Showing posts with label Cát Sương. Show all posts
Showing posts with label Cát Sương. Show all posts

Friday, November 17, 2017

NỖI BUỒN VẪN MÃI KHÔNG TÊN

Ảnh mượn trên facebook.

NỖI BUỒN VẪN MÃI KHÔNG TÊN
Truyện ngắn Cát Sương

Lại thêm một cái nhắn tin cá nhân (personal message), “Chú Lưu ơi… cháu gọi chú được không?”
Chắc là Lan lại có nỗi buồn Lưu thầm nghĩ. “Chuyện gì vậy cháu? Ừ được”. Cháu gọi đi. Lưu trả lời.
Lan gọi và sau khi lời chào hỏi như thường lệ. Nàng đi thẳng vào vấn đề.
"Dạ, hôm nay cháu đang buồn man mác, lang thang vào mạng và vớ trúng bài thơ cùng tâm trạng ở trang nhà Tương Tri. Bài thơ hay mà lạ, có những điều gắng liền với lịch sử lịch Việt Nam, úp úp mở mở, mà cháu chưa hiểu. Chú giải thích giùm cháu nhé, nhất là đoạn lông ngỗng đến lo âu". Rồi nàng đọc bài thơ như sau:

TÔI ĐÃ ĐÁNH MẤT NƯỚC VIỆT BUỒN ÔNG Ạ!

Tôi đi ngược từ miền Nam ra Bắc
Cuối Cửu Long leo lên ngọn sông Hồng
Muốn đi hết đất nước mình ông ạ
Rồi thả trôi cho mất xác ở biển Đông…

Có những bữa, miền trung du thưa vắng
Thấy mấy con trâu ngơ ngác ngóng mục đồng
Đêm Phó Bảng tiếng con mèo vong quốc
Gào thất thanh như bị chém ngang hông

Có những bữa bên đường đầy lông ngỗng
Phía xa xa mấy chú khách thập thò
Tôi không thể xóa đi bao vết dấu
Lịch sử rùng mình nghĩ vận nước, âu lo…

Có những bữa như bữa nay ông ạ
Dăm thằng hèn ngồi “ôn cố tri tân”
Rót nhè nhẹ như trong vùng tạm chiếm
Sau bữa nay biết còn gặp mấy lần?

Có những bữa đứng ngay đường biên ải
Nhìn tứ bề thấy nước Việt xa xăm… 
Dũng Trung KQD


Lưu ôn tồn bảo:
“Đúng là một bài thơ mang tâm trạng của những người còn rất tỉnh táo cháu ạ. Đất nước mình còn đó mà như đã mất đi từ rất lâu rồi. Có lẽ tác giả thật tinh tế khi nhìn những lông ngỗng trên đường, rồi nhớ đến tích xưa, qua câu chuyện Trọng Thủy (con trai Triệu Đà) - Mỵ Châu (con gái Thục An Dương Vương), vì tình yêu mù quáng mà để mất nước về tay bọn giặc:

"Có những bữa bên đường đầy lông ngỗng
Phía xa xa mấy chú khách thập thò
Tôi không thể xóa đi bao vết dấu
Lịch sử rùng mình nghĩ vận nước, âu lo…"

Ngày nay, có lẽ có rất nhiều người vì đồng tiền, địa vị, danh vọng, chính danh, quyền cai trị, cũng như những thất tình lục dục mà mở cửa cho giặc xâm lăng tự do vào ra mà không cần rắc lông ngỗng làm hiệu cho "mấy chú khách" vào xâm chiếm đó cháu.

Lan gật gù, oh thì ra là vậy. Giặc trong giặc ngoài. Buồn thật. Buồn. 

“Thôi cháu đi đây, nói thêm chắc cháu phải bỏ nơi xứ sở thiên đường này quá.” Lan buồn bã và cúp máy.

Lưu vẫn còn muốn nói thêm hay ít nhất là đọc 4 câu thơ cuối trong BÀI CA CÔ GÁI TRƯỜNG SƠN của nhà sư Tuệ Sỹ trong đầu năm 1980 cho Lan nghe, như là một lời tâm sự cùng đứa cháu gái có tâm hồn rất Việt mà Lưu luôn trân quý. Thế mà nó đã cúp điện thoại và Lưu vẫn tiếp tục ngâm nga bốn câu thơ trong đầu, không biết là cho chính mình hay cho đứa cháu phương xa.

“…Trường Sơn ơi bóng tùng quân ngạo nghễ
Phận sắn bìm lây lất với hoàng hôn
Quê hương ơi mấy nghìn năm máu lệ
Đôi vai gầy dâng trọn cả mùa xuân.” 
Tuệ Sỹ

Một ngày có mưa trên đất khách.
Cát Sương