Showing posts with label Thích Mãn Giác. Show all posts
Showing posts with label Thích Mãn Giác. Show all posts

Thursday, September 8, 2022

Huyền Không Thích Mãn Giác (1929-2006): Chiến Thắng Của Chánh Pháp Cao Hơn Tất Cả Chiến Thắng

 

Mấy hôm nay trời vẫn lạnh dù đã gần hết tháng 3 rồi! Cái không khí lành lạnh tôi nhớ nhà, nhớ quê hương lạ lùng. Trong nỗi nhung nhớ đó, tôi đã say sưa ngồi coi lại cuốn phim video Phật Đản từ Huế gởi qua.

Cảnh trí quê hương và con người đương diễn qua màn ảnh TV. “Ôi! Uy nghiêm bóng chùa Từ Đàm. Nơi yêu thương phát nguồn Đạo Vàng.” Từ Đàm. Âm vọng không vươn cao ngạo nghễ mà vẫn mang tất cả sức mạnh trầm hùng; nhẹ nhàng như đám mây lành lững lờ mà gắn bó như niềm yêu thương ở mãi trong lòng người. Từ Đàm. Thực không chỉ là tên gọi một nơi chốn với tất cả giới hạn thời gian và không gian của nó. Bởi nó đã là lịch sử, đã gắn bó với triệu cõi lòng từng khóc cười, buồn vui với vận Nước, vận Đạo. Nó chính đã là Hình Ảnh của Quê Hương, của tất cả nỗi Đau Đớn câm lặng cũng như tất cả uy lực đã hơn một lần trỗi dậy, dõng dạc nói tiếng nói của Quê Hương trước phong ba của lịch sử. Chùa Từ Đàm đó. 1952. Tiếng nói thống nhứt Phật Giáo Nam Bắc Trung cất cao lời nguyền keo sơn, gắn bó. 1963, tiếng kinh cầu hoà cùng tiếng khóc. Cuồn cuộn những dòng người. Âm vang những kêu đòi Tự Do Tín Ngưỡng, Công Bằng Xã Hội. Và tiếng súng, tiếng đạn. Trong kinh hoàng vẫn lẫm liệt uy nghi. Giữa bóng đêm bạo quyền chế ngự vẫn rạng ngời ngọn lửa Tiêu Diêu. Chùa Từ Đàm đó, 1989. Cổng Tam Quan vẫn hiền hòa đứng nhìn khách mười phương ra vào. Mấy con rồng trên mái chùa vẫn cốt cách hiên ngang của thuở nào như sức sống chưa hề suy giảm. Cây Bồ Đề vẫn tỏa bóng như muôn đời Phật Giáo vẫn từng che mưa đỡ nắng cho dân tộc.

Chùa Từ Đàm, Huế

Chùa Từ Đàm.1989. Đại lễ Phật Đản 2533. Cũng cuồn cuộn những dòng người. Cũng những y vàng, những áo lam trùng điệp. Như sức sống trỗi dậy trên những đau khổ nhọc nhằn. Như bức Trường Thành Ý Chí lừng lững vươn lên, không ngạo nghễ thách đố ai mà chỉ muốn chứng tỏ cùng ai Niềm Tin kiên định bất thối chuyển của mình. Tôi cảm động nhìn từng đoàn người đi tới, từng đoàn người nghiêm cẩn hướng mắt ngưỡng vọng về Hình Bóng của Đấng Từ Tôn. Hòa Thượng Trúc Lâm quỳ xuống trước Lễ Đài Niệm Hương mang tất cả uy lực của Thiền Môn như một Quả Núi, có khói trầm bốc lên thơm ngát mười phương. Tiếng của Thầy Duy Na xướng lên: “… Tăng Kỳ cửu viễn tu nhơn, Đâu Suất giáng thần…” nghe như âm vang của sóng biển “Hải Triều Âm” làm chấn động tự thân tâm đến cả cõi thế gian này. Hòa thượng Thiện Siêu, tuyên bố cho ngày Đại Lễ, cung cách từ tốn như tự bao giờ mà từng tiếng, từng tiếng như đánh động tận đáy lòng người nghe: “… Chiến thắng của Chánh Pháp cao hơn tất cả chiến thắng…” Giữa lòng một quê hương chìm đắm trong bóng tối của bạo quyền, trước những con người vẫn luôn luôn si mê với “chiến thắng”, những tiếng nói như thế được nói lên, nếu không phải là người có sự kiên định vững chắc như núi thì dễ đâu làm được.

Tự nhiên tôi cảm thấy như đang đứng trước sân chùa Từ Đàm trong không khí tưng bừng của ngày đại Lễ. Lòng hân hoan mở rộng. Nhưng rồi nhìn lại, thấy mình ở đây trong khi Quê Hương ngàn dặm xa, lòng lại bồi hồi, ngậm ngùi. Trong cơn Quốc Nạn và Pháp Nạn này, người đông kẻ tây, người trong tù kẻ hải ngoại, Tăng Ni, Phật Tử tứ tán khắp nơi như đàn chim tan tác. Còn có chăng là chút: “tâm tình một nẻo quê hương.”

Và trong “tâm tình một nẻo quê chung” đó , khi tất cả đều ra đi, phôi pha với thời gian, lãng quên cùng lịch sử thì cái còn lại, phải chăng – “… Chiến thắng của Chánh Pháp Cao Hơn Tất Cả Chiến Thắng…”

Los Angeles, Mùa Phật Đản 2534 Canh Ngọ

Thích Mãn Giác

Saturday, September 3, 2022

Thích Mãn Giác: DÒNG SUỐI NHỎ - SMALL RIVULET

 

DÒNG SUỐI NHỎ
Thích Mãn Giác

Tôi là dòng suối nhỏ
Reo ca dưới mặt trời
Uốn mình qua rừng vắng
Lòng cuộn lá thu rơi.

Tâm tư đời bé nhỏ
Hướng vọng về biển khơi
Người vui tình ích kỷ
Tôi say tình muôn nơi

Say trong nguồn sống mới
Tin tưởng ở ngày mai
Lòng vui khi định hướng
Xe tiến hóa lên rồi

Tôi là dòng suối nhỏ
Hòa hợp trong dòng đời
Mang bao nguồn sinh lực
Đi khắp nơi xa vời

Tôi là dòng suối nhỏ
Chảy dưới mọi gầm trời
Qua bao nhiêu rừng nội
Nay đã về biển khơi


SMALL RIVULET


I am a small rivulet
Singing under the sun
Bending myself through deserted forests
Embracing the falling autumn leaves

The heart and mind of a meaningless existence
Longing for the immense ocean
People enjoy selfish love
I am inebriated with universal love

Enamored with a new source of life
Trustful in the future
Filled with joy once well oriented
The vehicle for progress has already started moving

I am a small rivulet
Mingled in the flow of life
Carrying along so much energy
To faraway places
 

I am a small rivulet
Running under all firmaments
Through countless forests
To finally come back to the immense ocean.

Translated by Tâm Thường Định

Nguồn: https://hoangphap.org/ht-thich-man-giac-dong-suoi-nho/

Monday, October 5, 2020

Thích Mãn Giác: Cố Hòa Thượng Thích Thiện Minh

Thích Mãn Giác: Cố Hòa Thượng Thích Thiện Minh

Một gương mặt bầm tím với râu tóc mọc dài yên nghỉ trong một chiếc quan tài. Tất cả những phần còn lại của con người yên nghỉ đó đều bị che lấp, không ai biết có vết tích gì trên những phần còn lại đó hay không.” Đó là hình ảnh sau cùng của Cố Hòa Thượng THÍCH THIỆN MINH mà chúng ta biết được qua lời kể của những vị đại diện Viện Hóa Đạo đi “nhìn mặt”, hai ngày sau khi cố Hòa Thượng đã nằm xuống trong chốn lao tù của Cộng Sản.

“Thượng Tọa Thích Thiện Minh, chiến lược gia của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, người đã từng ở tù trong cả ba chế độ, hôm 17 tháng 10 năm 1978 đã bỏ mình trong một nhà tù của Cộng Sản tại thành phố Hồ Chí Minh.” Đó là lời loan tin của đài BBC London mà chúng ta và cả thế giới bên ngoài đã nghe được, cũng chỉ mấy ngày sau khi Hòa Thượng nằm xuống.

“Ngày 13 tháng 4 năm 1978, Cộng sản bắt giam Thượng Tọa Thích Thiện Minh. Người bị giam trong hầm tối tại Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia cũ, bị lột bỏ áo quần, bị bí mật chuyển sang một nhà tù khác.” Đó là những chi tiết mà một vài tù nhân và người coi tù đã có cơ hội trông thấy chuyển đến cho chúng ta.

Trên đây gần như là tất cả những gì mà chúng ta có được một cách xác thực trong 6 tháng cuối cùng của cuộc đời Hòa Thượng. Những gì đó ngắn ngủi và hiếm hoi chẳng khác gì cái khoảnh khắc giữa sống và chết của một kiếp người. Nhưng chính những gì ngắn ngủi và hiếm hoi đó lại tô đậm và làm thành một hình ảnh to lớn và cao cả khác thường trong tâm hồn của tất cả chúng ta, tất cả những người Phật tử Việt Nam và tất cả những nhà nhân bản, tôn giáo, trí thức trên khắp thế giới đã từng biết đến cố Hòa Thượng. Đó chính là cái to lớn và cao cả, không phải của quyền uy bạo lực mà là của tinh thần và khí phách con người trước bạo lực quyền uy. Bởi vì, nếu khiếp nhược, nếu chịu cúi đầu trước quyền uy bạo lực thì cố Hòa Thượng đã không phải bị bắt, không phải bị hành hạ, bị đầu độc để rồi phải nằm xuống như thế.

Đó chính là cái to lớn và cao cả, không phải của chủ nghĩa, ý thức hệ mà là của tình thương và chân lý trong cơn hoành hành, tàn phá của chủ nghĩa, ý thức hệ trên mạng sống của dân tộc và của nhân loại ngày nay. Bởi vì, nếu chịu tôn thờ chủ nghĩa hơn là tôn thờ tình thương và sự sống thì cố Hòa Thượng đã không bị bắt, đã không bị hành hạ, bị tra khảo đánh đập để rồi phải nằm xuống như thế.

Nói cách khác, đó chính là cái to lớn và cao cả của Việt Nam – một Việt Nam tinh thần và khí phách, không bao giờ chịu khuất phục, không bao giờ chịu cúi đầu làm nô lệ cho bất cứ một thế lực thống trị bạo tàn nào dầu cho phải quằn quại đau thương đến bao nhiêu chăng nữa.

Cũng nói cách khác, đó chính là cái to lớn và cao cả cho đạo Phật – một đạo Phật không mang theo súng đạn, không mặc chiếc áo chủ nghĩa mà chỉ mang theo tình thương, chỉ mặc lấy chiếc áo nhẫn nhục để chịu đựng cái khổ cho con người và ngay cả, để chết cho đồng loại được sống, cho tiếng nói của trái tim con người cất lên.

Chính vì thế mà hình ảnh của cố Hòa Thượng từ cái chết ngày 17 tháng 10 năm 1978 đã trở thành một Biểu Tượng đấu tranh cho Hòa Bình, Độc Lập và Tự Do đích thực của Dân Tộc. Cũng chính vì thế mà tưởng niệm số Hòa Thượng THÍCH THIỆN MINH, chúng ta cũng tưởng niệm đến tất cả những người con của Dân Tộc và Đạo Pháp đã bỏ mình vì nghĩa cả, những vị Tăng, Ni đã tự thiêu, những chiến sĩ đã hy sinh và tất cả những đồng bào ruột thịt đã bị thảm sát dưới chế độ Cộng sản bạo tàn.

Cũng chính vì thế mà tưởng niệm cố Hòa Thượng THÍCH THIỆN MINH, chúng ta cũng hãy đem lòng cầu nguyện cho tất cả những người con của Dân Tộc và Đạo Pháp đang bước theo con đường mà cố Hòa Thượng đã đi, những vị lãnh đạo, Tăng, Ni và Phật tử của Giáo Hội, những chiến sĩ và đồng bào ở quê nhà đang bị cầm tù hay đang nổ lực hoạt động, đấu tranh cho một ngày mai tươi sáng của Dân Tộc và Đạo Pháp.

Cúi xin Đức Phật Từ Bi gia hộ cho Giác Linh Hòa Thượng THÍCH THIỆN MINH và liệt vị Thánh Tử Đạo, cho anh linh của những Chiến Sĩ và Đồng bào đã hy sinh sớm về cõi Phật và xin cho tất cả chúng ta mãi mãi giữ vững được niềm tin để không bao giờ làm kẻ phản bội với ước vọng của Dân Tộc và với những người đã nằm xuống cho chúng ta được sống.

Los Angeles, Chùa Việt Nam, 17–10–1982

THÍCH MÃN GIÁC

Saturday, February 29, 2020

Giọt Nước Nào Xót Mắt Tôi


Giọt Nước Nào Xót Mắt Tôi

Huyền Không (Thích Mãn Giác)



Ngày 9 tháng 4 năm 1991 vừa qua tôi đến Hannover, Đức Quốc để tham dự khóa họp của Hội Đồng Tăng Già Thế Giời tổ chức tại chùa Viên Giác của Thượng Tọa Thích Như Điển.
Hành trình dài mười mấy tiếng đồng hồ. Tôi đã nghĩ tới trước khi đi và nhờ vậy đã thủ sẵn trong hành trang mang theo tập Hồi Ký Người Mất Ngày Tháng của Nhã Ca. Mười mấy tiếng đồng hồ đã không thấy dài lê thê, đã qua đinhanh chóng trong niềm tưởng vọng về những gì đã mất mà như cón đó. Lung linh và sống động. Đó là hình ảnh của Ôn Trí Thủ mà người viết đã ghi lại với cả tấm lòng như tấm lòng của đứa con lạc loài, chìm nổi giữa biển đời nhớ về người cha lành đã khuất bóng. Đó là hình ảnh của nhiều anh em văn nghệ sĩ sống trong những ngày tháng lao đao, hồi hộp, ray rứt, phẫn uất, hùng chí giữa một quê hương mịt mù trong bạo lực căm thù. Đó là riêng về anh Hiếu Chân, một gói nhỏ, bọc bằng vải xô, đèo sau một chiếc xe đạp. Mô tả một cách vô hồn và như tê điếng mọi nỗi đau buồn về hình ảnh của một nhà văn đã chết. Cực kỳ xúc động và xót xa. Tôi đọc mà nghe cảm cả một trời buồn tràn dâng: Có giọt nước mắt nào xót mắt tôi cho anh Hiếu chân lúc này. Tôi nhắm mắt lại, thầm tụng 3 biến bài chú Vãng Sanh cho anh mà cũng là cho cả mọi nỗi trầm luân của thời tang tóc điêu linh này. Anh Hiếu Chân, tôi còn nhớ rõ lắm.
Sau ngày đồng bào di cư vào Nam 1954, Miền Nam có tờ báo Tự Do, một trong những tờ báo tôi quý. Quý không vì tin tức, bình luận thời sự, không vì tiểu thuyết, tài liệu. Quý chỉ vì cái mục Nói Hay Đừng do anh Hiếu Chân phụ trách. Nhứt là từ khi trên mục nhỏ hẹp này, anh đã dám đem vấn đề Từ Bi Không Có trong đạo Phật (!)để nổ thiên hạ. Như thế là động thời văn; và phải là can đảm lắm, phải là “gan cùng mình”, anh mới động thời văn được thế. Ngày đó, mọi người cho anh đã dùng bút long để chọi bút sắt. Tôi thì nghĩ tới cái học phong sĩ khí của người cầm bút. Sau năm 1965, gặp anh tại Viện Đại Học Vạn Hạnh, cái học phong sĩ khí mà tôi nghĩ về anh trước thực đã không lầm.
Sau 30/4/1975, thỉnh thoảng tôi lại nhà thăm anh với bao gạo nhỏ đèo sau chiếc xe đạp. Có lần anh Cao Hữu Đính phân bì. Thế là tôi chia đều cho cả hai. Cả anh Thạch Trung Giả nữa, cũng hột gạo chia nhau. Có khi cùng với thầy Đức Nhuận, chúng tôi dùng xích lô máy đi thăm Vũ Hoàng Chương, Doãn Quốc Sỹ…và các anh em khác. Giờ thì  đã tan tác, trời đất mỗi người mỗi phương. Những Hiếu Chân, Thạch Trung Giả, Cao Hữu Đính, Vũ Hoàng Chương…đã bên kia trời. Và cũng bên này trời phương khác, tôi cứ mơ màng nghĩ đến…
Như bọt nước tung tóe reo vui, anh Hiếu Chân đang được đùa vui cùng sông nước. Niềm vui thỏa nguyện được vào chốn lao tù, được chia cùng nỗi đớn đau với đồng nghiệp, đồng bào. Niềm vui riêng ấy của anh thực chứa cả một trời buồn chung của non nước. Tâm trạng anh có khác gì tâm trạng của quý thầy trong Giáo Hội những ngày thầy Huyền Quang, thầy Quảng Độ…vào tù trong lúc mình chưa bị tù. Cớ sao mình chưa bị tù? Câu hỏi ấy, tôi đã nghe nhiều lần ở thầy Thiện Minh. Để rồi, thầy Thiện Minh đã vào tù và đã chết trong tù. Nguyện được vào tù. Để rồi chết.Thầy Thiện Minh và anh. Những mây trắng thong dong từ đây trên quê hương còn mịt mù tăm tối.
Từ Los Angeles đến Frankfurt rồi từ Frankfurt đến Hannover, tôi đọc xong tập Hồi Ký của Nhã Ca. Nhiều hình ảnh ngày nào rực rỡ và xót xa bây giờ. Ôn Trí Thủ, thầy Thiện Minh, anh Hiếu Chân…Thầy Đức Nhuận với cái hình mới nhận được hôm nào, chống gậy, còm người xuống đất. Luôn cả hình dáng chị Hiếu Chân, cháu trai út và người con gái của chị, cô Vĩnh bưng nước mời tôi mỗi lần đến nhà. Cả hình ảnh buổi lễ tống tang anh có thầy Trí Quang và quý thầy Ấn Quang…Tôi còn có giọt nước mắt này đưa tiễn anh.
Buồn vui một đời, nói sao cho hết. Buồn vui trong tâm cảm lịch sử lại càng khó nói được hết. “tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ…” Tôi đã đọc câu thơ này của Thanh Tâm Tuyền trong một ngày 1963, giữa lúc Phật Giáo quê nhà bị khổ nạn và vào khi một mình đi trên hải cảng Yokohama lặng lẽ. Tôi cũng đã “ gọi tên tôi cho đỡ nhớ”, lúc này, trên chuyến bay về Hannover để nhớ đến mình trong hình ảnh chập chờn của nhiều người thân thương khác.
Rồi máy bay đáp xuống phi trường Hannover.
Do sự sắp xếp của Ban Tổ Chức, một nhóm Phật Tử Đức đón và đưa tôi về Trung Tâm Thiền của bà Annemary Bushbeum và tôi đã ở lại đây hai hôm. Tối ngày 10/41991, tôi nói chuyện với gần 20 người Phật Tử Đức này. Trước khi nói chuyện , họ đã dẫn tôi đi Thiền Hành qua một cánh rừng, rồi đến ngắm một hồ nước trong veo. Đến ngày 12/4/91, thầy Như Điển lại đưa về Hotel Parkhaus và nơi đây tôi thấy một tấm bảng ghi ngoài Hotel: vào ngày 9 tháng 12 năm 1777 thi hào kiêm văn hào nổi tiếng của Đức là Wolfgan Von Goethe đã ở lại nơi đây. Bây giờ, hơn 200 năm sau lại là nơi tôi được trú ngụ trong gần hai tuần lễ. Diễm phúc nào đây nhỉ? Đức cũng như Âu Châu và mỹ Châu, đến tháng April năm nay tuyết rơi trắng xóa cả bầu trời, tuyết rơi quanh cả Hotel tôi đang tạm trú. Người Đức có câu thành ngữ tháng April là mặc cho ông Trời muốn làm gì thì làm: xuân hạ thu đông có thể thay đổi trong một ngày.
Sau các bài diễn văn diễn từ, sau các lời chúc tụng và sau các phiên họp bàn Phật sự sôi nổi, Ban Tổ Chức đã đưa tất cả phái đoàn đi viếng bức thành ơ nhục Bá Linh (Berlin). Berlin Wall khởi sự dựng lên vào ngày 13/8.1961 và bị đập phá để hai bên thông thương từ ngày 9 tháng 11 năm 1989. Sau gần 30 năm chia cách, sự khổ đau của con người tràn ngập khắp đó đây. Chiều hôm nay, 17 tháng 4 năm 1991, một chiều lạnh có tuyết rơi. Chúng tôi đã đến đứng trước những tấm ván có ghi tên những người vượt thành tìm tự do bị cảnh sát Đông Đức bắn chết. Chúng tôi đứng cúi đầu trước tên những người chết để tưởng niệm. Tuyết rơi dính ở mắt tôi nhằm lúc tôi đang khóc cho số phận những người bị bắn bỏ mình.
Giờ này, Đông và Tây là đâu? Bên này và bên kia là đâu? Nhưng bức tường Berlin của Việt Nam , quê hương tôi, còn đó kia mà!
Los Angeles, Mùa Phật Đản 2535
Huyền Không

Thoughts on my teacher: 
No Hair in Your Mind
REVEREND CHAN TU on her relationship with the late most VENERABLE DR. THICH MAN GIAC, Supreme Patriarch of the Vietnamese United Buddhist Churches of America, who passed away October 13, 2006, at the age of 77

By Reverend Chan Tu,
SPRING 2007


WHEN MY TEACHER, Most Venerable Dr. Thich Man Giac, would say “In my mind,” he would always point to his heart. Initially, I thought it was cute; it took me a while to understand just how integral his heart and his mind were for him. It was not “cute”; it was just natural, accurate. Everything he did was based on his compassionate heart (or should I say mind?).

At the traditional service held forty-nine days after his passing, I spoke with a close associate of his who had known him for decades here in America and in Vietnam. He was brought to tears as he expressed how unusual Man Giac was as a spiritual leader and as a monk. As the Supreme Patriarch of the Vietnamese United Buddhist Churches of America–an organization with millions of followers, with temples stretching across the United States–he honored the Buddhist traditions and maintained the cultural customs of Vietnam. He also fully understood that each country had adapted Buddhism to its culture; he wanted Buddhism to not be a “foreign” religion, but to “become American,” to adapt to the American ideals of equality, freedom, and nondiscrimination, and to be brought into the twenty-first century. He campaigned for human rights causes tirelessly, visiting refugee camps and holding hunger strikes, yet he was never political; the aim of his work was simply to end suffering. He didn’t talk idly about the Four Noble Truths or about the bodhisattva vows, he just embodied them.

It’s no surprise, then, that the greatest lessons I learned from him were not in any formal class, but simply by being with him and observing. During my ordination process, we discussed the shaving of the head, a common Buddhist practice. In his heavily accented English, he blurted out that “basketball players are not monks.” Now that could be a koan in itself. As he explained, priests from different Buddhist traditions in different countries are vegetarian or are not, are married or are not, eat before noon or all day, have hair or do not. If you look at the statues and paintings of the bodhisattvas, they have hair; so do the statues of the Buddha (unless you adhere to the story of the 108 snail martyrs who gave their lives to protect the Buddha from sunstroke).

According to Man Giac, a bald skull did not mark any being as a true follower of the Middle Way. “Having a shaved head does not make you a Buddhist priest, a monk, or a nun; if you wish, what matters is if you have hair in your mind, if you are pure and free from delusion in your mind.” Pointing to his heart, he said, “No hair in your mind.”


Source: https://tricycle.org/magazine/thoughts-my-teacher-no-hair-your-mind/

Saturday, November 23, 2019

Đức Phật Vẫn Ngồi Yên - Thích Mãn Giác


          Đức Phật Vẫn Ngồi Yên
               HT. Thích Mãn Giác (Huyền Không) 

246ducphatngoiyen
Đức Phật vẫn ngồi yên
HT Thích Mãn Giác 
MÙA XUÂN CỦA TÔI
Mấy tháng lại đây, thỉnh thoảng tôi có nhận những đóa hoa hồng do Phật Tử gởi tặng. Những đóa hoa hồng đó được bọc bởi bông gòn ẩm nước, đặt trong một miếng giấy bạc. Hôm tôi đi Tokyo, với nguyện ước tranh thủ Tự Do cho quý thầy đang bị giam cầm ở bên nhà, có người mang lại cho tôi một đóa hồng tại sân bay. Tôi mang nó theo đến xứ Nhựt, đây là hoa hồng được cắt ở vườn nhà nên mạnh, tươi sắc và thỉnh thoảng cho tôi một mùi hương dịu ngọt trên suốt đường dài từ Los Angeles đến Tokyo. Nhìn đóa hoa hồng, thưởng thức hương thơm của nó, tôi tự nghĩ, đây là MÙA XUÂN CỦA TÔI.

Cái gì của mình, cái đó tự nhiên thấy nó hạn hẹp, nhỏ nhoi. Con người cũng như mọi vật, bất kỳ ở đâu, bất cứ lúc nào, đều muốn chia xẻ. Sự chia sẻ niềm vui, thích thú của mình cho khắp nơi, khắp chốn cũng có nghĩa là đem cho mùa XUÂN CỦA MÌNH đến cho mọi người. Sự chia xẻ này, Phật Pháp gọi là bố thí. Người làm ruộng chia xẻ lúa gạo cho người dệt vải, người dệt vải chia xẻ áo quần cho người làm ruộng. cây cau chia xẻ thân đứng của mình cho cây trầu leo lên, không gian chia xẻ cho cây cau khoảng trống để có chỗ đứng…Vạn vật giữa đời này đều sống hỗ tương cho nhau. Với ý nghĩa này, khi ra khỏi phi trường Haneda ở Tokyo, cử chỉ đầu tiên của tôi là cho Thầy Minh Tuyền đóa hoa hồng mà tôi đã mang từ Los Angeles đến Tokyo như muốn nói cái điều tôi cho MÙA XUÂN CỦA TÔI đến thầy Minh Tuyền.

Khi tao đóa hồng tặng Thầy Minh Tuyền tôi muốn Thầy Minh Tuyền nhìn thấy mặt mày tôi, thấy cả lòng tôi trong ấy và thấy cả ngay chính lòng của thầy ấy. Đóa hồng như một cái kiếng để soi thấy nỗi lòng sâu kín của người nhận và người cho. Nghĩ đến đây tự nhiên tôi nhớ đến một đoạn kinh mà Thiền sư daisetz Teitaro Suzuki đã ghi lại trong Thiền Luận tập 2 …Bây giờ, này Hiền Hộ (Bhadrapàla), khi một thanh niên tuấn tú muốn thấy sắc diện của chính mình xấu hay đẹp, y lấy một cái chậu đựng đầy dầu hay nước trong, hoặc y lấy ra một mảnh pha lê hay một tấm kình. Lúc hình ảnh của y lộ ra ở một trong bốn vật này, y biết rõ mình có diện mạo ra sao, xấu hay đẹp. Này Hiền Hộ, Ông có nghĩ rằng cái mà người thanh niên này nhìn thấy trong bốn vật ka đã có trước ở đây chăng? Hiền Hộ đáp:
-Bạch Thế Tôn, không.
-Vậy có nên coi nó rõ ràng là một cái không hư?
-Bạch Thế Tôn, không.
-Vậy có nên coi nó như là hai?
-Bạch Thế Tôn, không.
-Vậy có nên coi nó là không phải cả hai?
-Bạch Thế Tôn, không. Bởi vì, dầu, nước, pha lê, và tấm kính thì sáng tỏ, trong veo, không dơ không bụi; khi một người đứng trước chúng, hình ảnh của y được phản chiếu vào đó. Ảnh không đi ra từ vật, không đến từ bên ngoài, không ở trong chính nó, không giả lập. Ảnh không từ đâu đến, không tan biến vào đâu, nó là pháp sinh diệt, không thường trú.”

Sau khi Hiền Hộ trả lời như vậy xong rồi, Phật dạy: “ Này Hiền Hộ, quả đúng như Ông nói. Khi những vật ấy trong sáng và sạch sẽ, ảnh chiếu vào dễ dàng…”

Chùa Việt Nam thỉnh thoảng có Phật tử mang hoa hồng trồng ở nhà đến cúng phật. Những đóa hoa hồng trồng ở nhà đem đến cúng Phật thì nó tươi lâu hơn những đóa hoa hồng mua ngoài tiệm. Vì hoa hồng bán ngoài tiệm không có cái lực săn sóc của chủ nhân nên nó héo sớm hơn, còn hoa hồng ở nhà thì được tươi lâu hơn vì như có cái sức mạnh của tình người trong đó. Đóa hồng tôi mang sang Tokyo là một trong những đóa hồng có cái sức mạnh của tình người đó.

Ngồi hơn mười tiếng đồng hồ trên máy bay, một mình ngồi ngắm nhìn đóa hồng và nghĩ đến người cho. Với cái ngắm nhìn của Trang Tử “thường vô dục dĩ quan kỳ diệu” hay ngắm nhìn với cái ý nghĩ của chữ “Quán” trong Thiền, mà tự nhiên tôi cảm thấy chính nó mang hình ảnh MÙA XUÂN CỦA TÔI. Để rồi khi đem tặng Thầy Minh Tuyền thì Thầy ấy và tôi soi rõ được niềm vui của nhau trong đóa hoa hồng thơm ngát này. Có khác gì dầu, nước trong chậu, một mảnh pha lê, một tấm kính… Thế giới phương tiện độ sinh của chư Phật quả là cô cùng.

Trong dòng tư duy này, tôi nhớ lại một đoạn khác, cũng được ghi trong Thiền Luận tập 2: “Lại nữa, củi sẽ cháy nếu châm lửa vào. Lửa đốt cháy và lửa vốn có trong củi là một. Như thế, chính do hòa hiệp nội duyên và ngoại duyên mà hết thảy các pháp hiện hành. Dù tất cả chúng ta đều có sẵn Phật Tánh, nhưng tự Phật Tánh nó không đốt cháy những tham dục nếu như không châm ngọn lửa của trí tuệ siêu việt, trí tuệ đó vốn là danh hiệu. Tịnh Độ Tông dạy rằng muốn nắm giữ một vật phải ra khỏi vật ấy. Nơi đây huấn thị này phải được chỉ định cho tâm.”

Ngày nhập đạo, thời còn bé, tôi được un đúc trong tinh thần văn nghệ Phật Giáo. Chùa của tôi là nơi phát hành tập Xuân Đạo Lý của Thiền sư Mật Thể. Trong tập Xuân Đạo Lý này tôi nhớ có bài Mùa Xuân Không Thời Gian. gần năm mươi năm qua, tư tưởng của bài Mùa Xuân Không Thời Gian đó vẫn còn bàng bạc trong tâm hồn tôi. Trong thời gian tạm trú tại Chùa Tăng Thượng Tự, phòng tôi thỉnh thoảng được một đóa hoa hồng. trong những lần uống trà buổi sáng, ngồi đàm đạo với Thầy Minh Đạt, hay những lúc với Đạo Hữu Tâm Quang Ngô Như Bích và Tâm Hải, tôi cảm thấy như mỗi người đều là một đóa hoa hồng cả.

Chúng tôi là những đóa hồng được trồng trong vườn hoa Việt Nam. Bàn tay nào đã trồng xuống, bàn tay nào đã săn sóc và không gian nào đã nuôi dưỡng đóa hồng này lớn lên nếu không là Đạo Pháp và Quê Hương thân yêu. Ở Việt Nam không chùa nào là không có không có hoa , những đóa hoa làm đẹp cho ngôi chùa. Còn chúng tôi, mỗi người sống ở ngoại quốc đều là những đóa hoa nếu đều cố công làm đẹp cho Đạo Pháp và Quê Hương.

Mùa xuân Canh Ngọ lại về với năm mới ở Quê Hương. Ở đây xa xôi. Nhưng những đóa hồng bọc bông gòn gói vào giấy bạc giữ nước cho hoa tươi cũng đủ mang lại một mùa Xuân. Những đóa hoa ý nghĩa bao nhiêu thì những ánh mắt của người cho hoa, của Thầy Minh Đạt, Đạo Hữu Tâm Quang, Tâm Hải chung lo Phật sự lại càng rực sáng bấy nhiêu. Cầu nguyện Phật phù hộ cho những đóa hoa quê hương này ngày càng trổ sắc thêm hương để làm đẹp cho cuộc đời.
Los Angeles, Mùa Đón Xuân Canh Ngọ 1990

CHIẾN THẮNG CỦA CHÁNH PHÁP
CAO HƠN TẤT CẢ CHIẾN THẮNG
Mấy hôm nay trời vẫn lạnh dù đã gần hết tháng 3 rồi! Cái không khí lành lạnh tôi nhớ nhà, nhớ quê hương lạ lùng. Trong nỗi nhung nhớ đó, tôi đã say sưa ngồi coi lại cuốn phim video Phật Đản từ Huế gởi qua.

Cảnh trí quê hương và con người đương diễn qua màn ảnh TV. “Ôi! Uy nghiêm bóng chùa Từ Đàm. Nơi yêu thương phát nguồn Đạo Vàng.” Từ Đàm. Âm vọng không vươn cao ngạo nghễ mà vẫn mang tất cả sức mạnh trầm hùng; nhẹ nhàng như đám mây lành lững lờ mà gắn bó như niềm yêu thương ở mãi trong lòng người. Từ Đàm. Thực không chỉ là tên gọi một nơi chốn với tất cả giới hạn thời gian và không gian của nó. Bởi nó đã là lịch sử, đã gắn bó với triệu cõi lòng từng khóc cười, buồn vui với vận Nước, vận Đạo. Nó chính đã là Hình Ảnh của Quê Hương, của tất cả nỗi Đau Đớn câm lặng cũng như tất cả uy lực đã hơn một lần trỗi dậy, dõng dạc nói tiếng nói của Quê Hương trước phong ba của lịch sử. Chùa Từ Đàm đó. 1952. Tiếng nói thống nhứt Phật Giáo Nam Bắc Trung cất cao lời nguyền keo sơn, gắn bó.1963. Tiếng kinh cầu hoà cùng tiếng khóc. Cuồn cuộn những dòng người. Âm vang những kêu đòi Tự Do Tín Ngưỡng, Công Bằng Xã Hội. Và tiếng súng, tiếng đạn. Trong kinh hoàng vẫn lẫm liệt uy nghi. Giữa bóng đêm bạo quyền chế ngự vẫn rạng ngời ngọn lửa Tiêu Diêu. Chùa Từ Đàm đó. 1989. Cổng Tam Quan vẫn hiền hòa đứng nhìn khách mười phương ra vào.Mấy con rồng trên mái chùa vẫn cốt cách hiên ngang của thuở nào như sức sống chưa hề suy giảm. Cây Bồ Đề vẫn tỏa bóng như muôn đời Phật Giáo vẫn từng che mưa đỡ nắng cho dân tộc.

Chùa Từ Đàm. 1989. Đại lễ Phật Đản 2533. Cũng cuồn cuộn những dòng người. Cũng những y vàng, những áo lam trùng điệp. Như sức sống trỗi dậy trên những đau khổ nhọc nhằn. Như bức Trường Thành Ý Chí lừng lững vươn lên, không ngạo nghễ thách đố ai mà chỉ muốn chứng tỏ cùng ai Niềm Tin kiên định bất thối chuyển của mình. Tôi cảm động nhìn từng đoàn người đi tới, từng đoàn người nghiêm cẩn hướng mắt ngưỡng vọng về Hình Bóng của Đấng Từ Tôn. Hòa Thượng Trúc Lâm quỳ xuống trước Lễ Đài Niệm Hương mang tất cả uy lực của Thiền Môn như một Quả Núi, có khói trầm bốc lên thơm ngát mười phương. Tiếng của Thầy Duy Na xướng lên: “…Tăng Kỳ cửu viễn tu nhơn, Đâu Suất giáng thần..” nghe như âm vang của sóng biển “ Hải Triều Âm” làm chấn động tự thân tâm đến cả cõi thế gian này. Hòa thượng Thiện Siêu, tuyên bố cho ngày Đại Lễ, cung cách từ tốn như tự bao giờ mà từng tiếng, từng tiếng như đánh động tận đáy lòng người nghe: “…Chiến thắng của Chánh Pháp cao hơn tất cả chiến thắng…” Giữa lòng một quê hương chìm đắm trong bóng tối của bạo quyền, trước những con người vẫn luôn luôn si mê với “chiến thắng”, những tiếng nói như thế được nói lên, nếu không phải là người có sự kiên định vững chắc như núi thì dễ đâu làm được.

Tự nhiên tôi cảm thấy như đang đứng trước sân chùa Từ Đàm trong không khí tưng bừng của ngày đại Lễ. Lòng hân hoan mở rộng. Nhưng rồi nhìn lại, thấy mình ở đây trong khi Quê Hương ngàn dặm xa, lòng lại bồi hồi, ngậm ngùi. Trong cơn Quốc Nạn và Pháp Nạn này, người đông kẻ tây, người trong tù kẻ hải ngoại, Tăng Ni, Phật Tử tứ tán khắp nơi như đàn chim tan tác. Còn có chăng là chút: “tâm tình một nẻo quê hương.”

Và trong “tâm tình một nẻo quê chung” đó, khi tất cả đều ra đi, phôi pha với thời gian, lãng quên cùng lịch sử thì cái còn lại, phải chăng “…Chiến thắng của Chánh Pháp Cao Hơn Tất Cả Chiến Thắng…”
Los Angeles, Mùa Phật Đản 2534 Canh Ngọ

MỰC ĐỌNG TRONG NGHIÊN SẦU
Denver, thành phố lớn nhất của tiểu bang Colorado, và là thành phố cao nhất của Hoa Kỳ. Tôi đã đến đây nhiều lần trong nhiều năm trước. Nhưng thời gian đã làm nhạt nhòa bao hình ảnh. Nhiều năm sau trở lại, tôi mang niềm thích thú riêng của người thân gặp lại người thân tưởng chừng đã quên lãng.

Máy bay trễ đến hơn 3 tiếng đồng hồ. Trong ánh đèn lấp lánh của màn đêm, thành phố như đã đi vào giấc ngủ. 11 giờ 30 đêm. Chỉ còn những hoạt động thu gọn trong một góc của phi trường. Nhưng ở góc hoạt động thu gọn đó, Thầy Thích Trí Viên cũng như các Phật tử thân thiết cũ đang đứng đợi, cùng với nụ cười và ánh mắt rạng rỡ của các em Gia Đình Phật Tử Colorado; một bó hoa được các em dâng lên cho tôi và những bàn tay chắp lại như hoa sen của từ những tấm lòng tín mộ Đạo giáo mà những Phật tử nơi đây đã chờ hơn 3 tiếng đồng hồ làm tôi tràn một nỗi cảm động hân hoan.

Tôi đến Colorado lần này do lời mời của đạo hữu Đào Duy ý, Chủ Tịch Cộng Đồng Phật Giáo An Bằng. Cụ thân sinh của đạo hữu Ý là cụ Đào Tầng, pháp danh Nguyên Hạnh vừa quá vãng ở Việt Nam và tôi đến đây, ngoài việc thăm lại Cộng Đồng Phật Giáo An Bằng, là để làm lễ Phát Tang cho gia đình đạo hữu Chủ tịch.Lễ Phát Tang đã được cử hành vào trưa ngày thứ bảy 30 tháng 6 năm 1990. Không kể con cháu ruột thịt, bà con thân thích đã đông đảo mà bạn bè đồng hương đồng đạo cũng đã đến dự lễ đông đảo với tất cả tấm lòng kính ngưỡng, mến mộ chơn thành đối với người quá vãng. cụ Đào Tầng đã suốt đời một lòng cung kính Tam Bảo, đã dày công tận tụy hy sinh cho đạo đến gần hai chục năm liên tục làm Khuôn Trưởng Khuôn Hội Phật Giáo An Bằng ở quê hương. Ơn ấy, đức ấy đối với người dân An Bằng thực đã ghi đậm ở trong lòng, đã là tấm gương cho hơn một thế hệ không chỉ là con, cháu trong nhà mà còn cho tất cả những người con của An Bằng, là ngày nay đang lưu lạc chốn nào. Ơn ấy, đức ấy đã kết nên mối tri ân, cảm niệm của bao người về tham dự lễ Phát Tang này. Cụ Đào tầng đã mất, đã không chỉ là cái mất mát to lớn lao của An Bằng ở hải ngoại. Tôi đã đọc thấy, nghe thấy điều đó ở tất cả những khuôn mặt, ánh mắt, những phát biểu xa gần của những người tham dự. Ơn không chỉ cho con cháu trong nhà mà còn cho cả người dân An Bằng.

Và với một người đã quên mình lo cho đạo như Cụ thì còn có niềm vui và ý nghĩa nào hơn là sự tiếp nối những gì mà Cụ đã làm. Tôi tin là Cụ đã ra đi, về với cõi Phật với niềm an lạc trong lành vì đã có những người con, người cháu, đã có cả hơn một thế hệ An Bằng tiếp nhận sự trao quyền của cụ. Người “cha lành” ấy của Đạo hữu Đào Duy Ý và của An Bằng đã như sống lại trong giờ phút tưởng niệm của lễ Phát Tang với ảnh hình Cụ trong hương khói và như lung linh hơn với lời cảm niệm ơn đức sanh thành dưỡng dục của Đạo hữu Ý mà tôi nghe như đã nói thay cho tất cả mọi người hôm ấy.
“Nam Mô A Di Đà Phật,
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát,

Kính lạy cha và Nội: Hiện diện hôm nay toàn thể chúng con và các cháu nội ngoại, đứng trước bàn thờ của nội, dâng lên một nén hương lòng, khi được tin nội đã lìa trần,Người ra đi không lời từ giã với con cháu. Từ Mỹ quốc chúng con vọng về An Bằng, biết bao thương đau đẫm lệ, Người đã tìm nơi an nghỉ, để lại cho chúng con bao ngậm ngùi và luyến tiếc khi được tin buồn này.

Người đã sinh chúng con ra, nuôi dưỡng chúng con trở thành Phật tử, dạy bảo chúng con nên người trong xã hội. Hôm nay nhìn lên bàn thờ thấy ảnh hình của nội Tổ mới ngày nào đây mà đã 11 năm xa cách, hình hài đó, lời nói đó, chúng con vẫn còn in dấu, chúng con biết làm gì đây để báo đáp công ơn sinh thành dưỡng dục, nhớ về quê hương nơi mảnh đất mà Người đẫm máu, mồ hôi và nước mắt, nơi ấy Người đã chịu nhiều đau khổ kể từ khi chúng con chào đời, lo cho chúng con từng miếng cơm từng manh áo, tập cho chúng con từng bước đi, dạy cho chúng con từng lời nói ngọt ngào, bảo vệ chúng con từng hơi thở, mai đây khôn lớn Người đã hi vọng và đặt niềm tin nơi chúng con, giờ đây người lặng lẽ ra đi, không mang theo ý nguyện mà Người đã mong muốn nơi chúng con.

Kính lạy cha và Nội Tổ! Ý nguyện ấy mà Người đã từng trao trút cho chúng con, Người khuyên bảo chúng con chờ một ngày mai thanh bình nên sớm trở về quê hương đê nhìn lại mồ mả của Ông Cha ta, của Tổ Tiên ta đã kết tinh tình huyết tộc và nhờ dòng máu đó, bây giờ có chúng con, có các cháu. Kính lạy cha! Quê hương chúng con bên đó, dân tộc chúng con bên đó. Ngày mai thanh bình chúng con sẽ trở về làng An Bằng trong ngày hội ngộ sang Xuân, để nhìn lại ánh đèn khuya, nhưng đâu còn người bên đó, chúng con sẽ buồn vì cảnh cũ người xưa không còn nữa!

Về bên đó, chúng con sẽ nhớ lại ân sâu. Cha không để lại cho chúng con một gia tài vật chất, Người đã từng nói gia tài của Cha để lại cho chúng con một khối óc hữu dụng cho gia đình và đồng thời, hy vọng chúng con sẽ trở thành người hữu dụng cho xã hội. Tuy nhiên, Cha cũng thường nhắc nhở rằng, Người sinh chúng con ra, nhưng Người không xin được tâm ý chúng con, tùy theo nghiệp định, nghĩa là Cha muốn khuyên bảo chúng con trong sự sống hôm nay và ngày mai, tất cả mọi việc đều nên Nhẫn và Định. Người đã nhắc nhở chúng con theo lời Phật dạy:
Nhẫn: sâu như kho tàng bí mật
Định: thì vững như cõi đất to lớn

Hôm nay chúng con quỳ trước bàn thờ nhìn lên hình ảnh của Cha như nhìn đến công ơn sâu đậm, chúng con ghi nhớ nơi đây, dâng lên trước Hương Hồn Cha, chứng giám cho lòng thành của chúng con. Bao nhiêu lời dạy bảo, bao nhiêu dặn dò của Cha, tất cả chúng con còn ghi nhớ. Giờ đây, Người đã ra đi và đi mãi bên kia thế giới vô hình của ngàn thu vĩnh biệt! Ôi thương đau khi nhớ về quê hương cố quận, hình bóng Người, dấu chân Người dìu dắt chúng con từ thuở dại khờ của tuổi thơ. Lớn lên, ngoài tuổi 20 con đã phải xa cha và quê hương yêu dấu vì xã hội, vì non sông và vì dân tộc. Bây giờ, thêm lần nữa phải ra đi vì hoàn cảnh bi ai…

Hôm nay, toàn thể chúng con và các cháu quỳ trước Phật Đài, hướng về Tam Bảo, nhứt tâm cầu nguyện lên Chư Phật, chư Đại Bồ Tát, soi đường dẫn bước cho Hương Hồn Cha, Nội Tổ của chúng con sớm siêu thoát về miền Cực Lạc.Nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát chứng minh cho lời nguyện cầu của chúng con. Chúng con và các cháu thành kính dâng lên Hương Hồn Cha với lòng thành hiếu hạnh. Con, Nguyên Chỉ Đào Duy Ý.”

Nghe qua bài điếu văn chân thành và thiết tha của Đạo hữu Đào Duy Ý quỳ trước bàn thờ đọc trong âm thanh đầy thống thiết, con cháu và bà con đầy nước mắt tiếc thương đã đành, mà tâm tình thương tiếc đó cũng đã rõ, quá rõ nơi những người như Đạo hữu Đào Thế Bửu, từ Dod City; Đạo hữu Hoàng Ngọc Quế, từ Wichita; Đạo hữu Đào Duy Thái, Đạo hữu Văn Nhân Đạo từ California và các Đạo hữu ở xa khác như Đào Trọng Bảy, Đạo hữu Đào Thế Lạc…và các Đạo hữu gần như Đạo hữu Trần Tường Châu v.v…và đặc biệt là Đạo hữu Văn Tiến Ánh, ngoài tình đồng hương đồng đạo ra còn có cái tình cựu Chủ Tịch Cộng Đồng Phật Giáo An Bằng nữa, những anh những chị khác ở Denver đã đến chật cả nhà của Đạo hữu Đào Duy Ý… Đó thực không chỉ chia sẻ một nỗi buồn mà còn là “tâm tình chung một nẻo” từ cửa đạo mở ra cho tất cả những người con Phật.

Rất nhiều người đã nói về mẹ với những câu thơ, những lời văn,những dòng nhạc tràn trề xúc động. Tôi cũng có một người mẹ, cũng đã rất nhiều khi “ mưa ướt áo, ướt đầu. Mẹ thì xa. Lấy ai xức gió thoa dầu. Gió về run rẩy lạ, mưa đùa nghiêng ngả vườn cau…” mà thấy ra ở đó cả một “ bầu trời yêu thương”[1] tôi đã sớm xa mẹ từ ngày còn nhỏ, bỏ nhà đi tu.

Nhưng hôm nay, trong Mùa Vu Lan lung linh hình ảnh Mẹ, tôi còn đó, rạng rỡ nét hình cha. Rạng rỡ như hình ảnh Cụ Đào Tầng trong trái tim những người con cháu, thân thuộc của Cụ ở Lễ Phát Tang hôm nào. Rạng rỡ như ngọn núi Thái sơn dưới ánh chiều tà nắng quái của quê hương xanh màu biển rộng và ruộng lúa nương dâu. Và vì thế tôi viết ra mấy dòng tưởng niệm “ một cụ già chít khăn nhiễu tím, mặc áo lương xanh, đi đôi giày hạ và có bộ râu dài 5 chòm để khi nào suy nghĩ là đưa tay vuốt; một ông già ngồi rít thuốc lào giữa những sớm, những chiều dưới mái tranh nghèo cho khói thuốc bay lên mà mơ màng lấy một cõi mộng nào; một ông Đồ già còng lưng ngồi viết chữ Nho, lặng lẽ từng nét của những năm nào mà bây giờ trong tôi, cái còn lại chỉ như còn “Mực đọng trong nghiên sầu.” [2]
Los Angeles, Mùa Vu Lan Canh Ngọ (1990)

MỘT THOÁNG HƯƠNG XUÂN

Thật khó cho người Phật tử Việt Nam sống trên đất Âu Mỹ, mỗi khi Tết đến Xuân về muốn tìm một không khí đượm nhuần hương vị Tết và Xuân như ở quê hương. Khó nhưng không phải là không có. Bởi vì, hằng năm, đêm Giao Thừa tại ngôi chùa tôi ở vẫn đầy không khí Tết của Dân Tộc. Vẫn người người lũ lượt kéo về đây khác với cảnh Tết nơi một ngôi chùa nào đó trên quê hương ngày cũ. Vẫn tiếng pháo nổ vang làm lòng người rộn rã, trẻ trung ra. Vẫn khói hương trầm nghi ngút quyện lấy tâm hồn người tín một một dạ chí thành nguyện cầu, khấn vái. Nhưng điều tôi muốn nói hơn là thoáng hương xuân mà ở đâu ta cũng có thể cảm nhận được khi hồn ta trong sáng, hân hoan với cảnh đời trước mặt. “Sáng nay thức dậy choàng thêm áo, Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh.” Bởi Xuân là mới, Tết là giây phút bắt đầu khi ta nhìn ra cái mới của đất trời trong cùng nhịp điệu với lòng mình đổi mới. Cho nên, dù chỉ thoáng hương xuân thôi mà cả một mùa xuân khơi mở ra cả một trời xuân mới. Cũng cho nên, cứ gì ở quê nhà ta mới có xuân và cũng cứ gì phải Tết, phải Giao Thừa ta mới hưởng được hương vị của Xuân, của Tết. Đó là điều tôi đã nhận ra trong một buổi chiều tàn tại biên giới hai nước Nepal và Ấn Độ cách đây hơn 4 năm. Bấy giờ, bế mạc Đại Hội Phật Giáo Thế Giới lần thứ 15 tại Kathmandu, sau khi chiêm bái vườn Lâm Tỳ Ni, chúng tôi đến chỗ biên giới để đi chiêm bái Kusinagara-nơi Phật nhập Niết Bàn. tại đây, trong lúc chờ xe ở bến xe bus, tôi thấy các em bé Nepal đang khi ngồi chơi trên các sập gỗ thì các con dê nhảy lên ngồi xổm bên cạnh. Mường tượng lại cảnh các con chó ở Việt Nam, cũng thường hay ngồi bên cạnh con người, tôi mỉm cười và lòng tràn một niềm vui vì thấy ra rằng, chỉ cần con người có lòng thương yêu thì con vật nào cũng trở nên thân thiện. Niềm vui thoáng hiện trong buổi chiều tà đó, tôi đã giữ riêng.

Ngày xưa, cách đây gần 50 năm, chùa tôi ở Huế phát hành tập Thi Văn Xuân Đạo Lý của thầy Mật Thể. Thuở đó, tuy còn nhỏ, nhưng tôi đọc tập này rất nhiều lần và mỗi lần đọc, bất cứ lúc nào tôi cũng cảm thấy như Xuân mới, Tết mới đến khắp cả vườn chùa. Cả tập Xuân Đạo Lý ấy phô bày ý nghĩa của Xuân Không Mùa, Xuân vượt qua thời gian. Sau này du học ở Nhựt, mỗi lần Xuân về tôi ra công viên Shinjuku thì thấy các cụ già nhảy múa hát ca với con cháu dưới gốc cây hoa Anh Đào.Nhìn vào khung cảnh đó và bên tai nghe văng vẳng bản nhạc Sakura, Sakura,Sakura nữa , thì tôi thấy các cụ trẻ lại một cách diệu kỳ chẳng khác chi con cháu của mình. Rồi chẳng cần Mùa Xuân thời gian trẻ lại, cứ hình dung ra cảnh đó, âm điệu đ1o bất kỳ lúc nào là tôi lại thấy như mùa xuân mãi mãi có đó và mãi mãi một màu trẻ trung. Thì ra , Xuân vốn ở tại lòng người nên xuân vốn không mùa.

Người đi tu gặp cảnh phiền muộn mà tâm trí ngã theo, thì thật dại dột vô cùng. đời lắm thị phi, ghen tị, tật đố. Người nào trực tánh, nói thẳng, thì tự nhiên hoạ đến với mình. Nhưng khi họa đến, nếu tâm hồn đủ thơ mộng, để biến họa thành thơ, để giỡn đùa với thị phi, cười vui với ghen tị tật đố thì lòng vẫn thanh thản nhẹ nhàng, thong dong đi giữa thị phi như người thi sĩ nói:
Không phiền trược mong cầu chi giải thoát
Cứ thong dong như nước chảy qua cầu…
(Tuệ Sỹ)
Trước con mắt mình , ngàn muôn năm rồi, nước vẫn chảy qua cầu một cách thong dong. Ngày xưa có một nhà Sư không tìm được sự thong dong đó, không biết “ treo gót hài trên mái tóc vào …đông”[3], rồi buồn tình than:
Ca sa vị trước hiềm đa sự
Trước đắc ca sa sự cánh đa !

Than làm gì cho mệt xác. Biết đâu sự cánh đa kia lại là phân bón cho mình mau đắc đạo. Hoa sen nào lại không cần bùn hôi?
Ngày nhỏ, tôi có cái thú say mê đọc những câu chuyện đạo. Trong những câu chuyện đạo, tôi thương lạ, thương lùng câu chuyện con Sư Tử trọng Pháp. Con Sư Tử mà còn biết trọng Pháp thì ai lại không thương? Cứ ước ao mình là con Sư Tử. Đó là cái ước mơ của thời con nít. Đến khi đọc tới chuyện có một bà đến mắng Phật tôi lại thêm vững lòng mà sống giữa thị phi, tật đố giữa cõi đời. Chuyện kể người đàn bà đến mắng Phật từ sáng đến trưa, từ trưa đến chiều. Bà chửi mắng Phật không mệt nghỉ, rồi vì thương kẻ vô minh, Phật hỏi:
-Bà kia, Bà có bao giờ mang quà biếu người ta không?
-Có chứ sao lại không, Bà nọ trả lời.
Nhưng Bà biếu cho người ta mà người ta không nhận thì sao? Phật hỏi lại.
-Cũng như vậy, suốt ngày này Bà ròng rã chửi mắng, nhưng tôi không nhận. Những lời chửi mắng đó, Bà chứ không ai khác phải mang lấy cho Bà.

Câu chuyện mỗi lần trở lại trong đầu thì tôi lại vui với đời đầy thị phi như một thoáng hương xuân phảng phất trong lòng- một thoáng hương xuân đủ làm tan mọi nỗi trược phiền…

Los Angeles, Xuân Tân Mùi

GIỌT NƯỚC NÀO XÓT MẮT TÔI

Ngày 9 tháng 4 năm 1991 vừa qua tôi đến Hannover, Đức Quốc để tham dự khóa họp của Hội Đồng Tăng Già Thế Giới tổ chức tại chùa Viên Giác của Thượng Tọa Thích Như Điển.

Hành trình dài mười mấy tiếng đồng hồ. Tôi đã nghĩ tới trước khi đi và nhờ vậy đã thủ sẵn trong hành trang mang theo tập Hồi Ký Người Mất Ngày Tháng của Nhã Ca. Mười mấy tiếng đồng hồ đã không thấy dài lê thê, đã qua đi nhanh chóng trong niềm tưởng vọng về những gì đã mất mà như còn đó. Lung linh và sống động. Đó là hình ảnh của Ôn Trí Thủ mà người viết đã ghi lại với cả tấm lòng như tấm lòng của đứa con lạc loài, chìm nổi giữa biển đời nhớ về người cha lành đã khuất bóng. Đó là hình ảnh của nhiều anh em văn nghệ sĩ sống trong những ngày tháng lao đao, hồi hộp, ray rứt, phẫn uất, hùng chí giữa một quê hương mịt mù trong bạo lực căm thù. Đó là riêng về anh Hiếu Chân, một gói nhỏ, bọc bằng vải xô, đèo sau một chiếc xe đạp. Mô tả một cách vô hồn và như tê điếng mọi nỗi đau buồn về hình ảnh của một nhà văn đã chết. Cực kỳ xúc động và xót xa. Tôi đọc mà nghe cảm cả một trời buồn tràn dâng: Có giọt nước mắt nào xót mắt tôi cho anh Hiếu chân lúc này. Tôi nhắm mắt lại, thầm tụng 3 biến bài chú Vãng Sanh cho anh mà cũng là cho cả mọi nỗi trầm luân của thời tang tóc điêu linh này. Anh Hiếu Chân, tôi còn nhớ rõ lắm.

Sau ngày đồng bào di cư vào Nam 1954, Miền Nam có tờ báo Tự Do, một trong những tờ báo tôi quý. Quý không vì tin tức, bình luận thời sự, không vì tiểu thuyết, tài liệu. Quý chỉ vì cái mục Nói Hay Đừng do anh Hiếu Chân phụ trách. Nhứt là từ khi trên mục nhỏ hẹp này, anh đã dám đem vấn đề Từ Bi Không Có trong đạo Phật (!)để nổ thiên hạ. Như thế là động thời văn; và phải là can đảm lắm, phải là “gan cùng mình”, anh mới động thời văn được thế. Ngày đó, mọi người cho anh đã dùng bút lông để chọi bút sắt. Tôi thì nghĩ tới cái học phong sĩ khí của người cầm bút. Sau năm 1965, gặp anh tại Viện Đại Học Vạn Hạnh, cái học phong sĩ khí mà tôi nghĩ về anh trước thực đã không lầm.

Sau 30/4/1975, thỉnh thoảng tôi lại nhà thăm anh với bao gạo nhỏ đèo sau chiếc xe đạp. Có lần anh Cao Hữu Đính phân bì. Thế là tôi chia đều cho cả hai. Cả anh Thạch Trung Giả nữa, cũng hột gạo chia nhau. Có khi cùng với thầy Đức Nhuận, chúng tôi dùng xích lô máy đi thăm Vũ Hoàng Chương, Doãn Quốc Sỹ…và các anh em khác. Giờ th2i đã tan tác, trời đất mỗi người mỗi phương. Những Hiếu Chân, Thạch Trung Giả, Cao Hữu Đính, Vũ Hoàng Chương…đã bên kia trời. Và cũng bên này trời phương khác, tôi cứ mơ màng nghĩ đến…

Như bọt nước tung tóe reo vui, anh Hiếu Chân đang được đùa vui cùng sông nước. Niềm vui thỏa nguyện được vào chốn lao tù, được chia cùng nỗi đớn đau với đồng nghiệp, đồng bào. Niềm vui riêng ấy của anh thực chứa cả một trời buồn chung của non nước. Tâm trạng anh có khác gì tâm trạng của quý thầy trong Giáo Hội những ngày thầy Huyền Quang, thầy Quảng Độ…vào tù trong lúc mình chưa bị tù. Cớ sao mình chưa bị tù? Câu hỏi ấy, tôi đã nghe nhiều lần ở thầy Thiện Minh. Để rồi, thầy Thiện Minh đã vào tù và đã chết trong tù.Nguyện được vào tù. Để rồi chết.Thầy Thiện Minh và anh. Những mây trắng thong dong từ đây trên quê hương còn mịt mù tăm tối.

Từ Los Angeles đến Frankfurt rồi từ Frankfurt đến Hannover, tôi đọc xong tập Hồi Ký của Nhã Ca. Nhiều hình ảnh ngày nào rực rỡ và xót xa bây giờ. Ôn Trí Thủ, thầy Thiện Minh, anh Hiếu Chân…Thầy Đức Nhuận với cái hình mới nhận được hôm nào, chống gậy, còm người xuống đất. Luôn cả hình dáng chị Hiếu Chân, cháu trai út và người con gái của chị, cô Vĩnh bưng nước mời tôi mỗi lần đến nhà. Cả hình ảnh buổi lễ tống tang anh có thầy Trí Quang và quý thầy Ấn Quang… Tôi còn có giọt nước mắt này đưa tiễn anh.

Buồn vui một đời, nói sao cho hết. Buồn vui trong tâm cảm lịch sử lại càng khó nói được hết. “tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ…” Tôi đã đọc câu thơ này của Thanh Tâm Tuyền trong một ngày 1963, giữa lúc Phật Giáo quê nhà bị khổ nạn và vào khi một mình đi trên hải cảng Yokohama lặng lẽ. Tôi cũng đã “ gọi tên tôi cho đỡ nhớ”, lúc này, trên chuyến bay về Hannover để nhớ đến mình trong hình ảnh chập chờn của nhiều người thân thương khác.

Rồi máy bay đáp xuống phi trường Hannover.

Do sự sắp xếp của Ban Tổ Chức, một nhóm Phật Tử Đức đón và đưa tôi về Trung Tâm Thiền của bà Anne Mary Bushbeum và tôi đã ở lại đây hai hôm. Tối ngày 10/41991, tôi nói chuyện với gần 20 người Phật Tử Đức này. Trước khi nói chuyện , họ đã dẫn tôi đi Thiền Hành qua một cánh rừng, rồi đến ngắm một hồ nước trong veo. Đến ngày 12/4/91, thầy Như Điển lại đưa về Hotel Parkhaus và nơi đây tôi thấy một tấm bảng ghi ngoài Hotel: vào ngày 9 tháng 12 năm 1777 thi hào kiêm văn hào nổi tiếng của Đức là Wolfgan Von Goethe đã ở lại nơi đây. Bây giờ, hơn 200 năm sau lại là nơi tôi được trú ngụ trong gần hai tuần lễ. Diễm phúc nào đây nhỉ? Đức cũng như Âu Châu và mỹ Châu, đến tháng April năm nay tuyết rơi trắng xóa cả bầu trời, tuyết rơi quanh cả Hotel tôi đang tạm trú. Người Đức có câu thành ngữ tháng April là mặc cho ông Trời muốn làm gì thì làm: xuân hạ thu đông có thể thay đổi trong một ngày.

Sau các bài diễn văn diễn từ, sau các lời chúc tụng và sau các phiên họp bàn Phật sự sôi nổi, Ban Tổ Chức đã đưa tất cả phái đoàn đi viếng bức thành ơ nhục Bá Linh (Berlin). Berlin Wall khởi sự dựng lên vào ngày 13/8.1961 và bị đập phá để hai bên thông thương từ ngày 9 tháng 11 năm 1989. Sau gần 30 năm chia cách, sự khổ đau của con người tràn ngập khắp đó đây. Chiều hôm nay, 17 tháng 4 năm 1991, một chiều lạnh có tuyết rơi. Chúng tôi đã đến đứng trước những tấm ván có ghi tên những người vượt thành tìm tự do bị cảnh sát Đông Đức bắn chết. Chúng tôi đứng cúi đầu trước tên những người chết để tưởng niệm. Tuyết rơi dính ở mắt tôi nhằm lúc tôi đang khóc cho số phận những người bị bắn bỏ mình.

Giờ này, Đông và Tây là đâu? Bên này và bên kia là đâu? Nhưng bức tường Berlin của Việt Nam , quê hương tôi, còn đó kia mà!
Los Angeles, Mùa Phật Đản 2535

VU LAN, MÙA TƯỞNG NHỚ

Cuối năm 1947, sau một thời gian dài loạn lạc, người góc bể, kẻ ven rừng lũ lượt hồi cư về thành phố Huế. Chiến tranh khói lửa, máu và nước mắt, hiểm nguy đến chết chóc đã phủ trùm lên đầu lên cổ con người Cố Đô Huế từ cuối năm 1946 nối qua năm 1947. Cảnh loạn ly đã làm cho lòng người hoang mang thất hướng đến tột cùng. Nhưng từ cuối năm 1947 sang đến năm 1948, thành phố Huế trở lại thanh bình. Cảnh thanh bình có được sau bao nhiêu mất mát tang thương, sau bao nỗi đoạn trường gian nan với gió bụi thực dễ xui lòng người lắng xuống cho những trầm tư về nỗi sống và chết hơn là cho con người những rộn ràng tươi vui. Nhờ đó mà nhiều người đã tìm về với ánh Đạo như tìm về chỗ nương tựa cuối cùng còn lại. Đạo Pháp đã ươm lại được mầm trên đống tro tàn.

Rồi chiến tranh lại tiếp nối. Nhưng nầm Đạo đã ươm. Trong cơn khói lửa, những mầm non Đạo Pháp đã bắt đầu mọc lên. Tổ chức Gia Đình Phật Tử ra đời. Giữa mùa Vu Lan năm đó, trong trầm hương tưởng nhớ ơn nghĩa sinh thành, trong buổi non trẻ của tổ chức GĐPT, anh Đỗ Kim Bảng sáng tác bản nhạc Mục Kiền Liên. Ngày đó, Kim Bảng còn trẻ, đôi mắt sáng tươi và tâm hồn cũng sáng tươi như mắt, cầm đàn guitar ra sân khấu hát: “Đìu hiu gió, bóng chiều rơi theo lá thu, có đàn chim bay vẩn vơ, chuông chùa xa đưa huyền mơ…Mục Kiền Liên đứng nhìn cảnh đêm dần lan. Nhớ mẹ xót xa tâm hồn…” Bao nhiêu người nghe đã ngậm ngùi, đem lòng chơi vơi theo cùng tiếng hát của anh mà hình dung ra hình ảnh của Ngài Mục Kiền Liên, mà tưởng niệm đến hình ảnh những bà mẹ một đời nhọc nhằn vì con…

Hội Quán Quảng Trị. Gia Đình Phật Tử Thừa Thiên trình diễn văn nghệ. Hình bóng chiến tranh thấp thoáng xa gần. Hơn 40 năm đã trôi qua, hình ảnh chiều văn nghệ với tiếng hát của người nhạc trẻ Kim Bảng đã còn mãi âm vang với tôi hôm nay, hình ảnh ấy như đối nghịch lại với những thảm cảnh kinh hoàng, hãi hùng, đổ nát tang thương của loạn ly triền miên trên quê hương. Hình ảnh ấy sống động như tình non nghĩa biển của con người Việt Nam, dù bị vùi dập đến đâu cũng vẫn còn đó để còn đó niềm Hy vọng cho quê hương. Hình ảnh ấy và tiếng gọi Tình Thương của người nhạc sĩ Phật Tử trẻ tuổi áy đã là những gì mà người Phật Tử Việt Nam muốn nói lên chi mình, cho quê hương trong đêm đen của thời thế. Thời thế. Chiến tranh. Tiếng bom đạn tả tơi. Cảnh chia lìa ruột thịt…Nhưng bến cũ vẫn đợi chờ-“Trăm năm dầu lỗi hẹn hò. Cây đa bến cũ…” Bến cũ của quê hương là đâu? Là chốn thanh bình muôn thuở; ở đó, có mẹ có cha, có trăng soi bóng,có chùa xưa vang những hồi kinh…? Người ta đồn, ông cựu Thủ Tướng Cộng Sản Phạm Văn Đồng trong những ngày tàn gần đây đã lên chùa. Để sám hối? Để tu tâm? Về bến cũ, nếu được như thế chẳng phải là điều đáng ngạc nhiên, chỉ tiếc là muộn màng,cho ông đã đành. Mà trên hết là cho nỗi đồ thán của dân sinh.

Vu Lan như một tiếng gọi. Giữa thời tao loạn tiếng bấc tiếng chì của hơn 40 năm trước, Vu Lan với Kim Bảng đã là một tiếng gọi mời thiết tha con người trở về bến cũ của nước non, với mẹ, với cha đã triền miên thống khổ. Thống khổ vẫn triền miên đê cho khi “bóng chiều rơi theo lá thu,” lời kinh siêu độ vẫn âm vang như tiếng gọi mời, không chỉ với những oan hồn vất vưởng ở bên kia cõi chết mà là thiết yếu hơn, với những kẻ ở bên này cõi sống, những kẻ mải mê với quyền lực và bạo lực để cho lịch sử oan khiên cứ mãi trói buộc người dân. Cho nên, thời trước, trong tiếng gọi Vu Lan, người ta trông chờ những cởi trói để cho người tù tội được thở chút không khí tự do. Phật Giáo mang đến cho dân tộc cái đạo lý nhân tính và nhân tính và nhân tình là vậy. Cũng cho nên, thời nay, nghĩ đến cái đạo lý nhân tính và nhân tình này mà hằng năm, đến khi Vu Lan về, chúng tôi đều gởi thơ về nhà cầm quyền Hà Nội để kêu gọi họ trả tự do cho các vị lãnh đạo Phật Giáo, các Tăng Ni, Phật tử, đồng bào bị giam cầm. Thơ gởi đi, trong tiếng gọi Vu Lan của dân tộc, chúng tôi cầu nguyện, mong cho chút nhân tính, nhân tình nào còn lại. Nhưng năm này rồi năm khác, những bức thư kêu gọi đó đều như đi vào sa mạc…

Thế giới đã lắng nghe những tiếng nói của lương tâm đã nói lên bằng cả sinh mệnh của những Nguyễn Chí Thiện, Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát, Doãn Quốc Sỹ…Cả những tiếng nói của kẻ ở bên kia, từng say mê và tôn thờ chủ nghĩa, những Bùi Tín , Nguyễn Khắc Viện, Hoàng Minh Chính, Phan Đình Diệu…

Thế giới đã nghe và đã thấy, đã quá rõ lẽ thời băng rã không phương cứu vãn của chủ nghĩa cộng sản ở khắp nơi. Sự dối trá đâu thể mãi hoành hành như chỗ không người…

Thế mà lạ, giới cầm quyền Hà Nội như chẳng nghe chẳng thấy gì cả! Cửa lao tù trên mảnh đất Việt Nam vẫn đóng kín! Cửa lao tù trên mảnh đất Việt Nam vẫn đóng kín! Vọng ra bên ngoài, có chăng , chỉ là những tiếng kêu gào của lương tâm…

“Trăng đã lên trên đỉnh nhà tù,
luồn qua khe cửa sắt, trải một vệt trắng ngà
trên thân thể ta trong xà lim tăm tối…
Ôi ánh trăng đã từng làm ta đắm đuối
Suốt những đêm dài trong tuổi đôi mươi
Suốt những tháng năm còn đầy nuối tiếc
Đã từng cùng ta ươm mộng xanh tươi…
Vẫn ngọt ngào như dòng sữa mẹ
trên quê hương còn phủ ngập tang thương
vẫn tươi mát bao tâm hồn son trẻ
đang âm thầm chiến đấu cho quê hương…”

Tôi đọc khúc ca này của Đoàn Viết Hoạt trong một bài viết mới đây trên tờ Người Việt. Đoàn Viết Hoạt, một tài năng trẻ tuổi của Việt Nam đã chôn đời trong ngục tù Cộng Sản. Nhưng từ trong ngục tù đóng kín đó, lời ca anh thoát ra, đẹp như ánh trăng quê hương! Đoàn Viết Hoạt, người đã cùng làm việc với tôi một thời dưới mái trường Đại Học Vạn Hạnh, đã một thời khai thông Học Vụ, trông coi tờ Tư Tưởng.Tư Tưởng, trước đó là tiếng nói của Đông Phương trong cuộc song thoại với Tây Phương giữa những điêu tàn của thế kỷ; đến Đoàn Viết Hoạt, là tiếng nói của dân tộc trong hoài vọng trở về bến cũ. “Về Nguồn”, tôi nhớ đâu đó. Đoàn Viết Hoạt viết trong Tư Tưởng, như là ý thức chủ đạo của anh. Nó xuất hiện trong khung cảnh Đại học bấy giờ như một nỗ lực nối kết nền học vấn trí thức vốn từng bị đóng khung trong tháp ngà với cái nền tảng cụ thể của một dân tộc đang bị “vong thân” vì chiến tranh ở anh, giờ nghĩ lại, tôi mới thấy nó là một sự gắn bó đầy ý thức và hoài bão. Tốt nghiệp Đại Học ở Mỹ trở về nước, tâm hồn anh mang ý thức và hoài bão đó quả là điều đáng quý. Những gì anh làm sau này thái độ và hành động yêu nước của anh biểu lộ cả trong chốn ngục tù, tiếng nói của anh trong “ Diễn Đàn Tự Do” cho một đất nước Việt Nam tự do dân chủ thực sự…Rồi Cộng sản đem anh vào tù giam như đã đem Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát vào tù…Tôi ngồi đây mà tưởng đến hình bóng anh, người trí thức Phật Tử tài hoa một lòng một dạ thủy chung với đất nước. Hình bóng đó đẹp như ánh trăng quê hương. Hình bóng đó là tiếng gọi trở về bến cũ, chốn thanh bình muôn thuở của quê hương, có người ca hát. Vẫn chỉ mà những kẻ đang cầm quyền như chẳng hề nghe tiếng gọi, như chỉ biết đạp trên khát vọng của sinh dân đế cố bảo vệ thứ quyền lực đang đến hồi thoái hóa, rã tan.

Vu Lan, từ Đỗ Kim Bảng năm xưa đến Đoàn Viết Hoạt ngày nay. Trước và nay, người Phật Tử Việt Nam cũng chỉ một tiếng gọi trở về.

Trước đây mấy tuần, tôi đến Honolulu làm Phật sự. Ở đây, Phật tử Tâm Bảo đưa tôi đến viếng Pearl Harbor và coi lại trận không chiến của Nhật ngày 7 tháng 12 năm 1941. Qua màn ảnh, ngày xưa 7/12/1941 là một biển lửa kinh hoàng của bom đạn và chết chóc. Ngày ấy đã qua rồi. Nhưng bầu trời xanh, biển xanh và mây trắng thong dong vẫn mãi muôn đời nơi đây.

Bạo lực rồi cũng sẽ qua. Chế độ rồi cũng sẽ tàn. Chỉ là muộn màng quá đỗi. Nhưng tâm hồn trong sáng của Đoàn Viết Hoạt trong khúc ca giữa chốn ngục tù sẽ vẫn vằng vặc như ánh trăng muôn thuở.
Los Angeles, Vu Lan Tân Mùi, 1991

TÌNH ÔN NHƯ BIỂN CẢ
Hòa Thượng Thích Tịnh Từ
Viện trưởng Tu viện Kim Sơn (Watsonville)

Tình Ôn như biển cả
Như Mẹ hiền Quan Âm
Đầy năng lượng từ ái
Đến đi như mây trời
Ôn qua đây một phút
Lòng trong vắt tháng ngày
Nụ xuân vui để lại
Ngàn sắc hương nhiệm mầu
Lời Ôn,như suối ngọt
Sức sống dậy đơm bông
Tình Cao Sang trải rộng
Mặt Đại-Dương kiêu hùng
Nụ Cười đơm hạnh phúc
Tình Ôn thơm mặn nồng
Bão tràn qua cổ thụ
Cây xanh màu vạn niên

HÓA ĐỘ
Sáng nay trời mát dịu hẳn đi. Những oi bức của trời hè như sẳn sàng nhường bước cho những làn gió nhẹ đầu thu. Trời cao và xanh hơn.Những hàng cây trước sân Chùa phất phơ những ngọn tươi khỏe. Màu cây lá như hòa vào màu da trời. Những sợi nắng vàng óng vắt qua cành lá, đổ xuống sân. Tất cả sáng lên trong khung cảnh thật thanh tịnh.

Mãi thẩn thờ vối cảnh đẹp trước sân, quên cả nhiệm vụ của mình. Hôm nay ngày lễ quy y của Nghiêm Xuân Cường cùng cô chị và người cháu. Đây là một nhân duyên kỳ lạ vì mỗi người mỗi nơi. Ôn ở Los Angeles, tôi ở Connecticut còn Cường ở gần Chicago. Cả ba nằm trên trục Đông Bắc- Tây Nam, đường cắt xéo từ đầu này sang đầu kia của nước Mỹ. Và đây là lần đầu tiên Ôn và tôi được gặp Cường. Tuy lâu nay vẫn liên lạc nhau bằng điện thoại, nhưng mãi đến bây giờ mới “ kiến kỳ hình”.Nhờ hồng ân tam bảo gia hộ mọi người tình cờ gặp nhau tại Chùa Việt Nam, ngôi chùa đầu tiên của Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại. Nơi đánh dấu bước đường hoằng pháp gian nan của chư tôn đức cùng với đoàn người lưu vong sang tận miền cực Tây xa xôi lạnh lẽo này. Không biết đây đã sắp đến Tây Phương Cực lạc chưa hay chỉ là vùng biên địa nơi mà ánh sáng chánh pháp hãy còn heo hắt?

Lần theo những bậc thang tôi vào phương trượng lễ Ôn. Trông Ôn ốm nhiều và khỏe ra. Nhưng nét vui tươi lạc quan vẫn rạng ngời trên khuôn mặt từ ái của ôn. Tuy dư âm những mệt nhọc ưu tư cho ngày Tưởng Niệm Bốn Mươi Năm Pháp Nạn vẫn còn. Công việc không đơn giản. Nội ma ngoại chướng. Sự phá phách từ ngoài lẫn trong có lúc tưởng chừng như bỏ cuộc. Nhiều đêm Ôn không ngủ được, nghỉ thương cho những nạn nhân của chế độ, cho những người đã hy sinh cho sự tồn vong của đạo pháp Bốn mươi năm qua nhưng sự tri ân đó vẫn sâu đậm như ngày nào. Những người đó nằm xuống để chúng ta hôm nay còn được lư hương bát nước. Làm sao quên được ân đức đó, làm sao bỏ mặc đi được. Đạo Lý ân nghĩa của người Phật tử không cho phép chúng ta làm như vậy. Có người bị hù dọa đã bỏ cuộc hoặc bị lung lạc bởi sự tuyên truyền từ bên ngoài. “ Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Đó là cái Dũng của người con Phật . Bao nhiêu năm bị tù đày, tra tấn, thủ tiêu, nhưng tấm lòng son sắt với đạo pháp vẫn vững bền.Ngày nay pháp nạn vẫn còn tiếp tục từ quốc nội đến hải ngoại, do những thế lực vô minh quốc tế cũng như nạn sư tử trùng. Tưởng Niệm Bốn Mươi Năm Pháp Nạn như going lên tiếng chuông để mọi người thức tỉnh hiện trạng của Phật Giáo để tìm phương cứu chữa. trong quyết tâm đó và với sự gia trì của Long Thiên Hộ Pháp buổi lễ Tưởng Niệm đã vượt qua bao trở lực để thành công viên mãn. Bây giờ công việc đã xong Ôn trở lại với những công việc thường nhật của mình.

Một lúc sau Cường, chị và cháu đã đến cùng với những người bà con. Cường là cháu của cụ Nghiêm Xuân Hồng, là người rất có đạo tâm và thích làm thơ viết nhạc. Sự tìm đến Đạo của Cường như sự khám phá ra viên ngọc quý trong mình. Lâu nay vẫn cưu mang trong người nhưng không nhận ra, bây giờ lớp đất che phủ bên ngoài đã vỡ ra để sự lấp lánh của viên ngọc hiển lộ. Vẻ đẹp trang trọng, vẻ sáng rực rỡ của viên ngọc khiến người bàng hoàng,kinh ngạc, im lặng chắp tay kính ngưỡng. Hạt giống Đạo Giải Thoát mà cụ Nghiêm Xuân Hồng đã gieo vào trong tâm khảm của Cường cũng như mọi người trong gia đình, ngày nay đã đâm chồi nảy lộc. Đây là cuộc hành trình tìm về chân tâm của mình, trở về với suối nguồn bát ngát của đạo học đông phương để khám phá rằng hạnh phúc ngay trong tầm tay của mình và ở ngay trước mắt:

Con đã về đây bên Thế Tôn,
Áo xưa rũ sạch dấu ưu phiền,
An nhiên chân bước qua sân vắng,
Cả một trời hoa trong nắng xanh.
(Thơ Nghiêm Xuân Cường)

Từ đạo tình qua những lần tham vấn cộng mối duyên văn nghệ với Ôn, Cường cùng chị và cháu đã quyết định quy y. Trước giờ cử hành lễ, tôi hỏi Cường: “ Sao không rủ vợ cùng con về quy y luôn?” Cường cười đáp: “ Cô ta khôn lắm, bảo chờ xem con làm ăn ra sao rồi mới quyết định!” Trong buổi lễ, sau phần truyền giới tôi nhắc lại câu chuyện đó và them: “ Cường thì nhất định phải làm ăn khấm khá rồi!” Mọi người cùng cười chia vui với Cường.

Hôm nay với sự tham dự của chư tăng Chùa Việt Nam, buổi lễ cử hành trong sự trang nghiêm, cảm động và thân mật. Âm thanh của những điệu tán tụng đầy thiền vị của nghi lễ đất thần kinh hòa trong tiếng mõ ấm áp và tiếng chuông thánh thoát, gợi trong ta hình ảnh của một ngôi chùa bên bờ sông Hương lặng lờ. Trong ánh nến lung linh và khói trầm lan nhẹ, những net1 đại tự trên bức hoành phi sáng rực lên. Không ai có thể nghĩ rằng mình đang ngồi giữa thành phố Los Angeles, thủ phủ hoa lệ của tiểu bang California.

Tuy tuổi già, sức khỏe yếu kém và công việc đa đoan, Ôn vẫn từ bi để chứng minh chủ lễ. Giọng xướng sang sảng của Ôn vang dậy cả chánh điện. Lời dạy của Ôn đầy những tình cảm tha thiết với cố học giả Nghiêm Xuân Hồng, người đã có những công trình nghiên cứu nghiêm túc về Phật Giáo, cũng như văn hóa dân tộc. Từ khi sang Mỹ, cụ đã đóng góp tích cực trong việc hoằng pháp tại đây và thường xuyên giảng những bộ kinh quan trọng như Kim Cương, Duy Ma Cật, Pháp Hoa, Hoa Nghiêm. Sau lễ quy y , Ôn đặt pháp danh cho Cường là Tịnh Nghiêm để tưởng nhớ cụ Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng. Người chị và cháu của Cường cũng được pháp danh Tịnh Hương và Tịnh Hải, cũng trong ý nghĩa tưởng niệm đó. Riêng em Tịnh Hải nghe Ôn dạy về ý nghĩa của pháp danh cứ nghĩ rằng Ôn đã nhìn suốt được cuộc đời của em, tuy rằng đây là lần đầu Ôn gặp mọi người. Để cảm tạ lòng từ ái của Ôn và đại chúng, Cường đã hát tặng bài hát được phổ nhạc từ thơ của Ôn:

Ô hay Xuân đến bao giờ nhỉ
Nghe tiếng hoa khai bỗng giật mình
Sáng nay thức dậy choàng thêm áo,
Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh.
(Thơ Huyền Không)

Mùa xuân đây là mùa xuân vĩnh cửu,nhà thơ với tâm linh trong sáng, cực kỳ linh mẫn đã nghe tiếng hoa khai để trực nhận chân tâm của mình, để nhìn thấy suối nguồn hạnh phúc tuôn tràn trong mình. Choàng thêm áo tu tập để giữ lửa giác ngộ và cánh cửa giải thoát rộng mở thênh thang. Chung quanh hôm nay như mới lạ. Cảnh vật hiện ra trước mắt đẹp lạ thường: “ Một vùng như thể cây Quỳnh cành Giao” (Kiều)

Chùa hải Ấn, đầu thu Quý Mùi (2003)
Thích Trí Hoằng

TẤM LÒNG VÌ ĐẠO CỦA THẦY
(Đôi dòng cảm nghĩ nhân dịp sinh nhật lần thứ 75 của Hòa Thượng Thích Mãn Giác)

Phước Sơn
Theo dòng biến chuyển của lịch sử đất nước, sau năm 1975, quê hương đang lật qua một trang sử mới, do đó gặp rất nhiều thử thách cam go.

Thầy cũng như bao người khác nén nỗi đau thương, rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, vượt qua trùng dương nguy hiểm, để tìm lấy sự sống. Những người khác cố gắng đem theo những gì có thể mang theo được để làm hành lý hộ thân, riêng Thầy chỉ mang theo tập lài liệu Pháp nạn Phật giáo 1963 như một bảo vật mà Thầy trân quý hơn cả sinh mệnh của mình. Lúc đầu mới định cư, vừa thoát khỏi sóng gió trên mặt biển thì gặp phải biết bao sóng gió trên bờ,khiến Thầy cũng như các pháp hữu phải lận đận ứng phó với bao điều phức tạp, trải qua hai mươi mấy năm trường. Đến năm nay 2003, vừa đúng 40 năm pháp nạn ( 1963-2003), Thầy đứng ra đề xướng và kêu gọi đồng đạo hưởng ứng làm lễ kỷ niệm 40 năm pháp nạn. Mục đích việc làm ấy thật là trong sáng và chính đáng , nhưng cũng gặp khá nhiều trở lực, từ trong ra ngoài. Tuy vậy, Thầy vẫn quyết tâm giữ vững lập trường trước sau như một; cuối cùng đã khắc phục được mọi trở lực, tổ chức lễ kỷ niệm thành công mỹ mãn, nhằm ba mục đích như sau: Một là nhằm tưởng niệm công đức của các bậc tiền bối, các thánh tử đạo và những Phật tử vị pháp vong thân. Hai là kiểm điểm những Phật sự trong 40 năm qua , những gì đã làm được và chưa làm được.Thứ ba là vạch ra một chương trình hành động phù hợp với thực tế và đáp ứng được những yêu cầu của thời đại, trong buổi lễ tuy có nhắc đến nguyên nhân gây ra pháp nạn, nhưng nhắc đến để mà hóa giải chứ không phải nhằm khêu gợi hận thù. Vì lẽ, người Phật tử hiểu rõ hơn ai hết tinh thần từ bi của Phật dạy: “ Không thể dung hận thù để tiêu diệt hận thù, mà chỉ có thể lấy tình thương mà xóa bỏ hận thù”.

Cũng như dân tộc ta hằng năm vẫn làm lễ tưởng niệm công lao của các anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, Hoàng đế Quang Trung, đâu phải vì sợ úy kỵ, nhắc đến tên giặc Nguyên, giặc Thanh mà không làm lễ tưởng niệm. Bởi vì “Ăn trái nhớ người trồng cây” vốn là đạo lý cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

Ngày 4 tháng 7 vừa qua, tôi có nhân duyên được tham dự buổi họp mặt của Hội Ái Hữu cựu sinh viên Đại học Vạn Hạnh. Trong buổi họp mặt này, ngoài sự chứng minh của Thầy còn có các Giáo sư Trần Ngọc Ninh, Tôn Thất Thiện, Doãn Quốc Sĩ và các Thầy, Cô khác. Về phía Ban chấp hành của Hội có các anh Thân Trọng Nhân, Lê Văn Thạnh ,Khổng Trọng Hinh, Nguyễn Bé,…tuổi tác của các anh cũng xấp xỉ trên dưới 60, không cách biệt với các Giáo sư bao nhiêu, thế mà mỗi lần nói chuyện với Thầy, họ đều xưng con một cách hồn nhiên, lễ độ và đầy vẻ thân tình. Chứng kiến cảnh tượng ấy, tôi thật sự xúc động và hãnh diện về môi trường giáo dục của Viện Đại học Vạn Hạnh, một môi trường nhân bản đầy đạo vị, do đó mới đào tạo được những mẫu người như thế. Tôi hiểu rằng chính Thầy là người đã tốn nhiều tâm lực hoài thai, cưu mang và nuôi dưỡng biết bao thế hệ sinh viên nên ngày nay mới hình thành được Hội Ái Hữu mang đậm tình người. Và hiện tại họ thật sự cảm thấy rất hạnh phúc trong tình huynh đệ đồng môn.

Thầy xuất thân từ một gia đình có truyền thống nhiều đời thâm tín Phật pháp. Sau khi xuất gia không bao lâu, Thầy đã tỏ ra xuất sắc nên được thầy yêu, bạn mến , đường đạo thênh thang trước mắt. Đặc biệt nhất là Thầy có một hồn thơ dạt dào, giọng thơ mượt mà, lưu loát, thâm trầm, đầy đạo vị, như những dòng thơ sau đây:

Từ thuở ra đi vắng bóng chùa
Đường đời đã nhọc chuyện hơn thua
Trong tôi bừng dậy niềm chua xót
Xao xuyến mơ về lại cảnh xưa
Hay:
“Mái chùa che chở hồn dân tộc,
Nếp sống muôn đời của tổ tông”.

Những câu thơ này có sức mạnh truyền cảm, dễ thâm nhập lòng người, nên đã biến thành những câu ca dao khiến ai cũng có thể thuộc nằm lòng.

Cũng như mỗi độ xuân về không mấy ai trong chúng ta quên được những bài thơ xuân của Thầy:

“Ô hay xuân đến bao giờ nhỉ,
Nghe thầy hoa khai bỗng giật mình!
Sáng nay thức dậy choàng thêm áo,
Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh”

Vào ngày đầu xuân trong không khí đất trời đang chuyển động, tâm hồn ta như giao hòa cùng vũ trụ bao la.

Thiết nghĩ , trong lòng thơ đạo của thế kỷ 20, địa vị của Thầy đã được xác lập và có lã không nhường cho bất cứ một ai.

Thành kính nguyện cầu Phật lực từ bi gia bị Thầy được pháp thể khang an, luôn luôn chân cứng đá mềm, làm tàng cây che mát cho tăng, Ni trẻ và Phật tử hải ngoại để họ đủ nghị lực vượt qua những cơn nắng lửa mưa dầu và những trận phong ba bão tố.

TÌNH ÔN
Thân Trọng Nhân
Cựu Sinh Viên Đại Học Vạn Hạnh

Thưa Ôn, nếu nói về tâm tình bao la mà Ôn đã dành cho chúng con, những học trò của Ôn ngày nào, thì có lẽ khó có thể diễn tả trọn vẹn được vì tâm tình đó quá ấm áp, ân cần và vô cùng sâu đậm.

Từ những ngày dưới mái trường Vạn Hạnh ở quê nhà, với cương vị là Phó Viện trưởng kiêm Giáo sư, Ôn đã chia sẻ với nhiều lớp sinh viên chúng con biết bao trăn trở, buồn vui trong từng sinh hoạt lớn nhỏ. Những Kỷ Niệm đẹp và đầy ý nghĩa ấy vẫn luôn luôn trong tâm của mỗi chúng con, trau chuốt như một chương trong quyển nhật ký đời mình. Và hễ có dịp gặp gỡ lại hào hứng kể cho nhau nghe như một bằng chứng về những ngày xưa thân ái dưới mái trường thân yêu, bên sự chăm sóc thật ân cần của Ôn.

Rồi hơn hai mươi năm đã trôi qua trên đất nước tạm dung, Ôn vẫn tiếp tục trải rộng tấm tình đó đến với anh chị em chúng con nhưng gần gũi hơn, thân thiện hơn và ý nghĩa bội phần hơn. Ôn đã khởi xướng, gầy dựng, và luôn luôn khuyến khích, cổ vũ những hoạt động của Hội Ái Hữu. Qua bao lần họp mặt bất kể gần xa, mưa nắng, đông lạnh hay hè nắng chói chang bao giờ Ôn cũng đến với nụ cười, với lòng yêu thương đằm thắm chứa chan.

Từ xưa đến giờ, từ việc học hành đào tạo cho đến các sinh hoạt sinh viên, từ việc Hội đến những vui buồn đời thường của từng cựu sinh viên, bao giờ chúng con cũng cảm nhận được điểm tựa vững vàng mà Ôn đã dành cho.

Điều đáng quý hơn hết là từ những bài học trên bục giảng ngày nào ở giảng đường đại học Ôn đã từng bước xuống sân trường hỗ trợ mọi hoạt động sinh viên thì ngày nay cũng vậy, trong các dịp họp mặt hàn huyên Ôn đều hướng dẫn chúng con nuôi dưỡng tình yêu quê hương, yêu quê cha đất mẹ- vì đây chính là mối tình sâu đậm, canh cánh trong lòng Ôn.

Ôn đã từng đau chung với những mất mát, khi bằng hữu của chúng con chẳng may vắn số. Những dòng nước mắt khóc cho chiếc lá xanh lìa cành đã khiến chúng con xót xa là ngần nào. Những lời kinh Ôn đọc chuyên chở vỗ về hồn ai trong cõi vô minh biết bao.

Ôn cũng không bao giờ quên chúng con trong những ngày vui sum vầy. Ôn đến với nụ cười hiền hòa làm rạng rỡ thêm hạnh phúc hợp đoàn. Ôn là biểu tượng của tình cha cao cả, là nơi nương tựa mà chúng con đặt trọn tin yêu.

Quê hương tình nặng trĩu lòng
Đóa sen hương tỏa ngát dòng sông xưa …

MÁI CHÙA CHE CHỞ HỒN DÂN TỘC [4]
TT. Thích Như Điển (Đức)

Người Việt ra đi đã bỏ lại sau lưng tất cả và trong ấy có bỏ lại ngôi chùa. Do vậy mà sự nhớ thương dằng dặc, bao giờ ngôi chùa cũng xuất hiện đầu tiên trong tâm trí của họ. Thi sĩ Huyền Không, tức Hòa Thượng Thích Mãn Giác, cách đây 50 năm đã làm một bài thơ Nhớ Chùa rất hay, đã diễn tả đúng tâm trạng của những người xa quê hương về lại nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
Bài thơ ấy nhan đề là: Nhớ Chùa
Từ thuở ra đi vắng bóng chùa
Đường đời đã nhọc chuyện hơn thua
Trong tôi bừng dậy niềm chua xót
Xao xuyến mơ về lại cảnh xưa

Đây là lối thơ thất ngôn trường thiên. Nghĩa là mỗi câu 7 chữ và không nhất thiết bài thơ phải dừng nơi 4 câu như những loại thơ Đường luật bị gò bó niêm luật, mà ở đây gồm 9 đoạn,mỗi đoạn 4 câu như thế.

Con người khi xa quê mong muốn làm nên một cái gì đó cho đời; nên phải bon chen với danh với lợi, tranh đấu hơn thua để phần thắng được về mình; nhưng khi sực tỉnh lại, thấy sao mà chua xót quá.Do vậy mới mơ màng nhớ lại cảnh cũ người xưa , trong ấy có bóng dáng một ngôi chùa.

Thấp thoáng đâu đây cảnh tượng làng
Có con đường đỏ chạy lang thang
Có hàng tre gợi hồn sông núi
Im lặng chùa tôi ngập nắng vàng

Cảnh cũ người xưa đâu còn nữa; nhưng trên con đường đất đỏ chạy vào làng đó, hai bên có những hàng tre thẳng tắp, đứng sừng sững với núi sông, tượng trưng cho cuộc đời của người quân tử.Chỉ đơn giản thế thôi; nhưng là biểu tượng cho làng tôi đấy và nơi đó dưới ánh nắng chói chang hay những chiều tà ảm đạm, ngôi chùa vẫn im lìm trong cuộc sống trầm lặng của dân quê.

Có những cây mai sống trọn đời
Bên hàng tùng bách vẫn xanh tươi
Nhìn lên phảng phất hương trầm tỏa
Đức Phật từ bi miệng mỉm cười

Thật là hạnh phúc biết bao! Thật là hoan hỷ biết bao! trong tất cả hoàn cảnh, trong tất cả nhịp điệu sống của dân làng đều có sự hiện diện của ngôi chùa; trong ấy có Đức Phật dưới làn khói hương nhẹ tỏa. Ngài ngồi yên đó mỉm cười với cuộc thế đổi thay từ bên trong lẫn bên ngoài bản thân của mỗi con người. Tuy vậy trong vườn chùa kia có những cây Mai sống rất lâu. Mỗi năm Đông đến Xuân sang thì hoa Mai đua sắc thắm đế chào đón nàng Xuân, mặc cho gió Đông có khe khắt. Ngoài những gốc Mai già ra còn có những cây Tùng và cây Bách vẫn sừng sững với gió sương, trơ gan cùng tuế nguyệt, chịu đựng với bao gian khổ khó khăn; nhưng lá vẫn xanh, cây vẫn thẳng, chịu đựng gian khổ với thời tiết, với hoàn cảnh. Điều này cũng nói lên được ý chí của những người ở lại quê, khi họ đã chấp nhận sống chết với lũy tre làng, nương khoai bờ giậu ấy.

Tôi nhớ làm sao những buổi chiều
Lời kinh giải thoát giọng cao siêu
Đây ngôi chùa cổ ngày hai buổi
Cầu nguyện dân làng sống mến yêu

Dưới mái chùa hiền hòa ấy có hình bóng của vị Sư già ngày 2 buổi với kinh kệ, mõ chuông, cầu nguyện cho dân làng sống có hạnh phúc qua lời dạy của chư Phật, bỏ ác làm lành, giữ tâm ý cho được thanh tịnh. Lời kinh tiếng kệ ấy như là những tiếng vọng cao cả dội vào tâm tư của người dân,ngay cả những người đang sống nơi viễn xứ. Lời kinh ấy cứ vang vọng mỗi ngày sớm chiều hai buổi, khiến cho khách trần ai tục lụy cũng phải hướng về cảnh giới giải thoát nhiệm màu để tu thân tích đức.

Vì vậy làng tôi sống thái bình
Sớm khuya gần gũi tiếng chuông linh
Sắn khoai gạo bắp nuôi dân xóm
Xây dựng tương lai xứ sở mình

Cuộc sống nông thôn rất đơn giản; chì có gạo khoai, sắn, bắp, rau cải chứ có gì đâu; nhưng trong từng vi sinh vật ấy được sinh trưởng, lớn lên tại làng quê kai có mục đích rõ ràng là tô bồi cho quê hương xứ sở cho đẹp đẽ, mà muốn thế phải nương theo sự cầu nguyện, nương theo chuông mõ,linh tang, gõ nhịp vào thành trống, thành chuông để going lên bao hồi chuông cảnh tỉnh. Để từ đó con người sống trọn vẹn trong cảnh thái bình an lạc. Sự yên ổn đó không phải tự nhiên mà nó có. Đó là do sự cầu nguyện, do ý chí mong cầu. Do sự hướng về Đấng Toàn Giác. Do tâm nguyện ấy mà đời sống của mọi người trong thôn trở nên an lạc

Mỗi tối dân quê đón gió lành
Khắp chùa dào dạt ánh trăng thanh
Tiếng chuông thức tỉnh lan xa mãi
An ủi dân hiền mọi mái tranh

Đời sống của nông dân rất hồn nhiên chất phác. Cật lực làm lụng suốt ngày để có miếng cơm, manh áo, tối về tắm rửa sạch sẽ, sau đó cơm nước và dẫn vợ con lên chùa để ngắm trăng. Vì sao vậy? Vì tại chùa bao giờ cũng có cây to bóng mát. Xuyên qua ngàn cây nội cỏ đó, ánh trăng rằm sẽ rọi chiếu khắp đó đây trở nên muôn hồng ngàn tía hòa lẫn với tiếng chuông ngân nga như mùi Thiền làm nên cảnh vật của thiên nhiên. Khiến người nông dân thư thái, hạnh phúc vô cùng. Đây là niềm an ủi, một sự động viên không phải dung thuốc uống để chữa lành bệnh tật mà tất cả đều khởi từ chỗ tâm hướng thượng của mỗi con người.

Trầm đốt hương xông thơm ngào ngạt
Thôn trên xóm dưới dạ nao nao
Dân làng tắm gội lên chùa lễ
Mười bốn, ba mươi mỗi tối vào

Đến ngày sám hối vào tối 14 âm lịch hoặc tối 30. Mỗi tháng 2 lần như thế sau khi cơm nước tắm gội, vợ chồng con cái cả nhà lên chùa với sản phẩm trong vườn như rau, chuối, đậu , mè mang lên chùa để cúng dường Sư cụ và thập phương bá tánh. Đây là tâm nguyện của dân làng khi đi chùa lễ Phật. Cho nên ai ai cũng nôn nao trông cho đến những ngày trọng đại ấy để mà lên chùa dâng hoa hương cúng Phật và dầm mình vào trong trầm hương khói tỏa, để như thấy mình cũng được sám hối những tội lỗi từ lâu đời, lâu kiếp đã gây ra:

Biết đến bao giờ trở lại quê
Phân vân lòng gởi nhớ nhung về
Tang thương dù có bao nhiêu nữa
Cũng nguyện cho chùa khỏi tái tê

Ngôi chùa với phong sương cùng tuế nguyệt ấy, với thời gian năm tháng chất chồng, với chiến tranh đổ nát, với sương gió phũ phàng, chắc chắn phải có ảnh hưởng; nhưng trong tâm trạng của kẻ xa quê vẫn muốn rằng những hình ảnh của năm xưa, một ngôi chùa hiền hòa yên tĩnh tọa lạc trong một ngôi làng và trong tâm thức của người xa quê như thế cũng mong rằng không bị ảnh hưởng gì nặng nề cả.Vì ngôi chùa trong lòng người xa xứ là một bầu trời, một đất nước, một quê hương. Chưa biết là bao giờ mới có thể trở lại thăm quê; nhưng mong rằng ngôi chùa trong lòng của tuổi ấu thơ ấy vẫn mãi mãi nơi tâm thức của người xa quê:

Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng
Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung
Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông.

Thật là tuyệt vời! Thật là vi diệu khi bên tai mình văng vẳng đâu đây tiếng chuông và nhiều tiếng chuông liên tục như thế vọng ra từ một ngôi chùa cho nên mình đã thức tỉnh và nhớ lại chùa xưa. Ai là người đã ra đi, chắc chắn không bao giờ quên được ngôi chùa ấy. Vì sao vậy? Vì lẽ mái chùa kia đã che chở hồn dân tộc qua bao nhiêu năm tháng chất chồng, qua các triều đại thịnh suy của dân tộc; che chở tất cả những muộn phiền của thế sự đổi thay và đó, đó chính là nếp sống nghìn đời của ông bà, cha mẹ ta trong tinh thần Phật giáo vậy.
Trân Tặng Ôn Mãn Giác
Minh Đức Triều Tâm Ảnh
Trí nhân sống giữa cuộc đời
Như thân tùng bách xanh tươi bốn mùa
Trăng Huyền Không sáng hơn xưa
Thiền sư thi sĩ vườn chùa cảo thơm.

NÉN HƯƠNG BÊN MỘ MẸ
Gửi Trí hải (Chùa Hải Đức -Huế) với tình quê hương

Đi Việt Nam về, Như Liên và Ronald gửi cho tôi cuộn video ghi lại những dấu tích quê hương. Bùi ngùi thấy lại hình ảnh thân thương trìu mến của đất nước, những dáng làng mộc mạc muôn thuở, vẻ tiêu sơ và ảm đạm của đất và người quê, tôi thấy lòng quặn đau tha thiết.

Từ dạo bỏ quê đi, đã năm, sáu mươi năm, cảnh cũ dường như chẳng hề thay đổi. Tôi thấy thương vô cùng những giấc mơ nhỏ bé của người dân làng tôi, đã qua nhiều thế hệ, vẫn chỉ là những giấc mơ không đạt. Có gì đâu, một gian nhà nhỏ, mấy luống rau lang xanh, lúa mùa no vụ, cảnh sum họp ấm áp dưới mái gia đình…Phương Lang ấy, quê làng tôi, vẫn những mẫu ruộng cằn quanh năm, vẫn những luống trâu cày lầy lội, vẫn những con người nhỏ thó khép mình nhẫn chịu trước nghịch cảnh của đất trời…Cảnh đó, người đó, trong cơn mưa phùn gió bấc, lạnh lẽo thấu xương, nhìn mà thấy vẻ thê lương muôn đời.

Chính giữa cảnh quê hương điêu tàn nghèo khổ ấy, giữa đất trời mưa gió quạnh hiu ấy, mộ phần của mẹ tôi nằm giữa bãi cát trắng trơ vơ, buồn tủi, lạnh lùng. Như Liên và anh Ronald từ West Palm Beach đến, trong một phút giây yên lặng, đã đốt dùm tôi nén hương tưởng niệm bên phần mộ người quá cố. Tôi thấy mùi hương bay tỏa khắp mộ phần, hương thơm lan khắp đầu thôn cuối xóm, như một nhắn gửi bao nhớ thương từ muôn xa.

Tôi biết mẹ tôi đã trọn một đời khổ vì con.Như bao nhiêu bà mẹ Việt Nam khác, đã một đời quằn quại. Khi còn sinh tiền, cha tôi thường nói, mỗi con người ta ai cũng có một bà mẹ. Người đã mang nặng đẻ đau và bất kỳ ai cũng trải qua chín tháng mười ngày phải nằm trong bụng mẹ. Đó là điều ai cũng phải hiểu rõ và thương yêu mẹ ruột của chính mình. Hiểu và thương để chẳng bao giờ làm khổ mẹ.

Tuổi ấu thơ, tôi chưa từng rời mẹ. Mẹ tôi đã dẫn tôi đi lang thang từ Huế ra Trung Kiên, từ Thâm Triều vào Phương Lang và trở lại Huế. Tôi nhập Đạo lúc chưa tròn mười tuổi, cái tuổi thơ mộng nhất để được đeo mẹ. Chẳng biết cái gì đã làm cho tôi đành đoạn dứt áo ra đi, xa đời sống có mẹ thân thương, lìa sự che chở săn sóc quyến luyến của mẹ để vào chùa học Đạo. Tuổi thơ tôi lớn lên theo với câu kinh tiếng kệ, theo với tiếng chuông mõ sớm chiều, theo với khói trầm hương bát ngát một đời. Chùa Thiên MInh ở gần nhà cụ Phan Bội Châu. Sau khi công quả và kinh kệ xong, khoảng 8g tối, chúng tôi, một số chú tiểu, quy tụ lại nhà Cụ Phan, trong phòng anh Đanh để học tập. Người phụ trách hướng dẫn chúng tôi là anh Đanh, một đồng chí thanh niên Tây học của Cụ. Chính nhờ sự cố gắng học tập đó, sau một thời gian là chúng tôi thi đỗ Tiểu Học và vào Đệ Thất Quốc Học. Trong thời gian đó, thỉnh thoảng mẹ đến chùa thăm tôi hoặc tôi đi ngược lên Nam Giao thăm mẹ. Biết bao ấm áp thân tình cho mỗi lần thăm, để khi từ giã, bóng con vướng trong mắt mẹ, bóng mẹ vướng vào mắt con với những ngậm ngùi. Cứ thế , cho tới ngày khôn lớn đi xa.

Bây giờ , lăn lóc gần sáu chục năm trời, tháng ngày dài đã đi qua, tuổi thơ ấu không còn nữa. Nhưng xúc động vẫn còn đầy khi nhìn lại cảnh quê nghèo với nấm mồ mẹ nguyên vẹn đó. Gió mưa nắng chướng với thời gian, mộ phần mẹ vẫn thanh thản nằm giữa đất trời cát trắng quạnh hiu. Tên họ mẹ tôi được khắc đơn sơ lên bia đá, nét chữ có khi đã thấy mòn mỏi với tháng năm. Bây giờ, Mẹ là Đất, Đất là Mẹ. Bây giờ trong niềm nhớ của tôi về mẹ có cả lượng bao dung của đất trời. Càng thương mẹ, càng thương đất, tôi mong ước được tiếp tục làm cho Đẹp lòng Đất, cho lành lòng Mẹ.

Cảm ơn vợ chồng Như Liên và Ronald Mierau đã đến đó, đã đứng lặng nhìn làn khói hương bay tan giữa buổi chiều quê vắng lặng. Làn khói hương đã nối lại nhịp cầu xúc động trong tôi với những thân thiết tưởng đã nghìn trùng.
Los Angeles, mùa Vu Lan Ất Hợi, 1995

MỘT THOÁNG SUY TƯ
Đã hơn bốn năm, từ ngày rời bệnh viện về đến nay, tôi có thói quen thức dậy sớm. Cứ đúng ba giờ rưỡi sáng là không còn ngủ tiếp được nữa. Vào bếp, tự đun nước, tự rửa ấm rửa bình, chuẩn bị sẵn sáng cho lần trà sớm..Ngồi uống trà một mình nơi phòng khách vắng lặng giữa những giây phút đầu ngày yên tĩnh quả là niềm thú vị nhẹ nhàng. Nâng chum trà với cả hai tay, nhấp từng ngụm nhỏ, để cho hương trà thơm dẫn tâm tư đi về những chân trời xưa cũ. Trong những lúc như thế, cả thời gian biệt mù, cả không gian xa ngài, dường như được tắm đẳm bởi hương trà, và “cổ lục” hiện về như vết rêu thiên thu còn in lại trên bờ xanh tâm hồn tôi. Chuyện cũ, người xưa, đã có lần bước ngang qua đời mình, chén trá làm tôi nhớ lại với những cảm giác dịu dàng , an ổn.

Chỉ vài hôm nữa thôi là lễ giỗ lần thứ 17 Cố Hòa Thượng Thích Thiện Minh, Người mà vì những cơ duyên huyền diệu nào đó buộc ràng, tôi đã được gần gũi suốt một thời gian dài. Nhớ lại cuối năm 1965, tôi giã từ Đông Kinh thơ mộng để về nước dạy học. Theo dữ liệu, chuyến bay Air France khi về tới Tân Sơn Nhứt là đúng ngay vào buổi cơm chiều. Tiếp đón tại phi trường sẽ có đủ các thể trẻ trực thuộc Tổng Vụ Thanh Niên và tôi sẽ được đưa về địa chỉ 232 đường Hiền Vương Sàigòn để dự bữa ăn hội ngộ. Nhưng rủi thay, chuyến Air France ấy chỉ được bay trên bầu trời phi trường Tân Sơn Nhứt 3 vòng , rồi bay thẳng qua Bangkok, Thái Lan. Hãng máy bay cho biết, bởi có người “nguy hiểm” ngồi trên máy bay nên chính phủ Việt Nam ra lệnh cho An Ninh phi trường không cho máy bay hạ cánh. Vì lẽ đó, tất cả hành khách của chuyến bay được ăn, ở khách sạn Bangkok đêm ấy đều được chính phủ Việt Nam trả tiền. Bây giờ ngồi nghĩ lại, có lẽ nhà cầm quyền thời ấy muốn cho những đại diện Thanh Niên, Sinh Viên, Học Sinh và Gia Đình Phật Tử đi đón tôi phải về không. Tôi không buồn lòng chuyện ấy, chỉ hơi tiếc là đã để cho Thầy Thiện Minh lỡ một chuyến chờ!

Nghĩ cho cùng, lắm khi những chướng duyên bên ngoài đã góp phần chính yếu cho những lỡ làng của nhiều dự tính. Như cái hôm Thầy bị ném lựu đạn vào xe. Hôm ấy, có Bà Tuyết Nguyệt ở Hồng Kông sang để xin được phỏng vấn, Thầy lại bận lên Việt Nam Quốc Tự họp Viện Hóa Đạo bất thường. Tôi tạm thời tiếp chuyện Bà ấy và chờ Thầy trở lại. Khi xe Thầy về tới trụ sở 294 Công Lý, ngay ở cổng vào, đã có 4 chiếc xe khác cản lối.Người ta đã chờ sẵn ở đấy và một trái lựu đạn nổ được ném vào dưới gầm xe. Chiếc xe Cortina của Anh Quốc với lớp vỏ cứng cáp đã góp phần che chở cho Thầy sống còn. Tuy nhiên, sau hơn 3 tháng điều trị, những mảnh lựu đạn vẫn còn nguyên trong thân thể. Có lẽ người ta nghĩ rằng làm cho Thầy khuất phục sẽ khó hơn là giết Thầy. Từ đó, mỗi lúc đi lại, Thầy có thêm cặp nạng. Nhớ Thầy, tôi càng nhớ tới cặp nạng xa xưa, như tỳ vết hoen ố còn để lại của một thời kỳ bạo lực hoành hành. Ngày Thầy bị mưu sát, tôi được Hội Đồng Viện công cử để thay Thầy trông coi Tổng Vụ. Cũng như ngày xưa, khi Thầy bỏ Đàlạt mà đi, Tổng Trị Sự cũng đã mời tôi đến kế nhiệm Thầy. Quả là nhân duyên, quả là một mối buộc ràng thân thiết. Lúc Thầy bị ông Nguyễn Văn Thiệu bắt cầm tù 13 năm, tôi lại thay Thầy để tổ chức Đại Hội Thanh Niên Phật Tử toàn quốc vào năm 1969. Đại Hội thành công tốt đẹp vì ai cũng nghĩ tới Thầy, cũng kính nhớ Thầy sâu sắc.

Làm Phật sự mà được thành công, kết quả vuông tròn, là một niềm vui. Giáo Hội cũng như Thầy vẫn thường khen tặng đế sách tấn. Trong một lúc bất ngờ, Thầy hỏi tôi thích gì, Thầy cho. Thâm tâm tôi quả tình cũng chẳng có gì để thích nhưng giữa lúc lòng vui và cũng để chiều Thầy, tôi nói tôi thích cái đồng hồ Thụy Sĩ hiệu Buddha mà Thầy đang đeo. Tôi biết Thầy quý cái đồng hồ ấy, chẳng phải vì cái nhãn hiệu Buddha mà chính là vì một kỷ niệm đáng giữ gìn. Người tặng Thầy chiếc đồng hồ là một thương gia Phật Tử đã từng bị biệt giam trong chín Hầm tưởng chết. Nhờ mối thâm cảm với Thầy với Đạo mà vị ấy vượt qua được nỗi tuyệt vọng tù đày, và chiếc đồng hồ gửi tặng Thầy như là một thứ ‘của tin”,--một tặng phẩm độc nhứt vô nhị--Thầy hứa sẽ cho tôi một cái đồng hồ như thế. Thầy đâu có biết rằng, tôi ngỏ ý xin là xin cho vui, vậy thôi. Rồi thời gian đi qua, Thầy quên và tôi cũng quên, một lời hứa!

Thầy mất trong tù đã mười bảy năm. Khi mất, áo liệm còn không được mặc, một thời kinh nguyện cũng chỉ được tụng đọc trong âm thầm, huống gì cái câu hỏi “ Chiếc đồng hồ hiệu Buddha ở đâu rồi?” Hỏi thì hỏi vậy thôi chứ thân của mình còn giả ảo, huống chi cái đồng hồ hiệu Buddha!

Sáng nay, bưng chén trà nóng trên tay, nghĩ tới ngày giỗ của Thầy, tôi nhớ Thầy như thế. Cuộc sống vẫn toàn là những chuyện cỏn con. Tôi muốn bắt chước cố Hòa Thượng Thích Trí Thủ được khóc cho Thầy với những dòng nước mắt lặng lẽ. Nước mắt của một chút tình của những con người lui tới với nhau.
Los Angeles,sáng 17 tháng 10 năm 1995

CON TIM NÀO…TRONG TÔI
Tôi chưa chứng thần thông nên chưa thể thấy được tâm mình, và vẫn thao thức hoài trong cơn chờ đợi. Tuy thế, lâu lâu, tôi cũng thấp thoáng thấy “ gương mặt” ấy, chợt hiện mơ hồ, chợt choáng ngợp mừng rỡ. Tâm về theo với những đêm trăng. Tại sao với trăng? Có lẽ tại tôi thường chiêm bao về những vầng trăng trong kinh Phật! Mỗi đêm có trăng, mắt nhìn lên bầu trời cao lồng lộng, tôi cảm thấy như con tim tôi được mở rộng ra lùa đón cả thế giới trăng sao ngoài kia vào gọn trong tâm mình. Trong những giây phút như thế, tâm tư tôi rợn ngợp một niềm xúc động khó tả. Tôi và trăng là một. Tâm tôi và pháp giới chẳng hai.Tôi đã trải qua nhiều lần xúc động như thế nhưng cái cảm giác của mỗi lần thì không giống nhau.

Cách đây mấy năm, tôi vì tiểu đường gây sang đau tim, bị “Heart Attack” nên phải vào bệnh viện cho bác sĩ soi tim. Sau khi cho thuốc tê, bác sĩ dùng giây plastic chuyền vào mạch máu để khai thông các chỗ tắc nghẽn. Trong khi các bác sĩ làm việc, tôi bình thản hướng mắt về hai cái Tivi để xem diễn tiến công việc chùi rửa tim mình. Trong truyện Tam Quốc, có đoạn Quan Công đã ngồi cho Hoa Đà mổ vết thương một cách tỉnh táo. Ngày nay, tôi lại nằm yên coi bác sĩ thông tim cho mình và cảm thấy vô cùng diễm phúc vì tôi “thấy” được tim tôi. Thấy được cái nhục-đoàn-tâm (khối thịt tim) ấy một lần, biết đâu lại là cái duyên để tìm thấy được cái tâm chắc thật (kiên thật tâm), chân như của các pháp. Có ai ngờ rằng giữa cuộc đời xôn xao này, trong kiếp người mong manh này, mình có được cái cơ hội “ nhìn thấy” chính trái tim của mình không nhỉ? Thấy nó rồi, mình mới biết xúc động là cái gì. Theo Gyles Brandreth[5] cho biết, cái máy tốt nhứt, bền bỉ nhứt là trái tim của con người. Mỗi ngày nó đập 100,000 lần, mỗi năm nó đập 36 triệu lần và đập liên tục không ngừng nghỉ 2,500 tỷ lần trong một đời người. trong thời gian 70 năm, con tim bơm vào nuôi cơ thể con người 66 tỷ gallons máu.

Hơn bốn mươi năm về trước, vào những đêm trăng sáng, tôi thường nằm chơi trên miệng giếng Chùa Kim Tiên với nhà thơ Trúc Diệp. Nằm đó ngó trời, ngó trăng , rồi đọc thơ cho nhau nghe:

“…Tôi chưa sống với sắc màu ảm đạm
Tôi chưa đi trên đường nóng con tim
Mà trông lên ôi! Trăng nổi tôi chìm
Mà nhìn xuống ôi! Nước im thuyền động
Cho tôi hiểu, ấy đời cho tôi sống
Chôn tôi đi, thì còn đó trăng sao…”

Mỗi con người, ai cũng có một con tim. Nhưng đường nóng của con tim, đi hay không, cái đó còn tùy. Nhờ con tim đó người ta mới biết vui, biết buồn,biết thương ,biết ghét. Nhờ con tim đó, người ta biết khổ đau, biết hạnh phúc. Mỗi con người đều phải có một con tim, để biết rằng, mình khác với cây với đá, khác với sự vật bên ngoài. Có một trái tim chưa từng nguội lạnh với cuộc đời, với con người.

Vào tháng 2 năm 1978, nhằm Tết Mậu Ngọ, tôi bắt đầu cuộc đời tỵ nạn của tôi tại thành phố Thiên Thần Los Angeles, dưới ngôi Chùa Việt Nam. Đây là lần thứ hai, tôi bước chân tới thành phố này. Lần trước, vào cuối năm 1969, trong chuyến đi ba thánh thăm viếng Hoa Kỳ, Thầy Thiên Ân đã tiếp tôi một tuần ở Los Angeles. Ngày ấy tôi là khách, Thầy đưa đi xem phim trường Hollywood, Disneyland, xem phong cảnh núi rừng… Ở lần gặp nhau sau này, vì Thầy muốn tôi ở lại Los Angeles để chung lo Phật sự nên rất ân cần chuẩn bị cho tôi những giao hữu ban đầu. Nhớ hôm gặp gỡ những môn đệ Mỹ của Thầy tại International Buddhist Meditation Center, Thầy đã giới thiệu tôi một cách mặn nồng. Nói chuyện với thính chúng hôm ấy, tôi nói đến những nỗi truân chuyên của người tị nạn, về đời sống tạm bợ trong trại, về niềm vui được đi định cư, về những hoạt động dự trù cho tương lai. Nhìn thấu suốt vào những đôi mắt của những người Mỹ ngồi xung quanh, tôi thấy họ có đầy chia sẻ, có cái vẻ gần gũi của một thứ bà con ruột thịt. Tôi đã gửi họ trọn vẹn niềm khổ tâm của tôi về tình trạng đất nước, về nếp sống tín ngưỡng, về những bất hạnh của người Việt. Trước lúc giã từ, tôi đã nói với họ “I came here with my empty pocket, but I have a heart in my body…”. Khi nghe nói là “tôi đã tới đây với cái túi rỗng không nhưng tôi có trái tim mặn nồng trong người” thì mọi người đều đã nhứt loạt la lớn lên “You are very rich”. Đúng rồi, tôi rất giàu. Và tôi nghĩ, ai ai, mọi người cũng đều giàu như tôi, vì chúng ta có “ con tim” trong người.

Mở lòng ra được với trăng sao xa thì cũng dễ dàng hiến tâm mình cho mọi con người gần. Để sống , con người cần có một trái tim khỏe mạnh. Để có mặt giữa đời sống, con người cần có một tấm lòng.

Vì tôi có một trái tim trong thân xác nên lúc nào tôi cũng thấy tôi giàu có. Trái tim ấy phơi mở với đất trời và chia niềm xúc động trước không -thời-gian. Cái cảm giác giàu có đó cũng thường đến với tôi vào cái phút Giao Thừa của năm mới, bời mình được sống với cái ngày tinh khôi của trước mặt mười hai tháng vô tận.
Los Angeles, Đầu năm Bính Tý 1996

CHIM BAY VỀ NÚI
Thân gửi: Hội Ái Hữu Viện Đại Học Vạn Hạnh

Trong tình tự dân tộc, Chim và Núi hình như có mối liên hệ mặn nồng từ ngàn xưa. Chim bay, Núi ở, chẳng biết làm sao lại trở nên một thắt buộc tình cờ. Nhớ ngày thơ bé, mỗi lần nằm nôi mắt thiu thiu ngủ, tai nương theo giọng hát ru hời của mẹ:
“À ơi, chim bay về núi túi (tối) rồi”
để đi vào giấc mê trong âm hưởng nồng nàn như có dấu một chút buồn nhè nhẹ. Tôi khôn lớn dần giữa những lời ru nồng ấm của ca dao, những điệu hò câu hát nhẹ nhàng đã rót thêm vào đời tôi rất nhiều tình cảm.

Lớn lên tôi mới hiểu ra rằng, buổi hoàng hôn chim bay về núi là về với tổ ấm. đời chim, suốt ngày bay đông bay tây, dừng chỗ kiếm ăn nhiều phương nhiều phía, nhưng chiều hôm rồi cũng phải về. Về với núi, về với chốn ôm ấp sum vầy. Tôi nằm trong nôi lắng nghe lời ru êm tai, tha thiết dịu dàng của mẹ mà có giấc ngủ đầy. Đêm chim về núi, có lời gió rì rào ru dỗ, chim ngủ trong nôi núi im lìm. Tôi với Mẹ, Chim với Núi, cả hai đủ đầy che chở. Cho tới khi chân bước vào đời, tiếng mẹ ru tôi chìm lắng vào hư vô, còn lời gió cho chim thì muôn đời không nghỉ.

Nhưng sao chim không về rừng lại về núi? Có lẽ tại rừng với cây cối bốn mùa thay đổi, với những tai ương bất ngờ, trong khi đó, núi vẫn ngồi một chỗ, thản nhiên bất động! Có lẽ vậy mà ngày xưa Khổng Tử từng bảo: “ Tu giả nhạo sơn, lạc giả nhạo thủy”. Người tu bao giờ cũng thích núi, người vào đời thì thích nước.Nước khuấy động cuộc đời, khi lên khi xuống theo thủy triều, tuôn chảy không ngừng, không biết đứng yên bao giờ. Còn núi, núi ngồi một chỗ, dáng thẳng và đẹp vô cùng. Có người bảo núi cứng và trang nghiêm nhưng hãy xem kìa, khi trăng lên đầu núi, núi cũng ẻo lả theo trăng để làm nên vẻ đạp “Vằng vặc muôn thu nét tuyệt vời”; hay những lúc nhờ gió đưa mây về vắt ngang lưng núi, núi trở thành bức tranh thiên nhiên tuyệt vời biết bao.

Nói tới mối liên hệ Núi-Chim, tôi nhớ đến các anh chị Cựu Sinh Viên Đại Học Vạn Hạnh. Trong bản tin nội bộ Số Tân Niên Bính Tý do Hội Ái Hữu Vạn Hạnh Hải Ngoại xuất bản vào tháng 3, 1996 có bài bút ký “ một chuyến thăm quê”, đặc biệt là thăm lại ngôi trường cũ, đã gây cho tôi nhiều xúc động.Nhiều đoạn cảm động làm tôi chảy nước mắt. Hình ảnh sinh hoạt của trường xưa sống lại theo cùng với tâm trạng buồn vui của người về khi đối diện với cảnh cũ. Người viết bài bút ký như đưa đẩy cho tôi được đi theo chân anh và nếm trải những buồn vui ấy như chính là những vui buồn của mình. Đúng rồi.Viện Đại Học Vạn Hạnh là núi, anh chị Cựu Sinh Viên là chim. Bầy chim ngày xưa giờ đã trưởng thành, đủ lông đủ cánh. Anh chị không chỉ đã là cha mẹ mà có người đã thành ông bà. Thế hệ thứ ba của Vạn Hạnh đã lần lượt ra đời tại quốc nội cũng như hải ngoại. Ngày trước, các Thầy mở trường cho Anh Chị Em theo học, đã thành tài, đã thảnh thơi bay đi lập nghiệp khắp chốn. Bây giờ, quay ngó lại, thấy ra nhu cầu tiếp nối mà có lòng tưởng tới việc lập lại trường cũ cho con cháu, cũng là điều rất chính đáng và có lẽ ai ai cũng rất hoan nghênh.

Chiều 23 tháng 3 năm 1996, nhân đi Phật sự ở San Jose, tôi đã tiện dịp tham dự buổi mừng đón Giáo sư Nguyễn Xuân Lại mới đến Hoa Kỳ. Tại nhà riêng của anh chi Khổ Trọng Hinh, một bữa cơm thân mật với sự có mặt của Ông Bà Giáo sư Nguyễn Xuân Lại, Ông Khương Hữu Điểu, Giáo sư Hoàng Ngọc Thành, Giáo sư Phan Hữu Tạt, anh Nguyễn Thiện Vinh, chị Như Hảo và nhiều cựu Sinh Viên Vạn Hạnh mà tôi không nhớ hết tên. Tôi chỉ biết rằng trong số các anh em, có anh đang là chủ báo, có anh là học giả, có anh đang làm công tác nghiên cứu, có anh là chuyên viên… Ngoài niềm vui họp mặt, thăm viếng thân tình ra, trong lần gặp gỡ ấy còn đặc biệt bàn về vấn đề tái lập Viện Đại Học Vạn Hạnh. Tôi đọc thấy niềm phấn khởi tin tưởng trong đôi mắt mỗi người, tôi nhận ra sự nồng nhiệt trong mỗi lời bày tỏ. Ai cũng công nhận rằng chỉ có mặt với hơn mười năm ngắn ngủi mà Viện Đại Học Vạn Hạnh đã hiến cho đất nước một số lượng nhân sự dồi dào, vừa có chuyên môn giỏi, vừa có tấm lòng sâu để phục vụ, quả là một đóng góp quý giá. Nhìn vào tấm hình trên Bản Tin Vạn Hạnh, tôi thấy Thầy Viện Trưởng đã già yếu. Duyệt lại trong trí nhớ, những nhân sự trụ cột của Vạn Hạnh ngày trước chẳng còn bao nhiêu. Do đó, việc Vạn Hạnh ngày mai có tái lập được hay không là đặt cả hy vọng vào bàn tay của các Anh CHị Cựu Sinh Viên Viện Đại Học Vạn Hạnh. Có lẽ đã tới lúc cho những con chim bay về tổ xưa, sửa lại mái ấm , tiếp nối tương tục một sự nghiệp dở dang bằng tất cả tấm lòng trân trọng thương yêu văn hóa và giáo dục.

Ước nguyện dẫu tinh tuyền và chân thành, biết lòng yêu trường mẹ của chúng ta có thể bị dập vùi trong gió bão! Và những cánh chim xa, biết có vượt được những bức tường going tố dập vùi ấy để về lại núi cũ trong đôi cánh nguyên vẹn.

Los, Angeles, Mùa Phật Đản 2540-1996

ĐỨC PHẬT VẪN NGỒI YÊN
Phật Đản năm nay, với tôi, là một mùa tưởng niệm kéo dài gần 2 tháng. Nhớ tới Đạo Ân sâu dày của Phật, người Phật Tử đem tấm lòng thành kết nên vòng hoa cúng dường bậc Đạo Sư Tôn Kính. Ở mỗi địa phương, sắc thái tỏ bày tuy có khác, nhưng ấn tượng thì vẫn cùng, đó là, qua dấu chỉ của vầng trăng sơ sinh, những bộ hành của nhiều đời lưu lạc tha thiết lòng mong về lại nhà xưa. Như những đám mây, sau nhiều giông bão, cũng êm đềm tụ lại nơi một đầu nguồn , hòa tan vào dòng chảy tinh khôi của Phật Pháp.

Bông hoa của đầu mùa là Đại Lễ Mừng Ngày Phật Đản Sơ Sanh của Phật Giáo Nam Cali do Thượng Tọa Thích Hạnh Đạo làm Trưởng Ban Tổ Chức. Có hơn 100 Chư Tôn Đức Tăng Ni và mấy ngàn Phật tử tham dự. Trong giờ phút thiêng liêng hướng về tưởng niệm, vạn lòng như cùng gom niềm chân thành vọng bái tới Chân Thân Phật xưa, nương theo nguồn sáng huy hoàng của ngày Phật thị hiện để nguyện cầu cho thế giới an lành, nhân tâm hoà hợp.

Đến ngày 18 tháng 5 tôi lên đường đi Greensboro, North Carolina, để làm lễ Phật Đản tại Chùa Quan Âm do sự thỉnh mời của Bà Huệ Trinh, Hội Trưởng Hội Phật Giáo North Carolina. Từ Los Angeles lên đây, thắp ba cây hương cúng Phật, trang nghiêm lặng nhìn Ngài, tôi thấy lòng bình yên thanh thản. Chùa mới lập, cái gì cũng mới, hương thơm phong kín, phảng phất vị thuần tịnh của Phật Địa. Thầy nụ cười Từ Bi muôn thuở trên môi Phật, tôi cảm thấy rằng, thật ra , Đức Phật vẫn ngồi yên đó tự bao giờ. Tượng Phật của Chùa với những đường nét rất Việt Nam ấy, chẳng phải bây giờ mới có mặt, mà đã tự lâu rồi, từng hiện hữu nơi các tầng sâu thẳm nhứt của mỗi tâm hồn Việt sống đời lưu lạc. Chùa rộng , nằm yên lặng giữa một rừng cây .Phật tử bốn phương tụ về dự lễ. Nhìn hàng lớp lớp người đông vui như trẩy hội, tôi nhớ đến một câu hát cũ của các em Gia Đình Phật Tử: “Chúng ta là chim bốn phương bay về đây…” Chùa đã như một tổ ấm cho những cánh chim lưu lạc tìm về. Về để dự lễ Phật Đản, để nghe Thầy thuyết pháp, để tắm Phật Sơ Sinh. Niềm hoan hỷ hiện trên từng nét mặt, hạnh phúc trong lành có ở đâu xa! Sau buổi lễ, Bà Huệ Trinh, Đạo hữu Hoàng Văn thư, Đạo hữu Huỳnh Hữu Lành…hướng dẫn tôi ra trước chùa, trước tầm mắt là những đọt cây cao vút in hình in nét lên mây trắng trời xanh. Chùa mới đã tạm xong nhưng còn nhiều Phật sự cho tương lai: Đài Quan Âm lộ thiên, Tiền Đường của Chùa…đang đợi chờ nỗ lực phát tâm của mọi người Phật Tử và của Thầy Trụ Trì. Đất lạ đã không đủ sức làm chìm đắm lòng quê, cho nên những ngôi chùa trong lòng ngày nào đã canh cánh mang theo, bây giờ hiển hiện.

Ngày 26 tháng 5, Lễ Phật Đản được cử hành tại chùa Việt Nam Los Angeles. Đặc biệt hơn mọi năm, năm nay trên Lễ Đài lộ thiên, ngoài tượng Phật Sơ Sanh, còn tôn trí thêm một đức Bổn Sư nhỏ, tay bắt ấn Cam Lồ, miệng chúm chím cười. Đó là tượng Phật do Đạo hữu Thiện Bửu Trần Văn Chức cúng cho Tịnh Thất Phật Giáo San Jose mà sau Lễ Chú Nguyện này, Phật Tử San Jose sẽ cung thỉnh về an vị tại Tịnh Thất. Lễ tắm Phật diễn ra rất trang nghiêm và xúc động, như ai ai cũng ước nguyện làm tươi mới lại lòng mình bằng những giọt nước thanh lương. Như một ấn tượng của phương tiện lực, bốn trăm bồ câu trắng tung thả giữa trời. Mỗi cánh chim bay như có để lại một lời nhắn dịu dàng về sự tháo gỡ mọi trói buộc. Dư vị đậm đà của hoan hỷ lạc sẽ còn đọng lại rất lâu nơi lòng Phật Tử tham dự cúng dường Phật Đản năm nay, đặc biệt là với Phái Đoàn đông đảo của San Jose vì trên chuyến về có thỉnh theo về một Đức Phật.

Ngày 2 tháng 6, tại Hội Trường Valley High School thuộc thành phố Santa Ana, chùa Di Đà lại thiết lễ kỷ niệm Đản Sanh. Ngoài phần nghi lễ do tôi chủ lễ, chương trình có thêm phần thuyết pháp và văn nghệ cúng dường nên rất đông Phật Tử đến tham dự.

Năm nay, nhờ thuận duyên, tôi nhận lời tham dự Lễ Phật Đản tại chùa Phước Hậu, thành phố Milwaukee thuộc tiểu bang Wisconsin. Ra đón tại phi trường có các Đạo hữu trong Ban Quản Trị, đạo hữu Hợp, sư Cô Thích Nữ Viên Quang, anh Mai Văn Toản và rất đông quý Phật Tử khác. Nghỉ lại chùa Phước Hậu một đêm, sáng hôm sau, Đạo hữu Tâm Bối và quý Phật Tử Chicago đón tôi về dự lễ tại chùa Trúc Lâm. Buổi lễ ấm áp và trang nghiêm, được kết thúc bằng một thời Pháp ngắn nhưng cảm động. Nhân dịp này, tôi được gặp và đàm đạo với cụ Bửu Tập, thân sinh của Bác sĩ Vĩnh Khiêm, người thầy thuốc thân cận từng chăm sóc bệnh tình cho tôi. Cụ Bửu tập hiện đang dốc lòng nghiên cứu Phật Pháp và những bài viết đã đăng trong Phật Giáo Việt Nam rất ảnh hưởng ở quốc ngoại lẫn trong nước. Gặp gỡ, tiếp xúc, tôi thấy ra rằng , duyên Đạo vẫn là mối duyên gần, có sức chuyển cái muôn trùng về trong thân thiết.Giã từ chùa Trúc Lâm, tôi lại lên đường ngay để đến chùa Phật Bảo, thuộc thành phố Desplaines của tiểu bang Illinois. Có lẽ chùa ở chỗ vắng, thiếu Thầy, nên lòng Phật Tử có khi mong ngóng được nghe Pháp, được hướng dẫn tu tập. Tại đây, tôi gặp được hai Phật Tử vừa xuống tóc, ngày đêm lo kinh kệ hương khói cho chùa. Mới nhưng trông nét mặt thấm nhuần mùi Đạo. Đó là Giác Chơn và Giác Hạnh. Bắt chước người xưa “ Anh hùng mạt lộ bán qui tăng” như Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử-dòng Thiền Phật Giáo Việt Nam- cũng là vị vua Trần đầu tiên bỏ vương quyền xuống tóc để làm Sơ Tổ, vạch ra một đường lối tu trì bát nát đạo lực của người Việt Nam. Như Thánh Đức Thái Tử (Shôtoku Taishi) của Nhật Bổn đã chuyển hiện Phật Giáo vào lòng dân tộc Nhật và tạo thành bản sắc cho Phật Giáo Nhật ngày nay. Già nửa đời rồi vào Đạo, vẫn là một nhập lưu quý hóa vô cùng. Tôi thương và mong cho hai vị bền tâm vững chí đi trên con đường an vui của Đạo giải thoát và là hai người bạn lành của Phật Tử có duyên quần tụ dưới mái chùa Phật Bảo. Như kẻ lữ hành đi đường xa với nhiều nắng gió gặp chỗ bóng mát muốn ngồi lâu, tôi rời chùa Phật Bảo với nhiều tiếc luyến. Tôi phải về lại Milwaukee ngay cho kịp dự Đại Lễ Phật Đản tại đó vào ngày mai như chương trình đã định. Tại Chùa Phước Hậu, tôi may mắn được gặp lại một đồng nghiệp mới từ Việt Nam sang là Giáo sư Nghiêm Hồng. Sau gần 20 năm xa cách, biết bao nhiêu chuyện để hỏi han nhau, lớp lớp tâm sự bùi ngùi. Dịp này, Giáo sư Nghiêm Hồng cũng bàn chuyện lập Hội thân hữu Văn Khoa khi nhắc đến quý Giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch, Giáo sư Đặng Phùng Quân, Giáo sư Phạm Cao Dương, Giáo sư Nguyễn Văn Sâm… Đại Lễ Phật Đản của chùa Phước Hậu được long trọng tổ chức tại Đại Sảnh Mitchell Park, trong một Hội Trường ấm cúng. Lễ Đài thiết trí trang nghiêm nói lên tất cả tấm lòng tưởng nhớ ân Phật. Bài diễn văn Khai Mạc có nhắc đến điểm then chốt là kêu gọi tinh thần đoàn kết của người Phật Tử, giữ lòng không xao động trước những biến thiên ồ ạt của nghịch duyên. Trong một đạo từ ngắn với Phật Tử, tôi nói rằng, Lễ Phật Đản chính là cơ hội để ta chiêm ngưỡng sự hóa thân vi diệu của Đức Thế Tôn. Ngài là bất sanh bất diệt, nhưng vì lòng từ bi muốn cứu độ chúng sanh, Ngài đã hóa hiện ra giữa cõi đời này. Buổi tối tại chùa, tôi làm lễ Quy Y Tam Bảo cho các Phật Tử phát tâm trong đó có Đạo hữu Mai Văn Toản, cựu sinh viên và nhân viên Viện Đại Học Vạn Hạnh, Đạo hữu Randall E.Varwaerderes người Mỹ và các gia đình tin Phật khác.Hôm sau, tôi lại được dịp về thăm quý Phật Tử tại thành phố Madison, dùng cơm trưa tại nhà Giáo sư Trần Chung Ngọc có sự tham dự thân thiết của anh chị lê Văn Tư của Vạn Hạnh ngày xưa.
Giữa cuộc sống quay cuồng đảo điên, thị phi tật đố, giữa những loay hoay kiếm tìm danh lợi ảo vọng, vẫn còn những người tận tụy làm Phật sự, không ngừng nghỉ trong ước nguyện kiến lập một quê hương tâm linh cho mình và cho người. Tôi muốn nói đến Sư Cô Viên Quang và các Đạo hữu trong Ban Quản Trị chùa Phước Hậu. Nhân ở lại chùa thêm một ngày vì trở ngại máy bay, Sư Cô đưa cuốn Sổ Vàng để nhờ tôi viết mấy dòng. Nhìn cuốn sổ từ đầu tới cuối,chính giữa còn một tờ giấy trắng, bắt chước người trước, tôi chép 4 câu thơ: Giấy trắng đang chờ kẻ đến sau
Chân như muôn thuở giữ nguyên màu
Phước duyên Tam Bảo xin gieo xuống
Hậu ngộ người ơi cố tới mau.

Năm nay, trong mùa Phật Đản, tôi ước mơ có một cái gì bất diệt giữa cuộc đời sanh diệt. Chứng kiến Đức Phật vẫn ngồi yên trên các Bửu Điện từ chùa Quan Âm ở Greensboro, chùa Trúc Lâm ở Chicago, chùa Phật Bảo ở Illinois đến chùa Phước Hậu ở Milwaukee, tôi đã thấy cái bất diệt ấy. Qua bao nhiêu đoạn đường, trải mấy nắng mưa, nhìn đâu cũng thấy nụ cười Từ Bi của Phật,nụ cười thanh thản như chưa từng vướng víu nỗi khổ sinh thảm tử của người.

Mái chùa, tượng Phật, lòng người, dù ở một nơi nào, cũng chứa trọn một bầu trời xanh bát ngát…
Vu Lan Bính Tý, 1996

ĐỒNG RỘNG MÊNH MÔNG
Tôi giã từ Los Angeles vào trưa thứ hai 7-10-1996 với chuyến bay Delta và đến Amsterdam, Hòa Lan vào sáng thứ ba, 8 tháng 10, giữa bầu trời mù sương. Sư Cô Dharma Udaka (Pháp Thủy) và phái đoàn Thiền Viện Noorder Poort đến đón tôi ở phi trường.Sau những thủ tục chào đón ấm áp và cảm động, chúng tôi cùng lên xe về Thiền Viện.

Đường đi từ phi trường về Noorder Poort vẫn đầy sương bụi lẫn trong màu nắng nhạt nhẹ của buổi đầu ngày và nhìn quanh, tôi thấy như chúng tôi đang đi vào những cánh đồng rộng mênh mông, giữa những thảo nguyên xanh ngắt đụng tới chân trời. Trên tấm thảm màu xanh ấy lấm tấm điểm những đàn bò sữa vá trắng đen như những bông hoa di động. Đây đó, là những dòng nước uốn éo ngang dọc để đem nguồn sống tươi mát tới cho người, cho bò, cho những nông trại rau cải xanh tươi.

Lễ khai mạc Thiền Viện sẽ chính thức cử hành vào sáng thứ Bảy, cho nên, nhân lúc rỗi rảnh, tôi theo chân các Phật Tử Hòa Lan thăm viếng các thôn xóm chung quanh. Thiên nhiên ở đây toàn màu xanh, hương vị thanh bình chan hòa trong gió, nắng. Đất đồng rộng mênh mông, rau cải bừng bừng sức sống, đất cát hiền hòa chứa đựng vô lượng phì nhiêu. Nghĩ tới miền thiên nhiên chiều đãi của xứ người mà thấy quặn thắt thêm cho một đất trời nghiệt ngã của quê mình. Người dân quê Việt sẽ hạnh phúc nhiều hơn nếu bớt đi mưa rét lụt lội, bới đi những cằn cỗi nghèo nàn, bớt đi những trái tim khô cạn tình người lúc nào cũng sẵn sàng dẫm lên sự sống. tôi đi giữa những làng quê rất xa vắng với văn minh đô thị mà cảm nhận trọn vẹn sự sống tốt lành, khác xa những lúc bồi hồi nhớ tới quê nhà với rất nhiều xót xa, lo ngại. Mang trái tim của người đạo sĩ,dễ dàng để xúc động với cảnh với người. Thấy phước báo được trọn hưởng cảnh thanh bình an lạc của người xa mà thương thêm cái nỗi đời bất hạnh của quê hương gần. Hay khi bước vào cổng ngoài của Thiền Viện, nhìn các Thiền Sinh Hòa Lan chắp tay búp sen cúi chào với nét mặt trang nghiêm nhưng tươi tắn, tôi biết mình đang tiếp nhận một thứ tình đồng đạo baola, không phân biệt Á Âu, chẳng khác xa vì màu da màu tóc.

Trong tâm niệm an bình như thế , tôi chứng minh và hộ niệm cho lễ xuất gia của hai thanh niên Hoà Lan. Dưới chân đức Phật, hai thanh niên quỳ xuống, đầu cạo sạch chỉ chừa lại mấy cọng tóc nhỏ để làm lễ thế phát. Tất cả đạo tràng tụng kinh Bát Nhã bằng tiếng Anh . Tiếng tụng trầm bổng điều hòa rập ràng khiến cho phần nghi lễ thêm thiêng liêng đạo vị. Chén nước cam lồ từ bàn Phật tôi đặt vào lòng bàn tay, bắt đầu chú nguyện và làm lễ Tẩy Trần. Thiền sư Prabhasa Dharma dùng dao bào cạo sạch phần tóc còn lại của giới tử trong niềm cảm xúc trầm lắng của đạo tràng.Một trong hai thanh niên phát nguyện xuất gia có cha mẹ chứng kiến trong buổi lễ trân trọng này nên anh đã xin phép được lạy cha mẹ để thâm tạ công ơn sinh thành dưỡng dục. Buổi lễ này nếu diễn ra ở Việt Nam là chuyện thường, nhưng ở đây là Hòa Lan, trong một Thiền Viện Phật Giáo, đã làm cho những Phật Tử địa phương thêm cảm động và chuyên tâm cầu nguyện thiết tha. Tôi chúc lành cho hai vị tân tư, trong đời mới, có được niềm tịnh lạc.

Vì Phật Điện của Thiền đường không đủ chỗ cho đông đảo Phật Tử và quan khách khắp nơi về dự nên Ban Tổ Chức đã mướn rạp về dựng trong cánh đồng trước Thiền Viện để cử hành lễ chính thức vào lúc 10:30 sáng ngày thứ Bảy, 12 tháng 10. Cử tọa toàn là người Âu . Phía Việt Nam có Đại Đức Thích Minh Giác, lãnh đạo tinh thần Phật Tử Việt Nam tại Hòa Lan và gia đình Đạo hữu Lê Giao từ Amsterdam về dự. Mở đầu buổi lễ, Ban Tổ Chức đã cung thỉnh tôi đọc kinh chú nguyện và dùng hoa rải nước cam lồ cả bốn phía. Thiền Sư Prabhasa Dharma và đại chúng đồng tụng Bát Nhã Tâm Kinh bằng tiếng Anh trang nghiêm và tôn kính. Trong lời mở đầu sau nghi lễ Tôn Giáo, Thiền Sư Prabhada cho biết rằng Thiền Viện Noorder Poort từ nay sẽ là nơi tu học , tọa Thiền cho quần chúng không chỉ riêng của Hòa Lan mà còn là một trung tâm thực hành Thiền Định cho cả Âu Châu. Nhờ ân phước của buổi lễ thanh tịnh này, Thiền Viện sẽ là chốn dưỡng tâm tốt lành cho mọi giới. Trong lời Đạo Từ để “ Opening of the Gate of Noorder Poort” như tâm nguyện của International Zen Center, tôi đã nói:

“Một phiến thiên thạch từ Sao Hỏa (Mars) đã rơi xuống trái đất và các nhà địa chất đã tìm gặp và bỏ công khám phá. Sau hai năm nghiên cứu, các Giáo sư Khoa Học của Đại Học Stanford và cơ quan không gian Hoa Kỳ (NASA) đồng tình tuyên bố rằng : có dấu hiệu của sự sống từ nhiều triệu năm trước trên Hỏa Tinh.

Các nhà khoa học không dừng lại ở phát chứng đầu tiên. Họ tiếp tục phóng hai phi thuyền không gian vào quỹ đạo để tìm hiểu thêm về vật lý thiên thể; đồng thời đưa phi thuyền Pathfinder với xe đổ bộ lấy đá từ Hỏa Tinh về để khảo sát bổ túc cho công trình nghiên cứu.

Nói chung, con người đang nỗ lực chi tiêu thời gian , tiền bạc và năng lực trí tuệ để đi tìm những sự hiểu biết ở bên ngoài. Trong khi đó, ở đây, chúng ta dồn nỗ lực để thực tập sự ngồi yên một chỗ, tập trung năng lực và trí tuệ để thấy được thế giới bên trong của con người-nói khác đi, để đạt được nội kiến sâu thẳm về con người, trái đất và tam thiên đại thiên thế giới là không ngằn mé, giải thoát và vô cùng mầu nhiệm.

Do lời mời của Thiền Sư Prabhasa Dharma, tôi đến đây dự lễ Opening of the Gate với quý vị hôm nay. Điều này có nghĩa là tôi, Thiền Sư Prabhasa Dharma và quý vị đang đưa tay cùng hé mở cánh cửa để nhìn thấy bầu trời giải thoát, đang khai mở một lộ trình để đi vào thế giới bên trong của mỗi con người. Ở buổi hoàng hôn của thế kỷ hai mươi, nhiều người vẫn còn say mê với những khám phá bên ngoài; trong khi đó, chúng ta, nơi bậc thềm đầu tiên của thiên niên kỷ mới, chúng ta đi ngược chiều với họ, tìm về thế giới bên trong đầy mầu nhiệm.

Bây giờ, cửa Thiền Viện đã mở, xin quý vị tự do đi vào nội tâm của mình. Cầu nguyện đức Phật soi sáng bước đi của chúng ta.”
Ông Hensens, Thị Trưởng của Thành Phố Havelte, sau đó, đã nói lên nỗi sung sướng của ông, của Thành Phố Havelte và đặc biệt là người dân địa phương Noorder Poort, nơi Thiền Viện tọa lạc. Tôi đã cùng Thiền Sư Prabhasa Dharma và ông Thị Trưởng đến cất tấm vải để lộ tấm bảng với hàng chữ xương kính International Zen Center Noorder Poort và đồng thời cùng nâng chiếc cổng gác để cho mọi người khởi sự đi vào Chánh Điện lễ Phật. Từ đây, nơi vùng quê Noorder Poort yên lặng của Thành Phố Havelte và giữa đất nước Hòa Lan xanh tươi hiền hòa, một Thiền Viện Phật Giáo mang sắc thái Đông Phương trầm mặc đã ở giữa lòng người như chút hương mới làm thơm đời sống. Tôi đã không chia trọn niềm vui của bữa tiệc mừng với mọi người có mặt vì phải lên đường đi Anh Quốc cho kịp buổi nói chuyện cùng Phật Tử đồng hương ở Hội Trường Đông Dương, Luân Đôn. Đi đường xa trời đã trở lạnh, nhưng lòng tôi lại ấm áp vô cùng nhờ những gặp gỡ giữa tha hương. Gặp lại anh Doãn, gặp lại anh Xuân Hồng, gặp lại những tấm lòng Phật Tử, dù xa lạc phương nào cũng nuôi lòng về cùng mối Đạo giống nòi. Thì giờ ngắn ngủi, tôi chỉ ở với Luân Đôn một đêm Thứ Bảy đến sáng hôm sau lại lên đường sớm về Hoà Lan cho kịp làm lễ bế mạc tại Thiền Viện. Ngồi trên máy bay rồi, tôi nhớ tất cả Phật tử tại Anh Quốc, trong số đó có hai Sư Cô già mà tôi không kịp hỏi tên.

Vào tới cánh cổng nay đã quen của Thiền Viện Noorder Poort, tôi quá đỗi ngạc nhiên vì trước mắt là cả một rừng xe đạp. Hỏi ra mới biết rằng vì nghe chùa có lễ, đồng bào ở địa phương lân cận đã đạp xe đến dự.

Trong lễ bế mạc, có một người dân làng nhà ở gần Thiền Viện đã đưa tới 10 thùng chim bồ câu để phóng sanh. Tôi làm lễ Quy Y cho chim và tung thả chúng về lại với đất trời, với đồng nội.

Tối Chủ Nhật tôi đã gặp Cộng Đồng Phật Tử Việt tại Hòa Lan, lòng cứ ngỡ thế nào cũng gặp Đạo hữu Truy, Đạo hữu Thanh,nhưng sau được Thầy Minh Giác cho hay, cả hai Đạo hữu đó vì duyên sự đặc biệt tới không được. Trong ngôi chùa Vạn Hạnh ấm cúng, tràn ngập những người đồng Đạo, Thầy Minh Giác đã giới thiệu tôi với mọi người. Đêm càng về khuya những câu chuyện Đạo càng trở nên thân thiết. Nói chuyện xong mà các Phật Tử hình như chưa muốn về. Một số ở lại Chùa đế sáng mai cùng với Thầy Minh Giác đưa tôi ra phi trường. tại đây, Amsterdam thơ mộng, ngoài Thầy Minh Giác ra còn có một số đông Phật Tử nữa, trong số gia đình Đạo hữu Lê Giao.

Tôi chia tay với Chùa mới , gửi lại Chùa giữa lòng người Hòa Lan. Ra về, tôi biết những cơn gió hiền lành của Havelte thổi ngang qua vùng trầm hương của Thiền Viện Noorder Poort sẽ mang mùi thơm đi xa, hòa vào những cánh đồng rộng mênh mông bát ngát của Hoà Lan. Ra về, tới Los Angeles rồi, tôi biết , những cánh đồng ấy cũng đã theo về với tâm tưởng tôi bằng những dấu chân thanh bình muôn thuở.

PHẦN THƯ TỪ VÀ HÌNH ẢNH
The Most Ven, Dr. Thich Man Giac
Twenty years ago I spent one a week at Kusinnagara. After I woke up nightly, I recited the Surangama Sutra and I paid respect to Emperor Ashoka for his role in protecting the Buddhadharma. A temporary stay at the Song Lam Buddhist temple with two custodians, one India and the other, Tibetan, that was my daily chantinh session of the Surangama Sutra. After the chantinh, I walked to the Holy place where the reclining Buddha statue, is installed and I circumambulate the reclining Buddha seven times, being mindful of the seven Factors of enlightenment and then, I chanted the Mahaprajna Paramita Heart Sutra. This reminds me of Mr.Tom Bradley, the mayor of the city of Los Angeles for five terms. He chanted the Mahaprajna Paramita Heart Sutra each time he-is re –elected.

I remember, too, twenty years ago, I received disciple. Her name is Prabahasa Dharma. I gave that name to her and I gave her a poem indicating the Zen stream flowing from the Sixth Patriarch of Vietnam to America and Europe. The Zen master Prabhasa Dharma painted beautifully. She wrote well and she practiced zazen wonderfully. She sat for hours. When I had the opportunity to visit Europe when she was alive, she introduced me to the audience, with the emphasis of myself being her zen master the predecessor and herself. Her disciples call me Grandpa in an intimate manner. Now that she passed away. There remain two facilities well maintained and developed because of her successor, Udaka jiun Hogen, the President of Noodeor Poort in the Netherlands and The Dharma House located in Miami, Florida, USA, Udaka is an excellent director of the two facilities.

I remember vividly the inaugural of the zen centers with the participation of the Mayor in the ribbon-cutting ceremony when Zen Master Prabhasa Dharma was still alive and well.

Ten years have passed since then Time flew. The poet La Martine wrote thus:
O temps, supends ton vol!
Et vous, heres propices
Supendez votre cours!

However, I always pray for the fish living in beautiful water so that the fish can smile and swim days and nights happily.
Wapserveen, January 12, 2002

Dear Ven. Thich Man Giac,
Between the Christian and the Buddhist New Year, I would like to send you my sincere wishes that you may have a very happy and healthy 2002, may it be filled with all that you need.

It has been a while since I wrote you and yet time flies so unbelievably fast, that is almost seems yesterday that I saw you last time. Surely, this is also due to the fact that you are in my mind as Prabhasa Dharma, Roshi is. It is wonderful to know that you are there, and yet it is a pity that we live so far away.

I do not know if traveling for you is still a good thing to do, yet I would like to invite you to come and visit our Sangha here at Noorder Poort. Anytime is of course fine, particularly suitable may be around the weekend of May 25/26, our annual Sangha weekend in which we commemorate the passing away of Prabhasa Dharma, Roshi, We will be very pleased to accommodate you as long as you wish.

As far as I can see now, I will be able to visit you in L.A again in the spring of 2003. At that time we will have our last desert retreat in Ruth densions center. Because of her age, Ruth is going to stop her activities and she will withdraw more and more from damma dena, so she offered us a retreat in which all participants can stay free of cost! A very generous offer.

Last year I gave the USA retreat in Miami, as most of the active student practice there under the guidance of Soan Poor. Also this year in February I will go to Miami again. Besides that I go to the Sangha in Spain once a year in autumn to give a retreat there. Jishin is very active teaching in Spain and she is a great support for me. I remember you warned me for things to come after Roshi’s passing away, and indeed it took great effort to get used and to grow into the new situation. I am still learning how to use time and energy in the best way. Life and work here at noorder poort is very intensive and demanding, but fortunately we have been able to continue Roshi’s work and the Sangha is still growing. For almost a year now, we are negotiating with our neighbours to buy their land, and I trust that we will be able to buy it. The money is there, we are just waiting for neighbours to agree. In the meantime we are working on a new kitchen and looking for possibilities to get more bedrooms, because the accommodation is getting to small! It is obvious that we have to build a new zendo in the near future, so that we can accommodate more people.

Last year we were on the dutch television a couple of times and since then we get many new people here to practice. With some little changes once in a while, we are basically living here with a group of about 9 residents of which three are ordained. Kishin who took care of Roshi just finished his basis training and as he does not want to become a teacher, he is going to learn to become a nurse in September. Though we will miss him, it also seems to be the right thing for him to take care of people in that way.

So we fully support him in this development doshin is living most of the time with us at noorder poort; she is going to ruth dension two months a year for Vipassana training.

When everything goes according to our plans, this March/April our website will be ready. We intend to put in the following page as a biography of you. Do you approve of this and do you have a photo that we can use for our website; it may be a printed photo that we can scan then, or otherwise a digital photo that can be sent to us by email: kanromon@euronet.nl.
Most Venerable Thich Man Giac
Zen master Thich Man Giac was born in 1929 Hue, Vietnam. At the age of ten he became a monk. Later he studied Buddhism at the Buddhist academy in hue. He graduated from the University of Tokyo in literary Science and Oriental philosophy
From 1965 to 1975 he taught literature as well as Indian, Chinese and oriental philosophy at the universities of Saigon and hue. In 1978 he went to America. At that time he was not only Zen master and scientist, but also a well known poet in his country. He wrote more than twenty books in Vietnamese, four of them poetry volumes.

Enclosed you will find some pictures of Noorder Poort, among which our latest new “residents’: two ponies that I got for my 50th birthday-Nina and Lola.

I have asked Sujiata a couple of times your email address, to no avail. So I assume that you don’t have email? In case you do, I kindly ask you to send me an email to:
jiunhogen@euronet.nl, then I can send you some mail and photos once in a while.

Dear Ven.Mac Giac, please know that you are in my heart .
With love and respect,
Udaka Jiun Hogen

CONGREGATION OF VIETNAMESE BUDDHISTS IN THE UNITED STATES
TỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI HOA KỲ

863 South Berendo Stress, Los Angeles, California 9000
February 2, 2003

President George W. Bush
The White House
Washington D.C

Dear Mr. President,

Our nation learned to our dismay the loss of Columbia. The tragedy struck so soon after the September 11, 2001 whose wounds have been barely healed. It should be construed as an appeal to the lord to all Americans for solidarity in the face of a catastrophe and for our prayers for our seven astronauts and their loved ones.

The seven men and women were our heroes who had braved the unknown to help humanity to get a little better understanding of the vast universe. They had silently made the supreme sacrifice of their lives, dying alone without causing harm to anyone.

Yesterday and today in the days to come we have prayed and will continue to pray for them. For us Buddhist, the seven astronauts like the ones on challenger in 1986, reflected the spirit of a Vietnamese Buddhist hero, the Venerable Quang Duc who died alone in 1963 to help a nation awaken the truth of brotherhood and compassion or of the Indian hero Mahatma Gandhi who passed away in 1948 in the midst of a campaign of non violence for Indian independence.

Mr. President we mourned the loss of our astronauts but we are proud to be Americans because like in any other Endeavour in American history. We got involved with spontaneity, unselfishness, and with respect of man’s life.
May the Lord bless America and give her accumulated strength every time adversity strikes

Sincerely yours.
Thich Man Giac

President
Thich Man Giac, President

Congregation of Vietnamese Buddhists
In the United States
863 South Berendo Stress
Los angeles, CA 90005
USA

Dear friend,

On behalf of prime minister Ariel Sharon, we thank you for your kind message of condolence on the loss of Col. Ramon, Israel’s first astronaut, who was killed together with his fellow astronauts on board the space shuttle Columbia.

The world will forever remember the sacrifice made by these brave heroes who will be memorialized through our continued pursuit of scientific achievement in the service of humanity

Sincerely
Mrs. Marit Danon

Personal Secretary
To the Prime minister

Dear Mr Giac
I am writing to acknowledge you letter of February 2, addressed to the Prime minister of India

The prime minister was touched to receive your message of condolences on the tragic loss of Dr. Kalpana Chawla in the Columbia space shuttle accident.

It is a tragedy which unites the entire world in mourning, since the courageous men and woman aboard Columbia died in promoting the endeavors of all mankind to expand the frontiers of knowledge

The prime minister thanks you for your warm sentiments towards India and extends his greetings to the congregation of Vietnamese Buddhists in the united states

With Regards
Ajay Bisaria

May 14, 2003

Thich Man Giac, Ph.D
President
Congregation of Vietnamese Buddhists
In the US
863 South Berendo Street
LA, California 90005-1802

Dear Dr. Giac:

Thank you for your kind words of support and for remembering me in your prayers

At this time of great consequence for our nation, I am honoured to lead our country. We pray for the safety of the men and women who serve around the world to defend our freedom. We also pray for gods peace in the affairs of men, And we thank god for our nation's many blessings. I appreciate knowing that I can count on you support as my Administration continues to work on issues that are important to Americans.

Laura joins me in sending our best wishes
Sincerely

George Bush
TÒA BẠCH ỐC

HOA THỊNH ĐỐN
Ngày 14 tháng 5 năm 2003

Kính gởi Hòa thượng Tiến sĩ Thích Mãn Giác

Hội Chủ
Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
863 South Berendo Street
Los Angeles, California 90005-1802

Tiến sĩ Giác thân mến,

Xin cám ơn những lời hỗ trợ tôi một cách thân thương và nhớ đến tôi trong những lời cầu nguyện của Hòa thượng.

Trong giai đoạn trọng đại này của dân tộc, tôi hãnh diện là người lãnh đạo của Quốc gia chúng ta, Chúng ta cầu nguyện cho sự an lành của tất thảy những người nam và người nữ đang phục vụ khắp năm châu bốn bể để bảo vệ tự do, Chúng ta cũng cầu nguyện Thượng đế ban hòa bình cho nhân loại. Và chúng ta cũng cảm ơn Thượng đế ban hòa bình cho nhân loại. Và chúng ta cũng cám ơn Thượng đế đã cho Đất Nước này thật nhiều phước báu. Biết rằng sự giúp đỡ của Ngài sẽ đến với tôi trong khi Chính phủ này tiếp tục giải quyết những vấn đề trọng yếu cho người Hoa Kỳ, tôi xin hết lòng cám ơn Ngài.

Bà Laura, nhà tôi và tôi cùng gởi đến Hòa thượng những lời chúc lành tốt đẹp nhất.

Kính thơ,
Ký tên: George W. Bush.




[1]Thơ Thầy Nhất Hạnh.
[2]Mượn câu thơ của Vũ Đình Liên
[3]Treo gót hài trên mái tóc vào thu (Tuệ Sỹ).
[4]Tựa đề của Ban Biên Tập
[5]“Fascinating Body Facts.”