Wednesday, April 7, 2021

BBT Sen Trắng Hoa Kỳ: ĐIỂM TIN TRONG NGÀY 07 THÁNG TƯ, 2021

Thích Nguyên Siêu: Văn Học Phật Giáo Là Con Đường Tri Thức Vượt Thoát

 DAT LAI LAT MA 14 - 21.jpg


“Mặc dù tôi đã nghỉ hưu khỏi bất kỳ trách nhiệm chính trị nào, nhưng tôi vẫn cam kết việc bảo tồn văn hóa Tây Tạng – một nền văn hóa Phật giáo. Vào thế kỷ thứ bảy, hoàng đế Tây Tạng, mặc dù có liên kết chặt chẽ với hoàng đế Trung Quốc, nhưng Ông đã chọn kiểu mẫu của hình thức chữ viết Tây Tạng không phải theo ký tự Trung Quốc, mà dựa trên bảng chữ cái Devanagari của Ấn Độ. Một thế kỷ sau đó, Đức Vua trị vì Tây Tạng lúc bấy giờ đã thỉnh mời một triết gia và đồng thời cũng là nhà logic học vĩ đại – Ngài Tịch Hộ – từ Ấn Độ, để giới thiệu truyền bá Phật giáo vào Tây Tạng. Ngài Tịch Hộ đã khuyến khích việc dịch các tài liệu Phật giáo, những lời dạy thực tế của Đức Phật cũng như các luận thuyết của các đạo sư Ấn Độ sau thời Đức Phật – sang tiếng Tây Tạng. Đây là nền tảng của truyền thống mà chúng tôi đang tiếp tục giữ gìn và duy trì sống động.
“Truyền thống Phật giáo Tây Tạng là duy nhất trong lĩnh vực coi trọng việc sử dụng lý trí. Đó là một truyền thống toàn diện. Nó bao hàm những giá trị cơ bản của con người.
“Tôi cũng cam kết bảo tồn hệ sinh thái Tây Tạng. Vì cao nguyên Tây Tạng là đầu nguồn của các con sông lớn ở châu Á, cung cấp nước cho hàng triệu người, nên việc bảo tồn môi trường tự nhiên của Tây Tạng – bao gồm cả những khu rừng của Tây tạng – là điều vô cùng quan trọng.
“Kể từ năm 1974, người Tây Tạng chúng tôi đã không đòi hỏi tìm kiếm sự độc lập, mà đã bày tỏ thiện chí cùng ở chung với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trung Hoa có thể cung cấp kinh phí cho sự phát triển, trong khi đó chúng tôi có thể cung cấp cho họ những giáo lý Phật giáo. Tuy nhiên, chúng tôi phải được hưởng quyền tự chủ thật sự có ý nghĩa. Tôi tin rằng, cuối cùng sự kiểm soát áp chế độc tài sẽ phải sụp đổ, nhưng Phật giáo sẽ được tồn tại. | https://sentrangusa.com/2021/04/07/duc-dat-lai-lat-ma-luan-ly-dao-duc-hom-nay-va-ngay-mai-morals-ethics-today-tomorrow/

THICH NGUYEN SIEU 3.jpg

Văn Học Phật Giáo Là Con Đường Tri Thức Vượt Thoát: Thực tế trong cuộc sống này, chẳng ai có thể tạo dựng cho riêng mình một thế giới sống độc lập mà không có sự tương dung, tương tác. Đời sống của một cá nhân tức là đời sống của tất cả. Trong ý nghĩa này, Bồ Tát Duy Ma Cật đã thị hiện bịnh: “Bồ Tát bịnh vì chúng sinh bịnh. Chúng sinh hết bịnh thì Bồ Tát hết bịnh.” Lòng Từ Bi của đạo Phật, vũ trụ quan của đạo Phật là như thế. | https://sentrangusa.com/2021/04/07/thich-nguyen-sieu-van-hoc-phat-giao-la-con-duong-tri-thuc-vuot-thoat/

BÀI MỚI CẬP NHẬT 7 tháng TƯ, 2021

1. Bhikkhu Bodhi: Nhẫn Nhục Trước Sự Khiêu Khích | https://sentrangusa.com/2021/04/07/bhikkhu-bodhi-nhan-nhuc-truoc-su-khieu-khich/

2. Phúc Trung Huỳnh Ái Tông: Lược sử Gia Đình Phật Tử Việt Nam | Những Nhân Tố Hình Thành và Thời Kỳ Phát Triển | https://sentrangusa.com/2021/04/07/phuc-trung-huynh-ai-tong-luoc-su-gia-dinh-phat-tu-viet-nam-nhung-nhan-to-hinh-thanh-va-thoi-ky-phat-trien/

3. Thích Trí Hải (1906 – 1979): Hồi ký thành lập Hội Phật Giáo Việt Nam | Thời kỳ thứ tư: Hội Phật Giáo Việt Nam | https://sentrangusa.com/2021/04/07/thich-tri-hai-1906-1979-hoi-ky-thanh-lap-hoi-phat-giao-viet-nam-thoi-ky-thu-tu-hoi-phat-giao-viet-nam/

4. Đạo Sinh: Câu Chuyện Thầy Trò | Kỳ 34 | Tu Tập và Ý Thức Cộng Đồng | https://sentrangusa.com/2021/04/07/dao-sinh-cau-chuyen-thay-tro-ky-34-tu-tap-va-y-thuc-cong-dong/

5. Buddhism For Kids: BASIC BUDDHISM | FACTS ABOUT BUDDHISM FOR KIDS: Different Traditions in Buddhism | https://sentrangusa.com/2021/04/07/buddhism-for-kids-basic-buddhism-facts-about-buddhism-for-kids-different-traditions-in-buddhism/

6. Như Phong (St): Tìm Hiểu Về Đạo Phật Giáo Hòa Hảo | 1- Sơ Lược Về Phật Giáo Hòa Hảo: Vài Nét Về Ðức Huỳnh Giáo Chủ | https://sentrangusa.com/2021/04/06/nhu-phong-st-tim-hieu-ve-dao-phat-giao-hoa-hao-1-so-luoc-ve-phat-giao-hoa-hao-vai-net-ve-duc-huynh-giao-chu/

7. Thái Hạo: Một Hệ Thống Giáo Dục Bạo Lực | https://sentrangusa.com/2021/04/06/thai-hao-mot-he-thong-giao-duc-bao-luc/

No comments:

Post a Comment