Thursday, March 31, 2016

Truyện ngắn: TỪ BỎ HAY RỜI XA!


photos: BXK
Truyện ngắn: TỪ BỎ HAY RỜI XA!



Cú điện thoại Viper reo! “Alo”.

- Alo! Bé Tư đó hả?

- Dạ, con đây. Chú Lưu có khoẻ không?

- Khoẻ chứ sao không. Chú khoẻ như con trâu vậy!

- Ủa sao không phải là “phẻ re như con bò kéo xe” hả chú, hehe!

- Ở hải ngoại, ai cũng đi cày hết, nên thành trâu hết rồi con ơi! Lưu đùa.

- Chú vui quá. Ủa sao chú không trả lời email của con? Bé Tư trách móc.

- Ò, thì chú gọi về thăm con và để trả lời câu hỏi hơi hắc búa của con đây vì chú không thể tài nào giải thích qua mail hoặc facebook inbox được. Câu hỏi “Tại sao dân Việt Nam mình ngày càng muốn rời ra đất nước nếu không nói là từ bỏ quê hương?” Đó là một câu hỏi rất hay và có chiều sâu. Thực ra câu hỏi đó không phải chỉ một mình con hỏi, có lẽ là có nhiều thế hệ. Mới đây, chú đọc một câu chuyện của tác giả Nguyệt Quỳnh, trong đó có đoạn:

Cứ mỗi năm cuộc tranh giành quyền lực ở cấp lãnh đạo thượng tầng lại lập đi lập lại, và càng ngày mức độ càng gay gắt. Tôi tự hỏi không biết các vị lãnh đạo có từng bao giờ quan tâm để nhận biết ra rằng từ lâu nhiều người dân VN đã thầm lặng bỏ nước ra đi!

Điều đáng giật mình là - ngày nay người ta rời bỏ quê hương mình không một chút vấn vương luyến tiếc. Quê hương là nơi chốn thiêng liêng, nơi thân thuộc, nơi có cha mẹ, anh em, bằng hữu, có cả một trời thơ ấu; nhưng vì sao người VN lại tìm mọi cách để rời bỏ đất nước mình?

         Cháu là tầng lớp trẻ, trí thức của Việt Nam. Thế hệ trẻ trưởng thành như các cháu cần phải tìm ra cho được câu trả lời, Lưu tâm sự:

Bé Tư tiếp lời,

- Chú ơi. Tụi cháu bận rộn với miếng cơm manh áo. Tuổi trẻ chúng cháu cũng không cần tìm câu trả lời chi cho mệt. Cái xã hội này đào tạo chúng con như vậy, ăn chơi thoả mái; lo chi việc nước việc nhà.

-  Cháu nên xét lại. "Đừng bao giờ làm khách trên quê hương của mình cháu nhé.”

Chú Lưu nhấn mạnh từng chữ.

- Cháu đâu có làm khách, cháu chỉ muốn những gì tốt nhất cho cháu và gia đình thôi vì thế cháu cũng đang tìm cách qua bên Âu Châu hay Mỹ quốc học đây. Chú có cách nào giúp cháu không, bảo lãnh kết hôn giả, du học hay tỵ nạn gì đó cũng được?

- Ò, thì ra con cũng muốn “tỵ nạn giáo dục”. Chú Lưu nửa đùa nửa thật

- “Tỵ nạn giáo dục” là gì vậy chú? Bé Tư hỏi.

- Năm vừa rồi, bạn của chú cũng tìm mọi cách để đưa đứa con gái yêu duy nhất ra ngoại quốc chỉ vì muốn con mình ‘tỵ nạn giáo dục’.

- Tại sao là phải ‘tỵ nạn giáo dục’ hả chú? Con chỉ biết là người Việt Nam, chúng ta đã cho nhiều cuộc tỵ nạn hay di tản, ví dụ như những cuộc tản cư trong thời chiến, rồi đất nước chia đôi vào năm 1954 mà người Nam ra Bắc gọi là tập kết, và người Bắc vào Nam gọi là Bắc 54, v.v… Con chỉ biết sau biến cố 30 tháng 4, mà chúng con gọi là ngày giải phóng miền Nam; chú gọi là ngày mất nước. Sau đó thì nhiều người Việt Nam chế độ cũ đi ‘tỵ nạn chính trị’. Thập niên sau đó, thì nhiều người Việt Nam đi ‘tỵ nạn kinh tế’, rồi bây giời thì có chuyện, ‘tỵ nạn giáo dục?’ Sao người mình bỏ xứ đi vậy Chú?

- Bé Tư thương. Thực ra, người Việt đang rời xa Quê hương thân yêu chứ không phải từ bỏ Quê hương đâu con. Có thể là số người Việt không có thích chính sách lãnh đạo đương thời hoặc bất đồng với chính quyền không đem lại những gì họ mong muốn, nên họ tìm cách ra đi, nhưng không có nghĩa là từ bỏ Quê hương.

          Như các cháu học sử đó, triều đại nào, chính quyền nào rồi cũng mai một cũng bị thay thế, chỉ có Quê hương Tổ quốc là vẫn còn đó. Chú chính là nhân chứng sống đây, bao nhiêu năm sống xa xứ mà vẫn theo dõi, vẫn hy vọng vẫn sẻ chia, hoặc bức xúc nhiều điều trên quê hương mình. Cháu biết không? Những năm 90 làm việc ở Á Châu, chú mơ ước đến 25 năm sau (2015), về hưu, sẽ về lại quê nhà, sống những ngày còn lại của đời mình, nơi đã được sinh ra.

          Bài viết của Nguyệt Quỳnh đã giúp an ủi tâm hồn chú và trả lời câu hỏi : "Tại sao giấc mơ kia không thành hiện thực." Lần về  thăm nhà 1990, sau 15 năm tha hương, trước những đổi thay qúa lớn, chú ngậm ngùi viết bài thơ dài, khóc cho thân phận, trong đó có mấy câu:

..."Mắt thấy rộng một trời Âu, bể Á

Mờ bóng quê Cha thất thểu đường về

Ðứng giữa trời nhìn núi cao, biển rộng

Mới hay mình lạc mất một tình quê...



Xưa mơ bình nguyên bên kia dãy núi

Giờ nhìn thấy sông ngập mặt tuyết băng

Xưa gối quê hương trong từng giấc ngủ

Giờ nhìn quê hương ánh mắt xa xăm..."

          Đã 25 năm rồi đó cháu mà đọc lại chú cứ tưởng như vừa mới viết ra để chia sẻ với cháu và cả những người con Việt xa tổ quốc.

- Bài thơ hay quá chú ơi. Nhưng sao mà buồn tủi và ngậm ngùi vậy chú. Bé Tư thở nhẹ.

          Tự nhiên chú Lưu bỗng nghẹn lời vì cô bé đã gọi đúng tên giấc mơ của mình nay xưa.

          Lưu thầm nghĩ, nếu tuổi trẻ Việt Nam biết nhạy cảm như thế này thì hay biết mấy!



Cát Sương 

Thursday, March 24, 2016

ĐỒI XƯA THUNG LŨNG HOA VÀNG

Cỏ xanh hồng mắt ta về
Tiếng cười con trẻ đề huề yêu thương
Hoa vàng óng ánh vạt sương

Wednesday, March 23, 2016

HƠI THỞ NHẸ TRẦN GIAN

Photo from VietHoc.com
Hơi Thở Nhẹ Trần Gian

Anh ra đi đột ngột
Giữa bạo tàn lên ngôi
Tuổi trẻ vẫn mồ côi
Trên quê hương đất Mẹ

Anh luôn luôn san sẻ
Cùng tấm lòng yêu thương
Luôn hướng về quê hương
Dựng xây bao nhân cách

Dịch thuật bao nhiêu sách
Dạy, biên khảo, văn thơ
Tranh đấu hay dịch thơ
Đều sáng trong, uy tín

Anh đi bao thương kính
Tao nhã và thanh cao
Nghìn năm một thuở nào
Thở dài rồi ly biệt

Anh đi nhiều nối tiếc
Hương thơm toả muôn nơi
Cõi vắng đâu chơi vơi
Khi quay về bến Giác

Anh đi như anh đến
Hơi thở nhẹ trần gian.

Nhớ anh qua, A Thousand Years of Vietnamese Poetry (“Một nghìn năm thi ca VN,” Knopf, 1975), và tập thơ Tiếng Anh dài 1338 trang, tự là World Poetry - An anthology of verse from antiquity to our time (Thế giới Thơ - Một tuyển tập thơ từ thời cổ đại đến bây giờ), mà trong đó có nhiều bài thơ Việt Nam được cố GS. Nguyễn Ngọc Bích dịch qua tiếng Anh.

Wednesday, March 16, 2016

Journal of the International Association of Buddhist Universities. JIABU Vol. VIII, 2016 - Buddhism and Mindfulness


Dear friends and readers,
  It is my honors to share with you that my two academic papers, writing with friends: Dr. 
Gus Koehler, Jaana Elina, Simon Brinkmann-Robinson, Dr. W. Edward Bureau, once again accepted in to this journal, Journal of the International Association of Buddhist Universities. JIABU Vol. VIII, 2016 - Buddhism and Mindfulness (http://www.iabu.org/JIABU2016v8).
The papers are:
1. Mindfulness Meditation: A Narrative Study of Training in Buddhist Meditation, Mindfulness and Ethics in B-Yard, California State Prison, Sacramento
Phe Bach, Gus Koehler, Jaana Elina 55


2. A Case Study and the Manifestation of Thich Nhat Hanh’s Vision of the Five Mindfulness Trainings
Phe Bach, Simon Brinkmann-Robinson, W. Edward Bureau 92


It is all about mindfulness that I am passionate about. It can be a good read if you have time. I attached it here in case you have time to spare.

Moreover, my book of Mindful Leadership also got reviewed by Dr. Dion Peoples, the JIABU editor, in this journal too. The book named: 
An Essence of Mindful Leadership – Learning Through Mindfulness and Compassion, by Dr. Phe Bach (Saarbrucken: Lambert Academic Publishing, 2015), 163 pages, ISBN: 978-3-659-78412-5, reviewed by Dr. Dion Peoples on page 160.

Once again, thank you and have a great day. Don't forget, great stuff happens at our home, in our community, and society everyday and we are all contributing to it.

You can download the whole Journal here.

PBS - Pause, Breathe, Smile

Xin được chia sẻ 2 bài viết nghiên cứu của mình và những người đồng nghiệp, cũng như cuốn sách về Lãnh Đạo Trong Chánh Niệm, được đăng trong 'Tạp chí Hiệp hội quốc tế của các trường Đại học Phật giáo."

Sunday, March 13, 2016

Ôn Lăng Nghiêm Bảo Vương Tự

Trưởng Lão Tăng Giáo Trưởng HT Thích Huyền Tôn - Photo: QuangDuc.com
Ôn Lăng Nghiêm Bảo Vương Tự 
Kính dâng Trưởng Lão HT Thích Huyền Tôn

Ôn con người phúc hậu
Giới đức hạnh trang nghiêm
Bi trí nhẫn mật nghiêm
Vun bồi Tinh hoa Việt

5000 năm Việt Lịch *
Ôn khuyến tấn duy trì 
Nếu ai đó ù lì
Ôn phá tà hiển chánh

Ôn con người trực tánh, 
Và cõi Từ mênh mông
Ôn sống trải tấm lòng
Cho hàng Tăng Ni trẻ

Rồi cư sỹ, tuổi trẻ
Đến dân tộc quốc gia
Từ ái và đề huề
Hương người bay ngược gió!


*Tác phẩm nghiên cứu vô giá của Hòa Thượng.

Wednesday, March 9, 2016

Cửa Không Phật Giáo Úc Châu


Chứng Minh Đạo Sư của Giáo Hội PGVNTNHN UĐL-TTL

Cửa Không Phật Giáo Úc Châu
      Kính dâng Trưởng Lão HT Thích Như Huệ

Cuộc đời ngài Hòa Thượng 
Hy hiến và dấng thân
Sống cuộc đời trong ngần
Phát huy Phật Giáo Việt

Và những điều ta biết
Uy tín là kho tàng
Kinh nghiệm ngài thênh thang
Lèo lái Phật Giáo Úc

Đến bến bờ mẫu mực
Ngài thanh thản nghỉ ngơi
Cuộc đời lắm chơi vơi
Cửa Không, Ngài luôn mở!

Từ bi người muôn thuở 
Đạo hạnh thì Trí Thông*
Cõi tịnh vẫn mênh mông
Cửa Không, đi như đến!

* Pháp hiệu của Ngài do cố Hòa Thượng Bổn sư Thích Thiện Quả (Tổ đình Chúc Thánh, Hội An/Quảng Nam) nhiếp thọ.

Saturday, March 5, 2016

The Miracle in B-Yard, Folsom Prison - Huyền Diệu ở Sân-B, nhà tù Folsom



The Miracle in B-Yard, Folsom Prison
Contractor’s Concrete
            Poured in great gray pentagons
            Leaking pipes
Rusting Guard Windows
Concertina knives
Fences strung with high voltage wire to kill
Gun towers and porticos

Inside
One wall is a mirror image of that
Across from it
Infinite sterility, indifference

B-yard
Hard brown, black, white men
Each gang with their place
Baseball diamond
Benches
Chinning bars
Basketball hoop

A mother goose
Lays two eggs
In the middle of the yard
The male protects her roosting
Incubating
Two goslings hatch
Walk with their parents
Among the prisoners
                        Lifting weights
                        Playing basket ball
Living, eating grass and scraps
Protected by a few against others
Sleeping on soft grass in moon lit nights

Now Grown
They fly away over the walls
Gone

Huyền Diệu ở Sân-B, nhà tù Folsom
Bê tông nhà thầu
           
Đổ trong hình ngũ giác màu xám lớn
            Đường ống rò rỉ 
Cửa xổ rỉ sét
Con dao concertina
Hàng rào xâu thành chuỗi với dây điện áp cao để giết
dãy cột cao và tháp súng

Bên trong
 Một bức tường có hình ảnh phản chiếu của chính đó
            Từ đối diện
            Vô tận sinh tử, không phân biệt

Sân-B
            Những con người vạm vỡ, da nâu, da đen, da trắng
            Mỗi băng đảng đang có vị trí của mình
            Sân bóng chày hình kim cương
            Băng ghế
            Thanh tập tạ
            Vòng đai bóng rổ

Một con ngỗng mẹ
           Đang ấp hai trứng
            Ở giữa sân
            Ngỗng cha đang bảo vệ linh địa của mình
            ấp rồi nở
            Hai ngỗng con vừa chào
            Chúng đi bộ với cha mẹ
            Giữa những tù nhân
 
                      Đang nâng tạ
 
                      Đang chơi bóng rổ
            Sinh sống, bằng cỏ non và phế liệu
            Được bảo vệ bởi những gì không thích mình
                        Ngủ trên cỏ mềm dưới những đêm trăng óng

Bây giờ lớn khôn
Nó bay đi khỏi những bức tường
Mất dạng.