BÀI LUẬN KHÓA
“Để tiến trên con đường nhập thế, Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ nên có một định hướng và hành hoạt như thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh sinh sống tại đất nước này.”
Biên soạn
Trại sinh Nguyên Túc Nguyễn Sung
thuộc Chúng 10 - Thiện Hoa
Ngày 28 tháng 1 năm 2018
Hoàn tất chương trình
Tu Học Huynh Trưởng Bậc Lực; và
Trại Huấn Luyện Huynh Trưởng Cấp III Vạn Hạnh I
Gia Đình Phật Tử Việt Nam Tại Hoa Kỳ
MỤC LỤC
Giới Thiệu
Đạo Phật ra đời vì con người, và cùng con người tìm phương cách giải quyết khổ đau và đi đến một thế giới an lạc trên trái đất này. Từ đó, chúng ta thấy tổ chức GĐPT được hình thành thật "vi diệu" với mục đích thật khế cơ khế lý (hợp đạo lợi đời) theo nhân sinh quan Phật Giáo. Đây là điều vi diệu - vì việc sáng lập tổ chức GĐPT nói lên sự sáng tạo của các bậc tiền bối với ý tưởng giáo dục Phật giáo cho tuổi trẻ. Đây là ý tưởng mới nhất thời bây giờ, và chỉ có ở Việt Nam mới hình thành được.
Năm 1938, bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám nói về vấn đề giáo dục tuổi trẻ Phật giáo như sau: "KHÔNG CÓ MỘT THÀNH TỰU NÀO MIÊN TRƯỜNG MÀ KHÔNG NHẮM ĐẾN HÀNG NGŨ THANH THIẾU NHI. HỌ LÀ NHỮNG NGƯỜI KẾ THỪA CHÚNG TA TRONG NGÀY MAI." Tuy nhiên, con người thay đổi, xã hội thay đổi, đối tượng giáo dục thay đổi, khi tổ chức chỉ còn tính “khế cơ" (hành chánh, nội quy, quy chế, cấp bậc ...) mà mất dần tính “khế lý”, thì thật sự GĐPT sẽ chỉ còn là nhãn hiệu, mà không có thực tướng. Vì con người, nên Đạo Phật tự thân luôn chuyển mình trong sứ mệnh “cứu khổ" - đẩy lùi các quan điểm siêu hình, các triết lý khô cằn trừu tượng, để thở cùng nhịp thở sống động của nhân gian con người. Vì đàn em, nên GĐPT cũng tự thân phải chuyển mình để hội nhập vào các quốc độ khác nhau. Không đáp ứng được nhu cầu, và sự hiểu biết của thế hệ trẻ thời đại, GĐPT sẽ “già cỗi", “rút lui" nhường vị trí của mình cho các tổ chức giáo dục khác, đó là điều tất yếu. [1]
Trong phạm vi bài Luật Khoá này, chúng em xin lần lượt trình bày hiểu biết nhỏ hẹp của mình qua kinh nghiệm sinh hoạt, và nghiên cứu các tổ chức giáo dục tuổi trẻ tại Hoa Kỳ. Mục đích chính là làm sao đinh hướng sinh hoạt GĐPT để giữ gìn truyền thống cao đẹp của tổ chức trong một xã hội hiện đại, xây dựng GĐPT thành một nơi nương tựa tâm linh và an vui cho tuổi trẻ; mở đường cho tổ chức GĐPT hội nhập vào trong dòng sinh hoạt chính của xã hội Hoa Kỳ.
Gia Đình Phật Tử Việt Nam Tại Hoa Kỳ
Năm 1994, tức là sau gần 20 năm tổ chức Áo Lam có mặt tại Hoa-Kỳ, chúng ta có được gần 80 đơn vị gia đình với khoảng 6500 Huynh trưởng và đoàn sinh. Chúng ta biết rằng chúng ta có hàng trăm ngàn đoàn sinh ở Hải-Ngoại, tất nhiên, số lượng đoàn sinh đi sinh hoạt và được ghi lại từ các văn phòng Tổng Thư Ký các miền (ở Hoa-Kỳ) chỉ khiêm tốn ở khoảng 6500, như đã nêu ở trên. Năm 2004, tức là sau gần 10 năm sau, có nhiều đơn vị gia đình mới được hình thành, và cũng có những đơn vị tạm nghỉ sinh hoạt. Chúng ta có 80 đơn vị gia đình với khoảng 3500 huynh trưởng và đoàn sinh. Năm 2016, chúng ta có 41 đơn vị với 3113 huynh trưởng và đoàn sinh. (Hình 1)
Hình 1: Các đơn vị GĐPT trên bản đồ nước Mỹ
Năm 92, ở một miền có sinh hoạt lớn mạnh và có thực lực nhất Hoa-Kỳ tổ chức trại Anoma-Niliên với 150 trại sinh. Năm 1993, trại Lộc Uyển được tổ chức với 75 trại sinh. Năm 96, Trại A Dục còn 46 trại sinh. Đến Trại Huyền Trang 2003, thế hệ A Dục 1996 tham dự chỉ có 7 Huynh Trưởng. Sau Trại Huyền Trang 3, tại lễ kết khóa đi dự chỉ có 2 Huynh Trưởng. Như vậy, một Miền mạnh với quá trình huấn luyện 13 năm, từ 150 trại sinh chỉ còn tồn tại 2 Huynh Trưởng tham dự lễ kết khóa Huyền Trang 3, mà trong 2 huynh trưởng đó, một anh đã không còn sinh họat với đơn vị gia đình, chỉ sinh hoạt với Miền mà thôi.
Năm 2016, chúng ta có ít nhất 4 (bốn) Ban Hướng Dẫn cấp quốc gia tại Hoa Kỳ; 3 (ba) ban hướng dẫn cấp quốc gia tại Việt Nam; thành phần BHD các cấp độ tuổi trung bình trên 50 tuổi. Năm 2015, GĐPT tại Hoa Kỳ, chỉ có mỗi một miền Tịnh Khiết vẫn duy trì được sinh hoạt, gắn giữ được chất lượng sinh hoạt với nhiều huynh trưởng trẻ. Những bài học thực tiễn từ Miền Tịnh Khiết có thể được nghiên cứu và chia sẻ với khắp nơi; tuy nhiên, đường hướng xa hơn của GĐPT tại Hoa Kỳ cần phải có, để các Miền thoát khỏi cái vòng dây thân ái đang khép kín của mình. Từ đó, chúng em thiết nghĩ GĐPT nên bắt đầu xác định lại vai trò, vị trí của mình ở xã hội Hoa Kỳ -- nhằm tự thân thay đổi để đạt được mục đích giáo dục của tổ chức.
Các tổ chức giáo dục tuổi trẻ đứng đầu tại Hoa Kỳ
Tại Hoa Kỳ, có nhiều tổ chức lớn mạnh với chương trình giáo dục thanh thiếu niên trên bình diện quốc gia như 4-H, Boys and Girls Clubs, Boy Scouts, và Girl Scouts, YMCA; bên cạnh đó, chương trình gíao dục thanh thiếu niên cũng được đưa vào những tổ chức thể thao trẻ tuổi địa phương, các trung tâm cộng đồng, trường học, thư viện, các cơ sở tín ngưỡng, viện bảo tàng, trung tâm nghệ thuật, câu lạc bộ dịch vụ và nhiều tổ chức cơ sở khác.
Trong phạm vi bài khoá luận này, chúng em xin so sánh một vài số liệu của các tổ chức Hướng Đạo Mỹ, Young Men’s Christian Association (YMCA), 4-H: Head-Heart-Hands-Health , tổ chức Hướng đạo Việt Nam, và GĐPT Việt Nam tại Hoa Kỳ, để thấy rõ hơn mình đang ở đâu và hướng tới ra sao.
Lịch sử phát triển
Tổ chức Hướng Đạo ngành Thanh Thiếu Đồng Nam chiều dài lịch sử hơn 108 năm ở Hoa Kỳ với số lượng thành viên trên 2,2 triệu. [4] Tổ chức Hướng Đạo ngành Nữ chiều dài lịch sử hơn 106 năm ở Hoa Kỳ với số lượng thành viên trên 2,6 triệu, giảm 37% so với 3.7 triệu vào năm 2003. [5]
Tổ chức Young Men’s Christian Association (YMCA), xuất phát từ nước Anh, có chiều dài hơn 130 năm tại Hoa Kỳ, hiện tại với hơn 22 triệu thành viên. [6] Tổ chức 4-H, hơn 100 tại Hoa Kỳ, có hơn 6 triệu thành viên tuổi từ 6 tới 18. Tổ chức hướng đạo Việt Nam tại Hoa Kỳ, có chiều dài 43 năm với hơn 5000 thành viên. (Table 1)
Nếu lấy mốc 100 năm là chuẩn, tổ chức GĐPT Việt Nam tại Hoa Kỳ đã có mặt gần 50 năm tại Hoa Kỳ, vẫn đang trên đường tìm cách hội nhập với xã hội Hoa Kỳ.
Table 1: Bảng so sánh số liệu các tổ chức có chương trình giáo dục Tuổi Trẻ tại HK (1)
|
Years
|
From 6- 10
|
From 11-17
|
Adults
|
Total Members
|
Boy Scouts of USA
|
108
|
1261311
|
822999
|
136629
|
2220939
|
Girl Scouts of USA
|
106
|
1880000
|
|
784120
|
2664120
|
YMCA of USA
|
130
|
|
9000000
|
13000000
|
22000000
|
4-H
|
100
|
|
|
|
6000000
|
Vietnamese Scouts of America
|
43
|
2450
|
1980
|
650
|
5080
|
Gia Dinh Phat Tu VN tai Hoa Ky BHD 1
|
43
|
2226
|
1134
|
639
|
3999
|
Gia Dinh Phat Tu VN tai Hoa Ky BHD 2
|
43
|
1054
|
749
|
254
|
2057
|
Nhân sự, Tài Chánh và Cơ Sở
Theo Table 2, hàng năm Boy Scout có được 1,2 triệu thiện nguyện viên, với 420 cơ sở, trại trường, hành hoạt trong ngân khoản 815 triệu mỹ kim. Girl Scouts có được 800 ngàn thiện nguyện viên, với 300 cơ sở, trại mạc, hành hoạt trong 90 triệu mỹ kim. YMCA với 600 ngàn thiện nguyện viên, 2700 cơ sở, với hơn 7.1 tỷ mỹ kim. 4-H với 540 ngàn thiện nguyện viên, trong ngân khoảng 39 triệu mỹ kim. [4,5,6]
Table 2: Bảng so sánh số liệu các tổ chức có chương trình giáo dục Thanh Thiếu Niên tại HK (2)
Qua những dữ liệu đó, tổ chức GĐPT Việt nam tại Hoa Kỳ cần nên nhìn xa hơn trên phương diện nhân sự, tài chánh và xây dựng cơ sở. [7]
Chương Trình Giáo Dục Tuổi Trẻ
Qua sự tìm hiểu chương trình hành hoạt của các tổ chức giáo dục tuổi trẻ lớn tại Hoa Kỳ, chúng em nhận thấy các tổ chức trên du nhập vào Mỹ, hình thành và phát triển một cách khoa học, thay đổi liên tục để hội nhập, và tạo được nền tảng để có hàng ngàn chương trình giáo dục phong phú, hấp dẫn cho tuổi trẻ, và hướng tuổi trẻ tới cuộc sống chân thiện mỹ. [Table 3]
Table 3: Mục đích của các tổ chức giáo dục tuổi trẻ
Trong phạm vi luận khoá ngắn gọn, chúng em không đi vào chi tiết các chương trình giáo dục của các tổ chức đó, mà chỉ rút ra một điểm chung mà tổ chức GĐPT có thể học hỏi, thay đổi và làm phong phú thêm chương trình của mình. Điểm chung đó là giáo dục Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với xã hội. Hàng ngàn chương trình của Hướng Đạo, YMCA, 4-H đều nhằm vào mục đích hướng tuổi trẻ tới những công tác xã hội và kêu gọi cộng đồng ủng hộ tuổi trẻ cho những chương trình này.
Mục đích của GĐPT có đề ra “Góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật Giáo." Mục đích này được thực hiện như thế nào cho khế hợp với quốc độ Hoa Kỳ trong thế kỷ 21 này? Chúng ta sẽ trở lại với câu hỏi này trong phần thảo luận về Định hướng sinh hoạt.
Những Thử Thách Xã Hội với tổ chức GĐPT Việt Nam tại Hoa Kỳ
Tổ chức chúng ta đang đối diện với nhiều thử thách từ môi trường giáo dục, vấn đề xã hội, vấn đề thế hệ, vấn đề văn hoá, vấn đề ngôn ngữ ... Theo truyền thống GĐPT, người Huynh trưởng GĐPT là những nhà giáo dục tuổi trẻ phần lớn không được đào tạo từ một trường Sư Phạm nào cả, có khi không có nhiều bằng cấp hay học vấn uyên thâm như những học giả, triết gia … nhưng với tấm lòng thương yêu hiểu biết TRẺ , niềm Tin đối với Tam Bảo và Tổ chức GĐPT, những anh chị ấy đã thành công trong việc giáo dục các em sống đúng theo chân tinh thần Phật giáo. Với tinh thần trách nhiệm, vì tình thương cho các em , các anh chị Huynh truởng đã không ngừng thao thức, trăn trở .. tìm những phương pháp thích hợp để hướng dẫn cho các em (Tâm Minh Vương Thuý Nga) Liệu “tấm lòng thương yêu và niềm tin Tam Bảo” đủ để chúng ta đưa tổ chức GĐPT hội nhập vào xã hội Hoa Kỳ để hướng dẫn và giáo dục nhiều thế hệ đàn em sau này? [8]
Thử Gợi Ý Những Định Hướng cho Sinh Hoạt GĐPT
Trong phần này, chúng em xin gợi ý 4 điểm cho định hướng sinh hoạt GĐPT Việt Nam tại Hoa Kỳ nhằm giữ gìn truyền thống cao đẹp của tổ chức trong một xã hội hiện đại, xây dựng GĐPT thành một nơi nương tựa tâm linh và an vui cho tuổi trẻ; mở đường cho tổ chức GĐPT hội nhập vào trong dòng sinh hoạt chính của xã hội Hoa Kỳ.
Bốn điểm cải tiến cho Tổ Chức, Con Người, và Chương Trình Giáo Dục - đó là:
1. Nhìn lại “Tinh thần Gia Đình" của GĐPT [Tổ Chức]
2. Tu Chính Nội Quy - Đơn giản/ Hiện đại hoá Hành Chánh [Tổ Chức]
3. Huynh Trưởng với vai trò người lãnh đạo Tôn Giáo [Con Người]
4. “Công tác cộng đồng" là nền tảng của chương trình sinh hoạt GĐPT [Chương Trình Giáo Dục]
“Tinh thần gia đình"
Chúng em xin được nương theo lời dạy của Thượng Toạ Cố Vấn Giáo Hạnh Thích Từ Lực qua bài viết của Thầy cho Đại Hội Kỳ 10 vừa qua để trình bày những đề nghị gợi ý cho định hướng sinh hoạt GĐPT Việt Nam tại Hoa Kỳ nhằm mục đích hội nhập và phát triển. Thầy Từ Lực nhấn mạnh về việc “Tái xác lập tinh thần Gia Đình" trong tinh thần thương yêu, đùm bọc, tôn trọng trên dưới, tương thân, tương kính ... như viên ngọc của giá trị truyền thống. [2,3] Chúng em xin được góp thêm một ý kiến nhỏ - đó là kết hợp thật sự giữa “gia đình nhỏ - gia đình các em" và gia đình lớn - GĐPT. Chương trình sinh hoạt Tu Học của GĐPT cần có sự tham gia của cha mẹ đoàn sinh; chương trình huấn luyện lãnh đạo cần được mở rộng khuyến khích sự tham dự của cha mẹ đoàn sinh... Nếu cha mẹ đoàn sinh đều phát nguyện cùng đi chung đường với con cái mình, đó là hạnh phúc lớn nhất của GĐPT. Và đó cũng là nền móng để phát triển GĐPT trong tương lai. Đây là điểm khác biệt giữa tổ chức Gia Đình Phật Tử với các hội đoàn khác.
Theo thống kê của VPTTK [9], năm 2016, 62.9% đoàn sinh GĐPT tại HK là Oanh Vũ, sanh từ 2005 tới 2015 (hình 2); có nghĩa là phần lớn cha mẹ các em Oanh Vũ là nằm trong độ tuổi thanh niên, thế hệ được giáo dục trong môi trường văn hoá tại Mỹ, được tiếp nhận những kiến thức khoa học kỷ thuật tiên tiến, và đang hướng con em họ tới những thành công lớn hơn trong tương lai. “Tinh Thần Gia Đình" - như Thầy Từ Lực dạy, chắc hẵn, đủ sức đủ lòng cho tất cả phụ huynh của đoàn sinh chúng ta.
Hình 2: Tỷ lệ Đoàn Sinh Oanh Vũ và Ngành Thiếu [9]
Tu Chính Nội Quy - Đơn giản, Hiện Đại Hoá Hành Chánh
Trong tham luận “Hiểu GĐPT dưới ánh sáng của đạo lý Duyên Khởi”, chúng em có nói về sự cần thiết nhanh chóng và nghiêm túc tu chính nội quy, quy chế GĐPT. Cho dù bất cứ hệ thống tư tưởng vĩ đại nào đi nữa, cũng chỉ là phương tiện tùy thời; không thể là chân lý tuyệt đối để chúng ta phải rập khuôn theo. Cho nên, GĐPT cần có sự quan tâm đặc biệt đến tu chính Nội Quy/Quy Chế để phát triển và hội nhập vào xã hội Hoa Kỳ. [2,3] Thời gian qua, chúng ta từng có những lần tu chính nội quy; tuy nhiên, chúng ta không tạo được sự quan tâm từ các huynh trưởng trẻ. Tại sao vậy? Có thể chúng ta quan tâm về NỘI QUY QUY CHẾ mà lơ là đi việc tìm hiểu những điều quan tâm thật sự của thế hệ cha mẹ trẻ, thế hệ đàn em sinh ra lớn lên tại Hoa Kỳ? Hay có thể chúng ta chưa có những nghiên cứu thực tế, nghiêm túc về thế hệ và xã hội Hoa Kỳ? Hay có thể chúng ta chỉ biết việc làm kỳ này là tiếp theo việc kỳ trước?
Chúng em thiết nghĩ Ban Tu Chính nôi quy cần kêu gọi quý anh chị đang làm việc có chuyên môn hành chánh, ngành Luật...
để tu chính và có bản Nội Quy / Quy Chế bằng Anh Ngữ thật nghiêm túc cho Tổ Chức.
để đơn giản và hiện đại hoá việc hành chánh và thủ tục của GĐPT
đề ra một cơ cấu nhân sự BHD hợp lý, đủ người đủ việc - các vai trò hổ trợ nhau từ Trung Ương tới Miền, tới đơn vị GĐPT. Không cần thiết phải có vai trò trùng lặp, làm việc ban bệ mà không hiệu quả.
Đường Hướng Giáo Dục: Vai trò của người lãnh đạo Tôn giáo
Không nên cho rằng đường hướng giáo dục GĐPT xưa nay là vững bền tuyệt đối - điều này giúp chúng ta tránh được cái nhìn chật hẹp, rào cây GĐPT vào phạm trù làng xã ngày xưa, mà không đón nhận được cái nhìn mới, thoáng, và mở rộng tầm nhìn của mình. Tốc độ phát triển của thế hệ các em sinh ra và lớn lên ở Mỹ, cái nhìn và hiểu biết về lãnh đạo của các em đã vượt xa cái “tri thức, quan niệm và kinh nghiệm" của chúng ta ngày nay. Chúng ta đã chuẩn bị sẵn sàng mở cửa để đón nhận và làm tròn sứ mệnh giáo dục với thế hệ đó chưa? Theo anh Tâm Ân Lê Trọng Tâm -, “Chúng ta đã và đang chuẩn bị việc này, thông qua việc cải tiến chương trình sinh hoạt và tu học, có chăng là không có nhiều nhân sự để đóng góp cho sự nghiệp này. Có người việc làm thì không hết, nhưng có người thì không biết phải làm việc gì?” Đây là bài toán lớn của các nhà lãnh đạo tổ chức tôn giáo. Phải chăng chúng ta cần nghiên cứu nghiêm túc về đường hướng giáo dục GĐPT tại Hoa Kỳ, để xác định tính “hấp dẫn" hoặc có tính “hiệu quả" của GĐPT với quốc độ và thế hệ trẻ ở Hoa Kỳ? [11]
Trong thế giới hiện đại, nghề nghiệp lãnh đạo có thể là một việc không khó khăn lắm - học là làm được. Nhưng, để trở thành một người lãnh đạo tinh thần giỏi, thì thực sự rất khó khăn. Từ bài học Nhân Sinh Quan, chúng ta xác định rõ Huynh Trưởng chính là những nhà Lãnh Đạo Tôn Giáo với những phẩm chất đạo đức được huân tập qua thời gian (Đạo đức cá nhân, Sự Trung Thực, Lòng Độ Lượng, Cái nhìn về quyền lực, ..) nhằm tự hướng dẫn mình (tự giác) và hướng dẫn những người khác một cách đúng đắn (giác tha). Một người lãnh đạo sở hữu những phẩm chất đạo đức trên sẽ gặt hái thành công ở vị trí của mình (giác hạnh viên mãn). Như vậy, cơ cấu tổ chức cần thay đổi để có thể có thể phát triển và tận dụng năng lực của mỗi người.
Xác định mỗi huynh trưởng đều mang vai trò người lãnh đạo tôn giáo sẽ giúp chúng ta tinh tấn tự thân cùng tăng thân Tu Tập và học hỏi kiến thức lãnh đạo khoa học, tiên tiến phù hợp với xã hội Hoa Kỳ.
Chúng ta cần thay đổi để tránh khỏi vết xe đổ vì dùng “quyền", “cấp", “cơ cấu tổ chức" ... kinh nghiệm “biện luận" thuyết giảng, ngay cả chương trình giáo dục để dập khuôn quan điểm của mình lên thế hệ kế tiếp. Thực tập Lục Hòa và Tứ Nhiếp Pháp trong từng phút từng giây. Một điều rất quan trọng đối với một người lãnh đạo là biết làm thế nào để vận dụng quyền lãnh đạo của mình. Một người lãnh đạo mà không vận dụng quyền có được của mình một cách đúng đắn thì chắc không thể trở thành một người lãnh đạo giỏi. Người lãnh đạo không được lợi dụng hoặc lạm dụng quyền lực của mình. Chúng ta phải biết giới hạn của quyền lực của mình và vận dụng đúng thời cơ. Quan sát các người lãnh đạo của thế giới hiện đại, chúng ta có thể nhận thấy rằng hầu hết các lãnh đạo đều lạm dụng quyền lực của họ. Điều này phát sinh là bởi vì hầu hết các nhà lãnh đạo đó chưa “đủ điều kiện” đứng ở vị trí đó. “Đủ điều kiện" có nghĩ là gì trong ngữ cảnh này? Ở đây 'đủ điều kiện' có nghĩa là sự hành hoạt tương tác giữa đời sống tâm linh cùng với quyền lực. Nếu một người lãnh đạo có đời sống tâm linh trống rỗng, người đó không biết giá trị chân thực của quyền lực; một người mà không biết giá trị của một cái gì đó thì cũng sẽ không có kiến thức để dùng nó một cách đúng đắn và hiệu quả.
Là Huynh Trưởng GĐPT - GĐPT là lẽ sống của cuộc đời mình, nhưng liệu chúng ta có sống với đời thực của mình? - Hay là chúng ta đang sống “hời hợt" với sự tồn tại ngoi ngóp của tổ chức?
Muốn hội nhập với xã hội Hoa Kỳ, chúng ta cần:
Học hỏi và hành động vượt ra các chuẩn mực trong phạm vi làng xã để hội nhập vào một cộng động thế giới bao la rộng mở của con người.
Học hỏi và hành động vượt ra các chuẩn mực “xưa nay” để thấy tự thân mình là một ngọn nến nhỏ dù âm thầm nhưng tự mình góp chút ánh sáng cho đàn em.
Học hỏi và hành động vượt ra các chuẩn mực “ai vẽ nấy vác, vẽ to vác to, vẽ nhỏ vác nhỏ, càng vẽ càng vác, càng vác càng lỗi, ít vác ít lỗi, không vác không lỗi” để tự mình gánh vác công việc chung của tổ chức với tinh thần không phân biệt.
Công Tác Cộng Đồng làm cơ sở để giáo dục đoàn sinh GĐPT
Trở lại với vấn đề “Góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật Giáo." Mục đích này được thực hiện như thế nào cho khế hợp với quốc độ Hoa Kỳ trong thế kỷ 21 này? Tìm hiểu cặn kẻ các sinh hoạt của các tổ chức Hướng Đạo, YMCA, 4-H, chúng em nhận thấy rằng hơn 100 năm qua, họ thăng tiến vượt bậc vì hầu hết các chương trình giáo dục tuổi trẻ của họ đều nhắm đến “công tác cộng đồng" để thành công trong việc giáo dục Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với xã hội. Các tổ chức đó rất chuyên nghiệp, đầu tư vào hàng ngàn chương trình hướng tuổi trẻ tới những công tác xã hội và kêu gọi cộng đồng ủng hộ tuổi trẻ cho những chương trình này.
Hình ảnh hàng trăm thanh thiếu niên trong bộ đồng phục chia nhau tới nhiều khu phố trong thành phố ở một trong những khu đô thị lớn nhất. Làm việc theo nhóm, họ tham gia các hoạt động dịch vụ cộng đồng khác nhau, chẳng hạn như dạy kèm trẻ em, làm đẹp, và làm sạch một công viên. Giữa cộng đồng các dự án dịch vụ, những thanh thiếu niên đó sẽ được dạy kèm và trợ giúp để chuẩn bị cho một kỳ thi hay bài học ở trường trung học. [11] Những hình ảnh năng động của Thanh Thiếu Niên trong lòng cộng đồng là nét đẹp “đem đạo vào đời" của tổ chức GĐPT.
Các tổ chức giáo dục tuổi trẻ ở Mỹ nhờ vào các chương trình giáo dục công tác xã hội mà đã từng bước trưởng thành, phát triển thành tổ chức giáo dục mang tầm vóc quốc gia hơn 100 năm nay.
Tổ chức GĐPT Việt Nam có mục đích hành động nhập thế, tuy nhiên đi vào từng bước vĩ mô thì chúng ta chưa có được thước đo rõ ràng để phát triển tố chất của tuổi trẻ.
Ví dụ sau đây - Table 4 cho chúng ta thấy tổ chức 4-H trình ra rõ ràng từng tích chất, để họ có thể tập trung chương trình hành hoạt hợp lý nhằm cho các em rèn luyện được.
Table 4: Những Tính Chất Thuộc Nội Dung Giáo dục Tuổi trẻ
Từ đó, các chương trình giáo dục Công Tác Cộng Đồng được hình thành, và có thể phân loại trong Table 5 sau đây.
Table 5: Phân Loại Công Tác Cộng Đồng
Trong Đại Hội Kỳ 10, chúng em có trình bày những ý tưởng và đề nghị cho sinh hoạt GĐPT. Một trong đề nghị đó có nhấn mạnh phần “Hội nhập xã hội” - tức là làm sao cho tổ chức GĐPT kết hợp và mở rộng giá trị của mình với cộng đồng và hội đoàn xung quanh để cùng xây dựng và phát triển một cộng đồng tốt đẹp hơn.[9] Sau đây là một vài ví dụ:
Đề nghị cấp quốc gia:
Trại họp bạn toàn quốc để các đơn vị GĐPT về một nơi cùng sinh hoạt và cùng làm community project tại địa phương đó under our group name “Vietnamese Buddhist Youth Association”.
Mỗi Miền sẽ thay phiên host trại họp bạn toàn quốc để các đơn vị GĐPT có cơ hội tham viếng những địa điểm khác nhau, học hỏi những kiến thức khác nhau từ nơi đó.
Chủ đề trại họp bạn thay đổi theo tùy theo community projects được chọn để Anh Chị Em có thể vừa học vừa làm, vừa chơi và serves the community together and give back.
Có thể mở rộng 1 ngày của trại cho giới trẻ khác ghi danh để cùng chung làm việc Từ Thiện. Đây là cơ hội để giới thiệu tuổi trẻ với GĐPT và biết đâu họ sẽ trở thành những đoàn sinh GĐPT sau khi tham dự trại.
Đề nghị cấp Miền / Đơn Vị:
Helping the Homeless: Collecting warm clothes and sleeping bags to donate to selected non-profit organization such as Salvation Army USA, under our group name VBYA
Give 2 The Troops: Ngành Thiếu prepare and send a care package to deployed troops, veterans. Để các em Oanh Vũ vẽ hoặc write a thank-you letter, under our group name VBYA
Visit Nursing Homes: Đến thăm và an ủi các cụ già neo đơn trong viện dưỡng lão, under our group name VBYA
Làm Đẹp Ngôi Chùa (hay công viên, beach, v.v.): Pick up trash, làm sạch ngồi chùa ở nơi chúng ta đang sinh hoạt và chọn thêm 1 ngôi Chùa khác gần đó, under our group name VBYA
Khi tất cả những community projects đều thực hiện với danh xưng GĐPT (Vietnamese Buddhist Youth Association) trong đồng phục áo Lam hoặc t-shirt của GĐPT cùng màu. Các đơn vị GĐPT khắp nơi sẽ cùng thống nhất những chương trình community projects trong năm để cùng tham gia cùng thời gian đã thống nhất. Chúng ta đã dần kết hợp được bài học Bi-Trí-Dũng, mang đạo vào đời - từ đó, dòng sinh khí hội nhập của tổ chức GĐPT sẽ từng bước hình thành. Trong 10 năm, 20 năm sau, tổ chức GĐPT sẽ là tổ chức có tầm vóc quốc gia tại Hoa Kỳ.
Kết Luận
Đạo Phật cho chúng ta niềm tin rằng; bằng Tình Thương lớn, chúng ta đến với GĐPT và tự vác lên vai trách nhiệm giáo dục tuổi trẻ Phật giáo; bằng Trí Tuệ lớn, chúng ta xây con thuyền GĐPT to lớn hơn, chở nhiều hơn, đi xa hơn, an toàn hơn; và bằng Tinh Thần Dũng lớn, chúng ta có đủ can đảm để thay đổi, làm mới con thuyền đó, để đủ điều kiện “tự lợi và lợi tha" để giữ gìn tổ chức GĐPT. Tổ chức GĐPT Việt Nam và chính chúng ta đang thay đổi, đổi mới hàng ngày, để sống hòa nhập vào xã hội Hoa-Kỳ. Sự thay đổi đó đang đòi hỏi sự thay đổi về nhiều mặt của tổ chức GĐPT từ đó tổ chức GĐPT mới có thể hoàn thành sứ mệnh giáo dục của mình trên đất người. Chúng ta chọn con đường LAM trên đất người, tức là chúng ta chọn thế hệ đàn em sinh ra và lớn lên tại đất người là những nhân tố để kế thừa truyền thống GĐPT Việt Nam và phát triển tổ chức GĐPT trong một quốc độ khác. Quốc độ mà đòi hỏi ở chúng ta phải luôn đi tìm cái mới, những cái mới trong kiến thức tổ chức, kiến thức chuyên môn, cái mới trong tâm hồn mình, cái mới trong sự an lạc tỉnh thức... từ đó chúng ta mới thực sự Hiểu và Thương đàn em của mình, và cũng từ đó chúng ta mới hy vọng đóng góp vào việc tạo dựng và phát triển cái mới cho tổ chức GĐPT tại Hoa-Kỳ.
Năm tháng có thể trôi qua như 80 năm tuổi của GĐPT, thời đại có thể thay đổi như sự thăng trầm của Tổ chức GĐPT, Đạo Pháp và dân tộc, nhưng rõ ràng trọng trách gieo trồng và chăm sóc hạt Bồ Đề lại luôn ở trên đôi vai từng đời Trưởng theo dòng lịch sử của tổ chức. Nhưng Thời Đại Mới và Xã Hội Mới tự nhiên tạo ra một thế hệ đàn em đối diện với những yêu cầu phẩm chất mới, những thách thức mới mà tổ chức GĐPT tại Hoa-Kỳ đang đứng trước những thay đổi cần thiết để đáp ứng nhu cầu đó. Hiểu được đạo lý Duyên Khởi, với cái nhìn sáng về con người - lý tưởng GĐPT cho chúng ta sống một đời sống có ý nghĩa - vượt qua sóng gió đời, để tiếp tục hạnh nguyện Bồ Tát.
Trong luận khoá này, 4 điểm gợi ý cho định hướng sinh hoạt GĐPT Việt Nam tại Hoa Kỳ nhằm mục đích chính là giữ gìn truyền thống cao đẹp của tổ chức trong một xã hội hiện đại, xây dựng GĐPT thành một nơi nương tựa tâm linh và an vui cho tuổi trẻ; mở đường cho tổ chức GĐPT hội nhập vào trong dòng sinh hoạt chính của xã hội Hoa Kỳ.
Tham Khảo
[1] Các bài Thảo luận Chúng 10 Miền Thiện Hoa
[2] “Người Huynh Trưởng: Bước Chân Tiên Phong, Tấm Lòng Xây Dựng" - Thượng Toạ Thích Từ Lực, Hayward California
[3] “Thử Đề Nghị Một Hướng Đi: Viết Cho Đại Hội Huynh Trưởng Hoa Kỳ 2016" - Thượng Toạ Thích Từ Lực, Hayward California
[4] Boy Scouts of America - 2016 Annual Report
[5] Girl Scouts of America - 2016 Annual Report
[6] YMCA - 2016 Annual Report
[7] Hướng Đạo Việt nam tại Hoa Kỳ - từ các trang web các liên Đoàn Hướng Đạo
[9] Hướng Tiến Tương Lai GĐPT Viet Nam Tại Hoa Kỳ
[10] National Academies of Sciences, Engineering and Medicines
[11] Năm Phẩm Chất Đầu Tiên Của Người Lãnh Đạo Tôn Giáo - Do Nguyên Túc dịch và hiệu đính -
http://gdptconference.blogspot.com/2018/01/nam-pham-chat-au-tien-cua-nguoi-lanh-ao.html