Friday, April 30, 2021

BBT Sen Trắng Hoa Kỳ: Điểm Tin Trong Ngày 30 tháng Tư, 2021

Phạm Công Thiện

Phật Giáo Việt Nam: Chính Trị, Lịch Sử và Chủ Nghĩa Hư Vô Quốc Tế

Hướng đi của Phật Giáo Việt Nam là Ði Tới Giác Ngộ, đi tới sự Tỉnh Thức. Mà Giác Ngộ Tỉnh Thức có nghĩa là thể hiện thực hiện một Sự Quyết Ðịnh Vĩ Đại Nhất của kiếp người, một đại Thệ Nguyện cho tất cả chúng sinh; trong bất cứ mọi trường hợp nghịch cảnh lớn lao nhất vẫn như bất động, với lòng từ bi vô biên và với trí Bát Nhã vô hạn, tự giải thoát mình và giải thoát tất cả chúng sinh, vì mình là chúng sinh. Giác ngộ, vì lợi ích cho tất cả chúng sinh. Ðó là Phát Bồ Ðề Tâm. | https://sentrangusa.com/2021/04/30/pham-cong-thien-phat-giao-viet-nam-chinh-tri-lich-su-va-chu-nghia-hu-vo-quoc-te/


Cũng như một dân tộc nhược tiểu phải trưởng thành trong khổ nhục, phải chọn cái phi lý của chiến tranh, phải tồn tại trong sự tàn phá điêu linh thống khổ; cũng vậy, tình yêu luôn luôn chọn vùng nào nhức nhối nhất trong thân thể mà tồn tại và trưởng thành. Rồi khi dân tộc nhược tiểu kia đã bước vào vùng có ánh sáng của độc lập và tự do, những anh dũng và hy sinh được gởi lại hết cho bóng tối của núi rừng. Cũng vậy, tình yêu vĩnh viễn là một sợi tơ trời trong trí nhớ. | https://sentrangusa.com/2021/04/30/tue-sy-chien-tranh-tinh-yeu-hoai-niem-va-truyen-ngan-vo-hong/

BÀI MỚI CẬP NHẬT, 30 THÁNG TƯ, 2021

Nhiều tác giả: Phật Điển Phổ Thông – Dẫn vào Tuệ Giác Phật | Kỳ 1- Bối Cảnh Biên Dịch và Cộng Tác Viên [ Song ngữ – Bilinguals ] | https://sentrangusa.com/2021/04/29/nhieu-tac-gia-phat-dien-pho-thong-dan-vao-tue-giac-phat-ky-1-boi-canh-bien-dich-va-cong-tac-vien-song-ngu-bilinguals/

 THÔNG BÁO TẶNG SÁCH Hiện nay Phật Việt Tùng Thư [ https://thuvienphatviet.com/ ] vẫn còn 100 bộ ấn bản dịch Việt "Phật Điển Phổ Thông: Dẫn Vào Tuệ Giác Phật", và ấn bản Anh ngữ "Common Buddhist Text Guidance and Insight from the Buddha", đặc biệt dành tặng cho quý anh chị trưởng GĐPT, không phân biệt BHD:-), hầu làm tư liệu tham khảo trong việc tu học và hướng dẫn đoàn sinh. Quý anh chị có nhu cầu, xin liên lạc Trưởng Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ: email: tamthuongdinh@gmail.com, hoặc inbox facebook: https://www.facebook.com/khoebach
Nam Mô Thường Hoan Hỷ Bồ Tát Ma Ha Tát.

Thích Huyền Vi: Triết Học cho Giáo Dục Gia Trong Thế Giới Cuồng Loạn | https://sentrangusa.com/2021/04/30/thich-huyen-vi-triet-hoc-cho-giao-duc-gia-trong-the-gioi-cuong-loan/

Phúc Trung Huỳnh Ái Tông: Lược sử Gia Đình Phật Tử Việt Nam | Thời Kỳ Thống Nhất Gia Ðình Phật Tử Việt Nam | https://sentrangusa.com/2021/04/30/phuc-trung-huynh-ai-tong-luoc-su-gia-dinh-phat-tu-viet-nam-thoi-ky-thong-nhat-gia-dinh-phat-tu-viet-nam/

Matthieu Ricard, Christophe Andre, và Alexandre Jollien: Cái Tôi, Người và Bản Ngã | https://sentrangusa.com/2021/04/30/matthieu-ricard-christophe-andre-va-alexandre-jollien-cai-toi-nguoi-va-ban-nga/

Nguyên Thọ Trần Kiêm Đoàn (2007): Nhìn Dưới Khía Cạnh Tâm Lý Dân Tộc và Tâm Lý Trị Liệu | https://sentrangusa.com/2021/04/30/nguyen-tho-tran-kiem-doan-nhin-duoi-khia-canh-tam-ly-dan-toc-va-tam-ly-tri-lieu/

Quảng Pháp: Nền Hòa Bình Đích Thật | https://sentrangusa.com/2021/04/30/quang-phap-nen-hoa-binh-nhu-that/

Uyên Nguyên: Tiếc Thương Hòa Bình | https://sentrangusa.com/2021/04/30/uyen-nguyen-tiec-thuong-hoa-binh/

Thursday, April 29, 2021

BBT Sen Trắng Hoa Kỳ: Điểm Tin Trong Ngày 28 tháng Tư, 2021

 Thích Từ Lực: 
Xin Dừng Lại, Để Nhìn Cho Rõ

Ngày trước, khi sinh thời, ôn Kim Quang (tức là Hòa thượng Thiện Trì) có lần dạy tôi: Từ Lực ơi, nhớ nghe, phá kiến còn nặng hơn phá giới nhiều lắm nghe! Ý Ôn muốn nói, có phạm giới, mà mình thành tâm muốn sám hối, thì sẽ được thanh tịnh, yên tâm trở lại để tiếp tục tu hành. Còn phá kiến, tức là phá hủy chánh kiến, thì chẳng khác gì mình đã bị chôn chặt trong ngục tù của mê mờ, không có cơ hội ra khỏi mê lầm; như vậy, có nghĩa là từ chuyện sai này sẽ đưa đến chuyện sai khác, và cứ thế mà tạo thêm nghiệp xấu.
Từ nhận thức này, tôi xin các Anh Chị dành thì giờ đọc vài tập tài liệu Phật pháp của ôn Tuệ Sĩ (như tôi đang đọc quyển Thắng Man giảng luận đây) hay của ni sư Trí Hải, hoặc nghe vài bài giảng Phật Pháp của quý Ôn, quý Ngài khác, hay đến chùa thắp hương lễ Phật… để nuôi dưỡng, tôi bồi thêm chánh niệm, chánh kiến.
Trong tiến trình phát triển của đoàn thể, tổ chức, mọi ý kiến đúng đắn, xây dựng cần phải được lắng nghe nhưng việc thực thi cần tôn trọng và phục vụ cho lợi ích của tổ chức. Nói thế để chúng ta cùng hiểu rằng trong cuộc tranh luận ngay cả tranh chấp giữa những ý kiến dị biệt, bất đồng nhằm mục đích xây dựng đoàn thể, không có quan điểm thắng thế mà chỉ có giải pháp tốt hơn cả được chấp nhận cho sự vững mạnh của tổ chức... | https://sentrangusa.com/2021/04/29/thich-tu-luc-xin-dung-lai-de-nhin-cho-ro/



Cuộc đối đầu giữa người dân Việt với quan lại người Hán diễn ra trên hai mặt. Một là những cuộc kháng chiến bằng gươm giáo; hai là một luồng sóng đối kháng ngầm chảy mãi mãi trong tâm thức cộng đồng của dân tộc. Các vị thần linh được truyền tụng từ ngàn năm trước luôn luôn có mặt trong đó con sóng ngầm này.
Trong cuộc tranh đấu chống chính sách đô hộ hà khắc, người Việt có một chỗ dựa tinh thần là những tín ngưỡng cổ truyền, với các vị thần thánh riêng; trong đó có những thần linh biểu lộ qua các hiện tượng tự nhiên; hay những nhân vật được dân tôn kính, thờ cúng. Chia sẻ với nhau những niềm tin và nghi lễ do cha ông truyền lại tạo nên tình liên đới giữa những người đồng chủng. Họ cảm thấy và biết chắc chắn họ không giống người Hán. Những quan lại từ phương Bắc tới không thờ phượng những thần thánh của dân mình; thế nào cũng có lúc người Việt thấy đám quan quân này bị thần linh trừng phạt bằng tai nạn hay bệnh tật. Rồi mỗi khi vùng lên tranh đấu, người dân Việt biết họ sẽ được các thần linh của mình phù trợ. Nhiều hào kiệt đã hiển linh trở thành các vị thần tiếp tục bảo vệ dân lành; các chiến sĩ khi xung trận đều biết như vậy. Người Việt tin rằng Chử Đồng Tử đã trở về giúp Triệu Quang Phục, Bà Triệu hiển linh cho Lý Bôn thấy; thần Trương Hống đã gửi một thông điệp qua Lý Thường Kiệt ở sông Cầu, khiến tướng sĩ nức lòng chống quân nhà Tống... | https://sentrangusa.com/2021/04/28/chan-van-do-quy-toan-nhung-than-thanh-giu-nuoc/

BÀI MỚI CẬP NHẬT, 28 THÁNG 4, 2021

Thích Trí Hải (1906 – 1979): Hồi ký thành lập Hội Phật Giáo Việt Nam | Kết Luận – Nhân Duyên Xuất Gia | https://sentrangusa.com/2021/04/27/thich-tri-hai-1906-1979-hoi-ky-thanh-lap-hoi-phat-giao-viet-nam-ket-luan-nhan-duyen-xuat-gia/

Pháp Hiền: Phát bồ-đề tâm và PHÁT BỒ ĐỀ TÂM | Generation of the mind [acting towards] Enlighttenment | https://sentrangusa.com/2021/04/29/phap-hien-phat-bo-de-tam-va-phat-bo-de-tam-generation-of-the-mind-acting-towards-enlighttenment/


Tắc Dũng Lê Văn Nghĩa | Tiểu Luận Kết Khóa Vạn Hạnh I: Đời Sống Dưới Ánh Sáng Của Đạo Lý Duyên Khởi | https://sentrangusa.com/2021/04/29/tac-dung-le%cc%82-van-nghia-tieu-luan-ket-khoa-van-hanh-i-doi-song-duoi-anh-sang-cua-dao-ly-duyen-khoi/

Nguyên Thọ Trần Kiêm Đoàn: Tâm Lý Dửng Dưng Còn Dễ Sợ Hơn Là Oán Hờn Thù Hận | https://sentrangusa.com/2021/04/27/nguyen-tho-tran-kiem-doan-tam-ly-dung-dung-con-de-so-hon-la-oan-hon-thu-han/


Martine Batchelor | Insight Journal | Barre Center for Buddhist Studies: The Busier You Are, The Slower You Should Go | https://sentrangusa.com/2021/04/29/martine-batchelor-insight-journal-barre-center-for-buddhist-studies-the-busier-you-are-the-slower-you-should-go/

Ronaldo Tumbokon | Quảng Pháp dịch và ghi chú: Mặt tốt và xấu của phương tiện truyền thông xã hội đối với thanh thiếu niên và trẻ nhỏ | Good and Bad Effects of Social Media on Teens and Kids | 2 | https://sentrangusa.com/2021/04/28/ronaldo-tumbokon-quang-phap-dich-va-ghi-chu-mat-tot-va-xau-cua-phuong-tien-truyen-thong-xa-hoi-doi-voi-thanh-thieu-nien-va-tre-nho-good-and-bad-effects-of-social-media-on-teens-and-kids-ky-2/

Wednesday, April 28, 2021

Nhạc Phật giáo 614 – Áo Ba tình ấm quê hương

Nhạc Phật giáo 614 – Áo Ba tình ấm quê hương

Nhạc phẩm ÁO BA ẤM TÌNH QUÊ HƯƠNG 

Thơ: Bạch X. Phẻ – Nhạc: Đức Quảng 

Hòa âm: Giác An – Ca sĩ GĐPT: Đặng Dung.

Nhạc:


Karaoke version:

https://vannghe.nhacgdpt.com/nhac-phat-giao-karaoke-614-ao-ba-tinh-am-que-huong-phe-x-bach/


Tuesday, April 27, 2021

BBT Sen Trắng Hoa Kỳ: Điểm Tin Trong Ngày 26 tháng Tư, 2021

Thích Trí Quang (1923-2019): 

Những bài Diễn văn – Huấn từ dành cho GĐPT 


Đạo Phật cũng không phải xây dựng trên số tín đồ nhiều hay ít, để được có phẩm trật trong đạo của mình, mà Đạo Phật chỉ sống với hay sống cho và sống vì tha nhân, vốn là điều cần yếu cho cuộc sống hằng ngày của chúng ta trên quả địa cầu này.

Chắc chắn một điều là: Tôn Giáo nào cũng dạy cho con người ta luôn làm những việc thánh thiện, xa rời việc độc ác cũng như tham lam; nhưng đa phần thì con người làm sai lời dạy của Tôn Giáo ấy; nên mới nhân danh nầy hay nhân danh kia để đi đập phá những Tôn Giáo khác như lịch sử đã chứng minh mà Hồi Giáo từ Trung Đông đã đến chiếm Ấn Độ vào thế kỷ thứ 12. Tất cả những Chùa Viện, Tháp miếu, Đại học đã bị đập phá. Tu sĩ, Phật Tử thì bị giết chết hàng loạt. Nhưng nhiệm mầu thay! Ngày nay nhân loại đã hết nhân danh đấng này hay đấng kia để đi xâm chiếm thuộc địa nữa và con người cũng đã mở mắt ra thật là to để nhìn cho rõ những hậu quả của chiến tranh. Cho nên ngày nay dầu là giữa các Tôn Giáo với nhau, người ta hay đối thoại với nhau; chứ không đối đầu với nhau như trong quá khứ nữa. Từ đó mọi người theo nhiều Tôn Giáo khác nhau có thể tìm ra một biện pháp cho tín đồ của mình cũng như cho những sự đối thoại Liên Tôn đã có bấy lâu nay.
Cuối cùng lời dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã dạy cho chúng ta biết rằng: “Nếu trong tâm anh, lòng từ bi ngự trị, thì hận thù không có cơ hội để tồn tại nữa”. Chúng tôi mong được thực hiện lời dạy này dầu ở bất cứ nơi đâu, trong chùa, trong nhà hay trong nội tâm của mỗi người. Tất cả cũng đều được trân quý. | https://sentrangusa.com/2021/04/26/thich-nhu-dien-the-nao-la-mot-ton-giao/

BÀI MỚI CẬP NHẬT, 26 THÁNG TƯ, 2021

Tuệ Sỹ | Nguyễn Thụy Đan dịch Anh: A Boat Flowing Against The Harbor Of Emptiness | Thuyền Ngược Bến Không | https://sentrangusa.com/2021/04/26/tue-sy-nguyen-thuy-dan-dich-anh-a-boat-flowing-against-the-harbor-of-emptiness-thuyen-nguoc-ben-khong/

Richard K. Payne | Institute of Buddhist Studies, Graduate Theological Union | CJBS: A Yogācāra Buddhist Theory of Metaphor | https://sentrangusa.com/2021/04/26/richard-k-payne-institute-of-buddhist-studies-graduate-theological-union-cjbs-a-yogacara-buddhist-theory-of-metaphor/

Christopher Willard | Interview | Insight Journal | BCBS: Teaching Mindfulness to Children | https://sentrangusa.com/2021/04/26/christopher-willard-interview-insight-journal-bcbs-teaching-mindfulness-to-children/

Ananda W.P. Guruge | Thích Nguyên Tạng dịch Việt: Phật Giáo Trong Đời Sống Hiện Đại | Buddhism in Modern Life | https://sentrangusa.com/2021/04/26/ananda-w-p-guruge-thich-nguyen-tang-dich-viet-phat-giao-trong-doi-song-hien-dai-buddhism-in-modern-life/

Quang Minh Thich | FSU Library: Vietnamese Buddhism in America | 3-CHAPTER 1: The Transmission of Buddhism to Vietnam | Part 3 | https://sentrangusa.com/2021/04/26/quang-minh-thich-fsu-library-vietnamese-buddhism-in-america-3-chapter-1-the-transmission-of-buddhism-to-vietnam-part-3/

Thích Trí Quang (1923-2019): Những bài Diễn văn – Huấn từ dành cho GĐPT | https://sentrangusa.com/2021/04/26/thich-tri-quang-1923-2019-nhung-bai-dien-van-huan-tu-danh-cho-gdpt/

Tâm Chánh Hoàng Thị Kim Cúc: Diễn văn khai mạc Đại hội GĐPT Trung phần (1961) | https://sentrangusa.com/2021/04/25/tam-chanh-hoang-thi-kim-cuc-dien-van-khai-mac-dai-hoi-gdpt-trung-phan-1961/

Hùng Khanh (Nguyên Hùng Võ Đình Cường): Mục đích và lịch trình tiến triển của Gia đình Phật tử – P.2 | https://sentrangusa.com/2021/04/25/hung-khanh-nguyen-hung-vo-dinh-cuong-muc-dich-va-lich-trinh-tien-trien-cua-gia-dinh-phat-tu-p-2/


Ronaldo Tumbokon | Quảng Pháp dịch và ghi chú: Mặt tốt và xấu của phương tiện truyền thông xã hội đối với thanh thiếu niên và trẻ nhỏ | Good and Bad Effects of Social Media on Teens and Kids | https://sentrangusa.com/2021/04/24/ronaldo-tumbokon-tu-thu-sen-trang-dich-va-ghi-chu-anh-huong-tot-va-xau-cua-phuong-tien-truyen-thong-xa-hoi-doi-voi-thanh-thieu-nien-va-tre-nho-good-and-bad-effects-of-social-media-on-teens-and-ki/

Monday, April 26, 2021

Tuệ Sỹ | Thuyền Ngược Bến Không - Nguyễn Thụy Đan dịch Anh: A Boat Flowing Against The Harbor Of Emptiness

 

Nguyễn Thụy Đan (阮瑞丹), Tự Việt Thạch

Hiệu: Hồng sơn ngoại sử
Dưỡng chuyết trai chủ nhânKhoái Ông.
Nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành Việt Nam học, Trợ giảng khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Đông Á Đại học Columbia, New York
PhD student at Columbia University in the City of New York:
Graduate Teaching Assistant at Columbia University in the City of New York
Photo: Uyên Nguyên

“Scattered rain against the roof; a soul sifting water,
A small boat lets go, against the harbor of Emptiness”
I was born when the Second World War was coming to an end. Just a little after I reached the age of reason, hearing stories told by grownups about this and that battle fought here and there was as interesting as fairy-tales. In fact, it seemed that throughout my childhood I more often heard such stories instead of fairy-tales. Every now and then, a grownup would disappear from my family. Stories would be whispered in hushed tones. Uncles and cousins who had held me in their arms would suddenly become characters in such fairy-tales. The way that grownups told these stories made them even more mysterious.
By the time I was able to read a little foreign language, stories about war suddenly turned into reminiscences. Or rather, it seemed that they were merely reminiscences – for they were a past that I neither saw nor heard. However, it was impossible to erase them from my memory. Past and present had already been confused in entanglement. When I understood that past, it was filled with so much loss. Those who had left never returned. In turn, people my own age began to leave. I was fortunate to remain. Looking around the classroom, the chalkboard, the schoolyard. Life continued to relentlessly drag men forward along with struggle and toil.
War, hatred, and, somewhere from the very depths of longing and thirst, Love and Death are a haunting shadow, the very material for awareness of existence. Of these there is a separate world of poetry and song reserved for sensitive souls, for those captivated and shocked senseless by a painting of a dead bird. However, its language is transformable. Love, disappointment, passion – these are the fervent waves on the surface; who knows what could be hidden in the depths?
“Distant waters flowing away to the distant ocean
Deep within my thoughts, a few drops remain close by”
Lines of poetry such as these are truly rare in a busy life. But how was activity and distraction to be avoided when, all around, one’s friends began to steadily depart one by one. Some crossed rivers and streams, entering into the jungle. With hearts kindled by the fire of heroism, they followed the summons of hatred, of blood and fire. They left the city with a song: “They have left, left to the high mountains…” A few others left, leaving behind choked sobs, crazed and chaotic: “Tomorrow I go to receive my husband’s corpse; Let me drink that I will not recognize myself”. Love and hatred suddenly became a dichotomous dialectic.
Several decades later, like equatorial sunlight taking over the flickering torch of the past, a new generation began to mature. Occasionally, with difficulty I would search for a few lines of poetry here and there in order to reflect on a past time – a time in which I had lived, had thought, had worried, had gone through the reckless foolery of youth. Old acquaintances, fearing vague dangers lying in wait, avoided me; stories of the wide ocean, of long rivers, existed only in paintings, in memory. Once again, a refrain of vaguely melancholic reminiscence.
I can’t predict what impression these four lines of poetry would make on a young lover of poetry, should he today chance upon them. However, for those who grew up in war, in whose hearts love and hatred were in restless conflict, these lines bring back memories of a particular time, or rather, of a particular impression, even if only flashing by in a fleeting instant.
“Evening returns on part of the river
Around me, muddy waters weave about
The rippling water’s depth unfathomable,
My sadness cries out within the furnace of human existence”
This is a dying breath, sunlight barely touching the water’s surface, without the silent profundity of the great sea. A few blades of green grass, oblivious to the surrounding desiccation of fields burnt dry by fire. But who can critique a few blades of non-sentient grass? Such is the impression of one reading poetry within the heartless destruction of war.
Then peace came to the nation. The people rose from the smoke of war, letting hatred transform into love. Simultaneously, a generation of writers was rejected. Their understanding of love did not conform to the defining dialectic, in which love could only mature out of hatred and destruction – “The blood of men brings forth love”.
Sitting atop the hills of Trại Thủy, in the midst of Nha Trang, below I saw a group of young schoolchildren coming out from the village. They shouted slogans welcoming the Revolution, crying “down with corrupt reactionary culture and education”. I knew I was being rejected. And the rejection was real. First I was a parasite, then a danger, then degraded to being the refuse of society. A death sentence was temporarily lifted, that I might receive the gracious blessing of living the remainder of my life. Once again, old friends followed one another in departing. During the war, there were those who entered the jungles. During peace time, there were those who went out to sea. The people suddenly reverted to the myth of the nation’s founding. Those who followed Mother, at times despising and reviling their brothers, retreated to the jungles. After a period of time, those who had followed Mother into the jungles returned to the city. Terrified, others fled, returning to the ocean.
“The king met Âu-Cơ when traveling by water
With her, stirring the waters of eternity
Bonds dissolved, she forced her children into the mountains
Those who followed their Father have suffered till this day”
For thirty years, one half followed Father, the other followed Mother. However, the epic of this poet has still forgotten some of those were orphaned. With Father nowhere in sight, they were abandoned by their very brothers on the soil of their Motherland. Fatherless, motherless, I followed the traces of the Trường Sơn mountain range: “Your homeland is atop the Trường Sơn mountains, let me send along an everlasting lament”.
I speak not of hatred. But a certain injustice causes my words to appear delirious. Old friends are still around, still close as before, a period of both sadness and joy. Perhaps old friends are wary – afraid of hearing those things that others think I will say. In truth, I am not permitted to say anything at all. I am still limited to standing outside of a society in the process of integrating into civilization. Other past acquaintances, or rather old friends, have now scattered to the four corners of the sky. I have no idea what they are doing, what they are thinking. Each follows his own style in a wide and multicultural world, so I have heard.
Whether here or there, regardless of two separate fronts of literature sharing the same Mother tongue, countless skeletons remain in the depths of the sea.
“Desolate river deltas by the East Sea
Piles of charred bones like those of beasts from deserted jungles
But there is no jungle, and hence no beasts
Men die, their corpses sinking into a watery grave”
Hatred and enmity is easily erased. However, the inscrutable still haunt our conscience. The living still forever carry the love of the dead, whether in the jungles or beneath the sea, whether for personal enmity or for love of the people. In former times, the Funeral Lament for the Ten Classes of Living Beings by Nguyễn Du was not simply written as debt to literature – it was a desperate cry echoing back from the dead. I read the poem “Calling the Souls” in the Thủy Mộ quan collection in a similar condition:
“On the Sea of Blood, a single boat floats back
The evening bruised black, the sky brilliant with pain
Bodies sink into frigid streams, now parting
White waves surge forth, covering the vast seas”
(…)
“In green algae appears shadows of the countryside
Crossing the sea to return under the sky of the old country”
(…)
The poem does not carry a rhythm that brings about an instant feeling of unease. However, impressions scattered here and there within the Thủy Mộ quan poetry collection create an atmosphere of phantasmal terror and horror:
“A virgin, unjustly drowned, floating amidst the current
Her pure body, across a thousand miles returns to the river
Around there is not a single person to mourn
Only the fish of the sea accompany her”
Regardless, the country is reviving. Those people who left are steadily returning together. Enmity and hatred between brothers remains an aching wound. Literature now remains a choice, or rather, a personality. “Poetry expresses the will”. Everlasting literature, the heart-mind of the universe. From the very depth of his heart, every poet shares in the same eternal feelings, despite the fact its manifestation has bitter hatred and enmity. I wish to fit the description of Viên Linh:
“Where were you born that you wandered everywhere,
Speaking and laughing with a hundred tongues
Tomorrow should you return to your old home,
I hope we will still share the same sound of crying”
Tue Sy
Saigon, Winter 2004
Thầy Tuệ Sỹ 

Thuyền Ngược Bến Không

Dưới hiên mưa vắng hồn khua nước
Thả chiếc thuyền con ngược bến không
(Thơ Viên Linh, Thủy mộ quan)

Tôi sinh ra thì thế chiến II đang hồi kết thúc. Lớn lên chút nữa, khi biết nghe và hiểu, những chuyện vãn người lớn về việc đánh nhau đâu đó, lúc nào đó, bao giờ cũng hấp dẫn như chuyện cổ tích. Mà hình như đó lại là những chuyện mà tuổi con nít của tôi được nghe nhiều hơn là chuyện cổ tích. Trong gia đình tôi, thỉnh thoảng thấy vắng đi một người lớn. Rồi lại nghe những câu chuyện thì thầm. Mấy chú, mấy anh lớn, đã từng ẳm bồng tôi, bỗng chốc họ trở thành nhân vật trong truyện cổ tích. Cách mà người lớn kể chuyện, lại làm cho không khí của chuyện cổ tích ấy càng trở thành huyền bí.

Cho đến khi lai rai đọc được tiếng nước ngoài, chuyện kể về chiến tranh bỗng thành hoài niệm; hay chỉ hình như là hoài niệm thôi, vì đấy là quá khứ mà mình không thấy, không nghe. Có điều, hoài niệm ấy không làm sao mờ đi được. Vì nó đã trộn lẫn quá khứ với hiện tại. Quá khứ ấy, khi chợt biết, nó đã có quá nhiều mất mát. Vì những người đã đi, chưa thấy ai trở lại. Rồi cả những người cùng trang lứa cũng lần lượt ra đi. Mình thì may mắn được ở lại. Nhìn quanh, bảng đen, lớp học, sân trường. Sự sống vẫn băng băng lôi người đi tới, với những cạnh tranh vất vả.

Chiến tranh, thù hận, và đâu đó, từ sâu thẳm của khát khao, tình yêu và sự chết là nỗi ám ảnh, và như chất liệu cho ý thức sinh tồn. Có một cõi thi ca riêng biệt như vậy. Dành cho những tâm hồn nhạy cảm. Nhìn con chim giãy chết trong tranh mà ngơ ngẩn, bàng hoàng. Nhưng ngôn ngữ của nó cũng biến hình. Tình yêu, thất vọng, đam mê, như những con sóng nồng nhiệt trên mặt nước, mà dưới đáy sâu ai biết ẩn chứa những gì.

Nước xa cuồn cuộn ra khơi
Sâu trong tâm thể có đôi giọt gần
(Dư tập, Thủy mộ quan)

Những câu thơ như vậy thật hiếm hoi cho một đời bận rộn. Không bận rộn sao được, khi quanh mình những bạn bèn trang lứa lần lượt ra đi. Một số người vượt suối, vô rừng. Đi theo tiếng gọi của hận thù, máu lửa, trong trái tim đang bốc cháy bởi chủ nghĩa anh hùng. Để lại cho thành phố khúc hát “Người đã đi, đi trên non cao…” Một số khác ra đi, để lại tiếng khóc nghẹn ngào, điên loạn: “Ngày mai đi nhận xác chồng. Say đi để thấy mình không là mình.” Tình yêu, thù hận, bỗng trở thành mâu thuẫn biện chứng.

Mấy chục năm sau, một thế hệ đang lớn, như nắng trưa xích đạo che lu ánh đuốc quá khứ lập lòe của mình; thỉnh thoảng tôi đi tìm lại một vài câu thơ đâu đó, mà cũng không dễ gì tìm được, để cho hoài niệm quay lại một thời, trong đó mình đã sống, đã suy nghĩ, ưu phiền, và cả đến những dại dột ngông cuồng của tuổi trẻ. Trong tình trạng mà người cũ lánh xa, vì hiểm nguy rình rập mơ hồ, thì chuyện biển rộng sông dài chỉ có trong tranh, và trong trí nhớ. Lại vẫn điệp khúc hoài niệm bâng quơ.

Tôi không đoán được bạn trẻ yêu thơ ngày nay, nếu tình cờ đọc được bốn câu thơ dưới đây sẽ gợi lên ấn tượng gì. Nhưng người đã sinh ra và lớn lên trong chiến tranh, mà tình yêu và thù hận là những xung đột, khắc khoải trong lòng, những câu thơ ấy gợi nhớ một thời, hay đúng hơn là một ấn tượng, có thể thoáng qua chốc lát:

Chiều về trên một nhánh sông
Bên tôi con nước đỏ lòng quanh co
Nước loang dưới đáy trời dò
Buồn tôi thánh thót trên lò nhân sinh
(Một Nhánh Sông, Dư Tập, Thủy Mộ Quan)

Đó là một chút hơi thở tàn sinh, như bóng nắng là đà trên mặt nước, không có những trầm mặc thăm thẳm trong lòng đại dương. Một nhúm cỏ xanh nhởn nhơ trên cánh đồng khô cháy. Nhưng ai có thể phê bình nhúm cỏ vô tình? Ấn tượng của một người đọc thơ từ trong hủy diệt bạo tàn của chiến tranh là như thế.

Rồi đất nước hòa bình, dân tộc đang trở mình từ trong khói lửa, để cho hận thù hóa thân thành tình yêu. Và cũng là lúc bắt đầu một thế hệ cầm bút bị khước từ. Vì đã không thể nhận thức tình yêu theo định nghĩa của biện chứng. Trong đó, tình yêu chỉ có thể trưởng thành bằng hận thù và hủy diệt. “Máu của người đem lại tình thương.”

Ngồi trên đỉnh đồi Trại thủy, giữa thành phố Nha trang, nhìn xuống bên dưới, từ trong làng kéo ra một đoàn thiếu nhi Tiểu học, hô vang khẩu hiệu chào mừng cách mạng, đả đảo văn hóa giáo dục phản động, đồi trụy. Tôi biết mình đang bị chối bỏ. Và bị chối bỏ thật. Từ chỗ là thành phần ăn bám, rồi trở thành phần tử nguy hiểm, và được liệt xuống hàng cặn bã xã hội, tạm tha tội chết để được ân huệ khoan hồng sống hết kiếp sống thừa. Lại một lần nữa, những người cũ của tôi theo nhau lần lượt ra đi. Thời chiến tranh, một lớp bạn lên rừng. Thời hòa bình, một lớp bạn xuống biển. Dân tộc chợt quay trở lại với huyền thoại mở nước. Những người con theo Mẹ, đã có lúc khinh ghét anh em mình, bỏ lên rừng. Một thời gian sau, những người con theo Mẹ lên rừng nay quay trở về đô thị. Lại những người anh em khác sợ hãi, vội bỏ trốn theo, tìm về biển:

Vua gặp Âu Cơ lúc thủy du
Cùng nàng rung động nước thiên thu
Duyên tan nàng bắt con về núi
Những đứa theo cha khổ đến giờ
(Thủy Mộ Quan)

Ba chục năm, một nửa theo Cha, một nữa theo Mẹ. Nhưng huyền thoại của nhà thơ này vẫn còn quên một số anh em trở thành côi cút. Cha thì ở đâu không thấy, mà tự thân thì bị ruồng rẫy bởi chính anh em mình ngay trên đất Mẹ. Không Cha, cũng không Mẹ, ta đi tìm dấu tích Trường sơn, “Quê người trên đỉnh Trường sơn. Cho ta gởi một nỗi hờn thiên thu.” (Thơ Tuệ Sỹ).

Tôi không nói đến hận thù. Nhưng một nỗi oan khiên nào đó, khiến cho lời nói của mình như trong cơn mê sảng. Bạn cũ ở quanh đây thôi, vẫn gần như những ngày nào, một thời buồn vui. Có lẽ bạn cũ ngại ngùng, ngại nghe những điều được giả thiết là tôi sẽ nói. Thật sự, tôi chẳng được phép nói gì cả. Vẫn được chỉ định phải đứng bên lề xã hội đang hội nhập văn minh. Còn những bạn khác, hãy gọi là cố nhân, bấy giờ mỗi kẻ một phương trời. Tôi chẳng biết họ đang làm gì, đang nghĩ gì. Mỗi người một phong cách, trong một thế giới mở rộng, đa văn hóa. Tôi nghe nói như vậy.

Dù ở phương này hay phương kia, dù có hay không có hai trận tuyến văn chương cùng chung loại hình ngôn ngữ của Mẹ, vẫn còn hàng vạn nắm xương dưới lòng biển:

Lưu vực điêu tàn ở Biển Đông
Xương bầy như thú cháy rừng hoang
Nhưng rừng không cháy nào đâu thú
Người chết thân chìm Thủy Mộ Quan.
(Viên Linh, Thủy mộ quan)

Hận thù có thể xóa được dễ dàng thôi, nhưng u uẩn của những hồn oan đáy biển vẫn ám ảnh tâm tư. Người sỗng vẫn mang mãi ân tình của người đã chết, dù trên rừng hay dưới biển, vì oan nghiệt riêng tư hay vì tình chung dân tộc. Xưa Nguyễn Du đã làm “Văn tế thập loại chúng sinh”; không chỉ là món nợ văn chương cho người đã chết, mà đó còn là tình tự thiết tha từ cõi chết vọng về. Tôi đọc bài “Gọi hồn” trong Thủy mộ quan cũng với tâm trạng tương tợ:

Trên Huyết Hải thuyền trôi về một chiếc
Chiều bầm đen trời rực rỡ đau thương
Thân chìm xuống băng tuyền giờ tận biệt
Sóng bạc đầu hối hả phủ trùng dương.
(…)
Trong rêu xanh ngân ngật bóng sơn hà
Lướt hải phận về dưới trời cố quốc.
(…)

Bài thơ không mang tiết nhịp gây cảm xúc bàng hoàng tức khắc, nhưng những ấn tượng rải rác trong cả tập Thủy mộ quan làm cho bài thơ phảng phất nỗi kinh sợ, rùng mình:

Trinh nữ trầm oan nổi giữa dòng
Thân băng ngàn hải lý về sông
Xung quanh không một người than khóc
Chỉ cá trùng dương theo hộ tang.

Dù sao thì đất nước cũng đang hồi sinh. Những người ra đi, lần lượt kéo nhau về. Ấy thế, hờn giận giữa anh em vẫn còn là vết thương nhức nhối. Văn chương bây giờ vẫn là một lựa chọn, hoặc một nhân cách. Thi ngôn chí. Thiên cổ văn chương thiên địa tâm. Trong tận đáy sâu tâm khảm, mỗi nhà thơ vẫn chung một tình tự nghìn đời, dù biểu hiện có hận thù cay nghiệt. Tôi mong được như lời Viên Linh nói:

Sinh ở đâu mà giạt bốn phương
Trăm con cười nói tiếng trăm giòng
Ngày mai nếu trở về quê cũ
Hy vọng ta còn tiếng khóc chung.

T.S
Saigon, đông 2004