Showing posts with label Phật Giáo.. Show all posts
Showing posts with label Phật Giáo.. Show all posts

Tuesday, May 19, 2020

KHI TÔI NÓI RẰNG TÔI LÀ NGƯỜI PHẬT TỬ


KHI TÔI NÓI RẰNG TÔI LÀ NGƯỜI PHẬT TỬ
Giáo sư Richard Gombrich, người dành 40 năm cuộc đời để nghiên cứu Phật giáo và ngôn ngữ Pali tại Đại học Oxford, Từ năm 2003 đến nay ông là Giám đốc học thuật, Trung tâm nghiên cứu Phật giáo Đại Học Oxford.
Khi tôi nói tôi là Phật tử, điều đó không có nghĩa là tôi thanh tịnh và tốt đẹp hơn những người khác. Mà nó mang ý nghĩa là tôi có quá nhiều vô minh và tâm thức nhiễm ô cần phải loại bỏ. Tôi cần Tuệ Giác của Đức Phật.
Khi tôi nói tôi là Phật tử, điều đó không có nghĩa là tôi có Trí Tuệ cao hơn người khác. Nó có nghĩa là tôi đã bị quá nhiều sự kiêu ngạo xâm chiếm. Tôi cần học cách để trở nên khiêm nhường và phát triển một cái nhìn rộng mở hơn.
Khi tôi nói tôi là Phật tử, không phải vì tôi hay hơn hay dở hơn người khác, mà bởi vì tôi hiểu tất cả chúng sinh đều bình đẳng với nhau.
Khi tôi nói tôi là Phật tử, không phải vì tôi muốn trốn tránh thế giới và theo đuổi hư vô. Nhưng để biết rằng sự sống đang diễn ra hàng ngày được nằm trọn trong Pháp, và sống với hiện tại chính là thực hành.
Kháng thể của người Phật tử
Khi tôi nói tôi là Phật tử, tôi biết rằng tôi chỉ yêu thương những người hợp với sở thích của mình, nhưng Đức Phật thì thậm chí yêu thương cả những người chống đối, ganh ghét, hãm hại Ngài, dẫn dắt họ đạt đến viên mãn Trí Tuệ và Từ Bi. Đó là lý do vì sao tôi chọn bước theo những giáo huấn của Đức Phật!
Khi tôi nói tôi là Phật tử, nó chẳng gắn liền với mục tiêu để có được những gì tôi ham thích. Mà là để buông bỏ những bám chấp của cá nhân đối với tất cả những ham muốn về mặt thế gian.
Khi tôi nói tôi là Phật tử, không phải bởi vì tôi muốn theo đuổi một cuộc sống êm đềm, suôn sẻ. Mà là vì sự điềm tĩnh chấp nhận trước vô thường, và thật bình tĩnh và tự tin như một vị Quốc Vương trong bất kỳ những hoàn cảnh trái nghịch nào.
Khi tôi nói tôi là Phật tử, tôi không có ý định thao túng người khác với động cơ vì lợi ích cho cá nhân. Nhưng bằng việc sử dụng tốt Trí Tuệ của mình, để tôi có thể làm lợi lạc cho bản thân và những người khác trong khi luôn đồng cảm với tất cả chúng sinh.
Khi tôi nói tôi là Phật tử, không phải bởi vì có một Thượng Đế ở bên ngoài tôi. Nhưng tôi tìm thấy được bản tánh chân thật của Phật nơi trái tim mình.
Phật tử có tin vào công năng của sự cầu đảo hay không?

Khi tôi nói tôi là Phật tử, không phải vì tôi muốn trốn tránh thế giới và theo đuổi hư vô. Nhưng để biết rằng sự sống đang diễn ra hàng ngày được nằm trọn trong Pháp, và sống với hiện tại chính là thực hành.
Khi tôi nói tôi là Phật tử, điều đó không có nghĩa là cuộc đời của tôi sẽ không còn gặp phải những thất bại. Nhưng nhờ có Thiện Pháp, những thất bại được chuyển hóa thành nhân, tăng trưởng cho tôi trong thực hành.
Khi tôi nói tôi là Phật tử, trái tim tôi chứa đầy lòng biết ơn vô tận. Chỉ cần nghĩ rằng tôi được sinh ra làm người và có khả năng thực hành Pháp ngay trong hiện tại cuộc đời, với cơ hội gặp gỡ các vị Minh Sư và nghe được lời dạy của Đức Phật, tôi vô cùng xúc động khi có được sự kết nối Pháp duyên thật khó tin này.
Khi tôi nói tôi là Phật tử, không phải bởi vì có một Thượng Đế ở bên ngoài tôi. Nhưng tôi tìm thấy được bản tánh chân thật của Phật nơi trái tim mình.
Phật tử bình dân và những quan niệm sai lầm
Giáo Sư Richard Gombrich – Đại học Oxford
Nguồn: Cư Trần Lạc Đạo's group

Wednesday, July 11, 2018

Đản Sinh Trong Đặc Khu Trung Quốc? - Nguyên Giác

Đản Sinh Trong Đặc Khu Trung Quốc?
Nguyên Giác
Seven giant lotus lanterns on Huong River - Photo: http://english.vietnamnet.vn

Đản sinh, là nói chuyện Đức Phật đản sinh. Đặc khu, là nói chuyện thị trấn Lumbini, nơi Đức Phật ra đời, và cũng là nơi một giáo sư Bắc Kinh bỗng nhiên “khám phá” rằng Lumbini thời xa xưa là một đặc khu của triều đình Thục Vương của Trung Hoa cổ thời. Nghĩa là, lịch sử Phật giáo sẽ bị một vài giáo sư TQ viết lại... Lo ngại là gần đây, báo Global Times của nhà nước TQ đã nói về một “nghiên cứu mới” rằng chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mang dòng máu người Hán, chớ không phải người Ấn Độ. Trong khi đó, cũng có thêm một nỗi lo khác cho Phật tử thế giới, là sức khỏe của Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Trong tuần lễ vừa qua, Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 vừa tròn 83 tuổi. Viễn ảnh của nền văn hóa Tây Tạng tan biến trong biển người Hán tộc ngày càng thấy rõ. Đặc biệt là, nhà nước Trung Quốc đã nói minh bạch là sẽ lựa chọn và tấn phong người được xem là tái sanh của Ngài vào cương vị Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 15.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 sinh ngày 6 tháng 7/1935.  Bản tin CNN hồi tháng 3/2018 nói rằng vị lãnh đạo Phật Giáo Tây Tạng sẽ không đi ra ngoài Ấn Độ thuyết pháp năm nay, vì tuổi già và sức yếu.
Sonam Dagpo, phát ngôn nhân chính phủ Tây Tạng lưu vong, nói rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma được mời đi nhiều nước, nhưng phải từ chối nhiều nơi vì tuổi cao, sức yếu. Tuy nhiên, Dagpo nói, tình hình sức khỏe của Ngài vẫn tốt, vẫn giữ lịch trình thuyết pháp trong Ấn Độ.
Tuy nhiên, điều lo ngại là vì, thời gian Ngài còn ở với chúng ta không lâu nữa, trong khi ước mơ trở về Tây Tạng của Ngài càng lúc càng xa vời.
Báo The Quint hôm 11 tháng 6/2018 loan tin rằng, Đức Đạt Lai Lạt Ma bị ung thư tiền liệt tuyến (prostate cancer) và được chữa trị tại Hoa Kỳ trong hai năm qua. Bản tin do phóng viên Rajeev Sharma của The Quint viết rằng nguồn tin riêng của báo này nói rằng bệnh của Ngài đã vào giai đoạn cuối của ung thư, rằng chính phủ Ấn Độ biết và quan sát từ hơn một năm nay, trong khi chính phủ TQ biết mới vài tháng nay.
Tuy nhiên, khi báo The Quint xin xác minh từ văn phòng chính phủ Tây Tạng lưu vong, Tsering Dhondup của viện Tibetan Policy Institute trả lời rằng sức khỏe Đức Đạt Lai Lạt Ma tốt, không có gì quan ngại, và sẽ có chuyến đi hải ngoại năm nay.
Đọc kỹ câu trả lời, chúng ta không thấy nói gì về có hay không có ung thư. Dĩ nhiên, đối với những bậc cao tăng như Ngài, chuyện bệnh có nặng thế nào cũng chỉ là do nghiệp, cũng chỉ là bình thường. Điều lo ngại là lịch sử dân tộc Tây Tạng sẽ bị thay đổi, bị lèo lái theo những ý đồ Hán tộc bành trướng.
Năm 2015, trong khi nói với báo giới quốc tế, Đức Đạt Lai Lạt Ma giễu cợt chính phủ TQ về chuyện tìm cách kiểm soát việc Ngài sẽ tái sanh. Ngài nói rằng chuyện tái sanh đó sẽ giải quyết chính thức vào lúc Ngài đón sinh nhật thứ 90. Nghĩa là, phải bảy năm nữa. Ngài cũng nói giỡn rằng Ngài có thể tái sanh trong thân nữ, nghĩa là tương lai sẽ chẳng hề gì khi có một phụ nữ giữ ngôi vị Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Mới vài năm trước, Đức Đạt Lai Lạt Ma lần đầu tới thăm Trung Tâm Nghiên Cứu Y Khoa Mayo Clinic tại Hoa Kỳ, và có dấu hiệu bệnh lý nơi Ngài. Tập san Phật giáo Lion's Roar ngày 28/9/2015 loan tin rằng Ngài tới khám bệnh ở Mayo Clinic, và theo lời khuyên các bác sĩ đã hủy bỏ nhiều buổi thuyết pháp trong lịch trình để về tịnh dưỡng ở Ấn Độ. Tuy nhiên, cũng không có tin cụ thể là bệnh gì.
Báo The Quint nói rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma được chữa trị bằng phương pháp “proton beam therapy” (liệu pháp tia dương điện tử) tại Mayo Clinic.
Bây giờ Ngài đã hủy bỏ tất cả những chuyến đi hải ngoại dự định, vì không đủ sức khỏe cho đường xa. Chỉ trừ một sự kiện Ngài chưa hủy bỏ: dự định sẽ thăm Thụy Sĩ vào tháng 9/2018 để tham dự lễ mừng 50 năm thiết lập Phật học viện Tibet Institute Rikon tại đây.
Tuy nhiên, trong một video ngắn vài phút, thông tấn The News Now của Ấn Độ ghi lại hình ảnh Đức Đạt Lai Lạt Ma tới dự một buổi lễ ở Đại học University of Jammu ngày 18/3/2018, chúng ta thấy dáng đi của Ngài không còn bình thường, và phải nương vào các phụ tá dìu đi. Xem: https://youtu.be/pBdmgV5KrJ8  từ phút 1:00 khi Ngài bước ra xe và đi vào hội trường.
Sang năm 2019 sẽ có nhiều kỷ niệm về chuyến đi của Ngài vào Ấn Độ. Sau cuộc nổi dậy 1959 thất bại của dân tộc Tây Tạng, Ngài cùng một đơn vị tàn quân băng đường bộ vượt núi Hy Mã Lạp Sơn để vào Ấn Độ ngày 30/3/1959, tới thị trấn Tezpur trong tiểu bang Assam của Ấn Độ ngày 18/4/1959. Một thời gian ngắn sau, chính phủ Ấn Độ đưa Ngài về thị trấn Dharamshala, và nơi đây trở thành trú xứ cho chính phủ Tây Tạng lưu vong tới giờ.
Một điểm để suy nghĩ: tới đúng cuối tháng 3/2019, mới tròn 60 năm Đức Đạt Lai Lạt Ma ra đi lưu vong. Vậy thì, tại sao chính phủ Tây Tạng lưu vong tổ chức các nghi lễ tưởng niệm “60 năm Tây Tạng lưu vong” vào đúng ngày Thứ Bảy 31/3/2018 tại Dharamsala?
Báo The Guardian ghi rằng trong lễ tưởng niệm, Thủ tướng Tây Tạng lưu vong Lobsang Sangay nói rằng Tây Tạng trong 60 năm qua bị người Trung Hoa tàn phá về văn hóa và căn cước.
Đếm cho đúng, lẽ ra là 1959 mới tròn 60 năm. Nhưng cũng có thể, các lễ tưởng niệm sẽ kéo dài trọn một năm?
Trong những thay đổi lớn do nhà nước TQ áp đặt vào sắc dân Tây Tạng có một điểm nổi bật về tôn giáo: Sắc lệnh 5 của Tôn giáo vụ về Quản lý việc tái sanh của các vị Phật Sống (Measures on the Management of the Reincarnation of Living Buddhas). Sắc lệnh 5 viết rằng một đơn xin công nhận một thiếu niên nào là cao tăng tái sanh phải do các tự viện Phật giáo nộp lên chính phủ để xét rồi mới công nhận một trẻ em nào là tulkus (đạo sư tái sanh). Nghĩa là, Đức Đạt Lai Lạt Ma tương lai phải do nhà nước TQ chỉ định.
Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng Ngài có thể sẽ tái sanh ở hải ngoại, thậm chí có thể sẽ không tái sanh… thế là Bắc Kinh nổi giận.  Thông tấn Reuters vào tháng 3/2015 ghi lời Zhu Weiqun, Chủ tịch Ủy ban Tôn giáo và Sắc tộc trong Quốc Vụ Viện Trung Quốc (tức, trong Quốc Hội TQ), nói rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đời 14 đã “phản bội và không tôn trọng truyền thống” khi nói rằng có thể sẽ không còn chuyện tái sanh nữa.
Zhu nổi giận, nói: “Phút này, ông ta nói sẽ tái sanh làm người ngoại quốc… sang phút sau, ông ta nói sẽ tái sanh trong thân nữ giới. Nếu quý vị trao cho ông ta một hũ mật ong, ông ta sẽ vui vẻ nói rằng kiếp sau ông ta sẽ là một con ong.”
Lý do Zhu nổi giận cũng vì trước đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng chuyện Quốc hội TQ chọn người tái sanh Đạt Lai Lạt Ma cũng y hệt như lãnh tụ Fidel Castro của Cuba lựa chọn Đức Giáo Hoàng cho đạo Thiên Chúa.
Tuy nhiên, TQ luôn luôn có độc chiêu, và thế gian không thể đo lường hết các mê lộ do Bắc Kinh bày ra. Trong đó có một “khám phá khảo cổ” mới, nói rằng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mang dòng máu người Hán, không phải người Ấn Độ.
Báo The Times of India trong ấn bản ngày 23/2/2018, có bản tin tiếng Anh “Chinese scholar slams claim that Gautam Buddha was of Chinese origin” (Một học giả Trung Quốc chỉ trích bài viết nói rằng Đức Phật Thích Ca là người Trung Hoa)… Bản tin này có thể tìm qua Google, khi gõ câu tiếng Anh trên.
Nghĩa là, hàng dỏm, hàng giả, hàng nhái cũng thấy có dấu tay Hán tộc trong cả khảo cổ học…
Báo Ấn Độ ghi rằng tờ báo quốc doanh Trung Quốc Global Times loan tin rằng một bài viết lưu hành rộng rãi trên mạng Internet tiếng Hoa kể từ ngày 1/1/2018, nói rằng một học giả người Nepal có tên là Amuhanson đã “khám phá” rằng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thực sự là người Trung Hoa, không phải Ấn Độ.
Bản tin nói rằng cùng bài viết đó đã lưu hàng trên mạng sohu.com tiếng Hoa hồi tháng 11/2017 mà không nhắc tên học giả Nepal nào. Bài viết nguyên thủy đó ký tên Li Liangsong, một giáo sư Đại Học Y Khoa Trung Hoa Bắc Kinh (Beijing University of Chinese Medicine) và là một chuyên gia về y khoa Phật giáo.
Li liệt kê ra 10 lý do ông “khám phá” như thế, thí dụ như sự kiện rằng Nepal, nơi có thị trấn Lumbini (nơi Đức Phật đản sanh) nằm trong một vùng từng được gọi là một đặc khu ("special district") của một đế quốc Trung Hoa thời cổ, và nội dung kinh điển Phật giáo có cho thấy văn hóa phát xuất từ miền Trung của Trung Quốc.
Li  không phải người đầu tiên tìm cách chứng minh rằng Đức Phật Thích Ca là người Hoa.
Một nghiên cứu có ảnh hưởng mà Li nhắc tới là "Rethinking the Origin of Buddhism" (Nghĩ Lại về Cội Nguồn Phật Giáo) của Zhang Rubai, một giáo sư đại học Chengdu University of Technology ở tỉnh Sichuan. Zhang tin rằng Phật giáo lan truyền từ TQ sang Trung Á và các vùng phía tây xuyên qua Ấn Độ, và sau đó quay trở về nội địa TQ. Nghiên cứu của Zhang in trong tạp chí của Chengdu University of Technology hồi tháng 1/2016.
Nghiên cứu của Zhang dựa vào các hình tượng Phật khắc trên vật dụng bằng ngà voi hay ngọc bích, cũng như một đầu tượng Phật thủy tinh từ triều đại Shu Kingdom (Vương Quốc Nhà Thục) – một vương quốc có từ 1,000 năm trước Tây lịch. Bây giờ, nước Thục cổ này nằm trong tỉnh Sichuan (Tứ Xuyên).
Năm 2009, Zhang ấn hành một cuốn sách về cổ vật văn hóa đào lên từ nơi di tích đổ nát có tên là Sanxingdui (tiếng Việt là: di chỉ Tam Tinh Đôi, hay là Gò Ba Ngôi Sao).
Tuy nhiên, tới 7 năm sau, Zhang mất mặt vì Viện bảo tàng Sanxingdui Museum trong tháng 3/2016 đưa ra chỉ trích Zhang rằng không có di chỉ cổ vật nào trong sách Zhang thực sự là từ khu di tích. Các nhà nghiên cứu tại Viện bảo tàng này nói rằng Zhang bịa đặt ra và viết về các điều vô nghĩa khi nói rằng Phật giáo phát xuất từ khu di chỉ Sanxingdui.
Bản nghiên cứu này khi phóng lên mạng xã hội Weibo, nói thẳng rằng, “Chúng ta chưa bao giờ thấy có ai không biết hổ thẹn như thế.”
Trong khi đó, Shen Guiping, một nhà nghiên cứu tôn giáo trong Học Viện Trung Ương Xã Hội Chủ Nghĩa (Central Institute of Socialism) ở Bắc Kinh, trả lời phỏng vấn từ tờ báo rằng, “Tôi không thấy ý nghĩa  nào trong nghiên cứu (Đức Phật là người Hoa). Các nghiên cứu như thế không giá trị, và phương pháp nghiên cứu lại sai. Nếu chỉ để chứng tỏ yêu nước, thì đó là ngạo mạn. Kiểu như thế cần kiểm soát, nếu không sẽ thành ra dị thường và rồi nguy hiểm.”
Có bài học nào nơi đây? Chúng ta đã thấy rồi đó: lịch sử Biển Đông đã bị các nhà nghiên cứu TQ bóp méo để trở thành tài sản nhiều ngàn năm trước của Phương Bắc.
Bây giờ phải coi chừng, có thể sẽ có một giáo sư sử học Bắc Kinh nào đó viết rằng An Dương Vương Thục Phán là cháu Thục Vương, kéo quân phương Bắc vào đánh tan vương quốc Văn Lang của dòng Hùng Vương, và rồi thiết lập một vùng có tên là Đặc khu Âu Lạc, nơi còn di tích là Thành Cổ Loa ở huyện Đông Anh, Hà Nội.
Đặc khu Âu Lạc? Hay Đặc khu Hà Nội? Hình như đó sẽ là một câu chuyện dài, đang còn chờ một giáo sư sử học nào đó của Bắc Kinh nghĩ ra…

x
x

SỨ MỆNH CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ ÐỐI VỚI ÐẠO PHÁP VÀ DÂN TỘC

SỨ MỆNH CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ ÐỐI VỚI ÐẠO PHÁP VÀ DÂN TỘC
THÍCH ÐỨC NHUẬN (1924-2002)

Với đề tài Sứ Mệnh Của Người Phật Tử Ðối Với Dân Tộc Và Ðạo Pháp mà tôi trình bày hôm nay, thật ra không phải là một đề tài mới mẽ xa lạ, đề tài này đã có nhiều người nói, và chính các bạn nếu thiết tha với vận mệnh tổ quốc và đạo pháp, thì ít nữa, đã hơn một lần, chúng ta suy nghĩ tới và chính chúng ta đã góp sức và chịu những hy sinh để thể hiện ý nghĩa cao cả đó. Nhưng, xuyên qua những sinh hoạt và những cuộc vận động cam go của chúng ta, của Phật giáo trong những ngày trước đây, ít nhiều đã đòi hỏi tâm thức chúng ta phải làm một cuộc duyệt xét toàn bộ bản chất chung của đạo Phật của dân tộc, của chính chúng ta và của giáo hội để phát hiện lấy một thế cách và tiêu chuẩn tương đối đúng hơn, thích hợp với nhu cầu thực tại của dân tộc và chiều hướng đi tới của lịch sử, để chúng ta đóng góp trong tinh thần vô ngã, vô úy của truyền thống Phật giáo đối với Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

Trước những đòi hỏi cấp bách của tình thế đất nước, do tinh thần phụng sự dân tộc và đạo pháp quá nhiệt thành của toàn thể Phật tử Việt Nam, giáo hội chúng ta đã phải đứng ra làm một cuộc vận động lịch sử dân tộc hết sức quyết liệt, có nhiều kháng lực nguy hiểm. Trong khi đó những nhà lãnh đạo giáo hội cũng hiểu rằng, với sự chưa kịp chuẩn bị thật chu toàn tiềm lực Phật tử, giáo hội sẽ gặp nhiều thất bại hơn là thành công. Tuy nhiên, đấy cũng là một kinh nghiệm thật quý giá cho những người quyết tâm phụng sự dân tộc và thể hiện đạo pháp, và đấy cũng là một gạn lọc lịch sử để chúng ta phát hiện được khả năng phục vụ của chúng ta và những người cùng lý tưởng với chúng ta, đồng thời tìm đúng thế cách mà giáo hội phải cung ứng đối với nhu cầu dân tộc. Bởi đó những người của hôm nay và ngày mai đang và sẽ phải nắm một vai trò hết sức trọng đại của dân tộc và đạo pháp hãy nên tỉnh trí quyết nhẫn vượt thoát những mặc cảm tự tôn đối với những thành công, hoặc mặc cảm tự ty đối với những thất bại nhất thời của chúng ta, của giáo hội, để chuẩn bị thật đầy đủ hành trang cần thiết, đi lên xây dựng cuộc sống và lịch sử dân tộc, bằng tinh thần của người Phật tử đã thấm nhuần đạo pháp từ bi, trí tuệ, dũng cảm. Ðạo pháp chỉ có giá trị thực, khi những người Phật tử nhận chân được đạo để thể hiện đạo tính ra bằng cuộc sống của mình.

Chừng nào chúng ta thể chứng được đạo pháp ngay trong ta để thể hiện ra cuộc sống của ta và cuộc sống chung của chúng ta, thì đương nhiên chúng ta đã làm cho đạo sống động tiến hóa không ngừng rồi vậy. Cũng chính do tinh thần đó, tinh thần căn bản của đạo Phật đó, mà tiền nhân chúng ta đã phục vụ dân tộc một cách hiệu nghiệm, đồng thời làm cho đạo Phật sống động trường cữu giữa lòng dân tộc ta, dù cho giữa những thời được gọi là thịnh hoặc suy của Phật giáo. Hai chữ thịnh và suy chỉ được coi là hình thái của giáo hội mà thôi. Ðích thực, tinh thần Phật giáo không bao giờ suy giảm ở trong tâm tư và dòng sống của dân tộc Việt Nam, kể từ ngày Việt Nam đón nhận đạo Phật. Câu nói có thể là vu khoát, nhưng cũng rất thật, dù cho những người không phải là Phật tử, không nhận là người theo đạo Phật, mà sống đúng với truyền thống dân tộc Việt Nam thì ít nhiều trong họ cũng tàng chứa phần nào giáo pháp của đạo Phật rồi. Truyền thống dân tộc này là tinh thần bao dung, vô ngã, không chấp trước, không thiên kiến, không chật hẹp; luôn luôn mở rộng để đón nhận, gạn lọc những chất liệu tốt đẹp bất cứ từ đâu đến để chuyển hóa dân tộc. Ðó cũng là đặc tính đích thực của đạo Phật. Cũng bắt nguồn từ khởi điểm ấy, mà chúng ta có thể nói là truyền thống của dân tộc và đạo pháp chỉ là một thể duy nhất, phối hợp hòa điệu duy nhất cũng vậy. Nói như thế, lại cũng không có nghĩa là chúng ta, những người nhận mình là con Phật đã có được tinh thần truyền thống tốt đẹp cả đâu. Chúng ta đã học đạo, chúng ta đã hiểu thế nào là phá chấp, điều căn bản của sự giải thoát, nhưng thực tế khó lắm, thân nghiệp chúng ta vốn nặng nề, tôi và các bạn chắc hẳn cũng còn nhiều điều chấp giữ hoặc hữu ý, hoặc vô ý, nếu không thì cũng do tha nhân phân loại chúng ta.

Chúng ta đang sống trong cõi sống phân loại, hiển nhiên chúng ta không thể thoát được thông lệ muốn phân loại, hoặc bị phân loại. Chúng ta phải chấp nhận sự thực bi đát đó. Chúng ta vẫn là những Phật tử, giáo hội chúng ta vẫn là một giáo hội khác với các giáo hội của tôn giáo khác. Và trước lối nhìn của những người không phải là đạo Phật, Phật giáo vẫn là một thực thể khác với thực thể dân tộc này. Chúng ta không chối cãi điều đó. Nhưng điều quan trọng đối với người Phật tử chân chính là sự cố gắng thể hiện đức vô ngã bao dung ra ngay trong cảnh giới và cuộc sống của mình. Với ý hướng và nỗ lực đó, không sớm thì muộn, chúng ta cũng vượt thoát được những chấp trước tự thân để tự giải thoát và phục vụ dân tộc một cách hiệu nghiệm như tiền nhân ta đã từng làm đối với dân tộc. Như ta đã thấy, con người có thể không hiểu gì về Phật giáo mà vẫn sống theo tinh thần đạo Phật một cách chân thành. Ðó là đại nguyện của chư Phật, và đó cũng là đại nguyện của những người đi theo con đường Phật. Khi chúng ta đã tỉnh trí quyết tâm như trên, chúng ta có thể vui vẻ sống giữa cuộc sống phân loại khổ đau này, với những gì chúng ta đang có trong ta, đang bị tha nhân quy định chúng ta, sống trong sự phát triển của giáo hội chúng ta, sống trong nỗ lực đi tới của dân tộc giữa trào lưu thế giới mở rộng, để thể hiện đặc tính của đạo pháp. Vì một điều dễ hiểu là mỗi người chúng ta, tập thể chúng ta, các tập thể khác, dân tộc của chúng ta, các dân tộc khác đều sống trong tinh thần bao dung và nỗ lực vận động lịch sử tiến đến tốt đẹp, thì chung cuộc tất cả sẽ gặp nhau trong sứ mệnh với một hòa điệu nhiệm mầu của lẽ sống. Chúng ta chỉ có thể tìm nổi một nền hòa bình, một cuộc sống tiến bộ đích thực trong chiều hướng đó. Vậy, nói đến việc chuẩn bị đầy đủ hành trang để lên đường phục vụ của mỗi người, của giáo hội đối với dân tộc và nhân loại, trong một môi trường sinh hoạt cộng đồng, theo tinh thần Phật giáo, hiển nhiên chúng ta không làm công việc xây dựng tư thế cho cá nhân chúng ta hay một cá nhân nào đó, hoặc cho riêng tôn giáo chúng ta, mà chúng ta phải xem cá nhân chúng ta như một thực thể phải có, bỏ đi cũng không được,và tập thể chúng ta như một môi trường kết hợp những người cùng chung một ý hướng, để tạo cơ duyên mạnh mẽ cho công trình phục vụ xứ sở và đồng bào. Khi bản thân đã trên đà tiến hóa tốt đẹp theo tiêu chuẩn của đạo pháp, giáo hội là một tập thể kết hợp Bởi những người thấm nhuần đạo lý đó, thì thật sự đã taọ nổi một sức đi lên vĩ đại cho dân tộc rồi vậy.

Ở đây, hôm nay, tôi không muốn làm công việc mời các bạn duyệt xét lại chính bản thân mình và những giáo lý căn bản của đạo Phật, để xem đạo Phật có thích hợp với tâm tư con người thời đại hay không, vì rằng, tôi và các bạn đã là tăng, tín đồ Phật giáo, đang sống trong một tập thể mang nhiều ý nghĩa tri thức của giáo hội, tối thiểu chúng ta đã nhiều lần tự tìm chính chúng ta và tìm hiểu đạo của chúng ta theo. Bởi đấy, trên một căn bản nào đó,chúng ta đã thấy được rằng, trên con đường giác ngộ giải thoát mà chúng ta chung bước và chúng ta thấy rằng chúng ta có thể vững tâm đi trên con đường đó. Ðiều cần nói ở đây là, chúng ta phải ứng dụng phương cách nào để chuyển hiện đạo Phật của chúng ta vào cuộc sống hiện đại của dân tộc, một cuộc sống vô cùng phức tạp, không những đối riêng với những người dấn thân phục vụ mà còn đối chung cả với dân tộc quá nhiều bất hạnh khổ đau này. phải nhìn một sự thật, dù hết sức phũ phàng, là dân chúng hiện nay đã đau khổ, đã bị lường gạt quá nhiều rồi, Bởi đó những công trình dù mang một nội dung và ý nghĩa tốt đẹp tới mấy, cũng không thể một lúc mà có thể thuyết phục nổi dân chúng Việt Nam đầy chán chường và hoài nghi này được. phải kể rằng: phong trào vận động của Phật giáo Việt Nam là một dấu hiệu của sự bừng lên mãnh liệt của dân tộc mấy trăm năm bị dồn nén.

Có thể nói được đấy là một thành công vĩ đại nhất của dân tộc và của Phật giáo, thành công không phải là ở chỗ lật đổ một chế độ, mà thành công ở chỗ những ngọn lửa vô úy, vô ngã của Phật giáo và dân tộc đã có sức mạnh mầu nhiệm làm rung động đến tận cùng tâm thức toàn thể nhân loại. Nhân loại dù đang sinh sống trong một thời đại mà giá trị vật chất hầu như tràn lấn giá trị tinh thần, thì cũng bàng hoàng sực tỉnh trước sức mạnh vô biên của tinh thần Phật giáo và Việt Nam. Kể từ đó giá trị tinh thần đích thực của nhân loại được biểu lộ một cách vẻ vang. Như trên tôi đã trình bày, vì chúng ta chưa kịp chuẩn bị chu đáo cho một cuộc chuyển hóa toàn diện vận mệnh dân tộc và nhân loại, nên chúng ta đã bị các thế lực vô minh hoặc vì không hiểu gì về bản chất cố hữu của đạo Phật, nhất là đạo Phật Việt Nam, đã coi chúng ta như một lực lượng có thể làm phương hại đến quyền lợi của họ. Bởi đấy những âm mưu hết đợt này đến đợt khác được giăng ra để quyết liệt “triệt hạ” Phật giáo Việt Nam, cộng với những yếu tố khách quan đó, chúng ta lại cũng còn nhiều sơ hở do nơi phong trào bị bức bách phát khởi đột ngột, hàng ngũ giáo hội chưa được đãi lọc và tổ chức chu đáo cần thiết, nên dễ dẫn tới tình trạng phân hóa, phát sinh vì những quan niệm đối nghịch về sự ứng thân vào thời đại của giáo hội. Thật tình chúng ta đã thành công về cả mặt thực tế, nhưng thành công với cả một sự bỡ ngỡ, bỡ ngỡ đến độ mang nặng tính cách thỏa mãn, đôi khi tạo ra những ngộ nhận với dân chúng, để cho người dân không cùng tôn giáo có thể ngờ rằng một sớm một chiều đạo Phật sẽ tiến lên chiếm ngôi vị quốc giáo. Sự thật thì đạo Phật Việt Nam không hề có những mưu đồ về quyền lực, dù chỉ là quyền lực tôn giáo.

Ðạo Phật Việt Nam trong thời thịnh cũng như lúc suy về mặt nổi vẫn là một đạo Phật nhịn nhục phục vụ cho nhân thế, giúp nhân thế chuyển hóa nghiệp lực để cùng sống một cuộc sống giải thoát. Sự tồn tại của Phật giáo trong trường kỳ lịch sử Việt Nam đã là một chứng minh hùng hồn cho tinh thần phụng sự vô úy, vô chấp của người Phật tử chân chính. Thịnh thời đối với Phật giáo cũng không phải là một điều kiêu hãnh, suy vi đối với Phật giáo cũng không phải là một lo âu. Ðiều đáng lo của Phật giáo trước sau vẫn chỉ là: lo không làm sáng được Phật tính trong chính mỗi người và cuộc sống chung quanh mà thôi. Không có một thế lực nào, dù mạnh tới đâu, cũng có thể tiêu diệt nổi đạo Phật. Chỉ trừ khi chính tư tưởng của đạo Phật bị tư tưởng của chúng sinh vượt bỏ. Mà điều này các bạn có thể tin chắc rằng: Tư tưởng đạo Phật không bao giờ bị vượt bỏ. Tư tưởng đạo Phật có tính cách toàn diện, đa ứng. Phật giáo đã ứng dụng được ở những thời mà tư tưởng con người còn mang nặng đầu óc đa thần. Phật giáo cũng đã thích ứng với thời đại độc thần. Và dù hiện nay tư tưởng duy thần không còn đất đứng trong nhân thế nữa thì Phật giáo vẫn tồn tại một cách vẻ vang. Vì, đạo Phật là đạo của Con Người Giác Ngộ. Còn con người là còn đạo Phật. Con người còn khổ đau, phương pháp giải thoát của đạo Phật lại cần viện cầu tới. Cho đến khi nào chúng sinh hoàn toàn giác ngộ và giải thoát, thì chừng đó đạo Phật hết sứ mệnh đối với nhân thế. Trước sau gì thì đạo Phật vẫn chỉ là chiếc bè đưa chúng sinh qua sông đau khổ. Ðại nguyện của chư Phật là sớm thấy được chúng sinh quẳng chiếc bè ở bờ giải thoát. Ngày ấy đối với thế giới chúng ta là ngày nào? Khó mà biết được. Bởi đấy đạo Phật vẫn còn công dụng là một chiếc bè, từng kiếp từng kiếp, từng thời từng thời, đưa người vượt qua bể khổ, bến mê. Nói riêng về dân tộc Việt Nam thì đạo Phật đã thể nhập vào dòng sống của dân tộc này không thể tách rời ra được nữa. Phật giáo đã đến với dân tộc Việt Nam trong tư thế của một người bạn để cùng dân tộc Việt Nam chung chịu mọi bất hạnh của một nước nhiều lần bị lệ thuộc, và chung vinh quang mỗi khi dân tộc quật cường. Người bạn chí thiết lâu đời đó đã không còn là hai như thuở ban đầu nữa, mà trở nên một thể duy nhất.

Dù có muốn tách biệt cũng không còn biết đầu mối ở đâu mà tách biệt, đừng nói tới những khách bàng quan muốn dùng thủ thuật nhất thời để tách Phật giáo ra khỏi dân tộc này. Việt Nam còn, Phật giáo còn. Phật giáo còn, dân tộc còn. Nói như vậy không có nghĩa: Phật giáo là loại tầm gửi của cây cổ thụ Việt Nam. Vì rằng, chính Phật giáo là chất liệu cho cây Việt Nam trường thọ xanh tươi. Quả vậy, một dân tộc không thể bị biến mất bằng những cuộc thống trị chính trị, quân sự, kinh tế, một dân tộc chỉ có thể đồng hóa và biến mất đặc tính, khi bị văn hóa của các nước lớn khống chế, mà không có vũ khí văn hóa để vừa chống trả vừa thâu thái để vun đắp cho lâu đài văn hóa cho dân tộc mình. Phật giáo đối với dân tộc Việt Nam được coi như một thứ vũ khí tinh thần hiệu nghiệm nhất để vừa đối kháng với nền văn hóa vĩ đại Trung Hoa, vừa thâu thái những tinh hoa của nền văn hóa đó, rồi dung hòa cả hai nền văn hóa Ấn Ðộ – Trung Hoa với tinh thần phải chăng của dân tộc, làm thành một nền văn hóa Việt Nam sống động trong tâm tư mỗi người và trong cuộc sống dân tộc.

* Về Mặt Cách Mạng, đích thực dưới những thời bị Bắc thuộc xa xưa, đạo Phật đã là chất men của cách mạng: đạo Phật đã khích lệ mạnh mẽ tinh thần tự chủ của con người và, do đó, đưa đến sự đòi hỏi một nền văn hóa đã có cá tính khác biệt với nền văn hóa của đế quốc, thì công việc đấu tranh giành tự chủ chỉ là công việc của thời gian mà thôi. Ðạo Phật đã tạo ra những nơi qui tụ cho các chiến sĩ của dân tộc. Ðạo Phật đã tạo ra những tập thể tín đồ phụng sự cho đại nghĩa dân tộc. Dân tộc Việt Nam không một e ngại nào đối với đạo Phật, vì, đạo Phật xuất phát từ một nước không bao giờ có thể trở thành đế quốc đối với Việt Nam. Ðạo Phật lại cũng không phải là một thức đế quốc tư tưởng, vì đạo Phật không hề có giáo quyền quốc tế trung ương. Ðạo Phật chỉ là đạo của Con Người Giác Ngộ và hết mình phục vụ cho xứ sở mà đạo Phật đang có mặt.

Chính vì vậy mà trước kia, trong lịch sử, đạo Phật đã cùng với dân tộc Việt Nam phấn đấu cho một nền tự chủ vẻ vang của dân tộc. Và, trong hiện tại, đạo Phật đã hơn một lần thể chứng điều đó một cách cụ thể. bản chất của đạo Phật là bản chất của một đạo cách mạng toàn triệt. Cách mạng trên ý nghĩa đúng và toàn thiện. Vì rằng cuộc cách mạng đó đã bắt đầu trong sứ mệnh thường xuyên chuyển biệt nghiệp của cá nhân và bằng mọi nỗ lực chuyển cộng nghiệp của tập thể. Ðạo Phật là đạo của cách mạng, một cuộc cách mạng rốt ráo, liên tục, trường kỳ. Những người theo đạo Phật đúng đắn, đương nhiên đã tự đặt mình trong một cuộc cách mạng lớn lao rồi vậy. Chữ cách mạng chúng ta dùng ở đây là một danh từ thật chính xác, không mang một mưu đồ xảo trá nào. Vì, nếu đã hiểu đạo Phật một cách thật đến nơi đến chốn, thì chúng ta sẽ phát hiện được tính chất cách mạng chân chính của đạo Phật. Cách mạng bản thân để tiến lên cách mạng xã hội. Một cuộc cách mạng xã hội dù được trang bị với bất cứ lý thuyết và danh từ tốt đẹp nào, cũng sẽ bị thoái hóa; nếu bản thân những người làm cách mạng và những ngươi tham dự cách mạng không triệt để cách mạng chính mình. Về bản thân cách mạng, đạo Phật đã nói lên thật đầy đủ và trọn vẹn, tất cả kinh điển đạo Phật và sự tu dưỡng theo đạo Phật là một công trình nhằm hướng con người tới một cuộc tự cách mạng để giải thoát ra khỏi những mê lầm chấp giữ. Một con người khi phá bỏ được sự chấp hữu cá nhân, không còn tự kiêu, thiên kiến, không còn tham chấp vật dục, lòng rộng mênh mông, trí sáng trong lành, và lại quyết tâm phụng sự nhân thế thì thưS hỏi còn gì tốt đẹp cho bằng. Một cuộc cách mạng do những người như vậy thể hiện mới thực là một cuộc cách mạng chân chính, không mang một âm mưu đen tối nào hết.

* Về Mặt Chính Trị, khi chúng ta đã đặt mình trong một cuộc sống tập thể tôn giáo, tập thể xã hội hay quốc gia, đương nhiên chúng ta đã phải tham dự vào đời sống chính trị rồi. Ðạo Phật không xa lánh cuộc đời. Vì đạo Phật, ngoài phần tự giải thoát bản thân, còn phải giải thoát cho nhân thế, cho chúng sinh nữa. Thế nên đạo Phật không phải là một tôn giáo yếm thế. Ðạo Phật luôn luôn nhập cuộc để tham dự những chuyển đổi xã hội. Ðạo Phật không làm chính trị với những âm mưu thủ đoạn, theo quan niệm thế tục của những người chỉ biết lợi dụng con đường chính trị để mưu tìm địa vị quyền lợi. Ðạo Phật làm chính trị như một cuộc vận động giải thoát xã hội khỏi cảnh tối tăm bức chế. Ðạo Phật không đòi địa vị trong chính quyền, cũng không chủ trương đem tôn giáo mình lên hàng quốc giáo, để đàn áp các tôn giáo khác, các tư tưởng, ý hệ không đồng quan điểm. Nếu bất đắc dĩ như dưới thời nhà Lý, đạo Phật được vua, quan và dân chúng tôn lên địa vị quốc giáo thì như đã thấy, văn miếu thờ các vị thánh Nho và điện thờ tiên Lão cũng được dựng lên tại kinh đô và khắp các làng xã. Ðạo Phật không có chủ trương hẹp hòi chia rẽ tôn giáo và nhất là không mang tính cách tiêu diệt tôn giáo. Ðạo Phật là đạo từ bi, trí tuệ, bao dung, luôn luôn chủ trương tự do tín ngưỡng, tự do phát triển các ngành: nghệ thuật, học thuật và kỹ thuật. Chính vì chưa hiểu được bản chất của đạo Phật, nhất là đạo Phật Việt Nam, nên những người theo đạo Phật một cách hời hợt, và những người đứng ngoài Phật giáo, thường có những ngộ nhận về hành vi được coi như chính trị đầy bí hiểm thời đại, cho là Phật giáo muốn khuynh loát chính quyền, muốn mưu đoạt chính quyền, muốn có lợi lộc khi nắm được những ưu thế chính trị. Ðiều đó hoàn toàn không đúng. Ðạo Phật, trước sau chỉ có một đại nguyện, là làm tốt đẹp thêm cho nhân thế mà thôi. Sự chống đối của đạo Phật, nếu có, là sự chống đối minh bạch đối với những âm mưu chính trị đen tối, muốn làm sa đọa dân tộc này nói riêng, và thế giới nói chung.

Ðạo Phật không chấp nhận bất cứ sự bất công nào đối với con người. Ðạo Phật lại càng không chấp nhận một chế độ độc tài hoặc phi nhân làm mất quyền tự chủ của con người và dân tộc. Những âm mưu nô lệ hóa con người và dân tộc đều chẳng những không được Phật giáo hỗ trợ mà, ngược lại, còn bị Phật giáo quyết liệt đối kháng, cho tới khi nào các chế độ như vậy phải tự chuyển đổi đường lối chính sách, lấy con người làm cứu cánh cho chính trị vì không thể áp dụng một đường lối chính trị không phù hợp với bản tính con người. Con người là cứu cánh của chính trị – nói theo nghĩa hẹp – Ðó là tiêu chuẩn chính trị của Phật giáo. Ngược lại đường lối ấy, dù người Phật tử cầm chính quyền hay bất cứ nhân vật nào, cũng bị Phật giáo chối bỏ. Làm đúng tiêu chuẩn của người Phật giáo thì Phật giáo tích cực xaS thân để hỗ trợ, dù người cầm quyền thuộc bất cứ tôn giáo nào cũng vậy. Nói là tiêu chuẩn của người Phật giáo cho dễ hiểu mà thôi, vì thật ra ở bất cứ nơi đâu, ở bất cứ thời đại nào, con người cũng khát vọng tiêu chuẩn chính trị như đã nói. Vậy, đừng lo về tư kiến của Phật giáo, vì Phật giáo không có tư kiến. Hãy lo đáp ứng nguyện vọng chân chính của Ðạo Phật là một đạo mang đặc tính văn hóa và cách mạng, đạo Phật có sinh hoạt chính trị là sinh hoạt trên căn bản đó. Sinh hoạt văn hóa của đạo Phật không chỉ thu gọn trong lĩnh vực truyền bá giáo lý bằng phương tiện sách báo và giảng giải. Phật giáo là một nguồn văn hóa sinh động, trực tiếp đi vào cuộc sống con người, để con người tự thân chuyển hóa và khai triển những đặc phẩm văn hóa từng chứa trong chính mình, rồi biểu hiện ngay trong cuộc sống qua những công trình sáng tác nhân văn, qua những hành vi chính trị chân chính, qua những cuộc chuyển đổi xã hội tốt đẹp, qua nếp sống, lối sống và cách sống mỗi ngày thêm tươi sáng. Với tiêu chuẩn trên, Phật giáo cũng không phủ nhận những tiến bộ của kỹ thuật khoa học phục vụ đời sống con người, nhưng Phật giáo không thể làm ngơ trước các thế lực vật chất sử dụng các phương tiện vật chất để khống chế con người, biến con người thành thứ nô lệ vật chất. Nỗi băn khoăn nhất của thức giả thời đại là đang phải chứng kiến đà phát triển vĩ đại của kỷ thuật, trong khi đó, các lĩnh vực tư tưởng không theo kịp với sự phát triển đó, khiến cho con người mất hướng, phải cắm đầu chạy theo những phương tiện vật chất, biến mình thành những công cụ cho các thế lực vật chất. Thế giới đang đánh giá nhau bằng những hỏa lực cuốn hút hủy hoại môi trường sống của con người, nhất là sinh hoạt chính trị. Mạng sống con người được sử dụng như phương tiện trao đổi lấy một số quyền lợi vật chất. Nếu phải nói tới mục tiêu tối hậu của Phật giáo đối với thời đại thì mục tiêu đó là làm sao cho con người thoát khỏi cảnh lệ thuộc vật chất để tiến lên, hướng những tiến bộ kỹ thuật vào việc phục vụ con người. Mà đích thực con người mới là cứu cánh của kinh tế. Chứ không phải “Kinh tế quyết định tất cả” như chủ nghĩa Duy Vật hằng chủ trương. Chỉ như vậy, thế giới mới có hòa bình, xã hội mới hết bất công, sinh hoạt chính trị mới không lầy lội trong vòng tội lỗi, kỹ thuật khoa học mới không quay lại tiêu diệt nhân loại; các nước lớn mới không coi các nước nhỏ là món hàng trao đổi quyền lợi; các nước nhỏ mới không coi các nước lớn là đế quốc; cuộc sống tiến bộ đích thực mới đến với thế giới loài người. Tới đây, hẳn nhiên, các bạn đã thấy sứ mạng vô cùng trọng đại của Phật giáo và các tổ chức, các tôn giáo mang tính chất văn hóa đến mức độ nào rồi. Ðến đây, hẳn nhiên các bạn cũng đã thấy sứ mệnh của chính mình, và những công việc chúng ta phải làm trong hiện tại cũng như trong tương lai. Sứ mệnh càng trọng đại càng nhiều kháng lực lớn lao. phải tìm cho ra những kháng lực đó để chế cản và đi lên, đó là phần còn lại trong buổi thaSo luận hôm nay của chúng ta. Tất nhiên chúng ta không thể tìm tới hết thẩy mọi vướng mắc được. Bởi đó chúng ta chỉ bàn tới những nét đại cương, và chuẩn bị sẳn sàng đón nhận kháng lực bất cứ từ đâu tới trên bước đường phục vụ của chúng ta.

Có như vậy gặp thất bại mới không làm ta ngạc nhiên và nản lòng; làm được việc gì có hiệu Quả mới không tự kiêu, tự mãn. Vì kiêu mạn và thoái chí đều là những tai hại như nhau. Kháng lực khó vượt qua nhất phải kể là kháng lực phát sinh tự chính bản thân. Sự tham lam, lười biếng, mặc cảm, đố kỳ, thiếu sáng suốt…là những kháng lực lớn nhất trong hành trình phục vụ của chúng ta. Bởi đấy, chúng ta phải tạo được cho mình một tâm bình đẳng, một trí minh mẫn, một đức nhẫn nhục, tức là quyết tâm thể hiện đạo pháp từ bi, trí tuệ và hùng lực để đi lên, không một mặc cảm, không một manh tâm thủ lợi, không một đố kỳ phân ly, có nghĩa là chúng ta phải tự giải thoát chúng ta khỏi cái “ta” hẹp hòi vị kỷ, ngu tối và lười biếng. Khi chúng ta đã thoát được những kháng lực tự thân thì chúng ta mới không biến chúng ta thành những kháng lực của đại cuộc. Những người đồng hành của chúng ta không bao giờ sợ chúng ta có những âm mưu lợi dụng đen tối. Ðồng hành thực sự trở thành đồng tâm nhất trí và quyết tiến tới thì lo gì không hoàn thành sứ mệnh đối với dân tộc và nhân thế. Với những kháng lực, thực ra nhiều lắm, không một việc gì ta làm mà không có kháng lực. Kháng lực do những người thương ta mà không hiểu ta. Kháng lực do những người thù ta vì sợ ta làm thiệt hại tới quyền lợi của họ… Kháng lực về những thiên kiến, bảo thủ của các tập thể cùng sống trong xã hội. Kháng lực của thiên kiến về điều kiện không gian, thời gian mà ta muốn phục vụ…Phương pháp đối trị với những kháng lực đó, nhất thiết đạo Phật không dùng tới biện pháp tiêu diệt đối tượng sanh ra kháng lực, mà là giác ngộ những thế lực đó để họ không còn là kháng lực nữa. Ðối với thiên nhiên là một kháng lực vĩ đại với kiếp sống của mỗi con người, thì chúng ta phải làm sao cho công trình chúng ta theo đuổi có những người tiếp tục trường kỳ.

* Về Vấn đề Giác Ngộ, đối với tha nhân và các tập thể khác, người Phật tử không thể dùng phương pháp cao áp mà, từ xưa, người Phật tử chân chính đã lấy chính bản thân và cuộc sống mình để thuyết phục giác ngộ người. Hãy sống một cuộc sống giác ngộ, chúng ta sẽ dễ dàng cảm hóa được tha nhân tự giác. Chính chư Phật cũng chỉ là gương giác ngộ cho chúng ta. Còn sự giác ngộ phải phát xuất từ tâm thức chúng ta. Nói cho người ta nghe, nhưng đừng cho đó đã thuyết phục được người. Chúng ta chỉ thuyết phục được người bằng chính cuộc sống của chúng ta. Lời nói và chữ nghĩa phải phát xuất tự chính cuộc sống đó, chúng ta mới mong tạo nổi niềm tin yêu nhận biết của người khác. Các bạn, tôi muốn nói với các bạn là, bất cứ công việc gì bạn làm để góp sức xây dựng và làm tốt đẹp cho cuộc sống, bạn đều có thể nên làm, cần làm, miễn rằng chính bạn phải trở nên tốt lành, và những hành vi bạn làm trong lĩnh vực và nghề nghiệp của bạn đem lại lợi ích cho tha nhân, cho cuộc sống. Hãy thể hiện đạo pháp ra trong cuộc sống riêng cũng như chung của bạn. Dân tộc Việt Nam đang đòi hỏi bạn phải sống một cuộc sống giác ngộ và quyết tâm thay đổi vận mệnh của xứ sở đã quá đau thương này. Ðạo Phật Việt Nam không phải nằm trong các nơi cổ tự, trong các tu viện, thư viện, mà kho tàng Phật giáo Việt Nam đang tàng chứa trong tâm thức người dân Việt Nam, nhất là nơi người nông dân chất phác muôn đời với ruộng đồng cần mẫn. Bạn hãy đến đó để làm bừng lên cuộc sống của đạo pháp, và đấy cũng là tinh thần truyền thống của dân tộc ta.

Tinh thần tự chủ của dân tộc cũng là tinh thần tự chủ của Phật giáo, cần phải được viện cầu tới để đưa dân tộc ta ra khỏi cảnhtủi nhục hiện nay. Tinh thần dung hòa đối với các nước bạn cũng là tinh thần truyền thống của dân tộc và của đạo Phật đại đồng, các bạn hãy lấy đó làm thế cách sinh hoạt giữa thế giới mở rộng hiện nay. Tinh thần bao dung đối với các tôn giáo khác của dân tộc cũng chính là của đạo Phật, các bạn hãy lấy đó làm phương châm xử thế đối với các tập thể khác để vận động một cuộc đại đoàn kết dân tộc. Tinh thần tha thứ cho kẻ thù địch khi thất thế của dân tộc và của đạo từ bi, các bạn hãy lấy đó làm tiêu chuẩn đãi ngộ, với các thế lực vô minh, muốn nhận chìm dân tộc của các bạn mãi mãi xuống vùng tối tăm. Từng quan tâm tới việc xây chùa và cơ sở Phật giáo cũng như gây thanh thế cho Phật giáo. Ðiều đó không cần. Những thứ đó có thể phá hủy đi được. Miễn là các bạn và toàn thể dân tộc cũng như nhân loại sống trong tinh thần của đạo pháp. Dù cho đạo pháp đó có mang tên gì cũng được. Từng quan tâm tới từ ngữ. Chỉ nên xét tới nội dung của đạo pháp đó có phải là phương pháp giải thoát cho tự thể và cho cuộc sống chung một cách hiệu nghiệm hay không mà thôi. Nói như vậy, không có nghĩa là tôi đã khích lệ cho sự vọng động của tâm tư. Nói như vậy, là tôi muốn nói tới tiếng nói đích thực của đạo Phật. Còn đối với chúng ta đang sinh sống trong nghiệp lực chưa thực sự thoát đạt, chúng ta cần phải tiến lên từng bước rất vững chắc, từ sự tu chứng bản thân theo đạo pháp tới việc phục vụ dân tộc và nhân loại.

Và như tôi đã trình bày ở trên, môi trường của người Phật tử hiện nay là giáo hội, chúng ta phải làm cho môi trường đó trở nên có tổ chức tốt đẹp và bền chắc để làm thành đại lực cho sự đi lên của dân tộc và thế giới, trong chiều hướng thoát cảnh khổ đau tranh chấp, bất công và nô lệ vật chất. Một cuộc sống giải thoát biểu hiện nơi chúng ta.

Tỳ kheo Thích Ðức Nhuận

Tuesday, April 10, 2018

TẤT CẢ CHÚNG SANH ĐỀU CÓ PHẬT TÁNH - Thích Nữ Phước Liên

Nhắm mắt để biết mình còn sống - Photo: BXK
TẤT CẢ CHÚNG SANH ĐỀU CÓ PHẬT TÁNH

Thích Nữ Phước Liên

Sau bốn mươi chín ngày tham thiền nhập định dưới cội tất-bát-la, đức Thế Tôn chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, bừng khai tuệ nhãn, thấy rõ chúng sanh hiện hữu khắp trong tứ sanh lục đạođều có chung một thể tánh viên minhthanh tịnh vắng lặng mà bất cứ một ai nếu hồi tâm phản chiếuthực tâm tu tập đều có thể thành tựu thánh quả an lạc giải thoát. Qua đó chứng tỏ: đạo không ở đâu xa mà đạo ở trong tự thân của mỗi người. Mỗi con người là một vị Phật nhưng vì chơn tâm bị vô minh che lấp nên việc thành Phật, tác Tổ không thể chứng nhậpvì vậy chúng ta có thể biết rằng lục phàm tứ Thánh không ngoài cái tâm. Điều đó đã được chứng minh rất rõ ràng trong tam tạng thánh điển mà cụ thể là trong kinh Pháp Hoa, Phật dạy rằng: “Ta ra đời vì một đại sự nhân duyên là khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật”. Tri kiến Phật ở đây khi ở chúng sanh chính là Phật tánh còn khi ở loài vô tình gọi là pháp tánhRõ ràng hơn nữa, qua một số trích dẫn sau, chúng ta sẽ thấy rõ người xưa hiểu Phật tánh là thế nào ở loài hữu tình hay vô tình.


Sau khi đức Phật nhập Niết-bàn, vào thời Đông Tấn ở Trung Quốc, có vị Cao Tăng hiệu là Đạo Sanh (người ta thường gọi là Sanh Công), người ở Cư Lộc, là một học giả kinh Niết-bàn. Thuở nhỏ, Ngài thông minh trí tuệ hơn người. Ngài cùng với Tăng DuệĐạo DungTăng Triệu là những vị đệ tử tài ba xuất chúng trong hàng đệ tử của ngài La Thập, bốn vị này được gọi là Quan Nội Tứ Thánh. Ngài là người tinh thông học thuyết của các vị Long Thọ, Đề-bà, cảm thương cho các học giả đương thời bị trệ nơi kinh văn, hiểu cạn cợt nghĩa lý viên dung của Phật đà nên Ngài nghiên cứu sâu lý Hữu, Không, Nhân, Quả, sáng lập thuyết: “Thiện bất thọ báo và đốn ngộ thành Phật”, giải thích cho mọi người liễu tri. Nhân khi xem kinh Niết-bàn, Ngài cho rằng: Nhất-xiển-đề đều được thành Phật, khiến cho đại chúngtăng sĩ bấy giờ hoang mang. Do lúc ấy, kinh Niết-bàn chưa truyền đến Trung Hoa nên người nghe khó tin, vì thế đả phá tẩn xuất Ngài ra khỏi chùa. Về sau, khi kinh Đại Bát-niết-bàn do ngài Đàm Vô Sấm dịch truyền đến phương Nam thì lời Ngài nói trước đây mới ứng thực và mọi người mới khen thực lời Ngài có kiến thức cao vời. Theo truyền thuyết, một hôm, nhân cuộc đàm đạo giữa hội chúng, ngài Đạo Sanh nói rằng: “Ai bảo đá không có Phật tánh là người ấy phản lại lời dạy của đức Thế Tôn”. Trong hội chúngngạc nhiên và yêu cầu Ngài chứng minh lời nói của mình để cho họ hiểu. Thế là Ngài đến núi Hổ Khâu ở Giang Tô để tịnh tu. Ngài gom đá sắp thành hàng làm đồ chúng. Lúc bấy giờ, Ngài đứng trước những viên đá kia nghiêm trang dõng dạc thuyết một thời pháp. Khi Ngài thuyết đến đoạn: “Hôm nay, ta y theokim khẩu của đức Thế Tôn mà tuyên thuyết lại rằng: tất cả xiển đề đều có Phật tánh. Nếu lời ấy sai thì các ngươi vẫn nằm tự nhiên, bằng nếu các ngươi nhận đúng lời ta nói là y như lời Phật dạy thì các ngươi hãy gục đầu nhận lãnh.” Câu nói của Ngài vừa dứt thì tất cả những viên đá kia gục đầu và lăn xuống triền núi. Những vị Tăng sĩ chứng kiến cảnh tượng kia liền quỳ xuống đảnh lễ và xin Ngài truyền trao tâm pháp. Sau này, ngài Đại sư Thái Hư đi viếng núi Hổ Khâu đã làm bài thơ tán thán. Có câu liên quan đến việc đá nghe pháp gật đầu như sau:



“Tiên nữ rưới hoa hà xứ xứ
Sanh Công điểm thạch vị gian đài”.



Vậy nên: “Trăng sao có thể rơi, núi đá có thể lở, biển đại dương có thể cạn nhưng những lời đức Thế Tôn dạy vẫn không bao giờ sai trật”.



Để minh chứng thêm những lời đức Phật dạy là chân thật ngữ, trong chuyện thiền có kể đến câu chuyện khế hợp với căn cơ của hội chúng mà chỉ bày pháp thoại khác nhau: Có người đến hỏi ngài Triệu Châu Tùng Thẩm: Con chó có Phật tánh không? Ngài đáp: Không. Người kia thắc mắc: Sao trong kinh Phật dạy: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh?” Ngài giải thích: vì bị nghiệp thức che đậy nên con chó không thấy, không biết, nên có cũng như không.



Một lần khác có người đến hỏi Ngài: Con chó có Phật tánh không? Ngài đáp: Có. Người kia gạn hỏi: Đã có Phật tánh vì sao lại chui vô đãy da nhơ nhớp lông lá lùi xùi như vậy? Ngài giải thích: Vì biết mà cố phạm. Biết là tánh sáng suốt, là Phật tánh nhưng không tránh khỏi nên phải chui vào đãy da nhơ nhớp.



Chúng ta cũng vậy, bấy lâu nay lang thang trong bể khổ trầm luân sanh tử, cũng bởi vì si mê lầm chấp, bỏ giác hiệp trần, không nhận chân ra được bộ mặt thật của chính ta, không thấy chủ nhân ông của chính ta trong từng sát na nên cứ chạy theo ảo giác vọng tưởng bên ngoài, rồi xa dần tánh giác. Tưởng giả là thật, thấy thật tưởng giả, thấy chơn tưởng vọng, tưởng vọng là chơn, cứ xoay vòng đảo điên như vậy nên không tìm cho mình được lối ra. Thật, giả khó phân thì đạo pháp làm sao khế hợp. Cho nên, đức Phật mới đưa ra nhiều pháp môn, trong đó bốn phương pháp mầu nhiệm đánh mạnh vào cái mê tham chấp của chúng sanh, chỉ cho chúng sanh thấy rõ cuộc đời là một biển khổ, có khổ thì có nguyên nhân đưa đến đau khổ, mà nguyên nhân đó lại chính là vô minhtham áichấp thủ của chúng ta. Sau khi thấy khổ thì chúng ta mới liễu ngộ được có khổ thì sẽ có không khổ và cố gắng tu tập để đạt đượchạnh phúc. Chính do vì chúng ta vẫn thấy rõ tập đế là nguyên nhân dẫn dắt chúng sanh loanh quanhtrong lục đạo, là sai trái và đem lại đau khổ, dù thấy thì thấy, biết thì biết, học thì học nhưng đâu có ai thực hành, dứt bỏ cho nên chúng ta không thể tự thân tác chứng. Thấy là một lẽ, học là một lẽ, vẫn biết vẫn quán nhưng hành là một việc khác, đến khi gặp sự việc thì tất cả sự thấy biết với cái tâm chấp ngãcủa mình thì càng rõ ràng hơn, mới thấy rằng bản ngã của con người rất lớn. Vậy nguyên nhân chính của sự đau khổ là do đâu? Có phải là do cái tâm vô minh chấp ngã đã hằng hữu lâu đời lâu kiếp của chúng ta không? Hay là cái tâm chấp thủ sanh khởi trong hiện tại? Nên biết rằng, cái tâm của hôm nay là cái tâm của tất cả sự huân tập những sự vật thật hay giả trong quá khứ tạo thành. Cái tâm đó song hành với chúng sanh từ khởi nguyên cho đến lúc thành Chánh giác. Khi còn chúng sanh thì nó hiện hữu, còn khi thành Phật thì nó liền chuyển mê thành ngộ, chuyển thức thành trí, và lúc này cái tâm ấy không còn hiện hữu mà là một thể thanh tịnh hoàn toàn. Trong cuộc sống chúng ta cũng vậy, bị đoanh vây bởi lưới nghiệp phiền não vô minh nên không lúc nào nhận chân ra được sự thật của vạn pháp để phản quang tự kỷ, dẫu có biết điều đó là sai trái nhưng chúng ta vẫn cứ làm một cách thản nhiên mà không suy nghĩ hậu quả của nó sẽ như thế nào.





Câu nói của ngài Triệu Châu như một lằn roi đánh thật đau vào tâm thức của tất cả chúng ta. Khiến chúng ta phải giật mình tỉnh mộng rằng, mình đang là người học Phật tu Phật, vậy mình đang sống như thế nào? Sống có thực sự làm trong sáng được cái tâm mình chưa, làm cho Phật tánh ngày càng sanh khởi chưa? Hay là đang còn trong trạng thái mê mờ cố chấp? Nhờ câu nói đó mà chúng ta mới thấy mình có tuệ giác, có khả năng thành Phật mà không lãng quên đi thệ nguyện của mình. Trong kinh, đức Phật dạy: “Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành”. Điều đó một lần nữa khẳng định, mỗi chúng ta đều có một viên minh châu giấu sẵn trong chéo áo nhưng vì mãi u mê làm tên cùng tử lang thang khắp nẻo đường lục đạo không thấy rõ mà thôi. Nếu được ai chỉ bày hay hướng dẫn và chúng ta thực tâm tu học thì viên minh châu đó sẽ được trả về cho chủ nhân của nó. Cũng bởi vì “biết mà cố phạm”, biết tham dục, biết sân giận, biết si mê là gốc của khổ đau luân hồi nhưng mà mấy ai chịu chấm dứtđược. Thậm chí chúng ta biết rằng, rượu là giới cấm, người tu tập không được uống, nhưng khi đi chung với nhóm bạn bốn người, ba người kia rủ ngồi xuống uống rượu, chúng ta, vì thói thường của thế sự, vì sợ quê, vì tự ái, vì bản ngã mà đã mặc nhiên đi ngược lại lời nguyện của mình đã tuyên thệ trước Phật tổ. Điều này rõ ràng biết mà vẫn cố phạm. Ngoài ra, có những lãnh vực cũng khó phân biệt được trong phạm vi này, tùy theo từng cấp độ mà thẩm định giá trị có tư cách cá nhân hay phẩm hạnh tròn đầy hay không mà thôi. Đứng ở phương diện thực sự độ sanh của các vị Bồ-tát, tùy phương tiện muốn độ một ai đó hay vì lợi ích chung mà quý Ngài đã ứng hiện phạm giới, còn chúng ta không nên bắt chước quý Ngài trong khi công hạnh của mình chưa đầy đủ, hay nói đúng hơn chưa thể nhập được một phần thể tánh viên minhtự tại vô ngại.



Chúng ta hôm nay may mắn được có được thân người, có đủ trí tuệ, gặp được cơ duyên học hỏi Phật pháp, kết thiện duyên với đạo giải thoát đúng là một điều thật sự khó khăn. Vì thế, chúng ta cần phải nỗ lực tiến tu, đừng để một khi mất thân người nầy rồi thì muôn kiếp không thể gặp lại. Trong bài phục nguyện hồi hướng buổi chiều, các Tổ chế ra bài cảnh tỉnh rằng: “Ngày nay đã qua, mạng cũng theo đó mà giảm dần, như cá bị rút nước nào có gì là an vui, vì thế các ngươi hãy siêng năng tinh tấn như cứu lửa cháy đầu, hãy luôn nhớ nghĩ đến cảnh vô thườngcẩn thận không nên buông lung”. Lời cảnh tỉnhchứa đựng một lời răn thống thiết khuyên dạy hàng đệ tửcảnh tỉnh mọi người đang sống hiện hữu ở đời hãy cố gắng sống sao cho lợi ích, đừng luống qua thời gian rồi không biết mình sống chết ra sao? Một hơi thở ra mà không thở vào là sang một đời sống khác. Thế nên phải luôn siêng năng tinh tấnkhông nên biếng trễ, bởi thân người khó gặp, Phật pháp khó nghe nên phải cảnh tỉnh trong từng giây từng phút. Đừng để khi tấm thân này mất đi, hối tiếc nào có lợi ích gì? Chúng ta hãy suy gẫm lời Phật tổdạy, gần gũi bậc thiện tri thức cùng sách tấn để dìu dắt nhau tiến lên bờ giải thoát.



Giải thoát không dành cho những con người biếng nhácgiải đãi, do đó trong từng sát na tâm niệm, trong từng giây phút hiện tạichúng ta hãy luôn trân trọng những giây phút sống sao cho tâm được an tịnhtrong sánghuân tập và sống với chánh tâm chánh niệm, có như vậy thì chúng ta sẽ không xa con đường thể nhập Thánh trí. Còn nếu không thì chúng ta mãi làm kẻ lữ hành lạc loài trên sa mạc không biết đâu là ngõ để quay vềĐức Phật chỉ là bậc Đạo sư làm người hướng dẫn cho chúng ta đi qua sa mạc, đã có người dẫn đường chỉ cần trong mỗi chúng ta hãy nỗ lực để đi hay không mà thôi. Nếu chúng ta cứ chấp chặt và không tin vào lời Đạo sư hướng dẫn thì mãi mãi chúng ta sẽ loanh quanh và chết gầy chết mòn trên sa mạc, còn nghe lời thì chúng ta sẽ vượt thoát ra khỏi sa mạc và đến được nơi an ổn. Vì thế, trong tu tập có những pháp hay, chúng ta hãy chia sẻ cùng dẫn dắt tu tập để cùng nhau vượt qua những chặng đường cam go thử thách, phía trước chắc còn nhiều chông gai đang chờ đợi, mỗi bước đi của chúng ta là mỗi bước đi lượm lặt những chông gai để biến con đường đi của chúng ta trở thành một con đường bằng phẳng trong sạch. Làm được như vậy thì đó chính là lợi ích chung của một vị hành giả đang dần tiến đến Phật đạoCảm hóa hữu tình hay vô tình, con đường đó chính là con đường để đi vào đạo lộ Phật tánh của mỗi chúng sanh. Chỉ khi chúng ta thể nhập được Phật tánh thì lúc đó tâm tánh của chúng sanh và ta hoàn toàn không khác, tất cả muôn vật cây, cỏ, đá, hoa… cho đếncon người không cái gì không là pháp, là Phật. Vì thế mới gọi là: “Phật pháp bất ly thế gian giác” có nghĩa là Phật pháp không ngoài các pháp thế gian mà giác ngộ. Cũng như ngài Huệ Năng khi nghe pháp ngộ đạo, Ngài thốt lời than rằng: “ai dè tánh mình vốn sẵn thanh tịnh, ai dè tánh mình vốn chẳng sanh diệt, ai dè tánh mình vốn sẳn có đủ, ai dè tánh mình không lay động”; để một lần nữa cho biết tất cả chúng sanh đều có Phật tánhPhật tánh ấy chính là tự tánh thanh tịnh tâm của mình.



Bụt là vầng trăng sáng
Đi ngang trời thái không
Hồ tâm chúng sanh lặn
Trăng hiện bóng trong ngần. ❑

(Nguồn: Tập San Pháp Luân 21)