Lời dẫn: Đây là bài thuyết trình cho ngày Hội nghị thượng đỉnh Giáo viên ở bang California (California Teachers Summit 2015) tại trường Đại học Tiểu Bang California Sacramento (CSUS) vào ngày 31 tháng 7, năm 2015. Chúng tôi được mời thuyết trình cho gần 400 giáo viên, hiệu phó, hiệu trưởng của những trường học K-12 trong Miền Bắc California. Cùng với hai nhà giáo dục Teresa Burke và Elzira Saffold danh dự trong năm 2015 (teachers of the year), chúng tôi được gặp và thảo luận với vị Chủ tịch trường Đại học Tiểu Bang California Sacramento (CSUS) Dr. Robert S. Nelsen, và Mr. Tom Torlakson, CA superintendent of public instruction. Họ tâm sự với chúng tôi rằng, giáo dục là một nhân quyền căn bản, cần luôn cải cách và tiến hoá. "Nếu đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì cùng đi chung". Họ cảm ơn chúng tôi nhận lời mời để chia sẻ những thực tập hữu ích cho đồng nhiệp. Xin mời quý vị đọc bài thuyết trình mà chúng tôi đã chia sẻ.
Photos from CSUS twitter. |
TRONG LỚP HỌC
(MINDFULNESS-BASED APPROACH
IN THE CLASSROOM)
Thân
chào quý đồng nghiệp,
Tôi
rất vinh hạnh được đứng ở đây để chia sẻ với quý vị, những nhà giáo dục giàu
tâm huyết và từ bi, về một số phương pháp được rút tỉa từ lớp học, đời sống cá
nhân cũng như đời sống chuyên nghiệp của chính mình. Những phương pháp và
nghiên cứu nay cũng có trong luận án của tôi. Kết hợp lại với nhau có thể gọi
là Phương Pháp Thực Hành Dựa Trên Chánh Niệm Trong Lớp Học.
Chánh
niệm là năng lượng của sự tự chú tâm quan sát bản thân và ý thức được những gì
đang diễn ra xung quanh mình và bên trong mình. Chánh niệm đưa chúng ta quay trở lại
với giây phút hiện tại. Giây phút hiện tại là điều duy nhất chúng ta đang thực
sự có - Bây giờ và Ở đây -- bởi vì “Hôm qua đã là quá khứ và ngày mai thì còn
bí ẩn. Chỉ có hôm nay, hiện tại, là món quà hy hữu”. Chánh niệm giúp chúng ta tập
trung hơn, trí tuệ được minh mẫn hơn (tức là loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực và không cần thiết), và thực hành chánh niệm nâng cao lòng yêu thương và tâm từ
của mỗi chúng ta. Tất cả chúng ta, bao gồm học sinh, sinh viên hay giáo viên, đều hiểu biết ở
một mức độ nào đó rằng: Tương lai được định hình từ những gì chúng ta đang suy nghĩ,
nói năng và hành động ngay tại thời điểm này. Mọi việc chúng ta làm đều có hệ
quả của nó; và những hệ quả có thể là tích cực, có thể là tiêu cực. Ví dụ, nếu
học sinh muốn có một điểm A trong tương lai, chúng phải học tập chăm chỉ từ ngay bây
giờ. Bắt đầu kỳ học nào, chúng ta hãy nhắc nhở các em rằng tất cả các em đều đang có điểm A,
nhưng làm thế nào để duy trì điểm A đó là một câu chuyện khác. Nó cũng giống
như tình yêu hay là hôn nhân, yêu và cưới nhau là một giai đoạn đẹp và dễ dàng nhưng
làm sao để suy trì tình yêu và cuộc sống hôn nhân đó là cả một vấn đề khác, ở đó
bao hàm cả nghệ thuật và khoa học sống.
Phương
Pháp Thực Hành Dựa
Trên Chánh Niệm có khả năng giúp chúng ta làm được điều đó, tức là duy trì
tình yêu, kéo dài hôn nhân hay giữ được điểm A đó. Đây là một kĩ năng sống mà học
sinh ngày nay đang cần. Tôi thường hỏi học sinh của mình vài câu hỏi sau và
chính tôi cũng thường quán chiếu. Các câu hỏi là: “Chúng ta có phải là một phần
của vấn đề hay là một phần của giải pháp?” và “Con đường nào chúng ta đang đi?” Xét về bất kỳ khía cạnh nào trong
cuộc đời của chúng ta: học vấn, tài chính, sự phát triển tâm linh, mối quan hệ
của chúng ta với người khác, bao gồm anh chị em, bạn bè, bạn đời, cha mẹ, hay bất kỳ ai khác, v.v... Nếu mục tiêu là điểm A hay là cánh cửa kia--cánh cửa dẫn đến một
tương lai rạng ngời, tốt đẹp hơn, thì mục đích, mục tiêu của chúng ta có đúng hướng? Liệu chúng ta có
đang đi đúng định hướng không? Liệu chúng ta có đang đi về phía đó với những gì
chúng ta đang suy nghĩ, nói năng và hành động?
Thông qua sự thực hành chánh niệm,
tôi có thể nhận ra và ý thức được vài cách mà con người cư xử. Là con người, đặc
biệt là những người trẻ tuổi, chúng ta thường hay có phản ứng trở lại. Cho dù bất kỳ chuyện gì xảy ra, chúng ta có xu hướng phản ứng lại ngay (reactive), nhanh và lẹ. Ví dụ,
học sinh có thể cãi lại bằng ngôn ngữ khó nghe, hay thậm chí có những hành động
quá mức như là đóng sầm cánh cửa lại khi bị đuổi ra khỏi lớp. Khi sử dụng
phương pháp chánh niệm, cho dù bất kì điều gì xảy ra, chúng ta hãy giữ chánh niệm
– chúng ta chú ý đến hiện tại, chú ý đến những gì đang xảy ra bên trong mỗi người
và tình huống bên ngoài. Sau đó, chúng ta có thể hồi đáp (responsive) lại tình huống. Không
phải là phản ứng mà là hồi đáp lại trong sự bình tĩnh. Hãy biết rằng việc đang xảy
ra, chúng ta có nhiều lựa chọn và hãy chọn một giải pháp tốt nhất cho mình và người.
Trong mọi tình huống, chúng ta có thể nhận chân
ra rằng những gì chúng ta lựa chọn đặt trên nền tảng lợi mình, lợi người – ngay
bây giờ và cả tương lai. Thông thường, chúng ta sẽ phản ứng lại ngay lập tức
khi điều gì đó xảy ra; với sự thực hành chánh niệm, cho dù bất kì điều gì xảy
ra, chúng ta hãy bình tĩnh và thực hành chánh niệm ngay lúc đó, và sau đó đáp
trả lại việc đã xảy ra mà không phản biện giận dữ. Một kỹ thuật mà tôi sử dụng
và dạy học sinh thực hiện cùng tôi là thực hành chữ “P.E.A.C.E” (Hoà bình / Bình
yên), theo như Bác sĩ tâm lý Dr. Amy Saltzman, Still
Quiet Place - Mindfulness for Teens (2010)
P – Chữ P là Pause – Dừng lại. Khi chúng ta nhận ra
những điều khó khăn, hãy dừng lại. Chưa hành động gì cả, không phản ứng. Không
làm bất cứ điều gì hết.
E – Chữ E là Exhale – Thở ra. Hãy hít thở thật sâu (thở
vào bằng mũi và thở ra bằng miệng). Tôi thường làm như vậy 3 hơi, nhưng thoạt đầu,
học sinh chưa có khả năng đó, thì hít thở một hơi thật sâu là được rồi.
A – Chữ A là Acknowledge (Thừa nhận, Công nhận), Accept (Chấp nhận), và Allow (Cho phép). Bạn
phải nhận ra cảm xúc của chính mình và của người khác. Nếu bạn buồn, bực bội
hay là giận dữ, mình biết và chấp nhận là mình đang buồn, bực bội hoặc giận dữ.
Bằng cách thừa nhận sự tức giận của mình thôi, điều đó đã bắt đầu xoa dịu cơn
thịnh nộ. Tôi thường nói với học sinh tôi là “Bây giờ thầy đang không vui, những
gì em làm khiến thầy và cả lớp mất tập trung. Và dường như em cũng không vui vẻ.
Vì vậy, tại sao em không ra ngoài và đi bộ đi, rồi sẽ nói chuyện sau.” Mình chấp
nhận con người của các em, như hiện thân của chúng đang là, cả thể chất và tinh
thần, không thêm không bớt. Hãy cho phép các em là con người của các em. Hành động
của các em và con người của các em là hai việc khác nhau.
C – Chữ C là Choose (Chọn Lựa) – Chọn lựa để đáp trả
lại làm sao cho có hậu.
Chữ C
cũng là Compassion (Từ Bi) – Chọn lựa
để đáp lại với lòng
từ bi. Hãy từ bi với chính mình và từ bi với người khác. Từ bi là một khái niệm
cốt lõi trong Đạo Phật—Từ Bi có thể được định nghĩa như là khả năng mang lại niềm
vui và an lạc cho người khác trong khi làm vơi đi được sự thất vọng và đau khổ
của người đó.
Để có được từ bi đối với người khác, chúng ta phải
biết từ bi với chính mình trước.
Từ bi và an lạc xuất phát từ tâm mình. Tất cả sự chuyển hóa và hạnh phúc đều bắt đầu
từ bên trong ra ngoài; chuyển hóa ta, chuyển hoá người. Hạnh phúc trong ta lan
rộng bên ngoài. Tâm bình thế giới bình
là vậy. Từ bi bên trong, từ bi ra ngoài (Giống như quả trứng nếu thời gian cho
phép)
Chữ C cũng có nghĩa là Clarity (Trong sang hoặc rõ ràng): Chọn lựa để đáp lại với sự rỏ ràng và
minh bạch. Hãy biết rõ về những gì mình muốn, giới hạn của mình tới đâu, trách
nhiệm của mình là gì, v.v…
Và cuối cùng chữ C còn viết tắt của Courage (Can đảm) - Mình phải có bản
lĩnh, can đảm để nói ra sự thật, nghe và chấp nhận sự thật từ người khác.
E – Chữ E là Engage (Hành động): Bây giờ chúng ta hãy sẵn sàng nhập cuộc, đối mặt
với mọi tình huống một cách tích cực. Chúng ta có thể tạo ra một tình huống làm
việc lợi-mình-lợi-người-lợi-xã hội (win-win-win situation), tương quan và tương ái. Hãy
“Bắt đầu với một sự kết thúc có hậu ”
– có nghĩa là mình làm mà không có dính mắt.
Trong lớp học, tôi thường sử dụng Phương
Pháp Thực Hành Dựa
Trên Chánh Niệm để mang lại nhận chân sự tuyệt vời của giây phút
hiện tại, như là thỉnh chuông – bạn gọi nó là “rung chuông”, chúng tôi gọi là ‘thỉnh chuông’, chúng ta có thể thỉnh
chuông mời gọi sự chú ý của học sinh. Chúng ta cũng có thể nhắc các em tập hít
thở sâu và chậm, có thời gian yên tĩnh và một số kỹ thuật khác. Tôi cũng chia sẻ
“Mỗi tuần một đều hay” với học sinh để chia sẻ những bài học quý trong cuộc sống,
có giá trị nhân bản và đạo đức. “Mỗi tuần một đều hay” không chỉ để vun bồi, khuyến khích học sinh, mà
còn giúp chúng ta xây dựng một mối quan hệ vững chắc giữa thầy cô giáo và học
trò. Như các bạn đã biết, khi chúng ta thiết lập một mối quan hệ tốt đẹp, việc
dạy học trở nên dễ dàng hơn.
Tôi thậm chí đã tập cho các em ‘thiền hành’ mà không để chúng biết
rằng chúng đang làm điều đó. Nếu học sinh sử dụng ngôn ngữ không lịch sự, hay
có những cư xử không tốt trong lớp học, tôi yêu cầu chúng ra ngoài, và không quấy
rầy các sinh hoạt của lớp. Tuy nhiên, thay vì bảo chúng ngồi xuống và đợi, điều
này có thể làm cho cơn giận hay bực bội của các em tăng lên, hay ít nhất, nó
cũng thật là buồn chán và giáo viên lại mất cơ hội dạy bảo, tôi yêu cầu các em
đi bộ chậm rãi và giữ chánh niệm. Tôi bảo các em phải chạm vào bức tường này,
đi bộ trong yên lặng đến bức tường kia, chạm vào nó và đi qua đi lại 5 lần. Trước
thời gian đó, các em có cơ hội tự quán chiếu và thường là có thể xoa dịu sự thất
vọng, buồn bã và cơn giận dữ, và nhận ra những điều cần sửa đổi. Khi tôi hỏi
“Em có biết tại sao thầy bảo em ra khỏi lớp học?”, hầu hết các em trả lời “Dạ biết”
và “Xin lỗi” nhưng nếu chúng không làm như vậy, tôi bảo chúng đi bộ như vậy thêm 5 lần
nữa và lúc này, tôi hướng dẫn chúng tập trung sự chú ý vào một điểm, như dấu vết
trên tường hoặc một cây xanh để chú ý xem chúng nhận ra sự thay đổi khi di chuyển
qua lại, khi gần khi xa. Sau 10 lần làm như vậy, chúng bình tĩnh hơn và sẵn
sàng quay lại lớp học và học tiếp.
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu cho thấy rằng
Phương Pháp Thực Hành Dựa Trên Chánh Niệm có hiệu quả trong lớp học
cho tuổi teen và thậm chí là cho người lớn, ít nhất là đối với tôi. Tôi cũng sử
dụng phương pháp đó. Đây là ví dụ để minh họa (mở đoạn audio)
Như các bạn đã thấy và nghe, đây là một trong
những lần tôi được bổ nhiệm thay thế cho phó hiệu trưởng trường Mira Loma. Tôi
đã chứng kiến một học sinh bị còng tay đưa tới nhà tù. Khi ấy tôi cảm giác dường
như cả một hệ thống hoặc cách giáo dục của chúng ta đang thất bại. Điều này nhắc
nhở tôi về điều mà người thầy Phật giáo Việt Nam thường nhắc: “Nếu một bác sĩ
hoặc nha sĩ phạm sai lầm, người đó có thể giết chết một con người, nhưng một
nhà giáo dục như chúng ta, nếu chúng ta phạm sai lầm, chúng ta có thể giết chết
cả một thế hệ”. Và tôi nhận thấy rằng không chỉ giết chết một thế hệ mà nhiều
thế hệ, vì các em sẽ là bậc Cha mẹ sau này. Là một giáo viên cho học sinh trung
học, chúng ta quản lý khoảng 165 học sinh trong một ngày và năng lượng của
chúng ta có thể giảm dần mỗi ngày. Vì thế, điều tất yếu quan trọng là chúng ta phải
biết chăm sóc thật tốt cho chính mình. Chúng ta không thể cho những gì mà mình
không có. Hãy chăm sóc tốt cho chính bạn, cả thể chất lẫn tinh thần, cảm xúc,
tâm linh và tất cả những gì mà bạn có thể nghĩ đến để chúng ta có thể làm tốt
hơn. Hãy dành một ít thời gian và không gian tĩnh lặng cho chính mình mỗi ngày
để nạp lại năng lượng yêu thương cần thiết.
Hãy thở và cười.
Cảm ơn quý bạn đã lắng nghe! Xin cảm ơn.
Bạch X. Phẻ
Tôi không biết phải giới thiệu như thế nào. Những quyển sách mà các bạn sẽ đọc sau đây là những tác phẩm vô cùng quý cho những người thành tâm tìm đạo. Không phải bằng sự tin tưởng, cầu nguyện, mà bằng sự sáng suốt. Kinh Bát Đại Nhân Giác có câu “ Duy Tuệ Thị Nghiệp ”. Như người đi đêm chỉ cần một ánh đèn là đũ. Nếu những lời hay, sách quý đúng vào mục đích nhất là mục đích cốt tủy của người tầm đạo thì thật là như một ngọn đèn sáng. Trân trọng giới thiệu với các bạn tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” và nhiều quyển sách quý giá khác của dịch giả Vũ Toàn. Vô cùng cảm ơn công sức dịch thuật của tác giả và sự chia sẻ vô vụ lợi của Ông. Tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” là “ Đối thoại sấm sét, trực chỉ giữa một người ở ngoài Tâm và những người còn quanh quẩn trong Tâm ”. Xin mời các bạn. Nếu các bạn muốn, xin vào trang web chuabenhdongian.com và để lại email tôi sẽ gửi sách đến các bạn
ReplyDelete