Showing posts with label GS. Nguyễn Văn Thái. Show all posts
Showing posts with label GS. Nguyễn Văn Thái. Show all posts

Thursday, August 12, 2021

Điếu thi:Thủy Mộ Quan - Viên Linh - Funeral Oration: The Gate of the Ocean Grave By Viên Linh

 Điếu thi:Thủy Mộ Quan - Viên Linh 

(để tưởng nhớ những oan hồn uổng tử trên Biển Đông) 


Trên Huyết Hải thuyền trôi về một chiếc 

Chiều bầm đen trời rực rỡ đau thương 

Thân chìm xuống băng tuyền giờ tận biệt 

Sóng bạc đầu hối hả phủ trùng dương 


Thấp thoáng trần gian
Mịt mù bóng đảo
Trôi về tây về bắc về đông
Trôi về đâu bốn bề thủy thảo 

Về đâu kiếp đắm với thân trầm. 


Hồn ơi dương thế xa dần
Hồn đi thôi nhé thủy âm là nhà
Hồn về trong cõi hà sa
Sống không trọn kiếp chết là hồi sinh. 

Xong rồi một cỗi u minh
Ngựa Hồ chim Việt biến hình mà đi. 


Hồn vẫn ở la đà Ðông Hải
Hồn còn trôi mê mải ngoài khơi
Hồn còn tầm tã mưa rơi
Tháng Tư máu chảy một trời sương tan. 


Thân chìm đắm cõi điêu tàn nước cũ
Những lâu đài thành quách những vàng son 

Những tân thư kỳ mặc những linh đường 

Những rực rỡ của một thời dựng nước
Bao mắt mở bao tóc sầu dựng ngược
Bao tay cùm bao ngực vỡ hôm qua 

Trong rêu xanh ngần ngật bóng sơn hà 

Lướt hải phận về dưới trời cố quốc. 


Nhắm hướng hôi tanh
Chia bày trận mạc
Hồn binh tàn hỗn chiến Thủy Mộ Quan. 

Ðêm rơi thời hết vận tàn
Ô y cầu nhỏ người sang Lạc Hà (1) 

Thác rồi thân hóa phù sa
Mon men trở lại quê nhà mỗi đêm. 


Về đâu đêm tối 

Hương lửa lung linh 

Những ai còn bóng 

Những ai mất hình 


Những ai vào kiếp phù sinh
Hóa thân hồ hải làm binh giặc trời 

Khi nào hết quỉ ngoài khơi
Ta vào lục địa ta hồi cố hương. 


Cùng nhau ta dựng lại nguồn
Chẻ tre đẵn gỗ vạch mương xây đình. 

Ông Nghè về lại trong dinh
Tướng quân giữ ải thư sinh dưới đèn. 

Từ Thức lại trở về tiên
Sĩ phu giảng huấn người hiền bình văn 

Nương dâu trả lại con tằm
Ruộng xanh trả bác nông dân cần cù. 

Ngựa ông trả lại thằng cu
Nhà chung trả Chúa chùa tu trả Thày 

Quạt mo tao trả lại mày
Các cô yếm thắm trả bày trai tơ. 


Việt Nam dựng lại sơn hà
Móng rồng năn [năm] lượt Quê Nhà phục hưng. 

Ðã tỉnh sầu u thương tiếc hết
Bình minh lên nghe, hoàng hôn biết 

Chim lạnh về Nam sông núi ta 

Không nói không cười chân trở bước. 

Nỏ thần thủa trước
Gươm bén hồ xưa
Tràn lên như nước vỡ bờ
Lạc Long lại đón Âu Cơ về thuyền. 

Các con từ dưới biển lên
Từ trên núi xuống hai miền gặp nhau. 

Năm nghìn năm lại bắt đầu
Chim nào tha đá người đâu vá trời (2) 

Chúng ta rời bỏ xứ người
Loài chim trốn tuyết qui hồi cố hương. 

_____________________________________

1. Lạc Hà hay Nại Hà, là nếu ai qua cầu đó là đi vào thế giới bên kia. “Bia đề rằng Nại Hà Kiều, Kẻ nào có phước quỉ đều dắt qua.” (Nguyễn Ðình Chiểu, Dương Từ Hà Mậu). 

2. Kiếp trước của chim Tinh Vệ là công chúa con gái vua Viêm Ðế, đi chơi ngoài biển chẳng may chết đuối, nàng tức giận biến thành con chim tha đá, quyết lấp cho đầy biển, đặng không còn ai chết đuối nữa. Nàng Nữ Oa là em gái vua Phục Hy, thấy trời có những khoảng trống, nàng nghĩ rằng vòm trời bị thủng, bị vỡ, nên tha đá ngũ sắc lên vá trời, đặng vòm trời sẽ liền lại. Xin khỏi chú thích các huyền thoại khác như Từ Thức, Thằng Bờm và cái quạt mo, hay Ông Nghè, Sĩ phu. (Chú thích của V.L.) 

_________________________________



Funeral Oration: The Gate of the Ocean Grave

By Viên Linh

(To remember those lost souls in the Eastern Sea)




On the ocean of blood floating is a boat

The evening bruised black, the heavens flaring with angst

The body at expiration is sinking into darkness 

With foaming waves hurriedly the ocean was covered 


Looming indistinctly somewhere on earth

a dusky shadow of an island

floating to the West, to the North, then the East

Floating where ? Everywhere is covered with sea tangle

To the whereabouts where karmas descend and corpses sink


Oh, soul! The earth moves farther and farther away

Depart and take the fathomless ocean grave as home

The soul is returning to the state of multiple lives

Death is reincarnation from karma uncompleted 

It’s over, nothing left but a tenebrous abode

The Ho horse, the Viet bird have transfigured into evanescencea


The soul is still hovering over the Eastern Sea

mesmerizingly wafting offshore

pounded on by torrential rain

April bleeds, discoloring the misty skies


The body is descending onto the ruins of the former land

adorned with the castles, fortresses of the golden times

and sophisticated, novel literary works; and sacred altars

in the glories of the nation building period

Many eyes open, zillions of sorrowful hairs stand on end

So many hands handcuffed, so many breasts impaled yesterday

Amidst the green moss appears bleary Motherland

They glide over the territorial waters to return under the sky of the country of old


Moving towards a putrid direction

for battleground positioning

The souls of the remaining defeated army were scuffling at the Gate of the Ocean Grave.


Night falls, time stops, destiny ends

Burdened with a besmirched existenceb, they made their way across Lạc Hà1

Their souls fading into the multiple worldsc after death

faltering back to their homeland every night.


Where to in the dark night

Amidst the quivering incense sticks

Those who still have a shadow

Those who have lost their appearance.


Those who entered this ephemerous life

and transformed into drifters to join the heavenly host

Whenever demons no longer reside offshore

Let’s go to the mainland and return to our country of yore.


Together we restore our life’s root:

Splitting bamboos, cutting wood, digging ditches, and building our community house.

The Laureate back to his station

The General to the frontier, the student to his study

Từ Thức back to his fairies

The scholars back to teaching, the literati to literary critique

The mulberry farms to the silkworms

The green rice fields to the industrious peasant

The magistrate’s horse back to the buffalo boy

The cloister to God, the pagoda to the bonze

The areca spathe fan I give back to thee

The lovely girls to the pretty boys.


Việt Nam is reinstating its nation

Five times kings restored Motherland

The blue devils disappear, starts the mourning dove call

Dawn listens to and Dusk knows about

the cold bird moving South, our native land

Not a single word nor laughter, steps are staken to return

to the magic crossbow of the yesteryears

the sharp sword from the lake

Rushing with the fury of a swollen river

Lạc Long welcomes Âu Cơ back to the boat

Children rising from the sea and those

Descending from the mountains to meet one another.


Five thousand years start again

Which bird carries stones, who patches the sky2


We are leaving the foreign soil

Like birds shunning snow to return to their homeland.



Translated by Nguyễn văn Thái

______________________________


NOTES BY AUTHOR


1Lạc Hà or Nại Hà is a bridge that leads to the Netherworld. ““Bia đề rằng Nại Hà Kiều, Kẻ nào có phước quỉ đều dắt qua.” [inscriptions on the stele say whoever lucky enough to cross Nại Kiều Bridge will be lead by the demons] By Nguyễn Đình Chiểu in Dương Từ Hà Mậu.


2The previous karma of the Tinh Vệ Bird was a princess, daughter of King Viêm Đế, who happened to drown while on a promenade by the sea. She was angry and reincarnated in a bird carying stones to fill up the sea so nobody would drown again. Lady Nữ Oa, sister of King Phục Hy, saw empty spaces in the firmament and thought the celestial dome was perforated and decided to carry five-colored stones to patch the sphere. Excuses for not providing notes on myths about Từ Thức, Bờm and the areca spathe fan, Ông Nghè, Sĩ phu (remarks by viên Linh)



NOTES BY TRANSLATOR


a“Ngựa Hồ, chim Việt biến hình mà đi” [The Ho horse, the Viet bird have transformed into evanescence] has its origin in the verse from “Cổ thi thập cửu thủ” (Nineteen famous ancient poems): “Hồ mã tê Bắc phong, Việt điểu sào Nam chi” [胡馬依北風, 越鳥巢南枝: The Ho horse neighs at the Northern wind, the Viet bird nests in the South], implying lovers are missing each other. In Viên Linh’s verse, “Ngựa Hồ, chim Việt biến hình mà đi” [The Ho horse, the Viet bird have transformed into evanescence] means at death, love no longer exists; only impermanence.


b “ô y” (translated as burdened with a besmirched existence). In Buddhist conceptualization, “ô y” means “unpure conditions of existence”. “Ô”=dirty, besmirched; “y”= basic foundation of life. It is unlikely that the author refers to the anecdote of the “ô y” area in Jiang Ning (Nanjing today) where rich people of reputation all wore black clothes.


c “multiple worlds” is the translation of the analogy “hà sa” that comes from “Hằng hà sa số”: Hằng hà=the Ganges River; Sa số= number of grains of sand. Buddhism conceives of existence as composed of an infinite number of worlds that can be compared to the number grains of sand on the Ganges basin.



Wednesday, November 27, 2019

Old Time Firmament - Khung Trời Cũ

Thầy Hạnh Viên và Thầy Tuệ Sỹ tại Huế, 2019. Photo: Internet

Old Time Firmament

Wet eyes of the golden age amidst old time gatherings
The green dress not green for ever on the deserted hills
In a flash, realizing oneself a drifter
Lighting up the evening lamp and telling stories of the waning moon 


From the cold mountains to the eternally silent seas
This rock top and that grain of salt have not disintegrated
How quickly evaporating is a smile to a sunny day
Winter nowadays and next, summer; is it cause for sadness?

The gray hairs counted outdistance life experiences
The long dusty road wearies the going round and round steps 
Now I look back at the four walls drooping
The forest torrent far away standing opposite the water streaming down the mountains.

Poem by Tuệ Sỹ
Translated by Bạch X. Phẻ
Edited by GS. Nguyễn Văn Thái

Khung Trời Cũ

Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn

Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng

Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối rừng xa ngược nước xuôi ngàn.

Tuệ Sỹ


Wednesday, September 4, 2019

TIÊU CHUẨN YÊU ĐƯƠNG CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ QUA THI CA DÂN GIAN

Tranh - Hiền Huỳnh

TIÊU CHUẨN YÊU ĐƯƠNG CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ QUA THI CA DÂN GIAN

Người đàn bà Việt Nam trong dòng sinh mệnh của dân tộc

Tình yêu lứa đôi là một thể tính quan trọng trong đời sống con người, nhất là đối với người phụ nữ Việt Nam. Người đàn ông có thể có thái độ hời hợt về tình yêu, nhưng người đàn bà thì không. Người đàn bà không đùa giỡn với tình yêu; khía cạnh này sẽ được khai triển trong một bài khác. Bài này chỉ tập trung vào chủ điểm tình yêu -- qua ca dao, tục ngữ -- là một hiện tượng mà người đàn bà hết sức trân quý.  Mà vì trân quý tình yêu cho nên người đàn bà thường không yêu bừa bãi mà nhất quyết chỉ “muốn yêu” người đàn ông hội đủ những tiêu chuẩn mà người đàn bà cho là quan trọng trong liên hệ lứa đôi. Cụm từ “muốn yêu” được dùng có chủ ý, bởi vì hôn nhân, trong văn hoá Việt Nam, nhiều khi vượt khỏi tự do lựa chọn của người con gái. 

Vậy người ta tự hỏi người đàn bà muốn người mình yêu có những đặc tính nào? Dưới chế độ cộng sản miền Bắc với lý thuyết duy vật biện chứng được nhồi nhét suốt mấy chục năm trời cùng với sự nghèo khổ cùng cực của nhân dân miền Bắc, cộng thêm sự đột biến của nền kinh tế chỉ huy thành chính sách kinh tế thị trường trên toàn cõi đất nước từ thập niên 80 trong thế kỷ trước cho đến nay, con người -- nhất là những người hời hợt -- sẽ nhanh chóng trả lời một cách không do dự là tiêu chuẩn quan trọng nhất là TIỀN. Thực sự câu trả lời này không khẩn thiết là sai. Có thể tâm trạng của những người đua tranh về kinh tế, tiếp cận với đời sống đô thị và thế giới trên lãnh vực kinh tế đã biến họ thành những người bắt chước, nhưng chỉ bắt chước được cái vỏ bên ngoài mà không thấu hiểu được cái cốt lõi bên trong của những nền văn hóa dân chủ.

Sự biến chất của một số người hời hợt này -- và chính quyền cộng sản độc tài hiện tại cũng đang muốn biến tất cả nhân dân, nhất là giới trí thức, thành những người như thế -- sẽ không làm thay đổi được tâm trạng của những người mà ưu tư đã thấm nhuần nền tảng giá trị của dân tộc. Nỗ lực bồi dưỡng nền tảng giá trị này đã từng có sự đóng góp của giới trí thức, học giả trên toàn quốc. Nhưng văn học dân gian, đặc biệt là ca dao, tục ngữ xuyên suốt mấy ngàn năm lịch sử cũng đã đặt những viên đá gốc cho một hệ thống giá trị tiêu biểu của dân tộc. 

Sau đây là những câu trả lời về những tiêu chuẩn mà ca dao, tục ngữ xác định như là những yêu cầu thiết yếu cho tình yêu của người phụ nữ dân dã Việt Nam.

Một trong những tiêu chuẩn thiết yếu là nhân nghĩa.

Tìm vàng, tìm bạc dễ tìm,

Tìm câu nhân nghĩa khó tìm bạn ơi!


Đối với người phụ nữ Việt Nam, thước đo tình yêu đôi lứa là nhân nghĩa:
Đứa ở xét công, vợ chồng xét nhân nghĩa.

Theo tinh thần Khổng giáo, một triết lý sống thực dụng đã có ảnh hưởng sâu đậm trên nhiều tầng lớp nhân dân từ giới trí thức cho đến giai cấp dân dã, hòa hợp với ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo và Phật giáo, thì quan niệm về nội dung của từ “nhân” gần như đồng nghĩa với cụm từ “bác ái” trong Thiên Chúa giáo và cụm từ “từ bi” trong Phật giáo. Khổng Tử trả lời cho học trò Trương Tử Vấn là nếu người nào làm được năm điều sau đây là người có “nhân”: (1) cung, (2) khoan, (3) tín, (4) mẫn, và (5) huệ. Cung [恭] có nghĩa là “kính trọng, tôn kính”. Khoan [惠] là “khoan dung, tha thứ”. Tín [信] là “sự thành thực, lòng thành”. Mẫn [敏] là “cần cù, gắng gỏi”. Huệ [惠] “là lòng thương, lòng nhân ái” (Hán Việt Tự Điển Trích Dẫn). Tóm lại, từ “nhân” có nghĩa là lòng thương người; kính trọng tha nhân; sẵn sàng giúp đỡ, an ủi những người khốn khổ hay trong hoàn cảnh khó khăn, với tất cả lòng chân thành của mình; sẵn sàng tha thứ những lỗi lầm của người khác; và phải chuyên cần học hỏi. Cũng trong bối cảnh văn hoá này, từ “nghĩa” [義] có nghĩa là “sự tình đúng với lẽ phải, thích hợp với đạo lý” (Hán Việt Tự Điển Trích Dẫn). Trong quan hệ vợ chồng, “đúng với lẽ phải, thích hợp với đạo lý” bao hàm sự biết ơn và hành động trả ơn, không phụ bạc hay phản bội. Do đó trong tình nghĩa vợ chồng, tình yêu được biểu lộ qua sự đùm bọc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau; an ủi, vỗ về nhau trong những lúc khó khăn. Sự đùm bọc, giúp đỡ, hỗ trợ, an ủi, vỗ về không những chỉ biểu lộ tình yêu mà còn là chứng tích của sự biết ơn và trả ơn cho những công lao, chăm lo, và săn sóc mà người thương đã tận tuỵ dâng hiến cho mình.  Những hệ luận của nhân nghĩa còn bao hàm ý nghĩa tính tình hiền lành, hoà nhã, tình thương và sự quý trọng anh em, hiếu đạo đối với cha mẹ. Nhân nghĩa biểu tượng trọn vẹn giá trị người. Cho nên con người không có nhân nghĩa thì không còn là con người nữa, không còn đáng được yêu chuộng nữa.

Tiền tài như phấn thổ,

Nhân nghĩa trọng tợ thiên kim.
Con le le mấy thuở chết chìm,
Người tình bạc nghĩa kiếm tìm làm chi.

.
Do đó người đàn bà khẩn thiết phải có một lập trường dứt khoát:
Người còn thì của cũng còn,

Miễn là nhân nghĩa vuông tròn thì thôi.


Một tiêu chuẩn khác cho tình yêu của người đàn bà là học thức.  Học thức trong môi trường giáo dục Nho giáo cũ không chỉ có nghĩa là biết văn chương thi phú mà còn đồng nghĩa với đạo đức, yêu chuộng và thực hành đạo thánh hiền. Một điểm cần lưu ý là trong bối cảnh truyền thống văn hóa Việt, “học” thường đi đôi với “hạnh”. Đạo đức là hệ luận của kiến thức. Một người có học mà không có đạo đức là một hiện tượng bất bình thường. Do đó, một khi nhân nghĩa là tiêu chuẩn của yêu đương thì học thức đương nhiên cũng phải là một tiêu chuẩn. Một người đàn ông có học thường giữ được một vị thế ưu tiên trong lòng người đàn bà Việt Nam.
Chả tham ruộng cả, ao liền;

Tham về cái bút, cái nghiên anh đồ.

Ngoài giá trị đạo đức tất yếu phải có, người đàn ông hay chữ còn có cái giá trị được xã hội quý trọng. Vì hay chữ thì làm thầy mà trong xã hội cổ truyền thì trên là vua, dưới là ông thầy cho nên

Không ham bồ lúa anh đầy,

Ham ba hàng chữ làm thầy thế gian.


Và tình yêu chồng chất ngang bằng với lượng kiến thức mà chàng sở hữu: Càng hay chữ, càng được yêu:
Hai tay cầm bốn trái dưa,

Trái ăn, trái để, trái đưa cho chàng.
Tay cầm cuốn sách bìa vàng,
Sách bao nhiêu chữ, dạ thương chàng bấy nhiêu.

Nhưng kiến thức của chàng phải là thứ kiến thức đích thực.  Chàng phải là người học thức thứ thiệt, chứ không thể là học giả giả hiệu.  Dù là dân dã, người đàn bà vẫn có thể nhận diện được mấy ông mang hàm học vị giả hiệu và có thể trắc nghiệm được khả năng chân chính hay giả tạo. Sự giả tạo lố lăng không lường gạt được ngay cả người dân thôn quê bình dị.

Gặp anh hay chữ em hỏi thử đôi lời,

Sao trên trời mấy cái, nhái ngoài đồng mấy con.
Chuối con mấy bẹ, chuối mẹ mấy tàu?
Anh đây đối đặng thời tôi vào kết duyên.

Trái với học thức là sự ngu đần, dốt nát.  Ngu đần, dốt nát là phản đề tất yếu của kiến thức.  Vì vậy ngu đần và dốt nát không thể nào hiện hữu trong sổ liệt kê những tiêu chuẩn yêu đương của người phụ nữ Việt Nam.

Một là em lấy chồng quan,

Hai là chồng lính, ba là chồng dân.
Nhưng em chẳng lấy chồng đần,
Về nhà mẹ chửi, ra đường chúng khinh.

Người đàn bà có một lập trường rất rõ ràng là dù cho phải làm hầu một người có học vẫn hơn là lấy một người đàn ông ngu đần làm chồng.

Chim khôn đậu nóc nhà quan;

Trai khôn tìm vợ, gái ngoan tìm chồng.
Xưa nay những khách má hồng,
Thà hầu quân tử hơn chồng đần ngu.


Một tiêu chuẩn khác là tài hoa.  Chữ tài trong bối cảnh bình dân không khẩn thiết phải là những tài năng xuất chúng mà có thể chỉ đơn giản như một giọng hát, câu hò hay.

Nước sâu sóng bủa láng sờ,

Thương anh vì bởi câu hò có duyên.

Hay là:
Ở xa nghe tiếng chàng hò,

Cách sông cũng lội, cách đò cũng qua.


Nhưng tài cũng còn đồng nghĩa với những đặc tính của người anh hùng và anh hùng hầu như cũng đồng nghĩa với tài hoa hay ít nhất tài hoa cũng phải là một đặc tính nổi bật của người anh hùng vì

Chào chàng tới cảnh đình trung,

Chào mừng sẽ hỏi anh hùng tài cao:
Rằng đây thu cúc, xuân đào,
Mơ xe mận lại gió chào trăng thu.

Hình như ý nghĩa anh hùng trong con mắt dân gian không có những đặc tính xuất chúng hay hy sinh lớn lao mà chỉ quyện trong một ý hệ đơn giản bao gồm kiến thức, đạo đức, tài hoa, lịch thiệp:

Một mai nước lớn đò trôi,

Cây khô lá rụng, bậu ngồi chờ ai?
Tôi ngồi chờ mía chờ khoai,
Chờ người quân tử, chờ trai anh hùng.

Nhác trông nhà ngói năm gian,

Thấy chàng lịch sự khôn ngoan có tài.
Cho nên em chẳng lấy ai,
Em quyết chờ đợi một vài ba đông.
Yêu anh em chẳng lấy chồng,
Em dốc một lòng chờ đợi lấy anh.


Đối với người đàn bà, ngoại hình của người đàn ông cũng là một tiêu chuẩn quan trọng. Không phải người đàn bà chỉ cần người đàn ông có đạo nghĩa, học thức, và tài hoa mà hình dáng cũng là yếu tố quyến rũ đối với giới thuyền quyên.
Nhác trông thấy bóng anh đi,

Thấy chân anh bước, dạ thì em thương.
Nhác trông thấy bóng anh qua,
Hình dung chải chuốt thật là xinh sao.
Em mong thấy mặt em chào,
Vắng anh em những khát khao đêm ngày.

Nhất là nụ cười. Nụ cười, nhưng chắc hẳn phải là một thứ nụ cười nào đó có một sức mạnh huyền bí đối với người đàn bà vì có lẽ phải chăng nụ cười nào đó đã gói trọn  được tất cả cái đạo nghĩa, học thức, tài hoa, và lịch thiệp của người đàn ông.

Chả tham nhà ngói rung rinh.

Tham về một nỗi anh xinh miệng cười.
Miệng cười anh đáng mấy mươi,
Chân đi đáng nén miệng cười đáng trăm.

Hay là
Thầy mẹ anh vá hay tài vá nên?

Nhác trông tấm áo có duyên,
Miệng cười hoa nở càng nhìn càng ưa.
Áo anh em mặc cũng vừa,

Ông Tơ bà Nguyệt khéo lừa đôi ta.

Nhưng dù hội đủ bao nhiêu tiêu chuẩn đi nữa, người đàn ông nhất thiết phải đáp ứng được yêu cầu cốt lõi của mọi tiêu chuẩn: Đó là tình yêu chân thật và sự chung thuỷ. Trong nhiều bối cảnh văn hoá khác biệt kể cả văn hoá Việt, quan niệm hôn nhân của người đàn ông có thể đơn giản chỉ là một sự đổi chác kinh tế qua giá trị cần lao hay giá trị tiền tài hay chỉ là một áp đặt quyền lực.  Nhưng đối với người đàn bà dân dã Việt Nam thì tiêu chuẩn chính yếu của hôn nhân phải là tình yêu và sự chung thuỷ:

Anh thương em phải thương cho trót,

Anh không bỏ sót cái nghĩa chung tình.


Đạo nghĩa dĩ nhiên là phải có, nhưng trong liên hệ lứa đôi người đàn ông không thể bỏ sót tình yêu đối với người thương.

Anh về ta chẳng cho về,

Ta nắm lấy áo ta đề câu thơ.
Câu thơ ba chữ rành rành:
Chữ Trung, chữ Hiếu, chữ Tình là ba.
Chữ Trung thì để phần cha.
Chữ Hiếu phần mẹ, đôi ta chữ Tình.

Trong bối cảnh văn hóa bác học của Nho giáo, Trung và Hiếu được nhấn mạnh và áp đặt còn Tình thì không. Cho nên để giáo huấn về chữ hiếu người ta thường nghe nói là vợ chết thì lấy vợ khác, còn cha mẹ chết đi thì không thể thay thế được. Nhưng văn hoá dân gian mang tính đối kháng những áp đặt thiếu tính nhân bản để khẳng định giá trị chính đáng về tình yêu và thuỷ chung cần được bảo tồn.

Chữ Trung chữ Hiếu, còn thiếu chữ Ân tình.

Đạo chồng nghĩa vợ, sao mình vội vong.


Và một khi đã đòi hỏi tình yêu và chung thuỷ từ người đàn ông thì người đàn bà cũng biểu dương sự công bằng qua thể hiện tình yêu của chính mình đối với chồng, con.

Gió đâu bằng gió Tu Bông.

Thương ai bằng
Thương cha, thương mẹ, thương chồng, thương con.

Hoặc là 
Chồng em áo vải em thương.

Chồng người áo gấm xông hương mặc người.


Đối với người đàn bà chỉ có tình yêu mới là quan trọng nhất.

Thương nhau ở dưới gốc đa

Còn hơn ở cả ngôi nhà trăm gian.


Và dù có bị đối đãi ngang trái, chỉ cần có được tình yêu của chồng là đủ.

Nàng dâu khôn lanh, nấu canh cho ngọt,

Canh sôi hớt bọt, thêm ớt rắc tiêu.
Mẹ chồng cay đắng đủ điều,
Mẹ ghét cứ ghét, chồng chiều cũng vui.

Và để xác định giá trị của tình yêu mà mình đã cổ võ, người đàn bà sẵn sàng đem chính bản thân mình ra làm tấm gương soi sáng:

Anh cầm cây viết, anh dứt đường nhân nghĩa,

Em cầm cây kim, em thêu chữ ân tình.


Và tình yêu keo sơn của người đàn bà thật là một tình yêu mang tính tha nhân, chỉ nghĩ đến hạnh phúc của người mình yêu mà không nghĩ đến chính bản thân;

Em về Bồ Địch, Giếng Vuông,

Sáo treo bốn bức, em buồn nỗi chi?
- Anh buồn em lại vui chi,
Vui thời vui gượng có khi khóc thầm.

một thứ tình yêu vô điều kiện và vô vị lợi:

Hai tay cầm bốn trái dưa,

Trái ăn, trái để, trái đưa cho chàng.
Hai tay cầm bốn lượng vàng,
Vàng thời bỏ được, nghĩa chàng em không buông.


Còn nhan nhản những vần ca dao minh họa những tiêu chuẩn của tình yêu như là một điều kiện thiết yếu đối với người đàn bà trong liên hệ lứa đôi. Không phải là không có, nhưng thật là hiếm nếu chúng ta tìm ra được những câu ca dao nêu lên vấn đề tiền tài như là một tiêu chuẩn cho tình yêu trong quan niệm của người đàn bà. Trái lại, chúng ta đã thấy những câu ca dao, tục ngữ nêu lên thái độ của người đàn bà phủ định tiền tài như là một tiêu chuẩn của yêu đương. Và còn rất nhiều dấu ấn của lập trường này trong thi ca dân gian. Sau đây là một vài dẫn chứng:

Con cá dưới sông, con lội con nhào;

Đường chông gai anh đừng có phụ,
Chỗ sang giàu em không ham.
Chim quyên ăn trái ổi tàu,

Xứng đôi mẹ gả, ham giàu mà chi.


Nói như vậy không có nghĩa là người đàn bà không tưởng, thiếu thực tế. Những xác định trên chỉ có nghĩa là tiền tài không phải là một tiêu chuẩn ưu tiên. Người đàn bà có xác định một ranh giới kinh tế, nhưng rất hợp lý:

Theo anh em cũng muốn theo,

Em sợ anh nghèo, anh bán em đi.


Chắc hẳn dù người đàn ông khó tính đến đâu cũng không thể phủ nhận tiêu chuẩn tối thiểu này. Nghèo đến mức độ đành phải bán vợ đi thì còn gì là tình yêu!

Trên đây là liệt kê của những tiêu chuẩn yêu đương của người đàn bà trong liên hệ lứa đôi: nhân nghĩa, học thức, có tài, hình dáng xinh đẹp, nụ cười quyến rũ, anh hùng, quân tử, nhưng quan trọng nhất và cũng là điều kiện “cần và đủ” là tình yêu chân thật và sự chung thuỷ. Tuy nhiên, những tiêu chuẩn này chỉ hiện hữu như là những ước mơ hơn là những yêu sách bởi vì tình yêu đối với người đàn bà dân dã Việt Nam mang tính định mệnh. 

Số em giàu, lấy khó cũng giàu;

Số em nghèo, chín đụn mười trâu cũng nghèo.
Phải duyên phải kiếp thì theo,
Thân em có quản khó nghèo làm chi!


Mà đã là định mệnh thì nhân nghĩa, học thức, xấu đẹp, tài hoa, giàu nghèo thực sự rồi cũng không quan trọng mấy đối với người đàn bà.  Nhưng đạo nghĩa và tình yêu là điều mà hình như -- nếu không tự mâu thuẫn với chính mình khi tin vào thuyết định mệnh -- người đàn bà nghĩ là mình có thể có tự do lựa chọn.

Phải duyên phải nợ thì theo,

Không phải duyên nợ, vàng đeo mặc vàng.

Dầu mà anh có nên quan,
Hiển vinh mình bạn, đây nàng cũng không.
Em kiếm nơi mô có tình nghĩa vợ chồng,
Ơn cha nghĩa mẹ đạo đồng em theo.

Mâu thuẫn hay không mâu thuẫn không quan trọng bằng ánh sáng chiếu rọi cho người đàn ông thấy rõ là đạo nghĩa và tình yêu bao gồm sự chung thuỷ là những đặc tính mà người đàn bà trân quý nhất qua các chứng tích văn học dân gian. Vả lại, định mệnh với ý nghĩa “phải duyên phải nợ thì theo” – qua phân tích cặn kẽ -- chẳng qua cũng chỉ là tình yêu.

Nguyễn văn Thái, Ph.D.
Philadelphia, Ngày 3 Tháng 9 năm 2019