Wednesday, September 25, 2019

TIẾNG GÀ GÁY TRƯA - AFTERNOON ROOSTER SONG

Nhìn cảnh nhớ quê - BXK
TIẾNG GÀ GÁY TRƯA
Gà xao xác gọi hồn ta từ quá khứ Về nơi đây cùng khốn với điêu linh Hương trái đắng mùa thu buồn bụi cỏ Ôi ngọt ngào đâu mái tóc em xinh Từng tiếng lẻ loi buồn thống thiết Nghe rộn ràng từ vết lở con tim Từ nơi đó ta ghi lời vĩnh biệt Nắng buồn ơi là đôi mắt ân tình Còi xa vắng giữa trưa nào lạc lõng Môi em hồng ta ước một vì sao Trưa dài lắm nhưng lòng tay bé bỏng Để vươn dài trên vừng trán em cao. Saigòn 78
Tuệ Sỹ AFTERNOON ROOSTER SONG
A ragged rooster called my soul from the ancient past Come here and experience the misery with woe With the essence of bitterness, the autumn still, saddened grass Oh, that bittersweet taste, that beauty in your hair Each of these sounds is lonely, sad, or pathetic Hear the throbbing from a sore heart From there, writing my own farewell That saddened sun is the eyes of a favored condition A distant whistle at noon is empty and lost Your lips are so pink, that I wish for a star What a long afternoon but with these little fingers Stretching on your high forehead, my thee. Saigon 78
Translated by Phe Bach


Thursday, September 19, 2019

Thư Mời tham dự Chương trình CÓ MẶT CHO NHAU 2


Sacramento, ngày 12 tháng 9, 2019


THƯ MỜI
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức Tăng, Ni, Kính thưa quý vị thiện hữu tri thức, quý cư sĩ, và quý đồng hương, Kính thưa quý Huynh trưởng, Đoàn sinh GĐPT và giới trẻ xa gần, Nhằm tạo một cơ hội sinh hoạt chung để chia sẻ, truyền lửa cho nhau, và thảo luận một số đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, Giáo dục, Văn học Nghệ thuật, Phật Giáo, và Ra Mắt Sách chung, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU 2 sẽ được tổ chức tại Tully Community Branch Library, 880 Tully Rd. San Jose, CA 95111, vào lúc 2:30--5:45 chiều, Thứ Bảy, ngày 19 tháng 10, 2019. Buổi sinh hoạt này gồm có các tiết mục như sau: 1. Book Fair Ra Mắt Sách của NXB Lotus Media, Inc., Hương Tích Phật Việt, Viet Ananda Foundation, Hoa Đàm, Lotus Media, Tủ Sách Phổ Hoà, etc... trong đó có tác phẩm của Thầy Như Điển, Thầy Từ Lực, Thầy Nguyên Tạng, Thầy Thiện Long (Hàn Long Ẩn), cư sĩ Thiện Quả, Nguyên Giác, Nguyên Minh, Như Hùng, Vĩnh Hảo, Trần Kiêm Đoàn, Trần Trung Đạo, Nguyễn Hoàng Lãng Du, Tâm Thường Định, v.v… 2. Panelists: Chia sẻ thao thức và kinh nghiệm hoằng pháp (Thượng tọa Thích Thiện Long, Đại đức Thích Pháp Cẩn, Cư sỹ Thiện Quả, Nguyên Minh, Nguyên Thọ, Nguyên Toàn, Tâm Thường Định và quý cư sĩ hiện tiền). 3. Publishers: Giới thiệu các nhà xuất bản Phật giáo Việt Nam tại California 4. Practices: Phần thực tập Chánh niệm sẽ được xen kẽ trong chương trình. Thành kính cung thỉnh Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni và trân trọng kính mời chư thiện tri thức, quý vị cư sĩ, và đồng hương; quý Huynh trưởng và Đoàn sinh Gia Đình Phật Tử cùng các bạn trẻ hoan hỷ dành ít thì giờ đến để CÓ MẶT CHO NHAU 2. Sự hiện diện của quý Thầy Cô và quý vị là động lực lớn, là đạo tình đầm ấm, và là tấm lòng quý giá trên đời dành cho nhau. Mọi sự liên lạc, ủng hộ hay đóng góp xây dựng, xin email về Htr. tamthuongdinh@gmail.com; Cell: (916)-607-4066 hoặc cư sĩ Thiện Trí (408) 218-0747. Nếu ủng hộ tịnh tài, xin Venmo @PheBach hoặc PayPal @tamthuongdinh. Trân trọng kính cung thỉnh và kính mời.
Thay mặt Ban Tổ Chức Htr. Tâm Thường Định - Bạch Xuân Phẻ Htr. Tâm Định - Nguyễn Xuân Hiệp


Chương trình này có sự bảo trợ và giúp đỡ của:

1. Chùa Kim Quang; Chùa Phổ Từ; Chùa Thiên Trúc,
2. BHD GĐPT Hoa Kỳ và đơn vị GĐPT Thiện Tâm
3. Việt Báo, Thư Viện Hoa Sen, Viet Ananda Foundation
4. Liên Phật Hội, Bodhi Media, Asian World Media
5. Viet Cali Today, Nguyệt San Chánh Pháp
6. Bodhi M. Foundation, Thao Bach Foundation
7. Simplified Builders, C. Mindfulness LLC
                            
Sacramento, September 12th, 2019

Letter of Invitation



Dear Venerable Sangha, fellow Buddhist laypersons, and colleagues
Dear our beloved Vietnamese, wise friends, and members of the Vietnamese Buddhist Youth Associations 
Ladies and Gentlemen,

In order to create an opportunity for all of us to interact, learn, and discuss the work of sharing Buddhism through education, literature, and arts, and the introduction of Vietnamese Buddhist publishers as well as a new book-signing event, a special gathering titled, "Presencing for Each Other 2", will be held at the Tully Community Branch Library, 880 Tully Rd. San Jose, CA 95111, from 2:00p.m. - 5:45p.m. on Saturday, Oct 19, 2019.

The gathering consists of the following activities:
1. Book Fair: book exhibitions 
2. Sharing experiences about bringing mindfulness and Dharma to others
3. Introducing Vietnamese Buddhist publishers in California and as well as books released by Lotus Media, Inc., Bodhi Media, Hương Tích Phật Việt, Hoa Đàm, etc... including those by Thầy Như Điển, Thầy Từ Lực, Thầy Nguyên Tạng, Thầy Thiện Long (Hàn Long Ẩn), cư sĩ Thiện Quả, Nguyên Giác, Nguyên Minh, Như Hùng, Vĩnh Hảo, Trần Kiêm Đoàn, Trần Trung Đạo, Nguyễn Hoàng Lãng Du, Tâm Thường Định, v.v…
4. Mindfulness practices will be shared and practiced in this gathering

We humbly request your presence. We hope that all of you can join us in this meaningful gathering, including all members of the youth groups, in order to spend some quality time in the “Presence for Each Other".

Your presence is an honor and motivation for all of us in the warming spirit of the Dharma. Any question and/or support, please contact/Paypal at tamthuongdinh@gmail.com or Venmo @PheBach.

Respectfully yours, 

On behalf of the organizing committee 
Phe Bach and Scottie Nguyen 

Chương trình tại Thư viện Tully
2:00 PM - 2:30PM --- Tiếp đón / Greetings and snacks
2:30 PM - 3:00PM --- Triển lãm sách / Book tours 
3:00 PM - 3:15PM --- Giới thiệu và những phút lắng lòng / Introduction and practice of mindfulness
3:15 PM - 4:00PM --- Giới thiệu các nhà xuất bản Phật giáo Việt Nam tại California. / Introduction of Vietnamese Buddhist Publishers
4:00 PM - 4:15PM --- Giải lao / Break
4:15 PM - 5:15PM --- Panelists - Chia sẻ kinh nghiệm hoằng pháp / Sharing experiences about bringing mindfulness and Dharma to others
5:15 PM - 5:45PM --- Giao lưu và ký tặng sách / Book signing 
5:45PM  --- Hoàn mãn / Let it be. 

This program is sponsored and supported by the following organizations:
1. Chùa Kim Quang; Chùa Phổ Từ; Chùa Thiên Trúc,
2. BHD GĐPT Hoa Kỳ và đơn vị GĐPT Thiện Tâm
3. Việt Báo, Thư Viện Hoa Sen / Viet Ananda Foundation
4. Liên Phật Hội, Bodhi Media, Asian World Media
5. Viet Cali Today; Nguyệt San Chánh Pháp
6. Bodhi M. Foundation; Thao Bach Foundation
7. Simplified Builders; C. Mindfulness LLC






Tuesday, September 17, 2019

MỘT BÓNG TRĂNG GẦY - SHADOW OF THE THIN MOON



MỘT BÓNG TRĂNG GẦY
Nằm ôm một bóng trăng gầy
Vai nghiêng tủi nhục hờn lay mộng tàn
Rừng sâu mấy nhịp Trường sơn
Biển đông mấy độ triều dâng ráng hồng

Khóc tràn cuộc lữ long đong
Người đi còn một tấm lòng đơn sơ?
Máu người pha đỏ sắc cờ
Phương trời xẻ nửa giấc mơ dị thường

Quân hành đạp nát tà dương
Khúc ca du tử bẽ bàng trên môi
Tình chung không trả thù người
Khuất thân cho trọn một đời luân lưu.

N.Tr. 4 - 1975

Tuệ Sỹ

SHADOW OF THE THIN MOON

While laying here, embracing the shadow of the thin moon
a tilted shoulder with humiliation and anger
a dream is faded.
The deep jungle, the rhythms of Trường Sơn Mountain breathe
How many times does the East Sea raise its tide in the afternoon twilight?

Already crying for a long-lost pilgrimage
Those who’ve left, have you left behind a loving heart?
Their bloods have permeated in the colored flags
On the other side of the world, axing in half of the abnormal dreams

The soldiers’ march has just crushed the twilight
The song of Du Tử is just a humiliating death on the lips
For the general love of the homeland, there is no revenge
Just simply live and live simply in this uncertain life.

Nha Trang, April, 1975.

Translated by Phe Bach

Sunday, September 8, 2019

Làm Sao Người Tu Thiền Ứng Phó Với Trầm Cảm?



Làm Sao Người Tu Thiền
Ứng Phó Với Trầm Cảm?

Huỳnh Kim Quang dịch


Narayan Helen Liebenson, Geshe Tenzin Wangyal Rinpoche và Blanche Hartman chia xẻ lời khuyên của họ về việc làm sao để ứng phó với các giai đoạn trầm cảm.
Narayan Helen Liebenson là nữ giáo sư hướng dẫn tại Trung Tâm Thiền Cambridge Insight Meditation Center.
Geshe Tenzin Wangyal Rinpoche là người nắm giữ truyền thừa của truyền thống Bön Dzogchen tradition của Tây Tạng. Ông là tác giả của cuốn sách “Spontaneous Creativity: Meditations for Manifesting Your Positive Qualities” [Sự Sáng Tạo Tự Phát: Thiền Để Thể Hiện Phẩm Chất Tích Cực Của Bạn]  (xuất bản năm 2018).
Zenkei Blanche Hartman (1926-2016) là Pháp Sư Cao Cấp và là phụ nữ đầu tiên Trú Trì Trung Tâm Thiền San Francisco.


*******


Hỏi: Làm sao người tu thiền ứng phó với các giai đoạn của trầm cảm nặng?


Narayan Helen Liebenson: Trầm cảm nặng là một trong những tình cảnh khó khăn hơn mà một người có thể chống chọi. Kinh nghiệm của tôi là thiền có thể hữu ích, nếu được thực hành dưới sự quan sát của một chuyên gia trị liệu hay một vị thầy.
Tôi xin giới thiệu tác phẩm The Mindful Way Through Depression [Phương Pháp Chánh Niệm Qua Trầm Cảm] của Mark Williams, John Teasdale, Zindal Segal, và Jon Kabat-Zinn. Dựa vào nghiên cứu kết quả, cuốn sách này dễ đọc và ích lợi, với sự hướng dẫn làm sao phương thức chánh niệm có thể giúp con người ứng phó với các suy nghĩ và cảm giác mà có thể gây ra trầm cảm. Sự giới hạn của nó là con người phải tự nỗ lực, mà thường là khó khăn khi con người bị trầm cảm. Tuy nhiên, nếu các ý tưởng, các quan điểm, và sự thực hành có thể là hữu hiệu ở thời điểm khi con người không bị trầm cảm, rồi thì có lẽ chúng cũng có thể được thực hành trong giai đoạn trầm cảm nữa.
Thực hành với một vị thầy là người biết rõ bằng tự thân, người đã có kinh nghiệm với điều đó là hữu ích. Có một vị thầy Miến Điện tên là U Tejaniya là người nói về lịch sử trầm cảm của chính ông một cách hoàn toàn thẳng thắn và cũng là ngời đã từng thực hành chánh niệm để giảm bớt sự đau khổ của mình. Ông ấy biết rõ trầm cảm có trạng thái tinh thần và thể xác kinh khủng ra sao, và ông cũng biết rằng sự giải thoát khỏi trầm cảm là điều có thể làm được. 
Tôi cảm thấy thật là quan trọng để cởi mở đối với thuốc điều trị trầm cảm. Dù nhiều lần đã thay đổi và những hành giả thiền ngày nay có vẻ cởi mở hơn đối với việc dung thuốc khi cần thiết, nó có thể vẫn còn là điểm dính mắc đối với một số người nghĩ rằng họ có thể tự giải thoát mà không cần thuốc hay tự nghĩ họ “nhẹ hơn” để sử dụng thuốc, tin rằng họ có thể chỉ cần dựa vào sự thực hành Phật Pháp.
Điều này không phải là khôn khéo và thái độ mở lòng. Những thuốc chữa trầm cảm có thể là thần dược rất hữu ích để giúp cân bằng sự mất quân bình. Uống chúng có thể là hành động có thể thông cảm, cho phép người nào đó bất lực với lọai đau khổ này để tập trung vào phương cách hiệu quả. Thật ra vấn đề thuốc là phức tạp và gây nhiều tranh cãi, và rằng trong khi các loại thuốc chữa trầm cảm dường như trong vài năm qua là loại phép mầu, điều này không phải lúc nào cũng đúng như thế. Nhưng đối với nhiều người, chúng rõ ràng là hữu ích.


Tenzin Wangyal Rinpoche: Sự hỗ trợ mạnh mẽ của người thực hành Phật Pháp là quy y Tam Bảo: Phật, Pháp, và Tăng. Rất là quan trọng để có sự nối kết với Tam Bảo.
Một người có thể nương tựa Đức Phật như là sự nối kết bất biến, mặt đối mặt, đáng tin cậy mà luôn luôn sẵn sàng và là kho báu vô tận. Chân lý luôn được tìm thấy ở đây. Với sự hỗ trợ thứ hai, Pháp, chúng ta có đức tin và lòng tin vào giáo pháp và kiến thức mà chúng ta nhận được. Cuối cùng, có nhiều hỗ trợ trong sự nối kết với tăng già, sự ấm áp của những người đã tận hiến sự tu hành của họ vì lợi ích của tha nhân. 
Chúng ta có khái niệm về quy y bởi vì là chúng sinh nên chúng ta đau khổ và cần sự trợ giúp. Trầm cảm là thời gian khi con người có thể kinh nghiệm cảm giác mạnh về sự cắt đứt, mất liên hệ, và khổ đau. Nếu bạn là hành giả trải qua sự khó khăn như thế, thì thật là quan trọng để biết rằng đây không phải là sự sai lầm của con người. Đừng bị mắc kẹt vào cái bẫy của cảm giác tội lỗi hay nghĩ rằng bạn không có chút giá trị gì. Điều đó chỉ tạo thêm đau khổ lên sự đau khổ là một phần của hoàn cảnh của con người.
Vào những lúc này, thật là quan trọng để tin vào diệu lực của Tam Bảo, là nền tảng của sự quy y. Cũng giống như khi thời tiết có mây và bão, bạn tin rằng mặt trời vẫn ở đó, đang chiếu sáng trong bầu trời bao la trong xanh. Ngay dù đây không phải là kinh nghiệm của bạn trong lúc đó, bạn vẫn biết phương hướng tổng quát của bầu trời, và ngay dù bạn không thể thấy mặt trời, thì bạn vẫn biết nó ở đó. Tương tự như vậy, bạn có thể tin rằng sự đau khổ của mình là vô thường.
Tại Tây Phương, một số người đến để nghiên cứu và thực hành Phật Pháp qua cảm thức không thỏa mãn với chính các niềm tin và văn hóa của họ. Phật Giáo có thể dường như lôi cuốn bởi vì nó giàu trí tuệ. Một số người vào Phật Pháp với sự hiểu biết kiến thức nhiều hơn là thực hành sâu xa. Thường khi điều thiếu sót là niềm tin từ thực nghiệm này trong sự quy y và những kinh nghiệm nội tại do kết quả từ điều này. Khi trầm cảm đến, thì không dễ để nương tựa vào sự quy y mà  được xây dựng bằng kiến thức suông và không bén rễ sâu trong sự thực nghiệm. 
Trong cuộc sống thường nhật, ngay khi chúng ta cảm thấy hạnh phúc, thì bỏ qua một bên những điều cần được làm, như trả tiền thuế và các hóa đơn, chăm sóc con cái, và ăn uống, có nhiều thứ không phải được làm. Thỉnh thoảng chúng ta hứa làm nhiều thứ chỉ vì xung động nhất thời mà không biết điều đó có ý nghĩa gì về lâu về dài, và chúng ta tự làm kiệt sức mình qua sự tham gia vào các nhiệm vụ không hoàn tất. Ngay trong nơi ẩn náu của chính ngôi nhà của bạn, thì bạn có thể cảm thấy nhà của bạn đang kêu gọi bạn làm điều gì đó – đó là việc rửa chén, xếp quần áo, hút bụi sàn nhà. Và có vô số sự gắn kết được duy trì qua việc trở lại gọi điện thoại và viết điện thư, không để ý đến những thói quen tìm tòi không dứt của chúng ta trong không gian mạng. Đôi khi có nhiều việc chúng ta cần làm, nhưng nhiều lúc việc làm của chúng che dấu một sự bất an ngầm. Từ quan điểm của sự thực hành thiền, chúng ta đã đánh mất sự dừng lại, hay nghỉ ngơi, có phẩm chất. Chúng ta đã đánh mất sự kết nối với sự quay về nương tựa bên trong. 
Thế nào là sự quay về nương tựa bên trong này là sự bảo vệ của chúng ta trong những lúc khó khăn? Hãy nhìn vào bên trong và nhận ra sự tĩnh lặng của cơ thể, sự im lặng của lời nói bên trong, sự bao la của tâm. Khi chúng ta chú tâm đến ba nơi này, thì chúng ta khám phá ra nền tảng của hiện hữu, hay sự bao la không bờ bến, và liễu ngộ điều nối kết chúng ta với nền tảng này, cùng với sự ấm áp khởi sinh một cách chân thật từ sự nối kết này. Vì vậy tôi miêu tả ba “cột trụ” cho các môn sinh của tôi -- sự tĩnh lặng của cơ thể, sự im lặng của lời nói bên trong, và sự bao la của tâm – như là phương tiện để nối kết với sự quay về nương tựa bên trong và như là sự hỗ trợ cho những người đau khổ vì trầm cảm. Hãy thường xuyên quán chiếu ba cột trụ này khi bạn có thể, ngày và đêm; chúng không có dị ứng tiêu cực. Hãy quán chiếu chúng ngay khoảnh khắc mà bạn cảm thấy bị vùi dập hay bị chới với. Chúng ta cần điều mà chúng ta có thể lập tức quay về nương tựa khi chúng ta bị bất an. 
Đôi khi trầm cảm xâm nhập dữ quá mà chúng ta không thể ra khỏi giường. Những lúc như vậy, hãy mở cửa sổ để hít thở không khí trong lành và nhìn ra bên ngoài và nhìn lên bầu trời và ánh sáng. Cố gắng nối kết với sự quay trở về bên trong qua sự hướng ra bầu trời bên ngoài và ánh sáng. Điều đó có thể mở cánh cửa bao la cho bạn. Hãy nghỉ ngơi, với cặp mắt mở ra, chừng 5 hay 10 phút mỗi lần, chỉ đơn giản nhìn bầu trời và ánh sáng và không làm điều gì khác, như nhìn quá nhiều thứ trong nhà bạn mà cần phải được chăm sóc. Thay vì nhìn vào nhà bếp của bạn, là một đống lộn xộn, thì hãy để mắt nghỉ ngơi bằng cách nhìn bầu trời và ánh sáng như là sự hỗ trợ cho việc nối kết với sự bao la bên trong. Hãy nhớ rằng thật tính của bạn là sự khoáng đạt và trong lành như bầu trời và nó chỉ tạm thời bị che mờ bởi những đám mây của sự lo lắng và trầm cảm. 
Là một hành giả, thật là rất quan trọng để phát triển sự tự tin vào chính mình và khả năng trải nghiệm sự quay về nương tựa bên trong. Ba trụ cột là các phương tiện kinh nghiệm để hiểu biết và tự tin, và để nối kết lập đi lập lại với thực tính của bạn, Phật tính của bạn. Qua việc ngày càng trở nên quen thuộc với sự quay về nương tựa bên trong, chúng ta phá vỡ các mô thức của sự lo lắng và có thể nhận ra cảm giác thực sự của ngôi nhà bên trong. Chúng ta gặp gỡ Đức Phật bên trong chính mình. Trong khi lời khuyên Phật Pháp này không có nghĩa như là một sự thay thế cho sự tập trung vào y học hay chữa trị đúng đắn, sự nhận thức về bản tính của con người cuối cùng là ánh sáng sẽ làm rõ bóng tối của trầm cảm.


Zenkei Blanche Hartman: Bởi vì sự thực hành của cá nhân tôi hiện nay đã hấp dẫn quá mạnh hướng tới sự tu tập từ bi, hay tình thương, câu trả lời đầu tiên của tôi là đề nghị rằng bạn nên thường cho mình nhiều lòng từ bi mà bạn có thể có, đặc biệt khi bạn cảm thấy bị trầm cảm. Nhưng tôi biết rằng sự trầm cảm chính là một chứng bệnh nghiêm trọng và tôi không được huấn luyện để điều trị nó, vì vậy tôi giới thiệu 2 người bạn tốt của tôi là những người đã được huấn luyện và có giấy phép hành nghề trị liệu tâm thần cũng như chư vị Thiền Sư để trả lời thêm các thông tin đối với câu hỏi của bạn.
Một người đề nghị rằng thực tập với những người khác ít nhất 3 lần một tuần là tốt. Bạn không muốn trở thành cô đơn. Bà ấy cũng giải thích rằng phần lớn trầm cảm là từ hóa chất trong não bộ, và rằng nếu bạn làm cho nhịp tim của mình tăng lên trong 20 phút một ngày bằng cách đi bộ nhanh, đạp xe đạp, bơi lội, hay chạy bộ, thì bạn sẽ tăng chất serotonin (một hợp chất có trong tiểu cầu và huyết thanh làm co mạch máu và hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh) và các mức độ của chất dopamine (một hợp chất có trong cơ thể như một chất dẫn truyền thần kinh và tiền chất của các chất khác bao gồm epinephrine) cũng như tạo ra chất endorphins (bất kỳ nhóm hóc môn nào được tiết ra trong não và hệ thần kinh và có một số chức năng sinh lý. Chúng là những peptide kích hoạt thụ thể thuốc phiện của cơ thể, gây ra tác dụng giảm đau). Bà ấy cho biết rằng tất cả những thứ này sẽ giúp xóa bỏ trầm cảm của bạn.
Bà chỉ ra rằng để tâm chánh niệm lúc bạn đang chạy bộ là rất hữu ích. Nếu bạn đang bị trói buộc trong vòng xoáy tiêu cực, thì rất là tốt để dừng lại khi bạn ghi nhận nó, rồi tự chúc mừng mình vì đã ghi nhận và tìm cách nào đó bạn có thể biết hài lòng trong môi trường chung quanh của bạn, ngay cả nó chỉ là một màu sắc vừa lòng. Tiếp tục thực hành sự biết hài lòng bất cứ khi nào bạn nghĩ về nó là điều hữu ích.
Một người bạn khác của tôi là bác sĩ điều trị tâm lý theo Thiền đã giải thích rằng thỉnh thoảng những người hành thiền tự đổ lỗi cho cảm giác trầm cảm, ngay dù họ đã tự chế hay gây ra sự trầm cảm của họ (“Tôi đang đau đớn và nó là lỗi của tôi”). Bà ấy chỉ ra rằng nhiều người trong chúng ta đã học được rằng cảm giác xấu có nghĩa là chúng ta xấu, và vì vậy chúng ta có thể nỗ lực giải thoát chúng hay sửa đổi hay tự kể về một kinh nghiệm mà có thể làm tê tái một số người và làm đau đớn cho những người khác.
Bà lưu ý rằng một vị thầy có kinh nghiệm sẽ khuyến tấn học sinh chấp nhận điều đang xảy ra như điều đang xảy ra và không đặt một câu chuyện nào lên trên kinh nghiệm hiện tại. Vị thầy có thể trao ra điều này như là bước hỗ trợ hướng tới việc chấp nhận một kinh nghiệm nội tại chán nản như nó là – đang chán nản – trong khi thừa nhận rằng điều này là khó đối với hầu hết chúng ta bởi vì xu hướng bình thường của con người là chạy trốn khỏi đau đớn.
Bà cảnh báo rằng khi chúng ta tham gia vào thìền chân thật, chúng ta có thể nhận thức rằng thiền không giúp ích gì với sự đau đớn mà chúng ta đang cảm nhận ngay ở đây, ngay bây giờ, và rằng đôi khi chúng ta cần quay đi khỏi sự đau khổ của chúng ta như một phản ứng có thể thông cảm nhất. Bà giải thích rằng nhận thức trung thực giúp chúng ta tập trung vào việc có nên tiếp tục ngồi trên đầu gối đang bị sưng hay liên quan tới sự nhức răng đau nhói hay đau thần kinh tọa hay không. Bà đề nghị rằng chúng ta có thể cần ngưng thiền để nghỉ ngơi một lát và rằng vị thầy có thể cho phép đại chúng lắng nghe sâu thẳm như thể là hành động tốt nhất trong lúc này, và rồi tiếp tục.
Độc giả có thể vào trang mạng của Lion’s Soar để đọc nguyên tác tiếng Anh:



Friday, September 6, 2019

THIÊN LÝ ĐỘC HÀNH - ALONE ON A LENGTHY JOURNEY



THIÊN LÝ ĐỘC HÀNH

1.

Ta về một cõi tâm không
Vẫn nghe quá khứ ngập trong nắng tàn
Còn yêu một thuở đi hoang
Thu trong đáy mắt sao ngàn nửa khuya

2.

Ta đi dẫm nắng bên đèo
Nghe đau hồn cỏ rủ theo bóng chiều
Nguyên sơ là dáng yêu kiều
Bỗng đâu đảo lộn tịch liêu bến bờ
Còn đây góc núi trơ vơ
Nghìn năm ta mãi đứng chờ đỉnh cao

3.

Bên đèo khuất miễu cô hồn
Lưng trời ảo ảnh chập chờn hoa đăng
Cây già bóng tối bò lan
Ta ôm cỏ dại mơ màng chiêm bao

4.

Đã mấy nghìn năm đợi mỏi mòn
Bóng người cô độc dẫm hoàng hôn
Bởi ta hồn đá phơi màu nắng
Ôm trọn bờ lau kín nỗi buồn

5.

Từ thuở hồng hoang ta ở đâu
Quanh ta cây lá đã thay màu
Chợt nghe xao xuyến từng hơi thở
Thấp thoáng hồn ai trong khóm lau

6.

Trên đỉnh đèo cao bát ngát trông
Rừng, mây, xanh, ngất tạnh, vô cùng,
Từ ta trải áo đường mưa bụi
Tưởng thấy tiền thân trên bến không

7.

Khi về ngả nón chào nhau
Bên đèo còn hẹn rừng lau đợi chờ
Trầm luân từ buổi ban sơ
Thân sau ta vẫn bơ vơ bụi đường

8.

Bóng tối sập mưa rừng tuôn thác đổ
Đường chênh vênh vách đá dọa nghiêng nghiêng trời
Ta lầm lũi bóng ma tròn thế kỷ
Rủ nhau đi cũng tận cõi luân hồi
Khắp phố thị ngày xưa ta ruổi ngựa
Ngang qua đây ma quỷ khác thành bầy
Lên hay xuống mắt mù theo nước lũ
Dẫm bàn chân lăn cát sỏi cùng trôi
Rồi ngã xuống nghe suối tràn ngập máu
Thân là thân cỏ lá gập ghềnh xuôi
Chờ mưa tạnh ta trải trăng làm chiếu
Nghìn năm sau hoa trắng trổ trên đồi

9.

Gởi lại tình yêu ngọn cỏ rừng
Ta về phố thị bởi tình chung
Trao đời hương nhụy phơi hồn đá
Thăm thẳm mù khơi sương mấy từng

10.

Một thời thân đá cuội
Nắng chảy dọc theo suối
Cọng lau già trầm ngâm
Hỏi người bao nhiêu tuổi

11.

Bước đi nghe cỏ động
Đi mãi thành tâm không
Hun hút rừng như mộng
Chập chùng mây khói trông

12.

Thân tiếp theo thân ngày tiếp ngày
Mù trong dư ảnh lá rừng bay
Dõi theo lối cũ bên triền đá
Sao vẫn còn in dấu lạc loài

13.

Khi về anh nhớ cài quai nón
Mưa lạnh đèo cao không cõi người


Thơ Tuệ Sỹ

ALONE ON A LENGTHY JOURNEY

1.
I come back to the realm of the empty mind
     Still listening
     To the past
     Flooding into the dying sun
     Still loving
     The time of Uncertainty
     Hoarding in countless of shining midnight stars
     Into the deep eyes

2.
Walking in the sunny day on the side of the Pass
     Listening to our own soul
     And the grass drooping
     Under the sunset
     Pristine – a lovely form
Suddenly, everything is upside-down on the lonely shore
     Still
     There is a corner with a solitary mountain
     For thousands of years
     Still
     We are waiting for the peak
     Of an absolute truth

3.
On the side of the pass
     There
     A hidden soul shrine
     Is
In the sky
     There
     An illusion of lanterns
     Flickering and flowers
     Is
The shadows of the old trees spread
     I grasp the mountain grass
     Dreaming
     Mesmerized by beauty

4.
Already
     Thousands of years
     Of waiting
     In anguish
     The shadow of a lone step
     On earthly sunset
Because
     We are the soul
     Of rock
     In sadness
     The shores of sadness
     Embracing
     Completely
Sunlight

5.
From the beginning we are here
     Around us
     Tree leaves change colors
     Suddenly hearing in every single
     Breath
     Anxiety
     Looming
In our soul behind the reed

6.
On the peak of the high Pass
Looking out to the vast forest
     Clouds
     Clear water
     And sky
     Incredibly
     From us
We pave the way
Knitting the fabrics
     Of experience
     And thought
     Our former life
     Exists
On the empty shore

7.
Coming back, we tilt our cone in greeting
     Meeting on the pass
     The reed forest waiting
     Is
Misfortune
     Time, from the beginning
     Flowing in our future life
     Is
     We are still as helpless
     As the lonely dust
Perhaps along the road.

8.
As darkness sets in
     Pouring like waterfalls
     Rain in the forest
     The road
     Protruding as the cliff
     Threatens to tilt the sky
Who would be at fault
     like a specter
     of a century?
Altogether marching
     Toward the Reincarnation
     Realm
Across the town like olden days
Where we traveled by horse
Across the town
     Is another herd
Of the Devil
     Ups and downs
     Their blinded eyes
Under floodwater
     Stepping in
     Our feet roll
     As the sand drifts
    Then
We tumble down
     Listening to the stream
Pour down blood
     The body itself is the body
     Like the changing of leaf and grass
     Bumpy
     Waiting for the rain to stop
     The moon used as a mattress
After thousands of years
     White flowers are blossoming
On the hill

9.
Sending back my love
     As the forest grass
I am coming to town
     As the greater love
For all
     Incenses
Giving life
     Shining
     Spirited
A rock
     As deep as the sea
And mist
     In the stratosphere

10
A pebble
     My life
     Sunshine flowing along streams
     Or
     The pensive old reeds
Asking
How old are we?

11
The grass glitters with dew
     As we are walking
Deep in the dreamlike forest
     Into the state of empty mind
Rolling clouds and particles become clear


12
All are here
     To continue
As day after day
     Continues
     Blinded
In the lingering image
     The forest leaves
     Following the old path
     Along the mountain trench
     Still
     Why are we
Imprinted in the solitary stray?

13.
Remember    
     Whenever we go or come back
     Don’t forget to fasten the cone hat
     It is the cold rain
     In the high pass without anyone to look after!
Remember:
Emptiness
     The human realm
Is

Poem by Tue Sy

Translated by Phe Bach
Edited by Erik Korling

Wednesday, September 4, 2019

TIÊU CHUẨN YÊU ĐƯƠNG CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ QUA THI CA DÂN GIAN

Tranh - Hiền Huỳnh

TIÊU CHUẨN YÊU ĐƯƠNG CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ QUA THI CA DÂN GIAN

Người đàn bà Việt Nam trong dòng sinh mệnh của dân tộc

Tình yêu lứa đôi là một thể tính quan trọng trong đời sống con người, nhất là đối với người phụ nữ Việt Nam. Người đàn ông có thể có thái độ hời hợt về tình yêu, nhưng người đàn bà thì không. Người đàn bà không đùa giỡn với tình yêu; khía cạnh này sẽ được khai triển trong một bài khác. Bài này chỉ tập trung vào chủ điểm tình yêu -- qua ca dao, tục ngữ -- là một hiện tượng mà người đàn bà hết sức trân quý.  Mà vì trân quý tình yêu cho nên người đàn bà thường không yêu bừa bãi mà nhất quyết chỉ “muốn yêu” người đàn ông hội đủ những tiêu chuẩn mà người đàn bà cho là quan trọng trong liên hệ lứa đôi. Cụm từ “muốn yêu” được dùng có chủ ý, bởi vì hôn nhân, trong văn hoá Việt Nam, nhiều khi vượt khỏi tự do lựa chọn của người con gái. 

Vậy người ta tự hỏi người đàn bà muốn người mình yêu có những đặc tính nào? Dưới chế độ cộng sản miền Bắc với lý thuyết duy vật biện chứng được nhồi nhét suốt mấy chục năm trời cùng với sự nghèo khổ cùng cực của nhân dân miền Bắc, cộng thêm sự đột biến của nền kinh tế chỉ huy thành chính sách kinh tế thị trường trên toàn cõi đất nước từ thập niên 80 trong thế kỷ trước cho đến nay, con người -- nhất là những người hời hợt -- sẽ nhanh chóng trả lời một cách không do dự là tiêu chuẩn quan trọng nhất là TIỀN. Thực sự câu trả lời này không khẩn thiết là sai. Có thể tâm trạng của những người đua tranh về kinh tế, tiếp cận với đời sống đô thị và thế giới trên lãnh vực kinh tế đã biến họ thành những người bắt chước, nhưng chỉ bắt chước được cái vỏ bên ngoài mà không thấu hiểu được cái cốt lõi bên trong của những nền văn hóa dân chủ.

Sự biến chất của một số người hời hợt này -- và chính quyền cộng sản độc tài hiện tại cũng đang muốn biến tất cả nhân dân, nhất là giới trí thức, thành những người như thế -- sẽ không làm thay đổi được tâm trạng của những người mà ưu tư đã thấm nhuần nền tảng giá trị của dân tộc. Nỗ lực bồi dưỡng nền tảng giá trị này đã từng có sự đóng góp của giới trí thức, học giả trên toàn quốc. Nhưng văn học dân gian, đặc biệt là ca dao, tục ngữ xuyên suốt mấy ngàn năm lịch sử cũng đã đặt những viên đá gốc cho một hệ thống giá trị tiêu biểu của dân tộc. 

Sau đây là những câu trả lời về những tiêu chuẩn mà ca dao, tục ngữ xác định như là những yêu cầu thiết yếu cho tình yêu của người phụ nữ dân dã Việt Nam.

Một trong những tiêu chuẩn thiết yếu là nhân nghĩa.

Tìm vàng, tìm bạc dễ tìm,

Tìm câu nhân nghĩa khó tìm bạn ơi!


Đối với người phụ nữ Việt Nam, thước đo tình yêu đôi lứa là nhân nghĩa:
Đứa ở xét công, vợ chồng xét nhân nghĩa.

Theo tinh thần Khổng giáo, một triết lý sống thực dụng đã có ảnh hưởng sâu đậm trên nhiều tầng lớp nhân dân từ giới trí thức cho đến giai cấp dân dã, hòa hợp với ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo và Phật giáo, thì quan niệm về nội dung của từ “nhân” gần như đồng nghĩa với cụm từ “bác ái” trong Thiên Chúa giáo và cụm từ “từ bi” trong Phật giáo. Khổng Tử trả lời cho học trò Trương Tử Vấn là nếu người nào làm được năm điều sau đây là người có “nhân”: (1) cung, (2) khoan, (3) tín, (4) mẫn, và (5) huệ. Cung [恭] có nghĩa là “kính trọng, tôn kính”. Khoan [惠] là “khoan dung, tha thứ”. Tín [信] là “sự thành thực, lòng thành”. Mẫn [敏] là “cần cù, gắng gỏi”. Huệ [惠] “là lòng thương, lòng nhân ái” (Hán Việt Tự Điển Trích Dẫn). Tóm lại, từ “nhân” có nghĩa là lòng thương người; kính trọng tha nhân; sẵn sàng giúp đỡ, an ủi những người khốn khổ hay trong hoàn cảnh khó khăn, với tất cả lòng chân thành của mình; sẵn sàng tha thứ những lỗi lầm của người khác; và phải chuyên cần học hỏi. Cũng trong bối cảnh văn hoá này, từ “nghĩa” [義] có nghĩa là “sự tình đúng với lẽ phải, thích hợp với đạo lý” (Hán Việt Tự Điển Trích Dẫn). Trong quan hệ vợ chồng, “đúng với lẽ phải, thích hợp với đạo lý” bao hàm sự biết ơn và hành động trả ơn, không phụ bạc hay phản bội. Do đó trong tình nghĩa vợ chồng, tình yêu được biểu lộ qua sự đùm bọc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau; an ủi, vỗ về nhau trong những lúc khó khăn. Sự đùm bọc, giúp đỡ, hỗ trợ, an ủi, vỗ về không những chỉ biểu lộ tình yêu mà còn là chứng tích của sự biết ơn và trả ơn cho những công lao, chăm lo, và săn sóc mà người thương đã tận tuỵ dâng hiến cho mình.  Những hệ luận của nhân nghĩa còn bao hàm ý nghĩa tính tình hiền lành, hoà nhã, tình thương và sự quý trọng anh em, hiếu đạo đối với cha mẹ. Nhân nghĩa biểu tượng trọn vẹn giá trị người. Cho nên con người không có nhân nghĩa thì không còn là con người nữa, không còn đáng được yêu chuộng nữa.

Tiền tài như phấn thổ,

Nhân nghĩa trọng tợ thiên kim.
Con le le mấy thuở chết chìm,
Người tình bạc nghĩa kiếm tìm làm chi.

.
Do đó người đàn bà khẩn thiết phải có một lập trường dứt khoát:
Người còn thì của cũng còn,

Miễn là nhân nghĩa vuông tròn thì thôi.


Một tiêu chuẩn khác cho tình yêu của người đàn bà là học thức.  Học thức trong môi trường giáo dục Nho giáo cũ không chỉ có nghĩa là biết văn chương thi phú mà còn đồng nghĩa với đạo đức, yêu chuộng và thực hành đạo thánh hiền. Một điểm cần lưu ý là trong bối cảnh truyền thống văn hóa Việt, “học” thường đi đôi với “hạnh”. Đạo đức là hệ luận của kiến thức. Một người có học mà không có đạo đức là một hiện tượng bất bình thường. Do đó, một khi nhân nghĩa là tiêu chuẩn của yêu đương thì học thức đương nhiên cũng phải là một tiêu chuẩn. Một người đàn ông có học thường giữ được một vị thế ưu tiên trong lòng người đàn bà Việt Nam.
Chả tham ruộng cả, ao liền;

Tham về cái bút, cái nghiên anh đồ.

Ngoài giá trị đạo đức tất yếu phải có, người đàn ông hay chữ còn có cái giá trị được xã hội quý trọng. Vì hay chữ thì làm thầy mà trong xã hội cổ truyền thì trên là vua, dưới là ông thầy cho nên

Không ham bồ lúa anh đầy,

Ham ba hàng chữ làm thầy thế gian.


Và tình yêu chồng chất ngang bằng với lượng kiến thức mà chàng sở hữu: Càng hay chữ, càng được yêu:
Hai tay cầm bốn trái dưa,

Trái ăn, trái để, trái đưa cho chàng.
Tay cầm cuốn sách bìa vàng,
Sách bao nhiêu chữ, dạ thương chàng bấy nhiêu.

Nhưng kiến thức của chàng phải là thứ kiến thức đích thực.  Chàng phải là người học thức thứ thiệt, chứ không thể là học giả giả hiệu.  Dù là dân dã, người đàn bà vẫn có thể nhận diện được mấy ông mang hàm học vị giả hiệu và có thể trắc nghiệm được khả năng chân chính hay giả tạo. Sự giả tạo lố lăng không lường gạt được ngay cả người dân thôn quê bình dị.

Gặp anh hay chữ em hỏi thử đôi lời,

Sao trên trời mấy cái, nhái ngoài đồng mấy con.
Chuối con mấy bẹ, chuối mẹ mấy tàu?
Anh đây đối đặng thời tôi vào kết duyên.

Trái với học thức là sự ngu đần, dốt nát.  Ngu đần, dốt nát là phản đề tất yếu của kiến thức.  Vì vậy ngu đần và dốt nát không thể nào hiện hữu trong sổ liệt kê những tiêu chuẩn yêu đương của người phụ nữ Việt Nam.

Một là em lấy chồng quan,

Hai là chồng lính, ba là chồng dân.
Nhưng em chẳng lấy chồng đần,
Về nhà mẹ chửi, ra đường chúng khinh.

Người đàn bà có một lập trường rất rõ ràng là dù cho phải làm hầu một người có học vẫn hơn là lấy một người đàn ông ngu đần làm chồng.

Chim khôn đậu nóc nhà quan;

Trai khôn tìm vợ, gái ngoan tìm chồng.
Xưa nay những khách má hồng,
Thà hầu quân tử hơn chồng đần ngu.


Một tiêu chuẩn khác là tài hoa.  Chữ tài trong bối cảnh bình dân không khẩn thiết phải là những tài năng xuất chúng mà có thể chỉ đơn giản như một giọng hát, câu hò hay.

Nước sâu sóng bủa láng sờ,

Thương anh vì bởi câu hò có duyên.

Hay là:
Ở xa nghe tiếng chàng hò,

Cách sông cũng lội, cách đò cũng qua.


Nhưng tài cũng còn đồng nghĩa với những đặc tính của người anh hùng và anh hùng hầu như cũng đồng nghĩa với tài hoa hay ít nhất tài hoa cũng phải là một đặc tính nổi bật của người anh hùng vì

Chào chàng tới cảnh đình trung,

Chào mừng sẽ hỏi anh hùng tài cao:
Rằng đây thu cúc, xuân đào,
Mơ xe mận lại gió chào trăng thu.

Hình như ý nghĩa anh hùng trong con mắt dân gian không có những đặc tính xuất chúng hay hy sinh lớn lao mà chỉ quyện trong một ý hệ đơn giản bao gồm kiến thức, đạo đức, tài hoa, lịch thiệp:

Một mai nước lớn đò trôi,

Cây khô lá rụng, bậu ngồi chờ ai?
Tôi ngồi chờ mía chờ khoai,
Chờ người quân tử, chờ trai anh hùng.

Nhác trông nhà ngói năm gian,

Thấy chàng lịch sự khôn ngoan có tài.
Cho nên em chẳng lấy ai,
Em quyết chờ đợi một vài ba đông.
Yêu anh em chẳng lấy chồng,
Em dốc một lòng chờ đợi lấy anh.


Đối với người đàn bà, ngoại hình của người đàn ông cũng là một tiêu chuẩn quan trọng. Không phải người đàn bà chỉ cần người đàn ông có đạo nghĩa, học thức, và tài hoa mà hình dáng cũng là yếu tố quyến rũ đối với giới thuyền quyên.
Nhác trông thấy bóng anh đi,

Thấy chân anh bước, dạ thì em thương.
Nhác trông thấy bóng anh qua,
Hình dung chải chuốt thật là xinh sao.
Em mong thấy mặt em chào,
Vắng anh em những khát khao đêm ngày.

Nhất là nụ cười. Nụ cười, nhưng chắc hẳn phải là một thứ nụ cười nào đó có một sức mạnh huyền bí đối với người đàn bà vì có lẽ phải chăng nụ cười nào đó đã gói trọn  được tất cả cái đạo nghĩa, học thức, tài hoa, và lịch thiệp của người đàn ông.

Chả tham nhà ngói rung rinh.

Tham về một nỗi anh xinh miệng cười.
Miệng cười anh đáng mấy mươi,
Chân đi đáng nén miệng cười đáng trăm.

Hay là
Thầy mẹ anh vá hay tài vá nên?

Nhác trông tấm áo có duyên,
Miệng cười hoa nở càng nhìn càng ưa.
Áo anh em mặc cũng vừa,

Ông Tơ bà Nguyệt khéo lừa đôi ta.

Nhưng dù hội đủ bao nhiêu tiêu chuẩn đi nữa, người đàn ông nhất thiết phải đáp ứng được yêu cầu cốt lõi của mọi tiêu chuẩn: Đó là tình yêu chân thật và sự chung thuỷ. Trong nhiều bối cảnh văn hoá khác biệt kể cả văn hoá Việt, quan niệm hôn nhân của người đàn ông có thể đơn giản chỉ là một sự đổi chác kinh tế qua giá trị cần lao hay giá trị tiền tài hay chỉ là một áp đặt quyền lực.  Nhưng đối với người đàn bà dân dã Việt Nam thì tiêu chuẩn chính yếu của hôn nhân phải là tình yêu và sự chung thuỷ:

Anh thương em phải thương cho trót,

Anh không bỏ sót cái nghĩa chung tình.


Đạo nghĩa dĩ nhiên là phải có, nhưng trong liên hệ lứa đôi người đàn ông không thể bỏ sót tình yêu đối với người thương.

Anh về ta chẳng cho về,

Ta nắm lấy áo ta đề câu thơ.
Câu thơ ba chữ rành rành:
Chữ Trung, chữ Hiếu, chữ Tình là ba.
Chữ Trung thì để phần cha.
Chữ Hiếu phần mẹ, đôi ta chữ Tình.

Trong bối cảnh văn hóa bác học của Nho giáo, Trung và Hiếu được nhấn mạnh và áp đặt còn Tình thì không. Cho nên để giáo huấn về chữ hiếu người ta thường nghe nói là vợ chết thì lấy vợ khác, còn cha mẹ chết đi thì không thể thay thế được. Nhưng văn hoá dân gian mang tính đối kháng những áp đặt thiếu tính nhân bản để khẳng định giá trị chính đáng về tình yêu và thuỷ chung cần được bảo tồn.

Chữ Trung chữ Hiếu, còn thiếu chữ Ân tình.

Đạo chồng nghĩa vợ, sao mình vội vong.


Và một khi đã đòi hỏi tình yêu và chung thuỷ từ người đàn ông thì người đàn bà cũng biểu dương sự công bằng qua thể hiện tình yêu của chính mình đối với chồng, con.

Gió đâu bằng gió Tu Bông.

Thương ai bằng
Thương cha, thương mẹ, thương chồng, thương con.

Hoặc là 
Chồng em áo vải em thương.

Chồng người áo gấm xông hương mặc người.


Đối với người đàn bà chỉ có tình yêu mới là quan trọng nhất.

Thương nhau ở dưới gốc đa

Còn hơn ở cả ngôi nhà trăm gian.


Và dù có bị đối đãi ngang trái, chỉ cần có được tình yêu của chồng là đủ.

Nàng dâu khôn lanh, nấu canh cho ngọt,

Canh sôi hớt bọt, thêm ớt rắc tiêu.
Mẹ chồng cay đắng đủ điều,
Mẹ ghét cứ ghét, chồng chiều cũng vui.

Và để xác định giá trị của tình yêu mà mình đã cổ võ, người đàn bà sẵn sàng đem chính bản thân mình ra làm tấm gương soi sáng:

Anh cầm cây viết, anh dứt đường nhân nghĩa,

Em cầm cây kim, em thêu chữ ân tình.


Và tình yêu keo sơn của người đàn bà thật là một tình yêu mang tính tha nhân, chỉ nghĩ đến hạnh phúc của người mình yêu mà không nghĩ đến chính bản thân;

Em về Bồ Địch, Giếng Vuông,

Sáo treo bốn bức, em buồn nỗi chi?
- Anh buồn em lại vui chi,
Vui thời vui gượng có khi khóc thầm.

một thứ tình yêu vô điều kiện và vô vị lợi:

Hai tay cầm bốn trái dưa,

Trái ăn, trái để, trái đưa cho chàng.
Hai tay cầm bốn lượng vàng,
Vàng thời bỏ được, nghĩa chàng em không buông.


Còn nhan nhản những vần ca dao minh họa những tiêu chuẩn của tình yêu như là một điều kiện thiết yếu đối với người đàn bà trong liên hệ lứa đôi. Không phải là không có, nhưng thật là hiếm nếu chúng ta tìm ra được những câu ca dao nêu lên vấn đề tiền tài như là một tiêu chuẩn cho tình yêu trong quan niệm của người đàn bà. Trái lại, chúng ta đã thấy những câu ca dao, tục ngữ nêu lên thái độ của người đàn bà phủ định tiền tài như là một tiêu chuẩn của yêu đương. Và còn rất nhiều dấu ấn của lập trường này trong thi ca dân gian. Sau đây là một vài dẫn chứng:

Con cá dưới sông, con lội con nhào;

Đường chông gai anh đừng có phụ,
Chỗ sang giàu em không ham.
Chim quyên ăn trái ổi tàu,

Xứng đôi mẹ gả, ham giàu mà chi.


Nói như vậy không có nghĩa là người đàn bà không tưởng, thiếu thực tế. Những xác định trên chỉ có nghĩa là tiền tài không phải là một tiêu chuẩn ưu tiên. Người đàn bà có xác định một ranh giới kinh tế, nhưng rất hợp lý:

Theo anh em cũng muốn theo,

Em sợ anh nghèo, anh bán em đi.


Chắc hẳn dù người đàn ông khó tính đến đâu cũng không thể phủ nhận tiêu chuẩn tối thiểu này. Nghèo đến mức độ đành phải bán vợ đi thì còn gì là tình yêu!

Trên đây là liệt kê của những tiêu chuẩn yêu đương của người đàn bà trong liên hệ lứa đôi: nhân nghĩa, học thức, có tài, hình dáng xinh đẹp, nụ cười quyến rũ, anh hùng, quân tử, nhưng quan trọng nhất và cũng là điều kiện “cần và đủ” là tình yêu chân thật và sự chung thuỷ. Tuy nhiên, những tiêu chuẩn này chỉ hiện hữu như là những ước mơ hơn là những yêu sách bởi vì tình yêu đối với người đàn bà dân dã Việt Nam mang tính định mệnh. 

Số em giàu, lấy khó cũng giàu;

Số em nghèo, chín đụn mười trâu cũng nghèo.
Phải duyên phải kiếp thì theo,
Thân em có quản khó nghèo làm chi!


Mà đã là định mệnh thì nhân nghĩa, học thức, xấu đẹp, tài hoa, giàu nghèo thực sự rồi cũng không quan trọng mấy đối với người đàn bà.  Nhưng đạo nghĩa và tình yêu là điều mà hình như -- nếu không tự mâu thuẫn với chính mình khi tin vào thuyết định mệnh -- người đàn bà nghĩ là mình có thể có tự do lựa chọn.

Phải duyên phải nợ thì theo,

Không phải duyên nợ, vàng đeo mặc vàng.

Dầu mà anh có nên quan,
Hiển vinh mình bạn, đây nàng cũng không.
Em kiếm nơi mô có tình nghĩa vợ chồng,
Ơn cha nghĩa mẹ đạo đồng em theo.

Mâu thuẫn hay không mâu thuẫn không quan trọng bằng ánh sáng chiếu rọi cho người đàn ông thấy rõ là đạo nghĩa và tình yêu bao gồm sự chung thuỷ là những đặc tính mà người đàn bà trân quý nhất qua các chứng tích văn học dân gian. Vả lại, định mệnh với ý nghĩa “phải duyên phải nợ thì theo” – qua phân tích cặn kẽ -- chẳng qua cũng chỉ là tình yêu.

Nguyễn văn Thái, Ph.D.
Philadelphia, Ngày 3 Tháng 9 năm 2019