Showing posts with label Đạo Sinh. Show all posts
Showing posts with label Đạo Sinh. Show all posts

Friday, October 6, 2023

Tue Sy: PIANO SONATA 14

by Dominique de Miscault


                                        PIANO SONATA 14

                                                  By Tue Sy


Outside the locked gate, a little boy was drawing back against the hedge of hibiscuses. He looked at the quiet monastery in the dark. It was not the first time he came back late; and he, too, was not the only one to come back late. Accidentally or otherwise, the little boys of the monastery had broken a bar of the gate at an end. So, by simply drawing it a little aside, they could slide out and later get back into the monastery easily, of course not forgetting to move the bar back to its former position.

The gate always kept silent since it could not know anything about the boys’ undisciplined actions, nor could the abbot of the monastery. He trusted so firmly in the security of the gate and his predominant presence in the monastery. So he had no doubt that all monastic activities were being regularly carried out under his permanent supervision, and according to strict rules that he always claimed to be absolutely observed. But the boys had sought an exit of their own, and of course none of them would tell him about it. Meanwhile, the gate could speak nothing at all.

It was, however, not by that mutely tolerant gate that Nghi had first slipped out of the monastery. In the backyard was a barbed wire fence, without any hibiscuses or plants of other kinds grown along; and, as a little boy, he found it so easy to crawl out under the lowest wire of the fence onto a nearby vegetable patch, about twenty feet far from which was a small lane, wide enough for two bikes riding side by side.

Then it was by the end of summer vacation.

After the customary practice of evening meditation, Nghi walked to the back of the monastery to take a piss by a thick growth of bananas. Watching the gleaming stream of his urine falling down the grass, he felt greatly comfortable as if his heart were a little enlarged. The rows of fresh vegetables ahead looked nicer than ever. He listened to the rhythm of dancing moonlight as white as mist sparkling on the greens at midnight. The sound was so pleasant and charming. All plants and trees stood still in the peaceful and graceful atmosphere. Listening rather attentively, he could recognize that the sound was coming from beyond the lane. In the monastery it was not rare for the little novices like him to sneak in the shrine to take away bananas from the altars, or slide into the vegetable patch to pick up some vegetable, which would be prepared together with thin girdle-cakes and very hot soy sauce for their secret, interesting parties. So to slide into the patch was nothing unfamiliar to him, though he never took part in sneaking vegetables.

Now the sound from beyond the lane became more and more alluring. Nghi could hardly keep calm. He bent down, crawling under the barbed wires into the vegetable patch. When reaching the lane, he could precisely fix the direction of the sound. At that time not only the lane but even the surroundings were quite deserted. Along the lane there was only a house, hidden behind thick trees. He decided to turn left because it was clear that somebody was playing music over there.

Through the front window of the house Nghi saw a long hair waving gently in harmony with the melodious tunes and slow rhythm of the music. A bit higher was a milk-colored bulb covered in its warm light. Suddenly the music stopped. Nghi was somewhat surprised. He saw a human figure appearing by the window. He wanted to run away but he could not. If he had done so, he thought, he could have been taken to be impolite or even suspected of doing anything wrong. Certainly he would be heavily punished if he was known to have got away from the monastery. Earlier some neighbors had ever complained with the abbot about troubles made by the little novices, and it then was difficult for them to escape punishment.

After a while, seeing that the figure remained unmoved, Nghi was about to run away; but suddenly he heard a female voice from inside the window:

“Who’s there?”

Nghi did not know how to answer when he heard another question:

“You’re a novice from the monastery?”

With such an accent she was undoubtedly a native of Hue. Her voice sounded formal but very gentle. He naturally felt some affection for her.

“Yes,” he said.

“Where are you going when it’s so late?” asked the girl.

Nghi did not answer directly. Instead, he boldly pushed the gate, which was half closed.

“Well, on hearing the music I wanted to see where it was coming from,” he said frankly.

His face appeared clearly in the light from the window. The tuft of his hair dropped ahead, covering part of his front. Under the long, curved lashes were his bright, innocent eyes. Stroking the tuft aside, he said:

“Hi, ma’am.”

“Have you crawled across the fence?” asked the girl.

The little novice smiled, winking his eyes humorously—the smile of a little boy, pure and naive, but so humble and modest in a world fraught with a great variety of formality and solemnity; the scarce childhood of a person who was learning how to hunt for wishes beyond the reach of humanity.

The girl smiled, too. She threw back her long hair and said:

“Come in, Little Novice.”

She walked to the left to open the door, and the boy stepped inside. In the room, besides a small table and a bookshelf, there was only one thing strange to him. It was a piano placed close to the wall, opposite the window. He walked there, touching the instrument with his two hands and watching closely the white and black keys arranged in a straight line. His eyes lit up with interest. The girl sat down on a short bench in front of the piano, leaning her upper body against the keyboard.

“Why do you enter the monastery?” she asked.

“I’m living with my Master there,” the boy said.

At this he put his hand on the keyboard and pressed down. Several different notes sounded at once. When he put off his hand, he heard the tones lingering and running into the piano as if they were sinking deep in the vast darkness behind.

“Do you like playing piano?” she asked.

“My Master does not permit it,” the boy said. “Some monks have secretly learned it, but he’ll punish them if he knows.”

“Some monks?” The girl asked in surprise.

“Yes, they’re as old as you.”

“What’s your name?”

“Nghi.”

The boy moved a little aside and stood up, looking closely at the keys. He raised his right fist, then pointed the forefinger at a black key. The finger swept it and touched a white key. One after another the two notes sounded, not regularly.

“Would you like to learn?” the girl said.

“No, my Master would blame me for doing so,” he said, standing on tiptoe to look at the wall behind. The sound might be running back there, he thought; yet, the piano was so close to the wall.

“But you can crawl across the fence as you used to,” the girl said. “It would be hard for your Master to know.”

“I dare not.”

He suddenly turned his back, saying, “I have to go. Bye, ma’am.”

Not waiting for the girl’s reply, he opened the door and ran off. A human figure appeared by the window again, but the boy did not turn back his head.

Crossing the vegetable patch, he crawled through the fence and ran into his room. In the dark a voice suddenly sounded:

“You wretch!”

Then he heard somebody turning over in bed, then a loud slap, and a shout:

“Eh, what’s wrong?”

Nghi knew it was Dam’s voice, and the other was Mui’s, a little novice, because only the latter could often speak in sleep as such.

During the days that followed Nghi seemed to forget all about his recent getaway. He was again absorbed in playing with the other boys, in his everyday work in the monastery. His service as a little novice was to make tea, dust chairs and tables, and clean the abbot’s room. No one could know what was being formed in his mind during those days of his childhood. His formality in putting the tea-pot on the tray, his respect in hanging the rosary in the glass-doored cupboard, his deliberation in arranging flowers in the pot, or a pen on the desk, or a book his Master was reading, all of these should not have been the manners expected from those purely black eyes.

Day after day he had to study further the meaning of impermanence, of suffering, of illusions, which were weighing on human life. His eyes remained bright, his smile childish. The human body, made up of four elements, was as impermanent as a tree by the river, a grass on the wall of a well. Were all these things viewed as illusions? Who would dare say that the impermanence and suffering of a human could not be unreal? However, he was fond of learning them, of watching those illusions conveyed in the straight lines of small characters which he always tried his best to copy down as neatly and formally as his Master. Also he was attracted by moon-lit nights. Then, he often walked to the back yard, sitting with his arms clasping his knees in the shade of trees thinking. Among the others of the monastery only the abbot took notice of this, because he knew that the boy then was sitting alone, weeping. Sometimes, seeing him there, he led him back to his room, where he was living with the other three boys nearly of his age.

In a corner of the room was a small altar, made for him by the abbot’s order. Now the other boys were sleeping soundly. The monk lit a candle. On the altar appeared clearly the half-length portrait of a woman, a little over thirty years old, whose face rather resembled the boy’s. Burning an incense stick and putting it in the incensory, the monk said softly:

“Your mother is still with you. You do not see her, but she does. Don’t weep any more. Your mother would be sad. Sit down with her. Remember to blow out the candle before going to bed.”

Then the monk stepped out.

The boy sat down. He looked at the portrait, then at the flickering candle. He did not know how often he had done so year after year. Every day he was studying hard and playing joyfully with his friends; yet, sometimes, he sat alone, weeping. Thus his body was nightly permeated with the secret warmth from the burning candles in the deeply quiet atmosphere of the solemn, secluded monastery.

Nghi blew out the candle; yet he did not go to bed. He stepped out, lightly closing the door. In the backyard of the monastery the moon was shining. The vegetable patch over there was quiet. He looked at the pile of tiles, which the novices were told to remove there in the afternoon. They would be used, the deacon said, for roofing the Temple of Goddess Five Elements.

In these days there were often intense quarrels among the monks, which were mostly related to the deacon. He was protested by other monks and frequently blamed by the abbot. The deacon assumed that those quarrels might be caused by some conflicts between the elements metal, wood, water, and so on, of the land. So he had the idea that the Goddess Five Elements should be venerated to keep the monastery in peace and security. The temple of the goddess had been built long ago, just before the arrival of the deacon, and even of the abbot. The monastery was once a private temple, which was later donated to the Church as a seat of learning for young monks. As youths, most of them were very mischievous. No sooner had they been received into the monastery than they turned down the incensory on the Goddess’s altar and wrote the four words “she has gone off” right on the wall where her name-tablet took its place. During the terms of two abbots and four deacons she had not been invoked to occupy her place again until the present deacon had the idea.

Hearing his explanation of why she should be invited to come back, the little novices had a much stronger dislike for her possible return, simply because the monks, if they would be punished for their quarrels, could not have much opportunity to bully them, especially Dam and Mui. Frequently punished by the deacon, these boys wished him to be blamed by the abbot as often as possible. They had suggested to Nghi that, after the monks all went to sleep, they would go out together and take a piss on the tiles so that the goddess would give up her idea of returning, if any. They also asked each other not to tell little Dai, whom the deacon liked best, fearing he would reveal everything to him.

Thus, after dinner they had drunk a lot of water so that they would be able to make as much water as possible. The other two boys, however, were then sleeping well while the monks did not yet go to bed. Yet, Nghi, remembering his secret promise, hurried towards the pile of tiles. He completely forgot that he had just wept before the altar of his mother, that the abbot had told him to blow out the candle before going to bed. He climbed up the pile, stood in the middle and, turning himself around, began to urinate just as he was watering vegetables. He felt extremely joyful.

All of a sudden he recalled crossing the vegetable patch a few days before. Jumping down the pile of tiles, he ran toward the fence, crossing the barbed wires onto the vegetable patch. When reaching the lane, he went on to run into the house of the girl he had seen a few days before but had not known her name. In the light shed through the window, he saw her head hanging over a book, with a pen rolled between her fingers. He held on to the window-sill and climbed up.

“Hi, ma’am,” he said.

Startled, the girl turned her head back. Her eyes opened wide in amazement. How lovely they looked, Nghi said to himself. Not waiting her reply, he said:

“I haven’t got your name.”

The girl smiled. All her appearance, he thought, was different from his mother’s, particularly her smile. He could not remember what his mother’s smile looked like. Nor could he remember if she had ever smiled. The only thing he could know was that in the portrait her mother never smiled. In everyday life, he did not care what some girls’ smiles looked like when they were talking with the monks at the monastery. Yet, on the altar behind the shrine he saw some photos in which the dead smiled. When the novices were told to dust the photos, Dam often spoke loudly:

“Ah, the dead also know how to smile, boys.”

Mui, who then was somewhere about, came up and said:

“Eh, don’t laugh at it. If you do, the retribution will be that your teeth would all fall out.”

Now, in the light from the milk-colored bulb Nghi saw the girl’s smile was so lovely as her eyes.

“My name’s Nhu Khue,” she said. “Is it O.K.? You are so playful, in contrast with your appearance.”

Nghi climbed up the window into the room. He looked disappointed at the sight of the piano already closed. He recalled the sound he had heard that day. The girl could recognize some searching in his eyes, which were slowly sweeping over the instrument. The brown surface of the piano was shiny. And his eyes, which were as bright as ever, were sparkling in search of something quite indefinite.

“Would you like to play?”

“Only you can. Not I.”

“Let me teach you,” the girl said. “Your Master would not know.”

The boy hung his head out of the window, watching around. To the right was a small lawn, spreading toward the back of the house. In a corner of the hedge was a sophora japonica. Here and there before him were some clusters of flowers whose names he did not know. The girl walked there. She stood against the window and looked at the garden, too.

“May I teach you how to play piano now?” she said.

“Right now, ma’am?” he was surprised. “How interesting it is! Let me open it.”

Nghi was feeling overjoyed, indeed. He walked back to the piano, watching it carefully, then putting his hands on the iron knobs. Of all the instruments there were only these two knobs that he could get hold of. He drew the knobs and the lid opened up, but he could not pull it out. The upper part of the instrument kept unmoved. Turning it up, he was about to pull strongly when the girl spoke loudly:

“Be careful! It may be damaged.”

She gently pushed the lid into the case of the instrument. Nghi felt very cheerful. His ten fingers swept on the keyboard. The keys competed to move up and down, sounding boisterously.

“It’s too late for you to learn now,” the girl said.

“Remember to come early next time.”

“Well, I can’t. I have to recite my lessons to my Master,” said the boy. “Moreover, if I come here so often, he’ll punish me.”

It then was late at night. The suburb was not so far from the center of Saigon but everybody might already go to bed. In the shade of verdant trees the houses, which were thinly scattered, dozens of feet apart, looked much more secluded.

Living in the monastery for a long time, the novice was so much accustomed to everyday visits by numerous pilgrims that he seemed to have given up any discrimination between strangers and acquaintances. To know their faces and names was probably enough for him to regard them as his relatives. So he always showed a very cheerful look, which made the girl feel very close to him. She wanted to give him a kiss on those noble eyes, and at the same time she did not know if the gate of the monastery would be able to detain forever a novice of such graceful poise and bearing. Who could be quite sure to have seen the shadow of worldly illusions in those eyes? She did not know and could not yet know the novice’s respect and his glint which was as mysterious as the smoke of burning sandalwood. Yet, she might, at the present moment, see clearly more than anyone else some intense passion in those eyes, even though she had never felt the intense warmth of a lonely candle, absolutely tranquil at midnight. She suddenly felt, just as a bamboo-painting artist did, that there appeared abundant images of bamboos in her innermost mind. She wished that intense passion would not die out so soon under indifferent monastic rules. Also she felt as if she were gently stroking the little ripples on a lake. Again she sat down at the piano. With her left hand wide open, her thumb and little finger touched two black keys, while the forefinger and ring-finger swept over various black and white keys. Nowhere else could Nghi see such an immense grace as that of her fingers. He stroked his tuft; and suddenly he also opened his left hand and pressed the keys. Nhu Khue shouted, not stopping her playing:

“Don’t be such a spoil-sport!”

Nghi drew back his hand. He turned around to her right. Watching her for a moment, he held out his right hand and pressed down four white keys at once.

“You’re so pesky! I’ll stop playing now.”

The novice stepped back, hiding himself behind her. The girl stood up. She found him bewildered, disappointed.

“How old are you?”

“Twelve.”

“What school do you go to?”

“Ho Ngoc Can. Do you know it?” he said. “I’ve taken morning class there. I’m of the sixth grade next school year.”

“Have you often gone out?”

“You’re asking too much,” the boy said. “My legs are wearing out.”

Taking hold of the window-sill, he jumped up and took a seat there, saying:

“I may not go out without my Master. Otherwise, I have to slip out, like tonight.”

Nhu Khue laughed. This novice was really very much alive. She wanted to touch his tuft and stroke it down along. She stood against the window and looked at the sky. The moon, some stars scattered in the deep night. And how lonely a star in the great distance!

“Are you sleepy?” she asked.

“No,” the novice said. “I often sit up all night on New Year’s Eve.”

“Why?”

“I’ve been used to it,” he said. “Years ago my mother led me to my Master, then she left. In that New Year Festival I couldn’t sleep. I missed her. Some months later my master said she had died. I don’t know where. I have an altar for her in my room.”

Nhu Khue felt his arm touching her. She looked back. He was throwing his tuft aside.

“Do you want to go home now?”

“I will when you feel sleepy. Maybe my Master thinks I was sleeping in my room,” he said. “Ooh! I have to go. Remember to call on my monastery someday.”

He jumped down and ran toward the gate. The girl followed him with her eyes, a white figure dying out quietly beyond the hibiscus hedge.

Walking past the meditation hall, Nghi saw the abbot sitting in a chair, gazing at the front gate. The gate was locked. The road seemed to run without end. The tone of the piano sounded freely, lingering into the vast darkness outside. Silently Nghi looked at the back of his Master. He was gazing at the darkness on the road, and he knew it was Piano Sonata 14 played in the style of sostenuto, slow but sinking forever into the dark just as the little waves covered with moonlight were sleeping soundly on the sand.

Soon Nghi, too, knew it was Piano Sonata 14.

🍎

English translation by Dao Sinh


Piano Sonata 14

TUỆ SỸ

Đứng bên ngoài khung cổng sắt đã khóa kỹ, Nghi nép vào hàng dậu được kết bằng cây dâm bụt, nhìn vào bóng tối yên lặng đang bao trùm cả tu viện. Đây không phải là lần đầu tiên chú về trễ, và cũng không phải là người duy nhất về trễ như vậy. Các chú ranh mắt, hoặc vô tình hoặc cố ý, và bằng cách nào đó, đã làm cho một chấn song của cửa sắt gẫy hết một đầu, chỉ cần kéo nhẹ qua là lách mình vào lọt. Rồi sau đó nắn lại, cánh cửa sắt vẫn lầm lì như không hề biết đến những cuộc vi hành ngoài luật lệ thỉnh thoảng vẫn xảy ra. Sư trưởng của tu viện không hề hay biết. Ông vẫn tin ở sự cứng chắc của nó, như tin vào sự hiện diện vừa hữu tình vừa vô tình của mình ngự trị khắp tu viện, giám thị mọi sinh hoạt của các sư tăng trong một thứ kỷ luật nghiêm khắc mà ông cho là đương nhiên. Không ai nói cho ông biết gì hết. Mọi người đều chuẩn bị sẵn cho mình những lối ra vào cần thiết. Cánh cửa lại không bao giờ biết nói.

Nhưng lần đầu tiên Nghi vượt ra ngoài giới nghiêm của tu viện không phải ngang qua cái cổng bao dung ngầm đó. Chú đi bằng ngõ sau. Đó chỉ là một hàng rào bằng kẽm gai, không có trồng dâm bụt hay một thứ hoa lá nào, chỉ cần cúi rạp mình xuống, cẩn thận vén các tà áo, có thể ra vào như không. Phía sau tu viện này là một vườn rau chạy dọc sát rào của nó. Băng qua vườn rau khoảng hai chục thước là một con đường đất, rộng vừa đủ cho hai chiếc xe đạp tránh nhau.

Bấy giờ là tháng cuối của mùa nghỉ hè. Sau giờ tĩnh niệm thường lệ mỗi tối, Nghi ra phía sau tu viện để tiểu, vì chỗ này có nhiều bụi chuối kín đáo. Nhìn dòng nước lấp lánh dội lên đám cỏ, chú nghe trong người khoan khoái, tâm hồn như mở rộng. Những luống cải xanh mát của khu vườn trước mắt đẹp hẳn lên. Chú nghe luồng trăng bạc như sương khuya lấp lánh đang nhảy múa chập chờn trên các luống cải. Âm hưởng ngọt ngào và quyến rũ. Cây cối im lìm trong một cảnh tượng thanh bình và trang nhã. Lắng tai nghe kỹ hơn, chú nhận ra âm hưởng đó từ phía bên kia con đường đất lan truyền đến. Ăn cắp chuối trên bàn Phật, hay lẻn qua vườn rau nhổ bậy vài bụi cải cho những cuộc kiết tập kín đáo, với bánh tráng mỏng và nước tương dầm ớt thiệt cay, đó không phải là chuyện hiếm có giữa các chú tiểu. Mặc dù Nghi chưa lần nào được giao phó công tác hái trộm rau, nhưng lẻn chui qua bên ấy là một việc hết sức tự nhiên.

Lúc này thì cái âm hưởng quyến rũ kia cũng tự nhiên một cách vô tình khiến chú rạp người xuống, chui qua hàng rào kẽm gai, băng qua vườn, sang tuốt con đường đất. Nơi đây chú có thể phân định phương hướng phát ra âm thanh chuẩn xác hơn. Vào giờ này, không chỉ là con đường vắng vẻ, mà cả một khu vực cũng hoàn toàn vắng vẻ. Suốt con đường về phía tay trái phỏng chừng đó, duy nhất chỉ có một ngôi nhà ẩn sau nhiều bóng cây rậm rạp. Chú rẽ phía trái, rõ ràng đang có người chơi đàn trong đó.

Xuyên qua khung cửa sổ, chú thấy một mái tóc chảy dài, nghiêng nghiêng theo âm điệu to nhỏ và tiết điệu buông lơi của tiếng đàn. Trên cao một chút, bóng đèn sữa đục được ủ trong một ánh sáng ấm áp của chính nó. Tiếng đàn đột ngột dừng lại. Chú ngơ ngác. Nhưng bóng người đã hiện rõ trên khung cửa. Chú muốn bỏ chạy, lại e là vô lễ, hoặc có thể là bị nghi ngờ. Lỡ người ta sang mách bên chùa, nhất định chú bị phạt nặng. Hàng xóm cũng hay lên chùa than phiền các chú phá phách, và các chú có khi bị phạt tập thể.

Đợi một lúc, không thấy người đó động tĩnh gì cả, Nghi dợm chân muốn chạy. Nhưng tiếng nói từ bên trong vọng ra:

– Ai đó?

Nghi không biết phải trả lời mình là ai. Lại có tiếng hỏi:

– Điệu bên chùa phải không?

Cô này nhất định là người Huế. Giọng nói nghe kiểu cách, nhưng dịu dàng. Nghi có cảm tình ngay.

– Dạ.

– Chừng ni điệu còn đi mô khuya rứa?

Nghi không trả lời ngay, và không chút ngần ngại, đẩy cánh cổng đi vào.

Cổng chỉ khép hờ.

– Dạ, nghe đàn. Chạy đi coi thử.

Gương mặt chú hiện rõ qua ánh đèn đang hắt ra ngoài. Chỏm tóc lệch qua một bên, phủ mép trán. Đôi mắt sáng ngây thơ dưới hàng mi dài và cong. Chú đưa tay lên vuốt chỏm tóc.

– Dạ, thưa cô.

– Điệu chun qua rào hả?

Chú cười. Chớp hai hàng mi tinh nghịch. Nụ cười của trẻ thơ, trong trắng và hồn nhiên, nhưng quá nhỏ nhoi và khiêm tốn giữa một thế giới đòi hỏi quá nhiều sự trang nghiêm và kính cẩn. Tuổi thơ hiếm hoi cho một tâm hồn tập sự săn đuổi những ước mơ ngoài tầm với bắt của con người.

Cô cũng mỉm cười theo chú, đưa tay hất ngược mái tóc về phía sau:

– Điệu vô trong ni đi.

Cô bước sang trái mở cánh cửa. Chú lách mình bước vào. Căn phòng, ngoài cái bàn nhỏ và một cái kệ sách, chỉ có một vật lạ đối với Nghi là cây  đàn kê sát vách tường nhìn nghiêng ra khung cửa sổ. Chú đi thẳng lại đó, níu hai tay lên thùng đàn, cúi nhìn chăm chú những phím đen trắng chen nhau sắp thành một hàng thẳng. Sự thích thú hiện rõ trên đôi mắt. Cô ngồi xuống, trên cái băng ngắn đặt trước cây đàn và tựa một nửa người lên dãy phím.

– Điệu đi tu chi rứa?

– Dạ. Nghi ở với Thầy.

Chú thừa dịp, đặt cả bàn tay lên phím đàn và ấn xuống. Âm thanh so le nhau cùng tấu lên. Khi cất tay, chú nghe chúng ngân dài, lẫn vào thùng đàn như đang chìm sâu vào trong bóng tối hun hút phía sau.

– Điệu thích đàn không?

– Thầy cấm. Mấy Thầy lớn bên chùa lén học, bị Thầy bắt được phạt hoài.

– Mấy Thầy lớn?

– Dạ lớn lắm. Lớn bằng cô.

– Chú tên chi?

– Dạ

Chú nhích người ra, đứng nhìn thẳng xuống phím đàn, nắm chặt bàn tay phải, chĩa ngón trỏ thọc lên một phím đen. Ngón tay bị trợt sang, thọc luôn xuống phím trắng. Hai âm thanh nối nhau, to nhỏ không tề chỉnh.

– Điệu muốn học đàn hả?

Tiếng đàn chạy lui vào vách tường, có lẽ vậy. Chú nhón gót chân nhìn.

Nhưng lưng đàn dựa sát vách.

– Thầy la chết.

– Thì cứ chun qua rào như tối ni. Thầy biết mô.

– Đâu được.

Bỗng nhiên chú xoay người lại.

– Thưa cô, Nghi về.

Và chú tự động đến mở cửa, cắm đầu chạy thẳng. Bóng người lại xuất hiện qua khung cửa sổ. Nhưng chú không quay đầu nhìn lại.

Băng qua vườn cải, rồi lách mình chun qua hàng rào, chú chạy thẳng về phòng. Trong bóng tối của căn phòng, chợt có tiếng nói:

– Mi chết?

Tiếp theo, có tiếng người lăn trên giường, tiếng vỗ chát và tiếng hô:

– Ê, làm gì kỳ vậy.

Nghi biết đó là giọng của chú Đảm. Còn kia chắc là chú tiểu Mùi. Chỉ có chú này mới hay ngủ mớ kiểu đó.

Những ngày kế tiếp Nghi hình như quên bẵng vụ chui rào của mình. Chú vẫn đùa giỡn, vẫn chăm chỉ làm công việc một chú tiểu trong chùa. Bổn phận hành điệu của chú là châm trà, lau bàn ghế và quét dọn trong phòng của sư trưởng. Không ai biết tuổi thơ trôi qua như vậy đang ấp ủ sự gì. Sự thành kính khi bưng ấm trà để vào khay. Sự ngăn nắp khi treo xâu tràng hạt vào tủ kính. Khi sửa lại ngay ngắn một bình hoa, một cây viết trên bàn, một quyển sách mà sư trưởng đang học dở. Tất cả những thứ đó không phải là kiểu cách mà người ta có thể nhìn thấy trong đôi mắt đen láy kia.

Hằng ngày, chú lại phải học về ý nghĩa của sự vô thường, khổ đau và giả tạo đang đè nặng kiếp người. Mắt chú vẫn trong sáng. Nụ cười vẫn hồn nhiên. Thân tứ đại giả hợp, như cây bên bờ sông, như cỏ bên bờ giếng. Tất cả đều là mộng tưởng, thì chắc gì cái vô thường và khổ não kia của kiếp người không là mộng tưởng. Nhưng chú thích học những thứ đó. Thích nhìn sự giả tạo đó qua những hàng chữ nhỏ ngay ngắn và chú lại càng thích nắn nót sao cho chúng được ngay ngắn trang nghiêm như chữ viết của sư trưởng.

Đêm trăng cũng thường quyến rũ chú. Những đêm như thế, chú hay ra phía sau tu viện, ngồi bó gối thu hình trong bóng cây. Nội cả tu viện này, chỉ có sư trưởng mới để ý. Vì sư biết rằng, đó là lúc chú đang ngồi khóc một mình. Thỉnh thoảng bắt gặp, sư dẫn chú về phòng. Căn phòng cho các chú tiểu ngủ chung. Chỉ có bốn chú, hơn kém nhau vài tuổi. Sát góc phòng là bàn thờ nhỏ. Đó là bàn thờ đặc biệt sư trưởng lập riêng cho chú. Bây giờ thì các chú nhỏ kia đã ngủ hết. Sư đốt lên một ngọn nến. Giữa bàn thờ hiện rõ ảnh bán thân của một thiếu phụ, tuổi khoảng trên ba mươi, gương mặt hao hao giống chú. Sư đốt nhang cắm vào bát và nói rất nhỏ:

– Má con vẫn ở bên con đó. Con không thấy, nhưng má con thấy. Con đừng khóc như vậy nữa mà má con buồn. Ngồi đó với má Lát nữa tắt đèn mà ngủ.

Sư trở ra. Chú ngồi xuống. Nhìn ảnh. Nhìn ngọn nến bập bùng. Một năm có biết bao lần như vậy. Hằng ngày chú vẫn chăm chỉ học, vẫn hăng say đùa giỡn với chúng bạn và thỉnh thoảng vẫn thường ngồi khóc một mình. Ngọn nến do đó cũng lần hồi truyền vào da thịt chú sự nóng cháy kín đáo giữa cảnh khuya tịch mịch trang nghiêm đầy thành kính đó.

Chú tắt cây nến. Thay vì leo lên giường ngủ, chú bước ra ngoài, đẩy nhẹ cánh cửa và khép lại. Phía sau tu viện, trăng vẫn sáng. Vườn cải bên kia vẫn im lặng.

Buổi chiều, thầy trị sự sai các chú tiểu chuyển đống ngói ở sân trước ra đây, dự định lợp lại miếu thờ bà Ngũ Hành. Dạo này, các sư trong chùa hay cãi nhau kịch liệt. Nhất là thầy trị sự cứ bị phản đối và bị sư trưởng khiển trách hoài. Thầy cho là các thứ kim, mộc gì đó trong đất tu viện khắc nhau. Thầy nảy ra ý kiến thờ bà Ngũ Hành để mọi việc êm thắm. Miễu của bà được xây từ lâu rồi, trước khi có mặt thầy trị sự và có luôn cả trước sư trưởng. Tu viện này vốn là một ngôi chùa tư được nhường lại cho Giáo Hội, làm chỗ tu học cho các sư trẻ. Nhưng các sư này đa số lại hay nghịch. Về đây chưa bao lâu, họ đã lật úp bát nhang của bà và viết vào vách miễu ngày chỗ bà ngự bốn chữ “Bà đã đi rồi”. Trải qua hai đời sư trưởng và bốn đời trị sự, nay đến thầy trị sự này mới có ý định mời bà về lại. Nghe thầy trị sự giải thích tại không có bà nên tu viện hay xảy ra những chuyện tranh chấp tư tưởng, các chú nhỏ lại càng không muốn bà trở lại. Vì các sư nếu cãi nhau nhiều sẽ bị phạt nhiều, bù vào chỗ họ hay ăn hiếp các chú. Nhất là chú Đảm và chú Mùi bị thầy trị sự phạt quỳ nhiều nhất, nên muốn thầy bị sư trưởng quở trách thích đáng. Hai chú nhỏ này rủ Nghi tối nay, đợi khi các sư ngủ hết, hè nhau ra đái lên đống ngói thật nhiều để bà không dám về. Họ dấu chú Tiểu Đài, vì chú này được thầy trị sự thương, sợ mách lại.

Sau bữa cơm tối, họ đã chuẩn bị uống nước thật nhiều để đái cho thật nhiều. Nhưng các sư chưa ngủ mà hai chú đó đã ngủ say hết. Nhớ mật ước, quên cả cơn khóc vừa rồi, quên má và quên sư trưởng, chú phăng phăng leo lên đống ngói đứng đái, xoay người tứ phía y hệt như tưới rau. Chú cảm thấy hứng thú vô cùng. Và chợt nhớ mấy người trước chui qua vườn cải.

Đái xong, chú chạy thẳng về phía hàng rào, chạy suốt sang con đường đất, và chạy luôn một mạch vào nhà có người đánh đàn hôm nọ. Và chú chợt nhớ mình chưa biết tên cô.

Ánh sáng còn hắt ra ngoài cửa sổ. Nghi thấy cô đang cúi đầu trên sách, hai tay vo tròn cây viết, vòng lên đầu quyển. Chú vịn tay leo lên khung cửa sổ.

– Thưa cô.

Cô giật mình, quay phắt người lại. Hai mắt mở to kinh ngạc. Nghi thấy hai con mắt đó dễ thương hết sức. Không đợi cô trả lời, Nghi hỏi luôn:

– Nghi chưa biết tên cô.

Cô mỉm cười. Nghi thấy cái gì ở cô cũng khác má mình hết. Nhất là nụ cười. Nghi không nhớ má chú đã cười như thế nào. Thậm chí không nhớ rõ là có cười lần nào không. Ảnh thờ trong phòng thì không bao giờ cười. Ngày thường, Nghi không hề để ý xem các cô lên chùa khi nói chuyện với các sư họ cười như thế nào. Các vong linh thờ sau điện Phật cũng có người cười. Mỗi khi các chú được sai lau ảnh, chú Đảm thường hay la lên:

– Người chết cũng cười tụi bây ơi.

Chú Mùi lẩn quẩn đâu đó, chạy lại nói:

– Ê ! Coi chừng quả báo chết mi không được cười đa nghen. Quả báo rụng răng hết.

Nụ cười của cô, Nghi thấy cũng dễ thương như đôi mắt của cô.

– Như Khuê. Được chưa? Điệu ni coi rứa mà hoang hè.

Nghi nhảy vào trong. Thất vọng, thất vọng nhìn cây đàn đã bị đậy nắp phím. Chú nhớ lại tiếng đàn hôm trước. Cô có thể đọc trên mắt chú thấp thoáng sự tìm kiếm, vì chúng chập chạp lướt trên thùng đàn. Mặt thùng màu nâu bóng loáng, mà mắt chú thì lúc nào cũng sáng, và bây giờ chúng lại lấp lánh trong sự tìm kiếm mơ hồ.

– Muốn đàn hả?

– Cô đàn chớ Nghi đâu biết đàn.

– Để cô dạy cho, Thầy điệu không biết mô.

Chú nghiêng đầu ra khung cửa. Nghe ngóng. Bên phải là sân cỏ nhỏ, chạy lùi về phía sau nhà. Góc rào kia là một cây hòe. Trước mắt, rải rác vài khóm hoa mà Nghi không biết là thứ hoa gì. Như Khuê cũng đến đứng dựa cửa sổ nhìn ra với chú. Cô nhắc:

– Cô dạy Nghi học đàn

– Học liền hả cô? Thích thiệt. Nghi dở đàn

Quả tình, Nghi đang khoái chí. Chú quay lại với cây đàn. Rảo mắt nhìn quanh, rồi đặt tay vào hai núm sắt. Khắp cả cây đàn, chỉ có hai cái núm đó là Nghi thấy có thể nắm được. Nắm và kéo, mảnh gỗ bật lên, nhưng kéo không ra. Phần trên nắp phím vẫn không động đậy. Chú dở ngược lên, định giật mạnh. Như Khuê chận lại:

– Coi, hư của người

Cô đẩy nhẹ nắp phím thụt vào thùng đàn. Nghi cao hứng. Mười ngón tay bấu luôn cả vào phím. Chúng thi nhau chạy nhảy tứ tung. Âm thanh rộn rã.

– Bữa ni học chi kịp. Khuya rồi. Bữa khác, Nghi nhớ qua thiệt sớm

– Dạ đâu có được. Giờ đó Nghi phải trả bài cho thầy. Mà qua hoài, thầy biết phạt chết.

Đêm đã khuya. Mặc dù đây chỉ là một khu ngoại ô cách trung tâm Sài Gòn không mấy xa, nhưng vào giờ này, có lẽ cả xóm đã ngủ hết. Nhà cửa thưa thớt, cách nhau vài chục thước. Thêm nhiều cây cối và tàn rộng khiến cho chúng càng thêm biệt lập và khuất nhau. Chú tiểu ở chùa, quen sự tự nhiên của mình đối với khách thập phương lai vãng, nên không biết thế nào là thân hay sơ. Biết mặt và biết tên, chừng đó như đã để đủ trở thành bà con ruột thịt. Nghi lúc nào cũng cao hứng, Như Khuê tự nhiên thấy mình đã thân thiết với chú vô cùng. Cô muốn hôn lên đôi mắt thần tiên của chú. Cửa chùa không biết có vĩnh viễn khép kín nổi con người có cái phong vận như thế. Nhưng chắc cũng có mấy ai có thể nhìn suốt qua đôi mắt kia mà thấy được bóng dáng của huyễn mộng phù sinh. Cô đâu biết, và chưa bao giờ thấy sự thành kính của chú và đôi mắt mông lung như khói trầm. Dù vậy, ngay lúc này, cô thấy rõ hơn ai hết, có lẽ vậy, sự nóng cháy đam mê trong đôi mắt thần tiên đó. Thế mà cô cũng chưa bao giờ thấy được sự nóng cháy của một ngọn nến lẻ loi giữa đêm khuya tịch mịch. Cô bỗng thấy trong thâm tâm mình bây giờ y hệt như một họa sĩ vẽ trúc đã mọc đầy trúc trong bụng. Cô mong cho sự nóng cháy kia không sớm bị dập tắt dưới những kỷ luật lạnh lùng nơi tu viện. Cô có cảm giác mười đầu ngón tay của mình đang vuốt nhẹ lên mặt hồ với những lượn sóng nhỏ.

Cô ngồi lại trước cây đàn. Bàn tay trái mở rộng, đầu ngón trái và ngón út cũng ấn nhẹ lên hai phím đen, ngón trỏ và ngón áp út điểm đều đặn trên các phím đen trắng bất thường. Nghi chưa bao giờ thấy ở đâu có sự dịu dàng bao la như những ngón tay đó của cô bây giờ. Chú đưa tay lên vuốt chỏm tóc. Bất chợt, chú cũng xòe rộng bàn tay trái, đập lên các phím đàn. Như Khuê vừa đàn vừa la:

– Đừng phá. Để người ta đàn cho mà

Nghi rút tay lại. Chạy vòng qua phía tay phải của cô. Nhìn một lúc, chú lại thò tay phải ra, đập một lượt bốn phím trắng.

– Phá hoài hà. Không đàn nữa.

Chú đứng lui, núp sau lưng cô. Như Khuê đứng dậy. Cô nhìn thấy chú ngơ ngác, thất vọng.

– Nghi mấy tuổi?

– Mười hai.

– Học ở mô?

– Nghi sắp lên đệ lục. Nghi đi học buổi sáng. Ngoài trường Hồ Ngọc Cẩn đó, cô biết không?

– Hằng ngày Nghi có hay ra khỏi chùa đi chơi không?

– Cô hỏi nhiều vậy. Nghi mỏi chân rồi.

Chú chống tay, nhảy lên ngồi trên khung cửa sổ.

– Đâu có được. Phải có Thầy dẫn mới được đi. Còn không thì trốn đi như tối nay đó.

Như Khuê cười. Chú tiểu này quả có lí lắc thật. Cô thích được nắm chỏm tóc của chú mà vuốt dài xuống, Cô đứng tựa mình lên khung cửa và nhìn lên bầu trời. Trăng khuya, lác đác vài ngôi sao. Một ngôi sao… xa quá…

– Nghi buồn ngủ chưa.

– Chưa. Nghi thức suốt đêm 30 rạng mùng 1 tết.

– Chi rứa.

– Tại quen. Hồi trước, má Nghi dẫn Nghi tới Thầy, rồi đi đâu mất. Tết năm đó, nhớ má Nghi không ngủ được.

Mấy tháng sau nghe thầy nói má Nghi chết rồi. Ở đâu không biết. Nghi có bàn thờ má trong phòng.

Như Khuê nghe cánh tay chú đụng vào người, Cô nhìn lại. Chú đang kéo chỏm tóc sang một bên.

– Nghi muốn về chưa?

– Chừng nào cô buồn ngủ Nghi về. Thầy chắc tưởng Nghi ngủ trong phòng. Ủa. Nghi về chớ. Mai mốt cô qua chùa chơi

Chú nhảy ngay xuống đất và chạy thẳng ra cổng. Như Khuê đứng nhìn bóng trắng khuất ngoài hàng rào bông bụp.

Ngang qua thiền thất, Nghi thấy sư trưởng bắc ghế ngồi nhìn ra phía trước cổng. Cổng sắt đã khép kín. Con đường kéo dài bất tận. Tiếng đàn buông lơi và chạy suốt, mất hút ngoài kia. Nghi lén nhìn sau lưng sư trưởng  và sư trưởng thì nhìn vào bóng tối của con đường vì sư biết đó là Piano Sonata 14 với tiến nhịp của sostenuto, chậm nhưng vĩnh viễn chìm sâu trong bóng tối như những làn sóng nhỏ ôm bóng trăng mà ngủ vùi trên bến cát.
Cho đến lúc, Nghi cũng biết được rằng, đó là bản Piano Sonata 14…
TUỆ SỸ
Nguồn: Tuệ Sỹ. Tuệ Sỹ Văn Tuyển, tập III. NXB Phương Đông, tháng 7/2015, tr. 216-229.