Saturday, June 7, 2025

Tâm Quảng Nhuận: Huynh Trưởng GĐPT | Bài 5: Sứ Mệnh Của Người Huynh Trưởng GĐPT Việt Nam – Trên Hai Bờ Văn Hóa, Một Con Đường

 

III. Sứ Mệnh Của Người Huynh Trưởng GĐPT Việt Nam:

Sứ mệnh của người Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử Việt Nam chưa bao giờ chỉ giới hạn trong việc điều hành sinh hoạt, dẫn dắt tổ chức, hay giữ gìn các khuôn mẫu truyền thống. Đó là một hành trình đi vào giữa lòng thời đại, thay mặt cho Giáo Hội để tiếp dẫn tuổi trẻ trên con đường Chánh tín Tam Bảo, hun đúc nơi họ niềm tin sâu xa vào lý tưởng Giác ngộ, và đánh thức nơi họ phẩm chất của một người Phật tử thuần thành – hữu dụng giữa đời, nhưng không bị đời lôi cuốn; có lý tưởng sống, nhưng không rơi vào cực đoan; có lòng từ bi, nhưng vẫn tỉnh thức giữa những biến động chóng mặt của xã hội hiện đại.

Sứ mạng ấy không nằm trên khẩu hiệu, không dựa trên cấp bậc, mà hiện diện lặng lẽ trong từng hành động, từng ánh mắt, từng bước chân của người Huynh trưởng đang dìu dắt một thế hệ đi qua khúc quanh của lịch sử, đi giữa gạch vụn của một thế giới đang rạn nứt, để mở ra một lối đi mới – lối đi vào nội tâm, vào tỉnh thức, vào từ bi và trí tuệ.

Ngay từ khởi điểm, sứ mạng ấy đã đặt người Huynh trưởng vào trọng trách hai chiều: một mặt là trung kiên với Giáo Hội – nơi trao truyền Chánh pháp, là mạch sống tâm linh của dân tộc; mặt khác là tận tụy với đàn em – những người đang dò dẫm trên hành trình nhân cách hóa đời mình. Cả hai trách nhiệm ấy đều nặng nề, bởi nó đòi hỏi sự kiên trì không mỏi mệt; thiêng liêng, vì nó gắn liền với sứ mạng độ sinh của Phật pháp; và cao cả, vì đó là cách người Huynh trưởng tự nguyện bước vào con đường Bồ Tát hạnh: đem chính đời mình làm chiếc thuyền đưa người qua sông mê.

Ở Việt Nam, người Huynh trưởng thi hành sứ mệnh ấy trong một môi trường bị bao phủ bởi những giới hạn vô hình: điều kiện sinh hoạt tín ngưỡng bị kiểm soát, truyền thông đạo pháp gặp trở ngại, không gian giáo dục tâm linh cho thanh thiếu niên bị thu hẹp nghiêm trọng. Trong hoàn cảnh đó, người Huynh trưởng như người gác đền trong bóng tối, lặng lẽ giữ lửa trong cơn bão – vừa gìn giữ bản sắc truyền thừa, vừa khơi dậy ý thức tâm linh trong lớp trẻ đang bị lôi kéo bởi một xã hội vật chất hóa. Anh chị không chỉ là người tổ chức sinh hoạt, mà là người truyền lửa bằng sự có mặt tinh tế, bằng một nụ cười trong sáng, một bài học giản dị nhưng thấm đẫm đạo lý.

Tại hải ngoại, đặc biệt ở Hoa Kỳ – nơi con em lớn lên trong một nền văn hóa xa lạ với tiếng mẹ đẻ, xa cách truyền thống tâm linh và bị cuốn vào vòng xoáy của tiện nghi vật chất và chủ nghĩa cá nhân – người Huynh trưởng lại đứng trước một thử thách hoàn toàn khác. Anh chị không những là người duy trì tổ chức, mà còn là cầu nối giữa hai nền văn hóa, hai hệ giá trị. Anh chị là người “dịch” lại những điều xưa cũ bằng ngôn ngữ và phương pháp mới, nhưng không để mất đi tinh thần nguyên thủy của Phật giáo và dân tộc tính Việt Nam. Là người giúp một em trẻ sinh ra ở đất Mỹ vẫn có thể thấy ấm lòng khi nghe hai tiếng “Tình Lam”, khi chắp tay niệm Phật bằng giọng Việt lơ lớ, và khi cảm nhận mình là một phần của dòng sống tâm linh lâu đời đang luân lưu qua trái tim mình.

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà văn minh vật chất tràn lan, đánh đổi bản sắc tinh thần lấy tiện nghi tiêu dùng. Các tôn giáo thần quyền, các hệ tư tưởng cực đoan và cả di sản chiến tranh để lại không chỉ những vùng đất khô cằn mà còn là những tâm hồn trống vắng, mất phương hướng, nghi ngờ giá trị truyền thống. Nhiều thanh thiếu niên ngày nay đánh mất niềm tin vào chính mình, lạc lõng giữa hai bờ văn hóa và chỉ biết chạy theo những lớp vỏ bề ngoài: những hình ảnh rực rỡ, những tiếng hô vang vọng, những “thần tượng” nhất thời. Các em tô điểm đời mình bằng lớp son lấp lánh, nhưng ẩn sâu là một tâm hồn trầy xước và lạc lối. Trong cơn khủng hoảng đó, ảo vọng trở thành ánh lửa, và người trẻ như những con thiêu thân, lao vào đó với tất cả tuyệt vọng và vô minh.

Chính trong khung cảnh ấy, người Huynh trưởng phải trở lại với công việc căn cơ nhất của người gieo trồng tâm linh: “Cày thật sâu, nhổ tận gốc tất cả rễ xấu để làm nẩy nở một mùa màng tươi tốt.” Không thể chỉ tưới nước trên lá, chỉ an ủi qua lời khuyên hay dẫn dắt qua khẩu hiệu. Phải đi sâu vào tâm thức, chạm vào những vết thương chưa được quan tâm, gỡ từng nút thắt vô hình trong nội tâm đàn em, để từ đó khơi lại một niềm tin đã cạn, một lý tưởng đã nguội và một bản thể đã lạc mất chính mình.

Người Huynh trưởng như vậy, phải là người biết quỳ xuống trước sự đau khổ của đàn em, biết lắng nghe bằng cả trái tim, biết khai mở hạt giống Bồ đề tâm nơi từng ánh mắt thơ dại. Anh chị không đóng vai người hướng dẫn từ trên cao, mà là người đồng hành trong lặng lẽ, thắp sáng giữa tối tăm, làm gương giữa thử thách và bảo hộ giữa gió xoáy cuộc đời.

Bấy giờ, dù ở Việt Nam hay hải ngoại, Huynh trưởng – mỗi người với ngôn ngữ riêng, phương tiện riêng, văn hóa riêng – vẫn đang cùng nhau bước đi trên một đạo lộ duy nhất: đạo lộ Bồ Tát hạnh giữa lòng thế gian hiện đại. Anh chị cùng thắp lại ánh sáng Phật pháp qua từng thế hệ, bằng chính thân phận thường nhân nhưng nguyện lực phi thường. Mẫu số chung ấy không đến từ hình thức, mà đến từ tâm nguyện: làm người hộ pháp cho tuổi trẻ, làm người gieo duyên cho thế hệ mai sau tiếp nối đạo mạch đạo pháp.

Sứ mệnh đó không hào nhoáng, nhưng sâu thẳm; không gây tiếng vang, nhưng dẫn đường dài lâu. Một đời Huynh trưởng có thể không để lại tài sản vật chất, nhưng nếu để lại được một niềm tin sống động, một tấm gương tinh tấn, một hành động dấn thân chân thật, thì người ấy đã trao lại cho cuộc đời một di sản vô hình nhưng bất hoại: đó là đạo lý sống, chánh kiến sống, và tình người sống trong ánh sáng Phật pháp.

Phật lịch 2569 – Sacramento ngày 7 tháng 6 năm 2025

Tâm-Quảng-Nhuận

____________________

Tài liệu tham khảo:
– Nội Quy và Quy Chế Huynh Trưởng GĐPTVN tại Hoa Kỳ
– Sứ Mệnh Người Áo Lam, Lữ Hồ
– GĐPTVN, Cương yếu và Tổ Chức – Như Tâm
– Đại cương xây dựng chương trình tu học và huấn luyện Huynh Trưởng GĐPTVN – Thị Nguyên

III. The Mission of a GĐPT Leader
in the Vietnamese Buddhist Youth Association:
Across Two Cultures, One Path of the Dharma

The mission of a GĐPT Leader in the Vietnamese Buddhist Youth Association has never been confined to organizing weekly activities, managing logistics, or preserving traditional forms. It is a lifelong journey through the very heart of this era—representing the Unified Buddhist Church of Vietnam to guide young people on the path of right faith in the Triple Gem, nurturing within them a profound confidence in the ideal of Enlightenment, and awakening the innate qualities of a sincere Buddhist: useful in society, yet not consumed by it; inspired by ideals, yet not driven to extremes; compassionate in action, yet mindful amidst the whirlwind of modern life.

This mission does not reside in slogans or rely on rank. It quietly manifests through each act, each glance, each step taken by the GĐPT Leader—guiding a generation through historical turbulence, across the ruins of a fragmented world, toward a new path: a path of inner cultivation, of awakening, of compassion and wisdom.

From the very outset, this mission has placed the GĐPT Leader between two sacred responsibilities: to remain steadfastly loyal to the Church—source of the Dharma transmission and spiritual lifeline of the nation—and to wholeheartedly care for the youth—those still feeling their way toward a morally grounded life. These two dimensions are both weighty, for they demand tireless perseverance; sacred, because they are aligned with the Buddha’s mission of liberation; and noble, because they invite the Leader to step onto the Bodhisattva Path, offering their own life as the raft that carries others across the river of delusion.

In Vietnam, this mission unfolds in a landscape shrouded by invisible restrictions: religious practices are monitored, Dharma communication hindered, and spiritual education spaces for youth are critically narrowed. In such conditions, the GĐPT Leader is like a temple guardian in the night—quietly tending the sacred fire during a storm, preserving the spirit of transmission while kindling a spark of inner transformation in youth tempted by a materialistic society. The Leader is not merely an activity coordinator but a bearer of spiritual flame—through a gentle presence, a clear smile, a simple lesson imbued with Dharma.

Overseas—particularly in the United States—where young people grow up in a culture distanced from their mother tongue and ancestral spiritual roots, swept into a vortex of consumerism and individualism, the GĐPT Leader faces a different challenge. Here, they are not only maintaining the organization but also serving as a living bridge between cultures and value systems. They must “translate” ancient wisdom into modern methods and language without diluting the essence of Buddhism or the Vietnamese spiritual identity. It is the GĐPT Leader who helps a child born on American soil feel warmth when hearing the words Tình Lam, who guides them to softly recite the Buddha’s name in Vietnamese, and who shows them that they are part of a sacred spiritual continuum flowing through their own heart.

We are living in a time where material civilization is pervasive—where spiritual identity is traded for convenience, and where authoritarian religions, extremist ideologies, and the inherited scars of war have left not only scorched earth but hollow souls: directionless, disenchanted, and distrustful of tradition. Many youth today have lost faith in themselves, caught between two cultural shores, chasing glittering surfaces—temporary idols, loud chants, and dazzling images—while inside, they carry unseen wounds. In this state of crisis, illusions become firelight, and youth, like moths, rush toward it with all their desperation and ignorance.

It is in this very context that the GĐPT Leader must return to the most fundamental task of a spiritual cultivator: “To plow deeply, to uproot all harmful roots, in order to bring forth a bountiful and wholesome harvest.” One cannot merely water the leaves, offer superficial comfort, or lead with slogans. One must delve into the depth of consciousness, touch the unspoken wounds, untangle the invisible knots within the minds of young people, and from there, rekindle a depleted faith, reawaken a forgotten ideal, and restore a sense of self that had once drifted away.

Such a Leader is one who knows how to kneel before the suffering of youth, who listens with a whole heart, and who gently cultivates the Bodhi seed in even the most innocent gaze. They do not speak from above, but walk beside in silence—illuminating the dark, modeling virtue through hardship, and offering protection in life’s storms.

And thus, whether in Vietnam or abroad, each GĐPT Leader—with their own language, methods, and cultural context—is walking a single shared path: the Bodhisattva Path within the modern world. Together, they kindle the light of the Dharma across generations—not through grand declarations but through humble presence, resilient commitment, and boundless compassion. The common denominator is not uniform appearance, but a united vow: to be a Dharma protector for the youth, to sow the karmic seeds so that future generations may carry forward the living Dharma.

This mission is not glamorous, but it is profound; not loud, but enduring. A GĐPT Leader may leave behind no material wealth, but if they bequeath a living faith, a steady example of diligence, and a sincere act of selfless service, they have already given the world an invisible yet indestructible legacy: the Dharma lived, Right View embodied, and a love rooted in the Buddha’s light.

Buddhist Era 2569 – Sacramento, June 7, 2025
Tam-Quảng-Nhuận

____________________

References:
– Rules and Regulations for Leaders of the Vietnamese Buddhist Youth Association in the United States.
– Lữ Hồ. The Mission of the Gray Shirt.
– Như Tâm. The Vietnamese Buddhist Youth Association: Principles and Organizational Structure.
– Thị Nguyên. General Outline for Developing Training and Educational Programs for Leaders of the Vietnamese Buddhist Youth Association.

_____________________

Mục Lục

Huynh Trưởng GĐPT: Lời Thưa
Leaders of the Vietnamese Buddhist Youth Association: Preface

I. Gia Đình Phật Tử Việt Nam Tại Hoa Kỳ:
Sự Hòa Hợp Của Truyền Thống, Giáo Dục
và Sứ Mệnh Phật Giáo Trong Xã Hội Đa Dạng

The Vietnamese Buddhist Youth Association in the United States:
The Harmonization of Tradition, Education,
and Buddhist Mission in a Diverse Society

II. Tinh Thần Của Người Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử:
Từng Bước Chân Trên Đạo Lộ Tỉnh Thức

The Spirit of a Gia Đình Phật Tử Youth Leader: Each Footstep on the Path of Awakening

III. Hướng Đi Của Người Huynh Trưởng: Từ Hồi Đầu Đến Hành Đạo
The Path of the GĐPT Youth Leader: From Turning Back to Walking the Way

IV. Sứ Mệnh Của Người Huynh Trưởng GĐPT Việt Nam
The Mission of the Gia Đình Phật Tử Việt Nam Youth Leader

V. Những Điều Kiện Căn Bản Để Trở Thành Huynh Trưởng:
Từ Danh Xưng Đến Hành Nguyện

The Fundamental Conditions for Becoming a Youth Leader: From Title to Vowed Practice

QUY CHẾ HUYNH TRƯỞNG GĐPT VIỆT NAM TẠI HOA KỲ
The Regulations for Youth Leaders of Gia Đình Phật Tử Vietnam in the United States ]

VI. Sự Đoàn Kết Giữa Huynh Trưởng Trong Bối Cảnh Phân Hóa:
Nhìn Về Một Hướng

Unity Among Youth Leaders Amidst Division: Looking Toward a Common Direction

Kết luận
Conclusion

No comments:

Post a Comment