Thursday, December 19, 2019

Đường đời có khi ta phải tựa vai nhau…

Uyên Nguyên: Đường đời có khi ta phải tựa vai nhau…

Tượng Thiên Thần của một vị ân nhân, Sơ Sen, tặng (Ảnh: Uyên Nguyên)
 UYÊN NGUYÊN, (viết cho Lưu Ly):
Hôm trước tôi có gắn lên tường nhà mình clip những ông Noel thật dễ thương, trong mắt tôi, họ là những ông Bụt, và hao hao giống Phật Di Lặc, cũng bụng phệ, cũng một túi nải đi ban phát niềm vui.
Dưới nền giáo dục Pháp, Bố Mẹ tôi từng học trường Dòng, đọc kinh Thánh thuộc như kinh Phật. Ấy vậy mà đã trải qua bao nhiêu năm thăng trầm trong cuộc sống ở những hoàn cảnh môi trường khác nhau, tôi không thấy có một chút phân vân về sự chọn lựa tín ngưỡng của mình. Điều khiến tôi không bỏ Đạo mình và dễ dàng gần gũi với các tôn giáo bạn, đơn giản nhờ giáo lý Phật giáo, phần nào tôi nhìn thấy bản chất của mỗi vấn đề, để hành xử theo từng trường hợp, giai đoạn hoàn cảnh của sự việc. Đêm Christmast tôi vẫn hoan hỷ đến nhà thờ theo lời mời của bạn để dự hết buổi Cầu Nguyện và nghe hết một buổi Thánh Ca trầm bổng du dương. Nhưng ở đây không có nghĩa là tôi theo Chúa, bỏ Phật. (Mặc dù có thể bây giờ hai Vị đang ngồi đánh cờ tướng trên Thiên Đàng:-)))). Và tất nhiên là tôi không xếp hàng để xưng tội, uống rượu vang và ăn bánh Thánh:-)
Dù sao, tôi vẫn nghĩ mình là Phật tử, học giáo lý khai phóng thì không nên đặt chuyện “nên hay không nên mừng Lễ Giáng Sinh?” Ở đây nên chọn một thái độ hòa chung niềm vui của tín ngưỡng trong nhân loại, và làm gì cho có ý nghĩa trong dịp này qua vai trò một Phật tử?

Mỗi tuần đưa đón cháu đến chùa sinh hoạt, tôi luôn say mê nhìn ngắm, lắng nghe các em vui chơi, học tập, tụng kinh, hát hò… Tôi thấy một khoảnh sáng của tương lai Phật giáo nằm ở nơi các đoàn sinh GĐPT. Mai sau, tất nhiên các em sẽ theo duyên mà đến với nơi nào thuận lợi nhất—biết đâu lại gắn bó với một tôn giáo khác; nhưng ít ra hạt giống Phật cũng đã được chăm bón kỹ lưỡng ở tuổi thiếu thời, rồi sẽ đơm hoa kết trái vào một lúc nào đó, trong không gian nào đó, dù còn chiếc áo lam hay không. ~ Vĩnh HảoCảm Ơn Gia Đình Phật Tử
Nhiều bạn, là Phật tử đã hỏi tôi có mừng lễ Giáng Sinh không? Tôi hỏi lại rằng bạn có muốn những người bạn Thiên Chúa Giáo, Đạo khác cũng mừng Lễ Phật Đản của Đạo mình không? Vậy thì vấn đề không ở chỗ mình mừng Lễ Giáng Sinh hay là gì hết, mà là tín tâm đối với tín ngưỡng của bạn như thế nào để mà phải lo lắng việc hòa chung niềm vui với Đạo khác là một điều khó khăn như vậy. Có thể câu trả lời của tôi không làm bạn hài lòng hoặc bâng khuâng, nhưng chắc một điều trong những dịp lễ lớn như vậy, giữa các luồng văn hóa tín ngưỡng, có rất nhiều sinh hoạt mà điểm gặp nhau là lòng nhân từ.
Hôm trước tôi có gắn lên tường nhà mình clip những ông Noel thật dễ thương, trong mắt tôi, họ là những ông Bụt, và hao hao giống Phật Di Lặc, cũng bụng phệ, cũng một túi nải đi ban phát niềm vui.
Dưới nền giáo dục Pháp, Bố Mẹ tôi từng học trường Dòng, đọc kinh Thánh thuộc như kinh Phật. Ấy vậy mà đã trải qua bao nhiêu năm thăng trầm trong cuộc sống ở những hoàn cảnh môi trường khác nhau, tôi không thấy có một chút phân vân về sự chọn lựa tín ngưỡng của mình. Điều khiến tôi không bỏ Đạo mình và dễ dàng gần gũi với các tôn giáo bạn, đơn giản nhờ giáo lý Phật giáo, phần nào tôi nhìn thấy bản chất của mỗi vấn đề, để hành xử theo từng trường hợp, giai đoạn hoàn cảnh của sự việc. Đêm Christmast tôi vẫn hoan hỷ đến nhà thờ theo lời mời của bạn để dự hết buổi Cầu Nguyện và nghe hết một buổi Thánh Ca trầm bổng du dương. Nhưng ở đây không có nghĩa là tôi theo Chúa, bỏ Phật. (Mặc dù có thể bây giờ hai Vị đang ngồi đánh cờ tướng trên Thiên Đàng:-)). Và tất nhiên là tôi không xếp hàng để xưng tội, uống rượu vang và ăn bánh Thánh:-)
Dù sao, tôi vẫn nghĩ mình là Phật tử, học giáo lý khai phóng thì không nên đặt chuyện “nên hay không nên mừng Lễ Giáng Sinh?” Ở đây nên chọn một thái độ hòa chung niềm vui của tín ngưỡng trong nhân loại, và làm gì cho có ý nghĩa trong dịp này qua vai trò một Phật tử?
Tôi thấy có nhiều người đi phát áo ấm, chăn ấm và thức ăn cho người vô gia cư chẳng hạn. Điều mà tôi nghĩ các bạn Phật tử nên làm những việc từ thiện xã hội như vậy nhiều hơn vào mùa Phật Đản, Thành Đạo hay Vu Lan v.v…
Tóm lại với riêng tôi, vui Giáng Sinh, đơn giản như là việc mừng sinh nhật của bạn, bất luận bạn theo tín ngưỡng nào, tôi vẫn chúc bạn “sáu thời thường an lạc”, đó là nét văn hóa Phật giáo, cách mà tôi bày tỏ nét văn hóa ấy và bạn thường thấy ở những người Phật tử với đức tin Ba Ngôi Tam Bảo chúc an cho nhau.
Ngày mai Chúa sinh ra đời! Bạn thật sự là người hạnh phúc vì tin có Chúa. Đó không phải là điều tôi mong muốn khi thấy bạn thật sự được hạnh phúc sao?
Nên mừng bạn cũng có Ba Ngôi để nương tựa!
Happy bạn ta! Đường đời, có khi ta phải tựa vai nhau kia mà…
19 tháng 12, 2019
Uyên Nguyên