Showing posts with label education. Show all posts
Showing posts with label education. Show all posts

Thursday, November 19, 2015

SUY NGHĨ VỀ HƯỚNG GIÁO DỤC ĐẠO PHẬT CHO TUỔI TRẺ - THE CURRENT THINKING ABOUT BUDDHIST EDUCATION PLANS FOR VIETNAMESE YOUTH



SUY NGHĨ VỀ HƯỚNG GIÁO DỤC ĐẠO PHẬT
CHO TUỔI TRẺ
Tuệ Sỹ

Phật giáo Việt nam đang chứng kiến những xáo trộn và khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử. Các mô hình tổ chức, những lễ tiết sinh hoạt, từ ma chay, cưới hỏi các thứ, được cố gắng rập khuôn theo mô hình phương Tây một cách vội vã đã làm xói mòn phần nào truyền thống tâm linh của dân tộc. Thêm vào đó, dưới tác động của xã hội tiêu thụ, và sức ép của quyền lực chính trị làm nảy sinh những tâm trạng bệnh hoạn do bởi quan điểm thế quyền và giáo quyền thiếu nền tảng giáo lý. Tình trạng đó tất nhiên đã có những tác động tiêu cực lên đường hướng giáo dục thanh niên Phật tử Việt nam.

Ngày nay, nói đến tuổi trẻ Việt nam, có lẽ nên tượng hình như hai đường thẳng mà điểm hội tụ là một điểm trong xã hội tiêu thụ. Ðó là hai bộ phận tuổi trẻ trong nước và ngoài nước. Tuy tất cả cùng được giáo dục theo mô hình giáo dục phương Tây, nhưng do khác biệt định chế xã hội dựa trên quyền lực chính trị chứ không phải do xu hướng phát triển tự nhiên.  Ðó là sự khác biệt, giả tạo như vũng sình, không biết đâu là chỗ chắc thật để bám vào mà thoát thân. Tuổi trẻ Việt nam đang bị bật rễ, do đó có nguy cơ mất hướng, hay thực sự đã mất hướng. Tuổi trẻ của đạo Phật Việt nam cũng không ngoại lệ, và không dễ dàng vượt qua tình trạng mất hướng này. Ở đây tôi nói mất hướng là nhìn từ điểm đứng dân tộc. Tuổi trẻ ở nước ngoài chỉ cần quên, hay tạm thời quên, nguồn gốc Việt nam của mình, thì hướng đi cho nhân cách được xác định ngay từ khi vừa bước chân vào cổng Ðại học. Nói cách khác, tuổi trẻ Việt nam hải ngoại không phải hoàn toàn bị bật rễ, nhưng ở trong tình trạng di thực. Quýt phương Nam đem trồng trên đất phương Bắc, có thể ngọt hơn, có thể chua hơn, và cũng có thể èo uột vì không hợp phong thổ. Tuổi trẻ trong nước là thân cây còn dính chặt với gốc rễ trên bản địa. Nhưng để sinh tồn, và muốn phát triển nhanh chóng, bị sức hút của sự thăng tiến tác động từ bên ngoài, nên có nguy cơ bật rễ. Ðại bộ phận tuổi trẻ Việt nam ngày nay biết rất ít về quá khứ ông cha mình, đã yêu nhau như thế nào, đã suy nghĩ như thế nào để bắt kịp những giá trị tâm linh phổ quát của nhân loại.


Tuổi trẻ của đạo Phật Việt nam tuy có thể được tin tưởng là còn cố bám chặt lấy gốc rễ truyền thống để vươn lên, nhưng do sự thiếu trách nhiệm hoặc thiếu nhận thức về hướng đi của thời đại của những người đang đứng trên cương vị giáo dục vô tình chẳng khác nào bác sỹ không còn biết liệu pháp nào hay hơn là cho uống thuốc ngủ để người bịnh quên đi những nhức nhối của thời đại mà tuổi trẻ cần phải biết để chọn hướng đi tương lai cho đời mình. Mặt khác, do sức ép chính trị mà tuổi trẻ cần phải được tập hợp thành lực lượng tiền phong và hậu bị để bảo vệ chế độ, do đó việc giảng giải đạo Phật cho tuổi trẻ không được phép vượt qua các cổng chùa. Bên trong cổng chùa, tuổi trẻ chỉ được giảng dạy những ý nghĩa vô thường hay vô ngã không như là quy luật vận động để tồn tại, phát triển và hủy diệt của thiên nhiên và xã hội, mà như là một bức tranh toàn xám của cuộc đời được tô trét bởi những người mà tuổi đời đã mệt mỏi với những thành công và thất bại đã làm thui chột ý chí.

Trong một xã hội hội mà các giá trị tâm linh truyền thống đang bị băng hoại, một số thanh niên tác quái tại các đô thị lớn dựa vào quyền lực chính trị của cha chú, hay tiền của bất chính của bố mẹ; một số khác miệt mài học chỉ để làm thuê, làm những người nô lệ kiểu mới trung thành với những ông chủ giàu sụ. Một số khác, cam chịu thân phận nghèo đói, thất học, cam chịu tất cả nhục nhã của một dân tộc nghèo nàn lạc hậu. Trong tình trạng đó, sự hiện diện của các đoàn sinh GĐPT, những đơn vị tập hợp các thanh niên biết tìm lẽ sống cho bản thân, thật sự là một thách thức xã hội, mà quyền lực chính trị cảm thấy như một đe dọa nếu không vận dụng được để phục vụ cho tham vọng đen tối, mà vì tham vọng ấy có khi sẵn sàng mãi quốc cầu vinh. Như thế thì, tất nhiên là ảo tưởng khi nói rằng, chúng ta chỉ tập họp tuổi trẻ để dạy đạo, không cần biết cái gì khác nữa. Nói thế chẳng khác nào lùa những nai con vào một chỗ để cho cọp dữ dễ dàng thao túng.

Tất nhiên, đất nước cần tuổi trẻ để xây dựng. Ðạo pháp cũng cần tuổi trẻ để thể hiện bản hoài tiếp vật lợi sinh của mình. Theo bản hoài đó, giáo dục đạo Phật cho tuổi trẻ không chỉ có mục đích chiêu dụ họ vào trong bốn vách tường nhà chùa để cách ly những phòng trà, hộp đêm, những môi trương cám dỗ, sa đọa. Tuy nhiên, cơ bản giáo dục đạo Phật vẫn phải là rèn luyện đạo đức, phát triển trình độ nhận thức tâm linh.

Trước hết, hãy nói về rèn luyện đạo đức. Ở đây hoàn toàn không có vấn đề nhồi nhét những tín điều đức lý. Nghĩa là, không nói với tuổi trẻ không được làm điều nầy, không được làm điều kia. Tuổi trẻ có thể làm bất cứ điều gì mà họ tự thấy thích ứng với thời đại. Nhưng không để cho tuổi trẻ bị lôi cuốn bởi những yếu tố độc hại của thời đại, không bị lệch hướng nhận thức bởi các phong trào thời thượng, do đó cần thiết lập một không gian an toàn, và di động. Không gian an toàn đó là bồ đề tâm. Tính di động, đó là vô trụ xứ của Bồ tát. Chúng ta cần nói thêm hai điểm này.


Lớn lên tại các đô thị phồn vinh, rồi bước vào xã hội với học vị cao, mức sống ổn định, một bộ phận tuổi trẻ ít khi trực tiếp sống với những đau khổ của các bạn trẻ khác ở những vùng đất tối tăm xa lạ. Thiếu đồng cảm về những khổ đau của đồng loại, do đó cũng thiếu luôn cả nhận thức về thực chất của sự sống, không thể hiểu hết tất cả ý nghĩa thiết cốt của khát vọng sinh tồn. Cho nên, đưa đạo Phật đến với tuổi trẻ, phải có nghĩa là đưa tuổi trẻ đến giáp mặt với thực tế của sinh tồn. Ðó là làm phát khởi bồ đề tâm nơi tuổi trẻ: Ở nơi nào hiểm nạn, tôi nguyện sẽ là cầu đò. Nơi nào tối tăm, tôi nguyện sẽ là ngọn đuốc sáng. Ðây có thể là ước nguyện xa vời, thậm chí sáo rỗng đối với một số người. Nhưng đó chính là mặt đất kim cang để trên đó tuổi trẻ tự vạch hướng đi cho mình, tự quy định những giá trị sống thực cho chính đời mình.

Về tính di động, đó là tính mở rộng, không tự câu thúc vào trong một không gian xã hội chật hẹp, để có thể có tầm nhìn xa hơn, vượt ngoài thành kiến và truyền thống khép kín của xã hội mình đang sống. Nói cụ thể hơn, tuổi trẻ được giáo dục để luôn luôn ở trong tư thế sẵn sàng lên đường. Ðến bất cứ nơi nào trên trái đất này, nơi mà đau khổ được sống thực hơn, hạnh phúc được trắc nghiệm chân thực hơn. Trong một ý nghĩa khác, tính di động như vậy đồng nghĩa với tính phiêu lưu. Từ khi sống tại những đô thị được xem là ổn định, nhân loại đã dập tắt đi tính phiêu lưu nơi tuổi trẻ, nhưng khơi dậy tính du lịch nơi người lớn đi tìm những lạc thú mới để thay đổi khẩu vị thường nhật. 

Tinh thần vô trụ xứ tất nhiên có nhiều điểm khác biệt. Vô trụ xứ nói, không trụ sinh tử, không trụ Niết bàn. Ðó là tinh thần khai phóng, không bị buộc chặt vào bất cứ giá trị truyền thống nào. Tuổi trẻ cần được học hỏi để sống với tinh thần khai phóng và bao dung, để tự mình định giá chuẩn xác giá trị các nền văn minh nhân loại, tự mình chọn hướng đi thích hợp trong dòng phát triển hài hòa của tất cả các nền văn minh nhân loại, tuy khác biệt tín ngưỡng, khác biệt tập quán tư duy, khác biệt cả phong thái sinh hoạt thường nhật.


Về sự phát triển trình độ nhận thức tâm linh nơi tuổi trẻ, ở đây chúng ta nói đến sự học tập thông qua Kinh điển truyền thống. Tam tạng Thánh điển là kho tàng kiến thức bao la. Dựa trên những lời dạy căn bản của đức Phật về giá trị của sự sống, bản chất của đau khổ và hạnh phúc, trên đó nhiều quy luật về thiên nhiên, về xã hội, về tâm lý, ngôn ngữ, của con người lần lượt được phát hiện qua nhiều thời đại trong nhiều khu vực địa lý có truyền thống lịch sử khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng, trong toàn bộ lịch sử các nền văn minh nhân loại, đang tồn tại hay đã biến mất, không một học thuyết nào mà không từng bị nhận thức của người đời sau vượt qua. Có học thuyết bị vượt qua và bị đào thải luôn. Có học thuyết bị vượt qua, rồi được phục hoạt. Nhưng có rất ít học thuyết được phục hoạt mà bản chất không bị biến dạng. Biến dạng cho đến mức nếu so sánh với quá khứ, nó như là quái thai. Giáo lý của Phật khẳng định quy luật vô thường, nên vấn đè là khế lý và khế cơ, chứ không phải là vấn đề bị hay không bị vượt và đào thải.

Tuổi trẻ học Phật không có mục đích trở thành nhà nghiên cứu Phật học, mà học Phật là tự thực tập khả năng tư duy bén nhạy, linh hoạt, để có thể nhìn thẳng vào bản chất sự sống. Cho nên, sự học Phật pháp không hề cản trở sự học thế gian pháp; kiến thức Phật học không xung dột với kiến thức thế tục. Duy chỉ có điều khác biệt, là học Phật khởi đi từ thực trạng đau khổ của nhân sinh để nhận thức đâu là hạnh phúc chân thật. Bi và trí là đôi cánh chắc thật sẽ nâng đỡ tuổi trẻ bay liệng vào suốt không gian vô tận của đời sống.

Tuệ Sỹ

THE CURRENT THINKING ABOUT BUDDHIST EDUCATION PLANS FOR VIETNAMESE YOUTH

The Most Venerable Thích Tuệ Sỹ


Vietnamese Buddhism is witnessing a turmoil and crisis unprecedented in its history. Organizational models and everyday ceremonies, from funerals to weddings, are hastily trying to copy the Western models, which undermine Vietnamese spiritual traditions. Additionally, under the impact of consumerist society, the pressure of political power gives rise to negative consequences.  This Morbid standpoint results from a secular and religious doctrine that lacks a basic foundation in Buddhism. That course, in turn, has a negative impact on Buddhist education plans for Vietnamese youth. Today, when talking about Vietnamese youth (in Vietnam and abroad), perhaps one can construct two figurative parallels that intersect at the point of consumerist society.


These two figurative parallels are the development of the youth in Vietnam and abroad. Even though youth, both in Vietnam and abroad, have been educated based on a Western educational model, they exist in different social institutions.  In Vietnam, the education of youth is based on political power rather than following a natural growth trend. This artificial difference is like living in a mud puddle, not knowing where to find a real place to gain enough footing to escape. Vietnamese youth are being uprooted and face a great risk of losing their life direction; some have indeed already lost their life direction. The Buddhist youth in Vietnam are no exception, and it is not easy to overcome this loss of direction in life. Here, the emphasis on the loss of direction is from the standpoint of Vietnam as a nation. The Vietnamese youth abroad have either temporarily or permanently forgotten their Vietnamese origins, so their direction in life is determined primarily when entering college age. In other words, overseas Vietnamese youths do not have their life direction and culture entirely eradicated, but are in a state of acclimatization and assimilation (into their new environment). When tangerine seeds from the South are planted in the land of the North, they could be sweeter, they could be sourer, or the crop could be meager because of an inappropriate climate and soil.


Vietnamese youth in the home country are like the trunk of a tree that still has its indigenous roots. The desire to survive and grow quickly implies an attraction for development from outside influences, which may result in the uprooting of the entire tree. Majority of Vietnamese kids nowadays are unaware of their family's personal history, let alone their parents or ancestors. They have no idea how their parents fell in love or what their parents believe about mankind's universal spiritual principles.  


One can believe that Buddhist youth in Vietnam are still trying to cling to traditional roots to grow. The lack of obligation and responsibility or a lack of awareness about the direction of modern society by those who are in leadership roles, in both spiritual and educational settings, are like a doctor who does not know any better therapy for an illness, and just gives sleeping pills so the patient will forget their aches. The lack of proper education and leadership is the ache and agony of the times. The youth currently need proper education and leadership in order to plan for a better direction and future in life. On the other hand, due to political pressures, youths need to be gathered into institutions which protect the regimes. Teaching Buddhism to young people is controlled and not allowed to spread beyond the ‘temple gates’. Inside the gates, youths are taught the meaning of impermanence and no-true-identity (selflessness), not as a philosophy of knowledge campaigning for survival, nor the development and destruction of natural processes as well as society, but as an overall pessimistic picture of life, one that is filled with hopelessness, aging, and exhaustion with the successes and failures that have thwarted the will.


In a society where traditional spiritual values ​​are decaying, some youth in large urban areas are acting out based on the political power of their parents, or with the illicit money of their parents. Others study and work hard just to make ends meet—these are modern slaves loyal to the wealthy boss. Others, doomed to poverty status and illiteracy, endure humiliating poverty and backwardness. In that dire situation, the presence of the Vietnamese Buddhist Youth Association (GĐPT) gathers the youths, to guide and nurture them to find meaningful reasons for better living for themselves. It is really a challenge in society, because the politically powerful feel them as a threat that can’t be manipulated to serve their dark ambition. Because of that dark ambition, sometimes those with political power are willing to sacrifice their country for their own desire for power. Thus, it is, of course, an illusion to say, “We gathered the youth to teach religious doctrine, and they do not need to know anything else.” A metaphor is just like deer being herded into a room for the tiger to easily target.


Of course, the country needs its youth in order to develop. Religion also needs youth to carry out its missions and doctrines that are beneficial to the youth themselves, other beings, and society, both in the present and in the future. According to this skeptical perspective, Buddhist education for youth is not only for the purpose of luring them into the four walls of the temple to insulate them from pubs, nightclubs, and other depraved, tempting environments. However, the foundation of Buddhist education is about moral training, developing ethical values and spiritual knowledge. First, let's talk about ethics training. Here, there is absolutely no brainwashing or stuffing the youths with dogmatic religious doctrines. That means, do not tell young people, “Do not to do this, do not to do that.” Youths can do anything if they find themselves adapting to the times. But also don’t let the youth fall into the trap of harmful elements of the era, or deflect and abandon their guided principles, core values and awareness when they interact with different movements of the current era. Thus, one must establish a safe space, mobile and dynamics. That safe space is bodhichitta. The mobility and dynamics are the selflessness and non-abiding (no-abode or “non-stationary”) of the Bodhisattva. We need to address more about these two points.


Growing up in prosperous cities, and then stepping into society with a proper higher education, and a stable life, some youths rarely have direct contact with the suffering of other young people in remote or unknown lands. The lack of empathy for the suffering of fellow human beings leads to the lack of knowledge of the essence of life; they cannot understand the core significance of aspirations for life. Thus, bringing Buddhism to youths mean asking our youths to confront the reality of life, of existential survival, that is, to develop and arise their bodhichitta: “Wherever there is danger, I vow to be the means to reach the safe haven. Wherever there is darkness, I vow to be the guiding light.” (Shantideva, The Way of the Bodhisattva). This may be a farfetched aspiration, even a cliché for some people. But it is the vajra ground, the diamond foundation, for the youth themselves to plan their own life direction and self-regulate their real core values for their own lives.


Regarding mobility and dynamics, which means to be open-minded, and not being confined in a narrow social space, and being able to have more foresight, beyond prejudices and the closed traditional society in which we live. In particular, youth are taught to always be ready to take off; set foot in anywhere, any place on this earth, where suffering would be experienced more realistically, real happiness would be tasted. In a sense, such mobility and dynamics are synonymous with adventure. Since living in urban areas is considered stable, mankind has extinguished the adventurous minds of the youths; on the other hand, it has aroused tourist characteristics where adults seek new tempting pleasures to add variety to their everyday tastes.


The spirit of selflessness and the “non-abiding” nature of the Bodhisattva has many different viewpoints. It means not to become attached either to the world or Nirvana. It is the liberal spirit, not tied to any traditional values. Youths need to learn to live with the spirit of openness and tolerance, to self-assess the value of human civilization, to choose appropriate personal direction that demonstrates harmonious development with all of human civilization, despite differences of beliefs, practices and viewpoints, and even different demeanors in everyday life activities.


Regarding the development of the youth’s moral value and spiritual knowledge, here we emphasize learning of the canonical scriptures. The Tripiṭaka or the Three Baskets of Sacred Texts, hold an immense wealth of knowledge and wisdom. Based on the fundamental teachings of the Buddha on the value of life, the nature of suffering and happiness, in which a lot of laws of nature, society, psychological factors, linguistics have been disclosed through the ages in many geographical areas in different traditions. However, we also know that, in the entire history of human civilizations, those that still exist and those that have disappeared, not a single theory goes without being tested or without ever being surpassed by later findings. There are theories that existed in the past and were eliminated forever. There are theories that have been surpassed and then revived. But there are very few theories that are revived without being changed or transformed or deformed–deformed to the point that when compared with the past, it sounds monstrous. The teachings of the Buddha affirm the law of impermanence, so the problem when teaching Buddhism is whether the content and level are proper and appropriate or not, rather than the issue being whether or not the Teachings of Buddha are overtaken and eliminated.


Our young people study Buddhism not to become Buddhist researchers or professors, but to learn and practice critical thinking abilities, to be dynamic, flexible, and to be able to investigate the nature and reality of life. As a result, studying Buddhism does not impede secular education learning; Buddhist knowledge does not contradict with ordinary knowledge. The only difference is that when we study Buddhism, we begin with the reality of human suffering in order to achieve authentic happiness. Compassion (love) and Wisdom (truth) will offer young people wings to sustain and nurture them throughout their journey through life's infinite space.


Translated by Phe Bach

Please visit the work of Zen master Thich Tue Sy at this website:
http://huongtichphatviet.com or http://phatviet.com/html/index.html


Wednesday, October 7, 2015

PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH CHÁNH NIỆM TRONG LỚP HỌC (MINDFULNESS-BASED APPROACH IN THE CLASSROOM)


Lời dẫn: Đây là bài thuyết trình cho ngày Hội nghị thượng đỉnh Giáo viên ở bang California (California Teachers Summit 2015) tại trường Đại học Tiểu Bang California Sacramento (CSUS) vào ngày 31 tháng 7, năm 2015. Chúng tôi được mời thuyết trình cho gần 400 giáo viên, hiệu phó, hiệu trưởng của những trường học K-12 trong Miền Bắc California. Cùng với hai nhà giáo dục Teresa Burke và Elzira Saffold danh dự trong năm 2015 (teachers of the year), chúng tôi được gặp và thảo luận với vị Chủ tịch trường Đại học Tiểu Bang California Sacramento (CSUS) Dr. Robert S. Nelsen, và Mr. Tom Torlakson, CA superintendent of public instructionHọ tâm sự với chúng tôi rằng, giáo dục là một nhân quyền căn bản, cần luôn cải cách và tiến hoá. "Nếu đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì cùng đi chung".  Họ cảm ơn chúng tôi nhận lời mời để chia sẻ những thực tập hữu ích cho đồng nhiệp. Xin mời quý vị đọc bài thuyết trình mà chúng tôi đã chia sẻ. 



Photos from CSUS twitter. 
PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH CHÁNH NIỆM 
TRONG LỚP HỌC

(MINDFULNESS-BASED APPROACH IN THE CLASSROOM)

Thân chào quý đồng nghiệp,

            Tôi rất vinh hạnh được đứng ở đây để chia sẻ với quý vị, những nhà giáo dục giàu tâm huyết và từ bi, về một số phương pháp được rút tỉa từ lớp học, đời sống cá nhân cũng như đời sống chuyên nghiệp của chính mình. Những phương pháp và nghiên cứu nay cũng có trong luận án của tôi. Kết hợp lại với nhau có thể gọi là Phương Pháp Thực Hành Dựa Trên Chánh Niệm Trong Lớp Học.

            Chánh niệm là năng lượng của sự tự chú tâm quan sát bản thân và ý thức được những gì đang diễn ra xung quanh mình và bên trong mình.  Chánh niệm đưa chúng ta quay trở lại với giây phút hiện tại. Giây phút hiện tại là điều duy nhất chúng ta đang thực sự có - Bây giờ và Ở đây -- bởi vì “Hôm qua đã là quá khứ và ngày mai thì còn bí ẩn. Chỉ có hôm nay, hiện tại, là món quà hy hữu”. Chánh niệm giúp chúng ta tập trung hơn, trí tuệ được minh mẫn hơn (tức là loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực và không cần thiết), và thực hành chánh niệm nâng cao lòng yêu thương và tâm từ của mỗi chúng ta. Tất cả chúng ta, bao gồm học sinh, sinh viên  hay giáo viên, đều hiểu biết ở một mức độ nào đó rằng: Tương lai được định hình từ những gì chúng ta đang suy nghĩ, nói năng và hành động ngay tại thời điểm này. Mọi việc chúng ta làm đều có hệ quả của nó; và những hệ quả có thể là tích cực, có thể là tiêu cực. Ví dụ, nếu học sinh muốn có một điểm A trong tương lai, chúng phải học tập chăm chỉ từ ngay bây giờ. Bắt đầu kỳ học nào, chúng ta hãy nhắc nhở các em rằng tất cả các em đều đang có điểm A, nhưng làm thế nào để duy trì điểm A đó là một câu chuyện khác. Nó cũng giống như tình yêu hay là hôn nhân, yêu và cưới nhau là một giai đoạn đẹp và dễ dàng nhưng làm sao để suy trì tình yêu và cuộc sống hôn nhân đó là cả một vấn đề khác, ở đó bao hàm cả nghệ thuật và khoa học sống.

            Phương Pháp Thực Hành Dựa Trên Chánh Niệm có khả năng giúp chúng ta làm được điều đó, tức là duy trì tình yêu, kéo dài hôn nhân hay giữ được điểm A đó. Đây là một kĩ năng sống mà học sinh ngày nay đang cần. Tôi thường hỏi học sinh của mình vài câu hỏi sau và chính tôi cũng thường quán chiếu. Các câu hỏi là: “Chúng ta có phải là một phần của vấn đề hay là một phần của giải pháp?” và “Con đường nào chúng ta đang đi?”  Xét về bất kỳ khía cạnh nào trong cuộc đời của chúng ta: học vấn, tài chính, sự phát triển tâm linh, mối quan hệ của chúng ta với người khác, bao gồm anh chị em, bạn bè, bạn đời, cha mẹ, hay bất kỳ ai khác, v.v... Nếu mục tiêu là điểm A hay là cánh cửa kia--cánh cửa dẫn đến một tương lai rạng ngời, tốt đẹp hơn, thì mục đích, mục tiêu của chúng ta có đúng hướng? Liệu chúng ta có đang đi đúng định hướng không? Liệu chúng ta có đang đi về phía đó với những gì chúng ta đang suy nghĩ, nói năng và hành động?

            Thông qua sự thực hành chánh niệm, tôi có thể nhận ra và ý thức được vài cách mà con người cư xử. Là con người, đặc biệt là những người trẻ tuổi, chúng ta thường hay có phản ứng trở lại. Cho dù bất kỳ chuyện gì xảy ra, chúng ta có xu hướng phản ứng lại ngay (reactive), nhanh và lẹ. Ví dụ, học sinh có thể cãi lại bằng ngôn ngữ khó nghe, hay thậm chí có những hành động quá mức như là đóng sầm cánh cửa lại khi bị đuổi ra khỏi lớp. Khi sử dụng phương pháp chánh niệm, cho dù bất kì điều gì xảy ra, chúng ta hãy giữ chánh niệm – chúng ta chú ý đến hiện tại, chú ý đến những gì đang xảy ra bên trong mỗi người và tình huống bên ngoài. Sau đó, chúng ta có thể hồi đáp (responsive) lại tình huống. Không phải là phản ứng mà là hồi đáp lại trong sự bình tĩnh. Hãy biết rằng việc đang xảy ra, chúng ta có nhiều lựa chọn và hãy chọn một giải pháp tốt nhất cho mình và người.



             Trong mọi tình huống, chúng ta có thể nhận chân ra rằng những gì chúng ta lựa chọn đặt trên nền tảng lợi mình, lợi người – ngay bây giờ và cả tương lai. Thông thường, chúng ta sẽ phản ứng lại ngay lập tức khi điều gì đó xảy ra; với sự thực hành chánh niệm, cho dù bất kì điều gì xảy ra, chúng ta hãy bình tĩnh và thực hành chánh niệm ngay lúc đó, và sau đó đáp trả lại việc đã xảy ra mà không phản biện giận dữ. Một kỹ thuật mà tôi sử dụng và dạy học sinh thực hiện cùng tôi là thực hành chữ “P.E.A.C.E” (Hoà bình / Bình yên), theo như Bác sĩ tâm lý Dr. Amy Saltzman, Still Quiet Place - Mindfulness for Teens (2010)

P – Chữ P là Pause – Dừng lại. Khi chúng ta nhận ra những điều khó khăn, hãy dừng lại. Chưa hành động gì cả, không phản ứng. Không làm bất cứ điều gì hết.

E – Chữ E là Exhale – Thở ra. Hãy hít thở thật sâu (thở vào bằng mũi và thở ra bằng miệng). Tôi thường làm như vậy 3 hơi, nhưng thoạt đầu, học sinh chưa có khả năng đó, thì hít thở một hơi thật sâu là được rồi.

A – Chữ A là Acknowledge (Thừa nhận, Công nhận), Accept (Chấp nhận), Allow (Cho phép). Bạn phải nhận ra cảm xúc của chính mình và của người khác. Nếu bạn buồn, bực bội hay là giận dữ, mình biết và chấp nhận là mình đang buồn, bực bội hoặc giận dữ. Bằng cách thừa nhận sự tức giận của mình thôi, điều đó đã bắt đầu xoa dịu cơn thịnh nộ. Tôi thường nói với học sinh tôi là “Bây giờ thầy đang không vui, những gì em làm khiến thầy và cả lớp mất tập trung. Và dường như em cũng không vui vẻ. Vì vậy, tại sao em không ra ngoài và đi bộ đi, rồi sẽ nói chuyện sau.” Mình chấp nhận con người của các em, như hiện thân của chúng đang là, cả thể chất và tinh thần, không thêm không bớt. Hãy cho phép các em là con người của các em. Hành động của các em và con người của các em là hai việc khác nhau.

C – Chữ C là Choose (Chọn Lựa) – Chọn lựa để đáp trả lại làm sao cho có hậu.

      Chữ C cũng là Compassion (Từ Bi) – Chọn lựa để đáp lại với lòng từ bi. Hãy từ bi với chính mình và từ bi với người khác. Từ bi là một khái niệm cốt lõi trong Đạo Phật—Từ Bi có thể được định nghĩa như là khả năng mang lại niềm vui và an lạc cho người khác trong khi làm vơi đi được sự thất vọng và đau khổ của người đó.

Để có được từ bi đối với người khác, chúng ta phải biết từ bi với chính mình trước.

Từ bi và an lạc xuất phát từ tâm mình.  Tất cả sự chuyển hóa và hạnh phúc đều bắt đầu từ bên trong ra ngoài; chuyển hóa ta, chuyển hoá người. Hạnh phúc trong ta lan rộng bên ngoài. Tâm bình thế giới bình là vậy. Từ bi bên trong, từ bi ra ngoài (Giống như quả trứng nếu thời gian cho phép)

Chữ C cũng có nghĩa là Clarity (Trong sang hoặc rõ ràng): Chọn lựa để đáp lại với sự rỏ ràng và minh bạch. Hãy biết rõ về những gì mình muốn, giới hạn của mình tới đâu, trách nhiệm của mình là gì, v.v

Và cuối cùng chữ C còn viết tắt của Courage (Can đảm) - Mình phải có bản lĩnh, can đảm để nói ra sự thật, nghe và chấp nhận sự thật từ người khác.



E – Chữ E là Engage (Hành động): Bây giờ chúng ta hãy sẵn sàng nhập cuộc, đối mặt với mọi tình huống một cách tích cực. Chúng ta có thể tạo ra một tình huống làm việc lợi-mình-lợi-người-lợi-xã hội (win-win-win situation), tương quan và tương ái. Hãy “Bắt đầu với một sự kết thúc có hậu ” – có nghĩa là mình làm mà không có dính mắt.

               Trong lớp học, tôi thường sử dụng Phương Pháp Thực Hành Dựa Trên Chánh Niệm để mang lại nhận chân sự tuyệt vời của giây phút hiện tại, như là thỉnh chuông – bạn gọi nó là “rung chuông”, chúng tôi gọi là thỉnh chuông, chúng ta có thể thỉnh chuông mời gọi sự chú ý của học sinh. Chúng ta cũng có thể nhắc các em tập hít thở sâu và chậm, có thời gian yên tĩnh và một số kỹ thuật khác. Tôi cũng chia sẻ “Mỗi tuần một đều hay” với học sinh để chia sẻ những bài học quý trong cuộc sống, có giá trị nhân bản và đạo đức. Mỗi tuần một đều hay không chỉ để vun bồi, khuyến khích học sinh, mà còn giúp chúng ta xây dựng một mối quan hệ vững chắc giữa thầy cô giáo và học trò. Như các bạn đã biết, khi chúng ta thiết lập một mối quan hệ tốt đẹp, việc dạy học trở nên dễ dàng hơn.

       Tôi thậm chí đã tập cho các em thiền hành mà không để chúng biết rằng chúng đang làm điều đó. Nếu học sinh sử dụng ngôn ngữ không lịch sự, hay có những cư xử không tốt trong lớp học, tôi yêu cầu chúng ra ngoài, và không quấy rầy các sinh hoạt của lớp. Tuy nhiên, thay vì bảo chúng ngồi xuống và đợi, điều này có thể làm cho cơn giận hay bực bội của các em tăng lên, hay ít nhất, nó cũng thật là buồn chán và giáo viên lại mất cơ hội dạy bảo, tôi yêu cầu các em đi bộ chậm rãi và giữ chánh niệm. Tôi bảo các em phải chạm vào bức tường này, đi bộ trong yên lặng đến bức tường kia, chạm vào nó và đi qua đi lại 5 lần. Trước thời gian đó, các em có cơ hội tự quán chiếu và thường là có thể xoa dịu sự thất vọng, buồn bã và cơn giận dữ, và nhận ra những điều cần sửa đổi. Khi tôi hỏi “Em có biết tại sao thầy bảo em ra khỏi lớp học?”, hầu hết các em trả lời “Dạ biết” và “Xin lỗi” nhưng nếu chúng không làm như vậy, tôi bảo chúng đi bộ như vậy thêm 5 lần nữa và lúc này, tôi hướng dẫn chúng tập trung sự chú ý vào một điểm, như dấu vết trên tường hoặc một cây xanh để chú ý xem chúng nhận ra sự thay đổi khi di chuyển qua lại, khi gần khi xa. Sau 10 lần làm như vậy, chúng bình tĩnh hơn và sẵn sàng quay lại lớp học và học tiếp.

      Nhìn chung, các nhà nghiên cứu cho thấy rằng Phương Pháp Thực Hành Dựa Trên Chánh Niệm có hiệu quả trong lớp học cho tuổi teen và thậm chí là cho người lớn, ít nhất là đối với tôi. Tôi cũng sử dụng phương pháp đó. Đây là ví dụ để minh họa (mở đoạn audio)

       Như các bạn đã thấy và nghe, đây là một trong những lần tôi được bổ nhiệm thay thế cho phó hiệu trưởng trường Mira Loma. Tôi đã chứng kiến một học sinh bị còng tay đưa tới nhà tù. Khi ấy tôi cảm giác dường như cả một hệ thống hoặc cách giáo dục của chúng ta đang thất bại. Điều này nhắc nhở tôi về điều mà người thầy Phật giáo Việt Nam thường nhắc: “Nếu một bác sĩ hoặc nha sĩ phạm sai lầm, người đó có thể giết chết một con người, nhưng một nhà giáo dục như chúng ta, nếu chúng ta phạm sai lầm, chúng ta có thể giết chết cả một thế hệ”. Và tôi nhận thấy rằng không chỉ giết chết một thế hệ mà nhiều thế hệ, vì các em sẽ là bậc Cha mẹ sau này. Là một giáo viên cho học sinh trung học, chúng ta quản  khoảng 165 học sinh trong một ngày và năng lượng của chúng ta có thể giảm dần mỗi ngày. Vì thế, điều tất yếu quan trọng là chúng ta phải biết chăm sóc thật tốt cho chính mình. Chúng ta không thể cho những gì mà mình không có. Hãy chăm sóc tốt cho chính bạn, cả thể chất lẫn tinh thần, cảm xúc, tâm linh và tất cả những gì mà bạn có thể nghĩ đến để chúng ta có thể làm tốt hơn. Hãy dành một ít thời gian và không gian tĩnh lặng cho chính mình mỗi ngày để nạp lại năng lượng yêu thương cần thiết.

Hãy thở và cười.

Cảm ơn quý bạn đã lắng nghe! Xin cảm ơn.

    Bạch X. Phẻ



Friday, July 31, 2015

An Ed Talk for California Teachers Summit 2015 - MINDFULNESS-BASED APPROACH IN THE CLASSROOM






Good morning ladies and gentlemen,
         It is my honor to be here to share with you, dedicated and compassionate educators, some of the working strategies from my own classroom, personal and professional life. These strategies are also based upon my doctoral research; and together can be called a mindfulness-based approach.
Mindfulness is the energy of self-observation and awareness of what is going on around you and within you. Mindfulness brings you back to the present moment. The present moment is the only thing we truly have because, yesterday is history and tomorrow is mystery. Today is the gift--the here and now. Mindfulness enables us to focus, clear our mind, and enhance our loving-kindness. We all, including our students, know on some level that the future is dictated by what we are thinking, speaking, and acting at this moment. Everything we do has a consequence; and consequences can be positive or negative. Thus, if the students would like to have an A in the future, they must work hard at this very moment. At the beginning of the semester remind them that everyone is getting an A, but how to retain that A is another story. It is like love or being in a marriage: falling in love or getting married is an easy stage, but how you remain in love or stay married is an art and science in itself.
         A Mindfulness-based approach enables us to do just that--remain in love, stay married or keep the A. This is a life-skill that today’s students need. I often ask my students these questions, and I reflect often upon them as well. The questions are: "Are we part of the problem or part of the solution? and “What direction are we heading?” In terms of anything in our life: academics, finances, spiritual growth, our relationship to others-- including our siblings, friends, romantic partner, parents, and everyone else. If that “A” or that door, the gateway, to a better future is our aim, our goal, then are we heading in the right direction? Are we really moving toward that, with everything we do, say or think?
         Let's say, as an example to our students: Imagine you have 5 dollars for your allowance each day. In the morning you spend $3 on your Starbucks coffee and in the afternoon you spend another $3 for your Jamba Juice. You have $5 and spend $6--what direction are you going financially? You are going in a negative direction. You’re going to get a negative balance. In fact, you are going backwards just like Michael Jackson's moonwalk.  Thus, you need to be mindful, recognize your own actions, stop going backwards and move in a positive direction toward your set goals.  A philosopher once pointed out that it doesn't matter how slow or how fast we are going, as long as we are going forward in the right direction.
Through my own practice of mindfulness, I am able to recognize and be aware of how humans behave. As human beings, especially young ones, we are reactive. Whatever stimulus occurs, we tend to be reactive. For instance, students may talk back, using salty language or even displace physical behavior such as slamming the door. When using a mindfulness approach, whatever occurs, we are mindful--we pay attention to the moment, to what is happening inside oneself and outside in the situation.  Then you can respond to the situation. Not reactive, but rather responsive.  Know that we have many options, and choose the best one.

             In all situations, we can realize that we have a choice to settle on a win-win situation. Usually we react immediately when something happens; with the practice of mindfulness, whatever happens, we stay calm and practice mindfulness in that moment, and then respond to that stimulus.
The technique that I used often and asked students to use with me is called the P.E.A.C.E. practice, as put forth by Dr. Amy Saltzman in Still Quiet Place - Mindfulness for Teens (2010)
P - P is for Pause. When you realize that things are difficult, pause. Stop. Do not act. Do not do anything yet.
E - E is for Exhale. Take a deep breath (in via your nose and out via your mouth). I often do 3 times, but at first, students don't have that ability, so just once is all right.
A - A is for Acknowledge, Accept, and Allow. You must acknowledge your own emotions and the other’s emotion. If you are upset, mad or angry, it is ok to say that you are upset or mad. By recognizing your anger, you are already start to defusing it right then. I often say to my students, “I am not happy right now; what you did is a distraction to me and to the classroom. It also seems like you are not happy either. Thus, why don't you go outside the classroom and take a walk.”
C - is for Choose to respond with
Compassion: for yourself and others. In order for you to have compassion for others, you must have self-compassion first. Compassion is a concept central to Buddhism, and it can be defined as the ability to bring joy and happiness to others while reducing their frustration and suffering. We also need to turn this compassion inward towards our own selves. All transformation and happiness start from the within; we all transform and lead from the inside out. Compassion inward; compassion outward. (Like the egg if time permitted).
         C is also for Clarity: being clear about what you want, what your limits are, what you are responsible for. And finally, 
         C also stands for Courage: the courage to speak your truth, and to hear the truth of others.
         E - is for Engage Now we are ready to engage with the situation positively. We can create a win-win-win situation and "Begin with an open-end"--which means, to enter without attachment to a specific outcome.
          In the classroom, I use many mindfulness-based strategies to bring awareness to the present moment, such as inviting the bell --you call it “ringing the bell”, we call it “inviting the bell”-- to get students’ attention. We may do a quick breathing exercise, have quiet time or some other technique. I also share "Quotes of the Week" with my students to illustrate life lessons, with moral and ethical values. These quotes not only are to motivate my students, but also they help us build a strong interpersonal relationship. As you already know, once we have established a good relationship, teaching is much easier. I have even asked the students to do a “walking meditation” without letting them know they are doing that. If students ever use “salty language” or do some other misbehavior in my classroom, I ask them to go outside and not distract the classroom activities. However, instead of having them sit down and wait, which may result in anger building up, or at minimum, it’s boring and a wasted learning opportunity, I ask them to walk slowly and mindfully toward the next building. I tell them that they must touch this wall, to walk mindfully to that wall, touch it and go back and then go back and forth 5 times. By that time, they often have defused their frustration, sadness or anger and realized what they themselves did that needs correcting. When I asked "Do you know why I removed you from the class?", most of them say, ”Yes,” and “Sorry,” but if they don't, I ask them to walk 5 more times and this time, I guide them to focus their attention on a mark on the wall or a tree, and notice how their perception changes as they move closer or farther away from it. After the tenth time, they are more calm and ready to go back to the classroom and learn.
           Overall, research shows that mindfulness-based approach is working in the classroom both for teens and even for adults, at least for me. I am still using it. Here is an example to illustrate that: [play the audio].
         As you can see, it is hard for me as an educator, in this case a designated substitute Vice principal at Mira Loma High, to see a student get handcuffed and taken to jail. Somehow, I felt we failed as a whole system. This reminded me of something my Vietnamese Buddhist teacher once told me, “If the doctors or dentists makes a mistake, they can kill only one person, but educators like us, if we make mistakes we kill the whole generation." And I see it as not only one generation, but many generations.
          As educators of high school and middle school children, we deal with about 165 students in one single day, and our energy can run low each day. It is very important that we take a good care of ourselves. We can't give something we don't have. Please take care of yourselves physically, mentally, emotionally, spiritually and all the 'lys' that you can think of, so that we can give it forward. Have some quiet time for yourself each day to recharge your energy. Teachers matters. Keep Calm. Be Mindful. Teach On.
Breathe and Smile. Thank you for listening.
THANK YOU.

Phe Bach, Ed.D.
Mira Loma High School
San Juan Unified School District.


With CSUS President Robert S. Nelsen, and fellow educators Teresa Burke and Elzira Saffold
With fellow Ed Talk Speakers, SJUSD Teacher of the Year, Teresa Burke, CSUS News Director Elisa Smith and
Stockton USD Teacher of the Year Elzira Saffold.
Conversation with CSUS President, Robert S. Nelsen and our CA superintendent of public instruction Tom Torlakson

With the Dean of College of Education at CSUS, Dr. Vanessa Sheared

Photos: from @CATeachersSummit and @SacState

References: 

Bach, P. X. (2014). Mindful Leadership–A Phenomenological Study of Vietnamese Buddhist Monks in America with Respect to their Spiritual Leadership Roles and Contributions to Society (Doctoral dissertation, Drexel University).

Saltzman, A. (2011). Mindfulness: A guide for teachers. The Center for Contemplative Mind in Society.

Monday, July 27, 2015

5 CÁCH THỰC HÀNH ĐỂ XOA DỊU NHỮNG CƠN GIẬN



NHẬT KÝ GIÁO DƯỠNG - 
5 CÁCH THỰC HÀNH ĐỂ XOA DỊU NHỮNG CƠN GIẬN

            Chúng ta đều biết giận là không lành mạnh, không nên và không đẹp thế mà chúng ta lại thường nổi giận. Ông Bà ta có dạy, "No mất ngon, giận mất khôn" là thế. Sau đây là 5 phương pháp thực tập để xoa dịu cơn giận và tận hưởng thời gian quý báu, quan trọng của mình với nhau.
            Trong cuộc sống có những điều rất nhỏ mà cũng có thể làm ta nổi giận và sự giận dữ
đó có thể đưa đến tan vỡ hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc gia đình. Thật ngạc nhiên là thông thường những điều nhỏ bé ấy có thể khiến chúng ta mất bình tỉnh hay nổi giận thiên đình. Mỗi khi sự giận dữ của bạn nổ tung, thật khó để kiểm soát hay lấy lại những gì mình đã nói và làm. Tức giận, cũng như những cảm xúc khác—vui buồn, thương ghét v.v...—không phải là một điều xấu. Đó là một cảm xúc cần thiết, nhưng nếu chúng ta không kiểm soát những cảm xúc, lời nói, hoặc hành động, nó sẽ đưa ta mất niềm vui, an lạc, hoặc tệ hơn là sự cải vả để rồi đưa đến bất hoà hay tan vỡ.

            Vì thế chúng tôi xin chia sẻ 5 phương thức hay chiến thuật xem như là biện pháp phòng ngừa để gìn giữ cơn tức giận đừng nổ tung trong cuộc sống của bạn giúp chúng ta có chánh niệm—nền tảng của sự an lành và hoà hợp.

1. Nhận chân cơn giận của mình.

             Cơn giận có hình tướng (anatomy) và mục đính chính của nó, cũng như cái ngã (ego), là làm cho nó càng ngày càng to và cuối cùng là làm nổ tung ra. (Anger happens spontaneously, build up and explode). Trong giai đoạn đầu, cơn giận thường có mồi để bộc phát. Ví dụ như sự căng thẳng, bực bội, không ưa thích gì đó, khó chịu trong cơ thể, mệt mỏi, ngã mạn, kêu ca, v.v... đây là bước đầu, là ngòi nổ. Rồi, cơn giận thường tự phát, dồn dập và bùng nổ. Sự nóng nảy của chúng ta thường có những dấu hiệu cảnh báo như bực mình, tức tối, một cảm giác thất vọng, gia tăng nhịp thở, đỏ mặt, run rẩy v.v... 

Khi mình có sự thực tập, thì mình nhận ra cơn giận của chính mình ở trong giai đoạn nào. Khi giận mình biết là mình đang giận. Chúng ta phải đủ bình tĩnh và can đảm để nhận ra cảm xúc của mình và của đối phương. Hãy thở sâu và chậm vài hơi. Chút thời gian ít ỏi đó có thể giúp ta khám phá cảm xúc và quan điểm của mình.
            Hãy thở sâu và chậm ba hơi; dài biết dài, ngắn biết ngắn. (Hơi thở ra thông thường dài hơn hơi thở vào). Thở chánh niệm như vậy một vài hơi, bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi cảm giác cơ thể. Lắng nghe những suy nghĩ của mình mà không cần thêm bớt các cuộc đối thoại nội tâm hay ít nhất là để cho nó lắng đọng.

            Mình đang suy nghĩ gì? Hãy kiên nhẫn vì những cảm giác khó chịu có thể trỗi dậy, nhưng hãy quan sát, quán chiếu cơn giận dữ của mình với sự từ bi cho chính mình (self-compassion). Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khám phá rằng cơn tức giận của mình có để dạy cho mình những điều cần thiết.

2. Biết rằng chúng ta có nhiều lựa chọn.
            Trong tất cả những tình huống, nhận chân rằng chúng ta có lựa chọn để giải quyết. Thông thường thì chúng ta phản ứng tức khắc khi một việc gì xảy ra; với sự thực tập chánh niệm, chuyện gì xảy ra, hãy bình tĩnh và thực hành chánh niệm, rồi đáp ứng cho hợp lệ. Xin hãy xem hình vẽ minh hoạ sau đây:

Trong thời gian thử thách này, hãy nhắc nhở mình: "Ta đang có một sự lựa chọn" và xin đừng chọn lựa hay giải quyết trong sự thiếu bình tĩnh hoặc nóng giận, làm lãng phí thời gian và năng lượng của bạn trong những lúc có cảm xúc tiêu cực. Điều đó có thể hại mình hại người lúc bây giờ và cả tương lai. Những quyết định hay sự chọn lựa của ta đều phải đặc trên nền tảng lợi mình, lợi người, ngay bây giờ và cả tương lai.

3. Hành Thiền!
            Thực tập thiền hành. Thiền đã có từ ngàn xưa và có nhiều đạo thực tập Thiền, không riêng gì Phật giáo. Thiền giúp chúng ta thư giãn, nhẹ nhàng và lắng đọng. Theo những nhà nghiên cứu hàng đầu ở Hoa Kỳ trong lãnh vực Thiền Chánh Niệm như Jon-Kabat-Zin, Thiền làm nhịp tim chậm lại, giảm huyết áp, giảm sự lo lắng, và, kết quả là làm giảm stress. Trong một thử nghiệm tham gia vào một chương trình giảm stress thiền chánh niệm tám tuần có mức giảm đáng kể trong báo cáo kích thích hàng ngày (24%) và căng thẳng tâm lý (44%), và những lợi ích đã được duy trì ba tháng sau đó.

            Các nhà nghiên cứu như Kabat-Zinn (1990) và Thompson và Gauntlett-Gilbert (2008) cũng tiết lộ rằng hành thiền và thực tập chánh niệm tăng cường cải thiện sự tự nhận thức và tình trạng bệnh tật mãn tính cũng như làm tăng trưởng hạnh phúc nói chung. Ngoài ra, Martins (2012) phát hiện ra rằng những người lớn tuổi hành thiền, đạt được khả năng chánh niệm, tăng trưởng lòng từ bi, sự hiện diện, và sự chú tâm và ảnh hưởng về nhận thức của họ về cuộc sống, tuổi tác, sự sống chết, và mất mát của họ. Khi về già hành giả an nhiên và ít giận hờn, dễ dàng yêu thương và tha thứ hơn. Gần đây, Time Magazine cũng tường thuật là học sinh tiểu học tập thiền thi cao điểm hơn trong toán học so với những em khác. Vì thế, chúng ta có thể tập thiền cùng các em khoảng 5 đến 10 phút mỗi ngày nếu thời gian cho phép.



4. Hãy tập dừng lại và quán chiếu

            Nếu trong cơn giận bùng nổ, thì hãy nhận diện nó. Bảo rằng, tôi biết tôi đang giận. Hít thở thật sâu vài hơi. Nếu không có thời gian, thì chỉ một hơi thật dài. (Hơi thở ra dài hơn hơi thở vào). Hãy đi bộ (Take a walk) hay lấy mình ra khỏi không gian (timeout)
Chúng ta phải nhận thức và nhắc nhở rằng chúng ta không thể kiểm soát của bất cứ lối suy nghĩ, cảm xúc, hành động của ai cả, những gì chúng ta có thể điều khiển là của chúng ta.  Bác sỹ Amy Saltzman đã trình bày kỷ năng sống và cách thực tập qua phương pháp PEACE (Pause, Exhale, Acknowledge, Choice, Engage – Dừng lại, Thở ra, Nhận diện, Lựa cho, Hành động) cũng không ngoài mục đích này.

5. Ăn và ngủ đều độ!

Có 4 loại thức ăn mà những nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ gọi là 4 thức ăn thầm lặng giết người (four silent food killers), đó là chất muối, đường, mỡ/chất béo,
và bột/gạo). Những chất này đưa gần một nửa dân số Mỹ có một hoặc nhiều bệnh mãn tính, trong đó có bệnh hen suyễn, bệnh gan nhiễm mỡ, sâu răng (đặc biệt là ở trẻ em), bệnh tiểu đường loại 2, việc ung thư, mất trí nhớ, suy gan, và bệnh tim mạch dẫn đến các cơn đau tim đột quỵ. Ngoài ra, nếu uống bia rượu nhiều cũng không ổn vì bị say sỉn. Thậm chí càfe cũng vậy, lượng caffeine có thể thay thế một đêm ngon giấc. Có thể về lâu dài, tăng thiếu ngủ và có nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường. Hãy tránh cà phê và rượu mạnh khoảng 2-3 giờ trước khi đi ngủ. Nói tóm lại, nếu ăn uống không đều độ, sẽ đưa chúng ta đến những bệnh tật và thảm cảnh này. Chúng ta phải ăn uống cẩn trọng, nhất là cần nạp năng lượng vào buổi sáng. Nếu cơ thể bất an hay khó chịu, thì tâm trí của mình cũng không được thoải mái và có thể đưa đến sự nóng giận. Vì thế ăn uống và ngủ nghỉ đều hoà sẽ giúp chúng ta sống vui và sống khoẻ, ít giận hờn vu vơ.

            Nói tóm lại, giận là một trong những cảm xúc tự nhiên mà chúng ta có thể nhận chân và chuyển hoá được.
Nếu chúng ta thực tập chuyên cần những phương thức trên, chúng ta có thể nhận chân được sự chuyển hoá của nội tâm. Trong cuộc sống, chúng ta cần phải cởi mở, lạc quan, nhẹ nhàng và uyển chuyển để mình có cuộc sống an lạc và lành mạnh hơn hầu làm cho thế giới 
này ngày càng tốt đẹp.


Bạch X. Phẻ


Tài liệu tham khảo / Reference:



1. Bach, P. X. (2014). Mindful Leadership–A Phenomenological Study of Vietnamese Buddhist Monks in America with Respect to their Spiritual Leadership Roles and Contributions to Society (Doctoral dissertation, Drexel University).
2. Gazella, K. A. (2005). Jon kabat-zinn, phd bringing mindfulness to medicine. Alternative Therapies in Health and Medicine, 11(3), 56-64.
3. Kabat-Zinn, J. (1990). Full catastrophe living: Using the wisdom of your body and mind to face stress, pain and illness. New York: Delacorte.
4. Martins, C. A. R. (2012). Silent healing: Mindfulness-based stress reduction program for older adults. Available from Proquest Dissertations and Theses database. (UMI No. 3522535)


5. Meiklejohn, J., Phillips, C., Freedman, M. L., Griffin, M. L., Biegel, G., Roach, A., ... & Saltzman, A. (2012). Integrating mindfulness training into K-12 education: Fostering the resilience of teachers and students. Mindfulness3(4), 291-307.
6. Saltzman, A. (2011). Mindfulness: A guide for teachers. The Center for Contemplative Mind in Society.
7. Thompson, M., & Gauntlett-Gilbert, J. (2008). Mindfulness with children and adolescents: Effective clinical application. Clinical Child Psychology and Psychiatry, 13, 395-407.