Wednesday, September 22, 2021

NHỚ MẸ 6 NĂM DÀI



NHỚ MẸ 6 NĂM DÀI

Mẹ vầng trăng thiên cổ
Soi sáng đường con đi


Sáu năm xa cách Mẹ
Nụ cười Người còn đây
Hạnh nguyện vẫn đong đầy
Mang tình thương trang trải

Những thành tựu gặt hái
Đều có dáng Mẹ yêu
Ba ở tuổi xế chiều
Cũng luôn yêu thương Mẹ

Những lúc con đơn lẻ
Ngồi thở nhớ về Người
Khi nỗi buồn chơi vơi
Được con hôn kiểu Mẹ

Mẹ yên tâm nghen Mẹ
Dong dong cõi vô sinh
Con cháu sống hiếu tình
Yêu thương và đùm bọc

Đêm trung thu cười khóc
Tiếng chuông chùa nhẹ ngân
Tiếng hư vô trong ngần
Lăng Nghiêm vàng cõi tịnh.

Tâm Thường Định
Sacramento, 22 tháng 9, 2021.

Tuesday, September 14, 2021

Tâm Quảng Nhuận | Tu thư Sen Trắng tổng hợp: Ý nghĩa, Tinh Thần Tu Học và Hành Trì của Người Huynh Trưởng | Kỳ 3: Tinh Thần học Phật Thể Hiện Tròn Sáng Qua Hành Trình tu Phật của Người Huynh Trưởng


 

Tiếp theo phần một và hai, hôm nay chúng ta tiếp tục thảo luận với nhau về đề tài “Ý nghĩa và tinh thần tu học, hành trì của người Huynh trưởng”, mà như đã trình bày, đây là tài liệu hội thảo của GĐPT Miền Quảng Đức, 2001. Bấy giờ Trưởng ban là Chị Tâm Chánh Phạm Thị Hoài Chân và Phó Điều Hành là Anh Tâm Nghĩa Ngô Vân Quy. Nói cụ thể hơn, đây là tài liệu tổng hợp từ các nguồn tham khảo được liệt kê, lúc bấy giờ có được, để thuyết trình trước hội nghị:

  • Trao cho thời đại một nội dung Phật chất, Hòa thượng Thích Đức Nhuận.
  • Những đóng góp to lớn của đạo Phật với dân tộc và nhân loại, Hòa thượng Thích Đức Nhuận
  • Đại Cương Đạo Đức Học Phật Giáo, Hòa thượng Thích Mãn Giác
  • Giới thiệu Kinh Duy Ma Cật, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ
  • Thắng Man Giảng Luận, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ
  • Gia Trưởng, Huynh trưởng Như Tâm Nguyễn Khắc Từ
  • GĐPT Việt Nam-Cương Yếu và Tổ Chức, Huynh trưởng Như Tâm Nguyễn Khắc Từ
  • Tinh Yếu Kinh Văn, Huynh trưởng Thị Nguyên Nguyễn Đình Khôi.

và đặc biệt, phần nhiều nhằm giới thiệu văn bản “Đại Cương xây dựng chương trình tu học và huấn luyện Huynh trưởng GĐPT” của Trưởng niên Thị Nguyên Nguyễn Đình Khôi, nay đã xuất gia với Pháp hiệu Thạnh Không.

Đại hội toàn quốc 2004, Hoa Kỳ, quả thật là một biến cố ngoài dự tính, khép lại mọi dự án của các lãnh vực tu học GĐPT, được tập thể xây dựng và trong giai đoạn khai triên và thực hiện, bị đình trệ, hoặc xóa bỏ. Nhiều năm sau kéo theo những hệ lụy mà điểm đáng tiếc, là phá vỡ những giá trị chung đã từng được anh em vun đắp để làm thành chất liệu tô bồi cho tổ chức phát triển mà không lệch hướng. Nói một cách khác, những giá trị tinh hoa do chính anh chị em dày công vun xới, lại do chính mình đãi bôi.

Nhiều thế hệ tiếp bước, vì vậy chưa kịp tiếp cận những nguồn tư liệu vốn cần và căn bản, để khi tham dự các lớp huấn luyện, hoặc nghiêm trọng hơn lúc đóng vai trò huấn luyện, dễ vấp phải những việc đáng tiếc, mà chất lượng đào tạo càng lúc càng suy giảm, thiếu hiệu quả.

Niên trưởng Thị Nguyên Nguyễn Đình Khôi (phải), nay là Thầy Thạnh Không

Tinh thần học Phật thể hiện tròn sáng
qua hành trình tu Phật của người Huynh trưởng

Trở lại với lời tâm trong phần hai vừa rồi, ta hiểu gì về “trau dồi biệt nghiệp”. Hiểu theo nghĩa xúc tích tròn đầy phải chăng là quay về nương tựa Phật, Pháp, Tăng, hướng đến một sự tu học và hành trì cho mình. Chúng ta khi đã nhận thức rõ rằng: con người vốn là một hiện hữu trong mê, nhưng nhờ phúc duyên lớn nhất là gặp được giáo lý của Phật chỉ bày cho thấy trong cái thực thể mê si ấy lại có một kho tàng quý báu là Phật tánh, chỉ vì lâu nay mãi lăng xăng theo hiện tượng giới trăm sai vạn biến mà khởi niệm buông lung, chao đảo mê lầm. Nay thì quyết tâm quay về nương tựa Tam Bảo phát lập hạnh nguyện đêm ngày thủ trì nghi giới, nhiếp phục thân/tâm để sáng lộ tự tính thường tịch. Sau đó mang cái thực nghiệm, thực chứng ấy trao truyền cho đàn em, cho những ai mà mình có duyên gặp gỡ để hướng dẫn họ phát khởi sự thiết tha yêu đạo, mến đạo và sống đạo.

Phát nguyện gia nhập vào hàng ngũ Huynh trưởng GĐPT, chính là chúng ta đã chọn lấy một pháp môn tu trong dòng tiếp hiện-tiệm tu, nhưng chí nguyện là Đại Thừa-Bồ Tát Hạnh. Người Huynh trưởng lúc đi trên con đường cầu đạo và tu học phải lấy căn bản thanh tịnh Pháp thân làm đầu, tránh phạm Giới phần, tự thân phải biết huân tu thiện nghiệp, rời bỏ mọi sự tham ái và chấp thủ.

Đối với GĐPT, tinh thần huấn luyện Huynh trưởng dù cao cấp như trại Vạn Hạnh cũng không nhằm đào tạo các nhà học giả, mà chỉ nhằm đào tạo những Huynh trưởng hướng dẫn thế hệ kế thừa. Nên học Phật không phải để bàn sâu tán rộng, mà học để hiểu, nhớ nhuần nhuyễn và làm cơ sở cho hành động nhập cuộc dấn thân, đối trị những điều ác dữ, hướng đến chí nguyện Đại thừa, để làm tốt cho Đạo, làm đẹp cho Đời. Tinh thần này là ý nghĩa thực dụng của Kinh Lăng Nghiêm, soi rọi cuộc đời hư huyễn vô thường và làm nổi bật các tính thường còn mà GĐPT là một tổ chức giáo dục tuổi trẻ thì trước hết phải nhắm đến việc rèn luyện tư cách tác phong đạo đức, thành toàn nhân phẩm con người (tự độ), rồi mới nghĩ đến chí hướng Đại thừa cao cả (độ tha). Giải thích điều này, xin nêu ra đây mấy yếu tố để anh chị dễ dàng nhận xét:

  • Lăng nghiêm chỉ dạy rốt ráo các pháp đối trị tà vọng và hành trì thắng nghĩa viễn ly, GĐPT nương theo đây vẽ phác chương trình tu học và hành trì của mình;
  • Lăng nghiêm dạy nhân quả đồng phận, nghĩa là lấy Phật tâm mới có thể cầu Vô thượng Đạo, GĐPT phải học hiểu, và tự giác xin được phát nguyện, không ai chỉ định hoặc thúc ép trong sự tự phát quyết định đó.
  • Lăng nghiêm không tách rời lý thuyết và hành động. GĐPT lấy tinh thần Bi-Trí-Dũng làm phương châm hành động.
  • Lăng nghiêm lấy đức tin sáng suốt mà dõng xuất chí hướng. GĐPT lấy đức tin sáng đó làm ngọn đuốc soi đường cho cả cuộc đời mình.
  • Lăng nghiêm, kể từ khi phát nguyện, A Nan và Đại chúng kiên trì hạ thủ cho đến chứng quả vị giác ngộ. GĐPT kể từ khi phát nguyện, nguyện trung thành với tổ chức, nguyện xả thân vì sự trường tồn của đạo pháp và dân tộc, nguyện ngày đêm tinh tấn tu học giáo lý Phật đà, nguyện tôn trọng Nội quy-Quy chế GĐPT.
  • Lăng nghiêm lấy căn bản thanh tịnh pháp thân làm đầu, GĐPT kiến lập điều luật thứ 4: “Phật tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm.”
  • Lăng nghiêm dạy Phật tử đoạn sát, GĐPT kiến lập điều thứ 2: “Phật tử mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống.”
  • Lăng nghiêm dạy Phật tử đoạn tham và vọng ngữ, GĐPT kiến lập điều thứ 3: “Phật tử trau dồi trí tuệ, tôn trọng sự thật.”
  • Lăng nghiêm dạy phải trường kỳ chiến đấu cùng tự thân. Giới luật là cốt để ngăn chặn phiền não chứ không để phẩm bình kẻ khác. GĐPT lấy kỷ luật tự giác, tự phê, tự kiểm, đúng thời đúng chỗ.
  • Lăng nghiêm xưng tán Văn-Tư-Tu và sử dụng Giới-Định-Huệ để đi đến giác ngộ, GĐPT lấy Văn-Tư-Tu để kiến lập và hình thành chương trình tu học. Lấy Giới-Định-Tuệ làm phương pháp tu trì…v.v.

Phật pháp tuy phân thành nhiều giáo hệ, nhưng lúc tu học thì Huynh trưởng không nên phân chia bởi tất cả các pháp đều là Phật pháp, đều là phương tiện môn. Phương pháp giáo dục GĐPT vốn nương từ các đề Kinh mà kiến lập đường hướng cụ thể, và ở đó nổi bật tinh thần “bất nhị pháp môn”, nghĩa là pháp môn không hai:

Học và Hành là hai. Học cho biết sự tướng chánh, tà, hư, huyển, chân. Lại cũng biết nương theo tà mà lập chánh; nương nơi hư mà lập thực; nương huyễn để lập chân. Do đó khi tà, hư, huyễn đã diệt thì cái tướng học, hành, chánh, chơn thật cũng không có. Sự và Lý là hai. Nương nơi sự mà hiểu lý, nhờ lý mà hiểu sự. Thông đạt lý, không chấp trụ. Thế cho nên GĐPT dù có phân thành ngành nam, nữ, thanh, thiếu, đồng hay các bậc học từ Sơ sanh đến Lực, các cấp Tập, Tín, Tấn và Dũng…v.v thì vẫn không hạn cuộc vướng kẹt ở những hàng rào hình thức ấy. Tinh thần giáo dục của GĐPT là phá chấp triệt để nhưng lại không thấy chỗ phá chấp, nghĩa là sự lý nương nhờ nhau mà tồn tại và hoại diệt đúng thời nghi. Vì vậy, sự và lý phải song hành hỗ tương và tròn sáng. Sự nương lý mà tồn tại, lý nhờ sự mà được hiển bày.

GĐPT là một đạo tràng bình đẳng, không phân biệt giàu nghèo, trí ngu, quý tiện, tuổi tác, gái trai, già trẻ hay đối xử đãi ngộ nên có cùng chung một chương trình tu học thống nhất. Thế thì người Huynh trưởng cần phải tu học để tùy thuận thông biến, lấy tinh thần trụ thế gian mà trì Như Lai Tạng, với pháp hỷ hoan lạc mà truyền thừa không dứt (Vô tận đăng). Khi đó mọi thứ bức bách, khảo đảo, khó khăn của hoàn cảnh môi trường có tác nhân hay không tác nhân, đều cẩn thận quán chiếu để thấy rằng đó là nghịch vận Bồ Tát hạnh, để dẫn dắt ta tấn tu. Không trụ vào trú xứ, cấp bậc hay chức vụ. Phục vụ bất cứ ở đâu, lúc nào và làm việc hết khả năng của mình (tinh thần này chính là nương vào đề Kinh Duy Ma Cật). Phải luôn luôn tâm niệm Huynh trưởng là người bạn lành của tổ chức, của đàn em thì không đợi mời thỉnh, bất kỳ lúc nào và ở đâu mà tổ chức cần thì sẵn sàng gánh vác và chịu trách nhiệm về thịnh suy của tổ chức. Huynh trưởng phải phá vỡ mọi đầu óc cục bộ địa phương, lấy tinh thần Thắng Man mà nhiếp phục tất cả mọi oán tặc ma chướng, đối trị ngã mạn tự cao và tự ti để thể hiện và gìn giữ thống nhất của đoàn thể mình.

Tóm lại, quá trình sinh hoạt GĐPT là áp dụng giáo pháp Phật đà. Người Huynh trưởng nhớ đến thế hệ tôn huynh đi trước liền thể hiện sự biết ơn đó bằng cách báo ân sẵn sàng gánh vác sứ mạng trước thế hệ em mình. Sứ mạng này đòi hỏi người Huynh trưởng phải buông bỏ những tư tưởng kém hèn, chạy theo căn trần dục lạc mà vong thân mất gốc, bỏ những công việc chuyên gây nhân tạo nghiệp và tập cách quản trị điều hành sự nghiệp tuệ giác. Không tự tôn, không tự ti, tinh tấn hành trì mà không thấy là mình có làm có công. Hân hoan vui vẻ khi thấy người hơn ta, giúp đỡ kẻ thiếu thiện duyên để cùng mình thăng tiến. Phải năng hành thân giáo, nêu tánh hạnh lành, dẹp bỏ phê phán, chỉ trích người khác. Phải thực tu, thực chứng, không vụ ngôn thuyết, biện bác lý luận. Nỗ lực tinh tấn, âm thầm tấn tu, đối trị giải đãi, sân hận.

Khi Huynh trưởng đã nhận thức vạn Pháp đều là phương tiện, phải biết cách dụng của từng pháp môn để hướng dẫn đàn em. Phát triển xây dựng tổ chức qua hành trì Kim Cang, lấy trí huệ làm tôn chỉ để khai quật tận gốc sân hận mê si. Khi mỗi chúng ta là một Kim Cang giả thì tổ chức được thắp sáng bởi ánh đuốc trí tuệ, xây dựng bằng công đức thù thắng nhằm quét sạch những hạn cuộc chướng ngại. Tinh thần Kim Cang là lưỡi gươm đoạn trừ ma chướng, không sợ hoàn cảnh, đối nhân tác hại mà vẫn tinh tấn không lùi.

Để tạm kết luận phần này, khi ta nhận thức rõ rằng Huynh trưởng chịu trách nhiệm sự tồn vong của tổ chức thì không thể không nắm vững tinh thần Bồ Tát Đạo. Không dính mắc ở hành xứ quốc độ, đến đi không lưu tích, ở về, xuất xứ khó nghĩ bàn mới có thể hành thâm Bồ Tát Hạnh, lợi ích cho tổ chức và nhân quần xã hội. Vậy, Huynh trưởng trước phải tự độ, sau mới nói đến độ tha.

Xin hẹn quý anh chị vào kỳ tới: Những nguyên lý căn bản khi kiến lập chương trình tu học Huynh trưởng GĐPT.

Nam Mô Thường Hoan Hỷ Bồ Tát Ma Ha Tát

Sunday, September 12, 2021

“This is Your Mind: Applied Neuroscience for Educators”




“This is Your Mind: Applied Neuroscience for Educators”

“This is one of the most impactful things that I have ever experienced! I am so excited to take what I have learned and incorporate it into my own life! Thank you!!” - GT Teacher, Jefferson County School District  


Instructors: Dr. Phe Bach, AnneMarie Rossi,

of Be Mindful 

Live Zoom Lab Tuesday 10/26 & 11/9 4:30-6:00 PM PST


These workshops are FREE for all Educators, ILC members, Parents, Youth Leaders, and High school students.  SJTA Educators will get up to 25 professional development credits. 


Training offered by San Juan Teachers Association 

Sponsored by: Be Mindful, C. Mindfulness LLC, 
and Coi Nguon To Viet Foundation.


Evidence-based exercises proven to:

  • Improve many aspects of teacher psycho-social wellbeing, including a sense of meaning and efficacy, self-care and self-compassion, and physical health

  • Help reduce teacher mental health problems, including burnout, depression, stress, and anxiety

  • Being better able to focus on concepts and processes rather than on content and behavior management and to stay on task and resist distraction

  • Strengthen resilience, relationships, and overall life satisfaction.

  • Improve immune system function, emotional regulation, focus, attention, memory, weight management, blood pressure, chronic pain, and sleep 


The tools included: 

  • Convenient access through a smartphone or web-browser

  • Weekly short video modules breaking down the complexities of applied neuroscience into easily understood and engaging lessons

  • Weekly audio-guided mindfulness-based neurorestorative exercises 

  • Weekly competency quizzes

  • Journaling prompts to deepen your experience with the exercises

  • Certification of Completion

  • Teachers in the San Juan Teachers Association can get up to 25 professional development hours for Zoom and classwork. 

Please contact Phe Bach at phexbach@gmail.com if you have any question.


SPACE IS LIMITED. Registration is open NOW!

Register Here: This is Your Mind: Applied Neuroscience for Well-Being

Sponsored by: CTA's ILC 2.0; Be Mindful; C. Mindfulness, LLC; San Juan Teachers Association.

Saturday, September 11, 2021

Saw Yee Mon | Tâm Tri dịch Việt: Preserving Family Cohesiveness In Compliance With Buddhist Teachings | Giữ gìn sự gắn bó trong gia đình theo lời dạy của Đức Phật

 

TÂM TRI | Tu thư Sen Trắng giới thiệu: Năm 2001, Hội Thảo Đường Hướng Giáo Dục của GĐPT Việt Nam tại Hoa Kỳ, do Ban Hướng Dẫn Miền Quảng Đức tổ chức. Từ trong nước, Hòa Thượng Tuệ Sỹ đã hoan hỷ gởi ra một bài tham luận ngắn – Suy nghĩ về hướng giáo dục đạo Phật cho tuổi trẻ. Bài tham luận như một lời huấn thị, trước hết cho quý anh chị trưởng ở cấp hướng dẫn cao nhất lúc bất giờ. Đến nay, nội dung của nó và những lời giáo huấn của Thầy vẫn còn nguyên giá trị.

“Phật giáo Việt Nam đang chứng kiến những xáo trộn và khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử. Các mô hình tổ chức, những lễ tiết sinh hoạt, từ ma chay, cưới hỏi các thứ, được cố gắng rập khuôn theo mô hình phương Tây một cách vội vã đã làm xói mòn phần nào truyền thống tâm linh của dân tộc. Thêm vào đó, dưới tác động của xã hội tiêu thụ, và sức ép của quyền lực chính trị làm nảy sinh những tâm trạng bệnh hoạn do bởi quan điểm thế quyền và giáo quyền thiếu nền tảng giáo lý. Tình trạng đó tất nhiên đã có những tác động tiêu cực lên đường hướng giáo dục thanh niên phật tử Việt Nam.

Ngày nay, nói đến tuổi trẻ Việt Nam, có lẽ nên tượng hình như hai đường thẳng mà điểm hội tụ là một điểm trong xã hội tiêu thụ. Đó là hai bộ phận tuổi trẻ trong nước và ngoài nước. Tuy tất cả cùng được giáo dục theo mô hình giáo dục phương Tây, nhưng do khác biệt định chế xã hội dựa trên quyền lực chính trị chứ không phải do xu hướng phát triển tự nhiên. Đó là sự khác biệt, giả tạo như vũng sình, không biết đâu là chỗ chắc thật để bám vào mà thoát thân. Tuổi trẻ Việt Nam đang bị bật rễ, do đó có nguy cơ mất hướng, hay thực sự đã mất hướng. Tuổi trẻ của đạo Phật Việt Nam cũng không ngoại lệ, và không dễ dàng vượt qua tình trạng mất hướng này.

Ở đây tôi nói mất hướng là nhìn từ điểm đứng dân tộc. Tuổi trẻ ở nước ngoài chỉ cần quên, hay tạm thời quên, nguồn gốc Việt Nam của mình, thì hướng đi cho nhân cách được xác định ngay từ khi vừa bước chân vào cổng đại học. Nói cách khác, tuổi trẻ Viêt nam hải ngoại không phải hoàn toàn bị bật rễ, nhưng ở trong tình trạng di thực.

Quýt phương Nam đem trồng trên đất phương Bắc, có thể ngọt hơn, có thể chua hơn, và cũng có thể èo uột vì không hợp phong thổ. Tuổi trẻ trong nước là thân cây còn dính chặt với gốc rễ trên bản địa. Nhưng để sinh tồn, và muốn phát triển nhanh chóng, bị sức hút của sự thăng tiến tác động từ bên ngoài, nên có nguy cơ bật rễ. Đại bộ phận tuổi trẻ Việt Nam ngày nay biết rất ít về quá khứ ông cha mình, đã yêu nhau như thế nào, đã suy nghĩ như thế nào để bắt kịp những giá trị tâm linh phổ quát của nhân loại.”

Buổi Hội thảo nói trên đã đóng lại hàng thập niên, nhưng chúng ta vẫn tiếp tục trăn trở.

Bài nghiên cứu sau đây của tác giả Saw Yee Mon, có thể phần nào gợi mở cho chúng ta một hướng nhìn lợi lạc, từ căn để để nhận diện nguyên nhân và phương pháp thay đổi hoàn cảnh. Việc đã vào nhà thì có cách chuyển hóa, việc ở ngưỡng cửa thì có thể phòng hộ.

Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát

*

Nhiệm vụ của con người trên thế giới nhằm xây dựng một nền hòa bình cuối cùng vẫn khó nắm bắt trong thế kỷ 21. Sự thất bại phần lớn phụ thuộc vào một thực tế là, con người, thay vì cố gắng duy trì những phẩm chất và thuộc tính vốn sẵn, lại mù quáng chạy theo những cải tiến vật chất. Kết quả rõ ràng cho thấy những phẩm chất chân chính của cuộc sống như hòa thuận, hiếu thảo và sự gắn bó trong gia đình ngày càng phai lạt theo thời gian. Người ta thấy rằng hiện đại hóa thực sự là một động lực mạnh mẽ đã làm mai một đi những truyền thống và phong tục vô giá đã từng tạo nên hòa bình và hòa hợp trong xã hội loài người. Nhưng, ít ai nhận thức được điều này vì bị lừa dối bởi những hào nhoáng cám dỗ nhất thời của vật chất.

Bài phân tích và nhận định này cố gắng tập trung vào việc làm thế nào để ngăn chặn các mối đe dọa, đặc biệt quan tâm đến sự gắn bó trong gia đình, một trong những đặc điểm nổi bật nhất của hầu hết các quốc gia Phật giáo ở phương Đông. Chưa bao giờ, chúng ta chứng kiến cảnh thay đổi của các gia đình châu Á như hiện nay. Nhiều người già sống một mình, xa con cái, một số người bất hạnh bị bỏ rơi và một số người kém may mắn được gửi đến các viện dưỡng lão. Mặt khác, mọi người rời nhà sớm như ở độ tuổi thanh thiếu niên để tự lập và khám phá thế giới nhưng không nhận thức được giá trị và nhu cầu gần gũi nhất có thể với cha mẹ của mình.

Không nghi ngờ gì nữa, các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Việt Nam, Thái Lan và Myanmar chắc chắn đang trải qua tình trạng chung này. Sẽ không thể tránh khỏi việc đổ lỗi cho xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của các nền văn hóa phương Tây nhưng đồng thời đây là dịp rất đáng để đánh giá lại những giá trị đích thực của cuộc sống, gìn giữ  và duy trì chúng. Những giá trị đó từng được minh thị trong giáo lý của đức Thích Tôn.

Myanmar là một đất nước có khoảng 60 triệu dân, đa dạng về sắc tộc và ngôn ngữ. Đây cũng là quốc gia lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, có hơn một chục nhóm dân tộc khác biệt về ngôn ngữ và hàng trăm phương ngữ khác nhau. Tại đây, Phật giáo là tôn giáo chính mà cũng là văn hóa truyền thống ảnh hưởng đến lối sống của người Myanmar vì sự kính ngưỡng giáo lý của Đức Phật. Do đó, so với các quốc gia châu Á khác, Myanmar vẫn duy trì mức độ gắn bó trong từng gia đình cũng như cộng đồng khá tốt đẹp. Không thể phủ nhận rằng có những trường hợp người già và trẻ nhỏ bị bỏ rơi ở Myanmar, nhưng rất hiếm và biệt lệ, chỉ có thể thấy ở những khu vực đông dân cư với sự đa dạng lớn. Nói chung, các gia đình Myanmar rất gắn bó và các cộng đồng trên khắp đất nước cũng vậy.

Trong mọi gia đình, sự quan tâm chăm sóc là hỗ tương đối với cha mẹ và con cái. Bậc cha mẹ chăm sóc con cái của mình mà không có bất kỳ giới hạn quy định. Điều này trải qua các giai đoạn. Cha mẹ chăm sóc con cái thời thơ ấu, trong những năm tuổi thiếu niên cần sự hướng dẫn thích hợp, những năm tuổi trẻ cần có tình yêu thương và sự hỗ trợ, trong suốt cuộc đời của họ khi cần sự quan tâm, khích lệ và ngay cả ở những lứa tuổi trưởng thành khi sự chia sẻ và quan tâm vân luôn cần thiết. Điều này không có nghĩa là tạo ra trở ngại cho trẻ trưởng thành và tự lập, mà nó cho thấy cách cha mẹ thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình với tư cách là cha mẹ và làm gương cho các thế hệ sau của họ.

Ngược lại phận làm con, sẵn sàng và sẵn lòng chăm sóc cha mẹ để đáp lại không chỉ là sự báo đáp công ơn mà còn đảm bảo rằng mình đã hoàn thành trách nhiệm của  bản thân với tư cách là con đẻ. Điều này cũng phản ánh trong mối quan hệ thầy trò. Học sinh chăm sóc phúc lợi của giáo viên nhiều nhất có thể về nhiều mặt. Nói cách khác, nguồn an sinh xã hội cho những giáo viên khó khăn thường do học sinh của họ cung cấp. Xã hội Myanmar không cho phép người già và giáo viên chết vì nghèo đói trong cảnh bị bỏ rơi. Chính phủ Myanmar trợ cấp cho các vấn đề phúc lợi như vậy nhưng bản thân cộng đồng và các cá nhân cũng thường tình nguyện đóng góp.

Trên thực tế, Myanmar sau độc lập đã trải qua một chiến dịch xã hội nhằm khuyến khích cả nước chăm sóc cha mẹ, ông bà, cô, dì, chú, bác và cả những người già không có gia đình hoặc người thân để phụng dưỡng. Bằng cách đó, dưới sự lãnh đạo của cố Thủ tướng U Nu các chiến dịch bãi bỏ kiểu nhà dưỡng lão nhằm thúc đẩy bổn phận xã hội của con người như được dạy trong Giáo pháp của Đức Phật. Tuy nhiên, vẫn có một ngôi nhà dành cho người già đã mất gia đình và sống độc thân được chính phủ tài trợ thành lập có tên là “Rose Hill Aged Home” khắp mọi miền đất nước. Tất nhiên, có một số cơ sở và nhà trọ lâu đời được điều hành bởi các nhóm truyền giáo không theo đạo Phật. Chiến dịch nói trên đã đạt được thành công ở một mức độ nào đó.

Về các mối quan hệ xã hội ở Myanmar, sự gắn bó ngày càng mạnh mẽ hơn. Người dân vẫn duy trì và thực hành những giá trị truyền thống. Câu hỏi đặt ra ở đây là làm thế nào để người Myanmar duy trì được sự gắn bó ở mức độ cao trong cộng đồng và gia đình? Rõ ràng đó là do quan niệm văn hóa của họ bắt nguồn từ giáo lý nhà Phật. Những khái niệm này đã được dạy và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong suốt nhiều thế kỷ. Ví dụ nổi bật nhất là những bài kệ được sáng tác bởi Singajā Sayardaw, một nhà sư Phật giáo được kính trọng và là học giả nổi tiếng của thời đại Kon Baung thế kỷ 18. Ông cũng có ảnh hưởng trong triều đình Kon Baung. Ông viết nhiều tập sách về Phật giáo bằng tiếng Myanmar. Trong số các tác phẩm nổi tiếng của ông có những câu thơ có vần điệu ngắn gọn và súc tích về nghĩa vụ xã hội được trích từ Sanghāla Sutta.

Nhiệm vụ xã hội đối với tất cả con người được định nghĩa và mô tả trong Singāla Sutta. Bài kinh đặc biệt này đã được Đức Phật thuyết giảng trong khi Ngài đang cư trú tại tu viện ở Bamboo Grove, gần Rājagaha, khoảng hai nghìn sáu trăm năm trước. Đức Phật thuyết giảng bài kinh cho một thanh niên tên là Singālaka vào một buổi sáng sớm, khi rời khỏi Rājagaha để chiêm bái các hướng khác nhau (Đông, Tây, Nam, Bắc) của Nadir và Zenith. Đức Phật, khi thấy Singālaka chắp tay kính lạy các hướng như vậy, bèn hỏi chàng thanh niên mục đích của hành vi đó là gì? Bấy giờ người thanh niên thành kính trả lời rằng anh ta đang lễ kính các hướng khác nhau, chỉ đơn giản là vì cha anh ta đã dạy anh ta làm như vậy. Vâng lời cha mình, anh thực hành kính lễ mỗi sáng sớm hàng ngày.

Sau khi nghe lời trình bày của Singālaka, Đức Phật giải thích rằng theo giáo lý Ariyan (giáo lý cao quý), việc thờ phượng sáu phương hiểu và thực hành theo cách này không được cho là hợp lý, mà nên xem sáu phương hướng như sau là đúng: Cha mẹ, là hướng Đông,; thầy cô hướng Nam,; vợ con hướng Tây,; bạn bè và cộng sự là Bắc; tôi tớ và nhân viên là Nadir và samalas và brahma1as là Zenith. Thay vì lạy kính chỉ đơn thuần hướng về các phương hướng Đông, Tây, Nam và Bắc vô nghĩa, mỗi người hãy tuân theo các bổn phận phù hợp với địa vị xã hội của mình. Đức Phật đã giải thích những bổn phận này một cách đầy đủ trong bài kinh Singāla.

Có tất cả (11) Nhiệm vụ xã hội khác nhau dành cho tất cả con người với địa vị xã hội khác nhau. Singajā Sayardaw đã dịch những bổn phận này sang tiếng Myanmar trong những câu thơ có vần điệu, chẳng hạn như Nhiệm vụ đối với Cha mẹ; Nhiệm vụ đối với Con trai và Con gái, Nhiệm vụ đối với Giáo viên; Nhiệm vụ đối với học sinh; Nhiệm vụ của Người chồng; Nhiệm vụ đối với người vợ; Nhiệm vụ với bạn bè; Nhiệm vụ đối với nhà Lãnh đạo; Nhiệm vụ đối với nhân viên; Nhiệm vụ của Cư sĩ đối với Sama1as; và Nhiệm vụ của Tỳ Kheo đối với Đệ tử. Nhờ tác dụng gieo vần nên những câu thơ này rất dễ nhớ. Từ xa xưa, người ta đã thuộc lòng những câu ca dao này và truyền lại cho thế hệ trẻ. Trong thời Singajā Sayardaw, không có trường công lập nào ở Myanmar. Giáo dục được cung cấp bởi các phương tiện của tu viện. Trường học chính thức đầu tiên được thành lập với sự bảo trợ của Vua MinDon, nhưng nó chỉ dành cho hoàng gia. Khi Myanmar rơi vào tay người Anh, các trường công lập được mở ra dưới sự cai trị của người Anh. Sau đó, xuất hiện các trường học quốc gia độc lập với hệ thống của Anh và được điều hành bởi các công dân Myanmar yêu nước. Những trường này cung cấp chương trình giảng dạy bao gồm luân lý và đạo đức, trong đó có các Nhiệm vụ Xã hội được đề cập ở trên. Điều này đánh dấu sự khởi đầu chính thức của việc giảng dạy Nhiệm vụ xã hội trong các trường học. Sau khi Myanmar giành lại độc lập, hệ thống giáo dục mới của chính phủ Myanmar đã đưa các Nhiệm vụ xã hội này vào sách giáo khoa văn học tiểu học Myanmar. Những điều này bao gồm Nhiệm vụ xã hội đối với học sinh, Nhiệm vụ xã hội đối với giáo viên, Nhiệm vụ xã hội đối với con trai và con gái và Nhiệm vụ xã hội đối với cha mẹ. Từ đó trở đi, những câu ca dao này đã được đưa vào giảng dạy ở cấp tiểu học của mọi trường học trên khắp mọi miền đất nước. Ở bậc tiểu học, nó bắt đầu với Nhiệm vụ dành cho học sinh dành cho lớp một. Nhiệm vụ đối với học sinh như sau:

Nhiệm vụ dành cho học sinh

  • Kính cẩn đứng dậy khi thầy cô đến;
  • Luôn hiện diện và chờ sự hướng dẫn của thầy cô;
  • Vâng lời thầy cô;
  • Sẵn sàng cung phụng và hỗ trợ những nhu cầu cá nhân cho thầy cô khi hoặc nếu cần.
  • Học, suy nghĩ và ghi nhớ những gì đã được dạy.

Như đã nói ở trên, bổn phận đối với học sinh rất đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hành. Khi đứng dậy khỏi chỗ ngồi, không chỉ một học sinh đứng dậy khỏi chỗ ngồi của mình mà cả lớp cùng đồng loạt đứng dậy. Đây là bước khởi đầu của việc thiết lập tinh thần đồng đội giữa các em. Mặc dù những nhiệm vụ này đối với học sinh là chính xác và dễ hiểu, nhưng khi chúng được dạy trong các lớp học, giáo viên thường giải thích cặn kẽ và giải thích toàn diện cho chúng. Sự lựa chọn từ ngữ của dịch giả Singajā Sayardaw hết sức phù hợp cho trẻ em. Khi ông dịch những câu thơ gốc Pāli sang Myanmar, những từ ngữ mà ông sử dụng mang nhiều ý nghĩa. Vì vậy, khi các nhiệm vụ được giảng dạy trong lớp học hoặc nơi khác, chúng có thể được giải thích và hiểu theo nhiều cách. Trong những câu thơ được dịch bằng tiếng Myanmar, ý nghĩa của bổn phận đầu tiên của học sinh không chỉ là đứng dậy khỏi chỗ ngồi khi giáo viên đến mà còn phải tỉnh táo và sẵn sàng học bài, và tất nhiên là tránh lười biếng. Ở đây, trong những câu này, nghĩa vụ cung cấp nhu cầu cá nhân được hiểu với những ý nghĩa mở rộng. Ngày xưa, học sinh cung cấp nhu cầu cá nhân bằng cách giúp đỡ làm việc nhà tại chỗ của giáo viên, bao gồm cả thói quen thỉnh thoảng cung cấp thức ăn. Hiện nay, ở một số vùng nông thôn và đồng quê, học sinh phụ giúp thầy cô lấy nước, chặt củi,… Đưa đồ ăn cho thầy cô là rất phổ biến ở cả nông thôn và thành thị.

Đối với học sinh Myanmar, như vậy vẫn chưa phải là đã hoàn thành nhiệm vụ. Các em thực hành nhiều hơn điều này vì giáo viên được kính trọng như bậc phụ huynh. Cho nên ngay cả khi các thầy cô về già cần được chăm sóc, giúp đỡ thì các em học sinh chăm sóc họ như chính cha mẹ của mình. Truyền thống Ācariya Pujā rất phổ biến ở Myanmar. Vào những dịp này, cả học sinh cũ và học sinh hiện tại đều tỏ lòng kính trọng đối với các thầy cô giáo của mình. Họ tình nguyện cung cấp tiền mặt, thực phẩm, quần áo, thuốc men và các vật dụng cần thiết khác cho giáo viên của họ. Ngoài dịp Ācariya Pujā, mỗi năm một lần, học sinh quyên góp tiền và gây quỹ để hỗ trợ thường xuyên cho các giáo viên khó khăn. Một ví dụ điển hình là mạng lưới MEHS, một mạng lưới toàn cầu của các cựu học sinh trường Trung học Methodist English, Myanmar). Mặc dù đây là một trường trung học truyền giáo Cơ đốc, song học sinh từng theo học trường trung học tư thục này, hiện đang làm việc và sinh sống ở các phương trời khác nhau trên thế giới vẫn tạo ra một mạng lưới như vậy, mà một trong những mục đích chính là chăm sóc phúc lợi xã hội cho giáo viên cũ của họ. Mục tiêu này đã được hiện thực hóa trong hơn hai thập kỷ và đã thành công, mặc dù như đã nói, đây là một trường truyền giáo Cơ Đốc, nhưng ở đó các học sinh vẫn được dạy các bổn phận từ những ngày còn nhỏ. Các nhiệm vụ đã thấm nhuần trong trái tim của họ. Điều này cho thấy khoảng cách không thể ngăn cản sự gần gũi, gắn bó trong mối quan hệ giữa thầy và trò.

Nhiệm vụ dành cho Con trai và Con gái

  • Đáp ơn để phụng dưỡng cha mẹ;
  • Thay mặt cha mẹ quản lý công việc;
  • Giữ gìn danh dự và truyền thống của gia đình;
  • Làm cho mình xứng đáng được thừa kế;
  • Bố thí thay mặt cho cha mẹ đã khuất.

Như trên đã đề cập, có năm loại bổn phận đối với người con trai và con gái phải được tuân thủ. Bổn phận đầu tiên là phụng dưỡng cha mẹ. Người Myanmar giải nghĩa từ “hỗ trợ” thành hai loại: hỗ trợ vật chất và hỗ trợ tinh thần. Hỗ trợ về mặt vật chất không chỉ có nghĩa là cung cấp những thứ cần thiết và hỗ trợ tài chính mà là hỗ trợ cá nhân, chẳng hạn như chuẩn bị bữa ăn cho cha mẹ và dùng bữa cùng nhau. Hỗ trợ tinh thần có nghĩa đơn giản như trao tặng lòng nhân ái (Metta) đến bậc sinh thành. Khi cha mẹ già đi, con trai và con gái có nhiệm vụ thay mặt họ quản lý mọi vấn đề. Những vấn đề này có thể là nội bộ như chuyện gia đình cũng như công việc kinh doanh và đối ngoại như các vấn đề xã hội.

Một điều rất quan trọng đối với con cái, là duy trì danh dự và truyền thống của gia đình mình. Những người làm ô nhục phẩm giá của gia đình họ cuối cùng là vô trách nhiệm với bổn phận của họ. Một bổn phận quan trọng khác là phải được thừa kế xứng đáng. Có rất nhiều ví dụ trong Jātaka minh họa về những người con không xứng đáng được thừa hưởng tài sản của cha mẹ họ. Họ bị cho là không xứng đáng được thừa kế vì không theo đuổi con đường học vấn, lười biếng, bất tài, lãng phí thời gian và tệ nhất là không nghe lời cha mẹ và thầy cô. Kết quả là, ngay cả khi họ còn lại với khối tài sản khổng lồ, họ không bao giờ có thể duy trì được số tài sản đó mà họ đã kết thúc cuộc đời mình trong cảnh nghèo khó. Bài học rút ra từ những câu chuyện Jātaka này và trẻ em luôn được nhắc nhở để trở thành những người xứng đáng thừa kế. Khi trẻ em được dạy về bổn phận này, người ta càng hiểu rõ thêm rằng xứng đáng được thừa kế là một thuộc tính tốt của những người con ngoan. Vì vậy, những người con muốn trở thành ngoan ngoãn không nên coi thường bổn phận này.

Cha mẹ là ân nhân lớn lao cho con cái. Để đền đáp công ơn cha mẹ, chúng ta thay lòng phụng dưỡng cha mẹ khi về già. Chúng ta chăm sóc họ, khi họ đau ốm. Đối với Phật tử, điều này làm bao nhiêu cũng không xem là thấm đủ. Khi cha mẹ đã qua đời, bổn phận của chúng ta là thay mặt họ làm những việc tốt và chia sẻ những việc làm đó cho cha mẹ đã khuất để nếu cha mẹ tái sinh trong những cảnh giới khó chịu thì họ có thể nhận được phần của những việc tốt và những đau khổ của họ có thể được giảm bớt. Đây là nghĩa vụ bắt buộc đối với tất cả con trai và con gái ở Myanmar, những người tự nhận mình là Phật tử.

Vì vậy, rõ ràng là bổn phận đối với con cái không chỉ quan tâm đến phúc lợi trong đời sống hiện tại của cha mẹ mà còn cả đời sống đời sau của cha mẹ. Khi học được những bổn phận đơn giản này như là trách nhiệm của chúng, trẻ em thường miễn cưỡng làm trái những bổn phận này vì chúng sẽ bị coi là những đứa con trai và con gái hư đốn. Bằng cách hoàn thành những bổn phận này, các con đang làm cho mối quan hệ của họ với cha mẹ trở nên bền chặt hơn.

Nhiệm vụ đối với giáo viên

  1. Hướng dẫn tốt học trò
  2. Khuyên răn và dạy bảo tận tình
  3. Đào tạo về tất cả các môn nghệ thuật và khoa học
  4. Bảo vệ học trò khỏi mọi nguy hiểm
  5. Giao học trò cho người thích hợp.

Như đã kể trên ở trên, ngoài việc giảng dạy, có một số nhiệm vụ mà người giáo viên phải hoàn thành theo giáo lý nhà Phật. Ý nghĩa của những câu thơ còn được giải thích rõ hơn rằng giáo viên không được phân biệt đối xử giữa các học sinh theo tính cách, trí thông minh hoặc xuất thân của họ. Ngoài ra, khi nói “khuyên răn”, nó không chỉ sự giảng dạy đơn thuần mà là sự khuyên nhủ thích đáng với thái độ xây dựng và hướng dẫn đúng đắn cho học sinh. Một lần nữa, nhiệm vụ của giáo viên là cung cấp giáo dục học thuật cũng như cung cấp cho học sinh những kiến ​​thức cần thiết sẽ hữu ích trong cuộc sống hàng ngày của họ. Giáo viên cũng nên biết thực tế rằng học sinh phải đối mặt với những nguy hiểm không thể lường trước và có thể lường trước được và họ nên cố gắng bảo vệ học sinh của mình khỏi những nguy hiểm này. Đó là lý do tại sao khi mọi người gặp khó khăn, họ thường tìm kiếm sự giúp đỡ từ giáo viên của mình. Bất cứ khi nào mọi người cần giúp đỡ hoặc tư vấn và nếu cha mẹ của họ không có khả năng cung cấp, họ luôn có thể tìm kiếm sự hướng dẫn và giúp đỡ từ giáo viên. Trên thực tế, giáo viên trở thành cha mẹ thứ hai bên cạnh cha mẹ ruột thực sự. Thầy cô cũng giống như mái ấm cho những học trò thiếu thốn của mình.

Trong số tất cả các vị thầy, Đức Phật là một vị thầy lý tưởng không gì sánh được. Ngài khuyên các sinh vật bằng karunā (lòng từ bi, thương xót) đi kèm với pānñā (trí tuệ). Vì vậy, giáo viên phải dạy học sinh của họ bằng karunā. Nhiệm vụ cuối cùng của một giáo viên là giao học sinh cho người nào đó hoặc cơ sở giáo dục thích hợp để học thêm hoặc có phát triển nghề nghiệp. Ngày nay, trong thế giới cạnh tranh, vai trò của hướng đạo đã trở nên quan trọng và thiết yếu. Nếu không có một hướng đạo giỏi và sự giới thiệu tốt, những người trẻ tuổi khó có thể tham gia vào các trường đại học ưu tiên hoặc kiếm được công việc mong muốn. Vì vậy, nhiệm vụ của một giáo viên tốt là phải giới thiệu học trò của mình đến một nơi để sau này có thể hình thành một tương lai tốt đẹp hơn. Chính vì sự tận tâm như vậy, giáo viên nhận được sự chăm sóc của học sinh như đã đề cập phần trên. Điều đó, về lâu dài giúp tăng cường sự gắn bó giữa giáo viên và học sinh.

Nhiệm vụ của bậc cha mẹ

  • Kìm hãm con cái của mình khỏi những điều xấu xa;
  • Khuyến khích họ làm điều tốt;
  • Cung cấp cho con cái sự giáo dục và đào tạo chuyên nghiệp;
  • Hướng dẫn hôn nhân phù hợp cho trẻ em;
  • Bàn giao tài sản thừa kế cho họ vào thời điểm thích hợp.

Theo những điều liệt trên, có tất cả năm bổn phận nổi bật cần phải tuân theo để trở thành cha mẹ đúng đắn. Những nhiệm vụ này khá đơn giản, nhưng cần một ý chí mạnh mẽ và cam kết để hoàn thành tất cả. Ý nghĩa của các câu có thể được giải thích thêm như sau. Như câu nói của người Myanmar, cha mẹ là người thầy đầu tiên của trẻ em. Trước khi cho trẻ đi học, chúng được cha mẹ dạy dỗ bắt đầu từ cách cư xử và phép xã giao. Vậy thì bổn phận đầu tiên và quan trọng nhất của cha mẹ là răn đe con cái không làm những việc ác. Khi chúng ta nói “hành động xấu xa”, nó cũng đề cập đến những hành động thể chất, lời nói và tinh thần không hợp lý, thiếu suy xét, ích kỷ, không khôn ngoan và có hại cho người khác cũng như cho bản thân. Muốn vậy, cha mẹ hãy tự mình làm gương sáng cho con cái học hành đàng hoàng. Họ nên là hình mẫu của con cái họ. Cung cấp giáo dục và đào tạo chuyên môn cho trẻ em là một nghĩa vụ khác của cha mẹ. Về bổn phận hướng dẫn hôn nhân cho con trai và con gái, theo truyền thống Myanmar, hôn nhân áp đặt không phổ biến trong xã hội. Người trẻ luôn có quyền tự do lựa chọn người phối ngẫu để sống đời của mình. Khi họ đã có những lựa chọn phù hợp, cha mẹ sẽ ủng hộ họ tổ chức đám cưới đàng hoàng bằng cách chúc phúc và chấp thuận, đồng thời cung cấp những hỗ trợ cần thiết để thành lập gia đình. Một lần nữa cha mẹ tiếp tục hỗ trợ con cái của họ cho dù chúng có sống chung dưới một mái nhà với cha mẹ hoặc sống tự lập hay không. Ngay cả khi cha mẹ không có khả năng hỗ trợ con cái, những đứa trẻ vẫn cảm thấy an toàn khi có sự hiện hữu của cha mẹ. Cuối cùng, cha mẹ khá giả giao tài sản cho con cái là tài sản thừa kế. Mặc dù, đây là những bổn phận đối với cha mẹ, nhưng chúng được dạy cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ để trẻ có thể áp dụng vào cuộc sống sau này.

Ngoài bốn loại nhiệm vụ xã hội đã nói ở trên, các Nhiệm vụ dành cho Lãnh đạo cũng đang được giảng dạy. Điều này được cho là cần thiết vì trẻ em là những nhà lãnh đạo của tương lai và sẽ rất hữu ích nếu thấm nhuần những bổn phận này ngay từ khi còn nhỏ.

Nhiệm vụ của Lãnh đạo

  • Cẩn thận;
  • Có năng lực;
  • Tử tế;
  • Kiên nhẫn;
  • Có lý trí trong việc phân tích các tình huống.

Các nhiệm vụ dành cho những nhà lãnh đạo cũng đơn giản như tất cả các nhóm nhiệm vụ khác nhau được mô tả ở trên. Thực tế chúng là những phẩm chất rất cơ bản của con người. Một lần nữa, sự lựa chọn từ ngữ của Singajā Sayardaw trong bản dịch rất chính xác mà nghĩa vụ dễ ghi nhớ.

Tất cả những bài kệ nêu trên đều được giải thích cặn kẽ và được giảng dạy rộng rãi không chỉ trong các trường tiểu học mà còn trong các trường Phật học ở Myanmar vào mùa Hè. Tại các trường này, trẻ em được dạy những bài kinh nổi bật như Ma1gala Sutta, Metta Sutta, Life story of the Buddha và những câu đã dịch của Singāla Sutta. Một lần nữa, trên bìa sau của sách bài tập, các nhiệm vụ này được in như là những điều cần luôn ghi nhớ. Vì vậy trẻ sử dụng các sách bài tập này luôn ý thức được nhiệm vụ của mình. Đối với người Myanmar, những câu này được dùng làm thước đo cho hành vi của họ. Nếu điều gì đó không mong muốn xảy ra, có thể tự phân tích thông qua các thước đo này và cố gắng đưa ra các giải pháp tốt hơn.

Tóm lại, Singāla Sutta nêu bật những bổn phận xã hội đối với nhân loại. Những nhiệm vụ này có thể được thực hiện bởi bất kỳ ai không phân biệt chủng tộc và nền tảng tôn giáo. Có thể nói như vậy bởi Myanmar tuy gồm nhiều dân tộc khác nhau và đa văn hóa dưới tác động của toàn cầu hóa, hiện đại hóa nhưng vẫn giữ được sự gắn bó trong các gia đình. Lối sống và thái độ của con người có thể thay đổi nhưng những giá trị mà họ tin tưởng không bị biến mất do thực tế là họ sống với những bổn phận xã hội mà họ đã áp dụng từ Singāla Sutta. Do đó, rõ ràng là việc vun đắp sự hài hòa xã hội không phải là một nỗ lực không thể thực hiện được. Nếu mỗi thành viên trong xã hội hoàn thành trách nhiệm của mình, những hiểu lầm và oán giận dẫn đến xung đột sẽ được giảm bớt. Một phần của việc xây dựng xã hội hài hòa là kết nối lại mọi người thông qua các nghĩa vụ xã hội mang tính phổ biến, do đó bất kỳ thế hệ nào cũng được khuyến khích mọi người nên học tập những bổn phận này và thực hiện hóa rộng rãi để tạo ra một xã hội hài hòa và an lạc.

Tham khảo:

  • Buckles D. (1999). IDRC.
  • D.P.P.S (2000). Làm thế nào để sống như một Phật tử tốt, Tập 1. D.P.P.S Press.
  • Hla Din (1966). Bản dịch tiếng Myanmar từ Bốn mươi năm ở Miến Điện của Tiến sĩ Marks. Nhà xuất bản Quốc gia.
  • Htee Chai Ti Taw Sayardaw (1998). TharThaMeeHuThe. Nawarat Press. Jenkins J. (2002). Các vấn đề đạo đức đương đại. Heinemann.

Preserving Family Cohesiveness
In Compliance With Buddhist Teachings

 

 Saw Yee Mon | Myanmar

Introduction

Human quest for ultimate peace and harmony still remains elusive in the 21st century world. The failure to this quest largely depends on the fact that human beings, instead of trying to maintain the already existed human qualities and human attributes, are vastly chasing after material improvements. As a consequence, the genuine qualities of life such as peace, harmony and cohesiveness in families are fading with time. It is found out that modernization is indeed a powerful force behind the thread which obscures the invaluable traditions and customs that create peace and harmony in human society. Less people aware of this and are deceived by the temptations of  the material word.

This paper tries to concentrate on how to prevent the threats, especially concerned with the cohesiveness in families which is one of the most prominent features of most Buddhist countries of the East. Currently, we witness that Asian families’ attitude has changed. Many aged people live all by themselves, away from their children, and some unfortunate ones are abandoned and some less fortunate ones are sent to institutions where they can receive care they need. On the other hand, people leave home at early age like in their late teens to be independent and to explore the world without taking aware of the value and the need to be as close as possible with their parents. Without a doubt, East-Asian and South East Asian countries like Japan, Korea, Singapore, Taiwan, Vietnam, Thailand and Myanmar are experiencing this inevitably. It would be unavailing to blame the globalization and influence of western cultures but it would be worthwhile to re-explore life’s genuine values, preserve them and live with them. Hence those values are clearly defined in the teachings of Buddha.

Myanmar and the Buddhist Teachings

Myanmar is a country of approximately sixty million people with a great array of ethnically and linguistically diverse people. It is also the largest country in main land South-East Asia. There are more than a dozen linguistically distinct  ethnic groups in Myanmar with as many as a hundred different dialects. Buddhism is its major religion and its culture, norms and traditions are dominated by Buddhist teachings. Buddhism also has influence on the lifestyle of Myanmar people and again their mindset is endowed with the teachings of Buddha. Hence, in comparing with other Asian countries, Myanmar still maintains a high degree of cohesiveness in individual families as well as in the community. It cannot be denied that there are cases where elderly people and young children are abandoned in Myanmar but they are rare and exceptional and can be only seen in thickly populated areas with a large diversity. Generally, Myanmar families are cohesive and so do the individual communities across the country.

Family Cohesiveness in Myanmar

Both in large and small families, care is reciprocal for parents and children. Parents take care of their children without a specified limit. This can be generally put into stages. Parents take care of their offspring in childhood where proper care is necessary, in teenage years where proper guidance is necessary, during their youth where love and support is necessary, during their mid life where attention and appreciation is necessary and even in the matured ages when sharing and caring is necessary. This doesn’t mean to create an obstacle for children to get matured and being independent, rather it shows how the parents fully take their responsibility as parents and to set example for their next generations.

Again for the offspring, they are ready and willing to look after their parents in return not only to pay back the gratitude they owe but also to make sure that they accomplish their responsibility as offspring. This also reflects in teacher-pupil relationship. Pupils take care of the welfare of their teachers as much as they can in many aspects. In other words, there has always been social security for needy teachers usually provided by their pupils. Myanmar society does not allow elderly people and teachers to die of poverty in abandonment. Myanmar government subsidizes for such welfare issues but the community itself and the individuals usually volunteer to make contributions as well.

In fact, post-independence Myanmar experienced unusual social campaign that encouraged the whole nation to look after their own parents, grandparents, aunts, uncles, grandaunts and grand uncles and also the elderly people who did not have family or relatives to support them. By so doing, these anti-old aged homes campaigns under the leadership of the late Premier U Nu intended to promote social duties of humans as taught in the Buddha Dhamma. However, there was an establishment of government funded old aged home called ‘Rose Hill Aged Home’ for aged people from all over the country, who had lost their families and were left as celibacies. Of course, there were several aged homes and asylums operated by non-Buddhist missionary groups but they were not financially supported by the Myanmar government at that time particularly in order to maintain the customary practices of culture and religious teachings. The aforesaid campaign had reached success to some extent.

Regarding the social relationships in Myanmar, the cohesiveness is prominently stronger. People still maintain and practice the traditional values. The question here is how do Myanmar people maintain the high degree cohesiveness in community and families? Obviously it is due to their cultural concepts which are rooted in Buddhist teachings. These concepts have been taught and handed down from generation to generation throughout the centuries. The most eminent example would be the verses composed by Singajā Sayardaw, a highly respected Buddhist monk and famous scholar of 18th century Kon Baung era. He was also influential in the Kon Baung court. He wrote many volumes on Buddhism in Myanmar language. Among his famous works were those of the short and concise poem-like rhyming verses of social duties extracted from Sanghāla Sutta.

Background of Singala Sutta

Social duties for all human beings are defined and described in Singāla Sutta. This particular sutta was expounded by the Buddha while he was residing at the monastery in Bamboo Grove near Rājagaha about two thousand-six hundred years ago. The Buddha expounded the sutta to a young man called Singālaka who rose early in the morning, having gone out from Rājagaha, and worshiped the various directions such as the East, the South, the North, the West, the Nadir and the Zenith. The Buddha, seeing Singālaka worshipping the various directions with his palms together, asked the young man the purpose of such behavior. Then the young man answered with great respect to the Buddha that he was worshiping the various directions simply because his father had taught him to do so. Therefore, in order to obey his father he said he worshiped the directions early in the morning everyday.

Having had an answer from Singālaka, the Buddha expounded that according to Ariyan teachings (noble teachings) the worshiping of merely six directions was not said to be rational. In other words, the six directions were not to be worshiped in this manner. A wise and noble disciple should regard the six directions as follows: parents should be looked upon as East, teachers as South, wife and children as West, friends and associates as North, servants and employees as Nadir and sama1as and  brahma1as as Zenith. Instead of worshiping towards just the directions, there are duties to be observed by individuals in accordance with their social status. The Buddha expounded these duties in a very comprehensive context in Singāla Sutta.

Adaptation of Singāla Sutta in Myanmar

There are altogether (11) different sets of Social Duties for all human beings  of different social status. Singajā Sayardaw translated these duties into Myanmar language in rhyming verses, such as Duties for Parents; Duties for Sons and Daughters, Duties for Teachers; Duties for Pupils; Duties for Husband; Duties for Wife; Duties for Friend; Duties for Leaders; Duties for Employee; Duties for Laymen towards Sama1as; and Duties for Bhikkhu towards Disciples. Because of their rhyming effect, these verses are easy to remember. In olden days, people learned these verses by heart and passed on to the younger generations by teaching the verses informally. During the time of Singajā Sayardaw, there were no public schools in Myanmar. Education was provided by means of monastic schools. The first formal school was established with the patronage of King MinDon, but it was meant only for the royals. When Myanmar fell under the British, public schools were opened under British rule. Then there came the national schools which were independent of the British system and run by Myanmar patriotic nationals. These schools offered curriculum containing morals and ethics in which the above mentioned Social Duties were included. This marks the beginning of the teaching of Social Duties in formal schools. After Myanmar regained the independence, the new education system under the Myanmar government included these Social Duties in the primary textbooks of Myanmar literature. These contained the Social Duties for pupils, the Social Duties for teachers, the Social Duties for Sons and Daughters and the Social Duties for Parents. From then on, these verses have been taught in primary level of every school all over the country. In primary, it started with the Duties for Pupils which are prescribed in the Myanmar literature text book for the first graders. Duties for Pupils are as follows.

Duties for Pupils 

  • Rise from the seat when the teacher comes;
  • Attend and wait upon the teacher;
  • Obey his words;
  • Offer personal service;
  • Learn, think and recite what has been

As mentioned above, the duties for pupils are very simple, easy to understand and easy to practice. When rising from the seat, it is not only for a single student to stand up from his seat but for the whole class to rise together uniformly. This is the beginning of establishing team spirit among the children. Even though these duties for pupils are precise and straight forward, when they are taught in the class rooms, teachers usually elaborate them and teach them in comprehensive explanations. The word choice of the translator Singajā Sayardaw is exceptionally plausible. When he translated the original Pāli verses to Myanmar, the words he used carry wide spectrum of meanings. Thus when the duties are taught in the classroom or else where they can be explained and understood in many ways. In Myanmar translated verses, the meaning of the first duty of pupils conveys not only to rise from the seat when the teacher comes but also to be alert and be ready to learn lessons, and of course to avoid laziness. Here, in these verses, the duty to offer personal service is perceived with extended meanings. In olden days, pupils offered personal service by giving helping hand in doing house chores at teacher’s place including the habit of providing foods occasionally. Currently, in some rural areas and in the country side, pupils help their teachers in collecting water, chopping firewood, etc. Bringing food for teacher is very common in both rural and urban.

For Myanmar pupils this is not the complete accomplishment of their duties. They go further beyond this. Teachers are given the same status as parents. Therefore, when the teachers get old and need care and help, pupils look after them like their  own parents. The tradition of holding Ācariya Pujā is very common in Myanmar. At these occasions, both former pupils and current pupils pay respect to their teachers. They also offer cash, food and clothing, medicine and other essential items for their teachers. Apart from once a year Ācariya Pujā, pupils pool money and also raise funds to provide support on regular basis for the needy teachers. One good example is the MEHS network which is a global network of the alumni of Methodist English High School, Burma (Myanmar). Although it was a missionary high school, as the name says, students who went to this private high school but are now working and living at different corners of the world create a network, one of the major aims of which is to take care the social welfare of their former teachers. This aim has been realizing for more than two decades and is successful. This is because even though it was a Christian missionary school, pupils there were taught the duties since their younger days. The duties are firmly afflicted in their hearts. This shows that distance cannot deter the closeness and ties of cohesive relationship between teachers and pupils.

Duties for Sons and Daughters

  • Support the parents in return;
  • Manage affairs on their behalf;
  • Maintain the honour and the tradition of the family;
  • Make oneself worthy of inheritance;
  • Offer alms on behalf of the departed

As mentioned above, there are altogether five kinds of duties for sons and daughters to be observed. The first duty is to give support to parents. Myanmar people interpret the word ‘support’ into two categories: physical support and mental support. Physical support doesn’t merely mean providing necessary things and financial assistance but to give personal attendance, for instance, preparing meals for parents and have meals together. Mental support means as simple as giving loving kindness (Metta) to the parents. When the parents get older, it is a duty for sons and daughters to manage matters on their behalf. These matters can be internal like family affairs as well as business affairs and external like social affairs.

Again it is very important for sons and daughters to maintain the honor and tradition of their family. Those who disgrace their family’s dignity are ultimately irresponsible of their duty. Another important duty is to be worthy of inheritance. There are many examples in Jātaka which illustrates about the sons and daughters  who were not worthy of inheriting their parents’ wealth. They are said to be unworthy of inheritance because they did not pursue education, they were lazy, they were incompetent, they wasted time, and the worst of all, they did not listen to their parents and teachers. As a result, even they were left with massive wealth, they could never sustain those wealth, but they ended their life in poverty. Lessons are learned from these Jātaka stories and children are always taught to become the ones who are  worthy of inheritance. When children are taught this duty, it is further elaborated that being worthy of inheritance is an auspicious attribute of good sons and daughters. Thus children who want to become good sons and daughters should not overlook this duty.

Parents are great benefactors for children. For the gratitude we owe to our parents, we, in return take care of our parents when they are old. We look after them, when they are sick. For Buddhists, this is not sufficient. When parents have passed way, it is our duty to do good deeds on their behalf and share those deeds to the departed parents so that if the parents are reborn in unpleasant planes they can receive the share of good deeds and their sufferings can be alleviated. This is a must do duty for all sons and daughters in Myanmar who claim themselves as Buddhists.

Therefore, it is clear that duties for sons and daughters are not only concerned with the welfare of parents’ present life but also with after life of the parents. Having learned these simple duties as their responsibility, children usually reluctant to go against these duties for they will be regarded as bad sons and daughters. By fulfilling these duties, sons and daughters are in deed making their relationship with parents stronger.

Duties for Teachers

  • Instruct the pupils well
  • Admonish and give a good guidance
  • Train in all the arts and sciences
  • Protect from dangers
  • Entrust the pupil to appropriate person

As mentioned above, apart from teaching, there are several tasks for teachers to accomplish according to Buddhist teachings. The meaning of the verses are further elaborated that teacher shall not discriminate among pupils according to their personality, intelligence or background. In addition, when it is said ‘admonish’, it  does not refer to mere preaching but a proper admonishment with constructive attitude and to give pupils a proper guidance. Again it is a teacher’s duty to provide academic education as well as to endow the pupils with necessary knowledge which will be useful in their everyday life. Teacher should also aware the fact that pupils are subject to unforeseeable and foreseeable dangers and they should endeavor to protect their pupils from these dangers. That is why when people are in trouble, they usually seek help from their teachers. Whenever people need help or advice and if their parents are incapable of providing one, they can always seek guidance and assistance from teachers. In fact, teachers become second parents next to the real, biological parents. Teachers are also like shelters for their needy students.

Among all teachers, the Buddha is an unrivaled ideal teacher. He admonished the creatures with karunā which is accompanied by pānñā. Thus teachers are supposed to teach their pupils with karunā . The last duty for a teacher is to entrust the pupil to appropriate person or institution for either further study or career prospect. Nowadays, in this competitive world, the role of referee has become important and essential. Without a good referee and good recommendation, it is hard for young people to join preferable university or to get desirable job. Thus, it is a duty of a good teacher to refer his or her pupil to a place where the latter can shape a better future. For all this teachers earn pupils’ care in return as mentioned before. Hence, it helps to strengthen the cohesiveness between teachers and pupils in the long run.

Duties for Parents

  • Restrain their children from evil;
  • Encourage them to do good;
  • Give them education and professional training;
  • Arrange suitable marriage for children;
  • Handover property as inheritance to them at the proper

According to these verses, there are altogether five prominent duties to be observed to become proper parents. These duties are quite simple, yet need a strong will and commitment to accomplish all. The meanings of the verses can be further elaborated as follow. As the Myanmar saying goes, parents are the first teachers of children. Before children are sent to school, they are taught by their parents starting from the manners and etiquette. Then the very first and foremost duty of parents is to deter their children from doing evil deeds. When we say ‘evil deeds’, it also refers to physical, verbal and mental actions which are irrational, inconsiderate, selfish, unwise and harmful to others as well as one-self. In so doing parents should set themselves as good examples for their children to learn properly. They should be their children’s role models. Providing education and professional training for the children is another must do duty for parents. Regarding the duty that is to arrange marriage for sons and daughters, in Myanmar tradition, arranged marriages are not popular in the society. Young people always have the freedom of choice to choose their life time partners. Once they have made suitable choices, parents support them to hold proper wedding by giving their blessing and approval, and also provide necessary support to start a family. Again parents continue to support their children whether or not they live under the same roof with the parents or living separately from their parents. Even when the parents are incapable of supporting their children, the children feel safe just by the existence of their parents. Finally, the well-off parents hand over property to their children as inheritance. Although, these are the duties for parents, they are taught to children in early age so that they can apply in their later life.

In addition to the aforesaid four categories of social duties, the Duties for Leaders are also being taught. This is believed to be necessary on the ground that children are leaders of future and it will be useful to learn these duties since early age.

Duties for Leaders

  • Be alert;
  • Be motivated;
  • Be kind;
  • Be patient;
  • Be rational in analyzing

The duties for leaders are as simples as all the different sets of duties described above. They are in fact very basic human qualities. Again, Singajā Sayardaw’s word choice in translation is very precise that the duties are easy to memorize.

All the above mentioned verses are well explained and widely taught not only in the primary level schools but also in the informal Buddhist summer schools in Myanmar. At these summer schools, children are taught prominent suttas like Ma1gala Sutta, Metta Sutta, Life story of the Buddha and the translated verses of Singāla Sutta. Again, on the back cover of exercise books, these duties are printed. So children who use these exercise books are always aware of the duties. For Myanmar people, these verses are used as yardsticks to justify their behavior. If something undesirable happens, we can always make self analysis through these yardsticks and try to come up with better solutions.

Conclusion

Singāla Sutta highlights the social duties for mankind. These duties can be observed by anyone regardless of race and religious background. It can be said so because Myanmar, although it is composed of different ethnic groups and going multi-culture under the influence of globalization and modernization, it still maintains the cohesiveness in families. People’s lifestyle and attitude may change but the values they believe in are not extinct due to the fact that they live with the social duties that they have adopted from Singāla Sutta. Hence, it is obvious that cultivating social harmony is not an impossible endeavor. If each member of society accomplishes their respective responsibility, misunderstandings and resentments that lead to conflicts  will be alleviated. One part of building harmonious society is to reconnect people through the social duties which are universal, thus it is timelessly advisable to people of any generation to study these duties and to live with them so as to create harmonious society.

References

  • Buckles D. (1999).Cultivating Peace. IDRC.
  • D.P.P.S (2000). How to Live as a Good Buddhist, Volume 1. D.P.P.S Press.
  • Hla Din (1966). Myanmar translation from Forty years in Burma by Dr. Marks. National Publishing House.
  • Htee Chai Ti Taw Sayardaw (1998). TharThaMeeHuThe. Nawarat Press. Jenkins J. (2002). Contemporary Moral Issues. Heinemann.