UYÊN NGUYÊN - BẠCH XUÂN PHẺ, THƠ GIỮA BẾN BỜ NHƯ KHÔNG
Wednesday, June 20, 2012
Im lìm viên sỏi
Khi ngoảnh lại
(nhìn bờ bên đó)
đâu ngờ/
(hững hờ/)
lững lờ/
đâu
bên nọ bên kia? (tr.43)
Source: http://www.hoadamonline.com/2012/06/uyen-nguyen-bach-xuan-phe-tho-giua-ben.html
Ôi hư không, em có nếm vô thường!
(tr.22)
(tr.22)
1.
Bạn tâm giao cư ngụ tại Sacramento, thương mến gởi tặng nhau tập thơ mớiHương Lòng, từ hồi Tết Việt. Thơ mang về đặt ở đầu giường, không xếp ngay lên ngăn kệ như thông lệ. Thỉnh thoảng, trước giờ ngủ, nhớ đến lại lần giỡ ra xem. Mỗi trang mỗi bài khi lật qua, ví như bước chân bạn đang thong dong thiền hành trên đỉnh Kim Sơn, hồn thả thơ bay:
Mây, người tâm cảnh như là
huyễn không, hư thật mượt mà mây trôi. (tr.44)
Bạn tâm giao cư ngụ tại Sacramento, thương mến gởi tặng nhau tập thơ mớiHương Lòng, từ hồi Tết Việt. Thơ mang về đặt ở đầu giường, không xếp ngay lên ngăn kệ như thông lệ. Thỉnh thoảng, trước giờ ngủ, nhớ đến lại lần giỡ ra xem. Mỗi trang mỗi bài khi lật qua, ví như bước chân bạn đang thong dong thiền hành trên đỉnh Kim Sơn, hồn thả thơ bay:
Mây, người tâm cảnh như là
huyễn không, hư thật mượt mà mây trôi. (tr.44)
hoặc, ở một bài khác:
một áng mây trắng nhỏ
bay ngang trời
thảnh thơi! (tr.99)
một áng mây trắng nhỏ
bay ngang trời
thảnh thơi! (tr.99)
Bấy giờ thơ bạn, nếu chỉ đọc mà chưa
từng gặp gỡ bao giờ, lắm lúc, ắt tưởng là thơ của một vị tăng, bởi lan
man hơi hướm nhà thiền, từng câu chữ nhẹ lâng sương khói, tan biến, lại
có khi gãy gọn, dứt khoát:
Tiếng chuông ngân
tỉnh thức! (tr.145)
Tiếng chuông ngân
tỉnh thức! (tr.145)
Sự tỉnh thức là hành vi không chỉ
cần thiết nhắc nhũ riêng ở chốn thiền môn, mà chính lúc ta đang
đi-đứng-nằm-ngồi giữa đời thường, phong vận dập dìu khi trót cỡi trên
lưng tám ngọn gió độc,
thì thơ bạn biết đâu sẽ khiến ta chạm vào bức màn vô thức, bất giác
bừng tỉnh. Thơ như thế có diệu dụng mở toang ra một ‘nẻo về của ý,’
nhiếp phục thân, tâm.
Trên băng tầng NPR
đài phát thanh quốc gia:
Sau đây là mười lăm giây,
trong yên lặng. (tr.127)
đài phát thanh quốc gia:
Sau đây là mười lăm giây,
trong yên lặng. (tr.127)
Rõ ràng, bài thơ trên là một sự nhập
cuộc bằng tinh thần thiền quán trong đời sống hằng ngày, không chỉ
riêng người thơ Bạch Xuân Phẻ, pháp danh Tâm Thường Ðịnh, mà còn áp dụng
cho tất cả chúng ta mang hoài bão hướng đến những giá trị tốt đẹp của
đời sống. Sự tỉnh thức được thực hành ngay từng giây phút hiện tại,
trong mỗi hành vi, câu nói và cách suy nghĩ. Khi đó, tiểu ngã và đại ngã
cũng không còn chỗ để bàn.
Vịt trời bay từng đàn
ai lãnh đạo. (tr.)
ai lãnh đạo. (tr.)
Trên đây, không hẳn là lời tra vấn,
nhưng là đáp án chăng? bởi còn tranh luận là còn vướng mắc vào cái vô
cùng Không Như, là hiện trạng phân toái của chúng ta đang mắc phải, nhìn
trong tổng thể bức tranh đời sống sinh hoạt nhân loại trên bình diện
toàn cầu, quốc gia và ngay trong cộng đồng nho nhỏ. Cho đến khi, con
người chiến thắng được chính mình, là kẻ thù hung hãn duy nhất của kiếp
người.
nhỏ thon diệu vợi
nằm nghe biển ca
sóng vỗ gần xa
thả mình trên cát
nằm nghe gió hát
chợt hiểu ra rằng
mòn khuyết như trăng. (tr.100)
nằm nghe biển ca
sóng vỗ gần xa
thả mình trên cát
nằm nghe gió hát
chợt hiểu ra rằng
mòn khuyết như trăng. (tr.100)
Ðọc bài thơ này, người đọc cảm nhận
gì, tôi mang tâm trạng man mác vui. Cái cách bạn yêu thơ và bước vào thế
giới thi ca tựa những bước thiền hành thật đáng yêu, ngay cả khi bày tỏ
nỗi lòng với người tình:
Không em không em ngày buồn tê tái
không em không em đêm dài lạnh lẽo
Với em với em ngày đêm hăng hái
với em với em thế giới vui theo. (tr.67)
Không em không em ngày buồn tê tái
không em không em đêm dài lạnh lẽo
Với em với em ngày đêm hăng hái
với em với em thế giới vui theo. (tr.67)
Tuổi trẻ, ai chẳng yêu nồng nàn cháy
bỏng! Tình yêu, trực nhận và trực ngôn, bạn không ái ngại viết thành
thơ, hồn nhiên bởi bản chất ‘nó là’ (as it is):
niềm vui,
an ninh
ràng buộc:
vú!’ (tr.137)
niềm vui,
an ninh
ràng buộc:
vú!’ (tr.137)
2.
Bây giờ, mình có thể xếp lại tập thơ ‘Hương Lòng’ của bạn, rồi đặt ngay ngắn vào kệ sách. Tiếng thơ không vì thế tắt bặt, âm vang từng câu chữ dẫu thật ngắn, mà đủ làm thành những bước sải rộng để đi vào thế giới thơ lồng lộng, còn hứa hẹn ngân dài đến mai sau.
Bây giờ, mình có thể xếp lại tập thơ ‘Hương Lòng’ của bạn, rồi đặt ngay ngắn vào kệ sách. Tiếng thơ không vì thế tắt bặt, âm vang từng câu chữ dẫu thật ngắn, mà đủ làm thành những bước sải rộng để đi vào thế giới thơ lồng lộng, còn hứa hẹn ngân dài đến mai sau.
Lại nữa, trong tình bạn thâm giao,
thiển nghĩ tu chùa hay tu chợ bạn đều thể hiện căn cội vững chãi lắm
rồi. Cho nên không chỉ đọc thơ để thấy đạo tâm của bạn ngày ngày được
dùi mài sáng thêm, mà ngay trong đời sống hàng ngày, khi vào lớp, lúc
đến chùa với đàn em áo lam, bạn luôn luôn giữ sự chánh niệm. Thi thoảng,
nghĩ lúc mình đang đối diện với bạn, nếu phải đảnh lễ một vị ‘Phật
tương lai,’ âu cũng là lẽ tất nhiên:
Qua sông nhờ có chiếc bè
qua bờ bên đó, vác bè đi đâu? (tr.42)
Qua sông nhờ có chiếc bè
qua bờ bên đó, vác bè đi đâu? (tr.42)
Có người đã vượt qua, đến bờ, mà tưởng ngộ!
Bạn thì nói:
Qua bên kia sông, đã tới được bờ
(Bờ kia bên đó, bây giờ là đây)Qua bên kia sông, đã tới được bờ
Khi ngoảnh lại
(nhìn bờ bên đó)
đâu ngờ/
(hững hờ/)
lững lờ/
đâu
bên nọ bên kia? (tr.43)
No comments:
Post a Comment