Showing posts with label Nguyễn Hy Vọng. Show all posts
Showing posts with label Nguyễn Hy Vọng. Show all posts

Sunday, April 22, 2018

Tiếng Việt Ở Đâu Mà Ra? - Nguyễn Hy Vọng

Tiếng Việt Ở Đâu Mà Ra?

Nhà ngữ học Logan đã tìm gia phả cho tiếng Việt từ năm 1859 và viết rằng: "The vernacular Annamese language, though full of Chinese idioms, belonged to thế same family as the Mon in Burma" (Mon-Annam formation, pp 152-183, Journal of the Indian Archipelago N.S / vol. iii, 1859).
Vậy thì Mon là gì? Họ còn có tên là Môn, Mòn, Rmon, Rman. Mon là tiếng nói của dân Mòn bên Miến Điện. Chừng hơn 1 triệu người Mòn ở vùng miền biển và núi phía Dông Nam Rangoon cách 150 km. Từ ngàn xưa dân này ở khắp nước Miến Điện khi người Miến xưa đang còn ở miền Tây Nam đất Tàu bây giờ.

Họ khá văn mình và đã có chữ viết từ 1400 năm qua. Tiếng Mon và chữ Mon đã góp phần xây dựng lên tiếng Miến và chữ Miến nên đã ảnh hưởng nhiều và lâu bền vào văn hoá và ngôn ngữ của Miến Điện, Kampuchia và Thái Lan nữa. Nhưng người Mon hiện nay đã bị mất nước! 
Hồi xưa họ ở khắp cả Miến Điện và cả một phần đất Thái Lan. Sau hơn ngàn năm kèn cựa với Miến và Thái, họ đã mất hết đất nhưng họ vẫn hơn về phương diện văn hoá và ngôn ngữ và cả hai dân tộc Thái và Miến đều phải công nhận phần đóng góp lớn của dân Mòn cho tiếng nói của họ, và họ không ngớt nhắc nhở đến trong các sáng tác văn hoá. 
Nếu bạn có sang thăm Thái Lan hay Miến Điện, bạn sẽ thấy hàng trăm đền đài xưa của người Mon lập ra mà được người Thái và Miến tu bổ để tiếp tục thờ, cũng như di tích hàng trăm bia đá có khắc chữ Mòn xưa, bằng chứng hùng hồn về nét chung cùng văn hoá và nếp sống văn tự và ngôn ngữ giữa ba dân tộc Mon-Miến-Thái.
Về phần Khmer và Mon thì hai dân ấy quá giống nhau về tiếng nói nên xem như hai anh em, các nhà ngữ học gọi chung là Mon Khmer, không tách rời ra được, cũng như giữa Mường và Việt vậy đó.
Viêt Nam ta bị Tàu lấn lướt đã trên 2000 năm nên dấu vết ảnh hưởng của Mon gần như khó thấy, nhưng thật ra tiếng Việt, qua tiếng Mường, quá giống với tiếng Mon Khmer, nên các nhà ngữ học nhất quyết ghép nó vào gia đình Mon Khmer dù cho phần đông người Việt không biết Mon Khmer là cái quái gì? Mặc dù hiện nay tiếng Mòn được xem như là tiếng gốc gác của vùng ngôn ngữ Đông Nam Á, không một dân tộc, sắc dân hay bộ lạc nào mà tiếng nói lại không có pha trộn ít nhiều tiếng Mon vào!
Việt Nam nằm trong vùng trái độn là bán đảo Indo-China giữa hai khối người khổng lồ là Tàu và Ấn Độ nên từ rất xưa đã chịu ảnh hưởng của cả hai nền văn hoá và ngôn ngữ ấy. Nhưng chúng ta ít biết đến ảnh hưởng của Mon và Ấn Độ trên ngôn ngữ và văn hoá của ta. 
Tiếng Việt xa tiếng Mòn cả 1000 cây số, chứng tỏ tính cách vượt thời gian và xuyên không gian của hai ngôn ngữ xưa Mòn và Việt. 
Tiếng Mòn rất giống tiếng miền Bắc Trung Việt hơn vì qua mấy ngàn năm, người Việt miền Trung gìn giữ được nhiều tiếng xưa của ông bà trong khi người miền Bắc liên miên gánh chịu tới tấp sóng gió văn hoá từ Tàu tràn xuống nên đã quên đi nhiều tiếng nói xưa của ông bà.
Tiếng Khmer rất giống tiếng Mon, như hai anh em ruột, nên các nhà ngữ học không tách rời chúng ra được và tiếng Việt lại rất giống cả hai.
Cả ba tiếng nói Mòn-Khmer-Việt như là ba nhánh của một cây ngôn ngữ khổng lồ. Nay ta và họ không nhìn ra nhau nhưng xưa đã là anh em cật ruột, cùng gốc gác, chung tiếng nói từ khi ta chưa hề biết ta là Giao Chỉ mà họ cũng chưa hề biết họ là Mon hay Khmer nữa, vào cái thời thôi nôi lúc đầu của mọi tiếng nói con người. 
Dòng Mon Khmer đã lai tiếng với giòng Taic từ mấy ngàn năm về trước. Taic là gốc sinh ra các thứ tiếng Thái, Lào, Shan giữa Miến Điện và Tháí Lan, và tiếng Zhuang/Choang bên Hoa Nam, nơi mà hồi xưa chưa phải là của dân Tàu.
Vấn đề lai tiếng nói đang còn bàn cãi nhưng càng ngày càng rõ là muốn phân biệt nguồn gốc khác nhau thì khó, mà nhận xét về lai tiếng thì quá rõ. Trong toàn thể tiếng Việt có 45% tiếng cùng một gốc với Thái và 28% tiếng cùng một gốc với Mòn Khmer.

BS Nguyễn Hy Vọng

Ảnh Hưởng Các Tiếng Nói Nam Á Vào Tiếng Việt

Dòng tiếng nói Nam Á gồm có nhánh Munda và nhánh Mon Khmer. Nhánh Mon Khmer gồm có nhóm Mường Việt và nhiều nhóm nhỏ khác (Mường Việt là con lai của nàng Tai và chàng Khmer) (vùng nói tiếng Mường trải dài từ Ninh Bình xuống đèo Mụ Giạ). Mường Việt trở thành Mường và Việt. Việt chia ra Việt Bắc (châu thổ sông Cái), Việt Trung (châu thổ sông Mạ, sông Cả).
Người Tàu, với 7 thứ tiếng và một thứ chữ hình vẽ, đã lấn xuống từ 2500 năm qua cho nên dùi cui đánh đục thì đục đánh săng, các dân tộc Bách Việt nhào xuống miền Nam và cuộc di cư hàng hàng lớp lớp, đa bộ lạc, đa dân tộc, đa văn hoá, đa ngôn ngữ và đa văn tự vẫn đang tiếp tục và làm cho các nhà ngữ học điên cái đầu. Họ không chịu công nhận những tiếng nói ấy là mixed (pha trộn), trong khi chính họ (các tiếng nói bên Âu Châu) cũng là mixed như điên giữa Latinum, old Greek, Etruscan và gì gì nữa.
Chỉ mới gần đây, cuộc nam tiến bất đắc dĩ mà rất địa phương và rất hạn hẹp của tiếng miền Trung đã sinh ra cái phát âm miền Nam từ cái phát âm Huế và cái giọng miền Nam từ cái nhấn giọng Quảng Nam. Đó là hai cái bản lề âm thanh và giọng nói mà Alexandro để Rhodes không ngờ đến nên ông ta chỉ viết từ điển cho âm và giọng của người Bắc mà thôi và làm sinh ra cái hiểu lầm tiếng Bắc là tiếng chuẩn và phát sinh ra cái thổi phồng quan trọng của hỏi ngã về sau này.
Hai mẫu chữ khoa đẩu, một ở Bắc Sơn và một ở ngay trong lòng đất xưa Thăng Long, cho biết là không riêng gì tiếng nói, các tuồng chữ viết ở Đông Nam Á cũng chung đụng, chung chạ, chung nét và chung ý nghĩa khi lăm le mặc áo cho các lời nói va` tiếng nói ở Nam Á vốn đã chia xẻ chung một cái nôi từ ngàn đời trước đây.
Cái văn hoá Tàu, mà ngọn giáo đi trước thầy giáo đi sau, đã ép dạy cho dân Giao Chỉ một bài học để đời trong khi cái văn hoá Ấn độ xưa, mà bài kinh bài kệ đi theo cánh buồm lộng gió của các thuyền buôn bán, đã ảnh hưởng ngàn đời vào toàn thể vùng mênh mông Đông Nam Á, trừ ra vùng Giao Chỉ, nên đã xảy ra cảnh đau buồn của những người anh em họ chung một nôi ngôn ngữ mà đã không còn nhận ra nhau sau 2500 năm khi đã đi theo hai ông thầy văn hoá khác nhau.
BS Nguyễn Hy Vọng

Tuesday, April 17, 2018

The Importance of Linguistic Research

Just Breath. The presence is pure happiness - Poem by @PheBach


The Importance of Linguistic Research 

How could one expect to find an old word, presumed lost into depths of time, in some entranched tiny corner of the human intellect, like a secret treasure, a gift emerging from the cradle of humanity? 
Well, it's not that hard .... because, in reality, a word never dies! 

Each of them has successfully tried to survive the vicissitudes of language, the common consciousness of the human society that shaped it. 
It was nothing but a reflection, among others, of the collective soul that preserves forever the miraculous survival of human thought, since the birth of the individual until his death, since the cradle of a people until its marriage with another people, giving rise to other forms of life and survival language. 
A word evolved to maturity, was used as a tool of trade, of emotions and facts, seemingly shaping new contours to fit the nuances of human emotions, hiding partly behind disappointing combinations, even playing hide and seek with linguistic research, even playing tricks with cunning linguists, surprising them in their scholarly work, forever tempting and fascinating!
Vong Hy Nguyen, M.D.
Lexicographer


Language Comparisons

The Chinese are so poor in number of phonemes:  3,600 all in all. Moreover, their present monosyllabism makes out a poor prognosis for its future. It does not matter whether they write in abc or in ideographs.
The Japanese are burdened with three writing systems, but because they think much more, they are stronger, more civilized, and more prosperous.
The Vietnamese language is also monosyllabic, but the number of phonemes is staggering:  less than 17,500, and they write abc. Its prognosis is just a little better, but they need to think more.
The world phonetic champion is Cambodian:  41,000 phonemes. Alas, the prognosis is even worse, they simply do not think.
To me, the thought is everything. The speech, its conveyor, is only as good as the thoughts, and the writing, the poor carrier for both, is faring even worse.
The world belongs to the new thinkers, not to the old men of wisdom.
The primum movens of mankind is the richness of ideas and thoughts which result in the quality of speech and writing, and not vice versa.
The French is lazier in their thinking and their language is now relocated to a second or third order.
English is the language of freedom because their people are richer in new ideas and thoughts.
The Chinese world is a century lagging behind, and still counting!
Vong Hy Nguyen, M.D.
Lexicographer

About the Mon Khmer Languages 
Links between the Mon Khmer languages with others have been surmised but are still lacking thorough evaluations. The Cognatic Dictionary of the Vietnamese Language will remedy to this lack of knowledge. There are about 100 Mon Khmer languages. This dictionary has explored 58 of them, including the most spoken languages: Vietnamese, Khmer, Thai, and Laotian. Only in Vietnam and Cambodia are the Mon Khmer languages considered official. Long ago, they were spoken in present Southern China and present Indonesia, and have braced with other neighboring groups of languages. 

The Mon Khmer languages possess the most vowels in the world. Some have up to 40. Their grammar are typically by word order: the qualificatives follow/modify the head word and the basic sentence is: subject - verb - object. Some linguists group them together with the Munda and the Khasi into a bigger AA/Austro-Asian group. Some other linguists group them with the Austronesian to make into a huge Austric group. 
The main Mon Khmer language is Vietnamese with 83 million speakers. Since 1,775, 3 million Vietnamese refugees carried their language to all over the world. 
The Mon Khmer languages were broken into pieces since the second millenium BC, but the various moving paths of this wandering group remain quite hypothetical and not thoroughly exposed. 
Vong Hy Nguyen, M.D.
Lexicographer


About the Cognatic Dictionary of the Vietnamese Language 

This dictionary has been designed and written for 27 years from 1981 to 2008. It aimed to provide the global public the true face of the Vietnamese language as such. It was treated as a whole by the method cognate, one of the methods of comparative linguistics with the specific purpose to make clear the parallel evolution of cognates in most of the languages of Southeast Asia. It does not neglect the substantial contribution of the Chinese to the language of our ancestors, although not genetic, the Chinese was and remains the modus vivendi and cultural conveyor of ideas for Japan, Korea, and of course, Vietnam. 

The whole book reflects the strong logistics of lexicographical research conducted thoroughly, as it claims to draw about 27,400 Vietnamese words against their collegial cognatic of about 275,000, compared them to each other, syllable for syllable, letter for letter, tone to tone, so as to better appreciate the remarkable cognatic homogeneity among them through the seemingly disparate and disappointing aspects of their various writings, although syllabic per se. 

May it be the touchstone of a new way to "see" the Vietnamese language and its linguistic cousins in both ways, similar or dissimilar, and yet so lifelike from their first babblings to their modern maturities. 

Vong Hy Nguyen, M.D 
Lexicographer

Saturday, April 14, 2018

Tinh Thần Đặc Biệt Của Tiếng Việt - Nguyễn Hy Vọng


Tinh Thần Đặc Biệt Của Tiếng Việt
"Write with your heart what you care about and what you think others would care too. It is with empathy, and not your writing skills, which will seduce or compel your readers. It's your belief that will show through." Kurt Vonnegut

"Show the seeds. Don't expect to harvest. It will come by itself. Write, write, write.......when the spirit moves you! Even when it doesn't, so what? It will, one time in your life." Vong Hy Nguyen

Có một chuyện lạ là cách đây mấy ngàn năm, ngoài tiếng Tàu ra, ông bà ta còn dùng không biết bao nhiêu là tiếng nước ngoài ở Đông Nam Á Châu mà ta cứ tưởng đâu là tiếng Việt của ta. Thí dụ ta nói tha thiết thiết tha, đó là tiếng Thái. Vắng vẻ, đủng đỉnh, cũng là tiếng Thái! Vơ vẩn vẩn vơ là tiếng Lào. Chân tay, chân mây là tiếng Khmer. Một ngày, một hai ba bốn năm là tiếng Miên luôn!

Cụ Nguyễn Gia Thiều cách đây khoảng 200 năm đã viết: "Trẻ tạo hoá đành hanh quá ngán". Đành hanh là tiếng gốc Chàm đó, có nghĩa là ganh ghét, ganh tị. Cụ Nguyễn Trải cách đây khoảng 600 năm có nói: "Tuy rằng bốn bể cũng anh tam". Tam là tiếng Mã Lai, có nghĩa là thằng em trai. Trong câu "Hai chữ công danh tiếng vả vê", vả vê là tiếng Lào xưa, có nghĩa là trống vắng mà bây giờ người Việt không còn ai nói nữa. Người Việt nói cái dùi cui hay đùi cui thì người Indonesia và Malay cũng nói là đulkul!

Hai tiếng nôm na mà ai cũng cho nôm là nam, vậy thì na là gì? Thật ra, nôm và na đều có nghĩa gốc là xưa, cũ, lâu đời, đã có từ lâu. Các từ điển Lào Thái Khmer đều có ghi hai tiếng nôm na theo lối chữ abc của riêng họ và đều giải thích như vậy. Tiếng Nôm là tiếng nói xưa của người nước ta, đã nói như vậy từ lâu, trước khi ông bà ta gặp người Tàu. Chữ Nôm chỉ là cách ghi lại tiếng Nôm mãi sau này.

Cả thảy 27 ngàn 400 tiếng Việt như vậy, ta cùng nói chung tiếng nói của không biết bao nhiêu là ngôn ngữ anh em chung quanh ta, đến nỗi không có một tiếng Việt nào mà lại không có chung đồng nguyên (gốc gác) với một vài ngôn ngữ khác ở miền Đông Nam Á này. Những tiếng Khmer, Lào, Thái, Chàm, Malay, Indonesia, Nùng, Hmong, Bahnar, Rhade, v.v. bao bọc tiếng Việt trong một vòng dây thân ái của tình anh em ngôn ngữ mà chúng ta không ngờ đến đó thôi.

Nhưng tiếng Việt có một điểm rất lạ, dễ thì dễ mà khó cũng thật là khó, vì ta tưởng là ta viết được tiếng Việt là ta hiểu được tiếng Việt. Thật ra, ta không hiểu tiếng mẹ đẻ của chúng ta ra làm sao cả. Ta nói đau đớn mà không hiểu đớn là gì! Đớn là tiếng Mon, có nghĩa là đau cái đau của lòng mình. Ta nói rộn rịp mà không hiểu rịp là gì! Rịp là bận việc, gốc tiếng Lào Thái! Ta nói săn sóc, chăm sóc mà chẳng hiểu săn là gì và sóc là gì! Săn là theo dõi, sóc là sức khoẻ, gốc Sanskrit/Pali.

Có cả thảy chừng 10 ngàn tiếng Việt gốc gác như vậy! Thành thử dù cho ta có biết viết chữ Nôm hay chữ Tàu đi nữa, ta vẫn không thể nào bíết ý nghĩa của mỗi từ ngữ trong tiếng Việt của ta đâu! Điều này đòi hỏi phải có một trình độ và khả năng hiểu biết ý nghĩa nguồn gốc của mỗi chữ, mỗi âm, mỗi từ trong tiếng Việt mà con số lên đến gần 10 ngàn tiếng đơn như vậy.

Chỉ có một cách qua được cái khó khăn vượt bực đó. Đó là phải có một bộ từ điển nguồn gốc tiếng Việt, tham khảo khắp cả 58 thứ tiếng lớn nhỏ ở Nam Á Châu từ tiếng Thái, Lào, Khmer, Miến, Malay, Indonesia cho đến những tiếng nói thiểu số với vài ba trăm ngàn người, tiếng Mường, tiếng Nùng, tiếng Hmong, tiếng Chàm ....Chúng đều có đóng góp âm thanh, giọng nói và ý nghĩa gốc gác hay làm nguồn cội ban đầu cho vô số từ ngữ trong tiếng Việt.

BS Nguyễn Hy Vọng