Showing posts with label Bilingual. Show all posts
Showing posts with label Bilingual. Show all posts

Friday, March 28, 2025

BƯỚC CHÂN CHÁNH NIỆM: CON ĐƯỜNG TỈNH THỨC TRONG DÒNG LỊCH SỬ 50 NĂM PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI HOA KỲ - MINDFUL STEPS: A PATH OF AWAKENING IN THE 50-YEAR HISTORY OF VIETNAMESE BUDDHISM IN THE UNITED STATES

 BƯỚC CHÂN CHÁNH NIỆM: CON ĐƯỜNG TỈNH THỨC TRONG DÒNG LỊCH SỬ 50 NĂM PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI HOA KỲ

Tâm Thường Định

Khi nhìn lại nửa thế kỷ Phật giáo Việt Nam hiện diện trên miền đất hứa, Hoa Kỳ, ta thấy con đường chánh niệm tỉnh thức không khởi nguồn từ một dự tính định sẵn, mà từ sự kết tinh của hoàn cảnh, của tâm nguyện và của những bước chân tìm về cõi an trú giữa bao biến động. Bởi nó như một dòng suối len lỏi qua những biến động của thời cuộc, chảy về một phương trời xa lạ, rồi hòa vào biển lớn. Từ những hạt giống gieo xuống trong lặng lẽ, rồi một ngày trổ hoa giữa lòng những đô thị phương Tây, nơi mà có lúc tưởng chừng như chỉ dành cho lý trí và khoa học, cho tốc độ và tiêu thụ, cho những bộ óc không còn kiên nhẫn với những điều mơ hồ. Nhưng rồi, giữa cái đa đoan của thế giới ấy, những lời dạy về chánh niệm, về thở và cười, về sự trở về với chính mình đã nảy mầm và lan rộng như một cơn mưa đầu hạ, làm dịu đi những khô cằn của tâm hồn.

Phật giáo không đến phương Tây bằng một cuộc chinh phục. Đó không phải là một giáo điều, không phải một tôn giáo đến để cạnh tranh hay chiếm lĩnh. Phật giáo đến như một làn gió mát, như một người bạn đồng hành, nhẹ nhàng đặt một bàn tay trên vai những con người đang hoang mang giữa bao biến động của thời đại. Phật giáo không bảo ai phải tin vào điều gì, không yêu cầu ai phải thay đổi ngay lập tức, mà chỉ nhắc rằng chúng ta có thể dừng lại một chút, có thể hít vào một hơi thở sâu, có thể bước chậm rãi hơn một chút, và có thể lắng nghe trái tim mình một lần nữa.

Ngoại trừ thời ông Trần Trọng Khiêm, gần bảy mươi năm trước, khi những người Việt đầu tiên, cả Tăng lẫn tục, đặt chân lên đất Mỹ, mang theo quê hương trong lòng, mang theo tiếng kinh chiều của những ngôi chùa nhỏ, mang theo hình bóng của mẹ cha, của những con đường làng với tiếng chuông chùa ngân buổi sớm. Nhưng quê hương khi ấy cũng là một vết thương. Những đứa con xa xứ lạc lõng giữa một thế giới xa lạ, giữa một nền văn hóa mà đôi khi không biết cách để hòa nhập, để hiểu. Và rồi, giữa những chông chênh ấy, có những người đã tìm về với Phật pháp, tìm về với hơi thở, với sự an trú trong hiện tại, như một cách để chữa lành.

Phật giáo Việt Nam vào xã hội Hoa Kỳ cũng thế, tùy duyên bất biến, tùy thuận chúng sanh mà ở lại Hoa Kỳ dạy vào những trường đại học nổi tiếng ở Mỹ; đó là hai vị Tổ sư có công mang Phật giáo Việt Nam vào Hoa Kỳ sớm nhất: cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân và Thiền Sư Nhất Hạnh. Hai Thầy như dòng chảy của hai dòng sông lớn, Colorado và Mississippi tại Mỹ, đã lưu chuyển ngọn đèn chánh pháp từ Đông sang Tây từ Nam chí Bắc.

Giữa dòng chảy ấy, một trong những nhân tố quan trọng nhất đưa Phật giáo Việt Nam đến với Hoa Kỳ, và đồng thời lan rộng ra toàn thế giới, chính là Thiền Sư Nhất Hạnh. Thầy không chỉ mang đến một phương pháp thực tập, mà là một cách nhìn, một con đường sống tỉnh thức, không tách biệt với đời thường mà hòa vào từng hơi thở, từng bước chân của con người hiện đại. Những năm 1960, khi Thiền Sư Nhất Hạnh đến phương Tây để kêu gọi hòa bình, Thầy đã gieo một hạt giống mới – hạt giống của chánh niệm – giữa lòng một thế giới đang ngổn ngang với chiến tranh, bạo lực và nỗi hoang mang hiện sinh.

Thầy không mang đến nước Mỹ một Phật giáo xa lạ hay mang tính học thuật khô cứng. Thầy đến không phải để đưa ra những lý thuyết trừu tượng mà để trao truyền một con đường sống động và thực tiễn. Giáo lý mà Thầy giảng dạy không tách rời với những nguyên lý nền tảng của Đạo Phật – về Nghiệp, về Luân Hồi, về Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo – mà chính là sự thể hiện trọn vẹn những giáo pháp ấy trong từng giây phút của đời sống. Lấy pháp môn “Hiện pháp lạc trú” làm một điển hình. Đó là phương pháp thực tập chánh niệm phổ thông và Thầy đã giới thiệu thành công trong xã hội Tây phương. An trú trong hiện tại, được Thiền Sư Thích Nhất Hạnh giảng dạy như một con đường đưa tới an lạc và làm cho đời bớt khổ. Đó là lối sống trọn vẹn trong từng khoảnh khắc, thấy rõ bản chất vô thường và không bám víu vào khái niệm ngã pháp. An trú trong hiện tại là an trú trong thực tại chân như, nơi mọi vọng tưởng lắng đọng, và tâm an nhiên tự tại, giải thoát khỏi khổ đau và phiền não.

Thầy đã dạy mọi người cách đi, đứng, nằm, ngồi (bốn oai nghi qua bốn tác phẩm tiêu biểu), và đặc biệt là cách thở như trong cuốn Phép Lạ của Sự Tỉnh Thức. Nghe thì thật đơn giản, nhưng trong sự đơn giản ấy là cả một con đường. Một hơi thở có thể thay đổi một cuộc đời, nếu ta thực sự có mặt với nó. Một bước chân có thể mở ra một chân trời, nếu ta thực sự ý thức về nó. Thầy không bảo ai phải từ bỏ điều gì, không ép ai phải theo một con đường nhất định, chỉ nhắc rằng chúng ta có thể bắt đầu từ chính nơi ta đang đứng, với chính những gì ta đang có.

Và rồi, chánh niệm đã trở thành một phần của phương Tây, như một mảnh ghép mà không ai nghĩ rằng nó có thể phù hợp đến vậy. Những thiền viện mọc lên, những buổi thực tập chánh niệm xuất hiện trong trường học, trong bệnh viện, trong các tập đoàn công nghệ, cả trong quân đội v.v... Người ta bắt đầu hiểu chánh niệm không phải là một điều gì xa lạ, không phải là một nghi lễ của một nền văn hóa khác, mà là một điều tự nhiên, một bản năng mà ta đã đánh mất giữa những bộn bề của đời sống.

Năm mươi năm là một hành trình của Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, nhưng đồng thời cũng là một hành trình của sự chuyển hóa. Chánh niệm không những đã giúp mỗi cá nhân quay về với chính mình mà còn là một phương pháp chữa lành tập thể. Những vết thương của chiến tranh, của lưu vong, của sự chia cắt lịch sử – tất cả có thể được chuyển hóa bằng sự thực tập tỉnh thức, bằng sự lắng nghe sâu, bằng lòng từ bi mở rộng.

Hơi thở chánh niệm giúp chúng ta tìm được sự bình an trong giây phút hiện tại, đồng thời giúp tháo gỡ những nút thắt của quá khứ. Trong những khóa tu dành cho người Mỹ gốc Việt, những thế hệ thứ hai, thứ ba có cơ hội lắng nghe cha mẹ, ông bà kể về những mất mát mà trước đây họ chưa bao giờ có cơ hội để giãi bày. Chánh niệm trở thành một cầu nối giữa các thế hệ, giữa quá khứ và hiện tại, giúp những vết thương của lịch sử không còn tiếp tục di truyền qua những thế hệ mai sau.

Nhưng không chỉ dừng lại ở cộng đồng người Việt, chánh niệm đã trở thành một phương pháp trị liệu cho cả xã hội phương Tây. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thực tập chánh niệm giúp giảm căng thẳng, lo âu, cải thiện sức khỏe tâm thần và thậm chí góp phần vào việc giảm bạo lực trong cộng đồng. Nhiều báo cáo khoa học cho thấy những chương trình chánh niệm trong trường học giúp giảm đáng kể tỷ lệ bạo lực học đường, đồng thời tăng cường khả năng tập trung và học tập của học sinh. Nếu chiến tranh, bạo lực và sự đứt gãy xã hội là biểu hiện của một tâm thức đầy bất an và vọng động, thì chánh niệm là một phương thuốc trị liệu. Nó giúp từng cá nhân quay về với chính mình, nhưng đồng thời cũng giúp cả một xã hội biết cách dừng lại, biết cách lắng nghe, biết cách sống chậm hơn để nhìn rõ những gì đang xảy ra xung quanh.

Năm mươi năm qua, Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ đã đi qua nhiều thăng trầm. Nhưng có lẽ, hành trình ấy vẫn chỉ mới bắt đầu. Bởi vì, con đường chánh niệm không có điểm đến. Chỉ có những bước chân, và mỗi bước chân đều có thể là một sự khởi đầu mới. Nếu có một điều gì đáng để nhớ sau nửa thế kỷ, có lẽ đó chính là bài học đơn giản nhất: Chúng ta có thể dừng lại, ngay tại đây. Ta có thể thở, ngay lúc này. Và ta có thể bước đi, với tất cả sự tỉnh thức, với tất cả sự yêu thương.

Và như thế, Phật giáo Việt Nam vẫn còn đó, không phải như một di sản của quá khứ, mà như một con đường của hiện tại và tương lai. Một con đường luôn mở rộng, cho bất cứ ai sẵn sàng cất bước, với một hơi thở nhẹ nhàng, và một trái tim rộng mở.

Tâm Thường Định

1. Trần Trọng Khiêm, sinh năm 1821 tại làng Xuân Lũng, phủ Lâm Thao (nay thuộc tỉnh Phú Thọ), được xem là người Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ vào năm 1849 tại thành phố New Orleans, tiểu bang Louisiana. 2. Năm 1960, Hòa thượng Thích Quảng Liên tốt nghiệp Thạc sĩ (MA) tại Đại học Yale, Hoa Kỳ. Sau khi hoàn thành chương trình học, ngài trở về Việt Nam và đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, như Tổng vụ trưởng Tổng vụ Pháp sự và Hiệu trưởng hệ thống Trường Bồ Đề trên toàn quốc. 3. Thiền Sư Thích Nhất Hạnh từng giảng dạy tại Đại học Princeton và Đại học Columbia, chia sẻ về Phật học, chánh niệm và đạo lý từ bi. Trong thời gian này, Thiền sư đã góp phần giới thiệu Phật giáo ứng dụng và thực tập chánh niệm đến cộng đồng quốc tế. 4. Hòa thượng Thích Thiên Ân sang Hoa Kỳ vào năm 1966 và Ngài giảng dạy tại Đại học California, Los Angeles (UCLA), góp phần giới thiệu Phật giáo Việt Nam và thiền học đến với sinh viên và giới học giả phương Tây. Hòa thượng cũng thành lập Trung tâm Thiền tại Los Angeles, tạo nền tảng cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Sau đó cố Hoà Thượng Thích Mãn Giác (Thi sĩ Huyền Không) tiếp nối Thầy. 5. Phép Lạ của Sự Tỉnh Thức – Hướng dẫn thực tập chánh niệm trong mọi sinh hoạt hàng ngày, từ thở, đi, đứng, nằm, ngồi đến ăn uống và làm việc. An Lạc Từng Bước Chân – Tập trung vào nghệ thuật đi trong chánh niệm, biến từng bước chân thành một hành trình an lạc và sâu sắc. Giận – Mặc dù nói về cách chuyển hóa cảm xúc giận dữ, sách cũng hướng dẫn thực tập chánh niệm trong mọi oai nghi để nhận diện và ôm ấp cảm xúc. Bước Tới Thảnh Thơi – Một cuốn sách nhỏ, đơn giản, tập trung vào thực tập đi trong chánh niệm, hướng dẫn cách đi bộ như một pháp tu sâu sắc để tìm sự thảnh thơi và an lạc. 6. Phép Lạ của Sự Tỉnh Thức của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một cuốn sách hướng dẫn thực tập chánh niệm trong đời sống hàng ngày. Qua những bài học giản dị và sâu sắc, Thiền sư chỉ bày cách thở, đi, đứng, nằm, ngồi trong chánh niệm để an trú trong hiện tại, nuôi dưỡng sự an lạc và chuyển hóa khổ đau. Sách nhấn mạnh rằng mỗi khoảnh khắc đều có thể trở thành phép lạ nếu ta sống với sự tỉnh thức và trân trọng.


MINDFUL STEPS: A PATH OF AWAKENING IN THE 50-YEAR HISTORY OF VIETNAMESE BUDDHISM IN THE UNITED STATES

Tâm Thường Định


Reflecting on fifty years of Vietnamese Buddhism in the United States, it is evident that the journey of mindful awakening emerged not from a preordained blueprint, but from the convergence of circumstances, intentions, and the quest for sanctuary amidst numerous upheavals. It resembles a stream navigating the fluctuations of history, flowing toward a far horizon and ultimately converging with the vast ocean. From seeds planted in quiet devotion, blossoms eventually grew in Western cities, which are usually considered places of reason and science, speed and consumption, or people who can't stand anything vaguely abstract. Even within that complex realm, teachings on mindfulness—regarding breathing and smiling, and reconnecting with ourselves—have proliferated, alleviating the aridity in our hearts like the initial summer rain.

Buddhism did not arrive in the West through conquest. It is neither a doctrine nor a religion aspiring to compete or conquer. Buddhism emerged as a refreshing presence, akin to a companion softly placing a hand on the shoulders of individuals disoriented by the tumult of the time. It does not require someone to adhere to particular beliefs, nor does it insist on prompt transformation. It just serves as a reminder to halt, inhale deeply, decelerate our rhythm, and attune ourselves to our hearts once more.

Aside from the time of Mr. Trần Trọng Khiêm, nearly seventy years ago, the earliest Vietnamese—both monastics and laypeople—who arrived in America brought with them the essence of their homeland, including the evening chants of small temples, memories of their parents, and the village paths resonating with the morning chime of temple bells. Nonetheless, that homeland was also a source of anguish. The Vietnamese youngsters, displaced from their homeland, found themselves adrift in an unfamiliar culture that they struggled to assimilate into and comprehend properly. Amidst that precariousness, some returned to the Buddha’s teachings, focusing on the breath and residing in the present now as a means of healing.

Vietnamese Buddhism in the United States has progressed similarly—“tùy duyên bất biến, tùy thuận chúng sanh,” adeptly changing while keeping faithful to its core—as it established itself in America and integrated into prominent colleges. The late Hòa Thượng Thích Thiên Ân and Thiền Sư Nhất Hạnh were two prominent patriarchs who significantly contributed to the introduction of Vietnamese Buddhism to the United States in its formative years. Similar to the confluence of the Colorado and Mississippi rivers, these two esteemed educators transmitted the light of the Dharma over East and West, as well as North and South.

Among the influential individuals who introduced Vietnamese Buddhism to the United States and later facilitated its global dissemination was Thiền Sư Nhất Hạnh. Thầy introduced a practice method and provided a novel perspective—a pathway of enlightened existence, intricately integrated into the quotidian life, encompassing every breath and step of contemporary individuals. In the 1960s, when Thầy arrived in the West to promote peace, he sowed a fresh seed—the seed of mindfulness—in a world entrenched in conflict, violence, and existential dread.

Thầy did not introduce a distant or too scholarly variant of Buddhism to America. Instead, he presented tangible, pragmatic instructions rather than theoretical abstractions. The Dharma he imparted was intrinsically linked to the fundamental tenets of Buddhism—Karma, Rebirth, the Four Noble Truths, and the Noble Eightfold Path. Instead, these principles were completely manifested in every minute of daily existence. Consider the practice of “Hiện pháp lạc trú”—experiencing contentment in the present moment—a sort of mindfulness that Thầy effectively introduced to Western civilization. Living in the present, as articulated by Thích Nhất Hạnh, is a pathway to tranquility and a solution for anguish. It is a method of fully experiencing each moment, comprehending the transient nature of existence, and relinquishing ties to oneself and external occurrences. Residing in the present entails engaging with the authentic essence of reality, where all errant thoughts dissipate, allowing the mind to repose in tranquil liberation, unencumbered by suffering and distress.

Thầy instructed individuals on the four postures—walking, standing, lying down, and sitting (Here are four connected books about the subjects)—as articulated in four significant texts, and emphasized the importance of breathing, as detailed in The Miracle of Mindfulness. Although it appears straightforward, this simplicity encompasses a comprehensive lifestyle. A single breath has the potential to transform a life, provided we are fully attentive to it. A single step can reveal an entirely new vista, provided we are truly cognizant of it. Thầy did not compel anyone to relinquish their belongings or adhere to a specific trajectory; he merely reminded us that we might commence precisely from our current position, utilizing exactly what we possess.

Mindfulness gradually integrated into Western society—an unforeseen element that aligned more seamlessly than anticipated. Meditation centers begin to proliferate. Mindfulness sessions have emerged in educational institutions, healthcare facilities, technology companies, and military organizations. Individuals began to perceive mindfulness not as an alien or ritualistic practice from a different culture, but as an inherent ability that we have neglected amidst the distractions of daily life.

Fifty years represents a voyage of Vietnamese Buddhism in the United States, as well as a process of transition. Mindfulness has facilitated individual self-discovery and functioned as a communal therapeutic approach. Injuries from conflict, relocation, and the disintegration of history can be ameliorated through intentional practice, attentive listening, and a compassionate disposition.

A conscious breath allows us to attain tranquility in the present while assisting in resolving the complexities of the past. During retreats for Vietnamese Americans, second and third generations have had the opportunity to listen to their parents and grandparents articulate losses that had previously remained unspoken. Mindfulness serves as a conduit between generations, linking the past and present and preventing historical traumas from perpetuating in future lineages.

However, it is not confined solely to the Vietnamese community; mindfulness has emerged as a therapeutic approach for Western society as a whole. Multiple research studies indicate that mindfulness practice diminishes stress and anxiety, enhances mental health, and may contribute to a reduction in community violence. Numerous scientific studies demonstrate that mindfulness programs at educational institutions substantially reduce instances of bullying and violence while simultaneously improving students' concentration and academic performance. If war, violence, and social disintegration are the external manifestations of an agitated, unsettled psyche, then mindfulness serves as the remedy. It directs each person inside while simultaneously instructing society on the importance of pausing, listening, and decelerating to discern their surroundings accurately.

Over the past fifty years, Vietnamese Buddhism in America has undergone numerous fluctuations. Nevertheless, it appears that the adventure has merely commenced. The journey of mindfulness lacks a definitive conclusion—merely stages, each representing a potential new commencement. After fifty years, the most significant lesson to retain may be this: We may pause, at this moment. We are capable of respiration at this moment. We can proceed with full consciousness and limitless affection.

Vietnamese Buddhism persists—not alone as a relic of history, but as a pathway for contemporary and future existence. This pathway is accessible to those who are prepared to proceed with a calm breath and an open heart.

Tâm Thường Định

Hawaii, HI on 3/10/2025

1. Trần Trọng Khiêm, born in 1821 in Xuân Lũng Village, Lâm Thao Prefecture (now part of Phú Thọ Province), is considered the first Vietnamese person to set foot in the United States, arriving in 1849 in the city of New Orleans, Louisiana. 2. In 1960, the Venerable Thích Quảng Liên completed his Master of Arts (MA) degree at Yale University in the United States. After finishing his studies, he returned to Vietnam and assumed various key positions within the Unified Buddhist Church of Vietnam, including serving as Director of the Department of Dharma Affairs and Principal of the nationwide Bodhi (Bồ Đề) School system. 3. The Most Venerable Thích Thiên Ân arrived in the United States in 1966 and taught at the University of California, Los Angeles (UCLA), helping introduce Vietnamese Buddhism and Zen studies to Western students and scholars. He also established a meditation center in Los Angeles, laying the groundwork for the growth of Vietnamese Buddhism in America. Later, the late Venerable Thich Man Giac (the poet Huyen Khong) continued his teacher’s legacy. 4. Zen Master Thich Nhat Hanh (1926–2022) was a Vietnamese monk and peace activist. Renowned for introducing mindfulness to the West, he penned over 100 books on meditation and compassion. Exiled from Vietnam during the war, he established Plum Village in France. His gentle teachings continue to inspire peace and harmony. He once taught at Princeton University and Columbia University, where he shared insights on Buddhist studies, mindfulness, and the principles of compassion. During this period, he played a key role in introducing applied Buddhism and mindfulness practice to the international community. 5. The Miracle of Mindfulness – Guides the practice of mindfulness in all daily activities, from breathing, walking, standing, lying down, and sitting to eating and working. Peace Is Every Step – Focuses on the art of walking mindfully, turning each step into a peaceful and profound journey. Anger – Although addressing ways to transform anger, this book also provides guidance on practicing mindfulness in all postures to recognize and lovingly embrace emotions. Happy Steps (Bước Tới Thảnh Thơi) – A simple, concise book focusing on mindful walking, illustrating how walking can be a deep spiritual practice for finding ease and peace. 6. The Miracle of Mindfulness by Zen Master Thich Nhat Hanh is a guide to practicing mindfulness in everyday life. Through simple yet profound lessons, he shows how to breathe, walk, stand, lie down, and sit in mindfulness to dwell in the present moment, cultivate peace, and transform suffering. The book emphasizes that every moment can become a miracle if we live with awareness and gratitude. 7. Peace in Every Step by Zen Master Thich Nhat Hanh is a book that teaches the art of walking mindfully. He guides us to walk at ease, fully aware of each footstep, so we can deeply touch the present moment and cultivate peace and happiness. Every step becomes a chance to come home to ourselves, release worries, and merge with the wondrous life of heaven and earth.



Saturday, March 22, 2025

HÒA THƯỢNG THÍCH ĐỖNG TUYÊN (THÍCH THÁI SIÊU): HẠNH NGUYỆN, THÂN GIÁO VÀ HOẰNG PHÁP LỢI SINH

HÒA THƯỢNG THÍCH ĐỖNG TUYÊN (THÍCH THÁI SIÊU): HẠNH NGUYỆN, THÂN GIÁO VÀ HOẰNG PHÁP LỢI SINH

ht thich dong tuyen

  Trong cõi vô thường, có những bậc chân tu lặng lẽ, lấy thân giáo làm nền tảng, dùng sự tu tập chân thành để làm lợi lạc quần sinh. Hòa thượng Thích Đỗng Tuyên, thường gọi là Thích Thái Siêu, chính là một trong những bậc ấy. Từ những năm ấu thơ trên quê hương Ninh Thuận, đến lúc cắp sách nơi Phật học viện, rồi dấn thân hoằng pháp trên xứ người, Hòa thượng luôn soi đường bằng thân giáo, chánh niệm và từ bi.
  Duyên khởi xuất trần: hạt mầm của Tâm Bồ-đề. Hòa thượng ra đời năm 1945 tại làng Văn Sơn, Ninh Thuận, trong một gia đình thấm nhuần giáo lý Phật-đà. Khi vừa 12 tuổi, Ngài phát tâm xuất gia, đối trước Hòa thượng Bổn sư đảnh lễ cầu xuất thế học đạo. Mười hai mùa sen nở vẫn còn thơ dại, nhưng ánh mắt đầy nhiệt tâm của Ngài đã báo trước một hành trình tu tập kiên cường. Bốn năm làm chú tiểu, học công phu, học Luật tiểu, học oai nghi, chính là nền tảng đầu tiên để Hòa thượng khai mở trí tuệ và tỏa ngát lòng từ.
  Với Thầy, thân giáo là bài pháp sống động. Sau khi thọ Sa-di, Hòa thượng được đưa ra các Phật học viện như Phổ Đà (Đà Nẵng), Hải Đức (Nha Trang) và Quảng Hương Già Lam (Sài Gòn). Trải qua những năm tháng chuyên tâm học nội điển, trau dồi ngoại ngữ, tiếp thọ giới pháp Tỳ-kheo, Hòa thượng không ngừng tinh tấn hành trì. Đằng sau những giai đoạn học tập, ta thấy thấp thoáng bóng dáng một vị Sa-môn nghiêm cẩn. Ngày đêm chuyên cần công phu, để mỗi bước đi, mỗi cử chỉ đều lan tỏa chánh niệm. Khiêm cung, nhẫn nại, thuận duyên tiếp dẫn lớp hậu học bằng chính phẩm hạnh của mình. Ngoài 50 tuổi, Thầy cũng vẫn đi học để có bằng tiến sĩ ở Ấn Độ làm gương cho hậu học.
  Nếu giáo pháp là ngọn đèn, thì thân giáo là nguồn sáng chân thực tỏa ấm. Trò nào có duyên gần gũi Hòa thượng cũng đều cảm nhận sâu sắc hương vị Thiền qua cung cách sống giản dị và cốt tuỷ tu tập của Thầy. Tinh chuyên học giới, hoằng dương rộng khắp Đông Tây. Sau khi hoàn tất chương trình Trung Đẳng Phật Học, Hòa thượng còn tiếp tục dự học các khóa Cao cấp Phật Học. Rồi duyên lành đưa Ngài đến Ấn Độ tu học sáu năm, chuyên sâu Pali, Sanskrit và Luật tạng. Tấm bằng Tiến sĩ năm 2002 với luận án so sánh Tỳ-kheo giới các truyền phái Phật giáo không chỉ là thành quả về mặt học thuật, mà còn là kết tinh của một bậc chân tu khát khao phụng sự Phật pháp.
  Trở về, Hòa thượng miệt mài giảng dạy Tăng Ni trong nước. Tiếp đến, Thầy sang Hoa Kỳ theo thỉnh nguyện của chư Tôn đức, đóng góp vào việc hoằng truyền Chánh pháp. Nơi đâu Hòa thượng đặt chân, nơi ấy in lại dấu ấn của sự dấn thân. Thầy xây dựng, khai sơn những ngôi già-lam, chùa viện làm chỗ nương tựa tâm linh cho Phật tử như Niệm Phật Đường Fremont, rồi Chùa Đại Bảo Trang Nghiêm. Thầy tham gia Giáo hội giảng dạy, mở các khóa tu học, tạo thuận duyên cho mọi tầng lớp đến với giáo lý Phật-đà. Thầy tích cực trong các vai trò trọng yếu của Giáo hội, như Tổng Vụ Trưởng Hoằng Pháp và Giáo Dục, Trưởng ban tổ chức An cư, Đại hội, các khóa tu học Bắc Mỹ…
Từ miền Tây sang miền Đông nước Mỹ, từ Âu châu đến Canada, dấu chân Hòa thượng là dòng nước mát ngấm dần vào lòng người. Có thể nói, thân giáo đi cùng bi nguyện lợi sinh. Với hạnh nguyện Bồ-đề, Hòa thượng đặc biệt chú trọng vào sự hỗ trợ các trú xứ ở miền Đông Hoa Kỳ, động viên chư Tăng Ni tổ chức lễ hội Phật giáo, các khóa an cư, lễ Phật đản để phát huy tinh thần Phật pháp trong cộng đồng. Ngài còn không ngại trời xa đất lạ, đi đến từng nơi thuyết giảng, hướng dẫn tứ chúng. Đối với tổ chức Gia Đình Phật Tử, Hòa thượng vừa là người thầy, vừa là vị hiền giả thân cận, khuyến tấn các cấp Huynh trưởng và đoàn sinh sống đúng tinh thần từ bi, kỷ luật và trí tuệ của GĐPT.
  Nhưng hơn hết, vẫn là tấm gương tu hành giản dị và bền bỉ là một vị Hòa thượng với chiếc áo Lam nhật bình giản dị nêu cao đức tính khiêm cung, đạm bạc, giữ gìn giới hạnh và kỷ cương. Mỗi bước đi, mỗi hành động đều toát lên tinh thần “không trú” – không vướng mắc danh lợi, chỉ một lòng vì đạo pháp và chúng sinh.
Như một bài học vô thường sống động cuối cùng Thầy dành cho Phật tử, Thầy hóa duyên viên mãn. Trước hôm viên tịch, Hòa thượng vẫn dự lễ Bố Tát hằng tháng cùng Cộng Đồng Phật Giáo Bắc California. Đến ngày ra đi (20/3/2022, nhằm 18/2 Nhâm Dần), Ngài còn tham gia Phật sự, phân phát thức ăn cho người vô gia cư, rồi về Chùa Đại Bảo Trang Nghiêm thọ trai. Đến khoảng 6 giờ chiều cùng ngày, Hòa thượng an tường xả bỏ báo thân tại Chùa Đại Bảo Trang Nghiêm, thành phố Hayward, California, Hoa Kỳ, thế thọ 78 tuổi, lạp thọ 54. Hòa thượng nhẹ nhàng xả bỏ báo thân, sau khi vẫn còn đang làm Phật sự và trao tặng thức ăn cho người vô gia cư trong buổi sáng cùng ngày. Tấm lòng vị tha của Ngài cho đến phút cuối vẫn mãi là lời nhắc nhở rằng đời sống này vô thường, nhưng lòng từ bi thì bất diệt.
  Riêng chúng con có cơ duyên theo Thầy, học hỏi và đồng hành cùng Thầy nhiều Phật sự và việc cuối cùng với Thầy là giúp Thầy xuất bản tập sách cuối cùng của Thầy. Xin mạn phép viết về cuốn sách Vô Biên Pháp Lạc tập 1, (và Vô Biên Pháp Lạc tập 2 mà Thầy đang làm dang dở lúc bấy giờ). Vô Biên Pháp Lạc tập 1 tổng hợp hai mươi lăm bài kinh ngắn, được trích dịch từ Đại Tạng Kinh với mục đích mang lại niềm an vui, hạnh phúc và bình an cho tất cả chúng sanh. Nổi bật trong lời dẫn nhập là quan niệm về cõi Ta bà nhỏ bé, đầy đủ năm thứ “uế trược” giữa vô lượng vô biên cõi nước của chư Phật. Cũng vì thương xót muôn loài, chư Đại Bồ Tát không ngừng nguyện vào cõi Ta bà để hướng dẫn, giúp chúng sanh trở về nguồn cội tâm Đại Bi, biết cách học và tu để thoát ly sanh tử, cũng như dấn thân cứu độ nơi khổ đau nhất. Từ đây, có thể nhận thấy ít nhất bốn lợi ích quan trọng trong việc học hỏi và thực hành những giáo pháp được nêu trong Vô Biên Pháp Lạc. Việc nuôi dưỡng tâm đại bi và lòng bao dung là quan trọng nhất. Thông qua những bài kinh trong Vô Biên Pháp Lạc, người đọc dễ dàng bắt gặp thông điệp về lòng từ bi vô hạn. Học và thực hành theo tinh thần này giúp chúng ta nhận ra rằng, cõi Ta bà tuy đầy khổ đau và phiền não, nhưng lại là nơi để vun bồi hạnh nguyện Bồ Tát. Giữ vững tâm từ, thấu hiểu nỗi khổ của tha nhân không chỉ tăng trưởng công đức mà còn mở rộng lòng bao dung với chính mình và mọi người.
  Hòa thượng Thích Đỗng Tuyên luôn khuyến khích tự mình giải thoát, chuyển hóa khổ đau. Thầy luôn nhấn mạnh rằng chư Đại Bồ Tát dạy dỗ và khuyến khích chúng sanh tự học, tự tu, hầu chính bản thân mỗi người thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết. Những bài kinh ngắn trong Vô Biên Pháp Lạc không chỉ giúp ta hiểu về lý nhân duyên, vô thường, vô ngã,… mà còn hướng tới thực hành cụ thể, để từng bước thoát ly khổ đau, tự mình nếm trải niềm an lạc của chánh pháp.
  Qua lời dạy của Thầy, hãy tăng trưởng thiện duyên, hướng đến phụng sự xã hội. Một trong những điểm đáng chú ý của bộ sách là kêu gọi chúng ta “dấn thân vào chỗ không còn tình người, chỗ chỉ có khổ đau.” Điều này không phải nhằm vào sự bi quan, mà ngược lại nhắc nhở người thực hành hãy sẵn sàng bước tới những nơi bất hạnh để chia sẻ, hóa giải khổ đau cho tha nhân. Đây cũng chính là tinh thần vào đời của chư Bồ Tát: không né tránh khó khăn, mà lấy việc giúp chúng sanh làm niềm vui, tích lũy công đức, trưởng dưỡng từ tâm.
  Cuối cùng là hãy tìm thấy nguồn hỷ lạc chân thật ngay trong cõi đời này. Dù nói đến khổ đau hay cảnh ngộ Ta bà, tựa sách Vô Biên Pháp Lạc đã khẳng định một giá trị cốt lõi: niềm an lạc vô biên có thể hiện hữu ngay tại trần gian này, nếu chúng ta biết “sống” theo lời Phật dạy. Sự an lạc ấy không chỉ dành riêng cho chư Phật hay chư Đại Bồ Tát mà bất cứ ai, hễ có đủ lòng tin và tinh tấn, đều có thể “chạm” đến. Việc đọc và thực hành sách là cơ hội để mỗi người kết duyên với giáo pháp, khai mở tuệ giác và sống thảnh thơi hơn giữa cuộc đời nhiều biến động.

  Xin chốt lại, tác phẩm Vô Biên Pháp Lạc của Thầy là một hành trang quý báu cho những ai mong muốn thâm nhập sâu hơn vào tinh thần Bồ Tát đạo. Qua các bài kinh được dịch thuật và chú giải, Hòa thượng Thích Đỗng Tuyên gợi mở con đường tu tập, tiếp nối truyền thống Đại Thừa, nhấn mạnh vai trò của Đại Bi Tâm, cùng chí nguyện phụng sự xã hội. Nhờ đó, người đọc không chỉ hiểu thêm về giáo lý mà còn có thể ứng dụng ngay vào đời sống, nuôi dưỡng trí tuệ và từ bi, tiến bước vững vàng trên hành trình tâm linh.

  Nhân ngày kỵ lần thứ 3 của Thầy, chúng con xin kể lại để tưởng nhớ và tri ân công hạnh Hòa thượng Thích Đỗng Tuyên, một bậc cao Tăng khả kính, nêu gương sáng cho hậu thế về công hạnh giữ gìn mạng mạch Phật pháp. Từ ngọn đuốc tri thức kết hợp với công phu hành trì, Ngài đã dệt nên một cuộc đời hiến trọn cho việc giáo dục, xây dựng Tăng-già và truyền trao giáo pháp. Chính sự tinh chuyên tu học và đức hạnh khiêm cung của Hòa thượng đã mở lối cho biết bao tấm lòng hữu duyên, được nương vào Phật pháp mà vun bồi phước tuệ.

Tưởng nhớ Thầy.
  Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Khế thủ. 


Tâm Thường Định
Vùng vịnh, Ngày 21 tháng 3, 2025.


Most Venerable Thích Đỗng Tuyên (Thích Thái Siêu): Embodying the Bodhisattva Vow, Guiding by Example, and Propagating the Dharma for All Beings

  In this impermanent world, there are sincere monastics who silently live by embodied practice (leading-by-example/thân giáo) and use their sincere cultivation to benefit all beings. One such individual was the Most Venerable Thích Đỗng Tuyên, who was frequently referred to as Thích Thái Siêu. From his childhood in Ninh Thuận Province to his time studying at Buddhist institutes and ultimately disseminating the Dharma in a foreign land, the Venerable consistently guided himself and others through embodied practice, mindfulness, and compassion.

The Seed of the Bodhi Mind: The Condition for Leaving the Worldly Life

The Most Venerable Thích Đỗng Tuyên was born in 1945 at Văn Sơn Village, Ninh Thuận Province, into a family that was deeply rooted in Buddhist practices. He aspired to leave home at the age of 12, prostrating before his master to request ordination. His eyes, which were still only twelve summers old, were ablaze with fervor, indicating a resolute course of spiritual development. The Venerable's initial foundation for the cultivation of wisdom and the radiating of loving-kindness was established during his four years as a novice, during which he studied fundamental practices, novice discipline, and appropriate deportment.

Embodied practice is a living Dharma teaching for the Venerable.

Phổ Đà (Đà Nẵng), Hải Đức (Nha Trang), and Quảng Hương Già Lam (Sài Gòn) were the Buddhist institutes to which he was sent after receiving the novice precepts. Throughout the years of intense study in internal Buddhist curricula, the development of foreign-language skills, and the subsequent receipt of the Bhikkhu precepts, he remained steadfast in his practice. The diligent monastic who stood behind these periods of academic pursuit practiced assiduously day and night, ensuring that every step and gesture exuded mindfulness. Through his virtues, he mentored the newer generation with humility, patience, and adaptability. He remained committed to his studies, pursuing a doctoral degree in India, even after reaching the age of fifty. His persistence served as an inspiration for his contemporaries.

Embodied practice is the warm and genuine illumination that emanates from the teachings, if the latter are a lamp. Zen was profoundly felt by any disciple who was fortunate enough to be in his presence, as evidenced by his uncomplicated lifestyle and fundamental spiritual training. He was a master of the monastic discipline and dedicated his life to the dissemination of the Dharma throughout the East and West. After successfully finishing the intermediate-level Buddhist studies program, he pursued the advanced courses. A favorable karmic connection led him to India, where he spent six years studying the Vinaya (monastic code), Sanskrit, and Pali. In addition to being an academic accomplishment, his 2002 doctoral degree, which concentrated on a comparative analysis of the bhikkhu precepts across various Buddhist traditions, was the result of a genuinely dedicated monk who was anxious to serve the Buddhadharma.

Unceasingly Returning Educating in Vietnam, Subsequently Traveling Abroad

Upon his return, he dedicated himself to instructing monastics in Vietnam. Subsequently, he traveled to the United States at the request of the senior Sangha to assist in the dissemination of the Dharma. He left a legacy of dedication in every location he visited, establishing temples and monasteries that served as spiritual refuges for laity Buddhists, including Niệm Phật Đường Fremont and Chùa Đại Bảo Trang Nghiêm. He initiated retreats and study sessions under the Buddhist Congregation's auspices, thereby establishing conducive conditions for all individuals to engage with the Buddha's teachings. He was involved in numerous critical leadership positions within the Congregation, including the organization of the Rains Retreat, general assemblies, and North American Buddhist training courses, as well as the Director of both the Propagation and Education Departments. 

The Venerable's footsteps were like a cool stream that progressively permeated the hearts of people from the western to eastern regions of the United States, as well as from Europe to Canada. In fact, his embodied practice consistently aligned with his compassionate commitment to the well-being of all sentient beings.

With his Bodhi resolve, he devoted particular attention to the support of temples in the eastern United States, encouraging monastics to coordinate Buddhist festivals, Rains Retreats, and Vesak Celebrations to foster the spirit of the Dharma in the community. He was unafraid of unfamiliar environments or distance, and he traveled to various locations to deliver Dharma lectures and provide guidance to the fourfold assembly. He was a teacher and elder mentor to the Vietnamese Buddhist Youth Association (Gia Đình Phật Tử), inspiring group leaders and members to maintain the organization's genuine spirit of compassion, discipline, and wisdom.

Above all, he served as a perpetual representation of a modest, unwavering monastic: a Venerable in a plain gray robe, who was representative of virtue, frugality, humility, and adherence to discipline. The spirit of "no abiding" was evident in every step he took and action he performed, as he was unencumbered by worldly acclaim and dedicated himself exclusively to the Dharma and all beings.

A Final Living Lesson of Impermanence for the Faithful

He was a member of the Northern California Buddhist Community and participated in the monthly Bố Tát ceremony, which involved the recitation of the precepts and the confession of monks, until the day before his departure. He was still engaged in Dharma work, distributing food to the homeless, on March 20, 2022, the 18th day of the 2nd lunar month in the Year of the Tiger. He then returned to Chùa Đại Bảo Trang Nghiêm for his midday meal. This afternoon was the day he departed this existence. He passed peacefully during his sleep at Chùa Đại Bảo Trang Nghiêm in Hayward, California, USA, at the age of 78, after 54 years of monastic service, at approximately 6 p.m. on the same day. The Venerable's altruism at the end of his life will forever serve as a reminder that compassion endures, despite the impermanence of life, as she was actively involved in Dharma work and distributed food to those in need that morning.

A Final Project: Vô Biên Pháp Lạc

We were fortunate enough to follow him, learn from him, and participate in numerous Dharma endeavors with him. Most recently, we collaborated on the publication of his final volume. We respectfully offer a few remarks regarding that endeavor: Vol. 1 of Vô Biên Pháp Lạc (and Vol. 2 of Vô Biên Pháp Lạc) are incomplete at that time. The objective of Volume 1 is to provide all beings with serenity, joy, and well-being by translating twenty-five brief sūtras from the Buddhist canon.  Notably, the Venerable addresses the diminutive nature of the Saha World (our world, which is rife with five types of defilement) in its introduction, in comparison to the infinite Buddha realms. The Great Bodhisattvas perpetually pledge to enter this domain, guide beings back to their innately compassionate hearts, instruct them on how to study and practice to escape birth-and-death, and dedicate themselves to liberating those ensnared in suffering, all out of limitless compassion. There are at least four primary advantages to studying and practicing the teachings of Vô Biên Pháp Lạc, with the most significant being the development of unbounded compassion and benevolence. The message of immeasurable loving-kindness is readily apparent to readers through the sūtras in Vô Biên Pháp Lạc. By studying and practicing with this spirit, we can acknowledge that, despite the Saha World's abundance of suffering and affliction, it remains the ideal environment for the cultivation of Bodhisattva vows. Not only does the preservation of a compassionate heart and the comprehension of the suffering of others increase merit, but it also broadens one's tolerance and affection for oneself and others.

The Most Venerable Thích Đỗng Tuyên consistently underscored the transmutation of suffering and self-liberation. He taught that the Great Bodhisattvas instruct and encourage beings to study and practice in order for each individual to extricate themselves from birth, aging, illness, and death. The short sūtras in Vô Biên Pháp Lạc not only give us a way to think about causality, change, and non-self, but they also show us how to practice in a way that helps us get beyond suffering and experience the bliss of the real Dharma.

Furthermore, his teachings encourage us to fortify positive relationships and contribute to society. The appeal to "explore places devoid of humanity—places only filled with suffering" is a prominent feature of the book. The message is not intended to perpetuate pessimism but rather to serve as a reminder to practitioners that they should be prepared to enter into unfavorable circumstances to alleviate the suffering of others. It actually typifies the Bodhisattva spirit, as it never shies away from hardship but rather derives pleasure from assisting others, accumulates merit, and cultivates compassion.

Finally, it is imperative that we identify genuine pleasure in this world. Vô Biên Pháp Lạc upholds a fundamental principle: boundless serenity can be achieved in the present moment by genuinely adhering to the Buddha's teachings, even when discussing suffering or the adversity of the Saha Realm. This tranquility is not exclusively reserved for the Buddhas or Bodhisattvas; anyone who possesses the requisite faith and diligence can achieve it. By reading and practicing this book, each person has the chance to establish a connection with the Dharma, broaden their perspective on wisdom, and discover tranquility in the midst of life's numerous challenges.

In summary, Vô Biên Pháp Lạc is an invaluable asset for individuals who are interested in a more profound connection with the Bodhisattva ideal. Most Venerable Thích Đỗng Tuyên continues the Mahayana tradition by emphasizing the significance of the Great Compassionate Mind and the vow to serve society through his translated sūtras and annotations. His work illuminates a path of spiritual practice. In addition to understanding the teachings better, readers can immediately apply them, fostering compassion and discernment on their spiritual journey.

We are grateful for the accomplishments of Most Venerable Thích Đỗng Tuyên, a venerable monk of outstanding virtue, as we commemorate the third anniversary of his departure. His shining example of upholding the lineage of the Dharma continues to inspire future generations. He dedicated his life to the dissemination of the teachings, the establishment of the Sangha, and the cultivation of knowledge with devoted practice. Numerous individuals were able to establish a connection with the Dharma and develop wisdom and blessings as a result of his diligent study and meek character.

Homage to the Shakyamuni Buddha.

Tâm Thường Định

Bay Area, March 21st,  2025.


Friday, March 21, 2025

Vĩnh Hảo: NHỚ NGÀY TÀN XUÂN - REMEMBERING THE END OF SPRING



NHỚ NGÀY TÀN XUÂN

 

Ngày tàn xuân thuở xưa ấy, cách nay đã 50 năm. Một cuộc đổi mới dẫn đến loạn lạc xã hội, ly tán gia đình. Máu tiếp tục đổ sau chiến tranh. Lệ nóng trào tuôn, hòa thêm vị mặn trên đại dương thống khổ. Hàng trăm nghìn gia đình bị đẩy lên những vùng ma thiêng nước độc để canh tác mưu sinh lập đời mới. Hàng trăm nghìn sĩ quan, công chức chế độ cũ bị biệt giam hoặc bị cưỡng bức lao động khổ sai trong những trại tù biên địa. Và, từng đoàn người già trẻ dắt díu nhau băng rừng vượt biên, xuống thuyền vượt biển, tìm đến những vùng trời tự do. Lên rừng, xuống biển, có vẻ như lặp lại huyền sử mấy ngàn năm của tộc Việt (1). Nhưng cuộc chia tay trong lịch sử cận đại không chỉ có năm mươi con lên núi, năm mươi con xuống biển, mà là cả triệu con dân, hớt hãi tìm đường sống, âm thầm trong đêm, mẹ cha câm nín, con trẻ nén khóc, rón rén những bước chân hồi hộp, run sợ. Nỗi đau thương thống hận ngập tràn của ngần ấy con người, ngần ấy gia đình, không hề được ghi vào sử sách giáo khoa, mà chỉ được ngậm ngùi khơi dậy trong tâm khảm những người tị nạn năm xưa, đã là những cổ nhân hữu danh vô danh, hay đang là những người lão niên lặng lẽ đời mình ở những vùng trời phương ngoại.

Nghiệm lại chuyện xưa không phải để than trách hay khơi dậy oán hận. Cuộc sống của cá nhân, hay một cộng đồng nhỏ, cộng đồng lớn, đều diễn ra trong những điều kiện nhân duyên, thuận và nghịch. Thuận, có khi đưa ta đi lên rồi lại đi xuống; nghịch, có khi đưa ta đi xuống rồi lại đi lên.

Trong số hàng triệu người Việt rời nước ra đi từ thuở ấy, có những thầy Tăng áo vải nâu sồng tháp tùng trên những thuyền nan ọp ẹp; quán sinh tử vô thường trên chập chùng sóng cả, ban vô úy cho những người đồng hành yếu đuối; vượt trùng dương bão tố đến bờ an vui; hòa vào cuộc sống mới, cặm cụi “vá áo chép kinh đất khách” (2); mười năm, hai mươi năm, rồi năm mươi năm, dựng nên hàng trăm ngôi chùa Việt khắp bốn châu. Việc dựng xây cơ sở vật chất không phải là kỳ tích gì đáng kể, nhưng giữ được tín tâm cho bốn chúng đệ tử, duy trì được mạng mạch của Phật Pháp nơi xứ người suốt nửa thế kỷ qua không phải là điều đơn giản. Trong suốt cuộc hành trình năm mươi năm đó, đã nhiều thầy Tăng bỏ mình trong rừng già hay trên biển lớn, nhiều thầy Tăng hoàn tục chọn đời sống tại gia, và nhiều thầy Tăng nằm xuống sau những đóng góp kiên trì, bền bĩ cho sự vinh quang của đạo pháp.

Giờ này ngồi ôn lại con đường đã kinh qua của cộng đồng ly hương, những bi lụy một thời đã tàn phai theo năm tháng, chỉ còn một nỗi niềm tồn đọng, đó là niềm tin về sự chánh thiện.

Chỉ có sự chánh thiện mới mang lại an vui thực sự cho cuộc sống.

Chỉ có sự chánh thiện mới duy trì và phát triển được đạo mầu trên thế gian này.

50 năm là quãng thời gian khá dài, nhưng cũng chỉ là một chớp mắt trong chuỗi dài sinh tử, tử sinh bao kiếp luân hồi. Trong chớp mắt ấy, hãy sống như một người con Phật chánh thiện, hiền trí.

 

___________

 

(1)  Mượn ý của Thầy Tuệ Sỹ trong bài “Thuyền Ngược Bến Không” giới thiệu thi tập “Thủy Mộ Quan,” của nhà thơ Viên Linh (1938 – 2024): “Thời chiến tranh, một lớp bạn lên rừng. Thời hòa bình, một lớp bạn xuống biển. Dân tộc chợt quay trở lại với huyền thoại mở nước. Những người con theo Mẹ, đã có lúc khinh ghét anh em mình, bỏ lên rừng. Một thời gian sau, những người con theo Mẹ lên rừng nay quay trở về đô thị. Lại những người anh em khác sợ hãi, vội bỏ trốn theo, tìm về biển...”

(2)  Câu đối của Thầy Tuệ Sỹ viết tặng Tu viện Quảng Đức, Úc Đại Lợi (cả chữ Hán lẫn chữ Việt): “Quảng mạc thiên hoang cố lý, nhi phế hưng cạnh tẩu kinh đào, phiến diệp phù nang, quải nạp đằng la thử ngạn. | Đức hành thế khoát tham phương, tỉ triêu lộ hàm huy diệu cảnh, không hoa thủy nguyệt, huyền hà bích lạc thần châu.”

Dịch nghĩa: “Chốn cũ dặm dài man mác, bởi phế hưng xô dậy sóng cồn, chiếc lá thuyền nan, vá áo chép kinh đất khách | Đức tu mấy bước mù xa, tợ sương sớm nắng hồng đọng bóng, hoa trời trăng nước, ngân hà dằng dặc quê cha.”

“Vá áo chép kinh” ở đây có thể được hiểu là việc trì giới và hoằng pháp.

 Vĩnh Hảo


REMEMBERING THE END OF SPRING


The conclusion of spring at that time—now fifty years ago. The implementation of a reform resulted in the dispersal of families and social disorder. Bloodshed persisted subsequent to the conflict. The salty flavor of the hot tears was mingled with the ocean of suffering. To establish and cultivate a new existence, hundreds of thousands of families were forcibly relocated to remote and hazardous regions. In prison centers along the borders, hundreds of thousands of officers and civil servants of the former regime were either placed in isolated detention or compelled to perform harsh labor. And, groups of both young and old either led each other through forests to escape the country or boarded vessels to cross the oceans in quest of freedom.

The mythical history of the Vietnamese people (1) from thousands of years ago was echoed by the desire to visit the forests and navigate the oceans.  However, the separation in modern history was not merely fifty children being sent to the highlands and fifty to the oceans. Millions of individuals were feverishly attempting to survive, stealthily, in the darkness of the night. Parents were mute, children were stifling their sobs, and they were tiptoeing with nervous, apprehensive steps. The sorrow, anguish, and bitterness that so many individuals and families endured were never documented in official history books. However, they reside silently in the souls of former refugees, who have since become honored elderly, whether they are named or not, and are currently living out their lives in foreign countries.

Reflecting on the past is not intended to incite resentment or offer complaints. The lives of individuals, as well as small and large communities, are shaped by the conditions of karma and circumstance, whether they are favorable or unfavorable. Occasionally, favorable circumstances may elevate us, then depress us once more; conversely, adversity may reduce us to our knees, then elevate us again at a later time.

Among the millions of Vietnamese who departed the country at that time, there were monks in modest brown robes who embarked on fragile boats. They contemplated impermanence and the cycle of birth and death amidst the heaving waves, offering fearlessness to their vulnerable companions. They crossed stormy oceans to reach peaceful shores, merging into new lives, and quietly "mending robes and transcribing sutras in foreign lands." Hundreds of Vietnamese temples were constructed on all four continents over the course of ten, twenty, and fifty years. (2)

Maintaining the faith of the fourfold sangha and safeguarding the lifeline of the Dharma in a foreign nation for half a century is a complex endeavor, despite the fact that constructing tangible structures is not an especially difficult task. Numerous monks perished in deep forests or vast seas during that fifty-year voyage, while others transitioned from monastic life to the lay world. Additionally, numerous monks passed away after years of dedicated service to the Dharma's grandeur.

The laments of a bygone era have diminished with time as we contemplate the journey of the diaspora. The belief in righteousness is the sole enduring sentiment that remains.

True serenity and pleasure in life can only be achieved through righteousness.
The marvelous Dharma in this world can only be sustained and developed through righteousness.

Fifty years is a significant amount of time; however, it is merely a flicker in the infinite cycle of birth and death, life after life in the vast wheel of samsara. Let us live as virtuous and wise offspring of the Buddha in that fleeting instant.

Vĩnh Hảo
Translated by Phe Bach

(1) Utilizing the concept of Venerable Thích Tuệ Sỹ from the poem Thuyền Ngược Bến Không / (A boat flowing against the harbor of emptiness)***, which was composed as a preface to the poetry collection Thủy Mộ Quan by poet Viên Linh (1938–2024):

"A group of friends ventured into the forest during the war." Another group retreated to the sea during periods of calm. The nation abruptly reverted to its foundation myth. At one point, the children who followed the Mother began to harbor animosity toward their own siblings and fled to the mountains. After a period of time, the children who had accompanied the Mother into the forest returned to the cities. Subsequently, other brothers escaped in haste, seeking refuge at sea, out of dread.


(2) A parallel verse couplet composed by Venerable Thích Tuệ Sỹ and presented to Quảng Đức Monastery in Australia, inscribed in both Classical Chinese and Vietnamese:

"A leaf-like boat, patching robes and copying sutras in foreign lands, the old place, vast and desolate over countless miles, where rise and fall stirred up tidal waves."
Virtue and practice travel far into unknown paths, like the morning mist and crimson sunlight that cast their glow—celestial flora, moonlit waters, and the endless Milky Way of the ancestral homeland.

"Vá áo chép kinh" (patching robes and copying sutras) can be interpreted as the practice of sustaining precepts and disseminating the Dharma.


*** THUYỀN NGƯỢC BẾN KHÔNG
Thích Tuệ Sỹ

thuyen nguoc ben khong (2)Dưới hiên mưa vắng hồn khua nước
Thả chiếc thuyền con ngược bến không

Thơ Viên Linh, Thủy mộ quan

Tôi sinh ra thì thế chiến II đang hồi kết thúc. Lớn lên chút nữa, khi biết nghe và hiểu, những chuyện vãn người lớn về việc đánh nhau đâu đó, lúc nào đó, bao giờ cũng hấp dẫn như chuyện cổ tích. Mà hình như đó lại là những chuyện mà tuổi con nít của tôi được nghe nhiều hơn là chuyện cổ tích. Trong gia đình tôi, thỉnh thoảng thấy vắng đi một người lớn. Rồi lại nghe những câu chuyện thì thầm. Mấy chú, mấy anh lớn, đã từng ẳm bồng tôi, bỗng chốc họ trở thành nhân vật trong truyện cổ tích. Cách mà người lớn kể chuyện, lại làm cho không khí của chuyện cổ tích ấy càng trở thành huyền bí.

Cho đến khi lai rai đọc được tiếng nước ngoài, chuyện kể về chiến tranh bỗng thành hoài niệm; hay chỉ hình như là hoài niệm thôi, vì đấy là quá khứ mà mình không thấy, không nghe. Có điều, hoài niệm ấy không làm sao mờ đi được. Vì nó đã trộn lẫn quá khứ với hiện tạiQuá khứ ấy, khi chợt biết, nó đã có quá nhiều mất mát. Vì những người đã đi, chưa thấy ai trở lại. Rồi cả những người cùng trang lứa cũng lần lượt ra đi. Mình thì may mắn được ở lại. Nhìn quanh, bảng đen, lớp học, sân trường. Sự sống vẫn băng băng lôi người đi tới, với những cạnh tranh vất vả.

Chiến tranh, thù hận, và đâu đó, từ sâu thẳm của khát khao, tình yêu và sự chết là nỗi ám ảnh, và như chất liệu cho ý thức sinh tồn. Có một cõi thi ca riêng biệt như vậy. Dành cho những tâm hồn nhạy cảm. Nhìn con chim giãy chết trong tranh mà ngơ ngẩnbàng hoàng. Nhưng ngôn ngữ của nó cũng biến hình. Tình yêu, thất vọngđam mê, như những con sóng nồng nhiệt trên mặt nước, mà dưới đáy sâu ai biết ẩn chứa những gì.

Nước xa cuồn cuộn ra khơi
Sâu trong tâm thể có đôi giọt gần

(Dư tập, Thủy mộ quan)

Những câu thơ như vậy thật hiếm hoi cho một đời bận rộn. Không bận rộn sao được, khi quanh mình những bạn bèn trang lứa lần lượt ra đi. Một số người vượt suối, vô rừng. Đi theo tiếng gọi của hận thù, máu lửa, trong trái tim đang bốc cháy bởi chủ nghĩa anh hùng. Để lại cho thành phố khúc hát “Người đã đi, đi trên non cao…” Một số khác ra đi, để lại tiếng khóc nghẹn ngào, điên loạn: “Ngày mai đi nhận xác chồng. Say đi để thấy mình không là mình.” Tình yêu, thù hận, bỗng trở thành mâu thuẫn biện chứng.

Mấy chục năm sau, một thế hệ đang lớn, như nắng trưa xích đạo che lu ánh đuốc quá khứ lập lòe của mình; thỉnh thoảng tôi đi tìm lại một vài câu thơ đâu đó, mà cũng không dễ gì tìm được, để cho hoài niệm quay lại một thời, trong đó mình đã sống, đã suy nghĩưu phiền, và cả đến những dại dột ngông cuồng của tuổi trẻ. Trong tình trạng mà người cũ lánh xa, vì hiểm nguy rình rập mơ hồ, thì chuyện biển rộng sông dài chỉ có trong tranh, và trong trí nhớ. Lại vẫn điệp khúc hoài niệm bâng quơ.

Tôi không đoán được bạn trẻ yêu thơ ngày nay, nếu tình cờ đọc được bốn câu thơ dưới đây sẽ gợi lên ấn tượng gì. Nhưng người đã sinh ra và lớn lên trong chiến tranh, mà tình yêu và thù hận là những xung đột, khắc khoải trong lòng, những câu thơ ấy gợi nhớ một thời, hay đúng hơn là một ấn tượng, có thể thoáng qua chốc lát:

Chiều về trên một nhánh sông
Bên tôi con nước đỏ lòng quanh co
Nước loang dưới đáy trời dò
Buồn tôi thánh thót trên lò nhân sinh

(Một Nhánh Sông, Dư Tập, Thủy Mộ Quan)

Đó là một chút hơi thở tàn sinh, như bóng nắng là đà trên mặt nước, không có những trầm mặc thăm thẳm trong lòng đại dương. Một nhúm cỏ xanh nhởn nhơ trên cánh đồng khô cháy. Nhưng ai có thể phê bình nhúm cỏ vô tình? Ấn tượng của một người đọc thơ từ trong hủy diệt bạo tàn của chiến tranh là như thế.

Rồi đất nước hòa bình, dân tộc đang trở mình từ trong khói lửa, để cho hận thù hóa thân thành tình yêu. Và cũng là lúc bắt đầu một thế hệ cầm bút bị khước từ. Vì đã không thể nhận thức tình yêu theo định nghĩa của biện chứng. Trong đó, tình yêu chỉ có thể trưởng thành bằng hận thù và hủy diệt. “Máu của người đem lại tình thương.”

Ngồi trên đỉnh đồi Trại thủy, giữa thành phố Nha trang, nhìn xuống bên dưới, từ trong làng kéo ra một đoàn thiếu nhi Tiểu học, hô vang khẩu hiệu chào mừng cách mạng, đả đảo văn hóa giáo dục phản động, đồi trụy. Tôi biết mình đang bị chối bỏ. Và bị chối bỏ thật. Từ chỗ là thành phần ăn bám, rồi trở thành phần tử nguy hiểm, và được liệt xuống hàng cặn bã xã hội, tạm tha tội chết để được ân huệ khoan hồng sống hết kiếp sống thừa. Lại một lần nữa, những người cũ của tôi theo nhau lần lượt ra đi. Thời chiến tranh, một lớp bạn lên rừng. Thời hòa bình, một lớp bạn xuống biển. Dân tộc chợt quay trở lại với huyền thoại mở nước. Những người con theo Mẹ, đã có lúc khinh ghét anh em mình, bỏ lên rừng. Một thời gian sau, những người con theo Mẹ lên rừng nay quay trở về đô thị. Lại những người anh em khác sợ hãi, vội bỏ trốn theo, tìm về biển:

Vua gặp Âu Cơ lúc thủy du
Cùng nàng rung động nước thiên thu
Duyên tan nàng bắt con về núi
Những đứa theo cha khổ đến giờ

(Thủy Mộ Quan)

Ba chục năm, một nửa theo Cha, một nữa theo Mẹ. Nhưng huyền thoại của nhà thơ này vẫn còn quên một số anh em trở thành côi cút. Cha thì ở đâu không thấy, mà tự thân thì bị ruồng rẫy bởi chính anh em mình ngay trên đất Mẹ. Không Cha, cũng không Mẹ, ta đi tìm dấu tích Trường sơn, “Quê người trên đỉnh Trường sơn. Cho ta gởi một nỗi hờn thiên thu.”(Thơ Tuệ Sỹ).

Tôi không nói đến hận thù. Nhưng một nỗi oan khiên nào đó, khiến cho lời nói của mình như trong cơn mê sảng. Bạn cũ ở quanh đây thôi, vẫn gần như những ngày nào, một thời buồn vui. Có lẽ bạn cũ ngại ngùng, ngại nghe những điều được giả thiết là tôi sẽ nói. Thật sự, tôi chẳng được phép nói gì cả. Vẫn được chỉ định phải đứng bên lề xã hội đang hội nhập văn minh. Còn những bạn khác, hãy gọi là cố nhân, bấy giờ mỗi kẻ một phương trời. Tôi chẳng biết họ đang làm gì, đang nghĩ gì. Mỗi người một phong cách, trong một thế giới mở rộngđa văn hóa. Tôi nghe nói như vậy.

Dù ở phương này hay phương kia, dù có hay không có hai trận tuyến văn chương cùng chung loại hình ngôn ngữ của Mẹ, vẫn còn hàng vạn nắm xương dưới lòng biển:

Lưu vực điêu tàn ở Biển Đông
Xương bầy như thú cháy rừng hoang
Nhưng rừng không cháy nào đâu thú
Người chết thân chìm Thủy Mộ Quan.

Viên Linh, Thủy mộ quan

Hận thù có thể xóa được dễ dàng thôi, nhưng u uẩn của những hồn oan đáy biển vẫn ám ảnh tâm tư. Người sỗng vẫn mang mãi ân tình của người đã chết, dù trên rừng hay dưới biển, vì oan nghiệt riêng tư hay vì tình chung dân tộc. Xưa Nguyễn Du đã làm “Văn tế thập loại chúng sinh”; không chỉ là món nợ văn chương cho người đã chết, mà đó còn là tình tự thiết tha từ cõi chết vọng về. Tôi đọc bài “Gọi hồn” trong Thủy mộ quan cũng với tâm trạng tương tợ:

Trên Huyết Hải thuyền trồi về một chiếc
Chiều bầm đen trời rực rỡ đau thương
Thân chìm xuống băng tuyền giờ tận biệt
Sóng bạc đầu hối hả phủ trùng dương.
(…)
Trong rêu xanh ngân ngật bóng sơn hà
Lướt hải phận về dưới trời cố quốc.
(…)

Bài thơ không mang tiết nhịp gây cảm xúc bàng hoàng tức khắc, nhưng những ấn tượng rải rác trong cả tập Thủy mộ quan làm cho bài thơ phảng phất nỗi kinh sợ, rùng mình:

Trinh nữ trầm oan nổi giữa dòng
Thân băng ngàn hải lý về sông
Xung quanh không một người than khóc
Chỉ cá trùng dương theo hộ tang.

Dù sao thì đất nước cũng đang hồi sinh. Những người ra đi, lần lượt kéo nhau về. Ấy thế, hờn giận giữa anh em vẫn còn là vết thương nhức nhối. Văn chương bây giờ vẫn là một lựa chọn, hoặc một nhân cách. Thi ngôn chí. Thiên cổ văn chương thiên địa tâm. Trong tận đáy sâu tâm khảm, mỗi nhà thơ vẫn chung một tình tự nghìn đời, dù biểu hiện có hận thù cay nghiệt. Tôi mong được như lời Viên Linh nói:

Sinh ở đâu mà giạt bốn phương
Trăm con cười nói tiếng trăm giòng
Ngày mai nếu trở về quê cũ
Hy vọng ta còn tiếng khóc chung.

Tuệ Sỹ,
Saigon, đông 2004


A boat flowing against the harbor of emptiness

Translated by Nguyen Thuy Dan

 

“Scattered rain against the roof; a soul sifting water,
A small boat lets go, against the harbor of Emptiness”

I was born when the Second World War was coming to an end. Just a little after I reached the age of reason, hearing stories told by grownups about this and that battle fought here and there was as interesting as fairy-tales. In fact, it seemed that throughout my childhood I more often heard such stories instead of fairy-tales. Every now and then, a grownup would disappear from my family. Stories would be whispered in hushed tones. Uncles and cousins who had held me in their arms would suddenly become characters in such fairy-tales. The way that grownups told these stories made them even more mysterious.

By the time I was able to read a little foreign language, stories about war suddenly turned into reminiscences. Or rather, it seemed that they were merely reminiscences – for they were a past that I neither saw nor heard. However, it was impossible to erase them from my memory. Past and present had already been confused in entanglement. When I understood that past, it was filled with so much loss. Those who had left never returned. In turn, people my own age began to leave. I was fortunate to remain. Looking around the classroom, the chalkboard, the schoolyard. Life continued to relentlessly drag men forward along with struggle and toil.

War, hatred, and, somewhere from the very depths of longing and thirst, Love and Death are a haunting shadow, the very material for awareness of existence. Of these there is a separate world of poetry and song reserved for sensitive souls, for those captivated and shocked senseless by a painting of a dead bird. However, its language is transformable. Love, disappointment, passion – these are the fervent waves on the surface; who knows what could be hidden in the depths?

“Distant waters flowing away to the distant ocean
Deep within my thoughts, a few drops remain close by”

Lines of poetry such as these are truly rare in a busy life. But how was activity and distraction to be avoided when, all around, one’s friends began to steadily depart one by one. Some crossed rivers and streams, entering into the jungle. With hearts kindled by the fire of heroism, they followed the summons of hatred, of blood and fire. They left the city with a song: “They have left, left to the high mountains…” A few others left, leaving behind choked sobs, crazed and chaotic: “Tomorrow I go to receive my husband’s corpse; Let me drink that I will not recognize myself”. Love and hatred suddenly became a dichotomous dialectic.

Several decades later, like equatorial sunlight taking over the flickering torch of the past, a new generation began to mature. Occasionally, with difficulty I would search for a few lines of poetry here and there in order to reflect on a past time – a time in which I had lived, had thought, had worried, had gone through the reckless foolery of youth. Old acquaintances, fearing vague dangers lying in wait, avoided me; stories of the wide ocean, of long rivers, existed only in paintings, in memory. Once again, a refrain of vaguely melancholic reminiscence.

I can’t predict what impression these four lines of poetry would make on a young lover of poetry, should he today chance upon them. However, for those who grew up in war, in whose hearts love and hatred were in restless conflict, these lines bring back memories of a particular time, or rather, of a particular impression, even if only flashing by in a fleeting instant.

“Evening returns on part of the river
Around me, muddy waters weave about
The rippling water’s depth unfathomable,
My sadness cries out within the furnace of human existence”

This is a dying breath, sunlight barely touching the water’s surface, without the silent profundity of the great sea. A few blades of green grass, oblivious to the surrounding desiccation of fields burnt dry by fire. But who can critique a few blades of non-sentient grass? Such is the impression of one reading poetry within the heartless destruction of war.

Then peace came to the nation. The people rose from the smoke of war, letting hatred transform into love. Simultaneously, a generation of writers was rejected. Their understanding of love did not conform to the defining dialectic, in which love could only mature out of hatred and destruction – “The blood of men brings forth love”.

Sitting atop the hills of Trại Thủy, in the midst of Nha Trang, below I saw a group of young schoolchildren coming out from the village. They shouted slogans welcoming the Revolution, crying “down with corrupt reactionary culture and education”. I knew I was being rejected. And the rejection was real. First I was a parasite, then a danger, then degraded to being the refuse of society. A death sentence was temporarily lifted, that I might receive the gracious blessing of living the remainder of my life. Once again, old friends followed one another in departing. During the war, there were those who entered the jungles. During peace time, there were those who went out to sea. The people suddenly reverted to the myth of the nation’s founding. Those who followed Mother, at times despising and reviling their brothers, retreated to the jungles. After a period of time, those who had followed Mother into the jungles returned to the city. Terrified, others fled, returning to the ocean.

“The king met Âu-Cơ when traveling by water
With her, stirring the waters of eternity
Bonds dissolved, she forced her children into the mountains
Those who followed their Father have suffered till this day”

For thirty years, one half followed Father, the other followed Mother. However, the epic of this poet has still forgotten some of those were orphaned. With Father nowhere in sight, they were abandoned by their very brothers on the soil of their Motherland. Fatherless, motherless, I followed the traces of the Trường Sơn mountain range: “Your homeland is atop the Trường Sơn mountains, let me send along an everlasting lament”.

I speak not of hatred. But a certain injustice causes my words to appear delirious. Old friends are still around, still close as before, a period of both sadness and joy. Perhaps old friends are wary – afraid of hearing those things that others think I will say. In truth, I am not permitted to say anything at all. I am still limited to standing outside of a society in the process of integrating into civilization. Other past acquaintances, or rather old friends, have now scattered to the four corners of the sky. I have no idea what they are doing, what they are thinking. Each follows his own style in a wide and multicultural world, so I have heard.

Whether here or there, regardless of two separate fronts of literature sharing the same Mother tongue, countless skeletons remain in the depths of the sea.

“Desolate river deltas by the East Sea
Piles of charred bones like those of beasts from deserted jungles
But there is no jungle, and hence no beasts
Men die, their corpses sinking into a watery grave”

Hatred and enmity is easily erased. However, the inscrutable still haunt our conscience. The living still forever carry the love of the dead, whether in the jungles or beneath the sea, whether for personal enmity or for love of the people. In former times, the Funeral Lament for the Ten Classes of Living Beings by Nguyễn Du was not simply written as debt to literature – it was a desperate cry echoing back from the dead. I read the poem “Calling the Souls” in the Thủy Mộ quan collection in a similar condition:

“On the Sea of Blood, a single boat floats back
The evening bruised black, the sky brilliant with pain
Bodies sink into frigid streams, now parting
White waves surge forth, covering the vast seas”
(…)
“In green algae appears shadows of the countryside
Crossing the sea to return under the sky of the old country”
(…)

The poem does not carry a rhythm that brings about an instant feeling of unease. However, impressions scattered here and there within the Thủy Mộ quan poetry collection create an atmosphere of phantasmal terror and horror:

“A virgin, unjustly drowned, floating amidst the current
Her pure body, across a thousand miles returns to the river
Around there is not a single person to mourn
Only the fish of the sea accompany her”

Regardless, the country is reviving. Those people who left are steadily returning together. Enmity and hatred between brothers remains an aching wound. Literature now remains a choice, or rather, a personality. “Poetry expresses the will”. Everlasting literature, the heart-mind of the universe. From the very depth of his heart, every poet shares in the same eternal feelings, despite the fact its manifestation has bitter hatred and enmity. I wish to fit the description of Viên Linh:

“Where were you born that you wandered everywhere,
Speaking and laughing with a hundred tongues
Tomorrow should you return to your old home,
I hope we will still share the same sound of crying”

Tue Sy
Saigon, Winter 2004