Friday, April 9, 2021

BBT Sen Trắng Hoa Kỳ: ĐIỂM TIN TRONG NGÀY 09 THÁNG TƯ, 2021

Chân Văn Đỗ Quý Toàn: Nền Tảng Kiên Cố 

CHAN VAN DO QUY TOAN 16.jpg


Tiếng Việt Nam ngày nay dùng rất nhiều chữ Hán Việt khiến ngay cả người mình cũng có khi lầm, nghĩ rằng ngôn ngữ của mình đã Hán hóa cả rồi. Thực ra, mức độ Hán hóa trong từ vựng, tức là các tiếng lẻ để dùng trong tiếng Việt, không cao hơn trong tiếng Nhật Bản, một nước suốt lịch sử chưa bao giờ bị người Hán cai trị. Sống bên cạnh nền văn minh Trung Hoa, thấy những cái hay của họ, dân tộc nào cũng muốn học. Học rất nhiều, nhưng vẫn không mất gốc, đó mới là thành tựu đáng kể.
Bây giờ thì người mình không lo tiếng Việt “chết” nữa. Nhưng có thể tưởng tượng trong một ngàn năm Bắc thuộc chắc tiếng nói của tổ tiên mình đã bị áp lực rất mạnh của giống dân đến cai trị mình. Chắc có nhiều lúc tiếng Việt bị đe dọa đến mức có thể tiêu vong. Nếu dân Việt bị đồng hóa thì tiếng Việt có may mắn sống sót cũng chỉ còn là một ốc đảo thổ ngữ trong nước Trung Hoa rộng lớn. Một phép lạ là sau hơn một ngàn năm Bắc thuộc, tiếng Việt vẫn tồn tại cho tới bây giờ mà không “chết.” Nói “phép lạ” thì cũng hơi ngoa. Vì khi quan sát hiện tượng các ngôn ngữ đã chết, hoặc dù bị tấn công vẫn không chết, chúng ta có thể giải thích và hiểu được tại sao tiếng Việt không chết.
Nói chung, các ngôn ngữ có thể “chết,” giống như các sinh vật khác. Khi những người cuối cùng nói một ngôn ngữ qua đời thì ngôn ngữ đó chết. Trên thế giới hiện nay có khoảng sáu đến bảy ngàn tiếng nói khác nhau; trong đó có hơn 3,000 tiếng nói rất ít người sử dụng; đó là những ngôn ngữ đang “trên giường bệnh,” đang lo sẽ chết. Hiện nay, trung bình cứ nửa tháng lại có một ngôn ngữ biến mất luôn trên mặt đất. Ngay tại khu đô thị New York ở Mỹ, trong số 800 ngôn ngữ do di dân từ khắp thế giới về đó sử dụng, có khoảng một trăm ngôn ngữ sắp biến mất, vì chỉ còn một vài cụ già nói thông thạo. Các sinh viên ngữ học ở New York đang có một đề tài để đua nhau làm luận án! Đó là những cái chết “tự nhiên,” không phải vì bị “bức tử.” Trong thời Bắc thuộc, tiếng Việt cũng có thể chết một cách tự nhiên, nếu không được tổ tiên chúng ta giữ gìn... | https://sentrangusa.com/2021/04/09/chan-van-do-quy-toan-nen-tang-kien-co/

THICH TU LUC 4.jpg


Theo tâm nguyện chung và với tinh thần xây dựng, tôi ước mong các Chúng, một cách thực tế hơn nữa, hãy vận dụng việc tìm hiểu Kinh Kim Cang trong việc phá chấp, thấy được chân tánh và làm lợi cho Tổ chức. Chúng ta hãy thử lấy tinh thần Tu tập Bát Chánh đạo và Lục Hòa để phá trừ ngũ dục thế gian, tức là tài, sắc, danh, thực, thùy, vốn là những yếu tố khiến con người bị lôi cuốn, vướng mắc vào tranh chấp, tạo nên khó khăn, nghi kỵ nhau. Tiến trình tu tập này gồm có 3 nội dung, và chúng ta có thể thực tập trong Trại Vạn Hạnh vào tháng 4 tới đây tại Trung tâm:
- Bước đầu, khuyến thỉnh Huynh trưởng các cấp phát tâm thọ Thập Thiện giới nhằm bày tỏ lòng tha thiết muốn cầu giới tu tập và việc này có ý nghĩa tiến thêm một bước trong việc xác định con đường tu tập.
- Đề nghị đặt trọng tâm quán chiếu vào năm thứ dục lạc trong đó yếu tố DANH là chính yếu. Hiện tình cho thấy vấn đề Danh đã chi phối và ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần hoạt động chung đồng thời đem lại hậu quả không hay cho tổ chức. Danh phát sinh tâm phân biệt và là nguyên ủy của mọi vọng động phương hại đến tinh thần đoàn kết của một tập thể. Khi chúng ta có ý thức cống hiến, dấn thân PHỤNG SỰ cho xã hội, cho tha nhân thì ở phương vị nào chúng ta cũng sống, làm việc Hài Hòa với nhau.
- Yêu cầu tất cả Trại Sinh thực tập và thực thi sâu rộng Chánh Niệm và hạnh Lục Hòa trong một ngày trại Vạn Hạnh.
Dùng Chánh niệm làm chủ sáu căn. Gìn giữ ngôn ngữ, thái độ, hành động và cả suy nghĩ không làm tổn thương nhau.
Áp dụng hạnh Lắng Nghe, tập nói lời Ái Ngữ để nuôi dưỡng tình Lam. Cuối ngày, dành một vài giờ thảo luận về đề tài thực tập trên và tìm ra kinh nghiệm học hỏi đáng ghi nhận... | https://sentrangusa.com/2021/04/09/thich-tu-luc-thu-goi-anh-quang-quy-huynh-kim-lan-ban-ham-thu-trai-van-hanh/

Bài Mới Cập Nhật, 9 tháng Tư, 2021:

1. BHDTƯGĐPTVN | Trại Đào Tạo Huấn Luyện Viên | Phú Lâu Na | Đề tài 3: Con Người “Huấn Luyện Viên” | https://sentrangusa.com/2021/04/09/bhdtugdptvn-tai-lieu-huan-luyen-trai-huan-luyen-vien-phu-lau-na-de-tai-3-con-nguoi-huan-luyen-vien/

2. Quang Minh Thich | FSU Library: Vietnamese Buddhism in America | 3-CHAPTER 1: The Transmission of Buddhism to Vietnam | Part 2 | https://sentrangusa.com/2021/04/09/quang-minh-thich-fsu-library-vietnamese-buddhism-in-america-3-chapter-1-the-transmission-of-buddhism-to-vietnam-part-2-a-brief-history-of-vietnamese-buddhism/

3. Thích Nhất Hạnh: Từ Bi Là Hành Động | Trích “Trái tim của Bụt – Bài 23: Tu tập từ quán” | https://sentrangusa.com/2021/04/09/thich-nhat-hanh-tu-bi-la-hanh-dong-trich-trai-tim-cua-but-bai-23-tu-tap-tu-quan/

4. Fukuzawa Yukichi | Phạm Hữu Lợi dịch Việt: Tự Do Không Phải Chỉ Biết Là Có Tôi, Cho Riêng Tôi | https://sentrangusa.com/2021/04/09/fukuzawa-yukichi-pham-huu-loi-dich-viet-tu-do-khong-phai-chi-biet-la-co-toi-cho-rieng-toi/

5. Tâm Chánh Đạo Ngô Văn Thi | Tiểu Luận Kết Khóa Vạn Hạnh I: Giáo Dục Phật Giáo Trong Thời Hiện Đại Cho GĐPT | Liên quan đến sinh hoạt GĐPT Việt Nam tại Hoa Kỳ | https://sentrangusa.com/2021/04/09/tam-chanh-dao-ngo-van-thi-tieu-luan-ket-khoa-van-hanh-i-giao-duc-phat-giao-trong-thoi-hien-dai-cho-gia-dinh-phat-tu-lie%cc%82n-quan-den-sinh-hoat-gia-dinh-phat-tu-viet-nam-tai-hoa-ky/
6. Human Rights Watch (2009): The Resistance of the Monks | Buddhism and Activism in Burma | IX. International Networks | https://sentrangusa.com/2021/04/09/human-rights-watch-2009-the-resistance-of-the-monks-buddhism-and-activism-in-burma-ix-international-networks/

7. Buddhism For Kids: BASIC BUDDHISM | FACTS ABOUT BUDDHISM FOR KIDS: Buddhist Holidays & Festivals | https://sentrangusa.com/2021/04/09/buddhism-for-kids-basic-buddhism-facts-about-buddhism-for-kids-buddhist-holidays-festivals/

8. Duncan Ryūken Williams | Interview | BCBS: Wings of Wisdom and Compassion: Lessons of Freedom from Japanese American Internment in WWII | https://sentrangusa.com/2021/04/09/duncan-ryuken-williams-interview-bcbs-wings-of-wisdom-and-compassion-lessons-of-freedom-from-japanese-american-internment-in-wwii/

9. Justin Whitaker | Nguyên Giác (dịch): The Birth of an American Form of Buddhism: The Japanese-American Buddhist Experience in World War II | Phật Giáo Hoa Kỳ Thời Chiến | https://sentrangusa.com/2021/04/09/justin-whitaker-nguyen-giac-dich-the-birth-of-an-american-form-of-buddhism-the-japanese-american-buddhist-experience-in-world-war-ii-phat-giao-hoa-ky-thoi-chien/

10. Thị Nghĩa Trần Trung Ðạo: Những Cánh Chim Oanh Vũ Trong Sân Chùa Ấn Quang | https://sentrangusa.com/2021/04/10/thi-nghia-tran-trung-dao-nhung-canh-chim-oanh-vu-trong-san-chua-an-quang/

No comments:

Post a Comment