Tuesday, November 26, 2013

Chùa Phật Giáo Lâu Đời Nhất Được Phát Hiện Tại Nepal Có Thể Đẩy Lùi Ngày Phật Đản Sinh

Chùa Phật Giáo Lâu Đời Nhất Được Phát Hiện Tại Nepal Có Thể Đẩy Lùi Ngày Phật Đản Sinh
- Các cuộc khai quật phát hiện ra một ngôi Chùa Phật Giáo có niên đại từ thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên

Viết bởi Dan Vergano, National Geographic, ngày 25 tháng 11 2013.  Dịch bởi Tâm Thường Định, ngày 26 tháng 11, 2013.

Ngày Phật Đản sinh có thể đẩy lùi cả một thế kỷ? Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra bằng chứng về ngôi Chùa Phật giáo cổ nhất được khám phá từ trước đến nay, có niên đại khoảng 550 năm trước Công nguyên.

Tọa lạc tại trung tâm hành hương Lâm Tỳ Ni (Lumbini) của Nepal, nơi Đức Phật đản sinh, sự phát hiện này có thể làm thay đổi ngày sinh của một nhân vật tôn giáo nổi tiếng.  Ngày sinh này có thể có trước hơn một thế kỷ mà nhiều học giả đã công nhận. (Xem thêm: "Buddha Rising.")


Nhà khảo cổ học Robin Coningham của trường Đại học Durham, Vương quốc Anh, tác giả chính của cuộc nghiên cứu khảo cổ này, nhận định trên tạp chí Antiquity hôm thứ Hai, "Những gì chúng tôi đã tìm thấy là Chùa Phật giáo đầu tiên trên thế giới." 


Trong cuộc nghiên cứu này, các nhóm khảo cổ quốc tế tường thuật rằng họ đang đào bới phía dưới lớp gạch của Chùa, nơi mà có hàng trăm ngàn người hành hương đến thăm viếng mỗi năm.



Photography by Ira Block, National Geographic.
Hình ảnh của các nhà khảo cổ Robin Coningham và Kosh Prasad Acharya chỉ đạo cuộc khai quật trong ngôi đền thờ Maya Devi (Hoàng hậu Maya).

Ông Coningham cho rằng, cuộc khai quật cho thấy cấu trúc bằng gỗ cũ kỷ nằm bên dưới những bức tường gạch của Chùa Phật giáo. Cách bố trí của ngôi đền gần đây sao lại giống hệt cách bố trí của các cấu trúc bằng gỗ trước đó, điều này chỉ vào một ngôi chùa có tính liên tiếp của Phật giáo.

Coningham bảo rằng, "Các cuộc tranh luận lớn là về thời gian Đức Phật đã sống và bây giờ chúng tôi có một ngôi đền có từ thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên." Nhóm nghiên cứu đã sử dụng hai loại kỹ thuật cacbon phóng xạ để tìm ra tuổi của ngôi đền này.


Các học giả bên ngoài hoan nghênh sự phát hiện này, nhưng cảnh giác rằng đừng quá vội vàng chấp nhận sự kiện chùa Phật giáo này là lâu đời nhất được phát hiện mà không cần thêm những phân tích khác.


Theo nhà khảo cổ học Ruth Young của Đại học Leicester của Vương quốc Anh qua một điện thư, "Các nhà khảo cổ rất thích tuyên bố rằng họ đã tìm thấy cái sớm nhất hoặc lâu đời nhất của một thứ gì đó."


Nơi sinh của Đức Phật


Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, với hơn 350 triệu người, hầu hết đang sinh sống ở Đông Á.


Theo truyền thống, vườn Lâm Tỳ Ni là nơi mẹ của Đức Phật, Hoàng hậu Maya (Maya Devi), với tay nắm lấy một nhánh cây Vô ưu và đã hạ sanh nhân vật lịch sử thái tử Siddhartha Gautama, người sau này trở thành Đức Phật.


Ngày Đức Phật đản sanh chính xác vẫn còn tranh luận, với chính quyền Nepal ưu chuộng 623 năm trước Công nguyên, và các truyền thống khác ưu chuộng ngày gần đây, khoảng 400 năm trước Công nguyên hơn.

Tuy nhiên, 249 năm trước Công Nguyên, vườn Lâm Tỳ Ni đã trở thành một trong bốn thánh địa tâm linh, rất liêng thiêng của Phật giáo, đánh dấu bằng chữ khắc và một trụ cột để lại có trong 249 năm trước Công Nguyên bởi hoàng đế A-Dục (Ashoka) Ấn Độ, người đã giúp Phật giáo lan truyền rộng rải trên khắp châu Á.


Vườn Lâm Tỳ Ni sau đó bị bỏ hoang tàn và được tái phát hiện vào năm 1896 và tái thành lập như là một trung tâm tôn thờ, chùa Hoàng hậu Maya, mà bây giờ là một di sản thế giới.


Vì lo ngại hao mòn khi truy cập nhiều khác, UNESCO, cùng với các quan chức Nhật Bản và Nepal, hỗ trợ Coningham và các đồng nghiệp khi họ ghi lại những điều kiện tại Lâm Tỳ Ni và nghiên cứu lịch sử bên dưới các lớp cấu trúc gạch còn sót lại từ thời đại A-Dục Vương (vua Ashoka).


Nghiên cứu cũng được sự hỗ trợ bởi Hiệp hội Địa lý Quốc gia.


"Chúng tôi có gần quyền vô song tiếp cận nơi khảo cổ này mà có thể sẽ không có cơ hội thứ hai mãi đến thế hệ sau," Coningham nói." Vì lý do đó, chúng tôi thực hiện công việc của mình hoàn toàn cởi mở và minh bạch cho khách hành hương. Họ được chứng kiến và thật cảm động khi được xem chúng tôi đã làm khảo xác."


Đền Thờ Cây Cổ


Khi đào bới bên dưới trung tâm ngôi chùa, các nhà nghiên cứu phát hiện ra những chỗ sâu chỉ vào một lan can bằng gỗ xung quanh một ngôi chùa gỗ và có niên đại khoảng 550 năm trước Công nguyên, Coningham nói. Họ cũng tìm thấy một cấu trúc bằng gạch cũ kỷ.


Trung tâm của ngôi chùa đã được khảo xác, nhóm nghiên cứu tìm thấy, và có những rễ cây bằng thạch, bao quanh bởi những tầng đất sét được đi mòn của du khách. Đó có thể là một chùa cổ xưa, hoặc đền thờ bằng cây.


Rễ cây dường như đã được làm cho màu mỡ, và mặc dù đền thờ cổ xưa được tìm thấy trong truyền thống cũ Ấn Độ, ngôi đền thiếu những dấu hiệu của sự cúng thần hay cúng hiến ở nơi này.


"Nó rất sạch sẽ, trên thực tế, điều đó chỉ vào truyền thống Phật giáo của sự bất bạo động và không thờ cúng thần linh," Coningham nói.



Nhóm khảo cổ tập trung nghiên cứu vào tuổi của ngôi chùa từ than gỗ với kỹ thuật cacbon phóng xạ và phát quang kích thích (luminescence dating), một phương pháp mà tiết lộ thời gian phân hủy phóng xạ của các nguyên tố trong đất để lộ tuổi tác của nó khi còn ở bờ mặt.

Nhìn chung, Coningham lập luận, cuộc khai quật tại điểm này tiết lộ sự bắt đầu của sự trồng trọt khoảng 1000 năm trước Công nguyên, tiếp theo là sự phát triển một cộng đồng tu viện Phật giáo tương tự của thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên.

Sự Uyên Thâm Thận Trọng


"Bằng chứng mới nhất từ cuộc nghiên cứu cho thấy hoạt động nghi lễ đã diễn ra trong nhiều thế kỷ trước ở các cấp độ thời vua A Dục và điều này thực sự có ý nghĩa và thú vị", Young nói.


Pilgrims meditate in the Maya Devi Temple at Lumbini, Nepal. The remains of the earliest temples at the site are in the background.
Julia Shaw, một giảng viên trong khảo cổ học Nam Á tại Đại học London, bảo rằng: "Những tuyên bố cho một lan can bằng gỗ xung quanh một ngôi đền cây có thể thuyết phục nhưng có thể vẫn còn tính chất suy đoán."

Bà Shaw cảnh giác nên thận trọng về việc tuyên bố chùa Phật giáo lâu đời nhất.


Bà nói, "Sự thờ cúng cây cối, thường ở bàn thờ đơn giản, là một tính năng phổ biến của các tôn giáo cổ xưa ở xứ Ấn Độ, và sự trùng lắp giữa các nghi lễ Phật giáo và truyền thống từ trước, những gì mô tả về việc thờ phụng cây cối có thể khác biệt với sự thờ phượng của Đức Phật lịch sử".


"Tuy nhiên, nó tiết lộ một số hiểu biết mới cho việc khảo cổ học về nghi lễ Ấn Độ nói chung", bà ta cho biết thêm.


Coningham kêu gọi đây là cơ hội tốt để nghiên cứu ngôi chùa thiêng liêng này và đóng góp vào việc bảo tồn vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) quan trọng này, đặc biệt là do sự phổ biến ngày càng rộng rãi của một thánh địa hành hương lịch sử. Đến năm 2020, dự kiến có hơn bốn triệu người hành hương ​​sẽ đến thăm nơi này.


"Thật là hết sức bận rộn vào những thời điểm khảo xác, có những người cầu nguyện và thiền định, "Coningham nói. "Đó là một thử thách và thú vị, làm việc trên một môi trường tôn giáo sống động này."


Translated from Oldest Buddhist Shrine Uncovered In Nepal May Push Back Buddha's Birth Date

Thanksgiving for Life - TẠ ƠN ĐỜI

Thankful flower - Photo BXK
Thanksgiving for Life

Thank you, mom and dad, for giving me life
and love that is vaster than the immense ocean, 
and longer than the endless river.
Thank you, nature, for giving me so much 
                                        power of love and beauty:
Flowers, mountains, forests, creeks, 
                                          dunes of sand, and stars.
Thank you, beloved wife, 
                                  for giving me your warm lips,
Full of passionate love in togetherness.
Thank you, venerable Master, 
                                          for showing me the Way
that enlightens me on my arduous journey of samsara.



TẠ ƠN ĐỜI

Cảm ơn Mẹ Cha cho con nguồn sống
Và tình thương hơn biển rộng sông dài
Cảm ơn đời cho tôi nhiều yêu dấu
Hoa, rừng xanh, suối mát với trăng sao
Cảm ơn em cho anh làn môi ấm
Đầy ân tình ngây ngất lúc bên nhau
Cảm ơn Thầy đã cho con ánh Đạo
Soi đường con trên vạn nẻo luân hồi.

Sacramento Fall, 2004.

Trích từ tập thơ Mẹ, Cảm Xúc, và Em.

Thursday, November 21, 2013

GIÓ THỔI VEN RỪNG - TA YÊU THÔI

Vươn Lên - ảnh Nguyên Học
GIÓ THỔI VEN RỪNG - TA YÊU THÔI

Hãy sống vui cho ta nhẹ nhỏm!
Hãy xả đi cho đẹp cuộc đời
Hãy yêu đi như chưa từng được nếm
Vị tình yêu mê đắm lên ngôi

Thu và Em hay những gì đẹp nhất
Cũng âm thầm lặng lẽ bỏ ta đi
Cuộc đời này vốn là tất bật
Thì lợi danh hay kiếp sống có gì?

Hãy vui đi! đời thôi mộng mị
Và yêu thương là cõi mê ly
Hỷ Xả nhé ta Lãng Du sơn thuỷ
Cõi Từ Bi lồng lộng ánh Lăng Nghiêm.

Sunday, November 17, 2013

NHỚ VỀ ÔNG TÁM

Thư Pháp Võ Việt Tuấn
NHỚ VỀ ÔNG TÁM

Từ thuở thiếu thời
Sống cùng với biển
Biển êm tuyệt vời
Sâu thẳm mênh mông

Vào những mùa Đông
Nhớ về Ông Tám
Ở người thanh đạm
Kiên nhẫn siêng năng

Cầm chài im lặng
Ngồi trên đá cao
Đàn cá lao xao
Vung chài đánh bắt

Nay Ông khuất mặt
Hương lòng nơi xa
Hướng về quê nhà
Cầu người siêu thoát

Ông đi nhẹ áng mây hồng
Trăng rằm đỉnh núi thong dong gió ngàn
Ông đi sương đọng vừa tan
Bình minh hiện hữu Lạc Bang người về.


Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật.

Saturday, November 16, 2013

MƯỜI HAI NĂM TRỞ LẠI

The statue of Thay Thich Nhat Hanh at the Remember Them: Champions For Humanity Monument.
             Participated in meditation flash mobwith monastics from Thich Nhat Hanh in Oakland, CA.
            Tent at Kim Son Monastery for Thay's Day of Mindfulness Retreat in Watsonville, CA.
                                                                    Plum Village Sangha
Plum Village Sangha at Kim Son Monastery in Watsonville, CA.
In, out - deep, smile.
                                   The main hall of Kim Son Monastery is under construction.
                                                                            Deep listening
                                           Playful Oanh Vu at Tu Viện Kim Sơn, Watsonville, CA.

MƯỜI HAI NĂM TRỞ LẠI
  Kính tặng Thầy và Tăng Thân Làng Mai

Mùa Thu chín, núi đồi xanh yên tĩnh
Thầy lại về chốn trầm mặc Kim Sơn
Nhìn sương bay, dòng đạo đời trôi chảy
Giữa tang bồng vàng lá khẽ lung lay

Chút tình xưa... hài hoà như sông lặng
Chiều đôi bờ, ngời sáng một lối đi
Giúp nhân gian, sống đời không mộng mị
Tịnh Độ nào trong mỗi bước chân đi

Sỏi và đá vẫn mặc nhiên thiền định
Hiện tại này thanh thoát cõi nhân sinh
Trong sương mù đang có áng bình minh
Trong hơi thở có vạn ngàn kiếp sống

Tăng Thân kia, như dòng sông thuở mộng
Tâm ban đầu vững chãi những bước đi
Đạo giải thoát: Giới định tuệ - từ bi
Đang bãng lãng như hư không tĩnh mịch.

Tu Viện Kim Sơn, Watsonville, CA - October, 2013.

Wednesday, November 13, 2013

KHI MẤT CON - WHEN YOU LOST A CHILD

Nước mắt của Cha - Photo -www.usatoday.com

KHI MẤT CON
   Xin chia sẻ cùng nạn nhân bảo Haiyan ở Philippines

Nỗi đau mất con chỉ là trong giây lác
Ngơ ngác, hoảng hốt tiếng kêu oà giọt lệ
Huống chi là vĩnh viễn khi mất con 
Và đó là cảnh tượng của biết bao nhiêu gia đình ở Philippines
Cơn siêu bảo đã tàn phá và cướp đi nhiều mạng sống
Rồi biết bao gia đình phải long đong
Lận đận, không nhà không thức ăn nước uống
Kẻ mất con vì nước cuốn
Cũng phải sống còn
Nhưng thế giới này có còn nguyên vẹn?
Còn chăng, trái đất sẽ hoang tàn và thiếu ý nghĩa
Khi mất con!

WHEN YOU LOST A CHILD
    Sharing the lost and suffering of the victim of Typhoon Haiyan in the Philippines

The pain of losing a child, for just a few minutes
Can be too much to bear: bewildered, frightened and burst into tears
That is nothing compared to the lost of a child permanently 
And that was the scene of so many families in the Philippines
The super-typhoon Haiyan, ravaged many town and claimed countless of lives
So many families have been displaced and lost everything
There are no more houses and home, with little or no food and water
For those who lost their child
still have to survive
But the world is still intact?
Perhaps, the earth will be desolated and lack of meaning
When you lose your loving child.

Please open this link to find way on HOW TO HELP.

Monday, November 11, 2013

Thu và Em

THU và EM

Thơ: Xuân Thi, Bạch Xuân Khỏe, Nguyễn Hoàng Lãng Du, Ngô Tín, Phạm Lưu, Nguyên Lương.
Nhạc Ngô Tín

Here is the song performed by anh 
Ngô Tín inside Nguyên Lương's home.
http://luongvancac.smugmug.com/gallery/n-ZwD4T/i-nxj4R5F

Anh Ngô Tín's performance - surrounding by the authors and friends.
http://youtu.be/hg9zw3kG4LE

Những tác giả của bài hát: Phạm Lưu, Nguyên Lương, Xuân Thi,  Ngô Tín.  
Giáng Thu yêu kiều: Xuân Thi, Đồng Thảo, và Vân Các - Photos: Hoai Viet

Giai Thoại từ Thơ qua Nhạc của Nhạc phẩm Thu Và Em
 Nguyên Lương

Mùa Thu là đề tài bất tận của Thi, Văn, Nhạc, Họa. Khi thời tiết bắt đầu chuyển từ những ngày hè oi bức qua dịu nhẹ,  mát lạnh, thì lá trên cây cũng đổi từ màu xanh lục qua vàng, cam, đỏ, nâu rồi rụng xuống. Thiên nhiên thay đổi, lòng người lâng lâng. Ngày Thu đẹp với nắng vành hanh, trong như thủy tinh, làm hây hây đôi má hồng thiếu nữ. Những năm còn ở Dalat, tháng 9 mùa tựu trường, cũng là lúc trời chuyển sang Thu với hoa cúc qùy nở vàng rực những con đường phố núi. Mùa Thu miền Đông Bắc Mỹ bắt đầu từ cuối tháng 10 với lá phong chín vàng trên cành. Nhìn lá đổi màu từng ngày, ai có cảm xúc cũng đều thấy lòng gợn chút buồn như nghĩ đến ngày phải chia tay người bạn qúi giống như nhìn cảnh những chiếc lá rời cành.

Đầu tháng 10, cô bạn Xuân Thi từ  Cali nổi hứng gởi một e mail cho nhóm Lục Lâm, nội dung:
Các bạn ơi, đang làm việc nhìn qua khung cửa thấy vài chiếc lá vàng bay rơi rơi.. Thu vẫn còn thu trong hồn mọi người. Mình xin NL 4 câu  thơ , Anh LD 4 câu, BP 4 câu, NT va LP... để chúng ta có một bài Thơ Liên Khúc về Thu làm lưu niệm cho tinh thân hữu của chúng minh,  NT vừa cho biết cũng sẽ góp ý Thơ với AE và phổ nhạc bài thơ chủ đề: Thu và Em”. Cô bắt đầu viết 4 câu:
“Nghe tàn phai em khẻ nhíu mày
Chiều vẩn buồn vì thoáng heo may
Đời đủ dài để hồn em trăn trở 
Mùa thu nào không có lá vàng bay...

Mời các bạn khai thần bút nhé.”
Không biết 5 người bạn của tôi lúc nhận thư này của Xuân Thi nghĩ thế nào chứ tôi không có hứng và qúa khó để viết ra câu nào cho hay và hợp với chủ đề. Mở đầu bằng những câu thơ với cảm xúc của người con gái, bọn tôi là 5 chàng thảo khấu, làm sao viết tiếp những câu thơ cho thật mượt mà và đầy nữ tính như thế được. Tôi chưa vội trả lời Xuân Thi thì anh Nguyễn Hoàng Lảng Du đã xuất chiêu:
“Xuân Thi làm khó anh chị em . Hai câu đầu 7 chữ và hai câu cuối 8 chữ .
Tạm thời tôi làm 8 chữ để dễ tiếp nối :
 Khi ta về cây cối đã lưa thưa
Mong người xa trở lại lúc sang mùa.
Rừng lá rung vết chân mờ che phủ.
Trong hồn này còn lại dấu tình xưa
”.
Biết là không thể từ chối cuộc chơi khó khăn này do Xuân Thì bày ra, tôi đang loay hoay tìm ý thơ, nhưng chưa “nặn” ra được câu nào thì Ngô Tín đã "đổ dầu vào lửa":
Ngô tín không biết làm thơ, phải nói là dốt thơ. Tiếp theo 4 câu của anh NHLD , Ngô Tín xin tiếp : 
Trong vườn Thu lá vàng đỏ thắm .
Đôi mắt cười che lấp đắng cay.
Vô thường em hiện đến đêm trăng .
Chờ cây trẩy lộc yêu em lặng  thầm.
 Nguyên Lương tiếp tục nhé”
Chàng Trương Chi NT, người chưa bao giờ mần thơ mà hôm nay ra tay qúa hay, qủa thật tôi biết mình bị thúc ép nên loay hoay, nhưng vẫn chưa tìm ra  ý thơ. Từ Cali, chàng Tiểu Lão Bạch Xuân Phẻ gởi e mail:
“Qúi AC ơi,
  Anh LD và NT làm thơ hay quá, nhưng không thống nhất về số lượng từ, 7 hay 8 chữ.  Em mạo mụi đổi thành 7 chữ hay để anh NL dễ làm đoạn kết.  Nếu cần em sẽ đổi qua 8 cũng được.  Tùy theo Nhạc sĩ NT, muốn loại nào, hahaha...

THU VÀ EM
Nghe tàn phai em khẻ nhíu mày
Chiều buồn vương vấn thoáng heo mây
Đời dài đủ để hồn trăn trở
Thu nào không có lá vàng bay?

Đêm lạnh chưa tàn mộng cơn say
Gió hun theo lá nhẹ nhàng lay
Đời dài đủ để yêu và nhớ
Bao thuở thương người tim ngất ngây...

Khi về bỏ  hết chuyện chua cay
Đường mơ như vẫn lắm sương mù?
Lá vàng che lấp bao ngày cũ
Người còn  giữ lại chút tình xưa? 


Vườn Thu phủ lá vàng đỏ thắm
Đôi mắt cười che lấp đắng cay
Vô thường em hiện đêm trăng tắm
Cây trẩy lộc yêu, ai lặng  thầm...

Các bạn thấy đấy, Tiểu Lão đã “dám” sửa một số chữ trong mấy câu thơ của các bậc niên trưởng, nhất là 4 câu của Lãng Tử, rồi xếp 4 câu của mình vào vị trí thứ 3. Lúc này tôi thấy hoảng vì áp lực đã lên gần tới đỉnh. Phải nghĩ ngay 4 câu thật nhanh thôi, nếu không thì có nguy cơ bị loại khỏi nhóm Lục Lâm. Đang thả hồn theo những chiếc lá thu bay bay ngoài vườn  thì nhận được 4 câu thơ tiếp theo của người bạn từ Conneticut. Lạ lùng thay, người bạn mới quen tên Phạm Lưu, người gốc Quy Nhơn, chưa bao giờ làm thơ, bị qúi anh chị “khích tướng” cũng vội ra tay:
“I am just coming back, khó ngủ nên .... Lang thang thử ... một chút:
Nắng chứa đầy Thu vàng diễm lệ
Mây có buồn khi lá chưa phai
Đồi hoang vắng ru tình cát bụi
Mang Thu về nhớ dáng xuân xưa.”
Đọc thư của Lưu tôi rất đỗi ngạc nhiên về ý và tứ thơ của người bạn trẻ làm việc khoa học chưa bao giờ viết một câu thơ nào từ trước đến giờ. Câu “Mây có buồn khi lá chưa phai” hay qúa làm cho hồn thơ trong tôi trổi dậy. Không thể chần chừ được nữa, tôi viết vội 4 câu như để cho xong việc:
 “Lá chín trên cây lá vàng mùa
 Lá rơi rụng xuống cành bơ vơ
 Trời xanh gió nhẹ cây nhớ lá
 Thu về với trời anh nhớ thơ....”
Gởi 4 câu thơ đi như để trả nợ cho xong và tưởng mình thoát nạn, không ngờ ngày hôm sau nhận được thư của Xuân Thi:
“ Xuân Thi sắp xếp ý Thơ cho có một chút lạ ..cho dễ phổ nhạc , các bạn ưng  ý hết thì chúng ta chuyển  qua NT .. Về phần nhạc.. Có thể NT sẽ phải đổi thêm một chút nữa trong nhạc ... Hy vọng là không đổi gì nữa với tài phổ nhạc thần sầu  của NT ....  " Thu và Em " một bản nhạc lưu niệm tình thân hữu chúng ta "Ngũ Qủi và XT" mai sau  dù hội ngộ hay nghìn trùng vẫn là một kỷ niệm đẹp.
" Xuân thi , Bạch Ph, Nguyễn Hoàng Lãng Du ,Ngô Tín, Phạm Lưu và Nguyên Lương." 

THU VÀ EM

Nghe tàn phai em khẻ nhíu mày
Chiều buồn vương vấn thoáng heo may
Đời đủ dài để hồn trăn trở
Mùa Thu nào không lá vàng bay?

Đêm lạnh sắp tàn tỉnh cơn say
Lá run theo gió nhẹ nhàng lay
Đêm quá dài để thương và nhớ
Bao thuở yêu người tim ngất ngây...

Em về thả hết mộng mơ trôi
Chièu phai sương lạnh lá thu rơi
 Phôi pha che lấp ân tình cũ
Yêu người thương nhớ mãi không nguôi

 Vườn Thu lá ngủ say trong nắng 
 Đôi mắt người xưa khuất bóng mây
Vô thường em đến từ xa vắng
Hồ Thu soi bóng cánh hạc bay.

Nắng chứa đầy Thu chiều vàng úa
Mây có buồn khi lá chưa rơi
Đời  hoang vắng ru tình cát bụi
Thu chớm về lòng em chơi vơi.


Lá thu xao xác quyện gót hài
Em về lối cũ nắng chưa phai
Trời xanh gió nhẹ cây nhớ lá
Thu về với trời thơ nhớ ai..”

Đọc đến đây hẳn các bạn đã thấy Xuân Thi giúp thay đổi rất khéo léo nhiều từ và ý những câu thơ chính của các tác gỉa đóng góp để giúp nhạc sĩ đưa vào thành ca khúc. Nhưng đọc đi đọc lại bài thơ từ đầu tới cuối tôi vẫn thấy có cái gì đó chưa ổn. Vì nhiều tác gỉa cùng viết về một chủ đề, mỗi người mỗi cảm xúc nên thi từ và ý thơ cũng khác. Biết nếu không sửa thêm thì bài thơ còn rất “thô” khó thành ca khúc hay, nhưng nếu sửa thêm nữa các bạn sẽ không hài lòng, tôi nghĩ nên bỏ hẳn ý định phổ bài thơ này thành nhạc. Nghĩ thế nên liền gởi thư cho mọi người trong nhóm nhưng chủ ý là làm cho Ngô Tín nản lòng:
“ Mình thấy bài thơ này không dễ phổ thành nhạc, nếu Ngô Tín làm được điều này tôi sẽ tôn ông là Nhạc Sư”
Tưởng nói thế làm chàng Trương Chi thời đại chán nản, bỏ cuộc nhưng không ngờ kết qủa ngược lại. Như nhận một lời thách đố từ lá thư tôi gởi, Ngô Tín lấy đó làm động cơ. Vài giờ sau chàng ôm cây đàn lên, gọi phone cho tôi rồi vừa dạo đàn, vừa hát. Nghe những khúc nhạc đầu, âm thanh du dương sâu lắng từ Cali, tôi đổi ý, khuyến khích Ngô Tín viết tiếp cho xong phần melody, còn ca từ  tôi sẽ chịu trách nhiệm cố gắng gò lại những chữ trong bài thơ cho hợp ngũ âm bằng trắc. Một số chữ lập lại nhiều như Thu và Lá Vàng trong bài, sẽ được sửa lại. Một số chữ khác cũng được đổi cho hợp với âm vận nhưng vẫn giữ ý chính.  Một số ngôn ngữ trong bài thơ được đồi thành lời nhạc như sau:
Nhẹ nhàng bay thành Nhẹ nhàng lay,
Chiều phai sương lạnh lá thu rơi thành Đường qua se lạnh lắm sương mù,
Yêu người thưong nhớ mãi không thôi thành Em vẫn yêu người ai có hay,
Vườn thu lá ngủ say trong nắng thành Vườn thu phủ lá vàng tươi thắm,
Nắng rớt đầy thu chiều vàng úa thành Nắng rớt đầy thu chiều lệ ứa,
Mây có buồn khi lá thu rơi thành Mây có buồn khi lá thưa rơi,
Thu chớm về lòng em chơi vơi thành Thu nay về nhớ dáng thu phai,
Lá thu xao xác quyện gót hài và Em về lối cũ nắng chưa phai trở lại hai câu cũ Lá chín trên cây lá vàng mùa, Lá rơi rụng xuống cành bơ vơ
Và cuối cùng : Thu về với trời thơ nhớ ai thành Thu về với trời ai nhớ thơ
Đọc bài thơ đã đổi thành lời nhạc, có lẽ Anh Lãng Du không hài lòng lắm, vì anh rất kỹ tính. Trên tờ Làng Huệ, ít bao giờ anh dám sửa thơ ai dù một chữ, có khi chữ đó là do typo hay chính tả anh cũng xin phép tác gỉa trước. Anh nhắn nhủ chúng tôi: “Như thế đủ rồi, sửa thêm nữa sẽ rối thêm” rồi Anh tiếp: “Cũng như hoạ sĩ Xuân Thi, đã vẽ xong một tác phẩm rất khó thêm bớt cho đẹp. Nếu muốn thì vẽ một tác phẩm khác”. Nghe lời Anh, chúng tôi không không ai góp ý để sửa gì thêm nữa. Và đây là lời cuối cùng của ca khúc Thu Và Em:

Thu Và Em

Nghe tàn phai em khẽ nhíu mày
Chiều buồn vương vấn thoáng heo may
Đời đủ dài để hồn trăn trở
Mùa Thu nào không lá vàng bay

Đêm lạnh sắp tàn tỉnh cơn say 
Lá rơi theo gió nhẹ nhàng lay
Đêm qúa dài để thương và nhớ
Bao thuở yêu người tim ngất ngây

Em về thả hết mộng mơ trôi
Đường qua se lạnh lắm sương mù
Phôi pha che lấp ân tình cũ
Em vẫn yêu người ai có hay

Vườn thu phủ lá vàng tươi thắm
Đôi mắt người xưa khuất bóng mây
Vô thường ai đến từ xa lắc
Hồ Thu soi bóng cánh hạc bay

Nắng rớt đầy thu chiều lệ ứa
Mây có buồn khi lá thưa rơi
Đời hoang vắng ru tình cát bụi
Thu nay về nhớ dáng thu phai

Lá chín trên cây lá vàng mùa
Lá rơi rụng xuống cành bơ vơ
Trời xanh gió nhẹ cây nhớ lá
Thu về với trời ai nhớ thơ

Người “Anh” trong bài thơ chính đã đổi thành “Ai” cho thêm xa vắng, mơ hồ, không rõ nét là nói riêng người nào. Cảm xúc của người nữ trong bài thơ cuối cùng cũng được cho đượm một chút buồn, một chút miên man, nhè nhẹ chứ không sầu thảm khi nhìn thu nay nhớ những mùa thu với kỷ niệm ngày xưa. Ca khúc cuối cùng hát lên nghe tròn trịa hơn về ca từ cũng như cảm xúc từ đầu đến cuối. Không còn thấy ở đây riêng rẻ mỗi người một vẻ mà là một bài thơ hoàn chỉnh được phổ nhạc.

Ngày 2 tháng 11, Ngô Tín, Xuân Thi từ Cali bay qua, Phạm Lưu từ Conneticut lái xe xuống, cả ba về Philadelphia dự đêm Thính Phòng. Buổi sáng của hôm văn nghệ, mọi người ngồi trên nhà Thủy Tạ ở Từ Vân gia trang, cùng uống trà, có mặt nữ ca sĩ Đồng Thảo và Anh Lãng Du, Ngô Tín ôm đàn hát ca khúc Thu Và Em. Hôm đó trời mùa Thu thật đẹp với nắng trong và gió hiu hiu thổi. Trên đám rừng phong sau vườn một ít lá vàng còn trên cành, số lớn đã rụng xuống đầy sân. Từng cơn gió nhẹ bay qua, thêm vài chiếc lá rời cành. Tiếc là hôm đó còn thiếu Tiểu Lão, nếu không trong video đã có mặt tất cả thành phần trong nhóm Lục Lâm. Ngồi nghe chàng nhạc sĩ say sưa thả hồn vào một nhạc phẩm mới nhất mà không ai ngờ là đã được thành hình một cách ngẫu hứng như những gì đã kể ở trên. Video được quay thật đẹp, nhưng khi nghe lại có tiếng ồn  thác nước chảy ào ào, tiếng gió thổi vi vu, và tiếng hát bị loãng vào không gian, không rõ, chúng tôi quyết định cho thu lại ca khúc này từ trong nhà. Ngồi bên cửa sổ lớn trong phòng khách từ nhà nhìn ra hồ nước với hàng cây liễu rũ ven hồ lá đã đổi màu nâu, cây anh đào Kawanzan rực lên một màu vàng tươi thắm và hai con thiên nga trắng lững lờ trên mặt nước trong xanh, Ngô Tín ngồi hát say sưa nhạc phẩm Thu Và Em với tất cả cảm xúc của người nghệ sĩ thành danh. Xuân Thi không nén được cảm xúc, và cô đã nhè nhẹ hát theo: “Nghe tàn phai em khẻ nhíu mày…”

Lại một mùa Thu nữa đi qua, nhưng Thu năm nay đã để lại nhiều kỷ niệm cho nhóm Lục Lâm, vì trong Thu có bóng dáng của Em và 5 chàng “thảo khấu”. Mời các bạn cùng nghe nhạc phẩm mới nhất của Ngô Tín.

http://luongvancac.smugmug.com/gallery/n-ZwD4T/i-nxj4R5F









Autumn and My Manifestation        
                       Translated by Xuan Thi

Listening to the endless fading, I knit my eyebrows.
The saddened evening is still lingering in the autumnal cold breeze.
Life is long enough for the soul to turn restlessly.
What is autumn without the falling yellow leaves?

I became awake when the cold night was about to end.
The fallen leaves were kissing the gentle wind.
The night is too long for not loving and missing
The loving times spent with the heart in ecstasy.

I come back leaving behind all my dreams.
Passing the streets in the cold that penetrate the thin shoulders.
Fading away conceals its true first love.
The unending and longing love that lasts forever.

The autumn garden is full of freshly golden leaves.
Old lover's eyes hidden from behind the shadow of the cloud
Somewhere from the uncertainty far away someone just arrived
Autumn lake reflects the flying cranes

Sunlight dropped on the autumn leaves makes me cry.
Does it make the cloud sad seeing the lessened leaves?
Lonely life is singing the lullaby to the sand and dust.
This autumn is a reminder of someone's silhouette.

Aged leaves turn yellow on the trees.
Then they fall down leaving branches alone.
Trees miss their leaves on the blue windy days.
When the autumn goes back to its sky, then who will miss the essence of poetry?