Showing posts with label Giáo dục. Show all posts
Showing posts with label Giáo dục. Show all posts

Thursday, May 14, 2020

Thích Huyên Vi: Phật Giáo và Giáo Dục

Phật giáo và giáo dục là hai nguyên động lực lớn mạnh luôn luôn đóng một vai trò vô cùng quí giá cho sự tiến bộ và nền văn minh của nhân loại. Trong bài nầy, chúng tôi chỉ muốn nêu lên một vài ý kiến làm thế nào sự học tập, nghiên cứu thiết thực của Phật giáo có thể giúp chúng ta giải quyết những chương trình đáng chú ý trong nền giáo dục tân tiến hiện đại.
Đã từ lâu, nền giáo dục giúp ích nhân loại trong nhiều địa hạt, đặc biệt nhất là những thành công về kỹ thuật, khoa học đã đưa con người đến sự kết hợp và đời sống tiến triển, kiểm soát được thiên nhiên, ngày nay người ta có thể lên cung trăng một cách dễ dàng, chớ không còn mơ mộng ảo huyền như trước nữa. Từ xưa lòng tin bị đặt theo truyền thống một cách quá đáng, nên sự tiến bộ về kiến thức cũng như khoa học kỹ thuật kỳ diệu không được lưu tâm, sự suy vi của các tôn giáo chánh thống ngày càng rõ ràng hơn. Ngoài ra chúng ta còn thấy có những sự phát hiện và thay đổi rộng lớn về chính trị cũng như về xã hội. Trong sự tương phản ấy, khoa học và kỹ thuật đã bị tổn thương; theo lòng tin cổ truyền, tôn giáo đã thắng thế một cách đáng chú ý, không còn nghi ngờ gì nữa. Ngày nay dân chúng rất sáng suốt và khôn ngoan, ít xu hướng và không dể bị lường gạt như trước. Đặc biệt là giới thanh thiếu niên, khi hỏi về tôn giáo thì thường đặt những câu hỏi thích đáng và yêu cầu được giải đáp bằng những chứng cứ cụ thể. Giới trẻ hiện nay rất thích nghiên cứu Phật giáo, vì những nguyên tắc căn bản của Phật giáo được đặt trên sự thực vĩnh viễn, Phật giáo không bao giờ xung đột với khoa học hay những phương pháp mới của các nhà giáo dục hay Tâm lý học.
Ngày nay chúng ta ai cũng nhận thấy rằng sự tiến bộ về tiện nghi vật chất của nền văn minh khoa học, đã đưa nhân loại đi trên con đường thoái bộ về đạo đức, khổ sở về tinh thần và sau cùng sẽ bị tiêu diệt oan uồng. Hiện nay có nhiều tình trạng bất an và xung đột gây lắm khổ đau cho nhân loại hơn thời kỳ đức Thế tôn giảng huấn thời pháp đầu tiên của Ngài cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm. Sự tiến bộ về kỹ thuật đã cung cấp cho nhân loại những lạc thú tạm bợ bên ngoài, không phải là sự an vui vĩnh viễn bên trong. Hạnh phúc chân thật, trường tồn phải đặt trên sự thỏa mãn về tinh thần. Đời sống là một sự tiến bộ nhứt thời, từ sự buồn phiền nầy đến sự khổ đau khác và ở khoảng giữa thì được gọi là những vui thú trần gian. Phật giáo không bao giờ chống lại sự tiến bộ về vật chất hay tinh thần, mà chỉ chủ trương con đường Trung đạo (Majjhima-patipadã) để tránh mọi cực đoan giữa các điều “thái quá” và “bất cập” của cuộc sống.
Sau đây chúng ta hãy xét lại vấn đề Phật giáo và giáo dục.
Theo thứ tự thuộc niên chế đại học, giáo dục dành quyền ưu tiên hơn Phật giáo. Từ xưa nhân loại đã phát minh nhiều kỹ thuật giáo dục cho thế hệ trẻ. Người xưa thường giáo dục con cháu về nghệ thuật sống. Trong thời gian qua, nhiều hệ thống giáo dục khác nhau đã được thi hành. Tại Ấn độ, sự giáo dục là một phương thức cứu vớt tâm hồn. Tại Trung hoa, nền giáo dục chú trọng về nhân văn và nhứt là những gì liên quan đến sự lợi ích trên thế giới như tính giao hữu giữa nhân loại, các tổ chức xã hội, ngoại giao. v.v… Trái lại ở Nhật bản thì phần lớn liên quan với chủ nghĩa quốc gia và truyền thống quân đội. Đồng thời các quốc gia Tây phương xuất hiện từ sự bảo thủ chủ nghĩa, đình đốn các sự nghiên cứu văn học và lịch sử thời Trung cổ (medisevalism). Khi đức Thích Ca Mâu Ni giảng huấn bài pháp đầu tiên cách đây hơn hai mươi lăm thế kỷ, nhân loại đã bắt đầu chú ý đến bài học ấy vì tánh cách quan hệ về siêu thế giới (supra-mundanẹ). Cả hai Tây phương và Đông phương đều có sự tìm kiếm và khao khát về kiến thức liên quan đến đời sống hiện tại và tương lai. Đây là kết quả của sự giác tỉnh tinh thần. Những lý thuyết tương phản và sự suy nghĩ lầm lẫn do kiến thức mù quáng gây ra, là kết quả của nhiều sự rối loạn và mâu thuẫn. Trong thời gian đức Phật còn tại thế, Ngài phải dùng sức mạnh vô địch để chiến đấu những ý kiến bảo thủ và vô minh. Ngài đã hoàn thành sứ mệnh nầy bằng một phương pháp duy nhứt và siêu việt. Ngài đã phân tách cả hai đời sống và sự sống cho con người. Trong Phật giáo: Tôn giáo, triết học, đạo đức học, tâm lý học và xã hội học, tất cả đều hỗ trợ lẫn nhau, trở thành một hệ thống bao quát về tư tưởng, trong sự tương quan trực tiếp giữa nhu cầu và nguyện vọng tha thiết của nhân loại. Tóm lại, đây là một nền triết học ứng dụng đến mỗi trạng huống của nhân loại và đời sống xã hội. Một trong mục đích chính của Phật giáo là làm cho con người cố gắng thực hiện và tiến triển bằng khả năng cao nhứt của họ qua sự tiến bộ thức tỉnh bên trong. Mục đích nầy không bao giờ mâu thuẫn với đường hướng hay chủ đích của nền giáo dục tân tiến. Mục tiêu chính yếu của nền giáo dục nầy là sự tiến bộ hoàn hảo của nhưng khả năng tự nhiên, những năng lực sẵn có và những ảnh hưởng sâu xa của cả tính con người qua một trạng thái giàu kinh nghiệm khác nhau. Mặc dù các nhà giáo dục và các nhà tâm lý không nói làm thế nào chúng ta đạt được những khả năng và năng lực đó. Phật giáo cho biết rõ ràng kết quả của tất cả mọi việc đều do hành động tạo tác của chúng ta trong thời gian trước. Đức Phật thừa nhận luật tương quan tương duyên như là nguyên tắc chính yếu trong giáo lý của Ngài: “Khi sự vật nầy khởi, sự vật đó trở thành hiện hữu, khi sự vật nầy diệt, sự vật đó không còn hiện hữu”. (When this arises that comes into being, when this ceases that does not come into being). Giáo lý sâu sắc nầy được biết qua nhiêu danh từ khác nhau — Mối liên hệ thuộc về nguyên nhân (the causal nexus), căn nguyên tùy theo điều kiện (the conditional genesis), Luật duyên khởi (The law of dependant origination) v.v… cũng đồng ýniệm trên, Tôn giả Assaji đã nói: “Các sự vật do nhân duyên sanh, khi diệt cũng do nhân duyên diệt. Đức Thế tôn là bậc Đại Sa môn, thường thường giảng nói như thế “. (Ye dhamma hetuppabhavã, tesam hetum Tathãgata ãha, tesam ca yo nirodho, evain vãdi mahãsamano ti.Mg.trg.39.cf.Dh.A.I trg.59).
Bàn về nghĩa rộng, giáo dục cũng phân biệt hai phương diện là đời sống và sự sống. Sự tiến triển của giáo dục bắt đầu từ khi phôi thai đến lúc trưởng thành hay từ thời thơ ấu đến khi sắp viếng mộ phần. Nền giáo dục bao gồm một tổng số kinh nghiệm của nhân sinh trong quá khứ, lẫn hiện tại với một viễn ảnh tương lai. Giáo dục là sự liên quan cơ bản của cá nhân và xã hội. Cuối cùng con người trở thành tiến bộ nhờ sự giáo dục. Tư tưởng, ý kiến, hành động của mỗi người đều tùy thuộc sự giáo dục mà họ đã tiếp nhận. Khả năng thiên tánh của họ vững chắc, tốt đẹp, hay khô héo cằn cỗi cũng do sự huấn luyện và kinh nghiệm của họ đã trải qua. Đức Phật cũng đã nhấn mạnh về trạng huống đời sống quan trọng nầy.
Trong kinh Mahã Mangala, đức Phật thiết định những điều kiện cần thiết cho sự an vui hạnh phúc của nhân loại và đưa ra những điều liên quan đến cảnh chung quanh và các sự liên kết tốt đẹp. Cảnh trạng chung quanh đặt một phần quan trọng trong sự giáo dục, nhưng rất ít được những người có trách nhiệm chú ý dùng làm tiêu chuẩn để thực hành. Phật giáo cũng như nền giáo dục tân tiến rất chú trọng đến các giáo sư, họ giảng huấn đặc biệt bằng những phương pháp gương mẫu. Nếu họ giảng dạy tầm thường thì sẽ không lợi ích thiết thực và có thể đưa nền giáo dục đến chỗ suy vong.
Phật giáo cũng như giáo dục phân chia hai ranh giới cá nhân và xã hội. Mặc dù xã hội đã thay đổi và đang liên tục thay đổi, nhưng những điều mà đức Phật đã giảng giải liên hệ đến Cá nhân và xã hội thì hãy còn đang thực hành và ứng dụng tối đa. Những động lực chính yếu thì được đặt trên nền tảng tự độ và độ tha. Đức Phật đã giảng giáo pháp là luật đạo đức của vũ trụ. Nhân loại có thể hướng dẫn đời sống trở thành an lành và hữu dụng bằng cách làm cho trong sạch tâm hồn, tránh các điều ác và siêng năng thực hành các việc lành (To avoid all evil, to cultivate good, to cleanse one’s mind — this is Teaching of the Buddhas. Dhammapada 183).
hông những xã hội mà nền giáo dục cũng đã thay đổi và đang thay đổi thường xuyên. Với mỗi khám phá mới trong nền giáo dục, mục đích, chương trình, phương pháp và tổ chức giáo dục đang thường xuyên thay đổi từ quốc gia nầy đến quốc gia khác và từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mặc dù có những khám phá và thay đổi mới, nhưng các chương trình liên quan đến cá nhân và xã hội vẫn bị thiếu sót, vì nền giáo dục tân tiến thiên về mục đích và giá trị vật chất nhiều hơn.
Trước nhất nền giáo dục tân tiến liên hệ với kiến thức và tinh xảo. Mặc dù hai động lực này cần thiết cho cá nhân và xã hội, nhưng các yếu tố đơn độc nầy không thể làm cho chúng ta an vui hạnh phúc và sáng suốt minh mẫn được. Một người có thể chất chứa một sự giàu có về kiến thức và tinh xảo, nhưng nếu người ấy hành động một cách mù quáng vì không có sự tiến bộ về tâm linh và sức mạnh về tinh thần thì đời sống của người ấy sẽ vô cùng khốn khổ.
Phải học tập và thực hành Phật giáo như thế nào để giúp chúng ta giải quyết một số chương trình chưa giải quyết trong nền giáo dục? Sự thành công hay thất bại của bất cứ hệ thống giáo dục nào cũng đều tùy thuộc một phần lớn vào các giáo sư. Sự nghiên cứu tỉ mỉ về đức Phật và các Thượng túc đệ tử của Ngài có thể đem lại nhiều lợi ích cho các giáo sư. Đức Phật quả là bậc Thầy vĩ đại của thế giới, Ngài được tôn xưng là “Sat-thã-Deva-Manussanam” nghĩa là “Thiên Nhân Sư”. Ngài đã hiểu và thực hành những điều Ngài đã giảng. Ngài đích thực là bậc Tâm lý gia đại tài, đã thông suốt mọi tâm hồn nhân loại, có nhiều điều trong Phật giáo gồm trong Tâm lý học tân tiến hiện đại. Tâm lý Phật tử được biểu lộ trong nhiều sự dự liệu của những lý thuyết phân tích Tâm lý mới. Đức Phật đã hiểu rõ và đánh giá mỗi cá nhân khi họ đến nghe giảng, Ngài đã xác nhận căn tánh của biết bao người đến với Ngài. Phương thức giảng huấn của Ngài rất dễ hiểu. Ngài lập đi lập lại nhiều lần, bằng những lời giải thích thiết thực, để gây sự chú ý và ghi sâu vào tâm trí mọi người.
Phẩm cách kỳ diệu của đức Phật có uy lực nhiều hơn là phương pháp và lời nói của Ngài. Sự điểm tĩnh của Ngài đã khiến bao nhiêu người thương mến và kính trọng. Lòng từ bi và chí lợi tha của Ngài đã làm mọi người hoan hỷ. Các đặc tính phẩm giá của Ngài bao trùm về đạo hạnh nhiều hơn. Về giáo dục cũng thế, ngoài kiến thức và khả năng chuyên môn, phẩm cách của giáo sư cũng hết sức quan trọng. Ngày nay tìm cho được giáo sư có phẩm cách đã là khó, mà vị giáo sư đó lại thành công trong ngành giáo dục lại càng khó hơn. Chúng tôi mong những chương trình tu nghiệp giáo sư viện đại học sẽ lưu ý tối đa về động lực cốt yếu này. Phật giáo và giáo dục đều cần tuyển chọn những giáo sư có phẩm hạnh và tài năng.
Phương pháp học cũng phải được đặt một vai trò quan trọng trong nền giáo dục. Thời gian đức Phật còn tại thế cũng như trong nhiều thế kỷ đã qua, phương pháp giáo dục được ứng dụng về khẩu vấn một cách thuần túy. Truyền thống khẩu vấn nay có lắm điều hay mà cũng có nhiều điều dở. Ngày nay chúng ta được nhiều điều kiện may mắn hơn xưa, nhờ những dụng cụ mới phát minh, giúp cho sự giảng dạy rất dễ dàng, thuận tiện cho cả giáo sư và sinh viên, nhưng kết quả lại không được như ý.
Kỹ thuật của Phật giáo có phần hữu hiệu hơn. Chúng ta được biết kiến thức chỉ là bước đầu của sự học. Chúng ta nghe những sự thật sống động, rồi suy nghĩ những điều đã nghe đã thâu thập. Sau đó suy nghiệm và cuối cùng chúng ta thấy có sự tiến triển trực giác một cách chân thật.
Trong sự tiến triển về các phương tiện giáo dục, phương pháp giáo dục, chúng ta cần chú ý đến bản chất giáo dục. Một nền giáo dục thiếu bản chất sẽ làm cho kẻ hấp thụ dễ vong bản, tăng tự tôn. Bản chất của nền giáo dục là tinh thần đạo đức của nền giáo dục đó. Một quốc gia có trình độ giáo dục cao nhưng tinh thần đạo đức kém, quốc gia ấy chẳng sớm thì muộn cũng bị suy vong vì kết quả của sự giáo dục ấy chỉ đúc kết nên những bộ óc tính toán mà không biết rung động. Một nhà giáo thiếu nền tảng ấy cũng chỉ là một cái vỏ rỗng nhiều màu sắc, không đủ điều kiện để truyền thụ thiêng liêng giữa Giáo sư và Sinh viên. Sự giáo dục vì vậy chỉ làm cách xa tình thầy trò.
Những cái học nếu chỉ bồi bổ cho nhu cầu trí thức không thôi, và nếu trí thức ấy không có đạo đức hướng dẫn, kết quả chỉ là một nền giáo dục nguy hại. Phật giáo, vì vậy, có đầy đủ yếu tố để hướng dẫn giáo dục và tạo một sinh khí mới trong nền giáo dục tân tiến hiện tại.
THÍCH HUYỀN VI(Trích Tạp Chí Tư Tưởng của Viện Đại Học Vạn Hạnh, số 48, 1975)

Saturday, December 14, 2019

Nền giáo dục vượt qua

Thích Thái Hòa: Nền giáo dục vượt qua

Hòa Thượng Thích Thái Hòa
Sự nghiệp học hành của ta thiết lập trên nền tảng của tham, thì ta càng học lòng tham của ta càng tăng thêm, nên càng học càng dẫn ta đến đời sống láo lường và thủ đoạn để thủ lợi. Và hậu quả của cái học ấy dẫn đến hại mình, hại người trong đời này và đời sau.
Sự nghiệp học hành của ta thiết lập trên nền tảng của sân hận, thì ta càng học là lòng sân và sự thù hận của ta đối với mọi người càng tăng lên, nên càng học ta càng tăng thêm sự hung hăng, tranh chấp, phê phán và bạo động với mọi người. Hậu quả của cái học ấy dẫn đến hại mình, hại người trong đời này và đời sau.
Sự nghiệp học hành của ta thiết lập trên nền tảng của ngu si, tà kiến, thì ta càng học là càng hiểu sai chân lý và sự ngu dốt, tính chấp ngã nơi ta càng tăng thêm, nên càng học lại càng dẫn ta đến chỗ ngu si, vô trí. Hậu quả của cái học ấy dẫn ta đến chỗ hại mình, hại người ngay trong đời này và đời sau.
Sự nghiệp học hành của ta thiết lập trên nền tảng của tâm bồ – đề, thì ta càng học, lòng tham nơi ta càng teo lại, sự hiểu biết nơi ta càng lúc càng tăng lên, tình thương nơi ta càng được mở ra rộng lớn. Kết quả của sự học ấy, giúp ta gần gũi và khám phá được sự thật của cuộc sống, dẫn đến đời sống lợi mình, lợi người trong hiện tại và tương lai.
Sự nghiệp học hành của ta thiết lập trên nền tảng của nguyện, nghĩa là ta học với ước nguyện duy nhất là thành tựu sự nghiệp trí tuệ để giúp đời, nên ta càng học là hạnh phúc của ta càng tăng lên, sự hiểu biết của ta đối với mọi vấn đề càng lúc càng sâu xa và chính xác. Kết quả của sự học ấy, dẫn ta đi đến đời sống chí thượng, có đầy đủ năng lực để sống đời giải thoát và tự do.
Sự nghiệp học hành của ta thiết lập trên nền tảng của hành, nghĩa là ta học những gì cao quý, tốt đẹp và ta biến cái đó trở thành hiện thực trong đời sống của ta, nên ta học là để hành và để trở thành nếp sống, chứ không phải học là để tích lũy kiến thức, để giỏi lý luận, để tranh biện hơn người và nêu cao bản ngã. Kết quả của sự học trên nền tảng của hành, giúp ta tiêu trừ được bản ngã, và có khả năng giúp ta chấm dứt được những nhận thức sai lầm, những tư duy phiến diện, đem lại cho ta và người, một nếp sống an bình thiết thật ngay trong hiện tại và tương lai.
Nền giáo dục thiết lập trên nền tảng của tham dục, sân hận, si mê và hữu ngã, nó có khả năng dẫn đưa cả người dạy và người học chạy đua theo dòng chảy của ái thủ và hữu trong mười hai duyên khởi và bị dòng chảy ấy nhận chìm trong biển đời sinh tử.
Nên, ở kinh Bộc lưu, đức Phật dạy cho các Tỷ – khưu rằng, đối với dòng chảy ấy không nên đi theo, không nên dừng lại, vì đi theo sẽ bị chúng nhận chìm và dừng lại thì sẽ bị chúng trói buộc mà cần phải vượt qua.
Vượt qua dòng chảy của tham, sân, si, kiêu mạn và chấp thủ đối với sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn nơi tâm ta, ta mới có thể vượt qua được dòng chảy của sinh tử, để đến được bến bờ giải thoát và giác ngộ.
Phát khởi tâm bồ – đề hướng tới đời sống chí thượng, nuôi dưỡng tâm ấy bằng chất liệu của nguyện và hạnh, qua lục độ và bốn nhiếp sự, ta vượt qua tử sinh và sẽ đem lại lợi ích cho nhiều người, không những trong hiện tại mà còn cả tương lai.
Nền giáo dục Phật giáo vượt qua tham sân si, vượt qua sự chấp thủ năm uẩn này, có gốc rễ từ đức Thế Tôn và được chư vị Tổ sư chứng nghiệm và truyền thừa trải qua các thời đại. Ấy là nền giáo dục Phật giáo không cần khoa bản mà chỉ cần “dĩ tâm ấn tâm”. Nghĩa là thầy dùng tâm giác ngộ mà ấn chứng vào tâm giác ngộ của học trò, để xác nhận rằng, người học trò ấy có khả năng kế thừa kho tàng của chánh pháp và làm cho chánh pháp sáng rỡ giữa thế gian này, để đem lại lợi ích cho hết thảy muôn loài.
Nếu Phật giáo không thiết lập giáo dục trên nền tảng vượt qua này, thì ta lấy cơ sở nào để bảo rằng, đó là nền giáo dục Phật giáo. Người giáo dục và người được giáo dục đều chạy theo tham dục và khuếch đại bản ngã, thì lấy cơ sở nào, để ta bảo rằng, họ là những người làm giáo dục và được giáo dục ở trong Phật giáo?!
Thích Thái Hòa

Wednesday, July 11, 2018

CON ĐƯỜNG GIÁO DỤC - Thích Thái Hòa

CON ĐƯỜNG GIÁO DỤC
 Thích Thái Hòa
Thầy Thái Hòa - Phông hình: Pháp Uyển


Hạnh phúc là từ ngữ không phải tất cả chúng ta chỉ nói với nhau trên môi, mà còn là niềm ước mơ muôn thuở trong lòng của mỗi chúng ta và nó cũng là định hướng cho chúng ta trong mỗi việc làm hàng ngày.
Tuy ước mơ và định hướng như vậy, nhưng ở trong đời đã có mấy ai có hạnh phúc và khám phá ra được ý nghĩa đích thực của nó?
Có người cho rằng, hạnh phúc là những cảm giác dễ chịu và lâng lâng khi mắt ta tiếp xúc với các hình sắc và màu sắc thích ý; hay hạnh phúc là những cảm giác dễ chịu khi tai ta nghe những âm thanh vi diệu; mũi ta ngửi những hương thơm; lưỡi ta tiếp xúc và nếm được những mùi vị thích ý của các loại thực phẩm; thân ta xúc chạm với các đối tượng khả ái của thân thể và những sự tiếp xúc ấy đã cho ta những cảm giác thích ý, vừa lòng; ý ta tiếp xúc với các đối tượng làm phát sinh trong ta những cảm giác dễ chịu từ một điểm đến toàn thể và phát triển từ một điểm thấp nhất đến một điểm cao nhất.
Nếu ý nghĩa của hạnh phúc là như thế, thì chúng cũng chưa bao giờ là ý nghĩa hạnh phúc hiện thực cho mỗi chúng ta và trong mỗi chúng ta chưa một ai từng đạt được và sống với ý nghĩa hạnh phúc như thế.
Vì không phải lúc nào và ở đâu, ta nhìn mọi hình sắc cũng vừa ý; không phải lúc nào và ở đâu ta nghe mọi âm thanh cũng vừa ý; không phải lúc nào và ở đâu ta ngửi các hương thơm cũng vừa ý; không phải lúc nào và ở đâu lưỡi ta tiếp xúc với các mùi vị cũng vừa ý; không phải lúc nào và ở đâu thân ta tiếp xúc với mọi đối tượng cũng vừa ý và không phải lúc nào và ở đâu, ý ta tiếp xúc với mọi đối tượng cũng đều thích ứng và vừa ý.
Tiếp xúc mọi đối tượng với tâm vừa ý, thì cảm giác dễ chịu bắt đầu khởi lên trong ta và như vậy là ta bắt đầu có hạnh phúc; tiếp xúc với mọi đối tượng với tâm không vừa ý, thì những cảm giác khó chịu bắt đầu khởi lên trong ta và như vậy là ta bắt đầu có khổ đau.
Khổ đau và hạnh phúc đến với mỗi chúng ta đều tùy thuộc từ các cảm nhận. Cảm nhận vừa ý là cho ta hạnh phúc và cảm nhận không vừa ý là cho ta đau khổ. Và nếu ta sống ở trong trạng thái tâm thức vô cảm, thì ta chẳng có hạnh phúc hay khổ đau gì cả. Sống với trạng thái tâm thức vô cảm, thì ta đang sống mà ta như đã chết. Và một người đang sống mà xem như đã chết, không ai bảo rằng, người ấy là người hạnh phúc cả.
Ta nhìn sâu vào trong tự thân của mỗi chúng ta, ta thấy rằng, phần nhiều ta có khả năng đi tìm cầu hạnh phúc hơn là khả năng tiêu diệt khổ đau. Và phần nhiều chúng ta có khả năng tiêu diệt hạnh phúc hơn là có khả năng tiêu diệt khổ đau. Và mọi phương pháp giáo dục của con người ở trong các xã hội quá khứ và hiện nay cũng đều thúc đẩy con người đi tìm kiếm hạnh phúc hơn là đào tạo con ngườì có khả năng trừ diệt nguyên nhân gây ra đau khổ cho chính họ.
Mọi phương pháp dạy cho con người tránh né khổ đau hay trốn chạy khổ đau để tìm kiếm hạnh phúc đều không phải là những phương pháp giáo dục hoàn chỉnh. Phương pháp giáo dục hoàn chỉnh là phương pháp giúp cho con người có cách nhìn chính xác đối với bản thân họ; đối với các cảm giác của họ; đối với tâm thức của họ và đối với những gì liên hệ với họ từ bên trong đến bên ngoài, từ bản thân đến gia đình và xã hội, cũng như mọi môi trường sinh hoạt liên hệ từ đời nầy và đời sau của họ, khiến cho họ có những hiểu biết chính xác về đời sống của chính họ và có khả năng tự bảo vệ cũng như tự thăng hoa đời sống ấy.
Đời sống con người không thể nào có hạnh phúc, khi chính trong đời sống của con người bị nợ nần và bị vây hãm bởi vật chất, bị nợ nần và bị vây hãm bởi tình ái, bị nợ nần và bị vây hãm bởi nghiệp báo.
Khi ta nhìn mọi hình sắc, ta nghe mọi âm thanh, ta ngửi mọi hương thơm, ta nếm mọi mùi vị, ta xúc chạm mọi đối tượng của thân và ý với tâm bận rộn, với tâm bị ràng buộc bởi các nợ nần và bị vây hãm đủ các thứ nợ nần tình ái và nghiệp báo, thì không tài nào ta có được cảm giác dễ chịu, chứ nói gì đến hạnh phúc.
Bị nợ nần và bị vây hãm bởi vật chất, bị nợ nần và bị vây hãm bởi tình ái hay bị nợ nần và bị vây hãm bởi nghiệp báo là kết quả do lòng tham, sự sân hận và tâm tà kiến của mỗi chúng ta đem lại.
Lòng tham, sự sân hận và tâm tà kiến là gốc rễ làm cho mọi khổ đau trong đời sống của chúng ta phát sinh, làm cho hạnh phúc trong đời sống của chúng ta không bao giờ hiện hữu.
Mỗi khi chúng ta nỗ lực tạo ra vật chất bởi những tác động của lòng tham, thì càng có vật chất bao nhiêu là chúng ta càng bị rơi vào những tình trạng nô lệ vật chất và càng bị khổ đau bởi chúng bấy nhiêu. Và mỗi khi chúng ta càng nỗ lực tạo ra vật chất bởi tác động của lòng hận thù và tâm tà kiến bao nhiêu, thì chúng ta càng bị trở thành nô lệ vật chất và bị khổ đau bởi vật chất bấy nhiêu.
Mỗi khi chúng ta nỗ lực tạo ra những tình cảm với nhau bởi sự tác động của lòng tham và tâm tà kiến, thì tình cảm của chúng ta, càng ngày càng đầy ắp thất vọng và hận thù, và thất vọng, hận thù sẽ chồng chất lên hận thù và thất vọng. Và bất cứ hành động nào của chúng ta được tác động bởi tâm tham lam và tính ích kỷ, thì chúng đều dẫn chúng ta đi tới nợ nần và nô lệ nghiệp báo khổ đau.
Nô lệ nghiệp báo mới là sự nô lệ đáng kinh hãi nhất. Tại sao? Vì nó là sự nô lệ chính xác nhất, do chính tâm thức và hành động của ta tạo ra. Chính do lòng tham, sự sân hận và tâm tà kiến của ta tạo ra nó. Sự nô lệ ấy dẫn ta đi từ đời nầy qua kiếp khác trong bóng đêm của thất vọng và khổ đau.
Hạnh phúc thực sự chỉ có mặt với chúng ta, khi chúng ta có một đời sống không bị nợ nần đối với vật chất, không bị nợ nần đối với tình ái và không bị nợ nần với nghiệp báo. Người không còn mắc bất cứ món nợ nào của vật chất, của tình ái và của nghiệp báo mới là người thực sự có hạnh phúc và tự do.
Nền giáo dục thực tiễn, hiện đại và toàn diện là nền giáo dục, giúp cho chúng ta không phải chỉ biết tháo gỡ những hiện tượng khổ đau và những hình thái sinh hoạt bất ổn của chúng ta, mà phải giúp cho chúng ta một cách nhìn chính xác về khổ đau của con người và phương pháp tháo gỡ nguyên nhân sinh khởi khổ đau ấy nơi mỗi con người chúng ta.
Nền giáo dục ấy, phải biết giúp cho ta tháo gỡ những nợ nần vật chất mà thân thể ta đã vay muợn, phải biết giúp đỡ cho ta tháo gỡ những nợ nần đối với tình ái mà tâm ý ta đã vay mượn và phải biết giúp đỡ cho ta tháo gỡ những nợ nần nghiệp báo do những hành động thiện ác của ta đã vay mượn.
Một nền giáo dục, thực tiễn, hiện đại và toàn diện đối với con người phải là nền giáo dục được thiết lập trên nền tảng của chính kiến. Nghĩa là một nền giáo dục được thiết lập trên nền tảng của sự hiểu biết giữa con người với con người, giữa con người với các vật thể và xã hội qua quan hệ nhân duyên, nhân quả và nghiệp báo, không phải một dạng mà nhiều dạng, không phải một đời mà nhiều đời và trong các sự quan hệ ấy, mỗi người phải tự chịu trách nhiệm về hành vi thiện ác của chính mình, không phải trước quan tòa phán xử luật pháp mà chính trước tòa án nhân quả nghiệp báo của tâm mình.
Nền giáo dục ấy, phải biết dạy cho con người chạm trán với sự thực của khổ đau và hạnh phúc của kiếp người; phải biết dạy cho con người chạm trán được với những gốc rễ khổ đau của kiếp người và những phương pháp làm thay đổi những gốc rễ khổ đau ấy, thành những chất liệu của an lạc và hạnh phúc.
Một nền giáo dục, thực tiễn, hiện đại và toàn diện là nền giáo dục ấy, dạy cho con người phải biết họ là gì trong sự liên hệ giữa họ và nghiệp báo của chính họ, phải dạy cho con người biết họ là gì trong mỗi suy nghĩ, hành động và lời nói của họ, để họ thực sự có khả năng suy nghĩ và duy trì những gì cần thiết cho đời sống tốt đẹp của chính họ và loại bỏ những gì đã cản trở sự bước tới đời sống cao thượng của chính họ.
Một nền giáo dục, thực tiễn, hiện đại và toàn diện là nền giáo dục ấy, dạy cho con người biết đoạn tận những nguyên nhân sinh khởi khổ đau, và những phương pháp diệt tận khổ đau, hơn là chỉ biết trốn chạy khổ đau hay là ôm lấy những nguyên nhân khổ đau mà kiếm tìm hạnh phúc, hay là vẽ ra những bức tranh hạnh phúc chứa đầy những ý niệm tưởng tượng trong tương lai.
Một nền giáo dục, thực tiễn, hiện đại và toàn diện là nền giáo dục ấy, dạy cho con người biết rõ những yếu tố tạo nên hình thể của họ là gì, phải biết những cảm giác đang diễn ra trong họ là gì, khi họ tiếp xúc với mọi đối tượng, ngay cả những đối tượng thuộc về không gian hay tâm thức.
Sở dĩ, con người có quá nhiều khổ đau và thụ động trong cuộc sống, là do con người không có khả năng nhìn lại tâm mình để làm chủ và thanh lọc những gì không cần thiết cho hạnh phúc và nuôi dưỡng những gì cần thiết cho đời sống cao thượng.
Vì vậy, nền giáo dục, thực tiễn, hiện đại và toàn diện không phải chỉ nhắm tới phát triển những kiến thức hay là những hiểu biết thuộc khoa học tự nhiên, mà còn phải biết nhắm tới làm chủ tâm ý trong mọi trạng huống.
Nếu tâm ý của con người bị hỗn loạn, thì con người không có khả năng sử dụng những phát minh của khoa học tự nhiên để phục vụ con người. Và nếu con người không có khả năng làm chủ tâm ý của mình, thì con người trở thành vật nô lệ cho những phát minh khoa học hơn là làm chủ khoa học. Bấy giờ khoa học không phải phục vụ con người mà giết chết con người và môi trường sinh thái của nó.
Mọi phương pháp giáo dục là nhắm tới giúp cho con người, hiểu rõ chính họ và chung quanh họ là gì một cách chính xác mà không phải áp đặt hay ru ngủ.
Tóm lại, một nền giáo dục thực tiễn và toàn diện, nền giáo dục ấy phải hội đủ các yếu tố sau đây:
1.Nền giáo dục phải giúp cho những đối tượng được giáo dục có cách nhìn chính xác và toàn diện đối với mọi vấn đề không phải chỉ ở trong một khoảng không gian mà cả mọi không gian và không phải chỉ ở trong một giai đoạn mà xuyên suốt mọi thời gian và không phải chỉ một đối tượng mà hết thảy vạn hữu.
2.Nền giáo dục phải giúp cho mọi đối tượng được giáo dục có cách suy tư chính xác và toàn diện đối với một vấn đề hay mọi vấn đề, trước khi phát ngôn hay hành động. Không phát ngôn và hành động theo những gì mà những suy tư của mình chưa chính xác đối với một vấn đề có liên hệ đến nhiều không gian, nhiều thời gian và nhiều đối tượng.
3.Nền giáo dục phải giúp cho mọi đối tượng được giáo dục có một cách phát ngôn chính xác. Cách phát ngôn ấy, không đứng trên những lập trường, quan điểm hay thành kiến mà đứng từ nơi cái thấy, cái biết và cái suy tư chính xác về sự thật đang liên hệ đến con người cũng như môi trường sinh hoạt và tồn tại của nó.
4.Nền giáo dục phải giúp cho mọi đối tượng được giáo dục có hành động hợp lý và chính xác. Hành động hợp lý là hành động không gây thiệt hại cho người để mình được lợi và cũng không để cho mình bị thiệt hại trước những mưu lợi của người khác. Hành động hợp lý là hành động không phải chỉ biết đem lại cái lợi cho mình và người trong nhất thời mà xuyên suốt cả mọi thời gian, không phải chỉ biết đem cái lợi cho mình và cho người trong một điểm mà toàn thể. Và hành động chính xác là hành động không viễn vông và mơ hồ. Hành động chính xác là hành động có khả năng làm dẫn sinh những kết quả tất yếu, như chính nó đã hành động qua cái thấy và cái suy tư chính xác.
5.Nền giáo dục phải giúp cho mọi đối tượng được giáo dục nuôi dưỡng đời sống của họ một cách hợp lý giữa cung và cầu. Cung và cầu không hợp lý sẽ dẫn sinh những tệ hại cho thân và tâm, và sẽ phát sinh những tệ nạn khác của xã hội.
6.Nền giáo dục phải giúp cho mọi đối tượng được giáo dục phát triển những khả năng hợp lý. Phát triển khả năng hợp lý là phát triển khả năng đem lại những hạnh phúc và an lạc cho cả thân và tâm của chính họ. Thân phát triển hạnh phúc mà tâm không phát triển hay ngược lại đều là sự phát triển không hợp lý. Sự phát triển khả năng của thân và tâm không hợp lý sẽ dẫn đến một đời sống bị thân bệnh hoặc tâm bệnh. Và mỗi khi thân bệnh cũng chính là tâm bệnh và ngược lại.
7.Nền giáo dục phải giúp cho mọi đối tượng được giáo dục cần có những sự nhớ nghĩ hợp lý. Nhớ nghĩ hợp lý là luôn nhớ nghĩ đến sự có mặt thân và tâm của con người; nhớ nghĩ đến sự phát triển và sự hủy diệt của thân và tâm con người; nhớ nghĩ đến sự nuôi dưỡng thân và tâm của con người, qua các sự tiếp xúc liên hệ đến môi trường sinh thái của thân và tâm, đồng thời biết rõ những gì đang liên hệ làm sinh khởi những cảm giác và tri giác hợp lý hay không hợp lý đối với thân tâm, trong quá trình thăng hoa ý nghĩa của cuộc sống.
Những cảm giác và tri giác hợp lý là những cảm giác, tri giác không đưa đến sự tàn hoại đối với thân và tâm không phải chỉ trong hiện tiền mà còn cả dài lâu về sau. Ghi nhớ hợp lý là ghi nhớ lịch sử phát triển thân và tâm của con người và thế giới của nó, qua những tác nhân và tác duyên trong cả một dòng chảy của nhân duyên vô tận và trong dòng chảy của nhân duyên ấy, nhân duyên của con người và thế giới của nó có thể thay đổi hoặc xấu hoặc tốt.
8.Nền giáo dục phải giúp cho mọi đối tượng được giáo dục cần có một tâm hồn định tĩnh và sâu lắng hợp lý. Tâm là chủ của thân. Tâm không yên thì mọi sinh hoạt của thân đều bị rối loạn. Tâm của con người càng định tĩnh bao nhiêu, thì những hành động của họ càng chín chắn và ít sai lầm bấy nhiêu.
Suy nghĩ, phát ngôn và hành động của con người ít sai lầm hoặc không sai lầm, sẽ tạo nên một xã hội loài người văn minh. Một xã hội loài người chỉ thực sự văn minh, khi nào xã hội ấy, biết thiết lập một nền giáo dục con người hoàn thiện cả hai mặt thân và tâm cùng với những gì liên hệ đối với chúng.
Một nền giáo dục có nội dung đầy đủ tám yếu tố như vậy là một nền giáo dục thực tiễn và toàn diện. Nếu thiếu, không hội đủ tám yếu tố ấy, sẽ không đáp ứng đuợc nhu cầu hạnh phúc của con người và nếu vượt quá tám yếu tố ấy sẽ làm cho đời sống con người bị đi hỏng chân và sẽ bị ngã quỵ trước khi bình minh xuất hiện.
Một nền giáo dục biết áp dụng và điều hợp tám yếu tố ấy một cách linh động và thực tiễn, thì hạnh phúc và an lạc không phải đến với thế giới con người từ những hứa hẹn hay ước mơ, mà chính là từ cuộc sống mang tính giáo dục nhân quả dung hợp và chuyển hóa một cách hiện thực và sống động.
Và một nền giáo dục như vậy, làm phát sinh ý thức tự trách nhiệm về hành vi nhân quả thiện ác đối với cá nhân và cộng đồng; làm dẫn sinh khả năng tự tín và sáng tạo nơi chính những đối tượng được giáo dục. Và xã hội loài người chúng ta thực sự chỉ có văn minh, khi nào nền giáo dục của chúng ta, biết khởi động và chuyển hóa từ cách nhìn nhân duyên, nhân quả một cách sinh động nầy.
Một sự kiện xấu xảy ra cho ta, không phải ta chỉ biết chấp nhận và khắc phục hậu quả, mà còn phải biết khắc phục và chuyển hóa nhân duyên của chúng. Không những vậy, mà ta còn phải biết tập hợp và liên kết những nhân duyên tốt đẹp khiến cho chúng tự dung hợp, chuyển hóa và sáng tạo.
Nền giáo dục như vậy rất cần thiết cho đời sống hòa bình, an lạc và vãng hồi trật tự cho xã hội con người của chúng ta ngày nay.

Tuesday, April 10, 2018

TẤT CẢ CHÚNG SANH ĐỀU CÓ PHẬT TÁNH - Thích Nữ Phước Liên

Nhắm mắt để biết mình còn sống - Photo: BXK
TẤT CẢ CHÚNG SANH ĐỀU CÓ PHẬT TÁNH

Thích Nữ Phước Liên

Sau bốn mươi chín ngày tham thiền nhập định dưới cội tất-bát-la, đức Thế Tôn chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, bừng khai tuệ nhãn, thấy rõ chúng sanh hiện hữu khắp trong tứ sanh lục đạođều có chung một thể tánh viên minhthanh tịnh vắng lặng mà bất cứ một ai nếu hồi tâm phản chiếuthực tâm tu tập đều có thể thành tựu thánh quả an lạc giải thoát. Qua đó chứng tỏ: đạo không ở đâu xa mà đạo ở trong tự thân của mỗi người. Mỗi con người là một vị Phật nhưng vì chơn tâm bị vô minh che lấp nên việc thành Phật, tác Tổ không thể chứng nhậpvì vậy chúng ta có thể biết rằng lục phàm tứ Thánh không ngoài cái tâm. Điều đó đã được chứng minh rất rõ ràng trong tam tạng thánh điển mà cụ thể là trong kinh Pháp Hoa, Phật dạy rằng: “Ta ra đời vì một đại sự nhân duyên là khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật”. Tri kiến Phật ở đây khi ở chúng sanh chính là Phật tánh còn khi ở loài vô tình gọi là pháp tánhRõ ràng hơn nữa, qua một số trích dẫn sau, chúng ta sẽ thấy rõ người xưa hiểu Phật tánh là thế nào ở loài hữu tình hay vô tình.


Sau khi đức Phật nhập Niết-bàn, vào thời Đông Tấn ở Trung Quốc, có vị Cao Tăng hiệu là Đạo Sanh (người ta thường gọi là Sanh Công), người ở Cư Lộc, là một học giả kinh Niết-bàn. Thuở nhỏ, Ngài thông minh trí tuệ hơn người. Ngài cùng với Tăng DuệĐạo DungTăng Triệu là những vị đệ tử tài ba xuất chúng trong hàng đệ tử của ngài La Thập, bốn vị này được gọi là Quan Nội Tứ Thánh. Ngài là người tinh thông học thuyết của các vị Long Thọ, Đề-bà, cảm thương cho các học giả đương thời bị trệ nơi kinh văn, hiểu cạn cợt nghĩa lý viên dung của Phật đà nên Ngài nghiên cứu sâu lý Hữu, Không, Nhân, Quả, sáng lập thuyết: “Thiện bất thọ báo và đốn ngộ thành Phật”, giải thích cho mọi người liễu tri. Nhân khi xem kinh Niết-bàn, Ngài cho rằng: Nhất-xiển-đề đều được thành Phật, khiến cho đại chúngtăng sĩ bấy giờ hoang mang. Do lúc ấy, kinh Niết-bàn chưa truyền đến Trung Hoa nên người nghe khó tin, vì thế đả phá tẩn xuất Ngài ra khỏi chùa. Về sau, khi kinh Đại Bát-niết-bàn do ngài Đàm Vô Sấm dịch truyền đến phương Nam thì lời Ngài nói trước đây mới ứng thực và mọi người mới khen thực lời Ngài có kiến thức cao vời. Theo truyền thuyết, một hôm, nhân cuộc đàm đạo giữa hội chúng, ngài Đạo Sanh nói rằng: “Ai bảo đá không có Phật tánh là người ấy phản lại lời dạy của đức Thế Tôn”. Trong hội chúngngạc nhiên và yêu cầu Ngài chứng minh lời nói của mình để cho họ hiểu. Thế là Ngài đến núi Hổ Khâu ở Giang Tô để tịnh tu. Ngài gom đá sắp thành hàng làm đồ chúng. Lúc bấy giờ, Ngài đứng trước những viên đá kia nghiêm trang dõng dạc thuyết một thời pháp. Khi Ngài thuyết đến đoạn: “Hôm nay, ta y theokim khẩu của đức Thế Tôn mà tuyên thuyết lại rằng: tất cả xiển đề đều có Phật tánh. Nếu lời ấy sai thì các ngươi vẫn nằm tự nhiên, bằng nếu các ngươi nhận đúng lời ta nói là y như lời Phật dạy thì các ngươi hãy gục đầu nhận lãnh.” Câu nói của Ngài vừa dứt thì tất cả những viên đá kia gục đầu và lăn xuống triền núi. Những vị Tăng sĩ chứng kiến cảnh tượng kia liền quỳ xuống đảnh lễ và xin Ngài truyền trao tâm pháp. Sau này, ngài Đại sư Thái Hư đi viếng núi Hổ Khâu đã làm bài thơ tán thán. Có câu liên quan đến việc đá nghe pháp gật đầu như sau:



“Tiên nữ rưới hoa hà xứ xứ
Sanh Công điểm thạch vị gian đài”.



Vậy nên: “Trăng sao có thể rơi, núi đá có thể lở, biển đại dương có thể cạn nhưng những lời đức Thế Tôn dạy vẫn không bao giờ sai trật”.



Để minh chứng thêm những lời đức Phật dạy là chân thật ngữ, trong chuyện thiền có kể đến câu chuyện khế hợp với căn cơ của hội chúng mà chỉ bày pháp thoại khác nhau: Có người đến hỏi ngài Triệu Châu Tùng Thẩm: Con chó có Phật tánh không? Ngài đáp: Không. Người kia thắc mắc: Sao trong kinh Phật dạy: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh?” Ngài giải thích: vì bị nghiệp thức che đậy nên con chó không thấy, không biết, nên có cũng như không.



Một lần khác có người đến hỏi Ngài: Con chó có Phật tánh không? Ngài đáp: Có. Người kia gạn hỏi: Đã có Phật tánh vì sao lại chui vô đãy da nhơ nhớp lông lá lùi xùi như vậy? Ngài giải thích: Vì biết mà cố phạm. Biết là tánh sáng suốt, là Phật tánh nhưng không tránh khỏi nên phải chui vào đãy da nhơ nhớp.



Chúng ta cũng vậy, bấy lâu nay lang thang trong bể khổ trầm luân sanh tử, cũng bởi vì si mê lầm chấp, bỏ giác hiệp trần, không nhận chân ra được bộ mặt thật của chính ta, không thấy chủ nhân ông của chính ta trong từng sát na nên cứ chạy theo ảo giác vọng tưởng bên ngoài, rồi xa dần tánh giác. Tưởng giả là thật, thấy thật tưởng giả, thấy chơn tưởng vọng, tưởng vọng là chơn, cứ xoay vòng đảo điên như vậy nên không tìm cho mình được lối ra. Thật, giả khó phân thì đạo pháp làm sao khế hợp. Cho nên, đức Phật mới đưa ra nhiều pháp môn, trong đó bốn phương pháp mầu nhiệm đánh mạnh vào cái mê tham chấp của chúng sanh, chỉ cho chúng sanh thấy rõ cuộc đời là một biển khổ, có khổ thì có nguyên nhân đưa đến đau khổ, mà nguyên nhân đó lại chính là vô minhtham áichấp thủ của chúng ta. Sau khi thấy khổ thì chúng ta mới liễu ngộ được có khổ thì sẽ có không khổ và cố gắng tu tập để đạt đượchạnh phúc. Chính do vì chúng ta vẫn thấy rõ tập đế là nguyên nhân dẫn dắt chúng sanh loanh quanhtrong lục đạo, là sai trái và đem lại đau khổ, dù thấy thì thấy, biết thì biết, học thì học nhưng đâu có ai thực hành, dứt bỏ cho nên chúng ta không thể tự thân tác chứng. Thấy là một lẽ, học là một lẽ, vẫn biết vẫn quán nhưng hành là một việc khác, đến khi gặp sự việc thì tất cả sự thấy biết với cái tâm chấp ngãcủa mình thì càng rõ ràng hơn, mới thấy rằng bản ngã của con người rất lớn. Vậy nguyên nhân chính của sự đau khổ là do đâu? Có phải là do cái tâm vô minh chấp ngã đã hằng hữu lâu đời lâu kiếp của chúng ta không? Hay là cái tâm chấp thủ sanh khởi trong hiện tại? Nên biết rằng, cái tâm của hôm nay là cái tâm của tất cả sự huân tập những sự vật thật hay giả trong quá khứ tạo thành. Cái tâm đó song hành với chúng sanh từ khởi nguyên cho đến lúc thành Chánh giác. Khi còn chúng sanh thì nó hiện hữu, còn khi thành Phật thì nó liền chuyển mê thành ngộ, chuyển thức thành trí, và lúc này cái tâm ấy không còn hiện hữu mà là một thể thanh tịnh hoàn toàn. Trong cuộc sống chúng ta cũng vậy, bị đoanh vây bởi lưới nghiệp phiền não vô minh nên không lúc nào nhận chân ra được sự thật của vạn pháp để phản quang tự kỷ, dẫu có biết điều đó là sai trái nhưng chúng ta vẫn cứ làm một cách thản nhiên mà không suy nghĩ hậu quả của nó sẽ như thế nào.





Câu nói của ngài Triệu Châu như một lằn roi đánh thật đau vào tâm thức của tất cả chúng ta. Khiến chúng ta phải giật mình tỉnh mộng rằng, mình đang là người học Phật tu Phật, vậy mình đang sống như thế nào? Sống có thực sự làm trong sáng được cái tâm mình chưa, làm cho Phật tánh ngày càng sanh khởi chưa? Hay là đang còn trong trạng thái mê mờ cố chấp? Nhờ câu nói đó mà chúng ta mới thấy mình có tuệ giác, có khả năng thành Phật mà không lãng quên đi thệ nguyện của mình. Trong kinh, đức Phật dạy: “Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành”. Điều đó một lần nữa khẳng định, mỗi chúng ta đều có một viên minh châu giấu sẵn trong chéo áo nhưng vì mãi u mê làm tên cùng tử lang thang khắp nẻo đường lục đạo không thấy rõ mà thôi. Nếu được ai chỉ bày hay hướng dẫn và chúng ta thực tâm tu học thì viên minh châu đó sẽ được trả về cho chủ nhân của nó. Cũng bởi vì “biết mà cố phạm”, biết tham dục, biết sân giận, biết si mê là gốc của khổ đau luân hồi nhưng mà mấy ai chịu chấm dứtđược. Thậm chí chúng ta biết rằng, rượu là giới cấm, người tu tập không được uống, nhưng khi đi chung với nhóm bạn bốn người, ba người kia rủ ngồi xuống uống rượu, chúng ta, vì thói thường của thế sự, vì sợ quê, vì tự ái, vì bản ngã mà đã mặc nhiên đi ngược lại lời nguyện của mình đã tuyên thệ trước Phật tổ. Điều này rõ ràng biết mà vẫn cố phạm. Ngoài ra, có những lãnh vực cũng khó phân biệt được trong phạm vi này, tùy theo từng cấp độ mà thẩm định giá trị có tư cách cá nhân hay phẩm hạnh tròn đầy hay không mà thôi. Đứng ở phương diện thực sự độ sanh của các vị Bồ-tát, tùy phương tiện muốn độ một ai đó hay vì lợi ích chung mà quý Ngài đã ứng hiện phạm giới, còn chúng ta không nên bắt chước quý Ngài trong khi công hạnh của mình chưa đầy đủ, hay nói đúng hơn chưa thể nhập được một phần thể tánh viên minhtự tại vô ngại.



Chúng ta hôm nay may mắn được có được thân người, có đủ trí tuệ, gặp được cơ duyên học hỏi Phật pháp, kết thiện duyên với đạo giải thoát đúng là một điều thật sự khó khăn. Vì thế, chúng ta cần phải nỗ lực tiến tu, đừng để một khi mất thân người nầy rồi thì muôn kiếp không thể gặp lại. Trong bài phục nguyện hồi hướng buổi chiều, các Tổ chế ra bài cảnh tỉnh rằng: “Ngày nay đã qua, mạng cũng theo đó mà giảm dần, như cá bị rút nước nào có gì là an vui, vì thế các ngươi hãy siêng năng tinh tấn như cứu lửa cháy đầu, hãy luôn nhớ nghĩ đến cảnh vô thườngcẩn thận không nên buông lung”. Lời cảnh tỉnhchứa đựng một lời răn thống thiết khuyên dạy hàng đệ tửcảnh tỉnh mọi người đang sống hiện hữu ở đời hãy cố gắng sống sao cho lợi ích, đừng luống qua thời gian rồi không biết mình sống chết ra sao? Một hơi thở ra mà không thở vào là sang một đời sống khác. Thế nên phải luôn siêng năng tinh tấnkhông nên biếng trễ, bởi thân người khó gặp, Phật pháp khó nghe nên phải cảnh tỉnh trong từng giây từng phút. Đừng để khi tấm thân này mất đi, hối tiếc nào có lợi ích gì? Chúng ta hãy suy gẫm lời Phật tổdạy, gần gũi bậc thiện tri thức cùng sách tấn để dìu dắt nhau tiến lên bờ giải thoát.



Giải thoát không dành cho những con người biếng nhácgiải đãi, do đó trong từng sát na tâm niệm, trong từng giây phút hiện tạichúng ta hãy luôn trân trọng những giây phút sống sao cho tâm được an tịnhtrong sánghuân tập và sống với chánh tâm chánh niệm, có như vậy thì chúng ta sẽ không xa con đường thể nhập Thánh trí. Còn nếu không thì chúng ta mãi làm kẻ lữ hành lạc loài trên sa mạc không biết đâu là ngõ để quay vềĐức Phật chỉ là bậc Đạo sư làm người hướng dẫn cho chúng ta đi qua sa mạc, đã có người dẫn đường chỉ cần trong mỗi chúng ta hãy nỗ lực để đi hay không mà thôi. Nếu chúng ta cứ chấp chặt và không tin vào lời Đạo sư hướng dẫn thì mãi mãi chúng ta sẽ loanh quanh và chết gầy chết mòn trên sa mạc, còn nghe lời thì chúng ta sẽ vượt thoát ra khỏi sa mạc và đến được nơi an ổn. Vì thế, trong tu tập có những pháp hay, chúng ta hãy chia sẻ cùng dẫn dắt tu tập để cùng nhau vượt qua những chặng đường cam go thử thách, phía trước chắc còn nhiều chông gai đang chờ đợi, mỗi bước đi của chúng ta là mỗi bước đi lượm lặt những chông gai để biến con đường đi của chúng ta trở thành một con đường bằng phẳng trong sạch. Làm được như vậy thì đó chính là lợi ích chung của một vị hành giả đang dần tiến đến Phật đạoCảm hóa hữu tình hay vô tình, con đường đó chính là con đường để đi vào đạo lộ Phật tánh của mỗi chúng sanh. Chỉ khi chúng ta thể nhập được Phật tánh thì lúc đó tâm tánh của chúng sanh và ta hoàn toàn không khác, tất cả muôn vật cây, cỏ, đá, hoa… cho đếncon người không cái gì không là pháp, là Phật. Vì thế mới gọi là: “Phật pháp bất ly thế gian giác” có nghĩa là Phật pháp không ngoài các pháp thế gian mà giác ngộ. Cũng như ngài Huệ Năng khi nghe pháp ngộ đạo, Ngài thốt lời than rằng: “ai dè tánh mình vốn sẵn thanh tịnh, ai dè tánh mình vốn chẳng sanh diệt, ai dè tánh mình vốn sẳn có đủ, ai dè tánh mình không lay động”; để một lần nữa cho biết tất cả chúng sanh đều có Phật tánhPhật tánh ấy chính là tự tánh thanh tịnh tâm của mình.



Bụt là vầng trăng sáng
Đi ngang trời thái không
Hồ tâm chúng sanh lặn
Trăng hiện bóng trong ngần. ❑

(Nguồn: Tập San Pháp Luân 21)