Sunday, April 22, 2018

Tiếng Việt Ở Đâu Mà Ra? - Nguyễn Hy Vọng

Tiếng Việt Ở Đâu Mà Ra?

Nhà ngữ học Logan đã tìm gia phả cho tiếng Việt từ năm 1859 và viết rằng: "The vernacular Annamese language, though full of Chinese idioms, belonged to thế same family as the Mon in Burma" (Mon-Annam formation, pp 152-183, Journal of the Indian Archipelago N.S / vol. iii, 1859).
Vậy thì Mon là gì? Họ còn có tên là Môn, Mòn, Rmon, Rman. Mon là tiếng nói của dân Mòn bên Miến Điện. Chừng hơn 1 triệu người Mòn ở vùng miền biển và núi phía Dông Nam Rangoon cách 150 km. Từ ngàn xưa dân này ở khắp nước Miến Điện khi người Miến xưa đang còn ở miền Tây Nam đất Tàu bây giờ.

Họ khá văn mình và đã có chữ viết từ 1400 năm qua. Tiếng Mon và chữ Mon đã góp phần xây dựng lên tiếng Miến và chữ Miến nên đã ảnh hưởng nhiều và lâu bền vào văn hoá và ngôn ngữ của Miến Điện, Kampuchia và Thái Lan nữa. Nhưng người Mon hiện nay đã bị mất nước! 
Hồi xưa họ ở khắp cả Miến Điện và cả một phần đất Thái Lan. Sau hơn ngàn năm kèn cựa với Miến và Thái, họ đã mất hết đất nhưng họ vẫn hơn về phương diện văn hoá và ngôn ngữ và cả hai dân tộc Thái và Miến đều phải công nhận phần đóng góp lớn của dân Mòn cho tiếng nói của họ, và họ không ngớt nhắc nhở đến trong các sáng tác văn hoá. 
Nếu bạn có sang thăm Thái Lan hay Miến Điện, bạn sẽ thấy hàng trăm đền đài xưa của người Mon lập ra mà được người Thái và Miến tu bổ để tiếp tục thờ, cũng như di tích hàng trăm bia đá có khắc chữ Mòn xưa, bằng chứng hùng hồn về nét chung cùng văn hoá và nếp sống văn tự và ngôn ngữ giữa ba dân tộc Mon-Miến-Thái.
Về phần Khmer và Mon thì hai dân ấy quá giống nhau về tiếng nói nên xem như hai anh em, các nhà ngữ học gọi chung là Mon Khmer, không tách rời ra được, cũng như giữa Mường và Việt vậy đó.
Viêt Nam ta bị Tàu lấn lướt đã trên 2000 năm nên dấu vết ảnh hưởng của Mon gần như khó thấy, nhưng thật ra tiếng Việt, qua tiếng Mường, quá giống với tiếng Mon Khmer, nên các nhà ngữ học nhất quyết ghép nó vào gia đình Mon Khmer dù cho phần đông người Việt không biết Mon Khmer là cái quái gì? Mặc dù hiện nay tiếng Mòn được xem như là tiếng gốc gác của vùng ngôn ngữ Đông Nam Á, không một dân tộc, sắc dân hay bộ lạc nào mà tiếng nói lại không có pha trộn ít nhiều tiếng Mon vào!
Việt Nam nằm trong vùng trái độn là bán đảo Indo-China giữa hai khối người khổng lồ là Tàu và Ấn Độ nên từ rất xưa đã chịu ảnh hưởng của cả hai nền văn hoá và ngôn ngữ ấy. Nhưng chúng ta ít biết đến ảnh hưởng của Mon và Ấn Độ trên ngôn ngữ và văn hoá của ta. 
Tiếng Việt xa tiếng Mòn cả 1000 cây số, chứng tỏ tính cách vượt thời gian và xuyên không gian của hai ngôn ngữ xưa Mòn và Việt. 
Tiếng Mòn rất giống tiếng miền Bắc Trung Việt hơn vì qua mấy ngàn năm, người Việt miền Trung gìn giữ được nhiều tiếng xưa của ông bà trong khi người miền Bắc liên miên gánh chịu tới tấp sóng gió văn hoá từ Tàu tràn xuống nên đã quên đi nhiều tiếng nói xưa của ông bà.
Tiếng Khmer rất giống tiếng Mon, như hai anh em ruột, nên các nhà ngữ học không tách rời chúng ra được và tiếng Việt lại rất giống cả hai.
Cả ba tiếng nói Mòn-Khmer-Việt như là ba nhánh của một cây ngôn ngữ khổng lồ. Nay ta và họ không nhìn ra nhau nhưng xưa đã là anh em cật ruột, cùng gốc gác, chung tiếng nói từ khi ta chưa hề biết ta là Giao Chỉ mà họ cũng chưa hề biết họ là Mon hay Khmer nữa, vào cái thời thôi nôi lúc đầu của mọi tiếng nói con người. 
Dòng Mon Khmer đã lai tiếng với giòng Taic từ mấy ngàn năm về trước. Taic là gốc sinh ra các thứ tiếng Thái, Lào, Shan giữa Miến Điện và Tháí Lan, và tiếng Zhuang/Choang bên Hoa Nam, nơi mà hồi xưa chưa phải là của dân Tàu.
Vấn đề lai tiếng nói đang còn bàn cãi nhưng càng ngày càng rõ là muốn phân biệt nguồn gốc khác nhau thì khó, mà nhận xét về lai tiếng thì quá rõ. Trong toàn thể tiếng Việt có 45% tiếng cùng một gốc với Thái và 28% tiếng cùng một gốc với Mòn Khmer.

BS Nguyễn Hy Vọng

Ảnh Hưởng Các Tiếng Nói Nam Á Vào Tiếng Việt

Dòng tiếng nói Nam Á gồm có nhánh Munda và nhánh Mon Khmer. Nhánh Mon Khmer gồm có nhóm Mường Việt và nhiều nhóm nhỏ khác (Mường Việt là con lai của nàng Tai và chàng Khmer) (vùng nói tiếng Mường trải dài từ Ninh Bình xuống đèo Mụ Giạ). Mường Việt trở thành Mường và Việt. Việt chia ra Việt Bắc (châu thổ sông Cái), Việt Trung (châu thổ sông Mạ, sông Cả).
Người Tàu, với 7 thứ tiếng và một thứ chữ hình vẽ, đã lấn xuống từ 2500 năm qua cho nên dùi cui đánh đục thì đục đánh săng, các dân tộc Bách Việt nhào xuống miền Nam và cuộc di cư hàng hàng lớp lớp, đa bộ lạc, đa dân tộc, đa văn hoá, đa ngôn ngữ và đa văn tự vẫn đang tiếp tục và làm cho các nhà ngữ học điên cái đầu. Họ không chịu công nhận những tiếng nói ấy là mixed (pha trộn), trong khi chính họ (các tiếng nói bên Âu Châu) cũng là mixed như điên giữa Latinum, old Greek, Etruscan và gì gì nữa.
Chỉ mới gần đây, cuộc nam tiến bất đắc dĩ mà rất địa phương và rất hạn hẹp của tiếng miền Trung đã sinh ra cái phát âm miền Nam từ cái phát âm Huế và cái giọng miền Nam từ cái nhấn giọng Quảng Nam. Đó là hai cái bản lề âm thanh và giọng nói mà Alexandro để Rhodes không ngờ đến nên ông ta chỉ viết từ điển cho âm và giọng của người Bắc mà thôi và làm sinh ra cái hiểu lầm tiếng Bắc là tiếng chuẩn và phát sinh ra cái thổi phồng quan trọng của hỏi ngã về sau này.
Hai mẫu chữ khoa đẩu, một ở Bắc Sơn và một ở ngay trong lòng đất xưa Thăng Long, cho biết là không riêng gì tiếng nói, các tuồng chữ viết ở Đông Nam Á cũng chung đụng, chung chạ, chung nét và chung ý nghĩa khi lăm le mặc áo cho các lời nói va` tiếng nói ở Nam Á vốn đã chia xẻ chung một cái nôi từ ngàn đời trước đây.
Cái văn hoá Tàu, mà ngọn giáo đi trước thầy giáo đi sau, đã ép dạy cho dân Giao Chỉ một bài học để đời trong khi cái văn hoá Ấn độ xưa, mà bài kinh bài kệ đi theo cánh buồm lộng gió của các thuyền buôn bán, đã ảnh hưởng ngàn đời vào toàn thể vùng mênh mông Đông Nam Á, trừ ra vùng Giao Chỉ, nên đã xảy ra cảnh đau buồn của những người anh em họ chung một nôi ngôn ngữ mà đã không còn nhận ra nhau sau 2500 năm khi đã đi theo hai ông thầy văn hoá khác nhau.
BS Nguyễn Hy Vọng

No comments:

Post a Comment