Showing posts with label Lê Mạnh Thát. Show all posts
Showing posts with label Lê Mạnh Thát. Show all posts

Monday, January 20, 2020

Giới Thiệu Công Trình Phiên Dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam

Trí Siêu và Tuệ Sỹ: Giới Thiệu Công Trình Phiên Dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam

 Yo vo, ānanda, mayā dhammo ca vinayo ca
desito paññatto, so vo mamaccayena satthā.
SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH PHIÊN DỊCH
Trước khi nhập Niết-bàn, đức Phật có di giáo tối hậu cho các chúng đệ tử: “Pháp và Luật mà Ta đã thuyết và qui định, là Đạo Sư của các ngươi sau khi Ta diệt độ.” Phụng hành di giáo của đức Thế Tôn, các vị Trưởng lão A-la-hán đã thực hiện cuộc kiết tập lần thứ nhất tại thành Vương Xá, cùng hòa hiệp phúng tụng tất cả những điều đã được Phật giảng dạy trong suốt bốn mươi lăm năm giáo hóa; nền tảng của văn hiến Phật giáo mà về sau được gọi là Tam tạng được thành lập từ đó.
Kể từ đó, giáo pháp của đức Thích Tôn theo bước chân du hóa của các Thánh đệ tử lan tỏa khắp bốn phương. Nơi nào Giáo pháp được truyền đến, nơi đó bốn chúng đệ tử học tập và hành trì theo phương ngôn của bản địa, như điều đã được đức Phật chỉ giáo: anujānāmi, bhikkhave, sakāya niruttiyā buddhavacanaṃ pariyāpuṇitun’ti. “Này các Tỳ kheo, Ta cho phép các ngươi học Phật ngôn bằng chính phương ngữ của mình.” Y cứ theo lời dạy này, ngay từ khởi thủy Phật ngôn đã được chuyển thể qua nhiều phương ngữ khác nhau.
Khi các bộ phái Phật giáo phát triển, mỗi bộ phái cố gắng thành lập Tam tạng Thánh điển theo phương ngữ của địa phương được xem là căn cứ địa. Khi mà hệ thống văn tự tại Cổ Ấn Độ chưa phổ biến, sự lưu truyền Thánh điển bằng khẩu truyền là phương tiện chính. Do khẩu truyền, những biến âm do khẩu âm của từng địa phương khác nhau thỉnh thoảng cũng ảnh hưởng đến một vài thay đổi nhỏ trong các văn bản. Những biến thiên âm vận ấy trong nhiều trường hợp dẫn đến những giải thích khác nhau về một điểm giáo nghĩa giữa các bộ phái. Tuy nhiên, nhìn từ đại thể, các giáo nghĩa trọng yếu vẫn được hiểu và hành trì như nhau giữa tất cả các truyền thống, Nam phương cũng như Bắc phương. Điều có thể được khẳng định qua các công trình nghiên cứu tỉ giảo về văn bản trong hai nguồn văn hệ Phật giáo hiện tại: Pali và Hán tạng. Các bản Hán dịch xuất xứ từ A-hàm, và các bản văn Pali hiện đọc được, đại bộ phận đều nhất trí. Do đó, những điều được cho là dị biệt giữa hai truyền thống Nam và Bắc phương, mà thường hiểu lệch lạc là Tiểu thừa và Đại thừa, chỉ là sự khác biệt bởi môi trường lịch sử văn minh theo các địa phương và dân tộc. Đó là sự khác biệt giữa nguyên thủy và phát triển. Phật pháp truyền sang phương Nam, đến các nước Nam Á, nơi đó sự phát triển văn minh và các định chế xã hội chưa đến mức phức tạp, nên giáo pháp của Phật được hiểu và hành gần với nguyên thủy. Về phương Bắc, tại các vùng Đông Bắc Ấn, và Tây Bắc Trung Quốc, nhiều chủng tộc dị biệt, nhiều nền văn hóa khác nhau, và cũng do đó cũng xuất hiện nhiều định chế xã hội khác nhau. Phật pháp được truyền vào đó, một thời đã trở thành quốc giáo của nhiều nước.Thích ứng theo sự phát triển của đất nước ấy, từ ngôn ngữ, phong tục, định chế xã hội, giáo pháp của đức Phật cũng dần dần được bản địa hóa.
Thánh điển Tam tạng là nguồn suối cho tất cả nhận thức về Phật pháp, để học tập và hành trì, cũng như để nghiên cứu. Kinh tạng và Luật tạng là tập đại thành Pháp và Luật do chính đức Phật giảng dạy và quy định, là sở y cho tri thức và hành trì của Thánh đệ tử để tiến tới thành tựu cứu cánh Minh và Hành. Kinh và Luật cũng bao gồm những diễn giải của các Thánh đệ tử được thân truyền từ kim khẩu của đức Phật. Luận tạng, theo truyền thống Thượng tọa bộ Nam phương, và cũng theo truyền thống Hữu bộ, do chính đức Phật thuyết. Nhưng các đại luận sư như Thế Thân (Vasubandhu), cũng như hầu hết các nhà nghiên cứu Phật học trên thế giới hiện đại, đều không công nhận truyền thuyết này, mà cho rằng đó là tập đại thành các công trình phân tích, quảng diễn, và hệ thống hóa những điều đã được Phật thuyết trong Pháp và Luật. Kinh và Luật tạng được thành lập trong một khoảng thời gian nhất định, trực tiếp hoặc gián tiếp từ kim khẩu của Phật, và là sở y chung cho tất cả các bộ phái Phật giáo, bao gồm cả Phật giáo Đại thừa, mặc dù có những sai biệt do vấn đề truyền khẩu với các khẩu âm và phương ngữ khác nhau, theo thời gian và địa vức. Luận tạng là bộ phận Thánh điển phản ánh lịch sử phát triển của Phật giáo, bao gồm các phương diện tín ngưỡng tôn giáo, tư duy triết học, nghiên cứu khoa học, định chế và tổ chức xã hội chính trị. Tổng quát mà nói, đó không chỉ là phản ánh lịch sử phát triển của nội bộ Phật giáo, mà trong đó cũng phản ánh toàn bộ văn minh tại những nơi đạo Phật được truyền đến. Điều này cũng được chứng minh cụ thể bởi lịch sử Việt nam.
Mỗi bộ phái Phật giáo tự xây dựng cho mình một nền văn hiến Luận tạng riêng biệt, tập hợp các luận giải giáo nghĩa, bảo vệ kiến giải Phật pháp của mình, bài trừ các quan điểm dị học. Đây là nền văn hiến đồ sộ, liên tục phát triển trên nhiều khu vực địa lý khác nhau. Cho đến khi Hồi giáo bành trướng tại Ấn độ, Phật giáo bị đào thải. Một bộ phận văn hiến Phật giáo được chuyển sang Tây Tạng, qua các bản dịch Phạn Tạng, và một số lớn nguyên bản Phạn văn được bảo trì. Một bộ phận khác, lớn nhất, gần như hoàn chỉnh nhất, văn hiến Phật giáo được chuyển dịch sang Hán tạng, bao gồm hầu hết mọi xu hướng tư tưởng dị biệt của Phật giáo phát triển trong lịch sử Ấn Độ, từ Nguyên thủy, Bộ phái, Đại thừa, cho đến Mật giáo. Truyền thuyết ghi rằng Phật giáo được truyền vào Trung Hoa dưới đời Hán Minh đế, niên hiệu Vĩnh Bình thứ 10 (tl. 65), và bản kinh Phật đầu tiên được dịch sang Hán văn là kinh Tứ thập nhị chương, do Ca-diếp Ma-đằng và Trúc Pháp Lan. Nhưng truyền thuyết này không được nhất trí hoàn toàn giữa các nhà nghiên cứu lịch sử Phật giáo Trung Quốc. Điều chắc chắn là Khang Tăng Hội, quê quánViệt nam, xuất phát từ Giao Chỉ (Việt Nam), đã đưa Phật giáo vào Giang Tây, miền Nam Trung Hoa. Các công trình phiên dịch và chú giải của Khang Tăng Hội đã chứng tỏ rằng trước đó, tức từ năm thứ 247 kỷ nguyên tây lịch, thời gian được nói là Tăng Hội vào đất Kiến Nghiệp, quy y cho Tôn Quyền, Phật giáo đã phát triển đến một hình thái nhất định tại Việt Nam, cùng một số kinh Phật được phiên dịch. Điều này cũng được củng cố thêm bởi những điều được ghi chép trong Mâu Tử Lý hoặc luận. Có lẽ do hậu quả của thời kỳ Bắc thuộc, hầu hết những điều được tìm thấy trong hành trạng của Khang Tăng Hội và trong ghi chép của Mâu Tử đều bị xóa sạch. Chỉ tồn tại những gì được ghi nhận là truyền từ Trung Quốc.
Dịch giả Phạn Hán đầu tiên tại Trung Quốc được khẳng định là An Thế Cao (đến Trung quốc trong khoảng tl. 147 – 167). Tất nhiên trước đó hẳn cũng có các dịch giả khác mà tên tuổi không được ghi nhận. Lương Tăng Hựu căn cứ trên bản Kinh lục xưa nhất của Đạo An (tl. 312 – 385) ghi nhận có chừng 134 kinh không rõ dịch giả; và do đó cũng không xác định trước hay sau An Thế Cao. Sự nghiệp phiên dịch Phật kinh Phạn Hán liên tục từ An Thế Cao, cho đến các đời Minh, Thanh được tập thành trong 32 tập của Đại chính, bao gồm Thánh điển nguyên thủy, Bộ phái, Đại thừa, Mật giáo, 1692 bộ. Những trước tác của Trung Hoa, từ sớ giải, luận giải, cho đến sử truyện, du ký, v.v., tập thành từ tập 33 đến 55 trong Đại chính, gồm 1492 tác phẩm. Số tác phẩm được ấn hành trong Tục tạng chữ Vạn còn nhiều hơn thế nữa. Đây là hai bản Hán tạng tương đối đầy đủ nhất, trong đó tạng Đại chính được sử dụng rộng rãi trên quy mô thế giới.
Sự nghiệp phiên dịch Kinh điển ở nước ta được bắt đầu rất sớm, có thể trước cả thời Khang Tăng Hội, mà dấu vết có thể tìm thấy trong Lục độ tập kinh. Ngôn ngữ phiên dịch của Khang Tăng Hội là Hán văn. Hiện chưa có phát hiện nào về các bản dịch Kinh Phật bằng tiếng quốc âm. Suốt trong thời kỳ Bắc thuộc, do nhu cầu tinh thông Hán văn như là sách lược cấp thời để đối phó sự đồng hóa của phương Bắc, Hán văn trở thành ngôn ngữ thống trị. Vì vậy công trình phiên dịch Kinh điển thành quốc âm không thể thực hiện. Bởi vì, công trình phiên dịch Tam tạng tại Trung Hoa thành tựu đồ sộ được thấy ngày nay chủ yếu do sự bảo trợ của triều đình. Quốc âm chỉ được dùng như là phương tiện hoằng pháp trong nhân gian. Cho đến thời Pháp thuộc, trước tình trạng vong quốc và sự đe dọa bởi văn hóa xâm lược, văn hóa dân tộc có nguy cơ mất gốc, cho nên sơn môn phát động phong trào chấn hưng Phật giáo, phổ biến kinh điển bằng tiếng quốc âm qua ký tự La-tinh. Từ đó, lần lượt các Kinh điển quan trọng từ Hán tạng được phiên dịch theo nhu cầu học và tu của Tăng già và Phật tử tại gia. Phần lớn các Kinh điển này đều thuộc Đại thừa, chỉ một số rất ít được trích dịch từ các A-hàm. Dù Đại thừa hay A-hàm, các Kinh Luận được phiên dịch đều không theo một hệ thống nào cả. Do đó sự nghiên cứu Phật học Việt Nam vẫn chưa có cơ sở chắc chắn. Mặt khác, do ảnh hưởng ngữ pháp Phạn, các bản dịch Hán hàm chứa một số vấn đề ngữ pháp Phạn Hán khiến cho ngay cả các nhà chú giải Kinh điển lớn như Cát Tạng, Trí Khải cũng phạm phải rất nhiều sai lầm. Chính Ngạn Tông, người tổ chức dịch trường theo lệnh của Tùy Dạng đế đã nêu lên một số sai lầm này. Cho đến Huyền Trang, vì phát hiện nhiều sai lầm trong các bản Hán dịch nên quyết tâm nhập Trúc cầu pháp, bất chấp lệnh cấm của triều đình và các nguy hiểm trên lộ trình.
Ngày nay, do sự phát hiện nhiều bản Kinh Luận quan trọng bằng tiếng Sanskrit, cũng như sự phổ biến ngôn ngữ Tây Tạng, mà phần lớn Kinh điển Sanskrit được phiên dịch, nên nhiều công trình chỉnh lý được thực hiện cho các bản dịch Phạn Hán. Thêm vào đó, do sự phổ biến ngôn ngữ Pali, vốn được xem là ngôn ngữ Thánh điển gần với nguyên thuyết nhất, một số sai lầm trong các bản dịch A-hàm cũng được chỉnh lý, và tỉ giảo, khiến cho lời dạy của Đức Thích Tôn được thọ trì một cách trong sáng hơn.
Trên đây là những nhận thức cơ bản để Ban phiên dịch Đại tạng kinh Việt Nam y theo đó mà thực hiện các bản dịch. Trước hết, là bản dịch các kinh A-hàm đang được giới thiệu ở đây. Các kinh thuộc bộ A-hàm được dịch sang Hán rất sớm, kể từ thời Hậu Hán với An Thế Cao. Nhưng phần lớn các truyền bản này đều phát xuất từ Tây vực, từ các nước Phật giáo thịnh hành thời đó như Quy-tư, Vu-điền. Do khẩu âm và phương ngữ nên trong các truyền bản được nói là Phạn văn đã hàm chứa khá nhiều sai lạc. Điều này có thể thấy rõ qua sự so sánh các đoạn tương đương Pali, hay các dẫn chứng trong Đại Tì-bà-sa, Du-già sư địa. Thêm vào đó, các dịch giả hầu hết đều học Phật và học tiếng Sanskrit tại các nước Tây vực chứ không trực tiếp tại Ấn Độ như La-thập và Huyền Trang, nên trình độ ngôn ngữ Phạn có hạn chế. Các vị ấy khi vừa đặt chân lên Trung Hoa, do khát vọng thâm thiết của các Phật tử Trung Hoa, muốn có thêm kinh Phật để học và tu, cho nên trong khi chưa tinh thông tiếng Hán, mà công trình phiên dịch lại được thôi thúc cần thực hiện. Vì không tinh thông Hán ngữ nên công tác phiên dịch luôn luôn qua trung gian một người chuyển ngữ. Quá trình phiên dịch đi qua nhiều giai đoạn mà chính người chủ dịch không thể quán triệt, cho nên trong các bản dịch hàm chứa những đoạn văn rất tối nghĩa, và nhiều khi nhầm lẫn. Trong tình hình như vậy, một bản dịch Việt từ Hán đòi hỏi rất nhiều tham khảo để hy vọng tiếp cận với nguyên bản Sanskrit đã thất lạc, và cũng từ đó mà hy vọng có thể tiếp cận với lời Phật dạy hơn, điều mà các bản Hán dịch do trở ngại ngôn ngữ đã không thể thực hiện được.
Đại Tạng kinh Việt Nam chủ yếu căn cứ trên Đại chánh Đại tạng kinh, Nhật Bản, gồm 100 tập, được biên tập khởi đầu từ niên hiệu Đại chánh (Taisho) thứ 11 (tl. 1922), cho đến niên hiệu Chiêu hòa (Showa) thứ 9 (tl. 1934), tập hợp trên 100 nhà nghiên cứu Phật học hàng đầu của Nhật Bản, dưới sự chủ trì của Cao Nam Thuận Thứ Lang (Takakusu Junjiro) và Độ Biên Hải Húc (Watanabe Kaigyoku). Để bản sử dụng là bản in của Chùa Hải Ấn, Triều Tiên, được gọi là bản Cao-lệ. Công trình chỉnh lý văn bản căn cứ các khắc bản Tống, Nguyên, Minh, cùng một số khắc bản và thủ bản tại Hoa và Nhật khác như tả bản Thiên Bình, bản Liêu của Cung nội sảnh, bản chùa Đại Đức, bản chùa Vạn Đức,  v.v…Một số bản văn được phát hiện tại các vùng trong Tây vực như Vu-điền, Đôn Hoàng, Quy-tư, Cao Xương, cũng được dùng làm tham khảo. Nhiều đoạn văn từ Pali và Sanskrit cũng được dẫn dưới cước chú để đối chiếu đoạn Hán dịch mà người biên tập nghi ngờ là không chính xác hoặc thuộc về dị bản nào đó.
Nội dung Đại tạng Đại chánh được phân làm ba phần chính: phần thứ nhất, gồm 32 tập, là các bản dịch Phạn Hán bao gồm Kinh, Luật, Luận, được thuyết bởi chính kim khẩu của Phật, hay được kiết tập bởi các Thánh đệ tử, hoặc được trước tác bởi các Luận sư. Phần thứ hai, từ Đại chánh tập 33 đến tập 55, trước tác của Trung Hoa, bao gồm các sớ giải Kinh, Luật, Luận, và luận thuyết riêng biệt cúa các tông phái Phật giáo Trung Hoa, các sử truyện, truyện ký, du ký, truyền kỳ; các bản Hán dịch thuộc ngoại giáo như Thắng luận, Số luận, Ba tư giáo, Thiên chúa giáo, các tập ngữ vựng Phạn Hán, giáo khoa Phạn Hán, các Kinh lục. Phần thứ ba, từ tập 56 đến 85, tập họp các trước tác của Nhật Bản, gồm các sớ giải Kinh, Luật, Luận, phần lớn căn cứ trên các bản sớ giải Trung Hoa mà giải nghĩa rộng thêm, và các luận thuyết của các tông phái tại Nhật Bản. Còn lại 12 tập sưu tập các đồ tượng, tranh ảnh, phần lớn là các đồ hình mạn-đà-la của Mật tông. Ba tập cuối, tổng mục lục, liệt kê nội dung các bản Đại tạng lưu hành.
ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM
ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM là một tập hợp các bản dịch Việt Đại tạng kinh Phật giáo từ truyền bản tiếng Trung Quốc, có tham cứu các truyền bản tiếng Phạn, Pali và Tây Tạng. Do đó, nó bao gồm toàn bộ các kinh điển Phật giáo đã được dịch ra tiếng Việt đã và đang lưu hành từ trước tới nay. Chúng ta đều biết, ngay từ thời kỳ Phật giáo truyền vào Việt Nam dưới triều đại Hùng Vương, đã có một số kinh điển được dịch ra tiếng Việt từ các truyền bản tiếng Phạn hay Pali. Những bản kinh tiếng Việt đầu tiên này tuy ngày nay đã tán thất qua thời gian, nhưng một số cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt vẫn còn tồn tại trong các bản kinh tiếng Trung Quốc được dịch từ các văn bản tiếng Việt này, như Lục độ tập kinh, Cựu tạp thí dụ kinh, v.v… Những thế kỷ tiếp theo, truyền thống dịch kinh ra tiếng Việt này vẫn được tiếp tục mà dấu vết có thể tìm thấy qua một bài thơ ngũ ngôn của nhà thơ nổi tiếng thời Đường là Trương Tịch (750-820). Nhưng do thiên tai lẫn địch họa, bản kinh tiếng Việt đầu tiên hiện còn lại là một bản dịch vào thế kỷ 15, được biết dưới tên Đại báo phụ mẫu ân trọng kinh, của thiền sư Viên Thái (1380-1440).
Qua thế kỷ 16 ta có bản dịch Quan Âm chân kinh, thường được biết dưới tên Truyện Phật Bà Quan Âm (khoảng 1585- ?). Đến thế kỷ 17 ta có một loạt các bản dịch giải của Minh Châu Hương Hải mà chúng ta hiện đã tìm thấy, như Diệu pháp liên hoa kinh, A-di-đà kinh, Ma-ha-bát-nhã ba-la-mật-đa tâm kinh v.v…
Thế kỷ 18 chứng kiến sự xuất hiện các bản dịch Luật tạng như Sa-di quốc âm thập giới của Như Trừng (1690-1780), Oai nghi diễn âm của Như Thị (1680-1740?), v.v…
Qua thế kỷ 19 ta có bản dịch Pháp hoa quốc ngữ kinh do Pháp Liên thực hiện năm 1852 (hay 1856?). Từ đây trở đi kinh điển Phật giáo bằng tiếng Việt càng ngày xuất hiện càng nhiều. Cho nên, Đại tạng kinh Việt Nam là một tập hợp những bản kinh đã được dịch ra tiếng nước ta từ các truyền bản tiếng Trung Quốc và một số tiếng khác như Phạn, Tây Tạng. Riêng bản dịch tiếng Việt của kinh điển Phật giáo từ các truyền bản tiếng Pali thì chúng tôi cho in riêng, theo tiêu chuẩn quốc tế, và được đặt tên là Đại tạng kinh Nam truyền. Do đó ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM không bao gồm các bản kinh tiếng
Việt được dịch từ các truyền bản Pali.
Trên đây là giới thiệu sơ bộ vài nét chính của Đại tạng kinh Việt Nam, được biên dịch và ấn hành với mục đích cung cấp cho các Phật tử và người nghiên cứu Việt Nam những bản kinh tiếng Việt hình thành qua lịch sử. Các bản kinh nào chưa được dịch hoặc dịch
chưa hoàn chỉnh, chúng tôi sẽ tuần tự cho dịch lại để in vào bộ Đại tạng kinh này.
Bản dịch Đại tạng kinh Việt Nam chọn Đại chánh tạng làm để bản, phiên dịch tất cả tác phẩm được ấn hành trong đó. Phàm lệ để thực hiện bản dịch tạm thời được quy định như sau:
  1. Đại tạng kinh Việt Nam bao gồm tất cả các bản dịch tiếng Việt của Tam Tạng Kinh Điển Phật giáo đã xuất hiện ở nước ta từ trước đến nay, qua các thời kỳ với nhiều dịch giả khác nhau, để cho thấy quá trình hình thành Đại tạng kinh Việt Nam qua lịch sử.
  1. Về bản đáy, bản dịch Việt căn cứ trên ấn bản Đại chánh tân tu Đại tạng kinh 100 tập, mỗi tập trên dưới 1000 trang chữ Hán cỡ 10pt và sẽ được đánh số theo thứ tự của số ghi trong bản in Đại chính. Mỗi trang của bản in Đại chánh được chia làm ba cột: a, b, c. Số trang và cột này đều được ghi trong bản dịch để tiện tham khảo.
  1. Vì thế, một bản kinh chữ Hán có thể có nhiều bản dịch tiếng Việt, nên sau số thứ tự của Đại chính, sẽ đánh thêm các mẫu tự A, B, C… để phân biệt các bản dịch tiếng Việt khác nhau của cùng một bản kinh chữ Hán đó.
  1. Về xử lý văn bản trong khi phiên dịch, phần lớn căn cứ công trình hiệu đính và đối chiếu của bản Đại chánh. Ngoài ra, tham khảo thêm các công trình hiệu đính và đối chiếu khác.
  1. Giữa các ấn bản có những điểm khác nhau, bản Việt sẽ lựa chọn hoặc hiệu đính theo nhận thức của người dịch.
  1. Trong bản Hán, nếu chỗ nào xét thấy văn dịch hay từ ngữ không phù hợp với giáo nghĩa truyền thống phổ biến, người dịch sẽ tham khảo các Kinh, Luật, Luận cần thiết để hiệu chính. Những hiệu chính này được giải thích ở phần cước chú.
  1. Bản Hán dịch thực hiện căn cứ phần lớn trên sự truyền khẩu. Do đó những từ phát âm tương tự dễ đưa đến ngộ nhận, như sam Pāli hay samavà samyakcala và jalamuti muṭṭhi, v.v… Trong những trường hợp này, người dịch sẽ tham chiếu các kinh tương đương, các bản Hán biệt dịch, suy đoán tự dạng nguyên thủy có thể có trong Phạn bản để hiệu chính. Những hiệu chính này đều được ghi ở phần cước chú.
  1. Do các truyền bản khác nhau giữa các bộ phái, để có nhận thức về giáo nghĩa nguyên thủy, chung cho tất cả, cần có những nghiên cứu đối chiếu sâu rộng. Công việc này ngoài khả năng hiện tại của các dịch giả. Tuy nhiên, trong trường hợp có thể, những điểm dị biệt giữa các truyền bản sẽ được ghi nhận và đối chiếu. Những ghi nhận này được nêu ở phần cước chú.
  1. Bản Hán dịch được phân thành số quyển. Bản dịch Việt không chia số quyển như vậy, nhưng sẽ ghi ở phần cước chú mỗi khi bắt đầu một quyển khác.
  1. Các từ Phật học trong một số bản Hán dịch nếu không phổ biến, do đó có thể gây khó khăn cho việc đọc và nghiên cứu, trong các trường hợp như vậy, tuy vẫn giữ nguyên dịch ngữ của bản Hán, nhưng dịch ngữ tương đương thông dụng hơn sẽ được ghi trong phần cước chú. Trong trường hợp có thể, sẽ ghi luôn dịch giả của những dịch ngữ này và xuất xứ của chúng từ bản dịch nào để tiện việc tham khảo.
  1. Các kinh sách tham khảo trong cước chú đều được viết tắt theo qui định phổ thông của giới nghiên cứu quốc tế; xem qui định về viết tắt ở cuối mỗi tập của Đại tạng kinh ViệtNam.
III. PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN
Dự án thực hiện bao gồm các công trình phiên dịch, biên tập, và ấn hành, một Hội Đồng phiên dịch Đại tạng kinh Việt Nam được thành lập, được điều phối bởi Tổng biên tập, với các nhiệm vụ được phân phối như sau:
Ủy ban Phiên dịch. Để hoàn tất một bản dịch, các công tác sau đây cần được thực hiện:
Phiên dịch trực tiếp. Các văn bản lần lượt được phân phối đến các vị có trình độ Hán văn tương đối, kiến thức Phật học cơ bản, và khả năng ngôn ngữ cần thiết, phiên dịch trực tiếp từ Hán sang Việt.
Hiệu đính và chú thích. Nhiệm vụ chủ yếu của phần hiệu chính là đọc lại bản dịch thô và bổ túc những sai lầm có thể có trong bản dịch. Trong thực tế, người hiệu đính còn phải làm nhiều hơn thế nữa.
Trước hết là phần chỉnh lý văn bản. Phần này đáng lý phải thực hiện trước khi phiên dịch. Việc chỉnh lý văn bản thoạt tiên có vẻ đơn giản, vì người dịch chỉ lưu ý một số nhầm lẫn trong việc khắc bản của để bản. Những điểm khác nhau giữa các bản khắc hầu hết được ghi ở cước chú trong ấn bản Đại chánh, người dịch chỉ cần hiểu rõ nội dung đoạn dịch thì có thể lựa chọn những từ thích hợp trong cước chú. Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ Phật pháp và khả năng tham khảo nên đa số người dịch không chọn được từ chính xác. Mặt khác, ngay cả các từ trong cước chú không phải hoàn toàn chính xác. Ngay cả Đại sư Ấn Thuận cũng phạm phải một số sai lầm khi chọn từ, vì không tìm ra các đoạn Pali hoặc Sanskrit tương đương nên phải dựa trên ức đoán. Những ức đoán này phần nhiều là sai.
Mặt khác, nhiều sai lầm không phải do tả bản hay khắc bản, mà do chính từ truyền bản. Bởi vì, kinh điển từ Ấn Độ truyền sang hầu hết đều do khẩu truyền. Những biến đổi trong khẩu âm, phát âm, khiến nhầm lẫn từ này với từ khác, làm cho ý nghĩa nguyên thủy của giáo lý sai lạc. Người dịch từ Hán văn mà không có trình độ Phạn văn nhất định thì không thể phát hiện những sai lầm này. Điều đáng lưu ý là những sai lầm này xuất hiện rất nhiều và rất thường xuyên trong nhiều bản dịch Phạn Hán.
Phần hiệu đính tập trung trên cú pháp Phạn mà ảnh hưởng của nó trong các bản dịch khiến cho nhiều khi ngay cả những vị tinh thông Hán ngữ, các nhà chú giải kinh điển nổi tiếng, cũng phải nhầm lẫn.
Để hiểu rõ nội dung bản dịch Hán, cần thiết phải tìm lại nguyên bản Phạn để đối chiếu. Đại sư Cát Tạng đã vấp phải sai lầm khi không có cơ sở để phân tích mệnh đề Hán dịch là năng động hay thụ động, do đó đã nhầm lẫn người giết với kẻ bị giết. Đó là một đoạn văn trong Thắng man mà nguyên bản Phạn của kinh này đã thất lạc, nhưng đoạn văn tương đương lại được tìm thấy trong trích dẫn tập Sikṣasamuccaya của Sāntideva. Nếu không tìm thấy đoạn Sanskrit được trích dẫn này thì không ai có thể biết rằng Cát Tạng đã nhầm lẫn.
Rất nhiều kinh điển trong nguyên bản Phạn đã bị thất lạc. Ngay cả những tác phẩm quan trọng như Đại Tì-bà-sa chỉ tồn tại trong bản dịch của Huyền Trang. Nhiều đoạn được trích dẫn trong bản dịch Câu-xá, mà Phạn văn đã được phát hiện, cũng giúp người đọc Đại Tì-bà-sa có manh mối để đi sâu vào nội dung. Đọc một bản văn mà không nắm vững nội dung của nó, nghĩa là chính dịch giả cũng không hiểu, hoặc hiểu sai, sao có thể hy vọng người đọc hiểu được đoạn văn phiên dịch? Do đó, công tác hiệu đính không đơn giản chỉ bổ túc những khuyết điểm trong bản dịch về lối hành văn, mà đòi hỏi công phu tham khảo rất nhiều để nắm vững nội dung nguyên tác trong một giới hạn khả dĩ.
Đại tạng kinh Việt Nam là bản dịch Việt từ Hán tạng, do đó không thể tự tiện thay đổi nội dung dù phát hiện những sai lầm trong bản Hán. Những sai lầm này mang tính lịch sử, do đó không được phép loại bỏ tùy tiện. Tuy vậy, bản dịch Việt cũng không thể bỏ qua những nhầm lẫn được phát hiện. Những phát hiện sai lầm cần được nêu lên, và những hiệu đính cũng cần được đề nghị. Những điểm này được ghi ở phần cước chú để cho bản Việt vẫn còn gần với bản Hán dịch.
Trên đây là một số điều kiện tất yếu để thực hiện một bản dịch tương đối khả dĩ chấp nhận. Trong tình hình hiện tại, chúng ta chỉ có rất ít vị có thể hội đủ điều kiện yêu cầu như trên. Do đó, dự án thực hiện hướng đến chương trình đào tạo, không đơn giản chỉ là đào tạo chuyên gia dịch thuật, mà là bồi dưỡng những vị có trình độ Phật học cao với khả năng đọc và hiểu các ngôn ngữ chuyển tải Thánh điển, chủ yếu các thứ tiếng Pali, Sanskrit, Tây Tạng và Hán.
Trong tình hình nghiên cứu Phật học hiện tại trên thế giới, người muốn nghiên cứu Phật học mà không biết đến các ngôn ngữ này thì khó có thể nắm vững giáo nghĩa căn bản. Và đây cũng là điều mà Ngạn Tông đã nêu rõ trong các điều kiện tham gia dịch thuật trong việc phiên dịch được bảo trợ bởi Tùy Dạng đế, mặc dù Ngạn Tông chỉ yêu cầu hiểu biết Phạn văn nhưng đồng thời cũng yêu cầu kiến thức uyên bác không chỉ tinh thông Phật điển mà còn cả thư tịch ngoại giáo.
Chi tiết chương trình đào tạo cần được trình bày trong một dịp khác.
Ủy ban Ấn hành. Công tác ấn hành gồm các phần:
Sửa lỗi chính tả của các bản dịch. Hiện tại lỗi chính tả trong các bản dịch do các Thầy, Cô, và Phật tử tự nguyện chỉnh sửa. Nhưng chỉ là công tác nghiệp dư, do không chuyên trách, và do đó cũng thiếu kinh nghiệm trong việc phát hiện lỗi, nên các bản in phổ biến tồn tại khá nhiều lỗi chính tả.
Trình bày bản in. Công tác này tùy thuộc điều kiện kỹ thuật vi tính. Sơ khởi, ban ấn hành chưa đủ điều kiện để có những vị thành thạo sử dụng kỹ thuật vi tính trong việc trình bày văn bản.
Công việc này hiện tại do các Thầy Cô phụ trách, với trình độ kỹ thuật do tự học, và tự phát. Vì vậy, trong nhiều trường hợp không khắc phục được lỗi kỹ thuật nên hình thức trình bày của bản văn chưa được hoàn hảo như mong đợi.
Sự nghiệp phiên dịch được định khoảng 15 năm, hoặc có thể lâu hơn nữa. Hình thức Đại tạng kinh do đó không thể được thiết kế một lần hoàn hảo. Trong diễn tiến như vậy, tất nhiên trình độ kỹ thuật được cải tiến theo thời gian, khiến cho hình thức trình bày cũng cần thay đổi cho phù hợp với thời đại. Hậu quả sẽ khó tránh khỏi là sự không đồng bộ giữa các tập Đại tạng kinh ấn hành trước và sau.
Ấn loát. Sau khi hình thức trình bày được chấp nhận, bản dịch được đưa đi nhà in. Trách nhiệm ấn loát được giao cho nhà in với các điều khoản được ghi thành hợp đồng. Vấn đề ấn loát như vậy tương đối ổn định. Tuy nhiên, cũng cần có người chuyên trách để theo dõi quá trình ấn loát, hầu tránh những sai sót kỹ thuật có thể có do nhà in.
Phát hành, phổ biến và vận động. Một nhiệm vụ không kém quan trọng là phát hành và phổ biến Đại tạng kinh. Công việc này đáng lý do một ban phát hành chuyên trách. Nhưng trong điều kiện nhân sự hiện tại, một Ban như vậy chưa thể thành lập, do đó ban ấn hành kiêm nhiệm. Thêm nữa, công trình phiên dịch là sự nghiệp chung của toàn thể Phật tử Việt nam, không phân biệt Giáo hội, hệ phái, do đó cần có sự tham gia và cống hiến của chư Tăng Ni, Phật tử, bằng hằng sản và hằng tâm, bằng tâm nguyện cá nhân hay tập thể dưới các hình thức hỗ trợ và bảo trợ bằng vật chất hoặc tinh thần, cống hiến bằng tất cả khả năng vật chất và trí tuệ. Công việc vận động này để cho được hữu hiệu với sự tham gia tích cực của nhiều chúng đệ tử cũng cần được chuyên trách bởi một ban vận động. Trong điều kiện nhân sự hiện tại, ban ấn hành kiêm nhiệm.
HẬU TỪ
Trải qua trên dưới hai nghìn năm du nhập, những giáo nghĩa căn bản mà đức Phật đã giảng được học và hành tại Việt Nam, đã đem lại nhiều an lạc cho nhiều cá nhân và xã hội, đã góp phần xây dựng tình cảm và tư duy của các cộng đồng cư dân trên đất nước Việt. Thế nhưng, sự nghiệp phiên dịch cũng như ấn hành để phổ biến Thánh điển, làm nền tảng sở y cho sự học và hành, chưa được thực hiện trên quy mô rộng lớn toàn quốc.
Sự nghiệp phiên dịch tại Trung Quốc trải qua gần hai nghìn năm, với thành tựu vĩ đại, tập đại thành và bảo tồn kho tàng Thánh điển thoát qua nhiều trận hủy diệt do những đức tin mù quáng, cuồng tín. Sự nghiệp ấy đại bộ phận do các quốc vương Phật tử tích cực bảo trợ, đã là sự nghiệp chung của toàn thể nhân dân theo từng giai đoạn đặc biệt của lịch sử. Việt Nam tuy cũng có các minh quân Phật tử, nhưng do tác dộng bởi các yếu tố chính trị xã hội nên chưa từng được tổ chức quy mô dưới sự bảo trợ của triều đình. Chỉ do yêu cầu thực tế học và hành mà một số kinh điển được phiên dịch, nhưng chưa đủ để lập thành nền tảng tương đối hoàn bị cho sự nghiên cứu sâu giáo nghĩa.
Gần đây, vào năm 1973, một Hội đồng Phiên dịch Tam tạng lần đầu tiên trong lịch sử được thành lập, gồm Chủ tịch: Thượng tọa Thích Trí Tịnh, Tổng thư ký: Thượng tọa Thích Quảng Độ, với các thành viên quy tụ tất cả các Thượng Tọa và Đại Đức đã có công trình phiên dịch và có uy tín trên phương diện nghiên cứu Phật học, dưới sự chỉ đạo của Viện Tăng Thống, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Chương trình phiên dịch được soạn thảo trên quy mô rộng lớn, nhưng do hoàn cảnh chiến tranh nên chỉ mới thực hiện được một phần nhỏ. Một phần của thành quả này về sau được ấn hành năm 1993 bởi Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, dưới danh hiệu “Đại tạng Kinh Việt Nam”. Thành quả này là các kinh thuộc bộ A-hàm được phân công bởi Hội đồng Phiên dịch Tam tạng, trong đó, Trường A-hàm và Tạp A-hàm do TT Thiện Siêu, TT Trí Thành và ĐĐ Tuệ Sỹ thuộc Viện Cao đẳng Phật học Hải Đức, Nha trang; Trung A-hàm và Tăng nhất A-hàm do TT Thanh Từ, TT Bửu Huệ, TT Thiền Tâm thuộc Viện Cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm, Saigon. Ngoài ra, một phần phân công khác cũng đã được hoàn thành như: TT Trí Nghiêm: Đại Bát Nhã (Huyền Trang dịch, 600 cuốn) thuộc bộ Bát-nhã. TT Trí Tịnh: kinh Ma-ha Bát-nhã-ba-la-mật (Đại phẩm) thuộc bộ Bát-nhã; kinh Diệu pháp Liên hoa (La-thập dịch), thuộc bộ Pháp hoa; kinh Đại phương Quảng Phật Hoa nghiêm (bản Bát thập) thuộc bộ Hoa nghiêm, và toàn bộ Đại Bảo tích. Các bản dịch này cũng đã được ấn hành nhưng do đệ tử của các Ngài chứ chưa đưa vào Đại tạng kinh Việt Nam.
Những vị được phân công khác chưa thấy có thành quả được công bố. Mặc dù với nỗ lực to lớn, nhưng do hoàn cảnh nhiễu nhương của đất nước nên thành tựu rất khiêm nhượng. Thêm nữa, các thành tựu này cũng chưa hội đủ điều kiện và thời gian thuận tiện để được hiệu đính và biên tập theo tiêu chuẩn nghiên cứu và phiên dịch Phật điển trong trình độ nghiên cứu Phật giáo hiện đại của thế giới, do đó cũng chưa thể được dự phần trong sự nghiệp phiên dịch và nghiên cứu Phật học trên quy mô quốc tế, như là cống hiến của Phật giáo Việt Nam cho cộng đồng nhân loại trong sự nghiệp hoằng dương Chánh pháp của toàn thể Phật tử thế giới vì lợi ích và an lạc của hết thảy mọi loài chúng sanh. Sự nghiệp như vậy không thể là cống hiến cá biệt của một cá nhân hay tập thể, của một Giáo hội hay hệ phái, mà là sự nghiệp chung của toàn thể Tăng tín đồ Phật giáo Việt Nam, không chỉ một thế hệ, mà liên tục trong nhiều thế hệ, cùng tồn tại và tiến bộ theo đà thăng tiến của xã hội và nhân loại. Trên hết là báo đáp ân đức của Phật Tổ, đã vì an lạc của chúng sanh mà trải qua vô vàn khổ hành, qua vô số a-tăng-kỳ kiếp. Thứ đến, kế thừa sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh của Thầy Tổ để cho ngọn đèn Chánh pháp luôn luôn được thắp sáng trong thế gian.
Vì vậy, chúng tôi khẩn thiết, trên nương nhờ uy thần nhiếp thọ của Chư Phật và Thánh Tăng, cùng với sự tán trợ của chư vị Trưởng lão hiện tiền trong hàng Tăng bảo, kêu gọi sự hỗ trợ cống hiến bằng tất cả tâm nguyện và trí lực, bằng tất cả hằng sản và hằng tâm, của bốn chúng đệ tử Phật, để sự nghiệp hoằng pháp đệ nhất tối thắng này được tiến hành vững chắc và liên tục từ thế hệ này cho đến nhiều thế hệ tiếp theo, duy trì ngọn đèn Chánh pháp tồn tại lâu dài trong thế gian vì lợi ích và an lạc của hết thảy chúng sanh.
Mùa Phật đản 2552 – Mậu tý 2008Trí Siêu, Tuệ Sỹcẩn bạch

Friday, February 15, 2019

Zen Master Chân Ðạo Chánh Thống - Lê Mạnh Thát

Lê Mạnh Thát: Zen Master Chân Ðạo Chánh Thống (1)


Zen Master Trí Siêu Lê Mạnh Thát (Ảnh: Uyên Nguyên)
The Thủy Nguyệt Tòng Sao (1) is an anthology by Zen Master Chân Đạo Chánh Thống (2). The Master was born at Trung Kiên village in Triệu Phong district of Quảng Trị province on the 30th of the 12th month of the year Canh Tý, i.e., February 18th, 1901. His father was named Nguyễn Thuyên, his mother Nguyễn Thị Chợ. In his own words his family has piously followed Buddhism for generations and taken Confucianism to be an indispensable factor in a Buddhist’s way of life. The relation between Buddhism and Confucianism was described by him as follows:
I am a native of Trung Kiên in Quảng Trị province. My family follows Zen Buddhism; my grandfather and father possess great knowledge of Confucianism. My family regulations are very strict. Those who fail to observe moral rules are severely blamed. … [My father ever said,] “Fortunately, in the five successive generations of our family Buddhism has been taken as a ‘castle’ and Confucianism as its ‘foundation.’ If you fail to study [how to revive Confucianism] properly, you will hardly escape blames for being a ‘vehicle of gold and silver,’ an ‘old water crane.’ …”
Traditionally, such a view of the interdependent roles of Buddhism and Confucianism may be traced back to Buddhists in Nguyễn Phúc Chu’s time. According to it Buddhists venerated the Buddha but kept their everyday living in the social patterns of Confucianism; that is, “living in Confucianist patterns, aspiring for Buddhist ideals.” Therefore, though he was described as being “often sick and too unhealthy to put on clothes by himself” in his childhood, Zen Master Chân Đạo began his studies at a Confucian school. In 1914 seeing that “the modernist movement was growing strongly whereas Confucian schools were getting deserted,” his father sent him to the Kim Quang Temple in Huế to study Buddhist teachings under Zen Master Ngộ Tánh Phước Huệ (1875-1963) so that he “might not shatter his forefathers’ great expectations.”
In 1919 he was transmitted precepts for Śramaṇera and given dharma-name Chân Đạo, dharma-title Chánh Thống, thus pertaining to the fortieth generation of the Lin-chi lineage in the Thập Tháp Zen sect. Two years later he was officially ordained to be Bhikṣu. After that, he went on to serve his master in Huế, from whom he received a dharma-transmitting gātha together with the further title Bích Phong. Also in this period he began reading The Song of a Warrior’s Wife (3) and wrote two folksongs (4) in the styles of Nam ai and Nam bình respectively in 1924. It may be said that these are among his first works extant in his anthology.
At the age of twenty-five he went to Bình Định to study under Zen Master Phước Huệ (1869-1945) at the Thập Tháp Temple, and returned to Huế in 1929. Thereafter, he joined the movement for reviving Buddhism so that in 1932, when the Annam Buddhist Studies Association was founded, he worked as a lecturer of the Association and was at the same time a “Buddhist college student” of the earliest university course in Buddhist Teachings of the twentieth century run by Zen Master Giác Tiên (1880-1936) and Doctor Tâm Minh Lê Đình Thám (1897-1969) at the Tây Thiên Monastery.
He was known to be a lecturer of the Annam Buddhist Studies Association in around the years 1932-1933; for in 1935 the periodical Viên Âm (5) published his “lecture at the Buddhist Studies Association at the Từ Quang Temple in Huế on the 15th day of the 10th month.” (6) At the beginning of the lecture, which is entitled Tứ Niệm Xứ or The Four Foundations of Mindfulness, he said, “Last year the lecture on ‘The Noble Truth of the Way Leading to Nirvāṇa’ dealt with the thirty-seven prerequisites for the attainment of enlightenment (7); that is, the Four Foundations of Mindfulness, the Four Perfect Efforts, the Four Roads to Power, the Five Faculties, the Five Powers, the Seven Factors of Enlightenment, the Eightfold Path.”
In those words it is evident that in 1934 he was invited by the association above to deliver a lecture on the Fourth Noble Truth at the Từ Quang Temple. Accordingly, he must have been in Huế by the beginning of 1934, if not of 1929. The date “1929” is drawn by us from his preface to the two-part version of the Thủy Nguyệt Tòng Sao (8): “In the autumn of the year Kỷ Tỵ (1929) I returned to the imperial capital to found the Buddhist College at the Tây Thiên Temple. The number of students from the four directions became larger and larger.” The character 己, Kỷ in 己巳, Kỷ Tỵ of the version just mentioned is rather faded, so it is easily mistaken for the character 乙, Ất in 乙巳, Ất Tỵ. The latter is, of course, not in accordance with the date of founding the college because it refers either to 1905 or to 1965; so in the three-part version it was replaced with 乙亥, Ất Hợi. Yet, had Ất Hợi (1935) been the year he returned to Huế, he could not have delivered the lecture in the previous year, i.e., 1934, as confirmed by himself in the lecture of 1935. For that reason we are agreed on the year Kỷ Tỵ as recorded in the two-part version.
Otherwise stated, five years after he had received full ordination, he went to the Thập Tháp Temple in Bình Định to study under Zen Master Phước Huệ in 1927. Two years later he returned to Huế, where together with Zen Master Giác Tiên he started some courses in Buddhist teachings, of which was the Advanced Buddhist Course at the Tây Thiên Monastery as recorded in the Preface of his work. This was the preparatory stage for him so that, when the Annam Buddhist Studies Association came into being, he became “the Buddhist College Student” of the first Buddhist University Course run also by Zen Master Giác Tiên at the Tây Thiên Monastery, and at the same time, the official lecturer of the Association, delivering lectures at the Từ Quang Temple in Huế, one of which was published in the Viên Âm in 1935.
Thus, Zen Master Chân Đạo was at the age of thirty-six when he was invited to be lecturer at the Tây Thiên Buddhist College. Also in the words of the Thủy Nguyệt Tòng Sao, in the winter of 1937 when he was thirty-eight years of age, “by Queen-Mother Khôn Nghi’s order the chief patron of the Quy Thiện Temple, His Excellency the Baron Thái (9) with his lady invited me [that is, Master Chân Đạo] to undertake Abbot of that temple and appointed me Tăng Cang (10) with monthly emoluments to lead the abbots and head-monks of other temples.”
As to those positions and emoluments he made a remark, “I would rather remain to be a pine in the cold than enjoy such a little warmth of spring. Then I had a cottage built on the left of the temple, naming it Thủy Nguyệt Hiên, (11) where I could concentrate on studying Buddhist and non-Buddhist literature. Furthermore, my noble and graceful friends, who did not consider my cottage to be a poor, humble place, occasionally visited it during their mountain sightseeing at leisure.”
It was at the Thủy Nguyệt Hiên that many literary and philosophical discussions took place and numerous works were created; hence, the birth of the anthology entitled Thủy Nguyệt Tòng Sao. Based upon the definitely dated writings in both verse and prose collected in the anthology, a chronological list of Zen Master Chân Đạo’s works may be temporarily made as follows:
– 1924 (Giáp Tý) 中 秋 夜 讀 征 婦 吟, Trung Thu Dạ Độc Chinh Phụ Ngâm, “Reading The Song of a Warrior’s Wife in a Mid-Autumn Night”
– 1934 (Giáp Tuất) 道 諦, Đạo Đế, “The Fourth Noble Truth”
– 1935 (Ất Hợi) 四 念 處, Tứ Niệm Xứ, “The Four Foundations of Mindfulness”
– 1937 (Đinh Sửu) 送 正 信 禪 兄 歸 北, Tống Chánh Tín Thiền Huynh Quy Bắc, “At the Departure of Zen Brother Chánh Tín for the North”
送 素 蓮 禪 兄 歸 北, Tống Tố Liên Thiền Huynh Quy Bắc,“At the Departure of Zen Brother Tố Liên for the North”
– 1938 (Mậu Dần) 智 首 法 契 新 任 波 羅 寺 主, Trí Thủ Pháp Khế Tân Nhậm Ba-La Tự Chủ, “Trí Thủ Undertaking Abbot of the Ba-La Temple”
– 1941 (Tân Tỵ) 中 秋 夜 同 吳 澤 之, Trung Thu Dạ Đồng Ngô Trạch Chi, “Meeting with Ngô Trạch Chi in a Mid-Autumn Night”
– 1946 (Bính Tuất) 訪 敦 后 師 新 任 天 姥, Phỏng Đôn Hậu Sư Tân Nhiệm Thiên Mụ, “A Visit to Master Đôn Hậu on His Undertaking Abbot of the Thiên Mụ”
桃 源 夢 記, Đào Nguyên Mộng Ký, “Record of the Dreams in a Secluded Life”
– 1947 (Đinh Hợi) 次 叔 壄 氏 避 兵 火 韻, Thứ Thúc Giạ Thị Tỵ Binh Hỏa Vận, “A Verse in Reply to Thúc Giạ Thị’s ‘Tỵ Binh Hỏa’”
臘 月 廿 五 寄 覺 本 上 人, Lạp Nguyệt Trấp Ngũ Ký Giác Bổn Thượng Nhân, “Sent to Superior Man Giác Bổn on the Twenty-fifth of the Twelfth Month”
– 1948 (Mậu Tý) 謁 慈 孝 祖 廷 賦, Yết Từ Hiếu Tổ Đình Phú, “A Visit to the Từ Hiếu Patriarchal Temple”
冬 日 詠 梅, Đông Nhật Vịnh Mai, “About a Plum on a Winter Day”
春 日 謁 國 恩 祖 廷, Xuân Nhật Yết Quốc Ân Tổ Đình, “A Visit to the Quốc Ân Patriarchal Temple on a Spring Day”
和 艸 池 先 生 中 秋 韻, Họa Thảo Trì Tiên Sinh Trung Thu Vận, “A Verse in Reply to Mister Thảo Trì’s ‘Trung Thu’”
– 1949 (Kỷ Sửu) 七 夕 疉 去 年 叔 壄 氏 韻, Thất Tịch Điệp Khứ Niên Thúc Giạ Thị Vận, “A Verse Written on the Seventh Night of the Seventh Month in Reply to Thúc Giạ Thị’s Verse of the Previous Year”
初 春 追 悼 覺 本 大 德, Sơ Xuân Truy Điệu Giác Bổn Đại Đức, “In Memory of Bhadanta Giác Bổn Early in the Spring”
– 1951 (Tân Mão) 春 日 訪 圓 通 座 主, Xuân Nhật Phỏng Viên Thông Tọa Chủ, “A Visit to the Abbot of the Viên Thông Temple on a Spring Day”
全 國 佛 教 統 一 大 會, Toàn Quốc Phật Giáo Thống Nhất Đại Hội, “The Great Congress of the National Buddhist Unification”
贈 北 越 素 蓮 法 侶, Tặng Bắc Việt Tố Liên Pháp Lữ, “Dedicated to Dharma-Friend Tố Liên in North Vietnam”
– 1952 (Nhâm Thìn) 留 贈 慧 藏 和 尚, Lưu Tặng Tuệ Tạng Hòa Thượng, “Dedicated to Most Venerable Tuệ Tạng”
– 1953 (Quý Tỵ) 八 月 大 潦 後 賜 薦 難 亡 意 Bát Nguyệt Đại Lạo Hậu Tứ Tiến Nạn Vong Ý, “Offerings to the Victims of the Great Flood in the Eighth Month”
– 1954 (Giáp Ngọ) 承 天 山 門 夏 日 安 居 之 紀, Thừa Thiên Sơn Môn Hạ Nhật An Cư Chi Kỷ, “Record of the Summer-Retreat at Zen Monasteries in Thừa Thiên”
– 1956 (Bính Thân) 智 首 大 師 賜 白 米, Trí Thủ Đại Sư Tứ Bạch Mễ, “Great Master Trí Thủ Giving White Rice”
– 1957 (Đinh Dậu) 秋 月 慈 恩 寺 晚 眺, Thu Nguyệt Từ Ân Tự Vãn Thiếu, “Watching the Từ Ân Temple in an Autumn Evening”
下 山 觀 展 覽, Hạ Sơn Quan Triển Lãm, “Leaving the Temple for an Exhibition”
– 1958 (Mậu Tuất) 十 塔 寺 開 講 日 訓 示, Thập Tháp Tự Khai Giảng Nhật Huấn Thị, “Instructions on the First Day of the School Year at the Thập Tháp Temple”
– 1959 (Kỷ Hợi) 中 秋 月 夜 六 十 自 詠, Trung Thu Nguyệt Dạ Lục Thập Tự Vịnh, “A Poem Written on Myself at the Age of Sixty in a Mid-Autumn Night”
釋 尊 寶 誕 恭 紀, Thích Tôn Bảo Đản Cung Kỷ, “In Respectful Memory of the Sacred Anniversary of Śākyamuni’s Birthday”
贈 明 齋 陳 君, Tặng Minh Trai Trần Quân, “Dedicated to Sir Minh Trai Trần”
– 1960 (Canh Tý) 自 恣 日 恭 紀, Tự Tứ Nhật Cung Kỷ, “In Respectful Memory of the End of a Summer-Retreat”
– 1962 (Nhâm Dần) 釋 尊 誕 日 恭 紀, Thích Tôn Đản Nhật Cung Kỷ, “In Respectful Memory of the Sacred Anniversary of Śākyamuni’s Birthday”
– 1963 (Tân Mão) 釋 尊 誕 頌, Thích Tôn Đản Tụng, “A Gātha on Śākyamuni’s Birthday”
弔 逍 遙 禪 師, Điếu Tiêu Diêu Thiền Sư, lit. “Attending Zen Master Tiêu Diêu’s Funeral”
While he was teaching at the Tây Thiên Buddhist College, he received a visit paid by Zen Master Tố Liên from the North in 1937. No doubt, these two masters discussed the unification of Buddhism after the three major parts – North, Central, and South – of the country had founded their own Buddhist Studies Associations; and they also severely criticized the view that some discussion about Buddhist unification might be pure nonsense, as mentioned in the last two lines of a seven-character regulated verse by Zen Master Tố Liên, which was later cited by Zen Master Chân Đạo in his anthology,
法 軌 將 來 君 得 志
三 圻 合 徹 妄 談 耶
How satisfied you are with the view of Buddha-dharma in the future!
That the three parts may be totally unified is hardly nonsense.
Also in this period he went on to teach at the Từ Quang Temple of the Buddhist Studies Association. The temple was then under the charge of Zen Master Giác Bổn, whom he had very close relations with and dedicated several poems to in his anthology. From 1937 on it was evident that he might go to the North, where he met with Zen Master Trung Thứ so that he could write a poem in reply to this renowned Zen master’s.
In 1941 at the invitation of District Chief Ngô Đình Nhuận he attended a musical performance. At that time the World War II broke out, and the movement to struggle for freedom and independence of our country was going on strongly. With regard to this gloomy circumstance Zen Master Chân Đạo expressed his feeling in the following lines:
相 將 握 手 上 江 樓
聽 曲 無 端 為 氐 愁
清 似 啼 鵑 懷 故 國
細 如 嫠 婦 泣 孤 舟
Walking up the river pavilion hand in hand together,
I spontaneously felt deeply sorrowful at the melody,
Which sounded clearly like the cry of a homesick bird,
And softly like a widow’s weeping in a lonely boat.
In the years that followed 1941 he might write some poems to present his view and emotions about contemporary political events; yet, probably on account of their political content they were not written down in his anthology. Not until 1946, when Zen Master Đôn Hậu began undertaking Abbot of the Linh Mụ Temple, he wrote a poem to record his visit to him.
Having been evacuated from Huế, he returned in 1948 and visited some temples, of which only the Quốc Ân Patriarchal Temple and the Từ Hiếu Patriarchal Temple were mentioned in the Thủy Nguyệt Tòng Sao. In 1949 at the passing away of Zen Master Giác Bổn he wrote a poem in memory of him; and in a great ordination organized at the Báo Quốc Temple for the purpose of stabilizing the Buddhist Order he, in his service as a secretary, composed a writing in the style of phú to celebrate this great event.
In 1951 a great congress was held to discuss the unification of the individual Buddhist Studies Associations across the country, of which the result was the birth of the General Association of Vietnam Buddhism. Zen Master Chân Đạo had participated in and written poems to congratulate the congress on its success. A year later during a congress held in the North to discuss the unification of the Buddhist Monastic Order, he wrote a poem to congratulate Zen Master Tuệ Tạng on his appointment as Head of the Saṃgha. After that he went on with his teaching. In 1958 he was invited to the Thập Tháp Temple in Bình Định to teach at a course in Buddhist teachings, whose students were, later, Zen Master Khế Châu, Zen Master Mật Hạnh, and so on.
On the 22nd of the 12th month of Đinh Mùi, i.e., January 21st, 1968 he passed away. His śarīra was enshrined in a stūpa just in the grounds of the Quy Thiện Temple. A student of his wrote a ‘couplet in parallelism’:
Thầy đã đi rồi, bể Thích rừng Nho trông vắng vẻ;
Con còn ở lại, kẻ tăng người tục thấy bơ vơ.
You have passed away, Master. How deserted the Buddhist ocean and the Confucian forest appear!
Your students, both monks and laymen, are gathering here. How desolate we feel!
And another one by Zen Master Tâm Như Đạo Giám Trí Thủ is cited below as a conclusion of our writing about Zen Master Chân Đạo’s life – a life that was totally devoted to the cause of education and literature for both Buddhism and nation.
昔 年 法 乳 同 沾 誓海 者 曾 盟 鐵 石
今 日 曇 花 先 落 禪 林 誰 是 耐 風 霜
Of old we drank Dharma-milk together, arousing firm resolutions in the ocean of vow.
At your passing away as the first fallen udumbara (12) flower, who in the Zen forest is now able to suffer ‘fog and wind’?
~ English Translation by Dao Sinh
———————–
Notes:
(1) 水 月 叢 抄, lit. The Copying of the Anthology [by the Owner of] the Thủy Nguyệt Cottage
(2) For short, Zen Master Chân Đạo.
(3) Chinh Phụ Ngâm Khúc
Romanized Vietnamese is employed in the present translation to transliterate all that is originally written in Chinese or Quốc Âm.
(4) Hò Mái Nhì
(5) No. 18, pp. 26-39
(6) i.e., November 10th, 1935
(7) Skt. bodhipākṣika-dharma
(8) His anthology is preserved in two different editions; one is composed of two parts, the other of three parts.
(9) Full title: Đông các Đại học sỹ Nam tước Thái Tướng công
(10) Rector of a community of Buddhist monks
(11) 水 月 軒, lit. the Cottage [named] ‘the Moon [reflected in] the Water’
(12) Skt.; a tree that is said to blossom only once every three thousand years. Therefore, it is often used as an illustration of how hard it is to come in contact with Buddhist teachings as well as to be born in the time of a Buddha.

Lê Mạnh Thát: Zen Master Chân Ðạo Chánh Thống (2)

Zen Master Trí Siêu Lê Mạnh Thát (Ảnh: Uyên Nguyên)
WORKS OF ZEN MASTER CHÂN ĐẠO
Composed of more than 400 writings in verse and prose the Thủy Nguyệt Tòng Sao is an extremely copious anthology, whose content is expressed in various literary genres. As for prose different styles such as ‘biền ngẫu,’ ‘phú,’ ‘ký,’ ‘chí,’ etc., are used. As for verse the author calls into play all the styles found in Chinese poetry such as ‘couplet in parallelism,’ eight-line regulated verse with five characters to a line, eight-line regulated verse with seven characters to a line, four-line truncated verse with five characters to a line, four-line truncated verse with seven characters to a line, and ancient style. Besides, a style typical of Vietnamese poetry called song thất lục bát (13) is used by the author for writing poems in Chinese. It may be said that they are the only “song thất lục bát” poems written in Chinese script of Vietnamese literature.
Some literary critics in the world have usually analyzed and studied literary works in terms of literary genres employed by their authors. This method of literary criticism proceeds from a regular phenomenon that a certain phase of literature is often characterized by a definite literary genre, which is in its turn to regulate the content of the same literary phase. In China, for instance, literary phases are often dealt with according to their own guiding literary genres such as 賦 during the Han Dynasty, 詩 during the T’ang Dynasty, 詞 during the Sung Dynasty, 劇 during the Yüan Dynasty, 小説 during the Ming Dynasty, and so on. The method has sometimes been applied in Vietnam, chiefly for literature during the Lý and the Trần Dynasty, in which the number of literary works is not large.
Apart from some advantages just mentioned the method has, however, some fundamental defects, one of which is its failure to present a panorama of literature of a definite phase or of an author, particularly of classical authors or those of classical type like Zen Master Chân Đạo. For them literature is regarded as a means to convey their views, or rather, their reflections on themselves and the age in which they find themselves. Zen Master Chân Đạo himself also declares his similar view in the Preface to the Thủy Nguyệt Tòng Sao: “verse is for exposing one’s aspiration, prose is for expressing one’s feeling. Therefore, those who were interested in the public life wrote verse as Tu Fu, 杜甫; and those who made use of things to represent their personal emotions were mostly of the same type as Ch’ü Yüan, 屈原.”
The view of “verse for exposing one’s aspiration, prose for expressing one’s feeling” was obviously advanced in Chinese literature in the old days, at least in Confucius’s time; for it was in the Preface to The Book of Odes, 詩 經, that Confucius formulated it. Thus, in classical literature verse and prose were conceived to be a way of exposing aspiration and communicating feeling, which was later summed up in the expression “Literature is for conveying the Tao.”
It is from such a literary view that we understand why and how the contents of Zen Master Chân o’s anthology were arranged in its present form. Indeed, the Thủy Nguyệt Tòng Sao was not based upon any definite genre of literature; that is to say, his writings whether in verse or prose are not arranged in accordance with the genres in which they are created. Consequently, it may occur that a poem is sometimes found to be followed by a writing or vice versa, and sometimes a five-character regulated verse is followed by a five-character truncated one, and so forth.
POETRY – A MEANS OF CONVEYING ASPIRATION
No doubt, such an arrangement, though it might make an impression of some disorder in the whole anthology, does represent the author’s view of “verse for exposing aspiration, prose for expressing feeling.” Indeed, both copies of the Thủy Nguyệt Tòng Sao begin with the text called Repentance (14). The date when it was written is not known. Yet, as a text of repentance it may rather fully represent the afore-said view of literature and art; that is, the author’s aspiration for serving sentient beings in the Triple World (15) with all his heart. In Vietnam it is the aspiration that Buddhist practitioners in all monasteries have to arouse within themselves every day. It is originally conveyed in a phrase extracted from a sūtra that has been recited at morning service in Buddhist temples and monasteries in Vietnam for centuries. So, if that is the aspiration Buddhist monks have to raise in their mind very early in the morning, what must they do to realize it? Let us read the next phrases, “we vow to be the first to enter the evil world of five impurities [for the benefit of all beings],” (16) and “we refuse to enter Nirvāṇa until the last being [in the Triple World] gets perfectly awakened.” (17) Obviously, the aspiration for engaging oneself in the “evil worlds of five impurities,” that is, in the realms fraught with hardship and suffering, has been put forward to be the top mission of all Buddhist followers in monasteries as well as amidst the world. In his own words we have known that Zen Master Chân Đạo was born of a Buddhist family. The date he came into existence, too, was the time when French Colonialists had just finished their campaign of occupying our country by force and began to carry out their extremely savage policy of colonial exploitation (1897).
A chain of events took place, some of which were the elimination of our traditional education in Chinese script and the introduction of Quốc Ngữ or Romanized Vietnamese as the official script of the country. These events engendered the movement to copy the so-called new culture, which was boosted by French Colonialists in their plot to enslave the Vietnamese for long, as in the words of a Christian priest who, then, was working in the North of our country: “The matter is of great importance. And subsequent to the founding of Catholicism, I think, the abandonment of Chinese script and the step-by-step substitution of Annamese [that is, Romanized Vietnamese] for it, and then the whole substitution of French are a measure, very political, very convenient, and very effective to found in the North a little France of the Far East.” (18)
To abandon traditional education was aimed at eliminating the intellectual circle in Vietnam, that is, all the intellectuals of the day. As far as its reason was concerned, it was Puginier who had said to Governor-general De Lanessan in 1887, “Because the intellectuals have a very great influence, very great prestige, and are respected when they serve as officials, it is necessary to eliminate them. As long as they exist, we will have to fear everything. For with their warm patriotism they refuse to recognize our domination; moreover, none of them agree to follow Catholicism.” (19)
This is the very germ of the situation described in Zen Master Chân Đạo’s words as “the modernist movement was growing strongly whereas Confucian schools were getting deserted.” In that period Confucianism had organic relations with Buddhism, as the Master’s father stated, “Fortunately, in the five successive generations of our family Buddhism has been taken as a castle, and Confucianism as its foundation.” The view of an organic connection between Buddhism and Confucianism was a great policy of Buddhism in the age of Nguyễn Phúc Chu (1692-1715), when the view of “living in Confucian patterns, aspiring for Buddhist ideals” began to affect all the subsequent developments in the history of Vietnamese Buddhism.
Yet, by the time Zen Master Chân Đạo was born, Confucianism no longer remained positive, and it was being overpowered by the enslaving cultural movement mentioned above. Those Buddhists who held the view of “living in Confucian patterns, aspiring for Buddhist ideals” as his father inevitably felt highly anxious and could not fail to urge their subsequent generation to seek to revive the Confucian role in social life after they had analyzed the course of its formation in the history as well as its present state:
If you fail to study [how to revive Confucianism] properly, you will hardly escape blames for being “a vehicle of gold and silver,” “an old water crane.” Those who have concerned themselves with Confucianism would find it hard to remain silent at the tragic fact that its true face, which was first covered in the ages of Hsin and Han and then by debased Confucianists on a larger scale, is being much more distorted by false statements from the supporters of the Modernist Movement. Moreover, the throng of scholars who are secretly misusing the doctrine of “dependence upon the circumstances” is not of small number. Reflecting upon our forefathers’ favor of nurturing and educating us, we feel extreme shame at not being able to repay them so much for their favors as those birds for their mothers’.
While reviewing the course of Confucian development in the history, Zen Master Chân Đạo’s father paid attention to the degeneration of this doctrine just in his age when a number of Confucianists made use of the principle of “dependence upon the circumstances” to plead for their pursuit of the modernist movement, of which he himself never showed approval. As a consequence, the most urgent requirement for Buddhists at the time was that they had to retreat into the Buddhist “castle” as a final support whereas the Confucianist “foundation” was being violently attacked. This explains partly why the Thủy Nguyệt Tòng Sao, which came into being in a period when “Confucianist education is already obsolete” as in Trần Tế Xương’s remark, was composed in Chinese.
After they had retreated into the Buddhist castle, the immediate demand for them was to “forsake trivial phrases and penetrate marvelous implications so that the ‘sun’ of meaning could shine more and more brightly, the ‘ocean’ of enlightenment could become as pure as possible; hence, not disappointing their forefathers.” In spite of this, Buddhism in Vietnam could not show a shadow of hope in the gloomy situation of the whole country. Following the uprising of Đoàn Trưng Nguyễn Văn Quý, which was suppressed in bloodshed in 1868, and particularly subsequent to the uprising of Võ Trứ in Phú Yên with the assistance of Trần Cao Vân in 1896, the life in Buddhist monasteries which had been reduced to the minimum became more and more declined in a country without sovereignty.
When Zen Master Chân Đạo began his monastic life under the instruction of Zen Master Ngộ Tánh Phước Huệ at the Kim Quang Temple in Huế in 1914, “the daily routine in monasteries was worse than any harsh policy, in which interest was shown not in education but in raising livestock. Laughing and crying on the occasions of welcoming and seeing off respectively were regarded to be unwholesome. Life in monasteries was unstable. Not much of the knowledge of Buddhist teachings was acquired. The more I expected, the more disappointed I felt,” as in the Master’s words.
Such was Buddhist education in the first decades of the twentieth century that it required a fundamental change, which was later commonly called the Buddhist Revival Movement and in which Zen Master Chân Đạo enthusiastically participated from the very beginning. A few years after being ordained to be a Buddhist monk, he went to the Thập Tháp Temple in Bình Định in 1928 and studied under Most Venerable Phước Huệ (1869-1945), as recorded in a note to the poem “Falling Ill in the Western Pavilion of the Thập Tháp Temple” (20) composed in 1958, “I recall I fell ill while I was studying there thirty years before.”
Though it was said that “interest was shown not in education but in raising livestock” during the first decades of the twentieth century, there were actually some seats of learning for the succeeding Buddhist generation. In the North there was the Vĩnh Nghiêm Patriarchal Temple under the charge of Patriarch Thanh Hanh (1840-1936) in Bắc Giang. In the Central was the Báo Quốc Patriarchal Temple presided by Patriarch Hải Thuận Diệu Giác (1801-1891). Of his nine disciples whose dharma-names all began with the word Tâm was Patriarch Tâm Tịnh (1879-1929), founder of the Tây Thiên Temple where the first Buddhist college of the country was built in 1935. In the Preface to the Thủy Nguyệt Tòng Sao it is recorded that Zen Master Chân Đạo took part in founding this college and teaching there, “In the autumn of Ất Hợi (1935) I returned to the imperial capital to found the Buddhist college at the Tây Thiên Temple. The number of students from the four directions became larger and larger. Besides Buddhist teachings, Confucianist literature, which was rather useful to students, was included.” In the South there was the Giác Lâm Patriarchal Temple founded by Patriarch Hoằng Ân Minh Khiêm (1850-1914), where many prominent monks and writers of the South such as Patriarch Từ Phong (1864-1938), translator of the 歸 源 直 指 演 義 , (21) were educated.
In addition to those big centers of learning, there were dozens of smaller ones which, due to the war against French colonialists, were organized on a small scale but could also produce outstanding Buddhist figures in the first half of the twentieth century such as Most Venerable Trung Thứ (1871-1947), Zen Master Tố Liên (1903-1977) in the North, Zen Master Viên Thành (1874-1929) in the Central, Zen Master Khánh Hòa (1877-1947) in the South, and so on.
Thus Buddhist education in the first decades of the twentieth century had remarkable achievements. Not only did it produce a highly competent force for Buddhism but it also devoted talented citizens to the country in the long struggle for national independence. In spite of this, our country at that time did not yet restore sovereignty and cultural tradition, let alone Buddhism which was then being violently persecuted. Consequently, the aspiration for “serving the world with all one’s heart,” which Zen Master Chân Đạo referred to, really reflected the general attitude of a Buddhist generation towards the existence of nation as well as the fate of Buddhism at the time.
Naturally, the fact that Zen Master Chân Đạo, as being a Buddhist, vowed to serve with all his heart sentient beings in the world implies first his faithful service to Buddhism, which has been publicly determined since Zen Master Định Không’s time (730-808) to be the abiding principle of Vietnamese Buddhism: Buddhism incorporated in national existence. Accordingly, to serve Buddhism is, in Vietnam, a way of serving the nation. Commonly, in order to serve something it is necessary to understand its true needs as well as its circumstances. If so, what are true needs and circumstances of Buddhism in Vietnam at Zen Master Chân Đạo’s time?
Its circumstances have been partly pointed out in his description that “the daily routine in monasteries was worse than any harsh policy, in which interest was shown not in education but in raising livestock.” For that reason, the primary need was to improve Buddhist education by transforming individual educational institutions in monasteries and Buddhist centers mentioned above into large-scale educational institutions, in which both monkhood and lay people would have equal opportunities for studying Buddhist teachings and applying them to their everyday living so that they could no longer carry on any improper activities due to their lack of knowledge.
We have seen that just as the Tây Thiên Buddhist College was founded, Zen Master Chân Đạo as being a student of it could deliver a lecture on the Fourth Noble Truth at the Từ Quang Temple in 1934, and another one on the Four Foundations of Mindfulness a year later. The former was not published, but the latter was inserted in the Forum of the periodical Viên Âm in 1935. It is his only extant lecture written in Vietnamese and one of the first writings in Vietnamese prose of Buddhist literature in the twentieth century. This points out the indispensable need of expounding Buddhist teachings to Buddhist followers at the time.
Later on he was still interested in education until his death. In 1958 when a Buddhist college was founded at the Thập Tháp Monastery, where he had ever taken Buddhist courses as a young monk, he was invited to work there as a lecturer in Buddhist Teachings. In his Instructions at the opening ceremony of the new school year his aspiration for serving the cause of Buddhism was once again raised. He stressed the fact that Buddhism in Vietnam was then being persecuted by the regime of Ngô Đình Diệm, and that his students should bravely defend against it: “A Great Man whose aspiration is nurtured as lofty as Heaven should not aim at where the Tathāgata passed. It is, however, a pity that the evil is much stronger than the good such that those possessing wide knowledge and profound understanding all feel anxious. Let’s ‘go straight to the dragon’s den to take the pearl from inside its jaws’ instead of remaining inactive in our thatched cottage, and bravely do righteousness just on the very site of recreation. Only if one can do so is one then to be called a Great Free Man with unlimited capacity.”
Those enthusiastic instructions naturally had their own effects. They were delivered to a generation of young monks, of whom some would become pivotal figures of Buddhism in Bình Định a few years later. Accordingly, it may be said that his instructions could raise some consciousness in Buddhist monks of their responsibility for the growth of Buddhism. In this connection, it would not be an exaggeration for us to say that those instructions actually made a remarkable contribution to the achievement of the 1963 Buddhist Movement just in its preparatory phase.
Those educational activities, which Master Chân Đạo determined to be of his major task, were tenaciously carried out for a long time, at least until the 1962s, when we were taking the last course in Buddhist teachings at the Quy Thiện Temple, of which he took charge for nearly thirty years. It was his enduring efforts in the field of education that helped improve the knowledge of monastic Buddhists and eradicate those evils which ever caused some misunderstanding of the Buddhist role in society. One of these evils was that Buddhist monks’ activities began to show the increasingly general tendency towards gratifying lay Buddhists’ ritual needs rather than instructing them to apply Buddhist teachings to their everyday living.
In reality, as the Annam Buddhist Studies Association was founded, the first task it set forth consisted in two main points, as recorded in the Viên Âm No. 14 (1935); that is, (1) improving way of life in the Buddhist Order with the emphasis laid on monastic rules by means of close supervision of Brahmācāra or Pure Conducts of the monkhood; (2) restricting conducts harmful to the reputation of Buddhism, of which the trend towards meeting lay Buddhists’ needs for religious rituals had to be noticed and changed. In the Thủy Nguyệt Tòng Sao it is evidently shown through a series of his works that Master Chân Đạo participated positively in the carrying out of this task.
“A Judgment in Behalf of the Buddhist Association in Thừa Thiên Province,” (22) for instance, tells us about the case of a monastic member who “possessed neither a trace of ink in his bosom nor an easiest-to-write character in his eyes” and had such “unwholesome livelihood” that he should be purged from the Order. Here by “unwholesome livelihood” it undoubtedly refers to some way of making living not in accordance with Buddhist disciplinary rules. In addition to this, it was necessary to reorganize Buddhist activities systematically, particularly in monasteries, by holding traditional ordinations for the purpose of “guiding the subsequent generation and preserving the Buddha-wisdom,” in which Master Chân Đạo was greatly interested and took part warmly as recorded in his writings such as “The Ordination Schedule.” (23)
Furthermore, it was necessary to criticize disputes among some members of the Buddhist Order, which would weaken the practice of Buddha-Dharma and turn the sacred temple into the “land of dense undergrowth,” “the place of unpleasant troubles,” and cause the growth of unwholesome ideas. In the words of “Competition between Certain Monks for the Head of Temple,” (24)
晨 昏 攝 念 禮 空 王
世 事 徒 勞 莫 較 量
憎 愛 未 忘 知 法 弱
怨 親 難 解 恨 魔 強
祇 園 化 作 荊 楱 地
淨 境 翻 成 熱 惱 場
警 醒 愛 河 名 利 客
却 酣 利 鎖 與 名 繮
Pay homage to King Śūnyatā (25) attentively morning and evening
Instead of concerning yourselves with troublesome affairs in the world.
Hatred and desire being not destroyed, the practice of Dharma would be weakened;
Enmity and friendship being not abandoned, the force of Passions would be strengthened.
The Jeta Park (26) has become the land of dense undergrowth;
The Pure Land has turned into the realm of unpleasant defilements.
I advise those who are still attached to passion, fame and interest
Not to be infatuated with the “lock” of interest and the “rein” of fame.
Those disputes were chiefly caused by some monks’ pursuit of fame and interest. From his view not only lay people were occupied with striving for fame and interest, but a number of Buddhist devotees who had been practicing the control of their minds showed their desires for humble values of the world. In the words of “Fame Persuading Interest,” (27)
君 不 見
釋 徒 守 高 潔
避 我 畏 君 似 蛇 蠍
遑 知 內 外 不 相 關
心 慕 吾 儕 如 聖 哲
You have not seen
That Buddhist followers who are leading pure and noble lives
Keep away from you and me as from snakes and centipedes.
Only those unaware of the relation between the inward and the outward
Respectfully regard us to be saints and sages.
On the other hand, it was necessary to appreciate the preservation of pagodas and temples as the solemn, sacred support for the masses and at the same time to criticize strongly those who maintained the opposite view. In a writing about the Thiền Tôn Temple entitled “An Outline Record of the Thiền Tôn Temple on Mount Thiên Thai” (28) Zen Master Chân Đạo presented his view bluntly, pointing out those who had let this patriarchal temple fall into ruin and those who had tried to preserve and renovate it.
His next step in the plan of reorganizing the Order was to reduce to the minimum some activities that placed too much emphasis on religious rituals at lay followers’ and thus, if not properly performed, could exert some unwholesome influence on monastic living. The reason for such a restriction was that some Buddhist monks who had not been well trained in monasteries made use of these religious services as the principal means of gaining their own livelihood. In the poem “Interference” (29) they were regarded by Zen Master Chân Đạo as “bluebottles,”
可 憐 失 業 半 為 僧
搖 尾 哀 求 不 忍 聞
涉 習 科 儀 三 數 月
人 間 應 赴 作 青 蠅
How poor they are!
Because of unemployment they have entered the monastery.
It is so pitiful to hear their moaning entreaties
With “their tails wagging.”
After roughly three months’ study and practice of rituals
They work as “bluebottles” in religious services at lay people’s home.
In face of this tragic situation the Master wondered whether it might be “cured.” For he considered it a kind of “tubercular bacteria” that would soon destroy completely the “lungs” of Buddhism. In the poem “It Is Hard to Cure,” (30)
一 聽 禪 門 文 字 離
城 狐 社 鼠 總 歸 依
方 袍 圓 頂 猶 人 也
害 肺 痨 虫 豈 易 醫
Upon hearing that Zen is not founded on words and letters,
City “foxes” and village “rats” came taking refuge [in it.]
With heads shaven, clad in robes, they look just like monks,
But truly “tubercular bacteria,” which are not easy to kill.
Living in the Master’s time, Buddhists followers had not only to confront such offensive facts but also seek for some urgent measure to regulate and improve Buddhist living of their age. This was the requirement set forth by the Annam Buddhist Studies Association in its plan for vitalizing Buddhism, and published in the Viên Âm mentioned above.
Following the efforts to stabilize Buddhist living was the need to reorganize its forces and activities. In 1930, when he was studying and lecturing at the Tây Thiên Buddhist College, Zen Master Chân Đạo showed his aspiration for the unification of Buddhist forces as expressed in his talk with Zen Master Tố Liên, an outstanding figure of Buddhism in the North. And in the great congress of Buddhist representatives of the three parts–North, Central and South–of the country held at the Từ Đàm Temple in Huế, Zen Master Chân Đạo wrote a poem to congratulate his dharma-friend Tố Liên,
三 圻 合 徹 憶 前 言
海 會 重 重 湧 素 蓮
鐵 石 有 懷 登 鷲 嶺
桑 滄 遺 恨 泣 祇 園
金 縢 詳 記 當 時 跡
寶 月 高 懸 萬 里 天
一 統 現 成 酬 往 約
由 君 顯 實 我 開 權
I remember our talk about the unification of the three parts.
Out of the congress as great as ocean has a Pure Lotus grown, (31)
With his firm aspiration for reaching the Vulture Peak Mountain (32)
And his bitter feeling over the desolation of the Jeta Park.
Since our plans were elaborately drawn up in advance,
The precious moon has been shining high in the vast sky.
Now that the unification comes true as in our former wish,
Truth will be formulated by him, and skillful means indicated by me.
In the poem he cited the couplet dedicated to himself by Zen Master Tố Liên and considered it a prophecy telling exactly what would happen to the cause of unification of Vietnamese Buddhism,
“Ten years ago he dedicated to me a regulated verse, of which the last two lines read,
法 軌 將 來 君 得 志
三 圻 合 徹 妄 談 耶
How satisfied you are with the view of Buddha-dharma in the future!
That the three parts may be totally unified is hardly nonsense.
It now proves to be a prophecy.”
In reality, the poem of which the two lines have just been cited obviously deals with some possibility of Buddhist unification in his talk with Zen Master Tố Liên in 1937 or earlier. The date may be definitely determined owing to the fact that he composed a poem in reply to Zen Master Tố Liên’s, which was later published in The Viên Âm (33) (1937) with the title “Respectfully Dedicated to the Wandering Zen Brother Tố Liên.” (34)
From those poems it is evident that these two outstanding Zen masters drew up some plans for Buddhism of their age, which aimed at nothing but the advancement of Vietnamese Buddhism,
非 關 塵 世 留 虛 跡
為 契 時 機 作 遠 途
Not intended for leaving our deluded traces in the world,
But for the time being that long-term plans were drawn up.
Therefore, when the dream of unifying Buddhist followers in the three parts of the country came true through the great congress at the Từ Đàm Temple in 1951, the Master wrote several poems of congratulation such as “Dedicated to the Two Dharma-Leaders of the North and the South” (35) and “Dharma-Friend Tố Liên’s Arrival at the Imperial Capital” (36) in addition to the poem dedicated to his dharma-friend Tố Liên cited above.
In the poem “Dedicated to the Two Dharma-Leaders in the North and the South” there is a remarkable point that the Buddhist flag was for the first time referred to in a literary work. Later it became the official symbol for the 1963 Campaign of Vietnamese Buddhism. The aspiration and objective of the Master as well as of the congress of unifying Buddhism represented nothing other than their great efforts to transform every family in Vietnam into a Buddhist one; that is, to improve their living and working conditions in accordance to the greatest ideals of Buddhism,
觀南成北北成南
到氐中標無定參
三一互融明般若
自他兼利放優曇
光騰五色雲旗表
界普千如海印涵
寂炤隨緣憑妙力
家家户户總伽籃
The South should be viewed as the North and vice versa;
Thereby, no place would be necessarily considered the central.
Through the unification of the three parts is the principle of prajñā formulated.
For the benefits of both oneself and others is the udumbara born.
The five-colored light is represented in the flag of cloud.
The thousand forms of universal suchness appear in the “symbol of ocean.” (37)
Whether being displayed or included depends on marvelous force,
With which homes and families would all turn into the pure ones.
In the year that followed (38), during the great congress of Vietnamese Saṃgha held in Hà Nội Zen Master Chân Đạo, as a delegate from Huế, wrote a chain of poems to congratulate the congress, of which a poem was dedicated to Most Venerable Tuệ Tạng (1889-1959), then elected as Supreme Patriarch of the Saṃgha. Once again the aspiration for the unification of Buddhism, without discrimination of North and South, was performed and the need for giving due prominence to virtue and wisdom of Buddhist monks was stressed,
涅槃會上奉遺音
戒行嚴持契妙心
智絕秋光澄海印
德同春日煦禪林
人天共仰無南北
文軌咸通冠古今
願啟慈悲常住世
轉迷爲作指南針
Under the instructions received from the Nirvāṇa assembly
His strict observance of precepts accords with the marvelous mind;
His wisdom, which transcends the autumn light, illuminates the “ocean symbol”;
His virtue, which shines as the spring sun, warms the Zen forest.
Admired by deities and human beings in the North and the South,
He has found no match at Literature and Dharma so far.
May he, out of his compassion for sentient beings, often appear in the world
To enlighten those who are sinking in illusion!
Buddhism is naturally a cultural phenomenon. Accordingly, in whatever way it may be organized, the fundamental question is for what purpose it is expected to serve. In this connection, the Master declared clearly that the Buddhist organization was for the dissemination of its living principles to Buddhist and non-Buddhist people, for “turning every family into a pure Buddhist one.” In order to carry out this dissemination, which is termed “the propagation of Dharma” in Buddhism, the primary requirement is of education. We have discussed the urgent need for enhancing and enlarging Buddhist education at the Master’s time; yet, we have not dealt with what the content of that education was from the Master’s view.
Merely with a glimpse at the Thủy Nguyệt Tòng Sao the reader may have the distinct impression that its author received an ancient education which was rather comprehensive not only in Buddhist teachings but further in other branches of learning such as Confucianism, Taoism, and some branches of technology. It may be said that this is an educational system typical of a particular tradition in Vietnam; for, in the Master’s view “the Buddha is just in the world, and the Perfect Enlightenment may not be realized outside the world. Therefore, a practitioner of Bodhisattva ideal has to enter the world for the benefit of sentient beings, and deliver those Buddhist teachings that are suitable for them, wandering in hells as if walking in an imperial park, taking off a valuable robe to put on a ragged one. If he, though not capable of doing so, is fond of talking about the deluded, the non-action while loving the apparent and pursuing fame and interest, how can he free himself out of the suffering of the three realms, or take a bath in the lotus pond of eight-attributed water?”
Based upon the concept that “the Buddha is just in the world, and the Perfect Enlightenment may not be realized outside the world,” the Buddhist education is in essence never separated from the secular general education, which is to some extent the very basis of the former one. In nearly two thousand years’ existence of Buddhist education in our country that has become a fundamental principle. In whatever times it was well applied, it could then contribute excellent citizens to the nation and Buddhism. On the contrary, whenever it was violated, not only Buddhism but the whole nation had to suffer seriously harmful effects. In the history of our country there have been numerous illustrations that can prove the soundness of that principle, just from the times of Mâu Tử, Khương Tăng Hội (200?-280) to the present.
Through a series of nearly nineteen poems grouped under “Phiếm Ngâm,” 泛 吟, the Master imagined himself to be in various circumstances of a hunter, a weaver, an old fisherman, a woodsman, a plowman, a herdsman, an instrumentalist, a chess-player, a poet, a heavy drinker, even one who wished to be a Buddha, or a king, or a lord, and so on. Obviously, those people of various types in society can all be Buddhists; and the Buddhists may find themselves in various circumstances as such, not only in all parts of our country but all over the world.
The essential point is what Buddhists, when finding themselves in such circumstances, should do to perform their own Buddhist characters, to apply Buddhist teachings to everyday life. There is no doubt that such jobs as weaving, plowing, trading, teaching, etc., are always necessary in any civilized society, aimed at meeting everyone’s needs like food, clothing, housing, and studying. Since the old days those jobs have always been necessary to society; and every struggle has also proceeded from such needs. The human kind has struggled against famine, cold, ignorance, etc., in many different forms, from the overthrow of a regime, a government to the discovery of a new principle, a new structure of materials. Accordingly, if the function of weaving is to “warm those who are suffering from the cold,” that of farming is to bring about
千倉百廪皆盈溢
樂聽民歌相杵舂
A great number of granaries bursting with grain,
And villagers’ singing joyfully while husking rice.
Apart from various jobs necessary to social life mentioned above, even some activities supposedly not related to production or struggle such as writing poetry, playing chess, and so on, should be viewed from a new point. Since the old days verse and prose have been considered in China as well as in Vietnam to be strong weapons capable of eliminating enemy. The Emperor Thái Tông (1218-1277) of the Trần Dynasty said, “The pen of literature can sweep away thousands of troops in the battle-field.” (39) It was from the view of literature and art as a kind of weapon that Zen Master Chân Đạo wrote about the circle of poets as follows,
青燈窗下學裁詩
退虜驚人未易期
東摸西塗從所好
借他鼻孔更何之
Learning to write verse under the lamp by the window
In order to push back enemy and frighten men unexpectedly.
If the pen is used for now copying now doodling at will,
It then will be like depending on another’s nostrils [for breathing].
The function to “push back enemy and frighten men unexpectedly” of literature and art is a truth, though it is not easy to be done. Nonetheless, literature and art are not always to perform their functions as such. On the contrary, if they are wrongly used, they may produce a hack writer whose pen is used merely for “copying or doodling uselessly” and whose breathing then has to “depend on another’s nostrils” to work. For that reason, a Buddhist does not fail to adapt himself to any righteous job; for every job requires some course of training under a master; that is, education. If it is the case, the Buddhist education must be a general and interdisciplinary one.
The Thủy Nguyệt Tòng Sao gives us an example. The chain of fifty-four poems grouped under the headline “Vịnh Cổ” (40) can show us how wide the Master’s knowledge of the ancient history of China is. Conventionally, it is not necessary to those who are treading the path leading to Perfect Enlightenment to acquire some knowledge of ancient history, let alone to reflect upon it or write poems about some renowned characters, though merely of a certain period, in Chinese history; for it is a matter for politicians alone. If so, why did the Master study it? The answer is implied in the citation above; that is, “a practitioner of Bodhisattva ideal has to enter into worldly life for the benefit of sentient beings.”
As far as the matter is concerned, it should be noticed that all the writings related to contemporary political issues were thrown away by the Master just as they had been composed, which was revealed by himself in the Preface to the three-part version of the Thủy Nguyệt Tòng Sao, “Those works of mine, in verse and prose alike, that have been composed either unable to convey my true inspirations or related to contemporary political issues were thrown away.” Nevertheless, in addition to poems of ancient history that are definitely related to political issues some of his are discovered to have more or less dealt with that aspect. For instance, in a ‘couplet in parallelism’ dedicated to the District Chief Trạch Chi Ngô Đình Nhuận, the Master writes,
If governance is made benevolent, … even the wildest beings may be tamed;
If officials are promoted in terms of their own righteousness, … the source of their ambitions may be dried up. (41)
Reading it, we may recognize the political view of Zen Master Chân Đạo. And this is nothing other than a traditional view that formerly became the guiding principle in the political system of Vietnam in the times of Lý Thường Kiệt and Trần Hưng Đạo. It was realized in the personality of the former that “internally his mind is mild and brilliant; externally his appearance is plain and humane,” or formulated in a statement of the latter that “for the nation to be constantly stabilized, let the people’s strength not be exhausted”.
Generally speaking, from the Master’s view the education of Buddhism should not be limited to the Buddha’s teachings alone but it should be developed into an all-round education as has ever been implemented in the educational tradition of Vietnam, of which he himself was a typical student. It was from his training in such an education and his aspiration for “serving the world with all his heart” that Zen Master Chân Đạo, apart from his activities within the Buddhist order, tried to have a very close relationship with lay Buddhists of various social classes, and even with those who were not Buddhist followers.
~ English translation by Đạo Sinh
——————-
Notes:
(13) lit. “double-seven six eight.” A verse in this style is composed of successive sets of four lines with seven words to each of the first two lines, six words to the third line, and eight words to the fourth line. For examples,
Khai lạc thiên tâm mai số điểm
Phù trầm thế cuộc tửu tam bôi
Thâm tiêu chích ảnh bồi hồi
Trùng thanh tức tức ám thôi sầu trường
Khuất chỉ tự tang thương biến cải
Tế chinh trần ám tải nan thông
Biệt thời vi oán đông phong
Kim niên y cựu đào hồng tái hoa
(Xuân Tiêu Viễn Cảm)
(14) 懺 悔 文, Sám Hối Văn
(15) Skt. Kāmadhātu (World of Desire), Rūpadhātu (World of Form), and Ārūpyadhātu (World of Formlessness)
(16) 五 濁 惡 世 誓 先 入
(17) 如 一 衆 生 未 成 佛 終 不 於 此 取 泥 洹
(18) Author’s note: Cao Huy Thuần, Giáo sĩ thừa sai và chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam (1857-1914), Hà Nội, Nhà Xuất bản Tôn giáo, 2002, tr. 443.
(19) Author’s note: Nguyễn Xuân Thọ, Bước đầu của sự thiết lập hệ thống thuộc địa Pháp ở Việt Nam (1858-1897), Tác giả xuất bản, 1995, tr. 436.
(20) 十 塔 寺 西 樓 卧 病 , “Thập Tháp Tự Tây Lâu Ngọa Bệnh”
(21) Quy Nguyên Trực Chỉ Diễn Nghĩa, lit. “Explanation of the Direct Pointing to the Source”
(22) 代 擬 承 天 省 佛 教 會 桉 辭, “Đại Nghĩ Thừa Thiên Tỉnh Phật Giáo Hội Án Từ”
(23) 戒 壇 節 次 榜, “Giới Đàn Tiết Thứ Bảng”
(24) 與 某 某 僧 暗爭 寺 主 互 將 擊 搏, “Dữ Mỗ Mỗ Tăng Ám Tranh Tự Chủ Hỗ Tương Kích Bác”
(25) that is, the Buddha
(26) Skt., Jetavana, the park dedicated to the Buddha and his disciples by the Crown Prince Jeta of an Indian kingdom.
(27) 名 喻 利 歌 , “Danh Dụ Lợi Ca”
(28) 天 台 禪 宗 寺 誌 略, “Thiên Thai Thiền Tôn Tự Chí Lược”
(29) 濫 厠, “Lạm Xí”
(30) 難 醫, “Nan Y”
(31) referring to Zen Master Tố Liên, whose name literally means Pure Lotus.
(32) Skt., Gṛdhrakūṭa, the mountain where the Buddha is said to have been delivering discourses since his Great Enlightenment.
(33) No. 27, p. 51
(34) 次 韻 敬 贈 遊 方 僧 素 蓮 禪 兄, “Thứ Vận Kính Tặng Du Phương Tăng Tố Liên Thiền Huynh”
(35) 全 國 佛 教 統 一 大 會 事 完 贈 北 南 二 法 主, Toàn Quốc Phật Giáo Thống Nhất Đại Hội Sự Hoàn Tặng Bắc Nam Nhị Pháp Chủ”, lit. “Dedicated to the Two Dharma-Leaders of the North and the South at the End of the Great Congress of the National Buddhist Unification”
(36) 北 越 素 蓮 法 侶 乗 飛 艇 來 京 賦 呈, Bắc Việt Tố Liên Pháp Lữ Thừa Phi Đỉnh Lai Kinh Phú Trình, lit. “The North Vietnam Dharma-Friend Tố Liên’s Arrival at the Imperial Capital by Plane”
(37) Skt. sāgaramudrā, indicating the vastness of the meditation of the Buddha, the vision of all things.
(38) Nhâm Thìn, 1952
(39) 文 筆 掃 千 軍 之 陣, “văn bút tảo thiên quân chi trận.” Cf. Lê Mạnh Thát’s Toàn Tập Trần Thái Tông, 2004, pp. 340, 636.
(40) 咏古, lit. “Poems Written on Ancient Subjects”
(41) 為 政 在 寬 感 物 曾 傳 馴 野 雉 潔 己 以 進 超 人 偏 慕 酌 貪 泉
………………………………………………..
* Nhà thơ Chân Văn Ðỗ Quý Toàn, GS Trí Siêu Lê Mạnh Thát và Nhà văn Phạm Xuân Ðài(Ảnh: Uyên Nguyên)