Thursday, September 1, 2022

Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Viện Tăng Thống Trân Trọng Công Bố


Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

Viện Tăng Thống

Phật lịch 2566       Số 01/VTT/HDGPTW/TC

 HỘI ĐỒNG GIÁO PHẨM TRUNG ƯƠNG

TRÂN TRỌNG CÔNG BỐ

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, trong lời mở đầu của Hiến Chương, đã nêu rõ: “Công bố lý tưởng hòa bình của Giáo lý Đức Phật, các tông phái Phật giáoNam Tông và Bắc Tông tại Việt namthực hiện nguyện vọng thống nhất thực sự đã hoài bão từ lâu để phục vụ nhân loại và dân tộc: đó là lập trường thuần nhất của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

“Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất khôngđặt sự tồn tại của mình nơi nguyên vị cá biệt mà đặt sự tồn tại ấy trong sự tồn tại của nhân loại và dân tộc.

“Quan niệm thống nhất Phật Giáo Việt Nam được thể hiện theo chủ trương điều hợp, nghĩa là giáo lýgiới luật và nếp sống của các tông phái, cũng như của hai giới Tăng sĩ và Cư sĩ, chẳng những được tôn trọng mà còn phải nỗ lực phát triển trong sự kết hợp có chỉ đạo. Chính đó là sắc thái đặc biệt của nền Phật giáo thống nhất tại Việt nam.”

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam không phải là một hiệp hội thế tục, do đó, không tự đặt mình dưới sự chỉ đạo của bất cứ quyền lực thế tục, không là công cụ bảo vệ sự tồn tại của bất cứ xu hướng chính trị, của bất cứ tổ chức thế tục nào; không hành đạo, hoằng đạo theo bất cứ định hướng ý thức hệ nào; duy chỉ một định hướng duy nhấtThập phương Bạc-già-phạm nhất lộ Niết-bàn môn; một cứu cánh duy nhất là giải thoát.

Các thành viên trong hàng giáo phẩm không là thành viên của bất cứ tổ chức, đoàn thể thế tục nào. Cộng đồng đệ tử Phật duy nhất là cộng đồng Bốn Chúng, được thiết lập bởi Đức Thích Tôn bằng Pháp và Luật thiện thuyết.

Cộng đồng bốn chúng đệ tử Phật, trong hiện tạihành đạo và hoằng đạo giữa các cộng đồng dân tộc trong một thế giới đang bị bao phủ trong hận thùnghi kỵđiên đảo tranh chấp quyền lựcdanh vọnglợi dưỡng. Trong một thế giới đảo điên, với sự phổ biến chóng mặt của các phương tiện truyền thông toàn cầu; xoay vần giữa những nhiễu loạn thông tin, trí ngu đồng đẳng, thực giả khó phân, chánh kiến tà kiến không phân biệtPhật thuyết, ma thuyết đồng giá.  Và, trong một đất nước trải qua 20 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn, dù được biện minh hay lý giải bằng bất cư lý luận gì: vì một xã hội tiến bộ được định hướng theo ý thức hệ gì, duy tâmduy vật hay duy linh các thứ, thì thực tế không thể phủ nhận đối với ai còn đủ lương tri để nhìn lại lịch sử dân tộc, hòa bình và thống nhất đã đẩy dân tộc dấn sâu vào hận thù, nghi kị kéo dài trên nửa thế kỷ vẫn chưa có dấu hiệu hòa dịu. Trong một thế giới như vậy, một đất nước như vậy, chúng đệ tử Phật, trực tiếp hoặc gián tiếp, có ý thức hay không ý thức, dễ bị cuốn hút trong vòng xoáy của danh vọng và lợi dưỡng, đã minh giải những giá trị chân thật được tác thành bởi Minh và Hành xuất thế bằng những giá trị thế tục; từ nơi đó khoét sâu và làm vỡ cộng đồng hòa hiệp mà đức Thích Tôn đã thiết lập bằng Pháp và Luật thiện thuyết.

Tự thể bị tổn thương, cùng với tác động ngoại tại bởi những thông tin nhiễu loạn, sự phân hóa nội bộ càng lúc càng trầm trọngcho đến lúc, vô khả nại hà, đức Đệ ngũ Tăng thống đã ban hành quyết định lịch sửgiải thể toàn bộ nhân sự và đình chỉ mọi hoạt động Viện Hóa Đạođồng thời với Di chúc quyết định Ủy thác quyền điều hành Viện Tăng Thống cho HT. Thích Tuệ Sỹ “đứng đầu vào vị trí của Viện Tăng Thống bảo đảm tiếp tục sứ mệnh của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong tương lai “… “Bất cứ lúc nào, khi hội đủ điều kiện thuận duyên HT. Thích Tuệ Sỹ thay mặt Viện Tăng Thống triệu tập đại hội bất thường để bầu cử nhân sự mới cho tất cả chức vụ trong Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.”

Phụng hành Di chúc Ủy thác, cùng với các tâm thư của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ gởi bốn chúng đệ tử, trong những ngày tháng cuối cùng, với ước nguyện Tăng-già hòa hiệp thanh tịnh, là sở y để chúng đệ tử hành Đạo và hoằng dương Chánh Pháp.

Bản thể thanh tịnh hòa hiệp của Tăng-già không thể y cứ trên một thực thể trống rỗng. Đức Thích Tôn, đấng Đại Trí, đã thấy rõ sâu sắc nguyên nhân phát sinh, quá trình phát triển, và hậu quả của những mâu thuẫntranh luận và tranh chấp khả dĩ xảy ra giữa các chúng đệ tử, từ những mâu thuẫn về kiến giải sai biệt trong giáo nghĩa Pháp và Luật mà đức Thế Tôn đã thi thiết, cho đến những bất hòaxung đột trong sinh hoạt thường nhật. Để dập tắt nguyên nhân và hậu quả dẫn đến bản thể Tăng-già bị vỡ, đức Thích Tôn đã thi thiết bảy nguyên tắc diệt tránh. Trong trường hợp phân hóa đạt đến cực điểm, Tăng áp dụng nguyên tắc Tì-ni “Như thảo phú địa.” Vận dụng nguyên tắc này trong bối cảnh hiện tạiy chỉ trên đạo lý “sư tư tương thừachủng tánh bất đoạn”, chư Tôn đức nguyên thành viên Viện Hóa Đạo được thỉnh cử từ Đại hội Nguyên Thiều, đã đồng thuận lập Ban Vận Đông Hòa Hiệp Tăng Già, với nhiệm vụ tham vấn, thỉnh vấn, đề nghị thỉnh cử Chư Tôn Trưởng LãoHòa Thượng, đăng lâm pháp tịch Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương, để hướng đến suy tôn Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương Viện Tăng Thốngcơ quan lãnh đạo tối cao của Giáo Hộisở y cho tất cả mọi sinh hoạt hành đạo và hoằng đạo của bốn chúng đệ tử,

Ngày 17 tháng 7 năm 2022 – Phật lịch 2566, HT. Thích Đức Thắng, Trưởng Ban Vận Động Hòa Hiệp Tăng-già, gởi văn thư Bạch trình Phật sự lên Chư vị nguyên thành viên Viện Hóa Đạo được thỉnh cử từ Đại hội  Nguyên Thiều  về  kết quả tham vấn, thỉnh vấn, đề nghị thỉnh cử Chư Tôn Trưởng LãoHòa Thượng, đăng lâm pháp tịch Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương, và Chư vị đã đồng thanh chuẩn thuận đề nghị danh hiệu chư Tôn đức được cung thỉnh  đăng lâm pháp tịch Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương.

Ngày 21 tháng 8 năm 2022, Phật lịch 2566, buổi lễ phát nguyện và suy tôn Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương, đồng thời suy cử Chánh Thư Ký Xử lý thường vụ Viện Tăng Thống, được cử hành tại Chùa Phật Ân, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Ngày 22 tháng 8 năm 2022, Phật lịch 2566, buổi lễ chính thức trao truyền Di chúc, ấn tín, và khai ấn, được cử hành tại Tổ đường Từ Hiếu, quận 8 TP. Hồ Chí Minh.

Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương thể hiện bản thể thanh tịnh hòa hợp của Tăng-già, làm sở y cho bốn chúng đệ tử hành Đạo và hóa Đạo, tác Như Lai Sứ, hành Như Lai sự.

Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương kế thừa sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh của Lịch đại Tổ Sư, kế  thừa và phát huy lý tưởng phụng sự Dân tộc và nhân loại như đã được minh định bởi Hiến Chương của Giáo Hội, vì một đất nước thanh bình an lạc, vì một truyền thống nhân ái bao dung, vì một xã hội đạo đức tôn trọng phẩm giá của con ngườitôn trọng các quyền tự do bình đẳng giữa người và người.

Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương, trong hiện tình của Giáo Hội, là y xứ từ đó hướng đến kiện toàn các cơ cấu Hội Đồng Lưỡng Viện của Giáo Hội vốn đã giải thể theo Quyết Định số 12/TT/VTT/QĐ, Phật lịch 2562, Saigon ngày 25/11/2018 bởi Đức Đệ Ngũ Tăng Thống.

Cho đến khi Hội Đồng Lưỡng Viện được suy tôn, các quy định của Hiến chương Giáo hội, trong Chương thứ tư, về Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương, tạm thời áp dụng tùy duyêny chỉ Pháp và Luật mà Đức Thích Tôn đã thi thiết.

Viện Tăng Thống được điều hành bởi một vị Chánh Thư Ký, thừa uy đức ủy nhiệm của Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương.

Cơ cấu lâm thời của Hội Đồng Viện Tăng Thống gồm hai Hội đồng, mệnh danh là Pháp Tòa Hoằng Pháp và Pháp Tòa Hoằng Giới, đứng đầu bởi một vị Thượng Thủđiều hành bởi một vị Điển Tòa.

Pháp Tòa Hoằng Pháp hướng dẫn nội dung và các phương tiện thuyết giáo y chỉ nguyên tắc Khế lý và Khế cơ.

Pháp Tòa Hoằng Giới y chỉ Tì-ni tạng duy trì kỷ cương và cương lĩnh của Tăng-già, giáo giới và xiển minh ý chỉ Phật chế Tì-ni tạnghành sự chất trực, nhu nhuyễn;  hoằng dương giới đức và truyền thụ giới phẩm cho bốn chúng đệ tử, gồm xuất gia và tại gia.

Chư Tôn Trưởng Lão, thành viên Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương, cùng bốn chúng đệ tử, bằng Bồ-đề nguyện và Bồ-đề hành, cùng hòa hợp như nước với sữa, cùng hòa hợp đồng tu, vì cứu cánh của chính mình, vì sự hưng suy của Đạo Pháp và Dân Tộc, vì sự tăng ích và an lạc của nhiều người, của mọi loài chúng sanh.

Nguyện hồi hướng tất cả phước báo có được do tu trì đến với tất cả mọi loài chúng sanh, thảy cùng tăng ích và an lạc trong tịnh lạc giải thoát 

Phụng sự chúng sanh là cúng dường Chư Phật.

Phật lịch 2566, Tổ đường Từ Hiếu, ngày 01 tháng 09 năm 2022
Khâm thừa uy đức ủy nhiệm
Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương,
Chánh Thư Ký
Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống
Tì-kheo Thích Tuệ Sỹ

Xem bản PDF chính thức với chữ ký của HT. Thích Tuệ Sỹ

Nguồn: https://hoangphap.org/hoi-dong-giao-pham-trung-uong-giao-hoi-phat-giao-viet-nam-thong-nhat-vien-tang-thong-tran-trong-cong-bo/

Tuệ Sỹ - GIỚI THIỆU (Chánh niệm - Chất liệu Tỉnh giác trong Cuộc sống và Học đường)

 GIỚI THIỆU
(Chánh niệm - Chất liệu Tỉnh Giác trong Cuộc sống và Học đường
của Htr. Tâm Thường Định Bạch X. Phẻ và Nhà báo Doãn Quốc Hưng)


Một người, do bất cẩn, gây ra tai nạn chết người. Người ta nói, người ấy hành động vô ý thức. Mỗi năm có vô số hành động vô ý thức gây tai nạn chết người như vậy trên khắp thế giới. Đó là chưa nói đến những tai hại nhỏ mà hầu như nhiều người trong chúng gây ra cho chính mình và cũng gây ra cho những người chung quanh mình không ít trong sinh hoạt thường nhật vì những hành động được nói là vô ý thức ấy.

Tuy vậy, nói rằng “vô ý thức” chỉ là một cách nói. Không có hành động nào, từ nói năng cho đến những cử động tay chân, mà không có sự tham dự của thức. Duy có điều, hỏi cái gọi là thức ấy là gì, thì từ các nhà thần học trong các tôn giáo, các nhà triết học, tâm lý học hay tâm học, não học, đều mơ hồ, dù các vị này có quả quyết “nó là gì” hay “nó như cái gì”, hoặc nó không là gì cả; những quả quyết ấy không hoàn toàn được chấp nhận một cách cách phổ biến. Vậy thì nói “thức là gì?”, đây không phải là câu hỏi mà chúng ta cần phải trả lời, nhưng cũng nên thận trọng khi áp đặt điều được nói là “hành động vô ý thức.”

Quả thực, một điều vẫn xảy ra hằng ngày cho mọi hành động của chúng ta mà ai cũng thừa nhận, đó là “mọi hành động hữu ích đều được hướng dẫn bởi phán đoán đúng.” Phán đoán đúng có nghĩa là nhận thức đúng. Nhận thức đúng, nếu nguồn thông tin được tiếp thu đúng. Nguồn thông tin đúng nếu các cơ quan nhận thức (căn-cảnh-thức) trong điều kiện tốt và không bị chi phối bởi những xúc cảm nguy hại (destructive emotions). Điều này có nghĩa là mọi nhận thức đều bắt đầu bằng sự giao tiếp nội và ngoại giới, và lộ trình nhận thức (the pathway of recognition) tiến đến giai đoạn quyết định là ký ức được truy xuất để nhận biết đối tượng đang được bắt nắm này là gì, là ai, và kế tiếp, tập trung trên đó để phán đoán: “ta sẽ/ phải làm gì?” Nếu phán đoán bị tác động bởi những xúc cảm nguy hại thì nó sẽ dẫn đến hành động gây tai họa.

Trên đây tóm tắt lộ trình nhận thức dẫn đến hành động gây tai họa hay cho kết quả tốt đẹp như ý. Khâu quan trọng quyết định trong lộ trình này, nói theo dụng ngữ Phật học, đó là niệm, định, và huệ. Niệm trong đây, Pāḷi nói là sati, Sanskrit nói là smṛti, mà trong ý nghĩa tốt đẹp ta thường được nghe nói là chánh niệm. Điều mà trong tâm lý học học là ký ức (memory).

Không có nhận thức nào diễn ra với phán đoán và quyết định mà vắng mặt yếu tố ký ức. Với hành động hầu như phản xạ tự nhiên, cũng nên biết đó là ký ức ẩn súc (implicit memory). Những hành vi tức thời, làm rồi quên, cũng cần đến loại ký ức đang hành động (working memory). Khi mà những xúc cảm nguy hại tác động lên khả năng phán đoán, bấy giờ nó kích động các chức năng tâm lý, như là những phần mềm được cài sẵn trong bộ vi xử lý, tức thì tai họa lớn hay nhỏ sẽ xảy ra. Các chức năng này thuộc nhóm gây nhiễu loạn nhận thức mà cuối cùng trong số đó được kể là thất niệm, tán loạn, bất chánh tri; chúng làm đảo lộn quá trình phán đoán của nhận thức với những chức năng tâm lý tương ứng là niệm, định, và huệ.

Cho nên, khi chúng ta nói, những hành động bất cẩn, hay những hành động vô ý thức, đấy là muốn nói đến nhận thức bị tác động bởi xúc cảm nguy hại khiến kích hoạt các chức năng tâm lý thất niệm, tán loạn, bất chánh tri.

Thất niệm, quên lãng quên khuấy điều ta đang làm, không nhớ ta đang làm gì. Nói rằng “Nó không biết nó đang làm gì”, câu nói này chính xác nên hiểu rằng “Nó quên nó đang làm gì.” Đây là nhận thức hướng dẫn hành động trong từng sát-na. Có thể nhà khoa học não đo đạc thấy nó xảy ra trong 180 cho đến 200 mili giây. Nhận thức dẫn đến hành động tức thời này, với nhà tâm lý học hay nhà khoa học não, nó được gọi là ký ức đang hành động (working memory). Tất nhiên, nhiều khi nhận thức được chi phối bởi những xúc cảm tăng ích (constructive emotions), mà yếu tố quan trọng trong số đó là bất phóng dật: không buông lung, không buông thả, không phóng túng. Như Đức Phật đã nói: Trong các loại dấu chân, dấu chân voi lớn nhất. Cũng vậy, trong các pháp thiện, không buông lung (bất phóng dật) là tối thắng.

Người thợ mộc hay thợ hồ thận trọng không buông lung, nghĩa là chú ý một cách khả dĩ gọi là vô thức, với ký ức đang hành động, sẽ không gây tai họa cho mình và cho những người gần gũi mình. Cũng vậy mà, không buông lung cũng sẽ không gây tai nạn chết người.

Thế nhưng, không phải lúc nào nhận thức cũng khống chế được những cảm xúc nguy hại và hành động với các cảm xúc tăng ích. Có rất nhiều xúc cảm nguy hại, từ các nguồn thông tin ngoại giới, thông qua mắt, tai, các thứ, vượt ngoài tầm kiểm soát của ý, để cho tâm viên ý mã hoạt động buông lung qua lộ trình điên đảo của nhận thức: thất niệm, tán loạn, bất chánh tri.

Nhận biết điều này không phải là điều hiếm thấy trong các nghiên cứu thần học, triết học, tâm lý học; nhưng làm thế nào để khống chế nó một cách hiệu quả, thì có thể thấy có rất ít phương pháp luyện tập, tu dưỡng, được đề nghị. Trên 2500 trước, Đức Phật đã chỉ dẫn rất rõ một phương pháp không khó thực hành mà hiệu quả thấy được khá lớn. Trong lịch sử Phật giáo nước ta, ngay từ những ngày đầu tiên của lịch sử, Tổ Sư Khương Tăng Hội đã từng giới thiệu phương pháp Sổ tức niệm, chánh niệm tập trung trên hơi thở, không để cho ký ức tức thời bị khống chế bởi các xúc cảm nguy hại dẫn đến hiện tượng tâm lý thất niệm, tán loạn, bất chánh tri.

Tập sách này, được viết bởi Bạch Xuân Phẻ, cùng với các cộng sự trong ngành giáo dục, bằng kinh nghiệm tu tập bản thân, cùng với kinh nghiệm hướng dẫn các đồng nghiệp, các học sinh của mình, cho đến những nạn nhân của bất công xã hội và ức chế dẫn đến cảnh tù tội; với những kết quả có được, giới thiệu để được chia sẻ với với những người mong muốn tự làm chủ xúc cảm bản thân trong giới hạn có thể và hướng giúp các thế hệ tương lai tự làm chủ bản thân, tự xác định hướng đi của chính mình, tự tìm thấy giá trị của sự sống trong hiện tại, để không dẫn đến những quyết định sai lầm tai hại.

Tập sách không phải tập hợp một mớ lý thuyết, mà dẫn dụng những ứng dụng cụ thể và những kết quả đạt được, hoặc lớn hoặc nhỏ, rất đáng khích lệ.

Đối với các huynh trưởng Gia Đình Phật tử, với tâm nguyện, với trách nhiệm tự nhận, ước mong hướng dẫn các đoàn sinh, các đàn em của mình, trưởng thành trong Chánh pháp; bằng nhận thức và hành động được tu dưỡng, được tài bồi, của Phật pháp trong nhiều năm, tập sách này là tư liệu tham khảo cần thiết để tăng trưởng nhận thức, phát huy những tinh hoa trong Phật pháp trao truyền cho các thế hệ đàn em, vì một xã hội hài hòa, an lạc, một dân tộc bao dung nhân ái trong một đất nước thanh bình.

Tiết Nhi đồng Việt Nam 2021

Tuệ Sỹ


FOREWORD


Due to carelessness, a person caused a deadly accident. He was said to have acted without consciousness. Each year, all over the world, there are innumerable cases of unconscious acts that cause human deaths. Not to mention the small accidents that many of us mostly have caused to ourselves and to others around us during our daily activities. More than a few of them have been caused by those same acts described as lack of consciousness.


However, “lack of consciousness” is just an expression. No acts, no language, no limb movements can be made into use without consciousness. Yet, if asked to define “what is consciousness”, all experts, from theologists, to philosophers, psychologists, neurologists, or psychiatrists will stumble over vagueness. Even if they can affirm “what it is”, “what it looks like”, or that it is nothing at all, their assertions can never be widely accepted. So the question “What is consciousness?” is not one you need to answer in this respect. But you do need to be cautious when judging an act as “done with lack of consciousness”.


In fact, there is one thing that happens to all of our actions that we can all agree to: “all useful acts are guided by right judgment (good assessments)”. Good assessments mean the right view (good recognition). A right view (good recognition) comes from accurate sources of information. A good source of information can be identified if the recognition senses are of good quality and void of destructive emotions. This means all consciousness starts from inner and outer communications, then the pathway of recognition will lead to a decisive stage when memory can access the object, identify what it is, who it is, and then focus on it to assess: “what will I do?”, “what must I do?” If this assessment is affected by destructive emotions, it will lead to destructive actions.


Above is the summary of the path of recognition that leads to either damaging or beneficial actions. The important, decisive factors on this path, according to Buddhist terms, are memory, concentration, and recognition. The term “memory” (sati in Pali, smriti in Sanskrit) is often mentioned in its best state as “mindfulness”. In psychology studies, it is called memory.


No recognition together with assessment and decisions could happen without memory. As to actions that take place as natural reflexes, be aware that it’s due to implicit memory. Instant actions, done and instantly forgotten, are results of working memory. When destructive emotions affect someone’s judgment (assessment skills), they put into action psychological factors readily set in small processes, and large or small destructions will instantly take place. Those mental functions belong to the psychological category that disturbs the mind, the last of which are considered to be forgetfulness, disturbance, and unrightful knowledge; they turn upside down the assessment process of consciousness that matches with mindfulness, attentiveness, and recognition.


Therefore, when we note that certain actions are careless or without consciousness, we mean that our sense of recognition has been affected by destructive emotions, which activates the psychological sense of forgetfulness, distraction, and inattentiveness.


Forgetfulness, lack of memory, forgetting what one is doing. The statement “He does not know what he is doing” actually means “He forgets what he is doing.” This is the recognition that guides one’s actions in each fraction of time. The brain scientist who measures it may find that it happens for 180 to 200 milliseconds. To the psychologist or brain scientist, this recognition leading to instant actions can be identified as working memory. Evidently, recognition is often dominated by constructive emotions, among which the most important factors are indulgence: no free reins to emotions, no self-indulgence. In Buddha’s words, among all footprints, those of elephants are the biggest. Similarly, among the merits, that of vigilance is the ultimate.


The cautious carpenter or mason does not give free reins to emotions; that is, he subconsciously gives attention to working memories that will not cause harm to himself or to others who are surrounding him. In this way, not giving free reins to emotions means not causing deadly accidents.


However, it is not always possible for the sense of recognition to dominate destructive emotions and act in accordance with constructive emotions. There are many destructive emotions coming from outer sources of information, via the human eyes and ears, that go beyond the human mind’s control, allowing the mind to move restlessly like a monkey or gallop like a horse, thus acting without restraints along the crazy path of recognition: no thoughts, disorders, no righteous knowledge.


Being aware of this situation is not uncommon in theology, philosophy, and psychology research works; however, not many training exercises or religious cultivations have been devised to efficiently keep it under control. Over 2500 years ago, Buddha gave instructions for a rather easy method that had proved to be quite efficient. Since the early stages of Buddhism in our country, Master Khuong Tang Hoi recommended the method that focuses on one’s breath, keeps mindfulness on one’s breath, and prevents immediate memory from being dominated by destructive emotions, leading to the psychological situations of thoughtlessness, disorders, and misconceptions.


This book was authored by Phe Xuan Bach and his collaborators in the education field. It was based on his personal cultivation, his experience guiding his colleagues, as well as his own students, and his experience dealing with victims of social injustice and frustrations that led to imprisonment. Now that he has acquired some results, Phe Xuan Bach would like to share them with anyone who would acquire a sense of self control, the ability to determine one’s life direction, to find the value of one’s existence in the present life so that no wrong decisions would be made.


This collection does not comprise a series of theories, but demonstrates specific applications and results. All the results, no matter big or small, deserve encouragement.


To Vietnamese Buddhist Youth Family leaders, we are willing to take responsibility in guiding our youths, so they grow up in Buddha’s wisdom and guidance, and spend many years cultivating a sense of recognition and a path of actions enlightened by Buddha’s teachings.  This collection will serve as the necessary reference for developing a sense of recognition and conveying the essence of Buddhism to the young generations. It will also contribute to the building of a harmonious and happy society and a peaceful nation with ideals of generosity and humanitarianism.


Vietnamese Children’s Festival, 2021

Tue Sy


Nếu độc giả muốn mua ủng hộ cuốn sách này, hãy liên lạc tác giả, Bạch X. Phẻ, tại tamthuongdinh@gmail.com. Mọi tiền ủng hộ đều chuyển đến Chương trình Cùng Em Đến Trường ở Việt Nam.