Showing posts with label Thích Nguyên Tạng. Show all posts
Showing posts with label Thích Nguyên Tạng. Show all posts

Wednesday, March 3, 2021

Lời chào mừng bài pháp thoại đầu tiên trở lại giữa Đại Dịch Covid-19: Giới thiệu sách mới


Lời chào mừng bài pháp thoại đầu tiên trở lại giữa Đại Dịch Covid-19: Giới thiệu sách mới

Lời dẫn: Kính dâng Thầy bài viết về những gì con được nghe trong pháp thoại sáng nay. Kính tri ân Thầy… bài pháp thoại quá tuyệt vời mà con nghĩ khó có người diễn đạt nếu không có một trí thông tuệ căn bản. Kính chúc sức khỏe Thầy. 


Trái với sự háo hức chờ đón những bài pháp thoại về các 40 thiền sư trong tông phái Lâm Tế.... như TT Thích Nguyên Tạng - Trụ Trì Tu viện Quảng Đức có hứa (trong lời chúc Tết Tân Sửu vào mùng ba) hôm nay tôi lại được thông báo trước hai giờ pháp thoại bắt đầu với đề tài dành cho buổi đầu tiên trở lại ... đó là “Giới thiệu sách mới”.


Vì ít vào xem các trang Facebook nên khi mở máy để vào online tôi mới đọc được một tin trên Trang nhà Quảng Đức Facebook, Thầy cám ơn Huynh trưởng Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ về hai thùng sách gửi tặng từ trước Tết và tôi tự suy đoán… có lẽ sẽ giới thiệu những tác phẩm này chăng dù chưa biết nội dung sách mới này nói gì....? 


Tôi tự nghĩ thầm... cũng hay vì bây giờ trên YouTube các vị có tâm với Phật  Pháp dường như biết  nhu cầu thị hiếu ngày nay của chúng sinh bận rộn trong đời thường rất lười đọc sách mà chỉ thích nghe hơn vì có thể (một công hai chuyện) dù đang lái xe hay nấu ăn hoặc đang làm những việc thường ngày.


Thế  nên  ngày nay trên YouTube có rất nhiều sách nói online mà phần  lớn các đề tài được thâu lại từ của những video cũ mà không thấy giới thiệu sách mới ngoại trừ một vài tác phẩm best seller của những  tác giả mà tên tuổi đã quá quen thuộc với đọc giả hoặc với mục đích ca tụng một tài nhân  đã nổi tiếng từ lâu. 


Quả đúng như sự dự đoán của tôi, qua lời giới thiệu  đầu tiên, Thầy đã đề cập ngay về 40 tập sách gửi tặng từ thư viện Phật Việt và Lotus Media (nơi lưu trữ và ấn tống các tác phẩm của nền Phật Giáo Việt Nam từ quê hương và hải ngoại đã trải dài xuyên suốt từ 1964 đến ngày nay)  do hai huynh trưởng trong Gia Đình Phật Tử tại Hoa Kỳ đó là Tiến sĩ/Huynh Trưởng Tâm Thường - Định Bạch Xuân Phẻ (chùa Kim Quang tại Sacramento) và Huynh Trưởng Quảng Pháp Trần Minh Triết vừa được layout các PDF rồi gửi đến server của Amazon rất tiện lợi. Bạn đọc có thể theo link để order và được in ra, gửi đến tận nhà. 

Chúng ta sẽ nói về tiểu sử của cư sĩ Tâm Thường Định khi lướt qua các tác phẩm mà vị ấy đã ấn hành. 

Điều tôi hoan hỷ có được trong suốt 1:54:12 giờ pháp thoại, tự thấy mình đã nhận được từ nơi Giảng Sư, tôi cũng có nhiều điều trùng hợp và tâm đắc như: 


- điều lợi ích của việc đọc sách và nhất là 

 - hơn 50 % các tác phẩm trong 40 tập sách đó tôi đã đọc qua trên Trang nhà Quảng Đức và một số sách (hơn 10 quyển có trong thư viện nhà mình)! 

Nhưng với biện tài "Thuyết thông mà Tông cũng thông" nên Thầy đã lồng vào những sự hiểu biết của mình và tài ngâm thơ nên những lời giới thiệu của Thầy sẽ làm cho người nghe vội vàng đi tìm những sách trên. 


Thầy đã gửi gấm một thông điệp cho hành giả trên đường tu tập để tìm về cội nguồn tâm linh và giác ngộ là phải tập cho được một thói quen là Đọc sách.


Hơn thể nữa phải tự nhủ thầm "Một ngày mà không đọc sách sẽ giống như một gương mặt chưa được rửa sạch". 


Với những gương ẩn dụ từ cố Tổng Thống Mỹ J.F. Kennedy (rất thích đọc sách và đọc rất nhanh) Thầy đã cho biết thêm người giữ kỷ lục Guiness về đọc sách nhanh nhất hơn 31 năm nay là Howard Stephen Burr trong một phút có thể đọc được 25 ngàn từ và đã được mời đi khắp nơi trên thế giới để truyền cảm hứng. 


Thật ra cũng có nhiều vị bẩm sinh đã có sự thao luyện này có lẽ trong nhiều kiếp quá khứ mà ta chưa biết nhưng qua kinh nghiệm của Giảng Sư mình cũng có thể tập luyện  nếu có được bộ óc nhớ dai như Thầy Nguyên Tạng nghĩa là chỉ đọc tên sách và mục lục thì nó đã nằm trong bộ nhớ rồi...


Nào cùng nhau chúng ta  thụ hưởng 10 điều lợi ích của việc đọc sách mà Thầy đã chia sẻ nhé: 


1- Giúp giảm stress 

2- Mở rộng vốn từ vựng của mình 

3- Để hiểu được thêm người khác (vì văn tức là người) 

4- Nuôi dưỡng được ước mơ 

5- Làm mở rộng kiến thức 

6- Cải thiện khỏe năng tập trung 

7- Cải thiện viết lách 

8- kích thích trí não 

9- Là một loại hình giải trí mà ít tốn kém nhất 

10- Là viên thuốc ngủ


Giảng Sư cũng đã đưa lời khuyên cho  những người thích sưu tầm những loại sách quý (nghĩa về giá trị tinh thần ) đến từ nhà văn, nhà thơ, quản thủ thư viện và đã được giải thưởng Nobel về văn chương  năm 1924 đó là Ngài Anatole Frank (1844-1924) rằng: "Đừng bao giờ cho bất kỳ ai mượn sách" vì Ông thú nhận như sau: những quyển sách quý mà Ông đang lưu giữ đều mượn  và không chịu trả lại... của một người bạn nào đó! 


Là một người rất thích đọc sách từ thuở nhỏ nên tôi rất thích lời dạy của Thầy dành cho những ai cứ tự chữa thẹn rằng mình rất bận và không có thì giờ, nhưng cũng hối tiếc cho mình là kinh Phật thì chỉ mới đọc được full time 15 năm còn cần đến 50 năm mới bắt kịp với minh triết của các pháp môn tu... và thời gian còn lại có lẽ chờ đến kiếp sau! 


Phần lớn trong 40 tác phẩm mới này tôi thấy có 10 tập nói về một Danh tăng của GHPGVNTN - Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ mà hầu hết các tác phẩm và các bài thơ đã từ lâu được online trên các trang mạng Phật Giáo tại hải ngoại và Việt Nam và vì một lý do khác là tôi ưa chép lại làm tài liệu nên từ lâu rồi tôi chiêm ngoạn và ngâm nga thường xuyên chẳng hạn như các bài thơ mà Giảng Sư đã ngâm trong bài pháp thoại hôm nay như KHUNG TRỜI CŨ (trong Giấc mơ Trường Sơn) MỘT THOÁNG CHIÊM BAO (1976) tại rừng Vạn Giã, TÔI VẪN ĐỢI (1978) tại Saigon và QUÁN TRỌ NGÀN SAO (1979) tại trại giam Phan đăng Lưu. 


Theo Giảng Sư cho biết từ ngày được đệ tử của HT Tuệ Sỹ là Cô Tâm Minh - Vương Thuý Nga cấp Dũng trong Gia đình Phật Tử tại Mỹ trong những năm 1992 và  huynh trưởng Tâm Thường Định một thành viên, nên từ đấy Ngài Tuệ Sỹ là người gây cảm hứng cho Anh và Anh phát tâm in lại những tác phẩm của Ngài và những tác phẩm Anh  viết và sưu tầm  là để cúng dường Ngài Tuệ  Sỹ. Trước khi đi vào tiểu sử Hòa Thượng Tuệ sỹ và Huynh Trưởng Tâm Thường Định xin được liệt kê những sách vừa được layout và có trên tủ sách Amazon vừa được gửi tặng  đến Giảng Sư và đó là lý do có bài pháp thoại nầy. 


1. Sức Mạnh của Lòng Từ - Ngài Đạt Lai Lạt Ma - TT. Thích Nguyên Tạng dịch

2. Tuệ Sỹ Vị Thầy của bốn chúng - Tập sách song ngữ (tác phẩm mà Tâm Thường Định biên soạn để cúng dường nhân ngày sinh nhật của HT Tuệ Sỹ có hai bài thật cảm động : 

A- Tâm thư gửi Tăng sinh Huế ngày 28/10/2013

B- Suy nghĩ về đường hướng giáo dục Đạo Phật cho giới trẻ (Ngài đã gửi gấm những suy nghĩ về hiện thời để cho giới trẻ thấy rõ đường đi lối về

C- Những bài thơ của Ôn Tuệ Sỹ được Tâm Thường Định dịch ra Anh Ngữ 

D- Những bài thơ song ngữ của Htr. Tâm Thường Định về Thầy Tuệ Sỹ như Vị Thầy tiêu biểu: HT Thích Tuệ Sỹ  (mời xem tiểu sử Hòa Thượng Tuệ Sỹ do Giảng Sư tóm tắt rất hay và cảm động đến rơi nước mắt).

- Đôi mắt thần tiên  do Tâm Thường Định viết 

- Thiên nhãn do Tâm Thường Định viết 

- Mùa Xuân nhớ Thầy Tuệ Sỹ do Tâm Thường Định viết 


3. Thong dong khắp mọi nẻo đường (dầy 361 trang đúc kết về giáo dục) do Tâm Thường Định viết. 

Đấy chỉ là những sách  tiếng Việt,  Tâm Thường Định có thêm những tác phẩm viết bằng Anh Ngữ  như sau: 

4. Only Love can save us from climate change. (Đặc San Hoa Đàm - Tâm Thường Định chủ biên)

5.  Mindful Leadership - Learning Through the Practices of Mindfulness and Compassion 

6. Xuân Hỷ Xả dầy 514 trang với 52 bài của Chư Tôn Đức mà quan trọng nhất là Ý THỨC VỀ NGUỒN -- thông điệp của Đệ nhất Tăng Thống Đại Lão Hoà Thượng Thích Tịnh Khiết và những tim óc của Chư Tôn Đức.

7. Kinh Thắng Man và  diễn giải của Tuệ Sỹ 

8. Tuệ Sỹ - Đạo Sư, Thơ và Phương Trời Mộng (Tập 2) - Thích Nguyên Siêu 

9. Du già Bồ Tát Giới  của Tuệ Sỹ

10. Tô Đông Pha, những phương trời viễn mộng - Tuệ Sỹ 

11-Những đoản văn viết trong 25 năm qua của HT Thích Như Điển

12-Vua là Phật- Phật là Vua ( tác phẩm mới nhất ) HT Thích Như Điển

13- Đặc san Văn Hoá Phật Giáo ( chùa Viên Giác ) ấn hành vào 6/2020

14- Chiến tranh và Bất Bạo Động của Tổng Thống thứ hai của Ấn Độ Rajendra Prasad 

15- Thoát vòng tục lụy nguyên tác của HT Tinh Vân và được HT Thích Quảng Độ dịch Việt. Tác phẩm này được làm thành phim rất ăn khách tại Trung Hoa và Việt Nam 



gioi thieu sach 2

gioi thieu sach

gioi thieu sach

gioi thieu sach 4
Huynh Trưởng Tâm Thường Định, HTr Tâm Định & TT Nguyên Tạng
(Hình chụp ngay tại Tu Viện Quảng Đức vào ngày 26/12/2020 trong dịp 2 anh đến thăm Tu Viện Quảng Đức)
 
gioi thieu sach 3
Huynh Trưởng Tâm Thường Định & TT Nguyên Tạng
(Hình chụp ngay tại Tu Viện Quảng Đức vào ngày 26/12/2020 trong dịp anh đến thăm Tu Viện Quảng Đức,
anh và anh Tâm Định tổ chức buổi ra mắt sách lưu động chớp nhoáng để giới thiệu bạn độc khắp nơi)
gioi thieu sach 5
Huynh Trưởng Tâm Thường Định, Htr Tâm Định & TT Nguyên Tạng
(Hình chụp ngay tại Tu Viện Quảng Đức vào ngày 26/12/2020 trong dịp 2 anh đến thăm Tu Viện Quảng Đức)

16- Hướng đi của thời đại của HT Thích Đức Nhuận  chánh thư ký GHPGVNTN dưới thời Đệ Nhất  Tăng Thống Thích Tịnh Khiết và là Thầy Y Chỉ của Giảng Sư Thích Nguyên Tạng 

17- Ước nguyện Phật Việt đang dỡ của HT Thích Hạnh Tuấn (đề tựa bài viết của TT Thích Nguyên Tạng trong tập kỷ yếu của HT Thích Hạnh Tuấn ) 

18- Chết và Tái Sinh / Thích Nguyên Tạng

19- Hoàng Đế Trần Nhân Tông - với các bài viết của Tiến sĩ Lê Mạnh Thát và Ngài Tuệ Sỹ và Thích Phước An. 

20- Đức Phật trên cõi phù du - Thích Phước An 

21- Hiu hắt quê hương ngọn cỏ hồng - Thích Phước An 

22- Giải thích những vần thơ của các vị Thiền Sư (Cư sĩ Như Hùng) 

23-Lời ca của gã cùng tử (đúc kết những lời ngỏ và lời bạt của Cư sĩ Tâm Quang -Vĩnh Hảo)

24- Cảm Đức Từ Bi (tản mạn về giáo lý và thơ ca ) của Cư sĩ Tâm Huy- Huỳnh Kim Quang 

25- Đêm nghe Sông Hằng Hát (nhà văn Trần Trung Đạo) 

26- Phổ Hương tình Thầy (Thích Từ Lực)

27- Chánh niệm trong đời thường (Tâm Diệu - Nguyên Giác - Tâm Thường Định chủ biên)

28-Viết từ phương xa (Nguyên Giác) 

29- Tu Bụi (Nguyên Thọ Trần kiêm Đoàn) 

30- Cuối đời lọc những tinh sương (Cư Sĩ Tâm Tấn) 

31- Những bước thăng trầm của HT Maha Narmada do Phạm Kim Khánh dịch 

32-Thầy Tăng Giữ Nước - Nguyễn Quỳnh 

33- Phật giáo với Dân tộc - Hoa Đàm Số 5 - Nhiều tác giả

34- Văn minh gửi cát bụi về mai sau (Tưởng niệm thi sĩ Nguyễn Đức Sơn) - Hoa Đàm Số 11 - Nhiều tác giả

35-Trước sự nô lệ của con người (HT Thích Minh Châu)

36- Bát cơm Hương Tích /Thích Nguyên Tạng


Và 3 tác phẩm Anh Ngữ do Cô Thục Nga Quảng Tịnh Hạnh đã  thỉnh và cúng dường Giảng Sư mà theo Giảng Sư đây là những sách rất có giá trị như: 


38- The Fresh Factor 

39- The Patience / Lama Zopa Rinpoche

40- Buddhist heritage of Pakistan 


Theo thiển ý tôi, Giảng Sư TT Thích Nguyên Tạng quá từ bi và luôn khiêm cung lễ độ với mọi người, đặc biệt với trí tuệ thông biện và từng đi hoằng pháp khắp nơi, giao tiếp đủ giới lại được may mắn có những bậc minh sư làm y chỉ, giáo thọ  nên chỉ có Thầy mới có thể biết từng vai trò, khả năng và hướng đi của mỗi tác giả trong 40 quyển sách này . 


Tôi chợt nhớ lại về Tử Vi thì có lẽ Thầy có cùng ngày sinh 5/12 với Ngài Kim Triệu của Nam Tông và vị Vua Phật Giáo của Thái Lan rất nổi tiếng là Bhumibol Adulyadej nên đã có một trí tuệ siêu phàm dù chưa đạt được Vô Sư Trí như Ngài Tuệ Sỹ chăng?


 Và cũng có thể ta bắt chước theo Ngài Milarepa là "người tu đạo chẳng cần gấp rút chứng đạo mà chỉ lo hành đạo suốt đời" thì Thầy Nguyên Tạng đã giúp ta trên con đường tâm linh ấy, các bạn nhỉ! 


Nào bây giờ bước vào tiểu sử của Ngài Tuệ Sỹ theo lời TT. Thích Nguyên Tạng trong pháp thoại này, các bạn nhé! 


Hòa Thượng Tuệ Sỹ (1943- ) sanh tại Pakse thuộc nước Lào nhưng thân sinh có gốc Quảng Bình là một nơi gọi là địa linh nhân kiệt ( cùng quê với HT Thích Trí Quang).


Năm 7 tuổi đã xuất gia và là đệ tử của H T Thích Trí Thủ có pháp hiệu là Thích Nguyên Chứng 


Ngài được cho là đã được VÔ SƯ TRÍ và được xem là một LIVING DICTIONARY vì cuộc đời Ngài đã gây cảm hứng cho biết bao người từ xuất thế gian cho đến thế gian thường tình. 

-Năm 1960 tốt nghiệp cao đẳng Phật học, 

-1965 tốt nghiệp Đại  học Vạn Hạnh và được mời trở lại làm Giảng Sư cho Viện  Đại học Vạn Hạnh và là tổng thư ký của tạp chí Tư tưởng Vạn Hạnh, một niềm hào của thời chấn hưng Phật học Việt Nam .


-1984 bị bắt vào tù chung với HT Thích Đức Nhuận, Tiến sĩ Lê Mạnh Thát, Ni Sư Thích Nữ Trí Hải và nhiều nhân vật tôn giáo khác .


- Năm 1988 bị tuyên án tử hình nhưng nhờ Phật giáo hải ngoại và hội nhân quyền Liên Hiệp  Quốc áp lực, Ngài được giảm xuống Chung thân khổ sai và đến 1998 thì được phóng thích. 


Trong thời gian trong tù Ngài có làm bài thơ mà ai nghe qua đều không cầm nổi nước mắt, nào mời các bạn cùng nghe PHỤNG THỬ NGỤC TÙ PHẠN được HT Thích Viên Lý dịch như sau: 


"Hai tay nâng chén cơm tù 

Dâng lên Từ Phụ, bậc Thầy Nhơn, Thiên

Thế gian huyết hận triền miên 

Ôm bình cơm độn lặng yên lệ trào "


Đặc biệt  trong thời gian tại  tù, khi được  thăm nuôi Ngài chỉ xin được cung cấp các sách kinh và nhất là sách về IT nhờ đó mà khi ra tù Ngài đã sử dụng thành thạo Computer.


Còn nhiều và nhiều tư liệu khác nữa mà Giảng Sư muốn tuôn trào cho chúng đệ tử được nghe thêm nhưng thì giờ buổi pháp thoại không cho phép nên chúng tôi chỉ biết trân trọng tri ân Giảng Sư và quyết giữ mãi trong lòng những điều được nghe và ôm ấp trong tim những lời dạy Thánh Hiền như sau: 

-Tuổi trẻ học Phật phải có mục đích, niềm tin không bị lung lay để tự thực tập khả năng tư duy bén nhạy và linh hoạt để có lập trường vững vàng cho bản thân 


-Đừng làm một hạt giống chưa nẩy mầm mà đã mục rã 


Thế hệ trẻ phải đứng vững trên đôi chân và cặp mắt sáng để làm nguồn mạch vẫn ngấm ngầm tuôn chảy vô tận...

-Thật ra kiến thức Phật học không khác với kiến thức thế gian nhưng chỉ cần đừng phục vụ cho quyền lợi cá nhân và phải có tinh thần tỉnh thức.


Tôi đã rưng rưng nước mắt khi nghe Thầy nhắc lại câu nói sau đây: 

"Bản chất thực của chiến tranh VN là một bi thảm của dân tộc mà đau khổ chỉ ngập đầu người dân.

Về nguồn là hoàn thành sứ mệnh giữ nước như một thời oanh liệt của tiền nhân Lý Trần thế kỷ thứ 9-13.

Về nguồn là xóa đi hận thù trên một ý thức hệ cảm thông và tình yêu chân thực" 


Bây giờ tôi mới thấy trân quý hai chữ VỀ NGUỒN làm sao và trong lòng đang lên nỗi cảm xúc khó tả! 


Vâng cũng như Thầy đã cám ơn nhã ý của Huynh Trưởng Tâm Thường Định - Bạch Xuân Phẻ và đã tóm tắt hành trạng của Anh từ ngày qua định cư tại Mỹ năm 1991 với tuổi đời chưa đến 50.  (Sinh năm 1976) tại Quy Nhơn Anh đã đóng góp vào nền tảng Phật giáo tại Hải ngoại với Thư viện Phật Việt, với Lotus Media và với khả năng trình độ tốt nghiệp cao học, tiến sỹ về giáo dục và giảng dạy hóa học cho học sinh trung cấp. Tuy có gia đình và 2 con nhưng anh đã giảng dạy Thiền Chánh Niệm và là huynh trưởng Gia đình Phật tử của chùa Kim Quang Sacramento.  Kính tán dương công đức hai anh  Cư Sĩ Tâm Thường Định - Bạch Xuân Phẻ và Cư Sĩ Quảng Pháp - Trần Minh Triết.


Lời kết: 


Kính bạch Giảng Sư TT Thích Nguyên Tạng, kính tri ân Ngài đã phổ biến và giới thiệu những sách mới và quý hiếm đã có sẵn trên tủ sách Amazon và như con học được "Thầy phải là một chỗ nương dựa vững chắc nào đó mới quy tụ được những bậc tài danh tìm đến" 


"Kính chúc sức khỏe Ngài và kính chúc Ngài luôn tịnh lạc miên viễn 

Kính tán dương chúc phúc người Tuệ Trí! 

Tư tưởng, ngôn ngữ, hành động hướng về Chân, Thiện, Mỹ, 

Phụng hiến thế gian theo nghĩa nhiệm mầu 

Tự nguyện hội nhập đời sống chứa mọi khổ đau 

Với Tâm Bồ Để, phát triển Từ Bi, Hy sinh, Nhân Ái!" 


Huệ Hương,

Melbourne 2/3//2021 

Nguồn: Quảng Đức 

Friday, June 29, 2018

Lời Phật Dạy Về Sự Hòa Hợp Trong Cộng Đồng Và Xã Hội

book-cover-buddha-s-teachings-on-social-communal-harmony-2.jpg


Đọc tác phẩm:
Lời Phật Dạy Về Sự Hòa Hợp
Trong Cộng Đồng Và Xã Hội
Mùa Phật Đản 2642 năm nay tôi nhận được món quà pháp bảo quý báu của dịch giả Nguyên Nhật Trần Như Mai, đó là tập sách “Lời Phật Dạy Về Sự Hòa Hợp Trong Cộng Đồng Và Xã Hội, Hợp Tuyển Từ Kinh Tạng Pali” nguyên tác Anh ngữ của Tỷ Kheo Bodhi.
Sách in rất đẹp, dày 318 trang, khổ lớn 15x21, bìa màu do Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam ấn hành đầu năm 2018.
Sau lễ Phật Đản hằng năm là mùa An Cư Kiết Hạ của người xuất gia, tôi dành thời gian trong những ngày đầu mùa An Cư này đểđọc tập sách này và xin ghi lại nơi đây những gì mình tâm đắc từ tập sách này.
Tác giả tập sách là Hòa Thượng người Mỹ đạo hiệu Bhikkhu Bodhi, thế danh Jeffrey Block, sinh năm 1944 tại Brooklyn, New York. Ngài là một tu sĩ Phật giáo theo truyền thống Theravāda. Sau khi lấy bằng Tiến sĩ Triết học tại Đại học Claremont năm 1972, Ngài đến Tích Lan xuất gia tu học và thọ giới Sa-di. Năm 1973, Ngài thọ giới Tỷ-kheo với Hòa Thượng Ānanda Maitreya, một vị Đại sư học giả lãnh đạo PG Tích Lan thời bấy giờ. Năm 1984, HT Bodhi được bổ nhiệm làm Chủ biên Hội Xuất bản kinh sách Phật giáo ở Kandy, Tích Lan, sau đó Ngài được thỉnh cử làm Chủ tịch Hội này. Ngài đã lưu trú tu tập và làm việc  hơn30 năm tại Tích Lan. Vào năm 2002, HT Bodhi đã trở về New York, Hoa Kỳ để làm công việc hoằng pháp lợi sinh cho đến ngày nay.Hiện nay Ngài cư ngụ tại Tu viện Chuang Yen, New York, giảng dạy Phật pháp tại đây và tại Tu Viện Bồ Đề ở New Jersey.Ngài cũng là Chủ tịch Hội Phật giáo Hoa Kỳ (Buddhist Association of the United States – BAUS) và vài Hội khác.Chính nhờ duyên lành sống và tu tập trong hơn một phần tư thế kỷ tại xứ sở Tích Lan mà HT Bodhi đã làu thông cổ ngữ Pali để có thể chuyển dịch những bộ Kinh lớn của hệ Pali ra Anh Ngữ như: Tăng Chi Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Tương Ưng Bộ Kinh… và cũng chính nhờ dịch 3 bản Kinh quan trọng này mà Ngài đã tuyển chọn những chủ đề cốt tủy của Kinh Tạng Pali để biên soạn 2 tập sách giá trị, tập thứ nhất“ In the Buddha’s Words” (Hợp Tuyển Lời Phật Dạy từ Kinh Tạng Pali, do GS Nguyên Nhật Trần Như Mai dịch và ấn hành năm2016)” và tập sách thứ hai đang giới thiệu ở đây là“The Buddha’s Teachings on Social and Communal Harmony”(Lời Phật Dạy Về Sự Hòa Hợp Trong Cộng Đồng Và Xã Hội , ấn hành đầu năm 2018).
ht bodhi.jpg
Tác giả, Hòa Thượng Bodhi
Về dịch giả Việt ngữ tập sách này là Giáo Sư Trần Như Mai, pháp danh Nguyên Nhật, đệ tử quy y ngũ giới của HT Thích Minh Châu và từng là giảng viên môn Anh văn Phật Pháp tại Trường Cao Cấp Phật Học TP HCM niên khóa 1988-1990 (nay là Học viện Phật giáo tại TP HCM). Tưởng cũng nên biết rằng GS Trần Như Mai là em ruột của GS Trần Phương Lan (đệ tử HT Minh Châu, pháp danh Nguyên Tâm, người đã giảng dạy Anh văn Phật pháp trên 20 năm cho sinh viên cấp Cử nhân Phật học, đã biên soạn và ấn hành giáo trình “Buddhism Through English Reading” gồm 3 tập để giảng dạy cho sinh viên; phiên dịch Kinh Tiểu Bộ (5 tập cuối) ; các tác phẩm“ Đức Phật Lịch Sử ”,  “Đức Phật Gotama” từ Anh ngữ sang Việt Ngữ, và nhiều tài liệu Phật học khác…). Người viết bài này đã có duyên theo học môn Anh Văn Phật Pháp với GS Trần Phương Lan trong 4 năm tại Trường Cao Cấp Phật Học niên khóa 1993-1997 và được cố Giáo Sư hướng dẫn dịch thuật trong thời gian này ở Sàigòn (nhóm luyện dịch của chúng tôi khi ấy khoảng 10 tăng ni do hai Giáo Sư hướng dẫn là GS Trần Phương Lan và Giáo Sư Minh Chi (bào đệ Ôn Minh Châu) nay hai vị này đã mãn phần). Chính vì vậy mà khi sang định cư tại Úc vào đầu năm 1998, tôi được GS Trần Phương Lan giới thiệu em gái của cô là GS Trần Như Mai, người đã đến Úc định cư từ năm 1991.  Nhờ mối liên hệ như vậy mà tôi đã mời GS Trần Như Mai cộng tác với Trang Nhà Quảng Đức và giúp thông dịch nhiều buổi Pháp thoại bằng tiếng Anh tại Tu Viện Quảng Đức mỗi khi có những Giảng sư người Úc,  Tây Tạng về thuyết giảng.
Đối với độc giả bốn phương thì đã quen thuộc với Giáo Sư Trần Như Mai qua các dịch phẩm trước đây là “Từ Chánh Niệm Đến Giác Ngộ, Cẩm Nang của người Tu Thiền” (nguyên tác Anh Ngữ “ Mindfulness, Bliss and Beyond ” , của Đại Sư người Anh Ajahn Brahm, ấn hành năm 2010), dịch phẩm thứ hai là “Hợp Tuyển Lời Phật Dạy Từ Kinh Tạng Pali”, (nguyên tác Anh Ngữ “ In the Buddha’s Words” của HT Bodhi, sách ấn hành năm 2016 ). Cả hai dịch phẩm này đều được khắp nơi đón nhận nồng nhiệt và đã tái bản nhiều lần. Riêng tập sách “Hợp Tuyển Lời Phật Dạy Từ Kinh Tạng Pali” đã được quý Phật tử Tu Viện Quảng Đức Úc Châu phát tâm ấn tống để cúng dường Chư Tôn Đức và biếu tặng đồng hương Phật tử trong mùa An Cư Kiết Hạ năm 2016 tổ chức ngay tại Tu Viện Quảng Đức.
Vì đây là tập hợp tuyển những lời dạy của Đức Phật từ cổ ngữ Pali, văn cú phần lớn là lập đi lập lại, rất khó đọc và khó hiểu, khó nắm bắt, nhưng qua ngòi bút điêu luyện của dịch giả Trần Như Mai, người đọc sẽ cảm thấy thấu hiểu dễ dàng hơn trong bản Việt ngữ. Cô Như Mai đã thổ lộ phong cách chuyển ngữ của mình như sau: “Trong lúc phiên dịch, tôi đã nghĩ đến các bạn trẻ, nên đã cố gắng diễn đạt bằng thứ tiếng Việt trong sáng dễ hiểu. Tôi cũng cố gắng Việt hóa một số thuật ngữ Phật học Hán Việt khó hiểu, hoặc chú thích thêm từ ngữ thuần Việt bên cạnh thuật ngữ Hán Việt hoặc ngược lại, để độc giả có thể nhận biết và học hỏi thêm. Tuy nhiên, có một số thuật ngữ Phật học Hán Việt vốn đã rất phổ biến trong giới Phật tử thì tôi vẫn tiếp tục sử dụng.Trong phần kinh trích dẫn, tôi dịch theo bản tiếng Anh của Tỷ-kheo Bodhi, trong đó Ngài Bodhi đã lược bớt các phần lặp lại để giúp độc giả khỏi chán nản khi phải đọc phần lặp lại nhiều lần. Dưới mỗi phần kinh trích dẫn, tôi có ghi chú thêm nguồn gốc bài kinh ấy theo bản dịch của cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu để độc giả có thể tham khảo thêm”.
Và như trước đây, với dịch phẩm mới nhất này, “Lời Phật Dạy Về Sự Hòa Hợp Trong Cộng Đồng Và Xã Hội”, dịch giả Trần Như Mai đã phát tâm ấn tống 1000 quyển để cúng dường Pháp bảo này đến Tăng Ni tại các Học viện Phật giáo ở Việt Nam, và chư Tăng Ni tại Úc trong Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 19 của Giáo Hội năm nay, tổ chức tại Tổ Đình Pháp Hoa, Adelaide, Nam Úc từ ngày 9 đến 19/07/2018. Thật là một công hạnh đáng tán dương, một công đức thù thắng khó nghĩ bàn cho một đệ tử Phật như GS Trần Như Mai trong công cuộc hộ trì  và bảo vệ Chánh Pháp, vừa phát tâm phiên dịch và vừa ấn tống để phổ biến giáo lý đến với nhân gian này.
Sau đây chúng ta lần lượt khám phá những gì có trong tập sách quý báu này.
Trước tiên là sách này hân hạnh được Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 viết lời giới thiệu. Ngài đã hết lời tán thán công đức sưu tập phiên dịch Kinh Tạng Pali, ngôn ngữ gốc của Phật Giáongõ hầu cung cấp những lời dạy nguyên chất giáo lý cho chúng sanh thời nay. Ngài viết “Trong quyển sách xuất sắc này, Bhikkhu Bodhi, là
Duc Dat Lai Lat Ma.jpg
một nhà Sư học giả Phật giáo đầy kinh nghiệm, đã trích dẫn từKinh điển thuộc truyền thống Pāli, một trong những tài liệu cổ xưa nhất về những lời Phật dạy, còn được gìn giữ đến ngày nay, để chứng minh mối quan tâm của Đức Phật về việc duy trì sự hòa hợp trong cộng đồng và xã hội. Tôi chắc chắn rằng các Phật tử sẽ tìm thấy tuyển tập này rất giá trị, nhưng tôi hy vọng là một số độc giả khác rộng lớn hơn cũng thấy tuyển tập này rất hấp dẫn. Những tài liệu được sưu tập trong sách này chứng tỏ rõ ràng rằng mục đích tối hậu của Phật giáo là để phục vụ và làm lợi ích cho nhân loại. Bởi vì những gì làm tôi thích thú không phải là để cải đạo người khác theo đạo Phật, nhưng là làm thế nào để Phật tử chúng ta có thể đóng góp cho xã hội loài người bằng những tư tưởng Phật giáo của chính chúng ta”.
Hozan Alan Senauke.jpg
Thiền Sư Hozan Alan Senauke
Sách này cũng được Thiền Sư Hozan Alan Senauke, người Mỹ tu theo truyền thống Thiền Tào Động Nhật Bản viết lời mở đầu. Ngài sinh năm 1947 trong một gia đình Do Thái ở New York và có duyên lành tu học Phật từ thập niên 1960. Mặc dù Ngài là một nhà văn, một biên tập viên, một nhà hoạt động xã hội và làmột nhạc sĩ dân ca đáng kính, nhưng Ngài đã từ bỏ tất cả để xuất gia tu học, được thọ Đại giới năm 1998, và hiện Ngài là phó TrụTrì Trung Tâm Thiền Tập Berkeley, miền Bắc California, Hoa Kỳ.
Là bạn thân của HT Bodhi cho nên Thiền Sư Hozan Alan Senauke đã sử dụng phiên bản đầu tiên của tập sách này như là một cẩm nang trong công tác của một nhà hoạt động xã hội để giúp duy trì sự hòa hợp và hòa giải ở Ấn Độ và Miến Điện, cho nên Ngài thừa hưởng lợi ích của tập sách này. Ngài viết rằng “Hợp tuyển này nhấn mạnh đến việc sống theo Giáo pháp trong một xã hội tự do, hòa hợp, sử dụng lời Phật dạy đã được chứng nghiệm qua thời gian. Trở về từ Miến Điện năm 2011, tôi đã suy nghĩ về nhu cầu ở đất nước ấy và những nơi khác về một bộ sưu tập kinh điển Pāli theo kiểu này. Năm 2012, một cuộc bạo động của quần chúng đã bùng nổ ở tiểu bang Rakhine của Miến Điện và một vài nơi khác ở quốc gia này.Nhu cầu cần hiểu sâu hơn về những lời Phật dạy về sự hòa hợp xã hội đã trở nên cấp thiết. Tôi không phải là một học giả hay một  dịch giả, vì thế tôi đã liên lạc với nhiều bạn bè trong giới trí thức để tìm hiểu. Từ đó mới biết rằng nhiều năm trước, Bhikkhu Bodhi, một trong những dịch giả đáng kính đã có rất nhiều dịch phẩm giá trị về Phật giáo Nguyên Thủy, đã thực hiện một bộ sưu tập như thế để làm tài liệu bổ sung cho một chương trình học tập về sự hòa hợp xã hội ở Tích Lan (Sri-Lanka) do Viện Nghiên cứu Khoa học Xã hội của Đại học Columbia tổ chức”.
Về nội dung, sách này được chia ra 10 chương và Hòa Thượng Bodhi cũng là một Giảng sư nổi tiếng, hiểu thấu lòng của đại chúng, nên Ngài đã sắp xếp cẩn thận theo từng chủ đề xoay quanh ý tưởng kiến lập một đời sống xã hội hòa hợp và an bình, đặc biệt bắt đầu mỗi chương, HT tác giả đã giới thiệu, phân tích chi tiết những lời Phật dạy về chủ đề ấy để giúp người đọc dễ nắm bắt những bài kinh sắp được trích dẫn.
Chương 01: Chánh Kiến.
Phật dạy Chánh kiến để loại bỏ Tà kiến, vì Tà kiến giống như hạt giống đắng (Tăng Chi BK, Chương 10:104) từ đó sẽ nẩy mầm và sinh ra quả đắng. Còn Chánh kiến giống như hạt giống của quả ngọt, gieo hạt giống ngọt sẽ cho ra trái ngọt.
Chánh kiến là thấy đúng mọi vật theo Chánh Pháp, vì thấy đúng mới suy nghĩ đúng và hành động để có một đờisống chân chánh, an vui.
Có Chánh kiến thì ta sẽ rõ biết đường đi lối về của nhân quả nghiệp báo, biết phân biệt thiện pháp và bất thiện pháp, biết để mà tránh những lỗi lầm, khổ đau và thất vọng.
Ở trong sách này giới thiệu 2 loại Chánh Kiến khác nhau:Đó là Chánh kiến có phước báu nhưng vẫn còn trong vòng phiền não, đó là hành giả có bố thí, có cúng dường, có tin quả báo của hành động thiện và ác ở đời này và đời sau…;thứ hai làChánh kiến cao thượng là vượt ra ngoài phiền não khổ đau, đó là hành giả có trí tuệ, có tuệ căn, tuệ lực, có trạch pháp…đây là loại Chánh kiến mà chúng ta cần có.
Chương 02: Rèn Luyện Cá Nhân.
Có Chánh kiến rồi mới phát tâm tu sửa và rèn luyện bản thân cho tốt đẹp hơn, ở đây Phật dạy pháp tu đầu tiên để đào luyện bản thân là bố thí.Vì sao?Vì bố thí là nền tảng của một lộ trình tu tập dài lâu về sau.Bố thí cũng giống như đào giếng, càng đào xuống sâu thì nước càng nhiều.Bố thí để loại trừ tham lam, keo kiệt, bủn xỉn và mở rộng lòng thương.

Bố thí có hai loại: Tài thí và pháp thí, trong hai loại bố thí ấy pháp thí là tối thượng nhất. “Có hai loại cúng dường này… hai loại bố thí này… hai đối tượng để từ bỏ này.Thế nào là hai?Từ bỏ của cải vật chất và từ bỏ bằng cách bố thí Pháp.Đó là hai loại bố thí.Trong hai loại bố thí này, bố thí Pháp là tối thắng’’. (Tăng Chi BK I, Ch XIII: 1-10; tr 168).
Giống như ánh sáng của tất cả vì sao không bằng một phần mười sáu ánh sáng của mặt trăng, tỏa sáng và rực sáng; cũng vậy, cho dù dựa trên những lập luận nào để tạo công đức đưa đến tái sanh trong tương lai, tất cả công đức ấy cũng không bằng một phần mười sáu của sự giải thoát bằng tâm từ. Giải thoát bằng tâm từ vượt qua tất cả công đức ấy, tỏa sáng và chiếu sáng rực rỡ”.Và người tu tập Tâm Từ sẽ có 11 điều lợi lạc:
1/ Ngủ ngon
2/Thức dậy an vui
3/Không bị ác mộng
4/Dễ chịu với mọi người
5/Dễ chịu với các thần linh
6/Được chư Thiên bảo hộ
7/Không bị lửa, thuốc độc hay vũ khí làm hại
8/Đạt chánh định nhanh chóng
9/Dung nhan đẹp đẽ
10/ Mạng chung tâm không tán loạn
11/ Chưa giác ngộ sẽ tái sanh vào cõi Phạm Thiên
“ Giết cái gì, được ngủ ngon?
Giết cái gì, không sầu khổ?
Giết cái gì, được Ngài chấp nhận?
Thế Tôn giải đáp:
“Giết sân hận, được ngủ ngon
Giết sân hận, không sầu khổ
Hởi Sakka Thiên Chủ, giết sân hận
Với gốc rễ độc hại và chút mật ngọt
Việc này được bậc Thánh tán thán
Vì giết được sân hận, sẽ không còn sầu khổ”.
Phật cũng dạy tình bạn tốt đẹp trong đời sống gia đình với người: “… có đạo đức chân chính, có đức tin đúng đắn, có giới hạnh, biết bố thí và có trí tuệ; người gia chủ nói chuyện và tham gia những cuộc thảo luận với họ. Người ấy bắt chước làm theo những gì họ đã thành tựu về đức tin, về giới hạnh, về bố thí, về trí tuệ. Như vậy gọi là tình bạn tốt đẹp ”. (Tăng Chi BK III, Ch VI (IV): 54, tr 663)
Chương 07: Cộng đồng thành lập có chủ đích.
Chương 08: Tranh chấp.
Cho dù một hội chúng được thành lập có chủ đích và ai ai cũng mong ước sống chung hòa hợp, không oán ghét, không chống đối hay thù hận nhau, nhưng vì nghiệp chướng trái ngang của chúng sinh, cứ sống chung với  nhau là có xung đột, tranh chấp rồi hận thù và khổ đau. Trong Chương này Đức Thế Tôn đã giải đáp thắc mắc cho vị Trời Đế Thích lý do tại sao chúng sanh lại tranh chấp với nhau cho dù họ không muốn điều ấy xảy ra. Ngài dạy rằng chính vì do lòng đố kỵ và keo kiệt mà sanh ra, trong khi lòng đố kỵ và keo kiệt là bắt nguồn từ sự yêu ghét mà có và sự yêu ghét này phát sinh từ tham dục và nhân duyên phát sinh tham dục là phát xuất từsuy nghĩ. Vị Trời Đế Thích hỏi: “Nhưng do nhân duyên gì suy nghĩ sinh khởi?”; Đức Phật giải thích: “Này Thiên Chủ, suy nghĩ sinh khởi từ những ý niệm và tri giác sai lầm. Khi ý niệm và tri giác sai lầm có mặt thì suy nghĩ có mặt.Khi ý niệm và tri giác sai lầm không có mặt thì suy nghĩkhông có mặt”.
Kẻ phá hòa hợp Tăng bị rơi vào đọa xứ
Bị rơi vào địa ngục, và ở đó trọn một kiếp.
Ưa thích gây chia rẽ, an nhiên trong phi pháp
Kẻ ấy không được an ổn xa lìa mọi hệ lụy
Sau khi phá hòa hợp Tăng,
Kẻ ấy bị hành hạ trong địa ngục trong một kiếp
       (Tương Ưng BK I, Ch XI (IV): 239, tr 532-533)
2/Người ấy tìm cách gây thiệt hại cho các Tỷ-kheo
3/  Người ấy ngăn cản việc cư trú của các Tỷ-kheo (không cho ở gần quần chúng)
5/ Người ấy gây chia rẽ giữa các Tỷ-kheo
6/ Người ấy chê trách Phật
7/Người ấy chê trách Pháp
8/ Người ấy chê trách Tăng
2/ Vị ấy tìm gây thiệt hại cho các cư sĩ
3/ Vị ấy sỉ nhục và mắng nhiếc các cư sĩ
4/ Vị ấy gây chia rẽ giữa các cư sĩ
5/ Vị ấy chê trách Phật
6/ Vị ấy chê trách Pháp
7/ Vị ấy chê trách Tăng
8/ Họ thấy vị ấy ở những nơi không xứng đáng
Và Đức Thế Tôn cũng dạy nếu một vị Tỷ-kheo sở hữu tám tính cách ngược lại với tám điều trên thì các cư sĩ có thể tuyên bố họ giữ vững niềm tin đối với vị Tỷ-kheo ấy.
      (Tăng Chi BK IV, Ch.VIII (IX): 88,tr 56-57)
Phật dạy trong Kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt về trách nhiệm hỗ tương trong đời sống đạo đức gia đình và xã hội. Ngài dạy cho thanh niên Singala rằng:Lễ phương Đông không phải là quay mặt về phương Đông làm lễ mà phương Đông chính là cha mẹ, lễ phương Đông là đối xử có hiếu với cha mẹ; phương Nam là thầy dạy; phương Tây là vợ con; phương Bắc là bạn bè; phương dưới là lao công, người phục vụ; phương trên là Tu sĩ Sa-môn và Bà-la-môn. Lễ sáu phương tức là đối xử có đạo đức với cha mẹ, thầy dạy, vợ con, bạn bè, tôi tớ và Sa-môn, Bà-la-môn.


Tâm Từ tỏa sáng như vầng trăng:
Trong Chương này cũng dạy hành giả tu tập Tứ Vô Lượng Tâm để tự thay đổi bản thân,tu tập Tâm Từ là bước ngoặc quan trọng cho đời sống. Vì sao? Vì rằng:
Chương 03: Đối Trị Sân Hận.
Người đệ tử Phật đều rõ biết, sân hận là đầu mối dẫn đến xáo trộn và gây khổ đau cho đời sống, nên Phật nhấn mạnh ai loại bỏ sân hận thì sẽ không sầu khổ và ngủ yên giấc, như trongTương Ưng 1, ghi rằng Sakka vị vua cõi Trời hỏi Đức Thế Tôn rằng :

Chương này Phật cũng dạy rõ có 3 hạng người khi chạm mặt với nghịch cảnh sẽ khởi lòng sân tức: Thứ nhất là hạng người thường sân hận sẽ lưu lại sự thù hận và đau khổ dài lâu, như đường kẻ đã vạch khắc trên tảng đá; thứ hai kẻ hay sân tức sẽ không để lại sự tổn hại dài lâu, như đường kẻ vạch lên mặt đất sẽ được gió và nước xóa đi nhanh chóng; thứ ba là hành giả tu tập khi đối với nghịch cảnh, ngay cả khi bị đối phương nói lời thô bạo, độc ác, vẫn giữ tâm bình yên hòa ái, như một đường kẻ vạch trên mặt nước bị xóa mất ngay tức khắc
Trong chương này Phật cũng đề cập có 4 hạng người mỗi khi sân hận cũng giống như 4 loài rắn: đó là loại rắn có nọc phun ra rất nhanh nhưng không độc, chỉ cho hạng người dễ nổi giận nhưng cơn giận không kéo dài; loại rắn có nọc độc nhưng không phun ra nhanh, chỉ cho hạng người không dễ nổi giận nhưng cơn giận lại kéo dài; loại rắn vừa có nọc độc vừa phun ra rất nhanh, là hạng người dễ nổi giận và cơn giận kéo dài; và loại rắn không có nọc độc và cũng không phun ra nhanh là hạng người không dễ nổi giận và cơn giận không kéo dài.
Trong chương 03, Phật dạy có năm mối nguy hại cho người không biết nhẫn nhục: 1/ Kẻ này bị nhiều người không ưa và ghét bỏ; 2/ Có nhiều kẻ thù; 3/ Có nhiều lỗi lầm; 4/ Khi chết tâm mê loạn; 5/ Sau khi chết, tái sanh vào đọa xứ, địa ngục. Ở đây Phật dạy “Này các Tỷ Kheo, có năm lợi ích cho người biết nhẫn nhục.Thế nào là năm? Kẻ này được nhiều người ưa thích mến mộ; không có nhiều kẻ thù; không có nhiều lỗi lầm; khi chết tâm không bị mê loạn; sau khi thân hoại mạng chung, kẻ này sẽ tái sanh vào cõi thiện lành, Thiên giới. Đây là năm lợi cho người biết nhẫn nhục”.
Phật dạy 10 cách loại trừ sân sận: (1) Nghĩ rằngChúng nó đã hành động để làm hại ta, nhưng ta đâu có làm gì được về chuyện này? Người ấy loại trừ sân hận.(2) Nghĩ rằng “Chúng nó đang hành động để làm hại ta…..(3) ….Chúng nó sẽ hành động….(4)….Chúng nó đã hành động… (5)…Chúng nó đang hành động…(6) …Chúng nó sẽ hành động làm hại người ta yêu mến…(7) …Chúng nó sẽ hành động…(8)….Chúng nó sẽ hành động…(9)…Chúng nó sẽ hành động…(10)

Chương 04: Chánh Ngữ.
Nếu con mắt là cửa sổ của tâm hồn thì lời nói chính là làm hiển lộ cái tâm hồn đó. Lời nói có thể mang đến niềman lạc cho người mà cũng có thể tạo nên thù ghét cho người. Trong Chương này Phật dạy hãy cẩn thận trong lời nói của mình để không bị tai họa về sau “Ở đây, này các Tỳ Kheo, một Tỷ-kheo chỉ nói những lời thiện lành, không nói lời xấu ác. Vị ấy chỉ nói Chánh pháp, không nói lời không phải Chánh pháp.Vị ấy chỉ nói những gì vui vẻ dễ chịu, không nói những gì khó chịu.Vị ấy chỉ nói những lời chân thật, không nói láo.Khi lời nói có được bốn yếu tố này, thì lời nói ấy được xem là thiện lành khéo léo, không phải nói xấu ác, và không bị người chỉ trích và chê trách”. (Tương Ưng BK I, Ch III (VIII:V, tr 415)
Phật dạy chúng đệ tử không nên nói những lời gây sự tranh cãi, nếu phạm phải sẽ có 5 điều tệ hại đang chực chờ vị ấy. “(1) Vị ấy sẽ không đạt được những gì vị ấy chưa đạt được; (2) Vị ấy thối thất đối với những gì vị ấy đã đạt được; (3) Tiếng đồn xấu về vị ấy được lan truyền; (4) Vị ấy chết trong mê loạn; (5) Khi thân hoại mạng chung, vị ấy sẽ tái sanh vào cõi dữ, đọa xứ, cõi thấp kém, địa ngục. Khi một vị Tỷ kheo là người tạo ra tranh cãi, gây sự, tranh chấp, tạo ra cuộc đàm luận gây bất đồng ý kiến, và tạo ra những vấn đề về Giới luật trong Tăng chúng, năm điều nguy hại này đang chờ đợi vị ấy.”

Chương 05: Tình Bạn Tốt Đẹp.
“Học Sư Bất Như Học Hữu” tức là “Học thầy không bằng học bạn”, trong chương này Phật nhắc đến việc thiết lập mối quan hệ tình bạn, cách chọn lựa bạn, bởi vì mối liên hệ này sẽ có ảnh hưởng lớn lao đến việc phát triển cá nhân cũng như xây dựng một cộng đồng hòa hợp và có đạo đức vững vàng. Ở đây Đức Phật dạy bảy đức tánh của một người bạn đích thực: “Này các Tỷ-kheo, hành giả nên kết bạn với người sở hữu bảy đức tánh: (1) Người ấy cho những gì khó cho; (2) Làm những gì khó làm; (3) Nhẫn nhục chịu đựng những gì khó chịu đựng; (4) Tiết lộ những bí mật của mình cho bạn biết; (5) Che dấu những bí mật của bạn. (6) Không bỏ bạn khi bạn gặp khó khăn. (7) Không khinh rẻ khi bạn bị khánh tận ”. (Tăng Chi BK III, Ch VII (IV): 35, tr 322-323).
Phật dạy có bốn loại bạn tốt “Người bạn thường giúp đỡ mình, người bạn biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn với mình, người bạn chỉ cho mình biết những điều thiện lành và người bạn biết đồng cảm với mình’’.

Phật cũng dạy tình bạn tốt đẹp trong đời sống xuất gia, là những người cùng chí hướng tốt, cùng tu tập theo Bát Chánh Đạo “ Ở đây này Ananda, vị Tỷ-kheo tu tập Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định…đặt trên nền tảng viễn ly, ly tham và đoạn diệt, đạt đến kết quả giải thoát rốt ráo. Này Ananda, bằng cách này, một Tỷ-kheo có một người bạn tốt, một người đồng hành tốt, một người đồng chí hướng tốt, vị ấy phát triển và tu tập Bát Thánh Đạo.”
Một chỗ khác trong chương này, Phật dạy rõ đời sống phạm hạnh là tình bạn tốt đẹp để cùng tu tập đi đến giải thoát: “ Này Ananda, bằng cách nương tựa vào ta như một người bạn tốt đẹp, chúng sinh phải chịu sự chi phối của sanh, già, bịnh, chết, sầu bi, than van, đau đớn, thất vọng và tuyệt vọng, sẽ được giải thoát khỏi sanh, già,bịnh, chết, sầu bi, than van, đau đớn, thất vọng và tuyệt vọng. Bằng pháp môn này, có thể hiểu toàn bộ đời sống phạm hạnh là tình bạn tốt đẹp, tình bạn đồng hành tốt đẹp, tình bạn đồng chí hướng tốt đẹp ”. (Tương Ưng BK.V-Phẩm Vô Minh: (2.III, tr 10-12)
Chương 06: Lợi lạc cho chính mình và người khác.
Trong chương này Phật dạy những ai muốn có lợi lạc cho chính mình và lợi lạc cho người khác thì phải tu tập để loại trừ tam độc tham, sân, si: “Và thế nào là người hành xử vì lợi lạc cho bản thân mình lẫn lợi lạc của kẻ khác? Ở đây có người thực hành việc đoạn trừ tham dục, sân hận và si mê của chính mình, và khuyến khích người khác đoạn trừ tham dục, sân hận và si mê của họ.Như vậy là người hành xử vì lợi lạc cho bản thân mình lẫn lợi lạc của kẻ khác.”(Tăng Chi BK I, Ch IV (X): 96, tr 735-736)
Phật cũng đề cập đến hình ảnh một vịTỷ-kheo mang lợi lạc cho mình và cho người như sau “ Này Tỷ-kheo, một bậc hiền trí với đại trí không có ý định làm tổn hại chính mình, hoặc làm tổn hại kẻ khác, hoặc làm tổn hại cả hai. Mà trái lại, khi vị ấy có ý định gì, thì vị ấy có ý định làm những việc lợi lạc cho chính mình, lợi lạc cho kẻ khác, lợi lạc cho cả hai, và lợi lạc cho toàn thế giới.Bằng cách này một người được gọi là một bậc hiền trí với đại trí tuệ.”(Tăng Chi BK II, Ch IV (XIX): 186, tr 158-159)

Thông thường có hai loại cộng đồng trong xã hội, cộng đồng tự nhiên và cộng đồng có chủ đích. Ở trong chương này, Phật dạy thành lập một cộng đồng Phật tử có chủ đích mà trong đó các thành viên đến từ nhiều vùng địa lý khác nhau, được sinh ra từ những giai cấp khác nhau, có những quan điểm, thái độ, ngôn ngữ khác nhau…có thể cùng sống chung hòa hợp để tu tập đạt đến giác ngộ và giải thoát. Ví dụ như Phật dạy cách để phân biệt rõ các loại hội chúng như hội chúng nông nổi và hội chúng sâu sắc; hội chúng chia rẽ và hội chúng hòa hợp; hội chúng thấp kém và hội chúng cao thượng; hội chúng không nghiêm minh và hội chúng nghiêm minh; hội chúng phàm phu và hội chúng bậc Thánh:“Thế nào là hội chúng phàm phu? Hội chúng trong đó các Tỷ-kheo không hiểu đúng như thật:“Đây là khổ, đây là nguồn gốc của khổ; đây là sự diệt khổ; đây là con đường đưa đến diệt khổ’. Đây gọi là hội chúng phàm phu.Và thế nào là hội chúng bậc Thánh? Hội chúng trong đó các Tỷ-kheo hiểu đúng như thật:“Đây là khổ, đây là nguồn gốc của khổ; đây là sự diệt khổ; đây là con đường đưa đến diệt khổ’. Đây gọi là hội chúng bậc Thánh”.
(Tăng Chi BK I, Ch.II, (V): 1-10, tr.136)
Trong Chương này Phật còn dạy về Sáu nguyên tắc hòa hợp; Mười nguyên tắc hòa hợp; Bảy điều kiện để hòa hợp xã hội; Bảy điều kiện để hòa hợp Tăng chúng; Chăm sóc người bệnh; Mọi người đều có thể chứng đắc mục tiêu tối thượng..v.v.

(Trường Bộ Kinh II, Kinh 21: Đế Thích Sở Vấn, tr 276-77)
Trong Chương này còn giới thiệu nhiều Kinh Phật nói về sự tranh chấp giữa Cư sĩ với nhau, giữa Sa môn với nhau; tranh chấp do lục lạcgiác quan, tranh chấp do tham ái, đặc biệt là đề cập đến sự tranh chấp trong Tăng đoàn và phá hòahợp Tăng.
Phá hòa hợp là đầu mối dẫn tới phá hoại Chánh Pháp, vậy phá hòa hợp Tăng là như thế nào? Phật dạy trong phần 9, Chia Rẽ Tăng Đoàn/ Phá Hòa Hợp Tăng như sau: “Các Tỷ Kheo thuyết giảng những phi pháp là Chánh pháp, Chánh pháp là phi pháp, những phi luật là giới luật… và kẻphá hòa hợp Tăng, một trong ngũ nghịch tội, quả báo đắng cay dành cho kẻ tội đồ này là sẽ nhận quả báo khủng khiếp mãi về sau như lời kệ Phật nói trong Kinh Tăng Chi IV:

Chương 09: Giải quyết tranh chấp.
Vì có tranh chấp nên Phật phảidạy cách để giải quyết, trả lại sự hòa hợp và bình yên cho cuộc sống.Kiểu tranh chấp dễ giải quyết nhất là tranh chấp giữa hai người cùng có những ý định thiện lành.Cách giải quyết nhanh nhất là hai bên tranh chấp biết sám hối và tha thứ cho nhau.
Trong Tương Ưng Bộ Kinh kể câu chuyện có hai Tỷ-kheo gây gỗ với nhau và một vị đã phạm tội đối vị kia và vị này đến xin sám hối tội lỗi của mình nhưng vị kia không chấp nhận và tha thứ. Vụ việc này được các Tỷ-kheo trình bạch đến Đức Thế Tôn và được Ngài dạy rằng, có hai hạng người ngu là người không thấy việc phạm tội của mình và người không chịu tha thứ cho kẻ phạm tội xin sám hối. Ngài cũng dạy có hai hạng người trí: “Người thấy được việc phạm tội như là phạm tội; và người chịu tha thứ khi kẻ phạm tội đã xin sám hối. Đó là hai hạng người trí”.
Lật úp bình bát:Đây là cách giải quyết tranh chấp giữa cư sĩ và Tăng chúng, khi một vị cư sĩ phạm phải 8 tính cách sau thì các Tỷ-kheo có thể giải quyết bằng cách lật úp bình bát của mình:
1/ Người ấy tìm cách ngăn cản những gì lợi lạc cho các Tỷ-kheo
4/ Người ấy sỉ nhục và mắng nhiếc các Tỷ kheo
Và Phật cũng dạy nếu một vị cư sĩ sở hữu tám tính cách ngược lại với tám điều trên thì các Tỷ-kheo có thể lật ngửa bình bát đối với người cư sĩ ấy.
Tuyên bố mất niềm tin: Khi một Tỷ-kheo sở hữu tám tính cách sau đây thì người cư sĩ có thể tuyên bố là họ mất niềm tin đối với vị Tỷ-kheo ấy:
1/Vị ấy tìm cách ngăn cản những gì lợi lạc cho các cư sĩ
Trong Chương này Phật còn dạy nhiều phương pháp giải quyết tranh chấp như biểu quyết luận tội theo pháp Yết Ma, quét sạch rơm rạ, trải cỏ che lấp và thậm chí có cả phương pháp dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp, rất gay cấn và hồi hộp, xin hãy tìm đọc trong sách này trang 249.
Chương 10: Thiếp lập một xã hội công bằng.
Chương cuối này Phật dạy cách thiết lập một xã hội, một quốc giaan bình thịnh trị, cho dù Phật và chúng đệ tử xuất gia đã và đang vượt thoát khỏi thế gian hệ lụy tang thương này, nhưng với tuệ giác nhạy bén và trí tuệ thực tiễn, Ngài vẫn một lòng thương tưởng dành cho chúng sanh đang chìm đắmtrong bể khổ này mà cung cấp cho họ những phương cách sắp xếp lại một xã hội an vui từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm.
Đó là lý do vì sao đạo Phật coi trọng đạo đức, và đạo Phật được mệnh danh là một tôn giáo đạo đức.
Chương này còn cung cấp nhiều Kinh về công ơn trời biển của cha mẹ; ân nghĩa của vợ chồng; những phương cách tìm kiếm tài sản; sử dụng tài sản đúng đắn; giai cấp chỉ là ước lệ của xã hội; địa vị được xác định bằng hành động; hành động tạo ra kẻ bần cùng… Về lãnh đạo đất nước, Phật dạy các bài Kinh xoay quanh các chủ đề: Khi các quốc vương không chơn chánh; nhiệm vụ của nhà vua; giúp cho dân chúng được an cư lạc nghiệp; chiến tranh nuôi dưỡng hận thù:
Thắng trận sinh thù hận
Bại trận thêm mất ngủNgười từ bỏ thắng, bạiAn vui ngủ ngon giấc”,


Kết luận:
Sau cùng xin mượn lời của Thiền Sư Hozan Alan Senauke đã đúc kết trong tập sách này ở lời cuối sách rằng “Nếu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là bậc Đại Y Vương, thì giáo lý của Ngài là phương thuốc chúng ta cần để giúp cuộc sống của chúng ta được quân bình và hài hòa. Thuốc men sẽ không có lợi ích gì nếu nó còn nằm trong tủ. Giáo lý và kinh văn sẽ không lợi ích gì nếu chúng vẫn nằm im trên giá sách và không được mở ra đọc. Thuốc men cũng như giáo lý cần phải được đưa vào thân và tâm chúng ta, để chúng có thể tạo ra chất xúc tác giúp ta thoát khỏi khổ đau.”
Trên tinh thần đó, người viết mong sách này nên được ấn hành và tìm đọc rộng khắp trong các học đường và cộng đồng Phật tử trong và ngoài nước, để có sự lợi lạc an vui cho mình và cho người. Xin thành tâm niệm ơn tác giả Hòa Thượng Bodhi và dịch giả Nguyên Nhật Trần Như Mai đã cống hiến cho trần gian này một tác phẩm quý báu như vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật
Viết tại Tu Viện Quảng Đức Mùa An Cư 2018.
Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng