Do all things with Kindness. Mọi việc bắt đầu từ sự tử tế. Trang nhà Tâm Thường Định (Bạch X. Phẻ)
Friday, January 5, 2024
Chính Giáo Phân Ly - Separation of Church and State
Sunday, November 26, 2023
5 Bài thơ song ngữ của Thầy Tuệ Sỹ - Translated by Phe Bach
Ảnh: Tâm Nhiên |
MỘT THOÁNG CHIÊM BAO
Người mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn
Khóe môi cười nắng quái cũng gầy hao
Như cò trắng giữa đồng xanh bất tận
Ta yêu người vì khoảnh khắc chiêm bao.
(Rừng Vạn Giã 1976)
FLEETING GLIMPSE OF A DREAM
Your deep, innocent eyes on that day of gala
And your graceful, smiling lips dim the dazzling rays of the sun
Incarnating the virginal heron in the midst of the endless verdant prairie
In the fleeting glimpse of a dream, I’m in love with thee.
(Vạn Giã Forest, 1976)
QUÁN TRỌ CỦA NGÀN SAO
Mắt em quán trọ của ngàn sao
Ngọt ngất hoang sơ ánh rượu đào
Pha loãng nắng tà dâng cát bụi
Ấm lòng khách lữ bước lao đao.
Mắt huyền thăm thẳm mượt đêm nhung
Mưa hạt long lanh rọi nến hồng
Sương lạnh đưa người xanh khói biển
Bình minh quán trọ nắng rưng rưng.
Trại giam Phan Đăng Lưu,
Sài gòn 79
HOLDER OF THOUSANDS OF STARS
Your deep, innocent eyes are the holder of thousands of stars
So sweet it dissolves in the wild peach wine
Diluting in the sun’s ray, blending in the dust
It is heartwarming for travelers with tottering steps.
Those legendary eyes are deep in the dark, silky night
The glittering raindrops shine like golden candles
Cold mist escorted frontier, saddened ocean mist
In the dawn of this realm of life, the sun shed its tears.
Phan Dang Luu Prison,
Saigon 79
BÌNH MINH
Tiếng trẻ khóc ngân vang lời vĩnh cửu
Từ nguyên sơ sông máu thắm đồng xanh
Tôi là cỏ trôi theo dòng thiên cổ
Nghe lời ru nhớ mãi buổi bình minh.
Buổi vô thủy hồn tôi từ đáy mộ
Uống sương khuya tìm sinh lộ viễn trình
Khi nắng sớm hôn nồng lên nụ nhỏ
Tôi yêu ai, trời rực ánh bình minh.
Đôi cò trắng yêu nhau còn bỡ ngỡ
Sao mặt trời thù ghét tóc nàng xinh?
Tôi lên núi tìm nỗi buồn đâu đó
Sao tuổi thơ không khóc buổi bình minh?
DAWN
The sound of a crying baby resounds words of eternity
In primal times, rivers of blood bathe the green fields
I am the grass swept along the current of antiquity
Listening to the lullaby that reminds always the time of dawn.
At the un-beginning my soul arises from the depths of the grave
Imbibing the wee hours' dew in search for a long-journeyed life path
When the aurora sun places its kiss onto the budding petals
No matter whomever I love, dawn breaks out blazingly.
A pair of virginal herons in love still crestfallen
Why must the sun displace hatred to the innocent, beautiful-haired?
Up the mountain, I go find the sadness here and there
Why don’t the youth cry for the morning dawn?
TÔI VẪN ĐỢI
Tôi vẫn đợi những đêm dài khắc khoải
Màu xanh xao trong tiếng khóc ven rừng
Trong bóng tối hận thù, tha thiết mãi
Một vì sao bên khóe miệng rưng rưng.
Tôi vẫn đợi những đêm đen lặng gió
Màu đen tuyền ánh mắt tự ngàn xưa
Nhìn hun hút cho dài thêm lịch sử
Dài con sông tràn máu lệ quê cha.
Tôi vẫn đợi suốt đời quên sóng vỗ
Quên những người xuôi ngược Thái Bình Dương
Người ở lại giữa lòng tay bạo chúa
Cọng lau gầy trĩu nặng ánh tà dương .
Rồi trước mắt ngục tù thân bé bỏng
Ngón tay nào gõ nhịp xuống tường rêu
Rồi nhắm mắt ta đi vào cõi mộng
Như sương mai, như ánh chớp, mây chiều.
Sài gòn 78
I AM STILL WAITING
In the deep, long silent nights with agony, I am still waiting
The pale color, crying on the edge of the forest
In the darkness of hatred, forever earnest
A star shedding salty tears on the mouth’s corner
In the dark night with calm wind, I am still waiting
The mystical, black eyes—
the soul of eyes from the ancient past
Looking deeply for history to prolong its course
Endless rivers of blood spilled on the fatherland
In this lifetime, forgetting the wave’s crashes, I am still waiting
Forgetting those palindromic motions of the Pacific Ocean
Those who stay behind are in the hands of the tyrant
The thin reeds are heavier—the sunset ray
And immediately, the little body resides in the prison
Whose fingers are tapping into the mossed wall
Then, closing his eyes---into the realm of dreams
As morning dew, as lightning, as afternoon clouds.
Saigon 78
TỐNG BIỆT HÀNH
Một bước đường thôi nhưng núi cao
Trời ơi mây trắng đọng phương nào
Đò ngang neo bến đầy sương sớm
Cạn hết ân tình, nước lạnh sao?
Một bước đường xa, xa biển khơi
Mấy trùng sương mỏng nhuộm tơ trời
Thuyền chưa ra bến bình minh đỏ
Nhưng mấy nghìn năm tống biệt rồi
Cho hết đêm hè trông bóng ma
Tàn thu khói mộng trắng Ngân hà
Trời không ngưng gió chờ sương đọng
Nhưng mấy nghìn sau ố nhạt nhòa
Cho hết mùa thu biệt lữ hành
Rừng thu mưa máu dạt lều tranh
Ta so phấn nhụy trên màu úa
Trên phím dương cầm, hay máu xanh
(Nha Trang 1977)
A FAREWELL
Only a step on the road but the mountains are high
Oh, my Gosh! Which direction will the white clouds stall?
The ferry is moored at the dock cloaked in the morning dew
Love ceases as water becomes so cold
A step onto the far-away road, far from the immense ocean
Layers of thin clouds are dying the sky silk
The unmoored ferryboat is eyeing the red dawn
But already bade farewell thousands of years ago
To pass the summer night looking at spectral shadows
In the fading fall of smoke dreams that whiten the Milky Way
Heaven doesn’t stop the wind, waiting for the dew to curdle
But thousands of years later to become dirty and blurry
By the end of Autumn, one no longer sees signs of the traveler
Autumn forest bloody rain devastates the thatch cottage
I play the pistil on faded color
Of the piano keyboard, or the blue color of blood.
Poem by Thích Tuệ Sỹ / Thơ Tuệ Sỹ
Translated by / Bạch X. Phẻ dịch
Edited by Professor Nguyễn Văn Thái hiệu đính
Friday, November 24, 2023
Hoà Thượng Tuệ Sỹ và GHPGVNTN trong dòng sống của dân tộc và hướng đi của thời đại
Hòa thượng Tuệ Sỹ biết mình thân đang mang trọng bệnh. Khó khăn duy nhất mà ngài không thể vượt qua là thời gian. Vì không có đủ thời gian để làm hết những điều mình mong muốn nên Hòa thượng ưu tiên hóa những đề án, những công việc phải làm.
Thị Nghĩa Trần Trung Đạo
Dù đứng từ góc cạnh nào, không ai có thể phủ nhận vai trò và sự đóng góp của Phật giáo vào dòng sống của dân tộc Việt. Đạo Phật là một tôn giáo rất đặc biệt trong nền văn minh nhân loại vì đáp ứng được các khao khát của con người theo từng thời đại không phân biệt màu da hay sắc tộc.
Kinh điển giống nhau nhưng đạo Phật mang sắc thái riêng khi đến mỗi quốc độ để từ đó có Phật giáo Nhật Bản, Phật giáo Trung Hoa, Phật giáo Thái Lan, Phật giáo Việt Nam v.v... Nhưng đạo Phật tại Việt Nam rất khác. Đạo Phật Việt Nam hòa tan trong tâm hồn mỗi con người. Tinh thần Phật giáo bàng bạc trong lời ru của mẹ, lời dạy bảo của cha. Một câu thơ, câu văn được các tác giả viết ra đã có tư tưởng Phật giáo dù tác giả không phải là một tín đồ Phật giáo.
Khi dừng chân tại Việt Nam, đạo Phật không chỉ đem lại cho con người những phương tiện cần thiết để đạt đến giải thoát, an lạc như tại nhiều nơi khác mà còn dung hóa và dung hợp một cách hài hòa vào dòng sống dân tộc, góp phần quan trọng trong việc xây dựng nền tảng văn hóa, đạo đức của dân tộc và là thành lũy tinh thần để bảo vệ Việt Nam.
Sau nhiều trăm năm bị đóng khung trong tứ thư ngũ kinh Nho giáo rồi Trịnh Nguyễn phân tranh, dân tộc Việt lại phải đối diện với Thực dân xâm lược. Ông bà chúng ta bàng hoàng trước sức mạnh cơ khí của Thực dân. Việt Nam trở thành một thuộc địa của Pháp nhưng tinh thần Việt Nam được hun đúc suốt nhiều ngàn năm không vì thế mà mất đi. Dòng văn hóa vẫn tiếp tục chảy dù phải chảy qua những vách đá cheo leo và có khi phải nhỏ từng giọt xuống trái tim người yêu nước.
Người Việt quan tâm đứng trước hai chọn lựa, (1) đi vay mượn các chủ thuyết ngoại lai, mượn súng đạn của ngoại bang về để “giải phóng dân tộc”, thực chất là thay một hình thức nô lệ này bằng hình thức nô lệ khác, (2) nâng cao nhận thức văn hóa, xã hội, chính trị phù hợp với hướng đi thời đại kết hợp với phát huy nội lực dân tộc để tự khai hóa chính mình thay vì “bị khai hóa” bởi thực dân.
Để tồn tại, vượt qua và vươn lên, chư tổ Phật giáo chọn con đường thứ hai. Con đường đó không phải tìm đâu khác, không vay mượn của ai khác mà trở về và phát huy những tố chất uyên nguyên của dân tộc. Nội dung của hành trình về nguồn đó chính là phong trào chấn hưng Phật giáo bắt đầu vào những năm cuối của thập niên 1920.
Giống như ngài Anagarika Dharmapala (1864-1933), nhà văn và nhà đấu tranh cho nền độc lập Tích Lan, các tổ Khánh Hòa, Giác Nguyên, Khánh Anh, Giác Tiên, Phước Huệ, Tố Liên, Trí Hải… của Việt Nam cũng đã rời những thiền phòng để chống gậy trúc đi vào lòng đất nước. Các ngài lắng nghe nỗi đau của dân tộc, đánh thức tinh thần yêu nước, độc lập tự chủ trong lòng mỗi người dân Việt để qua đó phục hưng dân tộc bằng phương tiện giáo dục bởi vì chỉ nâng cao nhận thức mới có thể chuyển hóa hai nguồn bạo lực đến từ Tây phương gồm chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa cộng sản.
Con đường chấn hưng Phật giáo như chư tổ vạch ra là một con đường dài, cần nhiều thời gian và đầy khó khăn nhưng là con đường đích thực.
Sau nhiều thăng trầm, gian khó và hy sinh, cuộc hành hương về nguồn cội đó đã dẫn đến sự ra đời của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) vào tháng Giêng, 1964 tại Chùa Xá Lợi, Sài Gòn. “Thống Nhất”, trong ý nghĩa đó không chỉ là một tập hợp mang tính hình thức của 11 giáo phái ký tên trong Hiến chương 1964 mà là bước phát triển cao hơn của một truyền thống đã có từ nhiều ngàn năm.
Được thành lập trong một giai đoạn lịch sử đầy ngộ nhận, GHPGVNTN dễ được hiểu như là kết quả của một biến cố chính trị. Biến cố có thể là “điểm vỡ” để GHPGVNTN được hình thành nhưng các giá trị hàm chứa trong Hiến chương 1964 của GHPGVNTN không đơn giản chỉ là kết quả của việc đổi thay một chế độ.
Từ đó đến nay, GHPGVNTN là nơi giữ gìn các giá trị tinh thần, các truyền thống văn hóa, lịch sử hai ngàn năm và sau này của Phật giáo Việt Nam. Dù bụi phủ, dù rêu phong căn nhà GHPGVNTN vẫn là căn nhà chính danh và chính thống của mọi người con Phật Việt Nam.
Lịch sử của GHPGVNTN từ khi ra đời tháng Giêng, 1964 cho tới khi Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ chính thức đảm nhiệm chức vụ Chánh Thư Ký kiêm Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống đã gần 60 năm với không biết bao nhiêu gian khó.
Đạo Phật tại Việt Nam không chỉ gồm một nhóm nhỏ những tu sĩ bị tha hóa mà chúng ta thường nghe hay thấy tại Việt Nam. Ẩn mình trong đám mây đen là ánh sáng của vầng dương trí tuệ và che giấu dưới lớp rêu xanh là những viên ngọc từ bi nhẫn nhục. Hàng ngàn, hàng vạn tăng sĩ Phật giáo đang âm thầm chuyên tâm tu tập chờ cơ hội đóng góp thiết thực cho đạo pháp và dân tộc. Các bậc Như Lai Trưởng Tử đó đang dâng hiến cuộc đời cho Phật giáo Việt Nam và Dân tộc Việt Nam trong nhiều cách khác nhau trên khắp ba miền đất nước. Họ có thể chưa nghe nhiều về GHPGVNTN hay chưa đứng hẳn về phía GHPGVNTN. Nhưng không sao. Tất cả vẫn còn đó. Một mai khi có điều kiện thuận lợi chư tôn đức tăng ni sẽ gặp nhau trong tinh thần hòa hợp và thanh tịnh tăng đoàn dưới một mái nhà GHPGVNTN.
Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN viên tịch ngày 22 tháng 2, 2020. Trong di chúc, ngài ủy thác quyền điều hành Viện Tăng Thống cho Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ: “đứng đầu vào vị trí của Viện Tăng Thống bảo đảm tiếp tục sứ mệnh của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong tương lai. Tôi hoàn toàn tin tưởng và ủy thác trọng trách này cũng như trao toàn quyền cho Hòa thượng Tuệ Sỹ điều hành mọi hoạt động của Giáo Hội.” (Quyết Định Số T4/QĐ/TT/VTT của Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN)
Tinh hoa và trí tuệ bộc phát trong những ngày tháng cuối đời giúp Đệ Ngũ Tăng Thống nhìn lại con đường giáo hội đã đi qua và thấy rõ hơn con đường trước mắt mà đạo Phật Việt Nam phải hướng tới. Ngài trao trọng trách cho Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ bởi vì, ngoài cơ sở pháp lý là Hiến chương GHPGVNTN và bên cạnh sự thông minh, uyên bác nhiều lãnh vực, Hòa thượng Tuệ Sỹ trước hết vẫn là con người văn hóa và có một tầm nhìn rất xa về tương lai Dân tộc và Phật giáo.
Là một bậc cao tăng dâng hiến cả cuộc đời cho Đạo pháp và Dân tộc, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ biết cuộc vận động chấn hưng Phật giáo từ thập niên 1920 chưa dừng lại mà là một tiến trình liên tục và phải bắt đầu ngay từ nền móng. Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Hòa thượng Tuệ Sỹ một cánh cửa mới sẽ mở ra để GHPGVNTN bước đi cùng thời đại.
Hòa thượng Tuệ Sỹ biết mình thân đang mang trọng bệnh. Khó khăn duy nhất mà ngài không thể vượt qua là thời gian. Vì không có đủ thời gian để làm hết những điều mình mong muốn nên Hòa thượng ưu tiên hóa những đề án, những công việc phải làm. Tất cả chỉ vì một mục đích như ngài viết trong Thông Bạch Thỉnh Cử Hội đồng Hoằng pháp: “mang ngọn đèn chánh pháp đến những nơi tăm tối, cho những ai có mắt để thấy, dựng dậy những gì đã sụp đổ, dựng đứng những gì đang nghiêng ngả.”
Nội dung Phật chất chứa đựng trong Hiến Chương của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (tu chính ngày 12.12.1973) hoàn toàn không thay đổi nhưng đưa đến cho mọi người ở mọi nơi bằng những phương tiện nhanh chóng chưa từng có nhờ kết quả của cuộc cách mạng tin học cuối thế kỷ 20.
Trong “thế giới phẳng” ngày nay, khoảng cách không gian và thời gian không còn là những trở ngại mà là những tiện nghi cần được tận dụng. Kết quả thấy rõ, chỉ trong vòng chưa tới hai năm Tạng Thanh Văn 29 cuốn trong Tam Tạng Kinh Điển đã được ấn hành và công bố. Kỳ diệu thay! Sau gần nửa thế kỷ ngưng trệ vì nhiều lý do nhưng những lời dạy của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni vẫn tiếp tục chảy vào dòng văn hóa Việt Nam và dòng văn minh nhân loại.
Hòa thượng Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống cũng biết việc mở cánh cửa, dựng lối vào cũng chỉ là phương tiện, đào tạo tăng tài để bước vào cánh cửa đó mới chính là mục tiêu quan trọng của GHPGVNTN hôm nay và mai sau. Một căn nhà đẹp bao nhiêu nhưng không được gìn giữ, sửa sang, một ngày cũng dột nát và sụp đổ. Truyền thống nếu không biết phát huy sẽ sớm trở thành một thói quen lạc hậu.
Sau thời gian bị bệnh Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, Chánh Thư Ký kiêm Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống GHPGVNTN, Chủ Tịch Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời, Cố Vấn Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN, đã viên tịch đúng 4 giờ chiều ngày 24 tháng 11 năm 2023 nhằm ngày 12 tháng 10 năm Quý Mão, Phật lịch 2567 tại Phương Trượng Đường Chùa Phật Ân, Long Thành, Đồng Nai, Việt Nam, trụ thế 79 năm, 41 hạ lạp.
Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, Đại Lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ là ba bậc tôn đức khai sáng một thời đại mới của Phật giáo Việt Nam.
Dù dốc đá cheo leo, dòng Suối Từ vị diệu vẫn chảy dài theo lịch sử dân tộc. Mỗi thời kỳ đều có những bậc cao tăng thạc đức đứng ra chèo lái con thuyền đạo pháp. Công đức của các ngài sẽ không rơi vào quên lãng mà đã nở thành những bông Hoa Đàm làm đẹp con đường hoằng dương Chánh Pháp của đức Thế Tôn.
Nhiều người lo lắng, một mai khi các bậc cao tăng thạc đức của GHPGVNTN viên tịch, các thế hệ tăng sĩ và Phật tử sau này sẽ không biết gì về GHPGVNTN. Xin đừng bi quan. Lịch sử nhân loại đã chứng minh, bạo lực có thể thay đổi một thể chế nhưng không thể xóa đi một nền văn hóa và GHPGVNTN là một phần không thể thiếu của nền văn hóa Việt Nam.
Không một bậc cao tăng thạc đức nào thật sự ra đi. Hành trạng của quý ngài vẫn in dấu sâu đậm trong lòng Dân Tộc và Đạo Pháp. Tác phẩm của các ngài viết, những lời dặn dò của các ngài sẽ còn mãi mãi. Tiếng dương cầm vẫn réo rắt vọng theo dòng Suối Từ Bi. Đời người “như sương mai, như ánh chớp, mây chiều” như Hòa thượng viết trong thơ nhưng ngọn lửa tin yêu và hy vọng không bao giờ tắt cho đến khi nào dân tộc Việt Nam còn tồn tại trên mặt đất này.
Nguồn: VOA
Mạnh Kim: Tuệ Sỹ, buông tay nơi vách núi
Tuệ Sỹ, buông tay nơi vách núi
Tuesday, October 31, 2023
Cầu an cho Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, học giả uyên bác của Phật Giáo Việt Nam
SANTA ANA, California (NV) – Buổi lễ cầu an cho Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, đương kim chánh thư ký kiêm xử lý thường vụ Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đang lâm trọng bệnh, diễn ra vào chiều Thứ Bảy 28 Tháng Mười, tại Tu Viện Đại Bi, Santa Ana.
Buổi lễ dưới sự chứng minh của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Chơn Thành, Thượng Thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới, viện chủ chùa Liên Hoa Garden Grove; Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu, viện chủ chùa Phật Đà, phương trượng Tu Viện Pháp Vương, trưởng ban tổ chức chương trình lễ cầu an; cùng chư tôn đức tăng, ni, học trò, đồng bào Phật tử, chư thiện hữu tri thức, đã tề tựu về tham dự với tấm lòng thành thiết, đã góp lời kinh tiếng kệ nói lên tấm lòng ngưỡng mộ vị ân sư, tôn sư.
Buổi lễ cũng có sự tham dự của Giáo Sư Doãn Quốc Sỹ, cựu giáo sư chuyên khoa Phật Học tại Viện Phật Học Hải Đức Nha Trang; Tiến Sĩ Huỳnh Tấn Lê, chủ tịch Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo Việt Nam Tại Hoa kỳ, tổng vụ trưởng Tổng Vụ Pháp Chế Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ; nhà văn Nguyên Giác Phan Tấn Hải; Gia Đình Phật Tử các cấp; cựu thị trưởng thành phố Foutain Valley Michael Võ và phu nhân; quý học trò của sư ông Tuệ Sỹ; và giới truyền thông.
Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu, trưởng ban tổ chức, đại diện cho những học trò của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, tuyên bố lý do: “Do nhân duyên Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, một bậc thầy quý kính của tất cả các anh em học tăng trước và sau 1975, nơi các Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang, Tu Viện Quảng Hương Già Lam Sài Gòn,… Hòa thượng luôn là một bậc thân giáo sư, chăm lo cho đàn hậu học, luôn sách tấn và trao truyền sở học của mình cho anh em học tăng ngỏ hầu lấy đó làm vốn liếng hoằng dương Phật pháp mà lợi đạo ích đời.”
“Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ luôn hiện diện, giảng dạy Kinh Luật Luận cho anh em học tăng cũng như giảng dạy Phật pháp online cho quý thiện nam tín nữ, quý vị thức giả tham cầu Phật pháp, cũng như Gia Đình Phật Tử Việt Nam qua những khúc quanh lịch sử nước nhà. Ân đức ấy, là những người học trò không bao giờ quên được. Nhưng gần đây hòa thượng lâm trọng bệnh, phải nằm bệnh viện tại Nhật Bản, và bệnh viện tại Sài Gòn, để chữa trị. Cứ nghĩ rằng bệnh tình sẽ thuyên giảm, pháp thể được khinh an để ngài được tiếp tục điều hành Phật sự trong cương vị là chánh thư ký trị sự Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, và tiếp tục phiên dịch Đại Tạng Kinh Phật Giáo Việt Nam được hoàn thành tốt đẹp.”
“Nhưng bệnh tình của hòa thượng chưa được thuyên giảm khả quan, do vậy trong tâm trạng của những người học trò xa xứ, chẳng biết làm gì hơn là nhất tâm cầu nguyện, tổ chức buổi lễ cầu an, thành tâm đảnh lễ, cung thỉnh chư đại tăng và kính mời quý thiện hữu tri thức, đồng bào Phật tử và quý truyền thông báo chí, quý huynh trưởng Gia Đình Phật Tử, thương tình gia tâm cầu nguyện cho Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ bệnh tình sớm chấm dứt, chướng duyên sớm tiêu trừ, thân tâm thường an lạc, để hòa thượng tiếp tục hoàn thành những Phật sự còn đang dang dở!”
Tiếp sau đó là thời kinh, được miên mật tụng niệm cầu an cho Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ. Mọi người hướng về Tam Bảo cùng góp lời cầu nguyện, cầu mong cho tứ đại Hòa Thượng được điều hòa lâu dài nơi thế gian để làm lợi lạc chúng sanh. Sau đó là lời cảm từ của chư tôn đức và các vị cư sĩ.
Trưởng lão Hòa Thượng Thích Chơn Thành trong lời cảm từ: “Nguyện cầu hồng ân Tam Bảo gia hộ cho Hòa Thượng Tuệ Sỹ phước trí trang nghiêm, chướng duyên bệnh khổ tiêu trừ, thân tâm thường an lạc, vạn sự cát tường.”
Thượng Tọa Thích Hạnh Tuệ, Tu Viện Pháp Vương, trong lời mở đầu của tập kỷ yếu nói về Ôn Tuệ Sỹ, những thế hệ bậc thầy của tăng ni, Phật tử, có đoạn: “Nhìn lại hành trạng một đời của Thầy Tuệ Sỹ, chúng ta thấy thầy luôn là người tiên phong đầu ngọn sóng, trong cả nẻo đạo hay đường đời, vận dụng từ bi và trí tuệ để khai mở, xây dựng và phát triển từ việc giáo hội đến việc tăng đoàn, không màng chút lợi danh quyền thế…”
Từ Tháng Mười năm 1973, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã thành lập Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Kinh Điển, và 18 vị thưở ấy nay chỉ còn hai vị, đó là Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thanh Từ nay đã trên 100 tuổi, và Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ với gánh nặng đặt trên vai của mình, với chí nguyện xuất trần thượng sĩ, làm sao phiên dịch cho được Tam Tạng Kinh Điển ra tiếng Việt Nam thuần túy, có đối chiếu so sánh với các đại tạng kinh khác, như chánh tạng hay tạng tạng, để rồi có một loại hình nghiên cứu đúng nghĩa để cho tất cả, ngay các Phật tử Việt Nam hay giới học thuật nghiên cứu có thể theo đó tìm về uyên nguyên lời Phật dạy.
“Chí nguyện đó đã được Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ xúc tiến, hiện nay đã thành tựu qua bộ Thanh Văn Tạng, gồm có 29 cuốn. Ngoài ra, còn có Bồ Tát Tạng và Mật Tạng, và nhiều kinh điển đại thừa khác nữa, sẽ được tiếp tục hiệu đính, dịch giải qua tất cả sự chăm chú tỉ mỉ của Ôn Tuệ Sỹ, mà trong mấy ngày qua, hình ảnh của Ôn nằm trên giường bệnh thở oxy, nhưng trên tay vẫn cầm cuốn kinh để đọc. Điều đó cho thấy tất cả việc quan trọng trong giờ phút khổ đau của thân xác, nhưng chí nguyện đó là việc cần thiết ngay bây giờ, lúc này là trên hết, ngay cả mạng sống của Ôn cũng chỉ là đơn sơ mà thôi. Chính vì lẽ đó cho ta thấy cả một đời dâng hiến hơn 60 năm trước tác, phiên dịch, giảng dạy, đào tạo, giữ chí nguyện và lãnh đạo,…” Thượng Tọa Thích Hạnh Tuệ tiếp.
Cư Sĩ Quảng Phước Huỳnh Tấn Lê, bày tỏ: “Con tuy không có may mắn làm học trò để nghe những lời giảng dạy trực tiếp của thầy, nhưng lại có may mắn khác, khi con là một người Việt Nam, mà thầy là một người Việt Nam, là bậc vĩ đại của Phật Giáo Việt Nam. Có một hãnh diện khác nữa là con là người Phật tử Việt Nam, mà thầy là bậc thạch trụ trong chốn tùng lâm, khi có người nói ngài là một nhà tư tưởng lớn của Phật Giáo Việt Nam chúng ta chưa chắc đã biết, nhưng những nhà học giả ngoại quốc biết được ngài là một bậc vĩ nhân vĩ đại của Phật Giáo Việt Nam. Nguyện cầu mười phương chư Phật gia hộ cho ngài được pháp thể khinh an để tiếp tục làm lợi lạc cho mọi chúng sanh trong xã hội này!”
Đạo hữu Tâm Hòa Lê Quang Dật, cố vấn ban hướng dẫn Gia Đình Phật Tử Hoa Kỳ, nói: “Không riêng gì ở Việt Nam, Phật tử khắp nơi trên thế giới đang nhất tâm cầu nguyện cho Hòa Thượng Tuệ Sỹ, được hồng ân chư Phật thùy từ gia hộ cho thầy chúng con được chóng bình phục để lèo lái con thuyền của đạo pháp trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn này.”
Trong lễ cầu an, tất cả những học trò, đồng hương, những Phật tử đang sống nơi hải ngoại, đều vọng về quê hương Việt Nam, nơi đó Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ đang lâm bệnh và chỉ biết làm lễ cầu an cho ngài chóng qua khỏi.
Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu ngỏ lời kính cảm ơn sư bà viện chủ và ni sư trụ trì cùng ni chúng Tu Viện Đại Bi đã hoan hỉ cho mượn nơi chốn để tổ chức buổi lễ này. Cùng kính cảm ơn Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Chơn Thành không quản tuổi già đã đến, cùng nhất tâm cầu nguyện.
Tuesday, October 10, 2023
Tuệ Sỹ: HẠ SƠN - DESCENDING THE MOUNTAIN TRAIL
Ảnh Tâm Nhiên. |
HẠ SƠN
Ngày mai sư xuống núi
Áo mỏng sờn đôi vai
Chuỗi hạt mòn năm tháng
Hương trầm lỡ cuộc say
Bình minh sư xuống núi
Tóc trắng hờn sinh nhai
Phương đông mặt trời đỏ
Mùa hạ không mây bay
Ngày mai sư xuống núi
Phố thị bước đường cùng
Sư ho trong bóng tối
Điện Phật trầm mông lung
Bình minh sư xuống núi
Khóe mắt còn rưng rưng
Vì sư yêu bóng tối
Ác mộng giữa đường rừng
-- Tháng 9/1983
DESCENDING THE MOUNTAIN TRAIL
Tomorrow, the monk is descending the mountain
His thin kasaya faded at his shoulders
His prayer beads worn out with time
The ambrosial incenses stave off inebriation
At dawn, he descends the mountain
His gray hair sulkily pouting at life
In the east, the sun is turning red
A summer without lingering clouds
Tomorrow the monk is descending the mountain
Stopping at the end of town
He coughs in darkness
The Buddha temple is looming in the dim distance
At dawn, the monk descends the mountain
Tears still welling up in his eyes
Since he loves the darkness,
the nightmare amongst the forest paths.
-- September, 1983
Poetry by Tuệ Sỹ
Translated by Bạch X. Phẻ
Edited by Nguyễn Văn Thái.