Saturday, September 30, 2017

THE BIOGRAPHY OF THE MOST VENERABLE THICH THIEN TRI

Hoà thượng Thích Thiện Trì

THE BIOGRAPHY OF THE MOST VENERABLE 
THICH THIEN TRI

The Most Venerable Thich Thien Tri, named Nguyen Duy Hien, belonged to the Lam Te Chanh Tong lineage of the forty-second generation. He was born on February 19, 1934 in Nhon Khanh commune, An Nhon District, Binh Dinh Province.

He came from a purely Buddhist family. His father was Mr. Nguyen Han and his mother was Mrs. Bui Thi Thiep. He has 10 siblings, 5 brothers and 5 sisters. Of which, there were 3 sons who have dedicated their life as Buddhist monks, Himself, Venerable Thich Thien Huu, and Venerable Thich Vien Man.


When he was just 17 years old, awared of the impermanence of death and the reality of suffering in his life, he began his journey to pursue ‘enlightenment’.  In the beginning, he practiced at Thap Thap Temple in Binh Dinh, and then at Son Long Temple, Tuy Phuoc. After his Venerable Master passed away in 1965, he studied at Hai Duc Buddhist Institute in Nha Trang. He graduated at a Buddhist School in Hue in 1971, after which he was appointed as Dharma Teachers for many Buddhist Schools in the Central and Southern Provinces. He taught widely in the southern part of Vietnam and because of his virtuous conduct, he was also invited to be the abbot of Kim Quang Pagoda in Phan Thiet. Even with his busy schedule, he still invested his time and energy in translating and composing.
He translated quite a few Buddhist texts in his lifetime that included:
-           Kim Quang Minh Sutra
-           Medicine Sutra
-           Amitabha Sutra
-           Maitreya Sutra
-           The Sutra of Eight Awakenings of Great Beings 
-           Prajna Heart Sutra


He was also a writer and a poet.

In 1980, after a difficult time under the Communist regime and for the sake of spreading Buddhism, the Venerable escaped Vietnam as a Boat person, to find freedom and to continue the ideal of serving the Dharma and the nation. During his stay at the Galang Refugee Camp, Indonesia, he founded Kim Quang Temple, Quan Am Pagoda and devoted himself to the cultivation of the monastic discipline and became a symbol of brightness as the direction of the people. After resettling in the United States in 1981, he was the first Abbot of our Kim Quang Temple and he held many great leadership positions. To name a few:

· President of Vietnamese Buddhist Association in Sacramento and Abbot of Kim Quang Pagoda
· Vice President of United Vietnamese Buddhist Association in the United States
· Director of the General Department of Sangha of the Unified  Buddhist Church of Vietnam in the United States.

He also found the following centers:
· Van Hanh Pagoda, Rochester, NY.
· Tu Hieu Temple, Buffalo, NY.
· Quan Âm Temple, Binghamton, NY.
· Pho Quang Pagoda, Salt Lake City, UT.

In addition to promoting the Dharma as the salvation of sentient beings, he stood side by side with the Unified  Buddhist Church and actively advocated for freedom, equality, democracy and human rights in Vietnam.

He was a special teacher in love who was devoted to supporting, educating and building the Blueprint of the Buddhist Family in Vietnam.

His life is a shining example and a lesson that is invaluable in many respects. For example, the time the Venerable Master was ill. Despite the long period of challenging conditions, the Venerable Master retained his self-esteem, prestige and serenity, and he demonstrated the respectable virtue of a devout Buddhist monk. This was the time when the students studied in the Venerable Master's teachings which were not full of words, but experience and actions.

Venerable Thich Thien Tri passed away at 8:20 pm on July 31, 2003. He was 70 years old. Although he is no longer illuminated, his most noble teachings are his selfless acts towards the Nation and to leading by example. His devotions still live on in the hearts of many Buddhists who met him.

The lesson of impermanence is real but yet we share our sorrow and pray for his return to this earthly realm to continue his vows of spreading the Dharma.

Translated by Tâm Thường Định






Friday, September 29, 2017

THƯƠNG-YÊU - Nguyễn Xuân Thiên-Tường

THƯƠNG-YÊU


     Mẹ tôi mất sau một cơn bạo bệnh. Trước khi chết, mẹ yếu-ớt đặt tay tôi trong tay bố. Hai mắt bố nhòa nước mắt. Ông khẽ gật đầu. Mẹ tắt hơi giữa lúc còn muốn dặn-dò chúng tôi.
     Từ đó, bố tận-tụy nuôi tôi. Công-việc của ông nặng-nhọc lắm nhưng vẫn không đủ trả tiền học cho con. Trước ngày tan trường mùa hè năm ấy, thầy phụ-trách lớp cho biết hội-đồng giáo-sư chọn tôi là học-sinh xuất-sắc nhất về học-lực toàn trường; không những thế tôi còn được nhất hạnh-kiểm nữa.
     Theo lệ thì phụ-huynh của những học-sinh giỏi được ngồi ở trên trong ngày phát thưởng. Tôi cố-gắng để bố tôi mỗi năm có dịp hãnh-diện vì con. Tôi báo cho bố tin mừng. Nửa đêm thức dậy, tôi thấy bố lấy cái áo cũ ra mặc thử. Cái áo này bố đã mặc dự lễ phát phần thưởng năm trước và cả năm trước nữa. Thấy ông buồn-bã tần-ngần, tôi muốn chạy tới ôm lấy bố nhưng tôi chỉ nằm trong giường rung-rưng nước mắt.
     Chương-trình phát-thưởng không chiếu phim như thường-lệ nhưng có trình-diễn văn-nghệ. Quan-khách đặc-biệt có ông thị-trưởng, ông dân-biểu, ông thanh-tra. Thầy hiệu-trưởng muốn họ có dịp thưởng-thức tài-năng của các học-sinh.
     Tôi được chỉ-định hát một bài. Đứng trên sân-khấu nhìn xuống, tôi thấy bố ngồi hàng đầu với cái áo mới mua được hai hôm. Để làm vui lòng bố, tôi đã xin với giáo-sư phụ-trách văn-nghệ cho tôi chọn bài Lòng Mẹ của nhạc-sĩ Y-Vân. Khi giọng hát tôi vừa cất lên, cả hội-trường im-bặt. Tôi để hết tâm-hồn trong những gìòng nhạc yêu-thương đó.
     Bỗng tôi thấy người xếp chỗ nói gì với bố. Một người sang-trọng vừa tới ngồi vào chỗ của bố còn bố lủi-thủi đi xuống phía dưới. Khi tôi chấm dứt bài hát, tiếng vỗ tay tưởng như bể rạp. Thầy hiệu-trưởng, ông thị-trưởng, ông dân-biểu cùng mọi người đứng cả lên.
     Tôi đợi tất cả ngồi xuống. Dưới góc rạp bố tôi đang kiễng chân nhìn lên. Lòng xót-xa nổi dậy, tôi nói đáng lẽ tôi hát tiếp bài Tình Cha để cảm-tạ công-ơn của bố tôi và cám ơn mọi người nhưng tôi có chuyện cần nói. Tôi kể cho mọi người biết nhà tôi rất nghèo. Tôi không dám xin tiền mua sách nên giờ nghỉ, giờ trưa tôi phải mượn sách để làm bài. Khi mọi người chơi thể-thao sau giờ học, tôi cũng thèm nhập-cuộc nhưng phải dành thời-giờ học nhờ sách của bạn-bè. Tôi làm như vậy chỉ để mong bố tôi được ngồi vào chỗ danh-dự. Nhưng tại sao bố tôi vừa bị đuổi ra khỏi chỗ ngồi? Tôi không xin lòng thương-hại nhưng tôi mong được đối-xử công-bằng.
     Tôi nhìn xuống phía dưới. Không ai trả lời tôi cả. Tôi thẫn-thờ lẩm-bẩm:
    -  Tại sao?
     Rồi không kìm-hãm được nữa, tôi ôm mặt chạy vào hậu-trường. Có tiếng nhốn-nháo. Tôi tiếp-tục chạy ra ngoài về phía chuồng chó của thầy hiệu-trưởng. Nơi đây mỗi buổi trưa, tôi thường tránh bạn-bè để học bài. Tôi ôm con Tô-Tô nức-nở. Tôi đã xúc-phạm tới nhiều người. Thầy hiệu-trưởng dù nhân-từ cũng không thể dung-tha tôi được. Tôi sẽ bị đuổi khỏi trường… Tô-Tô ơi vĩnh-biệt!...Bố ơi đừng giận con! Con biết tội con rồi… Mẹ ơi! Sao con khổ thế này…
     Có tiếng nói của thầy hiệu-trưởng sau lưng tôi:
   -  Đứng dậy đi con. Thầy muốn nói chuyện với con.
     Tôi ôm chặt con Tô-Tô không trả lời. Thầy lại dịu-dàng hỏi tôi:
   -  Con thích Tô-Tô lắm phải không? Nếu con đứng dậy với thầy, ngày mai Tô-Tô sẽ là của con.
     Tôi vâng lời. Ông xoa đầu tôi rồi nói:
   -  Bố con đã có chỗ ngồi tốt. Con đừng buồn nữa.
     Tôi theo thầy hiệu-trưởng trở lại sân-khấu. Ông đặt tay trên vai tôi. Dưới kia không một tiếng động. Thầy công-khai xin lỗi bố. Thầy nhận trách-nhiệm một mình, không nói gì tới người xếp chỗ. Thầy bảo ngày xưa gia-đình thầy nghèo lắm. Khi thầy vừa thành-tài thì mẹ thầy mất… Thầy mong bố tha-thứ… Tiếng nói của thầy càng ngày càng chậm và đầy xúc-động. Sau cùng thầy cúi xuống hỏi tôi:
   -  Con có tha-lỗi cho thầy không?
     Tôi ngước lên nhìn ông. Trên khuôn mặt già nua đã đẫm dòng nước mắt. Tôi nức-nở ôm chặt lấy thầy.
   -  Xin thầy đừng nói nữa. Con… xin thầy. Thầy có lỗi gì đâu.
     Hình như có tiếng vỗ tay vang-dội hội-trường. Tôi đứng im trong vòng tay của thầy. Vòng tay êm-ái đó đã che-chở tôi khỏi những hận-thù suốt cuộc đời.
Nguyễn Xuân Thiên-Tường

Thursday, September 28, 2017

Dự Án Kiến Tạo - Hương Từ Bi Tự & Camp Metta

  Camp Metta -Hương Từ Bi
Mailing: 1179 West A Street, Suite 133, Hayward CA  94541 
Email: campmetta@gmail.com *  Website: campmetta.org



Dự Án Kiến Tạo       
Hương Từ Bi Tự & Camp Metta 
 
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Ngưỡng bái bạch Chư Tôn Thiền Đức, 
Kính thưa quý Đồng hương và Phật tử xa gần,
 
Sau gần 20 năm tu học và hoàng pháp tại Đạo Tràng Chùa Phổ Từ và với sự chứng minh của Sư Ông Tu Viện Kim Sơn và Sư Phụ Thượng Từ Hạ Lực, con, Thích Nữ Phổ Châu, đang tiến hành mua lại một trạiNữ Hướng Đạo (Girl Scout Camp) ở vùng Santa Cruz, Cali cách thành phố San Jose 45 phút. Tâm nguyện muốn phát huy Phật Giáo bằng cách thành lập một Trại Hè và Trung Tâm Tu Học Phật Pháp, đặc biệt cho giới trẻ.
 
Trại Trường sắp được mua này có diện tích trên 90 mẫu tây tọa lạc tại thành phổ Soquel, có các trụ sở phòng óc sinh hoạt, nhà ăn chứa được 150 người, và các nhà nghỉ cho khóa tu gia đình hoặc nhập thất. Ngoài ra, nơi đây cũng có thác nước, con suối, đường leo núi với nhiều tàng cây bóng mát của redwoods, và có sẵn những khu vực dành riêng cho cắm trại và sinh hoạt dã ngoại. Vùng đất này sẽ là nơi kết nối nhiều thế hệ và kết hợp giữa Đông và Tây.
 
Để có ngân quỹ mua đất trại, Ban Điều Hành sẽ tổ chức buổi tiệc chay gây quỹ vào chiều Chủ Nht, mùng 8 tháng 10 năm 2017 ti Unify Event Center, San Jose lúc 4 PM với sự chứng minh của Sư Ông Viện Trưởng và Tăng Thân Tu Viên Kim Sơn, Sư Phụ Thích Từ Lực và tăng thân Chùa Phổ Từ,Sư Bà An Lạc, Ni Sư Tiến Liên, Ni Sư Nguyên Thiện, Ni Chúng Thiền Viện Vô Ưu.
 
Giá vé ủng hộ là $50/người. Để có vé ủng hộ, vui lòng liên lạc chị Diệu Minh (415) 845-8565. Mọi cúng dường tịnh tài đều được khấu từ miễn thuế với Tax ID # 82-2863538, chi phiếu xin ghi Camp Metta và gửi về: 

Sư Cô Phổ Châu, 
1179 West A Street, Suite 133, 
Hayward, CA 94541.

Xin chân thành tri ân Chư Tôn Thiện Đức, quý Cô Bác và Bạn Hữu xa gần đã góp lời cầu nguyện và hỗ trợ cho công trình Hương Từ Bi Tự & Camp Metta sớm được hoàn thành như sở nguyện. Kính chúc quý Ngài phước trí nhị nghiêm, và quý Đồng hương, Phật tử phước báu tròn đầy, thân tâm an lạc.
 
                                                                        Trân Trọng Kính Mời,
                                                                        Thích Nữ Phổ Châu 
 
..o..

blank
  
Camp Metta - Hương  Từ Bi 
Mailing: 1179 West A  Street, Suite 133,  Hayward CA  94541 
Email: campmetta@gmail.com *  Website: campmetta.org 
 
Namo Sakyamuni Buddha.
Dear Respected Venerable Sangha, 
Dear Dharma  Friends,

Before taking vows to become a  nun, I  was a  Buddhist  Youth leader at  Ni-Lien Buddhist  Youth in  Hawaii.  Now, I serve as a  spiritual advisor for Chánh Hoà  Buddhist  Youth at  the Compassion Meditation Center. Each year, I  also help facilitate summer retreat  camps in different  states around the U.S. for the An Bang Buddhist  Association and Retreat  of Awakening. I take the Youth Ministry as a skillful means to serve and fulfill my devotion to Buddha-Dharma.

After 20 years of studying and serving the Dharma  at  the Compassion Meditation Center, I  see the need for an outdoor spiritual space to nurture the seeds of peace, joy and equanimity in oneself, family and community. Thus, my aspiration is to establish a  Buddhist  Retreat  Campground in the States to provide that spiritual space for families to bond and to get  the young generation out  with nature to find their true home of peace, joy, and gratitute.  At  this moment, I am in the process of purchasing a  Girl Scout Camp in the Santa  Cruz  County. This 90 acre campground is located in the city of Soquel, which is 45 minutes from San Jose. It  has a  multi purpose hall, a  dining hall that  can hold up to 150 people, and many cabins for solitary, family or group retreats. It  has several designated areas for outdoor tent  camping with picnic tables and shelters. 

This campground also  comes with a  swimming pool, waterfall, creek, and hiking nature trails with many beautiful redwood trees. Beauty is all around, and the downtown area  and beaches are just  20 minutes away. This place will be a  bridge connecting many generations, as  well as connecting East  and West  as one spiritual community.
 
In order to have enough funds for a  down-payment, the Executive Board and I  are organizing a  Fundraising Dinner at  the Unify  Event Center  on October  8, 2017 at 4 PM.  All is cordially invited to attend. Admission tickets can be acquired at  the Compassion Meditation Center or by contacting Ngaly Frank at  (415)  845-8565.  A donation of  $50  per admission is appreciated.  
You  can also make a  monetary donation payable to Camp Metta, and sent to:
 
Reverend Phổ Châu, 
1179 West  A Street, Suite 133, 
Hayward, CA 94541.
 

Your donations will be tax-deductible with Tax ID #  82-2863538.
With deep appreciation to the respected Venerable monks and nuns, and Dharma  Friends near and far, for sending your kind support  and prayers so  that the Camp Metta  Project  may soon be completed. May peace and joy be with you.
 
Much kindness and a  deep bow,
Rev. Thích Nữ Phổ Châu 

Wednesday, September 27, 2017

XỨ NẪU- TẠI SAO CÓ TÊN GỌI THẾ? và Ngôn ngữ xứ Nẫu



Eo Gió - Nhơn Lý
Bãi Bấc - Nhơn Lý
Một số hình ảnh qua cầu Thị Nại về thăm quê hương Nhơn Lý (Phước Lý) - Ảnh: BXK


XỨ NẪU - TẠI SAO CÓ TÊN GỌI THẾ?

Sinh viên của chúng tôi đi sưu tầm phần nhiều là từ các tỉnh Bắc Trung bộ đến vùng Nam trung bộ này lại gặp trở ngại về phương ngữ rất khó nghe khó ghi chép.  Một trong những số đó là vấn đề "nậu", "nẫu"...

Sưu tầm bài viết dưới đây:
"Xứ Nẫu"- Tại sao có tên gọi thế?

Bạn bè phương xa hay gọi Phú Yên quê tôi là xứ Nẫu. Một lần đồng nghiệp phương Nam du thuyền trên biển Vũng Rô vui miệng hỏi rằng: "Vì sao quê ông được gọi là xứ Nẫu. Nẫu có nghĩa là sao?".....
Ba Đà Rằng tôi toát mồ hôi hột lúng túng như gà mắc tóc định bụng giải thích ấm ớ cho qua thế nhưng mồm miệng cứ lúng búng lùng bùng như ngậm hột thị bởi chưng quá bí nói chẳng nên lời. Vậy là đành cất công tìm hiểu một từ phương ngữ đặc trưng của quê mình và cũng vỡ ra đôi điều. Xung quanh chữ Nẫu dài lắm xin tóm lược như sau:

....Năm 1558 chúa Nguyễn Hoàng được vua Lê cử vào nhận trọng trách Tổng đốc Thuận Quảng (Thuận Hóa Quảng Nam) ra sức củng cố cơ nghiệp đất phương Nam theo lời dạy của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: "Hoành Sơn nhất  vạn đại dung thân" (Một dải hoành sơn đủ để tạo cơ nghiệp muôn đời). Lúc ấy Thừa Tuyên (đơn vị hành chính cấp tỉnh) Quảng Nam kéo dài từ nam đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông. Năm 1578 chúa Nguyễn Hoàng cử Phù nghĩa hầu Lương Văn Chánh làm Trấn biên quan đưa lưu dân (người nghèo không sản nghiệp) khai khẩn vùng đất mới từ nam đèo Cù Mông đến đèo Cả. Sau 33 năm khai phá vùng đất mới hình thành làng mạc năm 1611 chúa Nguyễn Hoàng thành lập phủ Phú Yên (trực thuộc Thừa Tuyên Quảng Nam) gồm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa. Năm 1629 chúa Nguyễn Phúc Nguyên (chúa Sãi) nâng cấp phủ Phú Yên thành dinh Trấn Biên (đơn vị hành chính cấp tỉnh. Cả xứ Đàng Trong từ Quảng Bình vào Phú Yên có bảy dinh). Do đặc điểm của vùng đất mới còn hoang hóa dân cư thưa thớt nên các đơn vị hành chính của vùng biên viễn có những nét đặc thù. Dưới cấp huyện có cấp Thuộc dưới Thuộc là các đơn vị hành chính nhỏ hơn như phường nậu man.

Phường là các làng nghề có quy mô như phường Lụa phường Sông Nhiễu. Nậu là tổ chức quản lý một nhóm nhỏ cùng làm một nghề người đứng đầu gọi là đầu nậu. Sách Đại Nam Thực Lục (tiền biên) ghi rõ: "Nậu nguyên nghĩa là làm cỏ ruộng rồi chỉ làng xóm và sau nữa thành tên một đơn vị hành chính quản lý một nhóm người có cùng một nghề".

Ví dụ: "Nậu nguồn" chỉ nhóm người khai thác rừng "Nậu nại" chỉ nhóm người làm muối "Nậu rổi" chỉ nhóm người bán cá "Nậu rớ" chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ "Nậu cấy" chỉ nhóm người đi cấy mướn "Nậu vựa" chỉ nhóm người làm mắm...

Do sự phát triển của xã hội Đàng Trong năm 1726 chúa Nguyễn Phúc Chú (1697-1738) cử Đại ký lục chính danh Nguyễn Đăng Đệ quy định phạm vi chức năng của các đơn vị hành chính. Các đơn vị hành chính như "Thuộc" "Nậu" bị xóa bỏ. Khái niệm thành tố chung cấp hành chính "Nậu" được biến nghĩa dùng để gọi người đứng đầu trong đám người nào đó và sau này dùng để gọi đại từ nhân xưng ngôi thứ ba. Từ "Nậu" không xuất hiện độc lập mà chỉ có mặt trong các tổ hợp danh ngữ:

Ví dụ: - Chiều chiều mây phủ Đá Bia Đá Bia mây phủ chị kia mất chồng Mất chồng như nậu mất trâu Chạy lên chạy xuống cái đầu chôm bơm. - Tiếc công anh đào ao thả cá Năm bảy tháng trời nậu lạ tới câu. - Ai về nhắn với nậu nguồn Mít non gởi xuống cá chuồn gởi lên.

Từ chữ "Nậu" ban đầu phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi.

Ví dụ: Ông ấy bà ấy được thay bằng: "ổng" "bả". Anh ấy chị ấy được thay bằng: "ảnh" "chỉ". Và thế là "Nậu" được thay bằng "NẪU .

NẪU đã đi vào ca dao Bình Định Phú Yên khá mượt mà chân chất: Thương chi cho uổng công tình Nẩu về xứ nẩu bỏ mình bơ vơ. Phương ngữ Thuận Quảng (Thuận Hóa - Quảng Nam) với "mô tề răng rứa chừ" vượt qua đèo Bình Đê (ranh giới Bình Định - Quảng Ngãi) được đổi thành "đâu kia sao vậy giờ". Và đặc trưng ngữ âm của vùng Nam Trung bộ (Bình Định - Phú Yên) không phân biệt rạch ròi cách phát âm dấu hỏi và dấu ngã. Đặc biệt bà con vùng biển từ Hoài Nhơn (Bình Định) đến Gành Đỏ (Sông Cầu-Phú Yên) các âm dấu ngã đều phát âm thành dấu hỏi. Riêng đồng bằng Tuy Hòa khi phát âm không phân biệt được dấu hỏi và dấu ngã.

Bởi vậy "NẨU" hay được phát âm là "Nẫu". Đồng bằng Tuy Hòa trù phú nhiều nhà giàu trong vùng cho con cái đi học chữ phương xa. Các vị có chữ nghĩa viết chữ "Nẩu" theo phát âm quen miệng thành chữ "Nẫu". Một thời cơ cực thành ngữ "buồn nẫu ruột" "trái cây chín nẫu" (chín úng)... cũng góp phần hóa thân chữ "Nẩu" thành chữ "Nẫu". Vậy là chữ "Nẫu" theo kiểu phát âm phương ngữ trở thành từ cửa miệng đi vào thơ ca báo chí.

Đặc biệt chữ "Nẫu" chết tên với vùng đất Phú Yên khi nhạc sĩ Phan Bá Chức ký âm bài Trách phận (còn gọi là "Nẫu ca") dân ca Phú Yên theo điệu Xuân Nữ của dân ca bài chòi Khu V do Nguyễn Hữu Ninh sưu tầm trong dân gian được thể hiện bởi nghệ sĩ Hoài Linh - Việt kiều gốc Phú Yên. Hồi còn tỉnh chung Phú Khánh Ba Đà Rằng này làm thư ký giúp việc cho nhà thơ Văn Công (quyền chủ tịch tỉnh) theo ông về các địa phương thúc giục chuyện nghĩa vụ "lúa lang lợn lạc" cho tỉnh. Tỉnh quá xa địa phương nào cũng có nhu cầu phát triển riêng của mình tìm mọi cách giữ lại chút ít để "lo phận mình" tỷ như xây dựng trụ sở UBND thị xã Tuy Hòa năm 1985 bị quy chụp là cục bộ. Bà con không buồn phiền gì chuyện đó và bào chữa thật dễ thương: Tỉnh dài huyện rộng xã to Nẫu lo phận nẫu mình lo phận mình. Còn nếu cán bộ cấp trên về ép việc này việc nọ thì cũng có câu phản kháng nhẹ nhàng: Nẫu dìa (về) thì mược nẫu dìa Lăng xăng lít xít nẫu chê nẫu cười. Còn Ba Đà Rằng này tài sơ trí thiển Nẫu nói gì mược Nẫu (người ta nói gì mặc người ta) cũng bạo gan trao đổi đôi điều về "Nậu-Nẩu-Nẫu" như một nhàn đàm vui đón xuân. Rất mong các bậc cao minh vui lòng chỉ giáo để sáng tỏ thêm một từ phương ngữ đặc trưng của Nam Trung bộ.

Người Bình Định Phú Yên được gọi là người xứ Nẫu hẳn nhiên vì "đại từ nhân xưng" "nẫu" (bọn họ người ta...) đã trở nên quá phổ biến với chất giọng nằng nặng thô ráp nhưng chân thật không lẫn vào đâu được.

Ngôn ngữ của người xứ Nẫu có nhiều từ nhiều câu rất độc đáo cũng không lẫn vào đâu được đã trở thành phương ngữ xứ Nẫu. Chẳng hạn "nẫu" "dẫy ngheng" (vậy nghen) "dẫy á" (vậy đó) "dẫy na"(vậy à?) "chu cha" (có tính chất cảm thán kiểu như "trời ơi")... Đã nghe "nẫu" "dẫy ngheng" "dẫy á"... vài lần người ta có thể nhớ mãi như ngấm vào máu thịt không quên được bởi "nẫu" "dẫy ngheng" "dẫy á"... có quá nhiều ngữ nghĩa sắc thái tâm tư tình cảm - đương nhiên tùy theo ngữ cảnh.

Quãng năm 1997-1998 tôi có về công tác tại một xã ven biển Phù Mỹ (Bình Định). Ở đó tôi đã chứng kiến một chuyện tình thật đẹp thật cảm động giữa một anh bị khuyết tật đôi chân với một thôn nữ hiền lành. Thương anh ngày ngày lê lết ở bến cá để xin cá nhặt cá rơi vãi mỗi khi thuyền về chị chấp nhận về nâng khăn sửa túi cho anh lại còn phải cáng đáng thêm một bà mẹ chồng đã lọm khọm. Chị nghèo gia đình anh cũng vậy lại là thân nhân liệt sĩ nên nương tựa vào nhau để sống. Tôi hỏi lý do tại sao chị lại dũng cảm lấy một người chồng khuyết tật chị ậm ừ giải thích vài câu rồi thẹn thùng "kết luận": "Dẫy á!".

Cái câu "dẫy á" của chị tuy chỉ hai từ nhưng trong ngữ cảnh này mới đắt làm sao. "Dẫy á" đã nói lên được bao điều và tôi không cần hỏi gì thêm cũng hiểu được tấm lòng của chị.

Gần đây vào giữa trưa lúc đang thiu thiu ngủ thì chuông điện thoại bàn reo  tôi bật dậy. Bực mình nhưng tôi vẫn phải "A lô...". Đầu dây là một giọng nói đậm chất Nẫu: "Anh Bảy hé anh Bảy. Ủa không phải na? Cho tui gặp anh Bảy chút coi!". "Dạ đây không phải nhà anh Bảy có lẽ chị nhầm số". "Ủa lộn số hén? Thâu (thôi) dẫy ngheng". Rồi cúp máy.

Cái câu "dẫy ngheng" rất tròn vành rõ chữ lại kéo dài âm "eng" như một lời xin lỗi mong được thông cảm. Tan giấc nghỉ trưa nhưng tôi cũng chẳng còn cảm giác bực mình bởi dư vị của hai chữ "dẫy ngheng" cứ ngọt ngào trong tâm tưởng.

Một năm đôi ba bận tôi lại về quê - một làng nhỏ ven sông Côn - để cúng giỗ dẫy mã.  Các anh chị tôi ở quê làm nông là chủ yếu. Nghe tôi kể chuyện phố phường thỉnh thoảng họ lại "dẫy na?" ngạc nhiên một cách hết sức hồn nhiên. Còn tôi thì sau mỗi lần như thế lại "dẫy á" để khẳng định lại điều mình vừa nói vừa kể.

Trong những lúc trà dư tửu hậu nhiều người xứ Nẫu vẫn đem câu "Yêu không yêu thì thâu nói dứt phát" (Yêu không yêu thì thôi nói (để) dứt khoát) ra để tếu táo với nhau rồi tự trào rằng người xứ Nẫu mình có một câu nói hay đáo để.

Sử chép: Ngày 1 tháng 3 năm Hồng Đức thứ 2 (1471) nước Đại Việt mở đất đến núi Thạch Bi (Phú Yên). Đến tháng 7 năm 1471 vua Lê cho lập phủ Hoài Nhơn gồm 3 huyện là: Bồng Sơn Phù Ly và Tuy Viễn. Từ đó người Việt bắt đầu tiến vào sinh sống trên vùng đất Bình Định Phú Yên ngày nay.

535 năm đã trôi qua. Trải qua bao bể dâu biến thiên của lịch sử; trải qua bao cuộc giao lưu hợp lưu giữa các nền văn hóa cái lắng đọng lại chắt lọc lại chính là văn hóa và con người xứ Nẫu trong đó có ngôn ngữ xứ Nẫu. Có thể nói ngôn ngữ xứ Nẫu là tinh hoa của văn hóa xứ Nẫu. Ở Việt Nam các nhà ngôn ngữ học đã chia ra 3 vùng chính: Phương ngữ Bắc Bộ phương ngữ Trung Bộ và phương ngữ Nam Bộ. Trong phương ngữ Trung Bộ đương nhiên có phương ngữ xứ Nẫu.

Lâu nay các sách ngôn ngữ học thường giới thiệu tiếng Việt như một thực thể nhất dạng. Trong thực tế tiếng Việt rất đa dạng và luôn luôn biến đổi với những sắc thái địa phương khác nhau. Tiếc rằng những sắc thái đó thông thường chỉ được cảm nhận mà chưa được phân tích lý giải tường tận.

Cũng vậy đối với phương ngữ xứ Nẫu. Hình như Bình Định Phú Yên đã có khá nhiều bộ địa chí những công trình văn nghệ dân gian nhưng chưa có (hoặc có nhưng rất ít) đề cập đến phương ngữ xứ Nẫu với những lý giải phân tích cặn kẽ tận tường.

Văn hóa Bình Định văn hóa Phú Yên - văn hóa xứ Nẫu - không chỉ thể hiện qua những tháp Chàm trầm mặc rêu phong qua câu hát bội thô mộc chất phác qua điệu bài chòi mượt mà sâu lắng qua lời than thân trách phận rền rĩ ai oán... mà còn thể hiện rõ nét qua ngôn ngữ. Giá như có một công trình nghiên cứu về phương ngữ xứ Nẫu như Huế đã có phương ngữ xứ Huế thì "chu cha" hay biết bao.

Sưu tầm


Người Bình Định, Phú Yên được gọi là người xứ Nẫu, hẳn nhiên vì "đại từ nhân xưng" "Nẫu" (bọn họ, người ta...) đã trở nên quá phổ biến với chất giọng nằng nặng, thô ráp nhưng chân thật không lẫn vào đâu được.
Ngôn ngữ của người xứ Nẫu có nhiều từ, nhiều câu rất độc đáo, cũng không lẫn vào đâu được, đã trở thành phương ngữ xứ Nẫu. Chẳng hạn, "nẫu", "dẫy ngheng" (vậy nghen), "dẫy á" (vậy đó), "dẫy na"(vậy à?), "chu cha" (có tính chất cảm thán, kiểu như "trời ơi")... Đã nghe "nẫu", "dẫy ngheng", "dẫy á"... vài lần người ta có thể nhớ mãi, như ngấm vào máu thịt, không quên được bởi "nẫu", "dẫy ngheng", "dẫy á"... có quá nhiều ngữ nghĩa, sắc thái, tâm tư tình cảm - đương nhiên tùy theo ngữ cảnh.
Quãng năm 1997-1998, tôi có về công tác tại một xã ven biển Phù Mỹ (Bình Định). Ở đó, tôi đã chứng kiến một chuyện tình thật đẹp, thật cảm động giữa một anh bị khuyết tật đôi chân với một thôn nữ hiền lành. Thương anh ngày ngày lê lết ở bến cá để xin cá, nhặt cá rơi +++ mỗi khi thuyền về, chị chấp nhận về nâng khăn sửa túi cho anh, lại còn phải cáng đáng thêm một bà mẹ chồng đã lọm khọm. Chị nghèo, gia đình anh cũng vậy, lại là thân nhân liệt sĩ, nên nương tựa vào nhau để sống. Tôi hỏi lý do tại sao chị lại dũng cảm lấy một người chồng khuyết tật, chị ậm ừ giải thích vài câu rồi thẹn thùng "kết luận": "Dẫy á!".
Cái câu "dẫy á" của chị tuy chỉ hai từ nhưng trong ngữ cảnh này mới đắt làm sao. "Dẫy á" đã nói lên được bao điều và tôi không cần hỏi gì thêm cũng hiểu được tấm lòng của chị.
Gần đây, vào giữa trưa, lúc đang thiu thiu ngủ thì chuông điện thoại bàn réo, tôi bật dậy. Bực mình nhưng tôi vẫn phải "A lô...". Đầu dây là một giọng nói đậm chất Nẫu: "Anh Bảy hé anh Bảy. Ủa, không phải na? Cho tui gặp anh Bảy chút coi!". "Dạ, đây không phải nhà anh Bảy, có lẽ chị nhầm số". "Ủa, lộn số hén? Thâu (thôi), dẫy ngheng", rồi cúp máy.
Cái câu "dẫy ngheng" rất tròn vành rõ chữ, lại kéo dài âm "eng" như một lời xin lỗi, mong được thông cảm. Tan giấc nghỉ trưa nhưng tôi cũng chẳng còn cảm giác bực mình bởi dư vị của hai chữ "dẫy ngheng" cứ ngọt ngào trong tâm tưởng.
Một năm đôi ba bận tôi lại về quê - một làng nhỏ ven sông Côn - để cúng giỗ, dẫy mả. Các anh chị tôi ở quê làm nông là chủ yếu. Nghe tôi kể chuyện phố phường, thỉnh thoảng họ lại "dẫy na?" ngạc nhiên một cách hết sức hồn nhiên. Còn tôi thì sau mỗi lần như thế, lại "dẫy á" để khẳng định lại điều mình vừa nói, vừa kể.
Trong những lúc trà dư tửu hậu, nhiều người xứ Nẫu vẫn đem câu "Yêu không yêu thì thâu, nói dứt phát" (Yêu không yêu thì thôi, nói (để) dứt khoát) ra để tếu táo với nhau rồi tự trào rằng người xứ Nẫu mình có một câu nói hay đáo để.
Sử chép: Ngày 1 tháng 3 năm Hồng Đức thứ 2 (1471), nước Đại Việt mở đất đến núi Thạch Bi (Phú Yên). Đến tháng 7 năm 1471, vua Lê cho lập phủ Hoài Nhơn gồm 3 huyện là: Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn. Từ đó người Việt bắt đầu tiến vào sinh sống trên vùng đất Bình Định, Phú Yên ngày nay.
535 năm đã trôi qua. Trải qua bao bể dâu, biến thiên của lịch sử; trải qua bao cuộc giao lưu, hợp lưu giữa các nền văn hóa, cái lắng đọng lại, chắt lọc lại chính là văn hóa và con người xứ Nẫu, trong đó có ngôn ngữ xứ Nẫu. Có thể nói, ngôn ngữ xứ Nẫu là tinh hoa của văn hóa xứ Nẫu. Ở Việt Nam, các nhà ngôn ngữ học đã chia ra 3 vùng chính: Phương ngữ Bắc Bộ, phương ngữ Trung Bộ và phương ngữ Nam Bộ. Trong phương ngữ Trung Bộ, đương nhiên có phương ngữ xứ Nẫu.
Lâu nay, các sách ngôn ngữ học thường giới thiệu tiếng Việt như một thực thể nhất dạng. Trong thực tế, tiếng Việt rất đa dạng và luôn luôn biến đổi với những sắc thái địa phương khác nhau. Tiếc rằng, những sắc thái đó thông thường chỉ được cảm nhận, mà chưa được phân tích, lý giải tường tận.
Cũng vậy đối với phương ngữ xứ Nẫu. Hình như Bình Định, Phú Yên đã có khá nhiều bộ địa chí, những công trình văn nghệ dân gian nhưng chưa có (hoặc có nhưng rất ít) đề cập đến phương ngữ xứ Nẫu với những lý giải, phân tích cặn kẽ, tận tường.
Văn hóa Bình Định, văn hóa Phú Yên - văn hóa xứ Nẫu - không chỉ thể hiện qua những tháp Chàm trầm mặc rêu phong, qua câu hát bội thô mộc chất phác, qua điệu bài chòi mượt mà sâu lắng, qua lời than thân trách phận rền rĩ ai oán... mà còn thể hiện rõ nét qua ngôn ngữ. Giá như có một công trình nghiên cứu về phương ngữ xứ Nẫu, như Huế đã có phương ngữ xứ Huế, thì, "chu cha", hay biết bao.
* * *
Có lần Nắng thắc mắc hỏi mẹ tại sao người ta gọi mình là dân Nẫu? Mẹ kể chuyện rằng, "Ngày xưa có người con gái quen lính Sài Gòn ra miền Trung đóng đô, khi quân dịch dời ngũ nẫu lại bỏ đi". Người con gái mới có những câu hò "Nẫu dìa quê nẫu bỏ quên ta!" và còn biết bao nhiêu bài dân ca than trách nẫu thành ra người nghe gọi chọc dân miền Nẫu.
Thật buồn cười trách Nẫu để thành hổng biết Nẫu là ai? Là người ta hay là mình? Chữ Nẫu có nghĩa là người ta nhưng người ta nghe chữ nẫu hoài lại đặt chất giọng đó là "dân người Nẫu". Dân Nẫu thật thà dể chịu nên ai cho gì cũng thích mà làm gì dám trách! Hahah

Lê Huy sưu tầm
Nguồn: Diễn Đàn Sinh Viên Cao Đẳng Xây Dựng Số 3 / Tuy Hòa - Phú Yên