Showing posts with label Bodhi - Bồ Đề Media. Show all posts
Showing posts with label Bodhi - Bồ Đề Media. Show all posts

Wednesday, March 18, 2020

Thiền Định Nuôi Dưỡng Năng Lượng Giúp Tăng Cường Hệ Miễn Dịch Trong Mùa Dịch Bệnh

Thiền Định Nuôi Dưỡng Năng Lượng Giúp Tăng Cường Hệ Miễn Dịch Trong Mùa Dịch Bệnh

Thích Giác Chinh

Thiền Định nuôi dưỡng năng lượng để phòng ngừa dịch bệnh, giúp cho bạn có một đời sống Thân khỏe, Tâm an, Trí sáng. Năng lực và sức lưu chuyển của hơi thở của bạn thông qua Thiền định sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng, nâng cao chất lượng của hô hấp cho phổi và não bộ, điều đó giúp bạn mạnh mẽ về cả thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy phương pháp này giúp tạo ra lượng năng lượng bên trong các tế bào, lượng miễn dịch bên trong các tết bào não bộ giúp tăng cường miễn dịch, cho nên mang lại cho bạn có một đời sống Thân khỏe, Tâm hồn bình an, Trí sáng.
Thiền định đúng cách là một phương pháp tâm linh nhưng rất thích hợp với khoa học về tinh thần học trong khoa học tâm lý trị liệu.
Thiền định trong mùa dịch bệnh rất thích hợp với việc cách ly vi khuẩn vi trút, dừng việc lây lang ra diện rộng. Đơn giản và dể hiểu, vì thiền đình thường được thực hiện thực hành một mình với chính mình, thực hiện với thân thể và tâm trí của mình ở một nơi vắng vẻ yên tỉnh trong lành, ví dụ như sau vườn nhà, trong núi rừng… Đây là điều hữu ích cho thân thể khi dịch bệnh vi khuẩn vi rút diễn ra, là phù hợp với việc chăm sóc vệ sinh và khử trùng, ăn uống đúng cách lành mạnh phù hợp với cơ thể.
Nếu có gặp vấn đề gì khó khăn, thay vì đau buồn khổ sở hay bệnh dịch đang trong giai đoạn lây lan thì bạn hãy thực hành thiền định. Thực tập như vậy giúp chính mình giải quyết những vấn đề của mình khi ẩn cư tại nhà để tự cách ly nhằm mang lại sức khỏe cho thân thể, tâm trí, hữu ích cho cộng đồng, tốt đẹp cho quốc gia; một mặt bình an cho chính bạn, một mặt thực hiện tốt sự đáp ứng luật giới nghiêm tự cách ly của Chính phủ thông qua việc thực hành này.
Trong lúc này, hãy để ra một bên những gì kinh điển giáo điều, và hãy loại trừ những phỏng đoán không ăn nhằm gì với nội tâm. Hãy tiếp tục thiền định. Hãy thanh lọc đầu óc và trí tư duy của bạn với những tạp hoá của các loại học thuyết tôn giáo, nó không cần thiết trong lúc này; hãy để chính mình chảy vào dòng nước tươi mát của sự cảm nhận trực tiếp từ trong nội tâm. Hãy tiếp tục thiền định, tiếp tục như vậy. Hãy hướng lòng bạn vào những lời dẫn dắt từ bên trong; sự huyền diệu sẽ cất lên tiếng nói của sự thiêng liên có câu trả lời cho mọi vấn đề của cuộc đời.
Hãy sống và thực hành một cách chân thành như vậy. Nếu một người sống, kiếm sống và thực hành sự chân thật, thì không cần phải thay đổi đáng kể đời sống bên ngoài để nhận ra sự hiện diện của một đời sống nội tâm.
Hãy nghĩ rằng một ngày nào đó bạn sẽ đột nhiên phải rời xa tất cả những thứ trong thế giới này, mặc dù bây giờ chúng tạm thời thuộc về bạn, bạn không thuộc về ai cả và không ai thuộc về bạn cả, không thường còn sẽ nhắc nhỡ bạn về điều đó, do đó hãy làm quen và trải nghiệm với đời sống nội tâm của chính mình, nó thuộc về bạn, ngay bây giờ, hãy tiếp tục như vậy. Hãy chuẩn bị cho chuyến du hành trong sự biến đổi vô thường đó bằng chính kinh nghiệm trực tiếp, hãy thiền định y như vậy, hãy đi trên quả kinh khí cầu mang nhận thức như vậy.
Hướng vào trong để nhanh chóng làm tăng sự phát triển tâm linh của người thực hành. Chính mình, những ai thành tâm muốn tìm hiểu, không kể đến tôn giáo của bạn là gì, bạn sẽ trực tiếp trực nhận kinh nghiệm.
Thực tập thiền định sẽ cho phép những kinh nghiệm trực tiếp của sự thật, không giống như những tranh cãi hoặc mường tượng mang tính lý thuyết của các bộ kinh điển. Đạo Đức và bình an sẽ lan tỏa khắp mọi nơi thông qua sự hiện diện của việc nhận thức và thực hành như vậy.
Vào trong thiền định sẽ thấy tất cả vũ trụ và hoà cùng vũ trụ bao la mênh mông không hạn định, đời sống đó không có giới hạn.
Hãy từ bỏ các cuộc chiến tự sát, các hận thù giữa các giống dân, chiến tranh chia rẽ vì tôn giáo, chúng không giải quyết được vấn đề gì, chỉ càng thêm rắc rối; và hãy thận trọng và ý thức trước sự độc hại xoay vòng của chủ nghĩa vật chất. Với ta hãy chọn đời sống bên trong và hãy nhận ra sự cần thiết của việc quảng bá sự tự giải thoát và giải thoát dựa vào thiền định một cách cân bằng giữa đời sống vật chất và tâm linh, sẽ giúp ích nhiều cho thế giới.
Với sự trở về và hướng vào bên trong, bạn chính là người đang nhập cuộc trong cuộc chiến, chiến trường thật sự là một chiến trường về tâm lý, và các nhân vật khác nhau trong trận chiến đó không gì khác hơn thực ra là các xu hướng tâm lý khác nhau bên trong hành giả đang tự tranh đấu với bản thân mình; hướng đến và đi vào cuộc chiến ấy, với cảm hứng này, cùng với một tâm chân thành muốn thẩm thấu trực tiếp vào dòng nước tươi mát thì người chiến sĩ ấy phải chiến thắng chính mình, nơi đó không có người để thắng.
Thông qua trực nhận đó bạn đang thiền định một cách bình yên và hữu ích trong mùa dịch bệnh, và hãy làm như vậy để bạn có thể nhìn thấy cái Vô cùng tận của nội tâm, giải thoát khỏi mọi dạng đau khổ. Hãy sử dụng chìa khóa bí ẩn của thiền định mà chính bạn đang nắm giữ, học cách thoát vào sự tự do tuyệt đối, nơi đó hiện hữu sự bất diệt – vô sanh.
Bài thực tập Thiền hơi thở bên dưới đây là một kết hợp hài hòa cho những ai yêu thích Thiền nhằm mang lại sự bình an: Thân khỏe Tâm an Trí sáng và tang cường hệ miễn dịch trong mùa trú ẩn để phòng ngừa dịch bênh.
Bài thực tập giúp cho mọi người nhận diện ra được khả năng tự chuyển hóa và trị lành vết thương của chính mình bằng chính sự thực tập của mình. Mặt khác để ứng dụng tốt Thiền hơi thở trong các phương pháp thực hành Thiền chánh niệm chuyên sâu nhằm giúp cho người thực hành chẳng những có giá trị an lạc trong đời sống tâm linh mà còn có ích cho việc trị lành sự tổn thương của giấc ngủ và mang lại giá trị trị liệu tâm lý cho thân thể trong đời sống hằng ngày.
Nếu trong đời sống Bạn hay bực bội, cáu có tại nơi làm việc hay về đêm trằn trọc mãi không ngủ được là vì bạn đã quá căng thẳng hoặc đã nóng giận và đã đánh rơi hơi thở quý báu của mình, đánh rơi hơi thở có ngĩa là quên lãng chính Thân-Tâm quý báu của bạn.
Hơi thở quý hơn cả Vàng bạc, tiền của. Bài học này nhằm giúp cho các bạn có một cuộc sống thảnh thơi, an vui và có một giấc ngủ ngon an lành trong dòng chảy xã hội tấp nập của thời hiện đại.
Cách nhận biết:
Nếu bạn đang thở vội, thở hỗn hễn, thở mà không biết mình thở, hoặc quá căng thẳng với hơi thở… tất cả đều này càng làm cho bạn căng thẳng thêm lên.
Để có được sự nhẹ nhàng của thân và sự thư thái của tâm hồn, các bạn cần phải thở một cách thư giãn và biết mình đang thở, thực tập đều đặng như vậy ngày 3 lần hoặc mọi lúc mọi nơi hoặc ít ra là 1 lần bạn sẽ nhận thấy mình có thể giảm căng thẳng một cách tự nhiên, nhẹ nhàng đầu óc, giúp cơ thể thư giãn và đêm về dễ ngủ, ngủ ngon trong an vui.
Bạn có thể thực tập bài này bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào và không cần dụng cụ gì, không tốn thời gian và tiền bạc của bạn, chỉ cần bạn nhận biết mình và thở trong bất cứ hành động nào: Đi, đứng, nằm, ngồi.
Các bước thực tập:
Rất đơn giản, rất vui và rất an lành; bạn sẽ tự nhận thấy mình thảnh thơi, hết căng thẳng và sẽ ngủ ngon khi thực tập như vậy trước khi ngủ một lần.
Bước 1:
Nếu Ngồi, ngồi bất cứ nơi đâu: trên ghế, trên giường, ngoài đường, trên đường lái xe đi làm đi chợ, v.v… Ngồi vững chãi thẳng lưng, hít sâu vào và thở ra hoàn toàn bằng miệng một cách đều đặng và tự nhiên, miệng tròn chữ ‘O’ đưa gió ra ngoài.
Thực tập đi các bạn và nhìn và lắng nghe hơi thở của bạn nhé, sẽ hiệu nghiệm và thú vị lắm.
Bước 2:
Khi hơi thở đã hít vào đầu tiên ở bước 1, đến đây các bạn thư giãn khuông mặt và tâm trí đồng thời khép miệng và nhẹ nhàng hít vào qua mũi, đếm nhẫm từ 1 đến 10 (10 cái đếm trong đầu thôi không nhiều đâu). Lúc này bạn thở đều, thở đều, thư thái.
Bước 3:
Hít sâu, thở nhẹ và nhận biết hơi thở của mình, giữ hơi thở ở lại với ta vài giây (thường thì 5-6 giây) và có thể đếm 1-10 tiếp tục.
Bước 4:
Khi đã hít sâu thở đều và nhận biết hơi thở 1-10, các bạn Thở ra hoàn toàn bằng miệng, miệng tròn chữ ‘O’ tạo thành âm thanh như tiếng gió, buông thư và thanh thản toàn thân tâm.
Ghi nhớ, thở sâu, thở đều nhẹ nhàng và điềm tĩnh bằng mũi và thở ra bằng miệng, đầu lưỡi đừng di chuyển và để ngay vòm họng phía trước là cách then chốt cho sự bình an và giãm căng thẳng để đêm về các bạn sẽ có giấc ngủ ngon, sâu lắng và an bình.
Sau đó bạn thở tốt như vậy bằng mũi, thỉnh thoảng thoát hơi gió hình chữ ‘O’ ra miệng.
Trước khi ngủ, ngồi hoặc nằm thẳng thở như vậy và giữ hơi thở ở lại với bạn trong khoang ngực trong thân bạn vài giây (5-6 giây: thực hiện bằng cách đếm nhẫm từ 1-6, tức là 6 giây).
Việc giữ hơi thở này cho phép oxy đầy phổi bạn và sau đó giúp tuần hoàn máu được hiệu quả khắp cơ thể và oxy sẽ nhiều hơn ở trên não bộ. Sự gia tăng oxy này mang lại tác dụng thư giãn, buông thư và có sức sống.
Tập trung vào hơi thở có thể làm bạn quên đi những ý nghĩ căng thẳng và cho phép bạn hướng chú ý tới sự bình lặng, thảnh thơi.
Bài tập này có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống:
– Ứng dụng và hành động trong lĩnh vực Giáo dục, Y học, Nghiên cứu, Công nghệ và Lợi ích Công cộng- Từ thiện xã hội
– Ứng dụng và hành động trong các mối quan hệ trong gia đình
– Ứng dụng và hành động trong khu vực hành chính công
– Ứng dụng và hành động truyền thông, phong trào tiến bộ về Tự do – Dân chủ trên thế giới
– Ứng dụng và hành động trong khu vực cho quân y và quân đội
Khi ứng dụng vào trong lĩnh vực giáo dục, thì người học lẫn người dạy sẽ tăng cường sự tự học và tự nghiê cứu nâng cao, có khả năng tập trung tốt, khả năng nhận định độc lập một cách khoa học để đi đến bài học khả thi trong giáo dục học, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao và tạo nên nền tảng đạo đức cho người thầy và học sinh, sinh viên.
Khi ứng dụng vào trong lĩnh vực trong các mối quan hệ trong gia đình thì tăng trưởng đạo đức gia đình, tạo ra niềm tin yêu, xây dựng và phát triển các thành viên gia đình bình an, thịnh vượng và hạnh phúc.
Khi ứng dụng vào trong lĩnh vực Y học, Nghiên cứu thì chúng ta đạt được nền y học tiến bộ, có y đức, nghiên cứu khoa học khách quan, đa dạng trong nghiên cứu và thúc đẩy sự tương thích của ứng dụng và nghiên cứu trong các lĩnh vực dự phòng, điều trị, nghiên cứu cho hệ thống an sinh xã hội và cho sự bền vững của quốc gia.
Khi ứng dụng vào trong lĩnh vực Công nghệ và Lợi ích Công cộng – Từ thiện xã hội thì tăng khả năng tập trung, có nhiều ý tưởng sáng tạo cho công nghệ khoa học và công nghệ vũ trụ, tạo dựng tính cách tích hợp đa chiều cho công nghệ tương thích với Y học, Nghiên cứu, giáo dục, Quốc phòng. Thúc đẩy đối thoại, tạo ra và tương tác tích cực đến hệ thống công ích Công cộng, kết nối với từ thiện xã hội là một quỹ dự phòng lưu chuyển trong xã hội.
Khi ứng dụng vào trong lĩnh vực hành chính công thì giúp cho người lãnh đạo bình tĩnh, quyết đoán, sáng suốt kết hợp hài hòa với tư vấn cố vấn, người lãnh đạo và cộng sự mang lại sự kết hợp uyển chuyển để phục vụ công.
Khi ứng dụng vào trong lĩnh vực truyền thông, phong trào tiến bộ về Tự do – Dân chủ trên thế giới thì mang lại nguồn thông tin đa chiều, trung thực, hệ thống truyền thông trong sáng hữu ích cho xã hội và cho quốc gia; thúc đẩy và bảo vệ giá trị tự do – dân chủ cho quốc gia và mang lại sự tôn trọng và được bảo hộ quyền nhân quyền cho xã hội và cho thế giới.
Khi ứng dụng vào trong lĩnh vực quân y và quân đội thì tăng khả năng đoàn kết y đức, chiến lược quân y và chiến thuật quân y kết hợp hài hòa; giúp cho quân nhân tang khả năng tác chiến và quân nhẫn tướng lãnh, nhân sự chủ chốt của quân đội có sức tập trung, vững mạnh, hài hòa và sức tác chiến bền ứng dụng hài hòa với khoa học kỹ thuật và quân vận quân y trong quân đội.
An vui,
Thiền Thất Vô Ưu,
Rừng Thiền Dharma Mountain and Forest Meditation,
Thích Giác Chinh

Wednesday, April 17, 2019

TEENAGE SUICIDE AND SOME SUGGESTED SOLUTIONS


TEENAGE SUICIDE AND SOME SUGGESTED SOLUTIONS
Philien Bach - Bodhi Mind (Tâm Bồ Đề) || Bodhi Media
Teenage suicide has become a growing concern in major countries of the world. From 2007, till the present moment, the rate of teenage suicide has increased progressively. The records of suicide cases among adolescent females doubled between 2007 and 2015, while those of adolescent males increased by 30% during this time. According to the report revealed by the 2016 CDC WISQARS, teenage suicide in America is the second leading cause of death among 15 to 24-year-olds. This means that more teenagers die from suicides than from cancer, AIDS, pneumonia, malaria, and other diseases when brought together. Suicide has been discovered to be a key health problem in South Africa. Even though there is no comprehensive data/evidence available, it is estimated that the suicide rate among adolescents is way higher than their older counterparts. The deaths were about 25 in 100,000, which was even greater than the averagely recognized 23 in 100,000. The National Youth Risk Behavior Survey of students in grades 9 through 12 indicated that nearly one fourth (24.1%) of students had seriously considered attempting suicide during the 12 months preceding the survey, 17.7% had made a specific plan, and 8.7% had made an attempt.

If teenage suicide is a widespread menace, suicidal attempts are much more alarming. It has been reported that four out of every five teenagers already have attempted suicide. Yearly, per one adolescent suicide report, there are about 100 others who are receiving medical care for a suicide attempt and another 0.3% who are hospitalized because they attempted suicide. Even though there are more reports of suicide attempts among girls, it has been discovered that more boys complete the actual act than females. Suicide cuts across every race and socio-economic class, even though the rate in some classes is higher than others. It is mostly prevalent among Native American males and it has the lowest rate in African-American women. 

Asian countries account for the highest rate of recorded suicide cases in the world (about 60% of suicidal cases come from Asia). It is estimated that if proper recording is carried out in the continent, there might be higher suicide rates than what is estimated. In some Asian countries, it is difficult to obtain data on suicides due to the poor recording system; countries like Pakistan, Vietnam, and other war-ridden zones of Asia are not easily accessible to obtain records on suicides. In Asian countries where this data are available, it is either underestimated, reported late, or the procedures for certifying suicides are not accurate. Countries like China, Thailand, or Sri Lanka have a poor system to report suicide cases, while the procedure for them is quite reliable in Hong-Kong, Taiwan, Japan, Malaysia, Singapore, and South Korea. About 60 million people are affected by suicide annually in Asia and it is estimated that it will get worse in the next two decades due to underdeveloped mental health services and the socio-economic structures in these regions compared to western nations.
There are terms associated with suicide that should be properly defined. They include:
1) Suicidal ideation: these are the thoughts, ruminations, and ideas about death, especially about killing oneself.
2) Suicide attempt (also known as parasuicide): is an intentional act by a person who truly wants to die. It does not matter the means by which the person intends to cause their own death.
3) Suicide: is the end product of harming oneself deliberately.
4) Self-harm: this is any harm done to oneself without any real intention to die. This includes cutting oneself after emotional crises or as a means of threat or manipulation.
5) Suicidal behavior: it is also known as suicidality and it includes all the actions from threats and suicidal ideation, to suicide attempts and suicide itself.

RISK FACTORS AND CAUSES OF TEENAGE SUICIDE
With these reports and the rise in the rates of teenage suicides, one cannot help but wonder why young people will decide to end their lives abruptly. According to the American Psychological Association, 90% of teenage suicide was linked to mental illnesses such as bipolar disorders, personality disorders, and substance abuse disorders. Alcohol especially is a form of depressant which alters one’s mood and for teens whose emotions have not been fully trained; they sink into depression and suicidal thoughts. Teens that have poor coping skills and low stress tolerance levels have also entertained suicidal thoughts. Young adults with beliefs that are different from what other people consider as normal, most times sink into despair as a result of loneliness and can also increase the risks of suicide. Adolescents in this category, which includes those who are homosexuals [U1], bisexuals and transgender have been found to have increased suicidal thoughts and rates of suicides compared to other teenagers. They are often isolated and mocked by other adolescents. In a study, it was found that a sizeable percentage of bisexual males and females had previously attempted suicide.
Bullying and cyberbullying have been a major issue in colleges nowadays and have led to the deaths of several teenagers. With the advent of technology and increased use of mobile phones and access to online groups by teens, more of them fall into the trap of psychopaths who feed them with different harmful thoughts and words. An example of such is the ask.fm site that led to the deaths of several teenagers due to manipulation from some of these site owners. Access to lethal weapons like guns has been found to increase suicide rates. Currently, guns can be found in most homes, therefore increasing the likelihood and ease for most teen suicides. In my short teaching career of 17 years, there have been five suicides, with the last one being a beautiful girl who shot herself using a gun available in her own home. Most boys use guns while girls use drugs. Some of them feign accidents, that is, they drive recklessly intentionally also because they have access to cars at their will.
The National Institute of Mental Health also revealed that a teenager or adolescent with a family history of suicide, mental disorders, and substance abuse disorders is at high risk of committing suicide. The ratio of families with a history of actual suicide and those without any history is 2.1 to 1. It remained the same despite trying to alter differences in the person’s psychiatry and socioeconomic level. Even though just very few people are under this class, the possibility should not be overruled when investigating suicide cases.
Teens from dysfunctional homes, divorced parents, and extremely strict parents have increased suicide risks. Some of these teens feel they are responsible for their family situations mostly because some parents act this way unconsciously or consciously. Additionally, adolescents, especially females who have suffered a long impact of physical and sexual abuse in the hands of a parent or relative are also prone to suicide. The young adults then assume that leaving the family will return the peace their parents want. Teenagers who have suffered the loss of a dear person or a breakup also are at increased risks. 
Teenagers and young adults also undergo a lot of pressure, sometimes much more than adults do. They are under the pressure to live up to expectations created by their parents, relatives, and society. They are also under serious stress to succeed and they live in fear that they will fail to do so. Almost everyone encounters these fears and pressures. The ability to overcome these uncertainties and self-doubt is all part of the process of becoming an adult. While some succeed in this feat, others are overwhelmed by the pressure and they start nursing suicidal thoughts or eventually commit suicide. Some teens also consider suicide as a revenge plot. They feel like causing pain to their parents for their lack of acceptance or tolerance to the person and life they have chosen. When viewed from another perspective, we can as well say that suicide is a means of communication. It tells us that there is something wrong deep down and that the person feels helpless and hopeless about whatever situation they are facing. It can be viewed as a desperate cry of help from sufferers. 
Suicide does not just happen suddenly. Several events and feelings build up in a teen’s mind that eventually lead to suicide. It could start from an unpleasant feeling about oneself, stress, self-doubts, a high degree of insecurity and an inferiority complex which often leads to loneliness. Loneliness eventually begets depression, which is the main culprit here. Experts reveal that 80% of the time, suicide victims are extremely depressed. They feel unlucky about their current situation. The other 20% are alcohol or drug-induced.Most of the time young people leave clues and hints along the path. They say or do things that suggest suicide. They could become more withdrawn to themselves, start talking about death on their social media, or even have several failed attempts before they finally succeed.
In a real sense, taking one’s life could be a very difficult task. It does not come easy for adults, much less for teenagers. These young people are actually scared deep down, but they think they do not have a choice or that they have exploited all the options available to them. Research has shown that most of the teenagers that took their lives regret their decision at the last minute. They wish they had chosen life. A lot of things go on in the mind of a teen. They seek approval or consent from things and events that happen to them. Their emotions have not been fully developed at this stage, so they are greatly affected by what people say, think, and feel about them. They interpret incidents in an emotional manner, rather than doing so logically. They have no idea of the most important things in life and things such as looks, beauty, and social acceptance give them genuine happiness.
Gone are the days when it was imagined that teenagers were happy, free from thoughts and stress, excited about life, and blazing with zeal and enthusiasm. We wrongly assume that teenagers are careless attention-seekers when they put up a strange attitude and most times we ignore them. Adults are so busy being adults -working and all- that we forget to consciously spend time with our teenagers. To manage to fight this menace, a close monitorization of the teenagers is really important. There are some of the behaviors that adolescents exhibit that can serve as a source of concern. Some of the things to look out for in your teenager, which are characteristic of suicidal intentions include depression which can be accompanied by a feeling of worthlessness and insignificant existence, negative perceptions of self, and poor social habits and interaction. Some teens can be sulky at times or even cry but may not do so openly. More often, they are isolated from other people and love to just be by themselves and do not have interests in the things happening around - they deliberately withdraw from society. It is also possible that such persons lose or gain weight excessively; they might lack the ability to sleep, and experience exacerbation and fatigue very easily. They usually have difficulty concentrating and you’ll almost always find that they begin to perform poorly in school, even if they were high flyers before. They are more likely to become truants, abscond from home, defer authorities, and engage in self-destructive lifestyles such as alcoholism, drug abuse, sexual promiscuity, and other detrimental habits.

PREVENTION OF TEENAGE SUICIDE
National Suicide Prevention Lifeline. Call 1-800-273-8255. 
Available 24/7/365. Or Just Dial 988 for Suicide Prevention Hotline.  
Suicide is preventable. Most successful teenage suicides would not have been possible if there had been some sort of assistance. It is generally believed that those teens who were not successful at their first attempt, continually try to harm themselves until they finally succeed. It is safe to say that if there was a positive interference during this period, the incident would have been prevented. The root causes of the suicide must also be known in order to efficiently prevent the occurrence, even though there are general ways to prevent suicide from happening. There are medical and social approaches to the prevention of suicides.
Medical interventions also help to prevent teenage suicides, especially those caused by mental illness. Most times, these mental problems are not identified early. The majority of psychiatric disorders, e.g. schizophrenia, personality disorders, anorexia, bipolar disorders, drug-induced psychosis, have their onset in adolescence. Most suicidal cases are caused by these conditions, and most teenagers with these are at higher risk. The good thing about it is that these conditions are treatable and can be managed if detected early. Most adults assume the teenager is just being irrational and unreasonable. This is where close monitoring and guidance of the adolescent also comes into play. When parents notice symptoms such as hallucinations, delusions, exceptionally excited moods, persistent states of depression, amongst others, they should be reported immediately.
The family is the smallest unit of a society. It is said that when you train a child, you train a whole community. The family serves as a strong support system to individuals. It is the first point of contact for a person, and it is believed that the family plays a great role in the formation of their character. The family is the foundation of a society. It is the base of an individual’s personality, character, values, and beliefs. Relating it to teenage suicide, the bulk of the work is on the family, whether it be parents or other adults in the family. Children generally bond easily with their parents. They trust them easily and love them. Parents, on the other hand, show care and attention to their young children. This love story turns sour as the child approaches adolescence. At this stage, the child, who is now a teen, begins to form opinions, values, and ideals of their own, which in most cases can be quite contrary to the parents’ beliefs. Then conflicts and clashes between the parents and the teenager arise. Most young people then withdraw to themselves and seek approval from society and other systems. It is also at this stage that they face a lot of pressure, self-doubts, and uncertainty but because there is no cordial relationship between parents and their children, they are left on their own to figure how to live through these difficult times by their parents. Hence, they lack a strong support system to help the fight through these moments.
Contrary to the belief that most teenagers do not want a close relationship with their parents, the majority of them actually do. A study revealed that about 90% of adolescents believe their parents do not comprehend what they are going through. It was also discovered that at one point or another, when most young people actually try talking to their parents about events, their parents either denied the happening or ignored the reports altogether. They are willing to open up to their parents if they can trust the adults to walk them through their challenges without judging them. Parents have to give attention to their adolescent, advising them, respecting their beliefs, and correcting them with love. This helps adolescents open up freely to their parents, therefore also discussing whatever they have on their minds. A healthy relationship between parents and their teens prevents depression to a great extent, which in turn reduces the risks of suicide. When parents pay attention to their children’s warning signs, they can stop any disastrous moves from happening. Parents can even help their children confide in other trusted people in society, such as mentors, priests, doctors, etc. It is also advisable that parents start talking to their kids from childhood through to adulthood. They are to serve as guides and help them build a healthy self-esteem. Adults can help their kids discover and build their talents. Through a series of questions and engagement, teenagers can find what they are naturally good at. When they start developing their talents, their self-esteem increases, and they generate a feeling of self-worth.
The relationship between adolescents and their parents can be developed by taking the following steps:
1)     Ensuring that the young adults have a stable physical and emotional home environment
Most times, teenagers become pawns in the midst of legal battles, conflicts, and disputes that happen in the home. Parents are generally advised to try and settle differences amicably and in cases of divorce and settlements, they should also try to make them free from the drama that comes with them. Whatever decision they decide to take should have the interest of their wards at heart. 
2)     Spending quality time with young people
Time spent with the younger ones is very important for cultivating a good relationship with them. The amount of time spent disagreeing with adolescents can be channeled towards a more productive exercise. The time spent with them gives us an idea of their fears, struggles, and battles.
3)     Deep Listening
Most adolescents are of the opinion that adults are quick to give ideas on how to go about things instead of actually listening to hear their views on certain subjects. Sometimes or most times, actually, teenagers do not convey verbal messages. They communicate non-verbally and it takes a sensitive parent to decode the message. Adults need to understand and learn the body language that they give off.
4) Adults should encourage the correct expression of emotions
This can be a conscious or an unconscious training act by the parent. Parents should teach their children how to communicate negative emotions without casting off restraints. They should be taught to show joy, happiness, and laughter.  
Cases of bullying and cyberbullying in colleges should not be taken with levity. They should be reported to the appropriate authorities so that strict measures can be employed to control and correct the students or persons involved. It is also important to remove all lethal weapons such as guns from homes or to hide them completely from the reach of younger adults. When they have access to these, it increases the risk of suicide among them. 
Adults should model a healthy behavior by being examples. They can show teens how they solve problems or challenges they encounter and how to deal with stress individually. This helps the young adult to see that there are no challenges that are insurmountable. It helps the teen to build faith in themselves. They would not feel hopeless when they are faced with an issue.
When professional assistance is sought, the appropriate medications will be given. There are also social programs that exist to help suicidal teens come out of their challenges. These systems help support teens and give them a sense of belonging.
Every suicide attempt should be treated as an emergency, especially if it was planned. It should not be concluded that all suicide attempts are a result of attention-seeking behaviors. There should be proper follow-ups and counseling after a suicide attempt. 
Professional help should be sought from psychologists, psychiatrists, or doctors. Proper assessment of the teenager should be done. The teen should be closely observed but should not be made uncomfortable. Additionally, the weapon used to attempt suicide should be kept out of the reach of the teenager.
Finally, there should be awareness on television, radios, and social media regarding the issue of teenage depression and suicide. Though it has been pointed out that details of the suicide should be left out of discussions, as this may assist in informing the decision of a teenager who is having suicide ideation.
Overall, suicide is a very threatening situation for a population that is considered the backbone and strength of the country. Young people are considered nation-builders and are essential for a country’s progress. We should also be reminded that a successful country depends on its youth and so, investing in the lives of adolescents is investing in our future. 

[U1]This term in itself includes both lesbians and gays
REFERENCES
Gould, M., Greenberg, T., Velting, D., Shaffer, D. (2003). Youth suicide risk and preventive interventions: A review of the past 10 years. Journal of the American Academy of Child & Adolescent Psychiatry.42(4):386-405.

Achilles, J., Gray, D., Moskos, M. (2004). Adolescent Suicide Myths in the United States. Crisis: The Journal of Crisis Intervention and Suicide Prevention. 25(4):176-182.

Beautrais, A. (2005). National strategies for the reduction and prevention of suicide. Crisis: The Journal of Crisis Intervention and Suicide
Prevention. 26(1); 1-3
Lotrakul M. Yip PSF (2008). Thailand, Suicide in Asia: Causes and Prevention. Hong Kong, China. Hong Kong University Press; 81-100
Vijayakumar L, Pirkis J, Huong TT, et al. Hendin H, Phillips MR, Vijayakumar L, et al. (2008) Socio-economic, cultural and religious factors affecting suicide prevention in Asia, Suicide and Suicide Prevention in Asia. Geneva, Switzerland. World Health Organization; 19-30

Lee Y, Baek M (2008). Suicide prevention program for adolescence. Presented at Six Awardees of the “Acknowledgement Scheme for Good Practices of Suicide Prevention in the Asia Pacific Region” of the 3rd Asia Pacific Regional Conference of International Association of Suicide Prevention, IASP, Hong Kong SAR, China.

Mann JJ, Apter A, Bertolote J, Beautrais A, Currier D, Haas A, Hegerl U, Lonnqvist J, Malone K, Marusic A (2005). Suicide prevention strategies. JAMA; 294(16):2064–2074

Yip PS, Caine E, Yousuf S, Chang S-S, Wu KC-C, Chen Y-Y (2012). Means restriction for suicide prevention. Lancet; 379 (9834):2393–2399.

Burrows S, Vaez M, Butchart A, Lafamme L (2003). The share of suicide in injury deaths in the South African context: Sociodemographic distribution. Public Health; 117(1):3–10

Ndosi N, Mbonde M, Lyamuya E (2004). Profile of suicide in Dar es Salaam. East African Medical Journal; 81(4):207–211.







Wednesday, July 11, 2018

SỨ MỆNH CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ ÐỐI VỚI ÐẠO PHÁP VÀ DÂN TỘC

SỨ MỆNH CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ ÐỐI VỚI ÐẠO PHÁP VÀ DÂN TỘC
THÍCH ÐỨC NHUẬN (1924-2002)

Với đề tài Sứ Mệnh Của Người Phật Tử Ðối Với Dân Tộc Và Ðạo Pháp mà tôi trình bày hôm nay, thật ra không phải là một đề tài mới mẽ xa lạ, đề tài này đã có nhiều người nói, và chính các bạn nếu thiết tha với vận mệnh tổ quốc và đạo pháp, thì ít nữa, đã hơn một lần, chúng ta suy nghĩ tới và chính chúng ta đã góp sức và chịu những hy sinh để thể hiện ý nghĩa cao cả đó. Nhưng, xuyên qua những sinh hoạt và những cuộc vận động cam go của chúng ta, của Phật giáo trong những ngày trước đây, ít nhiều đã đòi hỏi tâm thức chúng ta phải làm một cuộc duyệt xét toàn bộ bản chất chung của đạo Phật của dân tộc, của chính chúng ta và của giáo hội để phát hiện lấy một thế cách và tiêu chuẩn tương đối đúng hơn, thích hợp với nhu cầu thực tại của dân tộc và chiều hướng đi tới của lịch sử, để chúng ta đóng góp trong tinh thần vô ngã, vô úy của truyền thống Phật giáo đối với Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

Trước những đòi hỏi cấp bách của tình thế đất nước, do tinh thần phụng sự dân tộc và đạo pháp quá nhiệt thành của toàn thể Phật tử Việt Nam, giáo hội chúng ta đã phải đứng ra làm một cuộc vận động lịch sử dân tộc hết sức quyết liệt, có nhiều kháng lực nguy hiểm. Trong khi đó những nhà lãnh đạo giáo hội cũng hiểu rằng, với sự chưa kịp chuẩn bị thật chu toàn tiềm lực Phật tử, giáo hội sẽ gặp nhiều thất bại hơn là thành công. Tuy nhiên, đấy cũng là một kinh nghiệm thật quý giá cho những người quyết tâm phụng sự dân tộc và thể hiện đạo pháp, và đấy cũng là một gạn lọc lịch sử để chúng ta phát hiện được khả năng phục vụ của chúng ta và những người cùng lý tưởng với chúng ta, đồng thời tìm đúng thế cách mà giáo hội phải cung ứng đối với nhu cầu dân tộc. Bởi đó những người của hôm nay và ngày mai đang và sẽ phải nắm một vai trò hết sức trọng đại của dân tộc và đạo pháp hãy nên tỉnh trí quyết nhẫn vượt thoát những mặc cảm tự tôn đối với những thành công, hoặc mặc cảm tự ty đối với những thất bại nhất thời của chúng ta, của giáo hội, để chuẩn bị thật đầy đủ hành trang cần thiết, đi lên xây dựng cuộc sống và lịch sử dân tộc, bằng tinh thần của người Phật tử đã thấm nhuần đạo pháp từ bi, trí tuệ, dũng cảm. Ðạo pháp chỉ có giá trị thực, khi những người Phật tử nhận chân được đạo để thể hiện đạo tính ra bằng cuộc sống của mình.

Chừng nào chúng ta thể chứng được đạo pháp ngay trong ta để thể hiện ra cuộc sống của ta và cuộc sống chung của chúng ta, thì đương nhiên chúng ta đã làm cho đạo sống động tiến hóa không ngừng rồi vậy. Cũng chính do tinh thần đó, tinh thần căn bản của đạo Phật đó, mà tiền nhân chúng ta đã phục vụ dân tộc một cách hiệu nghiệm, đồng thời làm cho đạo Phật sống động trường cữu giữa lòng dân tộc ta, dù cho giữa những thời được gọi là thịnh hoặc suy của Phật giáo. Hai chữ thịnh và suy chỉ được coi là hình thái của giáo hội mà thôi. Ðích thực, tinh thần Phật giáo không bao giờ suy giảm ở trong tâm tư và dòng sống của dân tộc Việt Nam, kể từ ngày Việt Nam đón nhận đạo Phật. Câu nói có thể là vu khoát, nhưng cũng rất thật, dù cho những người không phải là Phật tử, không nhận là người theo đạo Phật, mà sống đúng với truyền thống dân tộc Việt Nam thì ít nhiều trong họ cũng tàng chứa phần nào giáo pháp của đạo Phật rồi. Truyền thống dân tộc này là tinh thần bao dung, vô ngã, không chấp trước, không thiên kiến, không chật hẹp; luôn luôn mở rộng để đón nhận, gạn lọc những chất liệu tốt đẹp bất cứ từ đâu đến để chuyển hóa dân tộc. Ðó cũng là đặc tính đích thực của đạo Phật. Cũng bắt nguồn từ khởi điểm ấy, mà chúng ta có thể nói là truyền thống của dân tộc và đạo pháp chỉ là một thể duy nhất, phối hợp hòa điệu duy nhất cũng vậy. Nói như thế, lại cũng không có nghĩa là chúng ta, những người nhận mình là con Phật đã có được tinh thần truyền thống tốt đẹp cả đâu. Chúng ta đã học đạo, chúng ta đã hiểu thế nào là phá chấp, điều căn bản của sự giải thoát, nhưng thực tế khó lắm, thân nghiệp chúng ta vốn nặng nề, tôi và các bạn chắc hẳn cũng còn nhiều điều chấp giữ hoặc hữu ý, hoặc vô ý, nếu không thì cũng do tha nhân phân loại chúng ta.

Chúng ta đang sống trong cõi sống phân loại, hiển nhiên chúng ta không thể thoát được thông lệ muốn phân loại, hoặc bị phân loại. Chúng ta phải chấp nhận sự thực bi đát đó. Chúng ta vẫn là những Phật tử, giáo hội chúng ta vẫn là một giáo hội khác với các giáo hội của tôn giáo khác. Và trước lối nhìn của những người không phải là đạo Phật, Phật giáo vẫn là một thực thể khác với thực thể dân tộc này. Chúng ta không chối cãi điều đó. Nhưng điều quan trọng đối với người Phật tử chân chính là sự cố gắng thể hiện đức vô ngã bao dung ra ngay trong cảnh giới và cuộc sống của mình. Với ý hướng và nỗ lực đó, không sớm thì muộn, chúng ta cũng vượt thoát được những chấp trước tự thân để tự giải thoát và phục vụ dân tộc một cách hiệu nghiệm như tiền nhân ta đã từng làm đối với dân tộc. Như ta đã thấy, con người có thể không hiểu gì về Phật giáo mà vẫn sống theo tinh thần đạo Phật một cách chân thành. Ðó là đại nguyện của chư Phật, và đó cũng là đại nguyện của những người đi theo con đường Phật. Khi chúng ta đã tỉnh trí quyết tâm như trên, chúng ta có thể vui vẻ sống giữa cuộc sống phân loại khổ đau này, với những gì chúng ta đang có trong ta, đang bị tha nhân quy định chúng ta, sống trong sự phát triển của giáo hội chúng ta, sống trong nỗ lực đi tới của dân tộc giữa trào lưu thế giới mở rộng, để thể hiện đặc tính của đạo pháp. Vì một điều dễ hiểu là mỗi người chúng ta, tập thể chúng ta, các tập thể khác, dân tộc của chúng ta, các dân tộc khác đều sống trong tinh thần bao dung và nỗ lực vận động lịch sử tiến đến tốt đẹp, thì chung cuộc tất cả sẽ gặp nhau trong sứ mệnh với một hòa điệu nhiệm mầu của lẽ sống. Chúng ta chỉ có thể tìm nổi một nền hòa bình, một cuộc sống tiến bộ đích thực trong chiều hướng đó. Vậy, nói đến việc chuẩn bị đầy đủ hành trang để lên đường phục vụ của mỗi người, của giáo hội đối với dân tộc và nhân loại, trong một môi trường sinh hoạt cộng đồng, theo tinh thần Phật giáo, hiển nhiên chúng ta không làm công việc xây dựng tư thế cho cá nhân chúng ta hay một cá nhân nào đó, hoặc cho riêng tôn giáo chúng ta, mà chúng ta phải xem cá nhân chúng ta như một thực thể phải có, bỏ đi cũng không được,và tập thể chúng ta như một môi trường kết hợp những người cùng chung một ý hướng, để tạo cơ duyên mạnh mẽ cho công trình phục vụ xứ sở và đồng bào. Khi bản thân đã trên đà tiến hóa tốt đẹp theo tiêu chuẩn của đạo pháp, giáo hội là một tập thể kết hợp Bởi những người thấm nhuần đạo lý đó, thì thật sự đã taọ nổi một sức đi lên vĩ đại cho dân tộc rồi vậy.

Ở đây, hôm nay, tôi không muốn làm công việc mời các bạn duyệt xét lại chính bản thân mình và những giáo lý căn bản của đạo Phật, để xem đạo Phật có thích hợp với tâm tư con người thời đại hay không, vì rằng, tôi và các bạn đã là tăng, tín đồ Phật giáo, đang sống trong một tập thể mang nhiều ý nghĩa tri thức của giáo hội, tối thiểu chúng ta đã nhiều lần tự tìm chính chúng ta và tìm hiểu đạo của chúng ta theo. Bởi đấy, trên một căn bản nào đó,chúng ta đã thấy được rằng, trên con đường giác ngộ giải thoát mà chúng ta chung bước và chúng ta thấy rằng chúng ta có thể vững tâm đi trên con đường đó. Ðiều cần nói ở đây là, chúng ta phải ứng dụng phương cách nào để chuyển hiện đạo Phật của chúng ta vào cuộc sống hiện đại của dân tộc, một cuộc sống vô cùng phức tạp, không những đối riêng với những người dấn thân phục vụ mà còn đối chung cả với dân tộc quá nhiều bất hạnh khổ đau này. phải nhìn một sự thật, dù hết sức phũ phàng, là dân chúng hiện nay đã đau khổ, đã bị lường gạt quá nhiều rồi, Bởi đó những công trình dù mang một nội dung và ý nghĩa tốt đẹp tới mấy, cũng không thể một lúc mà có thể thuyết phục nổi dân chúng Việt Nam đầy chán chường và hoài nghi này được. phải kể rằng: phong trào vận động của Phật giáo Việt Nam là một dấu hiệu của sự bừng lên mãnh liệt của dân tộc mấy trăm năm bị dồn nén.

Có thể nói được đấy là một thành công vĩ đại nhất của dân tộc và của Phật giáo, thành công không phải là ở chỗ lật đổ một chế độ, mà thành công ở chỗ những ngọn lửa vô úy, vô ngã của Phật giáo và dân tộc đã có sức mạnh mầu nhiệm làm rung động đến tận cùng tâm thức toàn thể nhân loại. Nhân loại dù đang sinh sống trong một thời đại mà giá trị vật chất hầu như tràn lấn giá trị tinh thần, thì cũng bàng hoàng sực tỉnh trước sức mạnh vô biên của tinh thần Phật giáo và Việt Nam. Kể từ đó giá trị tinh thần đích thực của nhân loại được biểu lộ một cách vẻ vang. Như trên tôi đã trình bày, vì chúng ta chưa kịp chuẩn bị chu đáo cho một cuộc chuyển hóa toàn diện vận mệnh dân tộc và nhân loại, nên chúng ta đã bị các thế lực vô minh hoặc vì không hiểu gì về bản chất cố hữu của đạo Phật, nhất là đạo Phật Việt Nam, đã coi chúng ta như một lực lượng có thể làm phương hại đến quyền lợi của họ. Bởi đấy những âm mưu hết đợt này đến đợt khác được giăng ra để quyết liệt “triệt hạ” Phật giáo Việt Nam, cộng với những yếu tố khách quan đó, chúng ta lại cũng còn nhiều sơ hở do nơi phong trào bị bức bách phát khởi đột ngột, hàng ngũ giáo hội chưa được đãi lọc và tổ chức chu đáo cần thiết, nên dễ dẫn tới tình trạng phân hóa, phát sinh vì những quan niệm đối nghịch về sự ứng thân vào thời đại của giáo hội. Thật tình chúng ta đã thành công về cả mặt thực tế, nhưng thành công với cả một sự bỡ ngỡ, bỡ ngỡ đến độ mang nặng tính cách thỏa mãn, đôi khi tạo ra những ngộ nhận với dân chúng, để cho người dân không cùng tôn giáo có thể ngờ rằng một sớm một chiều đạo Phật sẽ tiến lên chiếm ngôi vị quốc giáo. Sự thật thì đạo Phật Việt Nam không hề có những mưu đồ về quyền lực, dù chỉ là quyền lực tôn giáo.

Ðạo Phật Việt Nam trong thời thịnh cũng như lúc suy về mặt nổi vẫn là một đạo Phật nhịn nhục phục vụ cho nhân thế, giúp nhân thế chuyển hóa nghiệp lực để cùng sống một cuộc sống giải thoát. Sự tồn tại của Phật giáo trong trường kỳ lịch sử Việt Nam đã là một chứng minh hùng hồn cho tinh thần phụng sự vô úy, vô chấp của người Phật tử chân chính. Thịnh thời đối với Phật giáo cũng không phải là một điều kiêu hãnh, suy vi đối với Phật giáo cũng không phải là một lo âu. Ðiều đáng lo của Phật giáo trước sau vẫn chỉ là: lo không làm sáng được Phật tính trong chính mỗi người và cuộc sống chung quanh mà thôi. Không có một thế lực nào, dù mạnh tới đâu, cũng có thể tiêu diệt nổi đạo Phật. Chỉ trừ khi chính tư tưởng của đạo Phật bị tư tưởng của chúng sinh vượt bỏ. Mà điều này các bạn có thể tin chắc rằng: Tư tưởng đạo Phật không bao giờ bị vượt bỏ. Tư tưởng đạo Phật có tính cách toàn diện, đa ứng. Phật giáo đã ứng dụng được ở những thời mà tư tưởng con người còn mang nặng đầu óc đa thần. Phật giáo cũng đã thích ứng với thời đại độc thần. Và dù hiện nay tư tưởng duy thần không còn đất đứng trong nhân thế nữa thì Phật giáo vẫn tồn tại một cách vẻ vang. Vì, đạo Phật là đạo của Con Người Giác Ngộ. Còn con người là còn đạo Phật. Con người còn khổ đau, phương pháp giải thoát của đạo Phật lại cần viện cầu tới. Cho đến khi nào chúng sinh hoàn toàn giác ngộ và giải thoát, thì chừng đó đạo Phật hết sứ mệnh đối với nhân thế. Trước sau gì thì đạo Phật vẫn chỉ là chiếc bè đưa chúng sinh qua sông đau khổ. Ðại nguyện của chư Phật là sớm thấy được chúng sinh quẳng chiếc bè ở bờ giải thoát. Ngày ấy đối với thế giới chúng ta là ngày nào? Khó mà biết được. Bởi đấy đạo Phật vẫn còn công dụng là một chiếc bè, từng kiếp từng kiếp, từng thời từng thời, đưa người vượt qua bể khổ, bến mê. Nói riêng về dân tộc Việt Nam thì đạo Phật đã thể nhập vào dòng sống của dân tộc này không thể tách rời ra được nữa. Phật giáo đã đến với dân tộc Việt Nam trong tư thế của một người bạn để cùng dân tộc Việt Nam chung chịu mọi bất hạnh của một nước nhiều lần bị lệ thuộc, và chung vinh quang mỗi khi dân tộc quật cường. Người bạn chí thiết lâu đời đó đã không còn là hai như thuở ban đầu nữa, mà trở nên một thể duy nhất.

Dù có muốn tách biệt cũng không còn biết đầu mối ở đâu mà tách biệt, đừng nói tới những khách bàng quan muốn dùng thủ thuật nhất thời để tách Phật giáo ra khỏi dân tộc này. Việt Nam còn, Phật giáo còn. Phật giáo còn, dân tộc còn. Nói như vậy không có nghĩa: Phật giáo là loại tầm gửi của cây cổ thụ Việt Nam. Vì rằng, chính Phật giáo là chất liệu cho cây Việt Nam trường thọ xanh tươi. Quả vậy, một dân tộc không thể bị biến mất bằng những cuộc thống trị chính trị, quân sự, kinh tế, một dân tộc chỉ có thể đồng hóa và biến mất đặc tính, khi bị văn hóa của các nước lớn khống chế, mà không có vũ khí văn hóa để vừa chống trả vừa thâu thái để vun đắp cho lâu đài văn hóa cho dân tộc mình. Phật giáo đối với dân tộc Việt Nam được coi như một thứ vũ khí tinh thần hiệu nghiệm nhất để vừa đối kháng với nền văn hóa vĩ đại Trung Hoa, vừa thâu thái những tinh hoa của nền văn hóa đó, rồi dung hòa cả hai nền văn hóa Ấn Ðộ – Trung Hoa với tinh thần phải chăng của dân tộc, làm thành một nền văn hóa Việt Nam sống động trong tâm tư mỗi người và trong cuộc sống dân tộc.

* Về Mặt Cách Mạng, đích thực dưới những thời bị Bắc thuộc xa xưa, đạo Phật đã là chất men của cách mạng: đạo Phật đã khích lệ mạnh mẽ tinh thần tự chủ của con người và, do đó, đưa đến sự đòi hỏi một nền văn hóa đã có cá tính khác biệt với nền văn hóa của đế quốc, thì công việc đấu tranh giành tự chủ chỉ là công việc của thời gian mà thôi. Ðạo Phật đã tạo ra những nơi qui tụ cho các chiến sĩ của dân tộc. Ðạo Phật đã tạo ra những tập thể tín đồ phụng sự cho đại nghĩa dân tộc. Dân tộc Việt Nam không một e ngại nào đối với đạo Phật, vì, đạo Phật xuất phát từ một nước không bao giờ có thể trở thành đế quốc đối với Việt Nam. Ðạo Phật lại cũng không phải là một thức đế quốc tư tưởng, vì đạo Phật không hề có giáo quyền quốc tế trung ương. Ðạo Phật chỉ là đạo của Con Người Giác Ngộ và hết mình phục vụ cho xứ sở mà đạo Phật đang có mặt.

Chính vì vậy mà trước kia, trong lịch sử, đạo Phật đã cùng với dân tộc Việt Nam phấn đấu cho một nền tự chủ vẻ vang của dân tộc. Và, trong hiện tại, đạo Phật đã hơn một lần thể chứng điều đó một cách cụ thể. bản chất của đạo Phật là bản chất của một đạo cách mạng toàn triệt. Cách mạng trên ý nghĩa đúng và toàn thiện. Vì rằng cuộc cách mạng đó đã bắt đầu trong sứ mệnh thường xuyên chuyển biệt nghiệp của cá nhân và bằng mọi nỗ lực chuyển cộng nghiệp của tập thể. Ðạo Phật là đạo của cách mạng, một cuộc cách mạng rốt ráo, liên tục, trường kỳ. Những người theo đạo Phật đúng đắn, đương nhiên đã tự đặt mình trong một cuộc cách mạng lớn lao rồi vậy. Chữ cách mạng chúng ta dùng ở đây là một danh từ thật chính xác, không mang một mưu đồ xảo trá nào. Vì, nếu đã hiểu đạo Phật một cách thật đến nơi đến chốn, thì chúng ta sẽ phát hiện được tính chất cách mạng chân chính của đạo Phật. Cách mạng bản thân để tiến lên cách mạng xã hội. Một cuộc cách mạng xã hội dù được trang bị với bất cứ lý thuyết và danh từ tốt đẹp nào, cũng sẽ bị thoái hóa; nếu bản thân những người làm cách mạng và những ngươi tham dự cách mạng không triệt để cách mạng chính mình. Về bản thân cách mạng, đạo Phật đã nói lên thật đầy đủ và trọn vẹn, tất cả kinh điển đạo Phật và sự tu dưỡng theo đạo Phật là một công trình nhằm hướng con người tới một cuộc tự cách mạng để giải thoát ra khỏi những mê lầm chấp giữ. Một con người khi phá bỏ được sự chấp hữu cá nhân, không còn tự kiêu, thiên kiến, không còn tham chấp vật dục, lòng rộng mênh mông, trí sáng trong lành, và lại quyết tâm phụng sự nhân thế thì thưS hỏi còn gì tốt đẹp cho bằng. Một cuộc cách mạng do những người như vậy thể hiện mới thực là một cuộc cách mạng chân chính, không mang một âm mưu đen tối nào hết.

* Về Mặt Chính Trị, khi chúng ta đã đặt mình trong một cuộc sống tập thể tôn giáo, tập thể xã hội hay quốc gia, đương nhiên chúng ta đã phải tham dự vào đời sống chính trị rồi. Ðạo Phật không xa lánh cuộc đời. Vì đạo Phật, ngoài phần tự giải thoát bản thân, còn phải giải thoát cho nhân thế, cho chúng sinh nữa. Thế nên đạo Phật không phải là một tôn giáo yếm thế. Ðạo Phật luôn luôn nhập cuộc để tham dự những chuyển đổi xã hội. Ðạo Phật không làm chính trị với những âm mưu thủ đoạn, theo quan niệm thế tục của những người chỉ biết lợi dụng con đường chính trị để mưu tìm địa vị quyền lợi. Ðạo Phật làm chính trị như một cuộc vận động giải thoát xã hội khỏi cảnh tối tăm bức chế. Ðạo Phật không đòi địa vị trong chính quyền, cũng không chủ trương đem tôn giáo mình lên hàng quốc giáo, để đàn áp các tôn giáo khác, các tư tưởng, ý hệ không đồng quan điểm. Nếu bất đắc dĩ như dưới thời nhà Lý, đạo Phật được vua, quan và dân chúng tôn lên địa vị quốc giáo thì như đã thấy, văn miếu thờ các vị thánh Nho và điện thờ tiên Lão cũng được dựng lên tại kinh đô và khắp các làng xã. Ðạo Phật không có chủ trương hẹp hòi chia rẽ tôn giáo và nhất là không mang tính cách tiêu diệt tôn giáo. Ðạo Phật là đạo từ bi, trí tuệ, bao dung, luôn luôn chủ trương tự do tín ngưỡng, tự do phát triển các ngành: nghệ thuật, học thuật và kỹ thuật. Chính vì chưa hiểu được bản chất của đạo Phật, nhất là đạo Phật Việt Nam, nên những người theo đạo Phật một cách hời hợt, và những người đứng ngoài Phật giáo, thường có những ngộ nhận về hành vi được coi như chính trị đầy bí hiểm thời đại, cho là Phật giáo muốn khuynh loát chính quyền, muốn mưu đoạt chính quyền, muốn có lợi lộc khi nắm được những ưu thế chính trị. Ðiều đó hoàn toàn không đúng. Ðạo Phật, trước sau chỉ có một đại nguyện, là làm tốt đẹp thêm cho nhân thế mà thôi. Sự chống đối của đạo Phật, nếu có, là sự chống đối minh bạch đối với những âm mưu chính trị đen tối, muốn làm sa đọa dân tộc này nói riêng, và thế giới nói chung.

Ðạo Phật không chấp nhận bất cứ sự bất công nào đối với con người. Ðạo Phật lại càng không chấp nhận một chế độ độc tài hoặc phi nhân làm mất quyền tự chủ của con người và dân tộc. Những âm mưu nô lệ hóa con người và dân tộc đều chẳng những không được Phật giáo hỗ trợ mà, ngược lại, còn bị Phật giáo quyết liệt đối kháng, cho tới khi nào các chế độ như vậy phải tự chuyển đổi đường lối chính sách, lấy con người làm cứu cánh cho chính trị vì không thể áp dụng một đường lối chính trị không phù hợp với bản tính con người. Con người là cứu cánh của chính trị – nói theo nghĩa hẹp – Ðó là tiêu chuẩn chính trị của Phật giáo. Ngược lại đường lối ấy, dù người Phật tử cầm chính quyền hay bất cứ nhân vật nào, cũng bị Phật giáo chối bỏ. Làm đúng tiêu chuẩn của người Phật giáo thì Phật giáo tích cực xaS thân để hỗ trợ, dù người cầm quyền thuộc bất cứ tôn giáo nào cũng vậy. Nói là tiêu chuẩn của người Phật giáo cho dễ hiểu mà thôi, vì thật ra ở bất cứ nơi đâu, ở bất cứ thời đại nào, con người cũng khát vọng tiêu chuẩn chính trị như đã nói. Vậy, đừng lo về tư kiến của Phật giáo, vì Phật giáo không có tư kiến. Hãy lo đáp ứng nguyện vọng chân chính của Ðạo Phật là một đạo mang đặc tính văn hóa và cách mạng, đạo Phật có sinh hoạt chính trị là sinh hoạt trên căn bản đó. Sinh hoạt văn hóa của đạo Phật không chỉ thu gọn trong lĩnh vực truyền bá giáo lý bằng phương tiện sách báo và giảng giải. Phật giáo là một nguồn văn hóa sinh động, trực tiếp đi vào cuộc sống con người, để con người tự thân chuyển hóa và khai triển những đặc phẩm văn hóa từng chứa trong chính mình, rồi biểu hiện ngay trong cuộc sống qua những công trình sáng tác nhân văn, qua những hành vi chính trị chân chính, qua những cuộc chuyển đổi xã hội tốt đẹp, qua nếp sống, lối sống và cách sống mỗi ngày thêm tươi sáng. Với tiêu chuẩn trên, Phật giáo cũng không phủ nhận những tiến bộ của kỹ thuật khoa học phục vụ đời sống con người, nhưng Phật giáo không thể làm ngơ trước các thế lực vật chất sử dụng các phương tiện vật chất để khống chế con người, biến con người thành thứ nô lệ vật chất. Nỗi băn khoăn nhất của thức giả thời đại là đang phải chứng kiến đà phát triển vĩ đại của kỷ thuật, trong khi đó, các lĩnh vực tư tưởng không theo kịp với sự phát triển đó, khiến cho con người mất hướng, phải cắm đầu chạy theo những phương tiện vật chất, biến mình thành những công cụ cho các thế lực vật chất. Thế giới đang đánh giá nhau bằng những hỏa lực cuốn hút hủy hoại môi trường sống của con người, nhất là sinh hoạt chính trị. Mạng sống con người được sử dụng như phương tiện trao đổi lấy một số quyền lợi vật chất. Nếu phải nói tới mục tiêu tối hậu của Phật giáo đối với thời đại thì mục tiêu đó là làm sao cho con người thoát khỏi cảnh lệ thuộc vật chất để tiến lên, hướng những tiến bộ kỹ thuật vào việc phục vụ con người. Mà đích thực con người mới là cứu cánh của kinh tế. Chứ không phải “Kinh tế quyết định tất cả” như chủ nghĩa Duy Vật hằng chủ trương. Chỉ như vậy, thế giới mới có hòa bình, xã hội mới hết bất công, sinh hoạt chính trị mới không lầy lội trong vòng tội lỗi, kỹ thuật khoa học mới không quay lại tiêu diệt nhân loại; các nước lớn mới không coi các nước nhỏ là món hàng trao đổi quyền lợi; các nước nhỏ mới không coi các nước lớn là đế quốc; cuộc sống tiến bộ đích thực mới đến với thế giới loài người. Tới đây, hẳn nhiên, các bạn đã thấy sứ mạng vô cùng trọng đại của Phật giáo và các tổ chức, các tôn giáo mang tính chất văn hóa đến mức độ nào rồi. Ðến đây, hẳn nhiên các bạn cũng đã thấy sứ mệnh của chính mình, và những công việc chúng ta phải làm trong hiện tại cũng như trong tương lai. Sứ mệnh càng trọng đại càng nhiều kháng lực lớn lao. phải tìm cho ra những kháng lực đó để chế cản và đi lên, đó là phần còn lại trong buổi thaSo luận hôm nay của chúng ta. Tất nhiên chúng ta không thể tìm tới hết thẩy mọi vướng mắc được. Bởi đó chúng ta chỉ bàn tới những nét đại cương, và chuẩn bị sẳn sàng đón nhận kháng lực bất cứ từ đâu tới trên bước đường phục vụ của chúng ta.

Có như vậy gặp thất bại mới không làm ta ngạc nhiên và nản lòng; làm được việc gì có hiệu Quả mới không tự kiêu, tự mãn. Vì kiêu mạn và thoái chí đều là những tai hại như nhau. Kháng lực khó vượt qua nhất phải kể là kháng lực phát sinh tự chính bản thân. Sự tham lam, lười biếng, mặc cảm, đố kỳ, thiếu sáng suốt…là những kháng lực lớn nhất trong hành trình phục vụ của chúng ta. Bởi đấy, chúng ta phải tạo được cho mình một tâm bình đẳng, một trí minh mẫn, một đức nhẫn nhục, tức là quyết tâm thể hiện đạo pháp từ bi, trí tuệ và hùng lực để đi lên, không một mặc cảm, không một manh tâm thủ lợi, không một đố kỳ phân ly, có nghĩa là chúng ta phải tự giải thoát chúng ta khỏi cái “ta” hẹp hòi vị kỷ, ngu tối và lười biếng. Khi chúng ta đã thoát được những kháng lực tự thân thì chúng ta mới không biến chúng ta thành những kháng lực của đại cuộc. Những người đồng hành của chúng ta không bao giờ sợ chúng ta có những âm mưu lợi dụng đen tối. Ðồng hành thực sự trở thành đồng tâm nhất trí và quyết tiến tới thì lo gì không hoàn thành sứ mệnh đối với dân tộc và nhân thế. Với những kháng lực, thực ra nhiều lắm, không một việc gì ta làm mà không có kháng lực. Kháng lực do những người thương ta mà không hiểu ta. Kháng lực do những người thù ta vì sợ ta làm thiệt hại tới quyền lợi của họ… Kháng lực về những thiên kiến, bảo thủ của các tập thể cùng sống trong xã hội. Kháng lực của thiên kiến về điều kiện không gian, thời gian mà ta muốn phục vụ…Phương pháp đối trị với những kháng lực đó, nhất thiết đạo Phật không dùng tới biện pháp tiêu diệt đối tượng sanh ra kháng lực, mà là giác ngộ những thế lực đó để họ không còn là kháng lực nữa. Ðối với thiên nhiên là một kháng lực vĩ đại với kiếp sống của mỗi con người, thì chúng ta phải làm sao cho công trình chúng ta theo đuổi có những người tiếp tục trường kỳ.

* Về Vấn đề Giác Ngộ, đối với tha nhân và các tập thể khác, người Phật tử không thể dùng phương pháp cao áp mà, từ xưa, người Phật tử chân chính đã lấy chính bản thân và cuộc sống mình để thuyết phục giác ngộ người. Hãy sống một cuộc sống giác ngộ, chúng ta sẽ dễ dàng cảm hóa được tha nhân tự giác. Chính chư Phật cũng chỉ là gương giác ngộ cho chúng ta. Còn sự giác ngộ phải phát xuất từ tâm thức chúng ta. Nói cho người ta nghe, nhưng đừng cho đó đã thuyết phục được người. Chúng ta chỉ thuyết phục được người bằng chính cuộc sống của chúng ta. Lời nói và chữ nghĩa phải phát xuất tự chính cuộc sống đó, chúng ta mới mong tạo nổi niềm tin yêu nhận biết của người khác. Các bạn, tôi muốn nói với các bạn là, bất cứ công việc gì bạn làm để góp sức xây dựng và làm tốt đẹp cho cuộc sống, bạn đều có thể nên làm, cần làm, miễn rằng chính bạn phải trở nên tốt lành, và những hành vi bạn làm trong lĩnh vực và nghề nghiệp của bạn đem lại lợi ích cho tha nhân, cho cuộc sống. Hãy thể hiện đạo pháp ra trong cuộc sống riêng cũng như chung của bạn. Dân tộc Việt Nam đang đòi hỏi bạn phải sống một cuộc sống giác ngộ và quyết tâm thay đổi vận mệnh của xứ sở đã quá đau thương này. Ðạo Phật Việt Nam không phải nằm trong các nơi cổ tự, trong các tu viện, thư viện, mà kho tàng Phật giáo Việt Nam đang tàng chứa trong tâm thức người dân Việt Nam, nhất là nơi người nông dân chất phác muôn đời với ruộng đồng cần mẫn. Bạn hãy đến đó để làm bừng lên cuộc sống của đạo pháp, và đấy cũng là tinh thần truyền thống của dân tộc ta.

Tinh thần tự chủ của dân tộc cũng là tinh thần tự chủ của Phật giáo, cần phải được viện cầu tới để đưa dân tộc ta ra khỏi cảnhtủi nhục hiện nay. Tinh thần dung hòa đối với các nước bạn cũng là tinh thần truyền thống của dân tộc và của đạo Phật đại đồng, các bạn hãy lấy đó làm thế cách sinh hoạt giữa thế giới mở rộng hiện nay. Tinh thần bao dung đối với các tôn giáo khác của dân tộc cũng chính là của đạo Phật, các bạn hãy lấy đó làm phương châm xử thế đối với các tập thể khác để vận động một cuộc đại đoàn kết dân tộc. Tinh thần tha thứ cho kẻ thù địch khi thất thế của dân tộc và của đạo từ bi, các bạn hãy lấy đó làm tiêu chuẩn đãi ngộ, với các thế lực vô minh, muốn nhận chìm dân tộc của các bạn mãi mãi xuống vùng tối tăm. Từng quan tâm tới việc xây chùa và cơ sở Phật giáo cũng như gây thanh thế cho Phật giáo. Ðiều đó không cần. Những thứ đó có thể phá hủy đi được. Miễn là các bạn và toàn thể dân tộc cũng như nhân loại sống trong tinh thần của đạo pháp. Dù cho đạo pháp đó có mang tên gì cũng được. Từng quan tâm tới từ ngữ. Chỉ nên xét tới nội dung của đạo pháp đó có phải là phương pháp giải thoát cho tự thể và cho cuộc sống chung một cách hiệu nghiệm hay không mà thôi. Nói như vậy, không có nghĩa là tôi đã khích lệ cho sự vọng động của tâm tư. Nói như vậy, là tôi muốn nói tới tiếng nói đích thực của đạo Phật. Còn đối với chúng ta đang sinh sống trong nghiệp lực chưa thực sự thoát đạt, chúng ta cần phải tiến lên từng bước rất vững chắc, từ sự tu chứng bản thân theo đạo pháp tới việc phục vụ dân tộc và nhân loại.

Và như tôi đã trình bày ở trên, môi trường của người Phật tử hiện nay là giáo hội, chúng ta phải làm cho môi trường đó trở nên có tổ chức tốt đẹp và bền chắc để làm thành đại lực cho sự đi lên của dân tộc và thế giới, trong chiều hướng thoát cảnh khổ đau tranh chấp, bất công và nô lệ vật chất. Một cuộc sống giải thoát biểu hiện nơi chúng ta.

Tỳ kheo Thích Ðức Nhuận