Showing posts with label Bạch X. Phẻ. Show all posts
Showing posts with label Bạch X. Phẻ. Show all posts

Wednesday, November 13, 2024

A TRIBUTE TO THẦY TUỆ SỸ: SOME RARE THOUGHTS ON THE TRANSLATION OF “Dreams on the Peak of the Mountain Poems by Tuệ Sỹ | Explained and Translated by Terry Lee”

  A TRIBUTE TO THẦY TUỆ SỸ: RARE THOUGHTS ON THE TRANSLATION OF “Dreams on the Peak of the Mountain Poems by Tuệ Sỹ | Explained and Translated by Terry Lee”

  Our teacher, Thầy Tuệ Sỹ, passed away a year ago. As his students, admirers, and fellow countrymen, we want to memorialize and honor him. Mr. Terry Lee is no exception. This book, Dreams on the Peak of the Mountain Poems by Tuệ Sỹ | Explained and Translated by Terry Lee, is his contribution to this cause. 

Terry Lee's translations of Tuệ Sỹ's poetry beautifully capture the Zen Buddhist monk-scholar-poet's complex feelings. Terry, who I had the honor of translating with him some of the works of Thầy Tuệ Sỹ, preserves not only the spiritual overtones of Thầy's poems but also their introspective beauty by approaching every line with attention, detail, and correctness. 

Nearly all of Thầy Tuệ Sỹ's poetry was gathered and translated by Terry Lee, who then arranged it into seven volumes in the following chronological order:

Volume 1: Celestial Realms Of Distant Dreams: 9 poems, written before April 30, 1975. Volume 2: Dreams On The Peak Of Trường Sơn: 34 poems, written in Vạn Giã (April 30, 1975-1978).
Volume 3: Somniloquies In Prison: 18 Poems, written during his first imprisonment (1978-1981).
Volume 4: Meditation: 8 poems, written during his second imprisonment (1984-2000).
Volume 5: Meditation Room: 32 poems, filled with Zen thoughts while in seclusion (2000-2001).
Volume 6: Refrains For Piano: 23 poems, to which he attached musical notes (2006).
Volume 7: A Thousand-mile Solitary Journey: 13 poems, about a solitary journey (2011-2012).

His translation and explanations, which combine Buddhist philosophy with themes of humanity, love, loss, and existential yearning, provide a unique glimpse into the poet's universe. In poems like "A Sky Bird" and "Celestial Realm of a Previous Lifetime," Terry deftly negotiates difficult imagery, transforming the intangible—moments of spiritual revelation, the quiet solitude of meditative practice, and the cosmic scope of timeless memories—into English with astonishing accuracy. His linguistic choice appeals to readers who are unfamiliar with the cultural setting while also respecting the rhythm and formality of Vietnamese literary traditions. Terry Lee's translations of Tuệ Sỹ's Zen teachings offer both an aesthetic experience and an opportunity to reflect on universal themes like impermanence, non-identity, interconnectedness, and inner calm.

  Overall, the complete translation of Tuệ Sỹ's poetry is exceptional, reflecting the heart and soul of Thầy via poetry. It perfectly captures his delicate sentiments of existential longing, spiritual insight, and profound connection to the Vietnamese landscape, humanistic values, and Buddhist teachings. Tuệ Sỹ's words are beautifully translated, allowing readers from many backgrounds to immerse themselves in his peaceful universe. This work is more than just linguistic conversion; it is an artistic journey that preserves the original's thought, grace, rhythm, and calm. For that, I commend your work. Congratulations, and thank you. 


Tri Ân Thầy Tuệ Sỹ: VÀI SUY NGHĨ THÔ THIỂN VỀ BẢN DỊCH “Dreams on the Peak of the Mountain Poems by Tuệ Sỹ | Explained and Translated by Terry Lee”

Mới đó mà cũng gần Lễ Tiểu Tường của Thầy Tuệ Sỹ. Là những người học trò, hay người ngưỡng mộ và là người con nước Việt, chúng ta ai cũng mong muốn tưởng nhớ và tôn vinh Thầy. Anh Terry Lee cũng không ngoại lệ. Cuốn sách này, Dreams on the Peak of the Mountain (Những Giấc Mơ Trên Đỉnh Núi): Thơ của Tuệ Sỹ | Giải Thích và Dịch bởi Terry Lee, là đóng góp của anh cho mục đích cao quý này.

Anh Terry Lee dịch thơ Thầy Tuệ Sỹ nhẹ nhàng phản ánh chiều sâu và những cảm xúc đa tầng của vị thiền sư, học giả và nhà thơ Phật giáo nổi tiếng. Anh Terry, người mà chúng tôi vinh dự được cùng dịch một số thi phẩm của Thầy Tuệ Sỹ, không chỉ lưu giữ những sắc thái tâm linh của bài thơ mà còn cả vẻ đẹp nội tâm của chúng qua sự chú ý và chính xác trong từng câu chữ. Bản dịch và những lời giải thích của anh, hòa quyện triết lý Phật giáo với các chủ đề về nhân sinh, tình yêu, mất mát và khát vọng, mang đến cho chúng ta một cái nhìn độc đáo, hiếu kỳ trong vũ trụ của một vị chân tu lỗi lạc, một học giả siêu việt và nhà thơ vô song của Phật giáo Việt Nam.

  Hầu hết các thi phẩm thơ của Thầy Tuệ Sỹ đã được anh Terry sưu tập và biên dịch, sau đó sắp xếp thành bảy tập (volume) theo thứ tự thời gian như sau trong tuyển tập này:

Volume 1: Những Phương Trời Viễn Mộng | Celestial Realms Of Distant Dreams
Volume 2: Giấc Mơ Trường Sơn | Dreams On The Peak Of Trường Sơn (Trường Mountain)
Volume 3: Ngục Trung Mị Ngữ | Somniloquies In Prison
Volume 4: Tĩnh Tọa | Meditation
Volume 5: Tĩnh Thất | Meditation Room
Volume 6: Những Điệp Khúc Cho Dương Cầm | Refrains For Piano
Volume 7: Thiên Lý Độc Hành | A Thousand-Mile Solitary Journey

  Ví dụ điển hình, trong các bài thơ như "Cánh Chim Trời" và "Cung Trời Cũ," Anh Terry khéo léo vượt qua những hình ảnh khó diễn đạt, chuyển hóa những điều vô hình—khoảnh khắc giác ngộ tâm linh, sự tĩnh lặng của thiền định và những ký ức vũ trụ vô tận—sang tiếng Anh với mức độ chính xác đáng kinh ngạc. Sự lựa chọn ngôn ngữ của anh vừa tôn vinh vẻ đẹp, nhịp điệu và tính trang trọng của truyền thống văn học Phật giáo Việt Nam, vừa chạm đến cảm xúc của những độc giả không quen thuộc với bối cảnh văn hóa này.

  Những bản dịch tận tâm của anh Terry đưa các giáo lý Phật đà qua tư tưởng Thiền của Phật Giáo và ngôn ngữ thi ca của Thầy Tuệ Sỹ làm cho nó sống động, dễ hiểu và mang đến một trải nghiệm đậm nét đẹp thẩm mỹ về thi ca mà còn là lời mời gọi suy ngẫm về những khái niệm phổ quát như vô thường, vô ngã, tương quan và sự bình an nội tại. Xin được tán dương công đức của anh Terry trong tác phẩm song ngữ vô cùng giá này.  Xin chúc mừng và cảm ơn anh.

Bạch X. Phẻ

Sacramento Ngày 01, tháng 11, 2024.


Saturday, February 24, 2024

Có nhau - Next to each other

Photo: BXP

Next to Each Other

There are affectionate lovers Midnight strolling along the Pacific shore Keeping their eyes wide open toward the homeland

🌾

Có Nhau

Có những cặp tình nhân
Đêm khuya không ngủ
Dỗi mắt về quê hương 💕

thơ BXP

Friday, December 15, 2023

Doãn Hưng | Việt Báo: TS Bạch Xuân Phẻ Chia Sẻ Cách Hướng Dẫn Chánh Niệm Cho Tuổi Teen

bach-xuan-phe
Garden Grove (VB)- Vào ngày Chủ Nhật 7 tháng 12 2023, tại Trung Tâm Thực Hành Chánh Niệm Nam Cali (MPC), Tiến Sĩ Giáo Dục Bạch Xuân Phẻ đã có buổi chia sẻ về cách hướng dẫn cho các em tuổi teen thực hành chánh niệm. Cùng tham dự buổi chia sẻ còn có chị Chơn Nguyên, y tá của Học Khu Centralia (Buena Park), huynh trưởng Gia Đình Phật Tử, nhiều bậc phụ huynh có con em đang ở tuổi teen, tăng thân Xóm Dừa, Nụ Hồng…

Thực hành chánh niệm để giảm căng thẳng, điều trị một số triệu chứng bệnh tâm lý, tăng khả năng tư duy trong học tập… đã ngày càng trở nên phổ biến tại Hoa Kỳ trong thập niên qua. Chánh niệm ngày nay xuất hiện trong trường học, bệnh viện, quân đội và cả nhà tù ở Mỹ. Nhiều phụ huynh gốc Việt biết lợi ích của chánh niệm, nhưng không biết làm sao để thuyết phục con em ở tuổi teen chịu thực hành tại nhà. Trong buổi chia sẻ, TS Phẻ và chị Chơn Nguyên đã trình bày một số nét chính về lý do nên thực hành chánh niệm, một số hình thức thực hành phù hợp với tuổi teen, và cách truyền thông giữa cha mẹ và con em.

TS Phẻ dạy môn Hóa tại một trường trung học ở Sacramento. Anh xúc động kể lại câu chuyện về một người học trò của mình tự tử vì cha không chấp nhận sự thật rằng em là người đồng tính. Và trong cuộc đời đi dạy của mình, TS Phẻ còn chứng kiến thêm nhiều trường hợp các em học sinh khác tự sát vì không thể kiểm soát được những cảm xúc tiêu cực về cuộc đời. Điều này thôi thúc anh hướng dẫn cho các em thực hành chánh niệm trong lớp học. Bởi vì nếu có thể kiểm soát được sự căng thẳng, nỗi tuyệt vọng, các em đã không đi đến hành động tự hủy hoại cuộc đời như vậy.

Hiểu một cách đơn giản, chánh niệm là khả năng có thể nhận diện được những thứ diễn ra trong tâm thức của mình ngay trong giây phút hiện tại mà không phán xét. Nếu làm được điều này, các loại cảm xúc tiêu cực giống như những người khách, sẽ đến rồi đi chứ không thể làm chủ được chúng ta, điều khiển chúng ta có hành động ngoài sự kiểm soát của lý trí. Và đây cũng là lợi ích đầu tiên của việc thực hành chánh niệm.

Chơn Nguyên cũng đồng ý với TS Phẻ khi ví chánh niệm giống như cho tâm trí của mình được hưởng một kỳ “vacation”. Một sự tĩnh lặng dù chỉ trong vài phút có thể giúp trí não phục hồi khả năng tư duy nhạy bén, giúp các em học sinh tập trung tốt, từ đó có kết quả học tập tốt hơn. Một số chuyên gia về não bộ cho rằng các em học sinh ở mọi lứa tuổi đều nên thực hành ngồi tĩnh tâm theo dõi hơi thở. Nguyên tắc đơn giản là (Age + 1) các em bao nhiêu tuổi thì có thể ngồi được bao nhiêu phút: 6 tuổi thì có thể ngồi trong 7 phút, 12 tuổi thì ngồi 13 phút… Chơn Nguyên kể rằng khi cho các em thực hành ngồi yên vài phút trước khi giờ học bắt đầu, chính các em cảm nhận lợi ích của việc này, và sau này thỉnh thoảng còn nhắc cô cho thực hành thêm. Các thầy cô giáo khác cũng chia sẻ rằng chỉ sau một vài phút thực hành chánh niệm đầu giờ, các em học sinh ổn định nhanh hơn, giờ học bắt đầu nhanh hơn.

Còn một số nguyên nhân rất hữu lý khác có thể dùng để thuyết phục các em thực hành chánh niệm. Các em muốn học giỏi, mơ ước vào các đại học danh tiếng? Các em có biết rằng đại học Harvard trong năm nay vừa mở một trung tâm thực hành chánh niệm mang tên thiền sư Thích Nhất Hạnh? Các em muốn trở thành bác sĩ, y tá để giúp người trong vấn đề sức khỏe? Các em có biết rằng tại bệnh viện UCLA có hướng dẫn thực hành chánh niệm cho bệnh nhân và y tá?

Lý do để khuyên các em nên thực hành chánh niệm là vậy. Còn các em nên bắt đầu thực hành như thế nào là phù hợp? Theo dõi hơi thở là một hình thức đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để bắt đầu. Hơi thở giống như cái neo để buộc tâm trí dừng lại trong giây phút hiện tại. Theo dõi được hơi thở vào ra một cách nhẹ nhàng, tâm trí sẽ có được những giây phút tĩnh lặng, thảnh thơi hết sức cần thiết. TS Phẻ đã hướng dẫn một số phương pháp theo dõi hơi thở có thể áp dụng cho các em học sinh. Ngồi thẳng lưng nhưng buông lỏng trên ghế, theo dõi hơi thở vào ra để làm tâm lắng xuống. Việc theo dõi hơi thở có thể được kết hợp với nuôi dưỡng lòng yêu thương, từ bi với người khác. Và người đầu tiên mà mình cần thực tập thương yêu đó chính là bản thân mình. Thực tập khi bắt đầu ngồi theo dõi hơi thở với lời cầu nguyện: “ Thở vào, tôi nguyện cho tôi được bình an. Thở ra, tôi nguyện cho tôi được bình an…”. “Thở vào, tôi nguyện cho cha mẹ tôi được bình an…”. “Thở vào, tôi nguyện cho những người chung quanh tôi được bình an…”

Thực hành chánh niệm có thể được thực hiện với những hình thức khác sinh động hơn. Thí như thực hành những động tác thể dục kết hợp với hơi thở điều hòa. Hay đi chậm rãi, theo dõi những bước chân đưa lên, đặt xuống. Chơn Nguyên có hướng dẫn cách ăn một trái quýt trong chánh niệm. Ăn quýt chậm rãi, sử dụng tất cả những giác quan để thưởng thức nó. Mắt nhìn nhận thức màu sắc, hình dạng của trái quýt. Tay bóc trái quýt cảm nhận được vỏ trơn láng, những múi quýt mềm và hơi nhám với những sợi sơ. Mũi ngửi được hương thơm của những trái quýt. Khi cắn vào cảm nhận được được vị chua, ngọt của từng múi quýt. Ăn quýt như vậy sẽ ngon hơn rất nhiều! Và ăn quýt cũng có thể kết hợp với việc nuôi dưỡng lòng biết ơn. Ăn quýt mà nhìn thấy mặt trời, thấy đất, thấy người nông dân… Biết bao nhiêu công sức mới có được trái quýt mà ta đang ăn, từ đó mà biết ơn người, ơn đời.

Cha mẹ nên sử dụng cách thức truyền thông, đối thoại ra sao để khuyên bảo con em mình thực hành chánh niệm? TS Phẻ cho biết nhiều em học sinh tâm sự rằng không thể nói chuyện được với cha mẹ, thường xuyên xung khắc với cha mẹ vì không có sự cảm thông. Nói chuyện còn chưa được, nói chi đến khuyên bảo? Vì vậy, hãy nói với các em bằng lòng yêu thương và sự cảm thông. Và cách thuyết phục hay nhất có lẽ là thân giáo, là hành động của chính bản thân mình. Trẻ em thầm lặng quan sát hành vi của cha mẹ, và bị ảnh hưởng nhiều từ điều này. Vì vậy, để khuyên các em thực hành chánh niệm, cha mẹ cần thực tập trước, và cho thấy điều này đem lại những lợi ích qua cách hành sử thường ngày của chính mình.

Một trong những cách để tương tác với các em hữu hiệu đó là qua các bài hát. Những người Mỹ thực hành chánh niệm theo phương pháp của Làng Mai có những bài hát đơn giản, dễ thương, có ý nghĩa, có thể nhắc nhở các em về chánh niệm. Trong buổi chia sẻ, mọi người hát chung với nhau những bài hát về sự hân hưởng thiên nhiên, là bước khởi đầu của chánh niệm:

Tìm từ cuộc đời nhiều hạnh phúc đáng quí
Có ngay đất này
Tìm từ mặt trời từng hạt nắng lấp lánh
Và dòng nước nói cùng ai
Gió thì thầm điều gì và nước cùng hòa ngàn lời
Hát câu yêu đời

Hay là:

Người là mây bay xanh màu trời ánh biếc
Cất cánh chim ngang trời bay vút xa ngàn khơi
Người là cành hoa thơm ánh mặt trời ấm áp
Trái đất sẽ ươm mầm cho những chồi xanh…

Kết thúc buổi chia sẻ, TS Phẻ kêu gọi mọi người cùng tham gia phổ biến cách thực hành chánh niệm đến với các em tuổi teen. Những buổi hướng dẫn tuổi teen thực hành chánh niệm tại MPC là một dự án trong tương lai, và cần có sự góp sức của nhiều người. Chúng ta giống như những người đi gieo hạt mầm chánh niệm. Nếu đầy đủ các yếu tố thuận lợi, hạt mầm rồi đây sẽ đâm chồi, nẩy lộc thành cây trái. Những khu vườn chánh niệm, là nơi nương tựa bình an cho thế hệ mai sau, đang bắt đầu từ ngày hôm nay.

Doãn Hưng    

Doãn Hưng | Việt Báo    
 

Wednesday, April 28, 2021

Nhạc Phật giáo 614 – Áo Ba tình ấm quê hương

Nhạc Phật giáo 614 – Áo Ba tình ấm quê hương

Nhạc phẩm ÁO BA ẤM TÌNH QUÊ HƯƠNG 

Thơ: Bạch X. Phẻ – Nhạc: Đức Quảng 

Hòa âm: Giác An – Ca sĩ GĐPT: Đặng Dung.

Nhạc:


Karaoke version:

https://vannghe.nhacgdpt.com/nhac-phat-giao-karaoke-614-ao-ba-tinh-am-que-huong-phe-x-bach/


Monday, March 15, 2021

Haiku (99)



Haiku (99)

Hoa tuyết nhẹ rơi

Trần gian hư ảo

Yêu nhau thuở nào

This earthly realm is unreal
The snowflakes fall softly
We love each other since then!

Thơ BXP - Poem by @PheBach

Sunday, February 28, 2021

Vĩnh Hội Quê Tôi - Thơ Bạch Xuân Phẻ. Nhạc Việt Cường


Vĩnh Hội Quê Tôi - 

Thơ Bạch Xuân Phẻ. Nhạc: Việt Cường

Ca Sĩ Tuyết Mai

https://www.youtube.com/watch?v=iQrKsc9Sqp0


Vĩnh Hội Quê Tôi - Video KARAOKE - Thơ Bạch Xuân Phẻ. Nhạc Việt Cường

https://www.youtube.com/watch?v=1PnyyyxzP5w


VĨNH HỘI, CÁT HẢI, PHÙ CÁT, BÌNH ĐỊNH
            Viết thương Vĩnh Hội - quê ngoại khi nghe tin
dân làng sẽ bị “đuổi đi” nơi khác để lấy đất làm khu du lịch.

Quê ngoại tôi miền thuỳ dương cát trắng
Nơi hoa đồng cỏ nội, biển và trăng
Nhưng ở đây sinh sống với cày bừa
Ngày một nắng hai sương bao vất vả
Nhưng tình người là những gì khó tả
Đất mẹ 'nghèo cho sạch rách cho thơm'
Đất mẹ dạy tôi: "Nhân Lễ Nghĩa cho tròn
Nam phải lấy Trí Tín cho phải đạo".
Quê ngoại tôi, thiên nhiên đẹp biết bao
Trước biển cát ngút ngàn với gió
Sau là dãy núi Bà hiện rõ
Hòn Vọng Phu yêu dấu chờ chồng
Mùa lúa vàng hát với suối trong
Khoai và sắn thì thầm với biển
Đêm trăng rằm, hồn ai xao xuyến
Tiếng ve kêu theo gió la đà
Đập Đá Bàng véo von với lá
Hòn Đá Heo nằm chình ình mới lạ
Im lìm hay nuối tiếc ông Hét* ơi
Chiều tịch mịch, ánh tà dương vời vợi
Núi rừng thiêng hùng vĩ ngàn đời
Vĩnh Hội ơi! Năm chờ tháng đợi
Một lần về trăm nhớ ngàn thương.
                                 Tháng 5, 2008






                                   Những hình ảnh quê Ngoại tôi lấy từ trang Blog Nguyễn Xuân Diện. Photo Vinh Hy.

                                                                       Đường về Vĩnh Hội - ảnh Trần Quang Độ












                                                                                                      Ảnh: Trang Trần