Giọt Nước Nào Xót Mắt Tôi
Huyền Không (Thích Mãn Giác)
Ngày 9 tháng 4 năm 1991 vừa qua tôi đến Hannover, Đức Quốc để tham dự khóa họp của Hội Đồng Tăng Già Thế Giời tổ chức tại chùa Viên Giác của Thượng Tọa Thích Như Điển.
Hành trình dài mười mấy tiếng đồng hồ. Tôi đã nghĩ tới trước khi đi và nhờ vậy đã thủ sẵn trong hành trang mang theo tập Hồi Ký Người Mất Ngày Tháng của Nhã Ca. Mười mấy tiếng đồng hồ đã không thấy dài lê thê, đã qua đinhanh chóng trong niềm tưởng vọng về những gì đã mất mà như cón đó. Lung linh và sống động. Đó là hình ảnh của Ôn Trí Thủ mà người viết đã ghi lại với cả tấm lòng như tấm lòng của đứa con lạc loài, chìm nổi giữa biển đời nhớ về người cha lành đã khuất bóng. Đó là hình ảnh của nhiều anh em văn nghệ sĩ sống trong những ngày tháng lao đao, hồi hộp, ray rứt, phẫn uất, hùng chí giữa một quê hương mịt mù trong bạo lực căm thù. Đó là riêng về anh Hiếu Chân, một gói nhỏ, bọc bằng vải xô, đèo sau một chiếc xe đạp. Mô tả một cách vô hồn và như tê điếng mọi nỗi đau buồn về hình ảnh của một nhà văn đã chết. Cực kỳ xúc động và xót xa. Tôi đọc mà nghe cảm cả một trời buồn tràn dâng: Có giọt nước mắt nào xót mắt tôi cho anh Hiếu chân lúc này. Tôi nhắm mắt lại, thầm tụng 3 biến bài chú Vãng Sanh cho anh mà cũng là cho cả mọi nỗi trầm luân của thời tang tóc điêu linh này. Anh Hiếu Chân, tôi còn nhớ rõ lắm.
Sau ngày đồng bào di cư vào Nam 1954, Miền Nam có tờ báo Tự Do, một trong những tờ báo tôi quý. Quý không vì tin tức, bình luận thời sự, không vì tiểu thuyết, tài liệu. Quý chỉ vì cái mục Nói Hay Đừng do anh Hiếu Chân phụ trách. Nhứt là từ khi trên mục nhỏ hẹp này, anh đã dám đem vấn đề Từ Bi Không Có trong đạo Phật (!)để nổ thiên hạ. Như thế là động thời văn; và phải là can đảm lắm, phải là “gan cùng mình”, anh mới động thời văn được thế. Ngày đó, mọi người cho anh đã dùng bút long để chọi bút sắt. Tôi thì nghĩ tới cái học phong sĩ khí của người cầm bút. Sau năm 1965, gặp anh tại Viện Đại Học Vạn Hạnh, cái học phong sĩ khí mà tôi nghĩ về anh trước thực đã không lầm.
Sau 30/4/1975, thỉnh thoảng tôi lại nhà thăm anh với bao gạo nhỏ đèo sau chiếc xe đạp. Có lần anh Cao Hữu Đính phân bì. Thế là tôi chia đều cho cả hai. Cả anh Thạch Trung Giả nữa, cũng hột gạo chia nhau. Có khi cùng với thầy Đức Nhuận, chúng tôi dùng xích lô máy đi thăm Vũ Hoàng Chương, Doãn Quốc Sỹ…và các anh em khác. Giờ thì đã tan tác, trời đất mỗi người mỗi phương. Những Hiếu Chân, Thạch Trung Giả, Cao Hữu Đính, Vũ Hoàng Chương…đã bên kia trời. Và cũng bên này trời phương khác, tôi cứ mơ màng nghĩ đến…
Như bọt nước tung tóe reo vui, anh Hiếu Chân đang được đùa vui cùng sông nước. Niềm vui thỏa nguyện được vào chốn lao tù, được chia cùng nỗi đớn đau với đồng nghiệp, đồng bào. Niềm vui riêng ấy của anh thực chứa cả một trời buồn chung của non nước. Tâm trạng anh có khác gì tâm trạng của quý thầy trong Giáo Hội những ngày thầy Huyền Quang, thầy Quảng Độ…vào tù trong lúc mình chưa bị tù. Cớ sao mình chưa bị tù? Câu hỏi ấy, tôi đã nghe nhiều lần ở thầy Thiện Minh. Để rồi, thầy Thiện Minh đã vào tù và đã chết trong tù. Nguyện được vào tù. Để rồi chết.Thầy Thiện Minh và anh. Những mây trắng thong dong từ đây trên quê hương còn mịt mù tăm tối.
Từ Los Angeles đến Frankfurt rồi từ Frankfurt đến Hannover, tôi đọc xong tập Hồi Ký của Nhã Ca. Nhiều hình ảnh ngày nào rực rỡ và xót xa bây giờ. Ôn Trí Thủ, thầy Thiện Minh, anh Hiếu Chân…Thầy Đức Nhuận với cái hình mới nhận được hôm nào, chống gậy, còm người xuống đất. Luôn cả hình dáng chị Hiếu Chân, cháu trai út và người con gái của chị, cô Vĩnh bưng nước mời tôi mỗi lần đến nhà. Cả hình ảnh buổi lễ tống tang anh có thầy Trí Quang và quý thầy Ấn Quang…Tôi còn có giọt nước mắt này đưa tiễn anh.
Buồn vui một đời, nói sao cho hết. Buồn vui trong tâm cảm lịch sử lại càng khó nói được hết. “tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ…” Tôi đã đọc câu thơ này của Thanh Tâm Tuyền trong một ngày 1963, giữa lúc Phật Giáo quê nhà bị khổ nạn và vào khi một mình đi trên hải cảng Yokohama lặng lẽ. Tôi cũng đã “ gọi tên tôi cho đỡ nhớ”, lúc này, trên chuyến bay về Hannover để nhớ đến mình trong hình ảnh chập chờn của nhiều người thân thương khác.
Rồi máy bay đáp xuống phi trường Hannover.
Do sự sắp xếp của Ban Tổ Chức, một nhóm Phật Tử Đức đón và đưa tôi về Trung Tâm Thiền của bà Annemary Bushbeum và tôi đã ở lại đây hai hôm. Tối ngày 10/41991, tôi nói chuyện với gần 20 người Phật Tử Đức này. Trước khi nói chuyện , họ đã dẫn tôi đi Thiền Hành qua một cánh rừng, rồi đến ngắm một hồ nước trong veo. Đến ngày 12/4/91, thầy Như Điển lại đưa về Hotel Parkhaus và nơi đây tôi thấy một tấm bảng ghi ngoài Hotel: vào ngày 9 tháng 12 năm 1777 thi hào kiêm văn hào nổi tiếng của Đức là Wolfgan Von Goethe đã ở lại nơi đây. Bây giờ, hơn 200 năm sau lại là nơi tôi được trú ngụ trong gần hai tuần lễ. Diễm phúc nào đây nhỉ? Đức cũng như Âu Châu và mỹ Châu, đến tháng April năm nay tuyết rơi trắng xóa cả bầu trời, tuyết rơi quanh cả Hotel tôi đang tạm trú. Người Đức có câu thành ngữ tháng April là mặc cho ông Trời muốn làm gì thì làm: xuân hạ thu đông có thể thay đổi trong một ngày.
Sau các bài diễn văn diễn từ, sau các lời chúc tụng và sau các phiên họp bàn Phật sự sôi nổi, Ban Tổ Chức đã đưa tất cả phái đoàn đi viếng bức thành ơ nhục Bá Linh (Berlin). Berlin Wall khởi sự dựng lên vào ngày 13/8.1961 và bị đập phá để hai bên thông thương từ ngày 9 tháng 11 năm 1989. Sau gần 30 năm chia cách, sự khổ đau của con người tràn ngập khắp đó đây. Chiều hôm nay, 17 tháng 4 năm 1991, một chiều lạnh có tuyết rơi. Chúng tôi đã đến đứng trước những tấm ván có ghi tên những người vượt thành tìm tự do bị cảnh sát Đông Đức bắn chết. Chúng tôi đứng cúi đầu trước tên những người chết để tưởng niệm. Tuyết rơi dính ở mắt tôi nhằm lúc tôi đang khóc cho số phận những người bị bắn bỏ mình.
Giờ này, Đông và Tây là đâu? Bên này và bên kia là đâu? Nhưng bức tường Berlin của Việt Nam , quê hương tôi, còn đó kia mà!
Los Angeles, Mùa Phật Đản 2535
Huyền Không
Thoughts on my teacher:
No Hair in Your Mind
REVEREND CHAN TU on her relationship with the late most VENERABLE DR. THICH MAN GIAC, Supreme Patriarch of the Vietnamese United Buddhist Churches of America, who passed away October 13, 2006, at the age of 77By Reverend Chan Tu,
SPRING 2007
WHEN MY TEACHER, Most Venerable Dr. Thich Man Giac, would say “In my mind,” he would always point to his heart. Initially, I thought it was cute; it took me a while to understand just how integral his heart and his mind were for him. It was not “cute”; it was just natural, accurate. Everything he did was based on his compassionate heart (or should I say mind?).
At the traditional service held forty-nine days after his passing, I spoke with a close associate of his who had known him for decades here in America and in Vietnam. He was brought to tears as he expressed how unusual Man Giac was as a spiritual leader and as a monk. As the Supreme Patriarch of the Vietnamese United Buddhist Churches of America–an organization with millions of followers, with temples stretching across the United States–he honored the Buddhist traditions and maintained the cultural customs of Vietnam. He also fully understood that each country had adapted Buddhism to its culture; he wanted Buddhism to not be a “foreign” religion, but to “become American,” to adapt to the American ideals of equality, freedom, and nondiscrimination, and to be brought into the twenty-first century. He campaigned for human rights causes tirelessly, visiting refugee camps and holding hunger strikes, yet he was never political; the aim of his work was simply to end suffering. He didn’t talk idly about the Four Noble Truths or about the bodhisattva vows, he just embodied them.
It’s no surprise, then, that the greatest lessons I learned from him were not in any formal class, but simply by being with him and observing. During my ordination process, we discussed the shaving of the head, a common Buddhist practice. In his heavily accented English, he blurted out that “basketball players are not monks.” Now that could be a koan in itself. As he explained, priests from different Buddhist traditions in different countries are vegetarian or are not, are married or are not, eat before noon or all day, have hair or do not. If you look at the statues and paintings of the bodhisattvas, they have hair; so do the statues of the Buddha (unless you adhere to the story of the 108 snail martyrs who gave their lives to protect the Buddha from sunstroke).
According to Man Giac, a bald skull did not mark any being as a true follower of the Middle Way. “Having a shaved head does not make you a Buddhist priest, a monk, or a nun; if you wish, what matters is if you have hair in your mind, if you are pure and free from delusion in your mind.” Pointing to his heart, he said, “No hair in your mind.”
Source: https://tricycle.org/magazine/thoughts-my-teacher-no-hair-your-mind/