh nặng khổ nhục đày đọa hình hài và tâm trí của một năm tai dịch hoành hành; một năm vinh quang ảo tưởng cho những tham tàn vô đạo phi nhân. Chúng đệ tử cùng chung sức góp nhặt chút công đức, từ thiện căn đã được gieo trồng trên mảnh đất cùng khốn này, để vun bồi thiện tâm lớn mạnh dựng lại những gì đã sụp đổ, để nối lại đức từ nhân ái của một thời độc lập và tự chủ – hào hùng nhưng khiêm tốn, ngoan cường nhưng bao dung – đã bị đứt đoạn bởi những thế hệ thừa kế tự tôn vinh, được kích động bởi tham vọng lịch sử, được trang nghiêm bằng ý thức khoa trương kiêu ngạo.

Bốn nghìn năm lịch sử dựng nước. Hai nghìn năm Đạo Pháp hưng suy theo vận nước thăng trầm vinh nhục. Một nghìn năm Thăng Long đứng vững trước mọi phong ba của thời đại. Năm mươi năm hòa bình thống nhất, dù với ước vọng đấu tranh xây dựng một xã hội công bằng văn minh, xóa đi quá khứ người bóc lột người; nhưng bóng ma quá khứ ấy bỗng chốc biến thể, thay đổi hình hài, tự thăng hoa và tiến bước theo hướng đi dọn sẵn của một thứ tồn tại vô hình đang thách thức đỉnh cao trí tuệ của nhân loại văn minh. Những giá trị nhân sinh cần được định nghĩa lại: 

Phẩm giá con người? Văn minh tiến bộ?

Trong nỗi kinh hoàng dưới những hình thái bức hiếp, bóc lột kiểu mới, vẫn thấp thoáng những bàn tay nhân ái đã và đang nâng đỡ những thân hình bạc nhược, tâm tư suy sụp, vì đói khát và đợi chờ; đã và đang xoa dịu những trái tim nhức nhối trong cô đơn, tuyệt vọng trước nẻo đường phân ly sống chết; đã và đang dìu dắt những trẻ thơ mất cha, mất mẹ, mất cả mọi nguồn yêu thương thân thiết, bị vất bỏ giữa chợ đời hiểm ác, mà không biết vì đâu. Thiện căn từng được ươm mầm trong chuỗi dài lịch sử rồi cũng đến lúc nẩy chồi, chen chúc để vươn lên dưới ánh sáng uyên nguyên của mặt trời tuệ giác trong cánh đồng đang trổ đầy hoa trái độc. Một trang lịch sử đau thương, khổ nhục, cần được khép lại. Tâm từ cần được khơi nguồn để mỗi người con thân yêu của đất nước tự tâm cảm nghiệm ân đức bao dung và tha thứ của Cha Ông một thời đã làm nên lịch sử, định hướng đi cho dân tộc trụ vững giữa những tham vọng điên cuồng thống trị thế giới, những cơn lốc tranh chấp ý thức hệ phân chia quyền lực, những tiến bộ đảo điên trong lịch sử văn minh tiến hóa của loài người.

Hãy khép lại hận thù quá khứ, được gieo rắc từ những áp bức, bóc lột, bất công. Nghiệp ác, bất thiện đã được tạo tác, và được tích lũy trong kho tàng tâm thức, thành di sản mà chủ nhân của nó cũng chính là người thừa tự. Không phải vì được quên hay được nhớ mà nghiệp ác bất thiện sẽ mất hay còn. Kẻ gây ác cảm thấy có vị ngọt trong hành vi ác; cho đến khi quả ác chín muồi, vị ngọt biến chất thành độc tố thiêu đốt thân tâm của nó. Các vị Tổ Thiền của chúng ta thường nói “thời tiết nhân duyên mà thôi vậy”. Những biến đổi xã hội, cũng đồng như sự thay đổi biến chuyển trong cơ thể sinh vật, trong thủ uẩn của chúng sanh, không chuyển biến nhất thời để cho quả. Khi nhân duyên hội đủ, đến thời cho quả chín, một thế hệ mới, từ lòng đất, qua vô số kiếp hành Bồ-đề nguyện, đột nhiên xuất hiện, ngăn chặn những dòng nước lũ độc hại đang làm ô nhiễm thế gian, phá sập và dẹp bỏ những gì đã mục nát, rỗng ruột.

Trong lịch sử của các dân tộc cũng vậy. Một chế độ mới được dựng lên, hứa hẹn một thời đại công bình chính trực, không tham tàn bóc lột, không bức hiếp bạo hành; nhưng rồi, chính cái thế lực tự xưng cứu tinh dân tộc tự nó biến thể thành tập đoàn hung ác bạo ngược không kém gì thế lực mà nó thay thế. Trong lịch sử tiến hóa của các cộng đồng dân tộc dưới gầm trời này, có lẽ khó tìm thấy một dân tộc nào an ổn đứng ngoài quy luật tiến hóa ấy. Vậy thì, có gì mà phải thất vọng hay tuyệt vọng? Hãy làm những gì, bằng trí tuệ sáng suốt phân biệt thiện ác, những gì tăng ích an lạc trong đời này và nhiều đời sau, cho ta và những người khác.

Thế nhưng, trí tuệ sáng suốt không phải là giá trị được ban tặng bởi ai đó bên ngoài ta hay trên ta, mà đó là công phu tu dưỡng không phải một sớm một chiều. Mọi tôn giáo, các Thánh triết Đông Tây, đều nói nhiều đến tình yêu, nhưng không đâu tìm thấy lời dạy cụ thể, thiết thực, làm thế nào để phát triển tình yêu rộng lớn. Tình yêu, tuy là phẩm tính hiện thực của con người đấy, nhưng nếu không được tu tập, bồi dưỡng, thì cũng không khác gì ngọn lửa không được rót thêm nhiên liệu, độ sáng trước như thế và sau vẫn như thế, rồi tàn lụi dần. Đức Phật không chỉ nói suông tình yêu; Ngài cũng nói, hãy ngồi xuống, an tịnh thân hành, thực hành thuận tự quá trình tu tập bốn vô lượng tâm. Cái gì là tập quán của thân, và cái gì là huân tập của tâm; công năng sai biệt trong chuỗi tương tục của hai thứ này không tồn tại với thời và thế như nhau.

Tâm từ, tâm bi vô lượng, không chỉ là nguồn an lạc cho mỗi cá nhân tu tập. Đó là nguồn suối đại hành tâm, bằng tâm nguyện Bồ-đề, nguyện thêm vui bớt khổ cho chúng sinh, dẫu biết rằng hư không vô biên, chúng sinh giới vô tận, nghiệp và phiền não của chúng sinh cũng không cùng tận.

Đại hành tâm, với thệ nguyện bao la hoằng vĩ, nhưng lại bắt đầu từ việc nhỏ: chia nửa manh áo cho người đang lạnh, chia nửa nắm cơm cho người đang đói. Phật dạy, bố thí là pháp hành cho người tại gia lăn lóc trong đường đời đầy bụi bám, từ đó mà thứ tự tùy thuận, lần lượt tăng trưởng trí tuệ, cho đến viên mãn Đại Bồ-đề.

Bố thí là khởi đầu của Bồ-đề hành, Bồ-tát đạo. Bằng bố thí mà trang nghiêm cõi Phật. Bằng bố thí mà dẫn đạo chúng sanh thuần thục trong Thánh đạo.

Bố thí, trong ý nghĩa kinh tế, là hoạt động tái phân phối thu nhập, để rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, giảm bớt áp lực bất công xã hội. Bố thí trong quan hệ tương tác như lý bình đẳng giữa người cho, vật cho và người nhận, tất yếu dẫn đến sự tăng trưởng của giới, và đó là sự thăng hoa phẩm giá con người, nền tảng của đạo đức xã hội, thiết lập định chế công bình chính trực bảo đảm an ninh trật tự cho những cộng đồng đa dạng trong một xã hội đa nguyên; bao dung, điều hòa những mâu thuẫn giữa các nguồn tư duy triết học, tín ngưỡng tôn giáo dị biệt. Chính trong quan hệ tương tác giữa người cho, vật cho và người nhận mà quy luật tồn tại được quán sát, được chiêm nghiệm. Không phải như nhà kinh tế học ngồi trước các bảng thống kê, trước những con số của bài toán xác suất, mà bằng sự rung cảm, đồng cảm trước cảnh đời khốn khổ, bất lực, không đủ sức tự mình đứng dậy để tự mưu sinh; và bằng quyết trạch trí thấy biết đâu là nhân tập khởi của những bất công xã hội.

Bố thí là nền tảng cho an ninh và trật tự xã hội. An ninh và trật tự xã hội được duy trì bền vững bằng đạo đức và bao dung, tức bằng giới và nhẫn. Viên mãn thí, giới, nhẫn hợp thành điều kiện tất yếu để phát triển trí tuệ, ngọn đuốc soi đường và định hướng cho văn minh tiến bộ của nhân loại.

Vậy cho nên, khi chứng kiến một người cùng khổ đang chia nửa manh áo rách, nửa phần cơm hẩm cho người cùng khổ hơn mình, Thánh nhân thấy biết rõ thiên giới hay nhân giới đang được định hướng. Và chính nơi đây, trong cái cảnh những kẻ tham tàn tự khoác áo bào nhân nghĩa không chút do dự rút tỉa xương tủy của đồng bào ruột thịt đang thất cơ thất sở lăn lóc trên các vỉa hè đường phố, trong cảnh tượng khiến tê tái quặn thắt tim người của những ai còn chút lương tri, vẫn không hề thiếu vắng những bàn tay sung mãn tình người để cho và nhận, hiển hiện ánh sáng đức từ đã và sẽ soi đường và định hướng cho lịch sử tồn vong của dân tộc.

Chúng đệ tử Phật, đã cùng chung cộng nghiệp với dân tộc này, trong đất nước này, trong khoảnh khắc thời thiết nhân duyên đã chung đúc thành truyền thống thiêng liêng của dân tộc này, nguyện cùng đại khối dân tộc đồng hành trong ánh sáng của đức từ nhân ái, bao dung và tha thứ, dọn đường cho các thế hệ tiếp nối thăng tiến trong phẩm giá cao quý của con người.

Xin hãy khép lại quá khứ hận thù, nghi kỵ!
Xin hãy mở rộng tâm tình bao dung nhân ái!

Cầu nguyện tất cả con dân trong đại khối dân tộc, một năm mới, ngày đêm thường an lành; tất cả mọi thời đều an lành. Cầu nguyện đất nước thanh bình, nhân dân an lạc.

Thị ngạn am – Vô trụ xứ. Âl. 28–12–Tân sửu.
Khâm thừa Di chúc,
Bỉnh pháp Tỳ-kheo
Thiện thệ tử Thích Tuệ Sỹ

Xin chia sẻ 10 thông tin mới nhất từ trang Hội Đồng Hoằng Pháp.

1. Văn Phòng Viện Tăng Thống GHPGVNTN: Lá thư ngày Tết Nhâm Dần

https://hoangphap.org/van-phong-vien-tang-thong-ghpgvntn-la-thu-ngay-tet-nham-dan/

2. Hội Đồng Hoằng Pháp: Cung tiễn Hòa Thượng Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

3. Zen Master Thich Nhat Hanh: Man of Peace

4. Tuệ Sỹ: Tựa ‘Thiền Định Phật Giáo, Khởi nguyên và Ảnh hưởng’

5. Huỳnh Kim Quang: Đọc sách “Thiền Định Phật Giáo, Khởi nguyên và Ảnh hưởng” của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ

6. Lễ tưởng niệm Đại tường Đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN

7. HT Thích Nguyên Siêu: Thiền Sư Thích Nhất Hạnh – Người “Đã về” và hôm nay “Đã tới”

8. HT Thích Thái Hòa: Mùa xuân chuyển hóa

9. Minh Hải: Thiền sư Nhất Hạnh: Bậc Thầy tâm linh vĩ đại

10. Nhất Thanh: Nghe tiếng hoa khai

Be Mindful: Mindfulness workshops for teachers and parents

                     

Applied Neuroscience for Well-Being

“This is one of the most impactful things that I have ever experienced! I am so excited to take what I have learned and incorporate it into my own life! Thank you!!” - GT Teacher, Jefferson County School District  

Presented by: Dr. Phe Bach & AnneMarie Rossi of Be Mindful 

In 6-weeks, you’ll get an owner’s guide to your mind, including; 

● Understanding the essential science of the mind 

● Exercises that strengthen resilience and reliability while lowering stress and improving long-term wellness 

● Tools to recognize mental states that damage or distort cognitive performance 

● One LIVE Zoom Labs with Dr. Phe Bach and AnneMarie Rossi to deep dive into common pitfalls, misconceptions and connect with fellow students 

● Convenient access through a smartphone or web-browser 

● Weekly short video modules breaking down the complexities of applied neuroscience into easily understood and engaging lessons 

● Access to SHORT audio-guided practices designed to easily integrate into your busy life! 

Evidence-based exercises proven to:

Improve many aspects of teacher psycho-social wellbeing, including a sense of meaning and efficacy, self-care and self-compassion, and physical health. 

Help reduce teacher mental health problems, including burnout, depression, stress, and anxiety. 

Being better able to focus on concepts and processes rather than on content and behavior management and to stay on task and resist distraction. 

Strengthen resilience, relationships, and overall life satisfaction.

Improve immune system function, emotional regulation, focus, attention, memory, weight management, blood pressure, chronic pain, and sleep 


The tools included: 

Convenient access through a smartphone or web-browser

Weekly short video modules breaking down the complexities of applied neuroscience into easily understood and engaging lessons

Weekly audio-guided mindfulness-based neuro-restorative exercises 

Weekly competency quizzes

Journaling prompts to deepen your experience with the exercises

Certification of Completion.


There are 6 workshops online

with weekly video, lessons starting, 02/15/2022      

A Live Zoom Lab Tuesday 03/01/2022 4:30-6:00 PM PST


These workshops are FREE for Educators and Parents

Limited Space Available. Register now

https://bemindful.learnworlds.com/course/this-is-your-mind-an-owners-manual-private

Contact information: Phe Bach, Ed.D. at phexbach@gmail.com


 Supported by Capital Service Center, CTA ILC 2.0 

and  Be Mindful, C. Mindfulness, LLC 



Wednesday, January 26, 2022

C. Mindfulness: CONDOLENCE ON THE PASSING OF ZEN MASTER THÍCH NHẤT HẠNH

Lời dẫn: Ban tổ chức Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Việt Nam vào năm 2019 gởi thư mời chúng tôi, những người được mời thuyết trình tại Việt Nam, viết Thư chia sẻ trước sự ra đi của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh. Vì thế, chúng tôi xin mạn phép hạ bút ở đây.




Sacramento, Jan. 25th,  2022.


CONDOLENCE ON THE PASSING OF

ZEN MASTER THÍCH NHẤT HẠNH


Namo Shakyamuni Buddha!

Dear Venerable Sanghas

Dear Sisters and Brothers in Dharma, 

Though we may feel sad with Thay’s passing to the other shore, in our hearts we feel him continuing in each and all of us.  We understand and live his teaching: “This body of mine will disintegrate, but my actions will continue me.  If you think I am only this body, then you have not truly seen me. When you look at my friends, you see my continuation. When you see someone walking with mindfulness and compassion, you know he is my continuation. I don’t see why we have to say ‘I will die’ because I can already see myself in you, in other people, and in future generations.

Even when the cloud is not there, it continues as snow or rain. It is impossible for the cloud to die. It can become rain or ice, but it cannot become nothing. The cloud does not need to have a soul in order to continue. There’s no beginning and no end. I will never die. There will be a dissolution of this body, but that does not mean my death. I will continue, always.”

Thay's spirit and legacy live on in us. Our thoughts, speech and actions are his continuation. In our mindful moments, Thay is in the sunburst at dawn, the water of the ocean wave, the teacup in our hands, or a quiet meal together.  In our very breathing, Thay enriches our humanity and love for each other.  

May all of us be safe, well, at ease and happy.

Gate, Gate, Paragate, Para Sam gate Bodhi Svaha.

Gate, Gate, Paragate, Para Sam gate Bodhi Svaha.

Gate, Gate, Paragate, Para Sam gate Bodhi Svaha.

Yết đế, Yết đế, Ba la Yết đế, 

Ba la Tăng Yết đế, Bồ Đề Tát Bà Ha.

Ði qua, đi qua. Ði qua bờ bên kia,

Ðã đi qua đến bờ bên kia, reo vui!

Gone, gone. Gone beyond, gone far beyond. Awaken, Rejoice


In peace and compassion,

W. Edward Bureau and Phe Bach


      

Sacramento, Jan. 25th,  2022.

 

Nam Mô đức Bổn sư Bụt Thích Ca Mâu Ni

Kính thưa Tăng Thân Làng Mai và Môn đồ pháp quyến

Kính thưa quý Sư Anh, Sư chị

Mặc dù chúng ta có cảm thấy đau buồn khi Thầy qua bờ bên kia, nhưng trong thâm tâm, chúng ta cảm thấy Thầy vẫn đang tiếp trong người và trong tất cả chúng ta. Chúng ta cần hiểu và sống theo lời dạy của Người, “Cơ thể này của tôi sẽ tan rã, nhưng hành động của tôi sẽ tiếp tục tôi… Nếu bạn nghĩ rằng tôi chỉ là cơ thể này, thì bạn đã không thực sự nhìn thấy tôi.  Khi bạn nhìn vào những người bạn của tôi, bạn sẽ thấy sự tiếp tục của tôi.  Khi bạn nhìn thấy ai đó bước đi với chánh niệm và lòng từ bi, bạn biết người đó là sự tiếp nối của tôi.  Tôi không hiểu tại sao chúng ta phải nói "Tôi sẽ chết", bởi vì tôi đã có thể nhìn thấy chính mình trong bạn, trong những người khác và trong các thế hệ tương lai.

  Ngay cả khi không có mây ở đó, nó vẫn tiếp tục như tuyết hoặc mưa.  Không thể để đám mây chết.  Nó có thể trở thành mưa hoặc băng, nhưng nó không thể trở thành hư không.  Đám mây không cần phải có linh hồn để tiếp tục.  Không có bắt đầu và không có kết thúc.  Tôi sẽ không bao giờ chết.  Sẽ có một sự tan rã của cơ thể này, nhưng điều đó không có nghĩa là cái chết của tôi. Tôi sẽ tiếp tục, luôn luôn”.

Hạnh nguyện và di sản tâm linh của Thầy sống mãi trong chúng ta. Những suy nghĩ, lời nói và hành động của chúng tôi là sự tiếp nối của Thầy. Chính trong những giây phút chánh niệm mà ta đang thực tập, ta thấy Thầy đang ở trong ánh nắng lúc rạng đông, trong làn nước sóng sánh, tách trà trên tay, trong từng hơi thở hay bữa cơm yên tĩnh bên nhau. Trong chính hơi thở của chúng ta, Thầy làm giàu cho nhân loại và tình yêu thương của nhau.

Cầu mong tất cả chúng ta được an toàn, tốt lành, thoải mái và hạnh phúc.


Gate, Gate, Paragate, Para Sam gate Bodhi Svaha.

Gate, Gate, Paragate, Para Sam gate Bodhi Svaha.

Gate, Gate, Paragate, Para Sam gate Bodhi Svaha.


Yết đế, Yết đế, Ba la Yết đế, 

Ba la Tăng Yết đế, Bồ Đề Tát Bà Ha.


Ði qua, đi qua. Ði qua bờ bên kia,

Ðã đi qua đến bờ bên kia, reo vui!


Gone, gone. Gone beyond, gone far beyond. Awaken, Rejoice


Với lòng an bình và từ bi.

Đệ tử Tâm Thường Định (Phe X. Bach)

W. Edward Bureau. 



Cộng Đồng Phật Giáo Việt Nam tại Miền Bắc California: Lễ Tưởng niệm Tri ân Cố Trưởng Lão Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Poster by Htr. Quảng Pháp

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

Cộng Đồng Phật Giáo Việt Nam tại Miền Bắc California

BAN TỔ CHỨC

Địa điểm: Chùa Kim Quang - 3119 Alta Arden Expressway, Sacramento, California. 95825


                                                      Phật Lịch 2565 | DL:1/25/2022  


THƯ MỜI

Kính gởi: Chư Tôn Trưởng Lão Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni

Kính gởi: Quý Đồng Hương, Phật Tử gần xa.

Đồng kính gởi: Liên Đoàn Huệ Năng, BHD Miền Thiện Minh, BHD Miền Liễu Quán, cùng Huynh Trưởng đang sinh hoạt tại Miền Bắc California.

Trích yếu: V/v Chứng minh và tham dự Lễ Tưởng niệm Tri ân 

Cố Trưởng Lão Thiền Sư Thích Nhất Hạnh 

Kính bạch chư Tôn Đức, kính thưa liệt quý vị.

Suốt những thập niên qua, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh đã gắn bó với Chư Tăng Ni Bắc California để hoằng dương chánh pháp qua tinh thần “Đi Cùng Tôi - Walk With Me”. Thầy đã truyền đạt tinh thần tu tập và kinh nghiệm hoằng pháp từ Á Châu sang Âu Châu cho các giới. Để tỏ lòng tri ân đến bậc Thầy lớn của Phật Giáo Việt Nam tại Hải Ngoại. Cộng Đồng Phật Giáo Việt Nam tại Miền Bắc California, thành kính tổ chức Lễ Tưởng Niệm Thắp Sáng Ân Thầy trong Ngày Tụng Giới Bố Tát đầu năm trong miền.

Lễ Tưởng Niệm sẽ bắt đầu vào lúc 3:00 giờ chiều ngày Thứ Bảy 12 tháng 2 năm 2022.

Địa điểm: Chùa Kim Quang - 3119 Alta Arden Expressway, Sacramento, California. 95825

Buổi Lễ tưởng niệm sẽ được phát tin trên Facebook Live Stream, Chùa Kim Quang và trên YouTube Channel Bụt Đà Hạnh 

Chương trình: Thắp nến, Thiền tọa, Cảm niệm Ân Thầy, và Tụng Giới

Thay mặt ban tổ chức, chúng con kính cung thỉnh Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni. Kính mong Quý Ngài và Quý vị dành chút thì giờ tham dự đồng nhất tâm cầu nguyện Giác linh Ngài Cao Đăng Phật Quốc.

Kính mời,

Thay mặt ban tổ chức

TT. Thích Thiện Duyên



BAN TỔ CHỨC

Lễ Tưởng Niệm – Thắp Sáng Ân Thầy 

 Cố Trưởng Lão Thiền Sư Thích Nhất Hạnh


Địa điểm: Chùa Kim Quang - 3119 Alta Arden Expressway, Sacramento, CA. 95825

Thứ Bảy, ngày 12/2/2022 vào lúc 3:00 giờ chiều.

Chương trình: Thắp nến, Ngồi thiền, Cảm niệm  Ân Thầy, Tụng Giới - Bố Tát

Chứng Minh

Đại Lão Hoà Thượng Thích Thắng Hoan (Chùa Bảo Phước – San Jose, CA)

HT. Thích Tịnh Từ (Viện Trưởng Tu Viện Kim Sơn – Watsonville)

HT. Thích Tịnh Diệu (Viện Phó Tu Viện Kim Sơn – Watsonville)

HT. Thích Minh Đạt (Viện Chủ Chùa Quang Nghiêm – Stockton)

HT. Thích Thái Siêu (Viện Chủ Chùa Đại Bảo Trang Nghiêm – Hayward)

HT. Thích Thông Đạt (Viện Chủ Chùa Đại Nhật Như Lai – San Jose)

HT. Thích Nhựt Huệ (Trụ Trì Chùa Duyên Giác – San Jose)

HT. Thích Đồng Trí (Trụ Trì Chùa Viên Chiếu – Sacramento)

HT. Thích Từ Lực (Trụ Trì Chùa Phổ Từ – Hayward)


Trưởng ban:

TT. Thích Thiện Duyên (Trụ Trì Chùa Kim Quang – Sacramento)

Phó ban:

TT. Thích Thiện Nhơn (Phó Trụ Trì Chùa Kim Quang); TT. Thích Pháp Chơn (Trụ Trì Chùa Tâm Từ – Morgan Hill)


Ban Kinh Sư:

ĐĐ. Thích Pháp Hạnh (Trụ Trì Chùa Ấn Tôn – San Jose)

ĐĐ. Thích Đạo Chí (Trụ Trì Chùa Thuyền Tôn – Sacramento)

ĐĐ. Thích Hạnh Trí (Phó Trụ Trì Chùa Giác Hạnh – Stockton)

ĐĐ. Thích Pháp Trí (Trụ Trì Chùa Tiên Quang – Tracy)

ĐĐ. Thích Huyền Thiện (Trụ Trì Chùa Huệ Minh – Sacramento)

ĐĐ. Thích Hoằng Đức (Trú Trù Chùa Thánh Duyên – Concord)

Cùng Chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni trong Miền Bắc California đồng nhất tâm tưởng niệm.


Ban Hương Đăng/Trang Trí: Trưng bày hơn 100 cuốn sách tác giả của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, thư pháp và tranh ảnh.

Ban Tiếp Tân: Đạo tràng Kim Quang, Quý Huynh trưởng GĐPT Miền Liễu Quán, GĐPT Miền Thiện Minh.

Nhiếp Ảnh/ Quay Phim:  Võ Văn Tường, Lê Andy Chương


Tuesday, January 25, 2022

Thich Nhat Hanh’s final mindfulness lesson: How to die peacefully

“Letting go is also the practice of letting in, letting your teacher be alive in you,” says a senior disciple of the celebrity Buddhist monk and author.

Thich Nhat Hanh, 92, reads a book in January 2019 at the Tu Hieu temple. “For him to return to Vietnam is to point out that we are a stream,” says his senior disciple Brother Phap Dung.
 PVCEB

Editor’s note: The International Plum Village Community of Engaged Buddhism has announced that Thich Nhat Hanh died on January 22, 2022, in Huế, Vietnam. The interview below with one of his senior disciples was first published in March 2019.

Thich Nhat Hanh has done more than perhaps any Buddhist alive today to articulate and disseminate the core Buddhist teachings of mindfulness, kindness, and compassion to a broad global audience. The Vietnamese monk, who has written more than 100 books, is second only to the Dalai Lama in fame and influence.

Nhat Hanh made his name doing human rights and reconciliation work during the Vietnam War, which led Martin Luther King Jr. to nominate him for a Nobel Prize.

He’s considered the father of “engaged Buddhism,” a movement linking mindfulness practice with social action. He’s also built a network of monasteries and retreat centers in six countries around the world, including the United States.

In 2014, Nhat Hanh, who is now 93 years old, had a stroke at Plum Village, the monastery and retreat center in southwest France he founded in 1982 that was also his home base. Though he was unable to speak after the stroke, he continued to lead the community, using his left arm and facial expressions to communicate.

In October 2018, Nhat Hanh stunned his disciples by informing them that he would like to return home to Vietnam to pass his final days at the Tu Hieu root temple in Hue, where he became a monk in 1942 at age 16. (The New York Times reports that nine US senators visited him there in April.)

As Time’s Liam Fitzpatrick wrote, Nhat Hanh was exiled from Vietnam for his antiwar activism from 1966 until he was finally invited back in 2005. But his return to his homeland is less about political reconciliation than something much deeper. And it contains lessons for all of us about how to die peacefully and how to let go of the people we love.

When I heard that Nhat Hanh had returned to Vietnam, I wanted to learn more about the decision. So in February I called up Brother Phap Dung, a senior disciple and monk who is helping to run Plum Village in Nhat Hanh’s absence. (I spoke to Phap Dung in 2016 right after Donald Trump won the presidential election, about how we can use mindfulness in times of conflict.)

Our conversation has been edited for length and clarity.

Brother Phap Dung, a senior disciple of Thich Nhat Hanh, leading a meditation on a trip to Uganda in early 2019.
 Wouter Verhoeven

Eliza Barclay

Tell me about your teacher’s decision to go to Vietnam and how you interpret the meaning of it.

Phap Dung

He’s definitely coming back to his roots.

He has come back to the place where he grew up as a monk. The message is to remember we don’t come from nowhere. We have roots. We have ancestors. We are part of a lineage or stream.

It’s a beautiful message, to see ourselves as a stream, as a lineage, and it is the deepest teaching in Buddhism: non-self. We are empty of a separate self, and yet at the same time, we are full of our ancestors.

He has emphasized this Vietnamese tradition of ancestral worship as a practice in our community. Worship here means to remember. For him to return to Vietnam is to point out that we are a stream that runs way back to the time of the Buddha in India, beyond even Vietnam and China.

Eliza Barclay

So he is reconnecting to the stream that came before him. And that suggests the larger community he has built is connected to that stream too. The stream will continue flowing after him.

Phap Dung

It’s like the circle that he often draws with the calligraphy brush. He’s returned to Vietnam after 50 years of being in the West. When he first left to call for peace during the Vietnam War was the start of the circle; slowly, he traveled to other countries to do the teaching, making the rounds. And then slowly he returned to Asia, to Indonesia, Hong Kong, China. Eventually, Vietnam opened up to allow him to return three other times. This return now is kind of like a closing of the circle.

It’s also like the light of the candle being transferred, to the next candle, to many other candles, for us to continue to live and practice and to continue his work. For me, it feels like that, like the light is lit in each one of us.

Eliza Barclay

And as one of his senior monks, do you feel like you are passing the candle too?

Phap Dung

Before I met Thay in 1992, I was not aware, I was running busy and doing my architectural, ambitious things in the US. But he taught me to really enjoy living in the present moment, that it is something that we can train in.

Now as I practice, I am keeping the candlelight illuminated, and I can also share the practice with others. Now I’m teaching and caring for the monks, nuns, and lay friends who come to our community just as our teacher did.

Eliza Barclay

So he is 92 and his health is fragile, but he is not bedridden. What is he up to in Vietnam?

Phap Dung

The first thing he did when he got there was to go to the stupa [shrine], light a candle, and touch the earth. Paying respect like that — it’s like plugging in. You can get so much energy when you can remember your teacher.

He’s not sitting around waiting. He is doing his best to enjoy the rest of his life. He is eating regularly. He even can now drink tea and invite his students to enjoy a cup with him. And his actions are very deliberate.

Once, the attendants took him out to visit before the lunar new year to enjoy the flower market. On their way back, he directed the entourage to change course and to go to a few particular temples. At first, everyone was confused, until they found out that these temples had an affiliation to our community. He remembered the exact location of these temples and the direction to get there. The attendants realized that he wanted to visit the temple of a monk who had lived a long time in Plum Village, France; and another one where he studied as a young monk. It’s very clear that although he’s physically limited, and in a wheelchair, he is still living his life, doing what his body and health allows.

Anytime he’s healthy enough, he shows up for sangha gatherings and community gatherings. Even though he doesn’t have to do anything. For him, there is no such thing as retirement.

Eliza Barclay

But you are also in this process of letting him go, right?

Phap Dung

Of course, letting go is one of our main practices. It goes along with recognizing the impermanent nature of things, of the world, and of our loved ones.

This transition period is his last and deepest teaching to our community. He is showing us how to make the transition gracefully, even after the stroke and being limited physically. He still enjoys his day every chance he gets.

My practice is not to wait for the moment when he takes his last breath. Each day I practice to let him go, by letting him be with me, within me, and with each of my conscious breaths. He is alive in my breath, in my awareness.

Breathing in, I breathe with my teacher within me; breathing out, I see him smiling with me. When we make a step with gentleness, we let him walk with us, and we allow him to continue within our steps. Letting go is also the practice of letting in, letting your teacher be alive in you, and to see that he is more than just a physical body now in Vietnam.

Eliza Barclay

What have you learned about dying from your teacher?

Phap Dung

There is dying in the sense of letting this body go, letting go of feelings, emotions, these things we call our identity, and practicing to let those go.

The trouble is, we don’t let ourselves die day by day. Instead, we carry ideas about each other and ourselves. Sometimes it’s good, but sometimes it’s detrimental to our growth. We brand ourselves and imprison ourselves to an idea.

Letting go is a practice not only when you reach 90. It’s one of the highest practices. This can move you toward equanimity, a state of freedom, a form of peace. Waking up each day as a rebirth, now that is a practice.

In the historical dimension, we practice to accept that we will get to a point where the body will be limited and we will be sick. There is birth, old age, sickness, and death. How will we deal with it?

Thich Nhat Hanh leading a walking meditation at the Plum Village practice center in France in 2014.
 PVCEB

Eliza Barclay

What are some of the most important teachings from Buddhism about dying?

Phap Dung

We are aware that one day we are all going to deteriorate and die — our neurons, our arms, our flesh and bones. But if our practice and our awareness is strong enough, we can see beyond the dying body and pay attention also to the spiritual body. We continue through the spirit of our speech, our thinking, and our actions. These three aspects of body, speech, and mind continues.

In Buddhism, we call this the nature of no birth and no death. It is the other dimension of the ultimate. It’s not something idealized, or clean. The body has to do what it does, and the mind as well.

But in the ultimate dimension, there is continuation. We can cultivate this awareness of this nature of no birth and no death, this way of living in the ultimate dimension; then slowly our fear of death will lessen.

This awareness also helps us be more mindful in our daily life, to cherish every moment and everyone in our life.

One of the most powerful teachings that he shared with us before he got sick was about not building a stupa [shrine for his remains] for him and putting his ashes in an urn for us to pray to. He strongly commanded us not to do this. I will paraphrase his message:

“Please do not build a stupa for me. Please do not put my ashes in a vase, lock me inside, and limit who I am. I know this will be difficult for some of you. If you must build a stupa though, please make sure that you put a sign on it that says, ‘I am not in here.’ In addition, you can also put another sign that says, ‘I am not out there either,’ and a third sign that says, ‘If I am anywhere, it is in your mindful breathing and in your peaceful steps.’”

Further reading: