Thursday, July 28, 2022

6th Kim Quang Charity Golf Classic Tournament

 Lincoln Hills Golf Course - Lincoln, CA. 

6th Kim Quang Charity Golf Classic Tournament 

July 24th, 2022 

Dear Friends, Supporters and Sponsors: 

On Sunday, October 2​nd 2022 from 12:00 PM – 6:30 PM at ​Lincoln Hills Golf Course, Kim Quang Buddhist Youth Association will host the 6th Kim Quang Golf Classic Tournament to benefit our youth. This year's event is the primary fundraising effort to raise over $5,000 to cover the cost of our field trip in Southern California.  With any extra funds, we will donate to GĐPT Kim Quang's Enrichment Program. We are writing to you with an opportunity to support our youth by becoming a sponsor. 

Our mission is to empower, educate and enrich youth to reach their full potential through positive relationships that foster excellence in mind, body and soul. The program provides youth the opportunity to engage in social and recreational activities that develop and promote confidence, leadership, self-expression and cultural pride and awareness. 

We are seeking sponsorships, especially for each hole on the 18-hole golf course. 

Platinum Sponsor: $1000, Includes Gold and Team entry (4 players)

Diamond Sponsor: $500, Includes Gold and 2 player entry

Gold Sponsor: $300. The sponsor rate for each hole is $200. The deadline for sponsorship is September 25th​, 2022. ​This is also the early bird discount for 16 or younger at $120 and/or anyone for $175 at the door. 

In recognition of your support, we’re offering you the following benefits: 

  • Signage advertised on golf tee box

  • Corporate recognition in the event program 

  • Recognition on KQ website, social media and public mention in speeches.

  • Corporate logo on our website (if wished)

  • Opportunity to elevate your profile in the community 

  • Recognition in Youth Group Annual Yearbook publication.

If you are interested in becoming a sponsor or are interested in playing in the tournament ($150/player including refreshments, dinner, gift bag, and prizes) and/or if you have any questions, please do not hesitate to call any of us at: Phe Bach: (916) 607-4066, Khanh Le: (916) 803-8781 or Tue Le: (916) 717-9117. Thank you for your time, consideration, and support! 


Respectfully yours, 

Kim Quang Golf Classic Fundraising Committee Representatives and Organizers 




Dear Parents and BHT
Greetings and wishing you well. It has been 4 years since we last hosted our golf tournament. This is the flyer for our 6th Kim Quang Charity Golf Tournament. I hope that you can join us by playing, supporting or sponsoring. Please spread the words to your friends, families and co-workers and on social media. Here is the link.

6th Kim Quang Charity Golf Classic Tournament
Benefiting (GĐPT) Kim Quang Youth Group

Our mission is to empower, educate and enrich youth to reach their full potential through positive relationships that foster excellence in mind, body, and soul. The program provides youth the opportunity to engage in social and recreational activities that develop and promote confidence, leadership, self-expression and cultural pride and awareness.

Sunday, October 2nd, 2022.
12:30 AM SHOTGUN START
12:00 AM Registration and 12:15AM - Putting Contest
Time: 12:00AM - 6:30PM at Lincoln Hills Golf Course, 1005 Sun City Blvd, Lincoln, CA 95648. 916.543.9200

Registration fee: $150/person with Golf cart, gift bags, practice balls, BBQ Dinner. 
DRESS CODE: Shirts with collars, slacks or suitable length shorts, Soft spikes only.
FORMAT: Four men best ball. Reservations: Limit to 100, first come basis. 
ACTIVITIES: Putting Contest, Longest Drive, Closest to Pin, Raffles, Prizes, Awards Ceremony. 
SPONSORSHIPS:
Platinum Sponsor: $1000, Include Gold and Team entry (4 players)
Diamond Sponsor: $500, Include Gold and 2 player entry
Gold Sponsor: $300

Sponsorship Perks: Signage advertise on hole - Recognition on website - Recognition on social media - Certificate of Donation - Opportunity to elevate your profile in the community - Recognition in Youth Group Annual Yearbook publication.

Contact persons:  Phe Bach, 916.607.4066 and Khanh Le, 916.803.8781. For more information, please visit: https://www.gdptkimquang.org or call any of us.

Kính thưa quý vị Phụ huynh và BHT, 

Vào Chủ Nhật, ngày 2 tháng 10 năm 2022 từ 12:00 PM - 18:30 PM tại sân gôn Lincoln Hills, Gia đình Phật tử Kim Quang sẽ tổ chức Giải Golf Cổ điển Kim Quang lần thứ 6 nhằm mang lại lợi ích cho đơn vị GĐPT Kim Quang.  Giải Gôn gây quỹ này nhằm quyên góp khoảng $5,000 để trang trải chi phí cho chuyến đi  du ngoạn ở Nam California vừa qua. Nếu còn dư, chúng tôi sẽ tặng cho Chương trình làm giàu kỹ năng của GĐPT Kim Quang. 
Vậy xin mời quý vị chơi Golf / Gôn gây quỹ của đơn vị Kim Quang. Xin hãy ghi danh chơi gôn, hoặc bảo trợ và chuyển đến những bạn bè thân hữu hay những ai mà quý vị biết chơi golf / gôn. 
Giá chơi cho mỗi người là $150 bao gồm cả tiền sân, xe, quà, ăn cơm BBQ chiều. Còn bảo trợ thì có 3 khoảng sau.
Platinum Sponsor: $1000, Include Gold and Team entry (4 players)
Diamond Sponsor: $500, Include Gold and 2 player entry
Gold Sponsor: $300

Hy vọng được sự tham gia, ủng hộ hay bảo trợ của quý vị và quý anh chị em. Xin thành thật cảm ơn.
Cầu chúc an lành.
Thay mặt BTC
Khoẻ và Khánh




Chia sẻ bài vở từ trang Hội Đồng Hoằng Pháp và Thư Viện Phật Việt 07.28.22

Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni
Kính thưa quý pháp hữu,
Chúng con/chúng em xin được mạn phép chia sẻ những bài mới của trang nhà Hội Đồng Hoằng Pháp và trang nhà Thư Viện Phật Việt. Đồng thời kính nhờ quý vị chuyển tiếp/chia sẻ cho đạo tràng hay thân hữu của mình.

Để Pháp Phật được lan truyền rộng như vết dầu loang, kính mong quý vị "Like" hai trang nhà này, chia sẻ cùng đạo tràng của mình, bạn bè hoặc người thân để FB tính logarithm chuyển tải Giáo lý Phật Đà một cách hiệu quả hơn.

Chúng con/chúng em xin dự định sẽ chia sẻ những bài khi thời gian cho phép, nếu không muốn nhận email này, thì cho chúng con/em hay để lấy ra khỏi email listing hoặc muốn thêm ai thì cũng xin cho hay.

Khi chia sẻ trên các trang nhà khác, xin hãy ghi nguồn xuất phát từ 2 trang nhà HĐHP và Phật Việt.



Từ trang nhà HỘI ĐỒNG HOẰNG PHÁP

1. HT Thích Như Điển: Diễn văn khai mạc Lễ giới thiệu công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam
https://hoangphap.org/ht-thich-nhu-dien-dien-van-khai-mac-le-gioi-thieu-cong-trinh-phien-dich-dai-tang-kinh-viet-nam/

2. HT Thích Nguyên Siêu: Bản đúc kết thành tựu sơ bộ công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam
https://hoangphap.org/ht-thich-nguyen-sieu-ban-duc-ket-thanh-tuu-so-bo-cong-trinh-phien-dich-dai-tang-kinh-viet-nam/

3. Chương trình Lễ giới thiệu Thành tựu sơ bộ Công trình Phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam
https://hoangphap.org/chuong-trinh-le-gioi-thieu-thanh-tuu-so-bo-cong-trinh-phien-dich-dai-tang-kinh-viet-nam/

4. Nguyên Hạnh – Nhã Ca: Kính mừng “Đại Tạng Kinh Việt Nam”
https://hoangphap.org/nguyen-hanh-nha-ca-kinh-mung-dai-tang-kinh-viet-nam/

5. Huệ Hương: Tường thuật nhanh lễ “Giới thiệu công trình phiên dịch và ấn hành Đại Tạng Kinh Việt Nam”
https://hoangphap.org/hue-huong-tuong-thuat-nhanh-le-gioi-thieu-cong-trinh-phien-dich-va-an-hanh-dai-tang-kinh-viet-nam/

6. Tâm thư: Ấn hành Đại Tạng Kinh Việt Nam
https://hoangphap.org/tam-thu-an-hanh-dai-tang-kinh-viet-nam/

7. GHPGVNTN Hoa Kỳ: Thông Bạch Vu Lan 2022
https://hoangphap.org/ghpgvntn-hoa-ky-thong-bach-vu-lan-2022/

8. GHPGVNTN Âu Châu: Thông bạch Vu Lan PL 2566
https://hoangphap.org/ghpgvntn-au-chau-thong-bach-vu-lan-pl-2566/

9. Hạnh Phương: Nguồn suối tình thương
https://hoangphap.org/hanh-phuong-nguon-suoi-tinh-thuong/

10. HT Thích Thái Hòa: Vu Lan – Mùa mở những sợi dây treo ngược
https://hoangphap.org/ht-thich-thai-hoa-vu-lan-mua-mo-nhung-soi-day-treo-nguoc/

11. Minh Đức Triều Tâm Ảnh: Mẹ
https://hoangphap.org/minh-duc-trieu-tam-anh-me/

12. Viên Giác Tùng Thư xuất bản: Đặc san Văn hóa Phật Giáo 2022 “Tôi Học Phật”
https://hoangphap.org/vien-giac-tung-thu-xuat-ban-dac-san-van-hoa-phat-giao-2022-toi-hoc-phat/

13. Ban Truyền bá Giáo lý Âu Châu: Khóa tu tập tháng Tám
https://hoangphap.org/ban-truyen-ba-giao-ly-au-chau-khoa-tu-tap-thang-tam/

14. Đạo Sinh: Chuyển hóa tâm thức
https://hoangphap.org/dao-sinh-chuyen-hoa-tam-thuc/

15. Ban Truyền bá Giáo lý Hoa Kỳ: Khóa tu tập tháng 7, 8, 9

Từ trang nhà Thư Viện Phật Việt


1. Nhất Hạnh: Vị trí đạo Phật trong văn hóa
https://thuvienphatviet.com/nhat-hanh-vi-tri-dao-phat-trong-van-hoa/

2. Tâm Phương: Đại Thừa Đăng với những Cao Tăng Việt-Hoa
https://thuvienphatviet.com/tam-phuong-dai-thua-dang-voi-nhung-cao-tang-viet-hoa/

3. Tâm Hương: Theo bước chân Thầy
https://thuvienphatviet.com/tam-huong-theo-buoc-chan-thay/

4. (VP Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma): Khánh thành Thư viện & Trung tâm Học tập Thiksey
https://thuvienphatviet.com/vp-thanh-duc-dat-lai-lat-ma-khanh-thanh-thu-vien-trung-tam-hoc-tap-thiksey/

5. Thích Nhuận Thịnh: Tìm hiểu Thành Thật Luận
https://thuvienphatviet.com/thich-nhuan-thinh-tim-hieu-thanh-that-luan/

6. Chiêu sinh khoá Phạn ngữ sơ cấp trực tuyến tháng 10, 2022
https://thuvienphatviet.com/chieu-sinh-khoa-phan-ngu-so-cap-truc-tuyen-thang-10-2022/

7. Diệu Trân: Huyền thoại Duy-ma-cật hóa giải mọi băn khoăn của tôi
https://thuvienphatviet.com/dieu-tran-huyen-thoai-duy-ma-cat-hoa-giai-moi-ban-khoan-cua-toi/

8. Thích Như Điển: Tuệ Sỹ – Vị Thầy của bốn Chúng
https://thuvienphatviet.com/thich-nhu-dien-tue-sy-vi-thay-cua-bon-chung/

9. Huỳnh Kim Quang: Đọc sách “Thiền Định Phật Giáo, Khởi nguyên và Ảnh hưởng” của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ
https://thuvienphatviet.com/10407-2/

10. Thuần Hiếu: Vài nét về Phật giáo Lý – Trần
https://thuvienphatviet.com/thuan-hieu-vai-net-ve-phat-giao-ly-tran/

11. Khải Tuệ: Quảng Nghiêm thiền sư và bài kệ thị tịch
https://thuvienphatviet.com/khai-tue-quang-nghiem-thien-su-va-bai-ke-thi-tich/

12. Phổ Đồng: Mất Mẹ
https://thuvienphatviet.com/pho-dong-mat-me/

13. Tâm Huy Huỳnh Kim Quang: Thiện duyên hy hữu
https://thuvienphatviet.com/tam-huy-huynh-kim-quang-thien-duyen-hy-huu/

14. BUDDHISM WITH YOUTH
https://thuvienphatviet.com/ngoai-van/buddhism-with-youth/


Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát

Tâm Thường Định

Tuesday, July 26, 2022

Từ Công Phụng vào tuổi 80: Nghe lại tình khúc Ơn Em

 

Từ Công Phụng vào tuổi 80: 

Nghe lại tình khúc Ơn Em

Tuấn Khanh

Ngày 27 Tháng Bảy là sinh nhật của nhạc sĩ Từ Công Phụng, ghi dấu ông vào tuổi 80. Người nhạc sĩ theo đuổi những lời mặc khải về tình yêu, ngợi ca những gì đã có và độ lượng với những điều đã mất, vẫn giữ trọn vẹn cho mình dòng giai điệu sang trọng và thảnh thơi giữa kiếp người vội vã.

Nhạc sĩ Từ Công Phụng là một trong những trường hợp đặc biệt của những trí thức người Chăm thành đạt và công nhận trong một chế độ tự do VNCH chuộng người tài. Ông nổi lên trên lĩnh vực nghệ thuật bên cạnh các trí thức, công chức Chăm khác – như nhà nghiên cứu văn hóa sắc tộc Dohamide, tiến sĩ sử học Po Dharma, Trung Tá Dương Tấn Sở – Quận trưởng Quận An Phước (nay là huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận), Lưu Quang Sang – dân biểu nghị viện Sài Gòn…

Cần phải nói thêm là từ khi Vương quốc Champa bị mất nước (1832), Vua Thiệu Trị đã tạo quy ước mới là cho lập quy chế đặc biệt cho dân tộc Chăm ở khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận. Và quy chế đặc biệt này tồn tại trong suốt thời kỳ Thiệu Trị, Tự Đức, Khải Định, Bảo Đại và cho đến thời Việt Nam Cộng Hòa. Quy chế này cho phép cộng đồng người Chăm được quyền gìn giữ và bảo vệ văn hóa, tập tục tín ngưỡng, đồng thời phát triển trí thức của cộng đồng mình mà không có bất kỳ một sự kỳ thị hay kềm hãm nào. Quy chế này chỉ bị hủy bỏ từ sau tháng Tư năm 1975.

Trong âm nhạc, Từ Công Phụng là một trong những nhạc sĩ rất đặc biệt, bởi viết bất kỳ ca khúc nào ra, ông cũng thích mình là người trình bày nó, rồi đến sau đó, ai yêu thích và đề nghị xin được hát thì ông mới gửi đi. Cũng chính vì vậy, Từ Công Phụng là nhạc sĩ sáng tác nhưng lại được mời lưu diễn rất nhiều để trình bày những ca khúc của mình như một ca sĩ chính, bên cạnh các ca sĩ khác, dù nổi tiếng nhưng vẫn là phụ họa cho ông.

Nói về bản thân, một thanh niên Chăm lớn lên trên vùng đất bàng bạc nắng và gió, cuộc sống tĩnh lặng với thi thoảng tiếng lục lạc của con dê đầu đàn vang lên, cùng tiếng kèn Saranai văng vẳng, Từ Công Phụng đi học, làm việc và thành đạt ở Sài Gòn, nhưng trong ông, nỗi nhớ da diết về miền quê vẫn vô cùng.

“Bạn hỏi tôi có nhớ mảnh đất cằn cỗi đầy nắng và gió cát ấy không. Vâng, đây là mảnh đất đã để lại trong ký ức tôi đầy ắp một khung trời hanh nắng trên những cánh đồng mùa Đông trơ những gốc rạ, mà tuổi thơ tôi đã rong chơi với những cánh diều lộng gió, đầy ắp những bãi cát trắng ngần bên bờ biển xanh và khung trời trong vắt không gợn một áng mây. Đây là miền đất đã chuyên chở một dòng tuổi thơ tôi cho đến lúc tôi rời khỏi mái trường trung học để phiêu lưu ở miền đất khác trong các trường đại học và từ đó bắt nhận được những rung động nồng nàn của tình yêu trong tuổi thanh xuân”, Từ Công Phụng viết.

Toàn bộ các tác phẩm sáng tác của nhạc sĩ Từ Công Phụng hợp lại như một tổ khúc thính phòng khổng lồ của đời ông: Tất cả xây dựng chung quanh chủ đề tình yêu, nỗi buồn, sự mất mát và suy tư…, còn âm nhạc như mũi kim thêu lặng lẽ, luồn vào các con chữ và tạo nên những hình dáng âm điệu – phóng khoáng và tự do đến mức mỗi bài hát như một khúc tụng ca riêng lẻ, không cùng kết nối được nghe thấy từ một thánh đường không nơi chốn.

Cũng có lẽ vì vậy mà các tác phẩm của nhạc sĩ Từ Công Phụng nổi tiếng hơn cái tên của ông. Tên bài hát thì người ta sẽ nhớ, và thậm chí là thuộc cả bài. Nhưng đôi khi phải nói ra thì công chúng mới biết đó là một tác phẩm của Từ Công Phụng.

10 năm sau khi tỵ nạn ở Mỹ, nhạc sĩ Từ Công Phụng có kể một kỷ niệm thú vị. Năm 1990 ông được mời lưu diễn ở Montreal, Canada. Để quảng bá chương trình, nhà văn Song Thao đã thử đi một vòng để làm cuộc thăm dò về cái tên Từ Công Phụng. Có đến 10 người tuổi cũng trạc thế hệ của nhạc sĩ, được hỏi là là “Có biết Từ Công Phụng là ai không?”

Có chín người lắc đầu là không biết. Nhưng khi hỏi có biết bài Bây Giờ Tháng Mấy không thì 10 người cùng gật gù và tán thưởng “Đây là một bài hát hay, để lại nhiều kỷ niệm trong đời tôi.” Nhà văn Song Thao từng lý giải dí dỏm với Từ Công Phụng: “Anh là một người có phúc vì anh sinh ra một đứa con mà quần chúng biết đến con anh nhiều hơn anh. Con hơn cha là nhà có phúc!”.

Bản tính của Nghệ sĩ Từ Công Phụng là người trầm lắng, và cũng không hay tự nói về mình. Sau năm 1975, ông nhận thấy cuộc đời bước sang một bước chuyển mới, hoàn toàn khác với những gì mà nửa đời trước của ông đã đi qua. Do đó, ông cũng cố gắng tìm kiếm cách để hội nhập với một xã hội cộng sản – tên gọi và ý thức văn hóa hoàn toàn xa lạ với ông – như một cách thử xem ông có thể tồn tại với nó được không.

Ông cũng tìm đến những người bạn sáng tác vào thời điểm đó, hy vọng tìm thấy một nhịp đập mới sau chiến tranh. Thế rồi ông nhận ra một Từ Công Phụng đã được tạo ra chỉ để sống với tự do, chứ không thể sống với tuyên truyền và kiểm duyệt. Nói với bạn bè, nhạc sĩ Từ Công Phụng từng tâm tình “Mỗi buổi sáng thức dậy kiếm được một ít cà phê pha cho mình và suy nghĩ về cuộc đời…, tôi luôn nghĩ đầu tiên là ngày hôm nay tôi có thể làm thế nào kiếm được một ít tiền để cơm nước cho con cái thôi, không có mơ ước gì hơn”. Năm 1980, ông quyết định vượt biển và đến được Mỹ.


Nhạc sĩ Từ Công Phụng trong một lần gặp mặt nhà thơ Du Tử Lê

Một trong những bài hát, mà khi được hát lên, người ta biết ngay đó là một tuyệt phẩm của Từ Công Phụng, là ca khúc Giữ đời Cho Nhau, cũng được biết với cái tên Ơn em, phổ thơ của Du Tử Lê. Bài hát có lời cô đọng và dễ nhớ – đặc biệt là ca khúc hiếm hoi viết có âm điệu ngũ âm, đủ các luyến láy tinh tế để các giọng ca chọn sự thể hiện riêng. Riêng về ca khúc này, Từ Công Phụng nói đó là sáng tác ông nhiệm ý thơ và viết nhanh bất ngờ trong vòng chưa đến một tiếng đồng hồ. Một kỷ lục của đời ông. Với Ơn em, ông cũng ưng ý nhất sự trình bày của ca sĩ Tuấn Ngọc.

Với bài thơ Ơn em của Du Tử Lê, Từ Công Phụng nói ông bị xúc động tức thì khi đọc qua tứ thơ chỉ có 10 câu này. Nhiều khán giả khi nghe bài hát thì chỉ thấy lời ca ngợi tình yêu, tụng ca tình nhân, nhưng ít ai biết là Từ Công Phụng xúc động với những âm hưởng như gợi lại lời ru của thân mẫu lúc ông còn thơ ấu.

Vì bài thơ ngắn nên thiếu trường canh cần thiết cho một bản nhạc, vì vậy Từ Công Phụng đã thêm vào hai câu cho đủ, đó là: Ơn em tình những mù lòa, như con sâu nhỏ bò qua rất mùi. Hai câu hát đẹp và phù hợp với trọn bài thơ. Nhạc sĩ Từ Công Phụng kể lại sau khi phổ xong, ông mang tặng Du Tử Lê như một kỷ niệm (lúc đó vẫn mang tên Giữ đời cho nhau). Bài hát làm thi sĩ Du Tử Lê hài lòng đến mức đã dùng để đặt tên cho bộ video do trung tâm Diễm Xưa thực hiện riêng cho ông, phát hành tháng Tư năm 2000.

Âm nhạc và cuộc đời của Từ Công Phụng là mất mát, kể cả trong những mối tình, cho đến lúc ông ra đi và để lại hình ảnh quê nhà thương nhớ bao la nắng gió. Nhưng lịch sử sáng tác của Từ Công Phụng không oán thán cho số phận. Như người hát rong truyền đời đi qua sa mạc của hàng ngàn năm trước, ông vẫn miệt mài cất lời tụng ca tình yêu như một di chỉ thầm lặng về cuộc đời Việt – dù ở nơi đâu – cũng cần phải cần phải nhớ giữ lấy di sản cuối cùng, là tình yêu.

Sunday, July 24, 2022

Nguyễn Hưng Quốc: Đường vào văn học (1)



Nguyễn Hưng Quốc: Đường vào văn học (1)

Tôi mê đọc sách rất sớm, có lẽ ngay từ những năm lớp 5 hay lớp 6 gì đó. Không hiếm những đứa bé bắt đầu đọc sớm như thế. Nhưng phần lớn đều bắt đầu với những trang báo thiếu nhi như Tuổi Hoa hay Tuổi Ngọc. Tôi thì khác. Với tư cách độc giả, tôi không có tuổi thơ. Loại sách tôi mê đọc đầu tiên trong đời, oái oăm thay, lại là... truyện chưởng. Nguyên nhân chủ yếu là do ông anh cả của tôi, lớn hơn tôi bảy tuổi, dạo ấy đang ghiền đọc loại này. Mỗi cuối tuần, anh lại tha về ba, bốn tập. Tôi đọc ké. Anh tôi không bao giờ đủ rộng lượng hay kiên nhẫn để chờ tôi đọc hết mới mang đi đổi các tập khác. Do đó, tôi phải cố gắng đọc nhanh ngang với tốc độ đọc của anh ấy. Và phải đọc nhảy: trong lúc anh đọc tập một thì tôi đọc tập hai; khi anh xong tập một thì tôi phải xong tập hai và chuyển sang tập ba để nhường tập hai lại cho anh. Cứ như thế, đến lúc anh đọc tập cuối cùng thì tôi quay lại đọc tập một. Chỉ vài năm sau là lượng sách trong tiệm cho thuê đã cạn. Và tôi cũng chán nữa: đọc riết, tôi khám phá ra năng lực tưởng tượng của các tác giả truyện chưởng cũng khá nghèo: các câu chuyện có thể khác nhau ở nhân vật và một số tình tiết nhưng kết cấu chung thì cứ như đúc từ một khuôn. Rất công thức. Rất đơn điệu. Và do đó, rất khả đoán. 

Chán truyện chưởng, tôi quay sang đọc các loại sách văn chương nghiêm chỉnh. Tôi đọc gần hết các tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn, sau, lần lượt đọc các tác giả nổi tiếng ở Sài Gòn. Không hiểu sao, tôi lại nặng lòng với thơ hơn. Tôi không những đọc nhiều thơ, vô số thơ, mà còn làm thơ nữa. Dạo đó, tôi học trường Thánh Mẫu ở ấp Phước Thành, xã Hoà Khánh, quận Hoà Vang, Quảng Nam. Trường nhỏ, chỉ tới lớp 9. Thầy dạy Văn là thầy Vũ Công Cường, nói giọng Bắc, đọc thơ rất truyền cảm. Là một trong vài học sinh giỏi Văn nhất lớp, tôi rất được thầy thương. Làm được bài thơ nào tôi cũng đều đưa thầy đọc. Thầy khen ngợi rối rít. Có lúc thầy đọc lên cho cả lớp nghe. Không chỉ trong lớp tôi, thầy còn mang đọc trong các lớp khác. Nhờ thế, tôi nhanh chóng nổi tiếng là một “nhà thơ trẻ đầy triển vọng” trong cái trường cấp hai nhỏ xíu tập hợp những mảnh đời khốn khổ do chiến tranh xô đẩy tới. 

May, tôi nhạy bén đủ để ý thức rất sớm “tiếng tăm” trong một môi trường như thế là điều hoàn toàn không đáng tin cậy. Tôi nuôi tham vọng lớn hơn: được công nhận là nhà thơ trong cả nước. Muốn thế, tôi không ngừng tự trau dồi “tay nghề” của mình bằng cách học thật kỹ những bài thơ được tuyển trong chương trình giảng văn trong lớp. Tôi đã tin, như vô số người khác từng tin và đến nay vẫn còn tin, những bài thơ ấy là “kinh điển”, là mẫu mực của cái hay và cái đẹp bất hủ trong lịch sử. Ði theo những bài thơ ấy, nói như Hồ Chí Minh, “toàn thắng ắt về ta.”

Những nhà thơ đầu tiên trong chương trình cổ văn tôi học thời ấy là Lê Thánh Tông và Nguyễn Bỉnh Khiêm. Giữa hai người, sự ái mộ của tôi nghiêng hẳn về Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chẳng hiểu tại sao. Tôi đọc thuộc lòng các bài thơ về nhân tình thế thái của ông. Và tôi cũng làm thơ y như ông. Cũng Ðường luật. Cũng bằng bằng trắc trắc. Cũng niêm, cũng đối. Và nhất là cũng ngất ngưởng chán đời. Ðến bây giờ, tôi chỉ còn nhớ được hai câu:

Thôi, giã biệt trời cao danh vọng

Về làm thi sĩ chốn thâm sơn. 

Giọng thơ như thế, từ một đứa bé 13, 14 tuổi đầu, đã được các thầy cô giáo khen ngợi nức nở. Tôi phởn lên, làm tiếp. Trong một năm, về số lượng, không chừng tôi qua mặt cả Nguyễn Bỉnh Khiêm. 

Sau đó, chuyển sang phần kim văn, tôi được học những bài thơ mới hơn, chủ yếu trong phong trào Thơ Mới thời 1932-45. Cũng chẳng hiểu tại sao, trong phong trào Thơ Mới, tôi lại tâm đắc nhất với Thế Lữ và Xuân Diệu. Tôi học thuộc nhiều bài thơ của hai ông trong Mấy vần thơ Thơ thơ cũng như Gửi hương cho gió. Ðọc, mê và ... bắt chước. Bắt chước đến độ hình như bài thơ nào của tôi thời ấy cũng phả ra cái mùi của Thế Lữ. Chẳng hạn:

Ta dẫu biết yêu đương là đau khổ

Nhưng bóng nàng hồ dễ xoá trong tim. 

Hay hơi hướm Xuân Diệu:

Anh bắt đền em đó

Ai biểu đẹp làm chi

Chỉ một lần đứng ngó

Nghe tần ngần lối đi. 

Dạo ấy, học lớp 8, tôi mê một cô bạn học cùng lớp. Tôi tự đặt cho mình một “chỉ tiêu”: mỗi ngày làm tặng “nàng” một bài thơ. Chồng vở chép thơ cứ ngày một dày cộm. Bài thơ nào cũng nồng nặc mùi Thế Lữ và Xuân Diệu. Không biết cô gái ấy nghĩ thế nào chứ thầy, cô và bạn bè của tôi thì ai cũng khen tíu tít. Tôi rất tự hào, nghĩ thầm: thơ mình không khác gì, và do đó, không thua gì thơ Thế Lữ và Xuân Diệu. Chưa hết. Tôi tưởng tượng tiếp: theo cái đà ấy mà mài sắc ngòi bút thêm khoảng vài ba năm nữa, đến lúc xong cấp ba, hẳn thơ mình hẳn sẽ vượt xa hai nhà thơ tiền chiến lỗi lạc kia! Tôi nén lòng không gửi đăng trên tờ báo nào cả. Chủ yếu là để dành cho thiên hạ một sự ngạc nhiên. Tôi lại tưởng tượng: sau này, đọc thơ tôi, giới phê bình sẽ bắt chước Hoài Thanh khi viết về Chế Lan Viên ngày trước, trầm trồ: “ông” xuất hiện giữa làng thơ Việt Nam như một niềm kinh dị. 

Trong lúc giới phê bình chưa kịp bàng hoàng trước “niềm kinh dị” ấy thì người con gái tôi yêu lại ngả lòng trước thằng bạn tôi; một thằng bạn, trước, tôi xếp vào hạng bất tài và vô danh tiểu tốt: học kém, lười, và tuyệt đối không biết... làm thơ. Khổ, hắn không biết làm thơ nhưng lại hát hay lạ lùng. Tôi và bạn bè trong lớp khám phá ra điều ấy trong một buổi văn nghệ cuối năm. Bạn tôi lên sân khấu, guitar trên tay, hát bài “Mùa thu chết”. Tôi nghe, lặng người. Lặng người, thoạt đầu, vì xúc động, sau, vì ngưỡng mộ, và cuối cùng, vì ghen tuông: khi nhìn sang một góc phòng, thấy cách “người yêu” của tôi nhìn thằng bạn tôi, tôi biết là tôi đã mất cô ấy. Mà mất thật. Sau đó, hai đứa bắt bồ với nhau. Tôi đau đớn nhận thấy cả mấy trăm bài thơ “không khác và không thua gì thơ Thế Lữ” của mình không địch nổi bài hát “Mùa thu chết”. 

Thất tình, tôi mở các “thi phẩm” của mình ra đọc lại. Chỉ thấy nhạt. Và dở. Tôi đâm ra hoang mang. Cất các tập thơ ấy thật kỹ; mấy tháng sau, mang ra đọc lại. Vẫn thấy nhạt và dở. Hơn cả hoang mang, tôi bàng hoàng, thấy, không phải chỉ mất một người yêu mà có thể còn mất cả niềm hy vọng trở thành một “nhà thơ lớn”. Tôi cố không tin điều đó. Tôi xếp các tập thơ vào kệ sách, chờ một ngày bình tâm sẽ đọc lại, biết đâu sẽ thấy hay... như cũ. Tiếc, cái ngày ấy không bao giờ đến cả. Càng về sau, đọc lại, tôi càng thấy những bài thơ từng làm mình ngất ngây và từng được thầy, cô cũng như bạn bè khen ngợi nhiệt liệt ấy, chỉ là những bài thơ sáo rỗng, nhạt nhẽo và lười biếng. Chúng chẳng có chút gì đáng gọi là sáng tạo. Chúng chỉ ò e theo những khuôn nhịp đã có sẵn, những cảm xúc và những tư tưởng đã có sẵn. Có khi đã có sẵn từ nhiều trăm năm trước. Tôi quyết định đem đốt tất cả các “thi phẩm” của mình. Ðốt sạch. Nghĩ thầm: mình không thực sự có tài về thơ. Và tự dặn dò mình: Ðừng làm thơ nữa, vô ích.

(Trích từ cuốn SỐNG VÀ VIẾT Ở HẢI NGOẠI, Lotus Media xuất bản, phát hành toàn cầu trên Amazon.com)

https://www.amazon.com/S%E1%BB%90ng-Vi%E1%BA%BEt-H%E1%BA%A2i-Ngo%E1%BA%A0i-Vietnamese/dp/108805076X/ref=sr_1_25?crid=DM8DMJQSNTKO&keywords=nguyen+hung+quoc&qid=1657367643&s=books&sprefix=nguyen+hung+quoc%2Caps%2C366&sr=1-25

Thursday, July 14, 2022

Giới thiệu Tạp Chí (ngoại văn) Đạo Đức Học Phật Giáo | Journal of Buddhist Ethics


Tạp chí Đạo đức học Phật giáo là tạp chí học thuật đầu tiên hoàn toàn dành riêng cho lãnh vực  này. Chúng tôi thúc đẩy việc nghiên cứu đạo đức học Phật giáo thông qua việc phổ biến các nghiên cứu và đánh giá tác phẩm cũng như bằng cách tổ chức các hội nghị trực tuyến. Nội dung của tạp chí bao gồm các chủ đề:

  • Luật tạng và Luật học
  • Y đức
  • Triết học Đạo đức
  • Quyền con người
  • Đạo đức và Tâm lý học
  • Sinh thái và Môi trường
  • Triết học xã hội và chính trị
  • Đạo đức đa văn hóa
  • Đạo đức và Nhân học
  • Đối thoại giữa các trường phái về đạo đức

Ban chủ trương và biên tập hoan nghênh các bài đóng góp từ các học giả thuộc tất cả các lĩnh vực đồng thời cũng hoan nghênh các ý kiến ​​nhận định và phê bình về các bài báo đã xuất bản.

Chào mừng đến với Tạp chí Đạo đức Phật giáo

*

The Journal of Buddhist Ethics is the first academic journal dedicated entirely to Buddhist ethics. We promote the study of Buddhist ethics through the publication of research and book reviews and by hosting occasional online conferences. Our subject matter includes:

  • Vinaya and Jurisprudence
  • Medical Ethics
  • Philosophical Ethics
  • Human Rights
  • Ethics and Psychology
  • Ecology and the Environment
  • Social and Political Philosophy
  • Cross-cultural Ethics
  • Ethics and Anthropology
  • Interfaith Dialogue on Ethics

We welcome submissions from scholars of all disciplines. We also welcome comments on published articles.

Welcome to the Journal of Buddhist Ethics.

Friday, July 8, 2022

Chia sẻ bài vở từ trang Hội Đồng Hoằng Pháp và Thư Viện Phật Việt 07.07.22


Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni
Kính thưa quý pháp hữu,
Chúng con/chúng em xin được mạn phép chia sẻ những bài mới của trang nhà Hội Đồng Hoằng Pháp và trang nhà Thư Viện Phật Việt. Đồng thời kính nhờ quý vị chuyển tiếp/chia sẻ cho đạo tràng hay thân hữu của mình.

Để Pháp Phật được lan truyền rộng như vết dầu loang, kính mong quý vị "Like" hai trang nhà này, chia sẻ cùng đạo tràng của mình, bạn bè hoặc người thân để FB tính logarithm chuyển tải Giáo lý Phật Đà một cách hiệu quả hơn.

Chúng con/chúng em xin dự định sẽ chia sẻ những bài khi thời gian cho phép, nếu không muốn nhận email này, thì cho chúng con/em hay để lấy ra khỏi email listing hoặc muốn thêm ai thì cũng xin cho hay.

Khi chia sẻ trên các trang nhà khác, xin hãy ghi nguồn xuất phát từ 2 trang nhà HĐHP và Phật Việt.

Từ trang nhà HỘI ĐỒNG HOẰNG PHÁP

1. Thông Tin Báo Chí – Số 4, 22/06/2022: Lễ Giới thiệu thành tựu sơ bộ Công trình Phiên dịch và Ấn hành Đại Tạng Kinh Việt Nam

2. Ban Truyền bá Giáo lý Hoa Kỳ: Khóa tu tập tháng 7, 8, 9

3. Bhikkhu Cittacakkhu: Phạm trọng tội ba-la-di và ý nghĩa sám hối

4. Tưởng niệm Húy nhật Đức Đệ tứ Tăng Thống GHPGVNTN

5. Vĩnh Hảo: Người chánh thiện

6. Tâm thư: Ấn hành Đại Tạng Kinh Việt Nam

7. Tuệ Sỹ: Thi ca và Tư tưởng

8. Nguyệt san Chánh Pháp số 128 | tháng 07.2022

9. Nguyễn Hữu Liêm: Đọc và phản biện Tuệ Sỹ: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP

10. Phan Tấn Hải: Tuyển tập “Cỡi Tâm Vào Cõi Lời” từ Phật học tới văn học

Từ trang nhà Thư Viện Phật Việt
1. Thông Tin Báo Chí – Số 4, 22/06/2022: Lễ Giới thiệu thành tựu sơ bộ Công trình Phiên dịch và Ấn hành Đại Tạng Kinh Việt Nam

2. HT Thích Phước An: Hoài Khanh – Người thi sĩ đi tìm lại cội nguồn của một dòng sông

3. Nguyệt san Chánh Pháp số 128 | tháng 07.2022

4. Nguyễn Hữu Liêm: Đọc và phản biện Tuệ Sỹ: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP

5. Thích Minh Châu: Nói và làm

6. Mục Đồng: Ba cấp độ nhận thức

7. (University at Buffalo): Buddhism: Themes & Issues “The multitude of Buddhisms”

8. Tâm Thường Định giới thiệu: Bàn về “Phật giáo mới”

9. Thích Nguyên Siêu: Vị cha tinh thần của thế hệ trẻ, Thanh niên Sinh viên, Học sinh, Gia đình Phật tử

10. Các bài viết tiếng Anh có chủ để Xã hội học Phật Giáo - BUDDHIST SOCIOLOGY
Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát

Tâm Thường Định